You are on page 1of 27

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM


KHOA CHÍNH TRỊ -LUẬT
-----o0o-----

-----o0o-----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


TRIẾT HỌC MAC-LÊNIN

TÊN ĐỀ TÀI
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

NHÓM 1
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CHÍNH TRỊ -LUẬT
-----o0o-----

-----o0o-----

TÊN ĐỀ TÀI
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Nhóm: Giáo Viên Hướng Dẫn: Ts Mai Phú Hợp


Trưởng Nhóm: Bùi Lê Minh Anh
Thành Viên:
1.Phạm Nhật Anh
2.Đinh Thị Lan Anh
3. Nguyễn Thành Đạt
4.Đỗ Thị Kỳ Duyên

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2022


Ô nhiễm môi trường
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận Ô nhiễm môi trường do nhóm chúng em
nghiên cứu và thực hiện
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành
Kết quả bài làm của đề tài Ô nhiễm môi trường là trung thực và không sao chép từ
bất kỳ bài tập của nhóm khác.
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Khoa Chính trị - Luật Trang 1


Ô nhiễm môi trường
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn nhà trường đã đưa môn Triết học vào chương
trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Mai Phú
Hợp đã hướng dẫn chúng em trong quá trình học tập, cũng như hoàn thành bài tiểu luận.
Trong thời gian tham gia lớp học của thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến
thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức
quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Khoa Chính trị - Luật Trang 2


Ô nhiễm môi trường
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 6
1. Ô nhiễm môi trường ................................................................................................ 7
1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 7
1.2. Các loại ô nhiễm môi trường ................................................................................. 7
1.2.1. Ô nhiễm môi trường nước ................................................................................. 7
1.2.2. Ô nhiễm môi trường đất .................................................................................... 8
1.2.3. Ô nhiễm môi trường không khí ......................................................................... 8
1.3. Những biểu hiện của ô nhiễm môi trường .............................................................. 9
2. Thực trạng ............................................................................................................... 9
2.1. Ô nhiễm môi trường nước ..................................................................................... 9
2.2. Ô nhiễm môi trường đất ...................................................................................... 10
2.3. Ô nhiễm môi trường không khí ............................................................................ 12
3. Những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường............................................... 12
3.1. Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp thực và sinh học ...................... 12
3.1.1. Trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ....................................................... 13
3.1.2. Phương tiện giao thông ................................................................................... 13
3.1.3. Thu gom, xử lý rác thải ................................................................................... 14
3.1.4. Các hoạt động sinh hoạt .................................................................................. 14
3.1.5. Xây dựng các cơ sở hạ tầng ............................................................................. 14
3.2. Do gió bụi, lốc xoáy, bão.... ................................................................................. 14
3.3. Do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học: ................................................ 15
3.4. Do các chất phóng xạ: ......................................................................................... 15
3.4.1. Từ tự nhiên...................................................................................................... 15
3.4.2. Từ công nghiệp khai thác khoáng sản .............................................................. 16
3.4.3. Từ nhà máy, lò phản ứng hạt nhân .................................................................. 16
3.5. Một số nguyên nhân khác: ................................................................................... 16
Khoa Chính trị - Luật Trang 3
Ô nhiễm môi trường
3.5.1. Ô nhiễm do các chất thải rắn: .......................................................................... 16
3.5.2. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: ........................................................................ 17
4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường ........................................................................... 17
4.1. Hậu quả đối với sức khỏe con người.................................................................... 17
4.1.1. Ô nhiễm không khí .......................................................................................... 17
4.1.2. Ô nhiễm nguồn nước ....................................................................................... 18
4.2. Hậu quả đối với hệ sinh thái ................................................................................ 19
4.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội ................... 19
5. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.............................................................. 21
5.1. Giữ gìn cây xanh ................................................................................................. 21
5.2. Rút các phích khỏi ổ cắm .................................................................................... 21
5.3. Sử dụng năng lượng sạch..................................................................................... 21
5.4. Giảm sử dụng túi nilông ...................................................................................... 22
5.5. Nâng cao ý thức sống .......................................................................................... 22
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 25

Khoa Chính trị - Luật Trang 4


Ô nhiễm môi trường
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Ô nhiễm môi trường ................................................................................. 7


Hình 1.2. Ô nhiễm môi trường nước ........................................................................ 8
Hình 1.3. Ô nhiễm môi trường đất ........................................................................... 8
Hình 1.4. Ô nhiễm môi trường không khí ................................................................ 9
Hình 2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ..................................................... 10
Hình 2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ........................................................ 11
Hình 2.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ............................................. 12
Hình 3.1. Nhà máy thải khí CO2, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp ........... 13
Hình 3.2. Khí thải từ các phương tiện giao thông ................................................... 13
Hình 3.3. Nhà máy điện Fukushima bị nổ do thảm họa thiên tai kép ...................... 16
Hình 3.4. Nổ hạt nhân là mối nguy hại lớn nhất đối với môi trường toàn cầu ......... 16
Hình 4.1. Hậu quả của ô nhiễm không khí ............................................................. 18
Hình 4.2. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước .......................................................... 18
Hình 4.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái ............................. 19
Hình 4.4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội ...... 20
Hình 5.1. Người dân tham gia trồng cây xanh ........................................................ 21
Hình 5.2. Tiết kiệm nguồn điện ............................................................................. 21
Hình 5.3. Nguồn năng lượng sạch .......................................................................... 22
Hình 5.4. Thay thế túi nilon bằng các vật dụng khác .............................................. 22
Hình 5.5. Nâng cao ý thức ..................................................................................... 23

Khoa Chính trị - Luật Trang 5


Ô nhiễm môi trường
PHẦN MỞ ĐẦU
Sự phát triển của khoa học công nghệ kỹ thuật và kinh tế cuối thế kỉ XX đã làm
xuất hiện nhiều máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất của các nhà máy và trong
cuộc sống hằng ngày. Nó giải phóng sức lao động của con người. Đồng thời với các chất
thải từ các máy móc hiện đại thì vấn đề ô nhiễm môi trường từ các nhà máy đang là mối
đe dọa lớn của xã hội. Nếu không được chú trọng và giải quyết một cách triệt để thì nó
sẽ gây ra một hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sống của chúng ta, làm cho bầu
không khí của chúng ta không còn trong sạch như trước nữa. Hiện nay nó đang là một
thực trạng đáng báo động của nước ta – một đất nước đang bước trên những bước đầu
của con đường đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Khoa Chính trị - Luật Trang 6


Ô nhiễm môi trường
PHẦN NỘI DUNG
1. Ô nhiễm môi trường
1.1. Khái niệm
Theo Wikipedia, ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm
bởi việc đưa chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên, đồng thời các tính chất vật lý,
hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các
sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường có thể ở dạng bất kỳ chất nào (rắn, lỏng, khí) hoặc
năng lượng như phóng xạ, nhiệt, âm thanh, ánh sáng… Mặc dù ô nhiễm môi trường có
thể do các sự kiện tự nhiên gây ra, nhưng đa số ô nhiễm do con người tạo nên.

Hình 1.1. Ô nhiễm môi trường


1.2. Các loại ô nhiễm môi trường
1.2.1. Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch,
mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho
sức khỏe của con người và động thực vật. Những chất độc hại này đến từ tự nhiên và
đặc biệt là từ công nghiệp, sinh hoạt là những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường
nước như hiện nay.
Biểu hiện rõ thấy nhất của ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng xuất hiện những màu
sắc lạ như vàng, đen hoặc nâu đỏ. Ngoài ra, nước cũng có các mùi hôi thối nồng nặc,
mùi hôi tanh,... Bề mặt nước có váng, nổi bọt khí và nhiều vi sinh vật bị chết trong nước.

Khoa Chính trị - Luật Trang 7


Ô nhiễm môi trường

Hình 1.2. Ô nhiễm môi trường nước


1.2.2. Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là tình trạng đất xuất hiện nhiều chất xenobiotic độc hại,
khiến cho đất trở nên khô cằn, có màu đỏ hoặc màu xám không đồng đều. Môi trường
đất bị ô nhiễm thường có những biểu hiện không giống nhau vì còn tùy thuộc vào mức
độ ô nhiễm ở mỗi khu vực khác nhau.
Tình trạng ô nhiễm đất ở trên thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn,
rửa trôi, bạc màu, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn , biến đổi khí hậu,... Hiện trên thế giới có
nhiều nước đã được xác định là có tình trạng đất bị ô nhiễm nặng nề, như ở Anh ghi
nhận 300 vùng với diện tích 10.000 ha, ở Mỹ có khoảng 25.000 vùng, Hà Lan là 6000
vùng.

Hình 1.3. Ô nhiễm môi trường đất


1.2.3. Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do
khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm
Khoa Chính trị - Luật Trang 8
Ô nhiễm môi trường
nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như
động thực vật trên trái đất.
Bởi vì không khí luôn bao quanh chúng ta, không khí cần thiết cho sự sống của tất
cả sinh vật, thực vật trên trái đất. Bởi vậy nếu môi trường không khí bị ô nhiễm thì tất
cả các sinh vật điều bị tác động. Con người là nguyên nhân chính dẫn đến việc không
khí bị ô nhiễm nghiêm trọng như bây giờ.

Hình 1.4. Ô nhiễm môi trường không khí


1.3. Những biểu hiện của ô nhiễm môi trường
Quá trình ô nhiễm môi trường dẫn tới nhiều hiện tượng xảy ra quanh chúng ta. Một
số chúng ta có thể nhận biết được, một số khác thì phải qua quá trình biến đổi theo thời
gian mới có thể nhận biết chính xác. Những biểu hiện của ô nhiễm môi trường như sau:
– Trái đất nóng lên
– Băng tan ở hai cực
– Nước biên dâng
– Đất liền bị xâm nhập
– Tình trạng sạc lỡ diễn ra nhiều hơn ở ven sông ven suối
2. Thực trạng
2.1. Ô nhiễm môi trường nước
Theo Trung tâm Nghiên Cứu Môi trường Cộng đồng, khoảng 70% nước thải từ
các khu công nghiệp không qua xử lý mà xả thẳng ra môi trường. Ở các khu tập trung
dân cư đông đúc – nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, chắc chắn sẽ bắt gặp
tình trạng nhiều nơi nước sông ngả màu đen, rác thải nổi lềnh bềnh và bốc mùi hôi thối.

Khoa Chính trị - Luật Trang 9


Ô nhiễm môi trường
Tất cả đều do sự thờ ơ và ý thức chưa cao của một bộ phận người dân. Điển hình như ở
Thành phố Hồ Chí Minh, ở các con sông, nồng độ chất ô nhiễm trong nước vượt quá
tiêu chuẩn cho phép (từ 1,5 đến 3 lần).
Ô nhiễm môi trường nước ở nước ta đã kéo theo những hệ lụy khủng khiếp cho
con người. Cứ mỗi năm các tổ chức quốc tế vẫn tiếp tục đưa ra những con số rất đáng
lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta: Khoảng 9.000 người tử vong
mỗi năm do nguồn nước bẩn. Khoảng 20.000 người phát hiện bị ung thư nguyên nhân
chính là do ô nhiễm nguồn nước (theo Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường).
Khoảng 44% trẻ em bị nhiễm giun do sử dụng nước bị không đạt chất lượng. 27% trẻ
em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do thiếu nước sạch và vệ sinh kém (theo WHO).
Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen – hay là Arsenic vô cơ lại
là một chất hóa học cực độc thường được sử dụng trong việc tạo ra các loại thuốc diệt
cỏ và các loại thuốc trừ sâu. (theo Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường). Hiện tại
những con số này chỉ đang chững lại hoặc tăng chậm hơn chứ chưa có dấu hiệu tụt giảm.

Hình 2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước


2.2. Ô nhiễm môi trường đất
Có thể nói trong thời buổi hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường được đặt lên hàng
đầu, đang được báo động trên khắp các mặt báo trong nước và quốc tế. Ô nhiễm môi
trường đất gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến sức khỏe con người và
nhiều loài sinh vật khác. Hiện nay chất lượng môi trường đất lượng môi trường đất ở
hầu hết đô thị đều đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải và rác thải tràn lan, thải ra
từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và rác thải. Bên cạnh đó, dư lượng
hóa chất còn sót lại rất lớn sau chiến tranh, nó cũng cũng là một nguồn gây ô nhiễm tàn
phá chất lượng đất đai. Quan trọng hơn là hầu hết các khu vực đất đai không được sử
dụng ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng, ngày càng bị sa mạc hóa, làm cho đất mất

Khoa Chính trị - Luật Trang 10


Ô nhiễm môi trường
giá trị do khai thác bất hợp lý. Hiện nay, Với dân số ngày càng tăng và sự phát triển
mạnh mẽ của các khu công nghiệp đã gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở các quỹ
đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Không những vậy, với sự phát triển vượt bậc của
các ngành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khiến cho tài nguyên đất bị nhiễm kim loại
nặng độc hại.
Tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm đất đai cũng là một thực trạng báo động và cần được
quan tâm hơn bao giờ hết. Hiện nay, nước ta có khoảng 33 triệu ha diện tích đất tự, trong
đó đang sử dụng khoảng hơn 22 triệu ha, chiếm đến 68,83% tổng quỹ đất. Còn lại hơn
10 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp chỉ có
hơn 8 triệu ha chiếm 26,1% diện tích đất tự nhiên.
Theo báo cáo và đánh giá của Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất đai tại
các khu vực đô thị của Việt Nam hầu hết đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân
lý giải cho điều này là do lượng chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng và
sinh hoạt bị xả bừa bãi ra ngoài môi trường.
Bên cạnh đó, do Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều, có nhiệt
độ không khí cao cùng với quá trình khoáng hóa diễn ra rất mạnh, vậy nên đất rất dễ bị
rửa trôi, xói mòn, ít chất hữu cơ, ít chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thoái hóa đất
nghiêm trọng. Ô nhiễm đất ở Việt Nam giờ đây không chỉ diễn ra ở các khu vực thành
thị đông dân cư như ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mà còn lan rộng ra cả các vùng nông
thôn.

Hình 2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất

Khoa Chính trị - Luật Trang 11


Ô nhiễm môi trường
2.3. Ô nhiễm môi trường không khí
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì ô nhiễm không khí là
nguyên nhân ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Cũng theo nghiên cứu này có
tới 97% thành phố ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình không đáp ứng các tiêu
chuẩn về chất lượng không khí do WHO đề ra. Các quốc gia đang phát triển và có dân
số đông như Trung Quốc, Ấn Độ,... đang là những nước có mức ô nhiễm không khí nặng
nề nhất. Các nước phát triển tình trạng ô nhiễm không khí chỉ ít nghiêm trọng hơn chứ
không thực sự khả quan quan lắm. Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân
chính gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch, ung thư. Thời gian gân đây tình trạng ô
nhiễm không khí đã được cải thiện do các nước đã quan tâm, cam kết và có những hành
động tích cực để cải thiện môi trường không khí. Tuy nhiên vẫn chưa đủ, vẫn cần nhiều
sự quan tâm hơn, những hành động quyết liệt hơn với tình trạng ô nhiễm không khí như
hiện nay. Đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Số lượng phương tiện
tham gia giao thông không bảo dưỡng thường xuyên, hết hạn đăng kiểm tại Hà Nội và
TP.HCM là rất lớn. Khí thải từ các phương tiện giao thông cũng là một trong những
nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM. Một số
xí nghiệp, nhà máy không tuân thủ quy trình xử lý khí thải mà trực tiếp xả ra môi trường.
Điều này làm môi trường không khí càng thêm ô nhiễm nặng nề.

Hình 2.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí


3. Những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường
3.1. Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp thực và sinh học
Trong những năm qua, việc bảo vệ môi trường khu công nghiệp vẫn là một vấn đề
nóng được xã hội quan tâm Tình trạng này đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối
của nhiều nước và chưa có biện pháp để giải quyết triệt để.
Ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau, tiêu biểu như
là do hoạt động sản xuất của con người, phương tiện giao thông, hoạt động thu gom xử
lý rác thải,... Ngoài ra nó cũng còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân đến từ tự nhiên
như là cháy rừng, núi lửa phun trào, lốc xoáy,...
Khoa Chính trị - Luật Trang 12
Ô nhiễm môi trường
3.1.1. Trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
Các nhà máy và các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều là một trong những
lý do khiến cho khói, bụi và khí thải độc hại như CO, CO2, SO2,... từ quá trình sản xuất
gây nên tình trạng ô nhiễm không khí trên diện rộng. Bên cạnh đó, trong nông nghiệp
việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa hóa và các hoạt động đốt rơm, rạ cũng là
nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề

Hình 3.1. Nhà máy thải khí CO2, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
3.1.2. Phương tiện giao thông
Với số lượng các phương tiện giao thông ngày càng tăng cao và di chuyển dày đặc
nên lượng khí thải từ ô tô, xe máy xả thải ra ngoài môi trường cũng vô cùng nhiều. Nhất
là đối với những phương tiện cũ với máy móc hoạt động lâu đời thì lượng khí thải càng
lớn.
Thông thường, các phương tiện giao thông thường xả ra không khí các chất độc
hại như CO, NO2, SO2, VOC,... Theo một báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế
(IEA), các phương tiện giao thông chiếm đến 23,34% lượng carbon mỗi năm.

Hình 3.2. Khí thải từ các phương tiện giao thông

Khoa Chính trị - Luật Trang 13


Ô nhiễm môi trường
3.1.3. Thu gom, xử lý rác thải
Hiện nay, một bộ phận người dân vẫn còn rất thiếu ý thức trong việc xả rác bừa
bãi ra ngoài môi trường, điều này đã làm cho rác thải không được tập kết và xử lý đúng
như quy định, khiến cho mùi hôi thối phát tán ra bên ngoài. Bên cạnh đó, một phần cũng
do các phương pháp xử lý rác thải thủ công ở nước ta hiện nay làm cho không khí trở
nên ô nhiễm trầm trọng hơn.
3.1.4. Các hoạt động sinh hoạt
Tại nhiều khu vực của Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn thì nhiều gia đình vẫn
giữ thói quen đun nấu bằng bếp củi. Điều này chính là nguyên nhân sinh ra các lượng
khí độc như CO, CO2, NOx, SOx,... làm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống cũng như chất
lượng không khí hằng ngày của con người.
3.1.5. Xây dựng các cơ sở hạ tầng
Việc xây dựng nhà ở, dự án trung tâm thương mại, chung cơ ở các thành phố lớn
như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh chính là một trong những nguyên nhân gây ô
nhiễm không khí nặng nề. Các vật liệu xây dựng phục vụ cho quá trình thi công nếu
không được che chắn cẩn thận thì các bụi bẩn sẽ vương vãi ra bên ngoài môi trường và
là một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
Bên cạnh đó, trong trường hợp vận chuyển vật liệu xây dựng nếu không được bảo
vệ cẩn thận thì cũng rất dễ rơi ra ngoài đường làm nguy hiểm đến đến các phương tiện
lưu thông trên đường.
Bên cạnh những nguyên nhân do con người tạo ra thì cũng có một số nguyên nhân
đến từ tự nhiên, cụ thể như sau:
3.2. Do gió bụi, lốc xoáy, bão....
Lượng khí thải khi chưa được thông qua xử lý, khi gặp phải các cơn gió nó sẽ đưa
các hạt bụi bẩn này đi xa hàng trăm kilomet. Từ đây, sự ô nhiễm cũng sẽ được lan ra
một diện rộng hơn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật và con người và khiến cho tỷ lệ
ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 và PM 10 tăng cao.
Từ đó, sẽ dẫn đến các hậu quả như làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu, phát sinh
các mùi khó chịu. Những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của
con người cũng như của các loài động, thực vật trên thế giới..
Tác hại: Ô nhiễm bầu không khí, gây ra nhiều bệnh liên quan đến hô hấp, gây mưa
axit, hiệu ứng nhà kính...

Khoa Chính trị - Luật Trang 14


Ô nhiễm môi trường
3.3. Do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:
Trong qúa trình sản xuất nông nghiệp, chất thải tồn dư từ thuốc bảo vệ thực vật có
độc tố cao, khó phân hủy hầu hết được thải trực tiếp ra môi trường
- Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ trong đất, hồ ao nước
ngọt, đại dương và phân tán trong không khí, bám, ngấm vào cơ thể sinh vật.
- Con đường phân tán của các loại hóa chất đó:
+ Hóa chất độc theo đường nước mưa ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước
ngầm.
+ Hóa chất độc theo đường nước mưa chảy vào ao hồ, một phần hòa tan trong hơi
nước và bốc hơi vào không khí.
+ Hóa chất độc theo đường nước mưa chảy vào đại dương, một phần hòa tan trong
hơi nước và bốc hơi vào không khí.
+ Hóa chất độc trong không khí theo nước mưa phân tán đi khắp nơi trên mặt đất.
Qua đó, làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước,
không khí những côn trùng và động vật hữu ích cho con người dần tuyệt chủng,,. Các
thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho
động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng
trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có
hại cho sức khỏe.
3.4. Do các chất phóng xạ:
Các nguồn gây ô nhiễm phóng xạ có thể được phân thành hai nhóm: tự nhiên và
do con người taọ ra. Sau khi xả vũ khí hạt nhân trong khí quyển hoặc vi phạm ngăn chặn
lò phản ứng hạt nhân, không khí, đất, con người, thực vật và động vật trong vùng lân
cận sẽ bị ô nhiễm bởi nhiên liệu hạt nhân và các sản phẩm phân hạch.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra phóng xạ phải kể đến như:
3.4.1. Từ tự nhiên
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm chất phóng xạ trong môi
trường. Một trong những nguyên nhân khách quan là từ môi trường thiên nhiên. Trong
tự nhiên cũng có chứa các chất phóng xạ, khi xảy ra động đất hay núi lửa chất phóng xạ
nhiễm ra bên ngoài môi trường.
Bên cạnh đó với những tác động từ thiên nhiên như động đất, sóng thần… ảnh
hưởng đến những nhà máy hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân khiến cho chất phóng xạ bị
nhiễm ra bên ngoài môi trường sống.

Khoa Chính trị - Luật Trang 15


Ô nhiễm môi trường
3.4.2. Từ công nghiệp khai thác khoáng sản
Những hoạt động khai thác khoáng sản cũng là một trong những nguyên nhân gây
nên tình trạng ô nhiễm chất phóng xạ trong môi trường. Các hoạt động khai thác dầu mỏ
khiến lượng dầu dư thừa nổi lên mặt nước biển tạo nên tình trạng ô nhiễm phóng xạ.
Ngoài ra các hoạt động khai thác vàng, quặng, các loại đá quý khiến cho những
chất phóng xạ trong hoạt động khai thác bị rò rỉ ra môi trường bên ngoài tạo nên hiện
tượng phóng xạ và ô nhiễm chất phóng xạ.
3.4.3. Từ nhà máy, lò phản ứng hạt nhân
Những nhà máy, lò phản ứng hạt nhân là nơi có chứa nhiều chất phóng xạ nhất.
Đây cũng là nơi bắt nguồn của tình trạng ô nhiễm chất phóng xạ trong tự nhiên, môi
trường sống. Những nhà máy, lò phản ứng bị rò rỉ khiến cho các chất phóng xạ nhiễm
ra bên ngoài.
Bên cạnh đó những chất thải nhiễm chất phóng xạ được thải ra môi trường bên
ngoài cũng khiến cho môi trường bị nhiễm chất phóng xạ nghiêm trọng. Đây là nguyên
nhân phổ biến nhất của tình trạng này

Hình 3.3. Nhà máy điện Fukushima bị nổ do thảm họa thiên tai kép

Hình 3.4. Nổ hạt nhân là mối nguy hại lớn nhất đối với môi trường toàn cầu
3.5. Một số nguyên nhân khác:
3.5.1. Ô nhiễm do các chất thải rắn:

Khoa Chính trị - Luật Trang 16


Ô nhiễm môi trường
- Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông kim y
tế..
Gây ô nhiễm không khí, là môi trường của nhiều sinh vật gây bệnh, gây cản trở giao
thông…
3.5.2. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác,
nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...
- Sinh vật gây bệnh xâm nhập cơ thể người và gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh,
vệ sinh môi trường kém...
Gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, là nguyên nhân chủ yếu của một số loại
dịch bệnh…
4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường
4.1. Hậu quả đối với sức khỏe con người
4.1.1. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô
nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức
thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng
nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng 500 triệu
người Ấn Độ không có nhà vệ sinh đúng cách và khoảng 580 người Ấn Độ chết mỗi
ngày vì ô nhiễm nước. Gần 500 triệu người Trung Quốc thiếu nguồn nước uống an toàn.
Một phân tích năm 2010 ước tính rằng 1,2 triệu người chết một năm ở Trung Quốc do
ô nhiễm không khí. Năm 2007, ước tính ở Ấn Độ, ô nhiễm không khí được tính là gây
nên 527.700 ca tử vong. Các nghiên cứu ước tính số người chết hàng năm ở Hoa Kỳ có
thể hơn 50.000. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có
thể gây ung thư không thể chữa trị.

Khoa Chính trị - Luật Trang 17


Ô nhiễm môi trường

Hình 4.1. Hậu quả của ô nhiễm không khí


4.1.2. Ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khoẻ con người bởi các hợp chất hữu cơ: các
hợp chất hữu cơ thường độc và có độ bền sinh học cao, đặc biệt là các hidrocacbon thơm
gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Các hợp
chất hữu cơ như: phenol, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, linden, sevin, endrin...
và các chất tẩy hoạt tính đều là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, nếu nhiễm
phải, nguy cơ gây ung thư rất cao. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước còn ảnh hưởng đến
con người là tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính ung thư, viêm da, tiêu chảy… ngày
càng gia tăng. Người dân sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh
do nguồn nước bẩn trong sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn
cho các ngành sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là bà con nuôi trồng thuỷ hải
sản.

Hình 4.2. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước

Khoa Chính trị - Luật Trang 18


Ô nhiễm môi trường
4.2. Hậu quả đối với hệ sinh thái
Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nơi mà tất cả chúng ta đang
sinh sống. Khi đất bị ô nhiễm sẽ làm đất đai cằn cỗi, cây cối không thể phát triển được,
ảnh hưởng đến rất nhiều các loài sinh vật. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không
thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới
thức ăn.
Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí gây ra mưa axit, gây ra hiện tượng khói bụi che
chắn làm giảm ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến sự quang hợp và phát triển của thực
vật…Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.
Hiện tượng ô nhiễm môi trường cũng khiến các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh
tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm
đa dạng sinh học.Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm
tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có
dần bị phá hủy.
Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp
bạn trả lời câu hỏi ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả gì và tác hại của hiện tượng
này đến đời sống con người và sinh vật.

Hình 4.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái
4.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội
Ô nhiễm môi trường ngoài việc đe dọa đến sức khỏe của người dân, còn gây ảnh
hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội. Xem xét dưới góc độ phát triển bền vững, cách
tính GDP như hiện nay chưa quan tâm đến môi trường sinh thái, tài nguyên bị khai thác
trong các hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Cùng với quá trình phát
triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường ngày càng gia tăng, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế nước ta trong trung và dài hạn. Theo thống
kê, giai đoạn 2016 - 2020, thiên tai và ô nhiễm môi trường có thể làm giảm GDP khoảng

Khoa Chính trị - Luật Trang 19


Ô nhiễm môi trường
0,6%/năm. Thực tế này đang đặt ra những yêu cầu cấp bách cần phải có những chính
sách phù hợp nhằm thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi
trường để phát triển bền vững. Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo
kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nền kinh tế Việt Nam đang bước
vào giai đoạn chuyển đổi quan trọng với kỳ vọng đột phá của tiến trình tái cơ cấu, chuyển
đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên,
những thành tựu về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có khả năng bị đe dọa do chịu tác
động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Đánh giá của Ngân
hàng Thế giới cho thấy, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí tại Việt Nam đã gây
thiệt hại đến 5% GDP hàng năm. Trong khi đó, kết quả tính toán của Trung tâm Thông
tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, trong giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng tiêu
dùng bình quân mỗi năm giảm 0,1%; tăng trưởng tổng đầu tư toàn xã hội và việc làm sẽ
bị giảm trung bình mỗi năm tương ứng khoảng 1,2 và 0,08%.
Ô nhiễm môi trường gây ra những thiệt hại không nhỏ trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng như hoạt động phát triển du lịch.
Những vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân mà còn gây ra
những tổn thất lớn tới vấn đề phát triển kinh tế của Tỉnh như:
- Khí thải tại các khu vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các cơ sở công nghiệp nhỏ,
làng nghề ở khu vực nông thôn chưa qua xử lý có nồng độ cao các chất độc hại như CO,
SO2 cũng gây thiệt hại tới cây trồng và kinh tế.
- Biến đổi khí hậu, thiên tai như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn cũng gây ra những thiệt
hại đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, du lịch. Nhiều diện tích lúa, hoa màu
bị mất trắng do thiên tai làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
Ô nhiễm môi trường như khói, bụi, tiếng ồn cũng là yếu tố gây cản trở lớn tới các
họat động phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch làng nghề. Ô nhiễm môi trường khiến
lượng khách đến thăm quan và mua sắm tại các làng nghề giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến
thu nhập của cộng đồng làm nghề.

Hình 4.4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội

Khoa Chính trị - Luật Trang 20


Ô nhiễm môi trường
5. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
5.1. Giữ gìn cây xanh
Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp môi trường
sinh thái cho mọi sinh vật sống. Ở mức độ quốc gia là chú trọng việc bảo vệ rừng, trồng
cây phủ xanh đồi trọc.

Hình 5.1. Người dân tham gia trồng cây xanh


5.2. Rút các phích khỏi ổ cắm
Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ”
trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các chuôi cắm ra
khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc
điện thoại di động… khi không sử dụng.

Hình 5.2. Tiết kiệm nguồn điện


5.3. Sử dụng năng lượng sạch
Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng
lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và
tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như nhiệt điện, và
không ảnh hưởng môi trường sinh thái như thuỷ điện và năng lượng nguyên tử.

Khoa Chính trị - Luật Trang 21


Ô nhiễm môi trường

Hình 5.3. Nguồn năng lượng sạch


5.4. Giảm sử dụng túi nilông
Siêu thị dùng túi sử dụng nhiều lần để bảo vệ môi trường. Bạn hẳn cũng biết dù rất tiện
dụng nhưng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong
môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu
thùng dầu hỏa (1 thùng tương đương với 158,9873 lít), vì vậy hãy sử dụng túi vải, giấy,
các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.

Hình 5.4. Thay thế túi nilon bằng các vật dụng khác
5.5. Nâng cao ý thức sống
Luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường. Các hoạt động vì môi trường xanh, giờ
Trái Đất đều có tác dụng nâng cao nhận thức của mọi người. Nếu ngay từ nhỏ trẻ đã
được dạy các bài học về lòng yêu thiên nhiên và quê hương thì trẻ sẽ có ý thức hơn với
môi trường.

Khoa Chính trị - Luật Trang 22


Ô nhiễm môi trường

Hình 5.5. Nâng cao ý thức

Khoa Chính trị - Luật Trang 23


Ô nhiễm môi trường
PHẦN KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên ta có thể nhận thấy rằng vấn đề ô nhiễm môi trường là một
vấn đề đáng được quan tâm hiện nay. Những con số về tỉ lên tử vong của con người do
ô nhiễm môi trường gây ra được thống kê ngày càng gia tăng. Từ đó dấy lên một mối lo
ngại về sức khỏe và môi trường sống của con người ngay hiện tại và trong tương lai.
Chính phủ cũng đã có những biện pháp nhằm cải thiện vấn đề này nhưng nhìn chung thì
hiệu quả vẫn chưa cao do việc quản lý và tiến hành chưa chặt chẽ. Vì vậy để góp phần
bảo vệ môi trường mỗi người chúng ta nên tự giác trong cuộc sống sinh hoạt: xử lý rác
thải sinh hoạt, không xả rác nơi công cộng, đấu tranh phản đối các hành vi gây ô nhiễm
môi trường… Có như vậy cuộc sống của chúng ta sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Khoa Chính trị - Luật Trang 24


Ô nhiễm môi trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đề tài dự thi KHKT http://thcsphanngochien.namcan.edu.vn/tin-tuc-thong-bao/hoat-
dong/hoat-dong-ngoai-khoa/bao-cao-tom-tat-noi-dung-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-
ky-thuat.html
[2] Công bố hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2020
https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/cong-bo-bao-cao-hien-trang-moi-truong-quoc-
gia-giai-doan-2016-2020.html

Khoa Chính trị - Luật Trang 25

You might also like