You are on page 1of 48

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
I. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................................2
1. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2
4. Các đối tượng điều tra.............................................................................................2
5. Thời gian nghiên cứu..............................................................................................2
II. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
B. NỘI DUNG BÁO CÁO..........................................................................................4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI...........4
I. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................4
1.1. Vị trí địa lý:.........................................................................................................4
1.2. Địa hình, địa mạo.................................................................................................4
1.3. Thổ nhưỡng.........................................................................................................4
1.4. Khí hậu................................................................................................................5
II. Điều kiện kinh tế-xã hội............................................................................................5
2.1. Tình hình dân số..................................................................................................5
2.2. Cơ cấu và độ tuổi lao động:.................................................................................6
2.3. Giáo dục............................................................................................................... 6
2.4. Y tế...................................................................................................................... 7
2.5. Giao thông..............................................................................................................7
2.6. Cơ cấu ngành nghề và tình sản xuất........................................................................7
2.7. Cơ sở hạ tầng..........................................................................................................8
2.8. Điều kiện làm việc..................................................................................................8
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG. NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC VỀ
MÔI TRƯỜNG VÀ NGUYÊN NHÂN.......................................................................10
I. Môi trường không khí...........................................................................................10
1.1 MT không khí khu vực các hộ gia đình sản xuất sắt thép tái chế Đa Hội..........10
1.2 MT không khí khu vực dân cư...........................................................................11
1.2.1. Tình trạng ô nhiễm.............................................................................................11
III. Môi trường nước....................................................................................................16
3.1.Nước ngầm:...........................................................................................................16
3.2.Nước mặt:..............................................................................................................18
IV. Hiện trạng chất thải rắn:........................................................................................20
1. Chất thải rắn sinh hoạt...........................................................................................20
2. Chất thải rắn sản xuất............................................................................................20
CHƯƠNG 3TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI.........21
I. Tác động tích cực..................................................................................................21
II. Tác động của ô nhiễm môi trường.....................................................................21
2.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người............................21
2.1.1. Tác động tổng hợp của ô nhiễm môi trường......................................................21
2.1.2. Tác động do ô nhiễm môi trường không khí......................................................22
2.1.3. Tác động do ô nhiễm môi trường nước..............................................................23
2.1.4. Tác động do ô nhiễm môi trường đất.................................................................23
2.1.5. Tác động do ô nhiễm từ chất thải rắn.................................................................23
2.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đến các vấn đề kinh tế - xã hội.......................24
2.2.1. Tác động tổng hợp của ô nhiễm môi trường......................................................24
2.2.2. Tác động do ô nhiễm môi trường nước..............................................................24
2.2.3. Tác động do ô nhiễm môi trường không khí......................................................24
2.2.4. Tác động do ô nhiễm môi trường đất.................................................................25
2.2.5. Tác động do ô nhiễm từ chất thải rắn.................................................................25
2.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các hệ sinh thái...................................25
2.3.1. Tác động tổng hợp của ô nhiễm môi trường......................................................25
2.3.2. Tác động do ô nhiễm môi trường nước..............................................................25
2.3.3. Tác động do ô nhiễm môi trường không khí......................................................25
2.3.4. Tác động do ô nhiễm môi trường đất.................................................................26
2.3.5. Tác động do ô nhiễm từ chất thải rắn.................................................................26
CHƯƠNG 4. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, XÃ HỘI VÀ CÁC HOẠT
ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG................................................................................27
I. Tình hình thực hiện, ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch và
tuyên truyền phổ biến pháp luật về môi trường............................................................27
1.1. Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, các văn bản quy định theo
thẩm quyền..................................................................................................................27
1.2. Công tác hướng dẫn, tổ chức thực hiện và tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp
luật liên quan đến bảo vệ môi trường làng nghề..........................................................28
1.3. Về quy hoạch phát triển làng nghề, quy hoạch khu/cụm công nghiệp (K/CCN) để
di dời cơ sở sản xuất trong làng nghề...........................................................................28
1.4. Về phân bổ kinh phí..............................................................................................29
1.5. Về đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường..............................................................29
1.6. Về xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề...............................................................29
1.7. Về quản lý chất thải rắn........................................................................................30
1.8. Về thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải; hướng dẫn, thực hiện đánh giá tác
động môi trường/Cam kết bảo vệ môi trường; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. . .30
1.9. Về chính sách hỗ trợ.............................................................................................30
2. Nhận xét................................................................................................................... 31
3. Các hoạt động bảo vệ môi trường............................................................................31
CHƯƠNG 5.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..32
I. Kiến nghị............................................................................................................... 32
II. Giải pháp............................................................................................................... 32
1. Giải pháp quy hoạch xây dựng phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường...33
2. Giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng đồng..................................................33
3. Biện pháp kỹ thuật và công nghệ..........................................................................34
4. Giám sát chất lượng môi trường............................................................................34
5. Quản lý tại cơ sở sản xuất.....................................................................................34
6. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải.........................35
7. Các giải pháp quản lý............................................................................................35
7.1. Tăng cường thanh tra, kiểm tra..........................................................................35
7.2. Xây dựng và ban hành chính sách......................................................................35
C. KẾT LUẬN........................................................................................................... 37
A. LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự ra đời của các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công
truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ.Việc phát triển các làng nghề
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và giải quyết việc làm ở các
địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề
đưa ra cũng rất đáng lo ngại. Trong những năm qua, tình trạng ô nhiễm tại các làng
nghề không những không giảm mà còn có xu hướng tăng theo thời gian.
Từ Sơn là một thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn có vị trí
địa lý thuận lợi, nằm kề ngoại ô thủ đô Hà Nội, các trung tâm thị xã 12 km, thuộc vùng
kinh tế phát triển. Hệ thống giao thông thuận lợi với hai trục đường quốc lộ 1A, đường
cao tốc và đường sắt HN – Lạng Sơn. Trong kinh tế phát triển, ngoài sản xuất nông
nghiệp, Từ Sơn còn có rất nhiều làng nghề truyền thống đang ngày càng duy trì và
phát triển như: nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, Đình Bảng, Tân Hồng, xây dựng
ở Đồng Nguyên, Tương Giang và đặc biệt là làng nghề truyển thông lâu đời là Làng
nghề sản xuất sắt thép Đa Hội.
Làng Đa Hội, Phường Châu Khê, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được biết đến là
một trong những làng nghề sắt thép lớn nhất miền Bắc. Đã được hình thành từ bao đời
nay, hàng năm, Đa Hội cung cấp cho thị trường cả nước hàng nghìn tấn sắt thép các
loại. Từ năm 2000, làng nghề đầu tư phát triển các lò cán sắt, đúc sắt, máy móc lớn…
dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang phát triển công nghiệp. Nhờ sự phát triển đó, đời
sống của người dân làng Đa Hội đã được cải thiện đáng kể, dần có của ăn của để. Hơn
thế, nhiều hộ còn được mệnh danh là những “tỷ phú làng nghề”. Tuy nhiên, cùng với
sự giàu lên nhanh chóng ấy mà môi trường sống ở làng nghề sắt thép Đa Hội đang bị
hủy hoại nghiêm trọng gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của người dân khu vưc.
Chính vì điều đó, nhóm chúng tôi nhận thấy đề tài: “Báo cáo hiện trạng môi
trường làng nghề sản xuất sắt thép tái chế Đa Hội” là rất cấp bách và cần thiết, để
tìm hiểu cụ thể về thực trạng môi trường, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp bảo vệ
môi trường nông thôn góp phần gìn giữ môi trường nông thôn tươi đẹp từ bao đời nay.

1
I. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá sơ bộ tình hình môi trường của làng Đa Hội.
- Đánh giá sự quan tâm của người dân Đa Hội đối với vấn đề môi trường
nông thôn hiện nay.
- Đánh giá tình hình công tác quản lý môi trường của chính quyền xã để tìm
hiểu những thiếu sót, hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường các hộ gia đình trên toàn làng Đa
Hội.
- Đánh giá tình hình hiểu biết của người dân về môi trường ở nông thôn.
- Điều tra tình hình quản lý môi trường ở xã.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường khu vực làng Đa Hội.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu là toàn bộ làng nghề sắt thép Đa Hội, xã Châu Khê,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
4. Các đối tượng điều tra
- Môi trường không khí
- Môi trường thổ nhưỡng
- Môi trường nước mặt, nước ngầm
- Môi trường xã hội
5. Thời gian nghiên cứu
Nhóm thực hiện dự kiến thời gian nghiên cứu, lập báo cáo hiện trạng môi trường
làng Đa Hội trong vòng 20 ngày ( từ 01-05-2015 đến 20-5-2015).
II.Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và phân tích những thông tin hữu quan về thực trạng hoạt động của
các hộ sản xuất trong làng nghề Đa Hội.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến môi trường làng nghề, phân
tích và rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thu thập số liệu, số liệu thứ cấp từ mạng internet, sách, báo... từ
báo cáo của các năm trước.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn:
+ Xây dựng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn: Bộ câu hỏi gồm 2 phần chính:
Phần 1: Thông tin chung về người được phỏng vấn.
Phần 2: Một số thông tin chung về môi trường nông thôn và hiện trạng môi
trường.
+ Phương pháp điều tra:
2
Phát phiếu điều tra ngẫu nhiên trên các hộ bất kì trong mỗi xóm của làng nghề.
- Phương pháp xử lý và thống kê số liệu:
Dựa trên tất cả các số liệu mà chúng ta đã thu được từ các nguồn tài liệu và số
liệu điều tra phỏng vấn được, chúng ta sẽ tiến hành thống kê, xử lý và tổng hợp thành
các số liệu phục vụ cho việc đánh giá chất lượng môi trường làng nghề.
- Phương pháp quan sát.

3
B. NỘI DUNG BÁO CÁO
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI.

I. Điều kiện tự nhiên


I.1. Vị trí địa lý:
Làng Đa Hội thuộc xã Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nằm bên bờ bắc
sông Ngũ Huyền Khê dọc theo quốc lộ 1A - Lạng Sơn cách Hà Nội 20 km về phía
Đông Bắc, làng nằm ở phía Tây huyện Từ Sơn, cuối tỉnh Bắc Ninh, phía Nam và phía
Bắc giáp thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với huyện Đông Anh và Gia Lâm.
Đa Hội là nơi có truyền thống sản xuất sắt thép, truyền thống này có từ cách đây
hơn 400 năm và gắn liền với với người dân Đa Hội qua nhiều thế hệ. Do có vị trí địa lý
khá thuận lợi, truyền thống lâu đời cũng như kinh nghiệm và quyết tâm học hỏi để
phát triển nghề nên sản xuất sắt thép ở Đa Hội ngày càng phát triển.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của làng nghề có ảnh hưởng lớn đến việc lựa
chọn nguồn nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, khả năng chứa đựng, phát tán xử lý chất
thải và khả năng tiêu thụ hàng hóa hay quy mô phát triển. Nguyên liệu đầu vào phần
lớn được lấy từ khu công nghệp lân cận để tái chế, chất đốt và quạng ở Quảng Ninh
tương đối thuận lợi.
Tỉnh Bắc Ninh tập trung khá nhiều làng nghề với đa dạng loại hình sản xuất,
trong đó có Đa Hội. Điều này tạo sự thuận lợi trong quy hoạch phát triển đồng bộ các
làng nghề của tỉnh, tuy nhiên đây là một sức ép lớn đến môi trường.
I.2. Địa hình, địa mạo.
Địa bàn có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc có xu hướng chủ yếu dốc
từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, khá thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở
sản xuất. Tuy nhiên, làng Đa Hội do quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý, cùng với việc
duy trì và bảo dưỡng các cống thoat nước còn kém nên trong làng thường xuyên bị
ngập úng vào mùa mưa.
I.3. Thổ nhưỡng
Toàn thôn Đa Hội có tổng diện tích đất tự nhiên là 195 ha trong đó :
 Diện tích đất ở là 70 ha
 Đất canh tác là 101 ha
 Diện tích đất ao hồ là 24 ha
Diện tích đất canh tác là khá lớn, thuận lợi cho sản xuất. Tuy nhiên, diện tích đất
ngày càng bị thu hẹp, mảnh đất canh tác phần lướn bị bỏ hoang, cây xanh dường như
không hteer tồn tại.
Có 2 loại đất chính:
 Đất pha thịt chủ yếu 82%
4
 Đất pha cát chiếm 18%
Đất đai ở đây khá nghèo nàn về tài nguyên, khó khăn trong việc phát triển nông
nghiệp.
I.4. Khí hậu.
Làng Đa Hội nằm trong nền chung của khí hậu miền bắc Việt Nam với các đặc
điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm vào mùa hạ và lạnh khô vào mùa đông, là
một trong những thuận lợi để cho Đa Hội phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với
các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới đặc biệt là các cây
trồng cho giá trị sản phẩm, kinh tế cao.
- Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ không khí hàng năm dao động trong khoảng từ 24,7 0C – 26,80C. Tháng
có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (nhiệt độ từ15,20C – 17,10C). Tháng có
nhiệt độ trung bình lớn nhất là tháng 7 (nhiệt độ từ 33,20C – 380C ).(tính trung bình
qua nhiều năm).
- Số giờ nắng trong năm:
Tổng số giờ nắng trong năm từ 1530 – 1776 giờ.Tháng có nhiều giờ nắng nhất là
tháng 7 và tháng 8.Tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 1.
- Lượng mưa:
Lượng mưa hàng năm trung bình đạt khoảng 1.200 – 1.900 mm nằm trong phông
trung của lượng mưa hàng năm thuộc các tỉnh miền Bắc.
- Nguồn nước:
Nước sản xuất nông nghiệp chủ yếu lấy từ sông Ngũ Huyện Khê. Ngoài ra dân
làng còn sử dụng nước ao, hồ nằm rải rác trong làng làm nguồn tưới tiêu tại chỗ.
Nước sản xuất chủ yếu phục vụ trong công đoạn làm mát cho các máy cán, kéo, đúc
ở các xưởng sản xuất phần lớn là lấy từ nước giếng bằng máy bơm và một phần ít lấy
từ nước sông.
Nước sinh hoạt: Trước đây các hộ trong làng dùng nước giếng đào để sinh hoạt và
một ít dùng nước ao (để giặt giũ) nhưng hiện nay không còn sử dụng nữa mà hầu hết
tất cả đều dùng nước giếng khoan (UNIEF) để dùng vào mục đích sinh hoạt.
II. Điều kiện kinh tế-xã hội.
II.1. Tình hình dân số
Theo số liệu thống kê của xã, dân số toàn thôn là 6912 người, gồm 1214 hộ,
trung bình mỗi năm dân số tăng 101 người. Cơ cấu dân số: Nam 3732 người (chiếm 54
%). Nữ: 3179 (chiếm 46%). Sự chênh lệch giữa nam và nữ ở trong thôn cũng là điều
dễ hiểu. Vì công việc sản xuất sắt thép phải làm trong điều kiện vất vả khắc nghiệt.
Với diện tích đất canh tác 101 ha và số dân trên thì diện tích đất canh tác trên đầu
người là quá ít.Đây cũng chính là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển bởi nguồn nhân
5
lực dồi dào. Nhưng bên cạnh đó dân số tăng nhanh cũng là nguyên nhân dẫn tới sự ô
nhiễm môi trường đáng kể do lượng nước sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng
nhiều
II.2. Cơ cấu và độ tuổi lao động:
Lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh nhìn chung thuộc loại trẻ, tỷ lệ lực lượng
lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ loại cao. Trong tổng số 593,1 nghìn người
từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, lực lượng lao động trong độ tuổi lao
độngcó 563,1 nghìn người, chiếm 90,4%. Lực lượng lao động ở nhóm tuổi 35-44
chiếm tỷ lệ cao nhất (27,17%); tiếp đến là nhóm tuổi 25-34 (24,55%).
Bảng : Quy mô và cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi
Đơn vị: nghìn người
Nhóm
2006 2007 2008 2009 2010
tuổi
Số Cơ Số Cơ Số Cơ Số Cơ Số Cơ
lượng cấu lượn cấu lượn cấu lượn cấu lượn cấu
(%) g (%) g (%) g (%) g (%)
Tổng 570,3 100 582,2 100 585,5 100 589,4 100 593,1 100
số
15-24 109,8 19,25 112,1 19,25 110,1 18,181 108,0 18,32 106,6 17,97
25-34 156,9 27,51 160,2 27,51 157,0 26,81 153,7 26,08 145,6 24,55
35-44 156,9 27,51 160,2 27,51 160,5 27,42 159,6 27,08 161,1 27,17
45-54 96,8 16,97 96,8 16,97 116,6 19,92 115,0 19,51 122,8 20,71
55 trở 49,9 8,76 50,9 8,76 41,3 9,04 53,1 9,01 57,0 9,60
lên

Vì vậy đây là tiềm lực to lớn trong quá trình CNH – HĐH đất nước.
Ngoài ra, mỗi năm có gần 1000 công nhân đến làm thêm tại làng.
II.3. Giáo dục.
Toàn xã Châu Khê nói chung có 2 khu tiểu học, 6 nhà trẻ mẫu giáo, 1 trường
THCS. Những năm gần đây làng Đa Hội có tỉ lệ người đi học và đỗ đại học khá
thấp.Có thể nói rằng trình độ văn hoá của người dân trong các làng nghề hầu như còn
thấp. Tình trạng học sinh bỏ học làm nghề vẫn còn phổ biến. Vẫn còn tư tưởng coi
thường vệ sinh môi trường và vệ sinh lao động. Sự đầu tư cho công tác môi trường
chưa được hiểu là đầu tư lâu dài và cần thiết cho đời sống và sức khoẻ của con người.
Ở đây tư tưởng tiểu nông của người sản xuất đã phá vỡ tính cộng đồng trong quá trình
phát triển bền vững. Vấn đề môi trường ít được quan tâm với tính chất tập thể trong
một làng nghề. Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế, xã hội pháp luật
6
là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp một cách vô ý thức của người dân trong
việc gây ra các hiểm hoạ về môi trường.
II.4. Y tế
Toàn xã Châu Khê có một trung tâm y tế, có 6 y sĩ đa khoa, không có bác sĩ.
Trang thiết bị thô sơ lạc hậu, chỉ có duy nhất 2 giường nằm của bệnh nhân. Y tế của xã
chỉ đủ khả năng khám bệnh thông thường, không có khả năng chữa trị. Người dân mắc
bệnh thường phải ra các trung tâm y tế của tỉnh hay thành phố để chữa bệnh.
Trong quá trình sản xuất có trường hợp xấu xảy ra, tai nạn lao động như làm việc quá
sức, hít phải các khí độc hại từ quá trình nung, đúc sắt thép... sẽ không có các thiết bị
sơ cứu kịp thời dẫn đến rủi ro ảnh hưởng tới tính mạng người lao động.
2.5. Giao thông.
Toàn xã có một trục giao thông chính tuy đã được dải nhựa nhưng do lượng xe ô
tô tải qua lại một ngày quá nhiều nên đã xuống cấp, nhiều ổ gà lại thêm rác thải không
được thu gom quét dọn cẩn thận hàng ngày để vương vãi ra đường càng làm đường
thêm bẩn, lầy lội ngay cả những ngày không có mưa làm cản trở việc đi lại nhất là vào
những ngày mưa.
Hiện tượng tắc đường hàng tiếng đồng hồ sảy ra thường xuyên ở đây, do lượng
xe ô tô và công nông đứng chờ xếp hàng lên xe quá nhiều cộng thêm lượng phế thải và
thu mua và than được đổ ngay cạnh lòng đường rộng 8m. Nhưng không thể phủ nhận
được giao thông phát triển thì càng thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa giữa làng Đa
Hội đến các khu vực khác .
2.6. Cơ cấu ngành nghề và tình sản xuất
Toàn bộ người dân trong làng sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất sắt thép và
nông nghiệp.
Nông nghiệp:
Theo báo cáo của uỷ ban nhân dân xã Châu Khê, Đa Hội có tổng diện tích 195
ha, trong đó đất ở và sản xuất là 70 ha, đất nông nghiệp là 101 ha, đất ao, hồ là 24 ha.
Là một vùng có diện tích đất canh tác thấp nhất tỉnh, sản lượng lương thực làm ra chưa
đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt nên việc đầu tư thâm canh cho lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp có rất nhiều hạn chế.
Sản xuất thép:
Đa Hội là vùng quê có truyền thống sản xuất các loại sản phẩm sắt thép phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp mang tính nhỏ lẻ. Nhưng những năm gần đây các sản phẩm
của Đa Hội đã có nhiều loại hình phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chủng loại,
không những chỉ phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp mà còn đáp ứng nhu cầu phục vụ
xây dựng dân dụng và còn có khả năng đáp ứng cao hơn cho một số lĩnh vực quân sự
và thông tin liên lạc.
7
Sản phẩm của Đa Hội không chỉ dừng ở phạm vi địa phương mà đã vươn ra
nhiều tỉnh trong cả nước thậm chí đã được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực.
Sản phẩm của làng có tính cạnh tranh cao. Bởi giá sắt ở Đa Hội rẻ hơn giá sắt của các
cơ sở sản xuất Nhà nước. Do một số nguyên nhân sau:
+ Họ không cần chi cho lao động gián tiếp hay kỹ thuật (không có giám đốc, kế
toán, thủ kho, thủ quỹ chuyên trách các đoàn thể hay kỹ sư nào trong làng);
+ Lương công nhân có vẻ cao, nhưng thực tế vẫn rẻ hơn lương của Nhà nước, vì công
nhân không có quyền lợi gì ngoài tiền trả cho sản phẩm theo cơ chế khoán (không phải
trả cho ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ phép, ốm đau hay tai nạn lao động).
+ Việc kiểm soát thuế đối với cơ sở tư nhân còn nhiều sơ hở nên ít nhiều họ vẫn
chịu mức thuế ít hơn các doanh nghiệp Nhà nước.
2.7. Cơ sở hạ tầng
Trước đây, phần lớn các hoạt đọng sản xuất đều ở diễn ra ngay tại làng nghề. Tuy
nhiên, để bảo vệ môi trường, từ năm 2005-2006 và năm 2010, phần lớn các máy móc,
xí nghiệp lớn đã được quy hoạch vào KCN 1 và KCN 2 của phường Châu khê. Do đó,
phần lớn các cơ sở sản xuất trong làng đều nhỏ lẻ, lạc hậu.
Vị trí làm việc của công nhân là tại các xưởng sản xuất. Trên thực tế các xưởng
này được xây dựng không có quy hoạch và không theo một tiêu chuẩn nào, phần lớn là
tạm bợ, mái lợp bằng tôn hoặc tấm amiang. Hệ thống chiếu sáng kém, các loại máy,
phương tiện vận tải phát ta tiếng ồn, lượng bụi và khí thải lớn, thường xuyên trong cả
khu vực làng nghề. Công nhân thường làm việc theo nhu cầu sản xuất , thời gian làm
việc trung bình từ 10 đến 12 tiếng trong ngày nên sau giờ làm việc công nhân thường
cảm thấy mệt mỏi, nhất là hầu hết công nhân làm việc ở nguyên trong một tư thế hoặc
yêu cầu độ tập trung cao như trong các xưởng: nấu thép, cán thép, rút thép, máy cắt…
2.8. Điều kiện làm việc
Mặc dù môi trường làm việc bị ô nhiễm và điều kiện làm việc khắc nghiệt, nhưng
cũng chỉ có gần 50% số công nhân trong làng nghề dùng các thiết bị bảo hộ lao động.
Trong các xưởng mạ, nhiều công nhân không sử dụng gang tay, ủng, khẩu trang chống
hoá chất. Công nhân trong các xưởng nấu, cán, và rút thép cũng chỉ dùng các loại gang
tay thô sơ. Không có thói quen dùng bảo hộ lao động cùng với môi trường làm việc
khắc nghiệt và thời gian làm việc keó dài là những nguyên nhân gây nên tỷ lệ các bệnh
nghề nghiệp và các tai nạn lao động trong làng nghề
 Nhận xét:
Như vậy, quá trình sản xuất ở làng nghề Đa Hội có những đặc điểm: sản xuất
mang tính thủ công nhỏ ( sản xuất theo hộ gia đình ), lạc hậu. Chính vì vậy, sự phát
triển sản xuất còn bị hạn chế: năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm đôi khi còn
chưa hợp lý, và chưa sản xuất được nhiều mặt hàng có chất lượng cao.
8
Đây vừa là hậu quả tất yếu, vừa là do sự thiếu vốn thiếu thông tin, thừa lao động.
Tính đặc thù này một mặt tạo nên những ưu thế có giá trị và không thể phủ nhận cho
nghề chuyền thống. Đó là hàng hoá đa dạng, độc đáo và có bản sắc văn hoá riêng. Tuy
nhiên nó cũng là cản trở lớn cho việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ
và phổ biến những kiến thức, phát minh. Công nghệ thủ công lậc hậu thường tiêu tốn
nhiều nguyên nhiên liệu, chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định, lượng xả thải,
phế phẩm nhiều. Do đó làm cho giá thành sản phẩm tăng lên, khó cạnh tranh, giảm thu
lãi, gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, do khả năng kinh tế của hộ còn nhiều hạn chế nên trong sản xuất sử
dụng nhiều máy móc thiết bị thế hệ cũ, chưa chú ý đến vấn đề tối ưu hoá trong sản
xuất.
Hơn nữa, sự phân bổ sản xuất trong các xóm còn chưa đông đều. Quy hoạch sản
xuất còn mang nặng tính tự phát, chưa được quản lý.
Tất cả những dặc điểm trên làm tăng khả năng gây ô nhiễm môi trường của các
chất thải từ quá trình sản xuất. Đặc biệt, do khu sản xuất nằm ngay trong các hộ gia
đình nên môi trường sinh sống của nhân dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của sản xuất.

9
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG. NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC VỀ
MÔI TRƯỜNG VÀ NGUYÊN NHÂN.

Theo tính toán của ngành chức năng, với hơn 1000 cơ sở sản xuất thép thì mỗi
ngày làng nghề Đa Hội cần sử dụng khoảng 35.000 tấn than làm chất đốt, 26 tấn dầu
Fo, 18.000m3 nước, hàng chục tấn hoá chất công nghiệp... Trong khi đó hầu hết các
xưởng sản xuất đều là xưởng thủ công, máy móc cũ kỹ lạc hậu, không có hệ thống xử
lý chất thải, khí thải mà thải trực tiếp các chất thải độc hại ra môi trường gây ô nhiễm
nặng. Theo ước tính, mỗi ngày lượng khí thải độc hại phát tán ra môi trường từ các
xưởng sản xuất thép khoảng 6 triệu m3/ngày, lượng nước thải chứa hoá chất, dầu mỡ
khoảng 2.600- 2.700m3/ngày. Các loại rác thải rắn phát sinh khoảng 110 tấn phế liệu,
40 tấn xỉ than, 5 tấn mạ kẽm. Tất cả chất thoải được đổ bừa bãi la liệt từ đầu làng cuối
xóm, cánh đồng, ao hồ... chẳng khác gì bãi chiến trường. Con sông Ngũ Huyện Khê
trở thành túi đụng nước thải, chất thải với dòng nước đen đặc, có nguy cơ bị bồi lấp
trong thời gian tới. Diện tích ao hồ, cánh đồng bị bỏ hoang ngày càng nhiều.
Môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo
ngành nghề, loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới môi trường nước, không khí
và đất trong khu vực dân sinh. Kết quả điều tra khảo sát chất lượng môi trường tại làng
nghề sắt thép Đa Hội cho thấy các mẫu nước mặt, nước ngầm, đất đều có dấu hiệu ô
nhiễm với mức độ khác nhau; môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi
trực tiếp sản xuất tái chế, nhất là ô nhiễm bụi vượt quy chuẩn cho phép.
I. Môi trường không khí.
I.1 MT không khí khu vực các hộ gia đình sản xuất sắt thép tái chế Đa Hội.
Bảng 1.1.1 : Kết quả phân tích thông số quan trắc các thông số tại cơ sở sản xuất.
Nồng độ bụi lơ
Tiếng Ồn CO Nhiệt độ
Vị trí đo lửng
(dBA) (mg/m )3
(oC)
(mg/m3)
Xưởng đúc 3 – 3.5 75 – 80 6.6 36 – 42
Xưởng cắt phôi 1.5 – 2 95 – 105 9.78 25
Xưởng cán thép 1.5 – 2.5 8 – 92 9.85 32 -36.5
Xưởng rút sắt 1.5 – 2.2 70 – 80 8.2 28 – 32
cuộn
Trục đường qua 5 – 10 75 – 90 13.2 26 -28
làng
TC cho phép 0.3 (*) 70 (**) 30(*) 32 (***)
Nguồn: Kết quả giả định kết quả quan trắc thông số của nhóm 9

(*) QCVN 05:2013/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí
xung quanh.
(**) QCVN 26/2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

10
(***) QĐ số 3733/2002/QĐ-BYT: tiêu chuẩn vi khí hậu.
Nhận xét:
Môi trường không khí tại các khu vực này đã bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn, CO và ô
nhiễm nhiệt.
a. Ô nhiễm bụi:
Nguồn gây ra bụi chủ yếu là do các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên ở các công
đoạn khác nhau thì mức độ phát sinh ô nhiễm khác nhau, trong đó công đoạn đáng chú
ý nhất là tại các cơ sở cắt, cán và các cơ sở rút sắt cuộn.
Bên cạnh đó, bụi tại tất cả các cơ sở sản xuất là loại bụi sắt, như vậy ảnh hưởng
thực tế của loại bụi này đối với con người có thể lớn hơn rất nhiều. Nồng độ bụi tại hộ
sản xuất vượt quá từ 5-30 lần quy chuẩn cho phép.
b. Ô nhiễm khí CO:
Khí CO là một trong những khí ô nhiễm không khí chính tại làng nghề sắt thép
Đa Hội. Tuy nhiên hàm lượng CO trung bình chưa vượt quá quy chuẩn cho phép
c. Ô nhiễm tiếng ồn:
Tiếng ồn là một thông số môi trường đáng quan tâm tại làng nghề Đa Hội. Nguồn
gây ra tiếng ồn cao và rất cao là các cơ sở xưởng cắt phôi và cán thép. Ngoài ra ở hầu
hết các vị trí sản xuất tiếng ồn nằm trong khoảng 70 – 80 dBA, đều vượt quá tiêu
chuẩn cho phép.
Bên cạnh tình trạng ô nhiễm khí độc và tiếng ồn, các khu vực có các hộ sản xuất
còn bị ô nhiễm nhiệt, nhiệt độ không khí vượt quá nhiệt độ của môi trường ( 36 oC) và
đặt biệt là ở các cơ sở cán sắt. Có những khu vực làm việc, nhiệt độ lên tới 42 oC, cao
hơn tiêu chuẩn cho phép tới 12 oC, rất có hại đối với con người và khu vực dân cư gần
đó.
Nguyên nhân:
Tại những khu xưởng sản xuất thép nằm san sát với gần rất nhiều lò đúc cán, mạ
thép luôn rực lửa khiến bầu không khí nóng hầm hập. Các loại máy cán, dập, đúc, cắt
thép không ngừng phát ra những thứ âm thanh hỗn độn, nhức óc đinh tai. Kèm theo là
những làn khói đen xì theo ống dẫn được xả ra với mùi khét lẹt hòa quyện với bụi
đường, bụi than, bụi kim loại, bụi mạt sắt và mùi hóa chất.
Ngoài ra, đa số tại làng Đa Hội chỉ còn lại những hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, dây
chuyền công nghệ mang tính thủ công, lạc hậu, tiêu tốn nguyên nhiên liệu, sinh ra
những loại khí gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
I.2 MT không khí khu vực dân cư.
1.2.1. Tình trạng ô nhiễm
Tình trạng ô nhiễm của môi trường không khí xung quanh được phản ánh qua kết
quả đo đạc lấy mẫu tại các vị trí đại diện cho khu vực xung quanh làng Đa Hội. Thời

11
gian lấy mẫu tiến hành vào ngày 20/10/2013 và kết quả phân tích được hoàn thành vào
ngày 26/10/2013 Kết quả này được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng 1.2.1.1: Bảng kết quả quan trắc tiếng ồn

Mức độ ồn (dBA)
TT Vị trí khảo sát Thời gian
6 – 21h 21 – 6h
1 Sân trường tiểu học 60 55
2 Chùa 65,1 66,2
3 Chợ làng 90 70,3
4 Cạnh đường sản xuất 89,8 80
5 QCVN
26:2010/BTNMT: Quy 70 55
chuẩn kỹ thuật quốc gia
về tiếng ồn.

12
Bảng 1.2.1.2: Bảng kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh
Đơn vị: mg/m3
Chỉ tiêu
Vị trí lấy mẫu Bụi Pb SO2 NO2 CO HC
TT
1h 24h 1h 24h 1h 24h 1h 24h 1h 24h 1h 24h
1 Sân trường tiểu học 0.4 0.3 0.0002 0.00018 0.0013 0.0019 0.04 0.02 5.1 4.5 0.1 0.9
2 Chùa 0.85 0.7 0.0004 0.0006 0.0038 0.005 0.018 0.02 6.2 6 0.5 0.3
3 Chợ làng 1.2 0.7 0.0006 0.0003 0.0036 0.0033 0.04 0.03 16.12 10.5 0.7 0.4
4 Cạnh đường khu vực sản xuất 0.98 0,8 0.0005 0.0005 0.0099 0.0066 0.018 0.014 21.4 14.9 0.4 0.3
QCVN 05:2013/BTNMT 0.3 0.2 __ 0.0015 0.35 0.125 0.2 0.1 30 10 5 1.5
AQI 400 400 ___ 40 3 5 20 30 71 149 14 60

Nguồn: Kết quả giả định điều tra số liệu của nhóm 9
Tính toán chỉ số AQI theo quyết đinh 787/QĐ-TCTM: hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI)

13
Nhân xét:
Hàm lượng hơi khí độc trong môi trường không khí xung quanh nhỏ hơn so với
khu vực có các hộ sản xuất, xong có các thông số ô nhiễm chính là: Bụi, SO2, tiếng ồn
vẫn cao hơn so với Quy chuẩn cho phép.
Kết quả đo cho thấy bụi là thông số ô nhiễm chính đối với môi trường không khí
xung quanh kể cả một số khu vực xảy ra ít hoạt động sản xuất và sinh hoạt như chùa
làng, vượt quá từ 3 – 3.5 lần quy chuẩn cho phép trung bình tại 1h và 24h.
Cũng như trong khu vực sản xuất, hàm lượng CO trong không khí vượt quá quy
chuẩn cho phép trung bình 24h từ 1 – 1.5 lần. Tuy nhiên tại 1h thì không vượt quy
chuẩn. Hàm lượng các chất còn lại là Pb, SO2, NO2, HC đều thấp hơn rất nhiều so với
tiêu chuẩn cho phép.
Tiếng ồn tại khu chợ và xung quanh khu sản xuất vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng
20dBA vào khoảng thời gian 6-21h, và từ 11-25 dBA vào khoảng thời gian từ 21-6h. Ngoài
ra không khí xung quanh khu vực sản xuất cao hơn nền nhiệt chung trên 2oC.
Theo tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI) thì: Bụi là thông số nằm trong
giới hạn màu nâu (chất lượng không khí đang ở mức nguy hại), Các thông số Pb, SO 2,
NO2, CO tại 1h, khí HC tại 1h đang nằm trong điều kiện bình thường. Và CO tại 24h
đang nằm trong giới hạn màu da cam (chất lượng không khí đang ở mức độ kém), Khí
HC tại 24h thì ở mức trung bình.
Nguyên nhân:
Môi trường không khí tại các khu vực làng nghề bị ô nhiễm nặng do nồng độ bụi,
khí thải, mùi, tiếng ồn và nhiệt độ cao từ các xưởng sản xuất và các hoạt động giao
thông vận tải vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm.
Dưới những tác động của quá trình sản xuất tái chế sắt thép tại làng nghề Đa Hội,
chất lượng không khí ở khu vực đã bị thay đổi một cách đáng kể, các thông số ô nhiễm
đã gia tăng rất nhiều lần so với nền môi trường xung quanh. Hàng ngày, trên con
đường hơn 2km có hàng trăm xe tải lớn nhỏ chở phôi, chở nguyên liệu từ xưởng này
sang xưởng khác, gây ùn tắc giao thông. Mùi khói, bụi, từ các xưởng sản xuất thép,
khói của các phương tiện cơ giới hòa quyện với khói bụi của đường tạo nên một thứ
bụi đặc quánh, đen xì. Ngoài ra các hoạt động vận chuyển vật liệu không được che
chắn và chở đúng trọng tải theo đúng quy định.
Mặt khác, các hộ sản xuất lại nằm xen kẽ trong khu dân cư gây ô nhiễm môi
trường cho cộng đồng. Đặc biệt là tiếng ồn. Âm thanh của phương tiện giao thông
cộng hưởng với tiếng của các loại máy cán, dập, đúc, cắt thép không ngừng phát ra
nhưng thứ âm thanh hỗn độn, nhức óc đinh tai. Bước vào làng Đa Hội, âm thanh inh
ỏi, gây khó chịu cho người dân khu vực.

14
II.Môi trường đất
Bảng 2.1: Kết quả phân tích chất lượng đất và thành phần chất thải tại làng nghề Đa Hội
Ngày lấy mẫu: 1/11/2013
Ngày kết quả phân tích: 5/11/2013
Chỉ tiêu
Dầu
Kí hiệu P%
TT Vị trí lấy mẫu mỡ
mẫu (tính Độ màu Zn Pb Al
pKKCL N Fe (mg/
theo % (mg/l) (mg/l) (mg/l)
l)
P2O5)
1 ĐCTR31 Bãi thải lò nấu thép Hữu Vạn 4.5 0.09 0.0003 0.035 11 34567 70 30000 1.9
2 ĐCTR32 Đất khu xưởng cán thép Mai Khuê 5.5 0.21 0.0155 0.0145 15 25678 60 45000 6.7
3 ĐCTR33 Đất cuối làng 7 0.13 0.0999 0.096 12 20000 49 28900 1.5
4 ĐCTR34 Đất giữa làng 6.4 0.08 0.0762 0.086 14 21218 55 25600 1
5 ĐCTR35 Đất đầu làng 4.3 0.2 0.0068 0.065 9 18670 67 26000 3
(*) 200 120

Kết quả giả định điều tra số liệu của nhóm 9


(*) QCVN 03:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

15
Từ bảng kết quả ta thấy:
Tại 5 vị trí quan trắc trên địa bàn xã Đa Hội thì tại các vị trí đất bị nghèo dinh
dưỡng, hàm lượng tổng Nito, tổng Photpho và Kali đều thấp.
 Kết quả quan trắc N tại 5 điểm dao động trong khoảng 0.08 < x < 0.2=>
đất trung bình
 Kết quả quan trắc P tại 5 điểm đều thấp <0.01% => đất nghèo
Giá trị PKKCL của đất nông nghiệp trên địa bàn xã dao động từ 4-7 tức là đều có
tính chua đến trung tính.
Các chỉ số quan trắc hàm lượng các kim loại nặng như: Pb, Zn, Al đều nằm trong
giới hạn
cho phép.
Nguyên nhân:
Môi trường đất chịu tác động trực tiếp của các chất độc hại từ các nguồn thải
(rắn, lỏng) đổ bừa bãi và nước mưa chảy tràn trên bề mặt cuốn theo dầu, mỡ, kim loại
nặng, hóa chất ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác xung quanh các hộ sản xuất. Dải
đất canh tác phía sau các hộ sản xuất đều bị bỏ hoang do ô nhiễm. Nhà ở và xưởng sản
xuất xen lẫn nhau, trong làng hầu như không còn cây bóng mát.
Các hộ sản xuất đều dùng chất thải rắn để san lấp mặt bằng, lấn chiếm diện tích
mặt nước để mở rộng cơ sở sản xuất, diện tích đất và đất vườn xung quanh được sử
dụng làm mặt bằng cho sản xuất, tập kết vật liệu và đổ thải. Diện tích đổ thải rắn của
các hộ sản xuất ngày càng tăng và phát triển cả ra phần diện tích đất canh tác và dọc
bờ sông Ngũ Huyện Khê.
Ngoài những tác động lấn chiếm diện tích đất tự nhiên và đất canh tác do đổ chất
thải rắn thì môi trường đất còn chịu tác động của các chất độc hại từ dòng nước thải
của sản xuất và sinh hoạt đổ bừa bãi ngấm xuống. Quan sát các dải đất canh tác phía
sau khu làng nghề hầu hết bị bỏ hoang do không đảm bảo năng suất và chất lượng cây
trồng.
III. Môi trường nước
3.1.Nước ngầm:
Tình hình sử dụng nước tại làng nghề Đa Hội:
Nhân dân trong làng đều sử dụng nguồn nước ngầm là nước giếng khoan cho
mục đích sinh hoạt và sản xuất. Giếng trong làng được các hộ dân tự khai thác, khoan
với độ sâu khoảng từ 35-40m, nước giếng sau khi khoan người dân chưa thể sử dụng
ngay mà phải cho qua 3 lần lọc bằng hệ thống bể lọc và máy lọc khí ozon. Giếng sau
khi được khai thác và sử dụng, thông thường sau khoảng 10 năm các hộ dân sẽ phải
thay đổi vị trí khoan giếng để có thể sử dụng tiếp cho sinh hoạt và sản xuất.

16
Bảng phân tích chất lượng nước giếng làng Đa Hội
( áp dụng QCVN 09:2008/BTNMT-QCVN về chất lượng nước ngầm )
QCVN
STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả
09:2008
1 pH - 6.8 5.5-8.5
2 Zn mg/l - 3.0
3 Cadimi mg/l 0.003 0.01
4 Chì mg/l - 0.005
5 Cu mg/l 0.042 1.0
6 Sắt mg/l 4 5
7 Clorua mg/l 0.045 250
8 As mg/l 0 0.05
9 Độ cứng ( CaCO3) mg/l 580 500
10 Coliform MPN/100 ml 17 3

Ngày lấy mẫu: 01/10/2013


Ngày nhận kết quả: 15/10/2013
Theo số liệu điều tra nghiên cứu của Nhóm 9-DH2QM6
Nhận xét:
- Về định tính cảm quan bằng mắt thường và khứu giác cho thấy: nước giếng tại
khu vực khá trong, màu và mùi vị không phát hiện được sự bất thường
- Theo phân tích và nghiên cứu mẫu nước ngầm trong giếng khoan : Nhìn chung
nước giếng khoan tại khu vực làng Đa Hội đạt tiêu chuẩn cho phép đối với tiêu chuẩn
sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên còn chỉ tiêu về vi sinh vật và độ cứng
thì không đạt tiêu chuẩn cho phép. Trong tiêu chuẩn ngành của Bộ Y Tế thì không
được phát hiện thấy những chỉ tiêu này.
- Thực tế, lượng vi sinh vật đạt 17 MPN/ 100 ml nước. Nguyên nhân của tình
trạng này có thể là do:
⋅ Nước sinh hoạt và sản xuất thấm theo hệ thống cống rãnh xuống nước giếng
⋅ Chất thải như phân gia súc, gia cầm rơi vãi hay do một số yếu tố nào đó làm
thấm lọc các vi sinh vật gây bệnh xuống giếng
⋅ Sử dụng dụng cụ múc nước hay hút nước không hợp vệ sinh
- Ngoài ra, độ cứng tính theo CaCO3 cũng vượt tiêu chuẩn cho phép 1,16 lần,
có thể là do các kim loại trong quá trình sản xuất bị rửa trôi, hòa tan vào nguồn nước
ngầm trong giếng

17
3.2.Nước mặt:
Tình hình sử dụng nước tại làng nghề Đa Hội:
Làng Đa Hội có 4 ao và một đoạn sông Ngũ Huyện Khê chảy qua làng. Nước
thải từ quá trình sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong làng đều qua hệ thống đường
cống thải có nắp đậy đầy đủ và được thải trực tiếp toàn bộ ra đoạn sông Ngũ Huyện
Khê.
Theo điều tra thực tế của nhóm, lượng nước thải sản xuất chủ yếu ở phân xưởng
đúc và phân xưởng cán thép. Tại phân xưởng cán thép, phần lớn nước thải là do quá
trình làm nguội để bảo vệ thiết bị cán. Nước thải ở đây chứa rất nhiều rỉ sắt, hàm
lượng sắt tổng số rất cao, hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng rất lớn, thêm vào đó là
lượng dầu mỡ cuốn theo từ máy móc thiết bị.
Bảng tọa độ các vị trí lấy mẫu
STT Tên vị trí Đông Bắc
G1 Nước cống thải gần sông Ngũ 106° 05' 21° 10'
Huyện Khê
G2 Nước thải rãnh phía đầu làng 106° 08' 21° 07'
G3 Nước thải rãnh phía cuối làng 105° 05' 21° 10'
G4 Nước thải phân xưởng cán 106° 02' 21° 08'
thép
G5 Nước sông Ngũ Huyện Khê 106° 04' 21° 11'
G6 Nước ao 105° 56' 21° 09'

Bảng phân tích chất lượng nước mặt làng Đa Hội


(áp dụng QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt )
TT Chỉ tiêu Đơn vị G1 G2 G3 G4 G5 G6 QCVN
08:2008
1 pH - 7,2 7,8 5,8 6,3 6,00 6,2 5.5-9
2 BOD mg/l 15,7 62,7 175 210 215 - 30
3 COD mg/l 21,2 78,9 370 330 315 312 15
4 DO mg/l 1,8 1,9 1,9 2 1,95 2 ≥4
5 TSS mg/l 75 70 90 75 70 75 50
6 N-NH4 mg/l 0,39 0,26 0,34 0,22 0,44 0,26 0,5
7 P-PO4 mg/l 0,3 0,16 0,54 0,34 0,2 0,54 0,3
8 Độ đục mg/l 7 28 98 115 122 170 -
9 Coliform mg/l 16000 54000 16000 9200 16000 9200 7500
10 Nhiệt độ mg/l 29 28 28 28 28 30 -

Ngày lấy mẫu: 01/10/2013


Ngày nhận kết quả: 15/10/2013
Theo số liệu điều tra nghiên cứu của Nhóm 9-DH2QM6

18
Nhận xét:
- Từ kết quả phân tích trên cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều vượt tiêu chuẩn cho
phép
+ Các chỉ tiêu BOD và COD đều cao hơn chỉ tiêu cho phép từ 2,5 – 10,5 lần.
+ Chỉ tiêu DO thấp hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0,9 – 1 lần
+ Chỉ tiêu về Coliform vượt mức cho phép từ 1,6 – 5,4 lần
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này la do nước thải sinh hoạt và sản xuất
được đổ trực tiếp ra sông và ao, nước vệ sinh chuồng trại gia súc, gia cầm cũng thải
trực tiếp hết ra ao và sông

Nhằm đánh giá nhanh chất lượng nước mặt tại khu vực làng nghề Đa Hội, nhóm 9 đã
thực hiện tính toán chỉ số chất lượng nước mặt WQI đối với vị trí G5 – Nước sông Ngũ
Huyện Khê dựa vào Quyết định 879/QĐ-TCMT về việc ban hành sổ tay hướng dẫn
tính toán chỉ số chất lượng nước
Bảng số liệu quan trắc vị trí G5
BOD COD N- P- Độ TSS Coliform DO pH Nhiệt
NH4 PO4 đục độ
215 315 0,44 0,2 122 70 16000 1,95 6,0 28
 Tính toán WQI thông số
- BOD: WQI = 1
- COD: WQI = 1
75−50
- N-NH4: WQI = (0,5-0,44) + 50 = 55
0,5−0,2
- P-PO4: WQI = 75
- Độ đục: WQI = 1
50−25
- TSS : WQI = (100-70) + 25 = 40
100−50
- Coliform : WQI = 1
- pH: WQI = 100
- Đối với DO:
DO bão hòa = 14.652 – 0.41022*28 + 0.0079910*282 - 0.000077774*283 =¿
6.06876
DO % bão hòa = 1.95/6.06876*100 = 32.1
50−25
WQI = ¿ 32.1 – 20 ) + 25 = 35
50−20
100 1 5 1
2
 WQI = ( ∑ WQIa∗¿ ∑ WQIb∗WQIc ¿ 11/ 3
100 5 a=1 2 b=1
= 8.8
19
Kết luận: Nước sông Ngũ Huyện Khê đoạn chảy qua làng Đa Hội bị ô nhiễm nặng,
cần có các biện pháp xử lý trong tương lai
IV. Hiện trạng chất thải rắn:
Theo điều tra thực tế làng nghề Đa Hội hiện nay chỉ còn khoảng 100 hộ dân sản
xuất còn làm cán tại làng , phần lớn đã chuyển sang sản xuất trong khu công nghiệp
được xây dựng từ năm 2005.
Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn trong quá trình sản
xuất
1. Chất thải rắn sinh hoạt
Là chất thải thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công
cộng . Thành phần chủ yếu của chất thải sinh hoạt bao gồm:
- Thực phấm dư thừa hoặc quá hạn sự dụng như : gạch ngói, đất đá, gỗ, kim
loại, cao su, chất dẻo, cành cây, lá cây
- Chất thải trực tiếp của người và động vật
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải từ cấc khu vực
sinh hoạt của khu dân cư
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy,
các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi
- Chất thải rắn từ đường làng, ngõ xóm như là túi nilon, vỏ bao, túi..
 Ước tính trung bình lượng chất thải rắn của cả làng là 0,2 tấn mỗi ngày
2. Chất thải rắn sản xuất
Là tất cả chất thải rắn được phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề
 Ước tính lượng chất thải rắn sản xuất được thải ra mỗi ngày trung bình
khoảng từ 2-3 tấn / hộ sản xuất
Bảng khối lượng chất thải rắn trung bình trong ngày của làng Đa Hội
Chất thải rắn Kg/ ngày
Xỉ mạ kẽm 10
Xỉ than 9500
Phế liệu sau phân loại 3000

Nhận xét:
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất ở làng nghề Đa Hội là những chất có
thành phần phức tạp, là chất thải rắn nguy hại, khó phân hủy. Hiện nay chất thải rắn
sản xuất chưa được thu gom và xử lý triệt để, đã gây ô nhiễm môi trường ngày càng
trầm trọng. Hầu hết lượng chất thải rắn được thải ra đều do người dân tự xử ý không
đúng quy định hoặc chỉ xả trực tiếp ra môi trường xung quanh.

20
CHƯƠNG 3.
TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI.

I. Tác động tích cực


Nghề sản xuất sắt thép tại làng Đa Hội đã có từ lâu đời, được biết đến là một
trong những nơi sản xuất thép lớn nhất miền Bắc. Hàng năm, Đa Hội cung cấp cho thị
trường cả nước hàng nghìn tấn thép các loại, thu về hàng nghìn tỷ đồng. Từ ngày nghề
sản xuất và tái chế sắt thép phát triển, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt,
nhiều hộ gia đình được mệnh danh là những “tỷ phú làng nghề”
Hoạt động sản xuất còn tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân làng nghề
và các vùng lân cận.Theo thống kê của UBND phường Châu Khê, hiện ở Châu Khê có
hơn 1.700 cơ sở sản xuất thì ở Đa Hội chiếm đến hơn 900 cơ sở đúc phôi thép, cán
thép, mạ, làm đinh, đan lưới thép... Sản lượng các loại sắt thép đạt gần 1.000 tấn/ngày.
Số lao động thường xuyên trong khu vực này khoảng 5.000-7.000 người, trong đó
50% đến từ các địa phương khác
Đặc biệt, hoạt động tái chế sắt thép giúp tận dụng được tài nguyên cũng như
giảm thải được lượng phế thải.
II.Tác động của ô nhiễm môi trường
2.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người
2.1.1. Tác động tổng hợp của ô nhiễm môi trường
Cùng với sự phát triển của làng nghề, môi trường làng Đa Hội ngày càng bị ô
nhiễm đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân một cách trực tiếp hay gián tiếp ngày
càng trầm trọng. Theo thống kê của trạm xá phường Châu Khê, các bệnh thường mắc
phải của người dân làng Đa Hội như sau:
- Ô nhiễm môi trường nước: gây các bệnh về đường tiêu hóa,các bệnh về da,
bệnh phụ khoa…
- Ô nhiễm khói bụi: gây các bệnh về đường hô hấp, tim,mạch, đau mắt, viêm
phổi, viêm xoang, ho,…
- Ô nhiễm tiếng ồn: gây các bệnh thần kinh, điếc…
- Các bệnh do tai nạn lao động.
- Tuổi thọ: Trong những năm gần đây, mặc dù tỉ lệ mắc bệnh do môi trường
tăng cao, tuy nhiên tuổi thọ trung bình của người dân là không giảm do đời sống nâng
cao và y tế phát triển.

21
Các bệnh thường gặp tại làng Đa Hội

12%

4% Bệnh hô hấp
Bệnh tiêu hóa
7% Điếc, thần kinh
Bệnh phụ khoa
65% Bệnh khác
12%

( Theo thống kê của trạm xá phường Châu Khê năm 2013)


Nhận xét: Do quá trình sản xuất sắt thép cũng như giao thông vận chuyển
nguyên vật liệu đã thải ra một lượng lớn các khí thải ra môi trường như CO 2, SO2,
NOx… Nên phần lớn người dân nắc các bệnh về đường hô hấp.
Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, làng nghề Đa Hội còn được biết đến với
tên gọi là “làng ung thư”. Ô nhiễm đã dần tích tụ trong mạch nước ngầm, người dân
hằng ngày đều sử dụng nguồn nước đó cho sinh hoạt và sản xuất, chất độc tích tụ dần
trong cơ thể gây ung thư. Theo thống kê, tỷ lệ người dân làng Đa Hội bị ung thư là vào
khoảng 5-7%. Tuy nhiên con số này trên thực tế còn cao nữa hơn bởi chính quyền địa
phương lấp liếm.
2.1.2. Tác động do ô nhiễm môi trường không khí.
Ô nhiễm môi trường không khí có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người,
đặc biết là đối với đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi môi trường không
khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể thúc
đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm; gây bệnh hen suyễn, ho, viêm mũi, viên họng,
viêm phế quản; suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ của con người.
Nguy hiểm nhất là có thể gây ra bệnh ung thư phổi. Tiếng ồn gây cho con người mất
giấc ngủ suy nhược cơ thể,suy yếu thể lực làm giảm thính lực,giảm khả năng tiếp nhận
thông tin.Những người tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên cho thấy 87% mất ngủ,35%
suy nhược,rối loạn tiêu hóa,chóng mặt,buồn nôn. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất
với ô nhiễm môi trường không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em
dưới 15 tuổi, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời… Mức độ ảnh hưởng đối
với từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng đọ, loại chất ô nhiễm và thòi
gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

22
Do đặc thù của loại hình sản xuất và số lượng giao thông vận chuyển hàng nghìn
lượt mỗi ngày, người dân làng Đa Hội và các vùng xung quanh có nguy cơ cao mắc
các bệnh do ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
Theo số liệu thống kê của trạm xá phường Châu Khê, 65% người dân trong làng
mắc các bệnh về đường hô hấp, khoảng 4% bị điếc, 3% bị bệnh thần kinh.
Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hô hấp ngày càng tăng. Trường THCS Châu Khê
nằm dọc theo đường quốc lộ vào làng, hàng ngày học sinh đi học và trở về nhà đều
phải đi qua con đường đầy bụi và mùi hôi, cây xanh ở trường cũng bị phủ một lớp bụi
dày.
2.1.3. Tác động do ô nhiễm môi trường nước
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do quá trình sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, trong sinh hoạt của người dân đang diễn ra khá trầm trọng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe của người dân, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh
truyền nhiễm, nhất là bệnh ung thư.Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần một
nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan đến nguồn nước bị ô
nhiễm. Ðiển hình là bệnh tiêu chảy cấp, dịch tả, thương hàn, đau mắt đỏ, các bệnh về
đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não, ung thư...
Nguồn nước sinh hoạt của người dân Đa Hội chưa đảm bảo, nước nhiễm sắt, đá
vôi nhiều không đảm bảo cho sức khỏe.Có những trường hợp người dân trong xóm
mắc bệnh ung thư nguyên nhân có liên quan đến nguồn nước sử dụng. Nguy cơ tiềm
năng tích lũy kim loại trong cơ thể rất nguy hiểm tuy nhiên chưa có chương trình kiểm
tra sức khỏe cho người dân. Người dân mắc những căn bệnh ngoài da,tiêu chảy tuy
không thành dịch rộng nhưng cũng có nhiều gia đình có người mắc .
2.1.4. Tác động do ô nhiễm môi trường đất.
Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, đất ô nhiễm
thì thực phẩm rau trồng trên đó cũng bị ô nhiễm đặc biệt là đất nhiễm kim loại nặng
khi con người ăn phải sẽ tích lũy trong cơ thể. Hay đất nhiễm vi khuẩn khi trồng rau
cũng làm rau nhiễm khi ăn phải sẽ mắc các bệnh như tiêu chảy,các bệnh về đường
ruột.
2.1.5. Tác động do ô nhiễm từ chất thải rắn.
Hiện nay ô nhiễm chất thải rắn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng đặc biệt
là các khu vực đổ rác.Nay rác thải của làng nghề đang bị tồn động lại chất đống chất
thải phát sinh vào môi trường không khí dưới dạng bụi và một số chất khí độc hại như
H2S, NH3 rồi theo đường hô hấp vào cơ thể con người và sinh vật.
Chất thải bệnh viện là một trong những nguồn phát sinh gây ô nhiễm và lây
truyền bệnh gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Rác thải ở bệnh trạm y tế xã hầu như
chỉ được thu gom chứ chưa được phân loại và xử lý đây là một nguồn gây bệnh nguy
23
hiểm. Các nguồn bệnh có thể theo đường hô hấp,tiếp xúc qua da đường tiêu hóa gây
bệnh cho người. Những vật sắc nhọn như kim tiêm, chai lọ đựng thuốc có thể gây tổn
thương nhiễm trùng hay lây bệnh.
2.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đến các vấn đề kinh tế - xã hội
2.2.1. Tác động tổng hợp của ô nhiễm môi trường.
Các hoạt động kinh tế xã hội phát triển kéo theo những vấn đề nảy sinh về môi
trường. Sự khai thác tài nguyên để hoạt động phát triển kinh tế và thải chất thải ra môi
trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người,ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Những căn
bệnh nguy hiểm dịch bệnh tràn lan làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội, phần
lớn các hộ dân sử dụng nước ngầm làm nước sinh hoạt mà nguồn nước bị ô nhiễm làm
phát sinh chi phí cho xử lý.Hay bệnh tật do ô nhiễm làm mất chi phí cho khám chữa
bệnh,ô nhiễm môi trường làm kìm hãm sự phát triển kinh tế.
2.2.2. Tác động do ô nhiễm môi trường nước.
Ô nhiễm môi trường nước có tính lan truyền rộng nên mức độ ô nhiễm và lây lan
bệnh khá cao ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, các hoạt động sản xuất và trồng trọt.
Theo điều tra, nguồn nước của làng nghề bị nhiễm sắt, có mùi hôi nên khi tưới làm
giảm năng suất và chất lượng cây trồng.
Tại các nhà máy, khu xưởng, nước thải không qua xử lý được xả thẳng ra các ngả
đường. Những con kênh, ao, hồ nhuộm một màu đỏ ngầu bởi phẩm màu lẫn với mùi
hôi thối của các loại rác thải độc hại, làm mất mỹ quan làng nghề.
Ô nhiễm, nước đục ngầu và hôi tanh, không dùng được nên hàng ngày cứ đều
đặn hơn 10 năm qua, bà con ở làng nghề sản xuất sắt thép Châu Khê phải đi mua nước
sạch về dùng tằn tiện, có khi cả tuần trời không dám tắm.
2.2.3. Tác động do ô nhiễm môi trường không khí.
Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí là chi phí cho việc ảnh hưởng đến sức
khỏe bao gồm các khoản chi phí: khám chữa bệnh ,tổn thất cho việc nghỉ ngơi khi mắc
bệnh, cho người nhà chăm sóc cho người ốm .
Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến năng suất nông
nghiệp những chất do ô nhiễm không khí gây nên các hiện tượng thời tiết bất thường
gây ảnh hưởng đến sản xuất.
Ô nhiễm không khí tính lan truyền rất rộng nên gây ô nhiễm trên diện rộng ,có rất
nhiều căn bệnh lan truyền trong không khí mà gây ảnh hưởng lớn đến con người như
dịch cúm,cúm sốt virut …
Ngoài ra, ô nhiễm các chất SO2, NOx trong môi trường không khí gây ra hiện
tượng mưa axit. Chính các hiện tượng này là nguyên nhân chính làm giảm tính bền
vững của các công trình xây dựng và các dạng vật liệu. Ô nhiễm không khí còn làm

24
giảm sức bền cơ khí, gân han rỉ, hỏng lớp sơn bảo vệ, rỉ rét… Hao mòn công trình dẫn
tới giảm tuổi thọ, làm tăng chi phí bảo dưỡng thay thế.
2.2.4. Tác động do ô nhiễm môi trường đất.
Đất là nơi con người sử dụng để làm tất cả mọi việc từ nơi ở ,hoạt động sản xuất ,
đặc biệt là đất dành cho nông nghiệp trồng trọt nuôi sống con người. Xã Tràng Xá là
xã thuần nông tuy đang chuyển dịch cơ cấu nhưng hoạt động sản xuất chính vẫn là
nông nghiệp.Ô nhiễm đất sẽ làm giảm năng suất cây trồng hay ô nhiễm nhiều sẽ mất
sức sản xuất của đất làm ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của người dân . Hiện trạng
lạm dụng phân bón hóa học làm cho năng suất cây trồng của người dân giảm sút.
2.2.5. Tác động do ô nhiễm từ chất thải rắn.
Cùng với sự gia tăng dân số, sự tăng trưởng kinh tế lượng rác thải ra càng nhiều.
Đầu tư chi phí cho các hoạt động xử lý rác như đốt, chôn lấp ngày càng nhiều hơn.Phát
sinh các căn bệnh từ rác thải cũng khá nhiều ảnh hưởng đến kinh tế đời sống con
người.
Đa số rác chưa được xử lý tồn đọng lại nhiều khi cản trở cả đường giao
thông,gây bốc mùi trên một diện rộng.
Nhiều khu vực rác được đổ trên các kênh rạch làm tác nghẽn nguồn nước tràn cả
lên trên đường đi, bốc mùi khó chịu, đặc biệt là khu vực ven sông Ngũ Huyện Khê.
Tại đây rác và xác động vật chết vứt tràn lan trên bờ kè và dưới lòng sông.
2.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các hệ sinh thái
2.3.1. Tác động tổng hợp của ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường không chỉ tác động đến con người, kinh tế mà còn tác động
đến tất cả các hệ sinh thái ( hệ sinh thái trên cạn,dưới nước,hệ sinh thái động thực
vật...).Ô nhiễm môi trường làm hủy hoại các hệ sinh thái,hạn chế phát triển của các hệ
sinh thái.
2.3.2. Tác động do ô nhiễm môi trường nước.
Mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp là hiện tượng thấy rõ trên các diện tích ao,
hồ,đầm nuôi cá,tích nước của người dân trong làng nghề. Hiện tượng dịch bệnh của
các hộ chăn nuôi cá, các ao, hồ hầu như đều nhiễm chất hữu cơ và vi sinh nhiều ao hồ
xuất hiện hiện tượng phú dưỡng.
Ô nhiễm nước gây tác động đến hệ sinh thái động thực vật dưới nước. Theo
nghiên cứu ở Thụy Điển khi nồng độ PH giảm 1 đơn vị thì sự đa dạng của thực vật
giảm 25%, ở động vật giảm 40 %.
2.3.3. Tác động do ô nhiễm môi trường không khí.
Ô nhiễm không khí là mối đe dọa nghiêm trọng tới đa dạng sinh học và các hệ
sinh thái.

25
Sự tác động của ô nhiễm không khí tới các loại động vật thông qua gián tiếp tác
động đến nguồn thức ăn, mất nguồn thức ăn. Ô nhiễm bụi nhiều gây ức chế sự quang
hợp của cây khiến cây kém phát triển hay chậm phát triển. Hệ sinh thái nông nghiệp
chịu ảnh hưởng nhiều của các biểu hiện của ô nhiễm không khí như biến đổi khí hậu,
hiệu ứng nhà kính… Đa số người dân ở đây đều cho rằng, bụi phủ dày lá cây gần 30%.
2.3.4. Tác động do ô nhiễm môi trường đất.
Đất là môi trường sống của các loài động vật, vi sinh vật đất. Ô nhiễm đất làm
ảnh hưởng đến hệ sinh thái động vật và vi sinh vật đất, qua đó gián tiếp làm ảnh hưởng
đến hệ sinh thái động thực vật, tác động đến hệ sinh thái nông nghiệp.Môi trường đất
mà bị ô nhiễm cây không phát triển kéo theo nhiều ảnh hưởng khác.
2.3.5. Tác động do ô nhiễm từ chất thải rắn.
Ô nhiễm chất thải rắn tác động gián tiếp tới hệ sinh thái thông qua ô nhiễm
không khí, đất và nước. Chất thải rắn là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước, đất từ đó ảnh
hưởng đến các hệ sinh thái khác.

26
CHƯƠNG 4. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, XÃ HỘI VÀ CÁC
HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

I. Tình hình thực hiện, ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch
và tuyên truyền phổ biến pháp luật về môi trường
1.1. Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, các văn bản quy định
theo thẩm quyền
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của việc
phát triển công nghiệp và làng nghề, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh đã xây
dựng và ban hành một số văn bản:
- Nghị quyết số 133/2009/NQ-HĐND16 ngày 23 tháng 4 năm 2009 của HĐND
tỉnh Bắc Ninh khoá XVI, kỳ họp thứ 7 về việc Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét danh
hiệu và khen thưởng đối với làng nghề, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công
đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh.
- Quyết định số 82/2009/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh
Bắc Ninh về việc Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét danh hiệu và khen thưởng đối với
làng nghề, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức cá nhân có công đưa nghề mới về các địa
phương trong tỉnh.
- Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2008 của UBND tỉnh
Bắc Ninh ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường làng nghề, khu công nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn tỉnh; được chỉnh sửa, bổ sung tại Quyết định số 64/2011/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quy chế Bảo vệ môi
trường làng nghề, cụm công nghiệp, trong đó đề ra nhiều giải pháp mạnh như cắt điện,
ngừng cấp vốn vay đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
- Quyết định số 133/QĐ-UB ngày 12 tháng 7 năm 2004 của UBND tỉnh Bắc
Ninh về việc thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
- Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 8 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh
về việc ban hành kế hoạch di dời và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng.
- Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 14 tháng 2 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc
Ninh về Kế hoạch BVMT tinh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến
năm 2020.
- Nghị quyết số 156/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và Quyết định số
50/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc quy định chế độ hỗ trợ xây dựng điểm tập
kết, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm cải thiện
chất lượng môi trường nông thôn do ô nhiễm rác thải sinh hoạt.

27
Tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án
tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã
được phê duyệt tại Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ.
1.2. Công tác hướng dẫn, tổ chức thực hiện và tuyên truyền phổ biến chính sách,
pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường làng nghề
Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường đã
từng bước đi vào nề nếp và được tổ chức thường xuyên; hoạt động đưa tin các gương
tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ môi trường và công khai các hành vi vi phạm về bảo
vệ môi trường trên các cổng thông tin đại chúng được triển khai thường xuyên.
- Trong 5 năm qua, đã tổ chức 8 cuộc mít tinh hưởng ứng: Tuần lễ quốc gia nước
sạch và vệ sinh môi trường (29/4-6/5), Ngày môi trường thế giới (5/6), Chiến dịch làm
cho thế giới sạch hơn tháng 9; thu hút hơn 10.000 người tham gia diễu hành và ra quân
lao động vệ sinh được 27 km đường phố, trồng hơn 10.000 cây xanh bóng mát.
- Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành ký kết với 7 tổ chức đoàn thể và 2 cơ
quan truyền thông đại chúng về Chương trình phối hợp tăng cường hoạt động truyền
thông lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Tuy nhiên vẫn chưa được tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi các định
hướng, chính sách của nhà nước có liên quan và trách nhiệm của chính quyền cấp
huyện, cấp xã cũng như các hộ, cơ sở sản xuất trong làng nghề về bảo vệ môi trường.
Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường có chuyển biến, song còn hạn chế.
Công tác truyền thông môi trường của các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể đã
được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao.
1.3. Về quy hoạch phát triển làng nghề, quy hoạch khu/cụm công nghiệp (K/CCN)
để di dời cơ sở sản xuất trong làng nghề
- UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 1632/QĐ-UBND ngày 20
tháng 12 năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2011 - 2020.
- Triển khai thực hiện Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2013
về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030, tỉnh đã quy hoạch 23 CCN trong đó có một số CCN để di
dời các cơ sở sản xuất tại làng nghề ra khỏi khu dân cư.
- Việc lập phương án di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư nông thôn cần
xem xét cả tính thực tế của loại hình sản xuất, năng lực tài chính của người dân và tập
tính văn hóa của hoạt động sản xuất; lưu việc di dời vào khu sản xuất tập trung hay cần
được bảo tồn tại chỗ với hình thức quản lý, quy mô sản xuất và phương thức xử lý chất
thải phù hợp.
28
- Việc di dời các cơ sở sản xuất vào K/CCN tập trung đã được quy hoạch chưa
quyết liệt, triệt để, dẫn đến nhiều K/CCN có tỷ lệ lấp đầy thấp. Trong khi đó, vẫn tồn
tại các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoạt động trong khu dân cư. Trong công
tác di dời, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, cần có sự phối hợp chặt chẽ
của các Sở, ngành với UBND cấp huyện.
1.4. Về phân bổ kinh phí
Hàng năm, ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp môi trường thường xuyên được
nâng lên, bình quân mỗi năm tăng lên hơn 10 tỷ đồng, trong đó đã đầu tư xây dựng và
tổ chức thực hiện một số dự án, công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường làng
nghề:
- Đề án Điều tra, đánh giá tình hình chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đề án Xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh.
- Đề án điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đề án điều tra, đánh giá hiện trạng thực hiện quy hoạch, sản xuất và bảo vệ môi
trường tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Đề án Chính sách hỗ trợ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh
hoạt khu vực nông thôn.
Cần xem xét, đánh giá và rút kinh nghiệm các hạng mục công trình xử lý chất
thải làng nghề về định hướng xử lý (tập trung hay phân tán) đã được đầu tư. Đồng
thời, chưa có cơ chế ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường, các nguồn kinh
phí khác cho các huyện, xã có làng nghề để tăng cường công tác quản lý môi trường.
1.5. Về đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường
Sở TNMT đã triển khai quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh, trong đó có quan
trắc môi trường làng nghề Đa Hội. Bên cạnh đó, Sở TNMT đã tiến hành khảo sát, đánh
giá chất lượng môi trường của một số làng nghề để xây dựng kế hoạch khắc phục ô
nhiễm và cải thiện môi trường.
Tuy nhiên cần bố trí nguồn lực để thực hiện đánh giá mức độ ô nhiễm môi
trường tổng thể đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh; từ đó xác định được danh sách
các làng nghề ô nhiễm môi trường, làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để
theo dõi, giám sát thường xuyên, liên tục và triển khai các giải pháp khắc phục, xử lý.
1.6. Về xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
UBND tỉnh Bắc Ninh đã và đang tổ chức thực hiện khá nhiều Dự án xử lý ô
nhiễm môi trường làng nghề. Nhưng cho tới nay, chỉ có Dự án Xây dựng hệ thống xử
lý nước thải tập trung làng nghề giấy Phong Khê bắt đầu triển khai thực hiện. Việc sắp
xếp, bố trí các dự án đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế.

29
1.7. Về quản lý chất thải rắn
- Triển khai Nghị quyết số 156/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và Quyết định
số 50/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc quy định chế độ hỗ trợ xây dựng điểm
tập kết, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, công tác
thu gom, xử lý chất thải rắn nông thôn nói chung và chất thải rắn từ các làng nghề đã
dần được cải thiện.
- Tại làng Đa Hội đã có Hương ước về thu gom tập trung rác thải, không vứt rác
bừa bãi và giữ gìn vệ sinh chung của làng. Đa số chất thải của làng nghề, trong đó có
chất thải nguy hại chỉ được thu gom và đổ tại khu vực trũng như ao, hồ, ven sông…
sau đó được đốt cháy tự nhiên đã làm ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, đất
và không khí của khu vực.
1.8. Về thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải; hướng dẫn, thực hiện đánh giá
tác động môi trường/Cam kết bảo vệ môi trường; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm
- Hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại làng nghề không thực hiện theo đúng
báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết BVMT, trừ các cơ sở được các tổ
chức quốc tế lựa chọn triển khai mô hình điểm và một số cơ sở liên quan đến việc cấp
giấy phép nhập khẩu phế liệu.
- Kết quả kiểm tra tình hình tuân thủ pháp luật về BVMT tại các làng nghề cho
thấy, các hộ, cơ sở sản xuất vẫn không tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT,
xả chất thải vượt nhiều lần QCVN. Công tác kiểm tra môi trường tại các làng nghề
chưa được thực hiện thường xuyên, sự phối hợp với các cấp các ngành cũng chưa chặt
chẽ. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường còn thiếu đặc biệt tại cấp huyện
và cấp xã.
- Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
và đặc biệt nghiêm trọng chưa được sự ủng hộ của các ngành, chức năng có liên quan
nên chưa phát huy được hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường
- Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để tiến hành kiểm soát chất lượng môi trường
còn thiếu, đặc biệt là thiết bị quan trắc môi trường không khí chưa được đầu tư nên
phụ thuộc rất nhiều vào các Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường của trung
ương. Đây là một trong những trở ngại lớn cho công tác chủ động quản lý môi trường
ở địa phương.
1.9. Về chính sách hỗ trợ
Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 96/NQ-HĐND17
ngày 12 tháng 7 năm 2013 về việc Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận nghề
truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân

30
có công đưa nghề mới; trong đó có một số chính sách hỗ trợ, chế độ khen thưởng và
quyền lợi.
Tuy nhiên, tỉnh chưa xây dựng, ban hành quy chế, chính sách hỗ trợ đối với các
cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề cần phải di dời ra khỏi khu dân
cư hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất; khuyến khích, hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi
trường các làng nghề sản xuất sản phẩm truyền thống, mang bản sắc văn hóa cần bảo
tồn.
2. Nhận xét
Hầu hết các chính sách, kế hoạch, chương trình vẫn chưa thể đẩy lùi ô nhiễm mà
đều đi vào "ngõ cụt" do:
- Chưa qui hoạch hoặc có làm mà chưa đến, tiến độ dự án triển khai còn chậm.
Có nhiều nghị định, chỉ thị của thủ tướng nhưng chưa sát thực tế. Một số mô hình sau
khi đầu tư xây dựng không được vận hành hoặc vận hành không hiệu quả.
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường chưa tương xứng với tốc độ
phát triển kinh tế xã hội.
-Hệ thống bộ máy quản lý môi trường cấp huyện mới được hình thành nên chưa
phát huy tác dụng. Cán bộ quản lý môi trường cấp xã chưa hiểu biết về lĩnh vực
chuyên môn, công tác tổ chức thực hiện yếu kém nên không thể đáp ứng được những
điều mà chính phủ đưa ra để thực hiện thấu đáo.
- Pháp luật có qui định hổ trợ về giải quyết rác thải như chuyên chở, xử lý…rồi
chính sách về công nghệ mới nhưng tất cả chưa thấm, không đủ độ cho người ta thực
hiện. Chính quyền cơ sở chưa đủ năng lực để tổ chức, thực hiện.
- Quy mô của từng cơ sở quá nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là
chính. Người sản xuất chỉ vì lợi nhuận nên bất chấp mọi thứ; tự do làm theo hướng của
mình.
- Ý thức chấp hành luật về BVMT của nhiều tổ chức, cá nhân còn yếu và thiếu
chế tài xử phạt.
3. Các hoạt động bảo vệ môi trường
- Tiến hành quy hoạch làng nghề truyền thống, tách khu sản xuất ra khỏi khu dân
cư, quan tâm tới quy hoạch hạ tầng cho các làng nghề phát triển bền vững
- Định mức và thu lệ phí môi trường đối với các hộ, tổ sản xuất để triển khai và
duy trì các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của xã.
- Thành lập đội quản lý vệ sinh môi trường của làng
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi
trường và sức khỏe cộng đồng
- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất
- Sản xuất sạch hơn.
31
CHƯƠNG 5.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Kiến nghị
Sau những ngày thực tập tiến hành thu thập số liệu, điều tra, phỏng vấn người
dân trên địa bàn phường Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh với những đánh giá về hiện
trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường của xã và sau khi tìm hiểu tâm tư
nguyện vọng của người dân. Nhóm thực tập chúng tôi xin đưa ra một só kiến nghị như
sau:
Xã nên nhanh chóng xây dựng hệ thống nước sạch để người dân có nước sạch để
sử dụng thay cho nước nhiễm đá vôi và nhiễm sắt hiện tại, bên cạnh đó, chính quyền
xã nên tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho người dân nhằm nâng cao sức khỏe, sớm
phát hiện và phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa,… có thể xảy ra.
Cùng với đó, chính quyền xã nên hỗ trợ ngân sách giúp người dân xây dựng hệ
thống đường làng bằng bê tông, xây dựng hệ thống cống nước thải, xây dựng hệ thống
thu gom rác thải theo hợp đồng, đồng thời, cần hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước
thải cho xã tránh đổ trực tiếp xuống sông mà chưa xử lý.
Trong sản xuất nông nghiệp, cần tuyên truyền và hướng dẫn người dân hạn chế
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu gom vỏ bao đúng nơi quy định để xử lý.
Ngoài ra, xã cần tăng cường phát triển khai thác các hoạt động vệ sinh môi
trường thường xuyên hơn, có các hình thức xử phạt nghiêm minh với các trường hợp
vi phạm gây ô nhiễm môi trường.
Về lâu dài, các hộ cần đăng ký sản xuất trong các khu chăn nuôi tập trung, đưa
các trang trại ra ngoài đồng theo quy hoạch; xây dựng và sử dụng loại nhà tiêu hai
ngăn, hay nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh.
II. Giải pháp
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động đã và đang diễn ra tại
phường Châu Khê khiến cả làng nghề luôn ngập chìm trong ô nhiễm, sức khỏe và tuổi
thọ của người dân bị hủy hoại nghiêm trọng, chính quyền địa phương cũng đã tiến
hành nhiều giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm như: xây dựng cụm công nghiệp tập trung
bao gồm cả việc di dời và tập hợp các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ của xã thành hai khu công
nghiệp sản xuất sắt thép (được xây dựng vào năm 2005 - 2006 và năm 2010) , thường
xuyên tuyên truyền nhắc nhở xử phạt những cơ sở gây ô nhiễm. Có thể kể đến dự án
Phần Lan xây dựng ống khói cao đã được tiến hành và đưa vào thử nghiệm xong mới
chỉ giảm được một phần không đáng kể lượng khói, khí thải độc hại ra khu sản xuất và
khu dân cư.

32
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, các nỗ lực đó chưa phát huy hiệu quả. Số cơ sở,
lò đúc thép tập trung trong khu dân cư còn rất lớn, các lò vẫn ngày đêm nhả khói và xả
thải. Mặt khác, các chủ cơ sở sản xuất vì lợi nhuận xuất vẫn tiếp tục mở rộng quy mô
sản xuất, cố tình vi phạm đầu độc môi trường. Tình trạng suy thoái môi trường ở Đa
Hội thực sự đáng báo động, gây ra nhiễm hậu quả khôn lường. Đây cũng là kết cục tất
yếu của sự phát triển làng nghề tự do không kiểm soát, sự kém ý thức của con người,
sự yếu kém, lỏng lẻo trong quản lý của chính quyền địa phương.
Để giải quyết triệt để vấn đề này, cơ quan chức năng cần thiết phải đưa ra các
chính sách, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm tại xã, đặc biệt là môi trường
không khí và hướng tới phát triển bền vững lảng nghề gắn liền với bảo vệ môi trường,
tất cả các loại chất thải từ các cơ sở sản sản xuất làng nghề đều phải được xử lý đạt
tiêu chuẩn trước khi xả thải. Từ đó, tạo lập và nâng cao hình ảnh “Làng nghề thân
thiện với môi trường”.
1. Giải pháp quy hoạch xây dựng phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
Tiến hành quy hoạch, xây dựng các khucông nghiệp tập trung có đầu tư xây dựng
các hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, áp dụng đồng bộ công
nghệ xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn … sau đó di chuyển các cơ sở sản xuất
ra khỏi khu dân cư.
Hiện nay, việc áp dụng các công nghệ xử lý, giảm thiếu ô nhiễm môi trường của
các doanh nghiệp thực hiện không nghiêm túc. Một số doanh nghiệp đã đầu tư hoặc
được các dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống môi trường nhưng không vận hành,
vận hành không thường xuyên hoặc hiệu quả xử lý môi trường thấp. Việc sắp xếp, bố
trí các dự án đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Vì vậy, cần phải đẩy
nhanh tiến độ xây dựng công nghệ xử lý nước thải sản xuất tại làng nghề tại tiêu
chuẩn.
Xây dựng hệ thống quan trắc tự động để dễ dàng quản lý và giám sát, kiểm tra
chất lượng nước thải tại làng nghề để có hệ thống cơ sở dữ liệu và kịp thời phát hiện
các trường hợp xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ứng dụng các công cụ tin học
GIS, viễn thám để đơn giản hóa công tác quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý
nhà nước và tại cơ sở sản xuất.
2. Giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng đồng
Trên thực tế người lao động và người dân làng nghề chưa thực sự nhận thức được
nghĩa vụ bảo vệ môi trường từ chính cá nhân, bản thân mình mà thay vào đó, họ mặc
định coi việc bảo vệ môi trường là việc của các cấp chính quyền và trông chờ vào bên
ngoài trong việc cải thiện chất lượng môi trường sống của chính họ. Vì vậy, xã cần
thiết phải chú trọng việc giáo dục môi trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng
trong việc bảo vệ môi trường, làm cho các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất trong làng
33
nghề nhận thức được rằng bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mỗi người trước hết vì
sức khoẻ của chính bản thân những người lao động và nhân dân trong làng. Việc nâng
cao nhận thức của người dân có thể đạt được dưới nhiều hình thức như: Sử dụng các
phương tiện truyền thanh của thôn, xã để thông báo, nhắc nhở mọi người giữ vệ sinh
chung, tăng cường các khẩu hiệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường ở nơi công cộng,
tổ chức cho các hộ sản xuất ký cam kết về bảo vệ môi trường …
Bên cạnh đó, trong những năm qua, chất thải của các hộ sản xuất tự do thải vào
môi trường và các chủ cơ sở sản xuất hầu như không có trách nhiệm gì đối với việc đổ
thải, là nguyên nhân trực tiếp gây nên ô nhiễm môi trường trên diện rộng và ngày càng
trầm trọng. Do đó, xã cần thiết phải thực hiện việc thu phí môi trường đối với các hộ
sản xuất dưới hình thức tiến hành thu một số tiền nhất định từ các hộ gia đình theo
khối lượng chất thải, thải ra môi trường. Số tiền này được đưa vào quỹ bảo vệ môi
trường của xã dùng để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Biện pháp kỹ thuật và công nghệ
Trước hết, xã cần chú trọng đầu tư các phương tiện bảo hộ lao động như: quần áo
bảo hộ, mũ bảo hộ, kính chuyên dụng, ủng bảo hộ cho những người trực tiếp sản xuất
trong các lò nung sắt thép.
Bên cạnh đó, việc thay thế, đổi mới, cải tiến các trang, thiết bị, máy móc, lò
nung, ống khói xả khí thải độc hại như thiết kế lắp đặt hệ thống chụp hút khí tạo các vị
trí phát sinh chất ô nhiễm độc hại, nâng cao ống khói lò nung là vô cùng quan trọng
nhằm giảm lượng khí thải, tạo nên các cơ sở sản xuất sạch hơn, tăng năng suất sản
xuất lượng sắt thép cho xã, đồng thời tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất được dễ dàng
tiếp cận với công nghệ và thiết bị mới trong quy trình sản xuất vừa và nhỏ.
Ngoài ra, chính quyền xã tập trung quy hoạch khu vực lưu trữ chất thải rắn và
chất thải nguy hại bằng việc xây dựng các hố lưu giữ có tường bao quanh, nền chống
thấm bê tông, các hố này phải có nhiều ngăn để chứa riêng chất thải nguy hại và chất
thải không nguy hại.
4. Giám sát chất lượng môi trường
Chính quyền xã cần tổ chức quan trắc, đo đạc, phân tích ghi nhận và kiểm soát
một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất lượng môi trường, trên cơ sở đó đề
xuất các biện pháp xử lý, bảo vệ môi trường. Đây là biện pháp đòi hỏi quan điểm đầu
tư phù hợp về nguồn nhân lực và vật lực, bởi vì nó là một quá trình tổng hợp các biện
pháp kỹ thuật, công nghệ và kiểm soát chất thải của doanh nghiệp. Nếu làm tốt việc
này thì đây sẽ là giải pháp bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu nhất đối với quá trình
phát triển kinh tế xã hội trong chiến lược phát triển bền vững.
5. Quản lý tại cơ sở sản xuất

34
Xã cần tăng cường việc quản lý hệ thống cấp thoát nước, giảm lượng nước đã và
đang sử dụng trong sản xuất, góp phần làm giảm lượng nước thải ra khu sản xuất cũng
như các hộ dân cư. Bên cạnh đó, việc thông gió tự nhiên tại các xưởng sản xuất sắt
thép cần được quan tâm nhằm làm giảm nhiệt độ tỏa ra cũng như giảm nồng độ các
chất, khí thải độc hại như CO, CO2, SO2,… thải ra trong quá trình nung sắt thép.
6. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải.
Chính quyền phường Châu Khê nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung cần tiếp tục
xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, bộ máy
quản lý về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải; tổ chức quản lý, kiểm
tra khí thải phương tiện cơ giới đường bộ theo các tiêu chuẩn đã ban hành; đồng thời,
chú trọng, tập trung vào việc quản lý và giảm thiểu chất thải lỏng gây ô nhiễm do hoạt
động giao thông vận tải gây ra, đặc biệt, tỉnh cần thiết phải quan tâm đến việc quản lý
nước thải sinh hoạt do hoạt động giao thông vận tải đường sắt, đường thủy nội địa,
nước thải từ hoạt động y tế giao thông vận tải...Bên cạnh đó, đầu tư, tăng cường tuyên
truyền, đào tạo nâng cao năng lực quản lý về môi trường trong giao thông vận tải, đẩy
mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong giao thông vận tải nhằm kiểm soát và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
Trước mắt, người dân làng Đa Hội có thể thực hiện một số giải pháp thủ công
như tưới nước ở đường để giảm bớt lượng bụi, trồng thêm cây xanh, đống kính các
cửa, xây tường cách âm… Về lâu dài, chính quyền xã nên đầu tư bê tông hóa đường xá
và thường xuyên bảo dưỡng, đòng thời khuyến khích người dân sử dụng các phương
tiện chuyên chở để giảm bớt lượng phương tiện vận chuyển.
7. Các giải pháp quản lý
7.1. Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường đối với
các cơ sở sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề và tiến hành phân loại các
cơ sở sản xuất theo các mức độ ô nhiễm. Có chế tài xử lý thật mạnh đối với những cơ
sở không tuân thủ nghiêm túc việc bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như cắt điện, không
cho vay vốn... đối với các cơ sở này.
7.2. Xây dựng và ban hành chính sách
Chính quyền xã cần tổ chức rà soát, bổ sung xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng, cơ
sở đồng bộ hệ thống cấp thoát nước mặt và trạm xử lý nước thải tập trung, bố trí diện
tích đất lưu giữ chất thải công nghiệp tại các cơ sở trong khu công nghiệp; trong các
làng nghề phải có các cán bộ kỹ thuật về an toàn lao động, giám sát và quản lý chất
lượng môi trường giúp chính quyền thôn đôn đốc việc thực hiện các quy định của nhà
nước và địa phương về bảo đảm vệ sinh môi trường, thực hiện nội quy vệ sinh có gắn
kết với các tiêu chí bình xét, công nhận làng văn hoá và gia đình văn hoá.
35
Đồng thời, trong làng nghề của xã phải có các cán bộ kỹ thuật về an toàn lao
động, giám sát và quản lý chất lượng môi trường giúp chính quyền thôn đôn đốc việc
thực hiện các quy định của nhà nước và địa phương về bảo đảm vệ sinh môi trường.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phải thành lập tổ, nhóm
làm công tác vệ sinh môi trường trong phạm vi hoạt động tại cơ sở và tham gia các
hoạt động giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm và khu công nghiệp.
Tăng cường sự phối kết hợp của các tổ chức chính trị xã hội, các Đoàn thể quần
chúng trong công tác giáo dục truyền thông môi truờng, thông qua các hoạt đông tuyên
truyền vận động, phát huy có hiệu quả hệ thống các phương tiện truyền thông đại
chúng, biểu dương, khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt.
Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp
làng nghề:
Chủ đầu tư các dự án này cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với
các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp tập trung trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt trước khi khởi công xây dựng.
Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp của xã chỉ được ký hợp đồng thuê đất
hoặc nhận giao đất sau khi đã có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
Chính quyền phường Châu Khê cần khuyến khích các cơ sở sản xuất sắt thép trong
làng nghề của xã khai thác nước mặt vào phục vụ nước sản xuất công nghiệp nếu
nguồn nước mặt là sẵn có, góp phần vào việc tiết kiệm lượng nước nguồn đầu vào
cũng như giảm lượng nước thải công nghiệp ra khu công nghiệp và khu dân cư.

36
C. KẾT LUẬN
Hoạt động kinh tế và bảo vệ môi trường luôn có mối liên hệ tác động qua lại, mật
thiết với nhau. Vừa có sự hỗ trợ thúc đẩy nhau phát triển, vừa có những hạn chế lẫn
nhau. Do đó, cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường sao cho chúng phát huy tốt nhất những ảnh hưởng tích cực lên nhau nhưng lại
vừa hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực giữa chúng.
Làng nghề sắt thép Đa Hội là một trong những làng nghề truyền thống đặc trưng
của nông dân Việt Nam. Sắt thép đã gắn liền với người dân Đa Hội qua nhiều thế hệ
và ngày càng phát triển, sản phẩm của làng nghề đã được tiêu thụ và sử dụng rộng rãi
khắp miền Bắc.
Tuy nhiên, do công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu sự quan tâm của chính quyền
cũng như ý thức của các doanh nghiệp sản xuất cùng người dân còn kém, nên đã gây
ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của
người dân.
Chính vì thế để bảo vệ chính cuộc sống của người dân, cần có sự chung tay của
các cấp chính quyền cùng nhân dân để xây dựng một làng nghề Đa Hội “Xanh-Sạch-
Đẹp-Phát triển hiện đại”

37
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2013. Báo cáo tình hình thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại làng nghề tỉnh Bắc Ninh năm
2013. Bắc Ninh tháng 9 năm 2013
2. Đoàn Kiểm Tra Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2013. Báo cáo Kết quả kiểm tra
công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và
Nam Định năm 2013. Hà Nội tháng 9 năm 2013
3. Cục Kiểm Soát ô nhiễm Tổng cục Môi trường, 2013. Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “
Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các
cơ sở sản xuất, dịch vụ tại các làng nghề: tái chế phế liệu; giết mổ; sản xuất vật liệu
xây dựng; thuộc da; cơ kim khí; chế biến lương thực; thực phẩm… và các cum công
nghiệp làng nghề” năm 2013. Hà Nội tháng 12 năm 2013
4. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2008. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT, Hà Nội
5. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2008. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT, Hà Nội
6. Bộ tài nguyên và môi trường (2013) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về chất
lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT), Hà Nội
7. Bộ tài nguyên và môi trường (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về
tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT), Hà Nội
8. Bộ tài nguyên và môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về
giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất (QCVN 03:2008/BTNMT), Hà Nội
9. Luận văn tốt nghiệp – Đào Mạnh Thông – Khoa Quản lý kinh tế môi trường 41B–
trường ĐH kinh tế Quốc Dân
10. Báo cáo kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn các
tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Nam Định năm 2013.
11. Báo cáo môi trường quốc gia 2013: Môi trường không khí
12. http://khaihoanvn.com.vn/?
page=news_detail&category_id=3267&id=5935&portal=khaihoan
13. http://www.vietnamplus.vn/day-lui-o-nhiem-lang-nghe-o-bac-ninh-can-manh-
tay/175630.vnp

38
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHÓM 9 THU THẬP ĐƯỢC TỪ THỰC TẾ
Xưởng sản xuất

39
40
Rác thải vứt bừa bãi dọc 2 bên đường đi

41
Xỉ than

Dòng sông Ngũ Huyện Khê bị ô nhiễm

42
Nước sinh hoạt cuả người dân bị nhiễm phèn, vẩn đục

43
Nước thải được đổ trực tiếp ra kênh, sông chưa qua xử lý

44
Ô nhiễm bụi do giao thông vận tải

45

You might also like