You are on page 1of 91

UBND TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Hoàng Thị Lệ Thu, Hoàng Mai Thảo

BÀI GIẢNG

CANH TÁC HỌC

(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG)
Mã số môn học: DCS222
Số tín chỉ: 02
MỤC LỤC
BÀI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÍ HẬU VÀ CƠ CẤU CÂY TRỒNG .................................................3
1.1 Vai trò của các yếu tố khí hậu đối với cây trồng..................................................3
1.2 Ánh sáng và cây trồng.........................................................................................3
1.2.1 Vai trò của ánh sáng.........................................................................................3
1.2.2 Chế độ ánh sáng................................................................................................5
1.2.3 Phản ứng của cây đối với ánh sáng...................................................................6
1.2.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng....................................9
1.3. Nhiệt độ và cây trồng........................................................................................10
1.3.1 Vai trò của nhiệt độ........................................................................................10
1.3.2 Chế độ nhiệt....................................................................................................14
1.3.4 Phản ứng của cây trồng đối với nhiệt độ.........................................................14
1.3.5 Một số biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nhiệt độ...................................15
1.4 Không khí và cây trồng..................................................................................15
1.4.1 Vai trò của các chất khí đối với cây................................................................15
1.4.2. Quan hệ giữa không khí đất và không khí khí quyển.....................................17
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÂY TRỒNG ................................................................18
2.1 Khái niệm và ý nghĩa của hệ thống cây trồng trong nông nghiệp......................18
2.1.1. Khái niệm vê hệ thống cây trồng...................................................................18
2.1.2. Ý nghĩa của hệ thống cây trồng.....................................................................18
2.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống cây trồng......................................19
2.2.1 Hệ thống cây trồng và các yếu tố khí hậu.......................................................19
2.2.2 Hệ thống cây trồng và đất trồng......................................................................26
2.2.3 Hệ thống cây trồng và cây trồng.....................................................................30
2.2.4 Hệ thống cây trồng và các hình thức gieo trồng..............................................34
2.2.5 Hệ thống cây trồng và quần thể sinh vật.........................................................38
2.2.6 Hiệu quả của hệ thống cây trồng.....................................................................39
CHƯƠNG 3: LUÂN CANH CÂY TRỒNG ..............................................................41
3.1 Khái niệm và ý nghĩa của luân canh trong trồng trọt.........................................41
3.1.1 Khái niệm về luân canh..................................................................................41
3.1.2 Ý nghĩa của luân canh.....................................................................................42
3.2 Hiệu quả của luân canh cây trồng trong sản xuất nông nghiệp..........................43
3.2.1 Hiệu quả kinh tế..............................................................................................43
3.2.2 Hiệu quả xã hội...............................................................................................43
3.2.3 Hiệu quả môi trường.......................................................................................44
3.3 Vị trí của cây trồng trong luân canh...................................................................45
3.3.1. Quan hệ giữa các loại cây trồng theo thời gian..............................................45
3.3.2 Vị trí cây trồng theo không gian.....................................................................46
3.4 Các hình thức luân canh....................................................................................46
CHƯƠNG 4: LÀM ĐẤT CHO CÂY TRỒNG ........................................................50
4.1 Khái niệm và nhiệm vụ của làm đất trong sản xuất trồng trọt............................50
4.1.1 Khái niệm về làm đất......................................................................................50
4.1.2 Nhiệm vụ của làm đất.....................................................................................50
4.2 Ảnh hưởng của làm đất đến đất.........................................................................51
4.2.1 Ảnh hưởng của làm đất đến hoá tính đất........................................................51
4.2.2 Ảnh hưởng của làm đất đến lý tính đất...........................................................51
4.2.3 Ảnh hưởng của làm đất đến sinh học đất........................................................53
4.3 Biện pháp làm đất..............................................................................................60
4.3.1 Làm đất cho cây trồng nước...........................................................................65
4.3.2 Làm đất cho cây trồng cạn..............................................................................70
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC .....................................................74
5.1. Hệ thống canh tác du canh................................................................................74
5.1.1. Khái niệm......................................................................................................74
5.1.2. Đặc điểm chung của hệ thống canh tác du canh.............................................74
5.1.3. Những vấn đề của hệ thống...........................................................................74
5.1.4. Giải pháp cho hệ thống canh tác du canh.......................................................74
5.2. Hệ thống canh tác bỏ hóa.................................................................................74
5.2.1. Khái niệm......................................................................................................74
5.2.2. Đặc điểm chung của hệ thống canh tác bỏ hóa..............................................75
5.2.3. Những vấn đề của hệ thống...........................................................................76
5.2.4. Hướng phát triển của hệ thống.......................................................................76
5.3. Hệ thống canh tác cố định trên đất cao.............................................................77
5.3.1. Khái niệm......................................................................................................77
5.3.2. Đặc điểm chung của hệ thống canh tác cố định.............................................77
5.3.3. Những vấn đề của hệ thống...........................................................................78
5.3.4. Hướng phát triển của hệ thống.......................................................................79
5.4. Hệ thống canh tác cây lâu năm.........................................................................79
5.4.1. Khái niệm......................................................................................................79
5.4.2. Đặc điểm chung của hệ thống canh tác cây lâu năm......................................80
5.4.3. Những vấn đề của hệ thống...........................................................................81
5.4.4. Hướng phát triển của hệ thống.......................................................................81
5.5. Hệ thống canh tác lúa.......................................................................................82
5.5.1. Xu hướng và những vấn đề của hệ thống canh tác lúa...................................82
5.5.2. Những ưu tiên đối với hệ thống canh tác lúa.................................................83
5.6. Hệ thống canh tác lúa - cá.................................................................................84
5.6.1. Khái niệm......................................................................................................84
5.6.2. Đặc điểm chung của hệ thống........................................................................84
5.6.3. Những vấn đề của hệ thống...........................................................................84
5.6.4. Hướng phát triển của hệ thống.......................................................................85
5.7. Hệ thống canh tác VAC....................................................................................85
5.7.1. Khái niệm......................................................................................................85
5.7.2. Đặc điểm của hệ thống VAC.........................................................................86
5.7.3. Những vấn đề của hệ thống...........................................................................87
5.7.7. Hướng phát triển của hệ thống.......................................................................87
BÀI MỞ ĐẦU

Trước kia khái niệm về canh tác học là một hoạt động sản xuất, là môn khoa
học nông nghiệp nói chung. Sau khi lao động được phân công, các bộ môn phát triển,
môn canh tác học được lý giải là một bộ phận của hoạt động sản xuất nông nghiệp,
nghĩa rộng chính là cây trồng. Sau này bộ phận của hoạt động sản xuất đó được gọi là
canh tác học. Loại hoạt động này có quan hệ trực tiếp với đất (làm đất, bón phân, và
luân canh cây trồng...)
Do khái niệm môn canh tác có thay đổi nên nội dung môn học này cũng thay
đổi: là môn khoa học về lý luận sản xuất. Một số nhà khoa học nông nghiệp nước Nga
trước kia đã giải thích canh tác học bao quát toàn bộ khoa học trồng trọt, đến thể kỷ 19
mới chấm dứt quan niệm này.
Giáo trình phổ thông canh tác ra đời trong thể kỷ 19. Sách giáo khoa đương thời
nội dung bao gồm làm đất, luân canh, bón phân. Ngoài ra có học thuyết cải lương về
đất, giống và kiểm nghiệm giống. Một số sách giáo khoa khác lại đề cập đến vấn đề
thu hoạch (cây trồng), nguyên lý phòng trừ sâu bệnh.
Trong thể kỷ 19 khoa học nông nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt khi sinh lý
thực vật học phát triển. Do thành tựu nghiên cứu khoa học và yêu cầu của sản xuất cho
phép, môn nông hóa, học thuyết cải lương đất, nông nghiệp cơ giới hóa được tách ra
thành môn độc lập. Nội dung còn lại là những vấn đề kỹ thuật chung nhất của ngành
trồng trọt như luân canh, làm đất, trừ cỏ dại. Về sau canh tác học cũng trở thành môn
độc lập. Trước hết do William đề xướng ra nội dung và nhiệm vụ, cho đến nay nội
dung đó càng được nghiên cứu sâu và đạt nhiều thành tựu tốt đẹp góp phần nâng cao
độ phì và năng suất cây trồng đáng kể.
Canh tác học của nước ta vừa quán triệt nội dung cơ bản trên, vừa mang tính
đặc thù của canh tác học nhiệt đới. Vì điều kiện nhiệt đới chi phối sinh trưởng phát
triển của cây trồng, từ đó chi phối chế độ canh tác.
Canh tác học là một khoa học cơ sở của ngành trồng trọt, rất gần gũi với môn
cây trồng và môn thổ nhưỡng học.
Canh tác học và môn cây trồng đều có mục đích tăng năng suất cây trồng,
nhưng môn cây trồng chỉ nghiên cứu những biện pháp tác động vào từng cây còn canh
tác học vừa nghiên cứu biện pháp tăng năng suất cây trồng đồng thời thông qua trồng
trọt phải làm tăng độ phì của đất. Canh tác học không những chỉ làm tăng năng suất
của một loại cây trồng mà là các cây trồng trong hệ thống luân canh đó.
Canh tác học cũng như thổ nhưỡng học đều nghiên cứu biện pháp nâng cao độ
phì của đất, nhưng thổ nhưỡng học nghiên cứu quy luật phát sinh và phát triển độ phì
đồng thời tìm biện pháp định hướng độ phì theo chiều có lợi năng suất cây trồng. Canh
tác học không nghiên cứu quy luật trên mà nghiên cứu nguyên lý kỹ thuật tác động
làm cho mối quan hệ qua lại giữa cây trồng và đất phát triển theo hướng có lợi cho
1
việc nâng cao độ phì - kết hợp chặt chẽ giữa việc nâng cao độ phì và tăng năng suất
cây trồng.
Do quan hệ gần gũi giữa canh tác với hai môn cây trồng và thổ nhưỡng do đó
có một thời kỳ người ta tưởng rằng đem tách nội dung của canh tác học và nhập vào
hai môn trên sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Ngoài ra, môn canh tác học còn có liên quan chặt chẽ với nông hóa, sinh lý thực
vật, vi sinh vật của đất, thủy nông, cơ giới hóa nông nghiệp...

2
CHƯƠNG 1: KHÍ HẬU VÀ CƠ CẤU CÂY TRỒNG

1.1 Vai trò của các yếu tố khí hậu đối với cây trồng
Từ khi biết trồng trọt, con người luôn luôn đặt câu hỏi liệu thông qua các biện
pháp kỹ thuật trồng trọt có đạt năng suất cây trồng cao hay không? Và đạt năng suất
bao nhiêu? Mặc dù thiếu những minh họa bằng số liệu nhất là thời trung cổ, nhưng sau
này đã có những thông báo về những vấn đề có tính quy luật. Thông báo đầu tiên do
nhà nghiên cứu người Pháp Turgot đưa ra năm 1766, ông kết luận rằng: Việc tăng
năng suất cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường.
Cho đến nay khoa học đã thừa nhận rằng: Thực vật nói chung và cây trồng nói
riêng muốn sống, sinh trưởng, phát triển đòi hỏi phải có đầy đủ các yếu tố sinh trưởng là
ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước và dinh dưỡng. Trong đó ánh sáng, nhiệt độ, lượng
mưa, và độ ẩm không khí chính là các yếu tố khí hậu.
Wiliam đã nêu điều kiện cây trồng đạt sản lượng cao như sau: “ Chỉ trong điều kiện
thỏa mãn lượng tối đa các yếu tố sinh trưởng theo yêu cầu của mỗi giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của cây trồng thì mới thu được năng suất cao và ổn định. Đó là nguyên lý nông
học để đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao chưa từng có”.
Theo ông “nếu đảm bảo đủ yếu tố sinh trưởng thì cây trồng có thể cho sản
lượng cao vô hạn. Trừ ánh sáng mặt trời và nhiệt độ ra thì không gì có thể hạn chế việc
tăng năng suất. Nhưng số lượng ánh sáng và nhiệt độ vô cùng nhiều, con người mới
chỉ lợi dụng được một lượng nhỏ mà thôi”.
Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất của trái đất, ánh sáng mặt trời đã ảnh
hưởng đến quá trình cơ bản của mọi sự sống. Những tia sáng có bước sóng nhất định
ảnh hưởng đến quang hợp và qua đó ảnh hưởng đến việc tổng hợp chất hữu cơ. Quá
trình này chỉ xảy ra dưới tác động tổng hợp của nhiệt độ và tia sáng có hoạt tính sinh
lý. Nhiệt độ một mặt ảnh hưởng đến quá trình tạo ra chất hữu cơ, mặt khác lại ảnh
hưởng đến sự tiêu hao chất hữu có thông qua hô hấp, ảnh hưởng đến việc hút chất dinh
dưỡng, hút nước, vận chuyển và thoát hơi nước. Ngoài ra các quá trình sinh học quan
trọng cho sự sinh trưởng của cây trong đất cũng phụ thuộc vào nhiệt độ. Lượng mưa
hàng năm và phân bố mưa qua các tháng trong năm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống
cây trồng và luân canh cây trồng trong điều kiện thủy lợi không phát triển, nó quyết
định hệ thống cây trồng và luân canh một vùng.
Diễn biến của tất cả các quá trình chịu ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ phụ
thuộc vào điều kiện địa lý của từng vùng (diễn biến nhiệt độ, ánh sáng trong năm và
chu kỳ ngày đêm). Các loại và giống cây trồng ở mỗi vùng phải phù hợp với diễn biến
của điều kiện nhiệt độ và ánh sáng của vùng đó.
1.2 Ánh sáng và cây trồng
1.2.1 Vai trò của ánh sáng

3
Nguồn năng lượng của giới sinh vật bắt nguồn trực tiếp hay gián tiếp từ năng
lượng bức xạ mặt trời. Cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời, đồng thời lợi
dụng hóa năng do CO2 và nước sinh ra trong quá trình quang hợp tạo thành các chất hữu
cơ giàu năng lượng. Năng lượng mà cây xanh cố định được động vật và sinh vật dị
dưỡng khác tiêu dùng biến thành nhiệt và tỏa mất đi.
Phương trình tổng quát của quang hợp được biểu diễn như sau:
Ánh sáng
6 CO2 + 6 H2O C6H12O6
Diệp lục
Cây xanh tạo ra 1 phân tử đường 6 Cacbon từ 6 phân tử CO 2 và 6 phân tử H2O,
như vậy là cố định được 686kCal.
Cường độ ánh sáng mặt trời phát ra trong bầu khí quyển là 2cal/cm 3/phút, được
gọi là hằng số ánh sáng. Ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất đi qua bầu khí quyển
một phần bị phản xạ trở lại và bị hấp phụ bởi tầng khí quyển, còn một phần ánh sáng
xuống tới mặt đất được gọi là ánh sáng tới.
Để đánh giá khả năng sử dụng ánh sáng trong quang hợp người ta dùng hệ
số sử dụng quang năng E:
Năng lượng hóa học thực K.W K.W
E = = =
Tổng số bức xạ tới S S1. T
Trong đó:
K – nhiệt đốt 1g chất khô (Cal/g)
W – lượng chất khô tăng (g/m2)
S – tổng bức xạ tới (cal/m2)
S1 – Bức xạ bình quân ngày (cal/m2/ngày)
T – số ngày
Năng lượng dùng trong nông nghiệp được tính là Cal/cm2/ngày.
Trong thực tế một quần thể ruộng cây trồng từ gieo đến thu hoạch chỉ có thể
hấp thu tối đa 50% năng lượng tới. Trong đó cây xanh chỉ sử dụng năng lượng của các
tia sáng có bước sóng 0,4 – 0,7µm. Những tia đó được gọi là tia có hoạt tính sinh lý và
những tia này chỉ chiếm 50% năng lượng tới. Vậy năng lượng quần thể sử dụng cho
quang hợp là 0,5 x 0,5 = 0,25. Hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng của phản ứng quang
hợp là 0,28. Trong đó 8% tiêu hao cho hô hấp, còn 20% năng lượng được tích lũy. Vậy
theo lý thuyết, hệ số sử dụng quang năng là 0,25 x 0,2 = 0,05.
Thí nghiệm của chương trình sinh học Quốc tế Nhật Bản cho thấy hệ số sử dụng quang
năng từ 2,83 – 3,23% (Kanda 1975), đối với ngô cao nhất là 4,53%. Ở Việt Nam nếu
năng suất lúa đạt 5 tấn/ha/vụ thì hệ số sử dụng quang năng mới đạt 1%. Vậy theo lý
thuyết ta có thể tác động các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất cây trồng.

4
1.2.2 Chế độ ánh sáng
Chế độ ánh sáng của một vùng là diễn biến bức xạ mặt trời của vùng đó trong
một năm. Chế độ ánh sáng biểu hiện ở hai mặt là thời gian chiếu sáng hay độ dài ngày
và cường độ chiếu sáng. Kể cả cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng hay lượng
năng lượng chiếu xuống trái đất thay đổi theo vĩ độ địa lý. Trong khi ở xích đạo sự
chênh lệch về thời gian chiếu sáng trong ngày qua các tháng trong năm không đáng kể
và đạt 12 giờ chiếu sáng/ngày, thì biến động về thời gian chiều sáng trong năm tăng
dần theo vĩ độ tăng và đạt cao nhất ở hai cực bắc và nam. Ở đây mùa hè thời gian
chiếu sáng 24 giờ/ngày và mùa đông có vài tuần không có ánh sáng.
Bảng 1.1. Độ dài ngày ở các vĩ độ khác nhau
Vĩ độ (độ) Ngày dài nhất (giờ) Ngày ngắn nhất (giờ)
0 12,00 1200
30 13,56 10,04
60 18,30 5,30
70 24,00 0,00
Qua bảng trên ta thấy ở vĩ độ 70 vĩ độ bắc ngày dài nhất rơi vào mùa hè và đạt
24h chiếu sáng/ngày, mùa đông ngày ngắn nhất là 0 giờ chiếu sáng. Ở đây số ngày dài
cũng nhiều hơn so với cùng vĩ độ thấp. Ở vĩ độ 60 vĩ bắc ngày dài nhất đạt khoảng
18,30 giờ chiếu sáng /ngày và ngày ngắn nhất là 5,3h chiếu sáng/ngày.
Sự chênh lệch về độ dài ngày giảm dần theo chiều giảm của vĩ độ địa lý, việc
chuyển từ ngày ngắn dưới 12h chiếu sáng sang ngày dài trên 12 chiếu sáng rơi vào
tháng 3 và ngược lại từ ngày dài sang ngày ngắn rơi vào tháng 9.
Sự thay đổi về cường độ ánh sáng chiếu xuống trái đất không thể mô tả theo vĩ
độ địa lý. Nơi nào mặt trời vuông góc với mặt đất thì nơi đó cường độ ánh sáng lớn
nhất. Như vậy sẽ gây nên sự bốc hơi nước mạnh và tạo thành mây làm giảm cường độ
ánh sáng chiếu xuống mặt đất. Chính vì thế mà cường độ ánh sáng lớn nhất lại đo
được ở nơi không có sự bốc hơi nước và có mây. Vùng khô hạn giữa vĩ độ 15 – 30 Bắc
và Nam là vùng có cường độ ánh sáng lớn. Vì vậy mà độ che phủ của mây trên bầu
trời ánh hưởng cường độ ánh sáng chiếu xuống mặt đất cũng như ảnh hưởng tới chất
lượng ánh sáng.
Bảng 1.2. Độ che phủ của mây trung bình ở các vĩ độ khác nhau (%)
Xích đạo
N 60 50 40 30 20 10 0 10 20 30 40 50 60 S
% 61 48 49 42 40 50 58 57 48 46 56 66 75

5
Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện chiếu sáng thuận lợi, cây
trồng có thể sinh trưởng quanh năm. Tuy nhiên ở các tháng khác nhau số giờ nắng và
năng lượng bức xạ cũng khác nhau.

Bảng 1.3. Năng lượng bức xạ và giờ nắng ở Hà Nội


Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Kcal/cm2 6,5 3,4 4,5 8,7 12,0 12,8 14,0 12,0 11,6 10,3 7,8 6,8
Số giờ nắng 85 54 47 93 189 160 195 184 178 186 148 121
1.2.3 Phản ứng của cây đối với ánh sáng
Cây trồng khi sống lâu đời dưới chế độ ánh sáng nhất định đã hình thành nên
tính thích nghi với điều kiện ánh sáng đó. Sự thích nghi đó được gọi là phản ứng của
cây đối với ánh sáng.
Như đã trình bày, chế độ ánh sáng thể hiện ở hai mặt là cường độ ánh sáng và
thời gian chiếu sáng trong ngày nên cây trồng cũng phản ứng với ánh sáng trên hai mặt
đó.
Căn cứ vào tính thích nghi của cây với cường độ ánh sáng nên người ta đã chia
cây trồng thành các nhóm:
- Nhóm cây ưa sáng gồm các cây trồng sống tốt trong điều kiện cường độ ánh
sáng mạnh. Khi gặp điều kiện ánh sáng yếu những cây này sinh trưởng phát triển kém
và cho năng suất thấp. Những cây trồng thuộc nhóm này như lúa, ngô, mía, đay,
bông...
- Nhóm cây ưa bóng gồm các loại cây thích nghi với cường độ ánh sáng yếu.
Nhóm cây này thường sinh trưởng, phát triển tốt dưới điều kiện ánh sáng tán xạ và vì
vậy thường được trồng dưới các tán cây trồng khác như cây gừng, giềng.
- Nhóm cây chịu bóng là những cây có thể sống, sinh trưởng và cho năng suất
cao trong cả điều kiện cường độ ánh sáng cao cũng như cường độ ánh sáng thấp.
Thuộc nhóm này cho một số loài đậu, chè, cà phê...
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến các nhóm cây trồng khác nhau chủ yếu
là thông qua ảnh hưởng của nó tới hoạt động quang hợp.
Quang hợp là khả năng của cây xanh có thể tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ
cacbonic của không khí và nước, năng lượng dùng cho quá trình này là năng lượng
ánh sáng mặt trời.
Ban đêm không có ánh sáng cho nên hoạt động quang hợp không xảy ra, không
có sự tổng hợp chất hữu cơ, mà chỉ có hoạt động hô hấp làm tiêu hao chất khô. Buổi
sáng khi có ánh sáng mặt trời cây bắt đầu quang hợp, lúc cường độ ánh sáng thấp thì
cường độ quang hợp tăng tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng. Cường độ ánh sáng mà
tại đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau gọi là điểm bù ánh sáng
(điểm bù ánh sáng của cây ưa bóng khoảng 200 – 500 lux; cây ưa sáng khoảng 1000 –
6
2000 lux; cây C4 từ 1000 – 3000 lux). Như vậy ở cường độ ánh sáng thấp hơn điểm bù
cây xanh không tích lũy được chất hữu cơ. Sau đó cường độ quang hợp tiếp tục tăng
cùng với sự tăng của cường độ ánh sáng và đạt cực đại. Cường độ ánh sáng mà tại đó
cường độ quang hợp đạt cực đại và không tăng nếu cường độ ánh sáng vẫn tiếp tục
tăng được gọi là điểm bão hòa ánh sáng của quang hợp. Cây ưa bóng có điểm bão hòa
ánh sáng khoảng 5.000 – 10.000lux; cây ưa sáng C 3 là 30.000 – 80.000lux, cây C4 là
trên 80.000lux (với nồng độ CO2 trong tự nhiên là 0,03%), khi nồng độ CO2 tăng điểm
bão hòa ánh sáng tăng. Qua đó ta thấy cây chỉ bắt đầu tích lũy chất khô khi cường độ
ánh sáng lớn hơn điểm bù. Điểm bù và điểm bão hòa ánh sáng ở cây ưa sáng lớn hơn
cây ưa bóng. Để thích nghi với cường độ ánh sáng tán xạ khi sống trong điều kiện ánh
sáng yếu hay dưới tán cây khác, cây ưa bóng thường có tỷ lệ diệp tục a/b nhỏ hơn cây
ưa sáng, ở cây ưa bóng tỷ lệ diệp lục a/b vào khoảng 1,4. Trong khi đó ở cây ưa sáng
tỷ lệ này lên tới 3, thậm chí đạt tới 3,5. Vì bóng râm giàu ánh sáng tán xạ có bước sóng
ngắn và diệp lục b hấp thu mạnh ánh sáng có bước sóng ngắn.
Kết quả thí nghiệm của Warren – Wilson (1969) cho thấy ở nồng độ CO 2
0,03%, nhiệt độ 20oc, cường độ quang hợp ở một số cây trồng ưa sáng như ngô, rau
dền vẫn tăng khi cường độ ánh sáng đạt khoảng 500J/m 2 (tương đương với cường độ
ánh sáng mặt trời khoảng 100.000lux). Song trong thực tế cường độ ánh sáng cao
thường dẫn tới nhiệt độ tăng cao và ảnh hưởng xấu đến hoạt động quang hợp. Vì vậy,
vào những ngày cường độ ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp cường độ quang hợp tăng và đạt
cực đại vào buổi trưa sau đó giảm. Những ngày cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao
cường độ quang hợp buổi trưa giảm và đạt cực đại vào buổi sáng và buổi chiều.
Phản ứng của cây với độ dài ngày được gọi là phản ứng quang chu kỳ. Nhiều
cây trồng chỉ có thể ra hoa nếu trước khi hình thành mầm hoa có độ dài chiếu sáng
trong ngày thích hợp (ngày dài hoặc ngày ngắn). Như vậy thời gian chiếu sáng trong
ngày đã ảnh hưởng đến sự phân hóa, hình thành mầm hoa. Hiện tượng này đã được
Klers phát hiện từ cuối thế kỷ 19. Song mãi đến năm 20 của thế kỷ 20 mới được
Garner và Allard chứng minh bằng thực nghiệm. Người ta đã quan sát được cây thuốc
lá nếu gieo vào mùa xuân thì mãi tới mùa đông mới ra hoa, còn nếu gieo vào mùa
đông thì có thời gian sinh trưởng bị rút ngắn và sớm ra hoa. Thông qua việc xử lý nhiệt
độ và thay đổi cường độ ánh sáng trong mùa hè cây vẫn không ra hoa. Nhưng nếu chỉ
đặt cây vài giờ trong điều kiện ánh sáng tự nhiên sau đó đưa vào bóng tối, như vậy
thời gian bóng tối trong mùa hè tăng, thì cây ra hoa. Ngược lại vào mùa đông có thể
tăng thêm vài giờ chiếu sáng nhân tạo cây vẫn ra hoa. Allard cũng thu được kết quả
tương tự như vậy đối với đậu tương. Những quan sát này đã được thực hiện trên phạm
vi toàn thể giới bằng nhiều thí nghiệm với các loại cây trồng khác nhau. Kết quả đã
chia cây trồng thành 3 nhóm theo phản ứng của nó với chu kỳ chiếu sáng trong ngày:
cây ngày dài; cây ngày ngắn và cây trung tính.

7
Số giờ chiếu sáng trong ngày, nếu lớn hơn đối với cây ngày ngắn và nhỏ hơn
đối với cây ngày dài sẽ không ra hoa gọi là độ dài ngày tiêu chuẩn. Trước đây người ta
công nhận độ dài ngày tiêu chuẩn là 12 giờ, nếu số giờ chiếu sáng trong ngày nhỏ hơn
12 giờ được gọi là ngày ngắn và ngược lại, Song trong thực tế, người ta đã tìm thấy có
cây ngày ngắn có độ dài ngày chuẩn là 16 giờ, tức là nó vẫn ra hoa khi độ dài chiếu
sáng/ngày là 15 giờ. Phần lớn các cây trồng không thể hiện rõ độ dài ngày chuẩn mà
nó thường ra hoa sớm nếu gặp độ dài ngày ngắn hơn đối với cây ngày ngắn hay gặp
ngày dài hơn đối với cây ngày dài. Những cây như vậy gọi là những cây phản ứng
không chặt với ánh sáng. Những cây có thể xác định được độ dài ngày tiêu chuẩn gọi
là những cây phản ứng chặt với ánh sáng.
Ngay cùng một loại cây cũng có những giống phản ứng chặt và những giống
phản ứng không chặt với ánh sánh. Ví dụ Best đã tiến hành thí nghiệm với 4 giống lúa
khác nhau và đã rút ra kết luận rằng: Một số giống có độ dài ngày tiêu chuẩn là 14 giờ,
nếu độ dài chiếu sáng/ngày lớn hơn 14h nó không ra hoa, ngược lại 3 giống khác vẫn
ra hoa khi có độ dài chiếu sáng lớn hơn 14 giờ/ngày nhưng ra hoa chậm tức kéo dài
thời gian sinh trưởng. Thông thường độ dài ngày chuẩn nằm trong khoảng 11 – 14 giờ.
Cây ngày dài là những cây chỉ ra hoa hoặc ra hoa sớm khi gặp điều kiện ánh
sáng dài ngày hơn thời gian chiếu sáng tới hạn. Cây ngày dài thường là những cây có
nguồn gốc ở ôn đới vĩ độ cao như củ cải đường, một số giống lúa mì, lúa mạch, hoặc
một số giống cải lấy dầu.
Cây ngày ngắn là những cây chỉ ra hoa hoặc ra hoa sớm khi gặp điều kiện ánh
sáng ngày ngắn hơn thời gian chiếu sáng tới hạn. Nhóm cây này thường có nguồn gốc
ở các vùng vĩ độ thấp, khí hậu nhiệt đới như một số giống đậu tương, thuốc lá, hoặc
ngô, lúa, mía, cà phê, dứa, bông...
Cây trung tính là những cây không phản ứng với độ dài chiếu sáng trong ngày,
chúng có thể ra hoa và kết quả trong cả điều kiện ánh sáng ngày dài hoặc ngày ngắn
như cà chua, dưa chuột, đậu.
Những cây phản ứng không chặt với độ dài chiếu sáng khi gặp điều kiện chiếu
sáng không thích hợp sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và thường ra nhiều lá, phân
nhiều nhánh. Điều đó được chứng minh qua kết quả thí nghiệm của Maximow.
Bảng 1.4. Ảnh hưởng của quang chu kỳ đến tỷ lệ các cơ quan (%)
(Maximow, 1951)
Cây trồng Quang chu kỳ Lá Rễ Thân Bông
Lúa mì 18 giờ 12 11 55 22
Cây ngày dài 12 giờ 30 32 37 1

8
Kê 12 giờ 19 10 26 45
Cây ngày ngắn 18 giờ 25 17 40 18
Như ở phần trên đã trình bày gần xích đạo độ dài chiếu sáng trên dưới 12 giờ/ngày.
Càng xa xích đạo sự chênh lệch độ dài chiếu sáng trong ngày giữa các mùa càng lớn. Đặc
biệt ở Bắc bán cầu sự khác nhau về độ dài ngày giữa các mùa rất lớn. Cây ngày ngắn chỉ
có thể có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Vì ở vùng ôn đới thời gian có ngày ngắn rơi vào
lúc nhiệt độ thấp cây trồng không sinh trưởng được.
Cây ngày dài chỉ có thể có nguồn gốc ở vùng ôn đới vì ở vùng này thời gian
chiếu sáng trong ngày vào mùa hè rất dài.
Cây trồng chỉ cần được tác động quang chu kỳ thích hợp trong một quãng thời
gian nhất định trong chu kỳ sống là nó ra hoa kết quả bình thường chứ không cần tác
động quang chu kỳ trong suốt quá trình sống. Hiện tượng đó gọi là hiệu ứng quang chu
kỳ.
Thời gian có quang chu kỳ thích hợp kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt đến
cây trồng. Vì nó thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa quá nhanh dẫn đến số lượng
hoa giảm. Thí nghiệm của Rawson (1970) đã chứng minh điều đó.
Bảng 1.5. Ảnh hưởng của thời gian xử lý quang chu kỳ sau khi gieo 20 ngày đến
các yếu tố cấu thành năng suất lúa mì
Số ngày xử lý Số gié/bông Số Trọng lượng Trọng lượng bông
quang chu kỳ hạt/bông hạt (mg) (mg)
2 23,4 37 55 2035
5 22,3 38 50 1852
8 19,0 31 56 1725
12 16,8 28 53 1495
Do cây trồng có phản ứng khác nhau với thời gian chiếu sáng trong ngày nên
khi di chuyển và nhập nội giống ta cần xem xét điều kiện chiếu sáng của vùng cũng
như phản ứng ánh sáng của từng loại cây và từng giống cây trồng. Những cây trồng
lấy hoa, lấy quả, lấy hạt có phản ứng chặt với ánh sáng ngày ngắn thì không thể trồng
ở các vùng vĩ độ cao và ngược lại cây có phản ứng chặt với ánh sáng ngày dài không
ra hoa ở các vùng vĩ độ thấp.
1.2.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng
Timiriazev, nhà sinh lý học thực vật người Nga đã nói “ mỗi một tia sáng mặt
trời không được thảm xanh của đồng ruộng hay bãi cơ hay một cánh rừng hấp thụ là
một tài nguyên phong phú bị mất đi một cách vĩnh viễn”. Vì vậy muốn đạt sản lượng
cao phải tìm cách nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng.
Để nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng có thể áp dụng các biện pháp sau:
9
- Bố trí hệ thống cây trồng hợp lý tức là trồng các loại cây và giống cây trồng
phù hợp với chế độ ánh sáng.
- Tăng vụ, tăng thời gian cây trồng sống trên đồng ruộng để lợi dụng ánh sáng
một cách triệt để, giảm thời gian để đất trống. Như vậy là tạo ra thảm thực vật cây
trồng hấp thu tối đa bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất.
- Chọn cây trồng có cường độ quang hợp cao (cây quang hợp theo chu kỳ C 4)
bố trí trong hệ thống cây trồng như ngô, mía, cỏ voi...
- Trồng xen, trồng lẫn, trồng gối vụ.
- Tạo giống cây trồng có hệ số diện tích lá cao, có thế năng quang hợp lớn.
- Tăng cường các biện pháp chăm sóc, áp dụng các kỹ thuật thâm canh như bón
nhiều phân, bón phân sớm, cấy dày, tưới tiêu hợp lý, phòng trừ sâu bệnh để tăng diện
tích lá, tăng tuổi thọ của lá.
Nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng là đường hướng quan trọng để tăng sản
lượng cây trồng.
1.3. Nhiệt độ và cây trồng
1.3.1 Vai trò của nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến cây trồng bao gồm cả nhiệt độ không khí và nhiệt độ
đất. Cả hai nguồn năng lượng này đều có chung một nguồn gốc là năng lượng ánh
sáng mặt trời. Vì vậy, vùng nào vào mùa nhận được nhiều năng lượng ánh sáng mặt
trời thì vùng đó vào mùa đó có nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất cao và ngược lại.
Mỗi loại cây trồng sống trong giới hạn nhiệt độ nhất định. Giới hạn đó được xác
định thông qua sự mất nước của tế bào và đông đăc của chất nguyên sinh khi nhiệt độ
cao và khi nhiệt độ thấp. Trong phạm vi này nhiệt độ có ảnh hưởng nhiều mặt đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây. Hiểu biết về yêu cầu nhiệt độ của mỗi loại cây và
giống cây trồng từ các vùng khác nhau trên thế giới là điều kiện quan trọng để đạt
năng suất cao và ổn định.
Thí nghiệm trong chậu cho thấy trong phạm vi nhiệt độ 10 – 16 – 25 đến 32 oc
thì lúa mạch sinh trưởng tốt nhất ở 10 oc ngược lại cây ngô sinh trưởng chậm ở nhiệt độ
này. Ở nhiệt độ 32oc ngô sinh trưởng tốt nhất và lúa mạch sinh trưởng kém nhất. Điều
đó chứng tỏ rằng yêu cầu về nhiệt độ của các loại cây trồng rất khác nhau.
Trước tiên, nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp hay quá trình đồng hóa của cây.
Muốn tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ tới quang hợp của cây trồng ta cần phân
biệt quang hợp tổng số và quang hợp thấy được (quang hợp thuần).
Quang hợp tổng số là tổng lượng chất hữu cơ do quang hợp tạo ra trên một đơn
vị diện tích lá nhất định, có thể trên một lá, trên một cây hay trên toàn bộ ruộng cây
trồng. Thực tế quang hợp tổng số không thể đo trực tiếp nên người ta đã phát hiện và
xác định qua quang hợp thấy được. Quang hợp thấy được chỉ bẳng một phần của
quang hợp tổng số.

10
Quang hợp thấy được = quang hợp tổng số - lượng chất khô do hô hấp tiêu hao
trong quá trình quang hợp.
Thông qua biện pháp C đánh dấu người ta cũng có thể phân biệt Cqh và Chh và
tính được quang hợp tổng số.
Quang hợp thuần tăng cùng với sự tăng của nhiệt độ đến khi đạt tới giá trị tối
đa với từng loại cây, sau đó giảm nếu nhiệt độ tiếp tục tăng cao. Nguyên nhân là do hô
hấp tăng.
Đường cong của hô hấp trong mối quan hệ với nhiệt độ diễn ra khác với đường
cong của quang hợp, lúc đầu hô hấp tăng chậm sau đó tăng nhanh khi quang hợp đã
giảm. Cường độ hô hấp đạt cao nhất ở nhiệt độ cao hơn hẳn so với quang hợp.
Điểm bù nhiệt độ đạt được khi lượng chất hữu cơ do quang hợp tạo ra bằng
lượng chất hữu cơ mất đi do hô hấp tiêu hao. Khi nhiệt độ vượt quá điểm bù thì lượng
hữu cơ do hô hấp tiêu hao lớn hơn lượng hữu cơ do quang hợp tạo ra. Nếu tình trạng
này kéo dài cây sẽ bị chết. Vì vậy giá trị điểm bù, nhiệt độ ban đêm cũng như độ dài
ban đêm là những yếu tố rất quan trọng đối với việc tích lũy chất khô của cây, vì lúc
đó chỉ có tiêu hao chất hữu cơ do hô hấp chứ không có việc tổng hợp chất hữu cơ do
quang hợp.
Friend (1966) đã tiến hành thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang
hợp, hô hấp và tích lũy chất khô của đại mạch và thu được kết quả sau:
Bảng 1.6. Cường độ quang hợp và hô hấp của đại mạch ở các nhiệt độ khác
nhau.
Nhiệt độ (oc) 15 20 25 30
QH thấy được (mg CO2/g/h) 11,8 13,5 12,3 11,9
HH tối (mg CO2/g/h) 2,5 3,0 3,2 4,5
Lượng CO2 tích lũy (g/cây/ngày) 0,45 0,91 0,78 0,4
Qua bảng trên cho thấy trong phạm vi nhiệt độ 15 – 30 oc quang hợp thấy được
và lượng CO2 được tích lũy và đạt cao nhất ở 20oc sau giảm cùng với sự tăng của nhiệt
độ, trong khi hô hấp liên tục tăng cùng với sự tăng của nhiệt độ và đạt cao nhất ở 30oc.
Sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ không phải là bất biến mà có thể thay
đổi theo loại cây, giống cây, và các điều kiện ngoại cảnh khác cũng ảnh hưởng đến quá
trình này.
Kết quả thí nghiệm cho thấy cường độ quang hợp của lá củ cải đưởng trong mối
quan hệ với nhiệt độ thay đổi theo các điều kiện ngoại cảnh như hàm lượng CO 2 trong
không khí và cường độ ánh sáng. Do các điều kiện ánh sáng và CO 2 mà nhiệt độ tối
thích hợp cho quang hợp của củ cải đường có thể thay đổi từ 10 – 30oc.
Nhiệt độ tối thích hợp cho quang hợp còn thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng của
cây, ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau nhiệt độ tối thích cũng khác nhau.

11
Nhiệt độ còn ảnh hưởng gián tiếp đến việc tích lũy chất khô của cây thông qua
việc ảnh hưởng đến hình dạng, tuổi thọ và diện tích lá. Theo kết quả nghiên cứu của
Friend (1966) thì diện tích lá của lúa mạch tăng từ 60% ở 10 oc và đạt cực đại ở 20oc,
sau giảm cùng với sự tăng của nhiệt độ.
Khả năng tạo năng suất của ruộng cây trồng không chỉ phụ thuộc cường độ
đồng hóa mà còn phụ thuộc vào sự vận chuyển sản phẩm đồng hóa từ lá đến bộ phận
dự trữ. Sự vận chuyển vật chất vào cơ quan dự trữ cũng phụ thuộc vào nhiệt độ và
quãng đường vận chuyển.
Sự tiêu hao vật chất tăng cùng với sự tăng của nhiệt độ và quãng đường vẫn
chuyển. Quãng đường vận chuyển trong cây càng ngắn tức là diện tích quang hợp càng
gần cơ quan dự trữ càng có lợi cho sự tích lũy vật chất và khả năng cho năng suất cây
trồng càng cao. Vì vậy chiều cao cây và diện tích là đều có quan hệ chặt chẽ với năng
suất lúa. Đây là những chỉ tiêu sinh lý quan trọng trong công tác chọn giống cây trồng.
Để đánh giá việc phân phối sản phẩm đồng hóa vào các cơ quan của c ây (bộ
phận thu hoạch và bộ phận không thu hoạch) người ta sử dụng chỉ tiêu hệ số
kinh tế K.
Năng suất kinh tế P hạt khô
K = =
Năng suất sinh vật học Tổng lượng chất khô
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình này thông qua ảnh hưởng của nó đến sự phân
hóa hoa (số lượng hạt), sức sống hạt phấn (tỷ lệ hạt chắc), diện tích lá quang hợp
(trọng lượng hạt).
Một ruộng cây trồng có khả năng cho năng suất cao phải có “nguồn” cao và
“sức chứa” lớn.
Nguồn được đặc trưng bởi cơ quan sản xuất vật chất. Đó là diện tích lá quang
hợp. Sinh trưởng của lá và tuổi thọ của lá một mặt được kích thích bởi nhiệt độ cao,
mặt khác lại bị hạn chế. Nói chung nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng
không tốt đến diện tích đồng hóa.
Đại bộ phận cây trồng nông nghiệp trừ những cây lấy lá và một số cây đặc biệt
thì năng suất cây trồng còn phụ thuộc vào sự hình thành các cơ quan dự trữ. Quá trình
này cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Ví dụ các bước hình thành và phân hóa mầm hoa
của ngũ cốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhiệt độ. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp số
hoa hình thành ít do đó ảnh hưởng đến số hạt/bông. Theo thí nghiệm của Friend (1965)
thì nhiệt độ tăng từ 10oc – 15oc đã làm số gié/bông của một số giống mạch tăng 15%.
Theo Yoshida (1981) ở nhiệt độ 14 oc trong 5 ngày giống lúa chống rét Hayauki
và Akage có 40% hạt bị bất dục, giống không chống rét Yukara và Shinoi bị bất dục
80%.
Nhiệt độ quá cao 35oc giống lúa gieo khô N22 ở Ấn Độ bị bất dục 80%.

12
Điều kiện đầu tiên cho năng suất hạt cao bên cạnh diện tích lá đạt tối ưu và sức
chứa cao còn phụ thuộc vào sự vận chuyển tích lũy vật chất vào hạt.
Nhiệt độ quá cao sẽ rút ngắn thời gian hình thành và chín của hạt như vậy ảnh
hưởng đến trọng lượng hạt.
Ví dụ ở Đức, khi nhiệt độ tăng từ 17 – 21oc thì thời gian hình thành hạt giảm từ 60
xuống 30 ngày đối với lúa mì và từ 80 xuống 40 ngày đối với lúa mạch. Khi nhiệt độ quá
cao thì bộ lá, diện tích đồng hóa của cây giảm nhanh và chết.
Theo Limberg (1964) số hạt/bông lúa mạch tăng cùng với sự tăng của nhiệt độ
trong phạm vi 14 – 14oc, trong khi đó trọng lượng 1000 hạt lại giảm cùng với sự tăng
của nhiệt độ trong phạm vi này. Năng suất hạt tăng trong phạm vi nhiệt độ 14 – 18 oc
sau giảm nếu nhiệt độ tiếp tục tăng từ 18 – 24oc.
Sức chứa được quyết định bởi số hạt/bông và số bông/m2.
Sự vận chuyển và tích lũy vật chất vào hạt phụ thuộc vào biên độ nhiệt độ ngày
và đêm. Biên độ nhiệt độ cao trong phạm vi nhiệt độ ban ngày thích hợp cho quang
hợp sẽ có lợi cho quá trình này.
Biên độ nhiệt độ tối thích cũng phụ thuộc vào từng loại cây trồng. Ví dụ với
giống đậu Hà Lan Alsska năng suất cao nhất khi nhiệt độ ban đêm là 4 oc và nhiệt độ
ban ngày là 20oc, trong khi đó cà phê có nguồn gốc nhiệt đới thì biên độ tối thích là
3oc, cà chua là 8oc và khoai tây 5oc ở nhiệt độ ban ngày tối thích (Went 1957).
Ngày nay bên cạnh việc tạo ra quần thể ruộng cây trồng có khả năng cho năng
suất cao, thì công tác lai tạo giống trong những năm gần đây đã đưa ra các giống có sự
phân phối vật chất trong cây tốt hơn. Tỷ lệ hạt/rơm rạ cao do số hạt /bông cao và hạt
to.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây tuân theo luật tổng tích
ôn được phát biểu như sau: “ Tổng nhiệt độ hữu hiệu bình quân của tất cả các ngày
trong chu kỳ sống của các loại cây trồng là không đổi, không phụ thuộc vào vùng và
thời gian gieo hạt. Tổng tích ôn này không đổi với từng loại cây trồng, luật tổng tích
ôn được áp dụng tới từng pha phát triển”.
Giới hạn nhiệt độ để cho các bộ phận của cây có thể sống được nằm trong
khoảng -40 đến + 60oc.
Nhiệt độ tối thấp, tối thích và tối cao thay đổi theo loại cây trồng, thời kỳ sinh
trưởng của cây trồng.
Các cơ quan khác nhau yêu cầu nhiệt độ cũng khác nhau. Rễ cây trồng yêu cầu
nhiệt độ thấp hơn lá.
Bảng 1.7. Phạm vi nhiệt độ cho sự nảy mầm của một số loại hạt cây trồng (oc)
Cây trồng Nhiệt độ tối thấp Nhiệt độ tối thích Nhiệt độ tối cao
Mạch 3-4 25 30 – 32
Ngô 8 -10 32 – 35 40 – 44

13
Kê 10 -12 32 – 37 44 – 50
Lúa nước 10 - 12 30 – 37 40 – 42
Đậu Hà Lan 1- 2 30 35
Dưa chuột 16 - 19 31 - 37 44 - 50
Bảng 1.8. Nhiệt độ thích hợp đối với một số cây trồng ở các giai đoạn
sinh trưởng khác nhau (oc)
Cây trồng Sinh trưởng Ra hoa
Lúa mì 11 - 17 17 - 22
Lúa nước 28 - 32 22 - 32
1.3.2 Chế độ nhiệt
Chế độ nhiệt được biểu thị bằng nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ bình quân
tháng tính từ nhiệt độ bình quân ngày. Nhiệt độ bình quân ngày được tính trung bình
ngày được tính trung bình từ nhiệt độ đo 3 lần trong ngày: sáng, trưa và tối.
Chế độ nhiệt thay đổi theo chế độ chiếu sáng. Mùa hè mặt đất nhận được nhiều
ánh sáng, nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí cao, mùa đông nhiệt độ thấp.
Chế độ nhiệt thay đổi theo vĩ độ và theo độ cao mặt đất so với mặt nước biển.
Vĩ độ càng cao nhiệt độ càng thấp, càng lên địa hình cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên
cao 100m nhiệt độ giảm 0,5oc.
Chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và đêm cũng phụ thuộc vào vĩ độ, lục địa và
độ cao so với mặt nước biển. Vĩ độ càng cao, biên độ càng lớn, đặc biệt là biên độ giữa
các mùa. Độ cao càng cao, khí hậu lục địa, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.
Vùng nhiệt đới khô, biên độ nhiệt độ ngày đêm tới 15 - 25oc.
Vùng nhiệt đới cây trồng có thể sinh trưởng quanh năm. Vùng ôn đới cây trồng
chỉ có thể sinh trưởng trong mùa hè vì mùa đông nhiệt độ quá thấp.
Căn cứ vào diễn biến nhiệt độ không khí hàng năm người ta chia thành 4 loại
hình khí hậu:
- Khí hậu xích đạo: Một năm có hai lần xuất hiện nhiệt độ cao và sau xuân phân
(21/3) và sau thu phân (23/9). Hai lần nhiệt độ thấp vào sau đông chí (22/12) và sau hạ
chí (21/6). Biên độ nhiệt độ vùng lục địa từ 4 - 10oc, vùng duyên hải 1 - 3oc.
- Khí hậu nhiệt đới: chỉ có một cực đại và một cực tiểu. Nhiệt độ cao nhất sau
hạ chí và thấp nhất sau đông chí. Biên độ nhiệt độ hàng năm ở lục địa 10 -20 oc, vùng
ven biển 5oc.
- Khí hậu ôn đới: nhiệt độ cao nhất sau hạ chí và nhiệt độ thấp nhất sau đông
chí. Biên độ nhiệt độ vùng lục địa tới 60oc và vùng ven biển 10oc.
- Khí hậu cực đới: giá rét kéo dài mùa hè rất ngắn, biên độ nhiệt độ ở lục địa >
65oc.

14
Việt Nam nắm trải dài trên 15 vĩ độ từ 8 – 23 o vĩ bắc nên chế độ nhiệt ở các
vùng khác nhau không giống nhau. Các tỉnh phía Nam khí hậu mang tính nhiệt đới
điển hình. Trong khi đó ở các vùng núi cao đông bắc khí hậu có pha trộn tính ôn đới.
1.3.4 Phản ứng của cây trồng đối với nhiệt độ
Cây trồng có nguồn gốc và sống ở các vùng có nhiệt độ khác nhau đã hình
thành phản ứng thích nghi với điều kiện nhiệt độ.
Dựa vào sự thích nghi của cây trồng đối với điều kiện nhiệt độ người ta chia
cây trồng thành 3 nhóm:
- Nhóm cây ưa nóng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ >
20 c. Đa số các cây này có nguồn gốc nhiệt đới. Thời kỳ ra hoa kết quả yêu cầu rất
o

chặt về nhiệt độ. Nếu nhiệt độ < 20 oc sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất vì ảnh hưởng
trực tiếp đến các yếu tố cấu thành năng suất. Thuộc nhóm này như lúa nước, bông,
mía, đay...
- Nhóm cây ưa lạnh sinh trưởng và phát triển tốt khi nhiệt độ < 20 oc, nhiệt độ >
20oc năng suất giảm rõ như khoai tây, bắp cải, lúa mì..
- Nhóm cây trung gian sinh trưởng và phát triển tốt trong cả điều kiện nhiệt độ
lớn hơn hay nhỏ hơn 20oc như đậu tương, ngô...
Một số cây trồng có nguồn gốc ôn đới muốn ra hoa kết quả phải trải qua một
thời kỳ nhiệt độ thấp dưới 0oc. Giai đoạn này gọi là giai đoạn nhiệt độ hay giai đoạn
xuân hóa. Như mì đông, mạch đông, gieo trồng cuối mùa thu, suốt mùa đông cây nằm
dưới tuyết sang mùa xuân, mùa hè sang năm cây mới tiếp tục sinh trưởng và ra hoa kết
quả. Những giống cây trồng này muốn gieo vào mùa xuân phải xử lý nhiệt độ thấp gọi
là xử lý xuân hóa. Cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới thường không có phản ứng xuân
hóa hoặc giai đoạn này ở nhiệt độ cao nên không cần xử lý nhiệt độ thấp.
1.3.5 Một số biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nhiệt độ
- Bố trí hệ thống cây trồng hợp lý, chọn cây trồng và chọn giống cây trồng phù
hợp với diễn biến nhiệt độ của từng vùng và từng mùa.
- Căn cứ và tổng tích ôn của từng cây và tổng nhiệt độ của vùng để bố trí số vụ
trong năm.
- Gieo trồng đúng thời vụ và tăng cường biện pháp chống rét trong điều kiện
cần thiết.
- Chọn, tạo các giống cây trồng chịu rét, chịu nóng để gieo trồng ở những vùng
nhiệt độ không phù hợp.
- Trồng xen, trồng lẫn và trồng gối để tận dụng nhiệt độ tăng vụ cây trồng trong
năm.
1.4 Không khí và cây trồng
1.4.1 Vai trò của các chất khí đối với cây
Thành phần không khí bao gồm các chất khí: nito, oxy, cacbonic...

15
Thành phần không khí trong đất cũng giống như trong khí quyển. Các chất khí
này là nguyên liệu cung cấp các hoạt động sống của cây.
Hàm lượng cacbonic trong không khí trung bình là 0,03%, nhưng ở lớp không
khí gần mặt đất có thể đạt 0,03 – 0,05%. Cacbonic là nguyên liệu chính của quá trình
quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ cho cây. Khoảng 90% chất khô của cây là do
quang hợp tạo thành thông qua phương trình tóm tắt như sau:

Ánh sáng
CO2 + H2O CH2O + O2
Diệp lục
CO2 là nguyên liệu không thể thiếu được trong quá trình quang hợp tổng hợp
các chất hữu cơ của cây.
Ngoài việc đồng hóa CO2 trong khí quyển thông qua hoạt động quang hợp của
cây xanh còn có khả năng đồng hóa CO 2 trong đất để tạo nên chất hữu cơ. Có khoảng
5% CO2 được cây trồng hút trực tiếp từ trong đất và tổng hợp nên chất hữu cơ ngay từ
rễ. Nhìn chung cây trồng có thể bắt đầu quang hợp ở nồng độ CO 2 từ 0,008 đến 0,01%.
Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ quang hợp tăng gần như tỷ lệ thuận với chúng. Điểm
bão hòa CO2 của quang hợp nằm trong khoảng từ 0,06 – 0,4% tùy thuộc vào từng loại
cây cũng như điều kiện sống. Cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ thích hợp thì điểm bão
hòa CO2 cao.
Đối với một số cây rau, nồng độ CO 2 thích hợp để cho hiệu suất cao nhất thay
đổi từ 0,2 – 0,3%. Như vậy bón phân hữu cơ ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng còn
có tác dụng cung cấp CO2 cho cây quang hợp tốt hơn.
- Oxy là chất khí tham gia vào quá trình hô hấp để oxy hóa chất hữu cơ giải
phóng năng lượng. Năng lượng này dùng cho các hoạt động sống khác của cây như hút
nước, hút dinh dưỡng. Phương trình tổng quát của hô hấp được biểu thị như sau:
C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + Q
Các bộ phận trên mặt đất sử dụng oxy trong khí quyển còn các bộ phận dưới
mặt đất sử dụng oxy trong đất. Để thực hiện nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng rễ cây
trồng phải tiến hành hô hấp để tạo ra năng lượng cung cấp cho quá trình này. Ngoài ra
còn một lượng oxy lớn trong đất bị tiêu hao do hoạt động hô hấp của vi sinh vật. Vi
sinh vật đất dùng oxy để hô hấp phân giải chất hữu cơ giải phóng chất dinh dưỡng cho
cây.
Bảng 1.9. Sự tiêu hao oxy trong đất khi có cây trồng và khi không có cây trồng
(Hawkins, 1962)
Lượng tiêu hao oxy (l/m2/ngày)
Đất Cây trồng Tổng lượng Không có Lượng tiêu hao
tiêu hao cây trồng cho cây trồng
Đất cát pha Khoai tây 7,6 4,8 2,8
16
Đất than bùn Thuốc lá 13,0 9,4 3,6
Qua bảng trên ta thấy lượng tiêu hao oxy cho sinh vật đất nhiều hơn cho cây
trồng. Nếu trong đất không đủ oxy, rễ cây tiến hành hô hấp yếm khí. Hô hấp yếm khí
kéo dài cây trồng sẽ bị chết vì năng lượng giải phóng chủ yếu dưới dạng nhiệt năng,
không cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động sống.
- Nitơ phân tử cây trồng không thể sử dụng trực tiếp được. Nhưng nó cũng là
nguồn cung cấp đạm duy nhất cho cây trồng thông qua công nghệ phân bón và vi sinh
vật cố định đạm. Trong đất có một số vi sinh vật sống cộng sinh với cây có khả năng
biến đổi nitơ phân tử thành các dạng đạm như vi sinh vật sống cộng sinh với rễ cây họ
đậu hay rong lam sống cộng sinh với bèo hoa dâu.
Các chất khí như NO3- được tạo thành trong khí quyển cũng là nguồn dinh
dưỡng cho cây.
Ngoài các thành phần trên không khí còn chứa một hàm lượng nước nhất định
gọi là độ ẩm không khí. Độ ẩm không khí có thể cung cấp một phần nước cho cây. Hơi
nước đọng lại thành mưa là nguồn cung cấp nước quan trọng cho mọi sự sống trên trái
đất.
Sự chuyển động của không khí tạo thành gió làm thay đổi thành phần không khí
trên đồng ruộng, có lợi cho quang hợp, hô hấp và các hoạt động khác của cây.
Ngoài ra bầu không khí còn là tầng đệm xung quanh trái đất, giữ cho biên độ
nhiệt độ ổn định, tạo trạng thái ổn định cho cây.
1.4.2. Quan hệ giữa không khí đất và không khí khí quyển
Cây sử dụng cả không khí đất và không khí khí quyển. Thành phần không khí
đất và không khí khí quyển có quan hệ với sinh trưởng và phát triển của cây. Thông
thường không khí đất chứa nhiều chất khử như CH 4, CO2, H2S..và rất thiếu oxy. Nhất
là đất ngập nước hàm lượng không khí thấp và chủ yếu là chất khử độc, hàm lượng
oxy không đáng kể.
Giữa không khí đất và không khí khí quyển có liên quan chặt chẽ với nhau.
Luôn luôn có sự trao đổi giữa không khí đất và không khí khí quyển. Sự trao đổi này
được thực hiện nhờ hiện tượng khuếch tán. Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao
sang nơi có nồng độ thấp. Vì vậy thường có sự khuếch tán CO 2 từ đất vào khí quyển
và ngược lại oxy từ khí quyển vào đất.
Sự trao đổi không khí giữa khí quyển và đất xảy ra mạnh khi có sự thay đổi chế
độ nước của đất, thay đổi độ xốp của đất và khi có gió nhẹ.
Tất cả các biện pháp kỹ thuật làm tăng cường sự trao đổi khí như các biện pháp
sục bùn cho cây trồng nước, xới xáo cho cây trồng cạn đều có lợi cho sự sinh trưởng
phát triển của cây trồng.

17
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÂY TRỒNG

2.1 Khái niệm và ý nghĩa của hệ thống cây trồng trong nông nghiệp
2.1.1. Khái niệm vê hệ thống cây trồng
Một trong những biện pháp kinh tế và kỹ thuật nhằm tận dụng nguồn lợi tự
nhiên và xã hội là bố trí hệ thống cây trồng hợp lý. Hệ thống cây trồng hợp lý là lựa
chọn gieo trồng các loại cây, giống cây phù hợp với điều kiện thiên nhiên và xã hội để
đạt hiệu quả kinh tế cao.
Vậy hệ thống cây trồng là thành phần, tỷ lệ các loại và giống cây trồng được
bố trí theo không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản xuất nông
nghiệp.
Để lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp trong một cơ sở hay một vùng, việc đầu
tiên phải đề cập là trồng loại cây gì, ở đâu, diện tích là bao nhiêu, giống gì, vụ nào,
thời gian gieo trồng và thu hoạch để đạt năng suất cao, ổn định. Sự lựa chọn bố trí đó
là xác định một hệ thống cây trồng hợp lý. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay
thì xác định trồng loại cây gì, giống nào lại càng quan trọng nhằm đạt giá trị kinh tế
cao nhất.
Ví dụ: Các vùng trồng rau, muốn có năng suất cao, các loại rau vụ đông thường
trồng tháng 10 thu tháng 1,2 năm sau, song giá cả lại thấp. Ngược lại trồng trái vụ (cải
bắp trồng tháng 8) năng suất không cao nhưng giá cả lại rất cao. Như vậy rau trái vụ
cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.1.2. Ý nghĩa của hệ thống cây trồng
Hệ thống cây trồng là một nội dung và biện pháp cơ bản trong hệ thống canh
tác. Ngoài hệ thống cây trồng, hệ thống canh tác còn bao gồm: luân canh, làm đất, bón
phân, chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Hệ thống cây trồng quyết
định nội dung của các biện pháp khác trong hệ thống canh tác.
Hệ thống cây trồng là một trong ba hệ phụ của hệ thống nông nghiệp (hệ thống
cây trồng, hệ thống chăn nuôi, và hệ thống bảo quản chế biến sản phẩm) và là hệ thống
quan trọng nhất, quyết định nhất. Chính hệ thống cây trồng quyết định cơ cấu của sản
xuất nông nghiệp. Hệ thống chăn nuôi phải trên cơ sở sản xuất thức ăn gia súc đó là hệ
thống trồng trọt. Sản phẩm thu hoạch của hệ thống trồng trọt lại quyết định nội dung,
kỹ thuật của hệ thống bảo quản chế biến.

18
Hệ thống cây trồng thể hiện phương hướng sản xuất của vùng. Hệ thống cây
trồng là cơ sở để xác định các biện pháp khác trong sản xuất nông nghiệp.
Ví dụ: Vùng đất thấp chỉ có thể cấy được một vụ lúa. Để sản xuất 2 vụ lúa hoặc
chuyển sang sản xuất lúa – màu hoặc lúa – cá thì phải cải tạo hệ thống thủy lợi.
Xác định hệ thống cây trồng còn là nội dung của phân vùng sản xuất nông
nghiệp để phát triển một nền nông nghiệp của quốc gia có hiệu quả, cân đối và có kế
hoạch.
Một trong những nội dung của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông
nghiệp là cách mạng về hệ thống cây trồng.
Cuối thế kỷ 18, ở các nước Tây Âu chủ yếu là độc canh lúa mì với chế độ canh
tác 3 ruộng: cứ 2 năm trồng lúa mì lại bỏ hóa 1 năm để phục hồi độ màu mỡ cho đất.
Năng suất lúa mì chỉ đạt 6 – 7 tạ/ha. Do nhu cầu lương thực tăng, phải trồng cây lương
thực trên đất trồng thức ăn gia súc dẫn đến chăn nuôi giảm, phân bón cho cây trồng
giảm, năng suất thấp. Việc phát triển nông nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn, bế tắc
không thể giải quyết được.
Chủ nghĩa tư bản phát triển, yêu cầu nhiều sản phẩm nông nghiệp. Cuộc cách
mạng kỹ thuật đầu tiên trong nông nghiệp được thực hiện với nội dung là thay thế hệ
thống độc canh bằng hệ thống luân canh 4 ruộng: cỏ 3 lá – lúa mì – củ cải thức ăn gia
súc – yến mạch. Nhờ cỏ 3 lá là cây họ đậu có tác dụng bồi dưỡng đất đồng thời tăng
phân chuồng do phát triển chăn nuôi nên lúa mì đạt 14 – 18 tấn/ha. Cuộc cách mạng này
lan từ Anh sang Bỉ, Hà Lan, Đức, Pháp, và cả Nga. Sau này đưa khoai tây vào hệ thống
luân canh giúp tăng nhanh sản lượng sản lượng lương thực vì năng suất khoai tây tính
theo dinh dưỡng gấp 3 lần lúa mì.
Việc phát minh ngô lai đẩy mạnh sản lượng cây thức ăn gia súc
2.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống cây trồng
2.2.1 Hệ thống cây trồng và các yếu tố khí hậu
Khí hậu là một thành phần rất quan trọng của hệ sinh thái đồng ruộng bao gồm:
ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, không khí..Khí hậu cung cấp năng lượng chủ
yếu cho quá trình tạo thành chất hữu cơ tạo năng suất cây trồng. Có đến 90 – 95% chất
hữu cơ của cây là do quá trình quang hợp với sự cung cấp năng lượng của ánh sáng
mặt trời. Cơ cấu cây trồng (hệ thống cây trồng) tận dụng cao nhất điều kiện khí hậu sẽ
cho tổng sản phẩm cao nhất và cũng là kinh tế nhất. Vì vậy có thể nói khí hậu là yếu tố
quan trọng bậc nhất, hàng đầu trong việc xác định cơ cấu cây trồng. Khí hậu cũng có
những hiện tượng bất lợi như bão, lụt, úng, hạn, nóng, lạnh. Cơ cấu cây trồng hợp lý là
phải tránh được tác hại của những hiện tượng đó.
* Nhiệt độ và hệ thống cây trồng
Từng loại cây trồng, các bộ phận của cây (rễ, thân, lá, hoa, quả...), các quá trình
sinh lý của cây (quang hợp, hút nước, hút khoáng, thụ tinh...) sẽ phát triển tốt ở nhiệt
độ thích hợp và chỉ an toàn ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ lại có sự thay đổi theo
19
tháng trong năm. Để bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với nhiệt độ của cây Viện sĩ nông
học Đào Thế Tuấn đã nêu ra cần phân biệt cây ưa nóng và cây ưa lạnh và cần nắm
được tình hình nhiệt độ của các tháng trong năm; thời gian nóng bố trí cây ưa nóng,
thời gian lạnh bố trí cây ưa lạnh. Phân loại cây trồng theo yêu cầu nhiệt độ có thể lấy
mốc 20oc để phân biệt cây ưa nóng và cây ưa lạnh. Cây ưa nóng là những cây sinh
trưởng tốt và ra hoa, kết quả ở nhiệt độ trên 20 oc như các cây lúa, lạc, đay. mía...Cây
ưa lạnh là những cây sinh trưởng tốt và ra hoa, kết quả tốt ở nhiệt độ dưới 20 oc như lúa
mì, khoai tây và các cây rau như xu hào, cải bắp...Những cây trung gian là những cây
yêu cầu nhiệt độ trên dưới 20oc một ít để sinh trưởng, ra hoa, kết quả.
Khả năng cung cấp nhiệt độ cho cây ngắn ngày
Đối với việc bố trí cơ cấu cây trồng nhất là đối với cây hàng năm, điều quan
trọng nhất là mỗi vùng mỗi năm có thể làm mấy vụ cây trồng. Điều này phụ thuộc vào
tổng số nhiệt lượng mỗi năm có ở từng vùng và số nhiệt lượng cây trồng cần mỗi vụ.
Để thống kê nhiệt lượng dùng phương pháp tính tổng nhiệt độ. Có nhiều cách
tính khác nhau, phổ biến nhất là lấy tổng nhiệt độ bình quân mỗi ngày và phải trừ
những ngày có nhiệt độ tối thấp (nhiệt độ giới hạn của sự sinh trưởng), dưới nhiệt độ
ấy cây trồng không tiến hành các quá trình sinh lý một cách bình thường và không tích
lũy thêm chất hữu cơ. Nhiệt độ tối thấp của sự sinh trưởng thay đổi tùy theo cây trồng.
Ví dụ đối với lúa mì là 5 oc; ngô là 10oc; bông là 15oc. Nhiều nước để tính thống nhất
cho nhiều loại cây trồng người ta thường tính tổng số nhiệt độ của những ngày trên
10oc.
Ở nước ta số ngày có nhiệt độ bình quân dưới 10 oc rất ít, do đó có thể cộng
nhiệt độ của tất cả các ngày trong năm: thấp nhất (Sapa) là 5585 0c và cao nhất là Mỹ
Tho 10191oc .
Tổng số nhiệt độ cây cần một vụ
Để hoàn thành chu kỳ sinh trưởng mỗi cây cần một tổng ôn nhất định. Tổng ôn
này phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng và yêu cầu nhiệt độ cao hay thấp của cây. Ví
dụ cây ưa lạnh - khoai tây có thời gian sinh trưởng 80 – 90 ngày cần tổng ôn: 1500 –
1700oc. Cây ưa nóng – lúa có thời gian sinh trưởng 100 – 120 ngày cần tổng ôn 2500 -
2600 oc. Cây trung gian – đậu cove có thời gian sinh trưởng 80 – 110 ngày cần tổng ôn
1600 - 2000 oc.
Nếu tính cả nhiệt độ cho thời gian là đất một vụ cây ưa lạnh cần 300 oc, một cây
ưa nóng cần 400 oc thì một vụ cây ưa lạnh cần khoảng 1800- 2000 oc; và cây ưa nóng
khoảng 3000 oc. Nếu làm một năm 2 vụ cây ưa nóng và 1 vụ cây ưa lạnh (phía Bắc)
cần khoảng 7800 - 8000 oc; một năm 3 vụ cây ưa nóng (phía Nam) cần khoảng 9000 oc.
Thời gian có nhiệt độ bình quân ngày dưới 20 oc là một chỉ tiêu để xác định có
thể trồng một vụ cây ưa lạnh được hay không. Còn thời gian đủ cho một vụ cây trồng
là vào khoảng 90 – 120 ngày.
Đào Thế Tuấn đã đề nghị bố trí cơ cấu cây trồng một năm như sau:
20
Bảng 2.1. Bố trí cơ cấu cây trồng một năm
(Theo VS. Đào Thế Tuấn – 1977)
Tổng số Số ngày có Cơ cấu cây trồng, vụ
Vùng nhiệt độ nhiệt độ < Cây ngắn
Cây ưa nóng Cây ưa lạnh
o
c 20 oc ngày
I <8300 >120 1 1 -
II >8300 90- 120 2 1 -
III >8300 <90 2 - 1
IV >9000 0 3 - -
Cần chú ý đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho cây ở giai đoạn cuối (khoảng 45 – 60
ngày). Nghĩa là cần khoảng 2 tháng có những ngày trên 20 oc cho những cây ưa nóng
và dưới 20 oc cho những cây ưa lạnh. Vì vào giai đoạn này các cây trồng có song song
hai quá trình phát triển: phát triển các cơ quan sinh thực và cơ quan sinh trưởng; Các
cơ quan sinh thực (hoa, nhị, nhụy...) và các quá trình sinh lý (thụ phấn, thụ tinh..) yêu
cầu nhiệt độ chặt chẽ: cây ưa nóng > 20 oc, cây ưa lạnh < 20 oc. Nếu không có nhiệt độ
phù hợp với đặc tính ưa nhiệt của cây quá trình thụ tinh không an toàn dẫn đến hiện
tượng hoa bị thui và hạt bị lép, sức chưa giảm và năng suất giảm.
Ở các cây sinh sản vô tính như khoai lang, khoai tây có quá trình tạo sức chứa là
thời kỳ hình thành tia củ tương đương với quá trình sinh sản hữu tính của cây kết hạt
cũng đòi hỏi nhiệt độ chặt chẽ. Cây khoai lang cần nhiệt độ trên 20 oc và cây khoai tây
cần nhiệt độ dưới 20 oc. Vào giai đoạn này các cơ quan quang hợp cần có điều kiện thích
hợp để phát triển đến mức tối đa. CÁc thời ký trước (mọc mầm, phát triển các cơ quan
sinh trưởng) có nhiệt độ thích ứng rộng hơn.
*Ánh sáng và hệ thống cây trồng
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ của cây.
Ánh sáng là yếu tố biến động ảnh hưởng đến năng suất. Cần phân biệt cây trồng theo
yêu cầu về cường độ chiếu sáng và khả năng cung cấp ánh sáng từng thời gian trong
năm để bổ trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp.
Phân loại cây trồng theo yêu cầu về ánh sáng:
Năm 1979 FAO đã phân loại cây trồng theo đặc điểm quang hợp, xem bảng:

21
Bảng 2.2. Phân loại cây trồng theo đặc điểm quang hợp (FAO – 1979)
Đặc điểm Nhóm
I II III IV V
Chu trình quang
C3 C3 C4 C4 CAM
hợp
Giới hạn nhiệt
độ thích hợp:
-Tốt nhất 15 – 20 25 – 30 30 – 35 20 – 30 25 – 35
- Giới hạn 5 - 30 10 - 35 15 - 45 10 - 35 10 - 45
Cường độ ánh
sáng lúc quang
0,2 – 0,6 0,3 – 0,8 1,0 – 1,4 1,0 – 1,4 0,6 – 1,4
hợp cao nhất:
(cal/cm2/phút)
Cường độ
quang hợp lúc
20 - 30 40 - 50 70 - 100 70 - 100 25 - 50
no ánh sáng
(mg/dm2/h)
Lúa
Lúa mì
Đậu tương
Đại mạch Ngô
Lạc
Đậu cove Lúa miến
Thuốc lá
Cây Khoai tây Mía Ngô
Bông
trồng Cà chua Kê Lúa miến Dứa quả
Khoai lang
điển Củ cải đường (giống Kê (giống Dứa sợi
Sắn
hình Hướng dương nhiệt nhiệt đới)
Cà phê
Cà phê đới)
Robuta
Arabica Cỏ voi
Chuối
Nho
Cao su
Phản ứng của cây C3, C4 lúc tăng cường độ ánh sáng và nhiệt độ có sự khác
nhau:
Các cây C4 (thuộc nhóm III, IV) và cây CAM là những cây ưa sáng (điểm bão
hòa ánh sáng 0,6 – 1,4 (cal/cm2/phút) đồng thời cũng là nhóm cây ưa nóng (nhiệt độ
quang hợp tốt nhất là 20 – 35 oc). Các cây C3 thuộc nhóm I và II yêu cầu ánh sáng
thấp hơn nhóm trên (điểm bão hòa ánh sáng 0,2 – 0,8(cal/cm 2/phút). Trong các cây C3
có những cây yêu cầu ánh sáng khá thấp như cà phê arabica. Bèo hoa dâu cũng là một
trong số nhóm cây có điểm bão hòa ánh sáng thấp. Các cây C3 chia làm 2 nhóm: nhóm
ưa nóng và nhóm ưa lạnh. Các cây C4 có cường độ quang hợp tối đa gấp đôi cường độ
22
quang hợp tối đa của các cây C3. Điểm bão hòa ánh sáng của cây C4 cũng gấp đôi các
cây C3. Khi quá điểm bão hòa ánh sáng, các cây C3 có cường độ quang hợp thấp đi.
Khả năng cung cấp ánh sáng cho cây
Độ dài ngày chủ yếu dùng để xác định thời gian sinh trưởng của cây, muốn biết
khả năng cung cấp ánh sáng cho cây cần bức xạ và số giờ nắng hàng tháng số giờ nắng
bình quân ngày.
Những ngày trong tháng có cường độ chiếu sáng cao số giờ nắng nhiều (do mây
tập trung thành đám) và năng lượng bức xạ cung cấp trong nhiều tháng; có những
tháng cường độ chiếu sáng thấp, đa số lá ánh sáng tán xạ (mây rải đều trên bầu trời) và
lượng bức xạ trong tháng thấp.
Những tháng có cường độ ánh sáng cao, số giờ nắng nhiều cần bố trí cây ưa
sáng; những tháng trời nắng ít, bố trí những cây yêu cầu ánh sáng thấp.
Các tỉnh phía Nam có cường độ chiều sáng cao hơn, số giờ nằng nhiều hơn và
lượng bức xạ lớn hơn nên cơ cấu cây trồng có khác phía Bắc cả về nhiệt độ và ánh
sáng. Theo Đào Thế Tuấn ở những nơi và những lúc có cường độ chiếu sáng cao thì
bố trí những giống lúa nhiều bông (bông bé, số hạt một bông ít, trọng lượng 1000 hạt
thấp), còn những nơi có cường độ chiếu sáng không cao lắm thì bố trí giống bông to
(nhiều hạt một bông, trọng lượng 1000 hạt cao).
Ánh sáng ở giai đoạn cuối
Cũng như nhiệt độ, ánh sáng ở giai đoạn cuối (sau 45 – 60 ngày cuối chu kỳ
sinh trưởng) là vô cùng quan trọng đối với năng suất cây trồng.
Theo Murata: Năng suất cây trồng phụ thuộc vào nhiệt độ lượng chiếu sáng
bình quân ngày bằng phương trình:
Sf(t) = S [1,2 – 0,21(t – 21,5)2]
Trong đó: Sf(t): là chỉ số năng suất khí tượng
S: Lượng chiếu sáng bình quân ngày từ trước trỗ 10 ngày đến sau
trỗ 30 ngày.
t: nhiệt độ không khí bình quân ngày trong thời gian trên
Theo Viện lúa Quốc tế: Quan hệ giữa năng suất lúa và lượng chiếu sáng theo
phương trình:
y = 2,209 + 2,976x
Trong đó: x: số Kcal/cm2 trong 45 ngày cuối
y: năng suất lúa (tạ/ha)
Ở miền Bắc năng suất lúa xuân cao hơn năng suất lúa chiêm do thời gian cuối của
lúa chiêm có số giờ nắng nhiều hơn, lượng bức xạ lớn hơn khi cấy cùng một thứ giống.
Thiếu ánh sáng ở giai đoạn cuối (trời nhiều mây và mưa phùn) làm cho thân lá khoai tây
tiếp tục xanh cho đến lúc thu hoạch, củ hình thành ít và củ nhỏ.

23
Qua trên cho thấy cần phải căn cứ và nhu cầu của cây về nhiệt độ và ánh sáng ở
giai đoạn cuối và tình hình nhiệt độ, ánh sáng từng tháng trong năm để bố trí cơ cấu
cây trồng cho phù hợp nhằm đạt năng suất cao và ổn định.
* Lượng mưa và cơ cấu cây trồng
Nước cần cho sự sinh trưởng của cây, nước mưa cung cấp phần lớn nước mà
cây yêu cầu đặc biệt là ở những vùng không tưới, nước mưa ảnh hưởng đến các quá
trình canh tác như làm đất, thu hoạch. Vì vậy khi xác định cơ cấu cây trồng phải chú ý
đến lượng nước mưa.
Ở giai đoạn ra hoa cây cần có đủ độ ẩm; so với các thời kỳ khác cây cần lượng
nước lớn hơn cả. Thiếu nước trước hoặc sau khi ra hoa cây giảm năng suất nghiêm
trọng. Vì vậy phải bố trí vụ cây trồng để đến giai đoạn cây ra hoa hay giai đoạn tạo
năng suất kinh tế trời có mưa hoặc trong đất còn đủ ẩm cho cây trồng; nếu thiếu nước
phải có tưới thêm. Ở đồng bằng miền Bắc các cây trồng vụ đông (đậu tương, ngô,
khoai tây, khoai lang, cà chua, tỏi) vào giai đoạn đó thường thiếu nước nên phải tưới.
Trên vùng đồi không tưới được nên việc bố trí cây vụ đông gặp nhiều khó khăn.
Mưa nhiều ở thời kỳ này cũng gây những tác hại đáng kể: làm trôi, vỡ hạt phấn,
không thụ tinh được; lúa ở thời kỳ làm đòng bị ngập quá 3 ngày đòng sẽ bị thối, đất
thiếu không khí, cây trồng không sinh trưởng được.
Mưa ảnh hưởng đến quá trình làm đất. Có mưa, đất màu đủ ẩm dễ làm đất; thời
gian làm đất ngắn, gieo trồng kịp thời vụ. Nhưng nếu làm đất ải thì cần thời tiết hanh
khô. Mưa ít hoặc nhiều quá so với yêu cầu làm đất đều ảnh hưởng đến thời vụ gieo
trồng.
Mưa còn ảnh hưởng đến thu hoạch. Đa số các cây trồng lúc thu hoạch cần trời
nắng, khô để thu hoạch và phơi hong nhanh, giảm công chi phí, đảm bảo phẩm chất
của hạt. Khoai tây cần thu hoạch vào ngày khô đề tránh thối củ khi bảo quản. Trái lại
cây đay vào lúc thu hoạch nếu có mưa thì chế biến thuận lợi. Tuy vậy vào những tháng
mưa nhiều, mưa lớn, nhưng mưa chỉ tập chung một thời gian ngắn vào buổi chiều nên
việc thu hoạch và phơi hong vẫn tốt. Còn những tháng 2, 3, 4 tuy mưa ít nhưng ẩm độ
không khí cao, số giờ nắng ít lại trở ngại lớn trong việc phơi hạt những cây thu hoạch
vào thời gian này (đậu, đõ)
Mưa ở vùng đồng bằng Bắc bộ thường không tập trung, trận mưa không lớn
lắm và không kéo dài (trừ mưa bão) nên việc bố trí vụ hè thu (6 – 9) làm cho các cây
ra hoa kết quả nhiều lần như đậu tương, lạc, đậu xanh hoặc những cây lấy sợi như đay
vẫn tiến hành được. Ở vùng đồi vụ hè thu mưa không nhiều, đủ nước trên đất dốc,
thuận lợi cho việc trồng các cây bộ đậu như lạc và đậu tương. Những năm gặp bão
mưa lớn và kéo dài có gây ảnh hưởng cho việc thu tinh của các cây trồng vào vụ hè
thu. Tuy nhiên sự thiệt hại tính cho nhiều năm không phải là lớn nên vụ hè thu vẫn
được chấp nhận ở những vùng có số năm có mưa lớn và kéo dài không nhiều.

24
Cần nắm được lượng nước cây cần cho một chu kỳ sinh trưởng, đồng thời khả
năng cung cấp nước hàng năm và lượng cung cấp nước hàng tháng của mưa để sắp xếp
cơ cấu cây trồng hoặc có biện pháp bổ sung.
*Độ ẩm không khí và cơ cấu cây trồng
Độ ẩm có liên quan đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Độ ẩm không khí
quá cao, sự thoát hơn nước của cây trồng khó khăn, độ mở của khí khổng thu hẹp lại,
lượng CO2 xâm nhập vào cây giảm. Độ ẩm không khí cao còn làm tăng bệnh như các
bệnh do phytothora gây hại mạnh cho các cây vụ đông; bệnh lở cổ rễ cho các cây bộ
đậu. Độ ẩm không khí quá thấp kèm theo nhiệt độ cao làm cho cây trồng phải thoát hơi
nước nhiều, cây trồng gặp hạt, hạt phấn và nhụy bị chết, tỷ lệ hạt lép tăng.
Tuy vậy lại có những cây thích ứng với độ ẩm không khí cao như cải bắp, xu
hào, xà lách, rau diếp...là những loại rau ăn lá nhu cầu lượng nước lớn mà rễ cây
không thuộc loại khỏe (nhất là cải bắp), nếu độ ẩm không khí thấp làm cây thoát hơi
nước nhiều bộ rễ không hút đủ nước cho sinh trưởng của cây, làm năng suất và phẩm
chất cây thấp.
Để sắp xếp cơ cấu cây trồng hợp lý cần nắm được tình hình diễn biến độ ẩm
trong năm. Các tháng 11,12,1 có độ ẩm không khí thấp nhất và tháng 2,3,4 có độ ẩm
không khí cao nhất trong năm. Căn cứ vào độ ẩm các tháng trong năm, GS Bùi Huy
Đáp đã phân các cây trồng phía Bắc làm 2 loại:
Loại nửa đầu vụ đông – Các cây thích ứng độ ẩm không khí thấp: khoai lang, cà
chua, tỏi, đậu tương.
Loại nửa cuối vụ đông – các cây thích ứng độ ẩm không khí cao: cải bắp, xu
hào, rau diếp, rau cải.
*Đánh giá nguồn lợi khí hậu các miền nước ta
Muốn biết tiềm năng khí hậu của các miền phải đánh giá nguồn lợi khí hậu của các
miền đó. Có nhiều phương pháp đánh giá nguồn lợi khí hậu căn cứ vào quan hệ giữa năng
suất cây trồng với lượng nhiệt và ẩm. Mối quan hệ này thay đổi tùy đới khí hậu. Các
phương pháp đó không thể áp dụng đối với điều kiện nhiệt đới.
Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã đánh giá nguồn lợi khí hậu các miền nước ta theo hai
tiêu chuẩn sau:
- Theo năng lượng bức xạ: Đây là phương pháp tính năng suất dựa vào năng
suất quang hợp của cây trồng với một hiệu suất sử dụng ánh sáng nhất định. Dựa vào
kết quả các ruộng năng suất cao của nước ta tác giả đã dùng hiệu suất sử dụng ánh
sáng là 1% của tổng số bức xạ, hay 2% của bức xạ quang hợp được. Từ năng lượng
quang hợp tính ra lượng chất khô theo khả năng sinh nhiệt là 4000Kcalo/kg chất khô
và tính ra năng suất kinh tế theo hệ số kinh tế là 0,5.
- Theo tổng số nhiệt độ: Qua theo dõi Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã xác định: các
ruộng năng suất cao ở nước ta thường đạt bình quân 2 tạ/ha trên 100 oc của tổng số nhiệt
độ cả vụ. Kết quả của hai phương pháp trên thể hiện trong bảng 2.3.
25
Bảng 2.3. Đánh giá nguồn lợi khí hậu các miền nước ta theo năng lượng bức xạ
và tổng số nhiệt độ
Bức xạ tổng cộng Năng suất (tạ/ha) tính theo
Miền
tỉ Kcal/ha/năm Bức xạ tổng cộng Tổng số nhiệt độ
Núi cao miền Bắc 8-11 10,0 – 13,7 11,2 – 14,4
Đông Bắc Việt Bắc 9- 11 11,2 – 13,7 14,4 – 16,6
Tây Bắc 11,50- 13,5 14,4 – 16,9 15,5 – 16 8
TT Bắc Bộ và BTB 11 – 13 13,7 – 16,2 16,6 – 17,1
Trung trung bộ 13 – 14 16,2 – 17,5 17,1 – 18,4
Nam trung bộ 13 – 18 16,2 – 22,5 18,2 – 19,4
Bắc Tây Nguyên 14,5 – 16,5 18,1 – 20,6 15,8 – 18,8
Nam Tây Nguyên 15 – 17 18,1 – 21,2 13,0 – 15,6
Đông Nam bộ 13 – 17 16,2 – 21,2 18,6 – 19,6
Tây Nam bộ 15 - 18 18,7 – 22,5 19,4 – 20,2
2.2.2 Hệ thống cây trồng và đất trồng
Đất đai là nguồn lợi tự nhiên cung cấp năng lượng và vật chất cho cây do đó
con người cần nghiên cứu để lợi dụng tốt nhất. Đất và khí hậu hợp thành một phức hệ
“ khí hậu – đất” tác động vào cây. Phải nắm vững mỗi quan hệ giữa cây trồng và các
đặc điểm của đất thì mới xác định được cơ cấu cây trồng.
Về mặt cơ cấu cây trồng người ta đề cập đến tính thích ứng và tính biến động
năng suất của cây trồng.
Các tính thích ứng quyết định khả năng sống của cây trồng đối với các mức: độ
mặn, độ chua, ngập nước hay ẩm khác nhau.
Khi cây đã có đủ điều kiện thích ứng thì năng suất được quyết định bởi chế độ
nước và hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất.
*Địa hình
Địa hình là một yếu tố phức tạp ảnh hưởng nhiều điến yếu tố khác. Trước hết
địa hình ảnh hưởng đến tình hình khí hậu. Thí dụ như chúng khác nhau về độ cao dẫn
đến các chế độ nhiệt, chế độ ẩm khác nhau. Ở đồng bằng châu thổ địa hình có quan hệ
chặt chẽ với chế độ nước: các chỗ cao thường là đất nhẹ và thoát nước, các chỗ thấp
thường là đất nặng và úng nước.
Ở vùng đồi núi yếu tố quan trọng nhất của địa hình là độ dốc của sườn vì nó có
quan hệ với vấn đề xói mòn.
Việc sử dụng đất dốc để trồng các loại cây nào còn tùy thuộc vào các yếu tố
khác như: mưa gây xói mòn, tính chất đất và nhất là phụ thuộc vào các biện pháp canh
tác được sử dụng để chống xói mòn và vào điều kiện cụ thể của địa phương.

26
Thí dụ: Vùng Crum (Liên Xô) đề nghị chế độ sử dụng ruộng đất có độ dốc khác
nhau như sau:
- 0 – 50: ít dốc, ít bị rửa trôi, có thể trồng bất kỳ cây gì, tốt nhất là các cây hàng
rộng.
- 5 – 120: dốc, bị rửa trôi nhiều, có thể trồng các cây hàng hẹp (lúa mì). Ở vùng
núi nên trồng cây ăn quả theo băng, có băng cây chống xói mòn.
- 12 – 200: khá dốc, xói mòn mạnh. Nên trồng cây ăn quả có làm nương bậc
thang với các công trình ngăn nước.
- 20 – 280: dốc mạnh có thể trồng cây ăn quả bắt buộc ở nương bậc thang với
công trình thủy lợi.
- trên 280: trồng rừng
Vùng biển Caribe:
- 0 – 50: làm đất được không có hạn chế
- 5 – 100: làm đất được hạn chế vừa
- 10 – 200: làm đất được, hạn chế lớn
- 20 – 300: chỉ có thể trồng cây lâu năm và cỏ
- Trên 300: không làm đất được, chỉ trồng rừng, cây lâu năm và cỏ cải tiến.
Và ở Indonexia
- 0 – 220: có thể trồng cây hàng năm với các biện pháp chống xói mòn như đắp
bờ, cày theo đường đồng mức, trồng băng cây phân xanh hay cỏ lâu năm.
- 22 – 300: trồng cây lâu năm và cây ăn quả
- Trên 300: trồng rừng
Như vậy là độ dốc giới hạn trồng cây hàng năm ở vùng Crum là 12 o, ở vùng
biển Caribe là 200 và Indonexia là 220.
Các giới hạn này xác định phải tùy thuộc vào tình hình cụ thể từng vùng. Ở
nước ta, phía Bắc đất dốc nhiều, các giới hạn ấy phải cao hơn ở phía Nam là nơi đất
dốc ít.
*Chế độ nước của đất
Chế độ nước của đất quy định cơ cấu cây trồng. Đất ngập nước trồng cây trồng
nước; đất ẩm trồng cây trồng cạn, đất ít ẩm trồng cây chịu hạn.
Chế độ nước của đất chịu sự chi phối của yếu tố đất đai (địa hình, cấu trúc của
đất), chế độ thủy văn (lượng mưa và lượng bốc hơi) và hoạt động nông nghiệp của con
người (các công trình thủy lợi, tưới tiêu).
Để bố trí cơ cấu cây trồng cần nắm vững chế độ nước, khả năng tác động của
con người và đặc tính của cây trồng.
Về chế độ nước: Vào mùa mưa nơi thấp thường có lớp nước cao, nơi trung bình
có lớp nước vừa, nông và nơi cao đất đủ ẩm; vào mùa mưa ít ở nơi thấp đất ẩm, nơi

27
cao đất hạn (thiếu nước). Ở đất bãi ngoài đê hàng năm còn bị ngập do nước sông dâng
vào mùa mưa.
Ở các vùng bị ngập thường phải chú ý thời gian bị ngập (thời điểm bắt đầu và
kết thúc), độ cao lớp nước, tốc độ ngập. Tùy theo các đặc điểm ấy mà bố trí các vụ lúa
và giống lúa khác nhau.
Về khả năng tác động của con người
Các công trình thủy lợi và các biện pháp tưới, tiêu đã làm giảm tác hại của nước
và tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng. Việc tưới nước mùa khô đã làm tăng diện tích
trồng lúa vụ chiêm xuân ở miền Bắc hay các cây rau màu vụ đông. Việc tiêu nước khi
mưa lớn đã hạn chế được úng ngập cây trồng nên đã tăng được diện tích trong lúa mùa
ở chân sâu.
Về cây trồng:Đặc tính sinh thái của cây trồng rất khác nhau, có cây sống ở đất
ngập nước (lúa, cói..), có cây sống trên cạn (ngô, đậu tương, đay...). Dựa vào tình hình
nước diễn biến trong năm và địa hình để bố trí nhiều cơ cấu cây trồng một năm như:
hai vụ lúa, một mầu một lúa; hai lúa một màu; hai màu một lúa; ba vụ màu...Ở đất bãi
ngoài đê cần gieo trồng ngay sau khi nước rút, và thu hoạch trước khi nước ngập,
thường mỗi năm hai vụ màu. Càng khám phá thêm các đặc tính của cây trồng có khả
năng xây dựng được nhiều cơ cấu mới như: hai lúa một đậu tương hè thu trên đất hai
vụ lúa đối với loại đất nhẹ, dễ thoát nước. Đay vốn sinh trưởng tốt trên đất đủ ẩm
nhưng vẫn có thể sống được ở đất ngập nước khi cây đã khá cao, vì vậy người ta có
thể trồng gối đay vào ngô từ tháng 3 hoặc tháng 4 (trước khi thu hoạch ngô 1 – 2
tháng) để lúc nước ngập (tháng 7 – 8) đay vẫn sinh trưởng được. Gần đây với việc lựa
chọn nhiều giống lúa có khả năng chịu ngập tới 7 – 10 ngày, có tốc độ vươn cao 3 –
5cm/ngày, lại cao cây càng mở ra khả năng ổn định cho lúa chân sâu.
Thành phần cơ giới đất
Thành phần cơ giới đất quy định nhiều tính chất của đất như: chế độ nước, chế
độ không khí, nhiệt và dinh dưỡng.
Nói chung đất nhẹ thoáng khí, dễ thoát nước, giữ nước kém, chứa ít dinh dưỡng
và dễ làm đất. Đất nặng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt hơn nhưng thoát nước chậm,
hay bị úng, ít không khí và làm đất khó.
Mỗi cây sinh trưởng tốt ở một loại thành phần cơ giới. Các cây như lúa, cói,
sinh trưởng tốt trên đất thịt vừa và thịt nặng có lớp đất mặt. Nếu trồng lúa trên đất nhẹ
tuy có tưới nước và bón phân đầy đủ cũng không có sinh trưởng cân đối và năng suất
cao bằng đất thịt nặng. Ở đất này các cây trồng cạn thường sinh trưởng tốt và cho năng
suất cao như ngô, lạc...
Một số cây có khả năng thích ứng rộng hơn: cây đay có thể sinh trưởng tốt và
cho năng suất cao cả trên đất có phạm vi từ cát pha đến thịt nặng, vì đay có bộ rễ khỏe
và có khả năng dẫn không khí từ thân, Cây đậu tương có thể sinh trưởng tốt trên cả đất
thịt trung bình và thịt nặng mà khoai tây và ngô thì lại sinh trưởng kém trên những loại
28
đất đó. Các cây có khả năng thích ứng rộng dễ được mở rộng nếu như có giá trị kinh tế
cao.
Độ chua, mặn: Đây là tính chất hóa học của đất ảnh hưởng rất mạnh đến sự
sinh trưởng của cây trồng và giới hạn phát triển của chúng.
Theo độ chua có thể phân chia đất ra làm các loại sau:
Loại đất độ pH
Đất rất chua 2,0 – 4,0
Đất chua 4,0 – 5,5
Đất ít chua 5,5 – 6,5
Đất trung tính 6,5 – 7,5
Đất kiềm 7,5 – 8,5
Độ chua không phù hợp làm cho cây trồng khó hút các chất dinh dưỡng của đất,
vi sinh vật trong đất không phát triển được, ngoài ra còn bị ngộ độc bởi những ion có
liên quan đến độ chua của đất. Ví dụ đất rất chua ở ta phần nhiều là đất phèn có chứa
sunfat abumin. Ở đất này ngoài tác hại của độ chua còn có hiện tượng độc do nhôm và
ion SO42-gây ra nữa. Với đất nhiệt đới lúc pH là 5,4 thì độ no nhôm trong phức hệ hấp
thu cation là o%, pH 4,2 độ no nhôm là 60%.
Năng suất sẽ giảm 50% (vùng nhiệt đới ) khi trồng ngô trên đất có độ pH 4,4;
với độ no nhôm là 2,5mgdl/100g; còn đối với đậu tương khi pH 5,0 và độ no nhôm
khoảng 0,5mgdl/100g.
Cây trồng có quan hệ với độ chua khác nhau, có những cây thích chua như chè,
lại có cây chịu được chua và không chịu được chua.
Độ mặn: Ở vùng biển nước ta thường bị mặn. Hiện tượng mặn ở đây là do ảnh
hưởng của nước biển. Khác với các vùng khô hạn trên thế giới, hiện tượng mặn lục địa
phổ biến do muối dưới đất bốc lên.
Vấn đề xác định mức độ gây hại của muối đối với cây ở loại đất mặn này tương
đối khó vì độ mặn không ổn định, mùa khô ít mưa độ mặn cao hơn mùa mưa.
Đối với điều kiện mặn l ục địa, người ta thường quy định mức độ mặn theo
lượng ion Clo trong đất tính bằng %:
Loại đất % Clo
Không mặn < 0,15
Mặn ít 0,15 – 0,30
Mặn vừa 0,30 – 0,50
Mặn nhiều 0,50 – 0,80
Rất mặn >0,80
Đối với các giống lúa trồng vụ mùa chịu được nồng độ muối clorua natri trong
đất trên 0,4% thì gọi là giống lúa chịu mặn.
29
Ở đồng bằng Nam bộ, việc phân loại đất mặn phải căn cứ vào thời gian bị ảnh
hưởng nước mặn trong năm. Nồng độ muối trong nước sông trên 0,4g/l thì coi là nước
mặn. Từ căn cứ này phân thành 4 vùng:
Vùng A: nước ngọt quanh năm
Vùng B: Nước ngọt trên 8 tháng
Vùng C: Nước ngọt từ 5 đến 8 tháng
Vùng D: Nước ngọt dưới 4 tháng
Hàm lượng các chất dinh dưỡng: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất chủ
yếu quyết định năng suất cây trồng hơn là quyết định tính thích ứng. Tuy vậy trong các
loại cây trồng cũng có những cây trồng đòi hỏi phải trồng ở nơi đất tốt, có cây chịu
được đất xấu. Hàm lượng các chất dinh dưỡng có thể thay đổi bằng cách bón phân. Về
mặt kinh tế, thì ở các loại đất tốt nên trồng các loại cây và giống phản ứng mạnh với
độ màu mỡ cao và giá trị kinh tế cao.
2.2.3 Hệ thống cây trồng và cây trồng
Cây trồng là thành phần chủ yếu của các hệ sinh thái nông nghiệp. Nội dung
của việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là chọn loại cây trồng nào để lợi dụng tốt nhất
các điều kiện khí hậu và đất đai. Mặt khác, cây trồng là những nguồn lợi tự nhiên
sống, nhiệm vụ của nông nghiệp là phải sử dụng nguồn lợi tự nhiên ấy một cách tốt
nhất, nghĩa là giành cho chúng các điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp nhất.
Khác với khí hậu và đất đai là các yếu tố mà con người ít có khả năng thay đổi,
hay chỉ thay đổi trong một phạm vi nhất định, đối với cây trồng, con người có thể lựa
chọn để di thực chúng và với trình độ hiểu biết của sinh học hiện đại con người có khả
năng thay đổi bản chất của chúng theo hướng mà mình mong muốn.
Nguồn lợi cây trồng vô cùng phong phú. Trong số hơn 50 vạn loài cây cỏ, loài
người đã sử dụng 23 nghìn loài, trong đó có 6 nghìn loài cây trồng, trong đó có khoảng
90 loài cho chúng ta lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, nguyên liệu cho công
nghiệp.
Nguồn lợi cây trồng không chỉ phong phú về số lượng loài mà cả về số dạng
trong một loài. Vì dụ lúa, lúa mì, ngô có đến vài vạn giống khác nhau trong các tập
đoàn giống trên thế giới.
Muốn bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý chúng ta cần nắm vững yêu cầu của các
loài và giống cây trồng đối với điều kiện khí hậu, đất đai, và khả năng của chúng sử
dụng trong các điều kiện ấy. Sau đây là những vấn đề cần quan tâm lúc xác định cơ
cấu cây trồng:
Năng suất của cây và giống cây trồng
Các loài và giống năng suất cao được đưa vào trong cơ cấu cây trồng. Năng
suất liên quan đến sức chứa và nguồn.
Sức chứa (Sink) là số lượng và độ lớn của các cơ quan có khả năng chứa các
chất đồng hóa để tạo ra năng suất như số bông, số quả, số hạt, số củ, số thân, và kích
30
thước của các bộ phận ấy. Mỗi cây trồng có đặc điểm sức chứa riêng. Bông to làm cho
năng suất lúa và ngô tăng, nhưng ở ngô số hạt một bắp quan trọng hơn số lượng 1000
hạt. Ở lúa trọng lượng hạt là yếu tố quyết định trọng lượng bông.
Nguồn (source) là lượng chất đồng hóa được chuyển từ lá về bộ phận chứa
năng suất. Để tăng nguồn các nhà tạo giống đã chú ý cải tiến kiểu lá để nâng cao hệ số
diện tích lá, và nâng cao cường độ quang hợp ở lá đồng thời giảm chi phí mất mát do
hô hấp.
Giữa sức chứa và nguồn có mối quan hệ rất chặt chẽ, có tác động qua lại, làm
giảm sức chứa bằng cách nhân tạo, cường độ quang hợp ở lá giảm vì cản trở việc vận
chuyển sản phẩm quang hợp.
Trong thực tế rất khó phân định rõ chỉ tiêu đại diện cho sức chứa và chỉ tiêu đại
diện cho nguồn. Chẳng hạn trọng lượng bông hay trọng lượng hạt cao có thể vừa là do
tăng sức chứa vừa là do tăng nguồn. Để làm rõ vấn đề này Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã
dùng phương pháp phân tích thành phần chính của quá trình tạo năng suất trên 276
ruộng lúa. Kết quả đã tính được hai thành phấn chính, quan trọng nhất ảnh hưởng đến
năng suất.
- Thành phần sức chứa tương quan với thời gian tạo ra diện tích lá trước trỗ: số
nhánh, số bông, và số hoa một mét vuông quyết đinh 29,9% năng suất.
- Thành phần nguồn tương quan với chất khô và hiệu suất quang hợp sau trỗ: số
hạt một bông và số hạt một mét vuông trọng lượng bông và 1000 hạt, quyết định
23,1% năng suất.
Với phương pháp phân tích này, các chỉ tiêu: số hạt một mét vuông, trọng
lượng 1000 hạt lại là chỉ tiêu đại diện nguồn. Khi tiến hành cải tiến sức chứa bằng
cách tạo các giống thấp cây to bông người ta đã cải tiến cả quang hợp sau trỗ. Khi cải
tiến cấu trúc này để nâng cao diện tích lá người ta đã đồng thời nâng cao số bông trên
một đơn vị diện tích.
Để tạo giống cây trồng có năng suất cao cần tăng đồng thời cả sức chứa và nguồn.
Người ta thấy giống có nguồn cao hơn sức chứa năng suất tương đối ổn định ở các nơi và
các năm khác nhau, đó là các giống có năng suất không thật cao. Giống có sức chứa cao
hơn nguồn phản ứng mạnh với điều kiện ngoại cảnh đó là các giống có năng suất cao.
Muồn có kết quả nhah cần tác động cả hai yếu tố.
Các giống lúa có lá nằm ngang (lá rủ) không thể cấy dày được nên không tăng
được sức chứa (số bông ít) và cũng không tăng được nguồn (khi tăng diện tích lá thì lá
có hiện tượng che khuất lẫn nhau) nên năng suất thấp. Các giống lúa mới, lá đứng vừa
tăng được sức chứa, vừa tăng được nguồn nên đã nâng cao năng suất lúa rõ rêt.
Thời gian sinh trưởng và năng suất cây trồng
Không phải năng suất bao giờ cũng tỷ lệ thuận với thời gian sinh trưởng. Tạo
được những giống ngắn ngày với năng suất cao là phương án lý tưởng vì sẽ gieo trồng
được nhiều vụ trong một năm.
31
Nếu tính năng suất trong một năm thì trong một đơn vị thời gian (ngày) thì các
giống ngắn ngày với canh tác hợp lý cao hơn các giống dài ngày.
Rút ngắn thời gian bỏ đất trống, trồng một năm nhiều vụ cây ngắn ngày năng
suất cao đã làm tăng rõ rệt năng suất một đơn vị diện tích trong một năm.
Tuy vậy trong sản xuất người ta vẫn cần phải có các giống có thời gian sinh
trưởng dài. Ví dụ như giống lúa mùa ở vùng trũng. Để tránh lúa bị ngập sau khi cấy
cần phải có mạ đủ cao và cấy vào lúc nước chưa quá sâu (gieo mạ cuối tháng 5 đầu
tháng 6; cấy cuối tháng 6 đầu tháng 7). Lúa làm đòng và trỗ không quá sớm tránh thời
gian mưa nhiều.
Sự biến động về thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của ruộng cây trồng có sự biến động, vì vậy cần nắm
vững để xác định số vụ cây trồng mỗi năm, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc mỗi
vụ. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây:
Nhiệt độ: Thời gian sinh trưởng của cây chịu sự tác động của quy luật tổng ôn.
Lấy lúa làm ví dụ: Nhiệt độ càng cao thời gian sinh trưởng càng ngắn lại. Ở 24 oc như
là một ngưỡng. Trên 24oc thời gian sinh trưởng rút ngắn ít, dưới 24 oc thời gian sinh
trưởng tăng lên nhanh.
Ánh sáng: Ở miền Bắc vào những năm 80 chúng ta có những giống không cảm
quang như CR203, cực ngắn, Trân Châu lùn; cảm quang yếu: NN8, A3 và cảm quang
mạnh: Mộc Tuyền, Bao Thai Hồng, Nếp cái hoa vàng...
Ở Việt Nam không có ngày dài trên 16 giờ, dài nhất chỉ là 13h32’ (Hà Giang).
Vì vậy các giống không cảm quang nếu sinh trưởng trong điều kiện 12 – 14h ở giai
đoạn ánh sáng thì thời gian sinh trưởng có thể tăng thêm 5 – 10 ngày, các giống cảm
quang yếu quãng 15 – 30 ngày so với độ dài ngày 10 – 12h.
Còn các giống cảm quang có hiện tượng trỗ đợi nhau “ chiêm cập cợi, mùa đợi
nhau”. Tuy thế từng giống có vài đợt trỗ khác nhau và các giống khi cùng gieo cũng có
thời gian trỗ khác nhau.
Phương thức gieo trồng: Gieo trực tiếp có thời gian sinh trưởng ngắn hơn kiểu
làm mạ, làm vườn ươm. Vì khi nhổ cấy, lượng rễ bị đứt nhiều, cây sinh trưởng chậm,
mất thời gian để hồi phục (hồi xanh). Với lúa thời gian hồi xanh là > 5 ngày. Nếu
không làm đứt rễ thì thời gian sinh trưởng không thay đổi. Thời gian hồi xanh phụ
thuộc: tuổi mạ, độ sâu cấy, và mật độ.
Tuổi mạ ở vườn ươm của cây con càng già (lượng rễ đứt càng nhiều, cây bị tổn
thương nhiều) cây càng mất cân bằng và dinh dưỡng, thời gian phục hồi chậm làm kéo
dài thời gian sinh trưởng khá nhiều.
Mật độ gieo cấy càng thưa so với mật độ hợp lý càng làm tăng thời gian sinh
trưởng của ruộng cây trồng.
Chế độ nước và dinh dưỡng

32
Nước cung cấp đầy đủ làm cây sinh trưởng nhanh và làm thời gian sinh trưởng
của cây trồng rút ngắn lại. Nếu thiếu hoặc thừa làm cây sinh trưởng chậm hoặc cây bị
tổn thương (lúa bị ngập), thì cây phải có thời gia phục hồi nên thời gian sinh trưởng
tăng lên.
Dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ, cân đối và kịp thời, thời gian sinh trưởng
của cây trồng sẽ rút ngắn lại. Cây có hai thời kỳ; thời kỳ đầu là thời kỳ phát triển các
cơ quan sinh trưởng, thời kỳ sau là thời kỳ có thêm phát triển các cơ quan sinh thực,
đồng thời là thời kỳ tạo năng suất kinh tế, các chất dinh dưỡng dồn về cơ quan chứa
như hạt, củ...các hiện tượng không thuận lợi làm kéo dài thời gian sinh trưởng của cả
hai thời kỳ. Nói chung bón N và P tập chung vào giai đoạn đầu là cây sinh trưởng tốt,
chóng ra hoa, bón N muộn dễ là thân lá phát triển mạnh, cây ra hoa chậm, hạt chậm
chín. Bón K vào giai đoạn cuối làm cây chóng kết thúc giai đoạn làm hạt hoặc làm đẫy
củ. Các nguyên tố vi lượng và bán đa lượng cũng có những tác đọng tương tự, song có
những giống cây trồng phản ững rõ, có giống không rõ.
Các sinh vật gây hại
Các sinh vật gây hại như sâu, bệnh, chuột, cỏ dại...thường làm giảm bớt số
lượng cá thể (số cây, số nhánh, số cành..) hoặc bộ phận cơ quan của cá thể (rễ, thân, lá,
hoa) làm tốn thêm thời gian để ruộng cây trồng đạt đến sinh trưởng tối đa.
Một số đặc tính của giống cây trồng: Ngoài phản ứng của cây trồng khác nhau
về nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng đã nói ở trên, một vài sự khác nhau sau đây
dẫn đến sự không đồng đều về sinh trưởng, phát dục làm cho thời gian kết thúc của
ruộng cây trồng chậm lại.
Đặc tính đẻ nhánh phân cành: Các giống đẻ nhanh phân cành càng nhiều thì sự
chênh lệch về thời gian ra hoa, kết hạt và chín càng nhiều.
Số hoa trên một bông: số hoa trên một bông càng nhiều thì sự chênh lệch thời
gian giữa sự xuất hiện và hình thành hạt của hoa đầu tiên và hoa cuối cùng càng tăng.
Sự chống chịu với điều kiện bất thuận: Sự chống chịu với điều kiện bất thuận
kém dẫn đến sự khác nhau về thời gian sinh trưởng, phát dục của các cá thể trong
ruộng cây trồng càng lớn.
Kích thước và trọng lượng của hạt và củ, quả: Càng lớn thời gian từ hình thành
đến chín đẫy càng lâu.
Độ đồng đều và phẩm chất của giống: Giống có độ thuần cao, có tỷ lệ này mầm
và sức nảy mầm cao thì thời gian sinh trưởng của các cá thể đồng đều có thể rút ngắn
thời gian sinh trưởng của quần thể ruộng cây trồng.
Độ đồng đều của đồng ruộng: Ruộng có độ đồng đều cao về độ cao, mức nước,
các chất dinh dưỡng, chế độ chăm sóc dẫn đến độ đồng đều về sinh trưởng và phát dục
của cả ruộng cây trồng.
Căn cứ vào những điều trên chúng ta có thể dự đoán và điều khiển thời gian sinh
trưởng của cây mà sắp xếp cơ cấu cây trồng theo thời gian trong một năm.
33
2.2.4 Hệ thống cây trồng và các hình thức gieo trồng
Khi bố trí cơ cấu cây trồng cần chú ý đến các hình thức gieo trồng như: làm
vườn ươm, gieo trực tiếp không qua vườn ươm, trồng gối, trồng xen.
* Hính thức làm vườn ươm
Là hình thức áp dụng khá rộng rãi như làm mạ cho lúa, làm vườn ươm cho
khoai lang, các cây rau như cà chua, xu hào, bắp cải...làm bầu cho dưa hấu, cà chua.
Làm vườn ươm có những tác dụng sau:
- Rút ngắn thời gian trên ruộng cấy tạo điều kiện tăng vụ
- Tận dụng đất, tận dụng ánh sáng trên ruộng mạ, và ruộng cấy.
- Dễ quản lý, chăm sóc, tạo điều kiện tốt cho cây con sinh trưởng tốt.
Thời gian cây con trên vườn ươm: là vấn đề được quan tâm nhất trong việc xác
định cơ cấu cây trồng. Nó phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
Thời gian của cây trồng trên ruộng tính bằng thời gian sinh trưởng – thời gian
của mạ. Để tăng vụ chúng ta cần tìm thời gian tối tiểu trên ruộng cấy với năng suất tối
đa. Nếu làm bầu, cây con được đưa vào ruộng gieo trồng cùng với bầu có bộ rễ nguyên
vẹn làm cho cây không mất thời gian hồi phục, càng làm rút ngắn thời gian trên ruộng
cấy. Các biện pháp nhổ mạ làm bộ rễ tổn thương ít, cây trồng vào những lúc râm mát
như cấy lúa và trời mưa, cấy vào buổi chiều đều làm rễ, thân lá ít bị tổn thương và rút
ngắn thời gian sinh trưởng trên ruộng cấy.
Thời gian trên ruộng cấy có thể ngắn hơn nếu chấp nhận một năng suất kém
hơn năng suất tối đa một ít.
Thời gian tối thiểu và tối đa trên ruộng mạ hay vườn ươm: Thông thường thời
gian tuổi mạ vào quãng 1/6 – 1/5 thời gian sinh trưởng (với lúa). Nhưng khi cần thiết
người ta dùng tuổi mạ ngắn hơn và dài hơn tuổi mạ thông thường. Tuổi mạ sẽ dao
động trong khoảng tuổi mạ tối thiểu và tối đa.
Thời gian tối thiểu của mạ: được sử dụng khi cấy vào ruộng vụ trước thu hoạch
sớm so với dự định và đất đã được chuẩn bị tốt. Ví dụ với lúa là 3 lá và tuổi mạ là 8 –
10 ngày.
Thời gian tối đa của mạ: được sử dụng khi đã tính đến thời gian tối thiểu trên
ruộng cấy hoặc chưa có ruộng để trồng cấy. Thời gian tối đa của mạ phụ thuộc vào đặc
điểm sinh học và yêu cầu về năng suất. Ví dụ khả năng ra rễ và có thể tạo ra các bộ
phận rê, thân, lá hoa, quả, hạt tương tự như tuổi mạ hợp lý. Tuổi mạ tối đa thường là
tổng thời gian sinh trưởng trừ đi số ngày tối thiểu trên ruộng cấy với số là bằng tổng số
lá trừ đi số lá tối thiểu trên ruộng cấy – áp dụng cho lúa vụ mùa. Trong những trường
hợp cần làm mạ sinh trưởng thật chậm lại (giữ nguyên giai đoạn phát dục, tăng số
ngày mà không tăng số lá) bằng các biện pháp: không tưới thêm nước, rút cạn nước.
*Hình thức gieo cấy trực tiếp

34
Đa phần các cây trồng gieo cấy trực tiếp (không qua khâu làm mạ) như ngô,
lạc, vừng, đậu xanh, lúa (ở các nước ôn đới). Đối với cây lúa ở Việt Nam, Ấn Độ,
Trung Quốc, Nhật Bản thì chủ yếu áp dụng hình thức cấy. Một số cây thường được
gieo trực tiếp đôi khi áp dụng hình thức cấy.
Người ta thường áp dụng lối gieo trực tiếp kể cả các cây thường dùng hình thức
cấy trong những trường hợp sau đây:
- Có đủ thời gian không phải áp dụng hình thức cấy
- Các giống cây trồng ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, thời gian làm mạ ngắn. Ví
dụ các giống lúa cực ngắn có thời gian sinh trưởng là 90 ngày.
- Dùng lối gieo trực tiếp kinh tế hơn nhất là về nhân lực so với cấy (bằng tay)
và trong trường hợp tăng nhiều vụ trong một năm.
- Khi có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với lối gieo trực
tiếp.
*Hình thức trồng gối
Gieo hạt hay trồng cấy cây sau vào giai đoạn cuối của cây trước được gọi là
trồng gối. Hình thức trồng gối được áp dụng nhằm tăng vụ hoặc trong trường hợp cây
trước kết thúc hơi chậm so với kế hoạch dự định.
Trồng gối có những tác dụng sau:
- Đảm bảo thời vụ, đảm bảo năng suất
- Có thể lợi dụng những điều kiện thuận lợi sinh sản dưới tán lá của cây trước
(nhiệt độ đất và không khí), ẩm độ đất và không khí (giảm cỏ dại) mọc mầm dễ dàng
hoặc cây sau hồi xanh nhanh chóng.
Việc áp dụng trồng gối cũng có những khó khăn cho thu hoạch cây trước, đồng
thời có thể làm tổn thương phần nào rễ, thân, lá của cây sau.
Khi thực hiện trồng gối vấn đề đáng quan tâm nhất là thời điểm và quãng thời
gian trồng gối (từ lúc trồng gối đến lúc thu hoạch của cây trước).
Thời điểm trồng gối là ngày tháng bắt đầu của cây sau nhắm đảm bảo khí hậu
tốt nhất là giai đoạn cuối của cây trồng sau.
Quãng thời gian trồng gối phải đảm bảo cho cây sau có thể sinh trưởng được
bình thường ít bị ức chế bởi cây trước (thân cây, tán lá) hoặc ngược lại.
Thời gian này là quãng thời gian đầu cây con sinh trưởng chậm hoặc quãng thời
gian sau cây trước giảm dần tán lá che phủ.
Thời điểm ra hoa là thời điểm cây đạt chỉ số lá cao nhất sau đó giảm dần. Vì
vậy thời điểm trồng gối thường trước hoặc sau thời gian ra hoa của cây trước một ít.
Ngày nay do chọn được nhiều giống cây trồng ngắn ngày nên quãng thời gian trồng
gối thường ngắn, cây trước và cây sau không ảnh hưởng lẫn nhau (thường trồng gối
dưới một tháng tức sau thời gian ra hoa của cây trước).

35
Nếu cần người ta phải gieo hoặc trồng gối sớm và quãng thời gian gối dài.
Trong trường hợp này cây sau tuy bị ảnh hưởng (bị ức chế khá nhiều vì thiếu ánh
sáng) nhưng sau khi thu hoạch cây trước, cây sau lớn nhanh và giai đoạn sau cây sau
vẫn đủ điều kiện thuận lợi, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Khi xác định cây sau
sinh trưởng mạnh, thời gian gối sớm, cây sau có thể ảnh hưởng cây trước nhưng cây
sau có giá trị kinh tế cao hơn và còn đảm bảo cho các cây sau nữa trong hệ thống cây
trồng 1 năm người ta vẫn tiến hành trồng gối sớm.
* Hình thức trồng xen
Khi tạo một quần xã cây trồng (hai hay nhiều cây) có thời gian gieo trồng tương
tự gọi là trồng xen.
Trồng xen có ý nghĩa về mặt tăng vụ. Khi chung sống mỗi cây vẫn có đặc điểm
riêng và trong quần xã này vẫn có thể đạt được ruộng cây trồng năng suất cao. Nếu
năng suất đó không được tối đa thì ít nhất năng suất của quần xã cũng phải hơn năng
suất tối đa của một ruộng cây trồng riêng rẽ.
Trồng xen không những làm tăng số vụ thu hoạch trong năm mà còn có ý nghĩa
giảm chi phí đầu tư, tận dụng tiềm năng của đất, do đó thường được áp dụng ở những
nơi đất ít, người đông cần tăng vụ.
Thời gian đầu khi mỗi cá thể của từng loại cây còn nhỏ thường đủ điều kiện cho
sự phát triển bình thường, thời gian cuối cần cho sự phát triển tối đa thì chỉ còn lại một
loại cây (khi thời gian sinh trưởng lệch nhau), nên cả hai giai đoạn phát triển bình
thường, do đó năng suất từng cây trong quần xã cao tương đương năng suất cây trồng
riêng rẽ. Năng suất này thấp hơn so với trồng riêng rẽ là do giai đoạn cuối có sự cạnh
tranh.
Bằng hình thức trồng xen con người đã tận dụng tốt hơn các điều kiện tự nhiên
và những ưu thế của quần xã.
Về khí hậu trồng xen đã tận dụng thêm ánh sáng nhất là giai đoạn đầu (lúc cây
trồng còn nhỏ) để cây trồng thêm có thể hoàn thành một giai ddianj khá dài của chu kỳ
sinh trưởng.
Về dinh dưỡng đất: Trồng xen nếu đất có độ phù khá thì đây là cách tận dụng
đất, cùng với tận dụng ánh sáng để cho sản phẩm hữu cơ. Nếu đất thiếu dinh dưỡng,
nhưng để được thêm một vụ cây trồng trên cùng mảnh đất, con người sẽ sẵn sàng đáp
ứng yêu cầu của cây bằng công nghiệp khai thác và sản xuất phân bón.
Bên cạnh những điều trên người ta còn thấy ưu điểm của một quần xã:
Các quan hệ tương hỗ (phù trợ): tăng cường sự trao đổi chất dinh dưỡng qua đất
của các nguyên tố đa lượng, vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng.
Sự tổng hợp các tác động có lợi vào đất như: hạn chế cỏ dại hại cây, hạn chế
ánh nắng dọi trực tiếp vào đất, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến tính chất vật lý và
hóa học khi nước mưa xói trực tiếp vào mặt đất, đất chặt, đất bị bạc màu, rửa trôi, tăng

36
thêm tính chất vật lý, hóa học, sinh học tốt cho đất cùng với sự tăng thêm lượng rễ và
các chất hữu cơ cho đất.
Để phát huy những ưu thế của trồng xen cần chú ý thực hiện những điều dưới
đây:
Về thời gian sinh trưởng của cây: Người ta thường chọn các cây có thời gian
sinh trưởng khác nhau để giai đoạn sau của cây (giai đoạn phát triển tối đa) không
trùng nhau. Ở trưởng hợp này có thể trồng mỗi cây với một mật độ tương tự như mật
độ thuần. Trồng như vậy có thể điều hòa và thỏa mãn tối đa cho sự phát triển của mỗi
cây.
Sự khác nhau về hình thái:
Hình thái rễ: rễ ăn sâu và ăn nông; rễ ăn rộng và ăn hẹp
Hình thái lá và tán lá: có thể là lá tròn nằm ngang và lá dài nằm xiên; tán lá hình
tháp và hình cầu.
Nhu cầu về ánh sáng, nước và dinh dưỡng: Các trường hợp có thể xảy ra:
Ánh sáng: Nếu hai cây cùng yêu cầu nhiều (nhất là giai đoạn cuối) thì phải có
thời gian sinh trưởng khác nhau (ngô xen lạc)hoặc nếu có thời gian sinh trưởng như
nhau thì một hoặc cả hai cây phải giảm mật độ so với trồng thuần (ngô xen khoai
lang). Nếu có sự khác nhau về yêu cầu ánh sáng một yếu và một mạnh, thì có thể cùng
thời gian sinh trưởng với mật độ từng cây trồng xen như trồng thuần (ngô và đậu
tương).
Nước: Các cây trồng xen phải thích ứng với nước ở trong đất như nhau hoặc là
cùng ở đất ngập nước hoặc là ở đất ẩm.
Dinh dưỡng: Thường người ta xếp các cây có như cầu N, P, K về lượng và tỷ lệ
khác nhau từ một đến vài nguyên tố, hoặc thời kỳ nhu cầu khác nhau để luôn luôn thỏa
mãn cho nhu cầu mỗi cây và vì thế có cả quần xã. Trong sự khác nhau ấy có cả hiện
tượng một cây thì nhu cầu ở đất, một cây có thể tích lũy từ không khí (một cây sử
dụng, một cây bồi dưỡng), Vì dụ xen giữa các cây nhu cầu nhiều đạm như ngô với các
cây bộ đậu cố định được đạm.
Vấn đề sâu bệnh: Các cây được trồng xen thường phải nhiễm sâu bệnh khác
nhau và phải có khả năng đề kháng cao.
Vấn đề môi trường: Khi môi trường phong phú (ánh sáng, nước và dinh dưỡng,
sâu bệnh ít) việc trồng xen có thể không phải đặt ra những vấn đề trên. Người ta có thể
trồng xen nhiều cây (các cây ăn quả ở phía Nam nước ta trong điều kiện có nhiều ánh
sáng, có thể xen nhiều cây với nhiều tầng lá và với khối lượng chất hữu cơ trên một
đơn vị diện tích khá cao) hoặc tăng mật độ của mỗi cây, hoặc nhu cầu ánh sáng, nước,
dinh dưỡng và thời gian sinh trưởng có thể giống nhau. Dù sao người ta vẫn thấy nếu
các cây có sự khác nhau thì trong điều kiện môi trường phong phú do tự nhiên (khí
hậu, đất đai) do con người (thâm canh hay đầu tư thấp) vẫn lợi hơn là trường hợp các
cây trồng có sự giống nhau.
37
Vấn đề vị trí các cây trồng xen: Trồng xen mỗi cây thành từng hàng riêng biệt
hay từng băng riêng biệt có lợi cho việc tận dụng ánh sáng, tận dụng đất và việc tưới
nước hoặc cơ giới hóa.
2.2.5 Hệ thống cây trồng và quần thể sinh vật
Xây dựng cơ cấu cây trồng là xây dựng hệ sinh thái nhân tạo, ngoài thành phần
sống chủ yếu là cây trồng còn các thành phần sống khác như cỏ dại, sâu, bệnh, các vi
sinh vật, các động vật, các côn trùng có ích...các thành phần sống này cùng với cây
trồng tạo nên một quần thể sinh vật chúng chi phối sự sinh trưởng phát triển của cây
trồng.
Khi bố trí cơ cấu cây trồng cần chú ý đến mối quan hệ theo nguyên tắc:
- Lợi dụng mối quan hệ tốt giữa các sinh vật sống với cây trồng.
- Khắc phục, phòng tránh hoặc tiêu diệt mầm mống tác hại đối với cây do các
sinh vật khác gây nên.
Trong quần thể cây trồng, quần thể chủ đạo của cơ cấu cây trồng có những đặc
điểm chủ yếu sau:
- Mật độ của quần thể do con người quy định trước từ lúc gieo trồng.
- Sự sinh sản, tử vong và phát tán không xảy ra một cách tự phát mà chịu sự
điều khiển của con người.
- Sự phân bố không gian tương đối đồng đều vì do con người điều khiển.
- Độ tuổi của quần thể cũng đồng đều vì có sự tác động của con người.
Trong cơ cấu cây trồng cũng xảy ra sự cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài. Khi
gieo trồng một loài cây trồng thì vấn đề cạnh tranh cùng loài rất quan trọng. Cần xác
định mật độ gieo trồng và các biện pháp điều chỉnh quần thể để giảm sự cạnh tranh
trong loài. Sự cạnh tranh khác loài cũng xảy ra khi ta trồng xen hoặc giữa cây trồng
với cỏ dại.
Ví dụ quan hệ giữa cây hòa thảo và cây bộ đậu được nghiên cứu kỹ khi trồng cỏ
hỗn hợp. Khi bón ít đạm cây bộ đậu mọc tốt hơn cây hòa thảo và ngược lại.
Quan hệ giữa cỏ dại và cây trồng: cỏ dại tranh chấp ánh sáng, thức ăn với cây
trồng, cỏ dại còn là môi trường truyền sâu bệnh hại cây trồng. Song cỏ dại chỉ lấn át
cây trồng khi sinh trưởng tốt hơn cây trồng cả về số lượng và trọng lượng. Theo một
số tác giả Nhật Bản thì cỏ dại chỉ hại lúa khi có trọng lượng khô hạt đạt 200g/m 2. Chỉ
khi trọng lượng hạt cỏ đạt mức độ này mới cần trừ cỏ.
Cây trồng có thể tác động lẫn nhau hoặc mỗi tác động giữa cây trồng và cỏ dại
qua các chất có hoạt tính sinh lý do cây tiết ra hay do sự phân hủy xác cây để lại. Phần
nhiều các chất do cỏ dại tiết ra hay để lại đều kìm hãm cây trồng.
Mối quan hệ giữa cây trồng với các loại động vật hoặc vi sinh vật cũng rất phức
tạp. Quan hệ này có thể phân làm hai loại:

38
- Quan hệ tốt: Như quan hệ giữa cây họ đậu với các vi sinh vật cộng sinh cố
định đạm, cây đậu cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật và vi sinh vật cố định đạm
cung cấp cho cây đậu.
- Quan hệ có hại biểu thị ở sự ký sinh và ăn nhau. Vật ăn nhau sống tự do ăn
cây cỏ hay động vật và chúng giết chết vật mồi. Vật ký sinh sống nhờ vào vật chủ và
không giết hại vật chủ.
Trong cơ cấu cây trồng quan hệ này rất quan trọng. Các loài sâu và vi sinh vật
gây hại có thể phát triển thành dịch và phá hoại mùa màng.
Vậy khi xác định cơ cấu cây trồng cần chú ý các mặt sau:
- Xác định thành phần cây trồng và giống cây trồng phù hợp với điều kiện cụ
thể của cơ sở sản xuất.
- Bố trí cây trồng theo thời vụ tốt nhất cũng tránh được tác hại của cỏ dại và sâu
bệnh hại. Dịch sâu bệnh hại phát triển theo lứa và theo mùa và tác hại của chúng xảy
ra nghiêm trọng trong thời kỳ sinh trưởng phát triển nhất định của cây trồng. Vì vậy
xác định thời vụ tốt cũng có khả năng tránh được tác hại của sâu bệnh.
- Trồng xen nhiều loài cây trồng trong cùng một ruộng có tác dụng làm tăng
hay giảm sâu bệnh và cỏ dại.
- Trồng xen lẫn nhiều loại cây có tác dụng kìm hãm cỏ dại rõ rệt. Trồng xen
ngô với các loại đậu, mía với cây phân xanh, cây bộ đậu; lúa và bèo dâu làm kìm hãm
cỏ dại một cách rõ rệt.
- Tăng cây bộ đậu trong cơ cấu cây trồng làm tăng tập đoàn vi khuẩn cố định
đạm, làm giàu nguồn đạm cho đất. Nhiều tác giả cho rằng trồng một vụ cây họ đậu
lượng đạm do vi khuẩn cố định được từ 20 – 120N/ha/năm.
2.2.6 Hiệu quả của hệ thống cây trồng
Sau khi xác định cơ cấu cây trồng cần tính toán giá trị kinh tế. Cơ cấu cây trồng
mới phải đạt giá trị cơ cấu cây trồng cũ. Tất nhiên yêu cầu kinh tế cao thì các loại cây
trồng đều phải đạt năng suất cao, nhưng do tăng vụ nên có thể một số vụ, một số cây
trồng năng suất không cao vì vậy phải lấy tổng sản lượng làm cơ bản để hoạch toán
kinh tế. Ngoài ra khi hoạch toán kinh tế cần chú ý đến vấn đề phân công của xã hội.
Bởi vì sản xuất nông nghiệp trong xã hội chủ nghĩa là cân đối, có kế hoạch và toàn
diện. Sản phẩm nông nghiệp phải đảm bảo lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho
công nghiệp, thức ăn gia súc và sản phẩm làm hàng hóa.
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phải sản xuất đa dạng, ngoài cây trồng
chủ yếu, cần bố trí những cây bổ sung để tận dụng điều kiện thiên nhiên và xã hội của
vùng và của cơ sở sản xuất. Tóm lại về mặt kinh tế cơ cấu cây trồng cần thỏa mãn các
yêu cầu sau:
- Đảm bảo yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao
- Đảm bảo việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi tận
dụng các nguồn lợi tự nhiên.
39
- Đảm bảo việc đầu tư lao động và vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao.
- Đảm bảo giá trị sử dụng và giá trị cao hơn cơ cấu cây trồng cũ.
Việc đánh giá giá trị kinh tế của cơ cấu cây trồng có thể dựa vào một số chỉ tiêu
năng suất, giá thành, thu nhập (giá trị bán sản phẩm trừ đi chi phí) và mức lãi (% của
thu nhập so với chi phí).
Song việc đánh giá giá trị kinh tế rất phức tạp. Mỗi loại cây trồng, mỗi loại sản
phẩm có giá trị và giá trị sử dụng rất khác nhau. Trong điều kiện nước ta lúa là cây
trồng chính, là cây lương thực chủ yếu nhiều năm, nhiều địa phương thường quy đổi
màu ra thóc hoặc hạch toán kinh tế theo sản lượng thóc. Đối với những vùng sản xuất
cây hàng hóa việc quy đổi ra thóc cũng gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác do giá
cả sản phẩm tùy thuộc vào cung và cầu của thị trường.
Khi thời vụ rau giáp vụ, sản lượng rau tuy thấp nhưng giá trị lại rất cao. Những
năm mất mùa giá lương thực cũng tăng cao hơn các sản phẩm khác.
Thường đối với cây lương thực, thực phẩm và cây thức ăn gia súc có thể dùng đơn vị
thức ăn gia súc. Đơn vị thức ăn gia súc là tiêu chuẩn dùng trong chăn nuôi để đánh giá
chất lượng của các loại thức ăn, dùng đơn vị tinh bột làm tiêu chuẩn – giá trị thức ăn
gia súc có trong các bảng về giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc.
Tuy vậy chỉ mới đánh giá giá trị cung cấp năng lượng của cây trồng chứ chưa
tính được toàn bộ giá trị dinh dưỡng do đấy phải thêm một chỉ tiêu nữa là năng suất
protein.
Đối với cây công nghiệp và cây có sản phẩm hàng hóa không thể dùng các chỉ
tiêu trên mà phải tính bằng giá thành.
Khi đánh giá giá trị kinh tế của cơ cấu cây trồng cần dựa vào năng suất bình
quân của cây trồng và giá cả thu mua. Tuy vậy cũng cần chú ý đến những điều kiện
ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm như khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, và các điều kiện
xã hội khác.

40
CHƯƠNG 3: LUÂN CANH CÂY TRỒNG

3.1 Khái niệm và ý nghĩa của luân canh trong trồng trọt
3.1.1 Khái niệm về luân canh
Luân canh là sự luân phiên thay đổi cây trồng theo không gian và thời gian
trong một chu kỳ nhất định.
Sự thay đổi cây trồng theo thời gian: ở những thời vụ khác nhau người ta trồng
những loại cây khác nhau như: cây vụ đông – cây xuân hè – lúa
Sự thay đổi cây trồng theo không gian: là cùng một loại cây trồng ở những thời
vụ như nhau trong các năm khác nhau trồng trên những cánh đồng khác nhau.
Ví dụ: Có 3 cánh đồng khác nhau và 3 công thức luân canh khác nhau:
A: khoai tây – lạc – lúa mùa
B: rau – ngô – lúa mùa
C: khoai lang – đậu – lúa mùa
Để thay đổi cây trồng theo không gian người ta tiến hành thực hiện các
công thức luân canh (A, B, C) trên cánh đồng khác nhau (I, II, III) và trong các
năm khác nhau:
Cánh đồng Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba
I A B C
II B C A
III C A B
Chu kỳ luân canh là thời gian các cây trồng (hoặc công thức luân canh) được
trồng trên tất cả các cánh đồng.
Công thức luân canh là một số cây trồng được trồng trên cánh đồng trong một
năm.
Chế độ luân canh (hệ thống luân canh) được thực hiện cho một cơ sở sản xuất
hay một vùng.
Ví dụ chế độ luân canh vùng lúa, vùng rau, vùng cây công nghiệp...
Độc canh là trồng liên tục một loại cây trồng hoặc một nhóm cây trồng trong
nhiều năm.
Ví dụ: lúa chiêm – lúa mùa
hay lúa xuân – lúa mùa
Khí hậu nước ta chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa) vì vậy nhiều
vùng, nhiều cánh đồng có thể trồng một vụ cây trồng cạn một vụ cấy lúa. Do tập quán
và trình độ kỹ thuật chưa cao nên mùa khô chỉ trồng một loại cây, còn mùa mưa cấy
lúa (ví dụ: khoai lang – lúa mùa; hoặc một màu hai lúa như: khoai tây – lúa xuân – lúa
mùa)

41
Những hình thức này nếu xem xét trong một công thức thì đó là luân canh.
Song một công thức như vậy thực hiện liên tục trong nhiều năm thì cũng coi như độc
canh. Nhiều vùng trồng khoai tây liên tục (dù có hai vụ lúa kèm theo) thấy sâu bệnh
tăng và năng suất thấp do đó cần phải đổi đất trồng khoai tây, tức khoai tây phải được
luân canh theo không gian (khoai đất lạ...)
3.1.2 Ý nghĩa của luân canh
Luân canh là biện pháp kỹ thuật nông nghiệp hoàn chỉnh có tổ chức để hoàn
thành mục tiêu sản xuất nông nghiệp ở một cơ sở sản xuất dựa trên cơ sở lợi dụng tốt
nhất các điều kiện thiên nhiên và xã hội cụ thể của vùng sản xuất.
Chỉ khi có chế độ luân canh ổn định thì kế hoạch sản xuất mới ổn định và mới
đạt được tổng lượng cao, hiệu quả kinh tế cao.
Luân canh là trung tâm của các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp khác.
Tất cả các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đều căn cứ và chế độ luân canh mà
xác định nội dung của mình.
Các chế độ canh tác khác như thủy lợi, bón phân, tưới nước, làm đất, diệt trừ cỏ
dại....đều căn cứ vào loại cây trồng, giống cây trồng, trình từ luân phiên cây trồng
trong hệ thống luân canh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật cụ thể cho suốt cả chu kỳ
luân canh.
Cùng loại cây trồng hoặc giống cây trồng như ở các vị trí khác nhau trong hệ
thống luân canh thì yêu cầu các biện pháp kỹ thuật về thời vụ, lượng phân bón và cách
bón phân, chế độ tưới nước, làm đất, phòng trừ cỏ dại khác nhau.
Trong hai hệ thống luân canh:
A: khoai tây – lúa xuân – lúa mùa
B: Bèo dâu – lúa xuân – lúa mùa
thì lúa xuân sau bèo dâu (B) có yêu cầu làm đất và lượng phân bón khác lúa
xuân sau khoai tây (A). Hoặc trong hai hệ thống luân canh khác:
A: Lúa mùa sớm – khoai tây – lúa xuân
B: Lúa mùa – lúa xuân – cầy ải
thì lúa mùa (A) phải chọn giống lúa mùa sớm để kịp làm cây vụ đông (khoai
tây), còn trường hợp B phải cấy lúa chính vụ hoặc muộn để đạt năng suất cao nhất.
Muốn xây dựng tốt, chính xác kế hoạch sản xuất ở một vùng hoặc một cơ sở
sản xuất đầu tiên phải xác định chế độ luân canh chính xác. Sau đó mới xây dựng kế
hoạch về vật tư, lao động, kỹ thuật...theo từng cây trồng, giống cây trồng trong hệ
thống luân canh. Chế độ luân canh chính xác nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên
thiên nhiên (đất đai, bức xạ mặt trời, lượng mưa, nguồn nước sẵn có...) với một mức
đầu tư tài nguyên kinh tế nhất định (vồn vật tư, trang bị, lao động...) để phát triển sản
xuất nông nghiệp đặc biệt là tăng tổng sản lượng nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.

42
Bất cứ một kế hoạch phát triển nông nghiệp nào cũng nhằm tăng hiệu suất sử
dụng tài nguyên của môi trường thiên nhiên: phát triển một cây là phát triển những hệ
canh tác mà cây đó là một hợp phần chính. Vì vậy, độc canh không có khả năng sử
dụng toàn bộ tài nguyên và là sai lầm về mặt khoa học.
3.2 Hiệu quả của luân canh cây trồng trong sản xuất nông nghiệp
3.2.1 Hiệu quả kinh tế
Tăng năng suất cây trồng và tăng tổng sản lượng nông nghiệp
Cơ sở sản lượng của hệ canh tác là sự phát triển của cây trồng. Sự phát trển của
cây trồng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và công tác quản lý. Sự phát triển của
cây trồng và năng suất cây trồng có thể coi là kết quả của 2 véc tơ nhiều thứ nguyên:
véc tơ môi trường và véc tơ quản lý.
Đối với mỗi vùng tình hình phân phối tài nguyên (chất lượng đất, canh tác,
nước, khả năng giao lưu, tín dụng thị trường) và điều kiện môi trường không thống
nhất. Cho nên ở mỗi vùng cần xác định chế độ luân canh phù hợp. Chế độ luân canh
phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất từng cây trồng nói riêng và tổng sản lượng
nông nghiệp nói chung. Bởi lẽ vì chế độ luân canh chính xác không những lợi dụng tốt
nhất các yếu tố và điều kiện thiên nhiên của môi trường mà còn phát huy vai trò của
các yếu tố quản lý cây trồng như chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu
bệnh, bón phân, làm cỏ và thu hoạch.
Ở nước ta các địa phương đều cho thấy lúa xuân luân canh với cây vụ đông cho
năng suất cao và ổn định hơn chỉ cấy hai vụ lúa (lúa xuân và lúa mùa).
Ở vùng Đông Anh (Hà Nội) với công thức luâ n canh 4 vụ đã thu được tổng
sản lượng tăng và độ phì của đất tăng cao.
Công thức Khoai tây - Lúa xuân - Đậu tương hè - Lúa mùa
Năng suất (tấn/ha) 13 - 15 5–6 1,5 – 2 4 – 4,5
3.2.2 Hiệu quả xã hội
Điều hòa lao động và sử dụng các vật tư kỹ thuật khác
Một trong những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là thời vụ khẩn trương.
Mỗi loại cây trồng đòi hỏi phải gieo trồng, chăm sóc thu hoạch trong khoảng thời vụ
nhất định cho nên lao động, các vật tư phục vụ nông nghiệp như máy móc, công cụ,
phân bón...cũng phải tập trung sử dụng trong thời gian ngắn. Ví dụ cấy 2 vụ lúa (xuân
và mùa), thời vụ gieo trồng chủ yếu là tháng 2 và tháng 7 hàng năm, thời vụ thu hoạch
là tháng 6 và tháng 11. Trong thời vụ gieo trồng và thu hoạch rất căng thẳng về lao
động và sử dụng vật tư, kỹ thuật. Song nếu có chế độ luân canh chính xác, nhiều loại
cây trồng được bố trí trong luân canh có thời vụ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch khác
nhau làm cho tình trạng lao động, và sử dụng vật tư nông nghiệp được điều hòa trong
các tháng.

43
Trong luân canh nếu bố trí hợp lý, nhịp nhàng giữa tăng vụ, chuyển vụ và rải vụ
sẽ có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa lao động cũng như sử dụng vật tư nông
nghiệp tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng, năng suất lao động
của lao động và các vật tư kỹ thuật.
3.2.3 Hiệu quả môi trường
- Điều hòa dinh dưỡng và nước trong đất
Cây trồng hút nước và dinh dưỡng từ đất, qua quá trình trao đổi vật chất đã
tổng hợp nên các chất hữu cơ, tích lũy trong cơ thể tạo thành các sản phẩm. Vì vậy,
sản phẩm thu hoạch càng nhiều thì đất mất đi số lượng dinh dưỡng càng lớn. Song mỗi
loại cây cho số lượng và loại sản phẩm cũng khác nhau và chúng lấy các chất dinh
dưỡng từ đất với số lượng từng loại cũng rất khác nhau. Cho nên trồng cây độc canh,
cây sẽ lấy đi một số dinh dưỡng nào đó với số lượng lớn và chất đó trở thành yếu tố tối
thiểu hạn chế năng suất cây trồng.
Bên cạnh việc lấy dinh dưỡng từ đất cây trồng cũng trả lại dinh dưỡng cho đất
(bộ phận già, bộ phận con người không thu hoạch). Một số cây (cây bộ đậu) cộng sinh
với vi khuẩn cố định đạm làm cho hàm lượng đạm trong đất ngày càng cao, ngược lại
chúng lại lấy đi nhiều Ca, P...và các yếu tố này trở thành yếu tố hạn chế năng suất cây
bộ đậu. Nếu luân canh hợp lý, trồng nhiều loại cây thì các chất dinh dưỡng lấy đi hoặc
để lại đất sẽ trở nên điều hòa, cân đối.
Qua biện pháp bón phân con người cũng làm giàu thêm dinh dưỡng trong đất.
Các vùng nông nghiệp thường có hai mùa: mùa mưa và mùa khô vì vậy luân canh cây
trồng cạn với cây trồng nước cũng là biện pháp sử dụng chế độ nước trong đất có hiệu
quả và cũng là biện pháp điều tiết chế độ nước trong đất.
- Luân canh chính xác có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất
Các loại cây khác nhau do đặc điểm sinh học khác nhau như cây họ đậu có bộ
rễ ăn sâu làm cho đất tơi xốp. Cây lúa sống trong điều kiện ngập nước làm cho bộ rễ
chặt, bí.; cây yêu cầu vun xới nhiều như ngô, bông... làm cho đất luôn tơi xốp thoáng
khí. Vì vậy, luân canh làm cho tính chất lý học được điều hòa, các đặc tính của đất
được cải thiện. Nhiều loại cây nhất là cây bộ đậu, cây phân xanh có tác dụng bồi
dưỡng đất làm cho đất ngày càng màu mỡ, cần bố trí những cây này trong hệ thống
luân canh.
Ngay một số đất có đặc tính xấu như đất mặn, đất chua, đất phèn...thông qua
luân canh (cói bãi – lúa chăm – cói đồng) cũng có tác dụng cải tạo đất.
- Chống xói mòn, bảo vệ đất
Những vùng đất dốc thuộc vùng đồi núi thường xói mòn nghiêm trọng, độ phì
đất giảm nhanh, năng suất cây trồng ngày càng thấp. Nếu trồng cây hàng năm đất lại
càng dễ bị xói mòn cho nên chỉ gieo trồng được 2 – 4 năm rồi lại bỏ hóa để khắc
phục độ phì từ 20 – 30 năm. Ở miền Tây bắc nước ta hàng năm đất bị xói mòn
từ 250 – 400 tấn/ha, do đấy năng suất cây trồng giảm rất nhanh.
44
Năm canh tác Năng suất (tạ/ha)
Ngô Lúa
1 12,0 9,1
2 7,1 5,6
3 3,0 2,3
4 1,4 0
-Phòng trừ sâu bệnh và cơ dại
Sâu bệnh hại cây trồng thường có tính chất chuyên tính, tức thường hại một loại
cây trồng. Nhiều loại cây trồng lại có tác dụng đối kháng với một số sâu bệnh hại cây
khác.
Cây họ cà (khoai tây, cà chua, thuốc lá, cà bát...) bị bệnh sương mai phá hoại
nặng. Bào tử nấm gây bệnh tồn tại trong đất trong thời gian dài (3 năm hoặc hơn). Nếu
luân canh với lúa, cây lúa không bị bệnh hại, lúa lại sống trong điều kiện tưới ngập
làm cho bệnh hại giảm nhiều.
Cây lúa nước luân canh với các cây trồng cạn đều có tác dụng tốt về mặt phòng
ngừa sâu bệnh của cả hai loại cây, ngoài ra còn giảm một số bệnh sinh lý của lúa như
nghẹt rễ, yếm khí...
- Điều tiết hoạt động của vi sinh vật trong đất
Mỗi loại cây trồng cùng với các biện pháp kỹ thuật thích hợp đã tạo điều kiện
cho sự sinh trưởng, phát triển và hoạt động của một quần thể sinh vật đất phù hợp. Cây
trồng cạn phù hợp với các loại vi sinh vật hảo khí hoạt động, có tác dụng làm tăng sự
phân hủy các chất hữu cơ trong đất. Cây trồng nước lại phù hợp với quần thể vi sinh
vật yếm khí. Cho nên luân canh cây trồng cạn với nước cũng dẫn đến làm thay đổi hệ
vi sinh vật đất.
Một số cây trồng lại có thể tiết ra các chất hữu cơ, hoặc sự phân giải tàn dư của
cây trồng lại có tác dụng ức chế kìm hãm hoặc kích thích hệ vi sinh vật của cây trồng
khác.
Ví dụ trồng ngô làm tăng sự hoạt động của vi sinh vật cố định đạm hệ rễ cây bộ
đậu. Lúa mì ức chế vi khuẩn cố định đạm yếm khí...
3.3 Vị trí của cây trồng trong luân canh
Vấn đề cần thiết và quan trọng trong hệ thống luân canh là xác định đúng vị trí
các loại cây trồng về thời gian và cũng như không gian trên đồng ruộng. Mối quan hệ
giữa các loại cây trồng trong luân canh là quan hệ theo thời gian và không gian.
3.3.1. Quan hệ giữa các loại cây trồng theo thời gian
Hệ thống luân canh hoặc ngay trong một công thức luân canh là một loạt các
loại cây trồng hay nhóm cây trồng được trồng liên tiếp trên đồng ruộng trong một thời
gian nhất định. Quan hệ theo thời gian giữa cây trồng trước với cây trồng sau hoặc với
cả chu kỳ luân canh được biểu hiện:
45
- Về thời vụ: Mỗi cây trồng yêu cầu thời vụ gieo trồng hoặc thu hoạch trong
khoảng thời gian nhất định. Nhất là các loại cây trồng cho sản phẩm là quả và hạt thì
thời kỳ ra hoa lại cực kỳ quan trọng. Vì vậy, trong hệ thống luân canh hay trong công
thức luân canh phải ưu tiên những cây có thời vụ nghiêm ngặt, còn những cây khác bố
trí xen kẽ.
Ví dụ: Ngô đông, đậu tương đông ở đồng bằng Bắc bộ phải gieo trước 20/9.
Trước ngô và đậu phải cấy lúa mùa sớm thu trước 20/9.
- Về sâu bệnh: Hai vụ cây liên tiếp không làm tăng sâu bệnh hại, hai cây làm
giảm sâu bệnh hại trên đồng ruộng có hiệu quả cao trong phòng trừ tổng hợp. Muốn
vậy hai cây liên tiếp nên khác họ, khác loài hoặc khác điều kiện sống. Ví dụ sau cây họ
cà nên cấy lúa, trồng ngô...
- Về dinh dưỡng: hai cây liên tiếp không yêu cầu nghiêm ngặt một loại dinh
dưỡng nào đó. Tốt nhất trong chu kỳ luân canh nên có cây họ đậu hoặc phân xanh để cải
tạo đất. Sau cây bồi dưỡng đất là cây sử dụng đất và ngược lại. Trong điều kiện nhiệt đới
ẩm nước ta nên luân canh cây trồng cạn với cây trồng nước.
3.3.2 Vị trí cây trồng theo không gian
Trên đồng ruộng có nhiều loại cây trồng cùng sinh sống, nhất là bố trí nhiều
loại cây trồng trong hệ luân canh, nên xem xét quan hệ của chúng theo không gian về
các mặt:
- Về sâu bệnh: Hai cây dễ nhiễm sâu bệnh, hai loại cây cùng họ không nên
trồng gần nhau cần được cách ly theo không gian bởi một cây khác. Vì gần nhau, sâu
bệnh có thể lan truyền từ cây này sang cây khác.
Vì dụ khoai tây không trồng cạnh cà chua, ớt...
- Về kỹ thuật: Tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp kỹ thuạt có hiệu quả
cao, không ảnh hưởng xấu lẫn nhau, nhất là khi sử dụng cơ giới trên đồng ruộng.
Những cây cùng thời vụ gieo trồng, thu hoạch có thể bố trí cạnh nhau.
- Về môi trường và điều kiện sống: Hai loại cây trồng khác nhau về điều kiện
môi trường sống không nên bố trí cạnh nhau. Ví dụ, lúa xuân xen kẽ cây trồng cạn
(lạc, ngô, đậu...) lúa xuân phải tưới ngập nước sẽ gây úng cho các loại cây trồng cạn.
3.4 Các hình thức luân canh
Các hình thức luân canh rất phong phú và đa dạng. Các hình thức luân canh có
thể phân theo các mục tiêu sau:
* Sự thay đổi cây trồng
Căn cứ vào sự thay đổi cây trồng có thể phân luân canh thành:
- Luân canh thời gian: Các cây trồng thay đổi nhau trên đồng ruộng.
Ví dụ 1:
1. Khoai tây - Lúa xuân - Lúa mùa
T. 10 - 2 T. 2 - 6 T. 6 – 10

46
2. Khoai tây - Lạc Lúa mùa
T. 10 – 2 T. 2 - 6 T. 6 – 10
4. Thuốc lá - Lúa mùa
T. 1,2 - 6 T. 6 - 11
- Luân canh không gian: Trong hệ thống cây trồng gồm nhiều cây trồng hay
nhiều công thức luân canh được gieo trồng trên các cánh đồng khác nhau.
Ví dụ 2
Năm
Cánh đồng
1 2 3
A Ngô - lúa Khoai lang - lúa Lạc - lúa
B Khoai lang - lúa Lạc – lúa Ngô - lúa
C Lạc - lúa Ngô – lúa Khoai lang - lúa
* Chu kỳ luân canh
Theo thời gian hoàn thành một hệ thống luân canh hay một công thức luân canh
có thể phân làm 2 loại:
- Luân canh chu kỳ ngắn trong ví dụ 1 là 1 năm, ví dụ 2 là 3 năm
- Luân canh chu kỳ dài: Gồm nhiều cây trồng hay nhiều công thức trong hệ
thống luân canh hoặc luân canh cây lâu năm, chu kỳ thường kéo dài hàng chục năm.
Ví dụ
Cói - lúa hoặc Cà phê – cây họ đậu
4 – 5 năm 4 – 6 năm 30 – 40 năm 3 – 5 năm
* Mục đích sử dụng sản phẩm
Thành phần cây trồng trong luân canh tùy theo mục tiêu của sản xuất và mục
đích thu sản phẩm, sử dụng sản phẩm. Vì vậy có thể phân thành:
- Luân canh cơ bản ( hay luân canh cây lương thực): trồng cây lương thực là
chủ yếu (cây lương thực chiếm diện tích lớn, đất tốt, thời vụ thích hợp).
Ở nước ta luân canh lúa là chủ yếu:
Vì dụ:
Cây vụ đông - lúa xuân – lúa mùa
T.9,10 – 1,2 T.2 - 6 T.6 – 9,10
- Luân canh chuyên nghiệp: Trồng cây công nghiệp hoặc một số cây đặc sản
nào đó là chủ yếu (cây dược liệu, cây rau cao cấp...) và các cây này được luân canh với
cây bồi dưỡng đất hoặc cây phòng trừ sâu bệnh.
- Luân canh cây thức ăn gia súc: Với mục đích sản xuất các sản phẩm phục vụ
chăn nuôi. Các loại cây trồng làm thức ăn gia súc được luân canh với nhau nhằm cải
tạo đất, diệt sâu bệnh.
47
Ví dụ
Cây họ đậu – cây lấy hạt, thân, lá. Loại hình này có thể phân làm hai loại;
Luân canh gần trại: Trồng các loại cây cỏ có khối lượng vận chuyển lớn, dễ bị
hư hại, hỏng nát như rau xanh...
Luân canh xa trại: trồng các loại cây có khối lượng sản phẩm thấp, vận chuyển
ít, ít hư hại, hỏng nát như cỏ khô, cây lấy hạt...
*Theo địa hình
Tùy theo địa hình cao thấp có thể trồng cây trồng cạn luân canh với cây trồng
nước và tạo thành các hình thức luân canh khác nhau.
+ Luân canh cây trồng cạn với cây trồng cạn
Hình thức này phổ biến ở các vùng khô hạn, vùng cao, canh tác dựa vào nước
trời.
Ví dụ:
Đậu - Ngô (Mộc Châu)
T.2 - 6 T.6 – 11; 12
Ngô - Mì, mạch (Mộc Châu)
T.4 – 8,9 T.10- 1,2
Rau - Ngô (Vùng bãi sông Hồng)
(T.9,10 – 2) T. 2 – 6
+ Luân canh cây trồng cạn với cây trồng nước
Hình thức này phổ biến ở vùng đất vàn, vàn cao: Vào mùa mưa trồng cây
trồng cạn, mùa mưa cấy lúa.
Cây vụ đông - lúa xuân – lúa mùa
T.9,10 –2 T.2 - 6 T.6 – 9,10
Cây vụ đông gồm: khoai tây, rau, hành, tỏi, ngô, đậu, mì, mạch, khoai lang...
Cây vụ đông - Cây xuân hè – lúa mùa
T.9,10 –2 T.2 - 6 T.6 – 9,10
Cây vụ đông như rau, khoai tây, khoai lang, ngô, đậu, hành tỏi...
Cây xuân hè như ngô, khoai lang, đậu, rau, lạc, thuốc lá...
Cây đông xuân - Lúa mùa
T.12 - 5 T.6,7 – 11
Cây đông xuân như ngô, khoai lang, thuốc lá, lạc...
Một năm 4 vụ:
Khoai tây - Lúa xuân - Đậu tương - Lúa mùa
Khoai tây - Lúa xuân - Dưa lê - Lúa mùa

48
+ Luân canh cây trồng nước
Trên đất trũng hiện nay vẫn phải độc canh lúa là chủ yếu. Diện tích lúa luân
canh với các cây trồng nước khác còn rất hạn chế bởi vì chưa có cây trồng nước
nào phổ biến và có giá trị sử dụng cao như lúa. Một số vùng có thể có các hình
thức luân canh sau:
Lúa - Cói
3 -4 năm 3 – 4 năm
Hình thức này phổ biến ở vùng đất mặn. Trồng cói một số năm cỏ dại nhiều, đất
kém mặn, có thể trồng lúa một số năm. Sau đó đất bị mặn dần và trở lại trồng cói.
Một số vùng thuộc Nam Định, Ninh Bình nhân dân trồng khoai nước luân canh với
lúa. Cây khoai nước cho sản lượng cao và có thể dùng sản phẩm chăn nuôi.

49
CHƯƠNG 4: LÀM ĐẤT CHO CÂY TRỒNG

4.1 Khái niệm và nhiệm vụ của làm đất trong sản xuất trồng trọt
4.1.1 Khái niệm về làm đất
Làm đất là những biện pháp vật lý làm thay đổi nhiều mặt đến trạng thái lớp đất
canh tác. Bằng công cụ hoặc máy móc làm đất có thể tách, lật, đảo, trộn đất, làm vụn
xốp hoặc làm nhuyễn đất khá nhanh theo yêu cầu trồng trọt.
Qua các khâu làm đất có thể tạo ra một lớp đất với các tính chất vật lý (độ xốp,
độ vụn) theo ý muốn; chế độ không khí, nước, nhiệt phù hợp với điều kiện gieo trồng
và sinh trưởng của cây đồng thời với sự tồn tại của các vi sinh vật trong đất.
Thông qua ảnh hưởng đến tính chất vật lý đất, làm đất đã ảnh hưởng mạnh mẽ
đến sinh học đất và hóa học đất, tác động mạnh mẽ đến sinh trưởng và năng suất của
cây trồng. Vì vậy có thể nói làm đất giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
4.1.2 Nhiệm vụ của làm đất
- Tạo ra lớp đất có trạng thái vật lý thuận lợi cho việc gieo hạt, trồng cây; cho
quá trình xuất hiện mầm và sinh trưởng tốt các bộ phận dưới đất dẫn đến sự sinh
trưởng tốt các bộ phận trên mặt đất của cây.
- Biến độ phì tiềm tàng thành độ phì hữu hiệu, giúp cho cây sử dụng được nhiều
chất dinh dưỡng ở trong đất.
- Góp phần tận dụng và làm tăng hiệu lực của phân bón và nước tưới.
- Phòng trừ những sinh vật gây hại như cỏ dại và sâu bệnh
- Bảo vệ đất khỏi xói mòn do nước và gió gây ra, góp phần cùng các biện pháp
khác cải tạo các loại đất xấu (chua, phèn, mặn, bạc màu...)
- Nhưng khi sử dụng các biện quả và ưu thế của làm đất cần chú ý những điều
sau:
- Làm đất là một biện pháp khai thác đất, nếu không được bón thêm phân, độ
phì của đất bị giảm.
- Làm đất không làm tăng thêm nước một cách trực tiếp, mà chỉ làm tăng sự
tiếp nhận nước và giúp cây tận dụng nước. Muồn đủ nước cho cây cần phải đưa thêm
nước vào ruộng.
- Làm đất có thể gây một số ảnh hưởng xấu: làm tổn thương các bộ phận của
cây trồng (rễ, thân, lá...) khi làm đất chăm sóc, do đó đã làm tăng sự xâm nhập và gây
hại của sâu bệnh.
- Làm đất không hợp lý có thể làm tăng độ phân tán đất, tăng xói mòn, tăng cỏ
dại.
- Làm đất không hợp lý chi phí năng lượng tăng rất cao ảnh hưởng đến giá
thành, kéo dài thêm thời gian làm đất, ảnh hưởng đến việc tăng vụ.

50
Có một số trường hợp có thể bỏ làm đất khi đất có trạng thái vật lý phù hợp với
gieo trồng và sinh trưởng của cây (đất có kết cấu viên, đất vụn xốp sẵn khi trồng gối,
đất mềm nhuyễn do ngâm nước lâu...). Nếu có thuốc trừ cỏ không cần phải làm đất để
trừ cỏ.
Cần nghiên cứu kỹ để đề ra những biện pháp làm đát hợp lý và những biện pháp
cần thiết khác nhằm phát huy tác dụng của làm đất trong nông nghiệp.
4.2 Ảnh hưởng của làm đất đến đất
Có rất nhiều công cụ như các loại cày, bừa, lưỡi xới...tác động vào đất với các
thao tác khác nhau nhưng khi làm việc chúng đã gây ra những ảnh hưởng giống nhau
đến đất mà chúng ta cần phải biết tới.
4.2.1 Ảnh hưởng của làm đất đến hoá tính đất
Mùn
Làm đất đã thúc đẩy quá trình biến đổi chất hữu cơ: quá trình mùn hóa và quá
trình khoáng hóa (do thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật). Các quá trình trên tạo đặc
tính tốt cho đất, có lợi cho sự sinh trưởng của cây và các hoạt động sống trong đất. Để
giữ nguyên lượng mùn và chất hữu cơ cần bổ sung thường xuyên chất hữu cơ vào đất.
Mặt khác cần tránh quá trình khoáng hóa quá mạnh dẫn tới mất mùn (do làm đất bất
hợp lý: làm đất quá nhiều dẫn đến đất quá xốp trong điều kiện nhiệt độ cao). Để tránh
hiện tượng đó hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đã áp dụng nhiều phương pháp để
giảm tấn số và cường độ làm đất.
Độ phì
Ngoài việc cải thiện chế độ nước, không khí có lợi cho sự sống của cây, một tác
dụng quan trọng cơ bản của làm đất nữa là biến độ phì tiếm tàng thành độ phì hữu
hiệu.
Làm đất đã làm tăng số lượng vi sinh vật và cường độ hoạt động của chúng, do
đó chúng đã phân giải các chất hữu cơ và vô cơ phức tạp thành muối khoáng cây có
thể hút được (quá trình khoáng hóa).
Các chất dễ tan còn tích lũy bằng con đường hóa học như quá trình thủy phân
các chất vô cơ, hữu cơ phức tạp cùng các phản ứng hóa học khác. Sự thay đổi Eh và
pH của đất cũng dẫn đến sự hình thành các chất tan được. Sự trương của keo khi hút
nước làm giải phóng vào dung dịch các cation cần thiết cho cây.
Sự tích lũy các chất dinh dưỡng làm tăng độ phì đất có liên quan đến làm đất:
sự tăng vi sinh vật cố định đạm tự sinh trong đất làm tăng đạm, sự di chuyển các
cation từ những lớp đất dưới sâu lên lớp đất cày (kết quả của phơi khô đất).
4.2.2 Ảnh hưởng của làm đất đến lý tính đất
*Độ xốp
Các thao tác làm tách đất, cắt đất và làm vỡ đất thành những tảng đất lớn,
những cục đất trung bình, những viên đất và những hạt đất nhỏ hơn, giữa chúng có

51
khoảng cách hình thành những khe hở nhỏ (khe hở mao quản), khe hở lớn (khe hở phi
mao quản) tạo thành độ xốp của đất.
Làm đất có thể tăng độ xốp 25 – 50% tùy theo thành phần cơ giới và độ vụn
đất. Ở các loại đất thịt, qua làm đất độ xốp tăng nhiều hơn các loại đất cát; đất có kích
thước trung bình có độ xốp cao hơn là đất quá lớn hoặc đất quá nhỏ.
Độ xốp này được duy trì bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố đó là tình hình
mưa, độ sâu làm đất, độ vụn đất, kết cấu và độ mùn của đất.
Thời gian mưa càng dài, cường độ mưa càng lớn thì đất càng mau chặt (độ xốp
giảm nhanh). Độ sâu của đất càng lớn độ xốp duy trì càng lâu. Kích thước đất lớn, độ
xốp duy trì lâu hơn kích thước nhỏ. Đất có kết cấu viên bền vững và hàm lượng mùn
cao thì độ xốp duy trì lâu hơn.
Độ ẩm
Làm đất đã làm thay đổi độ xốp, thay đổi khe hở mao quản và phi mao quản,
làm thay đổi chế độ nước của đất.
Quy luật chung về diễn biến của độ xốp đất và khe hở mao quản như sau: khi
độ xốp tăng đến một mức độ nhất định (36 -44%) thì kéo theo sự tăng đồng thời cả khe
hở mao quản và khe hở phi mao quản, đã làm tăng khả năng giữ nước, dẫn nước, thấm
nước của đất. Quá độ xốp trên khe hở mao quản giảm dần (một số khe hở mao quản đã
biến thành khe hở phi mao quản). Lúc này khả năng chứa nước, dẫn nước giảm đi (khe
hở mao quản giảm) nhưng khả năng thấm nước lại tăng lên (khe hở phi mao quản
tăng) do đó độ ẩm đồng ruộng giảm. Vì vậy có thể điều khiển chế độ nước theo yêu
cầu bằng cách làm tăng thêm độ xốp cho đất hoặc ngược lại.
Không khí
Khi làm tăng độ xốp, khe hở phi mao quản luôn luôn tăng, tăng nhất là khi
khoảng cách khe hở nhỏ tăng lên, khe hở mao quản biến thành khe hở phi mao quản.
Việc tăng các khe hở lớn làm tăng khả năng chứa khí, thấm khí của đất làm tăng các
hoạt động sinh học cần oxi trong không khí. Như đã nói do tác động của nhiều yếu tố
độ xốp của đất giảm dần, hàm lượng không khí của đất giảm dần. Vì vậy phải tiến
hành làm đất thường xuyên để cung cấp đủ không khí cho các hoạt động sinh học
trong đất.
Nhiệt độ
Trên đất có làm đất chế độ nhiệt điều hòa hơn. Nhiệt độ đất thay đổi không quá
nhanh, không quá nóng hoặc không quá lạnh như đất chặt. Nguyên nhân của hiện
tượng này là do độ xốp tăng làm cho không khí trong đất tăng dẫn đến khả năng dẫn
nhiệt giảm. Đồng thời khi có nước tưới, đất có làm đất chứa được nhiều nước hơn, tỷ
nhiệt của nước cao hơn các hạt khoáng của đất nên đất nóng lên hoặc lạnh đi chậm
hơn.
Kết cấu viên

52
Các hoạt động cơ học của các công cụ và thao tác làm đất, lực nén của máy kéo
chuyển động khi làm đất có thể phá vỡ phần nào số lượng kết cấu viên của đất. Việc
phân giải mùn cũng có thể dẫn tới kết cấu viên của đất giảm đi. Vì vậy người ta phải
nghiên cứu các biện pháp làm đất hợp lý đi đôi với tăng cường phân bón hữu cơ để giữ
cho đất có kết cấu viên.
4.2.3 Ảnh hưởng của làm đất đến sinh học đất
Các hoạt động sống cần oxi của không khí để hô hấp và duy trì sự sống, các vi
sinh vật cũng vậy. Việc làm đất của các công cụ đã làm tăng độ xốp, tăng không khí
nên đã làm tăng vi sinh vật trong đất.
Có người cho rằng làm đất có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của vi sinh vật
như cày quá sâu chẳng hạn. Vì ở lớp đất nông có đủ điều kiện phát triển (nhiệt độ, độ
ẩm, độ xốp) khi cày bị lật xuống sâu không có điều kiện để vi sinh vật phát triển, đưa
lớp đất nghèo vi sinh vật ở dưới lên.
Thực tế không phải như vậy, khi làm đất đều có thể xảy ra quá trình trộn đều
đất (bừa đất) do đó trộn đều vi sinh vật, đồng thời làm tăng độ xốp của toàn bộ đất đã
cày. Cuối cùng vẫn làm tăng vi sinh vật kể cả trên lẫn dưới. Khi cày sâu và làm đất
xong, ở lớp nông vẫn nhiều vi sinh vật hơn lớp đất dưới do lớp đất mặt có quá trình
trao đổi với không khí ngoài đất nhiều hơn.
Bảng 4.1. Số lượng vi sinh vật theo độ sâu làm đất
Triệu vsv/1000cm3
Độ sâu làm đất (cm)
30 50
Loại vi sinh vật
Độ sâu lấy mẫu
10 35 10 35
Vi sinh vật tổng số 197,0 24,0 263,0 38,4
Xenlulo 1,0 2,9 1,7 0,8
Yếm khí 23,0 3,2 12,5 1,5
Nấm 33,8 9,6 38,6 29,7
*Các đặc tính của đất ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng làm đất
Làm đất tốn khá nhiều năng lượng (nhiên liệu, công sức, thời gian, hao mòn máy
móc và công cụ làm đất). Sự tốn kém và hao mòn sẽ tăng lên gấp bội nếu làm đất không
đúng phương pháp. Muốn giảm bớt sự chi phí về làm đất, tăng hiệu suất và chất lượng
làm đất, chúng ta phải nghiên cứu các vấn đề có liên quan đó là các đặc tính đất và
những nhân tố ảnh hưởng đến đặc tính của đất.
* Tính liên kết
Sự gắn kết của nhiều hạt đất bằng những lực rất lớn (sức liên kết) thành những
cục đất, tảng đất gọi là sự liên kết của đất. Đơn vị tính của sức liên kết là kg/cm 2. Khi

53
cắt đất, làm vỡ đất phải thắng sức liên kết rất lớn đó. Vì vậy, sức liên kết đã ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu suất, chất lượng và chi phí năng lượng. Độ cứng của đất có tương
quan thuận với sức liên kết của đất.
* Tính tạo hình
Khi các hạt đất trong một khối đất thay đổi vị trí tương đối với nhau để tạo
thành một hình thế mới mà chúng vẫn giữ được mối liên hệ bền vững với nhau (giữ
được hình thể mới đó) thì gọi là tính tạo hình. Khi làm đất ướt (đất có tính tạo hình
lớn) đất cày được tạo thành những tảng lớn, khi khô đất có độ cứng lớn. Tảng đất lớn
với độ cứng lớn đòi hỏi nhiều năng lượng và thời gian để làm vỡ vụn.
*Tinh dòn
Trạng thái dễ gãy, vỡ vụn những tảng đất, thỏi đất thành những kích thước bé
hơn gọi là tính dòn của đất. Hiện tượng này là do sự liên kết không đều ở các vị trí của
khối đất. Đất dòn có thể ở trạng thái đất rất khô hoặc hơn ẩm (đất hở). Làm đất có
trạng thái dòn dất sẽ dễ vỡ vụn và chi phí năng lượng ít đi.
* Tính dính
Khi ướt đất dinh tạm thời vào các công cụ và bánh của máy kéo làm giảm áp
lực cắt đất và sự chuyển động của máy trên đồng ruộng do đó đã ảnh hưởng một phần
đến hiệu suất và chất lượng làm đất.
*Tính ma sát
Tính ma sát đã làm tăng lực cản cày và làm mòn công cụ. Khi lực ma sát tăng
làm tăng chi phí nhiên liệu và vật liệu là các công công cụ. Sự ma sát cũng ảnh hưởng
một phần nhỏ đến hiệu suất làm đất.
*Tính rẽ
Hiện tượng đất dễ phân tán và mau lắng động và gây đất bị chặt gọi là tính rẽ
của đất. Làm đất ở đất ngập nước có thành phần cơ giới nhẹ thì tính này biểu hiện càng
rõ. Ở đất cây trồng cạn có thành phần cơ giới như trên khi gặp trời mưa hoặc tưới nước
ta cũng thấy có hiện tượng rẽ. Khi làm đất bị rẽ cần phải tốn năng lượng nhất định để
khôi phục lại độ xốp của đất.
*Tính lầy thụt
Hiện tượng tạo thành bùn loãng khá dày ở trên mặt và một lớp đất rất mềm ở
bên dưới khi đất ngập nước gọi là hiện tượng lầy thụt. Khi máy kéo làm việc ở đất lầy
thụt di chuyển khó khăn hoặc không di chuyển được dẫn đến giảm hiệu suất và chất
lượng làm đất.
Từ các đặc tính của đất ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng làm đât, qua
nhiều thử nghiệm tính toán các nhà nghiên cứu đã rút ra công thức tính lực cản riêng
của đất, lực cản của cày như sau:
Lực cản riêng của đất:Lực cản riêng của đất được tính bằng công thức:

(xuất phát từ P = Kab)


54
Trong đó:
- K: Lực cản riêng của đất tính bằng kG/cm2
- P: Lực cản kéo của cày tính bằng kG
- a: Độ cày sâu (cm)
- b: Bề rộng làm việc của cày (cm)
Lực cản riêng còn phụ thuộc vào độ cứng của đất theo công thức K = mH
- H: Độ cứng của đất (kG/m2)
- m: hệ số tỷ lệ (m = 0,023 – 0,027)
Lực cản cày: Lực cản cày được tính bằng công thức:
P = f.G + mHab
Trong đó: - f: hệ số ma sát giữa cày với đất
- G: trọng lượng của cày
- m: hệ số tỷ lệ
- H: độ cứng bình quân của tầng đất cày
- a: độ sâu cày
- b: chiều rộng của sâu cày
Tuy vậy có những nhân tố ảnh hưởng đến các đặc tính của đất, nếu nắm được
và biết lợi dụng chúng sẽ tạo thuận lợi cho công việc làm đất rất nhiều.
*Thành phần cơ giới, kết cấu viên của đất
Đất có hạt càng nhỏ, số hạt càng nhiều, tổng diện tích tiếp xúc giữa các hạt
trong một đơn vị thể tích đất hoặc một đơn vị trọng lượng đất tăng lên thì sức liên kết,
tính tạo hình, tính dính, tính lầy thụt của đất càng tăng (các loại đất thịt và sét). Các hạt
càng to, lực liên kết giữa các hạt yếu nên tính dòn thể hiện rõ, lại thêm hiện tượng lắng
đọng và xếp gần nhau, đất chóng chặt làm đất có tính rẽ mạnh (các loại đất cát). Độ
cứng của đất có liên hệ với thành phần khoáng và độ chặt của đất.
*Độ ẩm đất
Độ ẩm đất tăng thì sức liên kết, độ cứng và ma sát giảm nhưng tính dính, tính
lầy thụt, tính tạo hình và tính quánh của đất tăng lên. Độ ẩm càng tăng tới mức nào đó
thì tính dính, quánh, và tạo hình giảm đi.
Làm đất ở độ ẩm mà đất có sức liên kết nhỏ và tính tạo hình nhỏ sẽ tốn ít năng
lượng, thời gian mà chất lượng làm đất lại cao. Người ta gọi những độ ẩm đó là độ ẩm
thích hợp cho làm đất. Làm đất cho các cây trồng cạn đối với các loại đất sét độ ẩm
thích hợp là 55 – 65%; đất thịt 40 – 70%; ở các loại đất cát pha phạm vi này rất rộng.
Ở đất lúa làm đất ở độ ẩm ≥ 10% sức liên kết và tính tạo hình càng thấp sẽ cho hiệu
suất và chất lượng làm đất cao hơn. Độ ẩm đất là yếu tố có ý nghĩa kinh tế, đỡ tốn kém
nhất và dễ thực hiện nhất cho làm đất.
*Sự thay đổi nhiệt độ và ẩm độ

55
Khi thay đổi nhiệt độ và ẩm độ lớn và nhiều lần làm tăng tính dòn cho đất, đất
dẽ vỡ vụn, vì đất đã nở ra, co lại không đồng đều ở các vị trí (khi có sự thay đổi nhiệt
độ và ẩm độ nhất là khi đất có phần khoáng khác nhau và kết cấu không đều). Sự co
dãn mạnh mẽ, nhiều lần và không đều ở khối đất làm xuất hiện những khu vực có sức
liên kết mạnh hẳn lên và những chỗ khác yếu hẳn đi. Chỉ cần một lực không lớn cũng
đủ làm cho đất vỡ, gãy ở những chỗ yếu. Có thể lợi dụng khí hậu (nhiệt độ ngày và
đêm, mưa) để làm đất giảm chi phí và chất lượng cao.
*Hàm lượng các chất hữu cơ
Hàm lượng chất hữu cơ cao cũng tạo điều kiện dễ làm đất. Khi đó sức liên kết,
độ cứng của đất giảm nhưng tính dòn của đất lại tăng lên. Mặt khác khi chất hữu có có
nhiều thì đất có kết cấu viên (với đủ điều kiện để kết cấu viên có thể hình thành) sẽ tạo
thuận lợi nhiều cho làm đất.
*Thành phần và hàm lượng các cation trong đất
Các cation hóa trị càng thấp (Na, K..) và càng nhiều thì càng làm phân tán đất
và làm cho các đặc tính như liên kết, tạo hình, dính...tăng, gây khó khăn cho làm đất.
Các cation hóa trị càng cao (Ca, Mg...) càng tạo ra đất có kết cấu thì càng thuận lợi cho
làm đất. Việc bón vôi cùng với chất hữu cơ vừa có ý nghĩa về dinh dưỡng hóa học vừa
có ý nghĩa về lý học. Tuy tăng đầu tư so với lợi dụng nước nhưng tác dụng tốt và lâu
dài cho làm đất.
* Tác động và ảnh hưởng của công cụ, máy kéo đến đất
Có nhiều công cụ làm đất có cấu tạo, hoạt động và phương pháp tác động đến
đất khác nhau. Cần phải nắm được tác động của từng loại để sử dụng cho thích hợp.
Máy kéo khi chuyển động trên đồng ruộng để làm việc cũng có những ảnh hưởng đến
đất, cần nghiên cứu để có những xử lý thích đáng trong làm đất.
+ Cày đất: cày đất thường là khâu làm đất đầu tiên và được gọi là làm đất cơ
bản vì độ sâu cày quyết định độ sâu làm đất, chất lượng cày ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng làm đất về sau. Cày đất chi phí năng lượng cao hơn so với các biện pháp khác
với tác dụng là tách, lật và làm vụn đất.
Tác dụng tách, lật đất: Cày lật đưa cỏ dại, tàn dư cây trồng, phân bón xuống sâu;
cỏ dại bị tiêu diệt, chất hữu cơ và phân bón được giữ lại và biến đổi thành những chất cây
sử dụng được; đưa các chất oxi hóa trên mặt xuống dưới thành chất khử, đưa những chất
khử ở dưới lên mặt để trở thành những chất oxi hóa.
Cày lật nói chung là tốt nhưng cũng có những trường hợp không tốt: khi lớp đất
trên mặt sạch cỏ dại (hạt cỏ, mầm cỏ trên thân, rễ ngầm). Ở vùng hạn hay mặn nếu cày
lật đất, mặt đất sẽ gồ ghề, đất mất ẩm và muối mặn ở dưới sâu di chuyển lên trên. Các
trường hợp trên áp dụng phương pháp cày không lật.
Tác dụng vun đất: Khi làm việc lưỡi cày hoàn thành các công việc sau: cắt đất,
lật đất, và làm tơi vụn đất. Ngay trên tảng đất cày đã có nhiều vết nứt, rạn, và nếu cày

56
tiến hành khi đất có độ ẩm tối thích thì đất sẽ tơi vụn nhiều và giảm chi phí năng lượng
cho khâu bừa tiếp theo.
Chất lượng cày đất tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có thành phần cơ giới
của đất, độ ẩm và tốc độ cày.
Cày ở đất nhẹ và trung bình đất vụn và trộn tốt.; ở đất nặng, đất nhiểu cỏ dại,
đất cày lật nhiều nhưng kém vụn và kém trộn đất.
Cày đất ở độ ẩm thích hợp khi cày sẽ tốt hơn: độ vụn tăng, độ xốp tăng, tốn ít
nhiên liệu. Đất màu cần cày ở độ ẩm thích hợp nhất là đất không thuộc nhóm đất cát.
Ở đất tưới ngập nước (đất lúa) cày càng nhẹ khi đất càng thấm nhiều nước.
Cày tốc độ cao, cày vừa nhanh vừa tăng độ vỡ.
Các công cụ cày đất: Có rất nhiều loại cày nhưng có thể chia ra làm hai nhóm
chính: cày lưỡi và cày đĩa
- Cày lưỡi: Cày lưỡi có ưu điểm là cày được sâu hơn, lật đất tốt hơn nhưng cày
lưỡi cũng có những nhược điểm: tốn năng lượng hơn và mau mòn lưỡi hơn, cày ở đất
có rễ cây hay đá ngầm dễ bị hỏng lưỡi cày.
Chất lượng cày lưỡi phụ thuộc vào dạng diệp:
Diệp hình trụ thường ở các loại cày máy, cày trâu cải tiến 51: đất được nâng lên
đột ngột và bị hất về phía luống, đất vụn nhưng độ lật kém.
Diệp hình xoáy trôn ốc (diệp vặn nhiều): lật đất tốt nhưng kém vụn. Dạng diệp
này hay dùng ở đất trung bình và đất nặng, vùng mới khai hoang (gọi là cày khai
hoang).
Diệp dạng tổng hợp (phần dưới là hình trụ, phấn trên hình xoáy ốc): vừa lật đất,
vừa làm vụn tốt.
Diệp phẳng (cày chìa vôi) có thể lật đất về bên phải hay bên trái tùy theo tay
người điều khiển cày.
- Cày đĩa: Khi làm việc đĩa vừa cắt đất, vừa lăn và nâng đất, cày nông hơn,
năng lượng chi phí ít hơn, bền hơn. Khi gặp đá, rễ cây hoặc cắt đứt hoặc lăn qua nên
không bị hỏng. Nhược điểm của cày đĩa là cày nông và lật kém. Có những loại cày đĩa
có thể điều chỉnh được độ nghiêng theo ý muồn.
+Bừa đất: Khi bừa đất người ta đã dùng từng công cụ riêng rẽ như bừa răng, bừa
đĩa, trục chông, đĩa lăn...hay dùng một hỗn hợp gồm nhiều công cụ trên.
- Bừa răng: Có tác dụng làm vụn, xốp đất (đất màu), mềm, nhuyễn đất (đất lúa) và
làm phẳng đất, làm sạch cỏ dại. Bừa răng còn để vùi hạt và bón phân.
Những yếu tố có liên quan đến chất lượng bừa là:
Độ ẩm đất: Là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng bừa. Bừa ở độ ẩm thích
hợp đất dễ vụn xốp, chi phí nhiên liệu ít. Bừa ở đất quá khô tốn kém nhiều năng lượng
nhưng đất lại quá phân tán, dễ sinh chặt và kết váng. Vì vậy nếu có thể được người ta

57
bừa đất sau khi mưa hay tưới cho đất ẩm khi đất quá khô. Ở đất lúa người ta ngâm
nước cho đất hút no nước (các khe hở đều chứa đầy nước) rồi mới bừa.
Tốc độ bừa: Tốc độ bừa tăng, độ vụn tăng, xong nếu tăng quá mức sẽ xuất hiện
hiện tượng nhảy bửa, đất kém vụn và ruộng không bằng phẳng.
Loại bừa: Bừa nặng và áp lực lớn (1,5kG/cm2), răng ăn sâu và làm vụn xớp lớp
đất 5 – 8cm, bừa nặng răng có tiết diện vuông.
Bừa trung bình với áp lực răng 1- 1,5kG/cm2 làm vụn xốp lớp đất 4 – 6cm.
Bừa nhẹ với áp lực răng 0,5- 1kG/cm2 làm vụn xốp lớp đất 2 – 3cm, răng có tiết
diện tròn.
Nếu răng bừa làm một góc tù với hướng chuyển động (răng ngả) (chân răng bừa
đi trước phần thân răng) có tác dụng đưa đất dưới lên, vụn đất nhanh hơn (chi phí
nhiên liệu nhiều hơn).
Răng đứng có tác dụng trung gian.
Có thể phối hợp răng ngả đi trước, răng lỉa đi sau để làm vụn xốp đều các lớp
đất. Bừa chữ nhi dùng sức trâu chỉ cần một bừa nhưng thay đổi thế bừa cũng có tác
dụng như trên.
Bừa lưới với răng linh động có khoảng cách răng hẹp dùng để làm việc ở đất
không bằng và trừ cỏ tốt.
- Bừa đĩa: Bừa đĩa dùng làm vụn, xốp đất nhất là ở đất nặng. Bừa đĩa còn dùng
băm cắt cây phân xanh và tàn dư cây trồng trước sau đó sẽ cày vùi hoặc để nguyên che
phủ đất.
Khi làm việc đĩa hình cầu nghiêng một góc với hướng chuyển động (góc tấn
công). Góc càng lớn, độ vụn của đất và độ sâu bừa càng tăng.
Ở đất nặng và nhiều cỏ dùng những đĩa có cắt cạnh (hoa thị), ở đất nhẹ dùng đĩa
tròn.
Bừa đĩa có nhược điểm là cắt thân cỏ sinh sản vô tính ra nhiều đoạn là tăng cỏ
dại.
+ Lăn đất: Các công cụ như trục lăn lớn và đĩa lăn nhỏ đã làm vụn lớp đất mặt
và tăng thêm độ chặt của đất. Khi bừa đất, để bổ sung cho tác dụng làm vụn đất, ngoài
các loại bừa răng, bừa đĩa, người ta còn lắp thêm các loại lăn nhỏ như đĩa lăn, dao
lăn..Với mục đích chính là tăng thêm độ chặt cho đất để hạn chế sự mất nước, tăng khe
hở mao quản khi đất quá xốp người ta đã dùng những loại lăn lớn. Sau khi nén phải
làm xốp lớp đất mỏng trên mặt tạo ra khe hở lớn ở vùng này nên sau công cụ lăn người
ta lắp thêm lưỡi xới.
Nén đất khi độ ẩm cao (nhất là ở đất nặng), làm đất quá chặt, sinh thiếu không
khí và đất mất ẩm nhiều, do đó phải nén đất ở độ ẩm thích hợp.

58
Áp lực nén tùy thành phần cơ giới, độ ẩm đất và yêu cầu độ chặt của từng loại
cây trồng. Áp lực nén được tính bằng trọng lượng của lăn chia cho diện tích của điểm
tựa.
Nén nhẹ: 200G/cm2
Trung bình: 300 - 400G/cm2
Nặng: 500G/cm2
+Lồng đất:
Bánh lồng vừa là công cụ làm đất vừa là bánh xe của máy kéo chuyển động trên
đất bùn. Bằng máy kéo lồng đất vấn đề cơ giới hóa làm đất lúa ngập nước đã cơ bản
được giải quyết.
Khi làm việc trọng lượng của máy kéo đã dồn vào thanh ngang của bánh lồng
và tạo ra những áp lực rất lớn khiến đất bị cắt, bị nén, ép, làm đất giảm độ cứng, độ
chặt và hút thêm nước để trở thành đất mềm, nhuyễn phù hợp với điều kiện gieo, cấy
và sinh trưởng của lúa và các cây trồng nước. Bánh lồng còn làm nhận chìm gốc rạ và
cỏ dại, làm tơi, nát và trộn đều chúng vào trong đất.
Trên đất đủ mềm có thể dùng bánh lồng làm nhuyễn đất không phải qua cày
đất. Số lượt lồng đất không nhiều, chỉ 2 – 4 lượt là có thể cấy được. Ở điều kiện thích
hợp, máy kéo phát huy được tốc độ nên thời gian làm đất ít và chi phí nhiên liệu không
cao. Do chế tạo đơn giản và yêu cầu vật liệu không cao nên bánh lồng được phát triển
và sử dụng rộng rãi.
Sau khi làm đất bằng bánh lồng yêu cầu ruộng phải đủ nước để đất nhuyễn và
để ruộng sau khi lồng bằng phẳng phải lắp theo bộ phận san phẳng.
Do độ sâu làm đất bằng bánh lồng lớn nên tầng đề cày không đủ độ cứng, máy
kéo sẽ chuyển động khó khăn vì vậy phải có thời gian để tạo độ cứng cho tầng đế cày
và tốt nhất là thực hiện phương pháp làm đất: dầm ải luân phiên.
+Phay đất
Phay đất là loại công cụ làm tơi nhỏ đất dao dạng đặc biệt qua chuyển động quy
nhở động lực của máy kéo.
Phay đất có những ưu điểm sau: Đất vụn nhanh, giảm lượt đi lạ trên ruộng của
máy kéo, sau 1 – 2 lượt phay là đất có thể gieo trồng được. Đất xốp hơn và được trộn
đều hơn bừa; độ sâu làm đất đều, mặt ruộng khá phẳng. Có thể phay trực tiếp ở đất ẩm
(không qua cày) nhờ thế sau khi làm đất bằng phẳng đất có độ ẩm cao hơn so với đất
bừa sau khi để ải. Ruộng lúa có thể phay trực tiếp không qua khâu cày, chi phí công
suất cao hơn lồng đất, đất mau nhuyễn hơn, rơm rạ được băm nhỏ, trộn đều, chóng
phân giải, máy kéo không bị lún, sa lầy, và phá nền như lồng đất.
Kết quả làm việc của phay tùy thuộc vào công suất của phay: vào tốc độ quay,
chiều dài làm việc và dạng dao của phay.
Làm đất bằng phay có những hạn chế: đất quá vụn, dễ mất kết cấu viên ở đất có
kết cấu; làm sinh nhiều cỏ dại (cỏ sinh sản vô tính); một số bộ phận quan trọng của
59
phay như bánh răng truyền động, các lưỡi dao phay chóng bị hư hỏng, cần được chế
tạo bằng thép tốt, đắt tiền và gia công với kỹ thuật cao.
Tuy vậy, làm đất bằng phay giảm nhiên liệu và thời gian hơn so với làm đất
bằng bừa đất nên phay đất đã được sử dụng trong những điều kiện có thể.
4.3 Biện pháp làm đất
* Làm đất hợp lý
Phần này trình bày một số vấn đề làm đất hợp lý như: làm đất tạo ra độ chặt (độ
xốp) hợp lý; độ vụn, độ cày sâu, và cường độ làm đất hợp lý nhằm tạo ra năng suất cao
hơn của cây trồng nhưng chi phí năng lượng, và thời gian làm đất là ít nhất.
+ Độ chặt hợp lý: Khi đất quá xốp trọng lượng và thể tích của đất khô trong
một đơn vị thể tích giảm đi, khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây sẽ giảm đi
(số lượng N, P, K...số lượng keo trong một đơn vị thể tích đất giảm). Đất mất ẩm nhiều
do gió làm cây trồng và các vi sinh vật thiếu nước để sinh trưởng, trong khi đất lại quá
thừa không khí.
Khi đất quá chặt đất sẽ trở nên thiếu không khí; thiếu khe hở chứa nước, lại dễ
mất ẩm và kém thấm nước, không cung cấp đủ nước cho cây và các hoạt động sống
trong đất. Đất quá cứng làm rễ cây không phát triển được.
Với độ chặt hợp lý, cây sinh trưởng tốt, các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh. Quan
hệ giữa độ chặt và hàm lượng NO3 trong đất như sau:
Dung trọng (g/cm3) mg NO3/1 kg đất khô
0,80 18,1
0,90 24,7
0,95 29,3
1,05 42,7
1,15 43,0
1,20 32,1
1,25 5,4
Số liệu trên cho thấy ở độ chặt hợp lý lượng NO 3 trong đất gấp nhiều lần ở đất
quá chặt hoặc quá xốp.
Vậy độ chặt hợp lý là độ chặt mà ở đấy có sự cân đối về thể tích của đất nước,
không khí và khi đó đất cung cấp đầy đủ và tốt nhất cả ba thành phần trên cho cây và
các vi sinh vật.
Độ chặt hợp lý là cơ sở cho sự xác định các biện pháp làm đất.
Có hai cách xác định độ chặt hợp lý: thực nghiệm và lý thuyết
Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành trồng cây trên nhiều loại độ chặt khác
nhau trong cùng điều kiện khí hậu và phân bón như nhau. Độ chặt hợp lý sẽ là độ chặt
cho cây sinh trưởng tốt nhất.

60
Làm như vậy chỉ có thể biết độ chặt hợp lý cho một loại đất, cho một loại cây ở
một giai đoạn sinh trưởng ở một vùng khí hậu nhất định.
Phương pháp lý thuyết: Lập đồ thị xác định độ chặt hợp lý. Phương pháp có thể
tiến hành như sau:
-Tìm thể tích chứa đất khô kiệt ở các độ chặt khác nhau (%) trên đoạn thẳng
AB. Từ A đến B là sự tăng dần độ chặt, trên đoạn DC, từ D đến C là sự tăng dần thể
tích chứa đất khô kiệt (%). Phần diện tích V1 (ABCD) tập hợp các % thể tích chứa đất
khô từ A đến B.
- Tìm thể tích chứa không khí tối thích. Các kết quả nghiên cứu rút ra là: 15%
thể tích chứa không khí là tối thích cho hoạt động sống của cây và các vi sinh vật trong
đất ở các độ chặt khác nhau. Kẻ đường EG // DC với ED = GE = 15% thể tích. ta được
đường EG xác định sự tăng 15% thể tích để chứa không khí ở các độ chặt khác nhau.
Diện tích V2 (DCGE) là tập hợp về thể tích chứa không khí ở các độ chặt.
Tìm thể tích chứa nước ở độ ẩm cho cây héo (%). Trên hình biểu thị bởi V 3
(HIKL). HI là đoạn thẳng cho biết thể tích chứa nước ở độ ẩm cây héo ở các độ chặt.
Tìm thể tích chứa nước cây hút được để đạt năng suất cao nhất. Trên hình biểu
thị bởi V4 (HIMN) với IM = HN là thể tích chứa nước cây hút được (%). Hai đường
EG và MN cắt nhau tại X. Kẻ đường song song với trục tung qua X và cắt trục hoành
tại điểm có độ chặt hợp lý. Độ dài của mỗi đoạn nằm trong diện tích của mỗi thể tích
cho biết % của từng thể ở mức hợp lý nhất (nước: thể lỏng; không khí: thể khí; đất: thể
rắn).
Khi đất quá chặt cần xới cho đất xốp; khi đất quá xốp cần nén cho đất chặt lại.
+ Độ vụn hợp lý: Độ vụn đất trước khi gieo trồng cho các cây trồng cạn phải
hợp lý, có như vậy cây trồng mới sinh trưởng tốt. Việc đầu tư năng lượng và thời gian
làm đất không lãng phí.
Đất có nhiều hạt nhỏ: Khoảng cách các hạt ngắn lại, sinh nhiều khe hở mao
quản, khả năng chứa nước và dẫn nước tốt làm hạt chóng nảy mầm và nảy mầm đều,
mầm cây dễ mọc ra khỏi mặt đất. Đất có nhiều hạt nhỏ càng có những nhược điểm:
như đất dễ sinh kết váng. Lớp kết váng làm mầm hạt rất khó mọc ra ngoài đất. Đất
chặt lại cúng với lớp kết váng trên mặt đất làm đất thiếu không khí cung cấp cho cây.
Đất có nhiều hạt nhỏ nước dẫn lên trên mặt nhiều làm nảy sinh nhiều cỏ dại hoặc làm
đất mất nhiều nước. Trên đất dốc đất quá nhỏ bị xói mòn nhiều hơn.
Đất có nhiều cục to: Đất có nhiều khoảng trống lớn, khả năng trao đổi không
khí nhiều, mặt đất ít cỏ dại, không sinh kết váng. Nhưng diện tích tiếp xúc với hạt ít,
dẫn nước kém làm hạt khó nảy mầm và khó mọc mầm, làm các loại củ không đủ bóng
tối để phát triển và cũng làm đất dễ mất ẩm.
Đất có tỷ lệ hạt và cục từ 1 – 10mm với tỷ lệ càng cao càng tốt cho sự gieo
trồng; từ 10 – 30mm còn gọi là kích thước hợp lý và chiếm tỷ lệ không cao; ở kích

61
thước này cây sinh trưởng bình thường, lớn hơn 50mm hoặc nhỏ hơn 0,25mm đều gây
khó khăn cho sự sinh trưởng của cây.
Độ vụn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Độ ẩm đất: ở đất hơi thiếu ẩm (đất đá khô, ải, sau đó làm vụn đất để trồng cây
vụ đông hay đông xuân ở phía Bắc) thì tỷ lệ 1 – 10mm cao hơn 10 – 30mm. Đất ẩm khá
(đất đá khô, ải sau đó mưa phùn) thì ngược lại tỷ lệ cỡ đất 10 – 30mm cao hơn cỡ 1 –
10mm, có thể xuất hiện một tỷ lệ nhất định cớ 30 – 50mm.
- Chế độ tưới: Nếu sau khi gieo trồng không tưới nước bổ sung hoặc tưới nước
ít phải làm đất khá nhỏ, nếu có tưới nước có thể làm đất hơn to để tránh ainh kết váng
và thiếu không khí, cây vẫn mọc mầm và sinh trưởng thuận lợi.
- Kích thước của hạt gieo trồng: Nói chung độ vụn tỷ lệ thuận với kích thước
của hạt. Hạt càng bé đất càng phải vụn.
- Sự phát triển của các bộ phận dưới đất của cây: Khoai tây cần phát triển củ
(thân ngầm) và lạc cần phát triển quả trong điều kiện bóng tối cần đất nhỏ, vụn. Cây
đay có bộ rễ phát triển khỏe có thể làm đất hơn to.
*Độ cày sâu
Để nâng cao năng suất cây trồng thì cày sâu đất cũng là một biện pháp. Trên thế
giới và trong nước người ta đã thu được nhiều kết quả tốt, song không ít kết quả ngược
lại. Cày sâu ở đa số trường hợp đem lại những kết quả tốt sau đây:
- Cày sâu kết hợp với lật đất, làm vụn, tơi xốp tăng thêm chiều dày tầng đất, tăng
số lượng đất có các đặc tính vật lý, hóa học, sinh học có lợi cho cây trồng.
- Khi tăng độ dày lớp đất vụn xốp đã làm tăng khả năng thấm nước, thấm khí,
dẫn nước và không khí, chế độ nhiệt điều hòa hơn..do đó làm tăng khả năng hoạt động
của vi sinh vật và các bộ phận dưới đất của cây.
- Cày sâu vùi lớp cỏ dại và tàn dư cây trồng triệt để, nhất là khi cỏ dại hay thân
lá cây trồng trước để lại quá nhiều.
- Cày sâu có tác dụng cải tạo thành phần cơ giới đất khi lớp đất mặt và bên dưới
rất khác nhau.
Một số trường hợp thì cày sâu có những kết quả ngược lại, do đó khi xác định
độ cày sâu cần chú ý những điểm sau:
- Độ sâu tối đa: Cày sâu chỉ có tác dụng đến một giới hạn xác định. Nhiều nơi
giới hạn đó khoảng 50cm. Vì khi cày sâu (hơn 50cm) đất không có biến đổi có lợi.
Nguyên nhân do trọng lượng của lớp đất trên đủ nặng làm cho độ xốp không bền, đất
chặt lại nhanh chóng, đất thiếu không khí, vi sinh vật không phát triển, không làm biến
đổi các đặc tính hóa học.
- Thành phần cơ giới đất. Cày sâu ở đất nặng làm đất ở dưới sâu tăng xốp
nhiều. Hiệu quả cày sâu ở đất nặng rõ hơn ở đất nhẹ.

62
- Đặc điểm của những lớp đất bên dưới: Nếu lớp đất bên dưới có độ phì khá
hoặc chỉ kém lớp trên một chút ít thì cày sâu có lợi hơn và cho năng suất cây trồng cao
hơn. Đất bạc màu mà lớp dất trên là đất nhẹ và xấu, lớp dưới là đất thịt sét tốt thì cày
sâu đã làm cải thiện đất tốt.
Ở những đất bên dưới nghèo, ít mùn và dinh dưỡng, chua, mặn, nhiều chấ độc,
nhiều kết vón, vi sinh vật quá ít thì cày sâu không có lợi cho cây trồng. Không nên cày
sâu đến mực nước ngầm.
- Chú ý tới đặc điểm cây trồng:
Ở đất lúa có lớp đế cày làm nhiệm vụ giữ nước, giữ phân không cho thâm
xuống sâu. Nếu lớp đế cày và dưới đế cày là đất thịt trung bình hay thịt nặng thì khi bị
phá vỡ do cày sâu không gây nguy hại. Trái lại lớp đất dưới đế cày là lóp thịt nhẹ khả
năng giữ nước, giữ phân kém, nếu cày sâu đến lớp đó sẽ phá vỡ lớp đế cày cũ, đất dễ
mất nước, mất phân và làm tụt năng suất.
Ở đất màu cần thoát và thấm nước tốt thì cày sâu bao giờ cũng thỏa mãn điều
này nhưng cần chú ý độ phì của lớp đất dưới.
- Cày sâu phải tùy khí hậu, thời tiết, tùy cây trồng và vị trí cây trồng trong luân
canh:
Thường tiến hành cày sâu vào những vụ đất được khoáng hóa mạnh. Ví dụ ở
phía Bắc cày sâu phơi ải vụ đông cho cây trồng vụ đông xuân. Trên đất hai vụ lúa đều
làm dầm, về vụ mùa thời gian làm đất trong mùa hè có nhiệt độ cao, mưa nhiều, cày
sâu đất dễ mềm nhuyễn toàn bộ, chất hữu cơ được phân giải nhiều cho hiệu quả cao
hơn mùa đông.
Trong chu kỳ luân canh người ta thường cày sâu cho những cây trồng mà trong
thời gian làm đất hay trong thời gian sinh trưởng của cây đất được khoáng hóa mạnh,
mặt khác hiệu lực cày sâu kéo dài cho đến những cây trồng sau. Vì dụ: trong công thức
luân canh khoai tây – lúa xuân – lúa mùa sớm, cày sâu cho khoai tây, đất được khoáng
hóa nhiều hơn đồng thời lại đỡ công làm đất cho hai vụ lúa sau.
- Cày sâu hay nông tùy sự ăn sâu của bộ rễ. Cần cày sâu cho những loại cây có
bộ rễ ăn sâu như bông, đay, ngô, đậu; cày sâu trung bình cho cây: lạc, lúa.
- Cày sâu phải đi đôi với làm đất kỹ. Khi cày sâu thêm thường làm tăng khối
lượng đất, kích thước đất thường lớn hơn. Mặc dù có lợi dụng được khí hậu thời tiết,
nhưng vẫn phải đầu tư năng lượng cao hơn và thời gian làm đất nhiều hơn nếu thấy
cần thiết để biến toàn bộ đất đã được cày lên thành trạng thái có lợi cho cây trồng. Nếu
không làm đất kỹ thì năng suất cây trồng của đất cày sâu sẽ kém năng suất ở ruộng cày
nông mà làm đất tốt.
- Vấn đề bón thêm phân. Không nhất thiết là cày sâu phải đi đôi với việc bón
thêm phân (kể cả phân hữu cơ lẫn phân hóa học) nhất là lớp đất dưới có độ phì bằng
hoặc cao hơn lớp đất mặt. Tất nhiên việc bón thêm phân càng làm tăng độ phì của đất,
càng làm phát huy hiệu quả cày sâu và hiệu quả của bón phân.
63
- Vấn đề trộn đều đất với phân bố đất. Thường thường khi cày sâu thì làm đất
kỹ và trộn đều đất. Việc trộn đều đất như vậy làm cho toàn bộ đất bổ sung lẫn cho
nhau những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm mà luôn luôn có lợi cho cây
trồng. Nhưng có những trường hợp không nên trộn đều. Ví dụ ở đất dự định trồng cây
lâu năm được phân bố như sau: lớp trên xấu, lớp giữa tốt, lớp dưới trung bình và sau
khi cày sâu đất sẽ được phân bố lại.
Khi cây còn non cây không gặp đất quá xấu, với đất trung bình cây vẫn phát
triển tốt (cây con yêu cầu chưa nhiều dinh dưỡng). Lúc cây lớn trung bình rễ phát triển
xuống lớp đất xấu hơn (lúc này cây thích ứng với tình hình đó một thời gian). Lúc cây
cần phát triển mạnh thì rễ đã phát triển xuống lớp đất sâu (vừa tốt, vừa không bị rửa
trôi) để hút được nhiều thức ăn và chống đổ cho cây.
Nếu phân bố đất tốt ở trên mặt có thể làm cho rễ cây ăn nông và dễ xảy ra xói
mòn không có lợi cho sự phát triển lâu dài của những cây lâu năm. Ở các nước có điều
kiện có thể thực hiện việc cày sâu và phân bố đất như trên bằng cày nhiều lưỡi, bố trí
lưỡi trước và lưỡi sau ở các độ sâu khác nhau (cày nhiều tầng).
* Làm đất tối thiểu
Sau khi thấy làm đất nhỏ tốn kém công sức và tiền của mà năng suất cây trồng
vẫn không theo ý muốn, ở một số trường hợp thậm chí lại còn giảm đi, người ta bắt
đầu khảo nghiệm những phương án giảm làm đất và thấy có những kết quả: đỡ tốn
kém chi phí mà cây trồng vẫn sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Đó làm phương
pháp làm đất tối thiểu.
Làm đất tối thiểu là phương pháp làm đất trên cơ sở đảm bảo sự mọc mầm, sinh
trưởng tốt và năng suất cao của cây trồng đồng thời giảm đến mức còn ít nhất sự gia
công đối với đất.
Do làm đất ít trong một số trường hợp có những ảnh hưởng tốt đến đất và cây:
- Đất đỡ bị phân tán nhiều thành bụi.
- Đất đỡ bị phá vỡ cấu trúc viên. Dùng lực và công vừa đủ làm cho các viên đất
rời nhau, nếu thêm lực làm các viên đất vỡ ra thành những hạt nhỏ.
- Đất giữ được độ xốp cao. Do kết quả của hai nguyên nhân trên và do máy kéo
đi kéo lại ít lần.
- Đất đỡ mất ẩm. Do không đảo đất nhiều lần, giữ được cấu trúc viên và làm đất
ở độ vụn hợp lý.
- Đất đỡ cỏ dại. Khi đất nhiều mầm mống cỏ dại nhất là cỏ sinh sản vô tính
(làm đất nhiều làm cỏ mọc nhiều).
- Đất đỡ bị xói mòn. Làm đất kỹ, đất quá vụn, các hạt đất nhỏ (< 0,25mm) dễ
theo nước mà di chuyển đi, diện tiếp xúc với đất chảy nhiều, lượng đất bị bào mòn
nhiều.
- Dễ đảm bảo thời vụ cho cây. Do làm đất ít, thời gian làm đất nhanh, kịp thời
vụ gieo trồng cho cây.
64
- Đỡ tốn kém về nhiên liệu, nhân công, tăng được độ bền của máy kéo và công
cụ làm đất.
Những điều trên không phải đúng cho tất cả nhưng ở một số trường hợp cho
phép làm đất tối thiểu.
Những khuynh hướng về làm đất tối thiểu trên thế giới đã được tiến hành là:
- Giảm bớt số lẫn máy chạy trên đồng ruộng bằng cách dùng máy kéo có công suất
lớn với nhiều công cụ, thực hiện nhiều thao tác trong một lần máy chạy (vừa bừa, vừa ép
vỡ đất, vừa xới, rạch hàng, gieo hạt, lấp đất và phun thuốc trừ cỏ).
- Giảm bớt thao tác làm đất. Ví dụ bỏ cày chỉ còn lồng đất (làm đất cho lúa)
hoặc chỉ còn phay đất (cho cả lúa và cây trồng cạn).
- Chỉ làm đất ở các giải gieo trồng. Trên các hàng gieo, cấy, trên các cụm, hốc,
hoặc chỉ một lớp mỏng trên mặt.
- Bỏ hẳn làm đất, chỉ còn rạch hàng rồi gieo hạt, lấp đất, và phun thuốc trừ cỏ
(trên lớp đất khá xốp, vụn, có nhiều kết cấu viên).
Làm đất tối thiểu ở nước ta đã được áp dụng:
+ Làm đất cho lúa
- Làm đất phơi ải tốt đỡ công bừa nhuyễn đất (đất phơi ải trở nên dòn, hút nhiều
nước khi tưới và trở nên rất mềm và rất dễ làm đất).
- Làm đất dầm cho cả lúa mùa và lúa xuân có thể bỏ cày khi ngâm nước liên tục
(đất khá mềm, dễ làm nhuyễn một lớp đất khá sâu kể cả khi có nhiều rơm rạ).
+ Làm đất cho hoa màu
- Đất phơi ải kỹ, khi có mưa phùn thì bừa đất (đất hút ẩm và có độ ẩm thích hợp
cho làm đất).
- Sử dụng phay đất để làm nhỏ đất trên ruộng màu. Có thể bớt thao tác làm đất,
bớt số vụ làm đất khi đất còn phù hợp cho sự gieo trồng và sinh trưởng của cây trồng
mới như ở đất phù sa (các loại đất cát pha có độ xốp cao), các loại đất có nhiều mùn
vùng núi hoặc những trường hợp áp dụng trồng gối.
Chúng ta cần tổng kết các kinh nghiệm có sẵn đồng thời nghiên cứu vấn đề làm
đất tối thiểu trong nhiều trường hợp để có thể rút ra những quy trình làm đất tối thiểu
cụ thể trong từng điều kiện ở nước ta.
4.3.1 Làm đất cho cây trồng nước
Các cây trồng ở Việt Nam chủ yếu là lúa, ngoài ra còn có cói, rau muống, khoai
nước, bào dâu nhưng có diện tích không đáng kể.
*Yêu cầu về làm đất của cây trồng nước
- Đất phải có trạng thái mềm, nhuyễn, xốp. Nghĩa là đất phải có một lượng
nước cao, phải phân ly khá nhỏ cà có khoảng cách khá đều, giữa các hạt đất phải có
khoảng cách đủ lớn để chứa nước và không khí. Đạt được tiêu chuẩn đó thì khi gieo

65
cây lúa mới nảy mầm và sinh trưởng tốt được. Đất gieo mạ hoặc gieo lúa thì lớp đất
mặt cần có độ mềm nhuyễn cao hơn.
- Đất phải thật phẳng. Đất phẳng dến đến đồng đều về mực nước, do đó đồng
đều về cung cấp nước và dinh dưỡng cho lúa, tiêu diệt triệt để cỏ dại và tạo cho ruộng
lúa sinh trưởng đồng đều. Mặt khác đất phẳng sẽ tiết kiệm được nướ tưới.
- Tầng đế cày phải đủ chặt để giữ nước, giữ phân và thuận lợi cho sự chuyển
động của máy kéo trên đồng ruộng.
- Đất phải giàu các chất dễ tan cung cấp cho cây.
- Đất phải sạch sâu, bệnh và cỏ dại.
Đối với lúa và các cây trồng nước có hai cách làm đất: làm ải và làm dầm. Làm
ải thì có một giai đoạn để đất khô, còn làm dầm thì làm đất trong điều kiện giữ nước
liên tục.
- Làm đất ải
Đất được làm ải có trạng thái vật lý, hóa học, sinh học tốt hơn làm đất dầm do
đó lúa sinh trưởng tốt hơn và cho năng suất cao hơn. Có thể nói làm đất ải là cách biến
độ phì tiềm tàng thành độ phì hữu hiệu tốt nhất. Làm ải cho lúa đỡ tốn nước, đỡ tốn
công bừa so với làm đất dầm nhưng công cày lại tốn hơn. Ở phía Bắc vụ lúa xuân có
đủ điều kiện cho đất khô nỏ nên việc làm ải có thể nói là ổn định và chủ động hơn là
làm ải cho lúa chiêm.
Ảnh hưởng của làm ải đến đất như sau:
+ Về mặt lý tính
Sau khi được phơi ải khô nỏ và được tưới nước đầy đủ đất ải dễ bừa và chóng
đạt tới độ mềm, nhuyễn, xốp. Vì dưới tác động của sự chênh lệch nhiệt độ ngày và
đêm, đồng thời với sự mất nước làm đất co dãn liên tục. Sự không đồng đều về co dãn
và mất nước gần kiệt làm cho đất nứt, vỡ gãy tạo ra nhiều khe hở nhỏ có thể năng hút
nước rất cao. Khi được tưới nước đất hút nước rất mạnh và nhiều làm cho đất rất mềm
và sức liên kết giảm xuống còn rất thấp giảm chi phí làm đất rất nhiều.
Đất được làm ải tạo ra tầng đế cày cứng tránh được hiện tượng máy kéo bì lày
thụt khi bừa bằng bánh lồng nhiều năm trên đất làm dầm. Tầng đế cày do nằm bên
dưới lớp đất cày nên khi phơi ải chỉ mất một phần nước làm cho các hạt đất gần nhau
hơn, nhiệt độ thay đổi ít, đất co lại chủ yếu cộng thêm lực nén của máy kéo làm đế cày
chặt thêm. Như thế tầng đế cày lại khôi phục được độ cứng cần thiết.
+ Về vi sinh vật đất
Giai đoạn đầu phơi ải lượng vi sinh vật trong đất tăng vì tăng oxi nhưng khi
nước mất quá nhiều, lượng vi sinh vật giảm xuống còn rất thấp (đại bộ phận vu sinh
vật bị chết). Một số ít còn sống và tiếp tục hoạt động, một số sống ở dạng tiềm sinh.
Khi cho nước vào ruộng ải thì đất vốn có nhiều không khí lại thêm nước tạo ra những
điều kiện hết sức thuận lợi cho vi sinh vật và số lượng vi sinh vật tăng lên rất mạnh
gấp nhiều lần trước lúc phơi (hiện tượng chọn lọc – giữ lại các nòi khỏe và hiện tượng
66
biến dị - xuất hiện những nòi khỏe mới) làm thay đổi các đặc tính hóa lý và hóa học
đất.
+ Về hóa tính của đất
Khi phơi khô Eh của đất tăng dần (lượng oxi tăng); khi để ải Eh của đất giảm
mạnh và thấp hơn cả đất giữ nước liên tục (làm dầm). Sự giảm này do sự tăng mạnh
lượng vi sinh vật.
Phơi ải đã làm tăng lượng N, P, K dễ tan hơn hẳn so với làm đất dầm, tăng
NH4 , muối phot phat dễ tan Fe 3(PO4)2...các muối Kali dễ tan KCl, KCO 3...Sự tăng
+

NH4+ là do sự hoạt động mạnh của các vi sinh vật amonium hóa. Sự tăng lân dễ tan là
do quá trình khử FePO4 thành Fe3(PO4)2 gắn liền với sự tăng và sử dụng nhiều oxi của
vi sinh vật. Kali dễ tan tăng có liên hệ đến sự hút nhiều nước của đất ải, làm tăng
khoảng cách giữa các keo đất, làm giải phóng kali vào dung dịch, có liên hệ đến sự
thủy phân các khoáng sét chứa kali, đồng thời có sự vận chuyển kali ở các tầng đất bên
dưới lên lớp đất cày.
Bảng 4.2. Diễn biến đạm, lân, kali dễ tan ở đất ải và dầm (mg/100g đất khô)
(Bộ môn canh tác trường Đại học nông nghiệp 1965)
Chỉ tiêu Thời gian phơi ải Thời gian ngập nước
Từ 22/11 6/1 6/1 đến đến 14/1 đến 22/1
8/1
Ải 3,87 1,29 3,85 8,50 9,25
NH4
Dầm 3,82 6,00 6,80 5,76 5,14
P2O5 Ải 3,23 1,03 4,27 6,70 10,32
dễ tan Dầm 3,19 5,81 5,88 6,00 6,15
K2 O Ải 16,40 18,65 17,95 23,75 26,45
dễ tan Dầm 16,10 17,30 17,50 18,20 17,60
Việc phơi ải còn làm tăng các cation kiềm khác (Ca, Mg..) nhờ nước hòa tan
các ion trên từ các lớp đất dưới di chuyển lên đất mặt.
Phơi ải làm tăng pH của đất do tăng các cation đã nói ở trên (NH 4+; Fe++; K+;
Ca++; Mg++...)
Những đất bên dưới có nhiều Al, Na thì đất lại biến chuyển theo một chiều
hướng khác: đất cày trở nên chua, mặn và độc
Nhìn chung sau khi được phơi ải và tưới nước trở lại, đất đã biến đổi theo một
chiều hướng có lợi cho sinh trưởng tạo năng suất cao cho cây trồng. Do đó nhân dân ta
đã có câu: “một hòn đất nỏ là một giỏ phân”.
Kỹ thuật làm đất phơi ải
+ Mức độ ải: Đất phải được phơi ải kỹ, độ ẩm của đất vào quãng 2 – 3% độ ẩm
tuyệt đối là đất đã ải tốt. Nếu đất không thật ải (ải dở dang ải thâm) làm đất xấu đi (đất
67
co lại sức liên kết tăng, sức hút nước kém, chất lượng bừa thấp) nhân dân ta vẫn có câu
“ ải thâm không bằng dầm ngấu”.
Nếu đất ải xác (phơi ải quá lâu dưới nhiệt độ cao) làm đất mất nhiều mùn và
chất hữu cơ (sự oxi hóa quá mạnh)
+ Thời tiết và thời gian phơi ải: Ở phía Bắc làm đất ải cho lúa xuân vào những
tháng mưa ít (tháng 12, 1) thời tiết khô hanh, đất được ải tốt (trước đây cấu lúa chiêm,
đất được phơi ải vào tháng 11, tháng này còn mưa nên số năm được ải không nhiều).
Cứ được 20 ngày nắng liên tục là đất đủ ải.
+ Đất làm ải là đất tốt, có hàm lượng đạm và mùn tổng số cao, đất được bón nhiều
phân hữu cơ, đất được thả bèo, đất làm dầm nhiều vụ làm đất ải cho hiệu quả cao hơn các
loại đất có độ phì kém, ít chất hữu cơ và làm ải thường xuyên.
Các bước làm ải như sau:
Xử lý đất
- Rút cạn nước. Rút nước trước lúc lúa mùa chín 10 – 15 ngày không làm giảm
trọng lượng hạt và năng suất lúa và cho lúa chóng khô.
- Thời gian cày đất: Thường cày vào lúc thời tiết khô. Vì sau khi cày gặp trời
mưa dễ rơi vào tình trạng “ải thâm”, thời gian thuận lợi ở phía Bắc vào cuối tháng 11
đầu tháng 12.
- Độ ẩm cày đất: Cần cày đất vào lúc đất có độ ẩm ứng với sức liên kết và tạo
hình thấp nhất. Cày máy lực nén vào đất lớn nên đất chặt nhiều. Khi đất ướt nên cày
bằng máy phải cày vào lúc đất khô hơn cày trâu.
- Độ sâu cày: Tùy thuộc vào thời tiết, công cụ và độ ẩm đất. Thời tiết thuận lợi
cho phơi ải, cày bằng máy, độ ẩm đất thấp, có thể cày sâu và ngược lại. Cày nông đất
ải toàn bộ năng suất lúa còn cao hơn cày sâu mà đất ải chưa kỹ. Kích thước đất cày
phụ thuộc vào thời tiết và thời gian phơi: Nếu khô hanh và thời gian phơi lâu có thể
cày đất bằng cày xá to và độ sâu cao và ngược lại.
- Đảo đất: Đảo đất làm đất mau khô, khô đều vỡ vụn thêm, nhưng tốn kém khá
nhiều năng lượng. Nếu có thời tiết tốt và đủ thời gian phơi không cần phải đảo.
- Tưới nước: Khi đất đã ải và phải làm đất để kịp thời vụ cấy thì tưới nước vào.
Tưới sớm sẽ lãng phí nước. Lượng nước ngả ải phải đủ. Nếu thiếu nước đất nhuyễn
không đều, sẽ có những cục đất chặt được bọc bằng một lớp đất khó thấm nước.
- Bừa đất: Bừa đất vào lúc đất đã hút đầy nước chất lượng bùn sẽ cao (mềm,
nhuyễn, xốp) và tốn ít công. Nếu tưới đủ nước mà bừa đất sớm kết quả bừa đất cũng
giống như khi thiếu nước.
Làm ải cho đất mặn, chua
Khi phơi ải có một lượng Na hoặc Al di chuyển lên lớp đất cày và gây độc đối với
lúa. Vì vậy, sau khi phơi ải kỹ phải có đủ nước để rửa mặn. Sau khi bừa xong, đợi lúc
bùn lắng thì tháo nước trong ở trên mặt một lượng lớn muối sẽ được đưa ra khỏi ruộng.
Còn lượng N, P, K dễ tan và các muối kali sau khi bừa đất xong có chưa cao (các loại này
68
tăng dần sau khi ngâm nước và đạt số lượng cao sau 20 ngày ngâm nước trở đi) hoặc
được đất giữ chặt hơn Na nếu bị rửa trôi không đáng kể. Ở đất có Al di chuyển lên tầng
đất cày dùng vôi và lân để rửa nhôm.
Làm đất dầm
Làm dầm là kiểu làm đất trong điều kiện giữ nước liên tục trên ruộng. Làm dầm
được áp dụng trong mùa mưa nhiều và một phần diện tích trong mùa khô. So với làm
ải số lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cây kém hơn, tốn nước hơn
(làm đất dầm về mùa khô). Song làm dầm lại có một số ưu thế khác: Năng lượng chi
phí cho làm đất giảm rõ rệt. Đất dầm chứa nhiều nước, sức liên kết và tạo hình rất
thấp, đôi khi không cần phải cày (dùng bánh lồng trực tiếp). Làm đất dầm giảm bớt sự
đốt cháy chất hữu cơ: Không làm cho đất cày tích lũy Al và Na trong một số trường
hợp như làm đất ải. Hàng năm diện tích đất làm dầm lớn hơn làm ải. Nếu có các biện
pháp kỹ thuật làm dầm tốt thì vẫn có thể làm cho lúa sinh trưởng tốt và cho năng suất
cao.
Ảnh hưởng của làm dầm đến đất
- Về mặt lý tính: Sự hút nước liên tục của đất làm cho tỷ lệ nước trong đất ngày
càng cao, khoảng cách giữa các hạt đất ngày càng lớn, đất ngày càng trương ra, sức
liên kết và độ cứng của đất ngày càng thấp. Đất sau khi cày diện tích thấm nước tăng
lên rõ rệt, các hiện tượng trên càng biểu hiện mạnh. Sau khi làm đất (cày và bừa đất),
lớp đất mặt đã biến thành bùn nhão, có trạng thái mềm, nhuyễn, xốp.
- Sự biến đổi các chất hữu cơ và hóa tính đất: Khi làm đất các thân, lá, rễ cây
trồng vụ trước, cỏ dại, phân xanh, phân chuồng được băm, cắt, xé nhỏ đồng thời được
trộng đều với đất, nước và vi sinh vật trong đất, các chất hữu cơ biến đổi khá nhiều và
cho một lượng lớn các chất dễ tan. Việc bón thâm chất hữu cơ cùng với ngấm ngước
và làm đất đã cho một lượng khá các chất dinh dưỡng nến làm cho lúa sinh trưởng tốt
và đạt năng suất cao (ở đất ải, các tàn dư cây trồng và cỏ dại tiếp tục khô cùng với quá
trình phơi và chỉ bắt đầu phân giải khi ngâm nước và bừa đất). Việc tận dụng chất hữu
cơ mới đưa vào ở đất ải không cao bằng đất dầm.
Sự biến đỏi các chất hữu cơ thành các chất dễ tan còn gắn liền với việc đưa liên
tục một lượng lớn oxi vào trong đất của các thao thác làm đất như bừa lồng hoặc cày
đảo.
Bên cạnh quá trình phân giải chất hữu cơ lá quá trình biến đổi các phân tử
khoáng sét phức tạp thành các chất vô cơ đơn giản trong điều kiện ngâm nước.
Nói tóm lại việc làm đất dầm tốt cũng cung cấp khá nhiều chất dinh dưỡng mà
cây có thể sử dụng được.
Kỹ thuật làm đất dầm
Xử lý nước: Phải ngâm nước liên tục (mất nước đất sẽ co lại và trở nên chặt,
cứng hoặc rất khó hút nước để mềm nhuyễn trở lại). Mực nước không nên cao quá

69
giúp cho đất cày và nước dễ nâng cao nhiệt độ, hàm lượng không khí và oxi để xúc
tiến quá trình khoáng hóa, lượng nước vừa ngập đất là đủ.
Xử lý đất: Cày đất sớm sau khi thu hoạch cây trồng trước và tưới nước kịp thời
nếu thiếu nước.
Nếu đất khá mềm và cần tận dụng thân lá cây trồng vụ trước có thể tiến hành
làm đất ngay (bừa hoặc lồng đất), thậm chí có thể không cày đất và chỉ cần lồng đất.
Nếu đất chưa đủ mềm phải ngâm lâu cho đất hút nhiều nước thì việc làm
nhuyễn đất của lồng hoặc bừa đất mới có hiệu quả cao và đỡ tốn nhiên liệu.
Khi bừa đất phải đủ nước, thiếu nước khó làm phẳng và nhuyễn đất.
Làm đất bằng trâu phải chia nhiều đợt bừa (mỗi đợt vài lượt). Đợt sau cách đợt
trước một thời gian tùy theo độ ngấm nước và độ mềm của đất (vì sức kéo yếu, đất
chậm nhuyễn).
Tùy theo đất và yêu cầu gieo cấy mà quyết định độ nhuyễn. Đất thịt cần được
bừa nhuyễn (bừa nhiều lần), đất cát vẫn lắng chặt nên bừa ít; đất làm mạ hoặc gieo vãi
cần bừa nhuyễn và nhất là lớp đất mặt cần thật nhuyễn và phẳng, nên phải bừa kỹ và
có dùng san đất.
4.3.2 Làm đất cho cây trồng cạn
Các cây trồng cạn là những cây sống ở đất ẩm như ngô, khoai, lạc, đậu tương,
đay, mía có yêu cầu về đất giống nhau như sau:
- Phải vụn, xốp và đủ ẩm để cung cấp đầy đủ nước, không khí cho hạt này
mầm, mọc mầm ra khỏi mặt đất, cho sự phát triển các bộ phận dưới đất của cây.
- Phải thoát nước. Các cây trồng cạn không có khả năng cung cấp oxi cho bộ rễ
như lúa nên không thể sống ở đất bị ngập vì vậy phải làm đất thoát nước tốt.
- Phải có khả năng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây, sạch sâu, bệnh, cỏ
dại như mọi cây trồng khác.
Làm đất phơi ải
Làm đất phơi ải cho các cây trồng cạn cũng giống như lúa nhưng khác ở chỗ:
sau khi phơi xong thì bừa cho đất vụn chứ không dẫn nước và ruộng và bừa nhuyễn.
Vì vậy làm đất cho cây trồng cạn (làm đất màu) tăng chí phí và nhiều thời gian hơn
làm đất lúa.
Khi đất đã ải, việc làm đất vụn xốp ở các loại đất cát pha khá dễ dàng; ở các
loại đất thịt đòi hỏi nhiều công sức và nhiên liệu. Một mặt phơi đất đủ khô, đủ ải, để
đất chuyển sang trạng thái dòn, dễ gãy và vỡ vụn. Mặt khác dùng máy kéo có công
suất lớn làm việc với những công cụ làm vỡ đất khỏe (bừa đĩa sắc cạnh phay đôi) hoặc
một liên hợp bừa như bừa đĩa, đĩa lăn, bừa răng...
Dùng trâu làm việc với các công cụ làm vụn đất tốt như trục chông, trục lăn,
bừa răng, thêm trọng lượng của người cũng làm vụn đất nhanh. Nếu dùng sức người
để làm vụn đất (vồ đập) tốn khá nhiều nhân công và thời gian. Để giảm bớt chi phí làm

70
đất có thể lợi dụng nước mưa để làm đất ở độ ẩm thích hợp. Các cây trồng cạn vụ xuân
miền Bắc có thể phơi ải vào tháng 12 và 1; làm đất vào tháng 2 lúc có mưa phùn hay
mưa nhỏ. Mặt khác cần căn cứ yêu cầu của từng cây mà tạo ra độ vụn thích hợp.
- Làm đất ướt
Để có thể trồng một số cây trồng cạn vào thời gian có nhiều mưa (đậu tương hè
thu), hoặc đảm bảo thời vụ cho các cây trồng vụ đông lúc làm đất gặp mưa thì áp dụng
kiểu làm đất ướt. Làm đất ướt vẫn đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt và cho năng suất
cao nhất là khi được đảm bảo thời vụ, đó là một trong những biện pháp quan trọng để
mở rộng diện tích cây hoa màu, mở rộng diện tích cây vụ đông.
Những vấn đề chính của làm đất ướt và gieo trồng trên đất ướt như sau:
- Cày hoặc cuốc đất đồng thời với việc tạo thành những luống đủ cao và phẳng,
giữa các luống có các rãnh sâu vừa đủ để ruộng được thoát nước. Luống rộng chừng
0,8 – 1,2m; rãnh sâu 0,1 – 0,2m.
Sau đó làm đất cho phẳng luống bằng cách làm nhỏ một phần đất cày và sản
phẳng mặt luống (lớp đất dưới còn to).
- Gieo trồng các bộ phận chứa mầm của cây (hạt đậu tương, thân của như khoai
tây, thân hành như hành tỏi) thành từng hàng trên mặt luống. Phủ các hạt hoặc các bộ
phận có mầm của cây bằng một lớp mỏng đất bột, trấu hay rơm, rạ đã vụn nhỏ. Trong
điều kiện như vậy, hạt hoặc mầm cây mọc tốt vì đủ ẩm, đủ oxi, đủ nhiệt độ và lớp che
phủ thì xốp và mỏng. Ở đất ải hạt mọc chậm hơn vì phải vùi sâu hơn và kém ẩm hơn.
Ở đất ướt không được gieo trồng sâu vì nước ở bên dưới hơi nhiều, có thể làm hỏng
hạt và chết mầm.
- Làm đất bổ sung trong thời gian sinh trưởng của cây. Để làm cho đất ải, xốp,
vụn, cho cây sinh trưởng tốt cần phải làm đất bổ sung. Có thể làm được điều này dễ
dàng khi đã gieo trồng cây thành hàng bằng các loại phương tiện (cuốc bằng sức
người, cày có sức trâu, bò...) làm cho đất được xốp, vụn thêm. KHi đất xốp hơn, diện
tích tiếp xúc với năng, gió nhiều hơn, đất sẽ được ải.
Làm đất giữ ẩm
Sự mất nước quá nhiều sau khi làm đất khiến đất không đủ độ ẩm cung cấp cho
cây mọc mầm hoặc bén rễ lúc mới gieo trồng. Trong trường hợp như vậy phải tưới bổ
sung hoặc áp dụng phương pháp làm đất giữ ẩm. Phương pháp làm đất giữ ẩm như
sau:
Cày đất sớm lúc đất có độ ẩm còn khá
Làm vụn đất kịp thời và san bằng đất. Đất phẳng diện tích tiếp xúc với nắng,
gió, ít hơn đất gồ ghề. Đất nhỏ thì mặt đất phẳng hơn và khoảng trống giữa các cục
đất, hạt đất giảm đi.
Nén lớp đất dưới và xới xốp một lớp mỏng trên mặt nhằm mục đích hạn chế sự
di chuyển của gió qua khe hở đất và phá vỡ mạng lưới mao quản, hạn chế giữ nước ở
dưới sâu di chuyển lên trên mặt.
71
Hạn chế làm đất về sau. Nếu xới đất hoặc đảo đất quá nhiều có thể làm mất
nhiều nước.
* Làm đất trên đất dốc
Ở đất dốc có hiện tượng xói mòn do nước. Nước hòa tan và mang theo các
nguyên tố dinh dưỡng đồng thời cuốn theo cả những hạt đất, làm giảm bề dày của lớp
đất màu mỡ, năng suất cây trồng dần dần giảm sút và đến mức không thể trồng trọt
được nữa, phải bỏ hóa 10- 20 năm rồi mới trồng trọt lại được. Diện tích đất dốc của
đất đồi núi rất nhiều, đất dốc chưa khai phá có đồ phì tiềm tàng cao. Sử dụng tốt đất
dốc sẽ mang lại lợi ích lớn cho nền nông nghiệp song phải đặc biệt chú ý chống xói
mòn.
Chống xói mòn do nước gây ra có nhiều biện pháp trong đó có biện pháp làm
đất đúng kỹ thuật. Sau đây là những kỹ thuật làm đất trên đất dốc:
- Hướng cày đất: cày đất theo đường đồng mức (ngang với sườn dốc) tạo ra
luống đất cày vuông góc với hướng nước chảy làm giảm tốc độ dòng chảy.
- Độ cày sâu: cày sâu trên đất dốc làm tăng độ dày tầng đất xốp, làm tăng lượng
nước thấm, giảm tốc độ dòng chảy và lượng nước chảy.
- Hướng lật đất: Ở Đức áp dụng biện pháp cày lật lên phía trên tạo ra những khe
hở đứng, làm tăng lượng nước thấm, làm giảm tốc độ dòng chảy nhưng lực cản cày
cao hơn so với cày lật xuống phía dưới. Cày lật xuống phía dưới lực cản cày thấp
nhưng dòng chảy trên mặt nhanh hơn. Để cày lật liên tục về một phía, người ta đã
dùng cày quay được (trên khung cày có lắp hai nhóm lưỡi cày có hướng diệp cày
ngược nhau).
- Vun luống cho cây trồng: Gieo trồng cây thành hàng theo đường đồng mức và
lên luống cao cho các hàng cây trồng như ngô, đậu tương, khoai lang, lạc cũng có tác
dụng hạn chế xói mòn.
- Áp dụng làm đất ít: Do bớt làm đất nên đất vỡ vụn và phân tán thành nhiều hạt
nhỏ, giữ được kết cấu viên, làm đất tăng lượng nước thấm, giảm dòng chảy trên mặt.
- Làm đất tạo thành ruộng bậc thang: Làm ruộng bậc thang, tạo ra mặt bằng
từng đoạn một, kết hợp với đắp bờ giữ nước, làm giảm rõ rệt tốc độ dòng chảy, giảm
tác dụng xói món rất mạnh. Trong điều kiện như vậy mới có thể áp dụng các biện pháp
thâm canh như bón nhiều phân để nâng cao độ phì đất và nâng cao năng suất cây trồng
một cách lâu dài và ổn định. kTùy theo tình hình và điều kiện mà tiến hành làm ruộng
bậc thang theo một trong hai cách sau đây;
+ Làm ruộng bậc thang dần dần: Làm ruộng bậc thang dần dần tiến hành trong
4 – 5 vụ canh tác có thể trở thành ruộng bậc thang hoàn chỉnh. Mỗi vụ cày bừa độ hai
lượt nhưng phải cày một chiều và cày lật từ trên xuống dưới. Đối với cây ngắn ngày
đất dộc ít nên làm ruộng bậc thang dần. Làm ruộng bậc thang dần kết hợp với làm bờ
trên - mương dưới hoặc làm bờ dưới – mương trên để giữ màu, giữ nước. Làm ruộng
bậc thang dần không phải bỏ vốn đầu tư kiến thiết cơ bản trong một thời gian ngắn.
72
+ Làm ruộng bậc thang nhanh chóng: là kiểu làm ruộng bậc thang một lần áp
dụng cho những đất khá dốc (<250) để trồng cây lâu năm và trồng lúa nước. Có thể
tiến hành làm ruộng bậc thang theo điều kiện thủ công hoặc máy móc nhưng quan
trọng là không làm mất lớp đất mặt.

73
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC

5.1. Hệ thống canh tác du canh


5.1.1. Khái niệm
Hệ thống canh tác du canh là sự thay đổi nơi sản xuất từ vùng này sang vùng
khác, từ khu đất này sang khu đất khác sau khi độ phì của đất đã bị nghèo kiệt.
Trong hệ thống canh tác du canh, nông hộ thường không xác lập quyền đất đai
của mình, biên giới giữa các cánh đồng không rõ ràng.
Hệ thống này gắn với kiểu định cư du canh và du cư du canh.
5.1.2. Đặc điểm chung của hệ thống canh tác du canh
- Trong hình thái nông nghiệp du canh, người nông dân chỉ biết lợi dụng các điều
kiện tự nhiên sẵn có để làm ra các sản phẩm mình mong muốn, khi các điều kiện đã bị
khai thác hết họ lại đi tìm chỗ khác có điều kiện tốt hơn
- Thông thường, hình thái nông nghiệp du canh chỉ xảy ra ở những nơi đất dốc,
rừng núi có mật độ dân cư thưa thớt. Nếu mật độ dân cư càng thưa thì chu kỳ du canh
càng thưa và ngược lại thì chu kỳ sẽ rút ngắn hơn.
- Do tình trạng du canh như vậy nên người nông dân ít (hầu như không) quan tâm
tới việc phục hồi, trả lại dinh dưỡng cho đất và cũng không có biện pháp bảo vệ đất nên
thường làm cho đất bị thoái hóa, các khu rừng biến thành đồi trọc.
- Đầu tư trong hệ thống canh tác du canh thấp, chủ yếu là đầu tư trong giai đoạn
đầu (mua cây giống, con giống), còn đầu tư cho chăm sóc hầu như không có.
- Lao động trong hệ thống này thường là lao động giản đơn, chủ yếu là lao động
chân tay.
5.1.3. Những vấn đề của hệ thống
Duy trì độ phì đất
Suy giảm về hiệu quả chăn nuôi
Thiếu lao động vào lúc thời vụ và dư thừa lao động vào lúc nông nhàn
Rủi ro do hạn hán
5.1.4. Giải pháp cho hệ thống canh tác du canh
- Trồng rừng kinh tế
- Trồng cây công nghiệp
5.2. Hệ thống canh tác bỏ hóa
5.2.1. Khái niệm
Hệ thống canh tác bỏ hoá là một hệ thống có sự luân phiên giữa trồng trọt
và bỏ hoá trong đó hệ số sử dụng đất R = 33 - 66%, trung bình = 50%.
Đặc trưng của canh tác bỏ hoá là các hộ nông dân có mảnh vườn trồng lâu
dài, nhà ở hầu như định cư. Các nông hộ thường làm chủ đất đai còn trong hệ
thống canh tác du canh nông hộ thường không xác lập quyền đất đai của mình,
biên giới giữa các cánh đồng không rõ ràng.
74
Hầu hết nông dân trong hệ thống canh tác bỏ hoá dùng cuốc để canh tác.
Họ đã chú ý đến vấn đề bảo vệ đất nhằm duy trì và nâng cao năng suất. Họ cũng
canh tác trên một diện tích lớn hơn so với trồng trọt du canh trong cùng môi
trường. Cây trồng trong hệ thống bỏ hoá chủ yếu là cây công nghiệp, chiếm đến
1/2 diện tích trồng trọt.
Hệ thống bỏ hoá thay đổi theo điều kiện tự nhiên và xã hội nhưng nguyên
nhân cơ bản hình thành nên hệ thống bỏ hoá là do mở rộng diện tích cây công
nghiệp và tăng nhu cầu lương thực đã dần dần chuyển từ hệ thống canh tác du
canh sang hệ thống canh tác bỏ hoá. Người ta chưa chuyển sang hệ thống thâm
canh hơn vì thấy chưa cần thiết và chưa có lợi nhuận.
Khi trồng nhiều các cây công nghiệp và cây lương thực thì càng ít đất cho
bỏ hoá. Canh tác ở nơi xa tốn công vận chuyển do vậy tăng cường canh tác ở nơi
gần dẫn đến độ phì đất giảm để khắc phục tình trạng này đã hình thành phương
thức sản xuất phát triển các cây hàng hoá trên đất cao và thâm canh lúa ở vùng
đất thấp.
5.2.2. Đặc điểm chung của hệ thống canh tác bỏ hóa
* Sự phân bố cây trồng theo không gian:
Loại đất Loại hình sử dụng dất
Vùng lẫn đá Chăn thả trong mùa mưa
Đất cát Trồng ngô, cao lương …
Đất thịt nhẹ Lúa, ngô, bông…
Đất phù sa Lúa nước, ngô, bông…
Nguyên tắc để bố trí cây trồng theo không gian là:
- Điều kiện địa hình và tính chất đất đai,
- Yêu cầu sinh thái của cây trồng.
* Được thực hiện theo những phương thức trồng trọt nhất định.
- Trồng thuần: Trồng thuần là hình thức trồng trọt trên cùng một cánh đồng
trong cùng một thời gian chỉ trồng một loại cây.
- Trồng xen: là hình thức trồng trọt trên cùng một cánh đồng trong cùng
một thời gian trồng từ hai loại cây trở lên. Trồng xen là một dạng của trồng lẫn
trong đó cây trồng được trồng theo hàng theo hướng. Trồng xen sẽ giảm được rủi ro vì
nông dân có một số các mảnh đất được trồng ở các thời gian khác nhau. Trong hệ
thống bỏ hoá, trồng xen là một biện pháp truyền thống và thường có hiệu quả hơn
trong việc giảm rủi ro so với hệ thống canh tác du canh.
- Trồng theo thời kỳ/mùa vụ
Trồng trọt theo mùa vụ là một biện pháp mà một loại hay nhiều loại cây trồng
được trồng trên cùng một mảnh đất ở các thời gian khác nhau có thể kéo dài trong một
vài tháng để đảm bảo được sự phân bố lao động điều hoà hơn, giảm rủi ro và để đảm
bảo tốt hơn việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia đình.
- Trồng kết hợp: giữa cây hàng hoá và cây tự cung, tự cấp
75
- Luân canh
- Tổ chức bỏ hoá: + Bỏ hoá lâu dài (sử dụng như đồng cỏ)
+ Bỏ hoá dài (5-20 năm)
+ Bỏ hoá trung bình (2-5 năm)
+ Bỏ hoá ngắn (1-2 năm)
* Phương thức canh tác chủ yếu vẫn là khai thác đất: Trồng trọt có tiếp tục trên đất bỏ
hoá phụ thuộc vào:
- Độ phì của đất
- Khả năng tái tạo độ phì trong thời kì bỏ hoá
- Mức độ ổn định năng suất ở mức thấp
Các hình thức để khôi phục độ phì
 Di chuyển lều ở
 Di chuyển chuồng trại gia súc (systematic folding)
 Bỏ hoá thảm thực vật
 Bỏ hoá cỏ
 Bỏ hoá với việc trồng cây phân xanh
 Bón phân khoáng
* Chăn nuôi vẫn là ngành sản xuất thứ yếu. Mục đích của chăn nuôi là:
 Hỗ trợ cho khi mùa màng thất bát, ốm đau, hỗ trợ tuổi già.
 Khẳng định vai trò trong xã hội.
 Cung cấp thịt và sữa cho nông hộ
 Cung cấp sức kéo
 Cung cấp phân bón (có ở rất ít nông hộ)
5.2.3. Những vấn đề của hệ thống
- Duy trì độ phì đất
- Suy giảm về hiệu quả chăn nuôi
- Thiếu lao động vào lúc thời vụ và dư thừa lao động vào lúc nông nhàn
- Rủi ro do hạn hán
5.2.4. Hướng phát triển của hệ thống.
- Cải tiến hệ thống
 Cải tiến thời gian gieo trồng
 Cải tiến mật độ gieo trồng
 Chú trọng đến công tác trừ cỏ (chứ không phải mở rộng diện tích)
 Chọn giống mới phù hợp
 Cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng (trước hết là giao thông)
 Hỗ trợ giá và cước
 Xem xét vấn đề cơ giới hoá
 Chú trọng công tác thú y trong phát triển chăn nuôi
- Chuyển sang các loại hình canh tác thâm canh hơn
76
 Hệ thống canh tác bỏ hoá có điều chỉnh
 Chuyển sang canh tác ổn định
 Xây dựng các đồng cỏ nhân tạo.
5.3. Hệ thống canh tác cố định trên đất cao
5.3.1. Khái niệm
Hệ thống canh tác cố định (hay lâu dài) trên đất cao là một hệ thống nông
nghiệp với việc canh tác cố định và định cư lâu dài với hệ số sử dụng đất R>70%.
Trong nhiều năm gần đây, do sức ép gia tăng dân số, gia tăng nhu cầu mở rộng diện
tích đất sản xuất nên người dân vẫn phải khai thác và sản xuất trên diện tích đất dốc.
Tuy nhiên, với loại hình đất nhạy cảm này, việc canh tác không đúng k ỹ thu ật, không
quan tâm tới việc duy trì và cải thiện môi trường đất khiến cho nguồn tài nguyên này
lại tiếp tục rơi vào tình trạng thoái hoá.
Khác với hệ thống canh tác bỏ hoá, hệ thống canh tác này được đặc trưng bởi:
- Sự phân chia lâu dài diện tích đất nông nghiệp và đất đồng cỏ giữa các hộ gia
đình.
- Các cánh đồng được phân ranh giới một cách rõ ràng và
- Cây hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống.
Canh tác lâu dài trên đất cao là một hoạt động bổ trợ cho canh tác có tưới và
canh tác cây lâu năm, đặc biệt là canh tác lúa nước ở thung lũng.
Những nơi trồng cây ăn quả thường dẫn đến canh tác lâu dài và ở những nơi
thiếu đất gần với những khu vực cây lâu năm thân gỗ cũng dẫn đến canh tác lâu dài.
Mở rộng canh tác có tưới, đặc biệt là trồng lúa nước, sử dụng đất đã mang lại
hiệu quả lâu dài và cao ở khu vực khí hậu nhiệt đới vì ở đó đất có độ phì cao hơn và có
khả năng được tưới nước. Tập trung canh tác trên đất thấp là xu hướng tất yếu ở
những nơi có mật độ dân số cao. Nhưng canh tác có tưới yêu cầu đầu tư cao và phải
có nguồn nước, hơn nữa canh tác có tưới cần nhiều lao động do vậy thu nh ập c ủa
người lao động có thể là không cao. Vì vậy việc canh tác lâu dài trên đất cao trong
những nămgần đây được mở rộng rất nhanh..
5.3.2. Đặc điểm chung của hệ thống canh tác cố định
- Bố trí cây trồng theo không gian
Bố trí cây trồng theo các loại đất khác nhau trong phạm vi một dải đất. Nông
dân thích bố trí các mảnh đất của mình được bố trí trên toàn bộ dải đất thay vì ch ỉ có
một mảnh đất lớn ở một nơi.
Bố trí cây trồng theo đường đồng mức: Nếu coi nhà là trung tâm thì
những vị trí gần nhà trồng các cây có giá trị kinh tế cao và nh ững cây đáp ứng
nhu cầu hàng ngày, tiếp đến là các cánh đồng trồng cây l ương th ực, cây ăn qu ả,
đồng cỏ và cuối cùng là khu vực rừng trồng.
Thực hiện các nguyên lý trồng trọt khác nhau

77
Trồng lẫn, trồng gối: Vì đất được giao là ít, lao động thì dồi dào, trồng lẫn
và trồng gối nâng cao được năng suất, giữ ẩm, giảm rủi ro, tiết kiệm phân bón và
sức kéo.
Luân canh: ở những khu vực có mùa mưa ngắn và tách biệt chỉ trồng
được một vụ một năm. Ở vùng bán khô hạn có lượng mưa cao hơn thường có xu
hướng trồng những cây có thời gian sinh trởng dài hơn ví dụ trồng ngô.
Kết hợp trồng cây hàng năm và cây lâu năm và canh tác ở thung lũng.
Chăn nuôi được chú ý hơn nhiều so với HTCT bỏ hoá M ục đích c ủa ch ăn nuôi không
chỉ cung cấp sữa, thịt mà còn cung cấp sức kéo và phân bón. Vi ệc t ăng s ố l ượng gia
súc trong nông hộ là không quan trọng vì diện tích chăn thả là hạn chế và cũng do
canh tác lâu dài đi đôi với đất đai thuộc quyền sở hữu tư nhân.
Việc cung cấp thức ăn gia súc quyết định loại hình chăn nuôi nào là chủ yếu và
mở rộng chăn nuôi đến mức độ nào trong hệ thống canh tác lâu dài. Có
hai loại hình chăn nuôi cơ bản
5.3.3. Những vấn đề của hệ thống
Chăn nuôi trong hệ thống thâm canh còn hạn chế.
Để phát triển chăn nuôi ngoài yếu tố giống và dịch vụ thú y, yếu tố thức ăn đóng
vai trò rất quan trọng. Để đảm bảo có một hệ thống sản xuất thức ăn gia súc bền vững
cần 4 thành phần sau:
 Luân canh cây lương thực và cây làm thức ăn gia súc;
 Luân phiên cải tạo đồng cỏ chung;
 Các cây trồng làm thức ăn gia súc có khả năng chịu rét và
 Kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc.
Khi phát triển hệ thống cung cấp thức ăn gia súc cần nhiều nhân công nhất là
giai đoạn khi bắt đầu trồng cây thức ăn gia súc và phải sử dụng phân bón. Điều này
nhiều khi không phù hợp với phương thức trồng trọt hiện nay nên nông dân phải cân
nhắc khi quyết định phương án có hiệu quả nhất liên quan đến việc sử dụng lao động
vì:
+ Phân hoá học quá đắt đối với người nông dân
+ Việc vận chuyển phân gia súc đến các khu đất dốc là thực sự khó khăn. Do
vậy cần phải xem xét việc phát triển một hệ thống cung cấp thức ăn gia súc thực sự tiết
kiệm lao động
+ Để làm được điều này có thể cải thiện quản lý không gian các nguồn thức ăn,
luân phiên giữa rừng và bãi chăn thả trong cả năm. Vấn đề thức ăn gia súc có thể được
giảm nhẹ nếu gia súc nuôi nhốt trong chuồng và cải tạo đồng cỏ, trồng cỏ kết hợp với
cây lương thực, và cho ăn tại chỗ (luân phiên nơi chăn thả)- Duy trì độ phì đất còn
nhiều vấn đề nan giải.
Độ phì của đất thấp vì việc chuyển đổi từ hệ thống canh tác bỏ hoá sang canh
tác lâu dài xảy ra đã lâu. Canh tác truyền thống không đi cùng với bảo vệ đất sẽ làm
cho đất ngày càng bị suy thoái do rửa trôi và xói mòn.
78
Như vậy hệ thống canh tác lâu dài không có khả năng để hạn chế xói mòn mà
hệ thống canh tác du canh đã tạo ra trong nhiều năm.
5.3.4. Hướng phát triển của hệ thống
- Tiếp tục hướng dẫn, hổ trợ nông hộ trong chăn nuôi.
- Áp dụng các biện pháp canh tác bảo vệ đất nhằm cải tạo đất và nâng cao
độ phì cho đất. Các biện pháp canh tác có che phủ gốc, chống xói mòn; làm ruộng bậc
thang, tiểu bậc thang hoặc canh tác theo mô hình đường đồng mức.. Như mô hình
trồng cây ăn quả kết hợp cây lương thực ngắn ngày, cây thức ăn gia súc và cây cải tạo
đất; mô hình trồng cao su xen ngô, đậu đỗ, mô hình trồng cỏ chăn nuôi trong vườn cây
ăn quả, trong rừng mới trồng, mô hình cao su xen chè... Đặc biệt, nhiều loại thực vật
cải tạo đất như cây lạc lưu niên (lạc dại), đậu mèo, đậu kiếm hay các vật liệu che phủ
đất như cỏ guột tế, tàn dư cây trồng như thân ngô, lá mía, thân lá đậu đỗ... đã được
nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm với các mô hình canh tác trên đất dốc có che phủ
đất vừa giảm được độ xói mòn, tăng độ phì nhiêu của đất, đồng thời hạn chế cỏ dại và
tăng tác động của phân bón đối với cây trồng. Tuy nhiên, để các mô hình này được
đưa vào sản xuất, các địa phương cần có cơ chế khuyến khích nông dân ứng dụng các
biện pháp bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên đất dốc.
- Tiếp tục đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết đầu ra cho sản phẩm hàng
hóa.
5.4. Hệ thống canh tác cây lâu năm
5.4.1. Khái niệm
Hệ thống canh tác cây lâu năm là một dạng sử dụng đất trong đó cây thân gỗ và
cây bụi được trồng trong vòng vài thập kỉ.
Các cây trồng như mía, dứa, cây lấy sợi thường được trồng trong vòng một vài
năm nhưng không dài bằng cây bụi hoặc cây thân gỗ, trên quan điểm quản lí trang trại
chúng được coi như là những cây nông nghiệp.
So với canh tác cây hàng năm
- Cây lâu năm tạo ra một cuộc sống ổn định và tạo cơ hội để đầu tư như nhà, xe
cộ, hệ thống tưới…ở những nơi cây lâu năm được trồng người ta thường có xu hướng
xác lập quyền sở hữu đất đai.
- Hầu hết cây lâu năm thường cho giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.
Điều này khuyến khích việc sử dụng phân bón và do vậy bảo vệ được độ phì đất.
+ Vì có hiệu quả kinh tế cao cho nên một số cây lâu năm th ực s ự mang l ại
hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng đất.
+ Hầu hết các cây lâu năm tạo ra các sản phẩm có giá tr ị cho nông h ộ, nh ững
sản phẩm này có thể dùng để chăn nuôi cũng có thể bán ra ở chợ địa ph ương, c ủi đun,
vật liệu cho xây dựng.
- Việc trồng các cây lâu năm tạo cơ hội tốt để bảo vệ độ phì của đất vì mức
độ canh tác thường là ít hơn so với các cây hàng năm, Các cây lâu năm còn tạo ra độ
che bóng cho một số cây trồng ví dụ như cho các cây họ đậu.
79
- Một số cây thân gỗ và cây bụi có tác dụng đến đất giống như tác dụng của cây
rừng, hơn thế nữa việc trồng các cây lâu năm còn khuyến khích việc xây
dựng các ruộng bậc thang, kiểm soát nước và các biện pháp bảo vệ đất khác
+ Việc trồng các cây lâu năm còn tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi trong việc
quản lí trang trại khi trồng độc canh mà không làm suy giảm độ phì đất. Việc trồng
thuần các cây cao su, cọ dầu hoặc chè có thể được coi như loại hình sử dụng bảo vệ
đất.
+ Đối với một số cây lâu năm có thể trồng trên đất mà không sử dụng được cho
cây hàng năm, Ví dụ như đất dốc có thể trồng chuối, chè, cao su hoặc trên đất có đá có
thể trồng chè, cao su, đất khô hạn có thể trồng các cây lấy sợi như sisal, đất mặn có thể
trồng cói.
Sản phẩm của các cây lâu năm có thể vật chuyển, cất giữ và có giá trị cao
trên một đơn vị trọng lượng, thúc đẩy việc chuyển đổi từ sản xuất tự cung, tự
cấp sang sản xuất các cây hàng hoá.
- Các cây lâu năm ít biến động về năng suất so với canh tác cây hàng năm
trong điều kiện canh tác tương tự. Sự ổn định về năng suất của các cây lâu năm là yếu
tố quan trọng đối với các hộ nông dân sản xuất nhỏ nhất trong điều kiện canh tác nhờ
nước trời năng suất không ổn định.
5.4.2. Đặc điểm chung của hệ thống canh tác cây lâu năm
- Yêu cầu lao động cao nhưng lại có thu nhập tương đối cao. Yêu cầu lao động
đối với cây lâu năm trải dài suốt cả năm. Nhưng hầu hết các biện pháp canh tác cây lâu
năm linh động hơn so với canh tác cây hàng năm. Các cây lâu n ăm quan tr ọng nh ư cà
phê, chè, cao su đều cần rất nhiều lao động. Do vậy chúng phù hợp với các nước
đang phát triển vì các nước này giá lao động thấp.
- Việc trồng xen các cây họ đậu và cây lương thực trong thời gian đầu có
tác dụng trong việc tăng thu nhập và cung cấp lương thực cho nông hộ cũng như tăng
độ che phủ mặt đất góp phần bảo vệ đất.
- Các cây lâu năm tạo cơ hội để mở rộng đầu tư thâm canh, c ải tiến ph ương
pháp canh tác. Sản xuất cây lâu năm làm gia tăng s ự phân tầng xã h ội, có l ẽ, h ơn b ất
cứ cây hàng hoá nào khác.
Một số nguyên tắc quản lý cây lâu năm:
- Trồng trọt nhiều tầng.
- Độc canh, trồng xen và kết hợp với chăn thả. Dưới góc độ quản lí trang trại,
độc canh nghĩa là chỉ có một loại cây được trồng trong nông h ộ. Đứng v ề khía c ạnh
nông học, độc canh là trên một cánh đồng vụ sau trồng cây tr ồng gi ống nh ư cây tr ồng
vụ trước. Cả hai loại độc canh này là tương tự nhau, nhưng trong nhiều tr ường hợp l ại
không giống nhau.Các trang trại lớn có xu hướng trồng thu ần và tr ồng độc canh trong
khi các nông hộ nhỏ lại thích trồng xen canh bởi vì nó giúp cho h ọ có thu nh ập cao
hơn trong thời gian ngắn.Các hình thức trồng xen:

80
+ Cây lâu năm với cây che phủ. Các cây họ đậu thân bò thường được sử dụng
để trồng xen vì chúng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ đất và kiểm soát cỏ dại.
+ Các cây thân gỗ với các cây che bóng, thường được trồng xen vào giai đoạn
đầu. Ví dụ chuối trồng xen để che bóng cho ca cao.
+ Trồng xen các cây lâu năm có kích cỡ khác nhau.
+ Trồng xen các cây hàng năm với các cây lâu năm.
+ Kết hợp trồng cây lâu năm với việc chăn thả.
5.4.3. Những vấn đề của hệ thống
Những trở ngại khi phát triển cây lâu năm
- Yêu cầu đầu tư ban đầu cao.
- Nhiều cây lâu năm sau khi thu hoạch một thời gian ngắn cần thiết phải chế biến.
- Phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa người sản xuất và nhà máy chế biến.
- Những nông hộ sản xuất các cây lâu năm xuất khẩu có những cơ sở vật chất giá
trị cao như hệ thống tuới, thường phải tiến hành sản xuất một loại nông sản trong thời
gian dài.
- Yêu cầu kỹ năng lao động cao hơn, ảnh hưởng của biện pháp canh tác không
phải chỉ trong một vụ như cây hàng năm mà nhiều năm.
Ngoài ra, hệ thống này còn tồn tại những vấn đề sau:
- Cây lâu năm yêu cầu lao động tương đối cao và ít yêu cầu cơ giới hoá điều này
cho thấy rằng cây lâu năm được các nông hộ sản xuất nhỏ trồng có hiệu quả kinh tế cao
hơn ở các trang trại lớn ở đó chi phí lao động cao hơn.
- Việc sản xuất cây lâu năm đối với các hộ nông dân sản xuất nhỏ gặp nhiều khó
khăn vì:
+ Thiếu lao động và tiền để mua sắm các trang thiết bị cho việc sản xuất cây
giống.
+ Trồng nhiều loại cây lâu năm trên cùng một mảnh đất khó cho việc thâm canh
và đầu tư tiến bộ kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị trường.
- Đối với các hộ nông dân sản xuất lớn/trang trại:
+ Gặp rủi ro cao vì chỉ trồng một hoặc vài loại cây và phải vay vốn ngân hàng.
+ Phụ thuộc vào nguồn lao động bên ngoài.
- Cạnh tranh sản xuất cây lâu năm giữa hộ gia đình sản xuất nhỏ và trang trại.
+ Mức độ tiếp nhận thay đổi khoa học kỹ thuật của hộ nông dân sản xuất nhỏ
chậm hơn.
+ Các hộ nông dân sản xuất nhỏ thường xa nơi chế biến do vậy chịu chi phí vận
chuyển cao.
+Đối với những sản phẩm dễ bị hư hỏng các hộ nông dân sản xuất nhỏ thường
không có điều kiện để bảo quản và chế biến.
5.4.4. Hướng phát triển của hệ thống
- Đổi mới kỹ thuật.

81
Sử dụng những vật liệu nhân giống tốt hơn, chọn những giống năng su ất cao,
chất lượng tốt. Phương pháp nhân giống rẻ và được áp dụng trên phạm vi lớn.
Trồng và chăm sóc cây con ở giai đoạn đầu có hiệu qu ả cao, cây sinh tr ưởng
nhanh và chóng ra hoa kết quả. Áp dụng các biện pháp canh tác ti ến b ộ nh ư kho ảng
cách, che phủ, chắn gió, cắt tỉa…
Áp dụng các biện pháp quản lí và bảo vệ đất tốt, che phủ, trừ cỏ, bón phân để
duy trì độ phì của đất và giữ năng uất ổn định.
Kiểm soát dịch hại.
Cải tiến các phương pháp thu hái như phương pháp hút mủ cao su hiện đại, s ử
dụng các chất sinh trưởng tổng hợp để cây dứa ra quả sớm và đồng loạt
- Từ trồng lẫn sang trồng thuần và trồng xen
- Bố trí sử dụng đất theo không gian hợp lí hơn
- Từ sản xuất một cây hàng hoá sang sản xuất thương mại đa dạng hoá
- Nâng cao tầm quan trọng của cây lâu năm làm lương thực, cây ăn quả và cỏ khô
* Xu hướng phát triển các cây lâu năm
Việc trồng trọt các cây công nghiệp tiếp tục tăng ở mức độ trung bình cho
đến năm 2030 ước lượng vào khoảng 3.4% năm đối với cây cọ dầu, 2.8% đối v ới cây
cao su, 3.4% đối với dừa, 1.8% đối với cà phê và 3.8% đối với chè.
Đối với các nông hộ nhỏ, vấn đề chủ yếu là sản lượng và tạo thu nhập. Nh ững
vấn đề đối với nông hộ nhỏ là: năng suất thấp, thiếu việc làm thay thế, thiếu kĩ năng và
áp dụng khoa học công nghệ, trồng trọt, chế biến sản phẩm ban đầu và c ơ ch ế th ị
trường.
Giá sản phẩm cây công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thị trường qu ốc t ế.
Chính phủ đang cố gắng xây dựng các hợp tác xã để các nông h ộ nh ỏ tham gia
vào các xí nghiệp công nông nghiệp nhng còn rất nhiều khó kh ăn do nông dân
không nhận được thuận lợi nào từ hoạt động của các tổ chức này
Mối liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông c ủa nhà n ước
trong việc phổ biến khoa học công nghệ cũng không đầy đủ. Có rất ít thông tin
được chuyển giao cho các hộ nông dân sản xuất
* Chiến lược phát triển các cây lâu năm
- Trồng xen để có thu nhập từ thời kì đầu và giảm rủi ro.
- Đẩy mạnh chế biến ngay tại địa phương bao gồm cả sản phẩm và gỗ để nâng cao
giá trị sản phẩm và thu nhập.
- Nông hộ cũng nên giành một diện tích nhỏ để trồng các cây lương thực thực phẩm
và nuôi các tiểu gia súc như ngỗng và sử dụng các sản phẩm dư thừa và cỏ xung quanh
đồn điền.
- Thành lập các hợp tác xã, các hiệp hội theo phương pháp dần dần để tránh sự đổ
vỡ và trùng lặp chức năng và nhiệm vụ.
5.5. Hệ thống canh tác lúa
5.5.1. Xu hướng và những vấn đề của hệ thống canh tác lúa

82
Tốc độ tăng trưởng của hệ thống canh tác lúa trong những thời gian tới có xu
hướng giảm xuống do hạn chế mở rộng diện tích trồng trọt. Sản xuất lúa có thể giảm ở
một số khu vực vì những hoạt động khác mang lại lợi nhuận cao hơn và trở nên phổ
biến hơn.
Vấn đề cụ thể của hệ thống canh tác lúa là phải có những tiến bộ đáng kể trong
việc giảm đói nghèo bao gồm: ruộng đất manh mún, sử dụng phân bón mất cân đối,
hiệu quả sử dụng nguồn nước thấp, chất lượng hạt giống thấp, quản lí sau thu hoạch
kém, trang trại ít đa dạng hoá và không có chế biến sản phẩm tại địa phương.
Sự gia tăng manh mún đất đai là kết quả của dân số nông nghiệp gia tăng và
không có chế độ gia trưởng trong việc thống nhất tính toàn vẹn trong nông hộ. Qui mô
trang trại hiện nay là không kinh tế và thậm chí rất khó khăn cho việc tiếp nhận khoa
học kĩ thuật. Do vậy những cư dân nông nghiệp phải rời bỏ hệ thống canh tác lúa
dường như xảy ra trên một phạm vi lớn.
Việc chấp nhận các biện pháp thâm canh lúa dựa trên việc sử dụng nhiều phân
bón vô cơ và thuốc trừ sâu bệnh đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất và
nguồn nước.
Xu hướng từ trước đến nay trong hệ thống canh tác lúa là gieo trồng độc canh
trong những khu vực đất thấp. Trong những thời gian gần đây xu hướng này đã có
những sự thay đổi, sản xuất thường đa dạng hơn ngoài lúa còn có những cây trồng
khác như rau, gia súc nhỏ, cá tạo điều kiện cho việc tăng thu nhập và cải thiện điều
kiện dinh dưỡng trong nông hộ.
Cơ hội để gia tăng chăn nuôi tiểu gia súc cần phải gắn chặt với khả năng cung
cấp thức ăn và tình hình thị trường. Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp có ý nghĩa
quan trọng đối với nông hộ trong nhiều khu vực.
5.5.2. Những ưu tiên đối với hệ thống canh tác lúa
Ưu tiên chiến lược trọng tâm để cải tiến hệ thống canh tác lúa là:
(i) Đa dạng hoá xí nghiệp nông nghiệp;
(ii) Đẩy mạnh liên kết với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp để thúc đẩy
thu nhập phi nông nghiệp;
(iii) Cải tiến quản lí nguồn tài nguyên,
(iv) Dồn điền đổi thửa,
(v) Chú ý đến các biện pháp bảo vệ độ phì và kiểm soát dịch hại.
- Chú ý phát triển chăn nuôi: chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm, nuôi trồng thuỷ
sản, thúc đẩy dịch vụ thú y, thức ăn. Các hệ thống canh tác như lúa - cá, lúa - tôm,
nuôi cua trên cơ sở xem xét phù hợp với điều kiện địa phương
- Công nghệ sau thu hoạch, chế biến giảm bớt việc mất mát sau thu hoạch.
- Thúc đẩy cơ chế tài chính để thúc đẩy sử dụng tài nguyên địa phương và dần
dần mở rộng dịch vụ tài chính là cực kì quan trọng.
- Cải tiến việc quản lý tài nguyên thiên nhiên thông qua việc tích luỹ ruộng đất.
Những biện pháp liên quan đến chính sách này là: (i) giao quyền sử dụng ruộng đất,
83
(ii) phát triển thị trường đất đai; (iii) thuê đất, chuyển nhượng và chế chấp; (iv)xây
dựng ngân hàng đất.
- Nâng cao kỹ năng cho người nông dân, cung cấp thông tin.
5.6. Hệ thống canh tác lúa - cá
5.6.1. Khái niệm
Hệ thống kết hợp giữa việc sản xuất lúa và nuôi cá. Hệ thống này có thể hiểu
nghĩa rộng, việc nuôi cá có thể là các hình thức nuôi trồng thuỷ sản khác như tôm.
Hệ thống canh tác lúa cá phát triển khắp các vùng trong cả nước. Mô hình này
thường thấy nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
Mô hình luân canh lúa – tôm là mô hình có tính đặc thù của những vùng nhiễm
mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nét đặc thù của mô hình này là tôm được
thả nuôi trong mùa khô theo phương thức quảng canh cải tiến (khi nguồn nước trên
sông bị nhiễm mặn) và lúa được tiến hành canh tác trong mùa mưa (nước ngọt).
5.6.2. Đặc điểm chung của hệ thống
Tăng thu nhập (giá trị của cá cao hơn lúa, bờ nuôi thả cá có thể trồng các cây
màu/cây ăn quả). Giúp cho việc phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả (cá như là 1 thành
phần của hệ sinh thái đồng ruộng).
- Trong quá trình đấu tranh sinh tồn, cá nuôi trong ruộng lúa có th ể ăn các lo ại
côn trùng, các loại nhện và nhiều loại thức ăn khác không phân biệt loài có l ợi hay
không trong ruộng lúa.
- Trong điều kiện bình thường vai trò của côn trùng thiên địch có ý ngh ĩa l ớn
hơn đối với sự đóng góp của cá trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên trong điều
kiện một số rầy nâu gia tăng mạnh mất cân bằng với thiên địch, vai trò của cá có th ể
phát huy hơn.
5.6.3. Những vấn đề của hệ thống
- Các hoá chất sử dụng trong thâm canh lúa hầu hết gây độc cho cá và các loại thủy
sản.
- Chất lượng giống không đảm bảo là một trong những nguyên nhân dẫn đến
phát sinh dịch bệnh gây tổn thất cho người nuôi.
- Thiếu vốn. Đầu tư cho nuôi trồng thủy sản chi phí cao.
- Thức ăn
- Vệ sinh môi trường. Hệ thống kênh mương cho việc nuôi trồng thủy sản chưa hoàn
chỉnh, nên dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi và dễ phát sinh dịch bệnh, gây tổn thất cho
người nuôi.
- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, thủy sản chưa hoàn chỉnh. Do người dân sản
xuất còn mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào lợi thế về đất đai và n ăng l ực s ản xuất.
Nhưng họ không biết rằng đào ao nuôi tôm không theo quy ho ạch s ẽ phá v ỡ h ệ sinh
thái tự nhiên của vùng, dẫn đến những mẫu ruộng canh tác lúa xung quanh c ủa các h ộ
không có điều kiện nuôi tôm do thiếu vốn và kỹ thuật b ị thất mùa, khi ến cho đất đang

84
trồng lúa cho năng suất cao bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, trở thành hoang hoá và gây
khó khăn cho canh tác lúa.
5.6.4. Hướng phát triển của hệ thống
Mô hình luân canh lúa - tôm là mô hình triển vọng cao, phù h ợp với chính
sách chuyển dịch cây trồng vật nuôi, nhưng tính bền vững của mô hình ch ưa cao. Để
nâng cao tính bền vững của mô hình lúa – tôm c ần có m ột chiến lược phát triển trại
giống chất lượng cao gần địa bàn nhằm đáp ứng được nhu cầu tôm giống và tập
huấn chuyển giao qui trình kỹ thuật cho người nuôi. Ngoài ra cần nghiên cứu cải
thiện phương pháp chuẩn bị ruộng tôm và giải quyết đầu ra nhằm đảm bảo thu nhập ổn
định cho người dân.
Quy hoạch lại vùng luân canh lúa - tôm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả. Đông
thời phải công khai quy hoạch để người dân biết và chỉ khuyến khích sản xuất lúa -
tôm ở những nơi đã được quy hoạch và đủ điều kiện rửa xả mặn sau khi nuôi tôm để
gieo cấy lúa.
Giải pháp về hệ thống thủy lợi trước hết là tận dụng và cải tạo hệ thống thủy
nông hiện có cho mục đích nuôi tôm. Bảo vệ và sử dụng các đập ngăn mặn đã có và
xây dựng các đập mới cho các khu vực nằm sâu trong đất liền đã được quy hoạch để
trồng lúa.
5.7. Hệ thống canh tác VAC
5.7.1. Khái niệm
Là hệ thống nông nghiệp với sự kết hợp của ba thành phần chính của hệ thống
là Vườn, Ao và Chuồng nhằm tận dụng tác dụng tương hỗ của mỗi thành phần để tăng
thu nhập đồng thời giảm chi phí đầu vào.
Trong vườn kết hợp trồng nhiều loại cây theo nhiều tầng để tăng chất dinh
dưỡng cho đất. Góc vườn trồng rau, đậu đỗ một số cây gia vị, cây làm thuốc... quanh
vườn trồng cây lấy gỗ, mây, dâu, tằm...
Cạnh vườn là ao. Trong ao nuôi cá, thường kết hợp nhiều giống cá để tận dụng
thức ăn. Quanh bờ ao trồng khoai nước; một phần mặt ao thả bèo dựng làm thức ăn
cho lơn. Trên mặt ao có giàn bầu bí, giàn mướp.
Gần ao là chuồng nuôi gia súc, gia cầm, thường là lợn, gà, vịt.
Vườn- Ao- Chuồng có mối quan hệ qua lại. Một phần sản phẩm trong vườn là
quanh ao, bèo thu trên mặt ao dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và nuôi cá. Ao cung cấp
nước tưới cho vườn và bùn bón cây. Một phần cá thải loại có th ể dùng làm th ức ăn b ổ
sung cho gia súc. Ngược lại, phân chuồng dùng bón cây trong v ườn, n ước phân làm
thức ăn cho cá. VAC là thành phần quan trọng trong kinh tế gia đình ở nông thôn.
Trong gia đình nông dân, đồng ruộng cung cấp lương thực, còn VAC cung c ấp đại b ộ
phận thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày và một phần thu nhập từ VAC chiếm trung bình
50- 70% tổng thu nhập của gia đình. Ở mièn núi tỷ lệ này có thể chiếm 80- 90%.
Gần đây, với quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình và phong
trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, VAC không còn bó hẹp trong khu đất
85
quanh nhà mà đã mở rộng ra trên phạm vi hàng chục, hàng trăm hecta, hình thành nên
những trang trại với những vườn đồi, vườn rừng, đập nước, ao hồ lớn, những khu chăn
nuôi có đủ 3 thành phần, hoặc chỉ có VA, VC, AC hoặc 4 thành phần VACR...
5.7.2. Đặc điểm của hệ thống VAC
VAC cung cấp ngay tại chỗ một nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú, góp
phần cải thiện bữa ăn, cải thiện dưỡng chất và đảm bảo an toàn l ương th ực ở các h ộ
gia đình. VAC làm tăng thu nhập của gia đình, cải thiện đời sống của đông đảo nhân
dân và góp phần đáng kể vào phong trào xoá đói giảm nghèo.
VAC góp phần làm đẩy mạnh thâm canh và đa dạng hoá nông nghiệp, thực hiền
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở nông thôn, ở vùng đồng bằng, nhờ VAC mà ti ềm
năng to lớn được khai thác hợp lý hơn, sản xuất đa dạng, phong phú h ơn, đem l ại thu
nhập tăng gấp nhiều lần trước đây, ở vùng ven biển, nhờ làm VAC đã tạo ra m ột ch ỗ
dựa vững chắc cho các gia đình tiến lên cái tạo, khai thác nh ững vùng đất cát, th ực
hiện định canh, định cư, tổ chức trang trại trù phú, hình thành những vùng nông thông
giàu đẹp.
Kỹ thuật áp dụng trong VAC là kỹ thuật thâm canh sinh h ọc cao. Trong
vườn trồng cây theo nhiều tầng, trồng xen, trồng gối cho cây leo lên giàn, d ưới ao nuôi
nhiều loại cá theo các tầng nước khác nhau; sử dụng một cách h ợp lý nh ất n ăng l ượng
Mặt Trời, thông qua quang hợp được tái tạo dưới dạng năng lượng chứa trong s ản
phẩm thực vật làm thức ăn cho người và gia súc, củi đun và nguyên liệu cho ti ểu th ủ
công nghiệp các chất thải được đưa vào những chu trình sản xu ất m ới và c ũng được
biến thành những sản phẩm hữu ích, với vốn đầu tư không nhi ều nh ưng hiệu qu ả kinh
tế lại cao.
Hệ thống VAC rất gần gũi và là nên tảng với nền nông nghiệp b ền v ững.
Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp về mặt kinh tế đảm bảo được hiệu qu ả
lâu bền, về mặt xã hội, không làm phân hoá giàu nghèo, không bần cùng hoá một b ộ
phận lớn nông dân gây ra những tệ nạn xã hội, huy động được nhiều nguồn lao động
và phát huy được những nét đẹp truyền thống của cộng đồng nông thôn; về tài nguyên
môi trường là bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của nông thôn, hạn
chế những tác động xấu đến môi trường. Đứng trên phương diện này mà xét thì hệ
thống VAC có khả năng đáp ứng được yêu cầu của một nền nôngnghiệp sạch và bền
vững.
- VAC góp phần bảo vệ, cải tạo môi trường, tạo cảnh quan thanh bình, tươi đẹp, là
nơi giải trí lành mạnh, nơi nghỉ dưỡng tuổi già, nơi diễn ra các hoạt động văn hoá du lịch.
Tóm lại, VAC là một hệ sản xuất bảo vệ môi trường và phát triển nền
nông nghiệp bền vững
Việc phát triển kinh tế kết hợp với BVMT trở thành một tiêu chuẩn có tính nguyên
tắc trong mọi  hoạt động kinh tế hiện nay. Về phương diện này, kinh tế VAC đã và đang
giữ một vai trò quan trọng bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tuân thủ các quy luật vốn có

86
của tự nhiên, tránh những can thiệp có tính thô bạo của kỹ thuật vào các quy luật này.
Điều này được thể hiện:
- VAC là một hệ sản xuất không có phế thải với chu trình tái sinh nhanh.
Các phế thải sinh hoạt gia đình của chăn nuôi dùng để bón cây ở vườn, nuôi cá ở ao cá
của ao dùng cho người và gia súc.
- Tận dụng triệt để các đặc điểm của đất đai để sản xuất c ủa cải v ật ch ất.
Đất vùng cao thiếu nước trồng cây chịu hạn, tạo vườn cây lấy g ỗ và che ph ủ đất gi ữ
nước, chống xói mòn. Ở những vùng đất bằng trồng cây ăn quả, cây công nghi ệp;
vùng đất thấp, trũng thì cải tạo thành ao nuôi các loại thủy sản.
- Hệ thống VAC do trồng xen, trồng gối, tính đa dạng sinh học cao, cân b ằng
sinh thái tự nhiên được đảm bảo, ít xuất hiện sâu hại phá hoại mùa màng, không t ốn
kém chi phí trừ bệnh hại, vừa kinh tế, vừa không gây ô nhiễm môi trường.
Các mô hình VAC đều tập trung vào việc sử dụng và bảo vệ các ngu ồn tài
nguyên tái tạo gắn liền với cuộc sống. Đó là tài nguyên r ừng, tài nguyên đất, tài
nguyên nước và tài nguyên đa dạng sinh học. Các loại tài nguyên này đã được s ử dụng
hợp lý và hiệu quả nhất, cải thiện đáng kể điều kiện sinh thái và môi trường.
5.7.3. Những vấn đề của hệ thống
- Phần lớn các mô hình VAC đều tự phát do dân tự làm nên chưa có quy hoạch
tổng thể, gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng.
- Các mô hình VAC chủ yếu mới là chú trọng phát triển sản xuất trước mắt, nhỏ
lẻ, chưa quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội. Đặc biệt
tính thị trường sản xuất hàng hóa tập trung để xuất khẩu còn rất hạn chế.
- Chưa có những biện pháp phù hợp, các cơ chế chính sách và sự phối hợp liên
ngành của các cấp trung ương và địa phương để nhân rộng các mô hình VAC, đặc biệt
việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân còn nhiều khó khắn.
5.7.7. Hướng phát triển của hệ thống
Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế VAC còn rất lớn, quỹ đất trồng trọt, các
vườn tạp vẫn còn nhiều, và để chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác nhau cần
nhiều vốn, nhưng trên thực tế, vốn cho vay để phát triển kinh tế VAC còn rất hạn chế.
Do đó, cần xây dựng một hệ thống tín dụng có kiểm soát, tạo ra kênh tín dụng thuận
lợi cho nông dân phát triển kinh tế VAC. Cần tổ chức chuyển giao kỹ thuật và kiểm
soát việc sử dụng vốn và thanh toán với ngân hàng.
Đưa việc phát triển kinh tế VAC thành một nội dung trong chủ trương xây dựng
nông thôn mới. Việc phát triển kinh tế VAC là một nội dung có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong phát triển nông thôn toàn diện. Do đó, cần có sự hậu thuẫn và ủng hộ cua
các cấp có thẩm quyền để đưa sự phát triển kinh tế VAC thành chiến lược xây dựng
nông thôn mới.
Cần có những biện pháp tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin
đại chúng và thực hiện tốt liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà

87
kinh doanh để đảm bảo đầu ra ổn định, tạo điều kiện để nông dân an tâm sản xuất và
cải thiện điều kiện sản xuất.

88

You might also like