You are on page 1of 71

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ

NGHIÊN CỨU, MÔ PHỎNG HỆ THỐNG GẠT MƯA TỰ


ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA CAMRY

GVHD: TS.Phạm Minh Hiếu


Lớp: 20221AT6024008
Sinh viên thực hiện: Triệu Minh Vũ
Mã số sinh viên: 2019601984
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................. 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................................... 4

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................. 6


MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................... 10

1.1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................10


1.2. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................................. 10
1.2.1. Ưu điểm của hệ thống gạt mưa tự động .............................................................. 11
1.2.2. Nhược điểm của hệ thống gạt mưa tự động ........................................................12
1.2.3. Khảo sát về giá thành sản xuất của một số loại hệ thống gạt mưa trên một số
dòng xe .......................................................................................................................... 12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 12

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GẠT MƯA RỬA KÍNH
TRÊN XE TOYOTA CAMRY ................................................................................................ 13

2.1. Tổng quan về hệ thống gạt nước trên ô tô. ............................................................. 13


2.1.1. Đôi nét về chiếc gạt nước đầu tiên trên xe hơi ....................................................13
2.1.2. Nhiệm vụ, phân loại và yêu cầu của hệ thống gạt nước ......................................14
2.2. Cấu tạo của hệ thống gạt nước ...............................................................................15
2.2.1. Cấu tạo chung ......................................................................................................15
2.2.2. Cần gạt nước/thanh gạt nước ...............................................................................17
2.2.3. Công tắc gạt nước và Relay điều khiển gạt nước gián đoạn ............................... 19
2.2.4. Motor gạt nước ....................................................................................................21
2.2.5. Motor rửa kính .....................................................................................................23
2.3. Nguyên lý hoạt động hệ thống gạt mưa rửa kính trên xe Toyota Camry ...............25
2.3.1. Khi công tắc gạt nước ở vị trí LOW/MIST .........................................................25
2.3.2. Khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH ...................................................................26
2.3.3. Khi tắt công tắt gạt nước OFF .............................................................................28
2.3.4. Khi bật công tắt gạt nước đến vị trí INT ............................................................. 29

1
2.3.5. Nguyên lý hoạt động khi bật công tắt rửa kính ON ............................................31
2.4. Một số kiểu gạt nước rửa kính ................................................................................32
2.4.1. Hệ thống gạt nước dải rộng .................................................................................32
2.4.2. Gạt nước theo tốc độ xe .......................................................................................33
2.4.3. Rửa kính kết hợp với gạt nước có chức năng ngăn đọng nước trên kính............34
2.4.4. Gạt nước tự động khi trời mưa ............................................................................34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 36
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG GẠT MƯA TỰ ĐỘNG ................................ 37

3.1. Nghiên cứu về cảm biến mưa .................................................................................37


3.1.1. Lý thuyết về cảm biến mưa. ................................................................................37
3.1.2. Mô đun cảm biến mưa .........................................................................................41
3.2. Sơ đồ khối hệ thống ................................................................................................ 42
3.3. Xây dựng lưu đồ thuật toán. ...................................................................................43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 45
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG .............................................................. 46

4.1. Giới thiệu về công cụ mô phỏng ............................................................................46


4.1.1. Phần mềm Proteus ............................................................................................... 46
4.1.2. Phần mềm lập trình Arduino IDE ........................................................................49
4.2. Các linh kiện cần dùng để mô phỏng hệ thống cảm biến siêu âm .........................50
4.2.1. Arduino Atemega328P ........................................................................................50
4.2.2. Khối hiển thị LCD: .............................................................................................. 54
4.2.3. Khối mô đun cảm biến mưa ................................................................................55
4.2.4. Motor gạt mưa .....................................................................................................56
4.3. Kết quả và nguyên lí hoạt động của hệ thống trên mạch mô phỏng Proteus. ........57
4.3.1. Sơ đồ mạch mô phỏng. ........................................................................................57
3.2.2 Kết quả mô phỏng ................................................................................................ 57
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 61

PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 62


2
CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG ARDUINO .......................................................................... 62

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SẢN PHẦM MÔ PHỎNG ........................................................... 65


SLIDE BÁO CÁO .................................................................................................................... 68

BẢN VẼ KĨ THUẬT ................................................................................................................ 69

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2-1 Bà Mary Anderson (1866-1953) ...................................................................13
Hình 2-2 Cấu tạo chung của hệ thống gạt nước ........................................................... 16
Hình 2-3 Cấu tạo chung của hệ thống gạt nước ........................................................... 16
Hình 2-4 Cấu tạo cần gạt nước .....................................................................................17
Hình 2-5 Gạt nước che một nửa và che hoàn toàn .......................................................18
Hình 2-6: Một số cách bố trí của lưỡi gạt.....................................................................19
Hình 2-7 Công tắc gạt nước.......................................................................................... 20
Hình 2-8: Công tắc rửa kính .........................................................................................21
Hình 2-9 Cấu tạo motor gạt nước và cấu tạo cuộn dây của motor [2] .........................22
Hình 2-10 Hoạt động của công tắc dạng cam .............................................................. 23
Hình 2-11 Hoạt động kết hợp rửa nước và gạt kính .....................................................24
Hình 2-12 Sơ đồ hoạt động gạt nước ở chế độ LOW/MIST ........................................26
Hình 2-13 Sơ đồ hoạt động gạt nước ở chế độ HIGH ..................................................27
Hình 2-14 Sơ đồ hoạt động gạt nước ở chế độ OFF ....................................................28
Hình 2-15 Hoạt động của hệ thống gạt nước khi ở chế độ INT khi transistor Tr bật ON
.......................................................................................................................................29
Hình 2-16 Hoạt động của hệ thống gạt nước khi ở chế độ INT khi transistor Tr bật
OFF ................................................................................................................................ 30
Hình 2-17 Sơ đồ hoạt động rửa kính ở chế độ ON.......................................................31
Hình 2-18 Hệ thống gạt nước dải rộng .........................................................................32
Hình 2-19 Gạt nước theo tốc độ xe ..............................................................................33
Hình 2-20 Rửa kính kết hợp gạt nước có chức năng ngăn đọng nước .........................34
Hình 2-21 Gạt nước tự động khi trời mưa ....................................................................35
Hình 3-1 Mô tả nguyên lý cảm biến mưa phản xạ .......................................................39
Hình 3-2 Mô tả nguyên lý cảm biến sóng quang học ...................................................39
Hình 3-3 Nguyên lý chung của cảm biến .....................................................................40
Hình 3-4: Sơ đồ khối của hệ thống. ..............................................................................42
Hình 4-1: Phần mềm Proteus 8 Professional ................................................................ 46
4
Hình 4-2: Giao diện phần mềm Proteus .......................................................................47
Hình 4-3: Mạch điều khiển tốc độ động cơ DC dùng Mosfet ......................................48
Hình 4-4: Mô phỏng mạch hiển thị độ ẩm và nhiệt độ.................................................48
Hình 4-5: Vẽ mạch in bằng Proteus .............................................................................49
Hình 4-6: Arduino IDE .................................................................................................49
Hình 4-7: Giao diện làm việc của Arduino IDE ........................................................... 50
Hình 4-8: Sơ đồ khối cấu trúc bên trong VĐK Atemega 328P. ...................................51
Hình 4-9: Tên gọi các chân VĐK Atemega328P .........................................................52
Hình 4-10 Mô đun cảm biến mưa.................................................................................56
Hình 4-11 Motor gạt mưa. ............................................................................................ 56
Hình 4-12:Sơ đồ mạch mô phỏng.................................................................................57

5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1: Bảng so sánh giá một số loại cảnh báo va chạm .........................................12
Bảng 4-1:Ý nghĩa các chân VĐK Atemega328P .........................................................53
Bảng 4-2: Ý nghĩa các chân khối hiển thị LCD ........................................................... 55

6
MỞ ĐẦU
Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các
ngành công nghiệp nặng luôn từng bước phát triển. Trong đó, ngành công nghiệp ô tô
luôn được chú trọng. Tuy nhiên nền công nghiệp ô tô nước ta chưa phát triển mạnh, xe
ô tô chủ yếu được nhập từ nhiều nước. Vì thế vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu các hệ thống
trên ô tô để phục vụ cho việc sử dụng, sửa chữa và bảo dưỡng phục hồi nhằm tăng khả
năng khai thác, kéo dài tuổi thọ của hệ thống đảm bảo tính an toàn cao cho hành khách
và hàng hóa là một yêu cầu cấp thiết.
Trong khi những lái xe đối mặt với một số lượng ngày càng tăng những sự phân
tâm thì hệ thống gạt nước tự động trở thành một tính năng hấp dẫn, khi hệ thống làm
việc sẽ giảm thiểu thời gian người lái xe phải rời tay ra khỏi tay lái. Hệ thống này phát
hiện những giọt mưa trên kính chắn gió, tự động bật và điều chỉnh hệ thống gạt nước
tương ứng với mức độ mưa. Cần gạt nước được phát minh bởi một người phụ nữ bình
thường giúp cho tất cả các tài xế không phải mất thời gian để dùng lại lau kính chắn
gió và bảo vệ sự an toàn của tài xế khi phải lái xe dưới mưa. Ra đời lần đầu tiên vào
năm 1903, người phụ nữ mang tên Mary Anderson ở NewYork nhận ra rằng thật sự rất
bất tiện khi mỗi tàixế lại phải dừng xe, cầm chiếc khăn để lau hơi nước và tuyết phủ
trên mặt kính. Thậm chí, có người chẳng buồn gạt tuyết vì quá dày mà ló đầu ra cửa sổ
để lái. Vì vậy hệ thống gạt mưa từ đó mà ra đời, dưới sự phát triển của khoa học công
nghệ ngày nay hệ thống đã được cải tiến sang tự động, điều này tạo ra sự tiện lợi rất
lớn cho người lái.
Bên cạnh đó với mục đích củng cố kiến thức đã học, mở rộng kiến thức chuyên
môn và giúp sinh viên tăng tính tư duy, có thể quan sát các chi tiết cũng như hoạt động
của một hệ thống trên ô tô, kiểm tra sửa chữa những hệ thống có thể gặp. Em đã đưa ra
ý tưởng mô phỏng hệ thống gạt mưa tự động để phục vụ cho mục đích khảo nghiệm,
từ đó có thể chế tạo thành mô hình thực tế. Với những lý do trên em đã nghiên cứu đề
tài “Hệ thống mưa và rửa kính tự động trên xe ô tô Toyota Camry” với sự hướng dẫn
của thầy Phạm Minh Hiếu.

7
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
A. MỤC TIÊU.
- Xác định loại, nghiên cứu sử dụng cảm biến phù hợp, đảm bảo giá trị kinh tế.
Loại cảm biến này có khả năng hoạt động tin cậy và bền bỉ, đảm bảo đáp ứng tính
chính xác trong mọi điều kiện thời tiết.
- Nghiên cứu, mô phỏng hệ thống gạt mưa có thể áp dụng trên xe phù hợp.
- Khảo sát hệ thống trên phần mềm mô phỏng, từ đó đánh giá được tính hoạt
động của hệ thống.
B. NỘI DUNG.
Đề tài “Nghiên cứu, mô phỏng hệ thống gạt mưa rửa kính trên xe Toyota
Camry " có nội dung chủ yếu:
- Tổng quan về các hệ thống gạt mưa rửa kính.
- Xây dựng phương trình sơ đồ khối và phương thức hoạt động của hệ thống.
- Dùng phần mềm để lập trình và điều khiển và mô phỏng cho hệ thống gạt mưa.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
-Nghiên cứu tìm hiểu cơ bản về nguyên lý, kết cấu hệ thống gạt mưa.
-Nghiên cứu về phương pháp thu nhận tín hiệu của cảm biến mưa.
- Nghiên cứu phương pháp tính toán hệ thống khi hoạt động với lưu lượng mưa
khác nhau.
- Nghiên cứu tính toán các thông số lưu lượng mưa khác nhau, lập trình cho hệ
thống điều khiển.
- Đưa ra mô hình toán học và mô phỏng để xe hoạt động trong nhiều lưu lượng
mưa khác nhau.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2. Nghiên cứu các hệ thống xác định chướng ngại vật của các hãng xe trên thế
giới.
3. Phương pháp thiết kế mạch cho hệ thống.
4. Phương pháp thực nghiệm và tính toán các kết quả đo.
5. Sử dụng đồ thị để đánh giá kết quả của mô hình.
6. Đánh giá tổng quát toàn bộ bản báo cáo nghiên cứu khoa học. Đề nghị hướng
phát triển của đề tài.

8
ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
- Nghiên cứu tìm hiểu về hệ thống gạt mưa tự động từ đó đưa ra sơ đồ hoạt động
của hệ thống.
- Đưa ra cách tính toán và xây dựng mô hình về hệ gạt mưa tự động.
- Mô phỏng hệ thống gạt mưa dưới nhiều điều kiện mưa khác nhau.
- Hiệu chỉnh tính chính xác của hệ thống
GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
Từ nhu cầu và sự an toàn của người lái khi được trang bị hệ thống gạt mưa tự
động, giúp cho lái xe có thể an tâm khi di chuyển trong đô thị, và tập trung trong việc
điều khiển xe dưới trời mưa được an toàn góp phần và góp phần không nhỏ trong quá
trình di chuyển và giảm tai nạn giao thông.

9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây dưới sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm cho
việc ứng dụng những công nghệ hiện đại vào việc sản xuất ô tô trở nên dễ dàng. Với
nhu cầu của thị trường hiện nay thì vấn đề trang bị trên ô tô trở thành phương thức
đánh giá chính. Vì vậy công nghệ sản xuất ô tô cũng không là ngoại lệ, có thể thấy
hiện nay rất nhiều công nghệ hiện đại đảm bảo an toàn cho người lái xuất hiện ngày
một nhiều, nó không chỉ mang lại sự tiện lợi mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho
người điều khiển xe.
Thực tế hiện nay đã có tương đối nhiều những công nghệ hiện đại như cảnh báo
khoảng cách Pre-Collision System (PCS), Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ
thống cân bằng điện tử (ESP), hệ thống gạt mưa tự động,.. đã được ứng dụng ở hầu hết
các hãng xe lớn BMV, Mercedes nhìn chung những công nghệ trên đảm bảo đầy đủ
tính năng và bảo vệ tốt cho người lái. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất ở đây là những công
nghệ trên có giá thành tương đối cao. Đối với mức thu nhập bình quân ở Việt Nam
năm 2021 do WB1 công bố chỉ là 3.560 USD, có thể thấy đây là mức thu nhập chỉ ở
mức trung bình khá so với các quốc gia phát triển vì vậy việc sở hiểu công nghệ hầu
như là không thể. Về cơ bản hiện nay hệ thống gạt mưa rửa kính đều phải hoạt động
bằng tay, điều này đã và đang ảnh hưởng một cách gián tiếp đến sự đảm bảo an toàn,
và gây bất lợi cho người điều khiển.
Vì vậy, dưới tình hình thực tiễn trên, rất cần thiết quyết tình trạng trên bằng việc
nghiên cứu, mô phỏng hệ thống gạt mưa tự động. Ưu điểm lớn nhất của hệ thống này
là có giá trị kinh tế cao, sử dụng ổn định và đáng tin cậy ở nhiều điều kiện thời tiết.
Việc phổ biến được công nghệ trên để ứng dụng vào sản xuất trong nước có giá thành
tốt và đảm bảo được hiệu quả sử dụng sẽ cải thiện tốt vấn đề như đã nêu và tạo sự tiện
lợi cho người điều khiển.

1.2. Lý do lựa chọn đề tài


Gạt nước là bộ phận nhỏ nhưng lại hết sức quan trọng đối với xe hơi. Nó có
nhiệm vụ loại bỏ nước và bụi bẩn ra khỏi kính chắn gió, giúp người lái có một tầm
nhìn tốt hơn khi điều khiển xe. Ngày nay, gạt nước được xem như một tiêu chuẩn
không chỉ trên trên tất cả những chiếc xe hơi mà còn được trang bị cho xe lửa, tàu biển
và cả máy bay nữa.

1
Ngân hàng Thế giới (WB)
10
Một hệ thống cần gạt nước mưa cảm biến tự động, có thể phát hiện mưa trên kính
chắn gió để bật cần gạt nước ô tô một cách phù hợp. Khi hệ thống làm việc sẽ giảm
thiểu thời gian người lái xe phải rời tay ra khỏi tay lái. Hệ thống này phát hiện những
giọt mưa trên kính chắn gió, tự động bật và điều chỉnh hệ thống gạt nước tương ứng
với mức độ mưa..
Mặt khác để vận dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào việc tìm hiểu trên
xe Toyota camry qua đó ứng dụng những kiến thức tìm hiểu được vào xây dựng mô
hình gạt mưa tự động phù hợp với yêu cầu sử dụng tự động thay vì điều khiển bằng
tay. Từ đó em xin phép được đưa ra đề tài “Nghiên cứu, mô phỏng thệ thống gạt
mưa trên xe Toyota camry”.
1.2.1. Ưu điểm của hệ thống gạt mưa tự động
Ưu điểm đầu tiên có thể nhắc tới ở đây là sự tiện lợi thay vì phải điều khiển bằng
tay trong nhiều trường hợp nắng mưa bất thường, người lái sẽ không cần phải thao tác
gì mà hệ thống sẽ tự động hoạt động. Điều này giúp gia tăng sự tiện lợi cho người lái,
qua đó giảm bớt thao tác để người lái tập trung hơn vào việc quan sát.
Lý do tiếp theo đó là sự an toàn mà hệ thống gạt mưa tự động đem lại. Với tốc độ
phản ứng nhanh, nếu phát hiện nước mưa, nước bẩn trên kính chắn gió thì ngay lập tức
gạt mưa sẽ được kích hoạt. Do đó, nó sẽ đảm bảo tầm nhìn cho người sử dụng khi gặp
những tình huống bất ngờ. Những tình huống này có thể là khi những chiếc xe khác
chạy qua vũng nước và té nước vào kính lái xe bạn. Trường hợp bất ngờ này có thể
khiến một số tay lái yếu không kịp phản ứng và bật gạt nước, khiến cho tầm nhìn của
xe bị “mù” tạm thời.
Bên cạnh đó hệ thống còn có khả năng hoạt động chính xác khi đi vào các vùng
sương mù, do tính thích nghi của đôi mắt, chúng ta đôi khi không nhận ra việc sương
mù đang bám dần lên kính chắn gió. Tuy nhiên, cảm biến gạt mưa hoạt động dựa trên
phản xạ ánh sáng và những thông số cụ thể, nên nó sẽ ngay lập tức làm việc khi phát
hiện có hơi nước trên kính chắn gió. Điều này vô cùng hữu ích cho những bác tài khi
leo đèo hoặc chạy xe ở những vùng cao.
Và cuối cùng nó giảm bớt sự căng thẳng cho người lái Việc lái xe luôn đòi hỏi
nhiều sự tập trung và sự đa nhiệm của người lái để phản xạ phù hợp với tình huống
trên đường. Cảm biến gạt mưa giúp kính chắn gió luôn được đảm bảo tầm nhìn khi
gặp thời tiết xấu, người lái xe giảm được căng thẳng và thoải mái hơn khi lái xe. Đầu
óc bớt một mối lo thì cũng giảm căng thẳng hơn khi đi trên đường. Đây chính là lý do
vì sao hiện nay không chỉ các hãng xe sang như Mercedes, BMW, Audi, Lexus… mà
ngay cả những hãng xe phổ thông như Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Nissan,
11
Hyundai, Kia… cũng chủ động trang bị cảm biến gạt mưa cho những mẫu xe của
mình.
1.2.2. Nhược điểm của hệ thống gạt mưa tự động
Nhược điểm đầu tiên có thể kể tới là hệ thống quá nhạy. Nhạy là một ưu điểm
của cảm biến gạt mưa nhưng cũng là nhược điểm của nó. Khi cảm biến quá nhạy cảm
với mưa hay hơi nước thì chỉ cần có một vài giọt nước bắn lên kính chắn gió thì gạt
mưa sẽ tự động gạt. Vì vậy khiến cho khi không mưa nhưng gạt mưa vẫn bật. Điều này
khiến cho một số tài xế thấy bất tiện trong việc quan sát.
Nhược điểm tiếp theo chúng chỉ hoạt động tốt ở một số thời tiết. Cảm biến gạt
mưa hoạt động tốt với mưa phùn, mưa nhỏ, các cơn mưa có lượng mưa từ trung bình
trở xuống. Mưa quá to thì đôi khi không phát huy tối đa tác dụng.
Và cuối cùng phải tuân thủ chặt chẽ yêu cầu đặt ra của nhà sản xuất để đảm bảo
gạt mưa hoạt động hiệu quả. Như Cần gạt nước phải TẮT khi đang lau kính chắn gió
hoặc xe đang đi rửa xe; nếu không, cần gạt nước có thể vô tình bị khởi động và bị
hỏng. Hoặc là phải tắt cảm biến gạt mưa khi muốn vệ sinh hoặc thay cần gạt mưa. Đặc
biệt không che cảm biến mưa bằng cách dán nhãn hoặc nhãn trên kính chắn gió ở khu
vực gần cảm biến. Nếu không, cảm biến mưa sẽ hoạt động không chính xác.
1.2.3. Khảo sát về giá thành sản xuất của một số loại hệ thống gạt mưa trên một số
dòng xe

Mercedes C200 Lexus LS460 Toyota Land Cruiser LX570


Kompressor

18 triệu VNĐ 16 triệu VNĐ 26 triệu VNĐ


Bảng 1-1: Bảng so sánh giá một số loại cảnh báo va chạm

Có thể nhận thấy giá thành sản xuất của một số loại xe trên thị trường hiện nay là
rất cao, vì vậy việc trang bị trên những xe hạng trung là rất hạn chế. Việc nghiên cứu
và mô phỏng cảm biến gạt mưa sẽ mở ra cơ hội cho việc hạ giá thành sản xuất trong
nước giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận với công nghệ hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Như vậy chương I của đề tài đã giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề thực tiễn một
cách tổng quát, qua đó đánh giá được sự cần thiết của việc phát triển công nghệ gạt
mưua tự động trên xe. Thông qua việc tìm hiểu về ưu, nhược điểm của hệ thống gạt
mưa và so sánh với giá thành sản xuất của một số hãng xe trên thị trường hiện nay, ta
có thể lựa chọn việc nghiên cứu về hệ thống gạt mưa làm đề tài nghiên cứu là hoàn
toàn hợp lý và đáp ứng nhu cầu thực tiễn về tính kinh tế và yêu cầu kĩ thuật.
12
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG
GẠT MƯA RỬA KÍNH TRÊN XE TOYOTA CAMRY
2.1. Tổng quan về hệ thống gạt nước trên ô tô.
Gạt nước là bộ phận nhỏ nhưng lại hết sức quan trọng đối với xe hơi. Nó có
nhiệm vụ loại bỏ nước và bụi bẩn ra khỏi kính chắn gió, giúp người lái có một tầm
nhìn tốt hơn khi điều khiển xe. Ngày nay, gạt nước được xem như một tiêu chuẩn
không chỉ trên trên tất cả những chiếc xe hơi mà còn được trang bị cho xe lửa, tàu biển
và cả máy bay nữa.

Một hệ thống cần gạt nước mưa cảm biến tự động, có thể phát hiện mưa trên
kính chắn gió để bật cần gạt nước ô tô một cách phù hợp. Khi hệ thống làm việc sẽ
giảm thiểu thời gian người lái xe phải rời tay ra khỏi tay lái. Hệ thống này phát hiện
những giọt mưa trên kính chắn gió, tự động bật và điều chỉnh hệ thống gạt nước tương
ứng với mức độ mưa.

2.1.1. Đôi nét về chiếc gạt nước đầu tiên trên xe hơi

Hình 2-1 Bà Mary Anderson (1866-1953)

Cần gạt nước ra đời lần đầu tiên vào năm 1903 được phát minh bởi một người
phụ nữ mang tên Mary Anderson ở NewYork. Phát minh của bà đã giúp cho tất cả các

13
tài xế không phải mất thời gian để dừng lại lau kính chắn gió và bảo vệ sự an toàn của
tài xế khi phải lái xe dưới mưa.

Sau nhiều nỗ lực thì đến năm 1905 bà đã nhận được bằng sáng chế của Mỹ. Cơ
cấu hoạt động của thiết bị này rất đơn giản là dùng hai chiếc cần gắn vào thân xe và
tiếp xúc với kính bằng lưỡi cao su, khi cần người lái xe quay tay nắm đạt trong cabin
qua cơ cấu truyền động, hai chiếc cần gạt nước sẽ chuyển động lên xuống để gạt tuyết
và hơi nước, tạo tầm nhìn cho người lái.

Tuy nhiên phát minh này của bà không được hãng xe nào hưởng ứng. Mãi đến
năm 1916, tức là 11 năm sau, cần gạt nước mới trở thành thiết bị tiêu chuẩn trên các
ôtô của Mỹ. Kể từ đó, bộ gạt nước liên tục được các thế hệ nhà phát minh tiếp theo cải
tiến, bổ sung chức năng để cho đến ngày hôm nay, trở thành công cụ quan trọng và
tiện lợi trên tất cả những chiếc xe hơi.

Về hệ thống cảm biến mưa hiện tại sử dụng một bộ cảm biến quang học để phát
hiện sự hiện diện của nước trên kính chắn gió và chuyển tiếp dữ liệu điều khiển cần
gạt tới mô-đun điều khiển chính của xe (BCM). Nhưng các cảm biến mưa quang học
chỉ cung cấp một diện tích cảm biến nhỏ, dễ dẫn đến các lỗi chủ động và quá đắt đỏ để
được thêm vào như là thiết bị tiêu chuẩn trong hầu hết các loại xe.

2.1.2. Nhiệm vụ, phân loại và yêu cầu của hệ thống gạt nước
2.1.2.1. Nhiệm vụ
• Hệ thống gạt nước trên ô tô là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn
được rõ ràng bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời
mưa.

• Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị
rửa kính. Vì vậy, đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khi tham gia
giao thông.

2.1.2.2. Phân loại


- Motor gạt mưa được truyền động từ động cơ ô tô.

- Motor gạt mưa chạy bằng khí nén.

- Motor gạt mưa được truyền từ động cơ điện (hiện nay tất cả các xe ô tô đều
sử dụng loại này).
14
2.1.2.3. Yêu cầu
• Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn
được rõ ràng bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời
mưa.

• Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị
rửa kính. Vì vậy đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy.

• Gần đây một số kiểu xe có thể thay đổi tốc độ gạt nước theo tốc độ xe và tự
động gạt nước khi trời mưa.

• Hệ thống gạt mưa trên ô tô phải hoạt động nhẹ nhàng, linh hoạt, ổn định và
phù hợp với từng điều kiện trời mưa (mưa to hoặc mưa nhỏ). [1]

2.2. Cấu tạo của hệ thống gạt nước


2.2.1. Cấu tạo chung
Hệ thống gạt nước và rửa kính trên ô tô bao gồm các bộ phận sau:

1. Cần gạt nước phía trước/Lưỡi gạt nước phía trước.

2. Motor và cơ cấu dẫn động gạt nước phía trước.

3. Vòi phun của bộ rửa kính trước.

4. Bình chứa nước rửa kính (có motor rửa kính).

5. Công tắc gạt nước và rửa kính (Có relay điều khiển gạt nước gián đoạn).

6. Cần gạt nước phía sau/lưỡi gạt nước phía sau.

7. Motor gạt nước phía sau.

8. Relay điều khiển bộ gạt nước phía sau.

9. Bộ điều khiển gạt nước (ECU J/B phía hành khách).

10. Cảm biến nước mưa.

15
Hình 2-2 Cấu tạo chung của hệ thống gạt nước

Hình 2-3 Cấu tạo chung của hệ thống gạt nước

16
2.2.2. Cần gạt nước/thanh gạt nước
Cấu trúc của cần gạt nước là một lưỡi cao su được lắp vào thanh kim loại gọi là
thanh gạt nước. Gạt nước được dịch chuyển tuần hoàn nhờ cần gạt.

Hình 2-4 Cấu tạo cần gạt nước

Ta có thể hình dung lưỡi gạt tương tự như những cái chổi cao su dài. Bề mặt
tiếp xúc giữa lưỡi gạt và mặt kính chắn gió được phủ lên một lớp cao su mỏng. Vì lưỡi
gạt nước được ép vào kính trước bằng lò xo nên gạt nước có thể gạt được nước mưa
nhờ dịch chuyển thanh gạt nước. Chuyển động tuần hoàn của gạt nước được tạo ra bởi
motor và cơ cấu dẫn động. Vì lưỡi cao su lắp vào thanh gạt nước bị mòn do sử dụng và
do ánh sáng mặt trời và nhiệt độ môi trường v.v… nên phải thay thế phần lưỡi cao su
này một cách định kỳ.

17
2.2.2.1. Gạt nước được che một nửa và gạt nước che hoàn toàn

Hình 2-5 Gạt nước che một nửa và che hoàn toàn

Gạt nước thông thường có thể nhìn thấy từ phía trước của xe. Tuy nhiên để đảm
bảo tính khí động học, bề mặt lắp ghép phẳng và tầm nhìn rộng nên những gạt nước
gần đây được che đi dưới nắp ca-pô. Gạt nước có thể nhìn thấy một phần gọi là gạt
nước che một nửa, gạt nước không nhìn thấy được gọi là gạt nước che hoàn toàn.

Với gạt nước che hoàn toàn nếu nó bị phủ băng tuyết hoặc ở trong các điều kiện
khác, thì gạt nước không thể dịch chuyển được. Nếu cố tình làm sạch tuyết bằng cách
cho hệ thống gạt nước hoạt động cưỡng bức có thể làm hỏng motor gạt nước. Để ngăn
ngừa hiện tượng này, phần lớn các mẫu xe có cấu trúc chuyển chế độ gạt nước che
hoàn toàn sang chế độ gạt nước che một phần bằng tay. Sau khi bật sang gạt nước che
một nửa, cần gạt nước có thể đóng trở lại bằng cách dịch chuyển nó theo hướng mũi
tên được chỉ ra trên hình vẽ.

18
2.2.2.2. Một số cách bố trí lưỡi gạt nước thường gặp

Hình 2-6: Một số cách bố trí của lưỡi gạt

Phần lớn các mẫu xe hơi sẽ có hai lưỡi gạt. Khi hoạt động, hai lưỡi gạt sẽ cùng
nhau di chuyển để làm sạch bề mặt kính. Thật ra, hai lưỡi gạt được đặt tại hai điểm
lệch về một bên của kính chắn gió (như hình minh họa). Cách sắp xếp này gọi là gạt
nước theo kiểu tăng đem (tandem systems). Đây là kiểu được sử dụng rất phổ biến do
có thể vệ sinh được diện tích rộng trên kính chắn gió và tạo ra tầm nhìn tốt nhất cho
người lái.

Ngoài ra còn có một số kiểu bố trí gạt nước khác như hai lưỡi đối diện nhau
lệch về hai bên kính, kiểu một lưỡi gạt,... Tuy nhiên, các cơ cấu này có cấu trúc phức
tạp nhưng lại làm việc kém hiệu quả hơn.

2.2.3. Công tắc gạt nước và Relay điều khiển gạt nước gián đoạn
2.2.3.1. Công tắc gạt nước
Công tắc gạt nước được bố trí trên trục trụ lái, đó là vị trí mà người lái có thể
điều khiển bất kỳ lúc nào khi cần. Công tắc gạt nước có các vị trí OFF (dừng), LO (tốc
độ thấp) và HI (tốc độ cao) và các vị trí khác để điều khiển chuyển động của nó. Một
số xe có vị trí MIST (gạt nước chỉ hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí MIST
(sương mù), vị trí INT (gạt nước hoạt động ở chế độ gián đoạn trong một khoảng thời
gian nhất định) và một công tắc thay đổi để điều chỉnh khoảng thời gian gạt nước.
Trong nhiều trường hợp công tắc gạt nước được kết hợp với công tắc điều khiển đèn.
Vì vậy, đôi khi người ta gọi là công tắc tổ hợp.

19
Ở những xe có trang bị gạt nước cho kính sau, thì công tắc gạt nước sau cũng
nằm ở công tắc gạt nước và được bật về giữa các vị trí ON và OFF. Một số xe có vị trí
INT cho gạt nước kính sau.

Ở những kiểu xe gần đây, ECU được đặt trong công tắc tổ hợp cho MPX (hệ
thống thông tin đa chiều).

Hình 2-7 Công tắc gạt nước

2.2.3.2. Relay điều khiển gạt nước gián đoạn


Relay này kích hoạt các gạt nước hoạt động một cách gián đoạn. Phần lớn các
kiểu xe gần đây các công tắc gạt nước có relay này được sử dụng rộng rãi. Một relay
nhỏ và mạch transistor gồm có tụ điện và điện trở cấu tạo thành relay điều khiển gạt
nước gián đoạn. Dòng điện tới motor gạt nước được điều khiển bằng relay theo tín
hiệu được truyền từ công tắc gạt nước làm cho motor gạt nước chạy gián đoạn.

20
2.2.3.3. Công tắc rửa kính

Hình 2-8: Công tắc rửa kính

Công tắc bộ phận rửa kính được két hợp với công tắc gạt nước. Khi bật công tắc
này thì mootor rửa kính hoạt động và phun nước rửa kính.

2.2.4. Motor gạt nước


2.2.4.1. Khái quát chung
Motor gạt nước là dạng động cơ điện một chiều kích từ bằng nam chậm vĩnh
cửu. Motor gạt nước gồm có motor và bộ truyền bánh răng để làm giảm tốc độ ra của
motor.

Motor gạt nước có 3 chổi than tiếp điện: chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và
một chổi dùng chung (để tiếp mát). Một công tắc dạng cam được bố trí trong bánh
răng để gạt nước dừng ở vị trí cố định trong mọi thời điểm. [2]

21
Hình 2-9 Cấu tạo motor gạt nước và cấu tạo cuộn dây của motor [2]

2.2.4.2. Chuyển đổi tốc độ motor


Một sức điện động ngược được tạo ra trong cuộn dây phần ứng khi motor quay
để hạn chế tốc độ quay của motor.

-Hoạt động ở tốc độ thấp: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi than
tốc độ thấp, một sức điện động ngược lớn được tạo ra. Kết quả là motor quay với vận
tốc thấp.

-Hoạt động ở tốc độ cao: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi tiếp
điện tốc độ cao, một sức điện động ngược nhỏ được tạo ra. Kết quả là motor quay với
tốc độ cao.

2.2.4.3. Công tắc dạng cam


Cơ cấu gạt nước có chức năng dừng thanh gạt nước tại vị trí cố định. Do có
chức năng này thanh gạt nước luôn được đảm bảo dừng ở vị trí cuối cùng của kính
chắn gió khi tắt công tắc gạt nước. Công tắc dạng cam thực hiện chức năng này. Công
tắc này có đĩa cam xẻ rãnh chữ V và 3 điểm tiếp xúc. Khi công tắc gạt nước ở vị trí
LO/HI, điện áp ắc quy được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào motor gạt nước
qua công tắc gạt nước làm cho motor gạt nước quay.

Tuy nhiên ở thời điểm công tắc gạt nước OFF, nếu tiếp điểm P2 ở vị trí tiếp xúc
mà không phải ở vị trí rãnh thì điện áp của ắc quy vẫn được đặt vào mạch điện và dòng
điện đi vào motor gạt nước tới tiếp điểm P1 qua tiếp điểm P2 làm cho motor tiếp tục

22
quay. Sau đó bằng việc quay đĩa cam làm cho tiếp điểm P2 ở vị trí rãnh do đó dòng
điện không đi vào mạch điện và motor gạt nước bị dừng lại. Tuy nhiên, do quán tính
của phần ứng motor không dừng lại ngay lập tức và tiếp tục quay một ít. Kết quả là
tiếp điểm P3 vượt qua điểm dẫn điện của đĩa cam.

Thực hiện đóng mạch như sau:

Hình 2-10 Hoạt động của công tắc dạng cam

Phần ứng → Cực (+)1 của motor → công tắc gạt nước → cực S của motor gạt
nước → tiếp điểm P1 → P3 → phần ứng. Vì phần ứng tạo ra sức điện động ngược
trong mạch đóng này, nên quá trình hãm motor bằng điện được tạo ra và motor được
dừng lại tại điểm cố định.

2.2.5. Motor rửa kính

23
2.2.5.1. Motor rửa kính trước/ kính sau

Hình 2-11 Hoạt động kết hợp rửa nước và gạt kính

Đổ nước vào bình


chứa trong khoang động cơ. Bình chứa nước rửa kính được làm từ bình nhựa mờ và
nước rửa kính được phun nhờ motor rửa kính đặt trong bình chứa.

Motor bộ rửa kính có dạng cánh quạt như được sử dụng trong bơm nhiên liệu.
Có hai loại hệ thống rửa kính đối vớ ôtô có rửa kính sau: Một bộ bình chứa chung cho
cả bộ phân trước và sau còn loại kia có hai bình chứa riêng cho bộ phận rửa kính trước
và bộ phận rửa kính sau. Ngoài ra, còn có một loại điều khiển vòi phun cho các kính
trước và kính sau nhờ motor rửa kính điều khiển các van và một loại khác có hai motor
riêng cho các bộ phận rửa kính trước và bộ phận rửa kính sau được đặt trong bình
chứa.

24
2.2.5.2. Vận hành kết hợp với bộ phận rửa kính
Loại này tự động điều khiển cơ cấu gạt nước khi phun nước rửa kính sau khi bật
công tắc rửa kính một thời gian nhất định, đó là “sự vận hành kết hợp với bộ phận rửa
kính”. Đó là sự vận hành để gạt nước rửa kính được phun trên bề mặt kính trước.[6]

2.3. Nguyên lý hoạt động hệ thống gạt mưa rửa kính trên xe Toyota Camry
Gồm 2 chế độ: Bình thường và tự động.

- Chế độ bình thường: Công tắc gạt ở vị trí OFF

Hệ thống gạt nước hoạt động theo các chế độ có sẵn (tùy theo xe). Bao gồm các
chế độ điều khiển motor gạt nước: HIGH, LOW và STOP dựa trên sự thay đổi vị trí
của cụm công tắc gạt nước.

- Chế độ tự động: Công tắc gạt ở vị trí ON

Bộ vi xử lí dựa trên tín hiệu của cảm biến để điều khiển các chế độ của motor
gạt nước bao gồm các chế độ tương ứng sau:

Không mưa: STOP

Mưa nhỏ: LOW

Mưa lớn: HIGH

2.3.1. Khi công tắc gạt nước ở vị trí LOW/MIST


Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ thấp hoặc vị trí gạt sương, dòng
điện đi vào chổi than tiếp điện tốc độ thấp của motor gạt nước như được chỉ ra trên
hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.

25
Hình 2-12 Sơ đồ hoạt động gạt nước ở chế độ LOW/MIST

2.3.2. Khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH

26
Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ cao, dòng điện đi vào chổi tiếp
điện của motor gạt nước HI như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc
độ cao.

Hình 2-13 Sơ đồ hoạt động gạt nước ở chế độ HIGH

27
2.3.3. Khi tắt công tắt gạt nước OFF
Nếu tắt công tắc gạt nước được về vị trí OFF trong khi motor gạt nước đang
hoạt động thì dòng điện sẽ đi vào chổi than tốc độ thấp của motor gạt nước như được
chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước tự động ở tốc độ thấp. Khi gạt trước tới vị trí dừng, tiếp
điểm của công tắt cam sẽ chuyển từ phía P3 sang phía P2 và motor dùng lại.

Hình 2-14 Sơ đồ hoạt động gạt nước ở chế độ OFF

28
2.3.4. Khi bật công tắt gạt nước đến vị trí INT

Hình 2-15 Hoạt động của hệ thống gạt nước khi ở chế độ INT khi transistor Tr bật ON

Hoạt động khi bật ON: khi bật công tắc gạt nước đến vị trí ON thì transistor
Tr1 được bật lên một lúc làm cho tiếp điểm relay được chuyển từ A sang B. Khi tiếp
điểm relay tới vị trí B dòng điện đi vào motor (LO) và motor bắt đầu quay ở tốc độ
thấp.

29
Hình 2-16 Hoạt động của hệ thống gạt nước khi ở chế độ INT khi transistor Tr bật
OFF

Hoạt động khi transistor Tr1 ngắt OFF: Tr1 nhanh chóng ngắt ngay làm cho
tiếp điểm relay chuyển lại từ B về A. Tuy nhiên, khi motor bắt đầu quay tiếp điểm của
công tắt cam chuyển từ P3 sang P2, do đó dòng điện tiếp tục đi vào chổi than tốc độ
thấp của motor vào motor làm việc ở tốc độ thấp rồi dừng lại khi tới vị trí dừng cố
định. Transistor Tr1 lại bật ngay làm cho gạt nước tiếp tục hoạt động gián động trở lại.
Ở loại gạt nước có điều chỉnh thời gian đoạn, biến trở thay đổi giá trị nhờ xoay công
tắt điều chỉnh và mạch điện transistor điều chỉnh khoảng thời gian cấp điện cho
transistor và làm cho thời gian được thay đổi.

30
2.3.5. Nguyên lý hoạt động khi bật công tắt rửa kính ON
Khi bật công tắc rửa kính dòng điện đi vào motor rửa kính. Ở cơ cấu gạt nước
có sự kết hợp với rửa kính, transsistor Tr1 bật theo chu kì đã xác định khi motor gạt
nước hoạt động làm cho gạt nước hoạt động một hoặc hai lần ở tốc độ thấp thấp. Thời
gian Tr1 bật là thời gian để tụ điện trong mạch transistor nạp điện trở lại. Thời gian
nạp điện của tụ điện phụ thuộc vào thời gian đóng công tắc rửa kính.

Hình 2-17 Sơ đồ hoạt động rửa kính ở chế độ ON

31
2.4. Một số kiểu gạt nước rửa kính
2.4.1. Hệ thống gạt nước dải rộng
Hệ thống gạt nước dãi rộng được trang bị để giữ cho khu vực gạt nước quy định
không phụ thuộc vào tốc độ gạt nước.

Ở hệ thống gạt nước thông thường, khu vực gạt nước có khả năng trở nên rộng
hơn do quán nhờ tốc độ gạt nước khi hoạt động ở tốc độ cao. Cần phải quan tâm tới
điều này khi xác lập khu vực gạt nước. Kết quả là khu vực gạt nước sẽ nhỏ đi, đó là
khu vực còn lại sẽ tăng lên khi gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.

Hệ thống gạt nước dải động tự động làm cho khu vực nào nước giảm đi/ tăng
lên để giảm khu vực còn lại Tính vận tốc còn lại ở tốc độ thấp.

Hình 2-18 Hệ thống gạt nước dải rộng

32
2.4.2. Gạt nước theo tốc độ xe

Hình 2-19 Gạt nước theo tốc độ xe

Chức năng này điều khiển khoảng thời gian của gạt nước theo tốc độ xe khi
công tắc gạt nước ở vị trí INT.

Dải điều chỉnh khoản thời gian gạt gồm 3 vị trí và được lựa chọn bởi bộ điều
chỉnh. Khoảng thời gian gạt có thể được điều khiển vô cấp trong mỗi dải.

33
2.4.3. Rửa kính kết hợp với gạt nước có chức năng ngăn đọng nước trên kính

Hình 2-20 Rửa kính kết hợp gạt nước có chức năng ngăn đọng nước

Với chức năng này, khi gạt nước ở vị trí OFF hoặt INT, bật công tắc rửa kính
khoảng 0,2 giây hoặc lâu hơn sẽ làm cho bộ rửa kính hoạt động và sau khi công tắc rửa
kính bị ngắt thì cơ cấu gạt nước sẽ cùng hoạt động 3 lần ở tốc độ thấp.

Tùy theo tốc độ xe, sau khi gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp kết thúc khoản 3
tới 7 giây thì nó lại hoạt động trở lại để gạt hết nước rửa kính còn lại.

2.4.4. Gạt nước tự động khi trời mưa


Khi gạt ở vị trí AUTO, chúc năng này dùng một cảm biến mưa, nó được lắp đặt
ở kính trước để phát hiện lượng mưa và điều khiển thời gian gạt nước tối ưu tương ứng
theo lượng mưa.

Nếu bộ phận điều khiển gạt nước phát hiện có sự cố trong bộ phận cảm nhận
nước mưa nó sẻ điều khiển gạt nước hoạt động một cách gián đoạn phù hợp với tốc độ
xe. Đây chính là chức năng an toàn khi có sự cố trong hệ thống cảm biến mưa. Ngoài

34
ra, gạt nước cũng có thể được điều khiển một cách thông thường bằng công tắc gạt
mưa ở các vị trí LO và HI.

Hình 2-21 Gạt nước tự động khi trời mưa

35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Như vậy qua chương này đã giúp chúng ta hiểu biết về tổng quan hệ thống gạt
mưa, rửa kính: Qua việc tìm hiểu chương đã đưa ra những kiến thức về nguồn gốc của
sự ra đời hệ thống gạt mưa rửa kính. Bên cạnh đó còn đưa ra tổng quan về phần cấu
tạo, cũng như nguyên lý hoạt động ở từng chế độ của hệ thống gạt mưa rửa kính. Hệ
thống gạt mưa, rửa kính đã phát triển qua từng giai đoạn và không ngừng phát triển đề
phù hợp với từng khu vực, đảm bảo được sự an toàn cũng như tối ưu hóa về kỹ thuật
để giúp con người có thể sử dụng một cách dễ dàng nhất

36
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG GẠT MƯA TỰ
ĐỘNG
3.1. Nghiên cứu về cảm biến mưa
3.1.1. Lý thuyết về cảm biến mưa.
3.1.1.1. Cảm biến mưa điện trở
a) Cấu tạo

Cảm biến trên sử dụng cấu tạo đơn giản là một bảng mạch in có dạng hình chữ
nhật. Tấm nối đất của bảng mạch là tấm nhựa bakelite hoặc mica để đảm bảo không
dẫn điện. Trên tấm cảm biến có hai đoạn giây là A và B được gắn trên tấm nhựa. Từ
mỗi chân được nối với một rãnh dây dẫn, rãnh được được xây dựng giống như chữ
“E” với phần bù so với rãnh dây dẫn khác. Do đó, các đường ray không được kết nối
nhưng các đường ray của dây dẫn gần nhau để đảm bảo chức năng dẫn điện khi có
mưa.
b) Nguyên lý hoạt động.

37
Về nguyên tắc hoạt động nó hoạt động dựa trên nguyên tắc của Định luật Ohm và
hoạt dộng như một biến trở. (V=IR). Khi không có mưa, điện trở trên cảm biến sẽ rất
cao do không có sự dẫn điện giữa các dây dẫn trong cảm biến. Ngay khi nước mưa bắt
đầu rơi vào cảm biến, đường dẫn điện được tạo ra và điện trở giữa các dây giảm
xuống. Khi độ dẫn giảm, thành phần điện được kết nối với cảm biến được kích hoạt và
trạng thái của nó thay đổi.
c) Ưu nhược điểm của cảm biến giọt mưa.
- Sử dụng điện áp thấp chỉ 5-12V
- Giá thành rẻ, dễ ứng dụng
- Hoạt động nhậy, và đáng tin vậy
d) Nhược điểm
- Có độ bền không cao
- Hạn chế về mặt không gian và chỉ sử dụng cho mục đích nhỏ.
3.1.1.2. Cảm biến mưa sử dụng quang học
Phương pháp cảm biến mưa quang điện tử thông thường được sử dụng chùm ánh
sáng phản xả để đối chiếu mức giảm thiểu mất năng lượng quang từ nguồn. Có hai loại
cấu trúc cảm biến mưa đang được sử dụng.
Thứ nhất là loại cảm biến mưa phản xạ, cảm biến hoạt động trên nguyên lý phát
hiện mức độ rò rỉ ánh sáng trên điểm phản xạ bằng cách sử dụng vật bộ thu quang học
đối chiếu bên dưới kính kính chắn gió, được thể hiện trong Hình 2-2

38
Hình 3-1 Mô tả nguyên lý cảm biến mưa phản xạ

Thứ hai là cảm biến mưa loại sóng quang học sử dụng sóng ánh sáng được hình
thành bên trong kính kính chắn gió kết nối giữa bộ phát ánh sáng và bộ thu quang điện
tử được thể hiện trong Hình 2-3.

Hình 3-2 Mô tả nguyên lý cảm biến sóng quang học

Nhìn chung các cảm biến quang trên hoạt động bằng cách sử dụng bộ phát ánh
sáng và bộ thu quang điện tử nằm bên dưới kính kính chắn gió. Light Shield là điều
cần thiết để chặn ánh sáng truyền trực tiếp từ nguồn sáng. Trong trường hợp ánh sáng
truyền được phản xạ tại giao điểm của hai vật liệu trong suốt, chỉ số khúc xạ thu được
là khác nhaum bên cạnh đó công suất quang được phản xạ có liên quan đến sự khác
biệt chỉ số tán xạ ánh sáng. Từ đó cảm biến mưa sử dụng phát hiện ánh sáng tán xạ
được thể hiện trong Hình 2-4

39
Hình 3-3 Nguyên lý chung của cảm biến

Trong thực tế, các đường ánh sáng thực tế khác nhau thay vì thông thường được
hiển thị trong Hình 2-4. Ánh sáng tán xạ do các giọt mưa gần kính chắn gió là nguồn
tín hiệu chính để phát hiện. Do đó cần phải tránh phát xạ ánh sáng trực tiếp và phản xạ
khác ngoài những giọt mưa trên kính kính chắn gió để tránh sự can thiệp của ánh sáng
đi lạc.
Về phương pháp xác định Ánh sáng truyền từ nguồn sáng truyền đi khoảng cách
"R" đến giọt mưa. Và nó phản xạ trở lại điốt quang sau khi di chuyển quãng đường "r."
Công suất quang ánh sáng nhận được tại vị trí bộ tách sóng quang có thể được thể hiện
như thể hiện trong công thức (1). và công suất nhận được này có mối quan hệ với hình
thái giọt mưa và khoảng cách giữa giọt mưa và đèn LED.
𝑃𝑖 = 𝑃0 (𝑡 ). 𝑃𝑟1 (𝑡 ). 𝑃𝑟2 (𝑡)
𝜋𝑟 2
𝑃𝑅1 (𝑡 ) =
(4𝜋𝑅12 )
𝑅1 (𝑟, 𝜃, , 𝑡) (1)

𝑆𝑃𝐷
𝑃𝑅2 (𝑡 ) = 𝑃 (𝑡)
(4𝜋𝑅12 ) 𝑅1

40
3.1.2. Mô đun cảm biến mưa

Trung tâm của mô đun cảm biến mưa là op-amp LM393đó là op-amp điện áp bù
thấp, công suất thấp có thể được cấp nguồn từ nguồn 3,3V hoặc 5V. Thông qua việc
kết nối . Công việc chính của op-amp này là chuyển đổi tín hiệu tương tự đến từ đầu
dò cảm biến thành tín hiệu số. Ngoài ra còn có chiết áp 10K này được sử dụng để đặt
điện áp tham chiếu cho op-amp, nếu điện áp đầu vào của cảm biến thấp hơn điện áp
ngưỡng do chiết áp đặt, đầu ra của op-map sẽ ở mức thấp. Ngoài ra, có hai đèn LED.
Cái đầu tiên là đèn LED nguồn và cái còn lại là đèn LED kích hoạt. Đèn LED nguồn
bật khi cấp nguồn cho bảng và đèn LED kích hoạt bật khi đạt đến một ngưỡng nhất
định. Đây là cách mạch cơ bản này hoạt động.

41
3.2. Sơ đồ khối hệ thống
:

Hình 3-4: Sơ đồ khối của hệ thống.

Sơ đồ khối của hệ thống được chia thành các thành phần chính như sau khối cung
cấp nguồn điện cung cấp dòng điện 12V, tiếp theo là mô đun cấp điện cấp nguồn cho
hệ thống hoạt động. Bộ xử lý trung tâm và môdun cảm biến và phát hiện cường độ
mưa dựa vào cảm biến mô đun thực hiện việc xuất dữ liệu dưới dạng tín hiệu analog,
qua bộ xử lý sẽ tiến hành điều khiển motor gạt mưa.

• Nguồn điện: Cung cấp cho hệ thống nguồn điện ổn định 12V
• Mô-đun cấp điện: Có nhiệm vụ hạ điện áp xuống mức 3,3V cung cấp cho
bộ xử lý trung tâm, đầu ra của mô đun được kết nối với các điot để tiến
hành chỉnh lưu
• Mô-dun cảm biến mưa: Bao gồm cảm biến và op em LM393 có nhiệm
vụ thu thập dữ liệu từ cảm biến mưa và chuyển đổi tín hiệu thành tín hiệu
dưới dạng analong cho vi điều khiển
• Bộ xử lý trung tâm: Đây là trung tâm của hệ thống điều khiển toàn bộ hệ
thống. Nó nhận được tín hiệu từ cảm biến mưa và trở lại motor gạt mưa.
Khi có sự hiện diện của mưa, cảm biến sẽ gửi tín hiệu đến mạch điều
khiển và mạch hoạt động để khởi động gạt nước.
• Motor gạt mưa: được sử dụng để kiểm soát hướng và tốc độ của cần gạt
nước. Nó hoạt động bất cứ khi nào nó nhận tín hiệu từ mạch điều khiển để
vận hành gạt nước.
42
3.3. Xây dựng lưu đồ thuật toán.
Đầu tiên hệ thống sẽ khởi tạo các giá trị tham số bao gồm cảm biến mưa, màn
hình LCD, tốc độ và góc quay cho motor. Sau khi đã khởi tạo đầy đủ các giá trị tham
số hệ thống sẽ hiển thị “Da khoi dong xong”. Sau đó nó tiến hành đọc giá trị analog
của mô đun cảm biến mưa. Sau khi thực hiện việc đọc giá trị hệ thống sẽ tiến hành so
sánh thông số giá trị của cảm biến mưa. Nếu giá trị a> 900 màn hình LCD sẽ hiển thị
“Rain sensor not rain” và motor sẽ không quay. Nếu giá trị a nằm trong khoảng
(600<a<900) thì màn hình LCD sẽ hiển thị “Rain sensor small rain” và motor sẽ thực
hiên việc quay chậm. Tiếp theo hệ thống tiếp tục so sánh, nếu đọc được giá trị a<600
màn hình LCD sẽ hiển thị “Rain sensor heavy rain” và motor sẽ thực hiện việc quay
với tốc độ nhanh nhất. Vòng lặp như vậy của hệ thống sẽ được thực hiện liên tục và hệ
thống sẽ hoạt động và so sánh giá trị theo như cách đã diễn dải ở trên.

43
Start

Khởi tạo tham số

Đọc giá trị analog

Hiển thị
Đúng “RAIN
a > 900 SENSOR not
rain” lên
LCD, motor
Sai không quay

Đúng
Hiển thị “RAIN
600<a<900 SENSOR small
rain” lên LCD,
motor quay
chậm
Sai

Đúng Hiển thị “RAIN


SENSOR heavy
a<600
rain” lên LCD,
motor quay
nhanh

End
`

44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua việc nghiên cứu hệ thống gạt mưa tự động, đã có những hiểu biết về khối
cảm biến gạt mưa, đã hiểu về nguyên lý hoạt động của loại cảm biến mưa chính được
sử dụng hiện nay. Bên cạnh đó đã đưa ra được sơ đồ khối hoạt động của hệ thống từ
đó nắm được nguyên lý hoạt động của cả hệ thống, các chức năng của các khối trong
hệ thống. Tiếp theo nhóm đã xây dựng lưu đồ thuật toán cho việc xây dựng cảm biến
gạt mưa, lưu đồ xây dựng được sẽ là cơ sở để xây dựng mô hình mô phỏng ở chương
tiếp theo

45
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG
4.1. Giới thiệu về công cụ mô phỏng
4.1.1. Phần mềm Proteus

Hình 4-1: Phần mềm Proteus 8 Professional

Phần mềm vẽ Proteus là phần mềm của hãng Labcenter Electronics, nó mô


phỏng được cho hầu hết các linh kiện điện tử thông dụng, đặc biệt có thể hỗ trợ cho
các vi điều khiển (MCU) như PIC, 8051, AVR, Motorola.
Proteus đã được sử dụng rộng rãi trên 35 quốc gia và đã tự khẳng định thế mạnh
của nó về mô phỏng các mạch nguyên lý sát với thực tế. Trên 12 năm hình thành và
phát triển, Proteus ngày càng được hoàn thiện và phát triển mạnh hơn. Phần mềm này
cung cấp cho người sử dụng hầu như toàn bộ các linh kiện điện tử để người dùng có
thể tạo ra được các mạch nguyên lý và sau cùng là cho chạy thử và so sánh với kết quả
thực tế. Chính vì Proteus có thể tạo và chạy thử được các mạch đơn giản cũng như
phức tạp nên có thể dùng nó trong giảng dạy,nghiên cứu, trong các phòng thí nghiệm
điện tử cũng như trong thực hành vi xử lý…

46
Hình 4-2: Giao diện phần mềm Proteus

4.1.1.1. Khả năng ứng dụng


Khả năng ứng dụng chính của Proteus là mô phỏng, phân tích các kết quả từ các
mạch nguyên lý. Proteus giúp cho người sử dụng có thể thấy trước mạch thiết kế chạy
đúng hay sai trước khi thiết kế trên bo mạch.
Các công cụ phục vụ cho việc phân tích mạch có độ chính xác cao như đo Vôn,
Ampe hay máy đo dao động.
Đối với sinh viên thì Proteus là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình học
tập. Nó tạo điều kiện cho các sinh viên tự học, tự nghiên cứu và thiết kế thử các sản
phẩm của riêng mình dựa trên kiến thức đã học trên lớp. Ngoài ra, việc mô phỏng qua
Proteus giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của cho sinh viên, đồng thời hạn chế
các rủi ro về điện trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Trong thực tế hiện nay, hầu như phòng thí nghiệm điện tử nào được xây dựng lên
cũng phải tốn không ít ngân sách. Nếu Proteus được ứng dụng qua 1 máy tính thì các
giảng viên có thể cung cấp cho sinh viên hầu như toàn bộ các mạch điện đơn giản, hơn
nữa có thể tạo ra các KIT vi xử lý dùng phục vụ cho việc thực hành vi xử lý. Qua đó
sinh viên có thể tự nghiên cứu các bài thực hành trước ở nhà, nâng cao hiệu quả các
buổi thực hành trên mô hình thực tế.
4.1.1.2. Các tính năng của Proteus
- Vẽ sơ đồ nguyên lý
- Mô phỏng
- Thiết kế mạch in PCB

47
Hình 4-3: Mạch điều khiển tốc độ động cơ DC dùng Mosfet

Hình 4-4: Mô phỏng mạch hiển thị độ ẩm và nhiệt độ

48
Hình 4-5: Vẽ mạch in bằng Proteus

4.1.2. Phần mềm lập trình Arduino IDE


Giới thiệu về Arduino IDE

Hình 4-6: Arduino IDE

IDE (Integrated Development Environment) là viết tắt của "Môi trường phát triển
tích hợp": nó là một phần mềm chính thức được giới thiệu bởi Arduino.cc, chủ yếu
được sử dụng để chỉnh sửa, biên dịch và tải lên mã trong Thiết bị Arduino. Hầu hết tất
cả các mô-đun Arduino đều tương thích với phần mềm này.

49
Định nghĩa Arduino IDE:

Arduino IDE là một phần mềm mã nguồn mở chủ yếu được sử dụng để viết và
biên dịch mã vào Mô-đun Arduino. Nó là một phần mềm Arduino chính thức, làm cho
việc biên dịch mã trở nên dễ dàng đến mức mà ngay cả một người bình thường không
có kiến thức về kỹ thuật trước đó cũng có thể tự tìm hiểu và bắt đầu lập trình. Một số
các mô-đun Arduino có sẵn bao gồm: Arduino Uno, Arduino Mega, Arduino
Leonardo, Arduino Micro và nhiều mô-đun khác. Mỗi mô-đun trong số đó chứa một
bộ vi điều khiển trên bo mạch được lập trình và tiếp nhận thông tin dưới dạng mã
(code). Mã chính (maincode), còn được gọi là “sketch” (bản phác thảo), được tạo trên
nền tảng IDE sẽ tạo ra một tệp Hex, sau đó được chuyển và tải lên trong bộ điều khiển
trên board. Môi trường IDE chủ yếu chứa hai phần cơ bản: Trình chỉnh sửa và Trình
biên dịch, nơi trước đây được sử dụng để viết mã được yêu cầu và sau đó được sử
dụng để biên dịch và tải mã lên Mô-đun Arduino nhất định. Môi trường này hỗ trợ cho
cả ngôn ngữ C và C++.

Hình 4-7: Giao diện làm việc của Arduino IDE

4.2. Các linh kiện cần dùng để mô phỏng hệ thống cảm biến siêu âm
4.2.1. Arduino Atemega328P
4.2.1.1. Đặc điểm.
- Thiết kế hiệu suất cao
- Tiêu thụ ít điện năng
- Tổng số chân ngõ vào Analog là 6

50
- Chứa 32 kilobyte bộ nhớ flash
- Chứa 2 kilobyte SRAM
- Chứa 1 kilobyte EEPROM
- Tốc độ xung nhịp 16 megahertz
- Nhiệt độ tối thiểu và tối đa -40 độ C đến 105 độ C.
- Tổng số chân I / O kỹ thuật số là 14 chân
- RISC tiên tiến
- Khóa chức năng chương trình để bảo mật mã lập trình
- Chứa tổng cộng ba bộ định thời, hai 8 bit và một 16 bit
- Tổng số chân I / O là 23 chân
- Tổng số kênh PWM là 6
- Điện áp hoạt động tối thiểu và tối đa từ 1.8V DC đến 5.5V DC

Hình 4-8: Sơ đồ khối cấu trúc bên trong VĐK Atemega 328P.

4.2.1.2. Ý nghĩa các chân trong VĐK Atemega 328P.


ATmega328P tương thích với các chân Arduino, giúp người dùng viết code
chương trình bằng Arduino thay vì hợp ngữ (assembly) hoặc các ngôn ngữ điều khiển
khác.
Arduino phổ biến vì có thông tin trên mạng khổng lồ và lập trình với ngôn ngữ
cấp cao, và có thể giúp viết code chương trình điều khiển trong Arduino và chuyển đổi
thành code của vi điều khiển ATmega328P. Trong trường hợp với Arduino, cấu hình
chân cho bộ điều khiển sẽ như sau:

51
Trong trường hợp với Arduino, các chân đặc trưng với chức năng của chúng. Khi
sử dụng trình biên dịch của ATmega328P hầu như tất cả các chân đều có thể được sử
dụng làm GPIO.
Tuy nhiên, trong khi sử dụng trong Arduino, mỗi chân sẽ thực hiện một chức
năng cụ thể, nhưng bộ điều khiển vẫn có thể thực hiện tất cả các chức năng giống như
ATmega328P.

Hình 4-9: Tên gọi các chân VĐK Atemega328P

7 Vcc Điện áp dương Nguồn dương của hệ thống

8 GND Nối đất Nối đất của hệ thống

9 XTAL Dao động tinh Chân này nối với một châncủa bộ dao
thể động tinh thể để cung cấp xung nhịp bên
ngoài cho chip

1 XTAL Dao động tinh Chân này nối với chân còn lại của bộ
0 thể dao động tinh thể để cung cấp xung nhịp bên
ngoài cho chip

1 PD5 Chân kỹ thuật số Chân 11 được sử dụng cho nguồn bộ


1 (PWM) đếm bên ngoài Timer1

1 PD6 Chân kỹ thuật số Bộ so sánh analog dương i / ps


2 (PWM)

1 PD7 Chân kỹ thuật số Bộ so sánh analog âm i / ps


3

1 PB0 Chân kỹ thuật số Nguồn đầu vào bộ đếm hoặc bộ hẹn giờ
4

52
1 PB1 Chân kỹ thuật số Bộ đếm hoặc bộ hẹn giờ so sánh khớp A
5 (PWM)

1 PB2 Chân kỹ thuật số Chân này hoạt động như lựa chọn slave i / p.
6 (PWM)

1 PB3 Chân kỹ thuật số Chân này được sử dụng làm đầu ra dữ liệu
7 (PWM) master và đầu vào dữ liệu slave cho SPI.

1 PB4 Chân kỹ thuật số Chân này hoạt động như một đầu vào xung
8 nhịp master và đầu ra xung nhịp slave.

1 PB5 Chân kỹ thuật số Chân này hoạt động như một đầu ra xung
9 nhịp master và đầu vào xung nhịp slave cho
SPI.

2 AVcc Điện áp dương Điện áp dương cho ADC (nguồn)


0

2 AREF Tham chiếu Điện áp tham chiếu analog cho ADC (Bộ
1 analog chuyển đổi analog sang kỹ thuật số)

2 GND Nối đất Nối đất của hệ thống


2

2 PC0 Đầu vào analog Đầu vào analog giá trị kỹ thuật số kênh 0
3

2 PC1 Đầu vào analog Đầu vào analog giá trị kỹ thuật số kênh 1
4

2 PC2 Đầu vào analog Đầu vào analog giá trị kỹ thuật số kênh 2
5

2 PC3 Đầu vào analog Đầu vào analog giá trị kỹ thuật số kênh 3
6

2 PC4 Đầu vào analog Đầu vào analog giá trị kỹ thuật số kênh 4.
7 Chân này cũng có thể được sử dụng làm kết
nối giao diện nối tiếp cho dữ liệu.

2 PC5 Đầu vào analog Đầu vào analog giá trị kỹ thuật số kênh 5.
8 Chân này cũng được sử dụng như dòng xung
nhịp giao diện nối tiếp.
Bảng 4-1:Ý nghĩa các chân VĐK Atemega328P

53
4.2.2. Khối hiển thị LCD:
4.2.2.1. Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của khối hiển thị là nhận tín hiệu từ vi điều khiển để hiển thị tốc độ, độ
rộng xung, chiều quay của động cơ lên màn hình LCD.Hiện nay trên thị trường có
nhiều loại LCD với mẫu mã và hình dạng khác nhau. Dựa trên kích cỡ và hiển thị có
thể chia LCD ra làm hai loại chính: LCD hiển thị kí tự (Character LCD) có các kích
cỡ: 16x1, 16x2, 16x4… Mỗi kí tự được tạo thành bởi một ma trận các điểm sáng kích
thước 5x7 hoặc 5x10 điểm ảnh LCD hiển thị đồ họa (Graphic LCD) đen trắng hoặc
màu, gồm các kích thước 1.47 inch (128x128 điểm ảnh), 1,8 inch (128x160 điểm ảnh),
2 inch (176x220 điểm ảnh), 2,2 inch (240x320 điểm ảnh), 2,4 inch (240x320 điểm
ảnh), 3,5 inch (320x240 điểm ảnh), 4,3 inch (480x272 điểm ảnh ), 7 inch (800x480
điểm ảnh), 8 inch (800x600 điểm ảnh). Loại LCD này được dùng nhiều trong điện
thoại di động, máy ảnh số, camera…
4.2.2.2. Ý nghĩa các chân khối hiển thị LCD

Chân Kí I/O Mô tả
hiệu
1 VSS - Chân nối đất

2 VDD - Nối dương nguồn +5V

3 VEE - Điều khiển độ tương phản của LCD

4 RS I RS=0: chọn thanh ghi lệnh


RS =1: chọn thanh ghi dữ liệu
5 RW I RW = 1: đọc dữ liệu. RW = 0: ghi dữ liệu

6 E I/O Cho phép LCD hoạt động

7 D0 I/O Các bit dữ liệu

8 D1 I/O Các bit dữ liệu


9 D2 I/O Các bit dữ liệu
10 D3 I/O Các bit dữ liệu

11 D4 I/O Các bit dữ liệu


12 D5 I/O Các bit dữ liệu
13 D6 I/O Các bit dữ liệu

54
14 D7 I/O Các bit dữ liệu

15 A - Nguồn dương đèn nền


16 K - GND cho đèn nền
Bảng 4-2: Ý nghĩa các chân khối hiển thị LCD

Ý nghĩa các chân của LCD:


- Chân VCC, VSS cấp dương nguồn +5V và nối đất tương ứng. Chân VEE được
dùng để điều khiển độ tương phản cho LCD
- Chân chọn thanh ghi RS (Register Select): Có 2 thanh ghi rất quan trọng bên
trong LCD, chân RS được dùng để chọn 2 thanh ghi này như sau: nếu RS = 0 thì thanh
ghi mã lệnh được chọn để cho phép người dùng gửi đến một lệnh như xóa màn hình,
đưa con trỏ về đầu dòng… Nếu RS = 1 thì thanh ghi dữ liệu được chọn cho phép
người dùng gửi dữ liệu cần hiển thị lên LCD.
- Chân đọc/ghi RW: Đầu đọc/ghi cho phép người dùng gửi thông tin trên LCD.
Khi RW = 0 thì ghi, RW = 1 thì đọc
- Chân cho phép E (Enable): Chân cho phép E được sử dụng bởi LCD để chốt
thông tin hiện hữu trên chân dữ liệu của nó, khi dữ liệu được cấp đến chân dữ liệu thì
một mức xung từ cao xuống thấp phải được áp đến chân này để LCD chốt dữ liệu trên
các chân chốt dữ liệu. Xung này phải rộng tối thiểu 450ns.
- Chân D0 ÷ D7: đây là 8 chân ghi dữ liệu 8 bit, dùng để gửi thông tin lên LCD
hoặc đọc nội dung các thanh ghi trên LCD. Để hiển thị các chữ cái và con số, chúng ta
gửi các mã ASCII của các chữ cái từ A đến Z, từ a đến z và các con số từ 0 đến 9 đến
các chân này khi RS = 1.
- Cũng có các mã lệnh mà có thể gửi đến LCD để xóa màn hình hoặc đưa con trỏ
về đầu dòng hoặc nhấp nháy con trỏ. Chúng ta cũng dùng RS = 0 để kiểm tra bit cờ
bận để xem LCD có sẵn sàng nhận thông tin hay không. Cờ bận là D7 và có thể được
đọc khi R/W = 1 và RS = 0 như sau: nếu R/W = 1, RS = 0 khi D7 = 1 (cờ bận bằng 1)
thì LCD bận bởi các công việc bên trong và sẽ không nhận bất kỳ thông tin mới nào.
Khi
- D7 = 0 thì LCD sẵn sàng nhận thông tin mới. Lưu ý chúng ta nên kiểm tra cờ
bận trước khi ghi bất kỳ dữ liệu nào lên.
4.2.3. Khối mô đun cảm biến mưa

55
Hình 4-10 Mô đun cảm biến mưa

AO (Đầu ra tương tự)pin cho chúng ta tín hiệu tương tự giữa giá trị cung cấp
(5V) đến 0V.
DO (Đầu ra kỹ thuật số)chân cho đầu ra Kỹ thuật số của mạch so sánh bên trong.
Bạn có thể kết nối nó với bất kỳ chân kỹ thuật số nào trên Arduino hoặc trực tiếp với
rơle 5V hoặc thiết bị tương tự.
GNDlà một kết nối mặt đất.
VCCchân cấp nguồn cho cảm biến. Nên cấp nguồn cho cảm biến trong khoảng
3,3V – 5V. Xin lưu ý rằng đầu ra tương tự sẽ thay đổi tùy thuộc vào điện áp được cung
cấp cho cảm biến.
4.2.4. Motor gạt mưa

Hình 4-11 Motor gạt mưa.

Động cơ servo có một số mạch điều khiển và chiết áp được gắn vào trục đầu ra.
Nếu trục ở góc bên phải, thì động cơ sẽ tắt. Nếu mạch nhận thấy góc không đúng, nó
56
sẽ quay động cơ cho đến khi đạt được góc mong muốn. Trục đầu ra của servo có khả
năng di chuyển đâu đó khoảng 180 độ. Một servo đơn giản được sử dụng để quản lý
chuyển động góc từ 0 đến 180 độ.
Công suất cấp cho động cơ tỷ lệ thuận với quãng đường mà nó cần di chuyển. Vì
vậy, nếu trục yêu cầu quay một khoảng cách lớn, động cơ sẽ chạy hết tốc lực. Nếu chỉ
yêu cầu quay một lượng nhỏ, động cơ sẽ chạy ở tốc độ chậm hơn.
4.3. Kết quả và nguyên lí hoạt động của hệ thống trên mạch mô phỏng Proteus.
4.3.1. Sơ đồ mạch mô phỏng.

Hình 4-12:Sơ đồ mạch mô phỏng.

3.2.2 Kết quả mô phỏng


Trường hợp không có mưa

57
Nếu trong trường hợp không mưa. Lúc này giá trị điện trở mà cảm biến mưa đọc
được lớn hơn 900 Ω. Lcd sẽ hiển thị not rain. Motor gạt mưa sẽ không quay
Trường hợp mưa nhỏ

Nếu trường hợp mưa nhỏ thì giá trị điện trở của cảm biến mưa đọc được là 600
đến 900 Ω. Lúc này lcd sẽ hiện là small rain và motor gạt nước quay với tốc độ chậm
tuỳ vào giá trị điện trở được đọc qua cảm biến mưa trả về
Trường hợp mưa lớn

58
Nếu trường hợp mưa nhỏ thì giá trị điện trở của cảm biến mưa đọc được nhỏ hơn
600 Ω. Lúc này lcd sẽ hiện là heavi rain và motor gạt nước quayvới tốc độ nhanh tuỳ
vào giá trị điện trở được đọc qua cảm biến mưa trả về
Khi lượng mưa giảm dần và hết nước thì giá trị điện trở cảm biến mưa đọc được
lớn hơn 900 motor gạt mưa sẽ quay về vị trí nghỉ để tránh cản trở tầm nhìn
Phân tích kết quả
Trong quá trình mô phỏng nhận thấy khi sử dụng chế độ tự động tốc độ xử lýcòn
chậm hơn so với chế độ thủ công. Nguyên nhân là do khi sử dụng hệ thống gạt mưa tự
động quá trình phân tích và xử lý dữ liệu sẽ say ra cho nên cần thời gian lâu hơn để
thực hiện.
• Ưu điểm: có thể tự động bật tắt hệ thống. Giúp người lái giảm bớt thao tác tay
khi lái xe.
• Nhược điểm: hiệu quả thấp hơn quá trình mô phỏng thường bị delay so với thực
tế. Do phần mềm mô phỏng còn hạn chế và vđk có tốc độ xử lý thấp hơn so với hộp
điều khiển trên ô tô

59
KẾT LUẬN
Qua việc xây đựng mô hình mô phỏng bước đầu đã hiểu rõ hơn về vai trò, các
ứng dụng của vi điều khiển trong thực tiễn, cũng như cách lập trình cho vi điều khiển
(Arduino). Ngoài ra qua đề tài này cũng giúp em hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như hoạt
động của hệ thống gạt nước trên ô tô, để từ đó có những hướng phát triển ứng dụng
điện tử vào hệ thống gạt nước và rửa kính tự động trên ô tô với giá thành phù hợp để
những người không có khả năng sở hữu những chiếc xe cao cấp cũng có thể trang bị
cho mình ứng dụng tiện ích này.
Dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy Phạm Minh Hiếu, em đã hoàn
thành đề tài đúng thời hạn và thiết kế được một mạch gạt nước tự động khi có mưa,
cũng như biết cách ứng dụng nó trên ô tô. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do kiến
thức còn hạn hẹp nên còn nhiều hạn chế.
Em mong nhận được sự đóng góp của thầy và các bạn để đề tài của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

60
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] P. V. Thoan, Lý thuyết ô tô, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2017.

[2] N. V. May, Bơm Quạt Máy Nén, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 2007.

[3] N. V. Hoà, Giáo trình đo lường điện và cảm biến đo lường, Công ty in & văn hoá
phẩm, 2005.

[4] J.-Y. L. a. S.-S. P. Woon-Sung Lee, A new approach to forward collision avoidance,
United States: 3rd International Conference on Road Safety and Simulation,
Indianapolis Indiana., 2011.

[5] S. M. I. J. X. a. D. Z. Wenshuo Wang, Learning and Inferring a Driver’s Braking


Action in Car-Following Scenarios, IEEE Transactions on Vehicular Technology,
2018.

61
PHỤ LỤC
CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG ARDUINO
#include <Wire.h>
#include <LiquidCrystal_I2C.h> //
#define start 8
#define rain 7
#include <Servo.h>
int timer = 5; // tốc độ servo
int gocquay = 150; // góc quay
int pos = 0;
int aa = 0;
int a = 0;
Servo myservo;
LiquidCrystal_I2C lcd(0x27, 16, 2);
//............................................................
void setup() {
Serial.begin(9600);
lcd.init();
lcd.backlight();
myservo.attach(3);
pinMode(start, INPUT_PULLUP);
pinMode(rain, INPUT);
Serial.println("Da khoi dong xong");
lcd.setCursor(0, 0);
lcd.print(" RAIN SENSOR");
myservo.write(pos);
}

62
//............................................................
void loop()
{
a = analogRead(A0);
aa = map(a, 150, 900, 0, 30);
Serial.println(a);
lcd.setCursor(4, 1);
lcd.print("not rain ");
if ((digitalRead(start) == 0) || ( a < 900))
{
lcd.setCursor(4, 1);
if (digitalRead(start) == 0)
lcd.print(" START ");
else if(a > 600)
lcd.print("small rain");
else
lcd.print("heavy rain");
servo();
}
}
//............................................................
void servo()
{
a = analogRead(A0);
aa = map(a, 150, 900, 0, 25);
for (pos = 0; pos <= gocquay; pos += 1) {
myservo.write(pos);
if (a < 900)

63
{
delay(aa);
}
else
{
delay(timer);
}
}
for (pos = gocquay; pos >= 0; pos -= 1) {
myservo.write(pos);
if (a < 900)
{
delay(aa);
}
else
{
delay(timer);
}
}
}

64
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SẢN PHẦM MÔ PHỎNG
Bước 1: Khởi động phần mềm, sau đó lựa chọn file mô phỏng.

Bước 2: Thực hiện chạy trương trình code arduino sau đó lấy file hex cho phần chạy
mô phỏng.

65
Bước 3: Thực hiện gắn phần mềm mô phỏng cho linh kiện sử dụng trong hệ thống.

Bước 4: Chọn để chạy mô phỏng hệ thống.

66
Bước 5: Thực hiện điều chỉnh giá trị cảm biến mưa.

Bước 6: Thu thập kết quả mô phỏng

67
SLIDE BÁO CÁO

68
BẢN VẼ KĨ THUẬT

69

You might also like