You are on page 1of 115

Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .....................................................................................................................4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI CỬA VAN VÀ THIẾT BỊ ĐÓNG MỞ. ....5

1.1 Giới thiệu chung về cửa van. .........................................................................................5

1.1.1 Đặc điểm cấu tạo chung và chức năng của cửa van. .................................................. 5
1.1.2 Phân loại cửa van. ....................................................................................................... 6
1.1.3 Các loại cửa van phẳng. .............................................................................................. 8
1.1.4 Ưu điểm, nhược điểm của cửa van phẳng. ................................................................. 8
1.2 Giới thiệu chung về thiết bị đóng mở. .......................................................................... 9
1.2.1 Yêu cầu của thiết bị đóng mở cửa van. ....................................................................... 9
1.2.2 Các loại thiết bị đóng mở cửa van phổ biến. ............................................................ 10
1.3 Cơ sở lựa chọn cửa van trên công trình điều tiết nước. ............................................... 12
1.3.1 Yêu cầu làm việc của cửa van trên công trình cống. ................................................ 12
1.3.2 Lựa chọn cửa van phẳng trượt. ................................................................................. 13
1.3.3 Lựa chọn phù hợp van trên công trình thực tế. ......................................................... 13
1.4 Cửa van phẳng trên công trình điều tiết nước tiểu dự án PHÚ MỸ. ........................... 15
1.4.1 Giới thiệu về cửa van phẳng trên công trình............................................................. 15
1.4.2 Nguyên lý hoạt động ................................................................................................. 15
1.4.3 Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng. ....................................................................... 15
1.4.4 Thiết bị đóng mở kiểu vít. ......................................................................................... 16
1.4.5. Ưu nhược điểm của máy đóng mở kiểu vít. ............................................................ 17
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ
VẬT LIỆU. ........................................................................................................................19

2.1. Mô hình phương pháp tính toán cửa van. ...................................................................19

2.1.1 Thông số vận hành ban đầu cửa van. ........................................................................ 19


2.1.2 Loại tải trọng, tổ hợp tải trọng tác dụng lên cửa van phẳng. .................................... 19
2.1.3 Tính toán các lực trong trường hợp bất lợi nhất. ...................................................... 20
2.2.Tiêu chuẩn thiết kế cửa van. ........................................................................................ 21
2.3 Lựa chọn vật liệu chế tạo chế tạo các chi tiết trên cửa van. ....................................... 22

SVTH: Vũ Thị Huế 1 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

2.3.1. Vật liệu chế tạo cửa van. .......................................................................................... 22


2.3.2 Vật liệu chế tạo chi tiết cơ khí. ................................................................................. 23
2.3.3. Vật liệu chế tạo bulong đai ốc. ................................................................................ 23
2.3.4.Mối hàn. .................................................................................................................... 24
2.3.5.Gioăng kín nước........................................................................................................ 24
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CỬA VAN PHẲNG TRÊN CÔNG TRÌNH. ..26

3.1. Các thông số tính toán cửa van. ..................................................................................26

3.2 Xác định các thông số tính toán cửa van. ...................................................................27

3.2.1 Áp lực thủy tĩnh ........................................................................................................ 27


3.2.2 Xác định vị trí đặt dầm ............................................................................................. 28
3.2.3 Tấm thép bưng, ô bản mặt. ....................................................................................... 28
3.2.4 Tính toán dầm ngang. ............................................................................................... 31
3.2.5 Tính chọn dầm đỉnh và đáy. .................................................................................... 35
3.2.6 Tính toán dầm đứng. ................................................................................................. 37
3.2.7 Tính chọn dầm biên. ................................................................................................. 40
3.2.8. Tính chọn gioăng chắn nước. ................................................................................... 41
3.2.9 Tính toán lựa chọn cụm thanh trượt, nhíp trượt. ..................................................... 43
3.2.10 Lựa chọn khe van. ................................................................................................... 45
3.2.11. Ước tính trọng lượng cửa van. ............................................................................... 46
3.2.12 Lực đẩy Acsimet. ................................................................................................... 46
3.2.13 Lực hút thủy động. .................................................................................................. 47
3.2.14 Lực đẩy nổi. ............................................................................................................ 48
CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN LỰA CHỌN HỆ THỐNG THIẾT BỊ ĐÓNG MỞ KIỂU
VÍT. ....................................................................................................................................49

4.1 Lực đóng mở cửa van. ................................................................................................ 49

4.1.1 Lực mở cửa van kéo đứng ....................................................................................... 49


4.1.2 Lực hạ cửa van .......................................................................................................... 49
4.1.3 Lựa chọn máy đóng mở. ........................................................................................... 50
4.2 Tính toán hệ thống đóng mở kiểu vitme - đai ốc. ....................................................... 50
4.2.1 Lựa chọn thông số đầu vào cơ bản của hệ thống đóng mở. ...................................... 50

SVTH: Vũ Thị Huế 2 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

4.2.2 Tính chọn động cơ. ................................................................................................... 50


4.2.3 Xác định tỷ số truyền và phân bố tỷ số truyền của máy. .......................................... 51
4.2.4 Thiết kế truyền động vít- đai ốc. ............................................................................... 52
4.2.5 Thiết kế bộ truyền bánh răng côn. ........................................................................... 57
4.2.6 Tính chọn trục IV chứa bánh răng côn nhỏ. ............................................................. 66
4.2.7 Chọn ổ lăn. ................................................................................................................ 69
4.3 Tính toán hộp giảm tốc. ............................................................................................... 73
4.3.1 Chọn vật liệu, ứng suất cho phép và tỷ số truyền. .................................................... 74
4.3.2 Tính bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng. ................................................................. 76
4.3.3 Tính toán bộ truyền bánh răng côn. .......................................................................... 81
4.3.4 Thiết kế trục I. ........................................................................................................... 87
4.3.5. Thiết kế trục II. ........................................................................................................ 89
4.3.6. Thiết kế trục III. ....................................................................................................... 92
4.3.7. Tính kiểm nghiệm trục I,II,III,IVvề độ bền. ............................................................ 95
4.3.8. Chọn then, khớp nối và ổ lăn. .................................................................................. 98
4.3.9.Thiết kế vỏ hộ giảm tốc. ......................................................................................... 102
CHƯƠNG V: MÔ PHỎNG BẰNG PHẦN MỀM SAP2000. .........................................104

5.1 Giới thiệu phần mềm..................................................................................................104

5.2 Xây dựng mô hình kết cấu cửa van trong SAP2000.................................................105

5.2.1 Mô hình tính toán. ................................................................................................... 105


5.2.2. Tính toán cửa van phẳ ng. ....................................................................................... 105
5.2.3 Kết quả tính toán. .................................................................................................... 108
5.2.4 Nhâ ̣n xét kết quả và kế t luâ ̣n ................................................................................... 113
PHỤ LỤC.........................................................................................................................115

SVTH: Vũ Thị Huế 3 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

LỜI NÓI ĐẦU

Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế quốc dân, nhất là trong lĩnh vực thủy lợi, thủy
điện: Thiết bị thủy công là một trong những thiết bị không thể thiếu. Chúng được lắp đặt
trên công trình thủy lợi nhằm điều tiết dòng chảy, lưu lượng, dẫn nước, đảm bảo an toàn
cho các công trình, thiết bị thủy lực chính.

Đối với sinh viên khối ngành kỹ thuật nói chung và đối với sinh viên chuyên ngành
Thiết Bị Thủy Công nói riêng. Cửa van là lĩnh vực chuyên môn của ngành. Giúp em làm
quen với công việc thiết kế tiếp cận chuyên môn của mình. Em được giao nhiệm vụ "
Thiết kế cửa van phẳng vận hành bằng mitme đai ốc".

Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường, được sự hướng dẫn tận tình của
các thầy cô giáo. Em đã tích lũy được những kiến thức cơ bản về các môn học. Đồ án tốt
nghiệp là mốc quan trọng giúp e kiểm tra lại kiến thức mình đã từng học. Giúp em làm
quen tiếp cận nhiều vấn đề. Em xin cảm ơn thầy Đoàn Yên Thế đã giúp đỡ và chỉ dẫn tận
tình cho em trong quá trình thiết kế. Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện,
nhưng do sự hiểu biết và kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót trong
thiết kế. Em mong nhận được những ghi nhận, góp ý của các thầy và các bạn để đồ án
của em được hoàn thiện hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2016

Sinh Viên

Vũ Thị Huế

SVTH: Vũ Thị Huế 4 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI CỬA VAN VÀ THIẾT BỊ ĐÓNG


MỞ.

1.1 Giới thiệu chung về cửa van.

Nước ta là một nước nông nghiệp, có khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, có rất nhiều sông
ngòi, kênh mương, hồ chứa , bể chứa, bao gồm tự nhiên và nhân tạo trải dài từ bắc vào
nam. Các sông ngòi, hồ chứa thường được sử dụng để dự trữ nước vào mùa mưa, điều
tiết nước, xả lũ đầu nguồn, sử dụng cho mục đích công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi
thủy hải sản, phát triển du lịch…. Ngoài ra sông ngòi hồ chứa còn giữ vị trí quan trọng
trong điều hòa sinh thái và bảo vệ môi trường sống của con người.

Trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu diễn biến thời tiết trở lên
phức tạp dự báo thiên tai sảy ra rất nhiều. Mùa khô thường có hiện tượng thiếu nước,
mùa mưa lượng mưa lớn gây thiệt hại về người và của.

Việc đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các hoạt động sản suất mùa khô và chống
úng ,sập lở vào mùa mưa là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết.

Cửa van là một bộ phận rất quan trọng trong công trình thủy lợi. Cửa van được lắp
đặt vào các khoang của công trình thủy công ở công trình thủy lợi thủy điện. Cửa van
cũng có thể đặt ở trên mặt, ở dưới sâu. Nhiệm vụ của cửa van là đóng để giữ nước và
mở để tháo nước theo yêu cầu đặt ra cho công trình: lấy nước tưới, cấp nước phát điện,
thoát lũ, gạn triều, tiêu úng, điều tiết mực nước, lấy nước mặn nuôi trồng thủy sản...

Hiệu quả của công trình thủy lợi, thủy điện được đảm bảo như thiết kế đặt ra khi cửa
van được vận hành đạt độ tin cậy như quy trình vận hành đã đề ra.

Nếu việc vận hành cửa van có sự cố thì dẫn đến không những tổn hại lớn cho công
trình thủy lợi, thủy điện mà còn gây tác hại cho sản xuất đời sống của vùng hạ du.

1.1.1 Đặc điểm cấu tạo chung và chức năng của cửa van.

Cấu tạo chung của cửa van:

- Phần chuyển động gồm bản mặt, các dầm phụ, các dầm chính, các bánh xe lăn, gioăng
chống thấm, phần thiết bị nâng gắn với cửa van.

SVTH: Vũ Thị Huế 5 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

- Phần cố định gồm các kết cấu tựa đặt ở trụ pin, ở đập tràn, kết cấu chống thấm và
phần thiết bị nâng gắn với công trình. Việc vận hành cửa van có thể nhờ vào máy
nâng cơ, điện, xi lanh thủy lực hoặc hoàn toàn lợi dụng sức nước - thường đợc gọi là
cửa van tự động thủy lực, hoặc vừa lợi dụng sức nước vừa có hỗ trợ của cơ điện thì
được gọi là cửa van bán tự động thủy lực. Ngày nay ở một số công trình việc vận hành
cửa van ở một số nước đã được tự động hóa điện tử, điều khiển từ xa rất hiện đại.
Chức năng chính của cửa van:

- Chống lũ lụt.

- Bảo vệ các thiết bị cửa lắp đặt phía trước tua bin.

- Điều khiển, giữa ổn định mực nước trong hồ chứa.

- Làm sạch đáy hồ, xả rác trôi nổi trong hồ.

- Điều tiết dòng chảy trong đập.

- Bảo dưỡng thiết bị lắp đặt phía sau tua bin phía trước đập tràn.

- Đóng kín ống dẫn dòng.

- Lấy nước tưới tiêu cung cấp nước.

- Đóng mở âu thuyền.

1.1.2 Phân loại cửa van.

a. Theo mục đích sử dụng.

- Cửa van dùng để điều tiết liên tục dòng chảy và mực nước.

- Cửa van cấp nước.

- Cửa van sự cố.

- Cửa van thi công.

b. Theo nguyên tắc vận hành.

SVTH: Vũ Thị Huế 6 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

- Cửa tịnh tiến.

- Cửa quay.

- Cửa vừa quay vừa tịnh tiến.

c. Theo dòng chảy tương quan với vị trí đặt cửa van.

- Cửa chảy tràn qua đỉnh cửa van: cửa viên phân quay, cửa sập kín, cửa van hình quạt.

- Nước chảy phía dưới đáy: cửa van phẳng trượt, cửa van xích, cửa van cung, cửa van
phẳng bánh xe.

- Nước chảy cả trên và dưới: cửa van phẳng hỗn hợp và phẳng kép.

d. Vị trí đặt cửa.

- Cửa van trên mặt.

- Cửa van dưới sâu.

e. theo chiều cao cột nước thượng lưu tính từ ngưỡng cửa van.

- Cửa van cột áp thấp.

- Cửa van cột áp trung bình.

- Cửa van cột áp cao.

f. Theo kết cấu cửa van.

- Cửa van phẳng.

- Cửa van cung.

- Cửa van trụ đứng

- Cửa van trụ ngang.

- Cửa van Clape.

- Cửa van giàn quay.

SVTH: Vũ Thị Huế 7 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

- Cửa van hình quạt.

- Cửa van chữ nhân.

- Cửa van mái nhà

….

1.1.3 Các loại cửa van phẳng.

Cửa van phẳng bao gồm cửa van đơn, cửa van kép, cửa van nhiều tầng, cửa van có
cửa phụ.

a. Cửa van đơn.

Loại cửa van không cho phép có sự cố, van sửa chữa và van dẫn dòng trong cống và
đập tràn. Chiều cao cửa có thể 14m, nhịp van có thể lên tới 30-40m.

b. Cửa van nhiều tầng.

. Là loại cửa van được phân đoạn theo chiều cao. Loại van này có thể đóng mở từng
chiếc một hoặc đồng loạt nhiều chiếc. Được sử dụng khi chiều cao của cống lớn. Nếu
đóng từng chiếc một thì thiết bị đóng mở sẽ nhỏ gọn hơn nhiều. Nó có ưu điểm đễ chế
tạo, chuyên trở và lắp ráp nhưng không thuận tiện trong việc khai thác.

c. Cửa van kép.

Là loại cửa van có 2 cánh. Khi hạ cánh trên có thể tháo được một vật trôi nổi mà
không bị mất nhiều nước trong hồ chứa. Loại cửa van này thích hợp sử dụng khi cột nước
không nhỏ hơn 5m.

1.1.4 Ưu điểm, nhược điểm của cửa van phẳng.

a. Ưu điểm.

- Có thể sử dụng trên đập tràn có hình dạng bất kỳ.

- Không đòi hỏi kích thước của công trình dọc theo dòng chảy phải lớn như các loại
khác.

SVTH: Vũ Thị Huế 8 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

- Đóng, mở nhanh.

- Đơn giản và an toàn trong vận hành.

- Dễ chia nhỏ, tháo dòng xả rác trôi nổi.

- Dễ bảo quản kiểm tra và sửa chữa.

- Có thể dùng làm cửa van chính.

b. Nhược điểm.

- Chiều cao và chiều dài mố tương đối lớn.

- Máy đóng mở phải có công suất lớn.

- Đối với cửa van nhiều tầng lực kéo mỗi đoạn van có dòng chảy ở cả trên và dưới có
thể lớn hơn lực tính toán khi không phân đoạn.

- Cửa van dưới sâu được đặt trước hoặc sau tường ngực, trong trường hợp thứ nhất áp
lực nước thẳng đứng có tác dụng hạ cửa van và tăng lực kéo khi nâng van. Trong trường
hợp sau thì có tác dụng ngược lại. Khi mực nước hạ lưu cao hơn lỗ cống thì trong cả hai
trường hợp phải đưa không khí vào sau cửa van.

1.2 Giới thiệu chung về thiết bị đóng mở.

Công trình khai thác hoạt động có đạt được mục tiêu thiết kế hay không phụ thuộc vào
sự vận hành cửa van. Muốn vận hành cửa van phải dựa vào các thiết bị đóng mở. Thiết bị
đóng mở phải đảm bảo cho cửa hoàn thành đúng yêu cầu vận hành. Các thiết bị này hoạt
động theo nguyên lý tịnh tiến hoặc quay, phù hợp với loại kết cấu cửa, quỹ đạo chuyển
động, tải trọng nâng và các điều kiện cụ thể khác của cửa van trên công trình thủy lợi,
thủy điện.

1.2.1 Yêu cầu của thiết bị đóng mở cửa van.

- Tùy theo chức năng cửa cửa van, quỹ đạo chuyển động khi đóng mở cửa, mức độ và
quy mô của công trình, điều kiện kinh tế cho phép mà lựa chọn kiểu thiết bị đóng mở
thích hợp.

SVTH: Vũ Thị Huế 9 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

- Khi thiết kế thiết bị đóng mở ngoài tinhd toán tải trọng nâng cố định cần phải tính toán
nhiều tải trọng nâng khác tác động lên cửa van có thay đổ trị số.

- Đòi hỏi thiết kế thiết bị đóng mở hai chiều.

- Môi trường ẩm ướt mưa gió thường xuyên gây khó khăn cho việc bảo quản thiết bị.

- Thiết bị đóng mở không hoạt động thường xuyên mà chỉ đóng mở khi cần thiết, do đó
dễ gây han rỉ,hoạt động không trơn tru.

- Vị trí đặt thiết bị đóng mở thường không bằng phẳng, gây sai số khi lắp giáp, gây ra
lặc đóng mở ngoài phạm vi tính toán.

Vì vậy cần phải lựa chọn nguyên lý kết cấu thiết bị đóng mở sao cho hợp lý, hoạt
động an toàn, nhẹ nhàng, kinh tê cần quá trình ngiên cứu cẩn thận và kỹ lưỡng.

1.2.2 Các loại thiết bị đóng mở cửa van phổ biến.

a. đóng mở kiểu vit-me đai ốc.

Ưu điểm:

- Có kết cấu cứng, có khả năng tăng lực ấn khi đóng cửa van.

- Dùng để nâng hạ các cửa van phẳng kéo đứng.

- Dễ chế tạo, giá thành rẻ bền dễ thay thế.

Nhược điểm:

- Thiết bị có hiệu suất thấp chỉ khoảng 40%.

- Đòi hỏi chế tạo chính xác, nếu bước vít không đều, không thẳng góc gây lực ma sát và
lực kẹt lớn.

- Cần ngiên cứu ổ đỡ tự lựa.

- Vật liệu làm vit-me cần đảm bảo cơ tính để tránh lực xô ngang tác dụng gây cong trục.

- Kết cấu nặng nề, công suất động cơ lớn, quay tay nặng, thời gian đóng mở lâu.

SVTH: Vũ Thị Huế 10 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Phạm vi ứng dụng:

- Thiết bị đóng mở kiểu vit me đai ốc thường sử dụng cho quá trình nâng hạ cửa van
tịnh tiến lên xuống, các loại cửa van nhỏ cửa trung bình. Đặc biệt sử dụng nhiều trong
nghành nông nghiệp điều tiết nước trên các kênh mương nhỏ.

b. Máy đóng mở kiểu dây mềm.

Ưu điểm:

- Dễ lắp đặt và điều chỉnh.

- Có khả năng tăng bội suất palang để giảm lực trong dây cáp.

- Không bị hạn chế tốc độ nâng.

- Hiệu suất bộ truyền cao.

- An toàn khi nâng hạ cửa.

- Giá thành rẻ.

Nhược điểm:

- Không sử dụng cho loại cửa van không có khả năng tự đóng bằng trọng lượng bản
thân.

- Sơ đồ bố trí hệ thống dây phức tạp, khó bảo dưỡng cáp.

Phạm vi ứng dụng:

- Thiết bị đóng mở bằng dây mềm được sử dụng rộng rãi cho nhiều hình thức cửa van
như cửa van phẳng, cửa cung, cửa clape, cửa phai… trong các công trình lớn, trung bình,
nhỏ và công trình quan trọng, khi các cửa van tự hạ bang trọng lượng bản thân.

c. Máy đóng mở kiểu xilanh thủy lực.

Ưu điểm:

- Có thể nâng thẳng đứng, nghiên một góc bất kỳ, hoặc đẩy ngang.

SVTH: Vũ Thị Huế 11 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

- Truyền được công suất cao và lặc đẩy lớn, cơ cấu đơn giản.

- Độ tin cậy cao, giảm thời gian bảo dưỡng chăm sóc so với những loại hình nâng hạ
khác.

- Điều chỉnh được vận tốc, dễ thực hiện tự động hóa theo điều kiện làm việc.

- Có khả năng phòng quá tải nhờ đặt van an toàn.

- Gọn nhẹ dễ thay thế, vị trí các phần tử độc lập ít phụ thuộc vào nhau.

- Có khả năng giảm khối lượng và kích thước khi chọn áp suất thủy lực cao.

- Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến của cơ cấu chấp hành.

- Dễ quan sát và theo dõi bằng áp kế, kể cả hệ phức tạp nhiều mạch.

Nhược điêm:

- Tổn thất trong đường ống dẫn và rò rỉ bên trong các phần tử làm hiệu suất hệ thống
thủy lực.

- Vận tốc vận hành của xi lanh luôn thay đổi khi phụ tải thay đổi do tính nén được của
chất lỏng và tính đàn hồi của ống dẫn.

- Vận tốc làm việc thay đổi do độ nhớt của chất lỏng thay đổi.

Phạm vi ứng dụng:

- Máy đóng mở kiểu xi lanh thủy lực hiện nay được sử dụng rất nhiều trong nghành
công nghiệp, kích nâng tải thiết bị nâng hạ, trong máy làm đất, trên các công trình thủy
lợi nhằm mục đích chính việc nâng hạ vật thể.

1.3 Cơ sở lựa chọn cửa van trên công trình điều tiết nước.

1.3.1 Yêu cầu làm việc của cửa van trên công trình cống.

- Hoạt động có độ ti cậy cao trong mọi trường hợp.

- Tối ưu trọng lượng cửa.

SVTH: Vũ Thị Huế 12 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

- Kết cấu cửa đơn giản, rắn chắc, hợp lý.

- Dễ bảo dưỡng sửa chữa.

- Cường độ áp lực tác dụng nhỏ nhất có thể.

- Dễ vận hành và lắp đặt.

1.3.2 Lựa chọn cửa van phẳng trượt.

Đất nước ta là một nước công nghiệp, có 3/4 là đồi núi, hệ thống sông suối dày đặc, để
phát triển kinh tế trong những năm gần đây nhà nước ta đang chú trọng việc xây dựng rất
nhiều công trình thủy lợi như hồ chứa, xây đê, đập, cống … nhằm mục đích điều tiết
thoát nước hạnh chế các rủi ro thiên tai đồng thời phát triển sản suất nông nghiệp.

Công trình xây đê đập và hệ thống thủy công để điều tiết nước sản suất luôn được chú
trọng đầu tư, quản lý và vận hành đáp ứng nhu cầu sản suất cho nhân dân.

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu mưa bão thất thường gây ngập úng. Cần
sự can thiệp điều tiết nước của các công trình thủy lợi làm giảm thiệt hại kinh tế và xã
hội.

Bài toán cấp thiết đặt ra là phải có phương án nhằm đảm bảo an toàn chống ngập lụt,
úng cũng như khô hạn trong các mùa. Giải pháp hiệu quả đó chính là phải sử dụng và
khai thác hợp lý nguồn nước nhờ tác động của các loại cửa van trên các công trình.

1.3.3 Lựa chọn phù hợp van trên công trình thực tế.

a. Giới thiệu công trình.

Tiều dự án Trạm bơm Phú Mỹ thuộc địa bàn xã Đình Tổ - huyện Thuận Thành -
Tỉnh Bắc Ninh. Khu vực có địa hình sông ngòi, mương máng phức tạp, nơi cung cấp và
điều tiết nước cho khu vực 2 huyện Gia Bình và Thuận Thành. Các công trình mang tính
địa phương, nhỏ, lẻ, Tổng diện tích đất canh tác khoảng 5,600Ha.

SVTH: Vũ Thị Huế 13 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Diện tích đất canh tác còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nước tự nhiên. Cần được cải
thiện nguồn nước, đất đai để có thể khia thác đất canh tác hợp lý. Phát triển hệ thống thủy
lợi phục vụ thâm canh tăng vụ, tăng diện tích sản suất, giải qyết nước sinh hoạt sản suất
cho nhân dân.

Tiểu dự án “Đầu tư xây dựng trạm bơm Phú Mỹ” thuộc Hợp phần 2, dự án

"Tăng cường quản lý thủy lợi và cải tạo các hệ thống thủy nông (ADB5)" do ADB tài trợ;
được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng ký quyết
định phê duyệt số 1400/QĐ-BNN-TCTL ngày 14/06/2012.

Cấp công trình: Theo TCXDVN 285 - 2002. Công trình cấp III.

b. Mục tiêu và nhiệm vụ công trình.

Tưới cho 5.600ha diện tích canh tác thuộc tiểu vùng Gia thuận, tỉnh Bắc Ninh kết hợp
với lấy sa góp phần cải tạo đất.

Khắc phục sự cố thiên tai, chủ động khi nguồn nước có sự biến đổi do thời tiết.

SVTH: Vũ Thị Huế 14 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Vì Những lý do đó, em lựa chọn: "Ngiên cứu cửa van phẳng đóng mở bằng vit-me
chạy điện" để điều tiết nước trên công trình này.

1.4 Cửa van phẳng trên công trìnhđiều tiết nước tiểu dự án PHÚ MỸ.

1.4.1 Giới thiệu về cửa van phẳng trên công trình.

Cửa van phẳng là hình thức ra đời sớm nhất trong các loại cửa van sử dụng trong
công trình thủy lợi và đến nay còn áp dụng rộng rãi do cửa van phẳng có kết cấu đơn
giản, dễ gia công chế tạo, vận hành thuận lợi. Cửa có thể là bằng gỗ, vật liệu tổng hợp, bê
tông cốt thép và thép. Hiện nay phần lớn làm bằng thép.

Cửa van phẳng được sử dụng hiện nay có một số trường hợp như : cửa van phẳng
trượt, cửa van phẳng bánh xe, …

Cửa van phẳng trượt là loại cửa van đơn giản nhất. Bản mặt gồm có tấm thép bưng để
chắn nước và khung xương bằng thép hình để tăng cứng và ổn định. Hai dầm biên đứng
gắn gối tựa động trượt, các cạnh đều có gioăng chắn nước. Các gối tựa động thường làm
bằng kim loại chống ăn mòn liên kết chặt với các bề mặt chịu tải. Thường được sử dụng
trên các kênh tưới, công trình sử lý chất thải, cửa xả đáy, cửa tràn hồ chứa loại nhỏ.

1.4.2 Nguyên lý hoạt động

Để nâng hạ cửa van ta dùng thiết bị đóng mở:

Khi kéo cửa van lên các gối tựa động trượt dọc theo ray trượt đặt trong khe van liên
kết với bê tông. Các gối tựa động có thể là kim loại chống mòn (cửa van phẳng trượt).
Các gioăng kín nước cũng được tựa trên mặt phẳng gắn trong khe van.

Khi cửa van đóng gioăng kín nước không cho nước rò rỉ qua giữa khe cửa và khe van.
Khi vận hành các gioăng trượt trên mặt tựa gioăng. Khi cửa van chuyển động, bộ phận cữ
giúp cho cửa van chuyển động đúng hướng không bị rung động mạnh.

1.4.3 Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng.

SVTH: Vũ Thị Huế 15 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

a, Ưu điểm

- Có thể làm cửa với kích thước lớn.

- Kích thước không gian nó chiếm theo hướng dòng chảy tương đối nhỏ.

-Tấm cửa có thể di dời khỏi miệng lỗ, tiện cho việc kiểm tra, ..

-Dễ sử dụng kiểu đóng mở di động, thiết bị đóng mở đa dạng.

b,Nhược điểm

Yêu cầu đặt máy tương đối cao, trụ pin cống tương đối dài và dày.

- Rãnh cửa có ảnh hưởng tới dòng chảy, đối với cửa cống có cột nước cao đặc biệt bất
lợi.

- Số lượng cấu kiện chôn vào bê tông tương đối nhiều.

- Lực đóng mở tương đối lớn, chịu ảnh hưởng nhiều của lực ma sát, do đó cần phải sử
dụng thiết bị đóng mở có công suất lớn.

c, Phạm vi sử dụng.

Hiện nay cửa van phẳng được sử dụng rất rộng rãi trong các công trình lấy nước, tưới
tiêu, trên đập tràn cần điều tiết lưu lượng, trên các công trình điều tiết kênh. Cửa đã áp
dụng có chiều rộng từ 0,6m - 80m, thông dụng nhỏ hơn 20m.

1.4.4 Thiết bị đóng mở kiểu vít.

a, Nguyên lý cấu tạo thiết bị đóng mở kiểu vít

Máy đóng mở kiểu vít dựa trên nguyên lý làm xoay đai ốc chịu lực xung quanh tâm trục
vít, đai ốc được cố định và truyền lực đến trục vít, làm trục vít tịnh tiến theo hướng tâm
trục kéo theo cửa van lên (mở) hoặc ấn cửa van xuống (đóng). Máy đóng mở kiểu vít
thông thường có các bộ phận chủ yếu:

+ Đai ốc chịu lực làm nhiệm vụ truyền lực.

+ Trục vít, gắn liền với tai cửa van làm nhiệm vụ nâng hạ cửa.

SVTH: Vũ Thị Huế 16 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

+ Bộ phận truyền động lực (sức người hoặc sức điện) để làm quay đai ốc chịu lực;

IV I

II

III

1 2 3

Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo của vít me vừa quay tay, chạy điện

Cấu tạo của thiết bị đóng mở cửa van vừa quay tay vừa chạy điện:

1: Hộp chịu lực; 2: Hộp giảm tốc; 3: Động cơ điện

- Quay tay: Quay tay được gắn vào vị trí trục I. Khi quay quay tay chuyển động quay cho
trục số II qua khớp nối tác dụng lên cặp bánh răng côn trong hộp chịu lực bánh răng lớn
trong hộp chịu lực có trục trùng với trục vít me lắp với đai ốc và đặt trên hai ổ bi đỡ chặn.
Khi bánh răng quay làm quay đai ốc, nó ăn khớp với trục vít me. Đai ốc quay tạo cho vít
me chuyển động tịnh tiến lên xuống tùy theo chiều quay đai ốc. Như vậy cửa van lắp vào
trục vít me cũng được truyền động lên xuống.

- Chạy điện: Khi động cơ điện 3 quay nó chuyền chuyển động quay cho trục III, khi trục
III quay dẫn theo trục II quay nhờ sợ ăn khớp của cặp bánh răng trụ.chuyển động quay
trục II được truyền qua khớp nối tác dụng lên cặp bánh răng côn trong hộp chịu lực bánh
răng lớn trong hộp chịu lực có trục trùng với trục vít me lắp với đai ốc và đặt trên hai ổ bi
đỡ chặn. Khi bánh răng quay làm quay đai ốc, nó ăn khớp với trục vít me. Đai ốc quay
tạo cho vít me chuyển động tịnh tiến lên xuống tùy theo chiều quay đai ốc. Như vậy cửa
van lắp vào trục vít me cũng được truyền động lên xuống.

1.4.5. Ưu nhược điểm của máy đóng mở kiểu vít.

a. Ưu điểm

-Giá thành rẻ, chế tạo, bảo dưỡng, quản lý vận hành dễ dàng, thuận lợi.

SVTH: Vũ Thị Huế 17 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

-Có thể áp dụng tốt cả ở những nơi có hoặc không có điện.

- Chịu được rung động cửa van do thủy động của dòng chảy gây nên, mặt bằng bố trí thiết bị hẹp

b. Nhược điểm:

- Hiệu suất rất thấp.

-Khi vít me và đai ốc chế tạo không chính xác, các bước vít không đều nhau, không
thẳng góc, sẽ gây ra ma sát và lực kẹt lớn.

- Nếu chiều cao nâng lớn, vít me dài cao không đảm bảo mỹ thuật, dễ bị cong trục khi
phải ấn. Khi tải trọng lớn, kết cấu của máy nặng nề, công suất động cơ lớn, quay tay rất
nặng và chậm.

SVTH: Vũ Thị Huế 18 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ


VÀ VẬT LIỆU.

2.1. Mô hình phương pháp tính toán cửa van.

2.1.1 Thông số vận hành ban đầu cửa van.

Cửa van phẳng đóng mở tịnh tiến khi đóng mở kéo theo chiều thẳng đứng, cánh cửa
di chuyển dọc theo khe van. Khi chuyển động cửa van khắc phục lực ma sát giữa phần
tĩnh và gối tựa của phần động và gioăng kín nước.

Khi vận hành dòng chảy tương quan với vị trí đặt cửa là dòng chảy cả phía trên và
phía dưới.

Cửa được lắp trên cống lộ thiên, mực nước thượng lưu thấp hơn đỉnh cửa, không sử
sụng gioăng kín nước cạnh trên đỉnh.

Là loại cửa van cột áp thấp.

Yêu cầu vận hành đảm bảo các thông số.

+ Năng lực tháo.

+ Xả rác trôi nổi.

+ Vận hành áp lực đầu nước.

+ Tải trọng lên các kết cấu bê tông.

+ Không bị rung động.

+ Dễ điều chỉnh thủy lực.

+ Đóng mở dễ dành trong trường hợp khẩn cấp.

2.1.2 Loại tải trọng, tổ hợp tải trọng tác dụng lên cửa van phẳng.

Nhiệm vụ của cửa van trên công trình là phải điều tiết được nước, đảm bảo lưu lượng
tháo cần thiết.đã tính toán trước. Cửa van phải hoạt động ổn định, an toàn đáp ứng điều
kiện thực tế của công trình. Trong quá trình làm việc cửa van chịu rất nhiều tải trọng tác
dụng lên nó, bao gồm:

+ Áp lực nước tĩnh

SVTH: Vũ Thị Huế 19 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

+ Áp lực nước động

+Trọng lượng bản thân

+ Lực quán tính

+ Áp lực gió, sống

+ Áp lực do chân không ma sát….

+ Nhiệt độ môi trường làm việc…

+ Đất cát, vật trôi nổi…

Dựa vào chức năng, điều kiện làm việc và môi trường làm việc cụ thể của công trình
ta lựa chọn tải trọng và tổ hợp tải trọng theo trường hợp tải trọng thông thường để tính
toán trường hợp bất lợi nhất của cửa van với sự kết hợp của các loại tải trọng sau: Áp lực
thủy tĩnh , áp lực thủy động, trọng lượng cửa van, lực quán tính, luawcj bùn cát, lực vận
hành.

2.1.3 Tính toán các lực trong trường hợp bất lợi nhất.

a. Áp lực nước tĩnh tác dụng lên cửa van phẳng trên mặt.

1
P= × γ × B × H2
2
1
Z= ×H
3
Trong đó:

P- Tổng áp lực nước tác dụng lên cửa van.(kN)

γ- trọng lượng riêng của nước. (kN/m3)

B- khoảng cách hai gioăng chắn nước.(m)

H - chiều cao cột nước lớn nhất bên thượng lưu và hạ lưu. (m)

Z - khoảng cách từ P đến ngưỡng. (m)


b. Ước tính trọng lượng cửa van.
Áp dụng công thức 4.43 sách TBTC ta có:
G = 2,387 × B × (h × H)0,643

SVTH: Vũ Thị Huế 20 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

c.Lực ma sát gioăng: Áp dụng công thức 10.17 sách TBTC:


Tms = f × N
d. Lực đẩyi Acsime.
Áp dụng công thức theo hình 9.31a sách TBTC:
GA = γ × (B × Ht × b)
e.Lực hút thủy động
Vj2
Ph = γ × B × ( ) × Te
2×g
f. Lực ma sát thanh trượt.

∑ Fms = R × f2

g.Lực đẩy nổi.


Áp dụng công thức hình 9.31 sách TBTC ta có:
Pđn = γ × B × H × (a + 0,5b)
2.2.Tiêu chuẩn thiết kế cửa van.
Quá trình thiết kế dựa theo " TCVN 8299-2009 - Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ
thuật trong thiết kế của van khe van bằng thép" .
Theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và
kiểm tra.
Theo khoản 1 điều 7 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Khi tính toán kết cấu cửa van phải căn cứ vào tải trọng bất lợi nhất và điều kiện cụ
thể công trình có thể phát sinh để tính toán kiểm tra độ bền, độ cứng và tính ổn định của
cửa van.
Tính toán thiết kế phải đảm bảo tiết kiệm kim loại, chọn sơ đồ tới ưu cho công trình
và tiết diện của cấu kiện trên cơ sở kinh tế kỹ thuật. Có biện pháp chống ăn mòn hợp lý.
Sơ đồ tính toán và những giả thiết tính toán cơ bản phải thể hiện được điều kiện làm
việc thực tế của cửa van.
Trị số ứng suất lớn nhất của kết cấu khi tính toán không được vượt qua ứng suất cho
phép của vật liệu.

SVTH: Vũ Thị Huế 21 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

2.3 Lựa chọn vật liệu chế tạo chế tạo các chi tiết trên cửa van.
2.3.1. Vật liệu chế tạo cửa van.
Cửa van làm việc trong môi trường nước, chịu áp lực của nước, chịu va đập, bị oxi
hóa. . . Nên ta chọn vật liệu là thép không gỉ cho toàn bộ các bộ phận của cửa van vì: có
độ bền cơ tính lớn hơn các loại thép các bon kết cấu thông thường, ngoài ra còn có độ dai
cao hơn.
- Chọn vật liệu chế tạo cửa van là thép CT38 có độ bền trung bình và kahr năng hàn tốt,
không yêu cầu xử lý có:
σch = 240MPa; σk = 400 MPa; δ = 23%;
- Ứng suất cho phép hay cường độ tính toán theo trạng thái giới hạn của vật liệu được
xác định theo công thức 6.6 sách TBTC.
σu = Rtc . C. k. m. mv
Trong đó:

Rtc - sức kháng tiêu chuẩn của vật liệu. Rtc = σch =2400 (daN /cm2)

C- hệ số chuyển đổi từ cường độ chính sang cường độ tiêu chuẩn. Với thép không gỉ
CT38 thì: C = 1, 05 cho trạng thái ứng suất uốn, kéo, nén,

C = 0, 7 cho ứng suất cắt ( tra bảng 6.4- sách TBTC)

k- là hệ số kể đến tính đồng chất của vật liệu: k = 0, 85;

m- là hệ số lấy theo điều kiện làm việc. m = 0, 85;

mv - là hệ số tính theo cấp công trình. Công trình mà ta đang đi thiết kế cửa van là
công trình cấp III:mv = 1, 0.

→ σu = Rtc × C × k × m × mv = 2400 × 1, 05 × 0, 85 × 0, 85 × 1
= 1361 (daN/cm2 )

TT Trạng thái ứng suất Giá trị ứng suất cho phép Ký hiệu Đơn vị

1 Kéo, uốn , nén 1361 [σ]u,k,n daN/cm2

2 Cắt 1361 [σ]c daN/cm2

SVTH: Vũ Thị Huế 22 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

2.3.2 Vật liệu chế tạo chi tiết cơ khí.

Chọn vật liệu chế tạo là thép các bon thông thường có mác C45tôi cải thiện có giới
hạn chảy là σch = 450MPa

Ứng suất cho phép của vật liệu

RTC × C
[σu ] =
k1 × k 2 × k 3 × k 4

Trong đó:

RTC = σch - Là ứng suất kháng của vật liệu.

C - hệ số chuyển đổi từ cường độ chính sang cường độ tiêu chuẩn. C= 1,05 cho trạng thái
ứng suất uốn kéo nén. C= 0,6 cho ứng suất cắt.

K1=1 - Hệ số đồng chất của vật liệu.

K2=1,3 - Hệ số chức năng chi tiết.

K3=1,2 - Hệ số điều kiện làm việc.

K4= 3 - Hệ số an toàn.

TT Trạng thái ứng suất Giá trị ứng suất cho phép Ký hiệu Đơn vị

1 Kéo, Uốn ,Cắt 1010 [σ]b daN/cm2

2 Cắt 577 [τ]c daN/cm2

2.3.3. Vật liệu chế tạo bulong đai ốc.

Chọn mác thép SUS304 theo sách TKCTM tập 2 có σch= 241MPa.

Bulong đai ốc làm việc chịu ép mặt và cắt:

[σep ] = RTC × C × k × m

[τc ] = RTC × C × k × m

Trong đó:

RTC = σch - Là ứng suất kháng của vật liệu.

SVTH: Vũ Thị Huế 23 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

C - hệ số chuyển đổi từ cường độ chính sang cường độ tiêu chuẩn. C= 1,05 cho trạng thái
ứng suất uốn kéo nén. C= 0,7 cho ứng suất cắt.

K1=0,89 - Hệ số đồng chất của vật liệu.

m=0,9 - Hệ số lấy theo điều kiện làm việc chịu tải trọng đặc biệt.

TT Trạng thái ứng suất Giá ứng suất cho phép Ký hiệu Đơn vị

1 Ứng suất pháp khi ép mặt 2027 [σep] daN/cm2

2 Ứng suất khi cắt 1351 [τc] daN/cm2

2.3.4.Mối hàn.

Cường độ tính toán của đường


Loại đường hàn Trạng thái ứng suất hàn trong kết cấu thép CT38 Ký hiệu
(daN/ cm2)

Nén 1490 Rhn

Kéo 1490 Rhk


Hàn nối đầu
Uốn 1565 Rhu

Cắt 895 Rhc

Kéo, Nén, Cắt


Hàn góc ((phương pháp 755 Rhg
thông thường)

2.3.5.Gioăng kín nước.

Tiêu Phương pháp


TT Các chỉ tiêu cơ lý Đơn vị
chuẩn thử

1 Giới hạn bền khi dựt đứt daN/cm2 ≥180 ГOCT 270-75

Mẫu loại 1 dày


2 Độ dãn dài tương đối % ≥ 500
2mm

Mẫu loại 1 dày


3 Độ dãn dài dư % ≤ 40
2mm

SVTH: Vũ Thị Huế 24 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

4 Sức kháng rạn nứt daN/cm2 ≥ 70 ГOCT 263-75

5 Độ cứng Shor ≤ 70 ГOCT 263-75

6 Hệ số lão hóa Gh sau 144h ở 700C 0,7

Độ nở khối trong nước 700C sau


7 % ≤2 ГOCT 9030-75
24h

8 Độ chống mài mòn cm3/kW 450 ГOCT 426-75

9 Độ chống xé rách, rạn nứt dN/cm2 ≥ 60 ГOCT 267-75

10 Độ dẻo, độ nẩy 45

11 Khối lượng riêng g/cm3 1,0-1,3 ГOCT 207-75

SVTH: Vũ Thị Huế 25 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CỬA VAN PHẲNG TRÊN CÔNG
TRÌNH.

3.1. Các thông số tính toán cửa van.

Bảng thông số cửa van phẳng trên mặt

Cao trình Chiều Khoảng


Chiều
rộng cách giữa 2
Thượng rộng cửa
Hạ lưu Đỉnh Ngưỡng thông gioăng chắn
lưu van
thủy nước

∇TL ∇HL ∇Đ ∇N B Bc B1

m m m m m m m

+6,16 +3,00 # +3,00 2 2,34 2,14

Sơ đồ lắp đặt :

615
172 270 173
90

90
3015
30
15

L=620; Lr=550cm
L=620; Lr=550cm
468

187

187

30 240 30 240 30
30
435

405
30

91
204 204
187

187

20
15
100

30 275
305
400

400
430

350
490

84 72
90

90
60

30 356 50 200 70 200 50 30 126 350 70


956

Hình ảnh: Sơ đồ lắp đặt cửa van trên công trình thủy lợi

SVTH: Vũ Thị Huế 26 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Cột nước thượng lưu: Ht = ∇TL − ∇N = 6,16 − 3,0 = 3,16(m)

Cột nước hạ lưu: Hh = ∇HL − ∇N = 3,0 − 3,0 = 0(m)

3.2 Xác định các thông số tính toán cửa van.

Khi vận hành cửa van phải chịu tác động của nhiều yếu tố như: Áp lực thủy tĩnh, áp
lực thủy động, áp lực gió, các lực ma sát, lực đẩy acsimet, lực động đất,...

3.2.1 Áp lực thủy tĩnh


h=3,35 m

H =3,16m

P t

Z=1,053m

Hình ảnh: Sơ đồ áp lực nước tĩnh tác dụng lên cửa van

Ta có:

- Trọng lượng riêng của nước: γ = 9,81 kN/m3

- Áp lực nước tác dụng lên cửa van:

1 1
P= × γ × B1 × Ht 2 = × 9,81 × 2,14 × 3,162 = 104,82(kN)
2 2
- Trọng tâm của áp lực nước :

1
z= × Ht = 1,053 (m)
3

SVTH: Vũ Thị Huế 27 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

3.2.2 Xác định vị trí đặt dầm

Vì cửa có khẩu độ nhỏ nên ta bố trí sơ bộ cửa van goomg 5 dầm ngang và 5 dầm
đứng, và các dầm biên đứng và ngang. Theo công thức 4.6 và 4.7 giáo trình TBTC ta có:

- Chiều sâu hk:

k
hk = h × √
n

- Chiều sâu của dầm ngang:

2×h 3 3
yk = × [k 2 − (k − 1)2 ]
3 × √n

Thay các giá trị vào ta có bảng sau:

k 1 2 3 4 5

hk(m) 1,565 2,214 2,711 3,13 3,5

yk(m) 1,043 1,907 2,471 2,956 3,319

Các dầm ngang và dầm đứng có khoảng cách sao cho chịu lực tương tự nhau và tiện
cho việc thiết kế chế tạo lắp đặt. Do đó ta thay đổi các thông số khoảng cách giữa các
dầm ngang như sau:

k 1 2 3 4 5

yk(m) 0,65 1,25 1,85 2,35 2,85

3.2.3 Tấm thép bưng, ô bản mặt.

Từ số liệu bài ra ta có bề rộng thông thủy B=2 m, khoảng các giữa hai gioăng chắn
nước là B1=2,14 m. Khoảng cách đặt hai gối tựa là L= 2,34 m, chiều dài cửa h=3,5m.

Vật liệu làm tấm thép băng là CT38

+)Chiều dày tấm thép bưng

SVTH: Vũ Thị Huế 28 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

k × ρ × a2
δ=√
100 × σ2

+ Áp suất nước tĩnh ô dầm ρ=γ×H

+Tỷ lệ kích thước dài rộng ô dầm b/a.

Trong đó:

b là chiều dài ô dầm (m)

a là chiều rộng ô dầm (m)

+Ứng suất ô bản mặt σ (Mpa)

+Ta có bảng sau

SVTH: Vũ Thị Huế 29 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

p
yk b a σx σy
tt b/a Hk (N kx ky
(m) (m) (m) /mm2 ) (Mpa) (Mpa)

0,32
0 0 0,65 0,39 1,67 3,19.10-3 52,6 29,1 1,997 1,485
5

0,6 1,53 0,95


1 0,60 0,39 9,32.10-3 49,4 29,8 3,308 2,569
5 8 0

2 1,25 0,60 0,39 1,538 1,550 0,0152 49,4 29,8 4,224 3,281

3 1,85 0,50 0,39 1,282 2,100 0,0206 45,7 30,1 4,730 3,839

4 2,35 0,50 0,39 1,282 2,600 0.0255 45,7 30,1 5,262 4,271

5 2,85 0,50 0,39 1,282 3.100 0,0304 45,7 30,1 5,746 4,663

kρa2 √45,7 × 0,0304 × 3902


δmax =√ = = 8,00 (mm)
100σ2 max √100 × 5,7462

Để đảm bảo điều kiện bền ô bản mặt chọn chiều dày tấm thép bưng lớn hơn chiều dày
δmax ta chọn: δ = 10 (mm).

Tính lại số dầm ngang của cửa van:

hc H 3,5 3,16
N = 100 × ×√ = 100 × ×√ = 4,22 < 5
δ 2 × [σu ] 10 2 × 108,375

Trong đó:

N là số lượng dầm ngang

hc là chiều cao cửa van (m)

SVTH: Vũ Thị Huế 30 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

H là chiều cao cột nước tác dụng vào trọng tâm cửa (m)

Δ là chiều dày tấm thép bưng (mm)

[σu] là ứng suất uốn cho phép (MPa)

Do đóchọn 5 dầm thỏa mãn.

3.2.4 Tính toán dầm ngang.

a. Biểu đồ nội lực và momen dầm ngang.

Vật liệu chế tạo dầm ngang là thép CT38.

Dầm ngang được coi như dầm đơn gối lên hai gối tựa chịu tác dụng của áp lực q.

Cửa van có kích thước không lớn, nên ta tính toán cho các dầm chịu lực gần bằng
nhau:

Lr G
L
52,41
Qy
(kN)

52,41

Mx
(kN.m) 5,24 5,24

117,398
My
(kN.m)

12,519

Lực cắt Qy và momen Mx do q gây ra

P 104,82 kN
q= = = 48,891
Lr 2,14 m

SVTH: Vũ Thị Huế 31 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

-Phản lực tại A, B

FA + FB − q × LR = 0
{ L L
q × LR × − FB × = 0
2 2

Trong đó: L= 2,34 m; Lr=2,14 m

Giải phương trình ta được: FA = FB = 52,41kN

Dựa vào biểu đồ momen ta có: Q max = 52,41kN

MC = MD = 5,24 kNm

Mmax = 117,398 kNm

Momen uốn do tải trọng G gây ra trên dầm ngang:

G = 2,387 × B × (h × H)0,643 = 10,7 kN

My = 12,519kN. m

b. Chọn kích thước dầm ngang.

- Khi số lượng dầm ngang đã xác định, bước tiếp theo là lựa chọn khích thước dầm.

+) Chiều cao bản bụng Ld vì lý do kết cấu cột nước và nhịp càng lớn thì chiều cao của
dầm càng cao. Để thuận lợi cho việc tính toán sơ bộ ta chọn chiều cao các dầm ngang
theo bảng 7.3 sách TBTC.

1 1
Ld = ( ÷ ) × L = (0,145 ÷ 0,26)m
12 9

+) Độ dày tối thiểu:

P
tb =
2 × h × [τ ]

Trong đó:

SVTH: Vũ Thị Huế 32 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

tb là chiều dày bản bụng cm

P là áp lực nước tác dụng lên dầm,N

H là chiều cao bản bụng,cm

[τ] là ứng suất cho phép thép CT38 N/cm2

Trong tính toán sơ bộ chọn:


1
tb = L = (0,0097 ÷ 0,017)m
15 d

+) Bản cánh có độ dày lớn hơn hoặc bằng bản bụng.

- Thông số dầm ngang

Để tối giản thời gian tính toán thiết kế thi công và từ những số liệu tính toán sơ bộ ta
chọn: thép chữ I16 theo TCVN 1655-75 để làm dầm ngang có thông số như sau:

Hệ số - 16 Khối lượng một m chiều dài kg 15,9

h mm 160 Jx cm4 873

b mm 81 Wx cm3 109

d mm 5,0 ix cm 6,57

t mm 7,8 Sx cm3 63,3

R mm 8,5 Jy cm4 58,6

r mm 3,5 Wy cm2 14,5

Diện tích mặt cắt


cm2 20,2 iy cm 1,7
ngang

SVTH: Vũ Thị Huế 33 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

d x
h

Tiết diện dầm ngang bao gồm:

h - chiều cao. r - bán kính lượn chân.

b - chiều rộng chân. J - momen quán tính.

d - chiều dày thân. W - Momen cản.

t - chiều dày trung bình của chân. S - momen tĩnh của nửa mặt cắt.

R - bán kính lượn trong i - bán kính quán tính

c. Kiểm tra các điều kiện bền.

+) Kiểm tra điều kiện bền của dầm.

Mmax 117,398 × 100 daN


σ= = = 107,696 2
Wx 109 cm

Q max × Sc 52,41 × 63,3 × 100


τ= = = 760,035 kN
Jx × d 873 × 0,5

2 daN
σtd = √σ2 + 3 × τ2 = 1320,81 < 1361𝑑𝑎𝑁/𝑐m2
cm2

Do vậy dầm đã chọn thỏa mãn điều kiện ứng suất.

- Kiểm tra độ cứng.

Ftc 5 × qtc × l3 1
= ≤
l 384EJ 600

Trong đó:

SVTH: Vũ Thị Huế 34 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

qtc - Tải trọng tiêu chuẩn. kN/m

np - Hệ số quá tải np = 1,1÷ 1,2

q 48,891
qtc = = = 40,7425 kN/m
np 1,2

E = 2,1×106 kg/cm4

J = 873 cm4

L = 2,34 m

Suy ra:

5 × 40,7425 × (2,34 × 100)3 −5


1
6
= 1,63 × 10 ≤ = 1,6 × 10−3
384 × 2,1 × 10 × 873 600

Như vậy dầm có độ cứng phù hợp với bài ra.

+) Bản mặt hàn cứng với dầm ngang lên một phần của bản mặt cũng tham gia chịu uốn.
Do đó trên thực tế ứng suất của dầm nhỏ hơn.

3.2.5 Tính chọn dầm đỉnh và đáy.

a. Thông số dầm đỉnh và đáy

+ Chọn dầm làm bằng thép chữ U160 có thông số như sau:

Ký hiệu - 16 Khối lượng một m chiều dài kg 14,2

h mm 160 Jx cm4 747

b mm 64 Wx cm3 93,4

d mm 5,0 ix cm 6,42

t mm 8,4 Sx cm3 54,1

R mm 8,5 Jy cm4 68,3

r mm 3,5 Wy cm2 13,8

SVTH: Vũ Thị Huế 35 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Diện tích mặt cắt iy cm 1,7


2
cm 18,1
ngang Z0 cm 1,8

r
R
h x x
d

b
y

Tiết diện dầm bao gồm:

h - chiều cao. r - bán kính lượn chân.

b - chiều rộng chân. J - momen quán tính.

d - chiều dày thân. W - Momen cản.

t - chiều dày trung bình của chân. S - momen tĩnh của nửa mặt cắt.

R - bán kính lượn trong i - bán kính quán tính

Z0 - tọa độ trọng tâm.

b. Kiểm tra điều kiện bền.

+ Ứng xuất pháp:

Mmax 117,398 × 100 daN


σ= = = 125,693
Wx 93,4 cm2

Q max × Sc 52,41 × 54,1 × 100


τ= = = 759,138 kN
Jx × d 747 × 0,5

+ Ứng xuất tương đương:

SVTH: Vũ Thị Huế 36 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

2 daN
σtd = √σ2 + 3 × τ2 = 1320,86 2
< 1361𝑑𝑎𝑁/𝑐m2
cm

- Kiểm tra độ cứng.

Ftc 5 × qtc × l3 1
= ≤
l 384EJ 600

Trong đó:

qtc - Tải trọng tiêu chuẩn. kN/m

np - Hệ số quá tải np = 1,1÷ 1,2

q 48,891
qtc = = = 40,7425 kN/m
np 1,2

E = 2,1×106 kg/cm4

J = 747 cm4

L = 2,34 m

Suy ra:

5 × 40,7425 × (2,34 × 100)3 1


6
= 1,89 × 10−5 ≤ = 1,67 × 10−3
384 × 2,1 × 10 × 747 600

Như vậy dầm có độ cứng phù hợp với bài ra.

+) Dầm hàn với bản mặt một phần bản mặt cũng tham gia chịu uốn cùng dầm do đó ứng
suất thực tế của dầm giá trị nhỏ hơn.

3.2.6 Tính toán dầm đứng.

a. Biểu đồ nội lực và momen

Vật liệu chế tạo dầm đứng là thép CT38.

Dầm chịu tải trọng nén được liên kết chặt với các dầm ngang, dầm đỉnh và dầm đáy.

Cửa van có khẩu độ nhỏ lên ta coi các dầm chịu lực gần bằng nhau.

Xét dầm đứng như một dầm liên tục liên kết chặt với dầm đáy và dầm đỉnh như một
dầm ngàm hai đầu chịu tác dụng của lực tập trung P=104,82 kN là lực thay thế áp lực
nước q phân bố, nằm tại vị trí Z=1,0533 m. Như hình sau:

SVTH: Vũ Thị Huế 37 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

P'2
R1 R2
Z

L=3,35m

57,78

Q
(kN)

34,895 47,04

M
(kN.m)
34,895
52,891

Ta có phương trình:

R1 + R 2 − P = 0
{
P × z − R2 × L = 0

Trong đó P=104,82 kN; Z=1,0533m; l=3,35 m.

Thay số vào phương trình ta có:

R1 = 57,78 kN; R 2 = 47,04 kN

Dựa vào biểu đồ moment ta có: Q max = 57,78kN

Mmax = 52,891 kN. m

b. Chọn sơ bộ dầm đứng.

- Chiều cao dầm đứng.


1 1
H=( ÷ ) L = (0,145 ÷ 0,26)m
12 9

L= 3,35 m. Chiều dài cửa van.


H- Chiều dài dầm đứng, mm.
Chọn H= 160 mm
- Chiều dày bản bụng.

SVTH: Vũ Thị Huế 38 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

1
t= H = (0,0097 ÷ 0,017)m
15
Chọn t=10mm
c. Tính chọn dầm đứng.
Chọn dầm đứng làm bằng thép CT38.
Có dạng hình hộp chữ nhật đặc dài 160mm, dày 10mm
+ Diện tích mặt cắt ngang:
F = 16 × 1,0 = 1,6 cm2
+ Tọa độ trọng tâm.
Yc = 8,0cm
+ Momen quán tính bản mặt.
16 × 1,03
Jy = = 1,33 cm4
12
163 × 1,0
Jx = = 341,33 cm4
12
+ Tọa độ trục trung hòa xa nhất:
Yxn = 8,0 cm
+ Momen chống uốn xa nhất:
Jx 341,33
Wx = = = 42,667 cm3
Yxn 8,0
Jy 1,33
Wy = = = 2,66 cm3
xxn 0,5
- Kiểm tra điều kiện bền.

Mx My 52,891 × 100 daN daN


σ= + = = 123,962 < 1361
Wx Wy 42,667 cm2 cm2
Dầm đã chọn thỏa mãn điều kiện bền.
- Kiểm tra độ cứng.

Ftc 5 × qtc × l3 1
= ≤
l 384EJ 600

(104,82/3,35/1,2) × 5 × 2,343
↔ 6 3
= 0,87 × 10−4 < 1,67 × 10−3
(
384 × 2,1 × 10 × 1 × 16 /12 ))

SVTH: Vũ Thị Huế 39 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Dầm đã chọn đảm bảo độ cứng.


+) Dầm đứng hàn với bản mặt lên một phần bản mặt cũng tham gia chịu uốn cùng dầm.
Trên thực tế momen chống uốn lớn hơn với kết quả tìm được bên trên. Do đó ứng suất
nhỏ hơn so với kết quả tìm đcược đã tính.
3.2.7 Tính chọn dầm biên.
Dầm được chế tạo từ thép CT38. Chịu tải trọng uốn.
Dầm biên được coi như một dầm đơn gối lên hai gối tựa thanh trượt chịu tác dụng lực
tập trung P=104,82 kN đặt tại Z=1,0533m, là lực thay thế cho lực phân bố q tấm thép
bưng bản mặt truyền xuống.
- Biểu đồ lực và momen:
P = qL = 104,82kN

Ta có:

FA + FB − P = 0
{ L
−FA × L1 + P × Z − FB × =0
2

L=3,35m; L1=0,5m; L2=1,6m; L3=1,25 m; z=1,0533m


Thay số vào phương trình ta có:
FA = 68,57kN; FB = 36,25 kN

A B
L1 L2 L3
L
68,57

Q
(kN)

36,25
M
(kN.m)

37,94

Dựa vào biểu đồ moment a có: Q max = 68,57 kN

SVTH: Vũ Thị Huế 40 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Mmax = 37,94 kN. m


- Chọn sơ bộ dầm biên
+ Lựa chọn dầm biên làm bảng thép chữ U160.
+ Dầm biên đứng hàn với bản mặt một phần bản mặt có tham gia chịu uốn cùng dầm.
- Đặc trưng hình học.
+ Tiết diện mặt cắt ngang của dầm: F=20,1 cm2
+ Tọa độ trọng tâm: Z0=1,8 cm
+ Momen quán tính theo tiết diện mặt cắt ngang: Jx=747 cm4; Jy=68,3 cm4
+ Tọa độ trục trung hòa xa nhất: Yxn= 8cm;Xxn=1,8 cm
- Kiểm tra điều kiện bền.
MX My 37,94 × 100 daN daN
σ= + = = 40,63 2 < 1361 2
Wx Wy 93,4 cm cm
Dầm đã chọn thỏa mãn điều kiện bền.
- Kiểm tra độ cứng.

Ftc 5 × qtc × l3 1
= ≤
l 384EJ 600

(104,82/3,35/1,2) × 5 × 2,343
↔ 6
= 3,26 × 10−4 < 1,67 × 10−3
384 × 2,1 × 10 × 747

Thỏa mãn điều kiện bền cứng.


+) Dầm biên được hàn cứng với bản mặt một phần bản mặt cũng tham gia chịu uốn cùng
dầm lên trên thực tế ứng suất tính toán lớn hơn so với thực tế.
3.2.8. Tính chọn gioăng chắn nước.
Do thường xuyên ngâm trong nước và phải chịu mài mòn cao nên ta chọn sơ bộ vật
chắn nước cạnh là loại gioăng P40 làm bằng cao su có mặt cắt ngang hình chữ P với
thông số:
+ b=20mm - chiều dày thân gioăng
+ l=120 mm - chiều dài gioăng
+R=a= 20mm - bán kính ngoài gioăng
+ r=3mm - bán kính trong gioăng.
+ t=10mm- độ dày chân gioăng,tấm kẹp gioăng.

SVTH: Vũ Thị Huế 41 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Gioăng được bố trí ở cạnh cửa tự vào của van và khe van. Gioăng chắn nước bằng cao
su bố trí ở mặt trước cửa van tỳ lên bản đỡ. Độ tỳ x= 5 mm (Dựa theo nguyên lý thiết kế
gioăng trang 231 sách TBTC)
Hình 2.9: Sơ đồ áp lực nước tác dụng vào a

gioăng
2
1. Tấm thép bưng.
2. Gioăng
b
3.Tấm kẹp gioăng
3

1
t

Gioăng kín nước trượt dễ bị mài mòn do ma sát, vì vậy ngiên cứu để giảm lực ma sát,
áp lực nước tĩnh tác dụng lên van không thể vượt quá giá trị cho phép, đảm bảo độ kín
nước của gioăng làm việc lâu dài.
- Lực ma sát gioăng: Áp dụng công thức 10.17 sách TBTC:
Tms = f × N
Trong đó:
f -hệ số ma sát giữa gioăng chắn nước và mặt tựa gioăng: f = 0,9 (bảng 10.2 sách
TBTC)
N - Phản lực tựa gioăng
P×L
N= × (b2 + a2 + a × t)
2×b
Ptb -áp lực thủy tĩnh lên gioăng (N/m2)
Ht 3,16 × 9,81 × 1000
Ptb = ×γ= = 15499,8 N/m2
2 2

l - chiều dài gioăng: L = 3,5 m

b= 0,02 m; a=0,02m; t=0,01 m


Ta được:
Tms = 25289N = 25,389kN

SVTH: Vũ Thị Huế 42 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

3.2.9 Tính toán lựa chọn cụm thanh trượt, nhíp trượt.
Người ta bố trí thanh trượt, nhíp trượt để đỡ áp lực nước lớn nhất tác dụng lên cửa van
phẳng. Vì lý do kinh tế, người ta bố trí khoảng cách thanh trượt và nhíp trượt sao cho
chúng có áp lực nước tác dụng đều nhau.
- Lựa chọn hình dạng kích thước cơ bản của bề mặt trượt của thanh trượt.

+ Lực tác dụng lên thanh trượt:


R = 2 × R1 = 2 × R 2 = P = γ × B × Ht2 = 104,82 kN
+ Bề dài thanh trượt:
18√R < ltt < 22,5 √R ↔ 184,28mm < ltt < 230𝑚𝑚 → 𝑐ℎọ𝑛 ltt = 200mm
. + Bề rộng thanh trượt: Q
1 1
btt = ( ÷ ) × R = (66,67 ÷ 100)mm
2 3
R1
Chọn btt= 90 mm
Rms
+Thanh trượt tỳ vào khe van, nằm ở vị trí Fc
giữa của van và khe van bên phía hạ lưu
Pz G
chứa gioăng
t tt = t + 2 × a − x = 10 + 2 × 20 − 5 R2
= 45mm Rms
Fc
+ Lựa chọn vật liệu làm thanh trượt là thép
SUS 304. Ph
+ Gồm hai thanh trượt nằm ở vị trí dầm ngang số 2 và số 5
- Kiểm tra độ bền và ứng xuất thanh trượt.
Áp dụng công thức 7.20, 7.21 sách TBTC ta có:

SVTH: Vũ Thị Huế 43 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

R×E
σu = 0,148√ = 3,62MPa < [σu ] = 13,61 Mpa
2 × ltt × btt
σu
τ= = 1,21 MPa < 13,61 𝑀𝑃𝑎
3
Trong đó:
R/2= 52,41 kN - lực tác dụng lên 1 thanh trượt
E=206000 Mpa - Modum đàn hồi thép.
ltt ×btt =0,018m2 - diện tích tiếp xúc của thanh trượt với khe van.
- Lực ma sát thanh trượt.

∑ Fms = R × f2 = 104,82 × 0,1 = 10,482 kN

Trong đó:
R=104,82 kN - Lực tác dụng lên thanh trượt.
f2= 0,08÷0,1 - Hệ số ma sát trong ổ.
- Chọn sơ bộ kích thước nhíp trượt.
Như hình vẽ.
+ Lực tác dụng lên nhíp trượt.
Fx = P × sinα = 104,82kN
Trong đó cửa van lệch so với phương
ngang một góc lệch α=90o

+ Lựa chọn vật liệu làm nhíp trượt là thép SUS 304.
+ Gồm 2 thanh trượt nằm ở vị trí bên thương lưu chịu tải trọng tác dụng của lực xô
ngang khi đóng mở cửa van. ở vị trí dầm ngang số 2 và số 5.
- Kiểm tra độ bền và ứng xuất nhíp trượt.
Áp dụng công thức

M Fx × E
σu = = 0,148√ = 11,12MPa < [σu ] = 13,61 Mpa
W 2×A

SVTH: Vũ Thị Huế 44 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

σu
τ= = 3,701MPa < 13,61 𝑀𝑃𝑎
3
Trong đó:
Ed = 206000MPa - modum đàn hồi của nền khe van.
A= 1911,06 mm4 - diện tích mặt cắt ngang nhíp trượt.
Fx/2= 52,41 kN - lực tác dụng lên 1 nhíp trượt.
3.2.10 Lựa chọn khe van.
a. Chọn sơ bộ kích thước khe van.
Chọn kích thước khe van như sau:
+ Chiều rộng khe van: B=260mm
Pt L
+ Chiều sâu khe van: chọn h=L= 200mm
+ Chiều dài khe van : chọn Lk=4000mm
+ Độ dày đường trượt :t =8mm
+ Khe van được chế tạo từ thép SUS 304.

t
b. Kiểm tra độ bền khe van.
+Tải tác dụng lên dầm biên đứng :
P 104,82
Pd = = = 52,41 kN
2 2
+Chiều cao dầm biên đứng là 3,35m do đó mỗi đơn vị chiều dài chịu tải là:
52,41 kN N
P′ = = 0,0156 = 15,6
3350 mm mm
+Momen chống uốn của nền là:
Ebt = 30000MPa
Ed = 206000MPa
+Chiều dài đơn vị:
b = 1 mm
+Ta có:
t3 83
I=b× =1× = 43,67mm4
12 12
t2 82
W=b× =1× = 10,67mm3
6 6

SVTH: Vũ Thị Huế 45 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

+Ta có môdum nền theo công thức 8.2 sách TBTC:

3 Ebt × b 4
k = 0,4 × Ebt √ = 321,2MPa
Ed × I

+Ta có hệ số nền ß theo công thức 8.7 sách TBTC:

4 k
β= √ = 0,0268
4 × Ed × I

+ Chiều dài hiệu quả:


π
Lef = = 117,223 mm < 200𝑚𝑚
β
Thỏa mãn.
+Momen uốn lớn nhất theo công thức 8.22 sách TBTC:
P′ cosh( β × h) − cos(β × h)
Mc = × = 141,786 Nmm
4 × β sinh( β × h) − sin(β × h)
+Ứng suất uốn:
Mc daN daN
σu = = 1328,83 2 < 2027 2
W cm cm
Thỏa mãn điều kiện bền uốn
+ Ứng suất tiếp:
Pt daN daN
[τ ] = = 12,795 2 < 1351 2
b × Lef cm cm
3.2.11. Ước tính trọng lượng cửa van.
Áp dụng công thức 4.43 sách TBTC ta có:
G = 2,387 × B × (h × H)0,643 = 10,7 kN
3.2.12 Lực đẩy Acsimet.
Lực đẩy acsimet bằng trọng lượng nước mà thể tích van chiếm chỗ.
Áp dụng công thức theo hình 9.31a sách TBTC:
GA = γ × (B × Ht × b)
Trong đó:
γ - Là trọng lượng riêng của nước: γ=9810 N/m2
Ht - Cột nước tác dụng: Ht=3,16m
B- Khoảng cách hai gioăng cạnh bên: B=2,14m

SVTH: Vũ Thị Huế 46 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

b= 180mm - chiều dày cửa van


Ta có: Pđ = 11940N = 11,94kN

3.2.13 Lực hút thủy động.


T=180mm

d=170mm d'=10mm

Sử dụng phương pháp Knapp tính lực kéo xuống do thủy động:
T = 0,18 m - là tổng độ dày tấm cửa.
α = 0o
Từ ngưỡng nằm ngang, tính độ dày tương đương theo công thức 5.22b sách thiết bị
thủy công cấu tạo và ứng dụng:
T×a
Te = = 0,18 m
T × tanα + a
Tại thời điểm mở cửa vận tốc là lớn nhất
m
Vj = √2 × g × (H − He − h) = √2 × 9,81 × (3,16 − 0 − 0) = 7,87
s
Trong đó: H là tổn thất cột nước trong hồ chứa
He là tổn thất cột áp cửa vào
h cột áp đầu đo áp tại đỉnh mạch co hẹp
Theo phương trình 5.23 sách thiết bị thủy công lực hút thủy động
Vj2
Ph = γ × B × ( ) × Te = 11,93kN
2×g
Trong đó:
Ph − lực hút thủy động, (kN)

SVTH: Vũ Thị Huế 47 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

B – chiều dài gioăng theo khẩu độ đáy cửa, B= 2,14 m


3.2.14 Lực đẩy nổi.
Áp dụng công thức hình 9.31 sách
TBTC ta có:
Pđn = γ × B × H × (a + 0,5b)
= 4408N = 4,408kN
Trong đó:
γ = 9180 N/m3
H= 3,16 m
B=2,14m
a= 0,016m - Khoảng cách từ mặt ngoài
bản mặt tới mép trước của gỗ kín nước.
b= 0,11 m - Chiều rộng vùng làm việc gỗ kín nước.

SVTH: Vũ Thị Huế 48 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN LỰA CHỌN HỆ THỐNG THIẾT BỊ ĐÓNG MỞ


KIỂU VÍT.

4.1 Lực đóng mở cửa van.

4.1.1 Lực mở cửa van kéo đứng

Lực mở cửa van phẳng kéo đứng theo công thức 10.1 sách TBTC ta có:

Q m ≥ k G . G + k ms × (Fms + Fc ) + Ph

Trong đó:

G – Trọng lượng cửa van,N ; G= 10,7 kN

k G − Hệ số tính đến khả năng tăng trọng lượng, chọn k G = 0,9

k ms − Hệ số ma sát, chọn k ms = 1,2 N

Ph − Lực hút cửa van, N ; Ph =11,93 kN

Fms − Lực ma sát của thanh trượt, N ; Fms =10,482 kN

Fc − lực ma sát của vật chắn nước, N ; Fc = 25,389kN

Q m ≥ 0,9 × 10,7 + 1,2. (10,482 + 25,389) + 11,93 = 64,6kN

→ Q m ≥ 64,6kN để an toàn ta Qm lớn hơn thêm 20 % do đó ta chọn Qm=77,52 kN

4.1.2 Lực hạ cửa van

Theo công thức 10.2 sách TBTC ta có:

Q đ ≥ −0,9 × G′ + k ms × (Fms + Fc ) + Pđ

Với :G′ = G − GA = −1,24 kN

GA- Lực đẩy nổi GA=11,94kN

G – Trọng lượng cửa van ; G= 10,7 kN

k ms − Hệ số ma sát, chọn k ms = 1,2 N

Fms − Lực ma sát của thanh trượt, N ; Fms =10,482 kN

SVTH: Vũ Thị Huế 49 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Fc − Lực ma sát của vật chắn nước, N ; Fc = 25,389kN

Pđ − Lực đẩy nổi, N; Pđ=4,66 kN

Ta có:

Q đ ≥ −0,9 × (−1,24) + 1,2 × (10,482 + 25,389) + 4,408 = 48,568kN

→ Q đ ≥ 48,568kN

Chọn biên độ an toàn 20 % Q vậy ta có lực đóng mở lớn nhất là:

Qđ = 58,28 Kn

4.1.3 Lựa chọn máy đóng mở.

Sử dụng máy đóng mở có sức nâng: Q ≥ Q m = 77520N = 7,7 T dựa vào TCVN
8301-2009. Lựa chọn máy đóng mở 10VĐ1 là loại máy đóng mở kiểu trục vít đai ốc có
lực đóng mở là 10 tấn, chạy điện kết hợp quay tay khi không có điện, có 1 trục vít đai ốc.

4.2 Tính toán hệ thống đóng mở kiểu vitme - đai ốc.

4.2.1 Lựa chọn thông số đầu vào cơ bản của hệ thống đóng mở.

Hành trình Vận tốc nâng


Lực đóng mở Chế độ làm việc
Chạy điện Quay tay

N mm m/ph #

77520 6200 0,116 0,01 Bình thường

4.2.2 Tính chọn động cơ.

+) Công suất tính toán máy đóng mở:

Q×ϑ
Nct =
∑ɳ

Trong đó :

Nct - Công suất tính toán KW

SVTH: Vũ Thị Huế 50 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Q=77,52kN - Lực đóng mở cửa van kN

v =0,116(m/ph) - Vận tốc đóng mở cửa van m/s

∑ ɳ - Hiệu suất truyền động

- Hiệu suất truyền động;

∑ ɳ = ɳ1n × ɳn2 × ɳ3 × ɳn4 × ɳn5

Tra bảng 2.3 trang 19 TKHDĐ tập 1 ta có:

- ɳ1= 0,96 : hiệu suất của cặp bánh răng thẳng với n=1 là số cặp bánh răng.

- ɳ2=0,95 : hiệu suất bộ truyền bánh răng côn máy n=2 số cặp bánh răng côn.

-ɳ3= 0,3 : hiệu suất bộ truyền trục vít - đai ốc.

- ɳ4=0,995:hiệu suất ổ lăn với n=5 số cặp ổ lăn

- ɳ5=1 :hiệu suất khớp nối với n=2 số khớp nối.

∑ ɳ = 0,243

- Công suất động cơ là:

77,52 × 0,116
Nct = = 2,621 kW
0,243 × 60

Các động cơ máy đóng mở kiểu vít chỉ làm việc với momen lớn hơn 40 % momen xoắn
tính toán.do đó để phù hợp nâng hạ ta cần động cơ cần phải có:

Nđc ≥ 2,621 × 1,4 = 3,669 kW

Tra bảng P1.3 sách TKHDĐ tập 1

Ta chọn động cơ 4A112MB6Y3 có thông số sau :

2p = 6, nđb = 1000 (vg/ph) ; Pđc= 4,0 (kW)

Vận tốc quay: 950 (v/ph)

4.2.3 Xác định tỷ số truyền và phân bố tỷ số truyền của máy.

a. Tỷ số truyền khi chạy điện.

SVTH: Vũ Thị Huế 51 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Áp dụng công thức 4 TCVN 8301-2009.

id = iGT × iCL

Trong đó:

iGT -tỷ số truyền hộp giảm tốc.

iCL tỷ số truyền hộp chịu lực.

Tra bảng 1TCVN 8301- 2009 ta có: Q <20 tấn lên ta được id=70,38; iGT=17,6;iCL=4.

b. Tỷ số tryuền động khi đóng mở quay tay.

Áp dụng công thức 5,6 TCVN 8301-2009 ta có:

Md
iqt =
Mqt

Mqt = P × r × m × k

Trong đó:

Md momen cần thiết khi quay đai ốc trên trục vit me.

Mqt Momen trên trục quay tay.

P lực 1 người.

r bán kính quay tay.

M là số người.

k hệ số quay không đều.

Tỷ số truyền động đóng mở bằng quay tay tăng lên tỷ lệ thuận theo lực nâng được chọn
theo bảng 2 TCVN8301-2009. Ta có: Q=10 tấn với iqt=8

4.2.4 Thiết kế truyền động vít- đai ốc.

a. Chọn vật liệu.

Vật liệu trục vít: Thép C45.

Vật liệu đai ốc: Ta thấy Q < 20 tấn lên chọn vật liệu là: GX 21 – 40.

b. Tính toán đường ren vít

SVTH: Vũ Thị Huế 52 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

- Đường kính ren trung bình của vít

Áp dụng công thức 8.1 sách TKHDĐ tập 1, ta có:

Q
d2 
 . H . h . q 

trong đó :

Q= 77520 N là lực đóng mở, N;

H2
H = = 1,2  2,5 là hệ số của đai ốc;
d2

h
h =  0,5 là hệ số chiều cao ren thang, với h là chiều cao ren; s bước ren;
s

[q] = 5 N/mm2  6 N/mm2 là áp suất cho phép lên ren giữa thép và gang;

[q] = 7 N/mm2 12 N/mm2 là áp suất lên ren cho phép giữa thép và thép.

Do đó :

77520
d2 ≥ √ = 67,59 mm
π × 1,2 × 0,5 × 9

Chọn d2=70 mm

- Chọn các thông số của ren

+ Chiều cao prôfin ren: h = 0,1 × d2 = 0,1 × 78 = 7 mm

+ Đường kính ngoài:d = d2 = d2 + h = 70 + 7 = 77mm

+ Đường kính trong: d1 = d2 − h = 63mm

+ Bước ren:p = 2 × h = 14 mm

+ Bước vít: ph = Zh × p = 1 × 14 = 14 mm

SVTH: Vũ Thị Huế 53 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Để đơn giản và tiết kiệm thời gian tính toán thiết kế ta chọn hướng ren là ren theo tiêu
chuẩn. Chọn loại ren là ren thang một đầu mối. Tra bảng P2.4 TKHDĐ tập 1 ren hình
thang một đầu mối ta chọnren có thông số sau:

D=d D2=d2 d3 D1=d1 D4 p=ph


80mm 75mm 69mm 70mm 81mm 10mm

c.Chọn các thông số của vít và đai ốc.

- Góc vít .

Áp dụng công thức 8.3 TKHDĐ tập 1 ta có:

ph 10
γ = arctan ( ) = arctan ( ) = 2,43o
π × d2 π × 75

- Kiểm tra điều kiện tự hãm.

Áp dụng công thức 8.5 sách TKHDĐ tập 1 ta có:

f
γ < 𝜌 = arctan ( ) = 5,91o
cosδ

Trong đó:

f là hệ số ma sát của cặp vật liệu vit và đai ốc, F=0,1.

δ là góc ngiêng của cạnh ren làm việc với ren hình thang lên chọn δ=15o

Ta có :γ = 2,34o < 𝜌 = 5,91o nên ren thỏa mãn điều kiện tự hãm.

d. Tính kiểm nghiệm về độ bền.

Tiết diện nguy hiểm nhất của của vít đai ốc là tạ vị trí tiếp nhận toàn bộ lực dọc
Q=77,52kN và momen là một trong hai giá trị của Tr - mômen ren và Tg - momen gối tỳ.

Áp dụng công thức 8.8 và 8.10 sách TKHDĐ tập 1 ta có:

d2
Tr = Q × tan(γ + ρ) × = 438354,74 N. mm
2

SVTH: Vũ Thị Huế 54 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

1 1
Tg = × f × Q × D0 = × f × Q × 2 × d = 496128 N. mm > Tr
3 3

Lấy giá trị Tg để tính .

Với thép T45 có:

σch
σch = 360 MPa → [σ] = = 120MPa
3

Áp dụng công thức 8.7 sách TKHDĐ tập 1 ta có:

2 2
4×Q T
σtd = √( ) + 3 × ( ) = 23,72 MPa < 120 𝑀𝑃𝑎
π × d12 0,2 × d13

Thỏa mãn điều kiện bền.

e. Kiểm ngiệm vít về độ ổn định.

+Để xác định độ mềm của vít, cần tính momen


quán tính J và bán kính quán tính i:

π × d12 d d1
J= × (0,4 + 0,6 × ) = 214,62 mm4
64 d1 L
d

4×J
i=√ = 0,25
π × d12

+ Theo công thức 8.16 sách TKHDĐ tập 1 ta có:

l 250
λ = μ × = 0,7 × = 700
i 0,25

μ = 0,5 - hệ số chiều dài.

l =250 mm - chiều dài gối đỡ.

Ta có λ>100 dùng công thức Ơle để tính giới hạn .

+ Theo công thức 8.17 sách TTHDĐ tập 1 ta có:

SVTH: Vũ Thị Huế 55 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

π2 × E × J π2 × 2,1 × 105 × 214,62


Fth = 2 = = 1037428,44N
μ × L2 0,52 × 2502

+Hệ số an toàn ổn định.

Fth
S0 = = 13,38 > [So ] = 4
Q

Thỏa mãn điều kiện ổn định.

f. Đai ốc.

- Xác định chiều cao đai ốc H2 và số vòng ren.

Theo công 8.6 sách TKHDĐ tập 1 ta có:

+ Chiều cao đai ốc:

H2 = h . d2 = 1,2 × 78 = 93,6 mm

+ Số vòng ren của đai ốc Z :

H2 93,6
Z = = = 9,36 Zmax = 12
p 10

Thỏa mãn yêu cầu bài ra.

- Kích thước còn lại của đai ốc.

Dựa theo điều kiện bền kéo, điều kiện bền dập và điều kiện bền cắt để lựa chọn kích
thước còn lại của đai ốc.

Trong đó: [σd ] = 80MPa; [σk ] = 40MPa; [τc ] = 30MPa. Là các ứng suất cho phép
của vật liệu gang để làm vít đai ốc.

+ Đường kính ngoài đai ốc.

4×Q
D≥ √ + d2 = 95,84mm
π × [σk ]

SVTH: Vũ Thị Huế 56 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Chọn D=100 mm.

+ Đường kính ngoài mặt bích đai ốc.

4×Q
D1 ≥ √ + D2 = 142,96mm
π × [σd ]

Chọn D1=150 mm

+ Chiều dày bích đai ốc.

Q
δ= = 9,139 mm
π × D × [τ c ]

Chọn δ=10 mm.

4.2.5 Thiết kế bộ truyền bánh răng côn.

Theo sơ đồ truyền động của máy đóng mở để truyền chuyển động quay cho đai ốc chịu
lực trong hộp chịu lực từ hộp giảm tốc tới cần sử dụng cặp bánh răng côn.

a. Chọn vật liệu

Ta chọn:

- Bánh nhỏ: Thép 45 tôi cải thiện, HB = 241-285

 b1 = 850 MPa,  ch1 = 580 MPa

- Bánh lớn: Thép 45 tôi cải thiện, HB = 192-240

 b 2 = 750 MPa,  ch 2 = 450 MPa.

b. Xác định ứng suất cho phép:


Bảng 6.2 trang 94 sách thiết kế hệ dẫn động tập 1, với thép 45 tôi cải thiện đạt độ rắn
HB 180-350:

 H0 lim = 2.HB + 70; SH = 1,1

SVTH: Vũ Thị Huế 57 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

 F0 lim = 1,8.HB; SF = 1,75

+) Chọn độ rắn bánh nhỏ HB1 = 245, bánh lớn HB2 = 230

  H0 lim1 = 560 MPa;  H0 lim 2 = 530 MPa,

  F0 lim1 = 441 MPa;  F0 lim 2 = 414 MPa.

+) CT 6.3 sách TKHDĐ tập 1 HB  NHO 1 = 30 × 2452,4 = 1,6.10


NHO = 30 H 2,4 7

NHO 2 = 30 × 2302,4 = 1,39.107

3
 T 
CT 6.7 sách TKHDĐ tập 1 NHE = 60c   i  niti
 Tmax 

1140
NHE2 = 60 × 1 × ( ) × (13 × 0,5 + (0,7) × 3 × 0,5) × 20000 = 39,2107
2,96
→ NHO2 2 = 1,39 × 107 → K HL2 = 1

Tương tự, NHE 1 > NHO 1  KHL 1 = 1.

CT 6.1a TKHDĐ tập1 Xác định sơ bộ được: [ H ] =  H0 lim .KHK/SH

 [ H 1 ] = 560 × 1/1,1 = 509 MPa

[ H 2 ] = 530 × 1/1,1 = 481,8 MPa.

Do đó để tính bộ truyền bánh răng côn

lấy [ H ] = min( [ H 1 ] , [ H 2 ] ) = 481,8 MPa.

+) Với cấp chậm sử dụng bánh răng nghiêng:

[ H ] = ( [ H 1 ] + [ H 2 ] )/2 = (509 + 481,8)/2 = 495,4 MPa < 1,25 [ H 2 ]

mF
 T 
+) NFE = 60c   i  niti
 Tmax 

SVTH: Vũ Thị Huế 58 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

mF = 6

 NFE 2 = 60×1× (587/5) ×20000.(16.5 + (0,7)6.3) =

= 7,42.108 > NFO = 4.106  KFL 2 = 1

tương tự, có KFL 1 = 1.

Từ đó theo CT 6.2a TKHDĐ tập 1 với bộ truyền quay 1 chiều thì KFC = 1,

[ F ] =  F0 lim .KFC .KFL/SF

 [ F 1 ] = 441×1×1/1,75 = 252 MPa

[ F 2 ] = 414×1×1/1,75 = 236,5 MPa

+) Ứng suất quá tải cho phép:

[ H ]max = 2,8  ch = 2,8×450 = 1260 MPa

[ F 1 ]max = 0,8  ch1 = 0,8×580 = 464 MPa

[ F 2 ]max = 0,8  ch2 = 0,8×450 = 360 MPa.

c. Xác định các thông số ăn khớp

- Phân bố tỷ số truyền.

Phân tỷ số truyền cho cặp bánh răng côn. Áp dụng công thức 3.18,3.19 sách TKHDĐ tập
1 ta có: i1= iCL=4

- Xác định chiều dài côn ngoài bánh răng côn nhỏ

Chiều dài côn ngoài bánh răng côn nhỏ Lbr xác định theo công thức sau:

3 M1 × K Hβ
Lbr = R E = K R × √i2 + 1 × √
(1 − K bc ) × K bc × i × [σtx ]2

SVTH: Vũ Thị Huế 59 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Trong đó:

Kr=1/2 Kd = 50.N/mm2 là hệ số phụ thuộc bánh răng và loại răng với đối với bộ truyền
bánh răng côn;

i = 4 là tỷ số truyền;

M1 là mô men xoắn trên trục bánh răng nhỏ, tính bằng N.mm;
Nct
M = 9,55 × 106 × = T2 = 116775,94 N. mm
n1

KH=1,2 là hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng trên bề rộng vành răng
bánh răng côn. Tra bảng B.1 TCVN 8301-2009.

Kbc là hệ số chiều rộng bánh răng:

Kbc = b/L = 0,25  0,30

[h] là ứng suất tiếp xúc cho phép, N/mm2.

Thay số liệu vào công thức tacó:

Lbr = 176,08 mm

- Môdum vòng ngoài bộ truyền.

m = (0,02 ÷ 0,03) × Lbr = (3,52 ÷ 5,28)

Chọn m=4 theo tiêu chuẩn.

- Số răng bánh nhỏ.

2×L
Z1 = = 14,04 răng
m × √i2 + 1

Ta chọn Z1 ≥ 17 răng chọn Z1= 25 răng

- Số răng bánh lớn Z2

Z2 =ibr×Z1

SVTH: Vũ Thị Huế 60 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Trong đó: i=4 là tỷ số truyền

Z2 = 4 × 25 = 100

Chọn Z2=100 răng

- Tính lại tỷ số thuyền


100
i1 = =4
25

- Modum trung bình

mtb = m(1 − 0,5K bc ) = 3,4 mm

- Góc côn chia bánh nhỏ.

Z1
δ1 = arc tan ( ) = 11,77o
Z2

- Góc côn chia bánh lớn: δ2 = 90 − δ1 = 78,23o

- Chiều rộng vành răng b: b = K bc × L = 52,824 mm

- Đường kính trung bình bánh nhỏ tính lại.

dm1 = Z1 × mtb = 25 × 3,4 = 85 mm

Áp dụng công thức trong bảng 6.19 sách TKHDĐ tập 1 để tính các thông số ta thu được
bảng kích thước thông số bánh răng:

Thông số bánh răng côn Bánh lớn Bánh nhỏ

Chiều dài côn ngoài Re=176,08 mm

Mođum vòng ngoài m=4

Chiều rộng vành răng b =52,824 mm

Tỷ số truyền i1= 4

Góc nghiêng của răng ß=20o

Số bánh răng Z2=100 răng Z1=25răng

SVTH: Vũ Thị Huế 61 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Hệ số dịch chỉnh chiều cao x1=0,4; x2=-0,4

Góc côn chia δ2= 78,23o δ1= 14,77o

Chiều cao răng ngoài he= 2,22mm

Đường kính trung bình 340mm 85mm

Đường kính đỉnh răng ngoài Da2=410,22 mm Da1=87,22 mm

d. Kiểm nghiệm răng về độ bền tiếp xúc.

- Xác định vận tốc vòng trung bình

Theo công thức B37 TCVN8301-2009, tính bằng m/s;

π × dm1 × n1
v=
60

dm1 =85 mm là đường kính trung bình bánh răng nhỏ

n1 là số vòng quay bánh răng nhỏ bằng số.

950 v
n1 = = 306,64
3,098 ph

306,64 mm
v = π × 85 × = 1364,728 = 1,365 m/s
60 s

- Cấp chính xác

Cấp chính xác của bộ truyền phụ thuộc vào giá trị vận tốc vòng của bánh răng chọn cấp
chính xác bằng 10.

- Chọn hệ số tải trọng K

Theo công thức:

K = K Hß × K d = 1,2 × 100 = 12

trong đó:

SVTH: Vũ Thị Huế 62 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

KH là hệ số kể đến sự phân bố không đều trên vành răng

Kd là hệ số tải trọng động

- Kiểm nghiệm răng về độ bền tiếp xúc như sau.

2 × M × K H × (i + 1)
σtx = Zm × Zh × Zε × √ ≤ [σTX ]
bw × i × d2w1

Trong đó:

Zm=274 MPa1/3 Hệ số kể đến cơ tính vật liệu. Tra bảng 6.5 sách TKHDĐ tập1.

Zh=1,76 Hệ số kể đến hình dạng tiếp xúc. Tra bảng 6.12 sách TKHDĐ tập1.

Zε hệ số kể đến sự trùng khớp của răng.

1 1
ε = 1,88 − 3,2 × ( + ) = 1,72 > 1
z1 z2

1
Zε = √ = 0,762
ε

KH Hệ số tải trọng khi tính về tiếp xúc.

K H = K Hβ × K Hα × K Hv

KHß =1,2 hệ số xét đến chiều rộng vành răng.

KHα=1 hệ số sự phân bố không đều tải trọng.

KHv Hệ số kể đến tải trọng động xuất hiện trong vùng ăn khớp.

m
v = 1,365
s

aw 176,08
vH = δH × g 0 × v × √ = 0,004 × 56 × 1,365 × √ = 2,029
i 4

SVTH: Vũ Thị Huế 63 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

vH × bw × dw1 2,029 × 35 × 85
K Hv = 1 + =1+ = 1,215
2 × T2 × K Hß × K Hα 2 × 116775,94 × 1,2 × 1

K H = 1,2 × 1 × 1,215 = 1,458

Tra số liệu lại các bảng 6.15; 6.16 sách TKHDĐ tập1

[TX] - là ứng suất tiếp xúc cho phép thép.

M2,M1 - là mômen xoắn trên bánh nhỏ, bánh lớn, Nmm.

T2 = M2 = 116775,94 N. mm

T1 = M1 = 467103,76 N. mm

K= 12 - là hệ số tải trọng

i= 4- tỷ số truyền;

KH = 1,2 - là hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng bánh răng

dw2 =340 mm - là đường kính chia ngoài bánh răng lớn, mm.

dw1 =85 mm - là đường kính chia ngoài bánh răng nhỏ, mm

Thay vào công thức ta có :

+ Bánh răng côn lớn

σtx = 232,102MPa

+ Bánh răng côn nhỏ

σtx = 413,095MPa

e. Kiểm nghiệm răng về độ bền uốn.

Điều kiện về độ bền uốn của răng được kiểm nghiệm theo công thức sau:

2,36 × M × K × cosß
σu = ≤ [σu ]
Z × y × b × m2tb × K b

SVTH: Vũ Thị Huế 64 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Trong đó:

[u] là ứng suất uốn cho phép của bánh răng.

M2,M1 - là mômen xoắn trên bánh nhỏ, bánh lớn, Nmm.


T2 = M2 = 116775,94 N. mm

T1 = M1 = 467103,76 N. mm

K= 12 là hệ số tải trọng

b là chiều rộng vành răng

 là góc nghiêng của răng (bánh răng thẳng  = 20);

y =0,313 bánh nhỏ và y= 0,691 bánh lớn là hệ số dạng răng,

(xác định theo Bảng B.4-TCVN8031-2009)

mtb=3,4 là mô đun trung bình ;

Kb =1 là hệ số tăng bền của răng nghiêng so với răng thẳng;

Z là số răng của bánh. Z1=25răng, Z2 =100 răng.

σu1 = 490,078 MPa

σu2 = 222,309MPa

Thỏa mãn điều kiện.


f. Kiểm nghiệm răng về quá tải

Kiểm nghiệm răng về quá tải khi mở máy, phanh hãm… theo ứng suất tiếp xúc cực đại
và ứng suất uốn cực đại.

σTXmax = σTX × √K qt ≤ [σTX ]

σUmax = σU × K qt ≤ [σU ]

trong đó:

SVTH: Vũ Thị Huế 65 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Kqt là hệ số quá tải: K qt = 1,8

Thay vào công thức ta có:

+ Bánh nhỏ: σTXmax = 578,375 MPa ≤ [σTX ]

σUmax = 882,14MPa ≤ [σU ]

+ Bánh lớn: σTXmax = 311,397 MPa ≤ [σTX ]

σUmax = 400,156MPa ≤ [σU ]

Thỏa mãn.

4.2.6 Tính chọn trục IV chứa bánh răng côn nhỏ.

a. Chọn vật liệu chế tạo trục.

Chọn vật liệu chế tạo trục là thép CT45 có σb = 598MPa, ứng suất xoắn cho phép
[τ] = 12 MPa.

b.Xác định sơ bộ đường kính trục.

3 M1 3 116775,94
d= √ =√ = 36,5mm
0,2 × [τ] 0,2 × 12

Chọn d=40mm.

c.Xác định khoảng cách sơ bộ giữa các gối đõ và điểm đặt lực.

Tra bảng 10.3 sách TKHDĐ tập 1 chọn:

k1 = 10mm; k 2 = 10mm; k 3 = 15mm; h = 20mm.

Tra bảng 10.2 sách TKHDĐ tập1 ta chọn b0 = 23 mm

Sơ bộ khoảng cách như sau:

SVTH: Vũ Thị Huế 66 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

l1 = (1,2 ÷ 1,5)d chọn l1 = 60mm

l2 = l4 = b0 = 23 mm

l3 = k1 + k 2 = 20 mm

l5 = k 3 + h = 35 mm

l6 = lkn = (1,4 ÷ 2,5) × d = 60mm

d. Xác định trị số và chiều của các lực từ chi tiết quay tác dụng lên trục.

2 × M2
Ft = = 2747,669N
dc1

Fr = Ft × tanα × cosδ1 = 967,025N

Fa = Ft tan α × sinδ1 = 235,153N

+ Tính FxC:

T
FxC = (0,2 ÷ 0,3)Ft ′ = (0,2 ÷ 0,3) × 2 ×
Do

Tra bảng 16.10a sách TKHDĐ tập 2ta có : d=35,T=116775,94 N.mm ta chọn D0=130
mm.

Chọn:FxC = 0,3 × Ft′ = 583,965 N

+) Ta có biểu đồ:

SVTH: Vũ Thị Huế 67 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

FyA
FxA
Fa C
B
T
Ft Fr A
FxB FxC T
FyB

2747,669

Qx
583,965 (N)
2941,403

987,438

Qy
(N)

1329,659

Mx
(N.m)

70,601

196,458
62,184
My
(N.m)

116,775
T
(N.m)

+ Tính các lực còn lại, chiếu lực lên trục ta có:

∑ Fx =0 FxA − FxB = Ft + FxC


{ ⇒{
−FxA × 71,5 + FxB × 123,5 = −FxC × 198
∑ MFx = 0

∑ Fy =0 FyA − FyB = Fr
{ ⇒{
FyA × 71,5 − FyB × 123,5 = 0
∑ MFy = 0

Giải phương trình ta thu được:

FxA = 5689,072N; FxB = 2357,438 N

FyA = 2296,684N; FyB = 1329,659 N

e. Xác định đường kính các đoạn trục.

SVTH: Vũ Thị Huế 68 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Áp dụng các công thức 10.15; 10.16;10.17 sách TKHDĐ tập 1 trong bảng sau:

Tính momen uốn tổng MJ và mômen tương đương MtdJ tại các tiết diện J trên chiều
dài trục.

MJ = √Mx2 + My2 N. mm; MtdJ = √MJ2 + M2

Đường kính trục chứa chi tiết quay:

3 MtdJ
d= √
[σ ]

Trong đó [σ]=67 MPa tra bảng 10.5 sách TKHDĐ tập 1

Thay số liệu vào công thức tính tiết diện các đoạn trục ta thu được bảng sau:

Tính toán Lựa chọn


Đoạn 1 2,13mm 35mm
Đoạn 2 22,904mm 40 mm
Đoạn 3 D>D2;D>D3 50mm
Đoạn4 11,64mm 40mm
Đoạn 5 D5<D4 35mm
Đoạn 6 2,13mm 30mm
4.2.7 Chọn ổ lăn.

a.Tính chọn ổ lăn trên đai ốc.

Fa
-Tính hệ số tải trọng tác dụng lên ổ lăn
R

+ Lực tác dụng lên ổ lăn tại 2 điểm đặt ổ lăn A và B.

A B

Fr
FxA FxB
FyA FyB
Fa

Ft

SVTH: Vũ Thị Huế 69 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Ta có:
2 × M2
Ft = = 2747,669N
dc1

Fr = Ft × tanα × cosδ1 = 967,025N

Fa = Ft tan α × sinδ1 = 235,153N

Khoảng cách đặt hai ổ lăn AB bàng khoảng chiều dài máy đóng mở :AB=1010-k1-k3=990
mm.

Khoảng cách từ A đến bánh răng côn lớn chọn L=Lbr/2+ k1=378,58+10=199,29 mm.( k1
Tra bảng 10.3 sách TKHDĐ tập 1).

Chiếu các lực lên trục ta có:

∑ Fx =0 FxA + FxB = Ft
{ ⇒{
FxA × l − FxB × (AB − L) = 0
∑ MFx = 0

∑ Fy =0 FyA + FyB = Fr
{ ⇒{
FyA × l − FyB × (AB − L) = 0
∑ MFy = 0

Thay số ta có: FxA = 2194,554 N; FxB = 553,114 N

FyA = 778,7 N; FyB = 198,78 N

Ta có:

2 2
R A = √FxA + FyA = 2328,613 N

2 2
R B = √FxB + FyB = 568,86 N

Ta thấy RA>RB chọn R=RA.

Ta có tỉ số:

SVTH: Vũ Thị Huế 70 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Fa 235,153
= = 0,101 < 0,3
R 2328,613

Chọn ổ bi đỡ chặn.

- Xác định tải trọng tương đương.

P = (X × V × R + Y × Fa ) × k t × k d = 2379,310 N

Trong đó:

X= 0,56; Y=1,2 - Trị số hệ số tải trọng.

V=1 - Hệ số kể đến vòng trong quay.

Kt=1 - hệ số kể đến ảnh hưởng nhiệt độ.

Kd =1,5 - Hệ số kể đên đặc tính tải trọng. Tra bảng 11.3 sách TKHDĐ tập 1.

- Tính khả năng tải động.

+ Tuổi thọ của ổ lăn

LH
L = 60 × n × = 23,77 triệu vòng
106

Trong đó:

LH =(8…12).103 giờ chọn LH=10000 giờ - Tuổi thọ tính bằng thì giờ.Tra bảng 11.2 schs
TKHDĐ tập 1.

n= 950/(3,098× 6,19) - Số vòng quay trục vít.

+ Khả năng tải động.

m
Cd = P × √L = 6,841kN

Với m=3 bậc đương cong mỏi khi thử về ổ lăn.

Tra bảng P2.12 sách TKHDĐ tập 1 với D =150 mm

SVTH: Vũ Thị Huế 71 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Kí hiệu d D T r r1 C C0 Cỡ

# mm mm mm mm mm kN kN #

46330 150 320 65 5 2,5 280 277 Trung hẹp


b. Tính chọn ổ lăn trên trục bánh răng côn nhỏ.

2 2
R A = √FxA + FyA = 6135,155 N

2 2
R B = √FxB + FyB = 2706,567 N

Trong đó:

FxA = 5689,072N; FxB = 2357,438 N

FyA = 2296,684N; FyB = 1329,659 N

Ta thấy RA>RB chọn R=RA.

Ta có tỉ số:

Fa 235,135
= = 0,0383 < 0,3
R 6135,155

Chọn ổ bi

- Xác định tải trọng tương đương.

P = (X × V × R + Y × Fa ) × k t × k d = 5576,806 N

Trong đó:

X= 0,56; Y=1,2 - Trị số hệ số tải trọng.

V=1 - Hệ số kể đến vòng trong quay.

Kt=1 - hệ số kể đến ảnh hưởng nhiệt độ.

Kd =1,5 - Hệ số kể đên đặc tính tải trọng. Tra bảng 11.3 sách TKHDĐ tập 1.

SVTH: Vũ Thị Huế 72 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

- Tính khả năng tải động.

+ Tuổi thọ của ổ lăn


LH
L = 60 × n × = 147 triệu vòng
106

Trong đó:

LH =(8…12).103 giờ chọn LH=8000 giờ - Tuổi thọ tính bằng thì giờ.Tra bảng 11.2 sách
TKHDĐ tập 1.

n-Số vòng quay trục vít.

+ Khả năng tải động.

m
Cd = P × √L = 29,43 kN

Với m=10/3 bậc đương cong mỏi khi thử về ổ lăn.

Tra bảng P2.11 sách TKHDĐ tập 1 với D=40mm.

Kí hiệu d D B r C C0 Cỡ

# mm mm mm mm kN kN #

7208 40 80 23 2 42,4 32,7 Nhẹ

4.3 Tính toán hộp giảm tốc.

II

III

SVTH: Vũ Thị Huế 73 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

4.3.1 Chọn vật liệu, ứng suất cho phép và tỷ số truyền.

a. Chọn vật liệu.

Ta chọn:

- Bánh nhỏ: Thép 45 tôi cải thiện, HB = 241-285

 b1 = 850 MPa,  ch1 = 580 MPa

- Bánh lớn: Thép 45 tôi cải thiện, HB = 192-240

 b 2 = 750 MPa,  ch 2 = 450 MPa.

b. Xác định ứng suất cho phép:


Bảng 6.2 trang 94 sách thiết kế hệ dẫn động tập 1, với thép 45 tôi cải thiện đạt độ rắn
HB 180-350:

 H0 lim = 2.HB + 70; SH = 1,1

 F0 lim = 1,8.HB; SF = 1,75

+) Chọn độ rắn bánh nhỏ HB1 = 245, bánh lớn HB2 = 230

  H0 lim1 = 560 MPa;  H0 lim 2 = 530 MPa

  F0 lim1 = 441 MPa;  F0 lim 2 = 414 MPa

+) CT 6.3 sách TKHDĐ tập 1 HB  NHO 1 = 30 × 2452,4 = 1,6.10


NHO = 30 H 2,4 7

NHO 2 = 30 × 2302,4 = 1,39.107

3
 T 
CT 6.7 sách TKHDĐ tập 1 NHE = 60c   i  niti
 Tmax 

1140
NHE2 = 60 × 1 × ( ) × (13 × 0,5 + (0,7) × 3 × 0,5) × 20000 = 39,2107
2,96
→ NHO2 2 = 1,39 × 107 → K HL2 = 1

SVTH: Vũ Thị Huế 74 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Tương tự, NHE 1 > NHO 1  KHL 1 = 1.

CT 6.1a TKHDĐ tập1 Xác định sơ bộ được: [ H ] =  H0 lim .KHK/SH

 [ H 1 ] = 560 × 1/1,1 = 509 MPa

[ H 2 ] = 530 × 1/1,1 = 481,8 MPa.

Do đó để tính bộ truyền bánh răng côn

lấy [ H ] = min( [ H 1 ] , [ H 2 ] ) = 481,8 MPa.

+) Với cấp chậm sử dụng bánh răng nghiêng:

[ H ] = ( [ H 1 ] + [ H 2 ] )/2 = (509 + 481,8)/2 = 495,4 MPa < 1,25 [ H 2 ]

mF
 T 
+) NFE = 60c   i  niti
 Tmax 

mF = 6

 NFE 2 = 60×1× (587/5) ×20000.(16.5 + (0,7)6.3)

= 7,42.108 > NFO = 4.106  KFL 2 = 1

tương tự, có KFL 1 = 1.

Từ đó theo CT 6.2a TKHDĐ tập 1 với bộ truyền quay 1 chiều thì KFC = 1,

[ F ] =  F0 lim .KFC .KFL/SF

 [ F 1 ] = 441×1×1/1,75 = 252 MPa

[ F 2 ] = 414×1×1/1,75 = 236,5 MPa

+) Ứng suất quá tải cho phép:

[ H ]max = 2,8  ch = 2,8×450 = 1260 MPa

SVTH: Vũ Thị Huế 75 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

[ F 1 ]max = 0,8  ch1 = 0,8×580 = 464 MPa

[ F 2 ]max = 0,8  ch2 = 0,8×450 = 360 MPa.

c. Tỷ số truyền.

2,25 × ψba × K o2 2,52 × 1,2


λk = = = 12,9
(1 − K be ) × K be × K o1 (1 − 0,3) × 0,3

λ3k × ck3 = 12,9 × 1,1 = 17,1

Tra hình 3.21 sách TKHDĐ tập1 ta có ih=17,6.

+Bánh răng trụ:

i3 = 4,795

+ Bánh răng côn:


ih
i2 = = 3,67
i3
4.3.2 Tính bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng.

a. Xác định sơ bộ khoảng cách trục.

Áp dụng công thức 6.15a sách TKHDĐ tập 1

3 T1 × K Hß
aw1 = K a × (i3 + 1) × √ = 107,78 mm
[σtx ]12 × i3 × ψba

Trong đó:

Ka=43 - Hệ số phụ thuộc vào vật liệu làm cặp bánh răng. Bảng 6.5 sách TKHDĐ tập 1.

T3 - Momen xoắn trên trục chủ động với P=4kW.

4 × 0,995 × 0,96
T3 = 9,55 × 106 × = 38409,094 N. mm
950

[σtx]1=780MPa - Ứng suất tiếp xúc cho phép.

i3=4,795 - Tỷ số truyền.

SVTH: Vũ Thị Huế 76 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

KHß =1,2 - Hệ số xét đến chiều rộng vành răng.

Ψba=0,5 tra bảng 6.6 sách TKHDĐ tập1.

b. Xác định thông số ăn khớp.

- Modum.

Áp dụng công thức 6.17 sách TKHDĐ tập 1:

m = (0,01 ÷ 0,02)aw = (1,078 ÷ 2,156)mm

Chọn m=2mm

- Số răng bánh nhỏ.

Áp dụng công thức 6.19 sách TKHDĐ tập 1

2 × aw
z1 = = 18,597 răng
[m(i3 + 1)]

Chọn z1=25 răng.

- Số răng bánh lớn.

Áp dụng công thức 6.20 sách TKHDĐ tập 1 ta có

z2 = i3 × z1 = 119,875 răng

Chọn z2= 120 răng.

- Tính lại tỷ số truyền

120
i3 = = 4,8
25

- Tính lại khoảng cách trục.

Áp dụng công thức 6.21 sách TKHDĐ tập 1

m × (z1 + z2 )
aw = = 145 mm
2

SVTH: Vũ Thị Huế 77 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

- Các thông số cơ bản còn lại của bánh răng.

Áp dụng các công thức trong bảng 6.11 sách TKHDĐ tập 1 ta có bảng kết quả sau:

Bánh nhỏ Bánh lớn


Khoảng cánh trục 145mm
Môdum 2mm
Tỷ số truyền 4,8
Chiều rộng vành răng 35mm
Số răng bánh răng 25răng 120răng
Đường kính vòng chia 48 mm 148mm
Đường kính vòng đỉnh 50mm 250mm
Đường kính vòng chân 45,5mm 245,5mm
c. Kiểm nghiệm răng vầ độ bền tiếp xúc.

Áp dụng công thức 6.33 sách TKHDĐ tập1 ta có:

2 × T1 × K H × (i3 + 1)
σtx = Zm × Zh × Zε × √ ≤ [σtx ]
bw × i3 × d2w1

Trong đó:

Zm=274 MPa1/3 Hệ số kể đến cơ tính vật liệu. Tra bảng 6.5 sách TKHDĐ tập1.

Zh=1,76 Hệ số kể đến hình dạng tiếp xúc. Tra bảng 6.12 sách TKHDĐ tập1.

Zε hệ số kể đến sự trùng khớp của răng.

1 1
ε = 1,88 − 3,2 × ( + ) = 1,676 > 1
z1 z2

1
Zε = √ = 0,772
ε

KH Hệ số tải trọng khi tính về tiếp xúc.

K H = K Hβ × K Hα × K Hv

SVTH: Vũ Thị Huế 78 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

KHß =1,2 hệ số xét đến chiều rộng vành răng.

KHα=1 hệ số sự phân bố không đều tải trọng.

KHv Hệ số kể đến tải trọng động xuất hiện trong vùng ăn khớp.

n1 950 m
v = π × dw1 × = π × 38 × = 1,89
60000 60000 s

aw 145
vH = δH × g 0 × v × √ = 0,004 × 56 × 1,89 × √ = 2,027
i3 4,842

vH × bw × dw1 2,027 × 35 × 48
K Hv = 1 + =1+ = 1,033
2 × T1 × K Hß × K Hα 2 × 38409,094 × 1,2 × 1

K H = 1,2 × 1 × 1,033 = 1,2396

Tra số liệu lại các bảng 6.15; 6.16 sách TKHDĐ tập1

Thay số liệu vào công thức ta có:

4,8 + 1
σtx = 274 × 1,76 × 0,772 × √2 × 38409,094 × 1,2396 ×
20 × 4,842 × 482

= 608,8 MPa

Thỏa mãn điều kiện bền tiếp xúc.

d. Kiểm tra độ bền uốn.

Để đảm bảo độ bền uốn cho răng , ứng suất uốn sinh ra tại chân răng không được vượt
quá một giá trị cho phép. Áp dụng công thức 6.43;6.44 sách TKHDĐ tập1.

2 × T3 × K F × Yε × Yβ
σubánh1 = ≤ [σu ]1
bw × dw1 × m

YF1
σubánh2 = σubánh1 × ≤ [σu ]1
YF2

Trong đó:

SVTH: Vũ Thị Huế 79 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

T3 =38409,94 N.mm Momen xoắn trên bánh răng chủ động.

m =2 modum pháp

bw =35mm Chiều rộng vành răng.

dw1= 48 mm ;dw2= 258 mm Đường kính vòng lăn bánh nhỏ,bánh lớn.

Yε=1/ɛ= 0,597 Hệ số chỉ đến sự trùng khớp của răng.

Yß=1 hệ số kể đến độ nghiêng răng.

YF1=3,8;YF2=3,6 Hệ số dạng răng tra bảng 6.18 sách TKHDĐ tập1.

KF Hệ số tải trọng khi tính về uốn

K F = K Hβ × K Hα × K Hv

KHß =1,2 hệ số xét đến chiều rộng vành răng.

KHα=1 hệ số sự phân bố không đều tải trọng.

KHv Hệ số kể đến tải trọng động xuất hiện trong vùng ăn khớp.

n1 950 m
v = π × dw1 × = π × 38 × = 1,89
60000 60000 s

aw 145
vH = δH × g 0 × v × √ = 0,004 × 56 × 1,89 × √ = 2,027
i3 4,842

vH × bw × dw1 2,027 × 35 × 48
K Hv = 1 + =1+ = 1,033
2 × T1 × K Hß × K Hα 2 × 38409,094 × 1,2 × 1

K H = 1,2 × 1 × 1,033 = 1,2396

Thay số vào công thức:

σubánh1 = 203,035MPa; σubánh2 = 214,32MPa

Thỏa mãn điều kiện bền uốn.

e. Kiểm tra răng về độ quá tải.

SVTH: Vũ Thị Huế 80 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Áp dụng công thức 6.48 sách TKHDĐ tập1.

σtxmax = σtx × √K qt = 70,73 × √1,8 = 826,79MPa

Thỏa mãn độ quá tải do ứng suất tiếp xúc

Áp dụng công thức6.49 Sách TKHDĐ tập1

σumaxbánh1 = σubánh1 × K qt = 203,035 × 1,8 = 365,463MPa

σumaxbánh2 = σubánh2 × K qt = 214,32 × 1,8 = 385,77MPa

4.3.3 Tính toán bộ truyền bánh răng côn.

a. Chiều dài côn ngoài.

Áp dụng công thức 6.52a sách TKHDĐ tập1.

3 T1 × K Hß
LBr = K R × √i22 + 1 × √
(1 − K be ) × K be × i2 × [σtx ]2

Trong đó:

KR=0,5×Kd= 50 MPa1/3

Kbe =0,3

KHß=1,2

i2=3,67

4 × 0,995 × 0,96 × 0,96


T2 = 9,55 × 106 × = 116775,94 N. mm
950/3,167

T1 = 31819,057 N. mm

Thay vào công thức ta có:

LBr = 94,382 mm

SVTH: Vũ Thị Huế 81 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

b. Xác định thông số ăn khớp.

- Modum vòng ngoài.

m = (0,02 ÷ 0,03)LBr = (1,89 ÷ 2,83)mm

Chọn m=2

- Số răng bánh nhỏ.

L
Z1 = 2 × = 24,798 răng
m × √1 + i22

chọn Z1=30 răng

- Số răng bánh lớn.

Z2 = i2 × Z1 = 110,1 răng

Chọn Z2=115 răng.

- Tỷ số truyền tính lại

Z2
i2 = = 3,83
Z1

- Modum trung bình

mtb = m(1 − 0,5K bc ) = 1,7 mm

Áp dụng công thức trong bảng 6.19 sách TKHDĐ tập 1 để tính các thông số ta thu được
bảng kích thước thông số bánh răng:

Thông số bánh răng côn Bánh nhỏ Bánh lớn

Mođum vòng ngoài m=2

Chiều rộng vành răng b =28 mm

Tỷ số truyền i1= 3,83

Góc nghiêng của răng ß=20o

SVTH: Vũ Thị Huế 82 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Số bánh răng Z1=30 răng Z2=115 răng

Hệ số dịch chỉnh chiều cao x1=0,4; x2=-0,4

Đường kính trung bình dtb1=60mm dtb2= 230mm

Đường kính đỉnh răng ngoài da1=61,6 mm da2= 231,6 mm

Góc côn chia δ1= 14,620 δ2= 75,380

d. Kiểm nghiệm răng về độ bền tiếp xúc.

- Xác định vận tốc vòng trung bình

Theo công thức B37 TCVN8301-2009, tính bằng m/s;

π × dm1 × n1
v=
60

dm1 =42,18 mm là đường kính trung bình bánh răng nhỏ

n1 là số vòng quay bánh răng nhỏ bằng số.

950 × 3,83 v
n1 = = 758,811
4,795 ph

758,811 mm
v = π × 60 × = 2383,875 = 2,4m/s
60 s

- Cấp chính xác

Cấp chính xác của bộ truyền phụ thuộc vào giá trị vận tốc vòng của bánh răng chọn cấp
chính xác bằng 10.

- Chọn hệ số tải trọng K

Theo công thức:

K = K Hß × K d = 1,2 × 100 = 12

trong đó:

SVTH: Vũ Thị Huế 83 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

KH là hệ số kể đến sự phân bố không đều trên vành răng

Kd là hệ số tải trọng động

- Kiểm nghiệm răng về độ bền tiếp xúc như sau.

2 × M × K H × (i + 1)
σtx = Zm × Zh × Zε × √ ≤ [σTX ]
bw × i × d2w1

Trong đó:

Zm=274 MPa1/3 Hệ số kể đến cơ tính vật liệu. Tra bảng 6.5 sách TKHDĐ tập1.

Zh=1,76 Hệ số kể đến hình dạng tiếp xúc. Tra bảng 6.12 sách TKHDĐ tập1.

Zε hệ số kể đến sự trùng khớp của răng.

1 1
ε = 1,88 − 3,2 × ( + ) = 1,745 > 1
z1 z2

1
Zε = √ = 0,756
ε

KH Hệ số tải trọng khi tính về tiếp xúc.

K H = K Hβ × K Hα × K Hv

KHß =1,2 hệ số xét đến chiều rộng vành răng.

KHα=1 hệ số sự phân bố không đều tải trọng.

KHv Hệ số kể đến tải trọng động xuất hiện trong vùng ăn khớp.

m
v = 2,4
s

aw 94,382
vH = δH × g 0 × v × √ = 0,004 × 56 × 2,4 × √ = 2,67
i 3,83

SVTH: Vũ Thị Huế 84 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

vH × bw × dw1 2,67 × 35 × 60
K Hv = 1 + =1+ = 1,061
2 × T1 × K Hß × K Hα 2 × 38409,094 × 1,2 × 1

K H = 1,2 × 1 × 1,033 = 1,273

Tra số liệu lại các bảng 6.15; 6.16 sách TKHDĐ tập1

[TX] - là ứng suất tiếp xúc cho phép thép.

M2,M1 - là mômen xoắn trên bánh lớn, bánh nhỏ, Nmm.

T2 = M2 = 116775,94 N. mm

T1 = M1 = 31819,057 N. mm

K= 12 - là hệ số tải trọng

i= 3,83- tỷ số truyền;

KH = 1,2 - là hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng bánh răng

dw2 =230 mm - là đường kính chia ngoài bánh răng lớn, mm.

dw1 =60 mm - là đường kính chia ngoài bánh răng nhỏ, mm

Thay vào công thức ta có :

+ Bánh răng côn lớn

σtx = 135,442MPa

+ Bánh răng côn nhỏ

σtx = 323,6MPa

e. Kiểm nghiệm răng về độ bền uốn.

Điều kiện về độ bền uốn của răng được kiểm nghiệm theo công thức sau:

2,36 × M × K × cosß
σu = ≤ [σu ]
Z × y × b × m2tb × K b

SVTH: Vũ Thị Huế 85 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Trong đó:

[u] là ứng suất uốn cho phép của bánh răng.

M2,M1 - là mômen xoắn trên bánh lớn, bánh nhỏ, Nmm.


T2 = M2 = 116775,94 N. mm

T1 = M1 = 31819,057 N. mm

K= 12 là hệ số tải trọng

b là chiều rộng vành răng

 là góc nghiêng của răng (bánh răng thẳng  = 20);

y =0,313 bánh nhỏ và y= 0,691 bánh lớn là hệ số dạng răng,

(xác định theo Bảng B.4-TCVN8031-2009)

mtb=1,7 là mô đun trung bình ;

Kb =1 là hệ số tăng bền của răng nghiêng so với răng thẳng;

Z là số răng của bánh. Z1=30 răng, Z2 =115 răng.

σu2 = 112,91 MPa

σu1 = 381,72MPa

Thỏa mãn điều kiện.

f. Kiểm nghiệm răng về quá tải

Kiểm nghiệm răng về quá tải khi mở máy, phanh hãm… theo ứng suất tiếp xúc cực đại
và ứng suất uốn cực đại.

σTXmax = σTX × √K qt ≤ [σTX ]

σUmax = σU × K qt ≤ [σU ]

SVTH: Vũ Thị Huế 86 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

trong đó:

Kqt là hệ số quá tải: K qt = 1,8

Thay vào công thức ta có:

+ Bánh nhỏ: σTXmax = 434,155 MPa ≤ [σTX ]

σUmax = 687,096MPa ≤ [σU ]

+ Bánh lớn: σTXmax = 363,424 MPa ≤ [σTX ]

σUmax = 203,238MPa ≤ [σU ]

Thỏa mãn.

4.3.4 Thiết kế trục I.

K1=15 mm K2=15 mm K3=15 mm hn=15 mm

Tra bảng 10.2 sách TKHDĐ tập 1

L1≥ K3+hn= 40 mm chọn 80 mm L4=b0=17 mm

L2= b0=17 mm L5= 1,5d= 37,5 mm

L3=K1+K2=30 mm
- Đường kính sơ bộ:

3 T1 3 31819,057
d= √ =√ = 23,67 mm
0,2 × [τ] 0,2 × 12

SVTH: Vũ Thị Huế 87 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Chọn d=25 mm . Tra bảng 10.3 TKHDĐ tập 1 chọn:

- Lực tác dụng lên trục

Fy1
Fx1

Fr Ft

Fx2 Fa
Fy2

Qx
1247,806 (N)

3376,416
Qy
(N)
317,625
435,009

20,01

Mx
(N.m)
57,399

My
(N.m)

31,819

T
(N.m)

2 × T1
Ft = = 1247,806N
dc1

Fr = Ft × tanα × cosδ1 = 435,009N

Fa = Ft tan α × sinδ1 = 130,509N

Chiếu các lực lên trục theo các phương ox và oy:


∑F = 0 F − Fx2 + Ft = 0
{ x ⇒ { x1
∑ MFx = 0 Fx1 . l11 − Ft . l13 = 0
∑ Fy = 0 −Fy1 − Fy2 + Fr = 0
{ ⇒{
∑ MFy = 0 −Fy1 . l11 − Fr . l13 = 0
Trong đó: L11= 0,5×L2+L3+0,5×L4= 63 mm
L13=L5+ 0,5×L4=46 mm
Ta có :

SVTH: Vũ Thị Huế 88 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Fx1=4624,222 N Fy1=317,625N
Fx2= 3376,461N Fy2=117,384N
- Tính đường kính đoạn trục:

Áp dụng các công thức 10.15; 10.16;10.17 sách TKHDĐ tập 1 trong bảng sau:

Tính momen uốn tổng MJ và mômen tương đương MtdJ tại các tiết diện J trên chiều
dài trục.

MJ = √Mx2 + My2 N. mm; MtdJ = √MJ2 + M2

Đường kính trục chứa chi tiết quay:

3 MtdJ
d= √
[σ ]

Trong đó [σ]=67 MPa tra bảng 10.5 sách TKHDĐ tập 1

Thay số liệu vào công thức tính tiết diện các đoạn trục ta thu được bảng sau:

Chiều dài đoạn Đường kính


trục Tính toán Chọn
Đoạn 1 80mm 1,38mm 30mm
Đoạn 2 21mm 20,33mm 35mm
Đoạn 3 30mm D3> D2;D3>D4 40mm
Đoạn 4 21mm 20,33mm 35mm
Đoạn 5 37,5mm 1,38mm 20mm
4.3.5. Thiết kế trục II.
- Đường kính sơ bộ.
Chọn [τ]=12MPa

3 T2 3 116775,94
d= √ =√ = 36,5 mm
0,2 × [τ] 0,2 × 12

Chọn: d= 40
Ta tra bảng 10.2 TKHDĐ tập 1 có: b0=23mm;
Theo bảng 10.3 TKHDĐ tập 1 chọn:

SVTH: Vũ Thị Huế 89 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

K1=15mm K2=15mm K3=20 mm hn=20 mm

L1=(1,4÷ 2,5)d+k3+hn= 96 mm Chọn L4=60mm

L2= b0+K1+K2=53 mm L5= (1,2 ÷ 1,5)d= 60 mm

L3 =(1,2÷1,4)d=56mm L6=b0+K1+K2=53 mm
- Lực tác dụng lên trục.
FyA FxB
FxA Fa
Ft T
Fr
Wr
FxC T Wt
T FyB

Trong đó:
T=116,776 N.m

Ft = 1247,806N

Fr = 435,009N

Fa = 130,509N

FxC = 583,965 N

- Tính lực vòng và lực hướng tâm.

+ Vận tốc vòng :

SVTH: Vũ Thị Huế 90 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

n1 950 m
v = π × dw1 × = π × 38 × = 1,89
60000 60000 s

+ Lực vòng:

P 4000 × 0,995 × 0,96


Wt = = = 1021,687 N
v 1,89

+ Lực hướng tâm :


Wr = Wt × tanφ = 1021,687 × tan200 = 735,798 N

FxA Fa
FxB
Ft T
Fr
Wr
FxC T FyA Wt
T FyB

583,965 736,981
Qx
(N)
329,806

1577,612
950,566
515,557
214,768
Qy
(N)

Mx
(N.m)
17,825
35,831

61,169
62,77
109,707 My
(N.m)
116,776
T
(N.m)

Chiếu các lực lên trục theo các phương ox và oy:

∑ Fx = 0 −FxC + FxA − Ft − Wt + FxB = 0


{ ⇒{
FxA × 119 − Ft × 177 − Wt × 295 + FxB × 366,5 = 0
∑ MFx = 0

SVTH: Vũ Thị Huế 91 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

∑ Fy = 0 FyA − Fr + Wr + FyB = 0
{ ⇒{
FyA × 119 − Fr × 177 + Wr × 295 − FyB × 366,5 = 0
∑ MFy = 0

Thay số liệu vào công thức ta thu được


FxA = 2116,477N; FxB = 736,981N
FyA = −515,557N; FyB = 214,768N

- Tính đường kính đoạn trục.

Áp dụng các công thức 10.15; 10.16;10.17 sách TKHDĐ tập 1 trong bảng sau:

Tính momen uốn tổng MJ và mômen tương đương MtdJ tại các tiết diện J trên chiều
dài trục.

MJ = √Mx2 + My2 N. mm; MtdJ = √MJ2 + M2

Đường kính trục chứa chi tiết quay:

3 MtdJ
d= √
[σ ]

Trong đó [σ]=67 MPa tra bảng 10.5 sách TKHDĐ tập 1

Thay số liệu vào công thức tính tiết diện các đoạn trục ta thu được bảng sau:

Đường kính Chiều dài đoạn


Tính toán Chọn trục
Đoạn 1 2,134 mm 30mm 96mm
Đoạn 2 2,526mm 40mm 53mm
Đoạn 3 13,166mm 45mm 56mm
Đoạn 4 D4>D3;D4>D5 50mm 60mm
Đoạn 5 5,166mm 45mm 60mm
Đoạn 6 2,134mm 40mm 53mm
4.3.6. Thiết kế trục III.
- Đường kính sơ bộ.
Chọn [τ]=12MPa

SVTH: Vũ Thị Huế 92 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

3 T2 3 38409,094
d= √ =√ = 25,2mm
0,2 × [τ] 0,2 × 12

Chọn: d= 30mm
Ta tra bảng 10.2 TKHDĐ tập 1 có: b0=19mm;
Theo bảng 10.3 TKHDĐ tập 1 chọn:

K1=15mm K2=15mm K3=20 mm hn=20 mm

L1= b0=50mm L4=b0+K1+K2=49 mm

Chọn L2 =85mm L5=(1,2÷2,5)d+K3+Hn=100mm

L3= (1,2 ÷ 1,5)d= 60 mm

- Lực tác dụng lên trục

FyA Wt FyB
FxC
T

Wr T
FxA FxB

Trong đó:

Wt = 1021,687 N

Wr = 735,798 N

SVTH: Vũ Thị Huế 93 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

T
FxC = (0,2 ÷ 0,3)Ft′ = (0,2 ÷ 0,3) × 2 × = 512,121N
Do

FyA Wt FyB
FxC
T

Wr T
FxA FxB

512,121
101,145
Qx
(N)

920,342
545,2

Qy
(N)
190,598

Mx
(N.m)

25,731
76,306
13,654
My
(N.m)
38,409

T
(N.m)

Chiếu các lực lên trục:

∑ Fx = 0 −FxA + Wt − FxB + FxC = 0


{ ⇒{
Wt × 184,5 − FxB × 249 + Fxc × 328,5 = 0
∑ MFx = 0

∑ Fy = 0 FyA − Wr + FyB = 0
{ ⇒{
−Wr × 184,5 + FyB × 249 = 0
∑ MFy = 0

FxA = 101,145 N; FxB = 1432,663N


FyA = 190,598 N; FyB = 545,20N
- Tính đường kính đoạn trục.

SVTH: Vũ Thị Huế 94 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Áp dụng các công thức 10.15; 10.16;10.17 sách TKHDĐ tập 1 trong bảng sau:

Tính momen uốn tổng MJ và mômen tương đương MtdJ tại các tiết diện J trên chiều
dài trục.

MJ = √Mx2 + My2 N. mm; MtdJ = √MJ2 + M2

Đường kính trục chứa chi tiết quay:

3 MtdJ
d= √
[σ ]

Trong đó [σ]=67 MPa tra bảng 10.5 sách TKHDĐ tập 1

Thay số liệu vào công thức tính tiết diện các đoạn trục ta thu được bảng sau:

Đường kính Chiều dài đoạn


Tính toán Chọn trục
Đoạn 1 1,474 mm 35mm 21mm
Đoạn 2 D2>D1;D2>D3 45mm 150mm
Đoạn 3 5,348mm 40mm 50mm
Đoạn 4 2,71mm 35mm 51mm
Đoạn 5 1,147mm 30mm 100mm

4.3.7. Tính kiểm nghiệm trục I,II,III,IVvề độ bền.


Chọn vật liệu làm trục là thép C45 đã qua nhiệt luyện có các thông số cơ tính sau: σb=
600MPa; σ-1= 0,436σb=261,6 MPa;
+ Kết cấu trục vừa thiết kế đảm bảo được độ bền mỏi nếu hệ số an toàn tại các tiết diện
nguy hiểm thỏa mãn điều kiện sau.
sσj × sτj
Sj = ≥ [s]
2 2
√sσj + sτj

Trong đó:
[s] hệ số an toàn cho phép chọn [s]=2,5.

SVTH: Vũ Thị Huế 95 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

sσj;sτj Hệ số an toàn chỉ xét riêng ứng suất pháp và hệ số an toàn chỉ xét riêng ứng xuất
tiếp tại tiết diện j.
σ−1
sσj =
K σdj + ψσ × σmj
τ−1
sτj =
K τdj + ψτ × στj
+ σb= 600MPa; σ-1= 0,436σb=261,6 MPa; τ-1=0,58 σ-1=151,7MPa; Theo bảng 10.6 sách
TKHDĐ tập1: ψσ=0,05;ψτ=0.
+ Các trục hộp giảm tốc đều quay, ứng suất uốn thay đổi theo chu kỳ đối xứng,do đó σaj
tính theo bảng 10.22 sách TKHDĐ tập1 ta có:
Mj
σmj = 0; σaj = σmaxj =
Wj
Trong đó:

2
Mj = √Mỵ2 + Mxj là momen uốn tổng tại trục j.

Wj là momen cảm uốn được tính theo bảng 10.6 sách TKHDĐ tập1.
+ Vì trục quay hai chiều nên ứng suất xoắn theo chu kỳ đối xứng, do đó ta tính theo
10.24 sách TKHDĐ tập1.
τj
τmj = 0; τaj = τmaxj =
W0j
Trong đó:
τJ ; W0j- Momen xoắn và momen cản xoắn tại tiết diện trục j
W0j được tính theo bảng 10.6 sách TKHDĐ tập1.
+ K σdj ; K τdj Là hệ số tính toán.

( + K x − 1)
εσ
K σdj =
Ky

( + K x − 1)
ετ
K τdj =
Ky
Trong đó:
Kx =1,06- Hệ số tập trung ứng xuất do trạng thái bề mặt, phương pháp gia công và độ
nhẵn bề mặt, cho trong bảng 10.8 sách TKHDĐ tập 1.

SVTH: Vũ Thị Huế 96 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Các đoạn trục được gia công trên máy tiện, Tại các tiết diện nguy hiểm yêu cầu đạt R a=
2,5….. 0,36 μm.
Ky =1 - Hệ số tăng bề mặt trục trong bảng 10.9 sách TKHDĐ tập 1 phụ thuộc vào
phương pháp tăng bề mặt, cơ tính vật liệu. K dùng phương pháp tăng bền bề mặt.
εσ ; ετ - Hệ số kích thước kể đến ảnh hưởng của kích thước tiết diện trục đến giới hạn mỏi,
trị số cho trong bảng 10.10 sách TKHDĐ tập1.
K σ = 1,76; K τ = 1,54 - Hệ số tập trung ứng suất khi uốn và khi xoắn phụ thuộc vào
yếu tố tập trung ứng suất. Tra tại bảng 10.11;10.12;10.13 sách TKHDĐ tập1 .
+ Hệ số an toàn ở các tiết diện nguy hiểm tại các tiết diện trục chứa các tiết diện quay ,
đặt lực.
+ Chọn lắp ghép các ổ lăn trên trục theo k6; lắp bánh răng , nối trục theo k6 kết hợp với
lắp then. Tra bảng 9.1 sách TKHDĐ thu được bảng kích thước then ứng với các tiết diện
trục như sau:
Đường kính trục b×h (mm2) t1(mm)
20mm 6×6 3,5
30mm 8×7 4
35mm 10 × 8 5
45 mm 14 × 9 5,5
Trị số momen cản uốn momen cản xoắn tại các tiết diện đoạn trục nguy hiểm như sau:
Đường kính trục. Momen cản uốn Momen cản xoắn
mm mm3 mm3
Bánh răng: 20 Bánh răng: 642,467 Bánh răng:1427
Trục I
Ổ lăn 1,2: 35 Ổ lăn 1,2:4209,243 Ổ lăn 1,2:8418,487
Khớp nối: 30 Khớp nối:2290,185 Khớp nối:4939
Ổ lăn 1,2:40 Ổ lăn 1,2:6283,185 Ổ lăn 1,2:12566,37
Trục II Bánh răng côn:45 Bánh răng côn:7701,73 Bánh răng côn:16557
Bánh răng thẳng Bánh răng thẳng Bánh răng thẳng
:45 :7701,73 :16557
Ổ lăn 1,2 :35 Ổ lăn 1,2:4209,243 Ổ lăn 1,2: 8418,487
Trục III
Bánh răng thẳng:35 Bánh răng Bánh răng thẳng:7735

SVTH: Vũ Thị Huế 97 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Khớp nối:30 thẳng:3566,386 Khớp nối:4939


Khớp nối: 2290,185
Bánh răng côn:35 Bánh răng côn:3566,386 Bánh răng côn:7735
Trục IV Ổ lăn1,2:40 Ổ lăn1,2: 6283,185 Ổ lăn1,2: 12566,37
Khớp nối:30 Khớp nối: 2296 Khớp nối:4939

Bảng tính toán hệ số an toàn đối với các tiết diện 4 trục.
Kσ Kτ
Tỷ số Tỷ số
ϵσ ϵτ
D
Rãnh Lắp Rãnh Lắp Kσd Kτd Sσ Sτ S
(mm)
then căng then căng
20 1,91 2,06 1,73 1,64 2,12 1,97 1,34 6,87 7,87
30 2,0 2,06 1,90 1,64 2,12 1,96 1,91 11,3 1,89
35 2,03 2,06 1,94 1,64 2,12 2 1,73 17,5 1,73
40 2,06 2,06 1,96 1,64 2,12 1,7 7,09 5,48 4,34
45 2,12 2,06 2 1,64 2,12 2,06 3,52 5,96 3,03
Thỏa mãn điều kiện bền.
4.3.8. Chọn then, khớp nối và ổ lăn.
a.Thiết kế then.
Chọn vật liệu làm then là trùng với vật liệu làm trục.
Chọn then là then then bằng tra bảng 9.1 sách TKHDĐ tập 1 ta thu được bảng kích thước
then ứng với các tiết diện trục như sau:
Đường kính trục b×h (mm2) t1(mm)
20mm 6×6 3,5
30mm 8×7 4
35mm 10 × 8 5
45 mm 14 × 9 5,5
Các tiết diện trụ dùng mối ghép then cần tiến hành kiểm nghiệm mối ghép theo điều kiện
bền dập và điều kiện bền cắt có dạng sau:
2×T
σd = ≤ [σd ]
[d × lt × (h − t1 )]

SVTH: Vũ Thị Huế 98 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

2×T
τc = ≤ [τ c ]
d × lt × b
Trong đó:
d - đường kính trục, mm.
T - Momen xoắn trên trục, N.mm.
b, h, t - kích thước, mm. Tra bảng 9.1 sách TKHDĐ tập 1.
lt= (0,8÷0,9)lm.
[σd]=150MPa.
[τc]=60-90 MPa.
Thay các số liệu của các trục và số liệu bảng tra vào công thức ta thu được bảng sau:
Đường kính lt b×h t1 T σd τc
trục (mm) (mm2) (mm) (Nmm) (MPa) (MPa)
20mm 25 6×6 3,5 31819,057 50,91 21,21
30mm 75 8×7 4 116775,94 34,6 12,975
35mm 40 10 × 8 5 38409,094 15,15 4,546
116775,94 55,61 4,17
45 mm 40 14 × 9 5,5 116775,94 37,07 9,268
b. Chọn khớp nối.
Chọn khớp nối trục vòng đàn hồi có thông số tra tại bảng 16.10a,16.10b sách TKHDĐ
tập2.
Nối trục vòng đàn hồi Vòng đàn hồi
T = 125 N.m B=5mm
d1=52 T = 125 N.m
d= 30 mm B1=42 D2=20mm
mm d0=14 mm
D=125 mm mm l=62mm
D0=90mm d1=M10
dm=60 mm l1=30mm l1=34mm
Z=4 mm L3=28mm
D3=28mm L=150mm L2=15mm
nmax=4600 H=1,5 mm
l2=32mm l=62mm
+) Kiểm nghiệm điều kiện bền của vòng và khớp:
2×k×T 2 × 1,2 × 116775,94
σd = = = 1,67 MPa ≤ [σd ] = 4MPa
Z × Do × dc × L 4 × 90 × 7,5 × 62

SVTH: Vũ Thị Huế 99 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

k×L×T 1,2 × 65 × 116775,94


σu = = = 59,97MPa ≤ [σu ] = 80MPa
0,1 × d3c × D0 × Z 0,1 × 7,53 × 90 × 4
c. Chọn ổ lăn.
- Chọn ổ lăn trục I
Tính trị số Fa/R tại ổ lăn trục I
Fa 130,509 130,509
= = = 0,03 < 0,3
R A √3376,4162 + 317,6252 3391,323
Fa 130,509 130,509
= = = 0,078 < 0,3
R B √435,0092 + 1247,8062 1321,458

Chọn ổ đũa côn.


Ta có tải trọng tương đương:
0,5YA
PA = 0,4FrA + F + YA TA
YB rB
PA = 0,4 × 3391,323 + 0,5 × 1 × 1321,458 + 1,65 × 103,509 = 2188,048N
PB = 1321,458N
Số chu kỳ làm việc:
4,8
L = 0,5 × 8000 × 60 × 959 × = 284,78. 106 chu kỳ
3,843
Ta tính được giá trị yêu cầu khả năng tải động:
1
l 3,33
CA = PA × ( 6 ) = 14395,46 N
10
1
l 3,33
CB = PB × ( 6 ) = 8694,046 N
10
Nhận thấy: Ca>Cb Tra bảng P2.11 TKCTM tập 1với d=35mm chọn ổ lăn ký hiệu:
2007107
- Chọn ổ lăn trục II.
Tính trị số Fa/R tại ổ lăn trục II.
Fa 130,509 130,509
= = = 0,078 < 0,3
R A √1577,6122 + 515,5572 1659,716
Fa 130,509 130,509
= = = 0,17 < 0,3
R B √736,9812 + 214,7682 767,636

Chọn ổ đũa côn.

SVTH: Vũ Thị Huế 100 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Ta có tải trọng tương đương:


0,5YA
PA = 0,4FrA + F + YA TA
YB rB
PA = 0,4 × 1659,716 + 0,5 × 1 × 767,636 + 1,71 × 130,509 = 1270,875 N
PB = 767,636 N
Số chu kỳ làm việc:
950
L = 0,5 × 8000 × 60 × = 59,329.106 chu kỳ
3,843
Ta tính được giá trị yêu cầu khả năng tải động:
1
l 3,33
CA = PA × ( 6 ) = 4956,91N
10
1
l 3,33
CB = PB × ( 6 ) = 2993,78
10
Nhận thấy: Ca>Cb Tra bảng P2.11 TKCTM tập 1 với d=40 mm chọn ổ lăn ký hiệu:
2007108
- Chọn ổ lăn trục III.
Tính trị số Fa/R tại ổ lăn trục III
Fa 130,509 130,509
= = = 0,6 > 0,3
R A √101,1452 + 190,5982 215,773
Fa 130,509 130,509
= = = 0,122 < 0,3
R B √920,3422 + 545,22 1069,707

Chọn ổ đũa côn.


Ta có tải trọng tương đương:

0,5YA
PA = 0,4FrA + F + YA TA
YB rB
PA = 0,4 × 215,773 + 0,5 × 1 × 1069,707 + 1,71 × 130,509 = 808,333N
PB = 1069,707 N
Số chu kỳ làm việc:
L = 0,5 × 8000 × 60 × 950 = 228.106 chu kỳ
Ta tính được giá trị yêu cầu khả năng tải động:

SVTH: Vũ Thị Huế 101 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

1
l 3,33
CA = PA × ( 6 ) = 4127,42N
10
1
l 3,33
CB = PB × ( 6 ) = 5462,021N
10
Nhận thấy: Ca>Cb Tra bảng P2.11 TKCTM tập 1 với d=35 mm chọn ổ lăn ký hiệu:
2007107
Thông số ổ lăn
d D D1 B C1 T r r1 a α C C0
Kí hiệu
mm mm mm mm mm mm mm mm mm mm kN kN
2007107 35 62 66 17 15 18 1,5 0,5 3 10,25 25,6 23
2007108 40 68 72 18 16 19 1,5 0,5 3,5 10,25 31,9 28,4

4.3.9.Thiết kế vỏ hộ giảm tốc.


Chọn vật liệu làm vỏ hộp là GX 15-23
Bảng kích thước cơ bản của vỏ hộp:
Tên gọi Biểu thức tính toán và kết quả
+) Chiều dày thân hộp δ δ = 0,03 × a + 3 = 11,13
Chọm δ=12mm
a là khoảng cách tâm
+) Chiều dày lắp hộp δ1 δ1 = 0,9 × 15 = 11 mm
+) Gân tăng cứng: Chiều dày e e = (0,8 ÷ 1)δ = 12mm
Chiều cao h h>58mm
Độ dốc Khoảng 2o
+)Đường kính:
Bulong nền d1 d1 > 0,04𝑎 + 10 = 19,44𝑚𝑚
Chọn d1=20 mm
Bulong cạnh ổ d2 d2 = (0,7 ÷ 0,8)d1 = 16mm
Bulong ghép bích lắp và thân d3 d3 = (0,8 ÷ 0,9)d2 = 14mm
Vít ghép lắp ổ d4 d4 = (0,6 ÷ 0,7)d2 = 10mm
Vít ghép lắp cửa thăm d5 d5 = (0,5 ÷ 0,6)d2 = 8mm

SVTH: Vũ Thị Huế 102 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

+)Mặt bích lắp ghép và thân:


Chiều dày bích thân hộp s3 = (1,4 ÷ 1,8)d3 = 24mm
Chiều dày bích lắp hộp s4 = (0,9 ÷ 1)S3 = 24mm
Bề rộng mặt lắp ghép bulong cạnh ổ K 2 = E + R + (3 ÷ 5) = 92mm
Bề rộng bích lắp hộp và thân K 3 = K 2 − (3 ÷ 5) = 75mm
+) Kích thước gối trục
Đường kính ngoài tâm lỗ vít D2,D3 Tra bảng 18.2 TKHDĐ tập 2 chọn
D2=100mm
D3=125mm
Bề rộng mặt lắp ghép bulong cạnh ổ K 2 = E + R + (3 ÷ 5) = 92mm

+) Mặt đế hộp:
S1 = (1,3 ÷ 1,5)d1 = 35 mm
Chiều dày
K1 = 3d1 = 75mm
Bề rộng mặt đế hộp K1,q
q ≥ K + 25 = 100mm

+) Khe hở giữa các chi tiết:


Δ ≥ (1 ÷ 1,2)δ = 15mm
Giữa bánh răng và thành trong hộp
Δ1 ≥ (3 ÷ 5)δ = 70mm
Giữa đỉnh bánh răng lớn và đáy hộp
∆≥ δ = 20mm
Giữa mặt bên các bánh răng với nhau
Z = (L + B) × (200 ÷ 300)
Số lượng bulong nền.
Chọn Z=4 bulong

SVTH: Vũ Thị Huế 103 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

CHƯƠNG V: MÔ PHỎNG BẰNG PHẦN MỀM SAP2000.

5.1 Giới thiệu phần mềm.

SAP là tên phần mềm được xây dựng và phát triển bởi công ty COMPUTER AND
STRUCTURE INC ra đời vào năm 1998. Tên SAP được viết tắt từ "Structural Analysis
Program". SAP2000 là phần mềm tích hợp chức năng phân tích kết quả kết cấu bằng
phương pháp phần tử hữu hạn và tính năng thiết kế kết cấu thành một. Ngoài khả năng
phân tích được bài toán kết cấu thường gặp của công trình, SAP 2000 có các loại phần tử
mẫu và tính năng phân tích kết cấu phi tuyến.

Khả năng của phần mềm SAP2000:

- Các tính năng phân tích nội lực:

SAP2000 cung cấp nhiều tính năng mạnh để mô tả các lớp bài toán thiết kế kết cấu
phổ biến trong thực tế.

SAP2000 cho phép nhanh chóng tạo ra mô hình kết cấu từ các mẫu thư viện hiện có
sẵn.

SAP2000 có thể đặt lực hoặc hệ lực tác dụng lên kết cấu và tính toán chúng một cách
dễ dàng.

- Khả năng thiết kế:

SAP200 có khả năng tính toán các phần tử mẫu bao gồm: Thanh giàn, dầm, tấm vỏ-
màng, phần tử hai chiều, ứng suất phẳng, biến dạng phẳng, đối xứng trục, phần tử khối và
phần tử phi tuyến.

Vật liệu của các phần tử mẫu có thể là tuyến tính đẳng hướng hoặc trục hướng hoặc
phi tuyến.

Liên kết bao gồm: Liên kết cứng, liên kết đàn hồi, liên kết cục bộ khi khử bớt các
phần tử phản lực.

Đa hệ tọa độ.

Ràng buộc được các thành phần khác nhau trong kết cấu.

SVTH: Vũ Thị Huế 104 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Tải trọng bao gồm các lực tập trung tại nút, áp lực lên phần tử, ảnh hưởng của nhiệt
độ, …

Khả năng giải các bài toán lớn không hạn chế các ẩn số, ổn định, hiệu suất cao.

Các phân tích cho bài toán kết cấu bao gồm: Phân tích tĩnh, tính tần số dao động riêng
và các dạng dao động.tính đáp ứng động lực học với tải trọng ngoài thay đổi theo thời
gian hay tải trọng do động đất.

Kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Một kết cấu có thể có nhiều loại phần tử mẫu mà phần mềm có thể tính được kết hợp
với nhau.

5.2 Xây dựng mô hình kết cấu cửa van trong SAP2000.

5.2.1 Mô hình tính toán.

Bước 1: Xác định hệ đơn vị.

Bước 2: Tạo đường lưới.

Bước 3: Xây dựng mô hình kết cấu.

Bước 4: Định nghĩa và gán thuộc tính cho đối tượng.

+ Định nghĩa vật liệu.

+ Định ngĩa tiết diện dầm ngang, dầm đứng, dầm đỉnh, dầm đáy, dầm biên.

+ Định nghĩa tải trọng, tổ hợp tải trọng.

Bước 5: Thực hiện tính toán, chạy trưng trình.

Bước 6: Xem, biểu diễn, xuất kết quả.

5.2.2. Tính toán cửa van phẳ ng.

a. Số liệu tính toán.

Chọn trường hợp tính toán cho của van phẳng trên mặt có mực nước H=3,16 m,

kích thước chiều dài 2,34 m; cao 3,35m; dày 0,18m.

Vật liệu chế tạo cửa van là thép CT38 có E = 2,1.106 (daN/cm2), μ=0,3, tải trọng riêng
77 (kN/m), hệ số dãn nở vì nhiệt là 1,2.10-5 (1/C)

SVTH: Vũ Thị Huế 105 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Dầm chính bố trí theo nguyên tắc các dầm chính chịu tải trọng như nhau, áp lực nước
P tác dụng lên bản mặt cửa van lên kết hàn với các dầm đứng và dầm ngang.

Tĩnh tải tác dụng lên cửa van là trọng lượng bản thân tường chắn. Hoạt tải là áp lực
nước gây ra bởi cột nước H=3,16m tính từ đáy cửa van.

b. Mô hình tính toán.

Lâ ̣p sơ đồ không gian cửa van theo phương pháp phân tử hữu ha ̣n, dùng phầ n mề m
SAP2000.

Khai báo vật liệu: CT38

Khai báo phần tử gồm: dầm đứng, dầm ngang, dầm biên, dầm đáy, bản mặt.

SVTH: Vũ Thị Huế 106 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

SVTH: Vũ Thị Huế 107 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

5.2.3 Kết quả tính toán.

a. Phổ màu áp lực nước:

b. Momen uốn bản mặt.

+ Kế t quả tiń h toán momen uốn của bản mặt trong bài toán phân tić h tổ ng thể cửa van
như sau:

SVTH: Vũ Thị Huế 108 Lớp: 54M-TBTC


đáy
đỉnh

Dầm
Dầm
Dầm
Dầm

ngang 2
ngang 1
Đồ án tốt nghiệp

uốn 2-2
uốn 3-3
uốn 2-2
uốn 3-3
uốn 2-2
uốn 3-3

Momen
Momen
Momen
Momen
Momen
Momen
uốn 2-2
uốn 3-3

Momen
Momen

SVTH: Vũ Thị Huế


4.79 2.67 0.04
-0.27 -0.65 2.46 5.09
-0.46
c. Biểu đồ momen của dầm

-12.57 1.6
1.66 -2.61 -0.09
+) Dầm ngang, dầm đỉnh, dầm đáy.

0.59 -0.45 -5.65


-13.31
0.24-0.17 0.47 -0.41

109
0.43 -1.79 -19.75 -0.52
0.20 -0.07 -13.25 0.42 -0.13 -7.83 0.44 -0.17

0.14
0.14 0.57 -20.44 0.17 -0.57
0.08 -13.03 -7.71

0.42 -0.13 -19.75 0.44 -0.17 -0.52


0.20 -0.07 -13.25 -7.83 0.43 -1.79

-13.31 0.47 -0.41 -0.09


0 24
. -0.17 0.59 -0.45 -5.65 1.66 -2.61
-12.57
Nghành: kỹ thuật cơ khí

Y Y

5.09 -0.46

Lớp: 54M-TBTC
-0.27 -0.65 2.46 0.04
4.79 X 2.67 X
Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

X
Dầm Momen

4.49

4.49
Y
ngang 3 uốn 3-3

-8.92

-8.92
-13.72

-13.75

-13.72
Momen

0.06 -0.03

0.06 -0.03
-0.03

-0.03
uốn 2-2

0.03
0.06

0.06

X
Dầm Momen
5.32

5.32
Y
ngang 4 uốn 3-3
-10.90

-10.90
-15.26

-15.18

-15.26
Momen
-0.37

-0.37
uốn 2-2
-0.14

-0.14
0.11-0.01
0.11-0.01

9.202E-03
0.24

0.24

X
Dầm Momen
6.07

6.07
Y
ngang 5 uốn 3-3
-15.37
-15.69

-15.69
-16.14

-16.14
-0.40

-0.40
0.10-0.29

0.10-0.29
-

-0.09

Momen
0.29

0.29
0.50

0.5

uốn 2-2

Bảng so sánh giá trị giữa hệ phẳng và không gian.

Momen Momen
Phương pháp Chênh
uốn 3-3 uốn 2-2 Chênh lệch
tính lệch
kN.m kN.m

Dầm Hệ phẳng 117,398 12,519


ngang, 96,968 9,849
đàm đáy. Hệ không gian 20,43 2,67

SVTH: Vũ Thị Huế 110 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

+ Dầm biên và dầm đứng.

Lực cắt 2-2:

Dầm đứng 3 Dầm đứng 2 và 4 Dầm đứng 1và 5 Dầm biên

0.54 1.02 1.52 1.01

-4.28 -2.77 4.13 25.82

-0.29 -10.52 -37.40

-4.15 -2.74 1.28 6.41

-5.15 -2.53 11.41 58.94

14.62 10.63 -6.29 -54.00

SVTH: Vũ Thị Huế 111 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Momen 3-3:

Dầm đứng 3 Dầm đứng 2 và 4 Dầm đứng 1 và 5 Dầm biên


-0.57
-0.17
-0.12

-0.02

-0.51 0.81
-3.45 0.09
0.54 0.91

0.33 1.17

1.96 3.27 12.05 13.22


-0.75 0.41

-1.39

-3.04 -0.78 -9.22 -5.56


-0.90 0.12

-0.49 0.42

-2.77 -8.89
-1.25

-1.66

2.36 2.93 18.43 20.58


-2.98 -1.67

-4.23 -2.74

-0.79 -8.57
2.33

3.08

d. So sánh phân tích kết quả hệ phẳng và không gian.

Bảng so sánh sai lệch kết quả phân tích theo hệ phẳng và hệ không gian:

Momen uốn Chênh


Phương pháp Chênh lệch Lực cắt 2-2
3-3 lệch
tính kN.m kN
kN.m kN

SVTH: Vũ Thị Huế 112 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Dầm
Hệ phẳng 37,942 68,57
biên
17,382 9,63
Hệ không
20,58 58,94
gian

Dầm
Hệ phẳng 52,891 57,78
đứng
48,661 43,16
Hệ không
4,23 14,62
gian

Như ta thấy trên hình vẽ, biểu đồ lực cắt và momen của các dầm thể hiê ̣n rõ miề n và
biểu đồ tính bằng SAP2000. So sánh phần tính toán ban đầu ( tính toán theo hệ phẳng) và
tính toán bằng SAP2000 ( tính toán hệ không gian) có sự chênh lệch.

Sự chênh lệch giữa hai cách tính này là do trong khi tính toán các dầm đứng và dầm
ngang ta coi các dầm là dầm đơn chịu toàn bộ áp lực nước và trọng lượng bản thân do
đó trên biểu đồ momen và lực cắt tính toán lớn hơn so với lực cắt và momen tính trong
phần mềm SAP 2000.

Kết quả ban đầu được tính toán có thể chấp nhận được là do kết cấu cửa được lựa
chọn để giảm sự tập trung ứng suất tại các dầm. Số liệu tính toán kích thước dầm là hợp
lý bên cạnh đó cửa van tính toán có khẩu độ tương đối nhỏ. Sự chênh lệch của hai kết
quả tính không quá chênh lệch. Kết quả tính ban đầu có sai số trong quá trình tính toán
một phần nhất định. Độ chính xác không tốt bằng phần mềm khi tính cho một hệ siêu tĩnh.

Kết quả của hai cách tính nội lực và momen trên đều có sự tin cậy.

5.2.4 Nhận xét kết quả và kế t luận

Như ta đã thấy khi đặt tải trọng, tổ hợp tải trọng lên kết cấu cửa van bao gồm tải
trọng trọng lượng bản thân và áp lực nước. Các trường hợp tải trọng phức tạp hơn như áp
lực sóng gió, động đất, lực va chạm.. khi đóng mở cửa chưa tính toán đến. Kết quả tính
toán kết cấu cửa van vừa đưa ra có thể khác kết quả tính khi cửa van chịu các tải trọng
phức tạp đó.

SVTH: Vũ Thị Huế 113 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

Phần tính toán trên dựa trên kết cấu và loại vật liệu, điều kiện và tổ hợp tải trọng dễ
hiểu, thông dụng sau đó so sánh hai phương thức tính tay và sử dụng phần mềm SAP,
trình tự tính toán tương đối dễ hiểu chứ không đi sâu phân tích. Do đó sự lựa chọn chưa
thực sự tối ưu nhất.

Tính toán cửa van phẳ ng bằ ng phần mềm SAP2000 cho ta xác định các giá trị ứng
suất và chuyển vị (độ võng) của kết cấu cửa van nhanh chóng, chính xác, mă ̣t khác viê ̣c
lựa chọn, điều chỉnh tiết diện, hoặc lực căng ứng suất trước khá dễ dàng, từ đó tìm được
tiết hợp lý của kết cấu, nó cho phép tính chính xác được nội lực momen để kết cấu làm
việc có hiệu quả nhất.

Việc áp dụng SAP2000 và các dữ kiện trước để tính các kế t cấ u cửa van của công
trình thủy lợi là hướng đi mới, hợp lý và cần được quan tâm tiếp tục nghiên cứu, phân
tích với sự trợ giúp của phần mềm chuyên dùng để áp dụng tốt vào thực tế. Mặt khác cần
chú ý về các yêu cầu công nghệ, khả năng thi công, bảo dưỡng công trình sau khi chế tạo
và đưa vào sử dụng.

SVTH: Vũ Thị Huế 114 Lớp: 54M-TBTC


Đồ án tốt nghiệp Nghành: kỹ thuật cơ khí

PHỤ LỤC

1. Trịnh Chất - Lê Văn Uyển: "Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí " tập 1,2 (Nhà xuất
bản giáo dục 1994).

2. Phan Bình Nguyên: "Thiết kế chi tiết máy tập 1" (Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà
Nội 2013).

3. Nguyễn Văn Cường:"Thiết bị thủy công cấu tạo và ứng dụng" ( Nhà xuất bản đại học
tự nhiên và công nghệ 2014).

4. Vũ Thành Hải - Trương Quốc Bình- Vũ Hoàng Hưng:" Kết cấu thép" (Nhà xuất bản
xây dựng 2006).

5. Ninh Đức Tốn: "Dung sai lắp ghép" (Nhà xuất bản giáo dục 2000).

6. Trương Đình Dụ - Nguyễn Đăng Cường: "Sổ tay kỹ thuật" phần 2 tập 4(Nhà xuất bản
công nghiệp).

7. Lê Thành Bắc."Giáo Trình thiết bị điện" - Giáo trình internet


(http://voer.edu.vn/c/role/51d2175d/39d37178)

8.TCVN 8299: 2009 "Công trình thủy lợi- Chế tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép

-Yêu cầu kỹ thuật" Hà Nội 2009.

9. TCVN8301:2009 " Công trình thủy lợi- Máy đóng mở kiểu vitme đai ốc- Thiết kế, lắp
đặt, ngiệm thu, bàn giao- Yêu cầu kỹ thuật" Hà nội 2009.

SVTH: Vũ Thị Huế 115 Lớp: 54M-TBTC

You might also like