You are on page 1of 255

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN: THỰC TẬP SỬA CHỮA CÁC THIẾT BỊ
CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ
SỐ TÍN CHỈ: 04
LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

Hưng Yên - 2015


MỤC LỤC
PHẦN I: Thực tập cơ bản ................................................................................................ 6
1. Thực hành chung ....................................................................................................... 6
1.1. Lập biểu điều tra tổng hợp và biểu riêng cho hệ thống đƣợc giao.....................6
1.1.1. Bảng biểu điều tra tổng hợp: ...........................................................................6
1.1.2. Quy trình phiếu sửa chữa cho riêng cho hệ thống đƣợc giao .........................7
1.2. Nhận biết các ký hiệu quy ƣớc của mã sự cố ...................................................11
2. Dụng cụ và thiết bị .................................................................................................. 16
2.1. Sử dụng thiết bị đo xung, dòng …. ..................................................................16
2.2.1. Giới thiệu Panel: ...........................................................................................16
2.2.2. Cách thức vận hành: ......................................................................................18
2.2. Sử dụng đồng hồ vạn năng ...............................................................................20
2.2.1.Các sử dụng đồng hồ đo vạn năng kim ..........................................................20
2.3.2. Các sử dụng đồng hồ đo vạn năng điện tử ....................................................23
2.3. Sử dụng dụng cụ đo áp suất nén của động cơ, áp suất xăng ............................25
PHẦN II: Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điện động cơ ............................................ 26
3. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống khởi động............................................................ 26
3.1. Tháo lắp, kiểm tra các loại máy khởi động ......................................................26
3.1.1. Tháo máy khởi động .....................................................................................26
3.1.1.1. Tháo động cơ điện ...................................................................................26
3.1.1.2 Tháo rã công tắc từ ...................................................................................26
3.1.1.3 Tháo bánh răng bendix .............................................................................27
3.1.2 Kiểm tra từng chi tiết .....................................................................................27
3.1.2.1 Kiểm tra Rotor ..........................................................................................27
3.1.2.2 Kiểm tra stator ..........................................................................................29
3.1.2.3 Kiểm tra chổi than.....................................................................................30
3.1.2.4 Kiểm tra ly hợp .........................................................................................30
3.1.2.5 Kiểm tra cuộn hút, cuộn giữ .....................................................................30
3.2. Đấu dây hệ thống khởi động ............................................................................31
3.3. Đo dòng khởi động và xử lý sự cố ...................................................................31
4. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống cung cấp điện...................................................... 34
4.1. Tháo lắp, kiểm tra các loại máy phát điện .......................................................34
4.1.1.Quy trình tháo ................................................................................................ 34
4.1.2.Kiểm tra và sửa chữa. ....................................................................................35

1
4.1.2.1 Kiểm tra rôto. ............................................................................................35
4.1.2.2. Kiểm tra phần ứng stator. ........................................................................36
4.1.2.3. Chổi than. .................................................................................................37
4.1.2.4. Bộ nắn dòng. ............................................................................................38
4.1.2.5.Vòng bi. ....................................................................................................40
4.2. Đấu dây hệ thống cung cấp điện ......................................................................42
4.3. Đo điện áp, dòng kích từ và dòng phụ tải của máy phát ..................................44
4.4. Xử lý sự cố .......................................................................................................45
5. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống đánh lửa .............................................................. 47
5.1. Tháo lắp, kiểm tra các cụm chi tiết của hệ thống. ............................................47
5.2. Tháo lắp, kiểm tra bô bin, tụ điện và bugi. ......................................................48
5.3. Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh bộ chia điện. ................................51
5.4. Đấu dây mạch đánh lửa, đặt lửa cho động cơ. .................................................54
5.5. Xác định các triệu chứng và chẩn đoán sự cố ..................................................57
6. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng ..................................... 60
6.1. Tháo lắp và chẩn đoán các cụm thiết bị trong hệ thống phun xăng điện tử.....60
6.1.1. Kiểm tra và chẩn đoán bơm xăng, lọc xăng, van điều áp xăng và vòi phun
xăng. ..............................................................................................................................60
6.1.1.1: BƠM XĂNG ............................................................................................60
6.1.1.2. VAN ĐIỀU CHỈNH ÁP SUẤT XĂNG ..................................................65
6.1.1.3. VÒI PHUN ..............................................................................................67
6.1.2. Kiểm tra chẩn đoán các cảm biến trong hệ thống .........................................71
6.1.2.1. CẢM BIẾN ĐO NHIỆT ĐỘ NƢỚC LÀM MÁT ...................................71
6.1.2.2.CẢM BIẾN ĐO CHÂN KHÔNG (CẢM BIẾN ĐO ÁP SUẤT TUYỆT
ĐỐI TRONG HỌNG HÚT) ..........................................................................................71
6.1.2.3. CẢM BIẾN OXY ....................................................................................73
6.2. Tháo lắp, kiểm tra các loại van ISC; chẩn đoán và sửa chữa sự cố. ................73
6.2.1 Loại cuộn dây quay ........................................................................................73
6.2.2 Van ISCV có cuộn dây quay kiểu cũ .............................................................74
6.2.3 Các loại ISCV đi tắt khác...............................................................................75
7. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Điêzen .................................. 78
7.1. Tháo lắp và chẩn đoán bơm VE điện tử. ..........................................................78
7.1.1. Quy trình tháo bơm cao áp chia. ...................................................................78
7.1.2. Quy Trình Kiểm Tra – Sửa Chữa các bộ phận của bơm cao áp chia. ..........86
2
7.2. Tháo lắp chẩn đoán các cụm chi tiết của hệ thống nhiên liệu CRS-i...............97
7.2.1. Quy trình tháo lắp .........................................................................................97
7.2.1.1. Các chú ý trong quá trình tháo lắp hệ thống cung cấp nhiên liệu Diesel
Common Rail .................................................................................................................97
7.2.1.2. Quy trình tháo tuy ô bơm cao áp, tuy ô vòi phun ..................................100
7.2.1.3. Quy trình lắp tuy ô bơm cao áp, tuy ô vòi phun ....................................102
7.2.1.4. Quy trình tháo vòi phun ra khỏi động cơ ...............................................103
7.2.1.5. Quy trình lắp vòi phun ...........................................................................104
7.2.1.6. Quy trình đặt bơm áp cao của động cơ Diesel có sử dụng hệ thống cung
cấp nhiên liệu Diesel Common Rail ............................................................................105
7.2.2. QUY TRÌNH KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP
NHIÊN LIỆU DIESEL COMMON RAIL ..................................................................105
7.2.2.1. Quy trình kiểm tra bằng các thiết bị thông thƣờng ................................105
7.2.2.2. Kiểm tra và phát hiện lỗi bằng máy chẩn đoán chuyên dụng ................112
7.3. Tháo lắp chẩn đoán các cụm chi tiết của hệ thống nhiên liệu bơm - kim phun
tích hợp điện tử. .........................................................................................................115
7.3.1. Khái quát .....................................................................................................115
7.3.2. Kiểm tra bơm tiếp vận (Bơm thấp áp) ........................................................116
8. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điều khiển làm mát động cơ ............................. 117
8.1. Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra các loại quạt điện làm mát động cơ. ..........117
8.2. Lắp ráp sơ đồ điều khiển quạt làm mát sử dụng các rơle, ECU ....................119
PHẦN III: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE .................................................................. 121
9. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống thông tin ........................................................... 121
9.1. Đọc các sơ đồ kết nối giắc chẩn đoán và nhận biết các chân giắc của các loại
giắc chẩn đoán DLC1, DLC2, DLC3. .......................................................................121
9.2. Nhận biết các cảm biến cho các đồng hồ và các đèn cảnh báo, đo và chẩn đoán
tình trạng kỹ thuật của chúng. ...................................................................................121
9.3. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của các đồng hồ và các đèn cảnh báo trên taplo.
...................................................................................................................................121
10. CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, TÍN HIỆU ....... 122
10.1. Tháo lắp và kiểm tra các loại đèn chiếu sáng, tín hiệu. ...............................122
10.1.1: Tháo lắp các loại đèn chiếu sáng, tín hiệu. ...............................................122
10.1.2: Kiểm tra các loại đèn chiếu sáng, tín hiệu ................................................122
10.2. Lắp ráp mạch điều khiển đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu theo sơ đồ cho sẵn và
kiểm tra các chế độ làm việc. ....................................................................................124
3
10.3. Phân tích và xử lý các sự cố trong hệ thống ................................................126
10.3.1. Hƣ hỏng đèn pha .......................................................................................126
10.3.2. Thí nghiệm đo độ sáng đèn pha, cƣờng độ âm thanh của còi. ..................132
11. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống của sổ điện, khóa cửa và chống trộm .........140
11.1. Tháo lắp kiểm tra mô tơ nâng hạ kính, mô tơ khóa cửa, cuộn kéo chốt cửa và
cơ cấu khóa cửa. ........................................................................................................140
11.2. Lắp ráp hệ thống cửa sổ điện theo sơ đồ cho sẵn và kiểm tra các chế độ làm
việc.............................................................................................................................140
11.3. Lắp ráp hệ thống khóa cửa theo sơ đồ cho sẵn và kiểm tra các chế độ làm việc.
...................................................................................................................................144
12. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống gạt nƣớc – rửa kính ........................................ 146
12.1. Tháo lắp, kiểm tra các mô tơ gạt nƣớc, nhận biết các đầu dây của các loại gạt
nƣớc loại 5 dây ..........................................................................................................146
12.2. Đấu mạch điều khiển gạt nƣớc, sử dụng cụm công tắc tổ hợp ở cổ tay lái để
tạo ra các chế độ LO, HI, INT và xử lý các sự cố .....................................................158
13. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống gƣơng điện ...................................................... 173
13.1. Tháo lắp cụm gƣơng điện và kiểm tra các mô tơ cơ cấu điều chỉnh mặt gƣơng.
...................................................................................................................................173
13.2. Đấu mạc điều khiển 2 gƣơng điện theo sơ đồ cho sẵn. ................................178
14. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí ôtô ................................... 182
14.1. Sử dụng các thiết bị bảo dƣỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí ôtô.
...................................................................................................................................182
14.2. Tháo lắp máy nén, hộp gió và các đƣờng ống trong hệ thống. ....................182
14.3. Nạp xả ga và kiểm tra các chế độ làm việc của hệ thống điều hòa không khí
ôtô. .............................................................................................................................186
15. Chẩn đoán và sửa chữa số tự động ...................................................................... 196
15.1. Tháo lắp và nhận biết các triệu chứng hƣ hỏng của hộp số tự động. ...........196
15.2. Lập quy trình chẩn đoán và sửa chữa số tự động. ........................................209
16. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống lái điện tử ........................................................ 211
16.1. Tháo lắp và nhận biết các triệu chứng hƣ hỏng của cụm mô tơ trợ lực lái, cảm
biến mô men. .............................................................................................................211
16.2. Lập quy trình chẩn đoán và sửa chữa hƣ hỏng của hệ thống. ......................219

4
17. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống phanh ABS ..................................................... 228
17.1. Tháo lắp và nhận biết các triệu chứng hƣ hỏng của các cảm biến, cụm cơ cấu
chấp hành ABS. .........................................................................................................228
17.1.1. Quy trình tháo lắp cụm xilanh chính và bình chứa dầu phanh .................228
17.1.2. Quy trình tháo lắp cụm xilanh chính và bình chứa dầu phanh .................229
17.1.3. Quy trình tháo lắp trợ lực phanh ...............................................................232
17.1.4. Quy trình tháo lắp cơ cấu phanh ...............................................................233
17.1.5. Tháo lắp bộ ép phanh (calip) ....................................................................235
17.1.7. Quy trình tháo lắp cảm biến tốc độ bánh xe .............................................239
17.2. Lập quy trình chẩn đoán và sửa chữa hƣ hỏng của hệ thống. ......................240
17.2.1. Chẩn đoán hƣ hỏng thông thƣờng .............................................................240
17.2.2. Chẩn đoán những hƣ hỏng bằng đèn báo..................................................243
17.2.3. Chẩn đoán hệ thống ABS ..........................................................................244
17.2.4. Quy trình đọc DTCs ..................................................................................245
17.2.5. Quy trình xóa DTCs ..................................................................................245
17.2.6. Theo dõi và ghi lại PID/dữ liệu.................................................................246
17.2.7. Quy trình hoạt động chế độ lệnh ...............................................................246

5
PHẦN I: Thực tập cơ bản

1. Thực hành chung


1.1. Lập biểu điều tra tổng hợp và biểu riêng cho hệ thống được giao
1.1.1. Bảng biểu điều tra tổng hợp:
Đƣợc đánh theo mẫu sau:

6
1.1.2. Quy trình phiếu sửa chữa cho riêng cho hệ thống được giao
Booking person
Nhân viên DCRC
• Fills out top section Repair Order with all available information
Điền đầy đủ thông tin trên phiếu sửa chữa
• Hands over the Repair Order to the service adviso
Giao phiếu sửa chữa cho cố vấn dịch vụ ( Cùng vớii lịch hẹn gặp KH) trƣớc 16:30
hàng ngày cho ngày hôm sau.
Service Advisor finishes Repair Order and hands it over to customer
Cố vấn dịch vụ hoàn tất phiếu sửa chữa và giao cho KH một bản
• Files all documents for pre-booked customers to correspond with appointment
times
Liệt kê tất cả các tài liệu đối với KH đã hẹn trƣớc phù hợp với thời gian hẹn gặp KH
• Identify Repair Order with an identification number/job number
Xác định phiếu sửa chửa với số nhận dạng/mã số công việc
• Give a detailed description of the work to be undertaken, including
Đƣa ra mô tả chi tiết công việc đƣợc thực hiện bao gồm :
scheduled labour time
Thời gian sửa chữa đã lên lịch
parts required
Phụ tùng yêu cầu
agreed completion time
Thoả thuận về thời gian giao xe
committed price to the customer
Cam kết giá với KH
payment method
Phƣơng thức thanh toán
other information on courtesy services, loan vehicle, retained broken parts etc.
Những thông tin khác về dịch vụ đón tiếp, xe cho thuê,phụ tùng hỏng đƣợc giữ lại

7
• Sign the Repair Order
Ký trên phiếu sửa chữa
• Obtain customer's counter signature
Chữ ký của KH trên phiếu sửa chữa
• Provide the customer with the original Repair Order
Cung cấp cho KH bản gốc của phiếu sửa chữa
Service Advisor distributes Repair Order
Cố vấn dịch vụ phân phối Phiếu sửa chữa
• A hard copy (copy 1) of the Repair Order should be placed in a wallet, together
with any other relevant paperwork, such as the car keys, service checklist, the owner's
documents, vehicle history files, OASIS, TSBs etc.
Một bản chính (Liên số 1) của phiếu sửa chữa đƣợc kẹp trên một cáI File cùng với bất
kỳ một tàI liệu thích hợp nào khác, nhƣ chìa khoá xe , phiếu kiểm tra , tàI liệu về chủ
xe, lịch sử sửa chữa của xe, mã hƣ hang OASIS,các thôg tin sửa chữa TSB
• The wallet should then be placed on the workshop planning board
Cái File này đƣợc đặt trên bảng kế hoạch xƣởng
• Repair Order (copy 4) should also be put into the planning board. So the service
advisor knows what repairs the technicians are working on
Liên số 1 của Phiếu sửa chữa cũng nên đặt lên trên bảng KHX. Vì cố vấn dịch vụ
muốn biết kỹ thuật viên đang làm công việc gì
Parts departments books parts
Bộ phận phu tùng đặt trƣớc phụ tùng
• Parts department produces a picking list and books parts against Repair Order
Bộ phận phụ tùng đƣa ra một danh sách phụ tùng và chuẩn bị trƣớc phụ tùng theo
phiếu sửa chữa
• When technicians return parts not used, parts department credits the parts not
used
Khi KTV trả lại phụ tùng không sử dụng , bộ phận phụ tùng ghi nợ cho phụ tùng
không sử dụng

Technician
8
Kỹ thuật viên
• Collects Repair Order
Nhận phiếu sửa chữa trên bảng KHX
• Clocks Repair Order
Bấm giờ trên phiếu sửa chữa
• Ticks off the activities completed
Đánh dấu vào những công việc nào đã hoàn tất
• Records comments
Ghi lại các chú thích
• Completes Repair Order
Hoàn tất phiếu sửa chữa
• Signs Repair Order
Ký lên phiếu sửa chữa
• Clocks out Repair Order
Bấm giờ trên Phiếu sửa chữa
• Hands it over to service advisor
Trả lại Phiếu sửa chữa trên bảng KHX (ở phần cuối trên line của mình) cho cố vấn
dịch vụ

Service Advisor
Cố vấn dịch vụ
• Arranges test drive, hands over the Repair Order to the test driver
Tổ chức lái xe thử, giao phiếu sửa chữa cho ngƣời lái thử xe
• Test driver records results on Repair Order
Ngƣời lái thử xe ghi lại kết quả trên Phiếu sửa chữa
• Results of the test drive on the Repair Order are used for the quality circles
Kết quả của việc lái thử xe trên phiếu sửa chữa đƣợc sử dụng cho quy trình chất lƣợng
• Initiate an invoice in line with Repair Orders
Xuất hoá đơn theo cùng phiếu sửa chữa
9
• Uses the Repair Order to explain the work done, tell the agreed time and price to
the customer
Sử dụng phiếu sửa chữa để giải thích công việc đã đƣợc thực hiện, thông báo cho KH
thời gian hoàn tất và giá cả sửa chữa thoả thuận
Customer after service contact
Tiếp xúc KH sau dịch vụ
• Telephonist receives all Repair Orders for the follow up call
Nhân viên DCRC nhận Phiếu sửa chữa (liên1) cho việc theo dõi KH sau dịch vụ
• Telephonist write contacts with customers on the Repair Order
DCRC ghi lại cuộc tiếp xúc với KH trên phiếu sửa chữa

10
1.2. Nhận biết các ký hiệu quy ước của mã sự cố
Đọc mã chẩn đoán OBD 2
Với hệ thống OBD 2 thống nhất thể hiện mã chẩn đoán có dạng nhƣ sau:
Mã chẩn đoán có dạng:
Mã số đƣợc hiển thị trên màn hình của thiết bị chẩn đoán mà không phải đếm số lần
sáng tối của đèn kiểm tra.

11
P 0 1 3 7
B : Phần thân ôtô
C : Phần gầm ôtô Vị trí của hƣ hỏng
P : Phần động cơ
U : Network (mạng Vị trí của hƣ hỏng
lƣới)

0 : Tiêu chuẩn thống


nhất
1 : Đặc trƣng cho từng
nhà sản xuất

Hình 1.1: Mã chẩn đoán OBD 2.

Mã sẽ bao gồm 5 ký tự :
Ký tự thứ nhất: thể hiện bộ phận đƣợc chẩn đoán.
Ký tự thứ 2 :
Nếu là 0: Thể hiện lỗi đó đƣợc thống nhất giữa các loại xe.
Nếu là 1: Thể hiện lỗi đó chỉ có ở sản phẩm của từng nhà sản xuất.
Ký tự thứ 3 : 1 : Tín hiệu điều khiển (nhiên liệu hoặc không khí) .
2 : Mạch kim phun. 7 : Hộp số.
3 : Đánh lửa hoặc bỏ máy. 8 : Hộp số.
4 : Phát tín hiệu điều khiển. 9 : (sử dụng riêng cho SAE)
5 : Vận tốc xe và điều khiển không tải.
6 : Máy tính và mạch xuất tín hiệu.
0 : (sử dụng riêng cho SAE)
Mã OBD 2:

OBD II Vùng hƣ hỏng OBD

P1100 Mạch biểu đồ cảm biến khí nạp 31


P1120 Cảm biến vị trí chân ga -

P1121 Cảm biến vị trí chân ga/biểu thị suy giảm -

P1125 Mạch điều khiển bƣớm ga


P1126 Mạch ly hợp điện từ
P1127 Mạch nguồn số tự động

12
P1128 Điều khiển bƣớm ga khóa

P1129 Hệ thống điện điều khiển bƣớm ga 41


Mạch cảm biến không khí/nhiên liệu /biểu thị. (hàng 1
P1130 25
cảm biến 1)

Mạch cảm biến gửi tín hiệu không khí/nhiên liệu.


P1133 -
(hàng 1 cảm biến 1)

Mạch cảm biến gửi tín hiệu nhiệt độ. (hàng 1 cảm biến
P1135 22
1)
Mạch cảm biến không khí/nhiên liệu /biểu thị. (hàng 1
P1150 -
cảm biến 1)

P1153 Mạch cảm biến gửi tín hiệu. (hàng 1 cảm biến 1)
P1155 Mạch gửi tín hiệu nhiệt độ. (hàng 1 cảm biến 1) 24

P1200 Mạch rơle bơm xăng. -

P1300 Sai chức năng của mạch đánh lửa –No.1 14

P1310 Sai chức năng của mạch đánh lửa –No.2 -

P1335 Không có tín hiệu vị trí trục cam – động cơ đang chạy. 12
P1349 Hệ thống VVT

P1400 Cảm biến vị trí bƣớm ga phụ -

P1401 Cảm biến vị trí bƣớm ga phụ /thể hiện hƣ hỏng -

P1405 Cảm biến tăng áp suất nạp -


P1406 Cảm biến tăng áp suất nạp/thể hiện hƣ hỏng -
Sai chức năng của mạch cảm biến vị trí van tuần hoàn
P1410 -
khí xả.
Sai chức năng của mạch cảm biến vị trí van tuần hoàn
P1411 -
khí xả /hiệu suất .

P1500 Mạch tín hiệu khởi động 43

P1510 Mạch điều khiển tăng áp suất -


P1511 Áp suất tăng thấp -
P1512 Áp suất tăng cao -

13
P1520 Sai chức năng tín hiệu khóa đèn dừng 51*5

P1565 Mạch khóa chính điều khiển tiết kiệm 25


P1600 Sai chức năng nguồn BAT đến ECU -

P1605 Hỏng CPU điều khiển -

P1630 Hệ thống điều khiển bám đất của bánh xe -


P1633 ECU ( khối điều khiển trung tâm ) -
P1652 Mạch điều khiển van không khí không tải -
P1656 Mạch OCV -

P1658 Mạch điều khiển van mở khí thừa -

P1661 Mạch hồi lƣu khí thải -


P1662 Mạch điều khiển van hồi lƣu khí thải -

Sai chức năng công tác khóa vị trí công tác số không (
P1780 -
số tự động )

Hở hay ngắn mạch trong mạch tín hiệu cảm biến áp


P0100 31
suất chân không đƣờng ống nạp (PIM) .

Hở hay ngắn mạch trong tín hiệu cảm biến nhiệt độ khí
P0110 24
nạp.

P0115 Hở hay ngắn mạch tín hiệu nhiệt độ nƣớc làm mát. 22

Hở hay ngắn mạch trong mạch cảm biến vị trí bƣớm ga


P0120 41
(VTA) .
P0121 41
P0130 Hở hay ngắn mạch dây bộ sấy cảm biến oxy. 21

P0135 21

P0325 Tín hiệu từ cảm biến tiếng gõ không đến ECU. 52

Không có tín hiệu NE đến ECU khi tốc độ động cơ


trên 1500 vòng/phút.
P0335 12,13
Không có tín hiệu G đến ECU khi tốc độ động cơ 500
– 4000 vòng/phút.
P0340 Không có tín hiệu NE đến ECU khi động cơ trong 12

14
vòng 2 giây sau khi động cơ đã quay.
Không có tín hiệu G đến ECU khi tốc độ động cơ 600
– 4000 vòng/phút.
P0500 Không có tín hiệu SPD. 42

P1300 Không có tín hiệu IGF đến ECU 4 lần lien tiếp. 14
P1305 15

P1310 14
P1315 15
P1335 13

P1346 18

Nhận thấy rằng hệ thống OBD II trạng bị cho các xe hiện đại, với nhiều hệ thống phụ
trợ. Do vậy số lựơng các mã chẩn đoán cũng tăng lên để đáp ứng yêu cầu chẩn đoán
với các thiết bị đó.

15
2. Dụng cụ và thiết bị
2.1. Sử dụng thiết bị đo xung, dòng ….
2.2.1. Giới thiệu Panel:
A. Panel trƣớc:

Hình 1.2: Panel trước

1. CRT:
POWER: Công tắc chính của máy, khi bật công tắc lên thì đèn led sẽ sáng
INTEN: Điều chỉnh độ sáng của điểm hoặc tia
FOCUS: Điều chỉnh độ sắc nét của hình
TRACE RATOTION: Điều chỉnh tia song song với đƣờng kẻ ngang trên màn hình
2. Vertical:
CH1 (X) : Đầu vào vertical CH1 là trục X trong chế độ X-Y
CH2 (Y) : Đầu vào vertical CH2 là trục Y trong chế độ X-Y
AC-GND-DC: Chọn lựa chế độ của tín hiệu vào và khuếch đâị dọc
AC nối AC
GND khuếch đại dọc tín hiệu vào đƣợc nối đất và tín hiệu vào đƣợc ngắt ra
DC nối DC

16
VOLTS/DIV: Chọn lựa độ nhạy của trục dọc từ 5mV/DIV đến 5V/DIV, tổng cộng là
10 tầm
VAIRIABLE: Tinh chỉnh độ nhạy với giá trị > 1/2.5 giá trị đọc đƣợc. Độ nhạy đƣợc
chỉnh đến giá trị đặc trƣng tại vị trí CAL.
POSITION: Dùng để điều chỉnh vị trí của tia
VERT MODE: Lựa chọn kênh
CH1: Chỉ có 1 kênh CH1
CH1: Chỉ có 1 kênh CH1
DUAL: Hiện thị cả hai kênh
ADD: Thực hiện phép cộng (CH1 + CH2) hoặc phép trừ (CH1-CH2) (phép trừ chỉ có
tác dụng khi CH2 INV đƣợc nhấn) .
ALT/CHOP: Khi nút này đƣợc nhả ra trong chế độ Dual thì kênh 1 và kênh 2 đƣợc
hiển thị một cách luân phiên, khi nút này đƣợc ấn vào trong chế độ Dual, thì kênh 1 và
kênh 2 đƣợc hiển thị đồng thời.
3. Triggering:
EXT TRIG IN : Đầu vào Trigger ngoài, để sử dụng đầu vào này, ta điều chỉnh Source
ở vị trí EXT
SOURCE: Dùng để chọn tín hiệu nguồn trigger (trong hay ngoài) , và tín hiệu đầu vào
EXT TRIG IN
CH1: Chọn Dual hay Add ở Vert Mode, chọn CH1 để lấy tín hiệu nguồn Trigger bên
trong.
CH2: Chọn Dual hay Add ở Vert Mode, chọn CH2 để lấy tín hiệu nguồn Trigger bên
trong.
TRIG.ALT: Chọn Dual hay Add ở Vert Mode, chọn CH1 hoặc CH2 ở SOURCE, sau
đó nhấn TRIG.ALT, nguồn Trigger bên trong sẽ hiển thị luân phiên giữa kênh 1 và
kênh 2.
LINE: Hiển thị tín hiệu Trigger từ nguồn xoay chiều
EXT: Chọn nguồn tín hiệu Trigger bên ngoài tại đầu vào EXT TRIG IN
SLOPE: Nút Trigger Slope
“+” Trigger xảy ra khi tín hiệu Trigger vƣợt quá mức Trigger theo hƣớng dƣơng
“-” Trigger xảy ra khi tín hiệu Trigger vƣợt quá mức Trigger theo hƣớng âm.

17
TRIGGER MODE: Lựa chọn chế độ Trigger
Auto: Nếu không có tín hiệu Trigger hoặc tín hiệu Trigger nhỏ hơn 25 Hz thì mạch
quét phát ra tín hiệu quét tự do mà không cần đến tín hiệu Trigger.
Norm: Khi không có tín hiệu Trigger thì mạch quét ở chế độ chờ và không có tín hiệu
nào đƣợc hiển thị.
TV-V: Dùng để quan sát tín hiệu dọc của hình ảnh trong TV
TV-H: Dùng để quan sát tín hiệu ngang của hình ảnh trong TV
4. Time base:
TIME/DIV: Cung cấp thời gian quét từ 0.2 us/ vạch đến 0.5 s/vạch với tổng cộng 20
bƣớc.
X-Y: Dùng oscilloscope ở chế độ X-Y
SWP.VAR: Núm điều khiển thang chạy của thời gian quét đƣợc sử dụng khi CAL và
thời gian quét đƣợc hiệu chỉnh giá trị đặt trƣớc tại TIME/DIV. Thời gian quét của
TIME/DIV có thể bị thay đổi một cách liên tục khi trục không ở đúng vị trí CAL.
Xoay núm điều khiển đến vị trí CAL và thời gian quét đƣợc đặt trƣớc giá trị tại
TIME/DIV. Vặn núm điều khiển ngƣợc chiều kim đồng hồ đến vị trí cuối cùng để
giảm thời gian quét đi 2.5 lần hoặc nhiều hơn.
POSITION: Dùng để chỉnh vị trí của tia theo chiều ngang.
X10 MAG: Phóng đại 10 lần
CAL: Cung cấp tín hiệu 2Vp-p, 1KHz, xung vuông dùng để chỉnh que đo
GND: Tiếp đất thiết bị với sƣờn máy.
B. Panel sau:
Z AXIS INPUT: Cho điều biến mật độ
CH1 SIGNAL OUTPUT: Cấp áp 20mV/vạch từ máy đếm tần
AC POWER: Nguồn xoay chiều
FUSE: Cầu chì
2.2.2. Cách thức vận hành:
1. Hoạt động cơ bản – 1 kênh:
Trƣớc khi khởi động máy phải đảm bảo điện áp đầu vào đúng yêu cầu. Sau đó thực
hiện việc bật các công tắc và nhấn nút theo bảng sau:

18
Thành phần Thiết lập Thành phần Thiết lập

Power Off Slope +


Inten Ở giữa Trig.alt Nhả ra

Focus Ở giữa Trigger mode Auto

Vert mode Ch1 Time/div 0.5ms/div


Alt/chop Nhả ra (Alt) Swp.var Cal
Ch2 inv Nhả ra Position Ở giữa
Volts/div 0.5V/div X10 mag Nhả ra

Variable Cal

AC-GND-DC GND
Source Ch1

Sau khi thiết lập công tắc và các nút nhƣ trên thì nối dây điện vào máy và thực
hiện các thao tác sau:
Nhấn nút Power và bảo đảm rằng đèn led bật sáng. Trong vòng 20 s sẽ có tia xuất hiện
trên màn hình. Nếu không thấy tia xuất hiện trên mà hình trong vòng 60s thì nên kiểm
tra lại các bƣớc thiết lập công tấc ở trên.
Điều chỉnh độ sáng tối và độ sắc nét bằng núm Focus và Inten
Điều chỉnh tia ở đƣờng ngang trung tâm bằng núm Trace Rotation và nút Position
Nối que đo vào đầu Ch1 và 2Vp-p Cal
Đặt công tắc AC-GND-DC ở vị trí AC , Dạng sóng sẽ xuất hiện trên mà hình
Điều chỉnh Focus để có đƣợc hình ảnh rõ nét.
Hiển thị dạng sóng rõ ràng hơn bằng cách chỉnh núm Volts/Div và Time/Div tới các vị
trí khác nhau
Chỉnh núm Position ngang và dọc để đọc đƣợc điện áp cũng nhƣ thời gian dẽ dàng hơn
Ghi chú: Các mô tả trên là hoạt động đơn giản cho kênh Ch1, đối với kênh Ch2 thì
hoạt động cũng tƣơng tự.
2. Thao tác khi hai kênh hoạt động:
Đặt Vert Mode ở Dual, nối hai đầu dò vào Cal, đặt AC-GND-DC ở AC và chỉnh núm
Position để thấy đƣợc hai tia riêng biệt.
3. X-Y:
19
Đặt núm chuyển đổi Time/Div sang X-Y để kích hoạt máy hoạt động ở chế độ X-
Y.
Trục X tín hiệu: Kênh Ch1
Trục Y tín hiệu: Kênh Ch2
Ghi chú: Khi tần số cao đƣợc hiển thị trong chế độ X-Y, phải chú ý đến sự khác nhau
về pha cũng nhƣ về tần số giữa hai trục X-Y
Chế độ X-Y cho phép Oscilloscope biễu diễn nhiều phép đo mà các cách quét
thông thƣờng không thực hiện đƣợc. CRT trở thành đồ thị điện tử của hai điện áp tức
thời. Hiển thị có thể so sánh trực tiếp hai điện áp nhƣ là là một Vectorscope hiển thị
thanh màu chuẩn của video. Tuy nhiên chế độ
2.2. Sử dụng đồng hồ vạn năng
2.2.1.Các sử dụng đồng hồ đo vạn năng kim
1 Hƣớng dẫn đo điện áp xoay chiều. Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển
thang đo về các thang AC, để thang
AC cao hơn điện áp cần đo một nấc,
Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để
thang AC 250V, nếu ta để thang thấp
hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo
kịch kim, nếu để thanh quá cao thì
kim báo thiếu chính xác.
* Chú ý:
Tuyệt đối không để thang đo điện trở
hay thang đo dòng điện khi đo vào
điện áp xoay chiều => Nếu nhầm
đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !
2 Hƣớng dẫn đo điện áp một chiều (DC) Hƣớng dẫn đo điện áp một chiều DC
bằng đồng hồ vạn năng.
Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ
chuyển thang đo về thang DC, khi đo
ta đặt que đỏ vào cực dƣơng (+)
nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn,
để thang đo cao hơn điện áp cần đo
một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta
để thang DC 250V, trƣờng hợp để

20
thang đo thấp hơn điện áp cần đo =>
kim báo kịch kim, trƣờng hợp để
thang quá cao => kim báo thiếu chính
xác.
* Trƣờng hợp để sai thang đo :
Nếu ta để sai thang đo, đo áp một
chiều nhƣng ta để đồng hồ thang xoay
chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông
thƣờng giá trị báo sai cao gấp 2 lần
giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên
đồng hồ cũng không bị hỏng .
* Trƣờng hợp để nhầm thang đo
Chú ý : tuyệt đối không để nhầm đồng
hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang
đo điện trở khi ta đo điện áp một
chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị
hỏng ngay.
3 Hƣớng dẫn sử dụng thang đo điện trở Để sử dụng đƣợc các thang đo này
đồng hồ phải đƣợc lắp 2 Pin tiểu 1,5V
bên trong, để sử dụng các thang đo
1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin
9V.
Để đo trị số điện trở ta thực hiện theo
các bƣớc sau :
Bƣớc 1: Để thang đồng hồ về các
thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để
thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện
trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc
x10Kohm => sau đó chập hai que đo
và chỉnh để kim đồng hồ báo vị trí 0
ohm.
Bƣớc 2: Chuẩn bị đo.
Bƣớc 3: Đặt que đo vào hai đầu điện
trở, đọc trị số trên thang đo, Giá trị đo

21
đƣợc = chỉ số thang đo x thang đo
Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ
số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 =
2700 ohm = 2,7 Kohm
Bƣớc 4: Nếu ta để thang đo quá cao
thì kim chỉ lên một chút, nhƣ vậy đọc
trị số sẽ không chính xác.
Bƣớc 5: Nếu ta để thang đo quá thấp,
kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng
không chính xác.

4 Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện Ta có thể dùng thang điện trở để
kiểm tra độ phóng nạp và hƣ hỏng của
tụ điện, khi đo tụ điện, nếu là tụ gốm
ta dùng thang đo x1Kohm hoặc
10Kohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang
x1ohm hoặc x10ohm.
Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :
Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi
ta đo
Tụ C2 bị dò => lên kim nhƣng không
trở về vị trí cũ
Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0
ohm và không trở về.

5 Hƣớng dẫn đo dòng điện và đọc chỉ số


Cách 1 : Dùng thang đo dòng Để đo dòng
điện bằng đồng hồ vạn năng Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn
năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải
tiêu thụ và chú ý là chỉ đo đƣợc dòng
điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho
phép, ta thực hiện theo các bƣớc sau:

22
Bƣớ c 1: Đặt đồng hồ vào thang đo
dòng cao nhất .
Bƣớc 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với
tải, que đỏ về chiều dƣơng, que đen
Cách 2 : Dùng thang đo áp DC
về chiều âm .
Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang
đo
Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang
đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất
thì đồng hồ không đo đƣợc dòng điện
này.
Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị
dòng điện .
-Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng
cách đo sụt áp trên điện trở hạn chế
dòng mắc nối với tải, điện áp đo đƣợc
chia cho giá trị trở hạn chế dòng sẽ
cho biết giá trị dòng điện, phƣơng
pháp này có thể đo đƣợc các dòng
điện lớn hơn khả năng cho phép của
đồng hồ và đồng hồ cũng an toàn hơn.

2.3.2. Các sử dụng đồng hồ đo vạn năng điện tử


1 Đo điện áp một chiều ( hoặc
xoay chiều ) Để que đỏ đồng hồ vào lỗ cắm “VΩ mA” que
đen vào lỗ cắm “COM”
Bấm nút DC/AC để chọn thang đo là DC nếu
đo áp một chiều hoặc AC nếu đo áp xoay chiều.
Xoay chuyển mạch về vị trí “V” hãy để thang
đo cao nhất nếu chƣa biết rõ điện áp, nếu giá trị
báo dạng thập phân thì ta giảm thang đo sau.
Đặt thang đo vào điện áp cần đo và đọc giá trị
trên màn hình LCD của đồng hồ.

23
Nếu đặt ngƣợc que đo (với điện một chiều)
đồng hồ sẽ báo giá trị âm (-)

2 Đo dòng điện DC (AC) Chuyển que đo đồng hồ về thang mA nếu đo


dòng nhỏ, hoặc 20A nếu đo dòng lớn.
Xoay chuyển mạch về vị trí “A”
Bấm nút DC/AC để chọn đo dòng một chiều
DC hay xoay chiều AC
Đặt que đo nối tiếp với mạch cần đo
Đọc giá trị hiển thị trên màn hình.

3 Đo điện trở Trả lại vị trí dây cắm nhƣ khi đo điện áp .
Xoay chuyển mạch về vị trí đo “Ω “, nếu chƣa
biết giá trị điện trở thì chọn thang đo cao nhất,
nếu kết quả là số thập phân thì ta giảm xuống.
Đặt que đo vào hai đầu điện trở.
Đọc giá trị trên màn hình.
Chức năng đo điện trở còn có thể đo sự thông
mạch, giả sử đo một đoạn dây dẫn bằng thang
đo trở, nếu thông mạch thì đồng hồ phát ra
tiếng kêu.

4 Đo tần số Xoay chuyển mạch về vị trí “FREQ” hoặc ”


Hz”
Để thang đo nhƣ khi đo điện áp .
Đặt que đo vào các điểm cần đo
Đọc trị số trên màn hình.
5 Đo Logic Đo Logic là đo vào các mạch số ( Digital) hoặc
đo các chân của vi xử lý, đo Logic thực chất là
đo trạng thái có điện – Ký hiệu “1” hay không
có điện “0”, cách đo nhƣ sau:
Xoay chuyển mạch về vị trí “LOGIC”
Đặt que đỏ vào vị trí cần đo que đen vào mass

24
Màn hình chỉ “▲” là báo mức logic ở mức cao,
chỉ “▼” là báo logic ở mức thấp

6 Đo các chức năng khác Đồng hồ vạn năng số Digital còn một số chức
năng đo khác nhƣ đo điốt, đo tụ điện, đo
Transistor nhƣng nếu ta đo các linh kiện trên, ta
lên dùng đồng hồ cơ khí sẽ cho kết quả tốt hơn
và đo nhanh hơn

2.3. Sử dụng dụng cụ đo áp suất nén của động cơ, áp suất xăng
Dụng cụ đo áp suất: có thể dùng để đo áp suất nén động cơ xăng trên ô tô, xe máy

Cách kiểm tra áp suất trong buồng đốt:


- Tháo bu gi (động cơ xăng) và vòi phun (động cơ diesel) ;
- Dùng thiết bị do áp suất gồm một đồng hồ áp suất + dây nối + Đầu nối nhanh bằng
núm cao su hình côn ấn thẳng vào lỗ bắt bu gi hoặc vòi phun;
- Quay khởi động động cơ bằng máy đề, quan sát kim chỉ trên đồng hồ và ghi lại kết
quả.
Giá trị nêu ở trên:
- Đối với đông cơ xăng, ở cuối kỳ nén, áp suất trong xi lanh có thể đạt tới 7 - 12
kG/cm2;
- Đối với đông cơ diesel, ở cuối kỳ nén áp suất trong xi lanh có thể đạt 35 - 40
kG/cm2;
đấy là trong điều kiện động cơ có bộ hơi tốt, động cơ đang làm việc, số vòng quay cao
hơn, hút đƣợc nhiều hỗn hợp hơn, nên áp suất nén nằm trong khoảng đó.
Còn khi đo với một động cơ cụ thể thì ứng với số vòng quay khởi động (từ 50-
100Vg/ph đối với động cơ xăng và từ 100-150Vg/ph đối với động cơ diesel) nên mức
độ nạp hỗn hợp còn thấp, vì vậy kết quả sẽ thấp hơn. Ngoài ra kết quả đo còn phụ
thuộc vào bộ hơi còn tốt hay đã kém.

25
PHẦN II: Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điện động cơ

3. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống khởi động


3.1. Tháo lắp, kiểm tra các loại máy khởi động
3.1.1. Tháo máy khởi động
3.1.1.1. Tháo động cơ điện

Tháo rã động cơ điện

3.1.1.2 Tháo rã công tắc từ

Tháo rã công tắc từ

26
3.1.1.3 Tháo bánh răng bendix

Tháo rã bánh răng bendix

3.1.2 Kiểm tra từng chi tiết


3.1.2.1 Kiểm tra Rotor
a. Kiểm tra chạm mạch các khung dây rotor
Đặt rotor lên máy kiểm tra chạm mạch, đặt lƣỡi cƣa song song với lõi và quay rotor
bằng tay. Nếu khung dây bị chạm mạch thì sẽ làm cho lƣỡi cƣa hút xuống.
Khung dây bị chạm là hiện tƣợng các lớp cách điện bị bong ra làm các khung dây
chạm nhau. điều này sẽ làm thành một mạch kín.
Trong một rotor, các khung dây đƣợc quấn ở rìa ngoài của rotor. Nhờ cấu tạo của máy
kiểm tra, số đƣờng sức đi vào lõi rotor bằng số đƣờng sức đi ra. Do vậy trên các khung
dây sinh ra sức điện động thuận và sức điện động ngƣợc, tổng của chúng bằng không
nên không có dòng điện đi qua khung. Nếu có các khung bị chạm, một mạch kín hình
thành làm mất trạng thái cân bằng, tạo dòng điện chạy qua khung. Từ trƣờng của dòng
này sẽ hút lƣỡi cƣa dính vào rotor.

27
Hiện tượng chạm mạch Hình 43. Kiểm tra chạm mạch

b. Kiểm tra thông mạch cuộn rotor


Đo điện trở lớp cách điện từ cổ góp đến lõi rotor.

Kiểm tra thông mạch rotor Kiểm tra cổ góp

Kiểm tra cổ góp Kiểm tra ổ bi

c. Kiểm tra cổ góp

28
Sử dụng thƣớc kẹp để đo đƣờng kính ngoài của cổ góp. Mài nhẵn bề mặt ngoài của cổ
góp nếu có lồi lõm.
Kiểm tra độ mòn của cổ góp:
Đặt rotor lên khối chữ V, dùng tay quay rotor, đọc giá trị so kế.
d. Kiểm tra ổ bi
Dùng tay quay ổ bi, lắng nghe và cảm nhận tiếng kêu và sự đảo

Kiểm tra thông mạch stator Kiểm tra cách điện stator

3.1.2.2 Kiểm tra stator


a. Kiểm tra thông mạch cuộn Stator
Dùng VOM kiểm tra thông mạch cuộn stator.
b. Kiểm tra cách điện stator
Đo cách điện của stator bằng cách đo điện trở từ chổi than đến vỏ máy khởi động

29
Kiểm tra chổi than Kiểm tra giá giữ chổi than

3.1.2.3 Kiểm tra chổi than


Sử dụng thƣớc kẹp đo chiều dài dọc tâm chổi than. Thay mới chổi than nếu kết quả đo
nhỏ hơn giới hạn, kiểm tra vị trí nứt, vỡ và thay thế nếu cần thiết.
Kiểm tra cách điện giá giữ chổi than:
Đo điện trở cách điện giữa chổi than dƣơng và chổi than âm trên giá giữ chổi than
Kiểm tra lò xo của chổi than:
Nhìn bằng mắt kiểm tra lò xo không bị yếu hoặc rỉ sét.
3.1.2.4 Kiểm tra ly hợp
Nhìn bằng mắt xem bánh răng có bị hỏng hoặc mòn. Quay bằng tay để kiểm tra ly hợp
chỉ quay theo một chiều.

Kiểm tra giá giữ chổi than Kiểm tra li hợp

3.1.2.5 Kiểm tra cuộn hút, cuộn giữ


a. Thử chế độ hút

30
Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix bật ra khi dây 3 đƣợc nối.

Kiểm tra cuộn hút, cuộn giữ

b. Thử chế độ giữ


Giữ nguyên tình trạng nhƣ khi thử chế độ hút. Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng
bendix còn giữ còn đƣợc đẩy ra ngoài khi tháo dây thử số 1.
3.2. Đấu dây hệ thống khởi động

Các sơ đồ mạch đấu hệ thống khởi động tiêu biểu.

- Sơ đồ 1: Đề trực tiếp qua khóa điện: (+) Ắc quy → khóa điện → cọc 50
- Sơ đồ 2: Đề qua rơ le trung gian và công tắc chân côn. Đạp chân côn để công tắc
chân côn đóng → bật khóa điện về vị trí STA: (+) Ắc quy → khóa điện → cuộn dây rơ
le đề trung gian → công tắc chân côn → (-) ắc quy → tiếp điểm của rơ le đề trung gian
đóng để cấp (+) tới cọc 50.
- Sơ đồ 3: Đề qua rơle đề trung gian: bật khóa điện ở nấc STA: (+) ắc quy → khóa
điện → cuộn dây rơ le đề trung gian → mát → (-) ắc quy dẫn đến tiếp điểm đóng →
cấp (+) vào cọc 50.
3.3. Đo dòng khởi động và xử lý sự cố

31
Khi máy khởi động hoạt động điện áp ở cực của
accu giảm xuống do cƣờng độ dòng điện ở trong
mạch lớn. Thậm chí ngay cả khi điện áp accu bình
thƣờng trƣớc khi động cơ khởi động, mà máy
không thể khởi động bình thƣờng trừ khi một lƣợng
điện áp accu nhất định tồn tại khi máy khởi động
bắt đầu làm việc. Do đó cần phải đo điện áp cực
của accu sau đây khi động cơ đang quay khởi động.
Thực hiện theo các bƣớc sau:
Bật khoá điện đón vị trí START và tiến hành đo Kiểm tra điện áp accu
điện áp giữa các cực của accu.
Điện áp tiêu chuẩn: 9.6 V hoặc cao hơn
Nếu điện áp đo đƣợc thấp hơn 9.6 V thì phải thay thế accu.
- Nếu máy khởi động không hoạt động hoặc quay chậm, thì trƣớc hết phải kiểm tra
xem accu có bình thƣờng không.
- Thậm chí ngay cả khi điện áp ở cực của
accu đo đƣợc là bình thƣờng, thì nếu các
cực của accu bị mòn hoặc rỉ cũng có thể
làm cho việc khởi động khó khăn vì điện
trở tăng lên làm giảm điện áp đặt vào
motor khởi động khi bật khoá điện đón vị
trí START.
Kiểm tra điện áp ở cực 30
Bật khoá điện đón vị trí START tiến hành
đo điện áp giữa cực 30 và điểm tiếp mát.
Điện áp tiêu chuẩn: 8.0 V hoặc cao hơn
Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V, thì phải sửa Kiểm tra điện áp cực 30
chữa hoặc thay thế cáp của máy khởi
động.
Vị trí và kiểu dáng của cực 30 có thể khác nhau tuỳ theo loại motor khởi động nên
phải kiểm tra và xác định đúng cực này theo tài liệu hƣớng dẫn sửa chữa.
Kiểm tra điện áp cực 50

32
Bật khoá điện đến vị trí START, tiến hành đo điện áp giữa cực 50 của máy khởi động
với điểm tiếp mát.
Điện áp tiêu chuẩn 8.0 V hoặc cao hơn.
Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V phải kiểm tra
cầu chì , khoá điện, công tắc khởi động số
trung gian, relay máy khởi động, relay
khởi động ly hợp,...ngay lúc đó. Tham
khảo sơ đồ mạch điện, sửa chữa hoặc thay
Kiểm tra điện áp cực 50
thế các chi tiết hỏng hóc.
- Máy khởi động của xe có công tắc khởi động ly hợp không hoạt động trừ khi bàn đạp
ly hợp đƣợc đạp hết hành trình.
- Trong các xe có hệ thống chống trộm, nếu hệ thống bị kích hoạt thì máy khởi động sẽ
không hoạt động, vì relay của máy khởi động ở trạng thái ngắt ngay cả khi khoá điện ở
vị trí START.

33
4. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống cung cấp điện
4.1. Tháo lắp, kiểm tra các loại máy phát điện
4.1.1.Quy trình tháo
TT Bƣớc nguyên công Dụng cụ Hình vẽ Chú ý
1.Tháo a.Tháo đai ốc và ống Dùng Phải dùng đúng
nắp sau cách điện chân cực khẩu cỡ khẩu tránh mẻ
máy phát của bộ nắn dòng. 8 hoặc đầu bulông.
điện b.Tháo 3 đai ốc và 10
nắp sau máy phát
điện.

2.Tháo Tháo hai vít, giá đỡ


giá đỡ chổi than và nắp ra
chổi than

3.Tháo Tháo ba vít lấy tiết


tiết chế chế IC ra Tuốc
IC nơvit 4
cạnh

4.Tháo a.Tháo 4 vít. Tuốc Phải cẩn thận


giá đỡ bộ b.Dùng kìm uốn nơvit 4 tránh gây hỏng
nắn dòng thẳng các đầu dây cạnh đối với bộ nắn
loại 45A điện dòng.
và 50A
c.Lấy giá đỡ bộ nắn
dòng ra.

5. Tháo a.Tháo 4 vít và giá đỡ Tôvít 4


giá đỡ bộ bộ nắn dòng ra. cạnh
nắn dòng b.Lấy 4 vấu cách điện
loại 55A bằng cao su ra.
và 60A.

34
6.Tháo Dùng chòng giữ trục
bánh đai. của máy phát và dùng Khẩu cỡ
khẩu vặn cùng chiều 18 và
kim đồng hồ chòng
cỡ 20

7.Tháo a.Tháo 4 đai ốc. Dùng dùng đúng


nắp sau vam và dụng cụ tránh
máy phát Khẩu cỡ gây toét đầu
điện 8 hoặc các bulông và
10 đai ốc

Dùng
b.Dùng mỏ lết và mỏ lết
chòng tháo lắp sau và
máy phát điện ra chòng
cỡ 10

8.Thảo Thảo rôto ra khỏi nắp


rôto trƣớc (đầu có bánh
đai dẫn động)

4.1.2.Kiểm tra và sửa chữa.


4.1.2.1 Kiểm tra rôto.
a. Kiểm tra phần cảm điện rôto.
Hai vòng thau tiếp điện trên rôto phải thật nhẵn và tròn. Nếu bị sây sƣớc hay bị méo
phải tiện lại cho tròn. Lƣu ý đƣờng kính bé nhất vòng thau cho phép sau khi tiện vớt.
Nếu các vòng thau tiếp điện bị đổi màu hoặc dơ, phải đánh bóng bằng giấy giáp mịn.
Kiểm tra tình hình liên mạch của cuộn cảm nhờ bóng đèn thử 110V - 15W giữa hai
vòng thau, bóng đèn thử phải cháy sáng tốt. Cách phổ biến nhất là dùng ôm kế đo điện
35
trở giữa hai vòng thau tiếp điện của rôto. Trị số điện trở của cuộn cảm rôto trên vài ba
loại máy phát nhƣ sau:

GM: 2,4  3,5  ; FORD:3  5,5  ; CHRYSLER:3  6 


Nếu điện trở cuộn cảm rôto đo đƣợc thấp hơn quy định chứng tỏ các vòng dây cuộn
cảm bị chập mạch.Nếu điện trở đo đƣợc cao hơn quy định chứng tỏ có sự tiếp điện
không tốt hay bị hở mạch.

Dùng đồng hồ ôm để kiểm tra tình trạng liên mạch và chạm mát của cuộn cảm rôto
b.Đo cƣờng độ điện cuộn cảm rôto tiêu thụ
- Đấu nối tiếp ampe kế và biến trở giữa cực âm của ắc quy và một vòng thau rôto.
- Nối vòng thau thừ hai với cực dƣơng ắc quy.
- Xoay biến trở giảm dần điện trở xuống mức 0 để đặt an toàn bộ điện áp ắc quy lên
cuộn cảm rôto. Điện ắc quy sẽ phóng qua cuộn cảm rôto tạo từ trƣờng. Đọc số đo nơi
ampe kế so sánh với thông số cho phép, thông thƣờng tuỳ loại máy phát từ 1,5  4,5A
- Nếu cƣờng độ dòng điện đo đƣợc cao hơn quy định chứng tỏ cuộn cảm rôto bị chập
mạch.
- Nếu cƣờng độ dòng đo đƣợc thấp hơn quy định chứng tỏ điện trở của cuộn cảm rôto
cao do nơi các mối hàn mối nối không tốt, cuộn cảm bị hở mạch.
- Trong trƣờng hợp khám phá thấy rôto bị hở mạch (các vòng dây chập nhau) , bị
chạm mát (các vòng dây chạm trục) phải thay mới hoặc quấn lại rôto.
4.1.2.2. Kiểm tra phần ứng stator.

36
- Tháo các nhánh dây stator khỏi các điốt, tách stator ra khỏi nắp sau máy phát.
- Dùng đèn thử 110V hay ôm kế, một đầu dây thử chạm vào lõi stator đầu kia chạm
vào từng mối dây stator.
- Nếu đèn thử cháy sáng thì cuộn dây ứng bị chạm lõi
- Chạm hai đầu dây thử vào hai mối dây stator nếu đèn không cháy sáng là cuộn dây
ứng stator bị hở mạch.
- Tình hình nối tẳt trong dây stator tƣơng đối khó phát hiện vì điện trở của các cuộn
dây này là bé.Tuy nhiên nếu đã kiểm tra kỹ các chi tiết khác mà máy phát vẫn không
đạt yêu cầu thì cớ hỏng do nơi các cuộn dây stator.
4.1.2.3. Chổi than.
Đo độ dài phần nhô ra của chổi than.
Dùng thƣớc dẹt (mm) đo chiều dài phần nhô ra của chổi than:Chiều dài tiêu chuẩn
phần nhô ra của chổi than là 10,5mm. Chiều dài tối thiểu phần nhô ra của chổi than là
1,5mm. Nếu phần nhô ra có chiều dài ít hơn mức tối thiểu phải thay chổi than.
Nếu cần thiết phải thay chổi than.
Nhả mối hàn thiếc, tháo chổi than và lò xo ra

37
Luồn dây của chổi than mới qua lỗ trên giá đỡ chổi than, đƣa chổi than và lo xo mới
vào thân giá đỡ.
Hàn thiếc chặt dây dẫn chổi than vào giá đỡ sao cho có chiều dài phần nhỏ của chổi
than đúng theo quy định

Chiều dài phần nhô ra của chổi than 10,5mm


Kiểm tra chắc chắn rằng chổi than dịch chuyển trơn tru trong giá đỡ.
Cắt bớt phần dây thừa.
Bôi lớp sơn cách điện lên mối hàn thiếc.
4.1.2.4. Bộ nắn dòng.
a. Kiểm tra cụm đi ốt dƣơng.
- Dùng ôm kế nối với một đầu đũa đo vào gugiông cực dƣơng và đầu đũa kia lần lƣợt
vào các đầu ra của bộ nắn dòng.

38
Đảo vị trí các đầu đũa đo
Kiểm tra chắc chắn rằng sau khi đảo vị trí các đầu đũa đo, chỉ số đo cũng phải bị đảo
ngƣợc (từ thông mạch sang không thông mạch hoặc ngƣợc lại) . Nếu không đạt yêu
cầu trên phải thay cả cụm giá đỡ bộ nắn dòng.

b.Kiểm tra cụm điốt âm.


- Nối lần lƣợt các cực âm của bộ nắn dòng vào một đầu đũa đo. Còn đầu đũa kia lần
lƣợt vào các đầu ra của bộ nắn dòng.

Đảo vị trí các đầu đũa đo.

39
Kiểm tra chắc chắn sau khi đảo vị trí các đầu đũa đo, chỉ số đo cũng phải bị đảo
ngƣợc(từ thông mạch sang không thông mạch hoặc ngƣợc lại) . Nếu không đạt yêu cầu
trên phải thay cả cụm giá đỡ bộ nắn dòng.

4.1.2.5.Vòng bi.
a.Kiểm tra vòng bi trƣớc.
Kiểm tra vòng bi trƣớc có quay trơn không? có bị mòn, rơ không?

Nếu cần phải thay vòng bi trƣớc:


Tháo 4 vít và tấm đệm chặn bi

Dùng máy ép và một đầu tuýp đặt vào ép lấy vòng bi trƣớc ra.
40
Dùng ống đệm chuyên dụng và máy ép, ép vòng bi mới vào nắp trƣớc máy phát điện.

Lắp các nghạnh của tấm đệm chặn bi vào các rãnh trên nắp trƣớc, bắt chặt tấm đệm lại
bằng 4 vít.

b. Kiểm tra vòng bi sau.


Kiểm tra chắc chắn rằng vòng bi quay trơn không bị kẹt, rơ, mòn.

41
Nếu cần phải thay vòng bi sau:
Dùng vam tháo nắp giữ vòng bi và vòng bi ra.

Dùng ống lót và máy ép, ép vòng bi mới và nắp giữ vòng bi vào trục rôtor.

4.2. Đấu dây hệ thống cung cấp điện

42
Bộ tiết chế IC kiểu M3

Trong đó:
M.IC: Theo dõi điện áp ra và điều khiển dòng kích từ, đèn báo sạc và tải ở đầu dây L
Tr1: Điều chỉnh dòng kích từ
Tr2: Điều khiển nguồn đƣợc nối với tải cung cấp cho cực L
Tr3: Bật tắt đèn báo nạp
D1: Điốt hấp thụ dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kích từ
IG: Giắc cấp dƣơng từ khóa điện vào máy phát để kích từ ban đầu (mồi từ) cho máy
phát (Igniton switch)
B: Cọc dƣơng của máy phát (Battery)
F: Giắc kích từ (Field) điều khiển dòng qua cuộn dây kích từ
S: Giắc tín hiệu điện áp máy phát đƣa về bộ tiết chế so sánh (Sensing) , giắc này chỉ ở
tiết chế kiểu nhận biết điện áp ắc quy
L: Giắc đèn báo nạp (Lamp) nối mát
cho đèn báo sạc khi tranzito 3 mở, cung
cấp điện cho tải khi tranzito 2 mở
E: Giắc mát (Earth)
P: Giắc trích điện áp ở một pha xoay
chiều đƣa vào bộ tiết chế để tắt đèn báo
nạp (Phase)

Kiểm tra máy phát khi chạy


không tải

43
4.3. Đo điện áp, dòng kích từ và dòng phụ tải của máy phát
- Kiểm tra máy phát điện khi chạy không tải.
+ Tháo dây dẫn khỏi cực B của máy phát điện và đem nối vào cực âm của ampe
kế.
+ Nối đầu dây từ cực dƣơng của Ampe kế vào cực B của máy phát điện
+ Nối mát cực âm của vôn kế.
- Cách kiểm tra nhƣ sau:
+ Tăng số vòng quay của động cơ từ.
Không tải lên 2000V/P. Kiểm tra chỉ số vôn kế và ampe kế.
+ Nếu điện áp đo đƣợc lớn hơn điện áp tiêu chuẩn thì phải thay tiết chế IC.
-Nối tiếp mát cực F, nổ máy và đo điện áp tại cực B
-Nếu điện thế đo đƣợc lớn hơn điện áp tiêu chuẩn thay tiết chế IC
-Nếu điện áp đo đƣợc nhỏ hơn điện áp tiêu chuẩn phải sửa chữa máy phát điện
(cƣờng độ dòng điện tiêu chuẩn dƣới 10A, điện áp tiêu chuẩn 13,8-14,8 Vở 250C và
13,3- 14,3 ở 1130C)

* Kiểm tra máy phát điện khi chạy có tải


- Nổ máy ở số vòng quay 200V/P, bật đèn pha, bật quạt sƣởi về vị trí HI( quạt
mạnh)
- Đọc chỉ số của ampe kế, nếu chỉ số
đo đƣợc nhỏ hơn 30A phải sửa chữa máy
phát điện cƣờng độ dòng điện lớn 30A, nếu
bình điện đã đƣợc nạp no, chỉ số cho phép
nhỏ hơn 30A

44
- Kiểm tra xem đèn báo nạp có bị cháy không. Nếu nối đốt chân L của giắc thấy đèn
áo nạp sáng thì tiết chế hỏng, nếu đèn báo nạp không sáng thì hoặc bóng đèn cháy
hoặc dây điện hỏng.
4.4. Xử lý sự cố
- Cầu chì bị cháy hay tiếp xúc kém trong mạch đèn báo nạp thì thay cầu chì mới.
- Giắc nối của tiết chế hỏng ( bị hỏng hay tiếp xúc kém) ta thay giắc mới
- Cuộn dây Stato bị bong mối hàn, hàn lại đứt ở giữa tháo ra hàn rồi tẩm sơn cách
điện và uốn lại, nếu đứt nhiều thì thay mới. Nếu bị chạm mát ít thì lót và sơn cách điện
lại, sấy khô, nếu chạm mát nhiều thì thay mới. Bị chập ít thì tẩm sƣn cách điện, chập
nhiều thì thay dây mới.
- Cuộn kích từ(Đứt mạch, chập cháy...) .Cách sửa chữa, khắc phục hƣ hỏng
tƣơng tự nhu cuộn dây Stato
- Chổi than, vòng bi, điôt: chổi than, vòng bi bị mòn, hỏng thì thay mới, điôt bị
thủng, chạm chập thì thay mới.
- Tiết chế:
+ Đối với tiết chế thông thƣờng chỉ bảo dƣỡng, điều chỉnh
+ Các tiếp điểm cháy, rỗ đánh lại
+ Các cuộn dây đứt hỏng chạm chập ta thay mới
- Kiểm tra sửa chữa tiết chế IC: IA - 120
+ Kiểm tra độ tin cậy của các đầu B, W, O bằng cách dùng nguồn điện một chiều
12 -14V và một bóng đèn
+ Cực B nối với (+) nguồn điện, thân nối với (-) nguồn . Một đầu đèn nối với (+)
nguồn, đầu kia nối với W, đèn sáng là đƣợc. Nếu đèn không sáng hoặc sáng nhấp nháy
tức là IC hỏng
- Khi ngắt bỏ (+) nguồn
với cực B, đèn tắt là tốt
- Nếu nhấp nháy hoặc
sáng là IC hỏng

45
* Kiểm tra tiết chế MIC. TOYOTA
* Dùng nguồn điện 1 chiều từ 12 – 13V
và hai bóng đèn.
(+) Trƣờng hợp 1:
- Nối cực B, IG, S với (+) nguồn điện
- Nối cực E với (-) nguồn điện
- Bóng đèn A nối chân 1 và một đầu
nối với chân B, đèn sáng là đƣợc
-Bóng đèn B nối chân B với chân F
đèn sáng là tố
(+) Trƣờng hợp 2 :
- Nối thêm chân P vào (+) nguồn điện
- Bóng đèn A tắt, B sáng là đƣợc

46
5. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống đánh lửa
5.1. Tháo lắp, kiểm tra các cụm chi tiết của hệ thống.
-Tháo dây cao áp điện từ cực dƣơng ắc quy ra.
-Tháo nắp đậy cuộn dây đánh lửa (nắp đậy nắp máy) :tháo 4 vít hãm rồi tháo nắp
đậy nắp máy ra.
-Tháo cuộn dây đánh lửa:
+Tháo bốn giắc cắm kết nối ECM với bốn cuộn đánh lửa ra.
+Tháo bốn bu lông bắt bốn cuộn đánh lửa và lấy bốn cuộn đánh lửa ra.

Quy trình lắp cuộn đánh lửa vào động cơ.


-Lắp cuộn dây đánh lửa :lắp bốn cuộn dây đánh lửa cùng với bốn bu lông vào,lực
xiết các bu lông 9,0N.m.
-Cắm bốn giắc cắm của bốn cuộn đánh lƣa vào .
-Lắp nắp đậy các cuộn đánh lửa vào : bắt hai vít tại vị trí A trƣớc sau đó bắt hai
vít tại vị trí B.Lực xiết
7,0 N.m.
-Bắt cáp điện vào cực (+) ắc quy.

47
Lắp cuộn đánh lửa vào động cơ.

5.2. Tháo lắp, kiểm tra bô bin, tụ điện và bugi.


Quy trình kiểm tra cuộn đánh lửa và kiểm tra tia lửa điện thực hiện theo các bƣớc
sau:
1. Tháo nắp đậy các cuộn đánh lửa ra.
2. Tháo bốn giắc cắm với bốn cuộn đánh lửa ra , tháo các bu lông giữ rồi tháo
bốn cuộn dây đánh lửa ra.

Tháo bốn cuộn đánh lửa.

3. Tháo các buzi và kiểm tra buzi :


-buzi hỏng thì thay mới .
-buzi tốt thì tiến hành bƣớc tiếp theo.
4.Tháo giắc cắm các vòi phun ra.

Tháo giắc cắm kết nối ECM/PCM với vòi phun

5. lần lƣợt lắp các buzi trở lại các cuộn đánh lửa và kết nối lại giắc cắm cuộn
đánh lửa.

48
6. tiếp mát cho các buzi .
7. kiểm tra tia lửa điện xảy ra ở từng buzi ; khi quay trục khuỷu động cơ
* Chú ý :
+ buzi phải đƣợc tiếp mát trong quá trình kiểm tra .
+ không quay trục khuỷu động cơ quá 2giây .
- Nếu tia lửa điện không xảy ra hoặc tia lửa điện xấu tiến hành kiểm tra theo các bƣớc
tiếp theo :
8. tháo giắc cắm 3 chân cuộn đánh lửa ra .
9. bật công tắc đánh lửa ở vị trí “ON ”.
10. Đo điện áp giữa chân số 3 của giắc cắm ba chân cuộn đánh lửa với mát xem có
bằng điện áp ắc quy không .
- Dụng cụ: đồng hồ vạn năng dặt ở
thang đo điên áp .
- Cách đo: +Một đầu que đo cắm vào
chân số 3 của
giắc cắm 3 chân cuộn đánh lửa ( chân có ký
hiệu IG hoặc
BLK/WHT ) .
+ Một đầu que đo cho tiếp mát .
- Nếu vôn kế chỉ gá trị bằng điện áp ắc quy ta chuyển sang bƣớc 11.
- Nếu không bằng không thì kiểm tra , thay dây nối giữa cuộn đánh lửa và tụ điện
trong hộp cầu đánh lửa chì nhỏ ( chân 15A ) .
11. Tắt khóa điện ở vị trí OFF .
12. Do thông mạch giữa chân số 2 của
giắc cắm 3 chân cuộn đánh lửa với mát ( hình
51 ) .
- Dụng cụ : là một đồng hồ vạn năng bật ở
thang
đo điện trở
+ Một đầu que đo cắm vào chân số 2 của giắc cắm 3 chân cuộn đánh lửa (
chân có ký hiệu GDL hoặc BLK ) .

49
+ Một đầu que đo cho tiếp mát
- Nếu thông mạch ta chuyển sang bƣớc 13
- Nếu không thông mạch thì kiểm tra dây nối
13. Tháo dây cáp điện từ cực (+) ắc quy ra .
14. Tháo giắc cắm A( 31 chân ) của ECM/PCM ra
15. Kiểm tra chạm mát thân xe với các chân sau của giắc cắm 31 chân của
ECM/PCM.
A 27 :Chân nối với cuộn đánh lửa 4
A 28 :Chân nối với cuộn đánh lửa 3
A 29 :Chân nối với cuộn dánh lửa 2
A 30 :Chân nối với cuộn đánh lửa 1
- Dụng cụ là một điện trở hay đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo điện trở .
- Một đầu que đo cho tiếp mát .
- Đầu còn lại lần lƣợt cắm vào các chân 27,28,29,30 của giắc cắm A(31 chân )
của ECM/PCM lần lƣợt tƣơng ứng với các ký hiệu IGPLSA(BRN) , IGPLS3
(WHT/BL4) , IGPLS2(BLU/RED) , IGPLS1(YEL,GRR) .
- Nếu thông mạch thì cuộn đánh lửa bị chạm mát ta tiến hành thay cuộn đánh lửa
mới .
- Nếu không thông mạch ta chuyể sang bƣớc 16

.Kiểm tra chạm mát các chân kết nối với cuộn đánh lửa của ECM/PCM

50
16. Nối chân số 1 trên giắc cắm 3 chân
của cuộn đánh lửa với thân động cơ bằng một
dây điện ( hình 3.9)
17 . Kiểm tra thông mạch giữa thân xe
với các chân sau của ECM/PCM:A 27 ; A 28 ;
A 29 A 30 .
Nối chân số 1 với
mát
- Nếu không thông mạch thì kiểm tra dây nối giữa ECM/PCM với cuộn đánh lửa xem
có bị lỏng hay đứt không để nối lại hoặc thay dây mới .
5.3. Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh bộ chia điện.
a) Quy trình lắp bộ chia điện.

TT Bƣớc Hình vẽ minh họa Dụng cụ và cách thực hiện

1 Lắp dây dẫn vào bộ chia điện

Lắp cuộn
- Bôi lớp keo làm kín lên mặt
2 đánh lửa
để lắp cuộn đánh lửa cao áp
cao áp

- Bắt chặt cuộn đánh lửa cao


áp vào bằng 4 vít

Lắp cuộn
2
đánh lửa
cao áp
- Nối 3 dây dẫn vào các đầu
cực ở cuộn đánh lửa cao áp
bằng hai đai ốc nhƣ trên hình
vẽ

51
- Khi nối dây dẫn vào cuộn
đánh lửa, phải lắp lọt vào các
rãnh dẫn hƣớng ở mặt bên
cuộn đánh lửa
- Kiểm tra xem các đây dẫn
có chạm vào cuộn phát tín
hiệu hoặc thân bộ chia điện
không

3 Lắp nắp che bụi và đệm vào

4 Lắp con quay chia điện vào

Lắp vòng - Lắp vòng làm kín mới vào


làm kín thân bộ chia điện (Chú ý
5
thân bộ trƣớc khi lắp phải bôi một lớp
chia điện dầu mỏng lên đệm)

b) Quy trình lắp bộ chia điện lên xe.

TT Bƣớc Hình vẽ minh họa Dụng cụ và cách thực hiện

Quay cho - Tùy từng loại xe mà quay


xy lanh số các góc khác nhau
1 về góc
1
50 trƣớc
điểm chết
trên

52
- Xoay cho dấu trên bánh răng
trùng với dấu trên bộ chia
điện
- Lắp bộ chia điện vào sao
cho lỗ bắt bu lông trên thân
bộ chia điện trùng với lỗ ren
Lắp bộ trên nắp máy
2
chia điện
- Bắt tạm hai Bu lông giữ bộ
chia điện

3 Lắp đệm và nắp bộ chia điện

4 Nối giắc cắm bộ chia điện

5 Cắm các dây cao áp vào nắp bộ chia điện theo đúng thứ tự nổ của động cơ

6 Điều chỉnh thời điểm đánh lửa

Hệ thống đánh lửa điện tử có bộ chia điện có cảm biến đánh lửa hoặc trên bộ chia điện,
việc tháo lắp bộ chia điện trên động cơ có thể làm thay đổi góc đánh lửa sớm. Dó đó,
cần phải tuân thủ quy trình lắp và đặt lửa theo quy định để đảm bảo thời diểm đánh lửa
đúng yêu cầu. Quy trình đặt lửa đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Quay trục khuỷu động cơ sao cho xi lanh số 1 ở gần điểm chết trên, nhích dần cho đến
khi dấu trên pu li hoặc bánh đà trùng với dấu góc đánh lửa sớm trên thân máy.
Đặt thân bộ chia điện vào lỗ lắp trên thân động cơ sao cho trục bộ chia điện vào khớp
với cơ cấu dẫn động nhƣng chƣa hãm vít cố định thân bộ chia điện.
Quay thân bộ chia điện từ từ cho đến khi có dấu hiệu cho biết mạch điện sơ cấp của hệ
thống bị ngắt ( mở) thì hãm vít cố định thân bộ chia điện trên động cơ lại. Dâu hiệu
này là:
- Tiếp điểm của cặp má vít mở (với hệ thống đánh lửa thƣờng) .
- Vấu (răng) ro to ở điểm chính diện của lõi cuộn dây cảm biến đánh lửa (với cảm biến
đánh lửa kiểu cảm ứng điện từ ) .

53
- Lá chắn của rô to vừa rời khe hở không khí giữa hai tấm cực của cảm biến hiệu ứng
Hall (với hệ thống đánh lửa bán dẫn dùng cảm biến dánh lửa kiểu hiệu ứng Hall) .
- Đĩa quay bắt đầu chặn ánh sáng từ đèn LED đến phôtođiode(với HTĐL bán dẫn
dùng cảm biến hiệu ứng quang học) .
Đặt nắp chia điện vào vị trí lắp của nó trên thân bộ chia điện và kiểm tra xem con quay
bộ điện có chỉ đúng vào vấu chia điện số 1 trên nắp chia điện không, nếu đúng thì lắp
nắp chia điện vào và cắm các dây cao áp vào các bugi theo đúng thứ tự nổ của động
cơ.
Lắp hoàn chỉnh mạch điện của HTĐL rồi khởi động động cơ và kiểm tra chung. Nếu
bơm dầu đƣợc dẫn động cùng với trục bộ chia điện, cần kiểm tra áp suất dầu trên đồng
hồ để khẳng định bơm dầu đƣợc dẫn động bình thƣờng. Sau đó, kiểm tra và điều chỉnh
chính xác lại góc đánh lửa sớm bằng cách sử dụng thiết bị đèn xung chuyên dùng
trong khi động cơ làm việc
5.4. Đấu dây mạch đánh lửa, đặt lửa cho động cơ.
a) Kiểm tra điều chỉnh thời điểm đánh lửa HTĐLđiệm tử có bộ chia điện.
Để kiểm tra và điều chỉnh thời điểm đánh
lửa của các động cơ có bộ chia điện, điều
khiển bằng ECU ta làm nhƣ sau:
1-Nối đồng hồ báo tốc độ vào giắc chẩn
đoán (hoặc bô bin động cơ) .
2-Dùng dây nối, nối cực TE1 và E1 của
giắc chẩn đoán (loại bỏ hệ thống đánh lửa
sớm ESA) .
3-Nối đèn kiểm tra thời điểm đánh lửa và
kiểm tra góc đánh lửa, nếu sai thì điều chỉnh
lại.
Thông thƣờng góc đánh lửa sớm cơ bản là:
100 BTDC

54
Chú ý:
Trong quá trình kiểm tra vf điều chỉnh, yêu cầu tốc độ không tải phải nằm trong giá trị
định mức
b) . Kiểm tra điều chỉnh thời điểm đánh lửa, hệ thống đánh lửa không có bộ chia điện
Trong một số loại động cơ, có hai loại thời điểm đánh lửa sớm tuỳ theo trị số ốc tan
đƣợc lƣu trong bộ nhớ. Thời điểm đánh lửa có thể thay đổi phù hợp với loại xăng sử
dụng ( xăng tốt hay loại thƣờng ) bằng công tắc hay giắc nối điều khiển nhiên liệu.
Một số loại động cơ, điều đó đƣợc thực hiện tự động bằng chức năng nhận biết trị số
ốc tan của ECU.
Nhận biết góc trục khuỷu ( góc thời điểm đánh lửa ban đầu) .
ECU nhận biết trục khuỷu đã đạt Điểm A

đến 50, 70 hay 100 BTDC ( tuỳ theo


loại động cơ ) khi nó nhận đƣợc tín G

hiệu NE đầu tiên (điểm B trong hình


Điểm B
5 0 ,7 0 ,10 0 BTDC
vẽ sau ) theo sau một tín hiệu G 5 0 ,7 0 ,10 0 BTDC

(Điểm A) . Góc này đƣợc hiểu nhƣ NE

là “ góc thời điểm đánh lửa ban đầu


”. Đánh lửa Đánh lửa

IGT
IGT với thời điểm đánh lửa ban đầu
IGT với thời điểm đánh lửa sớm

ECU nhận biết trục khuỷu đ• đạt đến 50, 70 hay 100 BTDC (tuỳ theo loại động cơ )
khi nó nhận đƣợc tín hiệu NE đầu tiên (điểm B trong hình vẽ sau) theo sau một tín
hiệu G (Điểm A) . Góc này đƣợc hiểu nhƣ là “ góc thời điểm đánh lửa ban đầu ”.
Tín hiệu IGT (thời điểm đánh lửa) .

55
ECU động cơ gửi một tín hiệu IGT đến TDC TDC Đánh lửa
TDC

IC đánh lửa dựa trên tín hiệu từ các cảm


biến sao cho đạt đƣợc thời điểm đánh lửa
tối ƣu. Tín hiệu IGT này phát ra chỉ ngay IGT
180 ( 4 xy lanh )
trƣớc thời điểm đánh lửa đƣợc tính toán 120 ( 6 xy lanh )
Đánh lửa
bởi bộ vi xử lý, sau đó tắt ngay. Có nghĩa
là tín hiệu IGT là tín hiệu thời điểm đánh
lửa. IGT
Góc đánh
Lửa sơm
Thời điểm đánh lửa ban đầu 5 , 7 or 10

ECU động cơ gửi một tín hiệu IGT đến IC đánh lửa dựa trên tín hiệu từ các cảm biến
sao cho đạt đƣợc thời điểm đánh lửa tối ƣu. Tín hiệu IGT này phát ra chỉ ngay trƣớc
thời điểm đánh lửa đƣợc tính toán bởi bộ vi xử lý, sau đó tắt ngay. Có nghĩa là tín hiệu
IGT là tín hiệu thời điểm đánh lửa.
Tín hiệu IGF ( xác nhận đánh lửa ) .

56
Sức điện động đảo chiều tạo ra khi dòng điện trong cuộn sơ cấp bị ngắt làm cho
mạch điện này gửi một tín hiệu IGF đến ECU, nó sẽ biết đƣợc việc đánh lửa có thực
sự diễn ra hay không nhờ tín hiệu này.
Tín hiệu này đƣợc sử dụng để chuẩn đoán lỗi động cơ. Một số kiểu xe tín hiệu
IGF bật khi IGT tắt và ngƣợc lại, khi dòng sơ cấp vƣợt quá giá trị cho phép.
5.5. Xác định các triệu chứng và chẩn đoán sự cố
STT Hiện tƣợng Nguyên nhân Hậu quả
hƣ hỏng

1 Động cơ - Do cân lửa sai. - Nhiên liệu cháy không hết.


không nổ - Do vít lửa không mở. - Chỉ có dòng sơ cấp.
- Do vít lửa không đóng. - Không sinh ra tia lửa điện
- Vít lửa bị bẩn. - Tiếp xúc kém.
- Lò xo cần tiếp điểm bị gẫy. - Đóng cắt không đúng
- Dây dẫn sơ cấp bị đứt. - Mất dòng sơ cấp.
- Bô bin bị hỏng. - Không sinh ra dòng cao áp
- Điện trở phụ bị đứt. - Mất dòng sơ cấp.

2 Tia lửa phát - Điện trở phụ bị chập mạch. - Cháy cuộn sơ cấp.
sinh không - Lò xo cần tiếp điểm bị yếu. - Đóng, cắt không dứt khoát
liên tục
- Nắp bộ chia điện có nƣớc ngƣng - Tia lửa điện yếu và chia lửa
tụ. không đúng.

57
- Mâm tiếp điểm động của bộ ngắt - Đánh lửa sai, không đúng
điện bị kẹt, làm bộ đánh lửa sớm thời điểm.
bằng chân không mất tác dụng.
- Cam ngắt điện bị rơ, lỏng. - Làm thay đổi khe hở cặp
tiếp điểm.
- Quả văng bị kẹt làm bộ phận - Mất khả năng đánh lửa
đánh lửa sớm bằng ly tâm mất tác sớm.
dụng. - Tia lửa không ổn định.
- Khe hở tiếp điểm giảm. - Tiếp xúc kém.
- Tiếp điểm bị mòn, cháy rỗ. - Không tạo ra tia lửa điện
- Dây nối mát của mâm tiếp điểm cao áp.
động bị đứt. - Dòng điện cao áp kém
- Chất cách điện của dây cao áp - Tia lửa điện sinh ra yếu.
kém
- Cuộn sơ cấp hoặc thứ cấp của bô
- Công suất động cơ giảm,
bin bị chập mạch.
động cơ chạy rung giật.
- Nắp bộ chia điện hoặc con quay
- Khả năng chia điện tới các
chia điện bị rò điện.
bu gi giảm.
- Khe hở giữa mỏ quẹt và nắp bộ
- Tia lửa điện cao áp yếu.
chia điện quá lớn.
- Không phát ra tia lửa điện
- Tụ điện bị hỏng.
- Bu gi có hƣ hỏng.

3 Tia lửa bị - Vít lửa bị dơ, cháy dỗ. - Hai má vít tiếp xúc kém.
yếu - Tụ điện bắt không chặt hoặc - Tia lửa điện cao áp không
lỏng. ổn định
- Đánh lửa không đúng.
- Bộ chia điện bị rò điện. - Nhiên liệu cháy không hết.
- Cân lửa sai. - Không phát ra tia lửa điện
- Bu gi có hƣ hỏng.
4 Công suất - Cân lửa sai - Nhiên liệu cháy không hết.
động cơ yếu.

58
- Bu gi làm việc không tốt. - Tia lửa điện yếu.
- Bô bin yếu. - Tia lửa cao áp yếu.

5 Vòng quay - Bu gi hỏng. - Không phát ra tia lửa điện


không tải - Cuộn đánh lửa cao áp hỏng - Không có dòng cao áp.
kém, dễ chết
- Bộ chia điện hỏng. -
máy.
- Dây cao áp có sự cố.
6 Nổ sót trong - Thời điểm đánh lửa sai. - Đọng cơ hoạt động không
ống xả ổn định, tiêu hao nhiên liệu,
thƣờng xuyên giảm công suất của động cơ.

7 Nổ ngƣợc - Thời điểm đánh lửa sai. - Kích nổ, động cơ làm việc
trong chế hòa (đặt lửa sớm) không ổn định.
khí.

8 Lƣợng tiêu - Bu gi điện hỏng - Giảm công suất động cơ.


hao nhiên liệu - Thời điểm đánh lửa sai. - Nóng động cơ, giảm công
cao. suất

9 Động cơ bị - Thời điểm đánh lửa sai. - Tiêu hao nhiên liệu
nóng

59
6. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
6.1. Tháo lắp và chẩn đoán các cụm thiết bị trong hệ thống phun xăng điện tử
6.1.1. Kiểm tra và chẩn đoán bơm xăng, lọc xăng, van điều áp xăng và vòi phun
xăng.
6.1.1.1: BƠM XĂNG

a.KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA BƠM XĂNG


1) Bật khóa điện về vị trí ON
Ghi chú: không đƣợc khởi động động cơ
2) Dùng dây nối chuyên dụng SST 09843 –
18020 nối các cực FP và + B
của giắc kiểm tra

60
Ghi chú: Giắc tra đƣợc bố trí gần bình điện
3) kiểm tra xem có áp suất trên đƣờng ống hút
không? (bằng cách nắn ống) . Khi nắn ống có thể
nghe thấy tiếng động trên đƣờng ống bởi áp suất
xăng
4) Tháo dây SST ra khỏi giắc kiểm tra
5) Tắt khóa điện
Nếu không có áp suất trên đƣờng ống
phải kiểm tra các phần sau :
+) Dây chì nối
+) Cầu chì
+) Rơle chính của hệ thống EFI
+) Rơle hở mạch
+) Bơm xăng
+) Dây điện
b. KIỂM TRA ÁP SUẤT XĂNG
1) Kiểm tra xem điện áp xem có đủ 12V không?
2) Tháo đầu cáp âm của bình điện ra
3) Đặt 1 bình chứa thích hợp hoặc 1 miếng giẻ
phía dƣới ống cấp xăng cho vòi phun khởi động
lạnh
4) Nới lỏng dần dần bulong giắc co của vòi phun khởi động lạnh và lấy bulong rắc co
cùng 2 vòng đệm ra khỏi ống cấp xăng
5) Xả xăng ra khỏi ống cấp xăng
6) Lắp đồng hồ áp suất SST 09268 - 45012
Vào ống cấp xăng cùng với 2 vòng đệm
nhƣ trên( hình 2.2.6)
7) Lau sạch xăng bị rơi rớt
8) Lắp lại đầu cáp âm bình điện
9) Dùng dây nối chuyên dùng SST nối các cực

61
FB và +B của rắc kiểm tra (hình 2.2.7)
Ghi chú : Dây SST 09843 – 18020
10) Bật khóa điện về vị trí ” ON “
11) Đo áp suất xăng (hình 2.2.8)
Ghi chú: Áp suất xăng từ 2,7 đến 3,1 kg/cm2 .
Nếu áp suất cao hơn quy định trên, phải thay van
điều chỉnh áp suất bơm xăng .

Nếu áp suất thấp hơn quy định trên, phải kiểm


tra các phần sau:
+) Ống dẫn xăng và đầu nối
+) Bơm xăng
+) Bầu lọc xăng
+) Van điều chỉnh áp xuất xăng
12) Tháo dây nối SST ra khỏi giắc kiểm tra
13) Khởi động động cơ
14) Tháo ống chân không khỏi van điều
chỉnh áp suất xăng và bịt nút ống lại
15) Đo áp suất xăng ở vòng quay không tải
Ghi chú: áp suất xăng từ 2,7 - 3,1 kg/cm2
16) Nối lại ống dẫn xăng và van điều chỉnh áp suất
17) Đo áp suất xăng tại vòng quay không tải
(hình 2.2.10)
Ghi chú: áp suất xăng từ 2,3 – 2,6 kg/cm2
Nếu áp suất đo đƣợc không nằm trong mức
quy định ,phải kiểm tra lại ống chân không và
van điều chỉnh áp suất xăng
18) Tắt máy, kiểm tra xem áp suất xăng còn lại
có đủ 1,5 kg/cm2 sau khi tắt máy đƣợc 5 phút không? Nếu áp suất đo đƣợc không nằm
trong mức quy định, phải kiểm tra bơm xăng, van điều chỉnh áp suất hoặc vòi phun
62
19) Sau khi kiểm tra áp suất xăng, tháo đầu cáp cực âm ra và thạn trọng tháo đồng hồ
đo áp suất sao cho xăng không bị bắn tóe ra ngoài
20) Dùng vòng đệm mới lắp lại vòi phun khởi động lạnh và đƣờng ống cấp xăng 21)
Lắp dây điện vào vòi phun khởi động lại
22) Khởi động động cơ và kiểm tra xem có bị rò rỉ xăng không?

63
c. THÁO BƠM XĂNG

* Chi tiết không sử dụng lại


Chú ý: không đƣợc hút thuốc hoặc để có ngọn
lửa gần bơm xăng. Xả hết xăng ra khỏi thùng
xăng Tháo thùng xăng tháo giá đỡ bơm xăng ra
khỏi thùng xăng

a) Tháo 6 đai ốc và bulong

b) Lấy giá đỡ bơm xăng ra ngoài Tháo bơm


xăng ra khỏi giá đỡ bơm xăng.
a) Tháo hai đai ốc và dây điện ra khỏi bơm
xăng
b) Cầm phần dƣới bơm xăng, lấy bơm ra khỏi
giá đỡ
c) Tháo ống dẫn xăng ra khỏi bơm xăng.
Tháo bầu lọc xăng ra khỏi bơm xăng.
Tháo gối đỡ cao su
Tháo kẹp, lấy bầu lọc ra

64
2.2.1.4: LẮP BƠM XĂNG
Lắp bầu lọc xăng vào bơm
Lắp bơm xăng vào giá đỡ
Nối ống dẫn xăng vào cửa ra của bơm xăng
Lắp gối đỡ cao su vào mặt dƣới của bơm xăng
c) Đẩy bơm xăng cùng gối đỡ cao su vào giá
đỡ bơm xăng
Lắp giá đỡ bơm xăng
a) Đặt giá đỡ bơm xăng cùng đệm mới vào
thùng xăng
Lắp và xiết chặt sáu đai ốc vào bulong
ghi chú: Mô men xiết: đai ốc 40kgcm bulong 55kgcm
Lắp thùng xăng
Nạp lại đầy xăng vào thùng
6.1.1.2. VAN ĐIỀU CHỈNH ÁP SUẤT XĂNG

(Sơ đồ nguyên lý của van điều chỉnh áp suât xăng)

65
(Vị trí của van điều chỉnh áp suất xăng)

a. THÁO VAN ĐIỀU CHỈNH ÁP SUẤT XĂNG


1) Tháo ồng mềm chân không
2) Tháo ông mềm hồi xăng
a) Đặt bình chứa thích hợp hoăc miêng rẻ suống
van điều chỉnh áp suất xăng
b) Tháo ông mềm hồi xăng
3) Tháo van điều chỉnh áp suất xăng ra
b. LẮP VAN ĐIỀU CHỈNH ÁP SUẤT XĂNG
1) Lắp van điều chỉnh áp suất xăng
a) Nới lỏng hoàn toàn đai ốc hãm của
van điều chỉnh áp suất xăng
b) Bôi lớp xăng mỏng lên vòng đệm mới và
lắp vào van điều chỉnh áp suất xăng
c) Dùng tay đẩy van điều chỉnh áp suất
xăng
vào ống cấp xăng (hình 2.2.3.4)

66
Xoay van điều chỉnh áp suât xăng ngƣợc chiều kim đồng hồ đến khi đầu ống xăng ra
quay về hƣớng nhƣ (Hình 2.2.3.5)
e) Xiết chặt đai ốc hãm
Ghi chu: mô men xiết 250 kgcm
2) Nối đƣờng ống hồi xăng Hình 2.2.3.5
3) Nối ông chân không vào
6.1.1.3. VÒI PHUN

(sơ đồ nguyên lý của vòi phun)

a.THÁO VÒI PHUN


1) Tháo đầu cáp khỏi cọc âm bình điên
2) Xả nƣớc lam mát
3) Thao hộp bƣớm ga ( Hình 2.2.4.2)
4) Tháo vòi phun
a) Tháo các ốc chân không và ốc xăng ra
khỏi van điều chỉnh áp suất xăng
b) Tháo hai bulong và giắc co, ống xăngcủa vòi
phun khởi động lạnh và bốn vòng đệm ra
c) Tháo bu lông giắc co và hai vòng đệm, tách
ống dân xăng N01 ra khỏi ống cấp xăng
d) Tháo hai bulong, ống cấp xăng
Bốn vòi phun ra
Tháo bốn giắc cắm ra khỏi các vòi phun
67
b. KIỂM TRA VÒI PHUN
1) Kiểm tra điện trở của vòi phun
Dùng ôm kế đo điện trở giữa hai cựa của vòi phun
Ghi chu: Điên trở 13.4 – 14.2 ôm
Nếu điên trở đo đƣợc không nằm trong
Khoảng quy định trên, phải thay vòi phun
2) Kiển tra hoạt động vòi phun
Lƣu ý: Khi thử vòi phun không có lửa ở gần
Tháo ống dẫn xăng ra khỏi cửa ra của bầu lọc
xăng.
Lắp đầu nối SST 09268-41045
(09268-41045) (rắc co) vào của ra của
bầu lọc xăng.
Lắp các đầu nối SST 09268-41045
(09268-41045,09268-41080) (rắc co) và
ống mềm vào ống cấp xăng
Nối đƣờng ống hồi xăng vào van
điều chỉnh áp suất.

Nối ống mềm SST 09268-41045 vào ba rắc co


Đặt vòi phun vào bình thủy tinh có chia độ (đo
thể tích)
Nối dây cáp bình điện
Bật khóa điện về ON
Ghi chú: không đƣợc khởi động động cơ.

hình 2.2.4.7

68
Dùng dây nối SST 09843-18020 nối các
cực FB và +B của giắc kiểm tra (hình 2.2.4.9) .
Ghi chú: +) Giắc kiểm tra nằm ở gần bình điện
+) Bơm xăng sẽ hoạt động
Dùng dây dẫn SST 09842-30070 nối vòi
phun với bình điện trong khoảng 15 giây và đo
lƣợng xăng đã phun trong bình
Phải đo mỗi vòi phun hai hoặc ba lần.
Lƣợng xăng phun :40 – 50 cm3/15 gây
Độ chênh lệch giữa các vòi phun: ít hơn 6cm3
Nếu lƣợng xăng đo đƣợc không nằm trong
mức quy định, phải thay vòi phun.
3.Kiểm tra rò rỉ xăng
a) Theo hiện trạng trên, tháo dây dẫn
SST 09842-3007 ra khỏi bình điện và kiểm tra
đầu vòi phun có bị rò rỉ xăng không?
Lƣợng xăng rò từ đầu vòi phun : Dƣới một giọt
trong mỗi phút.
b) Tháo đầu cáp bình điện
Tháo các bộ dây SST.
.4.Nếu cần, phải thay vòi phun.
Tháo sáu bulong, lắp che vòi phun và bốn vòng
cách điện
Dùng van chuyên dụng SST 09268-74010
để lấy vòi phun ra
Lắp vòng đệm cao su và vòng cách điện vào vòi phun
Dùng tay đẩy vòi phun vào đƣờng ông cấp xăng (hình 2.2.4.14)

69
Kiểm tra sao cho giắc cắm vòi phun
nằm trên đƣờng tâm của đƣờng ông cấp xăng
Lắp đệm cách điện vào mỗi vòi phun
Lắp hai nắp che vòi phun vào ống, bắt
chặt sáu bulong

hình 22.4.13 hình 2.2.4.14

c. LẮP VÒI PHUN


1) Lắp đƣờng ống cấp xăng cùng với
các vòi phun vào
a) Lắp vòng đệm mới vào đƣờng ống
cấp xăng (hình 2.2.4.17) .
b) Lắp bốn giắc cắm vào bốn vòi phun
c) Lắp đƣờng ống cấp xăng các vòi phun vào cụm
hút bằng hai bulong xiết chặt các bulong.
Ghi chú: mô men xiết 200kgcm
Lắp ống dẫn xăng số 1 vào đƣờng ống cấp xăng
cùng với các vòng đệm mới và bulong rắc co xiết chặt bulong rắc co
2) Lắp hộp bƣớm ga

70
3) Nối đầu cáp vào cọc âm bình điện
6.1.2. Kiểm tra chẩn đoán các cảm biến trong hệ thống
6.1.2.1. CẢM BIẾN ĐO NHIỆT ĐỘ NƢỚC LÀM MÁT

(Sơ đồ nguyên lý cảm biến nhiệt độ nước làm mát)

a. Đo điện trở cảm biến nhiệt độ nứơc làm mát


- Tháo giắc cắm của cảm biến
- Dùng ôm kế đo điện trở giữa hai đầu
Ghi chú: Điện trở xem biểu đồ biến thiên
điện trở tùy theo nhiệt độ

6.1.2.2.CẢM BIẾN ĐO CHÂN KHÔNG (CẢM BIẾN ĐO ÁP SUẤT TUYỆT ĐỐI


TRONG HỌNG HÚT)
1) Kiểm tra điện áp nguồn của
cảm biến chân không
a) Tháo giắc cắm của cảm
biến chân không
b) Bật khóa điện về “ON”
c) Dùng vôn kế đo điên áp giữa các cực Hình 2.2.6.2
VCC va E2 tại giắc cắm của cảm biến chân không (Hình 2.2.6.2 )

71
Ghi chú: Điện áp 4 – 6 V

Hình 2.2.6.1 (sơ đồ nguyên lý)

2) Kiểm tra tín hiệu của cảm biến chân không


a) Bật khóa điện về “On”
b) Tháo ống chân không của cụm hút ra
c) Nối vôn kế vào các cực PIM và E2 (E21)
của hôp ECU và đo điện áp ra ở điều kiện khí quyển
d) Đƣa chân không vào thử cảm biến chân không
thay đổi độ chân không dần dần từng mức từ 100 – 500 mm Hg
6.1.2.3. CẢM BIẾN ĐO NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ NẠP
1) Kiểm tra điện trở của cảm biến nhiệt độ không khí nạp
Dùng đồng hồ vạn năng đo điên trở
Giữa các cực của cảm biến (Hình 2.2.7.2)
Nếu điên trở đo đƣợc không nằm
trong mức quy định, phải thay cảm biến mới

Hình 2.2.7.2

72
Hình 2.2.7.1(Sơ đồ nguyên lý)

6.1.2.3. CẢM BIẾN OXY


1) Kiểm tra điện trở sợi nung nóng của cảm biến oxy
Dùng ôm kế đo điện trở giữa các cực +B và HT( hinh 2.2.8.1)
Ghi chú: điện trở từ 5.1 – 6.3 ôm ở 200c
Nếu điện trở đo đƣợc không nằm trong mức quy định, phải thay cảm biến oxy
2) kiểm tra điện áp phản hồi
a) hâm nóng động cơ
b) nối vôn kế vào các cực VF1 và E1 của giắc cắm kiển tra (Hình 2.2.8.2)
Ghi chú: Dùng dây nối chuyên dụng SST 09843-18020 để nối các cực TE1và E1 Của
giắc cắm cảm biến

Hình 2.2.8.2 Hình 2.2.8.1

6.2. Tháo lắp, kiểm tra các loại van ISC; chẩn đoán và sửa chữa sự cố.
6.2.1 Loại cuộn dây quay

73
ISCV loại cuộn dây quay gồm có một cuộn dây, IC, nam châm vĩnh cửu, van, và đƣợc
gắn vào cổ họng gió. IC này dùng tín hiệu hiệu dụng từ ECU động cơ để điều khiển
chiều và giá trị của dòng điện chạy trong cuộn dây và điều chỉnh lƣợng không khí đi
tắt qua bƣớm ga, làm quay van này.
- Hoạt động
Khi tỷ lệ hiệu dụng cao, IC này làm dịch chuyển van theo chiều mở, và khi tỷ lệ làm
việc thấp, IC làm dịch chuyển van này về phía đóng. Van ISC thực hiện việc đóng mở
theo cách này.
Nếu có sự cố, ví dụ nhhở mạch, sẽ làm cho điện ngừng chạy vào van ISC, van này
đƣợc mở ra ở một vị trí đặt trƣớc bằng lực của nam châm vĩnh cửu. Việc này sẽ duy trì
một tốc độ chạy không tải xấp xỉ 1000 đến 1200 vòng/phút.

Hình 52. Van ISC loại cuộn dây quay

6.2.2 Van ISCV có cuộn dây quay kiểu cũ


ISCV loại cuộn dây quay kiểu cũ nhận đƣợc các tín hiệu hiệu dụng từ ECU động cơ và
cấp điện vào 2 cuộn dây để thay đổi mức mở của van và điều khiển lƣợng không khí
nạp. Dây lỡng kim trong ISCV tƣơng ứng với nhiệt độ của nƣớc làm mát động cơ để
duy trì độ mở thích hợp của van đối với động cơ ở trạng thái hâm nóng. Một tấm chặn
cũng đƣợc lắp vào để ngăn chặn van khỏi bị kẹt khi mở hoặc đóng hoàn toàn khi có sự
cố về điện nào đó xảy ra.
- Hoạt động Mở van
Khi điện đƣợc truyền đến cuộn dây A (RSO) trong một thời gian dài, van này bị dịch
chuyển theo chiều mở.

74
Hình 53. Hoạt động mở van

- Đóng van
Khi điện đƣợc truyền đến cuộn dây B trong một thời gian dài, van này bị dịch chuyển
về chiều đóng.

Hình 54. Hoạt động đóng van

6.2.3 Các loại ISCV đi tắt khác


- Loại ACV điều khiển hiệu dụng
ISCV loại ACV điều khiển hiệu dụng điều
khiển lƣợng không khí nạp chạy vào mạch
đi tắt bằng tín hiệu hiệu dụng của ECU động
cơ làm cho dòng điện chạy vào cuộn dây
điện từ để mở van này. Tỷ lệ hiệu dụng của

75 Hình 55. Van ACV điều khiển hiệu dụng


điện chạy vào cuộn điện từ càng lớn, van này mở càng nhiều.
- Kiểu VSV điều khiển bật ”ON”- tắt “OFF”
ISCV kiểu VSV điều khiển bật-Tắt điều khiển lƣợng không khí nạp chạy qua mạch đi
tắt bằng tín hiệu ON/OFF từ ECU động cơ làm cho dòng điện chạy vào cuộn điện từ
để mở van này. Khi dòng điện chạy vào cuộn
điện từ, tốc độ chạy không tải sẽ tăng lên theo
các nấc xấp xỉ 100 vòng/phút.
6.2.4 Kiểu môtơ bƣớc
ISCV kiểu mô tơ bƣớc đƣợc gắn vào buồng nạp.
Van lắp ở đầu của rotor đi vào hoặc ra theo vòng
quay của rotor để điều khiển lƣợng không khí đi
qua mạch đi tắt này. Hình 56. Van VSV

- Hoạt động
Môtơ bƣớc sử dụng nguyên lý kéo và đẩy của nam châm vĩnh cửu (rotor) khi từ trƣờng
đƣợc tạo ra bởi dòng điện chạy vào cuộn dây. Nhƣ đƣợc thể hiện trong hình minh họa
phía dƣới, dòng điện chạy ở C1 làm cho nam châm bị kéo. Khi dòng điện đến C1 bị
cắt trong cùng một lúc, dòng điện phải chạy vào C2, và nam châm bị kéo đến C2. Việc
chuyển mạch sau đó của dòng điện lần lợt đến C3 và C4 theo cùng cách thức đƣợc sử
dụng để làm quay nam châm này. Nam châm cũng có thể quay theo chiều ngƣợc lại
bằng cách chuyển mạch điện theo chiều từ C4 đến C3, C2 và C1. Sự bố trí này đƣợc
sử dụng để dịch chuyển nam châm đến các vị trí đƣợc xác định trƣớc. Một môtơ bƣớc
thực tế sử dụng bốn cuộn dây để tạo ra 32 bƣớc trong một vòng quay của nam châm
(rotor) . Một số môtơ có 24 bƣớc trong một vòng quay.)

Hình 57. Motor bước

76
- Mở van
Khi điện đƣợc truyền đến cuộn A (RSO) trong một thời gian dài, van này phải dịch
chuyển về phía mở.
- Đóng van
Khi điện đƣợc truyền đến cuộn B trong một thời gian dài, van này phải dịch chuyển về
phía đóng.

77
7. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Điêzen
7.1. Tháo lắp và chẩn đoán bơm VE điện tử.
7.1.1. Quy trình tháo bơm cao áp chia.

TT Tên nội dung nguyên công + bƣớc Sơ đồ nguyên công + bƣớc Dụng cụ

1 + Tháo bơm ra khỏi động cơ :


- Tháo các đƣờng ống thấp áp và -tuốcnơ vít.
cao áp. - Kìm.
- Tháo các dây dẫn động và điều
khiển.
- Cờlê dẹt
- Tháo đƣờng ống nƣớc khởi động 17-22
lạnh.
Choòng
- Tháo dây điều khiển van điện từ.
12- 14
- Tháo dây đai và bánh đà (bánh
Choòng 24
răng truyền động) .
- tuýp 13
- Tháo các đai ốc bulông bắt bơm
với thân động cơ và lấy bơm ra
ngoài.

2 + Lắp bơm lên đồ gá chuyên dùng - tuýp


SST (giá đỡ)

3 + Tháo bánh răng đầu trục: Choòng 19


- Tháo bánh răng truyền động
Ghi chú : Đối với loại bánh răng
truyền động loại nhỏ.
4 + Vam bánh răng ra Choòng 19
mỏ lết

78
5 + Tháo các giá bắt trên bơm -tuốcnơ vít.
Tháo giá bắt dây điều khiển - lục năng 5

6 + Tháo lắp bơm - Tuýp 10.


- Đánh dấu vị trí tay ga với trục, Tuốcnơ vít
tháo đai ốc M10 lấy tay ga ra. - Kìm nhọn
- Tháo vít bắt nắp bơm với thân - Búa nhựa
bơm, đẩy trục tay ga đi xuống, lấy
- Lục năng 5
lắp bơm ra.
- Tháo hệ thống lò xo liên động giữa
trục ga và cánh tay đòn điều khiển.

7 + Tháo van cắt nhiên liệu : - Cờlê 8, 24


- Bỏ phần chụp cao su trên van.
- Tháo van cắt nhiên liệu.

8 + Tháo bộ điều tốc :


- Tháo đai ốc hãm bằng cách xoay Cờlê14
nó theo chiều kim đồng hồ.
- Tháo ống bắt trục bộ đồng tốc, - Lục lăng 5
xoay trục bộ điều chỉnh theo chiều
kim đồng hồ và tháo những chi tiết
sau:
Cụm giá đỡ quả văng. (1)

79
Đệm quả văng.(2)
Đệm điều chỉnh bánh răng bộ điều
chỉnh.(3)
- Tháo các chi tiết sau ra khỏi giá đỡ
quả văng:
Ty ga (trục điều khiển) .(1)
Đệm quả văng số (2) .
Bốn quả văng (3) .
- Chú ý :
Vị trí của tấm đệm bên trái
Không đƣợc đánh rơi hai đệm vào
trong buồng bơm.
Ren của trục bộ điều tốc là ren trái.

+ Tháo cụm đòn điều chỉnh


- Dùng khẩu nới hai bulông 3 cạnh.
- Nhấc cụm đòn điều chỉnh ra.
9 + Tháo bulông trung tâm - Tuýp 12

10 + Tháo van triệt hồi


- Van triệt hồi tháo ra phải đƣợc - Tuýp 14
ngâm trong dầu sạch.

80
- Tháo lò xo van, đế van.
- Chú ý các chi tiết của cụm van nào
thì đi theo bộ của nó, không đƣợc để
lẫn lộn.

11 + Tháo đầu chia:


- Tháo các vít bắt đầu chia với thân - Lục năng 5
bơm.

12 + Tháo đầu chia ra khỏi thân bơm


1- Chốt dẫn hƣớng
2- Đĩa điều chỉnh sức căng của lò
xo.
3- Đĩa định vị lò xo.
4- Lò xo ép
5- Gioăng đệm

13 + Tháo piston chia - Panh kẹp


1- Vòng tràn.(Bạc hành trình)
2- Đĩa lò xo.
3- Đệm rãnh
4- Đệm phẳng

81
5- Đệm điều chỉnh hành trình

14 + Tháo đĩa cam (đĩa hành trình)


- Lấy đĩa cam ra ngoài. - Kìm nhọn
- Lấy lò xo đĩa cam.
- Lấy khớp chữ thập.

15 + Tháo con lăn và giá đỡ con lăn


- Dùng kìm tháo lò xo lá. - Kìm nhọn
- Tháo chốt giữ, đƣa giá đỡ con lăn
và con lăn ra ngoài.
Chú ý không đựoc thay đổi vị trí
của các con lăn.

16 + Tháo trục truyền động


- Lấy bánh răng ra ngoài, đệm cao -Kìm nhọn
su, đệm rãnh.

17 + Tháo mặt bích bộ điều chỉnhgóc


phun sớm. - Tuýp 10
- Tháo 2 vít M6 đƣa mặt bích ra - Lục năng 5
ngoài.
- Tháo ty điều chỉnh.
- Tháo đệm cân bằng.
- Tháo lò xo áp lực.

82
- Tháo piston.
- Tháo chốt piston.

18 + Tháo bơm cánh gạt


- Tháo 2 vít M4 ở nắp bơm. - Kìm nhọn
- Tháo nắp bơm. - Tuốcnơ vít
- Tháo cánh bơm.
- Tháo vòng ngoài của bơm.
- Chú ý : khi tháo không làm vênh
lắp bơm, cánh gạt không đƣợc đổi
lẫn nhau.

83
19 + Tháo van điều chỉnh áp suất
- Tháo và lấy van ra - Tuýp 12

84
Hình 3: Các chi tiết của bơm cao áp chia sau khi tháo.

85
7.1.2. Quy Trình Kiểm Tra – Sửa Chữa các bộ phận của bơm cao áp chia.
1) . Cặp Piston – xilanh bơm cao áp chia.

Hình 4- Cặp xilanh piston bơm cao áp

Đuôi piston 7- Rãnh thoát dầu


Phần trụ lắp 8- Lỗ thoát dầu
Cửa cắt nhiên liệu 9- Lỗ chia nhiên liệu
Rãnh chia nhiên liệu 10- Cửa dầu vào
Rãnh nạp A- Piston bơm
Mặt ngoài đầu piston B- Xilanh bơm

a) .Kiểm tra:
+ Kiểm tra sơ bộ:
- Rửa sạch piston và xilanh bằng dầu sạch.
- Lắp piston vào sâu khoảng 1/3 chiều dài xilanh.
- Đặt xilanh và piston nghiêng một góc khoảng 450 so với phƣơng thẳng đứng. Nếu
piston tụt xuống từ từ do trọng lƣợng bản thân là đạt, nếu xuống nhanh thì phải tiến
hành sửa chữa hoặc thay piston và xilanh mới. Hình 5-:Kiểm tra sơ bộ

86
Đối với động cơ TOYOTA thì ta đặt nghiêng một góc là 600 .
+ Kiểm tra bằng thiết bị:
-Xilanh – piston bơm cao áp là bộ đôi lắp ghép rất chính xác, khe hở lắp ghép là từ
0,001  0,0025 mm. Đảm bảo áp suất phun cao từ 125  215 KG/cm2 để cung cấp
cho vòi phun. Độ ôvan thân piston – Xilanh từ 0,0005  0.001 mm. Độ côn trên suốt
chiều dài theo đƣờng sinh là từ : 0,001  0,002 mm. Trong thực tế thì khe hở bộ đôi
đến 0,008 mm là bộ đôi đã không làm việc đƣợc nữa.
- Kiểm tra các vết trầy xƣớc của piston xilanh và xilanh bằng kính lúp, nếu bị trầy
xƣớc là do nhiên liệu bẩn, nếu piston và xilanh có màu sắc khác nhau chứng tỏ có lẫn
nƣớc hay axit trong nhiên liệu. Trƣờng hợp bị xƣớc nặng phải thay mới cả cụm piston
và xilanh.
+ Kiểm tra bằng khí nén :
-Bản chất phƣơng pháp kiểm tra bộ đôi bơm cao áp bằng khi nén là xác định mức độ
tiêu hao khí nén đƣa vào khoang bộ đôi dƣới áp suất không đổi, khi piston ở một vị trí
cố định so với xilanh. Sơ đồ kiểm tra bằng khí nén đƣợc thể hiện ở hình (4) .
-Mức độ tiêu hao khi nén qua cặp piston xilanh bơm cap áp tỉ lệ thuận với khe hở của
chúng. Khi bộ đôi càng mòn thì lƣu lƣợng khí đi qua bộ đôi càng lớn, sự tăng lƣu
lƣợng khí đƣợc chỉ thị thông qua độ nâng của phao trong ống đo3.
-Khi thử nghiệm phải điều chỉnh vị trí của piston đang ở một nửa hành trình có ích và
ở chế độ cấp nhiên liệu nhiều nhất. Để xác định điều kiện kiểm tra bộ đôi cần sử dụng
các bộ đôi mẫu thử nghiệm nhằm rút ra lƣợng tiêu hao khí cho phép trƣớc khi kiểm tra
bộ đôi thực .

Hình 6- Sơ đồ kiểm tra bộ đôi bằng khí nén

1- Máy nén khí 5- Đƣờng ống dẫn khí nén


2- Thùng ổn áp 6- Đầu đƣa khí vào bộ đôi
3- Ống đo lƣu lƣợng 7- Bộ đôi kiểm tra
87
4,9- Áp kế 8- Bộ ổn áp
10- Lọc
b) . Sửa chữa bộ đôi piston xilanh bơm cao áp :
Các phƣơng pháp phục hồi bộ đôi bơm cao áp gồm có :
- Phục hồi bằng phƣơng pháp chọn lắp.
- Phục hồi bằng phƣơng pháp mạ crôm.
- Phục hồi bằng phƣơng pháp chế tạo mới một trong 2 chi tiết.
* Điều chỉnh lò xo piston :
+ Lắp các chi tiết sau vào nắp phân phối:
-Hai dẫn hƣớng lò xo piston (1)
-Hai đế lò xo trên (2)
-Hai lò xo piston (3)
-đế lò xo dƣới (4)
-đĩa piston trên (5)
-đĩa piston dƣới (6)
-Piston bơm (7)
Lúc này không đƣợc lắp các lò xo piston.
+ Dùng thƣớc kẹp đo khe hở “A” nhƣ hình vẽ
+ Chiều dày đệm lò xo piston mới sẽ đƣợc lựa chọn theo tiêu chuẩn, và chú ý chọn 2
đệm có cùng chiều dày.
* Điều chỉnh piston bằng đệm điều chỉnh
+ Lắp khớp và đĩa cam :
Lúc này ta không lắp lò xo khớp
+ Rửa sạch đệm điều chỉnh piston và bề mặt tiếp
xúc.
+ Lắp khớp rãnh chốt của piston bơm với chốt của đĩa cam.

88
+ Dùng kìm kẹp lắp đệm điều chỉnh cũ và
piston mới.

+ Lắp nắp phân phối bằng 4 bulông, mômen


siết : 120Kgf.cm.
Lƣu ý không làm hƣ hại piston bơm.

+ Dùng thƣớc kẹp đo khe hở “B” nhƣ hình


vẽ.
Khe hở B : 3,2 - 3,4mm.
Nếu khe hở không nhƣ tiêu chuẩn thì thay
đệm mới với chiều dày đệm đã đƣợc
quy chuẩn cho phù hợp với khe hở
“B”.

2) . Bộ phận truyền động


* Cấu tạo :

89
* Kiểm tra – Sửa chữa
+ Kiểm tra :
- Dùng thƣớc cặp hoặc là dụng cụ đo đàn tính để kiểm tra lò xo cần kiểm tra, sau đó so
sánh với thông số lò xo mới cùng loại.
Chiều dài tự do của lò xo khớp (cho động cơ TOYOTA 2L) là : 16,6mm.
Chiều dài tự do của lò xo piston là : 30,0mm.
- Dùng đồng hồ so kiểm tra độ cao con lăn trên bàn máp.(Hình 8)
Sai số chiều cao con lăn (động cơ TOYOTA 2L) là : 0,02mm.

Hình 8- Dùng đồng hồ so kiểm tra con lăn và giá đỡ

- Đĩa cam mòn dùng thƣớc cặp hoặc panme kiểm tra chiều cao của từng cam.
+ Sửa chữa
- Lò xo khớp và lò xo piston có chiều dài tự do không nhƣ tiêu chuẩn thì thay lò xo
mới hoặc thêm căn đệm điều chỉnh.
- Chiều cao của các con lăn trên giá đỡ đƣợc đặt trên bàn máp nếu chênh lệch lớn hơn
tiêu chuẩn thì thay bộ mới (giá đỡ và con lăn) .
- Đĩa cam nếu mòn và sai lệch giữa các cam quá tiêu chuẩn thì thay mới hoặc hàn đắp
rồi gia công lại theo kích thƣớc tiêu chuẩn.
- Rãnh then trục và bánh răng trục truyền động bi hƣ hỏng thì hàn đắp rồi gia công lại.

90
3) . Bộ điều tốc bơm phân phối.

Hình 9- Bộ điều tốc cơ khí

* Kiểm tra – Sửa chữa:


- Lò xo gãy thì thay loại mới hoặc cùng chủng loại. Kiểm tra lò xo bằng dụng cụ kiểm
tra đàn tính hoặc đo chiều dài tự do của lò xo bằng thƣớc
cặp rồi so sánh với lò xo mới cùng chủng loại. Nếu không
đạt thì thay mới.
- Kiểm tra vòng tràn bằng cách cho piston bơm cao áp vào
rồi nghiêng nhẹ vòng tràn và kéo piston ra. Khi thả tay ra
piston phải đi xuống êm từ từ vào trong do trọng lƣợng
bản thân, xoay piston và lắp lại phép thử vừa rồi ở nhiều vị
trí khác nhau. Nếu piston bị kẹt ở bất kì vị trí nào thì thay
cả cụm chi tiết.

91
-Lắp chốt cầu nối bộ điều chỉnh vào vòng tràn và kiểm tra xem nó di chuyển êm không
có độ dơ là đƣợc.(hình 11)

Hình 11- Kiểm tra vòng tràn

- Quả văng bị mòn, khi thay thì ta phải thay cả 4 quả văng.
4) . Bộ điều chỉnh phun sớm
a) . Kết cấu :

1. Vỏ bơm
2. Vòng con lăn
3. Con lăn
4. Chốt điều chỉnh
5. Đƣờng dầu đi
6. Mặt bích
7. Piston điều chỉnh phun
8. Con trƣợt Hình 12- Cấu tạo bộ điều chỉnh phun sớm theo tốc độ
9. Lò xo
b) . Kiểm tra – Sửa chữa
+ Kiểm tra :
- Quan sát các vết trầy xƣớc trên piston 7 bằng mắt hoặc dùng kính lúp.
- Dùng thiết bị kiểm tra đàn tính để kiểm tra đàn tính của lò xo, so sánh với lò xo mới
cùng loại.

92
- Dùng mắt quan sát con trƣợt bị mòn, xƣớc hoặc dùng panme thƣớc cặp để đo kích
thƣớc.
+ Sửa chữa :
- Lò xo gãy thì thay mới, lò xo giảm đàn tính thì thay mới hoặc thêm căn đệm điều
chỉnh.
Đối với loại bơm của xe TOYOTA 2L thì phần nắp vỏ bên trái bộ điều chỉnh phun
sớm có vít điều chỉnh và đai ốc hãm (hình 13) .

Hình 13- Bộ điều chỉnh phun sớm theo tốc độ sử dụng vít điều chỉnh (loại lò xo đơn)

1, 10- Bulông bắt mặt bích 6- Lò xo


2- Mặt bích buồng áp suất 7- Vòng làm kín bulông điều chỉnh
3- Vòng làm kín mặt bích 8- Bulông điều chỉnh
4- Piston 9- Mặt bích phía lò xo
5- Đệm điều chỉnh 10- Bulông
- Con trƣợt bị mòn thì hàn đắp và gia công lại theo kích thƣớc cũ.
- Piston điều chỉnh phun bị cào xƣớc, mòn thì hàn đắp rồi gia công lại theo kích thƣớc
tiêu chuẩn, sau đó mài rà lại trực tiếp với xilanh của bộ điều chỉnh phun sớm cho tới
khi piston di chuyển trơn tru trong xilanh mà vẫn có độ mút là đƣợc.
- Các gioăng đệm, vòng bị hỏng hoặc lâu ngày thì thay mới.
5) . Bơm cánh gạt (bơm chuyển nhiên liệu)
a) . Kết cấu :

93
Hình 14- Bơm cánh gạt

Cửa dầu vào 7- Phiến gạt


Đƣờng dầu vào 8- Thân bơm chia
Rôto 9- Vít bắt chặt
Stato 10- Mặt bích của bơm
Đƣờng dầu ra 11- Buồng bơm
Cửa dầu ra
b) . Kiểm tra – Sửa chữa:
* Kiểm tra :
- Dùng đồng hồ đo áp suất nhiên liệu gắn nơi van hồi dầu, sau đó đọc giá trị và so sánh
với áp suất tiêu chuẩn trong khoang bơm cao áp.
- Quan sát các vết mòn và trầy xƣớc của cánh bơm, rôto bơm bằng mắt hoặc kính lúp.
* Sửa chữa :
- Cánh bơm bị mòn thì thay mới .
- Rãnh then rôto bị mòn thì hàn đắp và gia công lại.
- Rôto bị mòn phần đỉnh quá tiêu chuẩn thì thay mới.
6) . Vỏ bơm
. Kiểm tra – Sửa chữa
* Kiểm tra :
- Quan sát các vết nứt vỡ và các ren bị hỏng bằng mắt hoặc kính lúp.
* Sửa chữa :
- Vỏ bơm bị nứt vỡ nơi không quan trọng và ren bị cháy, hỏng thì có thể hàn đắp rồi
gia công lại.

94
- Nếu nứt vỡ nơi quan trọng thì thay mới.
7) . Van triệt hồi
Van triệt hồi lắp trên đỉnh bộ đôi bơm cao áp có chức năng ngăn không gian giữa bơm
cao áp và đƣờng dẫn dầu tới vòi phun, nhờ vậy duy trì trong đƣờng ống cao áp một áp
suất khoảng 1 MPa, để khi bơm cung cấp nhiên liệu tới đƣờng ống, vòi phun có thể
phun tức thì nhiên liệu vào buồng cháy. Mặt khác nhờ vành giảm áp mà doa động áp
suất trên đƣờng ống cao áp sau khi phun nhiên liệu đƣợc dập tắt, tránh cho vòi phun
khỏi phun rớt làm tăng tiêu hao nhiên liệu và gây khói máy.

1- Vỏ van
2- Lò xo hồi vị
3- Van
4- Đế van
5- Rãnh dẫn hƣớng
6- Vành côn
7- Piston triệt áp

Hình 15 - Cấu tạo van triệt hồi

a) . Kiểm tra van triệt hồi


+ Quan sát bề mặt làm việc của van và đế van bị sƣớc bằng mắt hoặc kính lúp.
+ Đàn tính của lò xo van đƣợc kiểm tra bằng cách đo chiều cao lò xo cần kiểm tra
hoặc trên dụng cụ chuyên dùng rồi so sánh với lò xo cùng loại.
+ Kiểm tra van triệt hồi bằng phƣơng pháp sau (hình 16) :
- Kiểm tra độ kín của van bằng cách rửa sạch van và dựng đứng lên. Dùng ngón tay
cái bịt lỗ dƣới đế van. Kéo van lên cho mặt trụ thoát khỏi đế van và bỏ tay, van tự trả
về và dừng lại khi phần mặt trụ tiếp xúc với đế van (a) , lấy tay ấn van xuống thì van
phải tự nẩy lên (b) và khi buông tay cái van từ từ đi xuống là van còn tốt (c) .

95
Hình 16- Kiểm tra van triệt hồi

b) . Sửa chữa van triệt hồi


- Bề mặt côn của van và đế van bị sƣớc thì rà lại bằng bột rà giống nhƣ mài rà xupáp
để phục hồi độ kín khít giữa kim van và đế van theo yêu cầu.
- Lò xo van gãy, đàn tính kém thì thay mới cung chủng loại.
- Ren bên ngoài thân van bị cháy, vỡ, mòn thì hàn đắp rồi gia công lại theo kích thƣớc
yêu cầu.
8. Van điện từ
a) . Kết cấu van điện từ :

1- Piston chia
2- Đƣờng dầu vào
3- Van cắt nhiên liệu
4- Nam châm điện
5- Ty van
6- Khoang nhiên liệu
7- Van triệt hồi
8- Ống xả
9- Đầu bơm
10- Cửa chia nhiên liệu

96
b) . Kiểm tra – Sửa chữa:
- Nối thân van vào các cực của ắc quy.
- Khi van đƣợc nối và ngắt khỏi ắc quy bạn phải
nghe thấy tiếng kêu.
- Nếu van hoạt động không nhƣ tiêu chuẩn thì
thay thế.
7.2. Tháo lắp chẩn đoán các cụm chi tiết của hệ thống nhiên liệu CRS-i.
7.2.1. Quy trình tháo lắp
7.2.1.1. Các chú ý trong quá trình tháo lắp hệ thống cung cấp nhiên liệu Diesel
Common Rail
- Làm sạch và rửa kỹ khu vực làm việc để loại bỏ bụi bẩn bên trong của hệ thống
nhiên liệu khỏi bị nhiễm bẩn trong quá trình tháo.
- Việc điều chỉnh mã vòi phun không thể thực hiện đƣợc khi động cơ đang làm việc.
- Nghiêm cấm không đƣợc ăn hoặc hút thuốc trong khi đang làm việc với hệ thống
phun nhiên liệu common rail. Việc dầu tiên cần làm trƣớc khi tiến hành bất kỳ một
công việc gì trên hệ thống phun nhiên liệu common rail là ngắt bình ắc quy.
- Tuyệt đối không đƣợc làm việc với hệ thống common rail khi động cơ đang hoạt
động. Cần đọc các giá trị về áp suất và nhiệt độ của nhiên liệu khi động cơ đang làm
việc. Cần đọc các giá trị về áp suất và nhiệt độ của ống phân phối nhiên liệu bằng sự
hỗ trợ của thiết bị chẩn đoán trƣớc khi làm việc với mạch nhiên liệu. Chỉ có thể bắt
đầu thực hiện công việc việc mở mạch nhiên liệu khi nhiệt độ của dầu diesel thấp hơn
500C và áp suất trên ống phân phối là 0 bar.
- Nếu không thể thực hiện việc kết nối với ECU động cơ, chờ khoảng 5 phút sau khi
động cơ đã dừng hẳn máy trƣớc khi thực hiện bất kỳ công việc gì với mạch nhiên liệu.
- Ngăn cấm hành vi sử dụng các nguồn điện từ bên ngoài để cấp điện áp điều khiển bất
cứ bộ chấp hành nào của hệ thống.
- Không đƣợc tháo rời van định lƣợng nhiên liệu IMV và cảm biến nhiệt độ nhiên liệu
ra khỏi bơm cao áp. Nếu một trong các bộ phận trên bị hƣ hỏng thì cần phải thay thế
cả bơm cao áp.
- Để làm sạch muội cacbon bám trên đầu của kim phun, cần sử dụng thiết bị làm sạch
chuyên dùng bằng sóng siêu âm vì các lỗ dẫn dầu đƣợc chế tạo một cách rất chính xác.
- Không đƣợc sử dụng vỏ của ECU nhƣ là điểm tiếp mát khi sửa chữa.

97
- Rỡ phụ tùng ra khỏi hộp đóng gói trƣớc khi sử dụng. Không nên tháo các nắp bảo vệ
và chụp làm kín vòi phun, đầu ống dẫn ra trƣớc, chỉ tháo bỏ nắp bảo vệ khi bắt đầu
thực hiện công việc.
- Nắp bảo vệ và chụp làm kín phải đƣợc bỏ đi sau khi đã đƣợc sử dụng

- Hệ thống ống phân phối bao gồm các chi tiết chính xác và sử dụng nhiên liệu bị nén
tới áp suất rất cao. Do đó cần phải đặc biệt thận trọng để đảm bảo không có vật lạ thâm
nhập vào hệ thống.
- Đặt các chi tiết vào trong các túi ni lông để ngăn các dị vật xâm nhập và bảo vệ bề
mặt bịt kín khỏi bị hƣ hỏng trong quá trình bảo quản.
- Lau thật kỹ các chi tiết trƣớc khi lắp ráp, đảm bảo các bề mặt bịt kín của chúng khỏi
các dị vật nhƣ bụi bẩn hoặc mạt kim loại.

Không tháo rời cảm biến áp suất cao áp ra khỏi ống phân phối. Nếu cảm biến này bị
lỗi, trên thực tế cần phải thay cả toàn bộ ống phân phối. Ống phân phối, bộ hạn chế áp
suất và cảm biến áp suất nhiên liệu không đƣợc sử dụng lại. Cả bộ hạn chế áp suất và
cảm biến áp suất nhiên liệu đều đƣợc lắp thông qua sự biến dạng dẻo. Do đó một khi
chúng đã bị tháo ra thì chúng phải đƣợc thay thế cùng với ống phân phối.

98
- Chú ý không đƣợc tháo các ống cao áp khi động cơ đang hoạt động.

- Chỉ kiểm tra áp suất cao áp bằng điện áp ra của cảm biến áp suất đƣờng cao áp.

- Chỉ có thể kiểm tra kim phun bằng cách ngắt giắc điện kim phun khi máy đang
nổ

- Không đƣợc tháo rời vòi phun và kim phun, nếu không sẽ làm hỏng nó.

99
- Khi lắp đặt các ống phun cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sau.
+ Không sử dụng lại các ống tuy ô cao áp, khi tháo tuy ô cao áp ra cần phải thay
bằng một cái mới.
+ Lắp lại các chi tiết đã tháo vào vị trí ban đầu, rửa sạch các ống phun và đảm
bảo bề mặt làm kín của chúng khỏi các dị vật hoặc bị cào xƣớc trƣớc khi lắp các ống.
+ Do các ống phun không chịu đƣợc các thay đổi quá lớn về sự bố trí do đó phải
tránh các thay đổi trong việc bố trí các chi tiết lắp lại (các ống không đƣợc sử dụng lại
cho một động cơ khác và thứ tự xylanh của các vòi phun không đƣợc thay đổi) .
+ Khi thay các ống với các chi tiết mới nếu một chi tiết gây ảnh hƣởng tới sự bố
trí bắt buộc phải thay ( ví dụ phải thay ống phun khi đã thay vòi phun hoặc ống phân
phối, phải thay ống nạp nhiên liệu khi đã thay bơm cao áp hoặc thay ống phân phối) .
- Việc lắp các vòi phun phải đƣợc thực hiện một cách cẩn thận. Dùng dầu diesel
rửa sạch các bề mặt làm kín của vòi phun và các ống phun trƣớc khi lắp chúng. Cần
đặc biệt chú ý đến hƣớng lắp của các vòi phun và việc bố trí thẳng hàng của chúng với
nắp máy.
- Khi thay một vòi phun mới cần phải sử dụng thiết bị kiểm tra chẩn đoán chuyên
dụng để xoá bỏ các mã cũ của vòi phun từ ECU của động cơ và nhập các mã mới của
vòi phun lại. Nếu ta không nhập mã mới của vòi phun vào cho ECU, thì ECU chỉ cho
phép động cơ chạy trong khoảng 1250 vòng/phút do đó động cơ không thể tăng tốc
đƣợc và đèn “Check Engine” sẽ bật sáng.
- Đối với các vòi phun loại giắc cắm điện có 4 chân không cần nhập mã của vòi
phun vì loại này có điện trở tự điều chỉnh, do đó ECU có thể nhận biết và tự điều chỉnh
cho phù hợp với động cơ.
7.2.1.2. Quy trình tháo tuy ô bơm cao áp, tuy ô vòi phun

1. Làm sạch các đai ốc bắt tuy ô cao áp


bằng dung môi hòa tan (loại làm sạch ô tô). Sử
đụng chổi mềm sạch để chải.

100
2. Hút sạch các hạt bụi bẩn bám trên
các đai ốc và đầu tuy ô bằng vòi hút chân
không kiểu hút vào trong .

3. Dùng kìm mỏ nhọn để tháo các đầu


giắc cắm (dây điện điều khiển) vòi phun ra.

4. Sử dụng clê miệng 17 mm nới lỏng


từ từ các đai ốc bắt tuy ô trên các vòi phun ra.

. 5. Sử dụng clê miệng 17 mm nới lỏng


và tháo các đai ốc trên ống phân phối ra.
* Ghi chú:
Nếu sử dụng không đúng sẽ tạo lên
các điểm có ứng suất lớn nhất và gây ra sự
biến dạng, hƣ hỏng các đai ốc.

6. Đƣa đai ốc về phía trƣớc của tuy ô,


giữ cho bề mặt côn của tuy ô và vòi phun vẫn
đƣợc tiếp xúc với nhau và hút sạch các hạt bẩn
ở vị trí tiếp xúc giữa tuy ô và lỗ côn trên đầu
vòi phun bằng đầu hút bụi.

101
7. Tháo ống tuy ô ra ngoài và hút sạch
các hạt bẩn bên ngoài của lỗ côn trên vòi phun
bằng vòi hút bụi.

. 8. Thực hiện các công việc tƣơng tự


nhƣ trên với đầu nối phía ống phân phối

9. Dùng chụp che bụi nắp ngay vào các


đầu lắp ghép của vòi phun và ống phân phối.

7.2.1.3. Quy trình lắp tuy ô bơm cao áp, tuy ô vòi phun
1. Lấy tuy ô mới ra khỏi túi bảo quản trƣớc khi lắp vào hệ thống.
Chú ý tuyệt đối không đƣợc sử dụng lại các ống tuy ô cũ.
2. Tháo nắp che bụi ở mỗi đầu ống ra.

3. Bôi trơn các bƣớc ren của đai ốc trên


tuy ô bằng chất bôi trơn có trong bộ phụ tùng
đƣợc cung cấp trƣớc khi lắp tuy ô vào.
4. Tháo các nắp bảo vệ trên đầu lắp của
kim phun và ống phân phối ra.

5. Lắp các đầu nối của tuy ô vào các bề


mặt côn trên vòi phun và ống phân phối. Vặn
các đai ốc bằng tay .

102
6. Lắp đầu nối của tuy ô vào bề mặt côn
của ống phân phối sau đó vặn đai ốc bằng tay.

7. Xiết đai ốc trên vòi phun với lực xiết


khoảng 40 Nm, sử dụng tay giữ mô men với
dụng cụ hỗ trợ cho vòi phun.

* Chú ý
Khi xiết các đai ốc, phải chắc chắn rằng các
đầu giắc điện thẳng hàng với các vòi phun.
8. Xiết các đai ốc phía ống phân phối
với lực xiết khoảng 40 Nm.

Chú ý
Để chắc chắn rằng việc sửa chữa đƣợc tiến
hành một cách đúng đắn, khởi động động cơ
và kiểm tra sự kín khít của các đầu nối cao áp.

7.2.1.4. Quy trình tháo vòi phun ra khỏi động cơ

103
1. Tháo rời các tuy ô cao áp của vòi
phun ra trƣớc (tham khảo phƣơng pháp tháo
thể hiện nhƣ trang dƣới đây).
2. Tháo các giắc cắm điện ra.
3. Tháo các đƣờng ống hồi nhiên liệu ra.

4. Nới lỏng và tháo mặt bích giữ vòi


phun ra.
5. Tháo vòi phun, bích giữ và bulông ra
khỏi mặt máy. Sử dụng dụng cụ đặc biệt để
tháo vòi phun.

6. Làm sạch lỗ lắp vòi phun và hút sạch


các hạt bụi bẩn bám vào bề mặt lỗ bằng vòi
hút bụi.
7. Sử dụng chổi lông mềm và dung môi
làm sạch bích giữ vòi phun (loại dung môi làm
sạch ô tô).
8. Thay đệm làm kín nhiệt ở đầu vòi
phun bằng một các mới.

* Chú ý tuyệt đối không sử dụng lại đệm ngăn nhiệt ở đầu vòi phun.
7.2.1.5. Quy trình lắp vòi phun

1.Lắp vòi phun và bích giữ vào lỗ vòi phun.


2. Xiết bulong bích giữ vòi phun với lực
19Nm.
3. Lắp lại các đầu ống dầu hồi vào vòi phun.
Cắm lại các giắc cắm điện.
4. Khi tháo các ống tuy ô cao áp tham khảo
phƣơng pháp tháo trong các trang trƣớc.

104
7.2.1.6. Quy trình đặt bơm áp cao của động cơ Diesel có sử dụng hệ thống cung cấp
nhiên liệu Diesel Common Rail

Gióng thẳng hàng các dấu ăn khớp ở


trên các puly thẳng hàng với các dấu đã dấu
sẵn trên động cơ. Van điều khiển hút SCV và
piston trong bơm có thể đƣợc đồng bộ hoá
bằng cách chỉnh thẳng hàng vị trí của puly
bơm.

Dấu ghi nhớ 1 Dấu ghi nhớ 2 Dấu ghi nhớ 3

7.2.2. QUY TRÌNH KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP
NHIÊN LIỆU DIESEL COMMON RAIL
7.2.2.1. Quy trình kiểm tra bằng các thiết bị thông thƣờng
1. Kiểm tra bơm ỏp thấp
a) Kiểm tra bơm điện
- Chuẩn bị các dụng cụ sau:
+ Đồng hồ kiểm tra áp suất thấp.
+ Các đầu nối và các đƣờng ống nối mền.

105
- Các bƣớc thực hiện:
1. Tháo đƣờng ống nhiên liệu từ bầu lọc và nối với đồng hồ đo áp suất thấp vào hệ
thống của động cơ nhƣ hình vẽ.

Hình 3.1: Sơ đồ kiểm tra bơm thấp áp kiểu con lăn (bơm điện)

2. Khởi động động động cơ và cho động cơ hoạt động ở chế độ không tải khoảng 5
giây, sau đó tắt động cơ.
3. Đọc áp suất nhiên liệu trên đồng hồ đo.
4. So sánh kết quả đọc đƣợc với bảng thông số sau.
Bơm điện loại đẩy

Trƣờng hợp Áp suất nhiên liệu (bar) Hiện tƣợng hƣ hỏng.

1 1,5 – 3 Hệ thống hoạt động bình thƣờng


2 4–6 Lọc nhiên liệu hoặc đƣờng dẫn
nhiên liệu bị tắc

3 0 – 1,5 Bơm bị hỏng hoặc nhiên liệu bị rò


rỉ trên đƣờng ống.

b) Kiểm tra bơm bánh răng


- Chuẩn bị các dụng cụ sau:
+ Đồng hồ kiểm tra áp suất chân không.
+ Các đầu nối và các đƣờng ống nối mền.

106
H ình 3.2: Sơ đồ kiểm tra bơm thấp áp kiểu bánh răng
- Các bƣớc thực hiện tƣơng tự nhƣ kiểm tra đối với bơm điện:
Bảng thông số so sánh của bơm bánh răng.

Bơm bánh răng loại hút

Trƣờng hợp Áp suất nhiên liệu Hiện tƣợng hƣ hỏng


(cmHg)
1 8 – 19 Hệ thống hoạt động bình thƣờng

2 20 – 60 Lọc nhiên liệu hoặc đƣờng dẫn nhiên


liệu bị tắc
3 0–2 Bơm bị hỏng hoặc không khí lọt vào hệ
thống

2. Kiểm tra vũi phun khi động cơ hoạt động


a) Phƣơng pháp đo lƣợng dầu hồi
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Đồng hồ đo áp suất cao.
+ Bình chứa nhiên liệu có các vạch đo.

107
+ Các đầu nối và các ống nối trong suốt.

Đồng hồ đo áp suất cao

Đầu nối ống dầu


hồi từ vòi phun

Đầu nối ống


dầu hồi từ vòi
phun

Hình 3.3: Sơ đồ kiểm tra vòi phun


- Các bƣớc tiến hành đo:
1. Lắp một ống trong suốt từ đƣờng dầu hồi trên vòi phun tới bình kiểm tra.
2. Tháo tại điểm A trên đƣờng dầu hồi nhiên liệu từ vòi phun.
3. Nối thiết bị đo áp suất cao vào cảm biến áp suất trên ống Rail và quan sát trên đồng
hồ.
4. Tháo đƣờng nối van điều khiển áp suất và lắp cáp điều khiển vào van điều khiển áp
suất tới đầu nối nhiên liệu hồi từ Rail.
5. Quay động cơ khoảng 5 giây.
- Không đƣợc vƣợt quá 5 giây trong một lần (số lần quay không đƣợc vƣợt quá 10 lần)
.
- Tốc độ quay không vƣợt quá 200 vòng/phút.
6. Đọc áp suất từ đồng hồ đo áp suất cao và đo lƣợng nhiên liệu trong mỗi ống.

Hình 3.4: Đo lượng dầu hồi


108
7. So sánh với bảng áp suất sau.

Trƣờng Áp suất đo Lƣợng dầu hồi từ Hiện tƣợng xảy Khu vực kiểm tra.
hợp. bar vòi phun ra.
1 1000 – 1800 0 – 200 mm Bình thƣờng

2 < 1000 200 – 400 mm Vòi phun hoạt Lƣợng nhiên liệu
động sai (lƣợng vƣợt quá 200 mm
dầu hồi vƣợt quá thay vòi phun mới
giá trị cho phép )
3 0 – 200 0 – 200 mm Hỏng bơm áp Kiểm tra hoặc
cao (áp suất thay thế bơm áp
nhiên liệu thấp) cao

b) So sánh lƣợng dầu hồi ở các bình

Hình 3.5: Sơ đồ kiểm tra vòi phun

Tháo các đƣờng dầu hồi từ vòi phun ra.


Lắp các đầu ống kiểm tra vào đƣờng dầu hồi của vòi phun và nối đầu còn lại của ống
kiểm tra vào bình chứa nhƣ hình vẽ.
Khởi động động cơ, cho chạy một phút không tải, tăng tốc độ động cơ nên 3000 rpm
và giữ khoảng 30 giây sau đó tắt động cơ.

109
Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra đo lƣợng nhiên liệu trong mỗi bình.
Để kiểm tra chính xác thực hiện kiểm tra ít nhất 2 lần lấy giá trị trung bình rồi so sánh
với bảng số liệu sau.
Sự sai khác giữa các bình nhiên liệu phải nằm trong giá trị cho phép nếu lƣợng nhiên
liệu đo đƣợc ở bình nào không bình thƣờng ta thay vòi phun mới.
Sự sai khác giữa các bình nhiên liệu phải nằm trong giá trị cho phép nếu lƣợng nhiên
liệu đo đƣợc ở bình nào không bình thƣờng ta thay vòi phun mới.

Vòi phun hoạt động


không bình thường

Hình 3.6: Bình chứa nhiên


liệu

Ví dụ bảng so sánh lƣợng nhiên liệu hồi ở các vòi phun.

Vòi phun Lƣợng nhiên liệu hồi (cc) Hiện tƣợng hƣ hỏng

1 30

2 61 Vòi phun bị hỏng

3 20 Lƣợng nhiên liệu hồi

4 30

3. Kiểm tra bơm cao ỏp

110
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Van điều chỉnh áp suất.
+ Các đầu nối và ống nối và bình đựng nhiên liệu.
+ Đồng hồ đo áp suất.
+ Các chụp bảo vệ các đầu nối khi tháo ra.
- Các bƣớc tiến hành đo:

Hình 3.8: Cách đo lượng dầu hồi

Tháo tất cả các đƣờng ống nối vòi phun với Rail.
2. Lắp van định lƣợng nhiên liệu và các đƣờng ống nối nối các đầu nối trên Rail.
3. Lắp đồng hồ đo áp suất cao vào Rail và quan sát.
4. Tháo van điều khiển áp suất, lắp cáp của đồng hồ đo vào Rail.
5. Quay động cơ khoảng 5 giây.
6. Thực hiện kiểm tra.
- Áp suất tiêu chuẩn của bơm từ 1000 – 1500 bar nếu áp suất đo đƣợc nhỏ hơn áp
suất tiêu chuẩn thì thay bơm mới.
- Chú ý: Nếu áp suất trên đồng hồ thấp cần kiểm tra cảm biến áp suất và giới hạn
áp suất trên Rail trƣớc khi thay thế bơm.

111
4. Kiểm tra van điều chỉnh ỏp suất

Hình 3.9: Sơ đồ kiểm tra van điều chỉnh áp suất

1. Tháo đƣờng nhiên liệu hồi từ van điều chỉnh áp suất cao.
2. Tháo ống nhiên liệu hồi từ van điều khiển áp suất thấp.
3. Tháo đƣờng điều khiển áp suất và nối cáp điều khiển của thiết bị đo vào van
điều chỉnh áp suất.
4. Lƣợng dầu hồi qua van giới hạn 10cc/5giây nếu lƣợng nhiên liệu hồi lớn hơn mức
cho phép ta thay ống Rail mới.
7.2.2.2. Kiểm tra và phát hiện lỗi bằng máy chẩn đoán chuyên dụng
1. Kiểm tra bằng cỏch sử dụng mỏy chẩn đoỏn

Thông qua việc sử dụng một máy


chẩn đoán, các tình trạng của ECU và cảm
biến đƣợc giám sát qua máy chẩn đoán này.
Trong chế độ kiểm tra máy chẩn đoán có
thể kích hoạt các bộ chấp hành để mô
phỏng các điều kiện vận hành của xe.

112
Nối thiết bị vào giắc kiểm tra trên
xe các mã chẩn đoán đƣợc thể hiện trên
màn hình của thiết bị.

Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu sau khi


đã xiết chặt đầu nối. Hãy sử dụng chế độ
kích hoạt của máy chẩn đoán để tăng áp
xuất nhiên liệu và kiểm tra rò rỉ nhiên liệu.
Trƣớc khi khởi động động cơ trƣớc hết cần
kiểm tra tình trạng lắp ráp.

Sau đó vận hành động cơ ở chế độ không tải để kiểm tra rò rỉ của nhiên liệu. Cuối
cùng thực hiện thử kích hoạt. Để thực hiện thử kích hoạt hãy chọn thử Fuel leak test
(kiểm tra rò rỉ nhiên liệu) trong chế độ thử kích hoạt trong máy chẩn đoán. Nếu không
có sẵn máy chẩn đoán. Thì ấn nhanh bàn đạp ga hết mức để tăng tốc độ cực đại của
động cơ, và giữ tốc độ đó khoảng 2 giây, lặp đi lặp lại hoạt động này nhiều lần.

2. Kiểm tra bằng cỏch dựng dụng cụ thử mạch


1. Kiểm tra ECU.
Tiến hành kiểm tra ECU bằng
cách đo điện áp và điện trở. Tiến hành
kiểm tra đối với mỗi mã chẩn đoán hƣ
hỏng nhƣ đối với động cơ Phun xăng
điện tử.

2. Kiểm tra van điều khiển hút.

Kiểm tra van điều khiển hút nhƣ sau.


- Ngắt các giắc nối SCV1 và SCV2.
- Dùng một ôm kế đo điện trở giữa các
cực nhƣ mô tả trên hình vẽ.
- Điện trở quy định 1,5 – 1,7 Ω ở nhiệt
0
113độ 20 C.
- Nếu điện trở không bằng điện trở quy
định nên trên thì thay cả bơm.
3. Kiểm tra rơle và cảm biến.

Kiểm tra bằng cách đo điện áp,


điện trở giữa các cực của rơle và cảm
biến.

3. Thử kớch hoạt bằng mỏy chẩn đoỏn

Trong quá trình thử kích hoạt, thiết


bị chẩn đoán đƣợc sử dụng để đƣa ra các
lệnh cho ECU để vận hành các bộ phận
chấp hành. Việc thử kích hoạt này xác
định sự nhất thể của hệ thống hoặc của
các bộ phận bằng việc giám sát hoạt động.

của các bộ chấp hành hoặc bằng việc đọc các giữ liệu của ECU của động cơ.
* Quy trình thử cân bằng công suất

Thông qua việc sử dụng chế độ thử kích


hoạt của máy chẩn đoán có thể thực hiện đƣợc
việc thử cân bằng công suất bằng cách làm
mất khả năng hoạt động của vòi phun và một
xylanh ở một thời điểm. Do nhiên liệu trong
ống đƣợc nén dƣới áp suất cao nên không bao

114
giờ đƣợc khởi động động cơ với các đầu nối ống bị lỏng. Nhiên liệu đƣợc phun ở áp
suất cao thông qua các vòi phun đƣợc điều khiển điện tử. Do đó việc kiểm tra áp suất
hoặc kiểm tra mẫu phun đối với các vòi phun của động cơ Diesel thông thƣờng không
thể áp dụng đƣợc đối với các vòi phun này.

4. Cỏch xoỏ mó chẩn đoỏn

Các hƣ hỏng sau khi sửa chữa phải xoá mã


chẩn đoán hƣ hỏng đó khỏi bộ nhớ của ECU
động cơ. Chỉ thực hiện xoá mã trên máy chẩn
đoán, hoặc ta có thể tháo cầu chì hoặc là cực
âm (-) của ắc quy trong vòng ít nhất 60 giây.

7.3. Tháo lắp chẩn đoán các cụm chi tiết của hệ thống nhiên liệu bơm - kim phun
tích hợp điện tử.
7.3.1. Khái quát

Hình: Sơ đồ hệ thống nhiên liệu EUI

1. Thùng dầu 4. Bầu lọc tinh


2. Bầu lọc thô 5. Các vòi phun
3. Bơm chuyển nhiên liệu 6. ECM
7. Các cảm biến

115
Mặc dù đƣợc giới thiệu vào cuối những năm 80, nhƣng hệ thống nhiên liệu EUI đã đạt
đƣợc những thành tựu nhất định về mặt cấu tạo, nâng cao tính năng làm việc và độ tin
cậy. EUI còn là tiền đề cho hệ thống nhiên liệu HEUI – Hydraulically Actuated
Electronically Controlled Unit Injector – (Tác động thủy lực, điều khiển điện tử ) sau
này.
Hệ thống nhiên liệu EUI có 5 bộ phận cấu thành:
- Các vòi phun EUI: Tạo ra áp suất phun tới 207000 kPa (30.000 psi) và ở tốc độ định
mức nó phun tới 19 lần/s;
- Bơm chuyển nhiên liệu: Cung cấp nhiên liệu cho các vòi phun bằng cách hút nhiên
liệu từ thùng chứa và tạo ra một áp suất từ 60-125 psi;
- Mô-đun điều khiển điện tử (ECM – Electronic Control Module) : Là một máy vi tính
công suất lớn điều khiển các hoạt động chính của động cơ;
- Các cảm biến: Là những thiết bị điện tử kiểm soát các thông số của các động cơ: nhƣ
nhiệt độ, áp suất, tốc độ… và cung cấp các thông tin cho ECM bằng một điện thế tín
hiệu.
- Các thiết bị tác động: Là những thiết bị điện tử sử dụng các cƣờng độ dòng điện từ
ECM để làm việc hoặc thay đổi hoạt động của động cơ. Ví dụ thiết bị tác động vòi
phun là công tắc điện từ.
7.3.2. Kiểm tra bơm tiếp vận (Bơm thấp áp)
1, Tháo ống mềm ở lọc nhiên liệu và nối với đồng hồ thấp áp ( CRT- 1051 ) hoặc đồng
hồ chân không ( CRT- 1050 ) tùy thuộc vào hệ thống động cơ nhƣ trong hình sau:

2, Nổ máy và cho chạy không tải khoảng 5 giây, sau đó tắt máy.
3, Đọc áp suất nhiên liệu hoặc độ chân không trên đồng hồ

116
8. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điều khiển làm mát động cơ
8.1. Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra các loại
quạt điện làm mát động cơ.
Quy trình tháo
* Đối với quạt đƣợc dẫn động bằng đai của bơm
nƣớc ( hình 2.21 )
- Gỡ dây đai dẫn động quạt gió bơm nƣớc bằng
cách nới lỏng bu lông chống xoay, bu lông điều
chỉnh hay bu lông máy phát điện.
Hình 2.21: Quạt dẫn động
- Chỉnh sao cho dây đai có độ lỏng để tháo. trực tiếp bằng đai bơm
- Dùng tay tháo dây đai ra.
- Giữ chặt puli dùng cờlê hoặc khẩu tháo đều
bulông bắt cánh quạt ra.
- Nhấc cánh quạt ra để lên giá chuyên dùng.
* Đối với quạt dùng khớp nối thuỷ lực
(hình 2.22)
- Ta tháo bu lông bắt cụm ly hợp với puli dẫn
động bơm, nhấc cụm ly hợp quạt gió ra khỏi puli.
- Tháo bu lông bắt quạt gió với cụm ly hợp. Hình 2.22: Quạt dùng khớp nối
- Nhấc cánh quạt ra đặt lên giá. thuỷ lực

*Đối với quạt điện (hình 2.23)


- Tháo dây điện nối giữa mô tơ quạt và nguồn.
- Dùng cờlê hoặc khẩu tháo bu lông bắt ổ quạt
với két nƣớc.
- Nhấc ổ quạt ra ngoài.
- Tháo đai ốc bắt mô tơ quạt với ổ quạt, tháo mô
Hình 2.23: Quạt điện

quạt ra ngoài.

117
- Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo cánh quạt ra
đặt lên giá.

Hình 2.24: Kiểm tra ly hợp


quạt gió
Phƣơng pháp kiểm tra
*Kiểm tra bằng trực giác: Thấy đƣợc những hƣ hỏng của cánh quạt nhƣ bị nứt,
gẫy,biến dạng. Gõ tay vào cánh quạt mà kêu rè rè thì bị lỏng đinh tán.

+ Kiểm tra cân bằng tĩnh của cụm puli và quạt gió:
- Lắp cụm cánh quạt lên động cơ.Dùng tay quay quạt nhiều vòng, mỗi vòng đánh dấu
vị trí puli hoặc cánh quạt rơi thẳng xuống đất.
- Quay nhiều vòng mà mỗi vòng ở lại các vị trí khác nhau là đƣợc.
- Nếu dừng lại ở một vị trí đã đánh dấu là có sự dồn trọng lƣợng ở puli hoặc cụm
ly hợp. Ta tiến hành sửa chữa nắn lại vị trí đó.
*Đối với quạt dùng khớp nối thuỷ lực: Dùng
tay quay khớp dẫn động ly hợp kiểm tra xem có bị
hƣ hỏng hoặc dò rỉ dầu silicol không
( hình 2.24) .
- Kiểm tra xem lò xo lƣỡng kim có bị gẫy hay
không nếu không gẫy thì kiểm tra độ đàn hồi của lò
xo. Hình 2.25: Kiểm tra mô tơ quạt
điện
*Đối với quạt điện quan sát:
- Đƣờng dây nối với ổ quạt có bị đứt hoặc hở lõi hay không.
- Khung quạt có bị méo hay cánh quạt có kẹt vào két nƣớc không.
- Dùng ắc quy để kiểm tra sự ổn định tốc quay của mô tơ quạt ( hình 2.25 ) .
- Nghe tiếng cắt gió của cánh quạt để kiểm tra quạt và tiếng kêu kít (hiện tƣợng
khô dầu trục mô tơ quạt) phát ra từ mô tơ quạt.

118
8.2. Lắp ráp sơ đồ điều khiển quạt làm mát sử dụng các rơle, ECU
Mạch điện điều khiển quạt làm mát đƣợc điều khiển từ hộp ECU, quạt làm mát két
nƣớc hoạt động nhờ áp suất dầu trợ lực lái. Mạch điện điều khiển quạt làm mát nƣớc
động cơ 300 gồm những bộ phận sau: accu, cầu chì, hộp điều khiển quạt (cooling fan
ecu) , cảm biến vị trí bƣớm ga (throttle position sensor) , van solenoid, công tắt áp suất
bơm (A/C singlepressure swith) , cảm biến nhiệt độ nƣớc làm mát động cơ (engine
coolant temperature sensor) , cảm biến đánh lửa (ignition sensors) , quạt làm mát két
nƣớc.
Caûm bieán vò ECU – IG
Van
FUSE 15A
trí böôùm ga ñieän töø

BLK/RE
YEL/BL
YEL
BLU

D
1
2
3

Hoäp ñieàu
4

khieån
5
6
8
BLU/RE
BRN

9
BLK

10
D

BLU/WHT

BLU/YEL

Coâng taéc aùp


suaát gas
AÂm bobine
Caûm bieán nhieät
ñoä nöôùc laøm
maùt
Hình 8.6: Sơ đồ quạt làm mát với hộp điều khiển độc lập
Nguyên lý hoạt động
Quạt làm mát động cơ là loại dùng áp suất dầu để điều khiển tốc độ quạt. Khi bật công
tắc máy sẽ có nguồn (+) qua cầu chì 15A cung cấp cho hộp điều khiển quạt ở chân 1
và hộp đƣợc nối mass ở chân 4. Các tín hiệu vị trí bƣớm ga về hộp chân số 5, cảm biến
nhiệt độ nƣớc báo về hộp chân 9 và chân 10, công tắc áp suất cao nối về hộp ở chân 8,
cảm biến đánh lửa gởi về hộp ở chân 6.
Khi tổng hợp các tín hiệu trên, hộp sẽ điều khiển valve solenoid ở chân 2 và 3 để điều
khiển áp suất dầu làm quạt quay ở tốc độ ứng với các tín hiệu gởi về hộp.
Quy trình lắp
*Đối với quạt dẫn động bằng dây đai :
- Dùng cờ lê dẹt lắp các bu lông cố định quạt gió vào puli hay trục của quạt gió

119
Dùng tay quay dây đai qua puli trục cơ, máy phát điện, puli bơm nƣớc.
Điều chỉnh độ căng của dây đai cho thích hợp.
*Đối với loại quạt dùng ly hợp thuỷ lực:
- Dùng cờlê lắp bu lông cố định cánh quạt với cụm ly hợp.
Dùng cờlê lắp các bu lông cố định cụm ly hợp với puli.
Quàng dây đai qua máy phát điện, trục bơm nƣớc.
Điều chỉnh dây đai có độ găng thích hợp.
* Đối với quạt điện:
Lắp quạt vào mô tơ quạt.
Bắt mô tơ quạt với ổ quạt.
Cố định ổ quạt vào két nƣớc.
- Nối các đƣờng dây điện lại với nhau.

120
PHẦN III: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE

9. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống thông tin


9.1. Đọc các sơ đồ kết nối giắc chẩn đoán và nhận biết các chân giắc của các
loại giắc chẩn đoán DLC1, DLC2, DLC3.

9.2. Nhận biết các cảm biến cho các đồng hồ và các đèn cảnh báo, đo và chẩn
đoán tình trạng kỹ thuật của chúng.

9.3. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của các đồng hồ và các đèn cảnh báo trên
taplo.

121
10. CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, TÍN HIỆU
10.1. Tháo lắp và kiểm tra các loại đèn chiếu sáng, tín hiệu.
10.1.1: Tháo lắp các loại đèn chiếu sáng, tín hiệu.
10.1.2: Kiểm tra các loại đèn chiếu sáng, tín hiệu
Bài 1: Thực tập mạch điện đèn pha điều khiển tự động.
. Bảng giắc:

1.1.1. Cách xác định chân:


+ Từ công tắc đƣa ra 11 chân : 4,5,6,7,F,G,H,U,T,S,I, nhƣ bảng giắc trên.
+ Cách đo: Dùng am-pe kế, để ở chế độ đo thông mạch.
+ Xác định 3 chân của LCS ( Light contrrol Switch ) trƣớc gồm: chân chung, tail,
head.

- Có tất cả 3 chân nhƣ hình vẽ trên tƣơng ứng với 3 chân ta có 3 giắc.

122
- Để công tắc ở vị trí OFF, dùng am-pe kế tiến hành đo sự thông mạch của từng cặp
dây điện ( trên bảng giắc là sự thông mạch của từng cặp giắc, có 3 cặp) .Ta thấy có
một giắc sẽ không thông mạch với 2 giắc còn lại.Ta suy ra đó chính là chân chung.Bật
công tắc lên vị trí tail lúc này chân tail sẽ thông mạch với chân chung, ta xác định
đƣợc chân này.Chân còn lại là chân head.
+ Xác định 4 chân của Dimmer switch gồm: Chân chung, low, high, flash.

- Có tất cả 4 chân nhƣ hình vẽ tƣơng ứng là 4 giắc trên bảng giắc.
- Cho công tắc về vị trí low, đo trên từng cặp giắc ta sẽ thấy có 1 cặp giắc thông mạch
nhau. Đó là 1 chân chung và 1 chân low.Ta chƣa xác định đƣợc ngay nên làm dấu 2
chân này.
- Cho công tắc về vị trí high, sẽ có 1 trong 2 chân chƣa đƣợc làm dấu thông mạch với
1 trong 2 chân đã đƣợc làm dấu.Lúc này ta suy ra đƣợc 2 chân vừa thông mạch
là: 1 chân chung ( 1 trong 2 chân đã đƣợc làm dấu trƣớc đó) và 1 chân high ( chân vừa
thông mạch với chân chung ) .Đồng thời ta suy ra luôn chân low ( là chân còn lại của 2
chân đã làm dấu ) .
- Đến đây ta đã xác định đƣợc 3 trong 4 chân, chân còn lại là chân flash.
- Để thử lại 1 lần nữa cho chính xác, ta cho công tắc về vị trí flash.Lúc này chân flash
vừa xác định sẽ thông mạch với: chân chung, chân high.Không thông mạch với chân
low.Đây cũng là 1 cách để nhận biết chân low trƣớc tiên.

+ Xác định 3 chân báo rẽ ( chân chung, chân rẽ trái, chân rẽ phải ) :

123
- Có tất cả 3 chân.
- Chưa bật rẽ, 3 chân không thông
mạch nhau.
- Bật rẽ trái sẽ có 2 chân thông
nhau.Ta suy ra chân còn lại là chân
rẽ phải.
- Bật rẽ phải, 1 trong 2 chân còn lại
thông với chân rẽ phải là chân
chung.Chân còn lại là chân rẽ trái.

+ Chân thứ 11 là chân auto.


* Chú ý: Các bƣớc đo kiểm trên chỉ đúng hoàn toàn với mô hình thực hành và công tắc
trong tình trạng hoạt động tốt.
10.2. Lắp ráp mạch điều khiển đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu theo sơ đồ cho sẵn và
kiểm tra các chế độ làm việc.
1.2.1. Xác định chân rơ-le:
a) Ảnh rơ-le:

b) Cách xác định


Có 2 loại rờle 4 chân: rờle thƣờng đóng và rờle thƣờng mở.
Đối với rờle thƣờng mở:
- Có tất cả 4 chân.Bao gồm 2 chân của cuộn dây rờle và 2 chân tiếp điểm ( nhƣ 1 khóa
K ở trạng thái mở) .
- Dùng am-pe kế đo sự thông mạch của từng cặp chân trong tổng số 4 chân.
- Chỉ có 1 cặp chân là thông mạch với nhau, đó là 2 chân của cuộn dây rờle.
124
- Ta suy ra 2 chân còn lại là 2 chân tiếp điểm.
- Lúc này ta dùng am-pe kế đo 2 chân tiếp điểm sẽ không thông mạch với nhau. Sau
đó dùng ắc qui cấp điện cho 2 chân cuộn dây rờle đồng thời dùng am-pe kế đo sự
thông mạch của 2 chân tiếp điểm. Nếu 2 chân tiếp điểm thông mạch là rờle còn hoạt
động.

1.2.2. Xác định chân flasher:


a) Ảnh flasher:

b) Cách xác định chân:


- Có tất cả 3 chân: B, E, L trên bảng giắc mô hình là X, Y, Z ( không đúng với thứ tự
B, L, E.)
- Ta dễ dàng nhìn thấy kí hiệu B, E, L bên dƣới cục flasher.
- Chân B: là chân dùng để cấp (+) ắc qui.
- Chân E: là chân dùng để cấp (-) ắc qui.
- Chân L: là chân phát tín hiệu.
- Để kiểm tra sự hoạt động, lúc này ta nối (+) và (-) ắc qui lần lƣợt vào chân B và chân
E. Chân L nối vào 1 chân của bóng đèn ( chịu điện áp ắc qui ) , chân còn lại của bóng
đèn nối (-) ắc qui. Nếu đèn nháy ( sáng-tắt ) là flasher còn hoạt động tốt.

125
c) Hoạt động của mạch điện tử tạo nháy:

Khi điện áp (+) đƣợc cấp đến chân B, chân L đã đƣợc nối (-) ắc qui. Lúc này nhờ sự
phóng nạp của các tụ điện C1; C2; C3, các transitor T1 và T2 sẽ lần lƣợt đóng mở theo
chu kỳ. Khi T2 dẫn làm T3 dẫn theo cho phép dòng điện đi qua cuộn dây rơ-le, tiếp
điểm K đóng sẽ có dòng (+) đi qua chân L. Khi K mở thì không có dòng dƣơng qua
chân L.
10.3. Phân tích và xử lý các sự cố trong hệ thống
10.3.1. Hư hỏng đèn pha
Các dạng hƣ hỏng thƣờng gặp của hệ thống và nguyên nhân gây ra hƣ hỏng theo thứ
tự ƣu tiên
Đèn đầu không sáng, đèn đuôi bình thƣờng.
Rờle điều khiển đèn đầu: kiểm tra thông mạch

Nếu sự thông mạch không rõ ràng thì thay rờle


Giắc nối
Cầu chì ( LH, RH ) : cháy hỏng cầu chì

Mức độ chịu dòng ngang nhau Nếu thay cầu chì thì
phải thay các cầu chì có
mức độ chịu dòng ngang
nhau.

126
Bóng đèn đầu: kiểm tra sự thông mạch giữa các chân tƣơng ứng với giá trị điện trở
nhất định. Cấp nguồn kiểm tra bóng đèn sáng lên.

Đèn đầu, đèn đuôi không sáng.


Cầu chì MAIN
Giắc nối
Rờle điều khiển đèn đầu
Cầu chì ( LH, RH )
Bóng đèn đầu
Duy nhất bóng đèn một bên không sáng.
Cầu chì ( LH, RH )
Bóng đèn đầu
Giắc nối
Tim cốt không sáng.
Giắc nối
Bóng đèn đầu
Công tắc điều khiển đèn: kiểm tra sự thông mạch giữa các chân. Nếu sự thông mạch
không rõ ràng thì thay thế.

127
Tim pha không sáng.
Công tắc điều chỉnh pha hay cốt: kiểm tra sự thông mạch giữa các chân. Nếu sự thông
mạch không rõ ràng thì thay thế.

Giắc nối
Đèn flash không sáng.
Công tắc điều chỉnh pha hay cốt
Giắc nối

128
Hệ thống tự động tắt đèn không hoạt động.
Rờle tổng:
Nối (+) bình với chân A1.
Nối (-) bình với chân A5,A6 và A10.
Kiểm tra âm thanh gõ.
Ngắt (-) bình khỏi chân A6.
Kiểm tra tiếng gõ dừng.
Nối lại (-) bình với chân A6.
Ngắt (-) bình khỏi chân A5.
Kiểm tra tiếng gõ dừng. Nếu hoạt động không rõ ràng thì thay rờle.

Công tắc IG: kiểm tra sự thông mạch giữa các chân. Nếu sự thông mạch không rõ ràng
thì thay thế công tắc.

Công tắc khóa cửa:


Kiểm tra sự thông mạch giữa chân vỏ công tắc với vị trí bậc ON ( chốt đƣợc thả ) .

129
Kiểm tra sự không thông mạch giữa chân vỏ công tắc với vị trí bậc OFF ( chốt đƣợc
đẩy) .
Nếu sự thông mạch không rõ ràng thì thay thế công tắc.

Đƣờng dây, giắc nối


Cầu chì DOME

Báo nguy và báo rẽ không sáng.


Công tắc báo nguy: kiểm tra thông mạch. Nếu sự thông mạch không rõ ràng thì thay
công tắc

Bộ chớp tín hiệu rẽ: kiểm tra hoạt động


Nối (+) bình đến chân số 2 và (-) bình đến chân số 3.
Nối bóng đèn báo rẽ song song với nhau đến các chân 1và 3, kiểm tra sự chớp các
bóng đèn.
Các bóng đèn sẽ chớp 60 đến 120 lần trong một phút.Nếu một trong các bóng báo rẽ
trƣớc hoặc sau hở mạch . Số lần chớp sẽ hơn 140 lần trong một phút.
Nếu hoạt động không rõ ràng thì thay công tắc.

130
Giắc nối
Tần số chớp bất thƣờng.
Bóng đèn
Bộ chớp tín hiệu rẽ
Giắc nối
Báo nguy không sáng ( báo rẽ bình thƣờng) .
Cầu chì HAZ - HORN
Giắc nối
Đèn báo nguy không sáng một phía .
Công tắc báo nguy
Giắc nối
Tín hiệu báo rẽ không sáng (đồng hồ đo kết hợp (táp lô) , gạt và phun nƣớc không hoạt
động) .
Công tắc máy
Cầu chì TURN
Công tắc tín hiệu báo rẽ:kiểm tra thông mạch giữa các chân. Nếu sự thông mạch không
rõ ràng thì thay công tắc.

131
Giắc nối
Tín hiệu báo rẽ không sáng(đồng hồ đo kết hợp(táp lô) , gạt và phun nƣớc hoạt động
bình thƣờng) .
Cầu chì TURN
Công tắc tín hiệu báo rẽ
Giắc nối
Tín hiệu báo rẽ không sáng một phía.
Công tắc tín hiệu báo rẽ
Giắc nối
Duy nhất một bóng đèn không sáng.
Bóng đèn
Giắc nối.
10.3.2. Thí nghiệm đo độ sáng đèn pha, cường độ âm thanh của còi.
Khái quát chung

132
- Để không làm chói mắt ngƣời
điều khiển phƣơng tiện đi ngƣợc
chiều gây tai nạn giao thông thì độ
dốc và hƣớng chiếu chùm sáng của
đèn pha phải đƣợc điều chỉnh theo
luật giao thông đã quy định. Việc
điều chỉnh này đƣợc thực hiện bằng
cách xoay các vít điều chỉnh Hình: Vị chí điều chỉnh

1. Vít điều chỉnh ngang; 2. Vít điều


chỉnh đứng; 3. Điểm chuẩn
- Trƣớc đây khi chƣa có các thiết bị hỗ trợ thì việc điều chỉnh hƣớng chiếu của đèn pha
đƣợc thực hiện rất thủ công và phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của ngƣời thợ, tuy
nhiên sự điều chỉnh đó chƣa đạt đƣợc độ chính xác cao.
- Ngày nay, với sự chợ giúp của các thiết bị điều chỉnh thì hƣớng chiếu, cƣờng độ
chiếu sáng của đèn pha đƣợc xác định một cách chính xác theo luật giao thông đã quy
định.
- Dƣới đây là trình tự thực hiện điều chỉnh đèn pha với sự hỗ chợ của thiết bị ELFE 50
của hãng BOSCH:
Điều chỉnh thiết bị sao cho bề mặt thấu kính của thiết bị và đèn pha đƣợc đặt đối diện,
song song với nhau
Bật đèn pha
Quan sát chùm sáng phát ra của đèn pha thông qua gƣơng xoay
Xoay các vít để điều chỉnh hƣớng chiếu chùm sáng phát ra của đèn pha
kiểm tra cƣờng độ chiếu sáng của đèn pha
Chú ý:
- Việc điều chỉnh này đƣợc tiến hành trên từng đèn một
- Sau khi tiến hành điều chỉnh xong thì hƣớng chiếu của đèn pha phải đạt nhƣ hình 5
Với ánh sáng chiếu gần không đối xứng(Đèn cốt không đối xứng) :
Hƣớng chiếu của chùm sáng đèn cốt không đối xứng phải trùng với ánh sáng chiếu
gần phía trái ở giữa của đƣờng gianh giới. Điểm cắt giữa sang phải và sang trái của
ranh giới sáng/ tối phải nằm vuông góc với dấu ở giữa. Để hiệu chỉnh điểm cắt nhau
đó, chỉ cần che một một phần nửa đèn pha phía trái sau đó trả lại tự do. Độ rọi chùm
tia sáng (Cƣờng độ chiếu sáng) của đèn phải nằm trong vùng điều chỉnh độ rọi
133
Đèn pha chiếu xa:
Trung tâm của chùm tia sáng phải nằm ở dấu trung tâm
Đèn cốt đối xứng và đèn sƣơng mù:
- Ánh sáng phát ra của đèn cốt đối xứng và đèn sƣơng mù, thì vị trí cao nhất của phạm
vi sáng/tối phải trùng với đƣờng ranh giới và phải trƣợt ngang trên bề rông tối thiểu
của mặt kiểm tra.
- Ở hƣớng bên cạnh của chùm sáng phải điều chỉnh sao cho sự phân chia ánh sáng nằm
cân đối so với đƣờng vuông góc thông qua dấu trung tâm

A. Đèn cốt không đối xứng B. Đèn cốt đối xứng C. Đèn pha

134
Hình . Hƣớng chiếu của đèn pha sau khi điều chỉnh
Cấu tạo của thiết bị điều chỉnh đèn pha ELFE 50
(c)

(b)

a (d) (e)

Hình . Cấu tạo của thiết bị điều chỉnh

Gƣơng điều chỉnh: Dùng để xác định độ song song giữa kính phản chiếu đèn pha với
thấu kính của thiết bị điều chỉnh
Tay cầm: Dùng để di chuyển thiết bị điều chỉnh
Lu xơ kế: Dùng để xác định cƣờng độ chiếu sáng của đèn pha
Gƣơng phản chiếu: Là bộ phận dùng để theo dõi kết quả điều chỉnh, nó có thể xoay
đƣợc các góc khác nhau để cho việc quan sát của ngƣời điều chỉnh đƣợc dễ dàng
Dấu giữa thấu kính: Là điểm chuẩn để xác định vị trí đối diện tƣơng quan giữa bề mặt
của thấu kính với kính phản chiếu đèn pha (Chóa đèn)
Tay quay: Dùng để điều chỉnh lên cao hoặc xuống thấp
Núm xoay: Để điều chỉnh độ nghiêng
Vít an toàn: Dùng để cố định tay cầm
Nút ấn: Đƣợc dùng khi xác định độ rọi của đèn pha
d. Cơ sở thí nghiệm
Vị trí đo

135
Mặt bằng đặt thiết bị phải phẳng để đạt đƣợc thông số đo chính xác theo tiêu chuẩn:
Độ không phẳng cho phép phải nhỏ hơn 1,2mm
Tải trọng của xe
- Xe phải ở trạng thái không tải, tức là xe không chở bất kỳ vật gì trên thùng kể cả
ngƣời lái (Trừ các cụm chi tiết cấu thành xe)
- Riêng đối với xe máy thì đƣợc tính thêm tải trọng của ngƣời lái xe (Ở Việt nam
tƣơng đƣơng 50-55Kg)
Áp suất lốp xe
Áp suất lốp xe phải đúng quy định (Theo quy định của nhà sản xuất)
Đèn pha
- Kính gƣơng (Chóa đèn) và bóng đèn trƣớc khi điều chỉnh phải mới hoàn toàn
- Đèn pha và thiết bị điều chỉnh chỉ có hai vị trí đó là:
Loại cốp xe ở phía sau: Vật nặng đè phía sau xe xuống và nâng chùm ánh sáng lên.
thiết bị điều chỉnh khi đó sẽ điều chỉnh vụ trí cuối để ánh sáng chiếu ở vị trí thấp nhất
Loại cốp xe ở phía trƣớc: Vật nặng sẽ đè phía trƣớc và hạ chùm sáng xuống.
Khi đó thiết bị điều chỉnh vị trí cuối để ánh sáng chiếu ở vị trí thấp nhất
Đặt thiết bị kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra và đèn pha phải đặt thẳng, song song sao cho công việc điều chỉnh
đèn pha có thể thực hiện đƣợc ở phía trƣớc (Khoảng 30 Cm)
- Sự chênh lệch giữa thấu kính của thiết bị so với đèn pha phải nhỏ hơn 3 Cm (Đã
đƣợc đánh dấu ở thiết bị - Vị trí 5)
- Điều chỉnh chiều cao của thấu kính bằng cách xoay tay nắm
Điều chỉnh thiết bị kiểm tra theo dọc trục xe
Mục đích: Để điều chỉnh sao cho chóa đèn và thấu kính của thiết bị kiểm tra phải
thẳng và song song với nhau. Muốn vậy ta phải tiến hành nhƣ sau:
- Chọn hai điểm đối xứng bất kỳ trên thân xe (Tạo thành một đƣờng thẳng) song song
với hai đèn pha
- Di chuyển thiết bị sao cho đƣờng thẳng tạo bởi hai điểm đó trùng với đƣờng ngắm
của Gƣơng điều chỉnh
Xe với nắp ca bô động cơ nằm ngang:

136
Gƣơng điều chỉnh đặt gần trên đầu. Thông qua tay cầm 2 điều chỉnh sao cho có thể
nhìn thấy hai góc đối xứng phía sau của xe, nhìn thấy mạch tách cạnh phía trƣớc của
nắp máy và của đèn pha (Tức là phải điều chỉnh sao cho đƣờng ngắm của gƣơng phải
trùng với hai dấu bên ngoài của xe)
Xe có buồng lái ở phía trƣớc:
Với xe có mặt trƣớc thẳng đứng thì phải dùng dây dọi căn từ giữa đèn pha xuống nặt
nền. Điểm chạm quả dọi với nền đƣợc đánh dấu bằng phấn hoặc thƣớc các dấu này là
điểm để điều chỉnh gƣơng

Kích thƣớc điều chỉnh đèn pha là kích thƣớc độ dốc tính bằng Cm, ranh giới sáng/tối
phải có độ chiếu xa 10m
Kích thƣớc điều chỉnh đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây, kiểm tra và điều chỉnh thông
qua núm quay 7. Trong đó:
H: Độ cao ở giữa đèn pha so với mặt nền tính bằng Cm
e: Kích thƣớc điều chỉnh bằng Cm, liên quan tới độ chiếu xa dốc 10m. Kích thƣớc điều
chỉnh cho trƣớc phải đƣợc điều chỉnh trƣớc đó ở núm quay của thiết bị
N: Kích thƣớc điều chỉnh tính bằng Cm, liên quan tới độ chiếu xa 5m.

Ở xe, điểm cao nhất nặt phẳng chiếu sáng của đèn Điều chỉnh kích thƣớc e với
pha không đƣợc cao hơn 140 Cm so với mặt nền núm quay ở thiết bị kiểm tra
Số Loại xe Tải trọng Đèn pha Đèn sƣơng mù
Chở một ngƣời hoặc
1a Xe hơi 12 20
50-55Kg chỗ ngƣời
137
lái

Xe với bộ giảm xóc


đƣợc điều chỉnh bằng
Chú ý tới sự chỉ dẫn
1b Rơ le hoặc tự động 10 20
của nhà chế tạo
cân bằng độ rọi của
chùm sáng*
Máy kéo hoặc máy
1c Không tải 10 20
làm việc nhiều trục

Chở một ngƣời hoặc


Xe một vết** (Xe hai
1d 50-55Kg trên ghế 10 20
bánh, trƣớc và sau)
ngƣời lái

Xe tải với thùng hàng


1e Không tải 10 20
phía trƣớc

Xe tải với thùng hàng


1f Không tải 30 40
phía sau
Xe tải chở Container
1g Khônh tải 30 40
(Trừ 1b)

1h Xe Buýt (Trừ 1b) Không tải 30 40

Xe mà điểm cao nhất


mặt phẳng chiếu sáng Phù hợp hoặc cũng H H
2 của đèn pha cao hơn nhƣ loại xe mục
140 Cm so với mặt 1a – h, 2, 3 3 3+7
nền

Máy làm việc hoặc


máy kéo một trục với
Chở một ngƣời hoặc
đèn pha chiếu gần liên
3 tƣơng đƣơng: 2xN 20
tục, độ dốc chiếu sáng
50-55 Kg
đƣợc quy định trên
dấu của đèn pha

4 Xe đƣợc phép của


Kích thƣớc
điều luật 76/756 Nhƣ ở điểm 1
Không tải điều chỉnh đã
EWG hay là ECE – tới 3
cho ở xe
R48

138
* Chú ý thêm về sự chỉ dẫn của nhà chế tạo đối với tính riêng biệt của trang bị trên
** Nói tới loại xe gắn động cơ với thiết bị ánh sáng 3W nhƣ xe đạp

139
11. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống của sổ điện, khóa cửa và chống trộm
11.1. Tháo lắp kiểm tra mô tơ nâng hạ kính, mô tơ khóa cửa, cuộn kéo chốt cửa
và cơ cấu khóa cửa.
11.2. Lắp ráp hệ thống cửa sổ điện theo sơ đồ cho sẵn và kiểm tra các chế độ làm
việc.
Sơ đồ mạch điện.

Hình : Sơ đồ mạch điên cửa sổ điện

140
Kiểm tra sửa chữa hệ thống cửa sổ điện (xe Toyota Laceti – 2003) .
a) Kiểm tra cửa sổ điện.
*) Kiểm tra chức năng cơ bản (vận hành không tự động ) .
(1) Bật khoá điện ON .
(2) Kiểm tra kính cƣả đi lên khi công tắc chính điều khiển.
(3) Kiểm tra chức năng vận hành tự động lên của cửa sổ khi bật về phía UP và kính
cửa đi xuống khi chuyển công tắc về phía DOWN .
(4) Kiểm tra kính sẽ nâng lên khi bật công tắc của từng cửa ở vị trí UP và kính sẽ đi
xuống khi bật công tắc về phía DOWN .
(5) Kiểm tra kính của các cửa sổ khác không phải của phía nguời lái xem không hoạt
động khi khoá công tắc cửa sổ .
*) Kiểm tra chức năng cơ bản (vận hành tự động) .
(1) Bật khoá điện ON.
(2) Kiểm tra chức năng tự động xuống AUTO DOWN hoạt động và kính cửa mở hoàn
toàn khi vận hành công tắc điều khiển chính về phía DOWN bằng cách nhấn 2 lần .
(3) Kiểm tra kính có tự động đi lên AUTO UP và kính sẽ đóng hoàn toàn khi nhấn
công tắc chính cửa sổ hai lần về phía lên UP .
(4) Kiểm tra kính cửa có dừng lại trong chế độ tự động xuống AUTO DOWN khi bật
công tắc chính điều khiển cửa sổ về phía lên UP .
(5) Kiểm tra kính cửa có dừng lại trong chế độ tự động lên AUTO UP khi bật công tắc
chính của cửa sổ về phía xuống DOWN (cho dù có tiếp xúc lên hoặc xuống cửa sẽ
đuợc chuyển sang hoạt động không tự động ) .
b) Kiểm tra công tắc chính điều khiển cửa sổ điện ( Toyota Lacetti-2003) .

141
Hình : Kiểm tra công tắc chính
Kiểm tra có thông mạch và điện trở giữa các cực của giắc nối trong khi bật công tắc.
Chức năng hoạt động là tốt hay xấu có thể đánh giá bằng các phép kiểm tra chức
năng cơ bản vì việc kiểm tra thông mạch không thể thực hiện bằng hoạt động lên UP
và xuống DOWN của công tắc trƣớc bên phải.
Cửa sổ không khoá:
Chân nối kiểm tra Chân nối kiểm Chân nối kiểm
Điện trở
Vị trí công tắc phía cửa hành tra phía cƣả tra phía cửa sau
tiêu chuẩn
khách sau phải trái
Lên (UP) 6 – 13 6 - 18 6 – 12 Dƣới 1ôm
1 - 15 1 – 16 1 – 10

Tắt (OFF) 1 – 13 1 - 18 6 - 10 Dƣới 1ôm


1 - 15 1 – 16 1 – 12
Xuống(DOWN) 6 – 15 1 - 16 6 - 10 Dƣới 1ôm
1 - 13 1 – 18 1 – 12

Cửa sổ khoá:

Chân nối kiểm Chân nối kiểm Chân nối kiểm


Điện trở
Vị trí công tắc tra phía cửa tra phía cƣả sau ra phía cửa sau
tiêu chuẩn
hành khách phải trái

Lên (UP) 6 – 13 6 – 18 6 – 12 Dƣới 1ôm

Tắt (OFF) 13 – 15 6 – 18 6 – 12 Dƣới 1ôm

Xuống(DOWN) 6 – 15 6 – 16 6 – 10 Dƣới 1ôm

Nếu không nhƣ tiêu chuẩn, thay thế công tắc.


c) Kiểm tra cụm môtơ cửa sổ điện.
*) Kiểm tra hoạt động của môtơ cửa sổ điện.

142
Khi cấp điện ắc quy tới các cực của giắc nối kiểm tra mô tơ có chạy êm không. Tiêu
chuẩn:

Điều kiện đo Chiều quay


Cực dƣơng ắc quy- chân số 5 Quay cùng chiều kim đồng hồ quanh
Cực âm ắc quy - chân số 4 trục dẫn động

Cực dƣơng ắc quy - chân số 4 Quay ngƣợc chiều kim đồng hồ quanh
Cực âm ắc quy - chân số 5 trục dẫn động

Nếu không nhƣ tiêu chuẩn , thay thế cụm mô tơ.

Hình: Mô tơ của sổ điện


*) Kiểm tra hoạt động của PTC bên trong môtơ cửa sổ điện.
Chú ý : Phải thực hiện công việc khi công tắc cửa sổ và kính cửa lắp trên xe
(1) Đặt đầu đo của đồng hồ đo điện TOYOTA vào chân 4 & 5 của dây điện
Chú ý: Để trùng chiều mũi tên của đầu đo theo chiều dòng điện.
(2) Để cửa kính ở vị trí đóng hoàn toàn
(3) Sau khoảng 60s từ khi kính cửa đóng hoàn toàn. Kiểm tra dòng điện là bao nhiêu
khi nhấn công tắc cửa lên UP. Một lần mở (ngay lúc ban đầu ) sự thay đổi khoảng từ
16-34A tới nhỏ hơn 1A.
Tiêu chuẩn: khoảng 4-90s.

143
(4) Sau khoảng 60s sau khi phép đo kiểm tra ngắt điện. Kiểm tra cửa kính sẽ đi xuống
khi nhấn công tắc cửa sổ đi xuống (DOWN)
11.3. Lắp ráp hệ thống khóa cửa theo sơ đồ cho sẵn và kiểm tra các chế độ làm
việc.
Hệ thống không làm việc
Khi gặp sự cố này ta tiến hành kiểm tra nhƣ sau:

Kiểm tra xem cửa có bị Không tốt Sửa chữa


kẹt không

Tốt

Kiểm tra công tắc chính Không tốt Thay mới

Tốt

Kiểm tra cầu chì Không tốt Sửa chữa, thay mới

Tốt

Kiểm tra rơ le Không tốt Thay mới

Tốt

Kiểm tra công tắc riêng Không tốt Thay mới

Tốt

Kiểm tra dây dẫn, giắc Không tốt Sửa chữa, thay mới
nối
Tốt

Kiểm tra động cơ điện

144
Cửa kính chỉ chuyển động đƣợc theo một chiều
Với hiện tƣợng này thì ta chỉ kiểm tra công tắc riêng cho từng cửa
Hoạt động của hệ thống diễn ra một các bất thƣờng
Với hiện tƣợng này ta kiểm tra các giắc nối, tến hành lau chùi, làm sạch, và siết chặt
lại các đầu tiếp mát

145
12. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống gạt nước – rửa kính
12.1. Tháo lắp, kiểm tra các mô tơ gạt nước, nhận biết các đầu dây của các loại
gạt nước loại 5 dây
Những hƣ hỏng, nguyên nhân và cách sửa chữa
Hƣ hỏng Nguyên nhân Sửa chữa

-Hệ thống gạt nƣớc và - Công tắc gạt nƣớc phía trƣớc hỏng - Thay công tắc gạt nƣớc
phun nƣớc trƣớc không - Dây dẫn đứt phía trƣớc
hoạt động - Nối dây hoặc thay thế

- Hệ thống gạt nƣớc -Cầu chì WIPER ngắn mạch - Thay cầu chì
trƣớc không hoạt động - Dây dẫn đứt - Nối dây hoặc thay thế
ở vị trí LO hay HI dây mới
- Công tắc gạt nƣớc phía trƣớc hỏng
- Mô tơ gạt nƣớc hỏng - Thay công tắc gạt nƣớc
phia trƣớc
- Thay thế
- Hệ thống gạt nƣớc - Cầu chì WIPER ngắn mạch - Thay cầu chì
phía trƣớc không hoạt - Dây dẫn đứt - Nối dây hoặc thay thế
động ở vị trí INT dây mới
- Công tắc gạt nƣớc phía trƣớc hỏng
- Mô tơ gạt nƣớc hỏng - Thay công tắc gạt nƣớc
phia trƣớc
- Thay thế
-Hệ thống rửa kính - Cầu chì WASHER ngắn mạch. - Thay cầu chì
trƣớc không hoạt động - Dây điện dứt . - Nối dây hoặc thay thế
- Công tắc gạt nƣớc kính chắn gió dây mới

- Mô tơ rửa kính chắn gió và cụm - Thay công tắc gạt nƣớc
bơm phia trƣớc
- Thay thế

Cần gạt nƣớc trƣớc -Dây điện đứt. - Nối dây hoặc thay thế
không trở về vị trí ban -Mô tơ gạt nƣớc kính chắn gió hỏng dây mới
đầu của nó khi công tắc - Thay thế
gạt nƣớc tắt

146
Quy trình tháo, lắp hệ thống gạt mƣa – rửa kính
1. Quy trình tháo - lắp công tắc gạt mƣa - rửa kính
a. Quy trình tháo

TT Nội dung công việc Hình vẽ minh họa Ghi chú

Tháo tấm ốp phí dƣới bảng


táp lô
+ Nhả khớp 5 vấu hãm, 2
dẫn hƣớng và 2 kẹp để tháo
cụm tấm ốp trang trí phía
1
dƣới bảng táp lô.

Tháo nắp che phái dƣới Tháo nắp


trục lái che phía
+ Hãy ấn phía bên trái và dƣới trục lái
bên phải của nắp che phía sai thứ tự sẽ
dƣới trục lái để nhả khớp làm cho nó
vấu 4 vấu. bị vỡ

2
Thò các ngón tay vào phần Tách vấu
hở của cần nghiêng tay lái hãm để nhả
phía dƣới nắp che phía nó ra.
dƣới trục lái để nhả khớp
vấu.

147
Quay vôlăng sang bên phải. Hãy quấn
+ Dùng tôvít, cắm đầu tô băng dính
vít vào lỗ sửa chữa để nhả lên đầu tô
khớp vấu nhƣ trong hình vít trƣớc khi
vẽ. sử dụng

Quay vôlăng sang bên trái. Hãy quấn


+ Dùng tôvít, cắm đầu tô băng dính
vít vào lỗ sửa chữa để nhả lên đầu tô
khớp vấu và tháo nắp che vít trƣớc khi
phía dƣới trục lái nhƣ trong sử dụng
hình vẽ.

Tháo lắp che phí trên trục


lái
+ Nhả khớp vấu và 2 chốt
để tháo nắp che phía trên
trục lái
3

Tháo cụm công tắc gạt Nếu ấn vào


nƣớc kính chắn gió vấu một lực
+ Ngắt 2 giắc nối. quá lớn, nó
sẽ bị vỡ
4 + Nhả khớp vấu và tháo
công tắc gạt nƣớc kính
chắn gió.

148
b. Quy trình lắp

T
Nội dung công việc Hình vẽ minh họa Ghi chú
T
Lắp cụm công tắc gạt
nƣớc kính chắn gió
+ Cài khớp vấu và lắp
1 công tắc gạt nƣớc kính
chắn gió.
+ Lắp 2 giắc nối.

Lắp nắp che phí a trên


trục lái
+ Cài khớp vấu và 2
chốt để lắp nắp che
phía trên trục lái
2

Lắp nắp che phí a dƣ ới Nếu nắp che


trục lái phía dƣới trục
+ Cài khớp 2 vấu hãm lái đƣợc lắp
để lắp nắp che phía không đúng
dƣới trục lái thứ tự, thì
3 không thể lắp
lại đƣợc nắp
che phía dƣới
trục lái

149
Cài khớp 4 vấu

Cài khớp vấu Hãy ấn lên


vùng xung
quanh vấu để
cài khớp nó

Lắp tấm ốp phí a dƣ ới


bảng táp lô
+ Nhả khớp 5 vấu hãm,
2 dẫn hƣớng và 2 kẹp
để tháo cụm tấm ốp
4
trang trí phía dƣới bảng
táp lô

2. Quy trình tháo - lắp cao su gạt mƣa


a. Tháo cao su gạt nƣớc.

150
- Trong khi ấn phía bên trong của lỗ cố đinh trên phần cao su, trƣợt nó theo hƣớng của
rãnh, và kéo vấu hãm của lƣỡi gạt nƣớc ra khỏi cao su.
- Tháo cao su ra khỏi lƣỡi gạt trong khi trƣợt cao su.
- Tháo thanh đỡ ra khỏi cao su

Hình 3.2 Quy trình tháo thanh cao su gạt nƣớc


Vấu hãm
Cao su gạt nƣớc
Lƣỡi gạt
Thanh đỡ
Lỗ cố định
b. Lắp cao su gạt nƣớc.
- Lắp thanh đỡ vào cao su gạt nƣớc theo hƣớng đã kiểm tra khi tháo ra.
- Đƣa cao su qua tất cả vấu hãm trên lƣỡi gạt sao cho phần có lỗ cố định của bề mặt
cao su quay về phía gốc của tay gạt.
- Trƣợt cao su vào vị trí vẫu hãm đầu tiên và khớp nó vào lỗ cố định.

151
Hình 3.3. Quy trình lắp thanh cao su gạt nƣớc
Quy trình kiểm tra - sửa chữa và bảo dƣỡng
1. Kiểm tra công tắc gạt mƣa - rửa kính
Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dƣới đây.
Điện trở tiêu chuẩn:

Hình 3.4 Công tắc gạt nước

Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn

INT
E10-1 (+S) - E10-3 (+1)
OFF Dƣới 1 Ω

E10-2 (+B) - E10-3 (+1) MIST

152
LO

E10-2 (+B) - E10-4 (+2) HI

Nếu kết quả không nhƣ tiêu chuẩn, thay cụm công tắc.
* Kiểm tra công tắc rửa kính phía trƣớc
- Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dƣới đây
- Điện trở tiêu chuẩn:

Nối dụng cụ đo Tình trạng công tắc Điều kiện tiêu chuẩn

ON Dƣới 1 Ω
E9-2 (EW) - E9-3 (WF)
OFF Ω trở lên

Nếu kết quả không nhƣ tiêu chuẩn, thay cụm công tắc.
* Kiểm tra hoạt động gián đoạn.
- Nối dây dƣơng (+) Vônkế vào cực B10-3 (+1) và dây âm (-) vào cực E9-2
(EW) .
- Nối dây dƣơng (+) ắc quy vào cực B10-2 (+B) và dây âm (-) ắc quy vào cực
E9-2 (EW) và E10-1 (+S) .
- Bật công tắc gạt nƣớc đến vị trí INT.
- Nối cực dƣơng ắc quy với cực E10-1 (+S) trong 5 giây
- Nối cáp âm (-) ắc quy vào cực E10-1 (+S) . Hoạt động rơle gạt nƣớc ngắt quãng
và kiểm tra điện áp giữa các cực E10-3 (+1) và E9-2 (EW) .
Điện áp thay đổi nhƣ trong hình vẽ:

153
Hình 3.5 Điện áp thay đổi giữa các cực E10-3 (+1) và E9-2 (EW)

Nếu kết quả không nhƣ tiêu chuẩn, thay cụm công tắc.
* Kiểm tra hoạt động rửa kính trƣớc.
- Tắt công tắc rửa kính OFF.
- Nối cực dƣơng (+) ắc quy vào cực E10-2 (+B) và cực âm (-) ắc quy vào cực E10-1
(+S) và E9-2 (EW) .
- Nối dây dƣơng (+) Vôn kế vào cực E10-3 (+1) và dây âm (-) ắc quy vào cực E9-2
(EW) .
- Bật công tắc rửa kính ON và OFF, và kiểm tra điện áp giữa các cực E10-3 (+1) và
E9-2 (EW) .
Điện áp thay đổi nhƣ trong hình vẽ.

Hình 3.6. Điện áp thay đổi giữa các cực

Nếu kết quả không nhƣ tiêu chuẩn, thay cụm công tắc.
2. Kiểm tra mô tơ gạt mƣa

154
Hình 3.7. Cụm mô tơ gạt nước kính chắn gió

+ Kiểm tra hoạt động LO:


- Nối cực dƣơng (+) ắc quy vào cực 5 (+1) và cực âm (-) ắc quy vào cực 4 (E) , và
kiểm tra rằng môtơ hoạt động ở chế độ tốc độ thấp (LO) .
OK: Môtơ hoạt động ở tốc độ thấp (LO) .
+Kiểm tra hoạt động HI:
- Nối cực dƣơng (+) ắc quy vào cực 3 (+2) và cực âm ắc quy vào cực 4 (E) , và kiểm
tra rằng môtơ hoạt động ở chế độ tốc độ cao (HI) .
OK: Môtơ hoạt động ở tốc độ cao (HI) .
+ Kiểm tra hoạt động dừng tự động:
- Nối cực (+) từ ắc quy đến cực 5 (+1) và cực âm ắc quy với cực 4 (E) . Với môtơ đang
quay ở tốc độ thấp (LO) , tháo dây dẫn ra khỏi cực 5 (+1) để dừng hoạt động của môtơ
gạt nƣớc ở bất kỳ vị trí nào trừ vị trí dừng tự động.
- Dùng SST, nối các cực 1 (+S) và 5 (+1) . Sau đó nối cực dƣơng (+) ắc quy vào cực 2
(+) và cực âm (-) vào cực 4 (E) để khởi động lại hoạt động mô tơ ở chế độ tốc độ thấp
(LO) .
+Kiểm tra rằng môtơ tự động ngừng ở vị trí ngừng tự động:
OK:
- Môtơ gạt nƣớc dừng tại vị trí ngừng tự động.
- Nếu kết quả không nhƣ tiêu chuẩn, thay cụm môtơ
3. Kiểm tra mô tơ phun nƣớc
- Tháo bình nƣớc rửa kính.
- Ngắt giắc mô tơ rửa kính chắn gió và bơm.

155
Chú ý:
Việc kiểm tra này phải đƣợc thực hiện với môtơ phun nƣớc kính chắn gió và bơm đã
đƣợc lắp vào bình nƣớc rửa kính.
- Đổ nƣớc rửa kính vào bình nƣớc rửa kính.

Hình 3.8. Cụm mô tơ bơm phun nước rửa kính chắn gió

- Nối cực dƣơng (+) ắc quy vào cực 1 của môtơ gạt nƣớc và bơm, và cực âm
(-) ắc quy vào cực 2.
- Kiểm tra rằng nƣớc rửa kính phun ra từ vòi phun nƣớc.
OK:
- Nƣớc rửa kính chảy từ bình nƣớc rửa kính.
- Nếu kết quả không nhƣ tiêu chuẩn, thay cụm môtơ phun nƣớc và cụm bơm.
4. Kiểm tra và thay thế cao su gạt nƣớc
Khi thay cao su gạt nƣớc, hãy tháo lƣỡi gạt ra khỏi tay gạt và tháo cao su gạt nƣớc ra
khỏi lƣỡi gạt.
Khi cao su gạt nƣớc cũ đi, tính năng gạt bị giảm và tiếng kêu gạt nƣớc sẽ xuất hiện.
Cũng nhƣ, lƣỡi gạt có thể làm hỏng kính chắn gió. Vì những lý do đó, cao su gạt nƣớc
cần phải thay thế định kỳ. Hình dạng và chiều dài của cao su gạt nƣớc thay đổi tùy
theo kiểu xe; hãy sử dụng đúng mã.

156
Hình 3.9. Quy trình thay thế cao su gạt mưa

1- Tay gạt nƣớc


2- Lƣỡi gạt nƣớc
3- Cao su gạt nƣớc
4- Lƣỡi thép đỡ cao su gạt nƣớc
A-Vết gạt nƣớc
B- Gạt kém
5. Kiểm tra các cụm bộ phận còn lại
- Kiểm tra dây dẫn: Nếu đƣ́t dây thì nối lại hoặc thay đoạn dây m ới
- Kiểm tra cầu chì
- Ngắn mạch thì thay mới
Thông số sửa chữa

Chi tiết đƣợc xiết N*m kgf*cm ft.*lbf

MÔTƠ GẠT NƢỚC PHÍA

Cụm tay gạt và lƣỡi gạt nƣớc trƣớc trái x Cụm môtơ gạt
26 265 19
nƣớc kính chắn gió và thanh nối

Cụm tay gạt và lƣỡi gạt nƣớc trƣớc phải x Cụm môtơ gạt
26 265 19
nƣớc kính chắn gió và thanh nối

49
Cụm môtơ gạt nƣớc kính chắn gió và thanh nối x Thân xe 5.5 56
in.*lbf

Cụm thanh dẫn động gạt nƣớc kính chắn gió x Cụm môtơ 48
5.4 55
gạt nƣớc kính chắn gió in.*lbf

157
12.2. Đấu mạch điều khiển gạt nước, sử dụng cụm công tắc tổ hợp ở cổ tay lái để
tạo ra các chế độ LO, HI, INT và xử lý các sự cố
* Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt mƣa rƣ̉a kí nh xe Corolla Altis

2004

158
Hình 3.1. Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt mưa rửa kí nh xe Corolla Altis 2004

159
Một số bài tập thực hành trên mô hình:
Bài 1: Xác định các chân của mô tơ gạt nƣớc trƣớc và sau
a. Mục đích của bài thực hành
- Giúp cho ngƣời học nắm đƣợc các bƣớc tiến hành công việc xác định các chân giắc
của mô tơ
- Cách xác định các chân của mô tơ gạt nƣớc.
- Tìm hiểu đƣợc các đặc điểm kết cấu, nguyên lý làm việc của mơ tơ
b) Các dụng cụ, thiết bị cần để tiến hành bài tập
- Đồng hồ vạn năng.
- Ắc quy.
+ Một số chú ý khi tiến hành thực hiện bài tập:
Không tháo rời mô tơ gạt nƣớc, mô tơ phun nƣớc.
Kiểm tra bằng ampe kế trƣớc khi cấp điện
Kiểm tra điện của acquy.
Các bƣớc tiến hành thực hiện bài tập :
Đối với mô tơ gạt nƣớc trƣớc.
Sơ đồ chân giắc của mô tơ gạt nƣớc trƣớc đƣợc quy định trên mô hình nhƣ sau:

Chân giắc 1 2 3 4
Chân môtơ gạt mƣa +B S +1 +2

Mục tiêu của bài là xác định đúng các chân giắc của mô tơ phục vụ cho việc đấu nối
hệ thống:

160
Hình 4.3. mô tơ gạt nƣớc trƣớc
Có 2 phƣơng pháp để tiến hành.
Dùng đồng hồ vạn năng để tiến hành xác định.
Các bƣớc thực hiện.
1. Lập bảng trạng thái công tắc gạt nƣớc rửa kính
2. Xác định chân nối cho mô tơ
- Sử dụng đồng hồ vạn năng chọn ở thang đo điện trở nhỏ nhất để tìm 2 đầu dây vào
chổi than tốc độ cao và tốc độ thấp: điện trở lớn là đầu dây chổi than tốc độ thấp và
điện trở nhỏ là đầu dây chổi than tốc độ cao.
- Xác định các đầu dây vào đĩa cam mô tơ:
+ Sử dụng đồng hồ vạn năng và kết hợp phƣơng án cấp điện vào chổi than mô tơ chạy
tốc độ thấp: Cấp điện cho mô tơ chạy ở tốc độ thấp và sử dụng đồng dồ vạn năng đo 2
đầu dây còn lại với mát nếu thấy đồng hồ lúc thông mạch lúc không theo chu kỳ thì đó
là đầu dây tiếp điểm S, đầu dây còn lại là tiếp điểm +B, chân còn lại là chân nối âm tại
mô tơ.
Dùng bóng đèn kiểm tra
- Phƣơng pháp kiểm tra bằng bóng đèn đƣợc tiến hành nhƣ trên hình vẽ 4.3
Bƣớc 1: Cấp nguồn cho mô tơ quay, dùng bóng đèn, một đầu vào (-) acquy đầu còn lại
mắc lần lƣợt vào các chân 1,2,3,4 của mô tơ gạt nƣớc. Nếu đèn sáng ở chân nào thì
chân đó là chân +B.
Bƣớc 2: Mắc (-) acquy vào vỏ của mô tơ , (+) acquy lần lƣợt vào các chân còn lại nếu
mô tơ quay nhanh là chân (+2) HI, quay chậm là chân (+1) LO.
- Chân còn lại là chân S

Hình 4.4 Cách xác định chân mô tơ gạt nƣớc

161
+ Cách xác định chân mô tơ gạt sau:
Mô tơ gạt nƣớc sau

Hình 4.5. mô tơ gạt nước sau

Sơ đồ chân giắc của mô tơ gạt nƣớc sau đƣợc quy định trên mô hình nhƣ sau.

Chân giắc 1 2 3 4

Chân môtơ gạt mƣa +B S +1 EW

Ta có 2 phƣơng pháp để tiến hành.


Dùng đồng hồ vạn năng để tiến hành xác định.
Phƣơng pháp làm tƣơng tự với cách xác định trên mô tơ gạt nƣớc trƣớc.
Dùng bóng đèn kiểm tra
- Phƣơng pháp kiểm tra bằng bóng đèn đƣợc tiến hành nhƣ trên hình vẽ 4.3
- Cấp nguồn cho mô tơ quay, dùng bóng đèn, một đầu vào (-) acquy đầu còn lại mắc
lần lƣợt vào 4 chân của mô tơ gạt mƣa sau.
-Nếu đèn sáng thì đó là chân +B.
-Còn 3 chân còn lại
- Mắc (-) acquy vào 1chân của mô tơ , (+) acquy lần lƣợt vào 2 chân còn lại nếu, quay
chậm là chân (+1) quay rồi gián đoạn là chân S.

Bài 2. Xác định các chân của công tắc điều khiển gạt mƣa - rửa kính.
a. Mục đích của bài thực hành:

162
- Giúp ngƣời học nắm đƣợc cách nhận biết vị trí của các chân giắc trong cụm
công tắc điều khiển, các chế độ làm việc của hệ thống
- Cách đo, cách kiểm tra, xác định các chân của công tắc điều khiển gạt mƣa - rửa
kính.
- Tìm hiểu đƣợc các đặc điểm kết cấu, nguyên lý làm việc của công tắc điều khiển gạt
mƣa - rửa kính.
b. Các dụng cụ, thiết bị cần để tiến hành bài tập
- Đồng hồ vạn năng.
- Ắc quy.
+ Chú ý
- Không tháo rời công tắc tắc điều khiển gạt mƣa - rửa kính
- Kiểm tra bằng Am-pe kế trƣớc để xác định những chân có thể xác định đƣợc.
- Kiểm tra điện áp của acquy.
c. Các bƣớc tiến hành:
- Sơ đồ chân giắc đƣợc quy định tƣơng ứng với kí hiệu chân giắc trên mô hình.
Chân giắc 1 2 3 4 5 6

Chân công tắc +B S +1 +2 EW W

- Mục tiêu của bài là xác định đúng các chân (giắc) của công tắc gạt mƣa – rửa kính để
phục vụ cho việc đấu nối hệ thống.

Hình 4.6. công tắc gạt mưa - rửa kính.


163
Bảng mạch trong công tắc gạt mƣa - rửa kính trƣớc:

Phƣơng pháp tiến hành:


+ Dùng đồng hồ vạn năng để tiến hành xác đinh:
- Bật công tắc sang vị trí OFF: dùng đồng hồ vạn năng đo, sẽ có hai chân thông nhau
(+1,S)
- Bật công tắc sang vị trí INT: dùng đồng hồ vạn năng đo, sẽ có hai chân thông nhau
(+1,S)
- Bật công tắc sang vị trí LO: lấy một trong hai chân trên, lần lƣợt đo với các chân còn
lại, nếu đồng hồ lên đó là chân (+B và LO(+1) )
- Bật công tắc sang vi trí HI: một đầu dây của đồng hồ vạn năng giữ chân +B, đầu còn
lại đo các chân còn lại, Nếu thông mạch đó là chân +B và HI(+2)
- Bật công tắc sang vị trí rửa kính: dùng đồng hồ vạn năng đo sẽ có hai chân thông
nhau (W,E)
* Cách xác định công tắc gạt mƣa- rửa kính sau:
- Sơ đồ chân giắc đƣợc quy định tƣơng ứng với kí hiệu chân giắc trên mô hình
Chân giắc 5 7 8 9

Chân công tắc gạt E +1R SR WR


mƣa - rửa kính sau

- Bảng mạch công tắc gạt mƣa – rửa kính sau.

164
- Phƣơng pháp tiến hành.
+ Dùng đồng hồ vạn năng để xác định các chân.
- Bật công tắc sang vị trí OFF: không có chân nào thông nhau.
- Bật công tắc sang vị trí INT: dùng đồng hồ vạn năng đo sẽ có hai chân thông nhau
(+1R,SR)
- Bật công tắc sang vị trí LO: lấy một trong hai chân trên, lần lƣợt đo với một chân bắt,
nếu đồng hồ lên đó là chân (+1R và +B)
- Bật công tắc sang vị trí WASH: dùng đồng hồ vạn năng đo sẽ có hai chân thông nhau
(WR,E)
- Bật công tắc sang vị trí ON+WASH: dùng đồng hồ vạn năng đo sẽ có các chân thì ba
chân thông nhau (WR,E,+1R)
Bài 3. Cách kiểm tra, sửa chữa công tắc điều khiển gạt mƣa - rửa kính
a. Mục đích của bài thực hành
- Mục đích của bài tập giúp ngƣời học biết cách kiểm tra công tắc điều khiển gạt mƣa
- rửa kính.
- Xác định đƣợc các triệu chứng hƣ hỏng thƣờng gặp.
- Phƣơng pháp tiến hành kiểm tra sửa chữa các hƣ hỏng của công tắc điều khiển .
.b. Các dụng cụ,thiết bị cần thiết để tiến hành bài tập thực hành
- Đồng hồ vạn năng.
- Ắc quy.
+ Chú ý:
- Không tháo công tắc điều khiển gạt mƣa - rửa kính.
- Kiểm tra bằng Am-pe kế trƣớc để xác định những chân có thể xác định đƣợc.
-Kiểm tra điện áp của acquy.
c. Các bƣớc tiến hành:
Một số triệu chứng hƣ hỏng thƣờng gặp của công tắc điều khiển gạt nƣớc:
Hƣ hỏng Nguyên nhân Sửa chữa

-công tắc gạt nƣớc không - Công tắc gạt bị hỏng - Thay công tắc gạt nƣớc
hoạt động - Dây dẫn đứt - Nối dây hoặc thay thế

165
- công tắc gạt nƣớc gạt -Cầu chì WIPER ngắn - Thay cầu chì
nƣớc điều khiển gạt nƣớc mạch - Nối dây hoặc thay thế
trƣớc,sau không hoạt - Dây dẫn đứt dây mới
động ở vị trí LO hay HI
- Công tắc gạt nƣớc phía - Thay công tắc gạt nƣớc
trƣớc,sau hỏng phia trƣớc phía sau
- Mô tơ gạt nƣớc hỏng - Thay thế

- công tắc gạt nƣớc gạt - Cầu chì WIPER ngắn - Thay cầu chì
nƣớc điều khiển gạt nƣớc mạch - Nối dây hoặc thay thế
trƣớc,sau không hoạt - Dây dẫn đứt dây mới
động ở vị trí INT
- Công tắc gạt nƣớc phía - Thay công tắc gạt nƣớc
trƣớc hỏng phia trƣớc,sau
- Mô tơ gạt nƣớc hỏng - Thay thế

Phƣơng pháp kiểm tra


- Mục tiêu là kiểm tra xác định xem các chân giắc của công tắc điều khiển còn hoạt
động hay không.
- Phƣơng pháp tiến hành.
Đo điện trở các vị trí trong công tắc rồi so sánh các giá trị đo đƣợc với giá trị tiêu
chuẩn. Nếu các giá trị đo đƣợc không trong bảng tiêu chuẩn dƣới đây thì phải tiến
hành sửa chữa cụm công tắc điều khiển.

Nối dụng cụ đo Ví trí công tắc Tiêu chuẩn


2 (+S) – 3 (+1) OFF Dƣới 1 Ω
2 (+S) – 3 (+1) INT Dƣới 1 Ω

1(+B) – 3 (+1) LOW Dƣới 1 Ω

1 (+B) – 4 (+2) HIGH Dƣới 1 Ω

Nối dụng cụ đo Ví trí công tắc Tiêu chuẩn


6 (W) – 5 (E) OFF Dƣới 1 Ω

6(W) – 5 (E) ON Dƣới 1 Ω


Kiểm tra hoạt động gián đoạn của công tắc gạt mƣa – rửa kính.
- Nối dây dƣơng (+) Vônkế vào chân 3 (+1) và dây âm (-) vào chân 5 (EW) .

166
- Nối dây dƣơng (+) acquy vào chân 1 (+B) và dây âm (-) acquy vào chân 5
(EW) và 2(+S) .
- Bật công tắc gạt nƣớc đến vị trí INT.
- Nối cực dƣơng ắc quy với chân 2 (+S) trong 5 giây.
- Nối cấp âm (-) ắc quy vào chân 1 (+S) . Hoạt động rơle gạt nƣớc ngắt quãng và kiểm
tra điện áp giữa các chân 2 (+1) và 5(EW) .
Điện áp thay đổi nhƣ trong hình vẽ:

Hình 4.7. Điện áp thay đổi giƣ̃a các cƣ̣c E10-3 (+1) và E9-2 (EW)
Kiểm tra hoạt động rửa kính trƣớc của công tắc điều khiển gạt mƣa – rửa kính
- Tắt công tắc rửa kính OFF.
- Nối cực dƣơng (+) acquy vào cực E10-2 (+B) và cực âm (-) acquy vào cực E10-1
(+S) và E9-2 (EW) .
- Nối dây dƣơng (+) Vôn kế vào cực E10-3 (+1) và dây âm (-) acquy vào cực E9-2
(EW) .
- Bật công tắc rửa kính ON và OFF, và kiểm tra điện áp giữa các cực E10-3 (+1) và
E9-2 (EW) .
Điện áp thay đổi nhƣ trong hình vẽ.

Hình 4.8. Điện áp thay đổi giƣ̃a các cƣ̣c


Bài 4. Cách kiểm tra, sửa chữa mô tơ gạt nƣớc
167
a. Mục đích của bài thực hành.
-Mục đích của bài tập thực hành là ngƣời học biết cách kiểm tra mô tơ gạt nƣớc
-Xác định đƣợc các triệu chứng hƣ hỏng
-Hình thành các bƣớc tiến hành sữa chữa
b. các dụng cụ,thiết bị cần thiết để tiến hành các bài tập.
- Đồng hồ vạn năng.
- Ắc quy
+ Chú ý
- Không tháo rời mô tơ gạt nƣớc.
- Kiểm tra bằng Am-pe kế, vôn- kế trƣớc để xác định những chân có thể xác định
đƣợc
-Kiểm tra điện áp acquy.
c. Các bƣớc tiến hành:
Một số triệu chứng hƣ hỏng thƣờng gặp của mô tơ gạt nƣớc.

-Mô tơ gạt nƣớc không hoạt - Mô tơ hỏng - Nối dây hoặc thay thế
động - Dây điện dứt . dây mới
- Thay công tắc gạt nƣớc

Cần gạt nƣớc trƣớc không -Dây điện đứt. - Nối dây hoặc thay thế
trở về vị trí ban đầu của nó -Mô tơ gạt nƣớc kính dây mới
khi công tắc gạt nƣớc tắt chắn gió hỏng - Thay thế
-Phƣơng pháp thực hiện:
+ Kiểm tra hoạt động của mô tơ ở chế độ LO.
- Nối cực dƣơng (+) acquy vào cực 1 (+) và cực
âm (+1) acquy vào cực 5 (E) , và kiểm tra rằng
môtơ hoạt động ở chế độ tốc độ thấp (LO) .

168
Nếu hoạt động không nhƣ tiêu chuẩn, thay môtơ.
+ Kiểm tra hoạt động của mô tơ gạt nƣớc ở chế độ HI.
- Nối cực dƣơng (+) acquy vào cực 4 (+2) và cực âm acquy vào cực (E) , và kiểm tra
rằng môtơ hoạt động ở chế độ tốc độ cao (HI) .
Nếu hoạt động không nhƣ tiêu chuẩn, thay môtơ.
+ Kiểm tra hoạt động dừng tự động.
- Nối cực dƣơng (+) acquy vào cực 3 (+1) và cực âm (-) acquy vào cực (E) . Với mô tơ
đang quay ở tốc độ thấp (LO) , tháo cực ra khỏi cực 3(+1) để dừng hoạt động của
môtơ gạt nƣớc ở bất kỳ vị trí nào so với vị trí dừng tự động.
- Dùng SST, nối các cực 2 (S) và 3 (+1) Sau đó nối cực dƣơng (+) acquy vào cực 1 (B)
để khởi động lại hoạt động của mô tơ với tốc độ thấp (LO) .
Bài 5. Cách kiểm tra,sửa chữa mô tơ phun nƣớc
a. Mục đích của bài thực hành.
-Mục đích của bài tập thực hành là ngƣời học biết cách kiểm tra mô tơ phun nƣớc
-Xác định đƣợc các triệu chứng hƣ hỏng
-Hình thành các bƣớc tiến hành sữa chữa
b. Các dụng cụ, thiết bị cần thiết để tiến hành bài tập.
- Đồng hồ vạn năng.
- Ắc quy.
+ Chú ý
- Không tháo rời mô tơ phun nƣớc
- Kiểm tra bằng Am-pe kế,vôn- kế trƣớc để xác định những chân có thể xác định
đƣợc.
-Kiểm tra điện áp của acquy.
c. Cách tiến hành
phƣơng pháp tiến hành.
Nối chân 2 của mô tơ bơm nƣớc với cực (+) của acquy,
chân số 1 mô tơ bơm nƣớc với cực (-) của acquy kiểm tra
xem mô tơ chạy không. Nếu chạy thì mô tơ vẫn hoạt
động, nếu không chạy thì ta phải thay mô tơ mới.

169
Hình 4.10 Cách kiểm tra môtơ bơm nƣớc
Bài 6. Nối dây và kiểm tra hệ thống
a. Mục đích của bài thực hành.
- Giúp Sinh viên biết cách đấu dây điện cho hệ thống phun và gạt nƣớc hoạt động
đúng các chế độ.
b. các dụng cu,thiết bị cần thiết để tiến hành bài tập:
- Mô hình, các giắc nối của mô hình.
- Ắc quy.
+ Chú ý
- Trƣớc khi thực hiện quy trình đấu nối thì phải đảm bảo rằng ngƣời học đã hiểu đƣợc
nguyên lý hoạt động và vị trí các chân giắc trên mô hình hệ thống gạt mƣa – rửa kính.
- Nguồn (ắc quy) phải đƣợc cấp sau cùng.
- Trƣớc khi bật công tắc xem hệ thống hoạt động nên kiểm tra kỹ tránh hiện tƣợng
chập mạch gây thiệt hại.
-Chú ý các chế độ làm việc của hệ thống
c. Các bƣớc tiến hành:
-Mục tiêu là ngƣời học đấu nối hoàn chỉnh đƣợc sơ đồ hệ thống gạt mƣa – rửa
kính
* Trình tự tiến hành nhƣ sau:
+ Nối giữa cụm mô tơ gạt nƣớc trƣớc,mô tơ bơm nƣớc trƣớc và công tắc gạt mƣa-rửa
kính.
- Nối chân 1(+B) của mô tơ gạt nƣớc trƣớc nối với chân 1(+B) của công tắc gạt nƣớc.
-Nối chân 2 (S) của mô tơ gạt nƣớc trƣớc nối với chân 2(S) của công tắc gạt nƣớc
-Nối chân 3 (+1) của mô tơ gạt nƣớc trƣớc nối với chân 3 (+1) của công tắc gạt nƣớc
-Nối chân 4(+2) của mô tơ gạt nƣớc trƣớc nối với chân 4 (+2) của công tắc gạt nƣớc
-Nối chân 1(+B) của công tắc gạt mƣa xuống chân (+) của acquy.
-Nối chân 5(EW) của công tắc gạt mƣa xuống (-) acquy.
-Nối chân 6(W) của công tắc gạt mƣa xuống chân 2(-) của mô tơ bơm nƣớc trƣớc.
-Nối chân 7(+1R) của công tắc gạt mƣa xuống chân 2 của rơ le điều khiển.
-Nối chân 8(SR) của công tắc gạt mƣa xuống chân 7 của rơ le điều khiển.
170
-Nối chân 9(WR) của công tắc gạt mƣa xuống chân 1(+) của mô tơ bơm nƣớc sau.
+Nối giữa cụm rơ le điều khiển,mô tơ gạt nƣớc sau và mô tơ bơm nƣớc sau.
- Nối chân 1(15) của rơ le điều khiển xuống chân (+) của acquy.
- Nối chân 3(53e) của rơ le điều khiển xuống chân 2(S) của mô tơ gạt nƣớc sau.
- Nối chân 4(53c) của rơ le điều khiển xuống chân 1(+) của mô tơ bơm nƣớc sau.
-Nối chân 5(31b) của rơ le điều khiển xuống chân 3(+1) của mô tơ gạt nƣớc sau.
-Nối chân 6(31) của rơ le điều khiển xuống chân (-) của acquy.
-Nối chân 4(EW) của mô tơ gạt nƣớc sau xuống chân (-) của acquy.
- Nối chân 2(-) của mô tơ bơm nƣớc sau xuống chân (-) của acquy.
-Nối chân (-) và chân (+) của mô hình đƣợc nối với chân (-) và chân (+) của acquy.
+Mô hình khi hoàn thành.

Hình 4.11. Sơ đồ đấu dây của hệ thống


Kiểm tra hoạt động của hệ thống.
- Kiểm tra các cuộn của mô tơ gạt mƣa, mô tơ phun nƣớc xem có hiện tƣợng đứt
quãng hay không bằng cách dùng đồng hồ vạn năng để đo thông mạch.
- Kiểm tra sự thông mạch giữa các chân của công tắc điều khiển gạt mƣa ở từng chế độ
làm việc xem sự thông mạch có đảm bảo hay không

171
-Kiểm tra sự làm việc của hộp điều khiển gạt mƣa xem rơ le trong hộp điều khiển còn
hoạt động tốt hay không
- Kiểm tra các cọc cực đấu nối với các giắc kiểm tra trên xa bàn hệ thống xem có sự
thông mạch chƣa, nếu chƣa thông thì phải xem lại toàn bộ hệ thống.
- Sau khi lắp đặt và kiểm tra các thiết bị, các dây đấu nối các giắc trên xa bàn nếu đảm
bảo yêu cầu ta đấu nguồn cho mạch chạy để xem hoạt động của hệ thống.

172
13. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống gương điện
13.1. Tháo lắp cụm gương điện và kiểm tra các mô tơ cơ cấu điều chỉnh mặt
gương.
Hƣ hỏng và sửa chữa

Hƣ Hỏng Nguyên Nhân Khắc phục

Công tắc hành trình không - Do làm việc lâu ngày nên - Thay thế mới và kiểm tra
hoạt động bị mòn lại

Mô tơ gập gƣơng không - Do dính nƣớc trong quá - Kiểm tra và thay thế mới
hoạt động trình hoạt đông mô tơ gâp gƣơng

- Do bụi bẩn nhiều ,công tắc - Tháo ra và bảo dƣỡng vệ


Hành trình của gƣơng bị kẹt
hành trình yếu sinh

Công tắc điều khiển gƣơng - Mạch điều khiển gƣơng bị


Kiểm tra và thay thế
không hoạt động hỏng
Nối lại đây bị đứt
- Dứt dây dẫn trong mạch

Hộp điều khiển gấp gƣơng - Rơ le trong hộp điều khiển - Tháo ra , kiểm tra và thay
không hoạt động gấp gƣơng bị hỏng thế rơ le

Quy trình tháo lắp gƣơng điện


a. Tháo gƣơng điện phải

TT Nội dung công việc Hình minh họa Ghi chú

1 Gƣơng điên trên mô


hình

173
Tháo mặt kính ra khỏi
2 gƣơng điện

Tháo cụm công tắc


hành trình Không để
3 dính bụi bẩn

Không đƣợc
Tháo cụm mô tơ điều để dính nƣớc

4 khiển gấp gƣơng

Tháo vỏ ngoài gƣơng


5

b. Lắp gƣơng điện phải

TT Nội dung công việc Hình minh họa Ghi chú

174
1 Chuẩn bị vỏ ngoài
gƣơng điện

Lắp cụm mô tơ điều


2 khiển gấp gƣơng

Chuẩn bị cụm mô tơ
3 hành trình điều khiển
gƣơng

Lắp cụm công tắc hành Lắp phải nhẹ


4 trình điều khiển gƣơng nhàng

5 Lắp lên mô hình

c. Tháo gƣơng điện trái

175
TT Nội dung công việc Hình minh họa Ghi chú

1 Gƣơng điện bên trái

2 Tháo mặt gƣơng ra Không để


khỏi gƣơng dính bụi
bẩn

3 Tháo cụm công tắc


hành trình

Tháo cụm mô tơ Không để


4 điều khiển gấp dính nƣớc
gƣơng

5 Tháo vỏ bao gƣơng

d. Lắp gƣơng điện trái

176
TT Nội dung công việc Hình vẽ minh họa Ghi chú

Chuẩn bị vỏ gƣơng
1

2 Lắp cụm mô tơ điều


khiển gấp gƣơng

3 Chuẩn bị công tắc


hành trình

4 Lắp mô tơ hành trình


vào trong gƣơng

5 Lắp lên mô hình

177
13.2. Đấu mạc điều khiển 2 gương điện theo sơ đồ cho sẵn.
Sơ đồ chân giắc gƣơng điện

Gƣơng trái Gƣơng phải


1. Chú thích sơ đồ chân
Chân 1, 2, 3, 4: Điều khiển gập gƣơng. Chân 8 : Chân dƣơng sấy
Chân 5, 10, 11: Chân chung của mô tơ. Chân 9: Chân âm sấy
Chân 6, 7: Chân cảm biến sấy
2. Cách xác định chân môtơ :
+ Từ gƣơng trái đƣa ra 11 chân: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 nhƣ trên bảng giắc.
+ Từ gƣơng phải đƣa ra 11 chân: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 nhƣ trên bảng giắc.
Xác định gƣơng phải
+ Cách đo:
- Dùng vôn kế, để ở chế độ đo điện trở.
-Đo chân 1 với chân 2 có điên trở 13 Ω.
-Đo chân 1 với chăn 3 có điện trở 33 Ω.
-Đo chân 2 với chân 3 có điện trở 20Ω
Kết luận chân 2 là chân chung chân 1, 3 là chân điều khiển UP/ DOWN và LEFT/
RIGHT
- Xác định chân nối chân UP/ DOWN , chân nối chân LEFT/ RIGHT bằng cách kiểm
tra trực tiếp với accu, thực hiện từng chân với chân chung.
-Đo điện trở 4 chân còn lại thấy chân 6 với chân 7 thông nhau nên công tắc hành trình
nối chân 6 với chân 7
Xác định gƣơng trái :
+ Cách đo:

178
- Dùng vôn kế, để ở chế độ đo điện trở để kiểm tra thông mạch:
-Đo chân 1 với chân 2 có điên trở 20 Ω.
-Đo chân 1 với chăn 3 có điện trở 45 Ω.
-Đo chân 2 với chân 3 có điện trở 25Ω
Kêt luân chân 2 là chân chung chân 1,3 là chân điều khiển UP/ DOWN và LEFT/
RIGHT
- Xác định chân nối chân UP/ DOWN , chân nối chân LEFT/ RIGHT bằng cách kiểm
tra trực tiếp với accu, thực hiện từng chân với chân chung.
-Đo điện trở 4 chân còn lại thấy chân 4 với chân 5 thông nhau nên công tắc hành trình
nối chân 4 với chân 5
* Chú ý: Các bƣớc đo kiểm trên chỉ đúng hoàn toàn với mô hình thực hành và các
gƣơng còn hoat động tốt.
Sơ đồ chân giắc của công tắc điều khiển gƣơng

- Chú thích sơ đồ chân


Chân 1: Điều khiển UP/DOW gƣơng trái.
Chân 3: Nối âm accu
Chân 4: Nối dƣơng accu .
Chân 5 : Điều khiển LEFT/RIGHT gƣơng trái .
Chân 6: Chân chung của công tắc .
Chân 7: Điều khiển UP/DOW gƣơng phải .
Chân 8: Điều khiển LEFT/RIGHT gƣơng phải .

179
Chân 9: Điều khiển gấp gƣơng
Cách xác định
Từ trên sơ đồ ta thấy chân 4 với chân 3 không nối với nhau trong các chế độ nên đố là
chân nguồn .
Thực hiện đo từng cặp chân ta thấy chân 4 là chân dƣơng chân 3 là chân âm nối đến
ắc quy
- Ở chế độ LEFT :
+Chân 1 thông mạch với 5 và 6 nên 1 là chân UP/DOWN
+Chân 5 thông mạch với 3 và 4 nên chân 5 là chân ché độ LEFT/RIGHT
- Ở chế độ RIGHT :
+Chân 7 thông mạch với chân 4 và chân 3 nên chân 7 là chân chế độ UP/DOWN
+Chân 8 thông mạch với chân 4 va chân 3 nên chân 8 là chân chế độ LEFT/RIGHT
Ta thấy chân 9 va chân 10 thông với chân 4 và chân 3 nên chân 9 và chân 10 là chân
điều khiển gấp và mở gƣơng
Sơ đồ sau khi đo đƣợc các chân của công tắc gƣơng nhƣ sau

Hình 47: Mạch công tắc gương

Mạch nối trên mô hình

180
181
14. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí ôtô
14.1. Sử dụng các thiết bị bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí
ôtô.
14.2. Tháo lắp máy nén, hộp gió và các đường ống trong hệ thống.
Tháo máy nén điều hoà
Hình vẽ Nội dung

1. Tháo đai dẫn động


(1) . Nới lỏng bulông (A) và (B) của máy
phát mà đƣợc dùng để điều chỉnh độ căng
của đai
dẫn động.
(2) .Dùng tay, ấn máy phát về phía động
cơ và sau đó tháo đai dẫn động.
Loại không có puly căng đai
(không có bulông điều chỉnh)
Đối với loại không có puly căng đai
(không có bulông điều chỉnh) , lực căng
của đai dẫn động đƣợc điều chỉnh bằng
cách dịch chuyển những bộ phận
phụ trợ bằng một cần.
Đối với động cơ 1NZ-FE
1. Tháo đai dẫn động
(1) . Nới lỏng bulông bắt và bulông và
của
máy phát mà dùng để điều
chỉnh độ căng đai. (2) . Đẩy máy phát
về phía động cơ bằng tay và sau đó tháo
dây đai ra.

2. Tháo ống ra khỏi máy nén A/C


Tách đƣờng ống sẽ làm dầu A/C bị rò rỉ.
Nên sau khi tách đƣờng ống, hãy
182
che đƣờng
ống bằng túi nhựa để tránh dầu A/C rò
rỉ hay
hơi nƣớc lọt vào trong máy nén A/C

3. Tháo máy nén A/C


(1) . Nới lỏng tất cả bulông bắt máy
nén điều hoà, và sau đó tháo bulông trong
khi đỡ máy nén điều hoà.
(2) .Che máy nén điều hoà bằng túi
nhựa, để
tránh dầu máy nén khỏi bị rò rỉ hay hơi
nƣớc
không lọt vào máy nén điều hoà.

183
Lắp:

184
185
14.3. Nạp xả ga và kiểm tra các chế độ làm việc của hệ thống điều hòa không khí
ôtô.

186
Nạp gas R-134a cho ô tô
Gồm 2 bƣớc:
1. Hút chân không trong hệ thống
2. Nạp ga vào hệ thống

Bộ đồng hồ
1. Hút chân không trong hệ thống
Lắp ráp bơm chân không, bộ đồng hồ vào hệ thống nhƣ hình vẽ:

187
Mở cả hai van cao áp và thấp áp rồi bật bơm chân không. Đồng hồ phía thấp áp độ
chân không phải đạt 750mmHg (nếu không đạt cần kiểm tra rò rỉ, khắc phục và hút
tiếp) . Duy trì độ chân không 750mmHg và hút tiếp khoảng 10 phút.

Đóng cả hai van cao áp và thấp áp, tắt bơm, giữ nguyên trạng thái trong 5 phút để
kiểm tra rò rỉ.

2. Nạp ga vào hệ thống


Lắp van vào bình nạp gas

188
Lắp bộ đồng hồ và bình nạp gas vào hệ thống nhƣ hình vẽ
- Đóng cả 2 van
- Đục lỗ nắp bình gas
- Xả khí trong đƣờng ống

2.1. Nạp ga từ phía cao áp


- Động cơ không hoạt động

189
- Động cơ không hoạt động
- Lắp ráp bình gas, đồng hồ vào hệ thống.
- Mở van cao áp hết cỡ.
- Nạp một bình ga đủ lƣợng vào hệ thống sau đó đóng van cao áp. Chú ý: Có thể nạp
nhanh bằng cách lộn ngƣợc bình ga và nạp ga lỏng vào hệ thống. Phƣơng pháp này
cho phép nạp nhanh hơn tuy nhiên không đƣợc nổ máy và van thấp áp phải đóng hoàn
toàn.
2.2. Nạp ga từ phía thấp áp

- Đóng van cao áp, mở van thấp áp


- Đóng van cao áp, mở van thấp áp
- Công tắc gió ở vị trí HI

190
- Công tắc A/C bật ON
- Bộ chọn nhiệt ở MAX COOL
- Mở toàn bộ cửa
- Khi nào phía áp suất thấp đạt 1,5 – 2,5kgf/cm2 và phía áp suất cao đạt 14 –
15kgf/cm2 là đƣợc
- Đóng van thấp áp
- Tháo dây từ đồng hồ ra khỏi hệ thống
Một số hƣ hỏng thƣờng gặp.trong HT ĐHKK
STT Chi tiết Kiểm tra Biện pháp khắc phục

1 Máy nén + Nghe tiếng ồn + Thay phớt chắn dầu, công


+ Phớt chắn dầu tắc áp suất nếu bị hỏng.

+ Công tắc áp suất ga. + Sửa chữa và vệ sinh máy


nén.
+ Các lá van.

2 Giàn nóng, giàn + Rò rỉ. + Nếu rò rỉ ít có thể hàn lại,


lạnh + Cặn bẩn. nếu nhiều thay thế mới.
+ Vệ sinh giàn nóng, giàn
lạnh.

3 Phin lọc + Kiểm tra cặn bẩn, hơi + Nếu thấy có cặn bẩn hoặc
nƣớc có trong hệ thống. hơi nƣớc có trong hệ thống thì
thay phin lọc.

4 Van tiết lƣu + Điều chỉnh độ mở của van


tiết lƣu, hoặc thay thế

5 Các đƣờng ống + Rò rỉ, nứt đƣờng ống + Thay thế đƣờng ống nối và
dẫn, gioăng đệm + Dập nát gioăng đệm các gioăng đệm
làm kín

6 Tấm lọc gió + Kiểm tra bụi bẩn + Vệ sinh làm sạch hoặc thay
thế.
7 Quạt giàn nóng, + Kiểm tra sự nứt, vỡ, + Điều chỉnh hoặc thay thế
giàn lạnh cong vênh của cánh quạt. cánh quạt.
+ Kiểm tra các chổi than. + Thay thế các chổi than đã

191
quá mòn.

8 Ga lạnh + Kiểm tra áp suất ga + Dùng đồng hồ đo áp suất để


+ Kiểm tra chất lƣợng ga kiểm tra.
+ Quan sát chất lƣợng ga qua
mắt ga.

9 Bảng điều khiển + Kiểm tra hoạt động các + Nếu kẹt hoặc không có tín
phím bấm, núm điều hiệu điện thì sửa chữa hoặc
khiển. thay thế.

10 Dây curoa + Kiểm tra sức căng dây + Căng lại dây cho phù hợp.
+ Kiểm tra các vết rạn + Thay thế dây mới nếu dây bị
nứt trên dây. gioãng nhiều hoặc có nhiều
vết rạn nứt xuất hiện

11 Các giắc cắm, cầu + Kiểm tra bị lỏng, bị + Sửa chữa hoặc thay thế mới
chì, cảm biến. oxy hóa, bị cháy, đứt
không…

Kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa thông qua việc đo áp suất ga.
a. Tầm quan trọng của sự kiểm tra áp suất:
Việc kiểm tra áp suất môi chất trong khi điều hòa làm việc cho phép ta có thể giả
định những khu vực có vấn đề. Do đó điều quan trọng là phải xác định đƣợc giá trị phù
hợp để chẩn đoán sự cố.
b. Tìm sự cố bằng cách sử dụng đồng hồ đo áp suất.
Khi thực hiện chẩn đoán bằng cách sử dụng đồng hồ đo phải đảm bảo các điều
kiện sau đây:
+ Nhiệt độ nƣớc làm mát động cơ: Sau khi đƣợc hâm nóng.
+ Tất cả các cửa: Đƣợc mở hoàn toàn.
+ Núm chọn luồng không khí: “FACE”.
+ Núm chọn dẫn khí vào: “RECIRC”.
+ Tốc độ động cơ: 1500 (vòng/phút) - R134a; 2000 (vòng/phút) - R12.
+ Núm chọn tốc độ quạt gió: HI
+ Núm chọn nhiệt độ: MAX COOL.
+ Công tắc điều hòa: ON.

192
+ Nhiệt độ đầu vào của điều hòa: 300C đến 350C.
Chú ý: Đối với xe có trang bị bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh EPR, vì phía áp suất thấp
đƣợc điều khiển bởi EPR nên các giá trị bất thƣờng có thể không đƣợc chỉ ra trực tiếp
trên áp suất đồng hồ.

Hình 4.1: Áp suất ga ở mức tiêu chuẩn.

+ Phía áp suất thấp: 0,15 ÷ 0,25 MPa (1,5 ÷ 2.5 kgf/cm2)


+ Phía áp suất cao: 1,6 ÷ 1,8 MPa (14 ÷ 16 kgf/cm2)
Một số hƣ hỏng thƣờng gặp đƣợc kiểm tra bằng đồng hồ đo áp suất
Stt Hiện tƣợng Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc
phục

1 Hệ thống + Áp suất ở phía cao áp và + Thiếu môi + Kiểm tra rò rỉ


làm việc thấp áp đều thấp hơn so với chất. và sửa chữa.
trong tình mức tiêu chuẩn + Rò rỉ ga. + Nạp thêm môi
trạng thiếu + Thấy bọt khí qua quan sát chất lạnh.
môi chất mắt ga.
+ Mức độ lạnh không đủ.

2 Hệ thống + Áp suất cao ở cả phía cao + Thừa môi + Điều chỉnh


thừa ga hay áp và thấp áp. chất. đúng lƣợng môi
giải nhiệt +Không có bọt ở mắt ga dù + Giải nhiệt chất.
giàn nóng hoạt động ở tốc độ thấp. giàn nóng + Vệ sinh giàn
không tốt kém nóng.
+ Mức độ làm lạnh không đủ
+ Kiểm tra hệ
thống làm mát
của xe (quạt

193
điện…)

3 Có hơi ẩm + Hệ thống hoạt động bình + Hơi ẩm lọt + Thay phin lọc,
trong hệ thƣờng khi hệ thống điều vào hệ thống bình chứa.
thống lạnh hòa bắt đầu hoạt động. Sau làm lạnh. + Hút chân không
một thời gian phía áp suất triệt để trƣớc khi
thấp của đồng hồ chỉ độ nạp ga.
chân không tăng dần.
+ Quan sát thấy hơi ẩm tại
mắt ga.

4 Sụt áp + Phía áp suất thấp: cao, + Sụt áp ở + Kiểm tra sửa


trong máy phía áp suất cao: thấp. phía máy chữa máy nén
nén + Khi tắt máy điều hòa, ngay nén.
lập tức áp suất ở phía thấp
áp và cao áp bằng nhau.
+ Khi làm việc thân máy nén
không đủ nóng.
+ Mức độ làm lạnh không đủ

5 Tắc nghẽn + Khi tắc nghẽn hoàn toàn, + Bụi bẩn + Phân loại
trong chu giá trị áp suất ở phía thấp áp hoặc hơi ẩm nguyên nhân gây
trình làm giảm xuống giá trị chân gây tắc tắc. Thay thế các
lạnh không ngay lập tức. nghẽn, đóng bộ phận, chi tiết
+ Khi có xu hƣớng tắc băng tại van gây ra tắc nghẽn.
nghẽn, giá trị áp suất ở phía tiết lƣu, van + Hút chân không
áp thấp giảm dần xuống giá EPR hoặc hệ thống.
trị chân không. các lỗ khác.

+ Có sự chênh lệch nhiệt độ + Rò rỉ ga ở


trƣớc và sau chỗ tắc thanh cảm
nhận nhiệt

6 Khí lọt vào + Giá trị áp suất ở cả hai + Hút chân + Kiểm tra các
hệ thống phía cao áp và thấp áp đều không không đƣờng ống dẫn.
cao. triệt để. + Hút chân không
+ Khả năng làm lạnh giảm + Rò rỉ trên triệt để trƣớc khi
với sự tăng lên của áp suất các đƣờng nạp ga.

194
thấp. ống dẫn.
+ Thấy bọt khí qua mắt ga
dù môi chất đã nạp đủ.
7 Van tiết lƣu + Áp suất phần thấp áp tăng, + Hỏng van +Kiểm tra và sửa
mở quá lớn tính năng làm lạnh giảm (áp tiết lƣu hoặc chữa tình trạng
suất ở phía cao áp hầu nhƣ điều chỉnh lắp đặt của ống
không đổi) . không đúng cảm nhận nhiệt.
+ Bám tuyết trên đƣờng ống
áp suất thấp.

195
15. Chẩn đoán và sửa chữa số tự động
15.1. Tháo lắp và nhận biết các triệu chứng hư hỏng của hộp số tự động.
Quy trình tháo hộp số tự động U340 trên xe TOYOTA YARIS .
* Lƣu ý khi tháo :
- Các chi tiết rời phải đƣợc rửa sạch, các đƣờng dầu hoặc lỗ dầu phải đƣợc thổi
thông bằng khí nén .
- Chi tiết tháo ra phải đƣợc ngâm trong dầu booi trơn .
- Tránh để lẫn lộn các chi tiết với nhau hoặc chi tiết với dụng cụ bởi hộp số tự
động gồm các chi tiết đƣợc chế tạo với độ chính xác cao .
1) Tháo cụm động cơ và hộp số .
2) Tháo cụm bán trục trƣớc bên phải .
3) Tháo cụm bán trục trƣớc bên trái .
4) Tháo giá bắt số 2 của cáp điều khiển hộp số .

Stt Nội dung công việc Vị trí

1. - Tháo bu lông và giá bắt số


2 của cáp điều khiển hộp số

5) Tháo kẹp dây điện .


1. - Ngắt dây điện ra khỏi kẹp
- Tháo 2 bu lông và kẹp .

6) Ngắt dây điện .

196
1. - Tháo 2 bu lông và dây điện

7) Tháo máy khởi động .


1. - Ngắt giắc máy khởi động
2. - Tháo 2 bu lông và máy
khởi động .

8) Ngắt giắc nối .


- Ngắt giắc điện dây nối hộp số .
- Ngắt giắc nối công tắc vị trí P_N .
- Ngắt hai giắc nối cảm biến tốc độ và hộp số .
9) Tháo giá bắt số 1 của cáp điều khiển hộp số .

1. - Tháo bu lông và giá bắt số


1 của cáp điều khiển hộp số

10) Tháo ống vào số 1 của bộ làm mát dầu .

197
1. - Dùng SST và clê ngắt ống
vào số 1 của bộ làm mát dầu
. SST 09023-12701

11) Tháo ống ra số 1 của bộ làm mát dầu .


1. - Dùng SST và clê ngắt ống
ra số 1 của bộ làm mát dầu .
SST 09023-12701

12) Tháo kẹp giữ 2 ống .

1. - Dùng clê tháo bu lông và 2


ống của bộ làm mát dầu.

13) Tháo ống đổ dầu của hộp số .


1. - Tháo que thăm dầu ATF.
2. - Ngắt kẹp dây điện ra khỏi
ống bộ làm mát dầu rồi tháo bu
lông và ống đổ dầu.
- Tháo gioăng chữ O ra khỏi
3.
ống đổ dầu .

198
14) Tháo giá bắt gối động cơ .

1. - Tháo 4 bu lông và gối bắt


động cơ phía trƣớc .

15) Tháo nắp che phía dƣới vỏ bánh đà .

1. - Tháo nhƣ hình vẽ .

16) Tháo cụm hộp số tự động .

1. - Tháo 6 bu lông trong khi


vẫn giữ bu lông puli trục
khuỷu bằng tròng .

2. - Tháo 7 bu lông .
- Tách và tháo hộp số .

17) Tháo cụm biến mô .


Quy trình lắp hộp số tự động U340 trên xe TOYOTA YARIS.

199
1) Kiểm tra biến mô

1. - Lắp biến mô vào hộp số tự


động.
- Dùng thƣớc cặp đo kích
thƣớc “A” giữa hộp số và mặt
đầu (Phần lắp biến mô) của
tấm dẫn động.

2. - Dùng thƣớc cặp và thƣớc


thẳng
đo kích thƣớc “B” nhƣ hình
vẽ và kiểm tra “B” so với “A”
Tiêu chuẩn = A + 1 mm hoặc
lớn hơn.

2) . Lắp hộp số
1. Lắp hộp số và 7 bulông vào
động cơ.
Mômen xiết:
Bulông A: 650 kgf.cm
Bulông B: 449 kgf.cm
Bulông C:449 kgf.cm

2. Nhỏ vài giọt keo dính lên 2 ren đầu của 6 bulông bắt biến mô.
Keo: MS08833_00070,Three bond 1324 hay tƣơng đƣơng.
3. - Lắp 6 bulông bắt biến mô.
Mômen xiết : 420 kgf.cm.
*Lƣu ý:
Trƣớc tiên lắp bulông màu
xanh rồi mới lắp 5 bulông còn
lại.

200
3) Lắp nắp xe phía dƣới vỏ bánh đà
1. - Mômen xiết: 82 kgf.cm

4) Lắp giá bắt gối bắt động cơ.

1. - Lắp giá bắt gối bắt động cơ


phía trứơc và 3 bulông vào
hộp số.
Mômen xiết: 653 kgf.cm

5) Lắp ống đổ dầu hộp số.

1. - Bôi dầu ATF lên gioăng chữ


O và lắp vào ống đổ dầu.
- Lắp ống đổ dầu và bulông
vào hộp số.
- Mômen xiết : 6 kgf.cm
- Lắp kẹp dây điện vào ống
đổ dầu.
- Lắp que thăm dầu ATF.

6) Lắp kẹp giữ 2 ống

201
1. - Lắp tạm ống ra và ống vào
số 1 của bộ làm mát dầu
- Dùng clê xiết bulông lẹp
Mô men xiết : 5.5 N*m
(56 kgf*cm, 49 in.*lbf)

7) Lắp ống ra số 1 của bộ làm mát dầu.


1. Dùng SST và cờlê lắp ống ra
số 1 của bộ làm mát dầu.
SST 09023_12701.
Mô men xiết : 34 N*m
(347 kgf*cm, 25 ft.*lbf)

8) Lắp ống vào số 1 của bộ làm mát dầu.

1. - Dùng SST và cờlê lắp ống


vào số 1 của bộ làm mát dầu.
SST 09023_12701.
Mô men xiết : 34 N*m (347
kgf*cm, 25 ft.*lbf)

9) Lắp giá bắt số 1 của cáp điều khiển hộp số.

202
1. - Lắp bulông và giá bắt số 1
của cáp điều khiển hộp số.

10) . Lắp cụm máy khởi động.


1. - Lắp máy khởi động và 2
bulông
Mô men xiết : 377 kgf.cm
- Nối giắc nối.

11) . Lắp dây điện .

1. Lắp bulông và dây điện


Mômen xiết : 260 kgf.cm

12) . Lắp kẹp dây điện.

1. - Lắp 2 kẹp và bulông.


Mômen xiết :86 kgf.cm
- Lắp dây điện vào các kẹp

203
13) . Lắp giá bắt số 2 của cáp điều khiển hộp số

1. - Bằng 1 bulông.
Mômen xiết :122kgf.cm

14) . Lắp cụm bán trục bên trái


15) . Lắp cụm bán trục bên phải
16) . Lắp cụm động cơ và hộp số vào.
Một số hƣ hỏng thƣờng gặp :
a) Hƣ hỏng của hộp số hành tinh :
- Hộp số hành trình thƣờng cấu trúc từ bộ truyền có hai bậc tự do, vì vậy khi làm việc
cần khóa khâu bằng các phần tử điều khiển dạng ma sát hay khớp một chiều , khả năng
làm việc của các phần tử đƣợc xác lập ở 2 chế độ mở và khóa. Các phần tử điều khiển
là phần tử dễ bị hƣ hỏng nhất trong hộp số hành tinh. Khi hoạt động , sự mài mòn của
các tấm ma sát làm giảm khả năng khóa chắt của các chi tiết của bộ truyền hành tinh
và dẫn đến trƣợt các tấm ma sát, không cố định đƣợc các số truyền. Khi số chuyển làm
mất mát tốc độ truyền đồng thời xe không có khả năng đạt đƣợc tốc độ lớn nhất khi
chuyển động .
- Một phần tử chỉ làm việc ở một số truyền nhất định do vậy khi bị hƣ hỏng phần tử
điều khiển này, thì sẽ gây ra các biểu hiện giống nhau ở các tay số mà nó tham gia điều
khiển .
- Hộp số hành trình thƣờng hƣ hỏng các phần tử điều khiển nhƣ mòn tấm ma sát, chóc
rỗ tấm ma sát do moay ơ quá tải. Hƣ hỏng các bộ truyền bánh răng chủ yếu là do mòn.
Các hộp số hành tinh khi tháo ra hầu hết các bộ truyền bánh răng ít thay đổi, còn các
phần tử ma sát dễ dàng hƣ hỏng trƣớc.
- Các ổ bi thƣờng làm việc trong dầu tuần hoàn do vậy do vậy chất lƣợng bôi trơn
đảm bảo tuổi thọ cho hộp số hành tinh khá cao. Tuy nhiên khi lƣợng dầu bôi trơn thiếu
thì hƣ hỏng không thể tránh đƣợc. Sự mài mòn ổ bi dẫn tới các trục lồng làm việc
không đồng tâm và các bánh răng ăn khớp không chính xác, ban đầu gây nên mòn
bánh răng và phàn tử ma sát sau đó gây ồn và giật khi xe tự động chuyển số.

204
b) Hƣ hỏng của cụm điều khiển thủy lực :
- Trong quá trình làm việc các phần tử điều khiển hộp số tự động thƣờng xuyên đóng
mở các nguyên công đƣợc thiết lập sẵn sàng bởi nhà thiết kế . Các phần tử ma sát này
trong quá trình đóng mở luôn tạo nên ma sát mài mòn bề mặt làm việc của vật liệu
- Lƣợng hao tổn , mài mòn vật liệu trong quá trình mài mòn phụ thuộc vào lƣợng dầu,
chất lƣợng dầu, nhiệt độ của bề mặt làm việc của các chi tiết, chất lƣợng vật liệu, điều
kiện đóng mở các phần tử ma sát .
-Khi lƣợng tạp chất trong dầu quá nhiều ( nằm trong lƣới lọc ) sẽ gây ra tắc đƣờng cấp
dầu và áp suất dầu không còn đáp ứng, gây nên quá trình chuyển số không êm dịu,
nhiệt độ dầu tăng cao làm hƣ hỏng các chi tiết nhƣ joăng, phớt bao kín, mài mòn con
trƣợt .
- Sự hƣ hỏng các chi tiết nhƣ joăng, phớt bao kín, mài mòn con trƣợt dẫn đén sự
chuyển số không nhịp nhàng theo sự điều khiển của bộ điều khiển trung tâm đã đƣợc
lập trình sẵn. Khi đó xe ô tô sẽ chuyển động không ổn định, tốc độ thay đổi không đều
đặn .
- Nguồn thủy lực trên hệ thống đƣợc điều khiển bằng bơn dầu. Bơm dầu làm việc
cùng với động cơ vì vậy khi bị mòn bơm dầu sẽ làm giảm áp suất chất lòng, các biểu
hiện giống ở trên .
- Các hƣ hỏng trong hệ thống thủy lực đều phản qua việc gia tăng nhiệt độ dầu, do vậy
trên bảng tablo của ô tô luôn có các đồng hồ báo nhiệt độ dầu của hộp số tự động.
c) Bảng một số triệu chứng hƣ hỏng :
- Nếu khi kiểm tra mã chuẩn đoán hƣ hỏng mà hiển thị mã bình thƣờng nhƣng hƣ
hỏng vẫn xảy ra thì kiểm tra mạch cho từng triệu chứng theo thứ tự và tiến hành sửa
chữa hƣ hỏng.
Bảng 1 : Bảng mạch điện
Triệu chứng Vùng nghi ngờ

Không lên số đƣợc ( Một số nào từ 1 đến số 3 ECU


không lên số đƣợc )

Không lên số đƣợc, số 3 lên số truyền tăng Mạch công tắc chính số truyền
thẳng
ECU

Không xuống số đƣợc, truyền tăng xuống số 3 ECU

205
Không xuống số đƣợc (từ số 3 xuống số 1 không ECU
xuống đƣợc một số nào )

Không có khóa biến mô hay không ngắt khóa ECU


biến mô đƣợc

Điểm sang số quá cao hay quá thấp ECU

Lên số 2 hki đang ở dãy L Mạch công tắc ở vị trí đỗ trung


gian
ECU

Lên số 3 khi đang ở dãy 2 Mạch công tắc ở vị trí đỗ trung


gian
ECU
Lên số truyền tăng từ số 3 khi công tắc chính số Mạch công tắc chính số truyền
truyền tăng đang tắt (OFF) ECU

Lên số truyền tăng từ số 3 khi động cơ đang ECU


nguội

Ăn khớp bị giật ( N sang D) ECU

Ăn khớp bị giật ( Khóa biến mô ) ECU

Ăn khớp bị giật ( Bất kỳ dãy số nào ) ECU

Tăng tốc kém ECU


Động cơ chết máy khi khởi hành hay dừng ECU

Không xuống số thấp cƣờng bức đƣợc ( không Mạch công tắc kích down
có kích down ) ECU
Bảng 2 : Một số triệu chứng ở cụm điều khiển thủy lực
Triệu chứng Vùng nghi ngờ

Xe không chạy đƣợc ở bất kì dãy số tiến và số Van điều khiển


lùi Van điều áp sơ cấp
Không lên số đƣợc ( số 1- số 2 ) Cụm thân van

Không lên số đƣợc ( số 2- số 3 ) Cụm thân van


Không lên số đƣợc ( số 3- số truyền tăng) Van chuyển số 3 - 4

206
Không xuống số đƣợc ( số truyền tăng – số 3 ) Van chuyển số 3 - 4

Không xuống số đƣợc( số 2- số 1; số 3- số 2 ) Cụm thân van


Không có khóa biến mô hay khóa biến mô Van rơ le khóa biến mô
không nhả

Sang số không êm ( N-D ) Bộ tích năng C1


Cụm thân van

Sang số không êm ( N-R ) Cụm thân van


Sang số không êm ( khóa biến mô ) Van rơ le khóa biến mô
Sang số không êm ( số 2- số 3 , số 3 – số O/D , Cụm thân van
số O/D – số 3 )
Trƣợt hoặc rung ( tiến và lùi ) Lọc dầu

Không xuống đƣợc số thấp cƣỡng bức ( không Cụm thân van
có kick down )

Bảng 3 : Một số triệu chứng ở biến mô và hộp số hành tinh

Triệu chứng Vùng nghi ngờ


Xe không chạy đƣợc ở bất kì dãy số tiến và số Bộ truyền hành tinh trƣớc và sau
lùi Bộ truyền hành tinh giảm tốc
Khớp một chiều U/D ( F2 )
Ly hợp số tiến ( C1 )

Xe không chạy đƣợc ở số lùi Bộ truyền hành tinh trƣớc và sau


Bộ truyền hành tinh giảm tốc
Ly hợp truyền thẳng ( C2 )
Phanh U/D ( B3 )
Phanh số 1 và số lùi ( B2 )
Không lên số đƣợc ( số 1- số 2 ) Khớp một chiều No.1 ( F1 )
Phanh số 2 ( B1 )

Không lên số đƣợc ( số 2- số 3 Ly hợp truyền thẳng ( C2 )

207
Không lên số đƣợc ( số 3- số truyền tăng) Ly hợp U/D ( C3 )

Không có khóa biến mô hay khóa biến mô Biến mô


không nhả
Sang số không êm ( N-R ) Ly hợp số tiến ( C3 )
Khớp một chiều U/D ( F2 )
Khớp một chiều No.1 ( F1 )
Sang số không êm ( N-D ) Ly hợp truyền thẳng ( C2 )
Phanh số 1 và số lùi ( B2 )
Sang số không êm ( khóa biến mô ) Biến mô

Trƣợt hoặc rung ( số tiến ) Biến mô


Ly hợp số tiến ( C1 )
Ly hợp truyền thẳng ( C2 )
Phanh U/D ( B3 )
Khớp một chiều No.1 ( F1 )
Khớp một chiều U/D ( F2 )
Trƣợt hoặc rung ( số lùi ) Ly hợp truyền thẳng ( C2 )
Phanh số 1 và số lùi ( B2 )

Trƣợt hoặc rung ( số 1 ) Khớp một chiều No.1 ( F1 )

Trƣợt hoặc rung (số 2 ) Khớp một chiều U/D ( F2 )


Phanh số 2 ( B1 )
Trƣợt hoặc rung ( số 3 ) Ly hợp truyền thẳng ( C2 )

Trƣợt hoặc rung ( số O/D ) Ly hợp số tiến ( C3 )

Không phanh bằng động cơ đƣợc ( số 1- 3 : Dãy Phanh U/D ( B3 )


D)

Không phanh bằng động cơ đƣợc ( số 1 : Dãy L ) Phanh số 1 và số lùi ( B2 )

208
Không phanh bằng động cơ đƣợc ( số 2 : Dãy 2 ) Phanh số 2 ( B1 )

Tăng tốc kém ( tất cả các dãy số ) Biến mô


Bộ truyền hành tinh U/D
Tăng tốc kém ( O/D ) Ly hợp U/D ( C3 )
Bộ truyền hành tinh U/D
Giật mạnh hay động cơ chết máy khi khởi hành Biến mô
hay đứng yên

15.2. Lập quy trình chẩn đoán và sửa chữa số tự động.


Các điều kiện cần thiết trƣớc khi chuẩn đoán.
- Để có thể xác định các hƣ hỏng củahộp số tự động trƣớc hết cần phải loại bỏ
các hƣ hỏng về điện, cơ khí thuộc các bộ phận khác.
- Chuẩn đoán hộp số tự động trong sủ dụng đƣợc thực hiện ở trạng còn nằm trên
xe.
- Về nguyên tắc các hƣ hỏng của hộp số tự động có biểu hiện giống nhƣ của
động cơ vì vậy chỉ có thể chuẩn đoán tốt khi động cơ đã đƣợc hoàn thiện.
- Nếu hộp số có hƣ hỏng nhẹ có thể thấy rõ sự giật nhẹ khi chuyển số, đồng hồ
trên bảng tablô luôn sáng, cần tiến hành các bƣớc chuẩn đoán kịp thời.
- Việc tiến hành chuẩn đoán theo quy trình của các nhà sản xuất phụ thuộc vào
loại hộp số thự động nhƣ : Hộp số tự động điều khiển thuỷ lực ( AT ) hay loại điều
khiển thuỷ lực điện từ (EAT ) .
- Khi nổ máy cần chọn số ở số N hay số P không có hiện tƣợng xe tự lăn bánh.
0
- Đồng hồ báo nhiệt độ dầu của hộp số tự động nằm trong giới hạn dƣới 90 C.
+ Các thiết bị đo và ghi kèm theo :
2
Đồng hồ đo áp suất thuỷ lực có giá trị đo tới 2 Mpa ( 20kg/cm ) .
Thiết bị đo tốc độ động cơ và tốc độ xe.
Chuẩn đoán .
- Ta có thể chuẩn đoán theo sơ đồ chuẩn đoán chung sau:
Sơ đồ chuẩn đoán chung

209
Đọc mã lỗi ( theo STSC – BD ) Không tốt

Sửa chữa hoặc thay thế

 Tốt

Kiểm tra sơ bộ Không tốt


 Tốt

Kiểm tra chuyển số bằng tay Không tốt


 Kiểm tra chốt máy ( Stall test ) ,
kiểm tra thời gian chậm tác
động ( Time lag test ) , kiểm tra
 Tốt
hệ thống thuỷ lực và kiểm tra
trên đƣờng.
Kiểm tra hệ thống điều khiển
Tốt
điện tử

 Không tốt 

Sửa chữa hoặc thay thế Sửa chữa hộp số

210
16. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống lái điện tử
16.1. Tháo lắp và nhận biết các triệu chứng hư hỏng của cụm mô tơ trợ lực lái,
cảm biến mô men.
QUY TRÌNH THÁO.
a. Tháo vành tay lái và dẫn động lái.
1. Ngắt kết nối cáp điện âm
từ ắc quy và sau đó đợi ít
nhất 30 giây.
2. Quay vành tay lái sao cho
các bánh xe hƣớng thẳng về
phía trƣớc.
3. Nới lỏng các bu lông có
trên mặt vành tay lái.

4. Ngắt kết nối từ các mô-


đun túi khí và sau đó gỡ
bỏ các mô-đun túi khí từ tay
lái.

Chú ý.
Đừng dùng búa đóng trên
tay lái để tháo bỏ nó, nó có
thể gây hại cho cột tay lái.
5. Nới lỏng các đai ốc khóa
và sau đó tháo tay lái (A) từ
trục tay lái bằng cách sử
dụng một SST (0956 -
11001) .

211
6. Tháo bỏ phía trên cột tay
lái (A) và phần tấm chắn (B)
phía dƣới.

7. Tháo bỏ các lò xo khóa


(A) và công tắc đa chức
năng (B) từ trục tay lái.

8. Tháo tấm chắn (A) bảo vệ


phía dƣới.

9. Nới lỏng các bulông và


sau đó tháo khớp nối (A) ra
khỏi hộp cơ cấu lái.

212
10. Ngắt tất cả các kết
nối tới trục tai lái và các bộ
phận của phần trợ lực điện.
11. Tháo cột tai lái và bộ
phận trợ lực điện bằng cách
bu lông, đai ốc găn kết.

b. Tháo cơ cấu lái ra khỏi xe.

1. Tháo bánh xe phía trƣớc và lốp xe.


2. Nới lỏng các bu lông và sau đó tháo
khớp nối giữa trục lái (A) tới cơ cấu lái.

3. Tháo chốt và nới lỏng các bu lông sau


đó tháo các thanh giằng (A) liên kết ổn
định phía trƣớc.

4. Tháo chốt cố định và nới lỏng bu lông


đầu ngoài đòn ngang sử dụng dụng cụ
chuyên dùng (vam) 09568-34000 để tháo
khớp rô tuyn.

5. Tháo bu lông ở vị trí (A) sau đó tháo


các khớp bản lề.

213
6. Tháo bộ giảm âm phía trƣớc (A) .

7. Tháo các bu lông và đai ốc để gỡ bỏ


thanh giằng dầm ngang.

8. Tháo các bu lông liên kết giữa dầm


ngang và thân xe để gỡ dầm ngang ra
khỏi thân xe.

9. Tháo cơ cấu lái bằng cách nới lỏng các


bu lông liên kết.

c. Tháo chi tiết cơ cấu lái.

214
1. Tháo chụp chắn bụi và phớt chắn bụi
từ trục bánh răng.

2. Nới lỏng các đai ốc khóa sau đó tháo


khớp rô tuyn (B) và đai ốc khóa (A)
từ thanh ngang.

3. Nới lỏng kẹp (A) và (B) sau đó tháo


bọc cao su chắn bụi (C) .

4. Dùng dụng cụ thích hợp để tháo thanh


ngang bằng cách nới lỏng bu lông ở
khớp rô tuyn (A) liên kết với thanh răng
(B) .

5. Tháo ê cu điều chỉnh (A) ra khỏi trục


bánh răng.

215
6. Tháo giăng cao su (B) ra khỏi ê cu
điều chỉnh (A) .

7. Tháo ê cu khoá (A) và tháo ốc điều


chỉnh (B) , lò xo tỳ (C) , Bạc vành khăn
(D) .

8. Tháo các (B) ra khỏi bạc vành khăn


(A) .

9. Kéo trục bánh răng (A) ra khỏi cơ cấu


lái.

10. Kéo thanh răng (A) ra khỏi vỏ cơ cấu


lái.

d. Tháo chi tiết phần trợ lực điện.

216
1. Nới lỏng các bu lông để tháo khớp các
đăng nối trục lái với phần trợ lực điện.

2. Dùng đột để đánh dấu lên đầu bu lông


(A) .
3. Nới lỏng các bu lông bằng cách sử
dụng tô vít và tháo khóa chính (B) lắp
ráp ở cột tay lái.

QUY TRÌNH LẮP:


Quy trình lắp ngƣợc với quá trình tháo.
Chú ý.
- Phải dùng tay bắt nhẹ sau đo dùng dụng cụ để siết chặt đệ tránh hiện tƣợng sai ren.
Đơn vị tính lực siết Nm (kgf. m, lb-ft)
Siết bằng tay: 13 ~ 18 (1.3 ~ 1.8, 9. 4 ~ 13)
Hệ thống lái trợ lực điện: 30 đến 35 (3.0 đến 3.5, 22 đến 25)
- Cần bôi một lớp mỡ chuyên dùng lên các chi tiết trƣớc trƣớc khi lắp ráp…
- Phái chú ý lắp đúng các vị trí đã đánh đấu săn.
- Các vòng gioăng không nên dùng lại mà phải thay mới mỗi khi bảo dƣỡng sửa chữa.
MỘT SỐ HƢ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Bảng 3.1 Một số hƣ hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

STT Hiện tƣợng Nguyên nhân Xử lý


Lốp trƣớc không đủ áp suất, Bơm đủ áp suất
mòn hoặc thay lốp
1 Lái nặng
Khớp cầu treo trƣớc rơ Kiểm tra, thay thế
Lắp ráp cơ cấu lái không đúng Kiểm tra cơ cấu

217
lái

Mô tơ trợ lực hỏng Thay mô tơ trợ


lực
Hệ thống nguồn và ắc qui hƣ Kiểm tra ắc qui,
hỏng thay nếu cần
Nguồn của ECU không đủ Kiểm tra nguồn
ECU
ECU hỏng Thay ECU
Vị trí “không “ của vành lái báo Chuẩn lại cảm
không chính xác. biến mô men

Lốp trƣớc không đủ áp suất, Bơm đủ áp suất


mòn hoặc thay lốp

Khớp cầu treo trƣớc rơ Kiểm tra, thay thế


Hiệu quả lái khi
Lắp ráp cơ cấu lái không đúng Kiểm tra cơ cấu
2 quay phải và quay
lái
trái khác nhau
Càm biến mô men trong cọc lái Thay thế
hỏng

Cọc lái trục trặc Kiểm tra

Mô tơ trợ lực hỏng Thay thế

ECU hỏng Thay thế

Khớp cầu treo trƣớc rơ Kiểm tra, thay thế


Cảm biến tốc độ hỏng Thay thế
Khi chuyển động lực Điều khiển ECU bị trƣợt Kiểm tra
lái không thay đổi
Cảm biến mô men trong cọc lái Thay thế
theo vận tốc chuyển
3 hỏng
động hoặc vành lái
không trả về vị trí Cọc lái trục trặc Kiểm tra
trụng gian Mô tơ trợ lực hỏng Thay thế
Hệ thống mạng CAN hỏng Kiểm tra, sửa
chữa
4 Có ma sát khi quay Mô tơ trợ lực hỏng Thay thế

218
vành lái ở vận tốc Cọc lái trục trặc Kiểm tra
thấp

Có tiếng kêu khi Mô tơ trợ lực hỏng Thay thế


đánh vành lái với tốc
5
độ chậm khi xe
dừng
Vành lái rung và có Mô tơ trợ lực hỏng Thay thế
tiếng ồn khi quay
Cọc lái trục trặc Kiểm tra
vành lái khi xe đứng
yên
6
Điện áp nguồn của ECU

Đèn P/S luôn bật Giắc báo tín hiệu P/S chập

Nguồn ECU không đủ

Không chuẩn Đoản mạch giữa hai đầu TS và


thể
7 “không“ cho cảm CG
biến mô men Nguồn ECU không đủ

16.2. Lập quy trình chẩn đoán và sửa chữa hư hỏng của hệ thống.
QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN- BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG.
Hệ thống lái trợ lực điện cực kỳ phức tap và tinh vi, khi xảy ra sự cố lỗi kỹ thuật
có thể dẫn tới không lái đƣợc xe, kết qủa trợ lực không đạt hay khi lái xe không đi
thẳng khi vô lăng để vị trí đi thẳng, khi xe xuất hiện lỗi kĩ thuật không dễ dàng phát
hiện ra nó nằm ở khu vực, cơ cấu nào. Để giúp ngƣời sử dụng xe và kĩ thuật viên phát
hiện nhanh chóng và sửa chữa kịp thời, ECU đƣợc trang bị hệ thống tích hợp tự chẩn
đoán. Nó sẽ ghi lại toàn bộ các cơ cấu có trong hệ thống và làm đèn sáng để kiểm tra,
thông báo cho lái xe biết rằng trong hệ thống đã có sự cố. Trong mạng điện của xe
đƣợc bố trí những giắc hở (đƣợc đậy nắp bảo vệ) đƣợc gọi là giắc kiểm tra. Đối với
KIA các thao tác gồm 2 bƣớc:
Normal mode: Để tìm chuẩn đoán hƣ hỏng ở các bộ phận xe.
Test mode: Dùng để xóa bộ nhớ cũ và nạp lại từ đầu sau khi đã sửa chữa hƣ hỏng.
Normal mode phải đáp ứng các điều kiện sau:
Hiệu điện thế ắc quy bằng hoặc lớn hơn 11V.

219
Cánh bƣớm ga đóng hoàn toàn (công tắc cảm biến vị trí bƣớm ga đóng) .
Tay số ở vị trí N.
Ngắt tất cả các công tắc tải điện khác.
Bật công tắc về vị trí ON (không nổ máy) .
Dùng đoạn dây điện nối tắt hai đầu của dây kiểm tra: cực E1 và TE1.Khi đó đèn check
chớp theo những nhịp phụ thuộc vào tình trạng của hệ thống.
Test mode phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Hiệu điện thế của ắc quy bằng hoặc lớn hơn 11.
Công tắc của cảm biến vị trí bƣớm ga đóng.
Tay số ở vị trí N.
Khi dùng máy chẩn đoán:
Nối máy chẩn đoán với giắc nối DCL3.
Bật khóa điện ON và vào chế độ kiểm tra bằng cách làm theo hƣớng dẫn trên màn
hình tự chẩn đoán.
Chú ý: phải nối đúng các cực của giắc nối nếu không có thể gây ra hƣ hỏng.
Sau khi nối xong đèn báo sẽ tự nhấp nháy, ghi lại mã nháy và tra theo mã đó.
ECU dùng kết nối ISO 15765-4.Sự bố trí các cực của giắc DCL3 tuân theo tiêu
chuẩn ISO 15031-03 và phù hợp với định dạng của ISO 15764-4.
Kí hiệu (số cực) Mô tả cực Điều kiện Điều kiện tiêu
chuẩn

SIL (7) - SG(5) Đƣờng trụyền [+] Trong khi trụyền Tạo xung
giữ liệu.
CG(4) mát thân xe Mát thân xe Mọi điều kiện Dƣới 1Ω

SG5 (mát thân xe) Cực nối mát tín Mọi điều kiện Dƣới 1Ω
hiệu

BAT(16) mát thân Cực dƣơng ắc quy Mọi điều kiện Từ 11 tới 14 V
xe

CANH(6) - Đƣờng trụyền CAN Khóa điện OFF Từ 54 tới 69 Ω


CANL(14)
CANH(6) -cực Đƣờng trụyền Khóa điện OFF 6 K Ω hay cao hơn

220
dƣơng ắc quy CAN-HIGH

CANH(6) - CG(4) Đƣờng trụyền Khóa điện OFF 200Ω trở lên
CAN-HIGH
CANL(14) -cực Đƣờng trụyền CAN
dƣơng ắc quy LOW Khóa điện OFF 6 K Ω hay cao hơn

CANL(14) -CG(4) Đƣờng trụyền CAN Khóa điện OFF 200Ω trở lên
LOW

Chú ý: trƣớc khi đo điện trở hãy đợi ít nhất 1 phút và không bật tắt khóa điện (công tắc
động cơ) hay các công tắc khác, và không thao tác với bất kì cửa nào.
Khi nối máy chẩn đoán ta đọc mã lỗi xong rồi tìm theo mã lối mà kiểm tra sửa chữa.
Khi không dùng máy chẩn đoán.
Tắt khóa điện OFF và nối các cực 12(TS) và 4(CG) của giắc DCL3.
Bật khóa điện ON(IG)
Theo dõi nhịp đèn sang và ghi lại mã lỗi.
Kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa cơ cấu cơ khí.
Lốp trƣớc không đủ căng hoặc mòn không đều.
Kiểm tra xem các lốp có bị mòn hay không hay áp suất lốp đã chính xác chƣa.
Áp suất lốp khi lốp còn nguội nhƣ sau:

Kích thƣớc lốp Phía trƣớc Phía sau kPa(kgf/cm2


kPa(kgf/cm2)

185/60R15 84H 220 (2.2) 210 (2.1)


175/65R14 82H 230 (2.3) 210 (2.1)

Dùng đồng hồ so kiểm tra độ đảo của lốp: độ đảo của lốp phải nhỏ hơn 1, 4mm.

221
Hình: 3.2. kiểm tra độ đảo của lốp.
Đảo lốp: ta tiến hành đảo lốp nhƣ trong hình minh họa.
Trƣờng hợp lốp dự phòng không cùng kích cỡ với lốp tiêu chuẩn (nhìn từ trên
xuống) .

Trƣờng hợp lốp dự phòng và lốp tiêu chuẩn có cùng kích thƣớc (nhìn từ trên xuống) .

Kiểm tra cân bằng bánh xe.


Kiểm tra và cân bằng bánh xe với bánh xe đẫ đƣợc tháo ra khỏi xe.
Nếu cần thiết hãy tiến hành cân bằng trên xe.
Độ không cân bằng sau khi điều chỉnh là 8gam trở xuống.
Kiểm tra vòng bi moay ơ cầu trƣớc:
Tháo bánh trƣớc
Tháo càng phanh đĩa: ta tháo bu lông và tách cảm biến tốc độ khỏi cam laí. Khi
tháo ta
Chú ý: nhƣ sau: giữ cho đầu cảm biến tốc độ và phần lắp ráp khỏi bị dị vật bám vào.
Tháo cảm biến tốc độ nhƣng không đƣợc xoay nó ra khỏi góc lắp ban đầu của cảm
biến.

222
Hình: 3.4. Kiểm tra vòng bi moay ơ.
Kiểm tra độ rơ moay ơ cầu xe: dung đồng hồ xo kiểm tra độ rơ ở gần tâm của
moay ơ cẫu xe. Độ rơ tố đa là 0, 05mm, nếu độ rơ vòng bi vƣợt qua dƣới hạn này ta
tiến hành thay moay ơ và vòng bi.
Dung đồng hồ xo kiểm tra độ đảo bề mặt của moay ơ cầu xe, nếu độ đảo vƣợt
quá 0, 05mm ta tiến hành thay moay ơ và vòng bi.
Góc đặt bánh trƣớc không đúng.
Kiểm tra xem các lốp có bị mòn hay không hay áp suất lốp đúng chƣa.
Dùng đồng hồ so kiểm tra độ đảo của lốp. Độ đảo của lốp phải nhỏ hơn 1, 4mm.
Đo chiều cao xe.
Các điểm đo:
Khoảng sáng gầm xe tại tâm bánh trƣớc: A.
Khoảng sáng gầm xe tại tâm của bu lông trƣớc bắt đòn treo dƣới B.
Khoảng sáng gầm xe tai tâm bánh sau: C.
Khoảng sáng của bu lông bắt dầm cầu: D.
Chú ý: nhún xe lên xuống vài lần ở các góc xe để ổn định hệ thống treo trƣớc khi kiểm
tra độ cao.
Chiều cao xe:
Kích thƣớc lốp A-B C-D

185/60R15 85 mm 16mm

223
Hình: 3.5. đo chiều cao xe.
Kiểm tra góc quay bánh xe:

Hình: 3.6. Kiểm tra góc đặt bánh xe.


Quay vô lăng hoàn toàn sang phải và sang trái và đo góc quay bánh xe. Góc quay
bánh xe nhƣ sau:

Kích thƣớc lốp Bánh bên trong Bánh bên ngoài


185/60R15 41o01’ 35o22’
Nếu các góc bánh xe phía trong bên phải và bên trái khác với giá trị tiêu chuẩn,
hay kiểm tra chiều dài đầu thanh răng bên trái và bên phải.
Kiển tra các góc CAMBER- CASTER VÀ KINGPIN.
Để bánh trƣớc lên tâm của dụng cụ đo góc đặt bánh xe:

Hình: 3.7. kiểm tra góc CASTER


Tháo nắp chụp bánh xe.

224
Đặt dụng cụ đo góc CAMBER- CASTER VÀ KINGPIN và gắn nó vào tâm của
moay ơ cầu xe hoặc bán trục.
Kiểm tra các góc CAMBER- CASTER VÀ KINGPIN.

Kích thƣớc lốp Góc CAMBER Góc CASTER Góc KINGPIN


185/60R15 -0o08’+/-45’ 11o13’

Chú ý: tiến hành kiểm tra khi không chất tải(không gắn lốp dự phòng hay dụng cụ trên
xe. Dung sai cho sự chênh lệch giữa các bánh xe trái và phải là 30’ hay nhỏ hơn cho cả
2 góc CAMBER và CASTER.
Sau khi kiểm tra xong ta tháo đồng hồ đo góc CAMBER- CASTER VÀ KINGPIN và
miếng gá.
Lắp nắp chụp lên xe. Nếu các góc CAMBER- CASTER VÀ KINGPIN không
nằm trong vùng tiêu chuẩn sau khi đã điều chỉnh đúng góc CANBER, hãy kiểm tra lại
các chi tiết của hệ thống treo xem có bị hỏng và mòn không.
Điều chỉnh góc CAMBER:
Tháo bánh trƣớc.
Thảo bu lông, cảm biến tốc độ và ống mềm ra.
Tháo 2 đai ốc phía đƣới của bộ giảm chấn ra. Chý ý hãy giữ cho bu lông khỏi bị quay
khi nới lỏng và tháo các đai ốc.
Lau sạch các bề mặt của bộ giảm chấn trƣớc và cam lái.
Lắp tạm 2 đai ốc bánh xe lại (bƣớc a) .
Đẩy và kéo moay ơ cầu trƣớc theo hƣớng cần điều chỉnh (bƣớc b) . Momen xiết 164
N*m (1672 kgf/cm2) .
Chú ý: hãy giữ cho bu lông khỏi bị quay khi nới lỏng hay tháo các đai ốc.

Hình: 3.8. kiểm tra góc CAMBER.

225
Xiết chặt 2 đai ốc. mo men xiết 164 N*m(1672 kgf/cm2) .
Lắp ống mềm và cảm biến tốc độ bằng bu lông. Momen xiết 29 N*m (300 kgf/cm2) .
Chú ý khi lắp chúng ta không đƣợc làm xoắn ống mềm.
Lắp bánh trƣớc vào. Momen xoắn 103 N*m (1050kgf/cm2) .
Kiểm tra độ chụm:
Kích thƣớc lốp A+B C-D

185/60R15 0009’ +/- 1, 6 +/- 2, 0


20 mm

Chú ý: chỉ đo kích thƣớc C-D khi không thể đo đƣợc kích thƣớc A+B. nếu độ chụm
không nhƣ tiêu chuẩn, hãy điều chỉnh các đầu thanh nối.
Điều chỉnh độ chụm:
Đo chiều dài ren của các đầu thanh răng bên phải và bên trái. Độ lệch nhỏ hơn 1,
5 mm.

Hình: 3.9. điều chỉnh độ chụm.

Tháo các kẹp bắt cao su chắn bụi thƣớc lái.


Nới lỏng các đai ốc hãm đầu thanh nối.
Điều chỉnh đầu thanh răng nếu sự chênh lệch về chiều dài giữa các đầu thanh răng bên
phải và bên trái không nằm trong phạm vi tiêu chuẩn.
Hãy kéo dài đầu thanh răng ngắn hơn nếu độ chụm đo đƣợc lệch về hƣớng ra
ngoài.
Thu ngắn đầu thanh răng dài hơn nếu độ chụm đo đƣợc không hƣớng vào trong.
Vặn các đầu thanh răng bên phải và bên trái một lƣợng bằng nhau để điều chỉnh độ
chụm.
Lƣu ý khi điều chỉnh độ chụm đến các giá trị tiêu chuẩn.
Chắc chắn rằng chiều dài của đầu nối thanh răng trái và phải giống nhau.

226
Kích thƣớc lốp Độ chụm

185/60R15 1, 6 +/- 1, 0 mm
Xiết chặt các đai ốc hãm đến các momen tiêu chuẩn. momen tiêu chuẩn là 75 N*m
(760 kgf/cm2) .
Xiết tạm đai ốc hãm trong khi giữ vào phần lục giác của đầu thanh răng sao cho đai ốc
hãm và đầu thanh răng không quay cùng nhau. Giữ vào phần dẹt của đầu thanh nối và
xiết chặt đai ốc hãm.
Đặt các cao su chắn bụi lên đế.
Dung kìm lắp kẹp của cao su chắn bụi nhƣ hình vẽ sau:

Hình: 3.10. lắp kẹp cao su chắn bụi.

Chú ý: rằng kiểm tra các cau su chắn bụi không bị xoắn.

227
17. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống phanh ABS
17.1. Tháo lắp và nhận biết các triệu chứng hư hỏng của các cảm biến, cụm cơ
cấu chấp hành ABS.
17.1.1. Quy trình tháo lắp cụm xilanh chính và bình chứa dầu phanh
Tháo lắp cụm xilanh chính và bình chứa dầu phanh trên xe xuống
- Ngắt kết nối các chi tiết truyền động.
- Ngắt kết nối cảm biến mức dầu phanh.
- Sử dụng thiết bị hút dầu phù hợp từ bình chứa dầu phanh.

Hình 4.1: Giắc kết nối cảm biến mức dầu phanh

- Ngắt kết nối các đƣờng dầu phanh và đầu cắm các đƣờng ống vào các cổng xilanh
chính.

Hình 4.2: Tháo các đai ốc nối cửa ta của xilanh chính

- Tháo các đai ốc và các xilanh phanh.

228
Hình 4.3: Tháo đai ốc bắt của xilanh chính

- Khi thay thế xilanh chính, thay thế bình chứa dầu phanh.
- Lắp ráp theo thứ tự đảo ngƣợc của quy trình tháo.
- Sau khi thay thế, chảy dầu xilanh chính.
17.1.2. Quy trình tháo lắp cụm xilanh chính và bình chứa dầu phanh
a. Quy trình tháo

TT Bƣớc thực hiện Hình ảnh

1 Tháo cụm xilanh chính


xuống xe
2 Vệ sinh bên ngoài cụm
xilanh chính
3 Tháo bình chứa dầu phanh

229
4 Tháo các con dấu

5 Tháo vòng hãm

6 Tháo piston chính và piston


phụ

7 Dùng cồn làm sạch, kiểm


tra hƣng hỏng của xilanh
chính

b. Quy trình lắp


TT Bƣớc thự hiện Hình ảnh
1 Dùng dầu phanh sạch để
bôi trơn con dấu, piston và
lỗ xilanh chính

230
2 Lắp piston thứ cấp

3 Lắp piston chính

4 Lắp vòng hãm

5 Lắp các con dấu

6 Lắp bình chứa dầu phanh

231
7 Lắp cụm xilanh chính lên
xe

17.1.3. Quy trình tháo lắp trợ lực phanh


a. Quy trình tháo

TT Bƣớc thực hiện Hình ảnh


1 Tháo chốt và vòng đệm

2 Tháo đai ốc bắt bàn đạp phanh


với khung xe

3 Tháo thanh đẩy từ bàn đạp


phanh đến trợ lực phanh

4 Tháo chi tiết truyền động

232
5 Tháo 2 đầu nối gắn liền với
đƣờng ống nạp

6 Ngắt các kết nối còn lại với


đƣờng ống nạp và giữ lại clip

7 Tháo các đƣờng dầu, đầu ra


của ống phanh và xilanh
chính, sau đó tháo xilanh
chính

8 Tháo trợ lực phanh

b. Quy trình lắp


Quy trình lắp thực hiện ngƣợc lại so với quy trình tháo
17.1.4. Quy trình tháo lắp cơ cấu phanh

233
a. Quy trình tháo

TT Bƣớc thực hiện Hình ảnh

1 Tháo bánh xe và lốp xe


2 Tháo các đoạn giữ calip

3 Tháo các calip ra khỏi cơ cấu


phanh

4 Tháo đƣờng ống dẫn dầu


phanh và tháo calip

5 Tháo đệm phanh


- Tháo đệm phanh (bên
ngoài)
- Tháo đệm phanh (phía
trong) của piston

6 Tháo các bulông giữ

234
7 Tháo đĩa phanh

b. Quy trình lắp


Thực hiện ngƣợc lại so với quy trình tháo

17.1.5. Tháo lắp bộ ép phanh (calip)


- Tháo cơ cấu phanh từ trên xe xuống.
- Tháo rời các chi tiết theo thứ tự trong bảng:

1 Ống dẫn hƣớng 5 Piston

2 Đầu nối 6 Vòng chắn bụi


3 Cửa xả e 7 Vòng chặn Piston
4 Vít xả e 8 Thân

Hình 4.4: Thứ tự tháo các chi tiết trong calip

Lắp calip ngƣợc với quá trình tháo calip.


235
4.3.4. Lƣu ý khi tháo lắp các chi tiết
* Tháo piston:
- Đặt một khối gỗ giữa piston của calip và thân calip.
- Sử dụng khí nén thổi qua lỗ xả trên thân calip để tháo piston.
* Vòng chặn Piston:
- Khi tháo vòng chặn piston phải sử dụng dụng cụ bằng nhựa hoặc bằng gỗ.
- Khi lắp vòng chặn piston phải: Bôi trơn vòng chặn piston bằng dầu phanh sạch sau
đó mới lắp.
* Vòng chắn bụi:
- Khi lắp vòng chắn bụi với calip phải dựa trên các giá trị tiêu chuẩn: Trọng lực 1500 –
1600N, tốc độ 1,6 mm/s.
- Khi lắp phải xác định rằng không có khe hở giữa vòng chắn bụi và thân calip.

Hình 4.5: Lắp vòng chắn bui vào thân calip.

* Lắp piston:
- Nhấn piston vào vòng chắn bụi nhƣ thể hiện trong hình.

236
Hình 4.6: Piston và vòng chắn

- Chèn một đoạn gỗ giữa thân và piston, thổi khí nén thông qua các ống lỗ xả và đỡ
piston bằng tay.

Hình 4.7: Tháo piston

- Xác minh rằng miệng vòng chắn bụi bao cuối piston nhƣ thể hiện trong hình.

Hình 4.8: Piston và thân calip

- Nhấn piston vào thân calip hoàn toàn.


17.1.6 Quy trình tháo lắp ABS HU/CM
a. Quy trình tháo ABS HU/CM

237
TT Bƣớc thực hiện Hình ảnh

1 Ngắt kết nối dây cáp từ ắc quy


2 Loại bỏ sạch không khí và
Tháo ống khí.

3 Tháo các kết nối ABS.

4 Ngắt kết nối các đƣờng ống


phanh.

5 Tháo các bu lông.

6 Tháo các bu lông và tháo ABS


HU.

238
7 Tháo các vít và tháo ABS CM.

b. Quy trình lắp ABS HU/CM


- Lắp đặt theo thứ tự đảo ngƣợc của quá trình tháo.
- Sau khi lắp đặt, chảy dầu hệ thống phanh.
- Điều chỉnh hệ thống phanh ABS HU/CM.
17.1.7. Quy trình tháo lắp cảm biến tốc độ bánh xe
- Tháo bánh xe và lốp
- Tháo đệm giữ và kéo ra
khỏi kết nối cảm biến tốc
độ bánh xe ABS.

- Ngắt kết nối cảm biến


tốc độ bánh xe ABS.

239
- Tháo kẹp giữ.

- Tháo các bulông.

- Tháo các bu lông và các


bộ cảm biến tốc độ bánh
xe ABS. Trƣớc khi tháo
phải làm sạch bụi bẩn
xung quanh cảm biến tốc
độ bánh xe ABS.

- Lắp đặt theo thứ tự đảo ngƣợc của quy trình tháo.
17.2. Lập quy trình chẩn đoán và sửa chữa hư hỏng của hệ thống.
Quy trình chẩn đoán hệ thống phanh thông thƣờng
17.2.1. Chẩn đoán hư hỏng thông thường
- Bƣớc 1: Nhận xe của khách và lắng nghe sự miêu tả triệu chứng mà khách hàng cung
cấp
- Bƣớc 2: Phân tích phán đoán hƣ hỏng sơ bộ thông qua triệu chứng
- Bƣớc 3: Giao xe cho kỹ thuật viên
240
- Bƣớc 4: Kỹ thuật viên kiểm tra các chi tiết có thể là nguyên nhân gây ra hƣ hỏng
- Bƣớc 5: Kỹ thuật viên phát hiện hƣ hỏng tiến hành lập phiếu sửa chữa, xin lệnh
Sơ đồ chẩn đoán những hƣ hỏng của hệ thống phanh thông thƣờng:

Hình 3.3: Sơ đồ chẩn đoán hiện tƣợng bó phanh

Hình 3.4:Sơ đồ chẩn đoán lệch phanh

241
Hình 3.5: Sơ đồ chẩn đoán phanh hoạt động không có hiệu quả

Hình 3.6: Sơ đồ chẩn đoán hẫng phanh

242
Hình 3.7: Sơ đồ chẩn đoán tiếng ồn hệ thống phanh

17.2.2. Chẩn đoán những hư hỏng bằng đèn báo


Các hƣ hỏng sự cố của hệ thống phanh rất nhiều, vì vậy ngƣời ta đã chuyển các
dạng hƣ hỏng thành các mã chẩn đoán lỗi DTC (Diagnostic Trouble Code) . Từ các mã
này có thể chuyển thành tín hiệu đƣa ra đèn báo để con ngƣời có thể biết đƣợc nguyên
nhân hƣ hỏng 1 cách nhanh chóng.

Đèn báo hệ thống:


Gồm có 2 đèn báo:
- Đèn báo ABS
- Đèn báo hệ thống phanh

Hình 3.8: Đèn báo ABS


- Khi hệ thống phát hiện một sự cố, nó sẽ bật các đèn báo thích hợp. Tuỳ theo sự cố,
bộ điều khiển-điều phối ABS xác định những đèn báo nào đƣợc bật.
- Mỗi đèn báo sẽ tắt sau khi hết sự cố nhƣng thời gian bộ điều khiển-điều phối ABS tắt
đèn báo là khác nhau giữa các DTC.
- Các đèn báo tự động tắt sau vài giây khi hệ thống ở trạng thái bình thƣờng.

243
- Các đèn báo vẫn bật cho tới khi khoá điện tắt cho dù hệ thống có trở về trạng thái
bình thƣờng hay không.
- Các đèn báo vẫn bật cho tới khi xe chạy, sau khi hệ thống quay trở về trạng thái bình
thƣờng thì mới tắt.
17.2.3. Chẩn đoán hệ thống ABS

Hình 3.9: Sơ đồ mạch hệ thống ABS

On-Board Diagnostic (OBD) :


- Các bài kiểm tra OBD sẽ kiểm tra tính toàn vẹn và chức năng của ABS và các kết
quả đầu ra theo yêu cầu của các bài kiểm tra cụ thể.
- Kiểm tra chẩn đoán OBD:
+ Kiểm tra một cách nhanh chóng hệ thống ABS thƣờng đƣợc thực hiện vào đầu mỗi
quy trình chẩn đoán.
+ Xác minh sau khi sửa chữa để đảm bảo rằng không có lỗi xảy ra trong quá trình dịch
vụ.
- Các bài kiểm tra OBD đƣợc chia thành 3 bài kiểm tra: Đọc/xóa kết quả chẩn đoán,
theo dõi và ghi lại PID và chế độ lệnh hoạt động.
+ Đọc/xoá kết quả chẩn đoán: Chức năng này cho phép bạn đọc hoặc xóa DTCs trong
bộ nhớ của ABS HU/CM.
244
+ PID/dữ liệu giám sát và ghi lại: Chức năng này cho phép bạn truy cập các giá trị dữ
liệu nhất định, tín hiệu đầu vào, giá trị tính toán và thông tin trạng thái hệ thống.
+ Chế độ lệnh hoạt động: Chức năng này cho phép bạn kiểm soát các thiết bị thông
qua các IDS/PDS.
17.2.4. Quy trình đọc DTCs
Kết nối các IDS/PDS với giắc chẩn đoán DLC-2.
Sau khi xe đã đƣợc kết nối, chọn các mục sau từ màn hình khởi động của IDS/PDS.
- Khi sử dụng IDS (máy tính xách tay) .
+ Chọn "Toolbox" (hộp công cụ) .
+ Chọn "Self Test" (tự kiểm tra) .
+ Chọn "Modules" (Môđun) .
+ Chọn "ABS".
- Khi sử dụng PDS (máy tính bỏ túi)
+ Chọn "Module Test" (kiểm tra môđun) .
+ Chọn "ABS".
+ Chọn "Self Test" (tự kiểm tra) .
Xác minh DTC theo các hƣớng dẫn trên màn hình. Nếu bất kỳ DTCs đƣợc hiển thị,
thực hiện xử lý sự cố theo sự kiểm tra DTC tƣơng ứng.
Sau khi hoàn thành việc sửa chữa, xóa tất cả DTCs đƣợc lƣu trữ trong hệ thống phanh
ABS.

Hình 3.10: Vị trí giắc chẩn đoán DLC-2

17.2.5. Quy trình xóa DTCs


Kết nối các IDS/PDS với giắc chẩn đoán DLC-2.

245
Sau khi xe đã đƣợc kết nối, chọn các mục sau từ màn hình khởi động của IDS/PDS.
- Khi sử dụng IDS (máy tính xách tay) .
+ Chọn "Toolbox".
+ Chọn "Self Test".
+ Chọn "Modunles".
+ Chọn "ABS".
- Khi sử dụng PDS (máy tính bỏ túi) .
+ Chọn "Module Test".
+ Chọn "ABS".
+ Chọn "Self Test".
Xác minh DTC theo các hƣớng dẫn trên màn hình.
Nhấn nút “Clear” trên màn hình DTC để xóa DTC.
Xác minh rằng DTCs không đƣợc hiển thị.
17.2.6. Theo dõi và ghi lại PID/dữ liệu
Kết nối các IDS/PDS giắc chẩn đoán DLC-2.
Sau khi xe đã đƣợc kết nối, chọn các mục sau từ màn hình khởi động của IDS/PDS.
- Khi sử dụng IDS (máy tính xách tay) .
+ Chọn "Toolbox".
+ Chọn "Data Logger" (ghi dữ liệu) .
+ Chọn "Modules".
+ Chọn "ABS".
- Khi sử dụng PDS (máy tính bỏ túi) .
+ Chọn "Module Test".
+ Chọn "ABS".
+ Chọn "Data Logger".
Chọn PID áp dụng từ bảng PID.
Xác minh dữ liệu PID theo các hƣớng dẫn trên màn hình.
17.2.7. Quy trình hoạt động chế độ lệnh
Kết nối các IDS/PDS với giắc kết nối DLC-2.
246
Sau khi xe đã đƣợc kết nối, chọn các mục sau từ màn hình khởi động của IDS/PDS.
- Khi sử dụng IDS (máy tính xách tay) .
+ Chọn "Toolbox".
+ Chọn "Data Logger".
+ Chọn "Modunles".
+ Chọn "ABS".
- Khi sử dụng PDS (máy tính bỏ túi) .
+ Chọn "Module Test".
+ Chọn "ABS".
+ Chọn "Data Logger".
Chọn chế độ lệnh hoạt động từ bảng PID.
Thực hiện các chế độ lệnh hoạt động, kiểm tra hoạt động đối với từng bộ phận. Nếu
không có âm thanh hoạt động từ rơle, motor và điện từ sau khi kiểm tra chế độ lệnh
hoạt động đƣợc thực hiện, có thể là có sự hở hoặc ngắn mạch hệ thống dây điện, rơle,
motor hoặc điện từ.
Bảng 3.1: Bảng mã lỗi DTC
DTC
Hƣ hỏng của chi tiết, cụm chi tiế
IDS/PDS

B1342 ABS HU/CM

B1676 Hệ thống cấp điện


B2477 Cấu hình ABS HU/CM
B2900 PCM truyền thông

C1095 Motor bơm, motor rơle

C1145 Cảm biến tốc độ bánh xe RF

C1155 Cảm biến tốc độ bánh xe LF


C1165 Cảm biến tốc độ bánh xe RR
C1175 Cảm biến tốc độ bánh xe LR
C1233 Cảm biến rotor ABS LF
C1234 Cảm biến rotor ABS RF

247
C1235 Cảm biến rotor ABS RR

C1236 Cảm biến rotor ABS LR


C1730 G-sensor

C1805 PCM truyền thông

C2769 G-sensor
C2770 G-sensor
U1900 CAN dòng
U2023 CAN dòng

CÁC TRIỆU CHỨNG HƢ HỎNG


Kiểm tra các triệu chứng, và thực hiện xử lý sự cố theo số lƣợng thích hợp.

TT Triệu chứng Bộ phận có thể hƣ hỏng

ABS HU/CM

Không báo đèn ABS cũng không báo đèn Cụm thiết bị
1 cảnh báo phanh hệ thống khi khoá điện CAN thông tin liên lạc
đƣợc chuyển sang vị trí ON. Cụm cung cấp điện
Cụm GND

Đèn báo ABS không sáng khi khoá điện


2 Cụm thiết bị
đƣợc chuyển sang vị trí ON.

Đèn báo hệ thống phanh không sáng khi Cụm thiết bị


3
khoá điện đƣợc chuyển sang vị trí ON.

ABS HU/CM
Cụm thiết bị

Cả hai đèn báo ABS và đèn báo phanh hệ CAN thông tin liên lạc
4 thống sáng trên 4 giây hoặc hơn khi khoá Ắc quy
điện đƣợc chuyển sang vị trí ON. Hệ thống tính toán
ABS HU/CM cung cấp điện
ABS HU/CM GND

Đèn báo ABS sáng trên 4 giây hoặc hơn


5 ABS HU/CM
khi khoá điện đƣợc chuyển sang vị trí
248
ON. Cụm thiết bị

ABS HU/CM
Đèn cảnh báo hệ thống phanh sáng trên 4
Cụm thiết bị
6 giây hoặc hơn khi khoá điện đƣợc chuyển
Dầu phanh
sang vị trí ON.
Chuyển đổi phanh

ABS HU/CM
Có một sự cố trong hệ thống cho dù đèn
Kích thƣớc lốp, áp suất lốp
7 báo ABS, đèn báo hệ thống phanh không
Phanh thông thƣờng
sáng.
Phanh ống tuyến

a. Không báo đèn ABS cũng không báo đèn cảnh báo phanh hệ thống khi khoá điện
đƣợc chuyển sang vị trí ON
* Trình tự chẩn đoán:

Bƣớc Kiểm tra Tiến hành


1 Kiểm tra DTCs có đƣợc lƣu trong bộ Có Thực hiện áp dụng kiểm tra
nhớ của ABS HU/CM không? DTC
Không Kiểm tra các cụm thiết bị.
Nếu cụm thiết bị này là bình
thƣờng, kiểm tra thông tin
liên lạc CAN.
Nếu cụm công cụ có một sự
cố, đi đến bƣớc tiếp theo.
2 Kiểm tra đèn báo hệ thống phanh và Có Thay thế cụm thiết bị
đèn ABS có gặp sự cố không?
Không Thực hiện bƣớc tiếp theo

3 Kiểm tra cụm cung cấp nguồn cho Có Thực hiện bƣớc tiếp theo
cầu chì có bình thƣờng không?
Không Sửa chữa , thay thế nếu cần
Lắp đặt cầu chì có cƣờng đồ
dòng điện thích hợp

*4 Kiểm tra dây dẫn giữa cụm cung cấp Có Thay thế cụm thiết bị
điện và cụm thiết bị xem có thông Không
Kiểm tra cho mở mạch trong
mạch hay không?
hệ thống dây điện giữa các

249
- Bật khoá điện đến vị trí ON. cụm thiết bị và mát.
- Điện áp đo tại cụm công cụ kết nối Sửa chữa hoặc thay thế nếu
3O thiết bị đầu cuối có đƣợc 12V cần thiết.
không? Thay thế ABS HU/CM.
Cụm dây thiết bị và phụ kiện kết nối

Khi thực hiện việc kiểm tra xử lý sự cố có dấu hoa thị (*) , hơi lắc hệ thống dây điện
và kết nối trong khi thực hiện kiểm tra để xác định xem liệu các điểm có tiếp xúc kém
không, nó là nguyên nhân của bất kỳ trục trặc.Từ đó, xác minh rằng các kết nối, thiết
bị đầu cuối và dây nịt dây đƣợc kết nối một cách chính xác và không bị hƣ hại.
b. Đèn báo ABS không sáng khi khoá điện đƣợc chuyển sang vị trí ON
Cần kiểm tra cụm thiết bị.
c. Đèn báo hệ thống phanh không sáng khi khoá điện đƣợc chuyển sang vị trí ON
Cần kiểm tra cụm thiết bị
d. Cả hai đèn báo ABS và đèn báo phanh hệ thống sáng trên 4 giây hoặc hơn khi khoá
điện đƣợc chuyển sang vị trí ON
* Trình tự chẩn đoán:

Bƣớc Kiểm tra Tiến hành

1 Kiểm tra nguồn cấp cho cầu chì ABS Có Thực hiện bƣớc tiếp theo
HU/CM có bình thƣờng không?
Không Sửa chữa thay thế nếu cần
Lắp đặt cầu chì phù hợp với
dòng điện

2 Kiểm tra đầu nối giữa ABS HU/CM Có Nếu thông báo lỗi thông tin
với DTC-2 liên lạc đƣợc hiển thị ngay
- Thực hiện kiểm tra DTC. sau khi kiểm tra theo trình tự
- Xem có bất kỳ thông báo lỗi hiển hiển thị trên M = MDS, đi
thị liên quan đến thông tin liên lạc đến bƣớc 6.
giữa các ABS HU/CM và IDS/PDS
Không Thực hiện bƣớc tiếp theo

250
không?

3 Kiểm tra DTCs có đƣợc lƣu trong bộ Có Thực hiện áp dụng kiểm tra
nhớ của ABS HU/CM không? DTC
Không Kiểm tra các cụm thiết bị.
Nếu cụm thiết bị này là bình
thƣờng, kiểm tra thông tin
liên lạc CAN.
Nếu cụm công cụ có một sự
cố, đi đến bƣớc tiếp theo.
4 Kiểm tra điện áp ắc quy có bình Có Thực hiện bƣớc tiếp theo
thƣờng không? Không Kiểm tra ắc quy và hệ thống
tính toán

5 Cho động cơ chạy không tải và có tải Có Thực hiện bƣớc tiếp theo
điện (nhƣ A/C, đèn pha) thì hệ thống Không
Kiểm tra hệ thống nạp
nạp phải bình thƣờng
6 Kiểm tra hệ thống cấp điện của ABS Có Thay thế ABS HU/CM
HU/CM
- Ngắt kết nối ABS HU/CM.
Không Sửa chữa hệ thống dây điện
- Bật khoá điện đến vị trí ON.
giữa ABS HU/CM với mát
- Kiểm tra điện áp của thiết bị đầu
cuối AK có xấp xỉ 8V không
7 Kiểm tra đầu nối ABS HU/CM với Có Nếu một thông báo lỗi sự cố
mát: sẽ đƣợc hiển thị trên
- Bật khoá điện đến vị trí Lock. IDS/PDS trong bƣớc 1 kiểm
- Xem có sự thông mạch giữa thiết bị tra, đi đến bƣớc tiếp theo.
đầu cuối A và mát không? Nếu một thông báo lỗi sự cố
không đƣợc hiển thị trên
IDS/PDS trong bƣớc 1 kiểm
tra, xử lý sự cố đƣợc hoàn tất.
Không Sửa chữa hệ thống dây dẫn
giữa ABS HU/CM với mát
8 Kiểm tra dây nối giữa ABS HU/CM Có Thực hiện bƣớc tiếp theo
với DLC-2
Không Sửa chữa hệ thống dây điện

251
- Xem có sự thông mạch giữa thiết bị giữa ABS HU/CM và
đầu cuối AQ và DLC-2 không? DLC-2.

9 Kiểm tra dây nối ABS HU/CM và Có Sửa chữa hệ thống dây điện
DLC-2 nối với nguồn: giữa ABS HU/CM và
- Xem có khoảng điện áp 12 V tại kết DLC-2.
nối thiết bị đầu cuối AQ không?
Không Thực hiện bƣớc tiếp theo
10 Kiểm tra dây nối ABS HU/CM và Có Sửa chữa hệ thống dây điện
DLC-2 nối với mát giữa ABS HU/CM và
- Xem có sự thông mạch giữa thiết bị DLC-2.
đầu cuối AQ và DLC-2 không?
Không Thay thế ABS HU/CM

Cụm dây nối ABS HU/CM, phụ kết nối

Cụm thiết bị dây nối, phụ kết nối

e. Đèn báo ABS sáng trên 4 giây hoặc hơn khi khoá điện đƣợc chuyển sang vị trí ON
* Trình tự chẩn đoán:

Bƣớc Kiểm tra Tiến hành


1 Kiểm tra sự thông mạch và ngắn Có Nếu hiển thị thông báo lỗi
mạch của dây nối ABS HU/CM và thông tin liên lạc sau khi
DLC-2: kiểm tra theo trình tự trong
- Thực hiện kiểm tra DTC. IDS/PDS, chuyển sang bƣớc
- Xem có bất kỳ thông báo lỗi hiển thị 4.
liên quan đến thông tin liên lạc giữa
Không Thực hiện bƣớc tiếp theo
ABS HU/CM và ID /PDS không?
2 Kiểm tra DTCs có đƣợc lƣu trong bộ Có Kiểm tra các DTC

252
nhớ ABS HU/CM hay không? Không Kiểm tra cụm thiết bị:
Nếu cụm thiết bị là bình
thƣờng, đi đến bƣớc tiếp
theo.
Nếu cụm thiết bị có một sự
cố, sửa chữa cụm thiết bị, đi
đến bƣớc tiếp theo.
3 Kiểm tra sự thông mạch của dây nối Có Thực hiện bƣớc tiếp theo
giữa ABSHU/CM và DLC-2
Không Sửa chữa hoặc thay thế hệ
- Ngắt kết nối ABS HU/CM.
thống dây giữa ABS HU/CM
- Xem có sự liên tục giữa thiết bị đầu và DLC-2
cuối AQ và DLC-2 không?

4 Kiểm tra dây giữa ABS HU/CM và Có Sửa chữa hoặc thay thế hệ
DLC-2 nối đến nguồn thống dây giữa ABS HU/CM
- Xem có khoảng điện áp 12 V tại kết và DLC-2
nối thiết bị đầu cuối AQ không?
Không Thực hiện bƣớc tiếp theo
5 Kiểm tra dây giữa ABSHU/CM và Có Sửa chữa hoặc thay thế hệ
DLC-2 nối mát: thống dây giữa ABS HU/CM
Xem có sự liên tục giữa các kết nối và DLC-2
thiết bị đầu cuối H, L và mát không? Không Thay thế ABS HU/CM

f. Đèn cảnh báo hệ thống phanh sáng trên 4s hoặc hơn khi khoá điện đƣợc chuyển
sang vị trí ON
* Trình tự chẩn đoán:

Bƣớc Kiểm tra Tiến hành

1 Kiểm tra dầu phanh có đủ không? Có Thực hiện bƣớc tiếp theo
Không Thêm dầu phanh
2 Kiểm tra DTCs có đƣợc lƣu trong bộ Có Kiểm tra các DTC
nhớ ABS HU/CM hay không?
Không Thực hiện bƣớc tiếp theo
3 Kiểm tra công tắc phanh đậu xe: Có Thay thế công tắc phanh
- Ngắt kết nối công tắc phanh đậu xe. Không Nối mát trong hệ thống dây
- Xem có hệ thống đèn báo phanh có điện giữa cụm thiết bị (hệ
tín hiệu khi khóa điện chuyển sang vị
thống phanh đèn cảnh báo)

253
trí ON hay không? và chuyển đổi phanh.
Kiểm tra sửa chữa các cụm
thiết bị
4 Kiểm tra dây giữa ABSHU/CM và Có Thực hiện bƣớc tiếp theo
DLC-2
Không Sửa chữa hoặc thay thế hệ
- Ngắt kết nối ABS HU/CM.
thống dây giữa ABS HU/CM
- Kiểm tra xem có sự liên tục giữa
và DLC-2
thiết bị đầu cuối AQ và DLC-2
không?

5 Kiểm tra dây giữa ABS HU/CM và Có Sửa chữa hoặc thay thế hệ
DLC-2 nối đến nguồn thống dây giữa ABS HU/CM
- Kiểm tra xem có khoảng điện áp và DLC-2
12V tại kết nối thiết bị đầu cuối AQ?
Không Thực hiện bƣớc tiếp theo

6 Kiểm tra dây nối ABS HU/CM và Có Sửa chữa hệ thống dây điện
DLC-2 nối với mát giữa ABS HU/CM và DLC-
- Xem có sự liên tục giữa thiết bị đầu 2.
cuối AQ và DLC-2 không?
Không Thay thế ABS HU/CM

g. Có một sự cố trong hệ thống cho dù đèn báo ABS, đèn báo hệ thống phanh không
sáng
* Trình tự chẩn đoán:
Bƣớc Kiểm tra Tiến hành

1 Kiểm tra DTCs có đƣợc lƣu trong bộ Có Kiểm tra các DTC
nhớ ABS HU/CM hay không?
Không Thực hiện bƣớc tiếp theo

2 Kiểm tra hệ thống thủy lực ABS có Có Kiểm tra hệ thống phanh
bình thƣờng hay không? thông thƣờng
Không Nếu các bánh xe không quay
thay thế ABS HU/CM.
Nếu bánh xe quay nhƣng đặt
trong đó bánh xe quay là
không chính xác: kiểm tra
phanh đƣờng ống

254

You might also like