You are on page 1of 130

HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM

CHI HỘI TRƢỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP.HCM

TÀI LIỆU BỒI HUẤN NÂNG BẬC


CÔNG NHÂN KỸ THUẬT ĐIỆN

Phần
QUẢN LÝ – VẬN HÀNH –
SỬA CHỮA LƢỚI ĐIỆN
Bậc 3/7

1
180 / 700
Mục lục

CHƢƠNG 1: QLSC ĐƢỜNG DÂY TRÊN KHÔNG.....................................................5


1.1. Các ký hiệu đường dây trên không ............................................................................5
1.1.1. Kí hiệu chung: ....................................................................................................5
1.1.2. Các vị trí trụ của đường dây trên không. ...........................................................7
1.1.3. Các loại chằng cơ bản: .....................................................................................12
1.2. Khái niệm và phân loại ............................................................................................15
1.2.1. Khái niệm .........................................................................................................15
1.2.2. Phân loại chằng ................................................................................................16
1.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật của các bộ chằng .....................................................................16
1.3.1. Vật tư bộ chằng ................................................................................................16
1.3.2. Một số tiêu chuẩn chung cho các bộ chằng .....................................................19
1.4. Hành lang an toàn lưới điện: ...................................................................................20
1.4.1. Khoảng cách cách điện nhỏ nhất giữa phần mang điện và phần được nối đất
của đường dây: ...........................................................................................................20
1.4.2. Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn trần của 1 mạch theo điều kiện quá
điện áp khí quyển: ......................................................................................................20
1.4.3. Khoảng cách giữa các dây của ĐDK: ..............................................................20
1.4.4. Hành lang bảo vệ đường dây trên không: ........................................................20
1.5. Biện pháp an toàn khi đấu nối và hoàn chỉnh đường dây trên không: ....................21
1.5.1. Các công tác hoàn chỉnh đường dây. ...............................................................21
1.5.2. Biện pháp an toàn.............................................................................................23
1.5.3. Đấu Nối ............................................................................................................24
1.5.4. Biện pháp an toàn khi làm việc trên đường dây trên không. ...........................24
1.6. Chế độ kiểm tra QLVHSC đường dây. ...................................................................26
1.6.1. Các biện pháp an toàn khi kiểm tra đường dây ...............................................26
1.6.2. Các loại kiểm tra và chu kỳ kiểm tra ...............................................................26
1.7. Qui trình sử lý sự cố đường dây: .............................................................................28
1.7.1. Xử lý của Nhân viên vận hành khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ
35 kV trở xuống. ........................................................................................................28
1.7.2. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV
trở xuống ....................................................................................................................28
1.7.3. Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp từ 35 Kv trở xuống .....29
CHƢƠNG 2: QLVHSC TRẠM BIẾN ÁP 1 PHA, 3 PHA. ..........................................30
2.1. Các kí hiệu của trạm biến áp của đường dây trên không: .......................................30

2
181 / 700
2.1.1. Thiết bị đóng cắt ..............................................................................................30
2.1.2. Thiết bị khác ....................................................................................................31
2.1.3. Trạm biến áp ....................................................................................................31
2.1.4. Các vật tư thường gặp ......................................................................................32
2.2. Các dạng tba ............................................................................................................33
2.2.1. Trạm treo ..........................................................................................................33
2.2.2. Một số tiêu chuẩn lắp Trạm treo tùy thuộc vào mỗi địa phương.....................33
2.2.4. Trạm giàn .........................................................................................................36
2.2.5. Trạm nền ..........................................................................................................39
2.2.6. Hành lang an toàn trạm biến áp: ......................................................................40
2.3. Kiểm tra QLVHSC trạm biến áp: ............................................................................40
2.3.1. Kiểm tra định kỳ ngày ......................................................................................40
2.3.2. Kiểm tra định kỳ đêm: ......................................................................................40
2.3.3. Kiểm tra bất thường .........................................................................................40
2.3.4. Kiểm tra sự cố:.................................................................................................40
2.3.5. Kiểm tra thí nghiệm: ........................................................................................40
2.3.6. Kiểm tra tổng thể: ............................................................................................41
2.3.7. Nội dung kiểm tra: ...........................................................................................41
2.4. Biện pháp an toàn khi QLSC trạm biến áp ..............................................................41
2.4.1. Các qui định chung ..........................................................................................41
2.4.2. Các biện pháp an toàn ......................................................................................42
2.5. Chế độ phiếu công tác – phiếu thao tác ...................................................................42
2.5.1. Phiếu công tác..................................................................................................42
2.5.2. Phiếu thao tác ..................................................................................................42
2.6. Khoảng cách an toàn khi làm việc gần thiết bị mang điện. .....................................42
2.6.1. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn khoảng cách an toàn ....................................42
2.6.2. Tiêu chuẩn khoảng cách an toàn khi làm việc gần thiết bị điện có mang điện:
....................................................................................................................................43
2.7. Kỹ thuật lắp tiếp đất di động ...................................................................................43
2.7.1. Mục đích: .........................................................................................................43
2.7.2. Yêu cầu .............................................................................................................43
2.7.3. Tiêu chuẩn ........................................................................................................43
2.7.4. Kỹ thuật ............................................................................................................44
2.8. Biện pháp an toàn khi thao tác đóng cắt TBA phân phối:.......................................44
2.8.1. Trách nhiệm đảm bảo an toàn của các cấp quản lý và người lao động ..........44

3
182 / 700
2.8.2. Qui định chung .................................................................................................44
2.8.3. Trách nhiệm của những ngưòi thực hiện .........................................................45
2.8.4. Trong điều kiện vận hành bình thường người giám sát thao tác và người thao
tác phải thực hiện những quy định sau:.....................................................................45
2.8.5. Các yêu cầu khi cắt điện để làm công việc ......................................................46
2.8.6. Kiểm tra không còn điện ..................................................................................47
2.8.7. Tiếp đất ............................................................................................................47
2.9. Qui trình xử lý sự cố máy biến áp ...........................................................................48
2.9.1. Xử lý quá tải máy biến áp ................................................................................48
2.9.2. Xử lý quá áp máy biến áp ................................................................................49
2.9.3. Xử lý máy biến áp có những hiện tượng khác thường ....................................49
2.9.4. Các trường hợp phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành ................................50
2.9.5. Xử lý khi máy biến áp nhảy sự cố ...................................................................50
2.9.6. Khôi phục máy biến áp sau sự cố ....................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………… .....49

4
183 / 700
CHƢƠNG 1: QLSC ĐƢỜNG DÂY TRÊN KHÔNG
1.1. Các ký hiệu đƣờng dây trên không
1.1.1. Kí hiệu chung:
Những ký hiệu vật tư, thiết bị và các công trình thường dùng trên sơ đồ

S KÝ HIỆU NỘI DUNG


T TÊN KÝ HIỆU GHI TRÊN SƠ
T
HIỆN HỮU DỰ TRÙ ĐỒ
1. ĐƢỜNG DÂY

Trụ BTLT 20m

2 trụ PI 12m cách nhau 1400

2 trụ ghép chặt

Trụ BTLT 8,5m

Trụ BTLT 10,5m

Trụ BTLT 12m

Trụ BTLT 14m

Trụ bê tông vuông 7,4m

Trụ bê tông vuông 10,5m

Trụ bê tông vuông 7,4m hiện


hữu sẽ nhổ

Trụ bê tông vuông 10,5m


hiện hữu sẽ nhổ

Trụ BTLT 8,5m hiện hữu sẽ


nhổ

Trụ BTLT 10,5m hiện hữu

5
184 / 700
sẽ nhổ

Trụ BTLT 12m hiện hữu sẽ


nhổ

Trụ BTLT 14m hiện hữu sẽ


nhổ
Bộ chằng xuống : đơn

Bộ chằng xuống : lệch

Bộ chằng xuống : kép,


chung neo (BT400 x 1500)

Bộ chằng xuống kép túm trụ


PI chung neo BT600 x 1500

Hai bộ chằng xuống neo


BT400 x 1500

Bộ tiếp địa lặp lại

Đường dây 3 pha 22kV


Đường dây 3 pha 15kV hiện
hữu nâng cấp lên 3 pha
22kV
Đường dây 1 pha 8,66 kV
(12,7)kV
Đường dây 1 pha 8,66kV
hiện hữu sẽ nâng cấp lên 3
pha 22kV
Đường dây 3 pha 15(22)kV
hiện hữu sẽ vận hành 22kV
Đường dây 3 pha 15kV hiện
hữu

Đường dây 0,4 KV hiện hữu

Đường dây 0,4 KV hiện hữu


sẽ cải tạo
Đường dây 0,4KV làm mới

6
185 / 700
và điểm hở mạch

1.1.2. Các vị trí trụ của đƣờng dây trên không.


Trụ dừng DT 2400 :

Trụ đỡ góc G 2400

7
186 / 700
Trụ đỡ góc GL1:

8
187 / 700
Trụ đỡ góc GL2:

9
188 / 700
Trụ dỡ thẳng I 2400

10
189 / 700
11
190 / 700
Trụ dừng thẳng T 2400

1.1.3. Các loại chằng cơ bản:


a. Chằng xuống.

12
191 / 700
b. Chằng lệch:

13
192 / 700
c. Chằng cách khoảng:

14
193 / 700
1.2. Khái niệm và phân loại
1.2.1. Khái niệm
- Chằng là dùng cây chống hay cáp thép một đầu gắn vào trụ, một đầu khóa vào neo
cố định nhằm cân bằng với các đối lực khác tác dụng vào trụ tạo thành hệ lực cân
bằng giữ cho trụ đứng vững ở trạng thái bình thường.
- Chằng thường được lắp đặt tại các vị trí trụ cần gia cố lực như: trụ góc, trụ dừng,
trụ dừng vượt, trụ rẽ nhánh …

15
194 / 700
1.2.2. Phân loại chằng
- Chằng xuống (DG): Sử dụng ở vị trí rộng rãi.
- Chằng lệch (AG): Sử dụng tại những vị trí chật hẹp.
- Chằng cách khoảng (SG): Sử dụng khi gặp chướng ngại vật, không thể tìm được
vị trí để thả ty neo chằng, ví dụ chằng băng đường.
1.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật của các bộ chằng
1.3.1. Các phƣơng pháp ngắm tuyến xác định vị trí lỗ trụ, lỗ neo
a. Đo đƣờng phân giác
- Khi phóng tuyến tới vị trí đỡ góc phải xác định vị trí thả neo để làm chằng (chằng
phân giác). Vị trí lỗ neo nằm trên đường phân giác ngoài của góc.
- Cách xác định đường phân giác như sau: Gậy A là vị trí trụ góc, đo về 2 phía
đường dây mỗi bên 2,5m xác định được 2 vị trí là C và B. Dùng thước cuộn 10m:
Đầu 0m đặt tại B, đầu 10m đặt tại C ; cầm điểm 5m của thước kéo căng về phía
bụng góc ta được điểm D; cũng cầm điểm 5m kéo về phía lưng góc ta xác định
được điểm E.
- Ngắm sao cho E, A, D thẳng hàng thì đã xác định được AD và AE là 2 đường
phân giác của góc A

Hình 1.1. Đo đường


A phân giác.
B C
x x'

D
- Tim vị trí lỗ neo nằm trên đường phân giác AE
- Khoảng cách từ trụ góc tới neo tùy thuộc vào địa hình thực tế.
Chú ý: Vị trí dừng góc dùng chằng đối lực.
b. Xác định khoảng cách giữa 2 trụ vƣợt sông
- Khi cần xác định khoảng cách giữa 2 trụ vượt sông AB (trong tầm ngắm bình
thường, sông rộng khoảng 300m trở lại; nếu sông lớn hơn thì nên ngắm bằng máy
kinh vĩ).
- Phương pháp thủ công xác định AB như sau:
A
Xác định điểm C thẳng hàng với A, B; tức là A,B,C
thẳng hàng. BC chọn bằng 10m đến 20m.
soâng
Xác định hình vuông BCDE.
Kéo dài CD và trên đoạn CD kéo dài xác định
điểm F sao cho F,E,A thẳng hàng.
Ta có công thức tính đoạn vượt sông như sau: B E
F
BC .CD BC 2
AB = C D
DF DF
16
Hình 1.2. Xác định khoảng cách giữa 2 trụ vượt sông
195 / 700
c. Xác định vị trí dây chằng ở mặt đất
FX T
- Xác định điểm đặt của dây chằng ở trên tru.
- Xác định hình chiếu của dây chằng ở trên mặt đất.
FY
- Căn cứ vào tỷ lệ L/H và H hay căn cứ vào H và để xác F
định L. Với L: Là khoảng cách từ chân trụ đến vị trí dây
chằng ở mặt đất; H: Là chiều cao tính từ mặt đất tới vị trí
dây chằng ở trên trụ; : Là góc hợp bởi phương của
dây chằng với phương thẳng đứng (hình vẽ ).
H

Hình 1.3. Xác định vị trí dây chằng ở


mặt đất

: Là góc hợp bởi dây chằng và mặt phẳng ngang


Qui định: min = 300 .
max = 600
+ Theo hình vẽ ta có: L = H.tg
L
+ Khi: a = , với a là hằng số cho trước
H
thì L = a.H

Chú ý: Lực căng dây chằng F được phân tích thành 02 thành phần Fx và Fy .
- Fx có tác dụng cân bằng với lực căng dây T .
- Fy có tác dụng kéo trụ lún xuống .
Như vậy càng lớn càng có lợi về lực căng dây chằng. Tùy theo địa hình để chọn
cho phù hợp; thông thường có thể chọn từ 450 đến 600

d. Xác định dây chằng ở chỗ chôn dây cao hơn gốc trụ:

- Xác định hướng dây chằng.


- Xác định độ dài H.
- Dùng thước dây, lấy độ dài H trên thước, nếu L/H = 1.
L
- Hay căn cứ vào a = L = a.H,
H
xác định L trên thước. C D
- Một đầu thước giữ ở gốc A của gậy ngắm,
1 đầu cuối kéo về phía chôn dây chằng,
giữ thước nằm ngang. A
B
Hình 1.4. Xác định dây chằng ở chỗ 17
chôn dây cao hơn gốc trụ
196 / 700
- Nâng thước lên đều theo phương ngang đến khi
thước cắt mặt đất tại C, và AB // CD thì
điểm C là vị trí chôn dây chằng ở mặt đất.
e. Xác định dây chằng ở chỗ chôn dây thấp hơn gốc trụ:

- Căn cứ vào L/H L hay căn cứ vào


và H tính L rồi xác định L trên thước.
- Kéo căng thước theo phương nằm ngang
từ gốc trụ A về phía chôn dây chằng, xác định B
- Cắm gây ngắm tại C sao cho hình chiếu của
đểm B lên mặt đất là trùng với C.
- Xác định BC, căn cứ vào BC tính
được CD, chiếu D xuống mặt đất
xác định được điểm E.

A
B

C
D

F Hình 1.5. Xác định dây chằng


E
ở chỗ chôn dây thấp hơn gốc trụ

- Tiếp tục làm như trên đến khi cuối cùng xác định được EF. F là vị trí chôn dây
chằng ở mặt đất.
- Công việc làm sẽ thuận tiện và đỡ phải tính toán hơn nếu L/H = 1, trong thực tế thi
công cũng thường chọn L/H = 1.
f. Xác định vị trí đào lỗ dây chằng:
- Thực tế thi công thì chỉ cần đào lỗ thả neo, còn lại sẽ xẻ rãnh để đưa ty neo nằm
cùng phương với dây chằng.
- Cách xác định vị trí chôn dây chằng như sau:
Gọi B là vị trí chôn dây chằng ở mặt đất; L là khoảng cách từ trụ tới vị trí dây chằng ở
mặt đất; H chiều cao từ vị trí dây chằng trên trụ tới mặt đất.

18
197 / 700
Từ B, đo 1 đoạn n = BC theo hướng dây chằng, cắm gậy C, và phải có A, B, C thẳng
hàng.

C là vị trí đào dây chằng.

Công thức tính n:

a H L
n = (h – e - X )
2 L H

L a
= (h – e) -
H 2

H
n

C B A
h
e
Hình 1.6. Xác định vị trí đào lỗ
a dây chằng

Trong đó: h: Chiều sâu của dây chằng.


e: Chiều dày của blốc (neo)
a: Cạnh của blốc dây chằng.
1.3.2. Vật tƣ bộ chằng
- Được xác định căn cứ vào bản vẽ thiết kế. Các vật tư của bộ chằng có nhiều kiểu
dạng và quy cách khác nhau. Tuy nhiên, phải lựa chọn sao cho phù hợp với thực tế
đường dây sẽ được thi công, điều kiện vật tư hiện có và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ
thuật khác. Vật tư phải được kiểm định và có biên bản xác nhận chất lượng trước
khi tiến hành thi công.
1.3.3. Một số tiêu chuẩn chung cho các bộ chằng
- Quy định về các khoảng cách.
Điểm đặt bulon mắt cách đầu trụ khoảng 300mm.
Kẹp 3 bulon cách kẹp 3 bulon tối thiểu 150mm, kẹp 3 bulon cách các vật tư
khác tối thiểu 300mm.
Ty neo phải ló lên mặt đất từ 150 – 300mm và cùng phương với dây chằng.

19
198 / 700
Chằng phải có sứ chằng, nếu chằng gần đường dây có điện áp từ 220V trở lên
phải gắn thêm một số sứ chằng nữa. Đường dây thông tin đi gần sứ chằng thì
có khoảng cách tối thiểu 800mm.
Tại khoen ty neo bulon mắt phải lắp miếng đệm để chống sự mài mòn do tiếp
xúc giữa cáp chằng và khoen và chống gãy cáp.
- Xác định vị trí lắp dây chằng
Điểm đặt dây chằng tùy thuộc vào lực tác dụng của dây lên trụ, trong mọi
trường hợp cách đầu trụ tối thiểu 0,3m.
Tùy theo địa hình để chọn loại dây chằng, góc hợp bởi phương dây chằng và
phương thẳng đứng tối thiểu là 300.
1.4. Hành lang an toàn lƣới điện:
Khoảng cách an toàn:
1.4.1. Khoảng cách cách điện nhỏ nhất giữa phần mang điện và phần đƣợc nối đất
của đƣờng dây:
Tụ bù ứng động là loại tụ được đóng lên lưới khi điện áp giảm và cắt ra khi điện áp đạt
yêu cầu; hệ thống điều khiển gồm có VT, VCS, hộp nối dây và hộp điều khiển.
- Điều kiện quá điện áp khí quyển:
Cách điện đứng cấp 22kV: 250mm.
Cách điện treo cấp 22kV: 350mm.
- Điều kiện quá điện áp nội bộ:
Cấp 22kV: 150mm. Khoảng cách này sử dụng cho sừng phóng điện của sứ
cách điện.
1.4.2. Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn trần của 1 mạch theo điều
kiện quá điện áp khí quyển:
- 200mm đối với đường dây hạ áp.
Ghi chú :
- TK: Độ tĩnh không của đường sông theo quy định;
- ĐDK: Đường dây trên không cáp trần;
- ĐDB:Đường dây trên không cáp bọc.
1.4.3. Khoảng cách giữa các dây của ĐDK:
Dây dẫn bố trí trên trụ được xác định theo các công thức sau:
- Khi dây dẫn bố trí nằm ngang: D = U/110 + 0,65*
- Khi dây dẫn bố trí thẳng đứng: D = U/110 + 0,45*
- Khi dây dẫn bố trí tam giác: D = U/110 + 0,65*
Trong đó:
- D: Khoảng cách giữa các dây dẫn (m);
- U: Điện áp định mức (kV);
- f: Độ võng lớn nhất của dây dẫn (m);
- λ: Chiều dài chuỗi sứ treo (m). Khi sử dụng sứ đứng λ = 0
1.4.4. Hành lang bảo vệ đƣờng dây trên không:

20
199 / 700
- Theo khoản 1, điều 11 Nghị định 14/2014/NĐ-CP:
- Chiều dài hành lang: Tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm
này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp.
- Chiều rộng hành lang: Được giới hạn bởi 2 mặt phẳng đứng về 2 phía của đường
dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi
dây ở trạng thái tĩnh được quy định:
1m đối với đường dây 22kV dây bọc.
2m đối với đường dây 22kV dây trần.
- Chiều cao hành lang: Được tính từ đáy móng trụ đến điểm cao nhất của công trình
cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng 2,0m đối với đường dây
22kV.
1.5. Biện pháp an toàn khi đấu nối và hoàn chỉnh đƣờng dây trên không:
1.5.1. Các công tác hoàn chỉnh đƣờng dây.

21
200 / 700
22
201 / 700
1.5.2. Biện pháp an toàn
a. Biện pháp an toàn khi làm việc trên đường dây
- Thực hiện theo chế độ phiếu công tác, trang bị BHLĐ, sử dụng đồ nghề, phương
tiện thi công đã được kiểm tra về an toàn, kiểm tra vật tư trước khi làm.
- Đường dây đã được căng và lấy độ võng xong, mặc dù chưa đóng điện nhưng
muốn làm bất cứ việc gì trên đường dây cũng phải tiếp địa di động đúng tiêu
chuẩn. Mỗi nơi công tác phải tiếp địa hai đầu hoặc tiếp địa ở vị trí dừng hoặc
khoảng dừng có nhánh.

23
202 / 700
b. Một số công việc khi hoàn chỉnh đường dây
- Chỉnh trụ gia cố thêm chân trụ.
- Chỉnh đà chỉnh sứ, chỉnh dây dẫn.
- Buộc dây lên sứ.
- Tiếp địa tại dây trung tính.
- Lắp đặt các thiết bị quá điện áp.
- Lắp đặt các trạm, tụ bù, trạm đo đếm.
- Lắp đặt phụ kiện đường dây.
- Ghi tên tuyến trục nhánh.
- Treo bảng tên trạm biến áp.
- Vẽ các biển báo.
1.5.3. Đấu Nối
a. Biện pháp an toàn khi đấu nối
- Lập phiếu công tác đăng ký cắt điện.
- Thực hiện theo chế độ phiếu công tác, phiếu thao tác.
- Thực hiện công tác kiểm tra dụng cụ đồ nghề, vật tư kỹ thuật, phương tiện thi
công, trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động.
- Thực hiện chặt chẽ Qui Trình An Toàn Điện có liên quan trong công tác.
- Bố trí nhân sự thực hiện công tác.
- Trình tự tiến hành biện pháp an toàn để đấu nối:
Cắt điện, cô lập.
Thử điện, xả điện.
Tiếp địa theo tiêu chuẩn lắp đặt tiếp địa di động hay theo phiếu công tác.
Treo các biển báo.
Lập rào chắn (nếu có).
Chỉ dẫn khu vực cho phép làm việc và khu vực không được phép lại gần.
Xác định tâm sinh lý của người tham gia công tác. Nếu bình thường thì sẽ tiến
hành công việc đấu nối.
- Sau khi đấu nối xong phải thực hiện thủ tục kết thúc công việc bàn giao. Kiểm tra
lại tất cả các công việc nếu xong thì thu dọn dụng cụ đồ nghề, vật tư kỹ thuật ;
kiểm tra quân số đầy đủ, thu dọn rào chắn (nếu có), biển báo ; cuối cùng là
tháo tiếp địa và bàn giao hiện trường cho đơn vị quản lý vận hành.
b. Biện pháp kỹ thuật khi đấu nối
- Kiểm tra vật tư kỹ thuật .
- Xác định phương thức đấu nối phương án đi dây, khoảng cách giữa các dây.
- Xác định đồng vị pha.
- Xác định thứ tự pha
- Đấu nối phải qua thiết bị đóng cắt và bảo vệ các vị trí đấu nối.
- Không được đấu trực tiếp vào dây dẫn
1.5.4. Biện pháp an toàn khi làm việc trên đƣờng dây trên không.
- Phải có tiếp đất tại nơi làm việc theo quy định.

24
203 / 700
- Nếu làm việc vào ban đêm phải có đủ ánh sáng.
- Mọi công việc làm ở trên đường dây cao áp phải có ít nhất hai người thực hiện,
cho phép một người tiến hành các công việc như treo (in) biển báo, sửa chân cột,
đánh số cột v.v mà không trèo lên cột cao quá 3,0 m và không sửa chữa các cấu
kiện của cột.
- Khi có giông, bão hoặc sắp có giông, bão người chỉ huy trực tiếp phải cho đơn vị
công tác ra khỏi khu vực nguy hiểm do đứt dây hoặc đổ, gẫy cột v.v.
- Cấm làm việc trên đường dây khi bắt đầu có gió cấp 6 (39~49 km/giờ) trở lên
hoặc có mưa nặng hạt, nước chảy thành dòng trên người và thiết bị, trừ trường hợp
đặc biệt khi có lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền.
- Khi công tác trên chuỗi sứ, chỉ cho phép người di chuyển dọc chuỗi sứ sau khi đã
xem xét kỹ chuỗi sứ, không có vết nứt ở đầu sứ hay các phụ kiện khác, các móc
nối, khoá, chốt còn tốt và đủ. Người làm việc phải sử dụng dây an toàn phụ cài
chặt vào xà hoặc đầu cột.
- Khi tiến hành công tác trên đường dây vượt đường sắt, đường bộ, đường sông phải
áp dụng các biện pháp như sau:
Giao chéo với đường sắt, đường sông phải báo trước cho cơ quan quản lý
đường sắt, đường sông và mời đại diện của họ tới điểm công tác để phối hợp,
đảm bảo an toàn cho hai bên và cộng đồng
Giao chéo với đường bộ phải cử người cảnh giới cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ nếu
là ban đêm), đứng cách nơi làm việc với khoảng cách hợp lý về hai phía để
báo hiệu. Nếu có nhiều xe qua lại thì phải bắc giàn giáo.
- Biện pháp an toàn khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng gần ĐD đang
vận hành
Nếu người làm việc không va chạm, đến gần bộ phận mang điện của đường
dây có điện với khoảng cách nguy hiểm (hoặc áp dụng các biện pháp an toàn
phòng tránh khác) thì không phải cắt điện đường dây ở gần với đường dây
được sửa chữa.
Khi công việc có khả năng làm rơi, hoặc làm chùng dây dẫn (ví dụ: tháo hoặc
nối dây ở đầu chuỗi sứ) trong khoảng cột giao chéo với đường dây đang vận
hành thì phải cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa.
- Trường hợp đặc biệt, nếu không thể cắt điện đường dây ở phía dưới trong thời
gian dài để căng (kéo) dây đường dây phía trên thì cho phép làm giàn giáo để cách
ly với đường dây có điện, với điều kiện giàn giáo này phải đảm bảo an toàn khi
đường dây có điện và dây dẫn hoặc các vật liệu khác của đường dây căng (kéo)
dây (kể cả khi xây dựng đường dây mới) không thể vi phạm được khoảng cách
mất an toàn. Trong thời gian làm giàn giáo phải cắt điện đường dây phía dưới và
việc làm giàn giáo này phải được lập thành phương án cụ thể, được Giám đốc
hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty Điện lực phê duyệt.
- Nếu có tháo hay lắp dây dẫn thì phải đề phòng khả năng dây bật lên trên đường
dây có điện, bằng cách dùng dây thừng choàng qua dây dẫn ở cả hai đầu và ghì
xuống đất. Dây dẫn và dây chống sét sắp đưa lên cột phải được nối đất, nếu là
đường dây giao chéo thì phải nối đất ở hai phía. Cho phép tiến hành công việc trên
dây dẫn hoặc dây chống sét của đường dây đã cắt điện ở gần đường dây đang vận
hành, nếu đơn vị công tác sử dụng trang bị và dụng cụ cách điện chịu được điện áp
lớn nhất có thể xuất hiện trên dây dẫn của đường dây đang làm việc (sửa chữa).

25
204 / 700
Trong trường hợp này, không phải nối đất đường dây đã cắt điện và được coi như
vẫn còn điện.
- Khi thi công, nếu có dùng cáp thép để kéo, quay tời thì khoảng cách nhỏ nhất từ
dây cáp thép đến dây dẫn có điện quy định như sau:
Cấp điện áp (kV) Khoảng cách nhỏ nhất (m)
35 2,5
110 3,0
220 4,0
500 6,0
- Trước khi tiến hành công việc đơn vị làm công việc phải lập, duyệt phương án kỹ
thuật và biện pháp an toàn cụ thể.
1.6. Chế độ kiểm tra QLVHSC đƣờng dây.
1.6.1. Các biện pháp an toàn khi kiểm tra đƣờng dây
- Khi tiến hành kiểm tra đường dây nhóm kiểm tra tối thiểu phải có hai người.
Trường hợp cần thiết trèo lên cột phải bảo đảm khoảng cách an toàn giữa người và
dây dẫn không đươc nhỏ hơn 1,0m với điện áp 15 đến 35KV và 0,7m với điện áp
6 đến 10KV, đồng thời không được chạm vào tiếp địa cột.
- Trong trường hợp kiểm tra đêm phải có đèn soi, đi cách đường dây tối thiểu 5m và
đi phía đón trước hướng gió thổi vào đường dây, ban đêm không được trèo lên cột
nếu không có yêu cầu khẩn cấp và phải quan sát rõ được các phần mang điện để
bảo đảm khoảng cách an toàn.
- Kiểm tra đêm phải có trang bị phòng thân, phòng rắn, đèn chiếu sáng và các trang
bị khác phục vụ việc kiểm tra thuận lợi
1.6.2. Các loại kiểm tra và chu kỳ kiểm tra
- Để phát hiện kịp thời các hư hỏng phát sinh trong quá trình vận hành đường dây
và lập kế hoạch xử lý sửa chữa kịp thời các hư hỏng tồn tại trên tuyến, các đơn vị
trực tiếp quản lý đường dây phải thực hiện các công việc kiểm tra đường dây theo
các quy định sau đây:
Kiểm tra định kỳ ngày.
Kiểm tra định kỳ đêm.
Kiểm tra đột xuất đường dây.
Kiểm tra sự cố đường dây.
Kiểm tra dự phòng
Kiểm tra kỹ thuật
a. Kiểm tra định kỳ ngày
- Mục đích kiểm tra: Nắm vững thường xuyên tình trạng làm việc của đường dây và
những biến động có thể phát sinh trong quá trình vận hành.
- Thành phần kiểm tra: Tối thiểu có hai công nhân vận hành đường dây
- Thời hạn kiểm tra: thông thường kiểm tra tối thiểu 1 tháng/1lần
- Đối với khu vực đông dân cư, cây cối phát triển nhanh, đường dây thường xuyên
vận hành quá tải, cần tăng cường kiểm tra 1 tuần 1 lần

26
205 / 700
- Khoảng thời gian tăng cường kiểm tra và những khu vực cụ thể, các hạng mục
kiểm tra tăng cường sẽ do lãnh đạo cơ quan quản lý đường dây quyết định.
- Nội dung kiểm tra: tất cả thành phần của lưới điện.
b. Kiểm tra định kỳ đêm
- Mục đích kiểm tra: Nắm vững chất lượng vận hành của đường dây và những biến
động có thể phát sinh trong quá trình vận hành. Đồng thời kiểm tra và phát hiện ra
những sai sót mà công tác kiểm tra ban ngày không phát hiện ra được.
- Thành phần kiểm tra: Thực hiện vào ban đêm , mỗi nhóm kiểm tra gồm hai người
trở lên phải đi bộ và đi cách đường dây 5m, đi về phía đón trước hướng gió thổi
vào đường dây
- Thời hạn kiểm tra: Tối thiểu 3 tháng/1lần khi trời tối và vào giờ cao điểm
- Đối với những đường dây thường hay vận hành quá tải, thì nên tăng cường một
tháng kiểm tra đêm một lần
- Nội dung kiểm tra: tất cả thành phần của lưới điện.
c. Kiểm tra đột xuất đường dây
- Mục đích kiểm tra: Kiểm tra đột xuất đường dây nhằm phát hiện những bất
thường, những khác biệt trên đường dây để đề phòng trước những sự cố có thể xảy
ra.
- Thành phần kiểm tra: Tối thiểu có hai công nhân vận hành đường dây và một cán
bộ kỹ thuật chi nhánh
- Thời hạn kiểm tra: Thực hiện theo yêu cầu của đơn vị quản lý đường dây. Trước
hoặc sau khi có mưa bão, thời tiết bất thường, trước các dịp lễ, Tết ngày quan
trọng
- Nội dung kiểm tra: tất cả thành phần của lưới điện.
d. Kiểm tra dự phòng
- Mục đích kiểm tra: Kiểm tra và thí nghiệm dự phòng các nguyên vật tư, thiết bị để
luôn đáp ứng các nhu cầu cho công tác sửa chữa sư cố trong vận hành, bảo đảm
không bị động trong các tình huống xử lý.
- Thành phần kiểm tra: Công nhân vận hành đường dây và đơn vị thí nghiệm.
- Thời hạn kiểm tra: Tùy từng loại thiết bị đã quy định trong quy trình vận hành
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra, thí nghiệm các thiết bị trên đường dây bằng dụng cụ
thí nghiệm, bắt buột phải cắt điện khi thực hiện.
e. Kiểm tra kỹ thuật
- Mục đích kiểm tra: Nhằm nắm chắc tình hình kỹ thuật đường dây, các đặc điểm
hư hỏng phát sinh trên các thiết bị đường dây để chỉ đạo khắc phục các thiếu sót
trong vận hành và đặt kế hoạch đại tu sửa chữa
- Tất cả những phát hiện đều phải được ghi chép vào phiếu kiểm tra và vào sổ tổng
hợp tình hình đường dây sau khi kiểm tra, căn cứ vào kết quả kiểm tra lập kế
hoạch đề xuất biện pháp theo dõi xử lý hoặc đề nghị cấp trên giải quyết
- Thành phần kiểm tra: Có sự tham gia của cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo Điện lực,
Chi nhánh, cán bộ kỹ thuật đơn vị quản lý đường dây
- Thời hạn kiểm tra: Thời gian kiểm tra tùy thuộc vào hạng mục cần kiểm tra nhưng
tối thiểu là 6 tháng/ 1 lần

27
206 / 700
- Ngoài ra khi khi đường dây đi qua những nơi bị ô nhiễm bụi và vùng ven biển
phải tăng cường số lần kiểm tra để phát hiện chất lượng vận hành của các bát sứ
cách điện và có biện pháp xử lý các hư hỏng do ảnh hưởng ô nhiễm gây ra.
- Nội dung kiểm tra: tất cả thành phần của lưới điện.
1.7. Qui trình sử lý sự cố đƣờng dây:
XỬ LÝ SỰ CỐ ĐƢỜNG DÂY TRÊN KHÔNG CẤP ĐIỆN ÁP TỪ 35 KV TRỞ
XUỐNG
1.7.1. Xử lý của Nhân viên vận hành khi sự cố đƣờng dây trên không cấp điện áp từ
35 kV trở xuống.
Khi máy cắt đường dây nhảy, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm
điều khiển hoặc lưới điện phân phối có đường dây đấu nối bị sự cố phải báo cáo ngay cho
Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
- Tên máy cắt nhảy, số lần nhảy, tình trạng của máy cắt.
- Rơ le bảo vệ tự động tác động, các tín hiệu đã chỉ thị, các bản ghi thông số sự cố
đã ghi nhận được trong các rơ le được trang bị hoặc các thiết bị chuyên dụng khác.
- Tình trạng điện áp đường dây.
- Tình trạng làm việc của các thiết bị khác có liên quan.
- Thời tiết tại địa phương.
1.7.2. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đƣờng dây trên không cấp điện áp từ 35 kV
trở xuống
1. Trường hợp tự động đóng lại thành công, phải thu thập thông tin từ các trạm điện đầu
đường dây bị sự cố, kiểm tra tình trạng của máy cắt, thiết bị bảo vệ và tự động, giao đoạn
đường dây được xác định có sự cố thoáng qua cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra bằng
mắt với lưu ý đường dây đang mang điện, điểm nghi ngờ sự cố và hoàn thành Báo cáo sự cố
theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển
ban hành.
2. Trường hợp tự động đóng lại không thành công, phải thực hiện các biện pháp cần thiết để
ngăn ngừa sự cố mở rộng (quá tải đường dây hoặc thiết bị), phân tích nhanh sự cố để khôi
phục lại đường dây bị sự cố theo quy định tại.
Điều 25 Thông tư này và hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố
hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
3. Trường hợp xuất hiện điểm chạm đất trên lưới điện có điểm trung tính không nối đất hoặc
nối đất qua cuộn dập hồ quang, phải tiến hành ngay các biện pháp cần thiết để cô lập điểm
chạm đất và thực hiện một số biện pháp cơ bản để xác định và cô lập điểm chạm đất đối với
lưới điện có điểm trung tính cách điện hoặc nối đất qua cuộn dập hồ quang cụ thể như sau:
a) Căn cứ vào các thông số ghi nhận được khi xuất hiện sự cố để xác định phần tử bị sự cố,
tiến hành phân đoạn, cô lập phần tử chạm đất để xử lý;
b) Trường hợp không xác định được ngay phần tử bị sự cố, phải thực hiện các bước theo thứ
tự sau:
- Kiểm tra các phần tử thuộc thanh cái và từ thanh cái đến hàng rào trạm điện;
- Phân tách lưới có điểm chạm đất ra thành các vùng để kiểm tra;
- Lần lượt thao tác tách từng phần tử trong vùng có điểm chạm đất theo
nguyên tắc tách phần tử ít quan trọng trước đến khi phát hiện được phần tử bị sự
cố;

28
207 / 700
- Sau khi xác định được phần tử bị sự cố, phải tiến hành phân đoạn và cô lập phần
tử chạm đất để xử lý.
4. Trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (hỏa hoạn nơi đường dây đi qua
hoặc thiết bị không đủ tiêu chuẩn vận hành có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người
và an toàn thiết bị; hoặc có lũ lụt dẫn đến mức nước cao hơn mức nước thiết kế của
đường dây đe dọa mất an toàn và các thông tin khác do Đơn vị quản lý vận hành thông
báo), chỉ huy thao tác cắt đường dây theo quy trình và phải chịu trách nhiệm về thao tác
xử lý sự cố của mình.
1.7.3. Quy định đóng lại đƣờng dây trên không cấp điện áp từ 35 Kv trở xuống
1. Khi sự cố đường dây, được phép đóng lại đường dây không quá 03 (ba) lần, kể cả lần
tự động đóng lại không thành công. Đối với các đường dây đi qua khu vực dân cư, Đơn
vị quản lý vận hành căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định đóng điện trên cơ sở phải
đảm bảo an toàn cho người, thiết bị điện và khả năng đóng lại thành công.
2. Không được phép đóng lại đường dây khi đang trong thời gian thực hiện sửa chữa
nóng.
3. Đối với trường hợp gió cấp 06 trở lên, Điều độ viên của Cấp điều độ có quyền điều
khiển chủ động cho khóa tự đóng lại của các máy cắt đường dây. Nếu đường dây có sự
cố thì việc đóng điện trở lại được thực hiện sau khi Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra sơ
bộ đường dây bằng mắt và không phát hiện bất thường.
4. Trong thời gian 08 giờ, nếu đường dây đã xuất hiện sự cố thoáng qua sau 04 (bốn) lần
đóng lại tốt (kể cả lần tự động đóng lại), Nhân viên vận hành phải khoá mạch rơ le tự
đóng lại. Nếu trong 08 giờ tiếp theo không xuất hiện lại sự cố thì đưa rơ le tự đóng lại
vào làm việc. Nếu trong 08 giờ tiếp theo lại xuất hiện sự cố, Nhân viên vận hành phải báo
cáo với Cấp điều độ có quyền điều khiển để ra lệnh:
a) Cô lập đường dây và bàn giao cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, sửa chữa;
b) Nếu đường dây có phân đoạn, tiến hành phân đoạn để đóng lại các đoạn đường dây để
xác định đoạn sự cố và làm biện pháp an toàn, giao cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm
tra, sửa chữa.
5. Đối với các đường dây có phân đoạn, nếu đã đóng điện lần thứ nhất không thành công,
Nhân viên vận hành phải báo cáo với Cấp điều độ có quyền điều khiển để ra lệnh:
a) Tiến hành phân đoạn tại điểm đã được quy định cụ thể, khoanh vùng để phát hiện và
cô lập đoạn đường dây bị sự cố, nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng;
b) Dựa vào tín hiệu rơ le bảo vệ, thiết bị báo sự cố, dòng ngắn mạch (nếu đo được) để
phân đoạn;
c) Thực hiện các biện pháp an toàn để giao đoạn đường dây bị sự cố vĩnh cửu cho Đơn vị
quản lý vận hành kiểm tra, sửa chữa.
Ví dụ: Sử lý một cây đà đơn bằng sắt 2,4m bị sự cố.
Bài tập: sử lý một FCO trên phân đoạn bị sự cố.

29
208 / 700
CHƢƠNG 2: QLVHSC TRẠM BIẾN ÁP 1 PHA, 3 PHA.
2.1. Các kí hiệu của trạm biến áp của đƣờng dây trên không:
2.1.1. Thiết bị đóng cắt

Loại, dòng
Máy cắt trung thế
điện, điện áp

Loại, dòng
Máy cắt hạ thế
MCB MCB điện, điện áp

Loại, dòng
R Recloser
R điện, điện áp

Loại, dòng
DS thường mở
NO NO
điện, điện áp

Loại, dòng
DS thường đóng
NC NC
điện, điện áp

Loại, dòng
LBS thường đóng
NC NC
điện, điện áp

Loại, dòng
LBS thường mở
NO
NO điện, điện áp

Loại, dòng
NC NC LBFCO thường đóng
điện, điện áp

Loại, dòng
LBFCO thường mở
NO
NO
điện, điện áp

Loại, dòng
FCO thường đóng
NC NC
điện, điện áp

Loại, dòng
FCO thường mở
NO
NO điện, điện áp

30
209 / 700
Loại, dòng
OS OS Oil switch
điện, điện áp

6 LTD + 1 LBS(SF6)

6 LTD + 1 RECLOSER

2.1.2. Thiết bị khác

Điện áp, dòng


Chống sét van
xả

wH wH
Đo đếm điện năng 1 hướng

wH wH
Đo đếm điện năng 2 hướng

Điểm nối 2 đường dây

2 đường dây không nối nhau


2.1.3. Trạm biến áp
Tên trạm, công
Trạm trong phòng
suất, điện áp

Tên trạm, công


Trạm trên nền
suất, điện áp

Tên trạm, công


Trạm trên giàn máy 3 pha
suất, điện áp

3
Trạm trên giàn (3 máy 1 pha Tên trạm, công
3
ghép thành tổ 3 pha) suất, điện áp

Tên trạm, công


1 1 Trạm 1 pha trên trụ
suất, điện áp

3 3
Trạm 3 pha trên trụ ( 3 máy 1 Tên trạm, công
pha ghép thành tổ 3 pha) suất, điện áp

Tên trạm, công


Trạm trên trụ máy 3 pha
suất, điện áp

31
210 / 700
Tên trạm, công
Trạm trong phòng: cải tạo, suất, điện áp
tccs, kiện toàn (trước và sau
cải tạo)
Tên trạm, công
suất, điện áp
Trạm trên nền: cải tạo, tccs
(trước và sau
cải tạo)

Tên trạm, công


Trạm trên giàn máy 3 pha: cải suất, điện áp
tạo, tccs (trước và sau
cải tạo)

Tên trạm, công


Trạm trên giàn: cải tạo, tccs (3
suất, điện áp
máy 1 pha ghép thành tổ 3
(trước và sau
3
pha)
cải tạo)

Tên trạm, công


Trạm 1 pha trên trụ : cải tạo, suất, điện áp
1
tccs (trước và sau
cải tạo)
Tên trạm, công
Trạm 3 pha trên trụ: cải tạo,
suất, điện áp
3 tccs (3máy 1 pha ghép thành
(trước và sau
tổ 3pha)
cải tạo)
Tên trạm, công
suất, điện áp
Trạm trên trụ máy 3 pha
(trước và sau
cải tạo)

Tên trạm, điện


Trạm trung gian
áp, công suất

Tên trạm, điện


Trạm ngắt
áp, công suất

Trạm trung gian : tccs, cải tạo Tên trạm, điện


, kiện toàn áp, công suất

Tên trạm, điện


Trạm ngắt: cải tạo, kiện toàn
áp, công suất
2.1.4. Các vật tƣ thƣờng gặp
- Trụ, đà, sứ, các loại.

32
211 / 700
- Nền, móng trạm, hàng rào trạm...
- Tụ bù hạ thế.
- Ống nhựa các loại.
- Colier các loại.
- Kẹp nối, kẹp ép các loại.
- Kẹp quai các loại.
- Kẹp hotline.
- Thùng cầu dao, điện kế, ổ khoá trạm.
- Cọc, kẹp nối đất, ống luồn dây nối đất.
- Bảng tên trạm, các biển báo
- .v.v…
2.2. Các dạng TBA
2.2.1. Trạm treo
- Trạm treo là trạm có MBA treo ở trên trụ; MBA bắt vào giá treo.
- Trạm treo có thể thiết trí 1, 2, 3 MBA 1 pha; các MBA 1 pha có thể đấu độc lập;
hoặc đấu phối hợp với nhau tùy theo các thông số kỹ thuật của MBA, yêu cầu
cung cấp điện của phụ tải. Trạm treo sẽ có nhiều cách thiết trí và nhiều kết cấu
khác nhau.
- Trạm treo MBA 1 pha: S ≤ 100 kVA
- Trạm treo 3 MBA 1 pha: S ≤ 3 x 100 kVA
- Trạm treo có thể lắp dọc hay ngang tuyến tùy theo tình hình thực tế.
- Trạm treo lắp ở các vị trí trụ đỡ thẳng, dừng thẳng. Không nên lắp ở các vị trí trụ
đỡ góc, dừng góc, đỡ vượt.
- Các trạm treo thường sử dụng đo đếm hạ thế. Trường hợp đặc biệt sẽ đo đếm
trung thế. Có những thiết kế vừa có đo đếm trung thế vừa có đo đếm hạ thế.
- Trạm treo có thể tích nhỏ nên dễ dàng lắp đặt gần tới phụ tải. Tuy nhiên hiện nay
đang khuyến khích sử dụng trạm phòng ở đô thị và khu vực dân cư phát triển
nhanh nên việc thiết trí trạm treo cần căn cứ cụ thể vào đường dây trung thế nổi
để bảo đảm an toàn, mỹ quan.
2.2.2. Một số tiêu chuẩn lắp Trạm treo tùy thuộc vào mỗi địa phƣơng

33
212 / 700
230

230
1200

1200
1550

1550
1200

1200
5020
5020

1000
1000

1800
1800

Trạm treo 1 máy biến áp 1 pha Trạm treo 3 máy biến áp 1 pha

34
213 / 700
35
214 / 700
2.2.4. Trạm giàn
- Trạm giàn là trạm có máy biến áp đặt ở trên giàn.
- Máy biến áp được đặt ở trên giàn đà; giàn đà có thiết trí ở trên 1 trụ hay 2 trụ
(ghép thành trụ Π hay 2 trụ ghép chặt).
- Lắp 1 máy biến áp 1 pha hay 1
máy biến áp 3 pha. Dạng trạm
này gọn hơn trạm thiết trí 2 hay 3
trụ, Trạm giàn thiết trí trên 1 trụ
có thể tuy nhiên về công suất thì
trạm này có công suất không lớn,
thông thường giới hạn cho máy
biến áp 3 pha từ 560kVA trở
xuống. Với phụ tải 3 pha không
lớn thì thiết trí dạng trạm này rất
thuận tiện.
- Trạm giàn có thể thiết trí 1 MBA
3 pha, 3 MBA 1 pha, 2 MBA 1
pha, 1 MBA 1 pha…
- Các MBA được thiết trí trên giàn
có công suất giới hạn như sau:
Trạm giàn có các MBA 1
pha: Tối đa 3 MBA 1 pha
công suất 100kVA, công
suất trạm: 3 x 100kVA; tối
đa 02 MBA 1 pha công suất 167kVA, công suất trạm: 2 167kVA.
Nếu phối hợp cách đấu MBA trong trạm để cung cấp theo yêu cầu phụ tải
thì có thể thiết trí 2 MBA 1 pha công suất 100kVA và 1 MBA 1 pha công
suất 167kVA.
Trạm giàn 1 MBA 3 pha có công suất lớn nhất là 400kVA: S 400kVA.
- Trạm giàn có thể thiết trí dọc hay ngang tuyến. Khi lắp trạm giàn ở khu vực đông
dân cư hoặc trong các trường hợp bình thường nên lắp trạm ngang tuyến; nếu
trạm giàn có ảnh hưởng đến lòng, lề đường thì xem xét có thể lắp dọc tuyến tuy
nhiên phải cân nhắc cụ thể không nên làm ảnh hưởng đến mặt tiền đất đai, nhà
cửa của nhân dân hoặc các cơ quan ban ngành khác…
- Các trạm biến áp có công suất 300kVA nên đặt đo đếm trung thế; các trạm có
công suất từ 320kVA trở lên đặt đo đếm trung thế.

36
215 / 700
TE ÂN TRAÏM TEÂN TRAÏM

Trạm G có 3 MBA 1 pha, Trạm G có 1 MBA 3 pha,


đo đếm hạ thế
đo đếm hạ thế

37
216 / 700
38
217 / 700
2.2.5. Trạm nền
- TBA có S > 400kVA được thiết trí trên nền. tuy nhiên không giới hạn công suất
dưới. Nền đổ bê tông cốt thép; những chỗ đất quá yếu, đất không chân thì phải
đóng cừ.
- Trạm nền có ở ngoài trời (NT) hoặc trong nhà (TN); trạm trong nhà còn gọi là
trạm phòng hay phòng biến điện: phòng xây tường, cột bê tông cốt thép, thông
gió phải tốt.
- Trạm nền có nguồn trung thế nổi hay trung thế ngầm.. Nếu nguồn trung thế ngầm
tới trạm thì phải có dự phòng nguồn trung thế ngầm sẽ kéo đi tiếp và cũng dự
phòng nguồn tới của đường dây trung thế ngầm thứ 2.

230
1900
1925
2125
4020
1800

1000 500 2500 650 650


2700

4000 4000

TRẠM NỀN NGOÀI TRỜI,


CÓ MÁY BIẾN ÁP 3 PHA ĐO ĐẾM HẠ THẾ

39
218 / 700
2.2.6. Hành lang an toàn trạm biến áp:
- Hành lang bảo vệ của trạm điện được giới hạn như sau:
- Đối với các trạm điện lắp trên cao (trạm treo) không có tường rào xây bao quanh,
chiều rộng hành lang bảo vệ trạm được giới hạn bởi mặt phẳng bao quanh trạm
có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm được qui định
trong bảng sau:
Điện áp Đến 22KV 35KV

Khoảng cách (m) 2 3


- Đối với trạm điện có tường rào (hay hàng rào) cố định bao quanh, chiều rộng
hành lang bảo vệ được tính từ mặt ngoài tường rào trở ra 0,5m.
- Chiều cao hành lang bảo vệ được tính từ đáy móng sâu nhất của bộ phận công
trình trạm điện đến điểm cao nhất trong trạm cộng thêm khoảng cách an toàn
theo chiều thẳng đứng cộng thêm 2m
+ Trong hành lang bảo vệ trạm điện:
- Cấm xây dựng nhà ở, công trình.
- Cấm trồng các loại cây (kể cả dây leo) trừ hoa màu và cây cảnh có chiều cao
dưới 2m.
2.3. Kiểm tra QLVHSC trạm biến áp:
Đơn vị quản lý TBA phải thực hiện công việc kiểm tra, kịp thời phát hiện các dấu hiệu
bất thường của thiết bị để có biện pháp xử lý ngay, ngăn ngừa nguy cơ sự cố.

2.3.1. Kiểm tra định kỳ ngày


- TBA có tải từ 80% hoặc từ 250kVA trở lên : 01 tháng /1 lần.
- Các TBA còn lại : 02 tháng/1 lần
- Khi kiểm tra định kỳ phải kết hợp với vệ sinh công nghiệp TBA.
2.3.2. Kiểm tra định kỳ đêm:
- 03 tháng 1 lần vào giờ cao điểm tối cho tất cả các trạm.
2.3.3. Kiểm tra bất thường
- Kiểm tra trước và sau khi có lụt bão, trước các dịp lễ, tết.
- Kiểm tra mỗi ngày một lần trong các trường hợp sau:
MBA quá tải (kiểm tra vào thời điểm tải cao nhất).
TBA có dấu hiệu bất thường.
Kiểm tra theo chuyên đề riêng.
2.3.4. Kiểm tra sự cố:
- Thực hiện ngay sau khi xảy ra sự cố, xác định nguyên nhân gây ra sự cố và khắc
phục kịp thời.
2.3.5. Kiểm tra thí nghiệm:
- Thực hiện thí nghiệm đối với các thiết bị trong TBA có nghi ngờ không đảm bảo
tiêu chuẩn vận hành. Thời gian, hang mục thí nghiệm do đơn vị quản lý TBA
quyết định. Nếu kết quả thí nghiệm không đạt chuẩn kỹ thuật phải có biện pháp
thay thế, xử lý kịp thời.

40
219 / 700
2.3.6. Kiểm tra tổng thể:
- Định kỳ 6 tháng cán bộ kỹ thuật của điện lực và cán bộ lãnh đạo kỹ thuật của chi
nhánh kết hợp kiểm tra tất cả những TBA đã phát hiện tồn tại nhưng chưa xử lý
và xác xuất một số TBA.
- Nhóm kiểm tra trạm biến áp phải có hai người trở lên và thực hiện các biện pháp
an toàn theo quy định.
2.3.7. Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra MBA.
- Kiểm tra tủ hạ áp.
- Kiểm tra cách điện và TU, TI.
- Kiểm tra FCO và LBFCO.
- Kiểm tra chống sét van LA.
- Kiểm tra tủ bù hạ áp.
- Kiểm tra các thiết bị đấu nối.
- Kiểm tra các kết cấu xây dựng.
2.4. Biện pháp an toàn khi QLSC trạm biến áp
2.4.1. Các qui định chung
a. Quy định về sửa chữa trạm biến áp phân phối
- Tiểu tu: mỗi năm một lần
- Đại tu: tối thiểu mười năm một lần
- Những trường hợp đại tu bất thường tùy theo kết quả thử nghiệm và tình trạng
của máy biến áp mà quyết định
b. Quy định về vận hành trạm biến áp phân phối

- Các máy biến áp vận hành phải có thông số kỹ thuật phối hợp với tiêu chuẩn hiện
hành.
- Tiếp đất của máy biến áp phải theo đúng “quy phạm nối đất và nối không của
thiết bị điện”
- Các máy biến áp có khả năng chịu được dòng điện ngắn mạch của lưới điện tại
điểm đấu nối vào lưới. Thời gian cho phép dòng ngắn mạch không vượt qua các
trị số sau: K0 = 900/k (giây) (k : tỷ số giữa dòng điện ngắn mạch ổn định và
dòng định mức máy biến áp.)
- Kiểm tra máy biến áp trong chế độ vận hành bình thường.
- Kiểm tra định kỳ:
Công suất tối thiểu 1MVA: 1 tháng / lần
Công suất < 1MVA: 6 tháng / lần đối với máy biến áp treo, 3 tháng / lần đối
với máy biến áp đặt trên nền, giàn và trong phòng.
Đối với máy biến áp quá tải, nóng hay có hiện tượng bất thường thời hạn kiểm
tra thường xuyên hơn tùy theo mức độ nghiêm trọng
- Kiểm tra kỹ thuật: Mỗi năm một lần theo kế hoạch bảo trì hằng năm
- Kiểm tra đặc biệt: Những lúc bị sự cố hay vận hành bất thường

41
220 / 700
Quản lý dầu máy biến áp
- Kiểm tra định kỳ:
Công suất tối thiểu 400kVA: 1 năm / lần
Công suất < 400kVA: 3 năm / lần
- Kiểm tra kỹ thuật: Mỗi năm một lần theo kế hoạch bảo trì hằng năm
- Kiểm tra đặc biệt: Những lúc bị sự cố hay vận hành bất thường
2.4.2. Các biện pháp an toàn
- Để bảo đảm an toàn trong công tác QLVHSC lưới điện yêu cầu mọi người tham
gia công tác phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ:
Bồi dưỡng kiểm tra sát hạch qui trình an toàn điện
Tổ chức khám sức khoẻ
Thực hiện chế độ PCT, PTT
Chế độ giám sát an toàn
Thường xuyên kiểm tra lưới điện
Ghi chép nhật ký vận hành
Sử dụng trang bị an toàn cá nhân
Thực hiện đặt rào chắn an toàn
Đặt biển báo an toàn
Đặt tiếp đất trước khi kiểm tra sửa chữa.
Thực hiện thủ tục cho phép làm việc.
Thủ tục giải lao.
Kết thúc ngày làm việc và bắt đầu ngày mới.
Kết thúc công việc và bàn giao.
Khi có dông sét phải ngưng ngay công tác trên lưới cũng như trên trạm.
Ngăn ngừa dòng điện phóng lại nơi làm việc.
- Trong các biện pháp an toàn trên biện pháp an toàn nào cũng rất quan trọng và
phải được tuân thủ một cách triệt để.
2.5. Chế độ phiếu công tác – phiếu thao tác
2.5.1. Phiếu công tác
- Trong phiếu công tác đều quy định rõ tên và chức vụ của người phụ trách công
tác, tên và chức vụ người giám sát an toàn, thành phần đội công tác công việc
phải làm, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc công việc.
2.5.2. Phiếu thao tác
- Trong phiếu thao tác ghi rõ thời gian đi thao tác, thời gian bắt đầu và kết thúc tên
và chức vụ người cho phép thao tác, tên và chức vụ người viết phiếu thao tác, tên
và chức vụ người soát phiếu, tên và cấp bậc người giám sát an toàn và người thao
tác.
2.6. Khoảng cách an toàn khi làm việc gần thiết bị mang điện.
2.6.1. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn khoảng cách an toàn
- Áp dụng cho những công việc tu sửa nhỏ. Quan sát kiểm tra vận hành, thời gian
ngắn, dụng cụ làm việc gọn nhẹ. Không áp dụng cho việc sửa chửa lớn, lâu dài
và vận chuyển thiết bị cồng kềnh.

42
221 / 700
- Không được làm việc nếu khoảng cách bảo đảm nhưng khi có điện áp sau lưng
- cả hai bên người hoặc vị trí khom lưng mà nếu đứng thẳng thì sẽ vi phạm khoảng
cách an toàn.
- Trong trường hợp chỉ phía trên hoặc phía dưới có điện cho phép làm việc nhưng
phải đặt rào chắn bằng vật liệu cứng tấm liền và phải bảo đảm khoảng cách an
toàn đúng qui định.
2.6.2. Tiêu chuẩn khoảng cách an toàn khi làm việc gần thiết bị điện có mang điện:
Điện áp Khoảng cách (m)
(kV) Khi không có rào chắn Khi có rào chắn
15 0,7 0,35
35 1,0 0,5
110 1,5 1,5
220 2,5 2,5
500 4,5 4,5
2.7. Kỹ thuật lắp tiếp đất di động
2.7.1. Mục đích:
- Bảo đảm an toàn cho công nhân làm việc trên thiết bị lưới điện như kiểm tra, bảo
trì, sửa chữa, …
2.7.2. Yêu cầu
- Cắt điện, thử không còn điện, đặt tiếp đất ở đâu phải kiểm tra điện áp tại vị trí đó.
- Nơi đặt tiếp đất phải rõ ràng, chắc chắn không gây trở ngại khi công tác
- Tiếp đất phải đặt ở những bộ phận đã được ngắt điện về phía có khả năng dẫn điện
đến.
- Số lượng và vị trí tiếp đất phải chọn sao cho những người công tác nằm trọn vẹn
trong khu vực được bảo vệ bởi vị trí tiếp đất đó.
- Dây tiếp đất được làm bằng dây đồng mềm nhiều sợi tiết diện nhỏ nhất 16mm2.
- Tháo và lắp tiếp đất phải do hai người thực hiện. Người thực hiện phải có bậc 3 an
toàn trở lên và được huấn luyện về cách tháo và lắp tiếp đất.
2.7.3. Tiêu chuẩn
- Trên đường trục không có rẽ nhánh phải đặt tiếp đất 2 đầu. Nếu khu vực sửa chữa
dài quá 2km phải đặt thêm một bộ ở giữa.
- Nếu đường trục có nhánh, mà nhánh không cắt được dao cách ly thì đầu của nhánh
trong khu vực cần sửa chữa phải đặt một bộ tiếp đất.
- Đối với 2 đường trục đi chung cột, nếu sửa chữa một đường, đường dây kia vẫn
vận hành thì hai bộ tiếp đất không đặt xa nhau quá 500m.
- Riêng đối với các khoảng vượt sông, ngoài hai bộ tiếp đất đặt tại các cột hãm cần
phải có các bộ tiếp đất phụ đặt tại các cột vượt.
- Đối với các nhánh rẽ vào trạm nếu dài không quá 200m cho phép đặt một bộ tiếp
đất ở đầu nhánh và đầu kia phải cắt dao cách ly của máy biến áp.
- Đối với các đường dây hạ áp, khi cắt điện để sửa chữa cũng phải đặt tiếp đất bằng
cách chập 3 pha vào dây trung tính.
- Đối với các đường cáp ngầm phải đặt tiếp đất hai đầu đoạn cáp cần sửa chữa.

43
222 / 700
- Chú ý các nhánh có máy phát của khách hàng không cho phát lên lưới.
2.7.4. Kỹ thuật
- Đấu một đầu với đất trước sau đó lắp ba đầu kia vào ba dây pha.
- Tháo đầu nối với dây pha trước sau đó mới tháo đầu nối với đất.
- Khi thực hiện phải mang găng tay cách điện, sào cách điện phù hợp với điện thế
đường dây.
- Dây trung tính : nối đất tốt thì có thể đấu với dây trung tính thay vì nối với đất.
- Đầu nối với đất không được vặn xoắn mà phải bắt bằng bulông, êcu.
2.8. Biện pháp an toàn khi thao tác đóng cắt TBA phân phối:
- Bậc an toàn điện và Thẻ an toàn điện thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 và
PHỤ LỤC I Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công Thương
được trích dẫn tại Phụ lục I của Quy trình này.
- Khi phát hiện có người bị điện giật, trong bất kỳ trường họp nào người phát hiện
cũng phải tìm biện pháp nhanh nhất để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện và cứu
chữa người bị nạn. Phương pháp cứu chữa người bị điện.
2.8.1. Trách nhiệm đảm bảo an toàn của các cấp quản lý và người lao động
- Giám đốc, Phó Giám đốc đơn vị trực tiếp sử dụng lao động; Người quản lý, điều
hành trực tiếp các công trường, phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương có
nhiệm vụ đề ra các biện pháp an toàn lao động, kiểm tra và giám sát thực hiện các
biện pháp an toàn đó trong đơn vị mình, đồng thời phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm về những biện pháp an toàn mà mình đã đề ra.
- Cán bộ an toàn các cấp có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các biện pháp an toàn đã đề
ra và ghi thông báo an toàn để nhắc nhở khi phát hiện những vi phạm có thể dẫn
đến mất an toàn. Trong trường hợp vi phạm các biện pháp an toàn có thể dẫn đến
tai nạn, sự cố thì được quyền lập biên bản và đình chỉ công việc để thực hiện đủ,
đúng các biện pháp an toàn, đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết
định của mình.
- Bộ phận hoặc cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chỉ được tiến hành công việc
khi đã thực hiện đủ và đúng các biện pháp an toàn đã đề ra. Trong trường hợp vi
phạm biện pháp an toàn bị phát hiện, lập biên bản yêu cầu tạm dừng công việc thì
phải ngay lập tức thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn đã đề ra hoặc được yêu
cầu. Chỉ được tiếp tục tiến hành công việc sau khi đã làm đủ, đúng các quy định
về an toàn và được cán bộ an toàn chấp thuận.
2.8.2. Qui định chung
- Trong chế độ bình thường, các thao tác ở thiết bị điện cao áp đều phải lập và thực
hiện theo phiếu thao tác quy định trong Quy trình Thao tác hệ thống điện quốc gia.
- Cho phép thực hiện các thao tác trên sơ đồ nối điện chính bằng các “Phiếu thao tác
mẫu”. Phiếu thao tác mẫu phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu
lực thi hành.
- Trong chế độ sự cố, thao tác các thiết bị điện thực hiện theo Quy trình xử lý sự cố
hệ thống điện quốc gia.
- Thao tác đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp, ít nhất phải do hai người thực hiện
(trừ trường hợp thiết bị được trang bị đặc biệt và có quy trình thao tác riêng).
Những người này phải hiểu rõ sơ đồ và vị trí của thiết bị tại hiện trường, một

44
223 / 700
người thao tác và một người giám sát thao tác. Người thao tác phải có bậc 3 an
toàn điện trở lên, người giám sát thao tác phải có bậc 4 an toàn điện trở lên.
- Cấm đóng, cắt điện bằng sào thao tác và dao cách ly thao tác trực tiếp tại chỗ hoặc
thay dây chì đối với thiết bị ở ngoài trời trong lúc mưa to nước chảy thành dòng
trên thiét bị, dụng cụ an toàn hoặc đang có giông sét.
- Dao cách ly được phép thao tác không điện hoặc thao tác có điện khi dòng điện
thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao cách ly đó
do đơn vị quản lý vận hành ban hành. Các trường hợp dùng dao cách ly đê tiên
hành các thao tác có điện được quy định cụ thê trong Quy trình Thao tác hệ thống
điện quốc gia.
- Trường hợp đặc biệt được phép đóng, cắt dao cách ly khi trời mưa, giông ở những
đường dây không có điện và thay dây chì của máy biên áp, máy biến điện áp vào
lúc khí hậu ẩm, ướt sau khi đã cắt dao cách ly cả hai phía cao áp và hạ áp của máy
biến áp, máy biến điện áp.
- Nếu xảy ra tai nạn, sự cố hoặc có thể gây ra mất an toàn cho người và hư hỏng
thiết bị thì nhân viên vận hành được phép cắt các máy cắt, dao cách ly mà không
phải có lệnh hoặc phiếu, nhưng sau đó phải báo cáo cho nhân viên vận hành câp
trên và người phụ trách trực tiêp của mình biêt nội dung những việc đã làm, đồng
thời phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành.
- Phiếu thao tác thực hiện xong phải được lưu ít nhất 03 tháng. Trường họp thao tác
có liên quan đến sự cố, tai nạn thì các phiếu thao tác có liên quan phải được lun
trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đon vị.
2.8.3. Trách nhiệm của những người thực hiện
- Người ra lệnh thao tác phải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã
dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đô thực tê và chế độ vận
hành thiết bị. Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và xác
định rõ họ tên, chức danh của người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được ghi âm và
ghi chép đầy đủ.
- Người nhận lệnh thao tác (người giám sát thao tác) phải nhắc lại toàn bộ lệnh, ghi
chép đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điêm yêu cầu thao tác. Khi
chưa hiểu rõ lệnh thao tác thì có quyên đê nghị người ra lệnh giải thích. Chỉ khi
người ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì người giám sát
thao tác và người thao tác mới được tiến hành thao tác. Thao tác xong phải ghi lại
thời điểm kết thúc và báo cáo lại cho người ra lệnh. Trường họp người nhận lệnh
thao tác không phải là người giám sát thao tác thì người nhận chuyển lệnh thao tác
phải ghi đầy đủ lệnh đó vào sô nhật ký vận hành, ghi âm (nếu có) và có trách
nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác đến đúng người giám sát thao tác.
2.8.4. Trong điều kiện vận hành bình thường người giám sát thao tác và người thao
tác phải thực hiện những quy định sau:
- Khi nhận phiếu thao tác phải đọc kỳ và kiểm tra lại nội dung thao tác theo sơ đồ,
nếu chưa rõ thì phải hỏi lại người ra lệnh. Neu nhận lệnh bằng điện thoại thì người
giám sát thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó và nhắc lại từng động tác trong điện
thoại, ghi âm lại (nếu có), ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ truyền lệnh
vào phiếu thao tác, sổ nhật ký vận hành;
- Người giám sát thao tác và người thao tác, sau khi xem xét không còn thắc mắc
cùng ký vào phiếu, mang phiếu đến địa điểm thao tác;

45
224 / 700
- Tới nơi (vị trí) thao tác phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ (nếu có) và đối
chiếu vị trí thiêt bị trên thực tê đúng với nội dung ghi trong phiêu, đồng thời kiểm
tra xung quanh hay trên thiết bị còn gì trở ngại không, sau đó mới được phép thao
tác;
- Người giám sát thao tác đọc to từng động tác theo thứ tự đã ghi trong phiếu.
Người thao tác phải nhắc lại, người giám sát thao tác ra lệnh “đóng” hoặc “cắt”
người thao tác mới được làm động tác. Mỗi động tác đã thực hiện xong, người
giám sát đều phải đánh dấu (x) vào mục tương ứng trong phiếu;
- Trong khi thao tác, nếu nghi ngờ động tác vừa thực hiện thì phải ngừng ngay công
việc để kiểm tra lại toàn bộ, nếu không có bất thường thì mới tiếp tục tiến hành;
- Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì phải ngừng ngay việc thực hiện theo phiếu thao
tác và báo cáo cho người ra lệnh biêt. Việc thực hiện tiêp thao tác phải tiến hành
theo một phiếu mới;
- Sau khi thao tác cắt điện để làm việc, ở bộ phận truyền động của dao cách ly phải
treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” và phải có thêm biện pháp
tăng cường (khoá tay truyên động, đặt tâm lót, cử người canh gác v.v) để không
thê đóng dao đưa điện vào thiêt bị có người đang làm việc.
- Đóng, cắt dao cách ly tại chỗ trực tiếp bằng tay phải mang găng tay cách điện và
đi ủng cách điện (hoặc mang găng tay cách điện và đứng trên ghế cách điện). Chỉ
được đóng, cắt dao cách ly (hoặc câu chì tự rơi) trên cột với cấp điện áp < 35 kv
bằng sào cách điện khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các
thiết bị này đến người thao tác không nhỏ hơn 3,0 m, trong trường hợp này người
thao tác phải mang găng tay cách điện.
- Trong mọi trường họp, người ra lệnh thao tác, người giám sát thao tác, người thao
tác, người nhận chuyển lệnh thao tác (nêu có) phải chịu trách nhiệm
Cấp điện áp (kV) Khoảng cách nhỏ nhất (m)
Từ 1 đến 15 0,35
Trên 15 đến 35 0,6
Trên 35 đến 110 1,5
220 2,5
500 4,5

- * Yêu cầu, cách thức đặt rào chắn, treo biển báo, tính hiệu thực hiện theo quy định
tại Quy trình này và được xác định tùy theo điều kiện cụ thể, tính chất công việc
do người chuẩn bị nơi làm việc, người cho phép hay người chỉ huy trực tiếp chịu
trách nhiệm.
2.8.5. Các yêu cầu khi cắt điện để làm công việc
Cắt điện để làm công việc phải thực hiện như sau:
- Phần thiết bị tiến hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi các phần
có điện từ mọi phía bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chì, tháo đầu cáp, tháo dây
dẫn (trừ trạm GIS).
- Cấm cắt điện để làm việc chỉ bằng máy cắt, dao phụ tải và dao cách ly có bộ
truyền động tự động.

46
225 / 700
- Phải ngăn chặn được những nguồn điện cao, hạ áp qua các máy biến áp lực, máy
biến áp đo lường, máy phát điện khác có điện ngược trở lại gây nguy hiểm cho
người làm việc.
- Đối với những máy phát điện diesel hoặc những máy phát điện bằng nguồn năng
lượng sơ cấp khác khi hoạt động phải tách riêng rẽ, hoàn toàn độc lập (kể cả phần
trung tính) với phần thiết bị đang có người làm việc.
- Nếu cắt điện bằng máy cắt và dao cách ly có bộ truyền động điều khiển từ xa thì
phải khoá mạch điều khiển các thiết bị này, bao gồm: cắt aptomat, gỡ cầu chì v.v.
- Đối với dao cách ly thao tác trực tiếp bằng tay, sau khi cắt điện phải kiểm tra lưỡi
dao đã ở vị trí cắt và có giải pháp như ở Điểm g Khoản 3 Điều 7 Quy trình này để
không thể đóng điện trở lại.
- Cắt điện do nhân viên vận hành đảm nhiệm, cấm uỷ nhiệm việc thao tác cắt, đóng
cho người của đơn vị công tác, trừ trường hợp người thực hiện thao tác đã được
huấn luyện, kiểm tra công nhận chức danh vận hành và được phép của đơn vị vận
hành
- Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho nhân viên vận hành nắm vững sơ đồ
và vị trí thực tế của thiết bị để ngăn ngừa khả năng nhầm lẫn, gây nguy hiểm cho
đơn vị công tác.
- Người thực hiện thao tác cắt điện phải treo biến: “Cấm đóng điện! Có người đang
làm việc” ở các bộ phận truyền động của các máy cắt, dao cách ly v.v mà từ đó có
thể đóng điện đến nơi làm việc. Với các dao cách ly một pha, phải treo biển báo ở
từng pha. Chỉ có người treo biển hoặc người được chỉ định thay thế mới được tháo
các biển báo này Khi làm việc trên đường dây thì ở dao cách ly đường dây treo
biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.
2.8.6. Kiểm tra không còn điện
- Người thực hiện thao tác cắt điện đồng thời phải tiến hành kiểm tra không còn
điện ở các thiết bị đã cắt điện.
- Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp
danh định của thiết bị điện cần thử, như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả
các pha và các phía vào, ra của thiêt bị điện.
- Cấm căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện,
nhưng nếu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có
điện.
- Phải kiểm tra thiết bị thử điện ở nơi có điện trước, sau đó mới thử ở nơi không còn
điện. Nếu ở nơi làm việc không có điện để thử thì được thử ở nơi khác trước lúc
thử ở nơi làm việc và phải bảo quản tôt thiêt bị thử điện khi chuyên chở.
2.8.7. Tiếp đất
a. Tiếp đất nơi làm việc có cắt điện
Nơi làm việc có cắt điện, vị trí tiếp đất phải thực hiện như sau:
- Phải tiếp đất ngay sau khi thử hết điện.
- Tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn điện đến.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện.
- Đảm bảo cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất.

47
226 / 700
b. Tiếp đất khi làm việc ở trạm biến áp phân phối hoặc tủ phân phối

- Khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn được phép chỉ phải tiếp đất ở thanh cái và
mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc. Nêu chuyên sang làm Việc ở mạch đấu
khác thì mạch đấu sẽ làm việc phải nối đất, trong trường hợp này chỉ cho phép làm
việc trên mạch đấu có tiếp đất.
- Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn thì trên mỗi phân đoạn thì phải có một bộ
tiếp đất.
c. Trao trả nơi làm việc, khóa phiếu, đóng điện.

- Bàn giao trao trả nơi làm việc, khóa phiếu phải được tiến hành trực tiếp giữa đơn
vị công tác và đơn vị quản lý vận hành thiết bị. Người chỉ huy trực tiếp kí vào
Mục 5.1 kết thúc công tác. Người cho phép sau khi kiểm tra lại tại nơi làm việc
không cò tiếp đất lưu động đảm bảo an toàn thì mới được kí khóa phiếu vào Mục
5.2 và thực hiện những việc của nhân viên vận hành ( nếu được giao), báo cáo
trưởng ca ( trưởng kíp, trực chính) ca vận hành nội dung công việc đã thực hiện.
- Thao tác đóng điện vào thiết bị đã dược cắt điện khi làm việc đã được thực hiện
như sau:
a) Đã khóa phiếu công tác, nếu thiết bị đóng điện có liên quan đến nhiều đơn vị
công tác thì phải khóa tất cả các phiếu công tác, đảm bảo thiết bị sẻ đóng điện
tuyệt đối an toàn.
b) Nơi (thiết bị) làm việc đã cất biến báo và rào chắn tạm thời khi làm việc (nếu có)
và đặt lại rào chắn cố định.
c) Tại nơi trực vân hành của đơn vị quản lý vân hành đã tháo hết các dấu hiệu báo
có đơn vị công tác làm việc trên sơ đồ.
d) Được phép đóng điện của cấp có quyền điều khiển thiết bị theo qui định.
2.9. Qui trình xử lý sự cố máy biến áp
2.9.1. Xử lý quá tải máy biến áp
- Nếu không có quy định riêng về công suất định mức máy biến áp của
nhà chế tạo, máy biến áp được quá tải cao hơn dòng điện định mức theo các giới
hạn sau đây:
a) Quá tải ngắn hạn đối với các máy biến áp dầu:
Quá tải so với dòng điện
30 45 60 75 100
định mức (%)
Thời gian quá tải (phút) 120 80 45 20 10
b) Quá tải ngắn hạn đối với các máy biến áp khô:
Quá tải so với dòng điện
20 30 40 50 60
định mức (%)
Thời gian quá tải (phút) 60 45 32 18 5
c) Quá tải lâu dài đối với các loại máy biến áp đều được phép cao hơn định
mức tới 5% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không cao hơn điện
áp định mức.
- Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển xử
lý quá tải máy biến áp theo trình tự sau:
a) Báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:

48
227 / 700
Thời gian bắt đầu và mức mang tải trên 90%, 100%, 110% giá trị định
mức;
Nhiệt độ dầu và cuộn dây của máy biến áp (theo dõi liên tục, báo cáo
ngay khi có sự thay đổi);
Thời gian cho phép quá tải theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống làm mát máy biến áp và xử lý
theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy biến áp do Đơn vị quản lý vận hành
ban hành.
c) Điều độ viên xử lý quá tải máy biến áp thuộc quyền điều khiển ở các chế
độ cảnh báo, khẩn cấp, cực kỳ khẩn cấp theo quy định
2.9.2. Xử lý quá áp máy biến áp
1. Nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, máy biến áp được quá áp
như sau:
a) Trong điều kiện vận hành bình thường:
Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp
định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không bị
quá tải; không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong
điều kiện tải qua máy biến áp không quá 25% công suất định mức của máy
biến áp;
Máy biến áp được vận hành ngắn hạn (dưới 06 giờ trong 24 giờ) với điện áp
cao hơn không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong
điều kiện máy biến áp không bị quá tải.
b) Trong điều kiện sự cố:
Các máy biến áp tăng áp và hạ áp, máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính
không có đầu phân áp hoặc không nối với máy biến áp điều chỉnh nối tiếp
được phép làm việc lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định
mức trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải;
Đối với máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính có đầu phân áp hoặc nối với
máy biến áp điều chỉnh nối tiếp, mức tăng điện áp cho phép được xác định
theo số liệu của nhà chế tạo.
c) Không cho phép điện áp vận hành vượt quá 20% so với điện áp định mức của
đầu phân áp tương ứng, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc
trung tâm điều khiển phải thực hiện tách ngay máy biến áp khỏi vận hành để
tránh hư hỏng.
2. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển xử lý quá
áp máy biến áp theo trình tự sau:
a) Trường hợp máy biến áp có điều áp dưới tải, được tự chuyển nấc phân áp để
máy biến áp không bị quá áp vượt mức cho phép quy định tại Khoản 1 Điều này,
sau đó báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển;
b) Trường hợp máy biến áp có nấc phân áp cố định, phải báo cáo ngay cho. Cấp
điều độ có quyền điều khiển nếu máy biến áp bị quá áp quá giới hạn cho phép.
3. Điều độ viên điều khiển điện áp theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc
gia do Bộ Công Thương ban hành để máy biến áp thuộc quyền điều khiển không bị quá
điện áp cho phép.
2.9.3. Xử lý máy biến áp có những hiện tƣợng khác thƣờng

49
228 / 700
1. Trường hợp phát hiện máy biến áp có những hiện tượng khác thường như chảy dầu,
thiếu dầu, bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, phát nóng cục bộ ở đầu cốt sứ, bộ
điều áp dưới tải hoạt động không bình thường, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện,
trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải tìm mọi biện pháp xử lý sự cố theo quy định để
giải quyết, đồng thời báo cáo với. Cấp điều độ có quyền điều khiển, lãnh đạo trực tiếp và
ghi vào sổ nhật ký vận hành.
2. Khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu, Nhân viên vận hành phải tiến hành xem xét bên
ngoài máy biến áp, lấy mẫu khí trong rơ le để phân tích và kiểm tra tính chất cháy của
khí:
a) Trường hợp khí cháy được hoặc trong khí có chứa những sản phẩm do phân hủy
chất cách điện phải báo cáo ngay với với Cấp điều độ có quyền điều khiển để
tách máy biến áp;
b) Trường hợp chất khí không mầu, không mùi, không đốt cháy được thì vẫn có thể
để máy biến áp tiếp tục vận hành và phải tăng cường kiểm tra giám sát tình trạng
máy biến áp.
2.9.4. Các trƣờng hợp phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành
- Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện trong máy biến áp.
- Sự phát nóng của máy biến áp tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm
mát bình thường và không bị quá tải.
- Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua
van an toàn.
- Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp.
- Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
- Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằm
trong quy định của nhà chế tạo, đầu cốt bị nóng đỏ.
- Kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn.
Các trường hợp bất thường khác theo yêu cầu của Đơn vị quản lý vận hành.
2.9.5. Xử lý khi máy biến áp nhảy sự cố
1. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển xử lý như
sau:
a) Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
Tên máy biến áp bị sự cố, rơ le bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng
điều khiển trung tâm;
Ảnh hưởng của sự cố máy biến áp.
b) Xử lý sự cố máy biến áp theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy biến áp do
Đơn vị quản lý vận hành ban hành. Chuyển tự dùng xoay chiều sang nhận từ
nguồn dự phòng khác nếu mất tự dùng xoay chiều do sự cố máy biến áp;
c) Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định.
2. Điều độ viên của Cấp điều độ có quyền điều khiển chỉ huy xử lý như sau:
a) Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ cảnh báo, khẩn cấp, cực kỳ khẩn cấp do sự
cố máy biến áp theo quy định tại các điều 49, 51 và 53 Thông tư này;
b) Chỉ huy cô lập hoặc đưa máy biến áp trở lại vận hành theo quy định tại Điều 38
Thông tư này;
c) Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện
do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.

50
229 / 700
2.9.6. Khôi phục máy biến áp sau sự cố
1. Trường hợp máy biến áp bị cắt sự cố do bảo vệ khác ngoài so lệch, hơi, dòng dầu, áp
lực dầu, Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp trở lại vận hành sau khi Nhân viên vận
hành kiểm tra, báo cáo tình trạng bên ngoài của máy biến áp không phát hiện có dấu hiệu
bất thường, khẳng định mạch bảo vệ không tác động nhầm.
2. Trường hợp máy biến áp bị cắt sự cố do tác động của hai mạch bảo vệ nội bộ máy biến
áp là so lệch và hơi (hoặc dòng dầu, áp lực dầu), Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp
vào vận hành trở lại khi đủ các điều kiện sau:
a) Đơn vị quản lý vận hành đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông
số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã
phát hiện;
b) Đơn vị quản lý vận hành có văn bản xác nhận máy biến áp đủ điều kiện vận
hành gửi Cấp điều độ có quyền điều khiển.
3. Trường hợp chỉ có một trong các mạch bảo vệ nội bộ tác động, Điều độ viên chỉ huy
thao tác cô lập máy biến áp và giao máy biến áp cho Đơn vị quản lý vận hành tiến hành
thí nghiệm, kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ máy biến áp. Điều độ viên chỉ huy được đưa
máy biến áp vào vận hành trở lại khi:
a) Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ nội bộ của máy biến áp tác động là do hư
hỏng trong mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục;
b) Qua kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ và không phát hiện hư hỏng, Đơn vị quản lý
vận hành đã thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp việc ngừng vận hành máy biến áp dẫn đến ngừng cấp điện một khu vực
lớn, Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp trở lại vận hành khi đủ các điều kiện sau:
a) Nhân viên vận hành kiểm tra, xác nhận, báo cáo máy biến áp đó chỉ bị cắt do
một trong các bảo vệ nội bộ của máy biến áp và không thấy có dấu hiệu bên
ngoài chứng tỏ máy biến áp hư hỏng;
b) Nhân viên vận hành thông báo máy biến áp đã được Lãnh đạo Đơn vị quản lý
vận hành đồng ý đưa trở lại vận hành.
Ví dụ: Sử lý một MBA đang vận hành bị sự cố.

51
230 / 700
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quy trình an toàn điện ( Tháng 12 – 2014 - Tập đoàn điện lực Việt Nam)
2. Quản lý sửa chữa lưới điện (Nguyễn Bỉnh – Nguyễn Quốc Hinh)
3. Xây lắp - QLVHSCLĐ trung hạ thế (Năm 2007 - Trường Cao đẳng điện lực TP.
HCM)
4. Kỹ thuật thi công đường dây và trạm ( Năm 2013 - Lê Công Thuận)
5. Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBA phân phối (Tổng Cty điện lực Việt Nam)
6. Quy phạm trang bị điện (2006 - Bộ công nghiệp)
7. Các tiêu chuẩn thiết kế lưới điện phân phối; tài liệu; quy trình QLVHSC trang
thiết bị lưới điện của tổng công ty điện lực TP HCM, tổng công ty điện lực miền
Nam
8. Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đường dây trung áp (EVN)
9. Quy chuẩn Việt Nam 2015 (BCT), Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng
11 năm 2015.
10. Quy phạm trang bị điện (BCT)
11. Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa recloser (HCMPC)
12. Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa tủ điện trung thế (HCMPC)
(TL5)
13. Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa máy cắt (HCMPC)
14. Quy trình Điều độ Hệ thống điện Quốc gia Số: 40/2014/TT-BCT ngày
05/11/2014
15. Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia Số: 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014
16. Quy trình hệ thống điện phân phối Số: 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015
17. Qui định Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia Số: 28/2014/TT-BCT
ngày 19/09/2014

52
231 / 700
HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM
CHI HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP.HCM

BỘ ĐỀ THI NÂNG BẬC


CÔNG NHÂN KỸ THUẬT ĐIỆN

Phần
QUẢN LÝ-VẬN HÀNH-
SỬA CHỮA LƯỚI ĐIỆN

149 / 473
BỘ ĐỀ THI: QUẢN LÝ SỬA CHỮA LƯỚI ĐIỆN – BẬC 3/7
PHẦN TRẮC NGHIỆM

Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
1. d kí hiệu trụ BTLT có chiều dài.
a. 10,5m. c. 14m.
b. 12m. d. 20m.
2. c Kí hiệu trụ BTLT có chiều dài.
a. 12m c. 8,5m
b. 14m d. 10,5m
3. c
Kí hiệu trụ BTLT có chiều dài.
a. 20m. c. 14m.
b. 18m d. 12m.
4. d
Kí hiệu trụ BTLT có chiều dài.
a. 20m. c. 14m.
b. 18m d. 12m.
5. d
Kí hiệu 2 trụ BTLT được ghép .
a. Hai trụ ghép hở. c. Hai trụ ghép không lắp
boulongg.
b. Hai trụ ghép chuẩn bị nhổ. d. Hai trụ BTLT ghép chặc.
6. c
Trụ BTLT 12m.
a. Trụ hiện hữu. c. Trụ hiện hữu chuẩn bị nhổ.
b. Trụ mới dựng. d. Trụ mới nhổ xong.
7. c
Trụ BTLT 14m.
a. Trụ hiện hữu. c. Trụ hiện hữu chuẩn bị nhổ.
b. Trụ mới dựng. d. Trụ mới nhổ xong.

171 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
8. a Kí hiệu bộ chằng.
a. Chằng xuống đơn. c. Chằng lệch.
b. Chằng cách khoảng. d. Chằng xuống kép.

9. b Kí hiệu bộ chằng.
a. Bộ chằng xuống kép chung neo. c. Chằng xuống đơn.
b. Chằng lệch. d. Chằng cách khoảng.
10. b : Kí hiệu đường dây trung thế 3 pha.
a. Đường dây 15kV. c. Đường dây 22kV.
b. Đường dây 15kV nâng cấp 22kV. d. Đường dây 8,6kV nâng
cấp 15kV.
11. d : Kí hiệu đường dây trung thế 1 pha.
a. Đường dây 15kV. c. Đường dây 22kV.
b. Đường dây 15kV nâng cấp 22kV. d. Đường dây 8,6kV nâng
cấp 12,7kV.

12. b Kí hiệu đường dây hạ thế có cấp điện áp.


a. 0,22kV c. 0,38kV.
b. 0,4kV. d. 0,44kV.

13. d Kí hiệu trụ DT 2400 là trụ.


a. Trụ góc đà 2,4m. c. Trụ dừng trung gian.
b. Trụ dừng góc đà 2,4m . d. Trụ dừng đầu, cuối đà
2,4m .
14. a Kí hiệu trụ G 2400 là trụ.
a. Trụ đỡ góc đà 2,4m. c. Trụ đỡ thẳng đà 2,4m.
b. Trụ dừng góc đà 2,4m . d. Trụ đỡ vượt đà 2,4m.

172 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
15. b Trụ GL1 là trụ.
a. Trụ đỡ góc đà 2m c. Trụ đỡ góc đà 2m lệch
toàn phần.
b. Trụ đỡ góc đà 2m lệch 2/3 d. Trụ đỡ góc đà 2,4m lệch
2/3.
16. c Trụ GL2 là trụ.
a. Trụ đỡ góc đà 2m c. Trụ đỡ góc đà 2m lệch
toàn phần.
b. Trụ đỡ góc đà 2m lệch 2/3 d. Trụ đỡ góc đà 2,4m lệch
2/3.
17. d Trụ I 2400 là trụ.
a. Trụ đỡ góc đà 2,4m c. Trụ đỡ góc đà 2m lệch
toàn phần.
b. Trụ đỡ góc đà 2m lệch 2/3 d. Trụ đỡ thẳng đà 2,4m .
18. b Trụ T 2400 là trụ.
a. Trụ đỡ góc đà 2,4m c. Trụ dừng đà 2m lệch toàn
phần.
b. Trụ đỡ góc đà 2m lệch 2/3 d. Trụ dừng thẳng đà 2,4m
cân .

19. b Vật tư cho một bộ chằng xuống có bao nhiêu vật tư.
a. 6 mục vật tư. c. 7 mục vật tư.
b. 8 mục vật tư. d. 9 mục vật tư.

20. d Tên vật tư một bộ chằng xuống gồm có.


a. Ty neo + long đền, neo, boulong mắc.
b. Dây chằng, sứ chằng, yếm cáp.
c. Kẹp 3 boulong, máng chằng
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.

173 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
21. b Chằng lệch và chằng xuống loại chằng nào chịu lực lớn.
a. Chằng lệch. c. Hai chằng bằng nhau.
b. Chằng xuống. d. Không chịu lực.

22. d Chằng cách khoảng thường được lắp đặt trong điều kiện trụ.
a. Trụ chịu lực lớn
b. Trụ không làm được chằng xuống.
c. Có khoảng cách để dựng trụ, làm neo.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng
23. b Chằng cách khoảng có bao nhiêu trụ, kẹp 3boulong và sứ chằng.
a. 1 trụ, 8 kẹp 3boulong, 1 sứ chằng
b. 1 trụ, 16 kẹp 3boulongg, 2 sứ chằng
c. 2 trụ, 8 kẹp 3boulong, 2 sứ chằng
d. 2 trụ, 16 kẹp 3boulong, 1 sứ chằng
24. d Chằng được làm ở các vị trí trụ.
a. Các vị trí trụ dừng
b. Các vị trí trụ nhánh rẽ.
c. Các vị trí trụ góc
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
25. a Chằng xuống (DG) được sử dụng ở vị trí.
a. Vị trí rộng rải.
b. Vị trí chật hẹp.
c. Vị trí chướng ngại vật
d. Vị trí nào cũng được.

26. b Chằng lệch (AG) được sử dụng ở vị trí.


a. Vị trí rộng rải.
b. Vị trí chật hẹp lực nhỏ.
c. Vị trí chướng ngại vật
d. Vị trí nào cũng được.

174 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
27. a Chằng Cách khoảng (SG) được sử dụng ở vị trí.
a. Vị trí có nhiều ao, hồ rộng.
b. Vị trí chật hẹp.
c. Vị trí chướng ngại vật gần chân trụ.
d. Vị trí nào cũng được.
28. d Qui định về khoảng cách giữa các vật tư của bộ chằng.
a. Boulong mắc đặt cách đầu trụ 300mm
b. Kẹp 3boulong cách kẹp 3 kẹp 3boulong 150mm.
c. Kẹp 3boulong cách các phụ kiện khác 300mm
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
29. d Ti neo có phương và đầu ti neo cách mặt đất.
a. Ti neo có phương theo hướng trụ
b. Ti neo theo phương dây chằng.
c. Đầu ti neo cách mặt đất 150mm – 300mm
d. Cả b, c trên đều đúng.
30. d Yếm cáp trong bộ chằng có nhiệm vụ.
a. Chống mài mòn giữa cáp chằng và đầu ti neo.
b. Chống gãy cáp chằng
c. Chống mài mòn giữa cáp chằng và boulong mắc
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
31. d Bề rộng hành lang tuyến đường dây trên không được qui định.
a. Tính hai mặt phẳng đứng về 2 phía đường dây
b. Song song với đường dây khi dây ở trạng thái tĩnh được quy định:
c. Khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
32. c Khoảng cách an toàn của bề rộng hành lang tuyến đối với dây trần.
a. 1m c. 2m.
b. 1,5m d. 3m.

175 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
33. a Khoảng cách an toàn của bề rộng hành lang tuyến đối với dây bọc.
a. 1m c. 2m.
b. 1,5m d. 3m.

34. d Bề cao hành lang tuyến đường dây trên không được qui định.
a. Được tính từ đáy móng trụ
b. Điểm cao nhất của công trình.
c. Thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
35. b Khoảng cách an toàn của bề cao hành lang được qui định.
a. 1m c. 2m.
b. 1,5m d. 3m.

36. c Hình thức trụ 1-DT là.


a. Trụ đỡ trung gian.
b. Trụ dừng trung gian 1 pha (trụ néo).
c. Trụ đừng đầu, đừng cuối 1pha.
d. d. Trụ dừng góc 1 pha.
37. b Hình thức trụ 1-T là.
a. Trụ đỡ trung gian
b. Trụ dừng trung gian 1 pha (trụ néo).
c. Trụ đừng đầu, đừng cuối 1pha
d. d. Trụ dừng góc 1 pha.
38. a Đường dây đã được căng và lấy độ võng xong, mặc dù chưa đóng điện nhưng
muốn làm bất cứ việc gì trên đường dây.
a. Phải tiếp địa di động đúng tiêu chuẩn.
b. Không tiếp cũng được.
c. Chỉ tiếp địa ở các đầu nhánh rẽ.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.

176 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
39. a Công việc hoàn chỉnh đường dây gồm có các nội dung:
a. Chỉnh trụ gia cố thêm chân trụ. c. Lắp đà đơn 2,4m.
b. Dựng trụ. d. Đào lỗ trụ.

40. b Công việc hoàn chỉnh đường dây.


a. Lắp đà đơn 2,4m.
b. Chỉnh đà chỉnh sứ, chỉnh dây dẫn.
c. Lắp cách điện đứng.
d. Đào lỗ trụ.
41. b Công việc hoàn chỉnh đường dây.
a. Lắp đà đơn 2,4m.
b. Lắp cách điện treo.
c. Lắp cách điện đứng.
d. Buộc dây lên sứ.
42. a Công việc hoàn chỉnh đường dây.
a. Tiếp địa tại dây trung tính. c. Lắp cách điện treo.
b. Lắp cách điện đứng. d. Lắp đà đôi 2,4m.

43. d Công việc hoàn chỉnh đường dây.


a. Lắp đà đơn 2,4m. c. Lắp cách điện treo.
b. Lắp cách điện đứng. d. Lắp đặt các thiết bị quá điện áp.

44. a Công việc hoàn chỉnh đường dây.


a. Lắp đặt các trạm, tụ bù, trạm đo đếm. c. Lắp cách điện treo.
b. Lắp cách điện đứng. d. Lắp đà đôi 2,4m.

45. b Công việc hoàn chỉnh đường dây.


a. Lắp đà đơn 2,4m. c. Lắp cách điện treo.
b. Ghi tên tuyến trục nhánh.. d. Lắp cách điện đứng

46. c Công việc hoàn chỉnh đường dây bao gồm.


a. Lắp đà đơn 2,4m. c. Treo bảng tên trạm biến áp.
b. Lắp cách điện đứng. d. Kéo dây dẩn điện

177 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
47. b Công việc hoàn chỉnh đường dây bao gồm:
a. Lắp đà đơn 2,4m. c. Lắp cách điện treo.
b. Vẽ các biển báo. d. Kéo dây dẩn điện.

48. b Trình tự tiến hành biện pháp an toàn để đấu nối đường dây:
a. Cắt điện, cô lập. c. Thử điện
b. Xả điện. d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.

49. d Trình tự tiến hành biện pháp an toàn để đấu nối:


a. Lắp đặt tiếp địa di động theo phiếu công tác. c. Lập rào chắn (nếu
có).
b. Treo các biển báo. d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.

50. d Sau khi cắt điện và thực hiện các biện pháp an toàn, người công nhân phải
biết:
a. Chỉ có khu vực cho phép làm việc.
c. Cho phép làm việc khu vực không có điện.
b. Khu vực không được phép lại gần.
d. Cả a, b trên đều đúng.
51. d Thực hiện thủ tục kết thúc công việc bàn giao
a. kiểm tra quân số đầy đủ.
b. thu dọn rào chắn (nếu có), biển báo.
c. tháo tiếp địa và bàn giao hiện trường .
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
52. D Trình tự biện pháp kỹ thuật khi đấu nối.
a. Kiểm tra vật tư kỹ thuật .
b. Khoảng cách giữa các dây.
c. Phương thức đấu nối phương án đi dây.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
53. d Trình tự biện pháp kỹ thuật khi đấu nối.
a. Xác định đồng vị pha, xác định thứ tự pha.
b. Không được đấu trực tiếp vào dây dẫn bảo vệ các vị trí đấu nối.
c. Đấu nối phải qua thiết bị đóng cắt
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.

178 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
54. b Làm việc vào ban đêm phải .
a. Đủ dụng cụ đồ nghề
b. Đủ ánh sáng.
c. Các thao tác thành thạo
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
55. d Mọi công việc làm ở trên đường dây cao áp phải có ít nhất hai người thực
hiện, cho phép một người tiến hành các công việc.
a. treo (in) biển báo, sửa chân cột,
b. Không sửa chữa các cấu kiện của cột.
c. Đánh số cột mà không trèo lên cột cao quá 3,0 m
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
56. c Khi có giông, bão hoặc sắp có giông, bão người chỉ huy trực tiếp phải.
a. Cho công nhân làm việc bình thường
b. Cho công nhân cắt điện.
c. Cho công nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
d. Cho công nhân làm tiếp đất.
57. c Cấm làm việc trên đường dây khi bắt đầu có gió cấp.
a. Gió cấp 8 trở lên .
b. Gió cấp 5 trở lên.
c. Gió cấp 6 trở lên.
d. Gió cấp 7 trở lên.
58. d Cấm làm việc trên đường dây khi bắt đầu có mưa.
a. Mưa nặng hạt
b. Nước chảy thành dòng trên người.
c. Nước chảy thành dòng thiết bị.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
59. d Vẫn làm việc trên đường dây khi bắt đầu có gió cấp 6 mưa to nước chảy
thành dòng trên người và thiết bị.
a. Mưa nặng hạt
b. Nước chảy thành dòng .
c. Nước chảy trên thiết bị.
d. Khi có lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền.

179 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
60. Khi tiến hành công tác trên đường dây vượt đường sắt, đường sông phải áp
dụng các biện pháp như sau:
a. Phải báo trước cho cơ quan quản lý đường sắt.
b. Mời đại diện của họ tới điểm công tác để phối hợp thực hiện.
c. Phải báo trước cho cơ quan quản lý đường sắt, đường sông.
d. Tất cả a, b, c đều đúng.
61. d Khi tiến hành công tác trên đường dây vượt đường bộ phải áp dụng các
biện pháp như sau:
a. Cử người cảnh giới cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ nếu là ban đêm)
b. Đứng cách nơi làm việc với khoảng cách hợp lý về hai phía để báo
hiệu.
c. Có nhiều xe qua lại thì phải bắc giàn giáo.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
62. c Nếu người làm việc không va chạm, đến gần bộ phận mang điện của
đường dây có điện với khoảng cách nguy hiểm (hoặc áp dụng các biện
pháp an toàn phòng tránh khác) thì:
a. Phải cắt điện. c. Không cắt điện.
b. Làm việc bình thường. d. Cả a, b trên đều đúng.
63. a Khi công việc có khả năng làm rơi, hoặc làm chùng dây dẫn trong khoảng
cột giao chéo với đường dây đang vận hành thì:
a. Cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa.
b. Không cần cắt điện.
c. Chỉ cần cắt đường dây cần thiết.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
64. C Khi thi công đường dây 35kV, nếu có dùng cáp thép để kéo, quay tời thì
khoảng cách nhỏ nhất từ dây cáp thép đến dây dẫn có điện quy định như
sau:
a. 2m. c. 2,5m.
b. 3m. d. 3,5m.

65. c Khi tiến hành kiểm tra đường dây nhóm kiểm tra tối thiểu phải có:
a. Một người c. hai người.
b. Ba người d. Bao nhiêu người cũng được.

180 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
66. a Trường hợp cần thiết trèo lên cột phải bảo đảm khoảng cách an toàn giữa
người và dây dẫn không được nhỏ hơn với điện áp 15 đến 35KV.
a. 1m. c. 2m.
b. Không được chạm vào tiếp địa cột. d. Cả a, b, trên đều đúng.
67. d Trong trường hợp kiểm tra đêm phải:
a. Có đèn soi, đi cách đường dây tối thiểu 5m
b. Đi phía đón trước hướng gió thổi vào đường dây.
c. Ban đêm không được trèo lên cột nếu không có yêu cầu khẩn cấp.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
68. d Kiểm tra đêm phải có trang bị phòng thân:
a. Phòng rắn.
b. Đèn chiếu sáng.
c. Các trang bị khác phục vụ việc kiểm tra.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
69. B Có tất cả bao nhiêu loại kiểm tra đường dây.
a. 4 loại. c. 5 loại.
b. 6 loại. d. 7 loại.

70. d Mục đích kiểm tra định kì ngày.


a. Nắm vững thường xuyên tình trạng làm việc của đường dây.
b. những biến động có thể phát sinh trong quá trình vận hành.
c. Phát hiện các sự cố đường dây.
d. Cả a, c trên đều đúng.
71. c Thành phần kiểm tra kiểm tra định kì ngày.
a. Tối thiểu có một công nhân vận hành đường dây.
b. Tối thiểu có ba công nhân vận hành đường dây.
c. Tối thiểu có hai công nhân vận hành đường dây.
d. Tối thiểu có bốn công nhân vận hành đường dây.
72. b Thời hạn kiểm tra định kì ngày.
a. Tối thiểu 1 tháng/2lần.
b. Tối thiểu 1 tháng/1lần .
c. Tối thiểu 1 tháng/3lần .

181 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
d. Tối thiểu 2 tháng/1lần.
73. a Thời hạn kiểm tra định kì ngày Đối với khu vực đông dân cư, cây cối phát
triển nhanh, đường dây thường xuyên vận hành quá tải
a. Cần tăng cường kiểm tra 1 tuần 1 lần.
b. Cần tăng cường kiểm tra 1 tuần 2 lần.
c. Cần tăng cường kiểm tra 2 tuần 1 lần.
d. d. Cần tăng cường kiểm tra 3 tuần 1 lần.
74. c Khoảng thời gian tăng cường kiểm tra và những khu vực cụ thể, các hạng
mục kiểm tra tăng cường sẽ do.
a. Công nhân vận hành quyết định.
b. Công nhân quản lý đường dây quyết định.
c. Lãnh đạo cơ quan quản lý đường dây quyết định.
d. Cả a, c trên đều đúng.
75. d Nội dung kiểm tra định kì ngày.
a. Hành lang an toàn đường dây.
b. Kiểm tra dây dẫn điện, trụ, móng, đà.
c. Kiểm tra cách điện đường dây v…v.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
76. d Mục đích kiểm tra định kì đêm.
a. Nắm vững chất lượng vận hành của đường dây
b. Những biến động có thể phát sinh trong quá trình vận hành.
c. Phát hiện ra những sai sót mà công tác kiểm tra ban ngày không phát
hiện ra được.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
77. c Thời hạn kiểm tra định kì đêm.
a. Tối thiểu 2 tháng/1lần khi trời tối và vào giờ cao điểm.
b. Tối thiểu 1 tháng/1lần khi trời tối và vào giờ cao điểm.
c. Tối thiểu 3 tháng/1lần khi trời tối và vào giờ cao điểm.
d. Tối thiểu 3 tháng/2lần khi trời tối và vào giờ cao điểm.
78. a Thời hạn kiểm tra kì đêm định đối với những đường dây thường hay vận
hành quá tải.
a. Tăng cường một tháng kiểm tra đêm một lần.
b. c. Tăng cường hai tháng kiểm đêm một lần.
c. Tăng cường một tháng kiểm tra đêm hai lần.

182 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
d. Tăng cường một tháng kiểm tra đêm ba lần.
79. d Nội dung kiểm tra định kì đêm.
a. Các vị trí tiếp xúc, âm thanh bất thường.
b. Phóng điện ở vị trí cách điện.
c. Các hiện tượng bất thường khác.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
80. d Mục đích kiểm tra đột xuất.
a. Phát hiện những bất thường.
b. Đề phòng trước những sự cố có thể xảy ra.
c. Những khác biệt trên đường dây.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
81. a Thời hạn kiểm tra kiểm tra đột xuất đường dây.
a. Theo yêu cầu của đơn vị quản lý đường dây.
c. Theo yêu cầu của công nhân vận hành.
b. Theo yêu cầu cán bộ kỹ thuật.
d. Theo yêu cầu của nhân viên kỹ thuật.
82. d Thành phần kiểm tra đột xuất đường dây.
a. Tối thiểu có một công nhân vận hành đường dây và một cán
bộ kỹ thuật chi nhánh.
b. Tối thiểu có một cán bộ kỹ thuật chi nhánh.
c. Tối thiểu có hai công nhân vận hành đường dây và một cán
bộ kỹ thuật chi nhánh.
d. Tối thiểu có hai công nhân vận hành đường dây.
83. b Thời hạn kiểm tra kiểm tra đột xuất đường dây.
a. Theo yêu cầu cán bộ kỹ thuật.
b. Trước hoặc sau khi có mưa bão.
c. Theo yêu cầu của công nhân vận hành.
d. Theo yêu cầu của nhân viên kỹ thuật.
84. a Thời hạn kiểm tra kiểm tra đột xuất đường dây.
a. Khi thời tiết bất thường.
b. Theo yêu cầu của công nhân vận hành.
c. Theo yêu cầu cán bộ kỹ thuật.
d. Theo yêu cầu của nhân viên kỹ thuật.

183 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
85. d Thời hạn kiểm tra kiểm tra đột xuất đường dây.
a. Theo yêu cầu của nhân viên kỹ thuật. .
b. Theo yêu cầu của công nhân vận hành.
c. Theo yêu cầu cán bộ kỹ thuật.
d. Trước các dịp lễ, Tết ngày quan trọng.
86. d Nội dung kiểm tra đột xuất đường dây.
a. Nơi giao chéo đường dây với các công trình.
b. Nơi có cách điện yếu, dễ vỡ.
c. Tình trạng của trụ điện, khoảng cách giữa các dây dẫn và các mối nối.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
87. d d Kiểm tra và thí nghiệm dự phòng là:
a. Các nguyên vật tư.
b. Thiết bị.
c. Dụng cụ làm việc.
d. Cả a, c trên đều đúng.
88. d Mục đích kiểm tra dự phòng đường dây.
a. Đáp ứng các nhu cầu cho công tác sửa chữa sư cố trong vận hành
b. bảo đảm không bị động trong các tình huống xử lý.
c. Phục vụ cho nhu cầu sửa chữa lớn.
d. Cả a, c trên đều đúng.
89. d Thành phần kiểm tra dư phòng đường dây.
a. Công nhân vận hành đường dây.
b. Cán bộ kỹ thuật đơn vị.
c. Đơn vị thí nghiệm.
d. Cả a, b trên đều đúng.
90. D Thời hạn kiểm tra dự phòng đường dây.
a. 6 tháng
b. 12 tháng.
c. Theo phòng kỹ thuật đơn vị.
d. Tùy từng loại thiết bị đã quy định trong quy trình vận hành.
91. d Qui định nội dung kiểm tra thí nghiệm dự phòng đường dây.
a. Sử dụng thiết bị trên đường dây bằng dụng cụ thí nghiệm.
b. Bắt buột phải cắt điện khi thực hiện.

184 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
c. Không cần cắt điện khi thực hiện.
d. Cả a, b trên đều đúng.
92. d Mục đích kiểm tra kỹ thuật đường dây.
a. Nắm các đặc điểm hư hỏng phát sinh trên các thiết bị đường dây.
b. Để chỉ đạo khắc phục các thiếu sót trong vận hành.
c. Đặt kế hoạch đại tu sửa chữa.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
93. d Tất cả những phát hiện đều phải được ghi chép vào.
a. Phiếu kiểm tra.
b. Phiếu theo theo dõi đường dây.
c. Sổ tổng hợp tình hình đường dây.
d. Cả a, b trên đều đúng.
94. b Sau khi kiểm tra, căn cứ vào kết quả kiểm tra lập kế hoạch.
a. Khi sửa chữa lớn đường dây.
b. Đề xuất biện pháp theo dõi xử lý.
c. Đề nghị cấp trên giải quyết
d. Cả b, c trên đều đúng.
95. d Thành phần kiểm tra kỹ thuật đường dây.
a. Cán bộ kỹ thuật điện lực.
b. Lãnh đạo Điện lực.
c. Cán bộ kỹ thuật đơn vị quản lý đường dây
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng
96. d Thời hạn kiểm tra kỹ thuật đường dây.
a. Tùy thuộc vào hạng mục cần kiểm tra.
b. Tối thiểu là 9 tháng/ 1 lần.
c. Tối thiểu là 6 tháng/ 1 lần.
d. Cả a, b trên đều đúng.
97. d Ngoài ra khi khi đường dây đi qua những nơi bị ô nhiễm bụi và vùng ven
biển phải.
a.Tăng cường số lần kiểm tra để phát hiện chất lượng vận hành của các
cách điện.
b. Có biện pháp xử lý các hư hỏng do ảnh hưởng ô nhiễm gây ra.
c.Để lưới điện vận hành bình thường.
d. Cả a, c trên đều đúng.

185 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
98. d Khi máy cắt đường dây nhảy, Nhân viên vận hành tại trạm điện , trung tâm
điều khiển, lưới điện phân phối có đường dây đấu nối bị sự cố phải báo
cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin về máy cắt
sau:
a. Tên máy cắt nhảy.
b. số lần nhảy.
c. tình trạng của máy cắt.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
99. d Khi máy cắt đường dây nhảy, Nhân viên vận hành tại trạm điện , trung tâm
điều khiển, lưới điện phân phối có đường dây đấu nối bị sự cố phải báo
cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin về các thông
số khác sau:
a. Tình trạng điện áp đường dây.
b. c. Thời tiết tại địa phương.
c. Tình trạng làm việc của các thiết bị khác có liên quan.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
100. c Trường hợp tự động đóng lại thành công phải kiểm tra.
a. Điện áp đường dây.
b. Kiểm tra các cách điện đường dây.
c. Phải thu thập thông tin từ các trạm điện đầu đường dây bị sự cố.
d. Kiểm tra các trạm biến áp.
101. b Trường hợp tự động đóng lại thành công phải kiểm tra.
a. Điện áp đường dây.
b. Kiểm tra các cách điện đường dây.
c. Kiểm tra dây dẫn điện
d. Kiểm tra tình trạng của máy cắt.
102. b Trường hợp tự động đóng lại thành công phải kiểm tra.
a. Điện áp đường dây.
b. Thiết bị bảo vệ và tự động.
c. Kiểm tra các cách điện đường dây.
d. Kiểm tra các trạm biến áp.
103. d Trường hợp tự động đóng lại thành công giao đoạn đường dây được xác
định có sự cố thoáng qua cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra bằng mắt
với lưu ý.

186 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
a. Đường dây đang mang điện.
b. Điểm nghi ngờ sự cố và hoàn thành.
c. Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do
Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
104. d Trường hợp tự động đóng lại không thành công phải.
a. Thực hiện các biện pháp cần thiết để khôi phục lại để ngăn ngừa sự
cố mở rộng.
b. Phân tích nhanh sự cố đường dây bị sự cố theo quy định
c. Cắt điện các đường dây gần vị trí sự cố
d. Cả a, b trên đều đúng.
105. d Trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn cắt điện được ( thiết bị
không đủ tiêu chuẩn vận hành có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người
và an toàn thiết bị v…v.
a. Chỉ huy thao tác cắt đường dây theo qui trình.
b. Xin lệnh cắt điện của cấp trên.
c. Phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình.
d. Cả a, b trên đều đúng.
106. c Khi sự cố đường dây, được phép đóng lại đường dây không quá.
a. Hai lần kể cả lần đóng điện không thành công.
b. Ba lần kể cả lần đóng điện thành công.
c. Ba lần kể cả lần đóng điện không thành công.
d. Một lần kể cả lần đóng điện thành công.
107. d Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống .
Đối với các đường dây đi qua khu vực dân cư Đơn vị quản lý vận hành căn
cứ vào tình hình thực tế để quyết định đóng điện trên cơ sở.
a. Phải đảm bảo an toàn cho người.
b. Đảm bảo an toàn cho thiết bị điện.
c. Khả năng đóng lại thành công.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
108. b đường dây khi đang trong thời gian thực hiện sửa chữa nóng.
a. Đóng điện cho đường dây vận hành.
b. Không đóng điện cho đường dây vận hành.
c. Đóng hoặc không đóng điện cũng được.

187 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
d. d. Cả a, b trên đều đúng.
109. a Đối với trường hợp gió cấp 06 trở lên, Điều độ viên của Cấp điều độ có
quyền điều khiển chủ động cho.
a. Khóa tự đóng lại của các máy cắt đường dây.
b. Cắt máy cắt đường dây.
c. Để máy cắt vận hành bình thường.
d. Hạn chế số lần tự đóng lại.
110. d Nếu đường dây có sự cố thì việc đóng điện trở lại được thực hiện sau khi.
a. Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra sơ bộ đường dây bằng mắt.
b. không phát hiện bất thường.
c. Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra bằng thí nghiệm.
d. Cả a, b trên đều đúng.
111. b Trong thời gian 08 giờ, nếu đường dây đã xuất hiện sự cố thoáng qua sau
04 (bốn) lần đóng lại tốt (kể cả lần tự động đóng lại), Nhân viên vận hành
phải.
a. Không cần khoá mạch rơ le tự đóng lại.
b. Khoá mạch rơ le tự đóng lại.
c. Giảm số lần tự đóng lại.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
112. a Nếu trong 08 giờ tiếp theo sự cố thoáng qua sau 04 (bốn) lần đóng lại tốt
(kể cả lần tự động đóng lại) không xuất hiện lại sự cố thì.
a. Đưa rơ le tự đóng lại vào làm việc.
b. Vẫn khoá mạch rơ le tự đóng lại.
c. Giảm số lần tự đóng lại.
d. Cả a, b trên đều đúng.
113. d Đối với các đường dây có phân đoạn, nếu đã đóng điện lần thứ nhất không
thành công, Nhân viên vận hành phải báo cáo với Cấp điều độ có quyền
điều khiển để ra lệnh:
a. Tiến hành phân đoạn tại điểm đã cô lập được quy định cụ thể
c. Khoanh vùng để phát hiện và đoạn đường dây bị sự cố.
b. Nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
114. d Đối với các đường dây có phân đoạn, nếu đã đóng điện lần thứ nhất không
thành công, Nhân viên vận hành phải báo cáo với Cấp điều độ có quyền

188 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
điều khiển căn cứ vào thiết bị để ra lệnh phân đoạn:
a. Dựa vào tín hiệu rơ le bảo vệ.
b. Thiết bị báo sự cố.
c. Dòng ngắn mạch (nếu đo được).
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
115. a Thực hiện các biện pháp an toàn để giao đoạn đường dây bị sự cố vĩnh cửu
cho.
a. Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, sửa chữa.
b. Đội quản lý đường dây sửa chữa.
c. Nhân viên điều độ kiển tra, sửa chữa.
d. Đơn vị thi công kiểm tra, sửa chữa.
116. b Kí hiệu máy cắt có cấp điện áp:
a. Cao thế
b. Trung thế.
c. Hạ thế.
d. Cấp điện áp nào cũng được.
117. d R
Kí hiệu máy cắt loại :
a. Cao thế
b. Trung thế.
c. Hạ thế.
d. Máy cắt tự đóng lại.
118. c NO Kí hiệu Dao cách ly đang ở trạng thái:
a. Trạng thái DS thường đóng.
b. Trạng thái DS bị hỏng.
c. Trạng thái DS thường mở.
d. Cả a, b trên đều đúng.
119. a NC Kí hiệu Máy cắt có tải đang ở trạng thái:
a. Trạng thái LBS thường đóng.
b. Trạng thái LBS bị hỏng.
c. Trạng thái LBS thường mở.
d. Cả b,c trên đều đúng.

189 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
120. a NC Kí hiệu LBFCO đang ở trạng thái:
a. Trạng thái LBFCO thường đóng.
b. Trạng thái LBFCO thường mở.
c. Trạng thái LBFCO bị hỏng.
d. Cả a,c trên đều đúng.
121. b
NO Kí hiệu FCO đang ở trạng thái:
a. Trạng thái FCO thường đóng.
b. Trạng thái FCO thường mở.
c. Trạng thái FCO bị hỏng.
d. Cả a,c trên đều đúng.
122. d Kí hiệu của thiết bị đóng, cắt trên đường dây:
a. 6 DS + LBS.
b. 6 DS + RC.
c. 6 LTD + RC.
d. 6 LTD + LBS.
123. d Kí hiệu các vị trí giao nhau của đường dây:
a. Hai đường dây chéo nhau.
b. Hai đường dây vuông góc nhau.
c. Hai đường dây cắt nhau.
d. Điểm nối hai đường dây.
124. c Kí hiệu các vị trí giao nhau của đường dây:
a. Hai đường dây chéo nhau.
b. Hai đường dây vuông góc nhau.
c. Hai đường dây không nối nhau.
d. Điểm nối hai đường dây.
125. d
Kí hiệu trạm biến áp của lưới điện:
a. Trạm BA trên nền.
b. Trạm BA treo trên trụ.
c. Trạm BA đặt trên giàn.
d. Trạm BA đặt trong phòng.

190 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
126. a
Kí hiệu trạm biến áp của lưới điện:
a. Trạm BA đặt trên nền.
b. Trạm BA 1 pha treo trên trụ.
c. Trạm BA đặt trên giàn.
d. Trạm BA đặt trong phòng.
127. a 3
Kí hiệu trạm biến áp của lưới điện:
a. Trạm BA 3 MBA 1pha trên giàn .
b. Trạm BA 1 pha treo trên trụ.
c. Trạm BA đơn thân.
d. Trạm BA đặt trong phòng.
128. C
Kí hiệu trạm biến áp của lưới điện:
a. Trạm BA trên nền.
b. Trạm BA 1 pha treo trên trụ.
c. Trạm BA 3 pha đặt trên giàn.
d. Trạm BA đặt trong phòng.
129. b 1
Kí hiệu trạm biến áp của lưới điện:
a. Trạm BA trên nền.
b. Trạm BA 1 pha treo trên trụ.
c. Trạm BA 3 pha đặt trên giàn.
d. Trạm BA đặt trong phòng.
130. d 3
Kí hiệu trạm biến áp của lưới điện:
a. Trạm BA trên nền.
b. Trạm BA 1 pha treo trên trụ.
c. Trạm BA 3 pha đặt trên giàn.
d. Trạm BA 3 MBA 1 pha treo trên trụ.
131. b Kí hiệu trạm biến áp của lưới điện:
a. Trạm BA trên nền.
b. Trạm trung gian.
c. Trạm BA 3 pha đặt trên giàn.
d. Trạm BA đặt trong phòng.

191 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
132. a Kí hiệu trạm biến áp của lưới điện:
a. Trạm ngắt.
b. Trạm BA 1 pha treo trên trụ.
c. Trạm BA 3 pha đặt trên giàn.
d. Trạm BA đặt trong phòng.
133. d Trạm BA treo trên trụ có thể lắp bao nhiêu MBA 1 pha :
a. 1 MBA 1 pha.
b. 2 MBA 1 pha.
c. 3 MBA 1 pha.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
134. d Trạm BA treo trên trụ có thể lắp MBA :
a. MBA 1 pha.
b. Phụ thuộc vào công suất MBA.
c. MBA 3 pha.
d. Tất cả a, b trên đều đúng.
135. b Trạm biến áp 1 pha treo trên trụ có công suất lớn nhất theo qui định là:
a. Công suất 75 kVA.
b. Công suất 100 kVA.
c. Công suất 50 kVA.
d. Phụ thuộc vào nhu cầu phụ tải.
136. b Trạm biến áp 3 pha treo trên trụ có công suất lớn nhất theo qui định là:
a. Công suất 3 x 75 kVA.
b. Công suất 3 x 100 kVA.
c. Công suất 3 x 50 kVA.
d. Phụ thuộc vào nhu cầu phụ tải.
137. d Trạm biến áp 1 pha treo trên trụ có thiết trí lắp:
a. Lắp dọc tuyến.
b. Lắp ngang tuyến.
c. Tùy tình hình thực tế Lắp dọc hoặc ngang.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
138. d Trạm treo lắp ở các vị trí :
a. trụ đỡ thẳng.
b. Trụ dừng cuối.

192 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
c. Trụ dừng thẳng.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
139. d Trạm giàn có thể thiết trí:
a. Lắp dọc tuyến.
b. Lắp Ngang tuyến.
c. Phụ thuộc vào tình hình cụ thể.
d. Tất cả a, b, c trên đều đúng.
140. b Các trạm biến áp có công suất bao nhiêu thì đặt đo đếm trung thế:
a. Công suất 250 kVA.
b. Công suất trên 300kVA.
c. Công suất 160 kVA.
d. Tất cả a, b trên đều đúng.
141. c Đối với các trạm điện 22 kV lắp trên cao (trạm treo) không có tường rào
xây bao quanh, chiều rộng hành lang bảo vệ trạm được giới hạn bởi mặt
phẳng bao quanh trạm có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất
của trạm được qui định:
a. Khoảng cách 1m.
b. Khoảng cách 3m.
c. Khoảng cách 2m.
d. Khoảng cách 4m.
142. a Đối với trạm điện có tường rào (hay hàng rào) cố định bao quanh, chiều
rộng hành lang bảo vệ được tính từ mặt ngoài tường rào trở ra:
a. 0,5m.
b. 1m.
c. 1,5m.
d. 2m.
143. b Chiều cao hành lang bảo vệ được tính từ đáy móng sâu nhất của bộ phận
công trình trạm điện đến điểm cao nhất trong trạm cộng thêm khoảng cách
an toàn theo chiều thẳng đứng:
a. Cộng thêm 1m.
b. Cộng thêm 2m.
c. Cộng thêm 1,5m.
d. Cộng thêm 2,5m.

193 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
144. d Trong hành lang bảo vệ trạm điện cấm:
a. Xây dựng nhà ở.
b. Xây dựng công trình.
c. Các loại dây leo.
d. Tất cả a, b trên đều đúng.
145. c Trong hành lang bảo vệ trạm điện có thể trồng các loại cây:
a. Cây cổ thụ lấy bóng mát.
b. Các loại cây ăn quả.
c. Các loại hoa màu.
d. Các loại dây leo.
146. b Trong hành lang bảo vệ trạm điện có thể trồng các loại cây:
a. Cây cổ thụ lấy bóng mát.
b. Các loại cây cảnh có chiều cao dưới 2m.
c. Các loại cây ăn quả.
d. Các loại dây leo.
147. d Đơn vị quản lý TBA phải thực hiện công việc kiểm tra, kịp thời phát hiện:
a. Các dấu hiệu bất thường của thiết bị.
b. Để có biện pháp xử lý ngay.
c. Ngăn ngừa nguy cơ sự cố.
d. Tất cả a, b,c trên đều đúng.
148. a Kiểm tra định kỳ ngày đối với TBA có tải từ 80% hoặc từ 250kVA trở lên
thì:
a. 01 tháng /1 lần.
b. 02 tháng /1 lần.
c. 01 tháng /2 lần.
d. 02 tháng /3 lần.
149. b Kiểm tra định kì ngày đối với TBA không có tải từ 80% hoặc từ 250kVA
trở lên thì:
a. 01 tháng /1 lần.
b. 02 tháng /1 lần.
c. 01 tháng /2 lần.
d. 02 tháng /3 lần.

194 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
150. c : Khi kiểm tra định ngày kỳ cho TBA phải kết hợp với:
a. Kiểm tra MBA.
b. Kiểm tra các thiết bị của TBA.
c. Vệ sinh công nghiệp TBA.
d. Thí nghiệm TBA.
151. d Thời gian kiểm tra định kỳ đêm cho TBA:
a. 03 tháng 1 lần
b. Vào giờ cao điểm tối cho tất cả các trạm.
c. 02 tháng 1 lần vào giờ cao điểm tối .
d. Cả a, b trên đều đúng.
152. d Thời gian kiểm tra bất thường:
a. Kiểm tra trước và sau khi có lụt bão.
b. Kiểm tra khi MBA bị sự cố.
c. Trước các dịp lễ, tết.
d. Cả a, b trên đều đúng.
153. a Kiểm tra bất thường TBA mỗi ngày một lần trong các trường hợp sau:
a. Khi đường dây bị sự cố.
b. Vào các dịp lễ, tết.
c. MBA quá tải (kiểm tra vào thời điểm tải cao nhất).
d. Vào giờ cao điểm.
154. b Kiểm tra bất thường TBA mỗi ngày một lần trong các trường hợp sau:
a. Khi đường dây bị sự cố.
b. TBA có dấu hiệu bất thường.
c. Vào các dịp lễ, tết.
d. Vào giờ cao điểm.
155. a Kiểm tra bất thường TBA mỗi ngày một lần trong các trường hợp sau:
a. Kiểm tra theo chuyên đề riêng.
b. Khi đường dây bị sự cố.
c. Vào các dịp lễ, tết.
d. Vào giờ cao điểm.
156. a Thời gian Kiểm tra sự cố TBA thực hiện:

195 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
a. Ngay sau khi xảy ra sự cố.
b. Sau khi sự cố xảy ra.
c. Khi sự cố chuẩn bị xảy ra.
d. Cả b, c trên đều đúng.
157. d Kiểm tra sự cố TBA để:
a. xác định nguyên nhân gây ra sự cố.
b. Kiểm tra MNA.
c. khắc phục kịp thời.
d. Cả a, b trên đều đúng.
158. c Kiểm tra thí nghiệm thực hiện đối với các thiết bị trong TBA có thể:
a. Các thiết bị còn tốt.
b. Các thiết bị vận hành bình thường.
c. Không đảm bảo tiêu chuẩn vận hành.
d. Các thiết bị dự phòng trong TBA.
159. a Thời gian, hạng mục kiểm tra thí nghiệm TBA do:
a. Đơn vị quản lý TBA quyết định.
b. Đơn vị QLVH quyết định.
c. Cán bộ kỹ thuật quyết định.
d. Tất cả a, b,c trên đều đúng.
160. d Kiểm tra thí nghiệm TBA nếu kết quả thí nghiệm không đạt chuẩn kỹ thuật
phải có:
a. Biện pháp thay thế.
b. Xử lý kịp thời.
c. Tìm biện pháp xử lý.
d. Cả a, c trên đều đúng.
161. c Định kì kiểm tra tổng thể TBA:
a. 03 tháng / 1 lần.
b. 09 tháng / 1 lần.
c. 06 tháng / 1 lần.
d. 12 tháng / 1 lần.
162. d Thành phần kiểm tra tổng thể TBA:
a. Cán bộ kỹ thuật của điện lực.

196 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
b. Công nhân QLVH.
c. Cán bộ lãnh đạo kỹ thuật của chi nhánh.
d. Cả a, b trên đều đúng.
163. d Các hạng mục kiểm tra tổng thể TBA:
a. tất cả những TBA đã phát hiện tồn
b. xác xuất một số TBA.
tại nhưng chưa xử lý.
c. Các thiết bị của TBA.
d. Cả a, c trên đều đúng.
164. d Số người và những qui định trong nhóm kiểm tra tổng thể TBA:
a. phải có hai người trở lên.
b. Thực hiện các biện pháp an toàn theo quy định.
c. Có một người cán bộ kỹ thuật.
d. Cả a, b trên đều đúng.
165. c Quy định về sửa chữa trạm biến áp phân phối thời gian tiểu tu là:
a. 6 tháng / 1 lần.
b. 1,5 năm/ 1 lần.
c. 1 năm / 1 lần.
d. 2 năm / 1 lần.
166. b Quy định về sửa chữa trạm biến áp phân phối thời gian đại tu là:
a. Tối thiểu 1năm / 1 lần.
b. Tối thiểu 10 năm/ 1 lần.
c. Tối thiểu 5 năm / 1 lần.
d. Tối thiểu 15 năm / 1 lần.
167. d Những trường hợp đại tu bất thường tùy theo:
a. Kết quả thử nghiệm.
b. Theo yêu cầu của nhân viên vận hành.
c. Tình trạng của máy biến áp mà quyết định.
d. Cả a, b trên đều đúng.
168. a Kiểm tra định kì máy biến áp trong chế độ vận hành bình thường có công
suất tối thiểu 1MVA thì.
a. 1 tháng / lần.
b. 3 tháng / lần.

197 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
c. 2 tháng / lần.
d. 4 tháng / lần.
169. b Kiểm tra định kì máy biến áp trong chế độ vận hành bình thường có công
suất nhỏ hơn 1MVA đối với tram treo thì.
a. 1 tháng / lần.
b. 6 tháng / lần.
c. 3 tháng / lần.
d. 12 tháng / lần.
170. c Kiểm tra định kì máy biến áp trong chế độ vận hành bình thường có công
suất nhỏ hơn 1MVA đối với trạm giàn, trạm nền và trạm phòng thì.
a. 1 tháng / lần.
b. 6 tháng / lần.
c. 3 tháng / lần.
d. 12 tháng / lần.
171. d Kiểm tra định kì máy biến áp trong chế độ vận hành bình thường Đối với
máy biến áp quá tải, nóng hay có hiện tượng bất thường thời hạn kiểm tra
thì.
a. 1 tháng / lần.
b. 12 tháng / lần.
c. 6 tháng / lần.
d. Thường xuyên hơn tùy theo mức độ nghiêm trọng.
172. a Kiểm tra định kì kỹ thuật máy biến áp trong chế độ vận hành bình thường
thì:
a. Mỗi năm một lần theo kế hoạch bảo trì hằng năm.
b. Mỗi năm hai lần theo kế hoạch bảo trì hằng năm
c. Hai năm một lần theo kế hoạch bảo trì hằng năm.
d. Mỗi năm ba lần theo kế hoạch bảo trì hằng năm.
173. d Kiểm tra định kì đặc biệt máy biến áp trong chế độ vận hành bình thường
thì:
a. Những lúc bị sự cố.
b. Vận hành bất thường.
c. Mỗi năm một lần theo kế hoạch bảo trì hằng năm.
d. Cả a, b trên đều đúng.
174. c Thời gian kiểm tra định kì dầu MBA có Công suất tối thiểu 400kVA :
a. 1 năm /2 lần. c. 2 năm / lần.
b. 1 năm / lần. d. 1,5 năm / lần.

198 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
175. b Thời gian kiểm tra định kì dầu MBA có Công suất nhỏ hơn 400kVA :
a. 1 năm /2 lần.
b. 3 năm / lần.
c. 2 năm / lần.
d. 5 năm / lần.
176. a Thời gian kiểm tra định kì kỹ thuật dầu MBA :
a. Mỗi năm một lần theo kế hoạch bảo trì hằng năm.
b. Mỗi năm hai lần theo kế hoạch bảo trì hằng năm.
c. Hai năm một lần theo kế hoạch bảo trì hằng năm.
d. Mỗi năm ba lần theo kế hoạch bảo trì hằng năm.
177. d Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn khoảng cách an toàn khi làm việc gần thiết
bị mang điện:
a. Những công việc tu sửa nhỏ.
b. Dụng cụ làm việc gọn nhẹ.
c. Quan sát kiểm tra vận hành, thời gian ngắn.
d. Tất cả a, b,c trên đều đúng.
178. d Các công việc không được áp dụng của tiêu chuẩn khoảng cách an toàn khi
làm việc gần thiết bị mang điện:
a. Những công việc tu sửa nhỏ.
b. vận chuyển thiết bị cồng kềnh.
c. việc sửa chửa lớn.
d. Cả a, b trên đều đúng.
179. d Các vị trí không được làm việc nếu khoảng cách bảo đảm nhưng:
a. Khi có điện áp sau lưng cả hai bên người.
b. Những công việc tu sửa nhỏ.
c. Vị trí khom lưng mà nếu đứng thẳng thì sẽ vi phạm khoảng cách an
toàn
d. Cả a, c trên đều đúng.
180. d Trong trường hợp có điện chỉ cho phép làm việc ở các phía nhưng phải đặt
rào chắn bằng vật liệu cứng tấm liền và phải bảo đảm khoảng cách an toàn
đúng qui định.
a. Phía trên.
b. Phía dưới.
c. Phía sau lưng cả hai bên người.
d. Cả a, b trên đều đúng.

181. a Mục đích của lắp tiếp đất di động:


a. Bảo đảm an toàn cho công nhân làm việc trên thiết bị lưới điện.

199 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
b. Bảo đảm an toàn cho điểm trungtính của thiết bị.
c. Bảo đảm an toàn cho thiết bị trên lưới điện.
d. Bảo đảm an toàn cho võ thiết bị.
182. d Tiếp đất di động đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc như:
a. Kiểm tra.
b. Bảo trì.
c. Sửa chữa v…v.
d. Tất cả a, b,c trên đều đúng.
183. d Trước khi lắp tiếp đất di động yêu cầu phải:
a. Cắt điện.
b. Đặt tiếp đất ở đâu phải kiểm tra điện áp tại vị trí đó.
c. Thử không còn điện.
d. Tất cả a, b,c trên đều đúng.
184. d Nơi đặt tiếp đất di động phải:
a. Rõ ràng.
b. Lắp ở vị trí dễ dàng thao tác.
c. Chắc chắn không gây trở ngại khi công tác.
d. Cả a, b trên đều đúng.
185. a Tiếp đất di động phải đặt ở những bộ phận đã được ngắt điện về phía:
a. Có khả năng dẫn điện đến.
b. Các thiết bị điện.
c. Trạm biếm áp.
d. Các vị trí bị hỏng tiếp đất.
186. c Dây tiếp đất di động được làm bằng dây đồng mềm nhiều sợi tiết diện nhỏ
nhất.
a. 10mm2.
b. 25mm2.
c. 16mm2.
d. 50mm2.
187. d Thực hiện thao tác tháo và lắp tiếp đất phải do:
a. hai người thực hiện.
b. Người thực hiện phải có bậc 3 an toàn trở lên.
c. được huấn luyện về cách tháo và lắp tiếp đất.
d. Tất cả a, b,c trên đều đúng.

200 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
188. c Trên đường trục không có rẽ nhánh phải đặt tiếp đất di động:
a. Chỉ cần đặt một bộ ở đầu nhánh.
b. Chỉ cần đặt một bỗ ở giữa nhánh.
c. Chỉ cần đặt 2 bộ đầu nhánh và cuối nhánh.
d. Chỉ cần đặt 1 bộ gần vị trí làm việc.
189. a Nếu khu vực sửa chữa dài quá 2km phải đặt thêm tiếp đất di động ở giữa
ngoài 2 bộ lắp sẳn:
a. Một bộ.
b. 3 bộ.
c. 2 bộ.
d. Không cần lắp thêm.
190. a Nếu đường trục có nhánh, mà nhánh không cắt được dao cách ly thì đầu
của nhánh trong khu vực cần sửa chữa phải đặt mấy bộ tiếp đất di động:
a. Đặt một bộ tiếp đất.
b. Đặt ba bộ tiếp đất.
c. Đặt hai bộ tiếp đất.
d. Không cần lắp thêm.
191. b Đối với 2 đường trục đi chung cột, nếu sửa chữa một đường, đường dây kia
vẫn vận hành thì hai bộ tiếp đất không đặt xa nhau quá:
a. 100m.
b. 500m.
c. 300m.
d. 800m.
192. d Riêng đối với các khoảng vượt sông, ngoài hai bộ tiếp đất di động đặt tại
các cột hãm cần phải có các bộ tiếp đất phụ đặt tại các:
a. Cột dừng vượt.
b. Cột góc.
c. Cột dừng cuối.
d. Cột vượt.
193. d Đối với các nhánh rẽ vào trạm nếu dài không quá 200m cho phép đặt tiếp
đất di động:
a. một bộ tiếp đất ở đầu nhánh

201 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
b. Chỉ cần cắt dao cách ly của máy biến áp.
c. Đầu kia phải cắt dao cách ly của máy biến áp.
d. Cả a, c trên đều đúng.
194. b Đối với các đường dây hạ áp, khi cắt điện để sửa chữa cũng phải đặt tiếp
đất bằng cách:
a. Chập 3 pha vào lại với nhau.
b. Chập 3 pha vào dây trung tính.
c. Chập 3 pha vào võ thùng cầu dao.
d. Không cần tiếp đất ha thế.
195. a Đối với các đường cáp ngầm phải đặt tiếp đất di động khi sửa chữa ở vị trí:
a. Hai đầu đoạn cáp cần sửa chữa.
b. Không cần tiếp đất cáp ngần khi sửa chữa.
c. Một đầu đoạn cáp cần sửa chữa.
d. Cả b, c trên đều đúng.
196. c Trình tự thao tác kỹ thuật đấu dây tiếp đất lưu động:
a. Đấu 3 đầu dây vào 3 pha trước
b. Lắp đầu vào đất sau.
c. Đấu một đầu với đất trước , sau đó lắp ba đầu kia vào ba dây pha..
d. Cả a, c trên đều đúng.
197. b Khi thực hiện phải lắp, tháo tiếp đất di động thì phải:
a. Mang găng tay cách điện đúng với điện thế đường dây.
b. Sào cách điện đúng với điện thế đường dây.
c. Ủng cách điện đúng với điện thế đường dây.
d. Ghế cách điện đúng với điện thế đường dây.
198. d Đầu nối với đất của tiếp đất di động không được vặn xoắn mà phải bắt
bằng:
a. Boulông.
b. êcu.
c. Các loại kẹp lắp tiếp đất.
d. Tất cả a, b,c trên đều đúng.
199. b Thời gian quá tải 30% đối với các máy biến áp dầu:
a. 45 phút.
b. 120 phút.
c. 80 phút.

202 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
d. 150 phút.
200. C Thời gian quá tải 60% đối với các máy biến áp dầu:
a. 10 phút.
b. 60 phút.
c. 45 phút.
d. 80 phút.
201. b Thời gian quá tải 20% đối với các máy biến áp khô:
a. 45 phút.
b. 60 phút.
c. 80 phút.
d. 120 phút.
202. d Thời gian quá tải 50% đối với các máy biến áp khô:
a. 45 phút.
b. 60 phút.
c. 32 phút.
d. 18 phút.
203. Điều kiện máy biến áp không bị quá tải thì được vận hành lâu dài với điện
áp cao hơn không quá:
a. 5% điện áp định mức tương với ứng với đầu phân áp.
b. 10% điện áp định mức tương ứng với đầu
phân áp.
c. 3% điện áp định mức tương với đầu phân áp.
d. 7% điện áp định mức tương ứng với ứng với đầu phân áp.
204. b Điều kiện máy biến áp không bị quá tải thì được vận hành ngắn hạn (dưới
06 giờ trong 24 giờ) với điện áp cao hơn không quá:
a. 5% điện áp định mức tương với ứng với đầu phân áp.
b. 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp
c. 3% điện áp định mức tương với ứng với đầu phân áp
d. 7% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp.
205. c Không cho phép MBA làm việc ở điện áp vận hành vượt quá.
a. 10% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng.
b. 30% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng.
c. 20% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng.

203 / 473
Đáp
TT PHẦN TRẮC NGHIỆM
án
d. 5% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng.

204 / 473
CÂU HỎI TƯ LUẬN
Câu 1: Hãy trình bày một số tiêu chuẩn chung cho các bộ chằng?
- Quy định về các khoảng cách.
Điểm đặt boulong mắt cách đầu trụ khoảng 300mm.
Kẹp 3 boulong cách kẹp 3 boulong tối thiểu 150mm, kẹp 3 boulong cách các
vật tư khác tối thiểu 300mm.
Ty neo phải ló lên mặt đất từ 150 – 300mm và cùng phương với dây chằng.
Chằng phải có sứ chằng, nếu chằng gần đường dây có điện áp từ 220V trở lên
phải gắn thêm một số sứ chằng nữa. Đường dây thông tin đi gần sứ chằng thì
có khoảng cách tối thiểu 800mm.
Tại khoen ty neo boulong mắt phải lắp miếng đệm để chống sự mài mòn do
tiếp xúc giữa cáp chằng và khoen và chống gãy cáp.
- Xác định vị trí lắp dây chằng
Điểm đặt dây chằng tùy thuộc vào lực tác dụng của dây lên trụ, trong mọi
trường hợp cách đầu trụ tối thiểu 0,3m.
Tùy theo địa hình để chọn loại dây chằng, góc hợp bởi phương dây chằng và
phương thẳng đứng tối thiểu là 300.
Câu 2: Hãy trình bày các biện pháp an toàn khi đấu nối đường dây
- Lập phiếu công tác đăng ký cắt điện.
- Thực hiện theo chế độ phiếu công tác, phiếu thao tác.
- Thực hiện công tác kiểm tra dụng cụ đồ nghề, vật tư kỹ thuật, phương tiện thi
công, trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động.
- Thực hiện chặt chẽ Qui Trình An Toàn Điện có liên quan trong công tác.
- Bố trí nhân sự thực hiện công tác.
- Trình tự tiến hành biện pháp an toàn để đấu nối:
Cắt điện, cô lập.
Thử điện, xả điện.
Tiếp địa theo tiêu chuẩn lắp đặt tiếp địa di động hay theo phiếu công tác.
Treo các biển báo.
Lập rào chắn (nếu có).
Chỉ dẫn khu vực cho phép làm việc và khu vực không được phép lại gần.
Xác định tâm sinh lý của người tham gia công tác. Nếu bình thường thì sẽ tiến
hành công việc đấu nối.
- Sau khi đấu nối xong phải thực hiện thủ tục kết thúc công việc bàn giao. Kiểm tra
lại tất cả các công việc nếu xong thì thu dọn dụng cụ đồ nghề, vật tư kỹ thuật ;
kiểm tra quân số đầy đủ, thu dọn rào chắn (nếu có), biển báo ; cuối cùng là tháo
tiếp địa và bàn giao hiện trường cho đơn vị quản lý vận hành.
Câu 3: Hãy trình bày các biện pháp kỹ thuật khi đấu nối đường dây
- Kiểm tra vật tư kỹ thuật .
- Xác định phương thức đấu nối phương án đi dây, khoảng cách giữa các dây.

205 / 473
- Xác định đồng vị pha.
- Xác định thứ tự pha
- Đấu nối phải qua thiết bị đóng cắt và bảo vệ các vị trí đấu nối.
- Không được đấu trực tiếp vào dây dẫn
Câu 4: Hãy trình bày các công việc kiểm tra định kỳ ngày
- Mục đích kiểm tra: Nắm vững thường xuyên tình trạng làm việc của đường dây và
những biến động có thể phát sinh trong quá trình vận hành.
- Thành phần kiểm tra: Tối thiểu có hai công nhân vận hành đường dây
- Thời hạn kiểm tra: thông thường kiểm tra tối thiểu 1 tháng/1lần
- Đối với khu vực đông dân cư, cây cối phát triển nhanh, đường dây thường xuyên
vận hành quá tải, cần tăng cường kiểm tra 1 tuần 1 lần
- Khoảng thời gian tăng cường kiểm tra và những khu vực cụ thể, các hạng mục
kiểm tra tăng cường sẽ do lãnh đạo cơ quan quản lý đường dây quyết định.
- Nội dung kiểm tra: tất cả thành phần của lưới điện.
Câu 5: Hãy trình bày các công tác kiểm tra định kỳ đêm
- Mục đích kiểm tra: Nắm vững chất lượng vận hành của đường dây và những biến
động có thể phát sinh trong quá trình vận hành. Đồng thời kiểm tra và phát hiện ra
những sai sót mà công tác kiểm tra ban ngày không phát hiện ra được.
- Thành phần kiểm tra: Thực hiện vào ban đêm , mỗi nhóm kiểm tra gồm hai người
trở lên phải đi bộ và đi cách đường dây 5m, đi về phía đón trước hướng gió thổi
vào đường dây
- Thời hạn kiểm tra: Tối thiểu 3 tháng/1lần khi trời tối và vào giờ cao điểm
- Đối với những đường dây thường hay vận hành quá tải, thì nên tăng cường một
tháng kiểm tra đêm một lần
- Nội dung kiểm tra: tất cả thành phần của lưới điện.
Câu 6: Hãy trình bày các công tác kiểm tra đột xuất đường dây
- Mục đích kiểm tra: Kiểm tra đột xuất đường dây nhằm phát hiện những bất
thường, những khác biệt trên đường dây để đề phòng trước những sự cố có thể xảy
ra.
- Thành phần kiểm tra: Tối thiểu có hai công nhân vận hành đường dây và một cán
bộ kỹ thuật chi nhánh
- Thời hạn kiểm tra: Thực hiện theo yêu cầu của đơn vị quản lý đường dây. Trước
hoặc sau khi có mưa bão, thời tiết bất thường, trước các dịp lễ, Tết ngày quan
trọng
- Nội dung kiểm tra: tất cả thành phần của lưới điện.
Câu 7: Hãy trình bày các công tác kiểm tra dự phòng
- Mục đích kiểm tra: Kiểm tra và thí nghiệm dự phòng các nguyên vật tư, thiết bị để
luôn đáp ứng các nhu cầu cho công tác sửa chữa sư cố trong vận hành, bảo đảm
không bị động trong các tình huống xử lý.
- Thành phần kiểm tra: Công nhân vận hành đường dây và đơn vị thí nghiệm.
- Thời hạn kiểm tra: Tùy từng loại thiết bị đã quy định trong quy trình vận hành
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra, thí nghiệm các thiết bị trên đường dây bằng dụng cụ
thí nghiệm, bắt buột phải cắt điện khi thực hiện.

206 / 473
Câu 8: Hãy trình bày các công tác kiểm tra kỹ thuật
- Mục đích kiểm tra: Nhằm nắm chắc tình hình kỹ thuật đường dây, các đặc điểm
hư hỏng phát sinh trên các thiết bị đường dây để chỉ đạo khắc phục các thiếu sót
trong vận hành và đặt kế hoạch đại tu sửa chữa
- Tất cả những phát hiện đều phải được ghi chép vào phiếu kiểm tra và vào sổ tổng
hợp tình hình đường dây sau khi kiểm tra, căn cứ vào kết quả kiểm tra lập kế
hoạch đề xuất biện pháp theo dõi xử lý hoặc đề nghị cấp trên giải quyết
- Thành phần kiểm tra: Có sự tham gia của cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo Điện lực,
Chi nhánh, cán bộ kỹ thuật đơn vị quản lý đường dây
- Thời hạn kiểm tra: Thời gian kiểm tra tùy thuộc vào hạng mục cần kiểm tra nhưng
tối thiểu là 6 tháng/ 1 lần
Câu 9: Hãy trình bày trình tự Xử lý của Nhân viên vận hành khi sự cố đường dây
trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống.
Khi máy cắt đường dây nhảy, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm
điều khiển hoặc lưới điện phân phối có đường dây đấu nối bị sự cố phải báo cáo ngay cho
Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
- Tên máy cắt nhảy, số lần nhảy, tình trạng của máy cắt.
- Rơ le bảo vệ tự động tác động, các tín hiệu đã chỉ thị, các bản ghi thông số sự cố
đã ghi nhận được trong các rơ le được trang bị hoặc các thiết bị chuyên dụng khác.
- Tình trạng điện áp đường dây.
- Tình trạng làm việc của các thiết bị khác có liên quan.
- Thời tiết tại địa phương.
Câu 10: Hãy trình bày quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp từ 35
kV trở xuống
1. Khi sự cố đường dây, được phép đóng lại đường dây không quá 03 (ba) lần, kể cả lần
tự động đóng lại không thành công. Đối với các đường dây đi qua khu vực dân cư, Đơn
vị quản lý vận hành căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định đóng điện trên cơ sở phải
đảm bảo an toàn cho người, thiết bị điện và khả năng đóng lại thành công.
2. Không được phép đóng lại đường dây khi đang trong thời gian thực hiện sửa chữa
nóng.
3. Đối với trường hợp gió cấp 06 trở lên, Điều độ viên của Cấp điều độ có quyền điều
khiển chủ động cho khóa tự đóng lại của các máy cắt đường dây. Nếu đường dây có sự
cố thì việc đóng điện trở lại được thực hiện sau khi Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra sơ
bộ đường dây bằng mắt và không phát hiện bất thường.
4. Trong thời gian 08 giờ, nếu đường dây đã xuất hiện sự cố thoáng qua sau 04 (bốn) lần
đóng lại tốt (kể cả lần tự động đóng lại), Nhân viên vận hành phải khoá mạch rơ le tự
đóng lại. Nếu trong 08 giờ tiếp theo không xuất hiện lại sự cố thì đưa rơ le tự đóng lại
vào làm việc. Nếu trong 08 giờ tiếp theo lại xuất hiện sự cố, Nhân viên vận hành phải báo
cáo với Cấp điều độ có quyền điều khiển để ra lệnh:

207 / 473
a) Cô lập đường dây và bàn giao cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, sửa chữa;
b) Nếu đường dây có phân đoạn, tiến hành phân đoạn để đóng lại các đoạn đường dây để
xác định đoạn sự cố và làm biện pháp an toàn, giao cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm
tra, sửa chữa.
5. Đối với các đường dây có phân đoạn, nếu đã đóng điện lần thứ nhất không thành công,
Nhân viên vận hành phải báo cáo với Cấp điều độ có quyền điều khiển để ra lệnh:
a) Tiến hành phân đoạn tại điểm đã được quy định cụ thể, khoanh vùng để phát hiện và
cô lập đoạn đường dây bị sự cố, nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng;
b) Dựa vào tín hiệu rơ le bảo vệ, thiết bị báo sự cố, dòng ngắn mạch (nếu đo được) để
phân đoạn;
c) Thực hiện các biện pháp an toàn để giao đoạn đường dây bị sự cố vĩnh cửu cho Đơn vị
quản lý vận hành kiểm tra, sửa chữa.
Câu 11: Hãy trình bày công kiểm tra QLVHSC trạm biến áp:
Đơn vị quản lý TBA phải thực hiện công việc kiểm tra, kịp thời phát hiện các dấu hiệu
bất thường của thiết bị để có biện pháp xử lý ngay, ngăn ngừa nguy cơ sự cố.
1. Kiểm tra định kỳ ngày
- TBA có tải từ 80% hoặc từ 250kVA trở lên : 01 tháng /1 lần.
- Các TBA còn lại : 02 tháng/1 lần
- Khi kiểm tra định kỳ phải kết hợp với vệ sinh công nghiệp TBA.
2. Kiểm tra định kỳ đêm:
- 03 tháng 1 lần vào giờ cao điểm tối cho tất cả các trạm.
3. Kiểm tra bất thường
- Kiểm tra trước và sau khi có lụt bão, trước các dịp lễ, tết.
- Kiểm tra mỗi ngày một lần trong các trường hợp sau:
MBA quá tải (kiểm tra vào thời điểm tải cao nhất).
TBA có dấu hiệu bất thường.
Kiểm tra theo chuyên đề riêng.
4. Kiểm tra sự cố:
- Thực hiện ngay sau khi xảy ra sự cố, xác định nguyên nhân gây ra sự cố và khắc
phục kịp thời.
5. Kiểm tra thí nghiệm:
- Thực hiện thí nghiệm đối với các thiết bị trong TBA có nghi ngờ không đảm bảo
tiêu chuẩn vận hành. Thời gian, hang mục thí nghiệm do đơn vị quản lý TBA
quyết định. Nếu kết quả thí nghiệm không đạt chuẩn kỹ thuật phải có biện pháp
thay thế, xử lý kịp thời.

6. Kiểm tra tổng thể:


- Định kỳ 6 tháng cán bộ kỹ thuật của điện lực và cán bộ lãnh đạo kỹ thuật của chi
nhánh kết hợp kiểm tra tất cả những TBA đã phát hiện tồn tại nhưng chưa xử lý
và xác xuất một số TBA.

208 / 473
- Nhóm kiểm tra trạm biến áp phải có hai người trở lên và thực hiện các biện pháp
an toàn theo quy định.
Câu 12: Các qui định an toàn chung khi QLSC trạm biến áp phối
a. Quy định về sửa chữa trạm biến áp phân phối
- Tiểu tu: mỗi năm một lần
- Đại tu: tối thiểu mười năm một lần
- Những trường hợp đại tu bất thường tùy theo kết quả thử nghiệm và tình trạng
của máy biến áp mà quyết định
b. Quy định về vận hành trạm biến áp phân phối
- Các máy biến áp vận hành phải có thông số kỹ thuật phối hợp với tiêu chuẩn hiện
hành.
- Tiếp đất của máy biến áp phải theo đúng “quy phạm nối đất và nối không của
thiết bị điện”
- Các máy biến áp có khả năng chịu được dòng điện ngắn mạch của lưới điện tại
điểm đấu nối vào lưới. Thời gian cho phép dòng ngắn mạch không vượt qua các
trị số sau: K0 = 900/k (giây) (k : tỷ số giữa dòng điện ngắn mạch ổn định và
dòng định mức máy biến áp.)
- Kiểm tra máy biến áp trong chế độ vận hành bình thường.
- Kiểm tra định kỳ:
Công suất tối thiểu 1MVA: 1 tháng / lần
Công suất < 1MVA: 6 tháng / lần đối với máy biến áp treo, 3 tháng / lần đối
với máy biến áp đặt trên nền, giàn và trong phòng.
Đối với máy biến áp quá tải, nóng hay có hiện tượng bất thường thời hạn kiểm
tra thường xuyên hơn tùy theo mức độ nghiêm trọng
- Kiểm tra kỹ thuật: Mỗi năm một lần theo kế hoạch bảo trì hằng năm
- Kiểm tra đặc biệt: Những lúc bị sự cố hay vận hành bất thường
Quản lý dầu máy biến áp
- Kiểm tra định kỳ:
Công suất tối thiểu 400kVA: 1 năm / lần
Công suất < 400kVA: 3 năm / lần
- Kiểm tra kỹ thuật: Mỗi năm một lần theo kế hoạch bảo trì hằng năm
- Kiểm tra đặc biệt: Những lúc bị sự cố hay vận hành bất thường
Câu 13: Các biện pháp an toàn khi QLSC trạm biến áp phân phối
- Để bảo đảm an toàn trong công tác QLVHSC lưới điện yêu cầu mọi người tham
gia công tác phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ:
Bồi dưỡng kiểm tra sát hạch qui trình an toàn điện
Tổ chức khám sức khoẻ
Thực hiện chế độ PCT, PTT
Chế độ giám sát an toàn
Thường xuyên kiểm tra lưới điện
Ghi chép nhật ký vận hành
Sử dụng trang bị an toàn cá nhân

209 / 473
Thực hiện đặt rào chắn an toàn
Đặt biển báo an toàn
Đặt tiếp đất trước khi kiểm tra sửa chữa.
Thực hiện thủ tục cho phép làm việc.
Thủ tục giải lao.
Kết thúc ngày làm việc và bắt đầu ngày mới.
Kết thúc công việc và bàn giao.
Khi có dông sét phải ngưng ngay công tác trên lưới cũng như trên trạm.
Ngăn ngừa dòng điện phóng lại nơi làm việc.
- Trong các biện pháp an toàn trên biện pháp an toàn nào cũng rất quan trọng và
phải được tuân thủ một cách triệt để.
Câu 13: Hãy trình bày mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, kỹ thuật lắp tiếp đất di động
Mục đích:
- Bảo đảm an toàn cho công nhân làm việc trên thiết bị lưới điện như kiểm tra, bảo
trì, sửa chữa, …
Yêu cầu
- Cắt điện, thử không còn điện, đặt tiếp đất ở đâu phải kiểm tra điện áp tại vị trí đó.
- Nơi đặt tiếp đất phải rõ ràng, chắc chắn không gây trở ngại khi công tác
- Tiếp đất phải đặt ở những bộ phận đã được ngắt điện về phía có khả năng dẫn điện
đến.
- Số lượng và vị trí tiếp đất phải chọn sao cho những người công tác nằm trọn vẹn
trong khu vực được bảo vệ bởi vị trí tiếp đất đó.
- Dây tiếp đất được làm bằng dây đồng mềm nhiều sợi tiết diện nhỏ nhất 16mm2.
- Tháo và lắp tiếp đất phải do hai người thực hiện. Người thực hiện phải có bậc 3 an
toàn trở lên và được huấn luyện về cách tháo và lắp tiếp đất.
Tiêu chuẩn
- Trên đường trục không có rẽ nhánh phải đặt tiếp đất 2 đầu. Nếu khu vực sửa chữa
dài quá 2km phải đặt thêm một bộ ở giữa.
- Nếu đường trục có nhánh, mà nhánh không cắt được dao cách ly thì đầu của nhánh
trong khu vực cần sửa chữa phải đặt một bộ tiếp đất.
- Đối với 2 đường trục đi chung cột, nếu sửa chữa một đường, đường dây kia vẫn
vận hành thì hai bộ tiếp đất không đặt xa nhau quá 500m.
- Riêng đối với các khoảng vượt sông, ngoài hai bộ tiếp đất đặt tại các cột hãm cần
phải có các bộ tiếp đất phụ đặt tại các cột vượt.
- Đối với các nhánh rẽ vào trạm nếu dài không quá 200m cho phép đặt một bộ tiếp
đất ở đầu nhánh và đầu kia phải cắt dao cách ly của máy biến áp.
- Đối với các đường dây hạ áp, khi cắt điện để sửa chữa cũng phải đặt tiếp đất bằng
cách chập 3 pha vào dây trung tính.
- Đối với các đường cáp ngầm phải đặt tiếp đất hai đầu đoạn cáp cần sửa chữa.
- Chú ý các nhánh có máy phát của khách hàng không cho phát lên lưới.
Kỹ thuật
- Đấu một đầu với đất trước sau đó lắp ba đầu kia vào ba dây pha.
- Tháo đầu nối với dây pha trước sau đó mới tháo đầu nối với đất.

210 / 473
- Khi thực hiện phải mang găng tay cách điện, sào cách điện phù hợp với điện thế
đường dây.
- Dây trung tính : nối đất tốt thì có thể đấu với dây trung tính thay vì nối với đất.
- Đầu nối với đất không được vặn xoắn mà phải bắt bằng bulông, êcu.
Câu 14: Trách nhiệm của những người thực hiện an toàn khi thao tác đóng cắt TBA
phân phối:
- Người ra lệnh thao tác phải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã
dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đô thực tê và chế độ vận
hành thiết bị. Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và xác
định rõ họ tên, chức danh của người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được ghi âm và
ghi chép đầy đủ.
- Người nhận lệnh thao tác (người giám sát thao tác) phải nhắc lại toàn bộ lệnh, ghi
chép đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điêm yêu cầu thao tác. Khi
chưa hiểu rõ lệnh thao tác thì có quyên đê nghị người ra lệnh giải thích. Chỉ khi
người ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì người giám sát
thao tác và người thao tác mới được tiến hành thao tác. Thao tác xong phải ghi lại
thời điểm kết thúc và báo cáo lại cho người ra lệnh. Trường họp người nhận lệnh
thao tác không phải là người giám sát thao tác thì người nhận chuyển lệnh thao tác
phải ghi đầy đủ lệnh đó vào sô nhật ký vận hành, ghi âm (nếu có) và có trách
nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác đến đúng người giám sát thao tác.
Câu 15: Các yêu cầu khi cắt điện để làm công việc
Cắt điện để làm công việc phải thực hiện như sau:
- Phần thiết bị tiến hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi các phần
có điện từ mọi phía bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chì, tháo đầu cáp, tháo dây
dẫn (trừ trạm GIS).
- Cấm cắt điện để làm việc chỉ bằng máy cắt, dao phụ tải và dao cách ly có bộ
truyền động tự động.
- Phải ngăn chặn được những nguồn điện cao, hạ áp qua các máy biến áp lực, máy
biến áp đo lường, máy phát điện khác có điện ngược trở lại gây nguy hiểm cho
người làm việc.
- Đối với những máy phát điện diesel hoặc những máy phát điện bằng nguồn năng
lượng sơ cấp khác khi hoạt động phải tách riêng rẽ, hoàn toàn độc lập (kể cả phần
trung tính) với phần thiết bị đang có người làm việc.
- Nếu cắt điện bằng máy cắt và dao cách ly có bộ truyền động điều khiển từ xa thì
phải khoá mạch điều khiển các thiết bị này, bao gồm: cắt aptomat, gỡ cầu chì v.v.
- Đối với dao cách ly thao tác trực tiếp bằng tay, sau khi cắt điện phải kiểm tra lưỡi
dao đã ở vị trí cắt và có giải pháp như ở Điểm g Khoản 3 Điều 7 Quy trình này để
không thể đóng điện trở lại.
- Cắt điện do nhân viên vận hành đảm nhiệm, cấm uỷ nhiệm việc thao tác cắt, đóng
cho người của đơn vị công tác, trừ trường hợp người thực hiện thao tác đã được
huấn luyện, kiểm tra công nhận chức danh vận hành và được phép của đơn vị vận
hành
- Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho nhân viên vận hành nắm vững sơ đồ
và vị trí thực tế của thiết bị để ngăn ngừa khả năng nhầm lẫn, gây nguy hiểm cho
đơn vị công tác.

211 / 473
- Người thực hiện thao tác cắt điện phải treo biến: “Cấm đóng điện! Có người đang
làm việc” ở các bộ phận truyền động của các máy cắt, dao cách ly v.v mà từ đó có
thể đóng điện đến nơi làm việc. Với các dao cách ly một pha, phải treo biển báo ở
từng pha. Chỉ có người treo biển hoặc người được chỉ định thay thế mới được tháo
các biển báo này Khi làm việc trên đường dây thì ở dao cách ly đường dây treo
biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.
Câu 15: Kiểm tra không còn điện
- Người thực hiện thao tác cắt điện đồng thời phải tiến hành kiểm tra không còn
điện ở các thiết bị đã cắt điện.
- Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp
danh định của thiết bị điện cần thử, như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả
các pha và các phía vào, ra của thiêt bị điện.
- Cấm căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện,
nhưng nếu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có
điện.
- Phải kiểm tra thiết bị thử điện ở nơi có điện trước, sau đó mới thử ở nơi không còn
điện. Nếu ở nơi làm việc không có điện để thử thì được thử ở nơi khác trước lúc
thử ở nơi làm việc và phải bảo quản tôt thiêt bị thử điện khi chuyên chở.
Câu 16: hãy trình bày qui định Tiếp đất
a. Tiếp đất nơi làm việc có cắt điện
Nơi làm việc có cắt điện, vị trí tiếp đất phải thực hiện như sau:
- Phải tiếp đất ngay sau khi thử hết điện.
- Tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn điện đến.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện.
- Đảm bảo cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất.

b. Tiếp đất khi làm việc ở trạm biến áp phân phối hoặc tủ phân phối
- Khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn được phép chỉ phải tiếp đất ở thanh cái và
mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc. Nêu chuyên sang làm Việc ở mạch đấu
khác thì mạch đấu sẽ làm việc phải nối đất, trong trường hợp này chỉ cho phép làm
việc trên mạch đấu có tiếp đất.
Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn thì trên mỗi phân đoạn thì phải có một bộ
tiếp đất.
c. Trao trả nơi làm việc, khóa phiếu, đóng điện.
- Bàn giao trao trả nơi làm việc, khóa phiếu phải được tiến hành trực tiếp giữa đơn
vị công tác và đơn vị quản lý vận hành thiết bị. Người chỉ huy trực tiếp kí vào
Mục 5.1 kết thúc công tác. Người cho phép sau khi kiểm tra lại tại nơi làm việc
không cò tiếp đất lưu động đảm bảo an toàn thì mới được kí khóa phiếu vào Mục
5.2 và thực hiện những việc của nhân viên vận hành ( nếu được giao), báo cáo
trưởng ca ( trưởng kíp, trực chính) ca vận hành nội dung công việc đã thực hiện.
- Thao tác đóng điện vào thiết bị đã dược cắt điện khi làm việc đã được thực hiện
như sau:
a) Đã khóa phiếu công tác, nếu thiết bị đóng điện có liên quan đến nhiều đơn vị
công tác thì phải khóa tất cả các phiếu công tác, đảm bảo thiết bị sẻ đóng điện

212 / 473
tuyệt đối an toàn.
b) Nơi (thiết bị) làm việc đã cất biến báo và rào chắn tạm thời khi làm việc (nếu có)
và đặt lại rào chắn cố định.
c) Tại nơi trực vân hành của đơn vị quản lý vân hành đã tháo hết các dấu hiệu báo
có đơn vị công tác làm việc trên sơ đồ.
d) Được phép đóng điện của cấp có quyền điều khiển thiết bị theo qui định.
Câu 17: Hãy trình bày qui trình xử lý quá tải máy biến áp
- Nếu không có quy định riêng về công suất định mức máy biến áp của
nhà chế tạo, máy biến áp được quá tải cao hơn dòng điện định mức theo các giới
hạn sau đây:
a) Quá tải ngắn hạn đối với các máy biến áp dầu:
Quá tải so với dòng điện
30 45 60 75 100
định mức (%)
Thời gian quá tải (phút) 120 80 45 20 10
b) Quá tải ngắn hạn đối với các máy biến áp khô:
Quá tải so với dòng điện
20 30 40 50 60
định mức (%)
Thời gian quá tải (phút) 60 45 32 18 5
c) Quá tải lâu dài đối với các loại máy biến áp đều được phép cao hơn định
mức tới 5% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không cao hơn điện
áp định mức.
- Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển xử
lý quá tải máy biến áp theo trình tự sau:
a) Báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
Thời gian bắt đầu và mức mang tải trên 90%, 100%, 110% giá trị định
mức;
Nhiệt độ dầu và cuộn dây của máy biến áp (theo dõi liên tục, báo cáo
ngay khi có sự thay đổi);
Thời gian cho phép quá tải theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống làm mát máy biến áp và xử lý
theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy biến áp do Đơn vị quản lý vận hành
ban hành.
c) Điều độ viên xử lý quá tải máy biến áp thuộc quyền điều khiển ở các chế
độ cảnh báo, khẩn cấp, cực kỳ khẩn cấp theo quy định
Câu 18: Hãy trình bày qui trình xử lý quá áp máy biến áp
1. Nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, máy biến áp được quá áp
như sau:
a) Trong điều kiện vận hành bình thường:
Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp
định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không bị
quá tải; không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong
điều kiện tải qua máy biến áp không quá 25% công suất định mức của máy
biến áp;

213 / 473
Máy biến áp được vận hành ngắn hạn (dưới 06 giờ trong 24 giờ) với điện áp
cao hơn không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong
điều kiện máy biến áp không bị quá tải.
b) Trong điều kiện sự cố:
Các máy biến áp tăng áp và hạ áp, máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính
không có đầu phân áp hoặc không nối với máy biến áp điều chỉnh nối tiếp
được phép làm việc lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định
mức trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải;
Đối với máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính có đầu phân áp hoặc nối với
máy biến áp điều chỉnh nối tiếp, mức tăng điện áp cho phép được xác định
theo số liệu của nhà chế tạo.
c) Không cho phép điện áp vận hành vượt quá 20% so với điện áp định mức của
đầu phân áp tương ứng, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc
trung tâm điều khiển phải thực hiện tách ngay máy biến áp khỏi vận hành để
tránh hư hỏng.
2. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển xử lý quá
áp máy biến áp theo trình tự sau:
a) Trường hợp máy biến áp có điều áp dưới tải, được tự chuyển nấc phân áp để
máy biến áp không bị quá áp vượt mức cho phép quy định tại Khoản 1 Điều này,
sau đó báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển;
b) Trường hợp máy biến áp có nấc phân áp cố định, phải báo cáo ngay cho. Cấp
điều độ có quyền điều khiển nếu máy biến áp bị quá áp quá giới hạn cho phép.
3. Điều độ viên điều khiển điện áp theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc
gia do Bộ Công Thương ban hành để máy biến áp thuộc quyền điều khiển không bị quá
điện áp cho phép.
Câu 18: Hãy trình bày các trường hợp phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành
- Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện trong máy biến áp.
- Sự phát nóng của máy biến áp tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm
mát bình thường và không bị quá tải.
- Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua
van an toàn.
- Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp.
- Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
- Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằm
trong quy định của nhà chế tạo, đầu cốt bị nóng đỏ.
- Kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn.
Các trường hợp bất thường khác theo yêu cầu của Đơn vị quản lý vận hành.

214 / 473
BỘ ĐỀ THI: THỰC HÀNH NÂNG BẬC 3/7
ĐỀ THI SỐ 1

1. Thông tin đề thi: :

Quản lý vận hành sửa chữa đường dây và tram


Tên nghề:
biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống

Thời gian thực hiện: 60 phút

Số người thực hiện: 02 người thực hiện và người giám sát

2. ĐỀ THI: SỐ 01 - HIỆN TRƯỜNG …………….


NỘI DUNG:
Sử dụng MÊGÔM mét để đo cách điện máy biến áp v tr s treo do G
ch đ nh S u hi th c hiện ong c thể đ ng điện v n h nh đ ng d y v m t
thu t
Nội dung Sử dụng MÊGÔM mét để đo cách điện máy biến áp.

..........................................................................................................................................

3. PHẦN GHI NHẬN CỦA GIÁM KHẢO CHẤM THI:

- Họ tên ng i th c hiện bài thi:..........................................................................


- B c An toàn: ................................................................................................
- Đơn v : .........................................................................................................
- Th i gian bắt đầu: .........................................................................................
- Th i gian kết thúc: ........................................................................................
- Hiện tr ng thi: ............................................................................................

363 / 473
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ (THANG ĐIỂM 100)

I. AN TOÀN VÀ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP (100 điểm) x 30%
Điểm Điểm
STT NỘI DUNG Lý do trừ điểm
chuẩn đánh giá
1 Th c hiện đầy đủ phiếu th o tác, thủ tục cho phép l m việc 10
iểm tr v sử dụng đúng quy trình các dụng cụ n to n găng t y cách điện,
2 10
s o cách điện, iểm tr v thử d y n to n, iểm tr các dụng cụ l m việc,
3 Leo trụ v sử dụng d y n to n phụ đúng quy trình 10
Giữ hoảng cách n to n phù hợp đối với từng loại công việc, thử điện hi
4 15
v ợt qu d y c u tạp, ả điện s u hi đo cách điện
Th c hiện các biện pháp n to n hi n ng hạ v t t , thiết b sử dụng ròng
5 10
rọc, d y thừng,…
6 Trang b đầy đủ HLĐ quần, áo, giầy, găng t y… 10
Thái độ nghiêm túc, tác phong nh nh nhẹn, c ý th c tổ ch c ỷ lu t v tu n 10
7
thủ quy trình n to n
8 Sắp ếp, sử dụng dụng cụ đồ ngh đúng ph ơng pháp, đúng ch c năng 10
hi ết thúc công việc tiến h nh iểm tr ho n tất, thu dọn dụng cụ, đồ ngh , 15
9
vệ sinh công nghiệp
TỔNG SỐ ĐIỂM 100

II. ĐIỂM THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHỀ: (100 điểm) x 30%


STT NỘI DUNG YÊU CẦU
Điểm Điểm Lý do trừ điểm
chuẩn đánh giá
1 Trình t th o tác Hợp lý, động tác thuần thục 10
Đảm bảo hoảng cách n to n, t thế l m việc
2 Chọn v tr th o tác v l m việc 15
chắc chắn, hợp lý, ho học
3 Sử dụng dụng cụ, thiết b Chuẩn ác, đúng thu t 15
4 iểm tr máy đo Đúng qui cách, đúng v tr 10
5 Chọn th ng đo Đúng thu t, đúng trình t , đủ số b ớc đo 25
6 Đo cách điện Đúng quy trình, ết quả đo ch nh ác 25

364 / 473
III. ĐIỂM VẤN ĐÁP (100) x 30%

Điểm Điểm Lý do trừ điểm


TT Nội dung
chuẩn đánh giá
Kiến thức về ATVSLĐ
1 30

Kiến thức về chuyên môn:


2 30

Kiến thức về quy trình, quy định liên quan 40


3

IV. THỜI GIAN HOÀN THÀNH BÀI THI (100 điểm) x 10%
Điểm Điểm Lý do trừ điểm
TT Nội dung
chuẩn đánh giá
1 Sớm v đúng th i gi n l m b i 100
2 Quá th i gi n từ 3 đến 5 phút 80
3 Quá th i gi n từ 5 đến 8 phút 60
4 Quá th i gi n từ 8 đến 10 phút 40
5 Quá th i gi n 10 đến 12 phút 20

Lưu ý:
- Để máy đo va chạm vào các dụng cụ, kết cấu cột, mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư nào trong quá trình làm việc trên trụ dưới 0,5 kg mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi máy đo, hay làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư từ 0,5kg trở lên thì toàn bộ bài thi sẽ đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm).
- Thời gian thực hiện bài thi trễ hơn 30 phút thì toàn bộ bài thi sẽ được đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm)

Giám khảo: ............................................. Chữ ký giám khảo......................................

365 / 473
BỘ ĐỀ THI: THỰC HÀNH NÂNG BẬC 3/7
ĐỀ THI SỐ 1

1. Thông tin đề thi: :

Quản lý vận hành sửa chữa đường dây và trạm


Tên nghề:
biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống

Thời gian thực hiện: 60 phút

Số người thực hiện: 02 người thực hiện và người giám sát

2. ĐỀ THI: SỐ 01 - HIỆN TRƯỜNG …………….


NỘI DUNG:
Sử dụng MÊGÔM mét để đo cách điện máy biến áp v tr s treo do G
ch đ nh S u hi th c hiện ong c thể đ ng điện v n h nh đ ng d y v m t
thu t
Nội dung Sử dụng MÊGÔM mét để đo cách điện máy biến áp.

..........................................................................................................................................

3. PHẦN GHI NHẬN CỦA GIÁM KHẢO CHẤM THI:

- Họ tên ng i th c hiện bài thi:..........................................................................


- B c An toàn: ................................................................................................
- Đơn v : .........................................................................................................
- Th i gian bắt đầu: .........................................................................................
- Th i gian kết thúc: ........................................................................................
- Hiện tr ng thi: ............................................................................................

366 / 473
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ (THANG ĐIỂM 100)

I. AN TOÀN VÀ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP (100 điểm) x 30%
Điểm Điểm
STT NỘI DUNG Lý do trừ điểm
chuẩn đánh giá
1 Th c hiện đầy đủ phiếu th o tác, thủ tục cho phép l m việc 10
iểm tr v sử dụng đúng quy trình các dụng cụ n to n găng t y cách điện,
2 10
s o cách điện, iểm tr v thử d y n to n, iểm tr các dụng cụ l m việc,
3 Leo trụ v sử dụng d y n to n phụ đúng quy trình 10
Giữ hoảng cách n to n phù hợp đối với từng loại công việc, thử điện hi
4 15
v ợt qu d y c u tạp, ả điện s u hi đo cách điện
Th c hiện các biện pháp n to n hi n ng hạ v t t , thiết b sử dụng ròng
5 10
rọc, d y thừng,…
6 Trang b đầy đủ HLĐ quần, áo, giầy, găng t y… 10
Thái độ nghiêm túc, tác phong nh nh nhẹn, c ý th c tổ ch c ỷ lu t v tu n 10
7
thủ quy trình n to n
8 Sắp ếp, sử dụng dụng cụ đồ ngh đúng ph ơng pháp, đúng ch c năng 10
hi ết thúc công việc tiến h nh iểm tr ho n tất, thu dọn dụng cụ, đồ ngh , 15
9
vệ sinh công nghiệp
TỔNG SỐ ĐIỂM 100

II. ĐIỂM THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHỀ: (100 điểm) x 30%


STT NỘI DUNG YÊU CẦU
Điểm Điểm Lý do trừ điểm
chuẩn đánh giá
1 Trình t th o tác Hợp lý, động tác thuần thục 10
Đảm bảo hoảng cách n to n, t thế l m việc
2 Chọn v tr th o tác v l m việc 15
chắc chắn, hợp lý, ho học
3 Sử dụng dụng cụ, thiết b Chuẩn ác, đúng thu t 15
4 iểm tr máy đo Đúng qui cách, đúng v tr 10
5 Chọn th ng đo Đúng thu t, đúng trình t , đủ số b ớc đo 25
6 Đo cách điện Đúng quy trình, ết quả đo ch nh ác 25

367 / 473
III. ĐIỂM VẤN ĐÁP (100) x 30%

Điểm Điểm Lý do trừ điểm


TT Nội dung
chuẩn đánh giá
Kiến thức về ATVSLĐ
1 30

Kiến thức về chuyên môn:


2 30

Kiến thức về quy trình, quy định liên quan 40


3

IV. THỜI GIAN HOÀN THÀNH BÀI THI (100 điểm) x 10%
Điểm Điểm Lý do trừ điểm
TT Nội dung
chuẩn đánh giá
1 Sớm v đúng th i gi n l m b i 100
2 Quá th i gi n từ 3 đến 5 phút 80
3 Quá th i gi n từ 5 đến 8 phút 60
4 Quá th i gi n từ 8 đến 10 phút 40
5 Quá th i gi n 10 đến 12 phút 20

Lưu ý:
- Để máy đo va chạm vào các dụng cụ, kết cấu cột, mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư nào trong quá trình làm việc trên trụ dưới 0,5 kg mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi máy đo, hay làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư từ 0,5kg trở lên thì toàn bộ bài thi sẽ đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm).
- Thời gian thực hiện bài thi trễ hơn 30 phút thì toàn bộ bài thi sẽ được đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm)

Giám khảo: ............................................. Chữ ký giám khảo......................................

368 / 473
BỘ ĐỀ THI: THỰC HÀNH NÂNG BẬC 3/7
ĐỀ THI SỐ 2

1. Thông tin đề thi: :

Quản lý vận hành sửa chữa đường dây và trạm


Tên nghề:
biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống

Thời gian thực hiện: 60 phút

Số người thực hiện: 02 người thực hiện và người giám sát

2. ĐỀ THI: SỐ 02 - HIỆN TRƯỜNG …………….


NỘI DUNG:
Sử dụng TÊRÔ mét để đo điện trở đất máy biến áp hay điện trở nối đất
đường dây v tr s treo do ch đ nh Sau hi th c hiện ong c thể đ ng
điện v n h nh đường dây v m t thu t
Nội dung Sử dụng TÊRÔ mét để đo điện trở đất máy biến áp hay điện trở
nối đất đường dây.
..........................................................................................................................................
3. PHẦN GHI NHẬN CỦA GIÁM KHẢO CHẤM THI:

- Họ tên người th c hiện bài thi:..........................................................................


- B c An toàn: ................................................................................................
- Đơn v : .........................................................................................................
- Thời gian bắt đầu: .........................................................................................
- Thời gian kết thúc: ........................................................................................
- Hiện trường thi: ............................................................................................

369 / 473
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ (THANG ĐIỂM 100)

I. AN TOÀN VÀ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP (100 điểm) x 30%
Điểm Điểm
STT NỘI DUN Lý do trừ điểm
chuẩn đánh giá
1 Th c hiện đầy đủ phiếu thao tác, thủ tục cho phép l m việc 10
iểm tra v sử dụng đúng quy trình các dụng cụ an to n găng tay cách điện,
2 10
s o cách điện, iểm tra v thử dây an to n, iểm tra các dụng cụ l m việc,
3 Leo trụ v sử dụng dây an to n phụ đúng quy trình 10
iữ hoảng cách an to n phù hợp đối với từng loại công việc, thử điện hi
4 15
vượt qua dây câu tạp, ả điện sau hi đo cách điện
Th c hiện các biện pháp an to n hi nâng hạ v t tư, thiết b sử dụng ròng
5 10
rọc, dây thừng,…
6 Trang b đầy đủ HLĐ quần, áo, giầy, găng tay… 10
Thái độ nghiêm túc, tác phong nhanh nhẹn, c ý th c tổ ch c ỷ lu t v tuân 10
7
thủ quy trình an to n
8 Sắp ếp, sử dụng dụng cụ đồ ngh đúng phương pháp, đúng ch c năng 10
hi ết thúc công việc tiến h nh iểm tra ho n tất, thu dọn dụng cụ, đồ ngh , 15
9
vệ sinh công nghiệp
TỔNG SỐ ĐIỂM 100

II. ĐIỂM THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHỀ: (100 điểm) x 30%


STT NỘI DUN YÊU CẦU
Điểm Điểm Lý do trừ điểm
chuẩn đánh giá
1 Trình t thao tác Hợp lý, động tác thuần thục 10
Đảm bảo hoảng cách an to n, tư thế l m việc
2 Chọn v tr thao tác v l m việc 15
chắc chắn, hợp lý, hoa học
3 Sử dụng dụng cụ, thiết b Chuẩn ác, đúng thu t 15
4 iểm tra máy đo Đúng qui cách, đúng v tr 10
5 Chọn thang đo Đúng thu t, đúng trình t , đủ số bước đo 25
6 Đo điện trở đất Đúng quy trình, ết quả đo ch nh ác 25

370 / 473
III. ĐIỂM VẤN ĐÁP (100) x 30%

Điểm Điểm Lý do trừ điểm


TT Nội dung
chuẩn đánh giá
Kiến thức về ATVSLĐ
1 30

Kiến thức về chuyên môn:


2 30

Kiến thức về quy trình, quy định liên quan 40


3

IV. THỜI GIAN HOÀN THÀNH BÀI THI (100 điểm) x 10%
Điểm Điểm Lý do trừ điểm
TT Nội dung
chuẩn đánh giá
1 Sớm v đúng thời gian l m b i 100
2 Quá thời gian từ 3 đến 5 phút 80
3 Quá thời gian từ 5 đến 8 phút 60
4 Quá thời gian từ 8 đến 10 phút 40
5 Quá thời gian 10 đến 12 phút 20

Lưu ý:
- Để máy đo va chạm vào các dụng cụ, kết cấu cột, mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư nào trong quá trình làm việc trên trụ dưới 0,5 kg mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi máy đo, hay làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư từ 0,5kg trở lên thì toàn bộ bài thi sẽ đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm).
- Thời gian thực hiện bài thi trễ hơn 30 phút thì toàn bộ bài thi sẽ được đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm)

Giám khảo: ............................................. Chữ ký giám khảo......................................

371 / 473
BỘ ĐỀ THI: THỰC HÀNH NÂNG BẬC 3/7
ĐỀ THI SỐ 3

1. Thông tin đề thi: :

Quản lý vận hành sửa chữa đường dây và trạm


Tên nghề:
biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống

Thời gian thực hiện: 60 phút

Số người thực hiện: 02 người thực hiện và người giám sát

2. ĐỀ THI: SỐ 03 - HIỆN TRƯỜNG …………….


NỘI DUNG:
Xác định cực tính biến dòng điện (TI), (vị trí s tre d ch định )
u hi thực hiện ng c th đ ng điện v n h nh đ ng d v t thu t
Nội dung Xác định cực tính biến dòng điện (TI).
..........................................................................................................................................
3. PHẦN GHI NHẬN CỦA GIÁM KHẢO CHẤM THI:

- Họ tên ng i thực hiện bài thi:..........................................................................


- B c An toàn: ................................................................................................
- Đơn vị: .........................................................................................................
- Th i gian bắt đầu: .........................................................................................
- Th i gian kết thúc: ........................................................................................
- Hiện tr ng thi: ............................................................................................

372 / 473
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ (THANG ĐIỂM 100)

I. AN TOÀN VÀ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP (100 điểm) x 30%
Đi Đi
STT NỘI DUN Lý d trừ đi m
chuẩn đánh giá
1 Thực hiện đầ đủ phiếu th tác, thủ tục ch phép l việc 10
i tr v sử dụng đúng qu trình các dụng cụ n t n (găng t cách điện,
2 10
s cách điện, i tr v thử d n t n, i tr các dụng cụ l việc, )
3 Le trụ v sử dụng d n t n phụ đúng qu trình 10
iữ h ảng cách n t n phù hợp đối với từng l ại công việc, thử điện hi
4 15
v ợt qu d c u tạp, ả điện s u hi đ cách điện
Thực hiện các biện pháp n t n hi n ng hạ v t t , thiết bị (sử dụng ròng
5 10
rọc, d thừng,…)
6 Trang bị đầ đủ HLĐ (quần, á , giầ , găng t …) 10
Thái độ nghiê túc, tác ph ng nh nh nhẹn, c ý th c tổ ch c ỷ lu t v tu n 10
7
thủ qu trình n t n
8 ắp ếp, sử dụng dụng cụ đồ ngh đúng ph ơng pháp, đúng ch c năng 10
hi ết thúc công việc tiến h nh i tr h n tất, thu dọn dụng cụ, đồ ngh , 15
9
vệ sinh công nghiệp
TỔNG SỐ ĐIỂM 100

II. ĐIỂM THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHỀ: (100 điểm) x 30%


STT NỘI DUN YÊU CẦU
Đi Đi Lý d trừ đi m
chuẩn đánh giá
1 Trình tự th tác Hợp lý, động tác thuần thục 10
Đả bả h ảng cách n t n, t thế l việc
2 Chọn vị trí th tác v l việc 15
chắc chắn, hợp lý, h học
3 ử dụng dụng cụ, thiết bị Chuẩn ác, đúng thu t 15
4 i tr á đ Đúng qui cách, đúng vị trí 10
5 Chọn th ng đ VOM Đúng thu t, đúng trình tự 25
Đúng qu trình, ết quả đ chính ác, đủ số
6 Đ cực tính 25
b ớc đ

373 / 473
III. ĐIỂM VẤN ĐÁP (100) x 30%

Đi Đi Lý d trừ đi m
TT Nội dung
chuẩn đánh giá
Kiến thức về ATVSLĐ
1 30

Kiến thức về chuyên môn:


2 30

Kiến thức về quy trình, quy định liên quan 40


3

IV. THỜI GIAN HOÀN THÀNH BÀI THI (100 điểm) x 10%
Đi Đi Lý d trừ đi m
TT Nội dung
chuẩn đánh giá
1 ớ v đúng th i gi n l b i 100
2 Quá th i gi n từ 3 đến 5 phút 80
3 Quá th i gi n từ 5 đến 8 phút 60
4 Quá th i gi n từ 8 đến 10 phút 40
5 Quá th i gi n 10 đến 12 phút 20

Lưu ý:
- Để máy đo va chạm vào các dụng cụ, kết cấu cột, mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư nào trong quá trình làm việc trên trụ dưới 0,5 kg mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi máy đo, hay làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư từ 0,5kg trở lên thì toàn bộ bài thi sẽ đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm).
- Thời gian thực hiện bài thi trễ hơn 30 phút thì toàn bộ bài thi sẽ được đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm)

Giám khảo: ............................................. Chữ ký giám khảo......................................

374 / 473
BỘ ĐỀ THI: THỰC HÀNH NÂNG BẬC 3/7
ĐỀ THI SỐ 4

1. Thông tin đề thi: :

Quản lý vận hành sửa chữa đường dây và trạm


Tên nghề:
biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống

Thời gian thực hiện: 60 phút

Số người thực hiện: 02 người thực hiện và người giám sát

2. ĐỀ THI: SỐ 04 - HIỆN TRƯỜNG …………….


NỘI DUNG:
Sử dụng thành thạo AMPE kềm đa năng HIOKI MODEL 3286, v tr s
treo do K ch đ nh Sau khi th c hi n ong c th đ ng đi n v n hành
đ ng d về m t k thu t
Nội dung Sử dụng thành thạo AMPE kềm đa năng HIOKI MODEL 3286.
..........................................................................................................................................
3. PHẦN GHI NHẬN CỦA GIÁM KHẢO CHẤM THI:

- Họ tên ng i th c hi n bài thi:..........................................................................


- B c An toàn: ................................................................................................
- Đơn v : .........................................................................................................
- Th i gian bắt đầu: .........................................................................................
- Th i gian kết thúc: ........................................................................................
- Hi n tr ng thi: ............................................................................................

375 / 473
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ (THANG ĐIỂM 100)

I. AN TOÀN VÀ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP (100 điểm) x 30%
Đi m Đi m
STT NỘI DUN Lý do trừ đi m
chuẩn đánh giá
1 Th c hi n đầ đủ phiếu thao tác, thủ tục cho phép làm vi c 10
Ki m tra và sử dụng đúng qu trình các dụng cụ an toàn găng ta cách đi n,
2 10
sào cách đi n, ki m tra và thử d an toàn, ki m tra các dụng cụ làm vi c,
3 Leo trụ và sử dụng d an toàn phụ đúng qu trình 10
iữ khoảng cách an toàn phù hợp đối với từng loại công vi c, thử đi n khi
4 15
v ợt qua d c u tạp, ả đi n sau khi đo cách đi n
Th c hi n các bi n pháp an toàn khi n ng hạ v t t , thiết b sử dụng ròng
5 10
rọc, d thừng,…
6 Trang b đầ đủ HLĐ quần, áo, giầ , găng ta … 10
Thái độ nghiêm túc, tác phong nhanh nhẹn, c ý th c tổ ch c kỷ lu t và tu n 10
7
thủ qu trình an toàn
8 Sắp ếp, sử dụng dụng cụ đồ nghề đúng ph ơng pháp, đúng ch c năng 10
Khi kết thúc công vi c tiến hành ki m tra hoàn tất, thu dọn dụng cụ, đồ nghề, 15
9
v sinh công nghi p
TỔNG SỐ ĐIỂM 100

II. ĐIỂM THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHỀ: (100 điểm) x 30%


STT NỘI DUN YÊU CẦU
Đi m Đi m Lý do trừ đi m
chuẩn đánh giá
1 Trình t thao tác Hợp lý, động tác thuần thục 10
Đảm bảo khoảng cách an toàn, t thế làm vi c
2 Chọn v tr thao tác và làm vi c 15
chắc chắn, hợp lý, khoa học
3 Sử dụng dụng cụ, thiết b Chuẩn ác, đúng k thu t 15
4 Ki m tra má đo Đúng qui cách, đúng v tr 10
5 Chọn thang đo Đúng k thu t, đúng trình t 25
Đo dòng đi n, đi n áp, công suất, Đúng qu trình, kết quả đo ch nh ác, đủ số
6 25
cosφ b ớc đo

376 / 473
III. ĐIỂM VẤN ĐÁP (100) x 30%

Đi m Đi m Lý do trừ đi m
TT Nội dung
chuẩn đánh giá
Kiến thức về ATVSLĐ
1 30

Kiến thức về chuyên môn:


2 30

Kiến thức về quy trình, quy định liên quan 40


3

IV. THỜI GIAN HOÀN THÀNH BÀI THI (100 điểm) x 10%
Đi m Đi m Lý do trừ đi m
TT Nội dung
chuẩn đánh giá
1 Sớm và đúng th i gian làm bài 100
2 Quá th i gian từ 3 đến 5 phút 80
3 Quá th i gian từ 5 đến 8 phút 60
4 Quá th i gian từ 8 đến 10 phút 40
5 Quá th i gian 10 đến 12 phút 20

Lưu ý:
- Để máy đo va chạm vào các dụng cụ, kết cấu cột, mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư nào trong quá trình làm việc trên trụ dưới 0,5 kg mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi máy đo, hay làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư từ 0,5kg trở lên thì toàn bộ bài thi sẽ đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm).
- Thời gian thực hiện bài thi trễ hơn 30 phút thì toàn bộ bài thi sẽ được đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm)

Giám khảo: ............................................. Chữ ký giám khảo......................................

377 / 473
BỘ ĐỀ THI: THỰC HÀNH NÂNG BẬC 3/7
ĐỀ THI SỐ 5

1. Thông tin đề thi: :

Quản lý vận hành sửa chữa đường dây và trạm


Tên nghề:
biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống

Thời gian thực hiện: 60 phút

Số người thực hiện: 02 người thực hiện và người giám sát

2. ĐỀ THI: SỐ 05 - HIỆN TRƯỜNG …………….


NỘI DUNG:
Xác định cực tính biến điện áp (TU), vị trí s tre d ch định u
hi thực hiện n c th đ n điện v n h nh đ n d v t thu t
Nội dun Xác định cực tính biến điện áp TU .
..........................................................................................................................................
3. PHẦN GHI NHẬN CỦA GIÁM KHẢO CHẤM THI:

- Họ tên n i thực hiện bài thi:..........................................................................


- B c An toàn: ................................................................................................
- Đơn vị: .........................................................................................................
- Th i gian bắt đầu: .........................................................................................
- Th i gian kết thúc: ........................................................................................
- Hiện tr ng thi: ............................................................................................

378 / 473
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ (THANG ĐIỂM 100)

I. AN TOÀN VÀ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP (100 điểm) x 30%
Đi Đi
STT NỘI DUN Lý d trừ đi m
chuẩn đánh iá
1 Thực hiện đầ đủ phiếu th tác, thủ tục ch phép l việc 10
i tr v sử dụn đún qu trình các dụn cụ n t n ăn t cách điện,
2 10
s cách điện, i tr v thử d n t n, i tr các dụn cụ l việc,
3 Le trụ v sử dụn d n t n phụ đún qu trình 10
iữ h ản cách n t n phù hợp đối với từn l ại côn việc, thử điện hi
4 15
v ợt qu d c u tạp, ả điện s u hi đ cách điện
Thực hiện các biện pháp n t n hi n n hạ v t t , thiết bị sử dụn ròn
5 10
rọc, d thừn ,…
6 Trang bị đầ đủ HLĐ quần, á , iầ , ăn t … 10
Thái độ n hiê túc, tác ph n nh nh nhẹn, c ý th c tổ ch c ỷ lu t v tu n 10
7
thủ qu trình n t n
8 ắp ếp, sử dụn dụn cụ đồ n h đún ph ơn pháp, đún ch c năn 10
hi ết thúc côn việc tiến h nh i tr h n tất, thu dọn dụn cụ, đồ n h , 15
9
vệ sinh côn n hiệp
TỔNG SỐ ĐIỂM 100

II. ĐIỂM THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHỀ: (100 điểm) x 30%


STT NỘI DUN YÊU CẦU
Đi Đi Lý d trừ đi m
chuẩn đánh iá
1 Trình tự th tác Hợp lý, độn tác thuần thục 10
Đả bả h ản cách n t n, t thế l việc
2 Chọn vị trí th tác v l việc 15
chắc chắn, hợp lý, h học
3 ử dụn dụn cụ, thiết bị Chuẩn ác, đún thu t 15
4 i tr á đ Đúng qui cách, đún vị trí 10
5 Chọn th n đ VOM, đấu d Đún thu t, đún trình tự 25
Đún qu trình, ết quả đ chính ác, đủ số
6 Đ cực tính 25
b ớc đ

379 / 473
III. ĐIỂM VẤN ĐÁP (100) x 30%

Đi Đi Lý d trừ đi m
TT Nội dung
chuẩn đánh iá
Kiến thức về ATVSLĐ
1 30

Kiến thức về chuyên môn:


2 30

Kiến thức về quy trình, quy định liên quan 40


3

IV. THỜI GIAN HOÀN THÀNH BÀI THI (100 điểm) x 10%
Đi Đi Lý d trừ đi m
TT Nội dun
chuẩn đánh iá
1 ớ v đún th i i n l b i 100
2 Quá th i i n từ 3 đến 5 phút 80
3 Quá th i i n từ 5 đến 8 phút 60
4 Quá th i i n từ 8 đến 10 phút 40
5 Quá th i i n 10 đến 12 phút 20

Lưu ý:
- Để máy đo va chạm vào các dụng cụ, kết cấu cột, mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư nào trong quá trình làm việc trên trụ dưới 0,5 kg mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi máy đo, hay làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư từ 0,5kg trở lên thì toàn bộ bài thi sẽ đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm).
- Thời gian thực hiện bài thi trễ hơn 30 phút thì toàn bộ bài thi sẽ được đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm)

Giám khảo: ............................................. Chữ ký giám khảo......................................

380 / 473
BỘ ĐỀ THI: THỰC HÀNH NÂNG BẬC 3/7
ĐỀ THI SỐ 6

1. Thông tin đề thi: :

Quản lý vận hành sửa chữa đường dây và trạm


Tên nghề:
biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống

Thời gian thực hiện: 60 phút

Số người thực hiện: 02 người thực hiện và người giám sát

2. ĐỀ THI: SỐ 06 - HIỆN TRƯỜNG …………….


NỘI DUNG:
Thao tác thiết bị đóng cắt FCO – LBFCO 3 pha, vị tr s treo do ch
định au hi th c hi n ong có th đóng đi n v n h nh đ ng d v t
thu t
Nội dung Thao tác thiết bị đóng cắt FCO – LBFCO 3 pha.
..........................................................................................................................................
3. PHẦN GHI NHẬN CỦA GIÁM KHẢO CHẤM THI:

- Họ tên ng i th c hi n bài thi:..........................................................................


- B c An toàn: ................................................................................................
- Đơn vị: .........................................................................................................
- Th i gian bắt đầu: .........................................................................................
- Th i gian kết thúc: ........................................................................................
- Hi n tr ng thi: ............................................................................................

381 / 473
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ (THANG ĐIỂM 100)

I. AN TOÀN VÀ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP (100 điểm) x 30%
Đi Đi
STT NỘI DUN Lý do trừ đi m
chuẩn đánh giá
1 Th c hi n đầ đủ phiếu thao tác, thủ tục cho phép l vi c 10
i tra v sử dụng đúng qu trình các dụng cụ an to n găng ta cách đi n,
2 10
s o cách đi n, i tra v thử d an to n, i tra các dụng cụ l vi c,
3 Leo trụ v sử dụng d an to n phụ đúng qu trình 10
iữ hoảng cách an to n phù hợp đối với từng loại công vi c, thử đi n hi
4 15
v ợt qua d c u tạp, ả đi n sau hi đo cách đi n
Th c hi n các bi n pháp an to n hi n ng hạ v t t , thiết bị sử dụng ròng
5 10
rọc, d thừng,…
6 Trang bị đầ đủ HLĐ quần, áo, giầ , găng ta … 10
Thái độ nghiê túc, tác phong nhanh nhẹn, có ý th c tổ ch c ỷ lu t v tu n 10
7
thủ qu trình an to n
8 ắp ếp, sử dụng dụng cụ đồ ngh đúng ph ơng pháp, đúng ch c năng 10
hi ết thúc công vi c tiến h nh i tra ho n tất, thu dọn dụng cụ, đồ ngh , 15
9
v sinh công nghi p
TỔNG SỐ ĐIỂM 100

II. ĐIỂM THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHỀ: (100 điểm) x 30%


STT NỘI DUN YÊU CẦU
Đi Đi Lý do trừ đi m
chuẩn đánh giá
1 Trình t thao tác Hợp lý, động tác thuần thục 10
Đả bảo hoảng cách an to n, t thế l vi c
2 Chọn vị tr thao tác v l vi c 15
chắc chắn, hợp lý, hoa học
3 ử dụng dụng cụ, thiết bị Chuẩn ác, đúng thu t 15
4 i tra chì Đúng qui cách, đúng vị tr 10
5 T thế đ ng, ta cầ sào Đúng thu t, hợp lý 25
6 Thao tác đóng cắt Đúng qu trình, d t hoát, đúng trình t 25

382 / 473
III. ĐIỂM VẤN ĐÁP (100) x 30%

Đi Đi Lý do trừ đi m
TT Nội dung
chuẩn đánh giá
Kiến thức về ATVSLĐ
1 30

Kiến thức về chuyên môn:


2 30

Kiến thức về quy trình, quy định liên quan 40


3

IV. THỜI GIAN HOÀN THÀNH BÀI THI (100 điểm) x 10%
Đi Đi Lý do trừ đi m
TT Nội dung
chuẩn đánh giá
1 ớ v đúng th i gian l b i 100
2 Quá th i gian từ 3 đến 5 phút 80
3 Quá th i gian từ 5 đến 8 phút 60
4 Quá th i gian từ 8 đến 10 phút 40
5 Quá th i gian 10 đến 12 phút 20

Lưu ý:
- Để sào thao tác chạm vào các dụng cụ, kết cấu cột, mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư nào trong quá trình làm việc trên trụ dưới 0,5 kg mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm sào, ống tra chì , hay làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư từ 0,5kg trở lên thì toàn bộ bài thi sẽ đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm).
- Thời gian thực hiện bài thi trễ hơn 30 phút thì toàn bộ bài thi sẽ được đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm)

Giám khảo: ............................................. Chữ ký giám khảo......................................

383 / 473
BỘ ĐỀ THI: THỰC HÀNH NÂNG BẬC 3/7
ĐỀ THI SỐ 7

1. Thông tin đề thi:

Quản lý vận hành sửa chữa đường dây và trạm


Tên nghề:
biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống

Thời gian thực hiện: 60 phút

Số người thực hiện: 02 người thực hiện và người giám sát

2. ĐỀ THI: SỐ 07 - HIỆN TRƯỜNG …………


NỘI DUNG:
Thay một ộ sắt 2 4m tr n tr v tr s tr o o n
u t n on t n n v n n tr m n pv n
v m t t u t
Nộ un thay một ộ sắt 2,4m tr n tr .

..........................................................................................................................................

3. PHẦN GHI NHẬN CỦA GIÁM KHẢO CHẤM THI:

- Họ t n n i th c hi n bài thi:..........................................................................
- B c An toàn: ................................................................................................
- Đơn v : .........................................................................................................
- Th i gian bắt ầu: .........................................................................................
- Th i gian k t thúc: ........................................................................................
- Hi n tr ng thi: ............................................................................................

384 / 473
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ (THANG ĐIỂM 100)

I. AN TOÀN VÀ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP (100 điểm) x 30%
Đ m Đ m
STT NỘI DUN ý o trừ m
uẩn n
1 n ầ ủp ut ot t ủt o p ép l m v 10
m tr v sử n ún qu trìn n n to n ăn t n
2 10
s o n m tr v t ử n to n m tr n l mv
3 o tr v sử n n to n p ún qu trình 10
ữ oản n to n p ù ợp ố vớ từn lo ôn v t ử n
4 15
v ợt qu ut p ả ns u o n
n n p p n to n n n v tt t t sử n ròn
5 10
rọ t ừn …
6 Trang ầ ủ H Đ quần o ầ ăn t … 10
ộn m tú t p on n n n ẹn ýt tổ ỷ lu t v tu n 10
7
t ủ qu trìn n to n
8 ắp p sử n n ồn ún p ơn p p ún năn 10
t t ú ôn v t n n m tr o n tất t u ọn n ồn 15
9
v sn ôn n p
TỔNG SỐ ĐIỂM 100

II. ĐIỂM THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHỀ: (100 điểm) x 30%


STT NỘI DUN YÊU CẦU
Đ m Đ m ý o trừ m
uẩn n
1 rìn t t o t Hợp lý ộn t t uần t 10
Đảm ảo oản n to n t t l mv
2 C ọn v tr t o t v l mv 15
ắ ắn ợp lý o ọ
3 ử n n t t C uẩn , ún t u t 15
4 C ọn xà Đúng qui cách 10
5 C ọn ún v tr lắp t xà Đún t u t 25
Đún qu trìn t u t t quả lắp t ún
6 o ũ lắp t mớ 25
u ầu n n ắn ắ ắn

385 / 473
III. ĐIỂM VẤN ĐÁP (100) x 30%

Đ m Đ m ý o trừ m
TT Nội dung
uẩn n
Kiến thức về ATVSLĐ
1 30

Kiến thức về chuyên môn:


2 30

Kiến thức về quy trình, quy định liên quan 40


3

IV. THỜI GIAN HOÀN THÀNH BÀI THI (100 điểm) x 10%
Đ m Đ m ý o trừ m
TT Nộ un
uẩn n
1 ớm v ún t nl m 100
2 Qu t n từ 3 n 5 p út 80
3 Qu t n từ 5 n 8 p út 60
4 Qu t n từ 8 n 10 p út 40
5 Qu t n 10 n 12 p út 20

Lưu ý:
- Để xà va chạm vào các dụng cụ, kết cấu cột, mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư nào trong quá trình làm việc trên trụ dưới 0,5 kg mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi xà, thanh chống hay làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư từ 0,5kg trở lên thì toàn bộ bài thi sẽ đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm).
- Thời gian thực hiện bài thi trễ hơn 30 phút thì toàn bộ bài thi sẽ được đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm)

Giám khảo: ............................................. Chữ ký giám khảo......................................

386 / 473
BỘ ĐỀ THI: THỰC HÀNH NÂNG BẬC 3/7
ĐỀ THI SỐ 8

1. Thông tin đề thi: :

Quản lý vận hành sửa chữa đường dây và trạm


Tên nghề:
biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống

Thời gian thực hiện: 60 phút

Số người thực hiện: 02 người thực hiện và người giám sát

2. ĐỀ THI: SỐ 08 - HIỆN TRƯỜNG …………


NỘI DUNG:
Kiểm tra và thay dây chảy FCO-LBFCO tr n tr v tr s treo do
K ch nh au hi th c hi n on c thể n i n v n hành tr m i n p
và n dây v m t thu t
Nội dun iểm tra và thay dây chảy FCO-LBFCO tr n tr .

..........................................................................................................................................

3. PHẦN GHI NHẬN CỦA GIÁM KHẢO CHẤM THI:

- Họ t n n i th c hi n bài thi:..........................................................................
- B c An toàn: ................................................................................................
- Đơn v : .........................................................................................................
- Th i gian bắt ầu: .........................................................................................
- Th i gian k t thúc: ........................................................................................
- Hi n tr ng thi: ............................................................................................

387 / 473
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ (THANG ĐIỂM 100)

I. AN TOÀN VÀ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP (100 điểm) x 30%
Điểm Điểm
STT NỘI DUN ý do trừ iểm
chuẩn nh i
1 h c hi n ầy ủ phi u thao t c, thủ t c cho phép làm vi c 10
Kiểm tra và sử d n ún quy trình c c d n c an toàn ăn tay c ch i n,
2 10
sào c ch i n, iểm tra và thử dây an toàn, iểm tra c c d n c làm vi c,
3 eo tr và sử d n dây an toàn ph ún quy trình 10
iữ hoản c ch an toàn phù hợp ối với từn lo i côn vi c, thử i n hi
4 15
v ợt qua dây câu t p, ả i n sau hi o c ch i n
h c hi n c c i n ph p an toàn hi nân h v t t , thi t sử d n ròn
5 10
rọc, dây thừn ,…
6 Trang ầy ủ H Đ quần, o, iầy, ăn tay… 10
h i ộ n hi m túc, t c phon nhanh nhẹn, c ý th c tổ ch c ỷ lu t và tuân 10
7
thủ quy trình an toàn
8 ắp p, sử d n d n c ồ n h ún ph ơn ph p, ún ch c năn 10
Khi t thúc côn vi c ti n hành iểm tra hoàn tất, thu dọn d n c , ồ n h , 15
9
v sinh côn n hi p
TỔNG SỐ ĐIỂM 100

II. ĐIỂM THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHỀ: (100 điểm) x 30%


STT NỘI DUN YÊU CẦU
Điểm Điểm ý do trừ iểm
chuẩn nh i
1 rình t thao t c Hợp lý, ộn t c thuần th c 10
Đảm ảo hoản c ch an toàn, t th làm vi c
2 Chọn v tr thao t c và làm vi c 15
chắc chắn, hợp lý, hoa học
3 ử d n d n c , thi t Chuẩn c, ún thu t 15
4 Chọn dây chảy Đúng qui cách, chủn lo i 10
5 hao t c n cắt, lấy ốn chì Đún thu t 25
Đún quy trình thu t , t quả lắp t ún
6 Tháo chì cũ, lắp chì mới mới 25
y u cầu, n ay n ắn, chắc chắn

388 / 473
III. ĐIỂM VẤN ĐÁP (100) x 30%

Điểm Điểm ý do trừ iểm


TT Nội dung
chuẩn nh i
Kiến thức về ATVSLĐ
1 30

Kiến thức về chuyên môn:


2 30

Kiến thức về quy trình, quy định liên quan 40


3

IV. THỜI GIAN HOÀN THÀNH BÀI THI (100 điểm) x 10%
Điểm Điểm ý do trừ iểm
TT Nội dun
chuẩn nh i
1 ớm và ún th i ian làm ài 100
2 Quá th i ian từ 3 n 5 phút 80
3 Qu th i ian từ 5 n 8 phút 60
4 Qu th i ian từ 8 n 10 phút 40
5 Qu th i ian 10 n 12 phút 20

Lưu ý:
- Để ống chì va chạm vào các dụng cụ, kết cấu cột, mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư nào trong quá trình làm việc trên trụ dưới 0,5 kg mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi ống chì, thanh chống hay làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư từ 0,5kg trở lên thì toàn bộ bài thi sẽ đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm).
- Thời gian thực hiện bài thi trễ hơn 30 phút thì toàn bộ bài thi sẽ được đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm)

Giám khảo: ............................................. Chữ ký giám khảo......................................

389 / 473
BỘ ĐỀ THI: THỰC HÀNH NÂNG BẬC 3/7
ĐỀ THI SỐ 9

1. Thông tin đề thi: :

Quản lý vận hành sửa chữa đường dây và trạm


Tên nghề:
biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống

Thời gian thực hiện: 60 phút

Số người thực hiện: 02 người thực hiện và người giám sát

2. ĐỀ THI: SỐ 9 - HIỆN TRƯỜNG …………


NỘI DUNG:
Lắp 01 điện kế 1 pha đo đếm trực tiếp tr n tr L v tr s tr o o
ch đ nh au khi thực hiện on c th đ n điện v n h nh tr m iến p v
đ n v m t k thu t
Nội un Lắp 01 điện kế 1 pha đo đếm trực tiếp tr n tr L .

..........................................................................................................................................

3. PHẦN GHI NHẬN CỦA GIÁM KHẢO CHẤM THI:

- Họ t n n i thực hiện bài thi:..........................................................................


- B c An toàn: ................................................................................................
- Đơn v : .........................................................................................................
- Th i gian bắt đầu: .........................................................................................
- Th i gian kết thúc: ........................................................................................
- Hiện tr ng thi: ............................................................................................

390 / 473
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ (THANG ĐIỂM 100)

I. AN TOÀN VÀ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP (100 điểm) x 30%
Đi m Đi m
STT NỘI DUN Lý o trừ đi m
chuẩn đ nh i
1 hực hiện đầ đủ phiếu thao t c, thủ t c cho phép l m việc 10
i m tra v sử n đún qu trình c c n c an to n ăn ta c ch điện,
2 10
s o c ch điện, ki m tra v thử an to n, ki m tra c c n c l m việc,
3 L o tr v sử n an to n ph đún qu trình 10
iữ khoản c ch an to n phù hợp đối với từn lo i côn việc, thử điện khi
4 15
v ợt qua c u t p, ả điện sau khi đo c ch điện
hực hiện c c iện ph p an to n khi n n h v t t , thiết sử n ròn
5 10
rọc, thừn ,…
6 Trang đầ đủ HLĐ quần, o, iầ , ăn ta … 10
h i độ n hi m túc, t c phon nhanh nhẹn, c ý th c tổ ch c kỷ lu t v tu n 10
7
thủ qu trình an to n
8 ắp ếp, sử n n c đồ n h đún ph ơn ph p, đún ch c năn 10
hi kết thúc côn việc tiến h nh ki m tra ho n tất, thu ọn n c , đồ n h , 15
9
vệ sinh côn n hiệp
TỔNG SỐ ĐIỂM 100

II. ĐIỂM THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHỀ: (100 điểm) x 30%


STT NỘI DUN YÊU CẦU
Đi m Đi m Lý o trừ đi m
chuẩn đ nh i
1 rình tự thao t c Hợp lý, độn t c thuần th c 10
Đảm ảo khoản c ch an to n, t thế l m việc
2 Chọn v tr thao t c v l m việc 15
chắc chắn, hợp lý, khoa học
3 ử n n c , thiết Chuẩn c, đún k thu t 15
4 Chọn dây điện kế, ẫn Đúng qui cách, chủn lo i 10
5 Lắp ẫn Đún k thu t 25
Đún qu trình k thu t , kết quả lắp đ t đún
6 Lắp điện kế mới 25
u cầu, n a n ắn, chắc chắn

391 / 473
III. ĐIỂM VẤN ĐÁP (100) x 30%

Đi m Đi m Lý o trừ đi m
TT Nội dung
chuẩn đ nh i
Kiến thức về ATVSLĐ
1 30

Kiến thức về chuyên môn:


2 30

Kiến thức về quy trình, quy định liên quan 40


3

IV. THỜI GIAN HOÀN THÀNH BÀI THI (100 điểm) x 10%
Đi m Đi m Lý o trừ đi m
TT Nội un
chuẩn đ nh i
1 ớm v đún th i ian l m i 100
2 Qu th i ian từ 3 đến 5 phút 80
3 Qu th i ian từ 5 đến 8 phút 60
4 Qu th i ian từ 8 đến 10 phút 40
5 Qu th i ian 10 đến 12 phút 20

Lưu ý:
- Để điện kế va chạm vào các dụng cụ, kết cấu cột, mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư nào trong quá trình làm việc trên trụ dưới 0,5 kg mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi điện kế, thanh chống hay làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư từ 0,5kg trở lên thì toàn bộ bài thi sẽ đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm).
- Thời gian thực hiện bài thi trễ hơn 30 phút thì toàn bộ bài thi sẽ được đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm)

Giám khảo: ............................................. Chữ ký giám khảo......................................

392 / 473
BỘ ĐỀ THI: THỰC HÀNH NÂNG BẬC 3/7
ĐỀ THI SỐ 10

1. Thông tin đề thi: :

Quản lý vận hành sửa chữa đường dây và trạm


Tên nghề:
biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống

Thời gian thực hiện: 60 phút

Số người thực hiện: 02 người thực hiện và người giám sát

2. ĐỀ THI: SỐ 10 - HIỆN TRƯỜNG …………


NỘI DUNG:
Thay 01 điện kế 3 pha đo đếm gián tiếp tr n tr v tr s tr o o
h đ nh au khi th hiện ong th đ ng điện v n h nh tr m iến áp
v đ ng v m t k thu t
Nội ung ha 01 điện kế 3 pha đo đếm gián tiếp tr n tr .

..........................................................................................................................................

3. PHẦN GHI NHẬN CỦA GIÁM KHẢO CHẤM THI:

- Họ t n ng i th c hiện bài thi:..........................................................................


- B c An toàn: ................................................................................................
- Đơn v : .........................................................................................................
- Th i gian bắt đầu: .........................................................................................
- Th i gian kết thúc: ........................................................................................
- Hiện tr ng thi: ............................................................................................

393 / 473
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ (THANG ĐIỂM 100)

I. AN TOÀN VÀ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP (100 điểm) x 30%
Đi m Đi m
STT NỘI DUN ý o trừ đi m
huẩn đánh giá
1 h hiện đầ đủ phiếu thao tá , thủ t ho phép l m việ 10
i m tra v sử ng đúng qu trình á ng an to n găng ta á h điện,
2 10
s o á h điện, ki m tra v thử an to n, ki m tra á ng l m việ ,
3 o tr v sử ng an to n ph đúng quy trình 10
iữ khoảng á h an to n phù hợp đối với từng lo i ông việ , thử điện khi
4 15
v ợt qua u t p, ả điện sau khi đo á h điện
h hiện á iện pháp an to n khi n ng h v t t , thiết sử ng ròng
5 10
rọ , thừng,…
6 Trang đầ đủ H Đ quần, áo, giầ , găng ta … 10
hái độ nghi m tú , tá phong nhanh nhẹn, ý th tổ h kỷ lu t v tu n 10
7
thủ qu trình an to n
8 ắp ếp, sử ng ng đồ ngh đúng ph ơng pháp, đúng h năng 10
hi kết thú ông việ tiến h nh ki m tra ho n tất, thu ọn ng , đồ ngh , 15
9
vệ sinh ông nghiệp
TỔNG SỐ ĐIỂM 100

II. ĐIỂM THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHỀ: (100 điểm) x 30%


STT NỘI DUN YÊU CẦU
Đi m Đi m ý o trừ đi m
huẩn đánh giá
1 rình t thao tá Hợp lý, động tá thuần th 10
Đảm ảo khoảng á h an to n, t thế l m việ
2 Chọn v tr thao tá v l m việ 15
hắ hắn, hợp lý, khoa họ
3 ử ng ng , thiết Chuẩn á , đúng k thu t 15
4 Chọn dây điện kế, ẫn Đúng qui cách, hủng lo i 10
5 Thay ẫn mới Đúng k thu t 25
Đúng qu trình k thu t , kết quả lắp đ t đúng
6 Thay điện kế mới 25
u ầu, nga ngắn, hắ hắn

394 / 473
III. ĐIỂM VẤN ĐÁP (100) x 30%

Đi m Đi m ý o trừ đi m
TT Nội dung
huẩn đánh giá
Kiến thức về ATVSLĐ
1 30

Kiến thức về chuyên môn:


2 30

Kiến thức về quy trình, quy định liên quan 40


3

IV. THỜI GIAN HOÀN THÀNH BÀI THI (100 điểm) x 10%
Đi m Đi m ý o trừ đi m
TT Nội ung
huẩn đánh giá
1 ớm v đúng th i gian l m i 100
2 Quá th i gian từ 3 đến 5 phút 80
3 Quá th i gian từ 5 đến 8 phút 60
4 Quá th i gian từ 8 đến 10 phút 40
5 Quá th i gian 10 đến 12 phút 20

Lưu ý:
- Để điện kế va chạm vào các dụng cụ, kết cấu cột, mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư nào trong quá trình làm việc trên trụ dưới 0,5 kg mỗi lần trừ 05 điểm kỹ thuật và 05 điểm thao tác.
- Nếu làm rơi điện kế, thanh chống hay làm rơi bất kỳ dụng cụ, vật tư từ 0,5kg trở lên thì toàn bộ bài thi sẽ đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm).
- Thời gian thực hiện bài thi trễ hơn 30 phút thì toàn bộ bài thi sẽ được đánh giá dưới trung bình (dưới 50 điểm)

Giám khảo: ............................................. Chữ ký giám khảo......................................

395 / 473

You might also like