You are on page 1of 75

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

----------

BÁO CÁO
THÍ NGHIỆM KHÍ CỤ ĐIỆN CAOÁP
Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ TỦ ĐIỆN TRUNG ÁP, RƠ LE, MÁY CẮT
TRUNG ÁP CỦA HÃNG SIEMENS

Hà Nội
MỤC LỤC
Chương 1: Tủ RMU Siemens..................................................................................... 1
1.Giới thiệu về Tụ điện trung thế RMU Siemens ...................................................... 1
2.Giới thiệu Tụ trung thế 8DJH................................................................................. 5
Chương 2: Rơle số,rơle quá dòng và so lệch sốcủa hãng Siemens.......................... 8
I.Tổng quan về rơ le số ,rơle quá dòng và rơle so lệch số………………………….8
1.Rơle số……………………………………………………………………………..8
1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................... 8
1.2 Nguyên lý làm việc và cấu tạo của rơle số........................................................... 9
1.2.1. Các tín hiệu đầu vào và đầu ra. ..................................................................... 11
1.2.1.1. Đầu vào tương tự ......................................................................................... 11
1.2.1.2 Đầu vào số ..................................................................................................... 12
1.2.1.3. Đầu ra số ...................................................................................................... 13
1.2.2 Xử lý các tín hiệu tương tự ............................................................................. 15
1.2.2.1. Các bộ biến đổi đầu vào .............................................................................. 15
1.2.2.2 Các bộ lọc và bộ khuếch đại ......................................................................... 16
1.2.3 Các bộ nhớ kết cấu của rơle số ....................................................................... 19
1.2.4 Cấu trúc phần mềm của rơ le số ..................................................................... 21
1.2.4.1.Khái niệm chung .......................................................................................... 21
1.2.4.2 Chương trình hệ thống ................................................................................. 22
1.2.4.3 Các chương trình ứng dụng......................................................................... 23
2.Rơ le bảo vệ quá dòng ........................................................................................... 26
2.1 Bảo vệ quá dòng có thời gian ............................................................................. 26
2.2 Bảo vệ quá dòng cắt nhanh ................................................................................ 28
2.3 Bảo vệ quá dòng thứ tự không ........................................................................... 29
2.4 Bảo vệ quá dòng có hướng ................................................................................. 30
3.Bảo vệ so lệch dòng điện ...................................................................................... 31
1. Bảo vệ so lệch ngang ............................................................................................ 32
2. Bảo vệ so lệch dọc ................................................................................................. 32
II.Giới thiệu một số thiết bị Rơle của hãng siemens ............................................... 33
1.Hình dáng…………………………………………………………...………...…33
2.Chức năng………………………………………………………….………...….34
3 Rơle so lệch 7UT513 của hãng Siemens .............................................................. 36
4. Rơle quá dòng 7SJ600, 7SJ61 của hãng Siemens……………………………...38
Chương 3: Tìm hiểu máy cắt trung áp Siemens Vacuum Recloser 3AD 12 –
27kV…………………………………………………………………………….…..41
1.Mô tả chức năng và hoạt động của máy cắt ......................................................... 41
1.1 Nguyên lý cấu tạo và thiết kế máy cắt tự đóng lại. ........................................... 41
1.2 Bộ đóng cắt chân không ..................................................................................... 42
1.2.1 Cực pha ............................................................................................................ 43
1.2.2 Hoạt động của bộ phận dẫn động ................................................................... 44
1.2.3 Lỗ lắp khung và lắp đặt hãm tăng .................................................................. 45
1.3 Tủ điều khiển ...................................................................................................... 46
1.3.1Xả điện tích trong tụ điện ................................................................................. 53
1.3.2 Bộ điều khiển 7SR224 ..................................................................................... 53
1.3.3 Pin .................................................................................................................... 54
1.3.4 Nguồn nuôi cho thiết bị trao đổi ngoại vi ....................................................... 55
2. Lắp đặt và vận hành thử nghiệm ......................................................................... 56
2.1 Chỉ tiêu an toàn trong lắp đặt ............................................................................ 56
2.2 Lắp đặt cơ khí ..................................................................................................... 56
2.3 Lắp đặt về điện .................................................................................................... 56
2.3.1 Nối đất .............................................................................................................. 57
2.3.2 Kết nối giữa các cáp của máy cắt và tủ điện .................................................. 57
2.3.3 Kết nối nguồn phụ ........................................................................................... 59
2.4 Kiểm tra hoạt động của máy cắt ........................................................................ 59
3. Quá trình hoạt động ............................................................................................. 60
3.1 Đóng ngắt điện.................................................................................................... 60
3.1.1 Sự vận hành cục bộ ......................................................................................... 61
3.1.2 Sử dụng nút ấn ................................................................................................ 61
3.1.3 Bật tắt qua bản điều khiển .............................................................................. 62
3.1.4Hoạt động khóa ngoài ...................................................................................... 62
3.2 Kiểm tra và sự cố ................................................................................................ 63
4. Bảo trì, bảo dưỡng ................................................................................................ 63
4.1 An toàn trong việc bảo dưỡng ............................................................................ 63
4.2 kế hoạch bảo trì .................................................................................................. 63
4.3 Phụ tùng .............................................................................................................. 64
5. Thông số kĩ thuật .................................................................................................. 65
5.1 Thông số điện và máy móc ................................................................................. 65
5.1.1 Dữ liệu đặc điểm chính .................................................................................. 65
5.1.2 Số lần hoạt động .............................................................................................. 66
5.1.3 Thông số dòng điện máy cảm biến ................................................................. 66
5.1.4 Sự tiêu thụ năng lượng ................................................................................... 66
5.1.5 Điều kiện xung quanh ..................................................................................... 67
5.1.6 Độ cao của việc lắp đặt .................................................................................... 67
5.2. Kích thước và khối lượng .................................................................................. 67
5.2.1 Công tắc ........................................................................................................... 67
5.2.2 Bộ điều khiển ................................................................................................... 68
5.2.3 Cấu trúc lắp ráp – các cực ( có cột chống sét) ............................................... 68
5.2.4 Cấu trúc lắp ráp – các cực .............................................................................. 69
5.2.5 Khung trạm biến áp ......................................................................................... 70
5.2.6 Khung chứa ..................................................................................................... 71
Chương 1: Tủ RMU Siemens

1.Giới thiệu về Tụ điện trung thế RMU Siemens

Tủ RMU trung thế (Ring Main Unit) hay còn gọi là Tủ điện trung thế đóng vai
trò rất quan trọng và cấp thiết trong mạng lưới phân phối và truyền tải điện
năng.Hầu hết các tòa nhà building như các cao ốc văn phòng,tòa nhà chọc
trời,các nhà máy sản xuất,cảng hàng không,...đều có các trạm điện trung thế với
chức năng phân phối nguồn điện,tụ RMU trung thế 8DJH siemens hay các loại
tụ điện trung thế khác thường đựoc sử dụng trong các trạm điện này.
Tủ RMU (Ring Main Unit) được thiết kế theo cấu trúc metal enclosed, cách điện
khí SF6 sử dụng cho hệ thống phân phối trung thế tới 36kV 630A.
• Chủng loại tủ này kín hoàn toàn với tất cả các phần tử đóng cắt mang điện nằm
trong bình khí SF6 được làm bằng thép không gỉ. Chính nhờ đặc tính này tạo ra
sản phẩm an toàn cho người vận hành. Khả năng chống ẩm, bụi bẩn tốt.
• Tủ RMU được kết nối bởi các ngăn cáp đến đi sử dung cầu dao cách ly và ngăn
cáp ra máy biến áp sử dụng cầu dao phụ tải kết hợp cầu chì bảo vệ.
• Tủ RMU được chia làm 2 loại tùy theo yêu cầu của khách hàng:
+ Tủ mở rộng được (Extensible)
+ Tủ không mở rộng được (Compact)
• Tuổi thọ của thiết bị: > 20 năm.
• Hoạt động ổn định trong bất cứ điều kiện khí hậu khắc nghiệt nào (-250C ÷
+400C)
• Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001.
Tủ RMU được sử dụng trong: Trạm biến áp phân phối nhỏ; Trạm biến áp trung,
cao thế đặt ngầm hoặc trên cao; Các nhà máy năng lượng gió; Khách sạn, trung
tâm mua sắm, trung tâm hội nghị, tòa nhà chung cư, văn phòng.

Trang 1
Phạm vi ứng dụng
-Tủ RMU được sử dụng ở các trạm điện ngoài trời loại đơn giản, các trạm
chuyển tiếp và các trạm phân phối
-Các trạm điện trong các nhà máy công nghiệp và các trạm điện ngầm
-Tủ RMU được thiết kế có các chức năng đo lường điện áp, dòng điện và các tín
hiệu được sử dụng cho hệ thống FRTU
Độ tin cậy cao
1. Tủ RMU đảm bảo lắp đặt dễ dàng với khả năng cắt tối đa ở mọi môi trường
2. Công nghệ chế tạo hoàn hảo, không có sự rò rỉ dòng điện khi các tiếp điểm ở
trạng thái mở
3. Các buồng cắt được chế tạo bắng thép không rỉ
4. Không cần bảo dưỡng thường xuyên
5. Các buồng cắt được sử dụng cách điện khí SF6
6. Toàn bộ hệ thống cách điện SF6 được hàn kín giảm tối đa sự rò rỉ khí SF6
7. Tuổi thọ lên tới 30 năm
8. Được sử dụng ở mọi môi trường khí hậu khác nhau
Độ an toàn
-Có các liên động thao tác bằng tay tránh các sai sót trong quá trình thao tác
- An toàn khi vận hành và toàn bộ hệ thống được lắp đặt kín tuyệt đối
- Phần cao áp chỉ được can thiệp khi các lộ đường dây xuất tuyến được tiếp địa
hoàn toàn
- Có thiết thị giải phóng áp lực khi có sự cố áp lực cao
- Có các khóa thao tác tránh sự sai sót trong quá trình vận hành
-Lắp đặt dễ dàng
Tốc độ đóng cắt không phụ thuộc vào tốc độ thao tác

Trang 2
Tụ điện trung thế là điểm kết nối thứ nhất với mạng lưới điện nhằm cung cấp
và phân phối điện cho các công trình,nếu có bất kì ảnh hưởng hoặc sự cố nào xảy
ra ở tụ trung thế thì nguồn cung cấp cho các công trình sẽ bị mất đi.

GIS là viết tắt của Gas-Insulated Switchgear,Tủ điện sử dụng công nghệ GIS
gọi là tụ điện cách điện bằng khí SF6.Tủ RMU trung thế Siemens sử dụng công
nghệ GIS là loại tủ điện kín hoàn toàn,tức không bị tác động bởi những yếu tố
môi trường bên ngoài,những nguyên nhân như hơi ẩm,côn trùng,bụi bặm,..hoàn
toàn bị loại bỏ với công nghệ GIS.Do đó việc bảo trì bảo dưỡng các thành phần
trong tủ là không cần thiết.Nhờ vậy mà các doanh nghiệp sẽ hoạt động liên tục
và không bị gián đoạn.

Thêm vào đó ,việc sử dụng khí SF6 để cách điện cho phép kích thước tủ RMU
nhỏ gọn hơn rất nhiều so với các loại tủ trước đây.Các công trình sử dụng tủ
RMU sẽ giảm thiểu tối đa được chi phí và không gian phòng trạm.

Tủ RMU trung thế gồm có 3 khoang chính:khoang đấu nối cáp,khoang thiết bị
đóng cắt,khoang thanh cái.
-Trong mỗi khoang chính thường sử dụng khí SF6 hoặc khí bình thường(AIS)
làm môi trường cách điện.
-Máy cắt trong khoang thiết bị đóng cắt được phân loại thành :Máy cắt cắt sử
dụng khí SF6 và máy cắt chân không(VCB)
-Môi trường dập hồ quang là môi trường nằm sâu trong máy cắt.Có 2 loại môi
trường dập hồ quang phổ biến:SF6 hay chân không.
Các thông số và tính năng cơ bản của RMU trung thế SIEMENS:
-Các thông số cơ bản:
+Điện áp lên đến 24kV
+Dòng định mức :630A

Trang 3
Tiêu chuẩn IEC 62271-200 Tủ điều khiển và tủ đóng cắt được bọc bằng kin loại
có điện áp trên 1kV và lên tới 52kV
-Các tính năng nổi bật của tụ RMU trung thế SIEMENS:
+Kín hoàn toàn theo tieeu chuẩn IP65
+Kích thước nhỏ gọn
+Thiết kế module có thể mở rộng tùy ý
+Không bị sự cố do yếu tố môi trường bên ngoài
+Không cần bảo trì bảo dưỡng
+An toàn cho con người

Trang 4
2.Giới thiệu Tụ trung thế 8DJH

Tủ 8DJH là loại tủ GIS thế hệ mới nhất của SIEMENS thiết kế nhỏ gọn,
metal-closed, metal, sử dụng trong nhà và các trạm compact ngoài trời, được
kiểm nghiệm (type-tested) theo tiêu chuẩn IEC 62 271-200.

Trang 5
Đây là lạo tủ RMU mới nhất của Siemens, nhằm khắc phục nhược điểm của các
loại tủ RMU dạng khối (compact), Siemens đã đưa ra mẫu thiết kế mới nhất dạng
đơn thể, nghĩa là chúng ta có thể đặt hàng theo cấu hành yêu cầu của dự án, đặt biệt
cách điện bên trong tủ vẫn là SF6, an toàn cho con người. Đây là loại tủ được thiết
kế để dễ dàng mở rộng khi cần.

Kích thước tụ 8DJH

Trang 6
Tính năng kỹ thuật
- Điện áp: 24kV – 630A – 20kA/3s
- Tiêu chuẩn: IEC 62271-200
- Chịu đựng dòng ngắn mạch đến 25kA
- Dòng định mức cho tải 630A
- Dòng định mức cho thanh góp 630A
Lợi ích và ưu điểm
- Kín hoàn toàn (IP65)
- Kích thước nhỏ gọn, very compact
- Không bị sự cố bởi yếu tố môi trường: độ ẩm, bụi bậm, hóa chất, hơi muối,…
- Không cần bảo trì bảo dưỡng
- Tủ RMU 8DJH được dùng trong các hệ thống phân phối điện trung thế, các
trạm compact substations, nhà máy công nghiệp, sân bay, tàu điện ngầm, tòa
nhà cao tầng, các công trình có môi trường khắc nghiệt: độ ẩm cao, bụi bậm,
hóa chất, hơi muối,…
• Thiết kế dạng module có thể mở rộng tùy ý
• Ưu điểm nổi bật: Không phải bảo dưỡng trong suốt tuổi thọ, thích hợp với
điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam
• Tích hợp các loại Rơle bảo vệ chuyên dụng với chuẩn truyền thông
Profibus-DP/FMS

Trang 7
Chương 2: Rơle số,rơle quá dòng và so lệch số
của hãng Siemens.
I.Tổng quan về rơ le số ,rơle quá dòng và rơle so lệch số
1. Rơle số
1.1 Giới thiệu chung

Rơle kỹ thuật số (gọi tắt là rơle số ) làm việc trên nguyên tắc đo lường số. Cácđại
lượng đo lường như dòng điện và điện áp nhận được từ phía thứ cấp của máy biến
dòng điện (TI), và máy biến điện áp (TU) được số hoá. Các số liệu này đượcmột
hoặc nhiều bộ vi xử lý tính toán và ra các quyết định theo một chương trìnhcài đặt
sẵn trongrơle. Có thể hiểu một hợp bộ bảo vệ rơle số là một chiếc máy tínhvới
đầy đủ cấu trúc và làm việc trên thời gian thực.

Những ưu việt lớn của Rơle số là:

• Tích hợp được nhiều tính năng vào một bộ bảo vệ như tự động đóng lại,
kết hợp với các bảo vệ phía sau như cầu chì, SI, Reclosed, có kích thước nhỏ gọn,
giảm diện tích phòng máy, tiết kiệm chi phí.

• Khả năng bảo vệ tinh vi, sát với ngưỡng chịu đựng của đối tượng bảo vệ.
Thí dụ có thể chọn các đặc tuyến bảo vệ quá dòng với thời gian phụ thuộc có các
độ nghiêng khác nhau sao cho phù hợp với đối tượng bảo vệ.

• Độ tin cậy cao, chính xác và độ sẵn sàng cao, giảm được tần suất thí
nghiệm định kỳ ( thời gian thí nghiệm định kỳ từ 3 đến 6năm), do vậy cung cấp
điện được ổn định và liên tục.

• Công suất tiêu thụ bé: khoảng 0.2VA (Rơle cơ là 10VA)

• Thực hiện các chức năng đo lường, hiển thị các thông số của hệ thống ở
chế độ làm việc bình thường và lưu giữ các dự liệu cần thiết khi sự cố giúp
choviệc phân tích, tìm nguyên nhân sự cố được chính xác và thuận tiện hơn.

Trang 8
• Dễ dàng lấy được thông tin của Rơle và cài đặt lại thông qua cổng giao
tiếp của Rơle (được thiết kế theo quy chuẩn quốc tế) với máy tính. Dễ dàng liên
kết với các thiết bị bảo vệ khác và với mạng lưới thông tin đo lường như hệ thống
SCADA…Các rơle số hiện đại thường được chế tạo theo quan điểm “ mỗi phần
tử của HTĐ được bảo vệ bằng một rơle tổ hợp “ Chẳng hạn để bảo vệ các đường
dây tải điện người ta kết hợp trong một rơle các chức năng sau:

- Bảo vệ khoảng cách có tính năng được bổ xung và mở rộng

- Bảo vệ quá dòng, quá dòng thứ tự không, quá dòng có hướng…Tự động
đóng lại dường dây (TĐL)

- Kiểm tra đồng bộ từ bộ nhớ của rơle số có thể nhận được các thông tin sau:
Khoảng cách đến điểm sự cố, dòng và áp của sự cố, thông số chỉ định, các đại
lượng chỉnh định

- Thông số phụ tải (P, Q, U, I, f): Bên cạnh những ưu điểm trên rơle số cũng
có một số nhược điểm đó là:

• Giá thành khá cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn khi nâng cấp đồng loạt các rơle.

• Đòi hỏi người chỉnh định và vận hành có một trình độ cao.

• Phụ thuộc nhiều vào bên cung cấp hàng trong việc sửa chữa và nâng cấp
thiết bị.

1.2 Nguyên lý làm việc và cấu tạo của rơle số

Rơle số làm việc trên nguyên tắc đo lường. Các trị số của đại lượng tương
tựlà dòng và áp nhận được từ phía thứ cấp của TI, TU là những biến đầu vào của
rơle số.

Sau khi qua các bộ lọc tương tự, bộ lấy mẫu (chặt hoặc băm các đại lượng
tương tự theo một chu kỳ nào đó), các tín hiệu này chuyển thành các tín hiệu
số.Tuỳ theo nguyên tắc bảo vệ, tần số lấy mẫu có thể thay đổi từ 12 đến 20 mẫu
trongmột chu kỳ của dòng điện công nghiệp.

Trang 9
Đối với rơle số (thường dùng cho bảo vệ máy phát điện) tần số lấy mẫu có
thể được kiểm tra liên tục tuỳ vào trị số hiện hưu của hệ thống.

Nguyên lý làm việc của rơle kỹ thuật số làm việc dựa trên giải thuật toán
theochu trình các đại lượng điện (chẳng hạn như tổng trở mạch điện) từ trị số của
dòngvà áp lấy mẫu. Trong quá trình tính toán liên tục này sẽ phát hiện ra chế độ
sự cốsau một vài phép tính nối tiếp nhau, khi đó bảo vệ sẽ tác động, bộ vi xử lý
gửi tín hiệu đến các rơle đầu ra để điều khiển máy cắt.

Thông tin về đối tượng bảo vệ được đưa vào Rơle qua đầu vào tương tự vàđầu
vào số. Bộ phận biến đổi đầu vào lọc và khuếch đại tín hiệu tương tự thành
đạilượng phù hợp với đầu vào của bộ chuyển đổi tương tự - số.Tại đây các tín
hiệutương tự sẽ được chuyển đổi thành giá trị số tỷ lệ với thông tin đầu vào. Bộ vi
xử lýđược đưa vào chế độ làm việc theo chương trình chứa trong bộ nhớ lập trình
EPROM hoặc ROM. Nó so sánh thông tin đầu vào với các giá trị đặt chứa trong
bộnhớ xoá ghi bằng điện EEPROM, các đại lượng chỉnh định được nạp vào bộ
nhớ EEPROM để đề phòng khả năng mất số liệu chỉnh định khi mất nguồn điện
thaotác. Các phép tính trung gian được lưu giữ tạm thời ở bộ nhớ RAM.

Trong rơle số việc tổ chức ghi chép và lưu trữ các dữ liệu về sự cố dễ
dàngtheo trình tự diễn biến về thời gian với độ chính xác cao (ms), để giảm dung
lượng bộ nhớ của bộ phận ghi sự cố, thường người ta khống chế lượng các lần sự
cố còn lại trong bộ nhớ tối đa khoảng 8-10. Khi sự cố mới vượt qua số còn lưu lại
trong bộ nhớ thì số liệu sự cố cũ nhất của quá trình lưu trữ sẽ bị xoá khỏi bộ nhớ
đểnhường chỗ cho số liệu sự cố vừa xảy ra.

Trong trường hợp có sự cố, bộvi xử lý sẽ phát tín hiệu số điều khiển các Rơleđầu
ra ở bộ phận vào/ra số đóng hoặc ngắt mạch. Người sử dụng có thể trao đổithông
tin với Rơle qua bàn phím và màn hình đặt ở mặt trước của Rơle. Trạng tháilàm
việc của Rơle được thể hiện ở các đèn LED hoặc qua màn hình của Rơle. Rơle

Trang 10
liên lạc với các thiết bị bên ngoài hoặc trung tâm điều khiển thông qua các
cổngthông tin tuần tự.

Toàn bộ các bộ phận phần cứng của Rơle được cung cấp nguồn bởi bộ
phậnchuyển đổi nguồn DC/AC với các cấp điện áp khác nhau, nguồn cung cấp có
thể làăcquy hoặc chỉnh lưu lấy từ điện áp lưới điện 220 V hoặc 380 V.

Các rơle số hợp bộ thường có một bộ phần mềm đi kèm theo rất thuận tiệncho
việc sử dụng máy vi tính để chỉnh định, theo dõi hoạt động của rơle và trao đổi
thông tin vào, ra với rơle, cũng như giúp cho nhân viên vận hành có thể phân
tíchsự cố nhanh chóng từ các số liệu lưu trữ trong rơle.Dùng chương trình phần
mềm điều khiển phần cứng: Một trong những điểmnổi bật về mặt công nghệ của
Rơle số so với các loại Rơle thế hệ trước đó là kỹ thuật sử dụng phần mềm điều
khiển phần cứng. Quy trình tiếp nhận thông tintương tự và thông tin số từ bên
ngoài của Rơle số cũng tương tự như của thiết bịgiao diện, chỉ có điểm khác là
thiết bị giao diện trao đổi thông tin qua lại với bộ vixử lý của máy tính theo kênh
số liệu, kênh điều khiển và kênh địa chỉ thông quacác giắc cắm chuẩn đặt trên
kênh bản mạch chính của máy tính (sử dụng máy tínhtrong việc thu thập thông tin
và điều khiển) trong khi ở các Rơle số việc ghép nốiđược thực hiện trực tiếp
thông qua các giắc cắm.

1.2.1. Các tín hiệu đầu vào và đầu ra.


1.2.1.1. Đầu vào tương tự

Tuỳ theo từng ứng dụng cụ thể mà số lượng đầu vào tương tự của Rơle số
cóthể thay đổi. Như đối với Rơle bảo vệ quá dòng đầu vào thường là 3 dòng pha
A,B, C và đôi khi còn có đầu vào thứ tự không, dòng này có thể lấy từ dòng tổng
của3 dòng thứ cấp các biến dòng (TI) pha hoặc lấy từ cuộc thứ cấp máy biến
dòng thứtự không.

Đối với Rơle áp đầu vào thường là 3 áp pha hoặc đôi khi còn có đầu vào
chứa thứ tự không nối tới cuộn thứ cấp tam giác hở của máy biến điện áp (TU).

Trang 11
Đối với Rơle dùng cả áp lẫn dòng như Rơle bảo vệ khoảng cách có thể có
cácđầu vào như trên (tối đa là 8 đầu vào).

Các giá trị danh định của các TI, TU được sử dụng tại các đầu vào tương
tựcần phải được cài đặt trong bộ nhớ của Rơle.Dòng định mức thứ cấp đối với
Rơlesố thường là 1A hoặc 5A, áp định mức thường là 100V hoặc 110V.

Các cuộn đầu vào tương tự được nối tới các cuộn biến dòng hoặc áp
trunggian đầu vào đặt trong Rơle.

1.2.1.2 Đầu vào số

Các đầu vào số hay còn gọi là đầu vào trạng thái cung cấp thông tin về
trạngthái làm việc của hệ thống điện hay các thiết bị bảo vệ khác. Các thông tin
này chỉcó 2 giá trị 0 và 1.

Các đầu vào này có thể chia làm 3 loại và thay đổi tuỳ theo từng rơle bảo
vệ:

+ Thông tin đối tượng bảo vệ cung cấp, thí dụ như máy cắt, dao tiếp
địa,dao cách ly ở vị trí đóng hay mở (do các tiếp điểm phụ của máy cắt thông
báo), máy cắt không làm việc v.v…

+ Thông tin do các bảo vệ khác cung cấp, thí dụ như bảo vệkhí của máy
biến áp (bảo vệ Gas) cảnh báo hay tác động (Gas nặng thì đi cắt máy cắt, Gas nhẹ
thì cảnh báo), tín hiệu khoá hay cho phép trong sơ đồ liên động (áp lựckhí SF6
trong máy cắt ở mức thấp sẽ khoá thao tác máy cắt) v.v…

+ Tín hiệu điều khiển từ xa của người sử dụng, thí dụ như giải trừ các cảnh
báo, giải trừ tín hiệu sự cố trên rơle, điều khiển đóng cắt máy cắt trên rơle, lấy
thông số và các bản ghi sự kiện, khoá hoặc cho phép chức năng TĐLlàm việc
v.v…

Các tín hiệu đầu vào thường là tín hiệu điện áp lấy từ nguồn phụ một
chiều(U phụ). Nguồn phụ này có thể là nguồn một chiều nuôi rơle hoặc điện áp

Trang 12
khác cógiá trị danh định như sau: 24, 30, 48, 60, 110, 220V (tuỳ theo chủng loại
và cácnhà chế tạo khác nhau). Thường một rơle làm việc với nhiều tín hiệu đầu
vào số khác nhau. Việc chuyển cấp điện áp làm việc được thực hiện bằng cách
chuyển các cầu nhảy (Jumper) hay để nguyên hoặc cắt các dây nối tại một vài vị
trí trên bảnmạch thiết bị.

Về cấu tạo, sơ đồ mạch tín hiệu số đầu vào cũng thường là các bộ cách ly
làmviệc theo 2 nguyên tắc khác nhau có tác dụng bảo vệ thiết bị chống sự cố
bênngoài.

- Bộ cách ly đầu vào sử dụng comparato : Bộ cách ly loại này lợi dụng
khảnăng cách ly của các bộ so sánh dùng khuếch đại thuật toán coparato vớitổng
trở đầu vào lớn. Tín hiệu đầu vào sẽ xuất hiện ở đầu ra bộ comparatokhi điện áp
tín hiệu lớn hơn U ngưỡng. Dòng điện tiêu thụ khoảng 1-10mA.Cuộn chặn L hình
xuyến với vài vòng dây có tác dụng chặn các nhiễu xungkim ở đầu vào. Ở đây
điot D đóng vai trò tạo ngưỡng cho mạch đầu vào.

- Bộ cách ly đầu vào sử dụng bộ chuyển đổi quang điện : Khi có điện áp tín
hiệu, điot phát quang sẽ sáng là mở thông Trazitơ truyền tín hiệu điện ápvào
mạch bên trong. Bộ chuyển đổi quang được thiết kế với cổng có điềukhiển ở đầu
vào. Nó chỉ cho tín hiệu vào bên trong khi bộ vi sử lý quét đếnđầu vào số đang
xét. Điều này làm giảm công suất tiêu thị của mạch đầu vào số trong chế độ chờ.

1.2.1.3. Đầu ra số

Các tín hiệu đầu ra cơ số 2 có thể phân loại theo 4 nhóm:

1. Nhóm tín hiệu điều khiển: Được đóng cắt bởi các rơle đầu ra. Hầu hết
cácrơle số hiện nay đầu sử dụng các rơle có tiếp điểm để làm phần tử thao tác đầu
ra.Điện áp làm việc của chúng thường là dòng một chiều 24V.Tiếp điểm có khả
nănglàm việc với dòng cắt lớn. Tiếp điểm điều khiển sử dụng điện áp thao tác bên
ngoài để thực hiện các quy trình đóng cắt MC như cắt 1 pha, cắt 3 pha, đóng 3
pha. Tiếp điểm điều khiển thường có công suất và dòng làm việc lớn hơn tiếp

Trang 13
điểm báo tínhiệu. Để tăng độ tin cậy đôi khi người ta sử dụng các cặp tiếp điểm
kép mắc songsong với nhau, cho phép giảm khả năng tiếp điểm bị hở khi cần
khép mạch điềukhiển.

- Ví dụ sơ đồ làm việc có thể kết hợp giữa đầu vào và đầu ra số với các
cuộnđiều khiển MC:

• Khi máy cắt MC mở, cuộn cắt bị khoá bởi tiếp điểm phụ 2 của MC.

• Tiếp điểm phụ 3 đóng, đầu vào số “Máy cắt mở” nhận được tín hiệu áp.

• Khi tiếp điểm rơle đầu ra “Đóng máy cắt” khép mạch, cuộn đóng làmviệc.

• Tiếp điểm phụ sẽ khoá cuộn đóng và đưa cuộn cắt vào tình trạng sẵngsàng
làm việc.

• Điện áp sẽ biến mất ở đầu vào I2, đồng thời xuất hiện ở đầu vào I1 thông
báo trạng thái “Máy cắt đóng”.

2. Nhóm các tín hiệu cảnh báo: Cũng sử dụng các rơle có tiếp điểm để đi
cảnh báo tín hiệu bằng đèn, còi v.v… trên bảng điều khiển trung tâm hoặc nơi
nhậnhông tin xa.

3. Nhóm các tín hiệu điều khiển đèn LED trên mặt trước rơle thông báo
cácthông tin về tình trạng làm việc của rơle. Theo nguyên tắc, các tín hiệu này
không sử dụng các tiếp điểm đầu ra vì điện áp làm việc của các đèn LED rất bé
<3V, màlấy trực tiếp từ các đầu ra của các vi mạch số phần lôgic sau khi đã được
khuếchđại. Thường mỗi đèn LED tương ứng với một thông tincần thông báo cho
người sửdụng. Một số rơle mỗi đèn LED có thể gán các thông báo bằng cách lập
trình từ bàn phím cho người sử dụng thực hiện.

4. Nhóm các tín hiệu trạng thái bên trong rơle. Trong rơle số có đặt các
thanhghi để ghi nhận trạng thái các phần tử lôgic.Người sử dụng có thể hiển thị
cáctham số này trên màn hình của rơle hoặc truy xuất từ xa qua cổng tuần tự.

Trang 14
1.2.2 Xử lý các tín hiệu tương tự
1.2.2.1. Các bộ biến đổi đầu vào

Các bộ biến đổi đầu vào đó là các máy biến áp (TU), máy biến dòng (TI)
tínhiệu và các Tranzitơ.Chúng có chức năng và cấu tạo giống các bộ phận tương
tựcủa rơle tĩnh.

- Các máy biến áp tín hiệu thường có số vòng dây lớn, kích thước dây nhỏ.

- Các máy biến dòng tín hiệu có số vòng dây nhỏ, kích thước dây lớn.Trên
thực tế, trong các rơle số sơ đồ nối dây của các biến dòng phụ thuộc vàoứng dụng
cụ thể. Thường các sơ đồ nối dây sau đây được sử dụng:

- Sơ đồ sao đầy đủ (Yo)

- Sơ đồ sao thiếu

- Sơ đồ hiệu 2 dòng pha (sơ đồ số 8)

Đối với rơle bảo vệ quá dòng hay khoảng cách 3 pha các máy biến dòng
đượcmắc theo sơ đồ sao đủ. Ứng dụng rộng trong hệ thống điện có trung tính nối
đất trực tiếp.

Sơ đồ sao thiếu thường dùng trong hệ thống điện có trung tính cách đất
vìtrong hệ thống này dòng chạm đất nhỏ, khi chạm đất một pha không được coi
làchế độ sự cố.

Một rơle số ba pha có thể có các dạng đầu vào dòng như sau:

• Ba đầu vào nối với các biến dòng pha đo dòng các pha.

• Một đầu vào nối với biến dòng TTK hay dòng tổng ba pha để đo cácdòng
chạm đất lớn.

• Một đầu vào nối với biến dòng TTK độ nhạy cao để đo các dòng chạmđất
bé.

Trang 15
• Sáu đầu vào nối với biến dòng pha để bảo vệ các máy điện 3 pha trong bảo
vệ so lệch….

1.2.2.2 Các bộ lọc và bộ khuếch đại

Tín hiệu tương tự ở đầu ra của các bộ biến đổi tín hiệu đầu vào thường
quacác bộ lọc sơ bộ tần số thấp, với tín hiệu cao tần bị chặn lại. Các bộ lọc này là
các bộ lọc tần bậc 1 kiểu R-C hay L-R. Các bộ lọc bậc cao không sử dụng vì làm
tăngđộ trễ của tín hiệu. Trong các rơle số bộ lọc tương tự chỉ có vai trò như bộ lọc
thô.

Các tín hiệu thông tin tiếp theo đó được lọc tinh ở các bộ lọc số khác. Các
bộ lọcthô có tác dụng loại bỏ các thành phần sóng hài bậc cao tần số lớn hơn một
nửa tầnsố lấy mẫu để nhằm làm giảm sai số theo định lý lấy mẫu Shannon, các bộ
lọc số không có khả năng phản ứng với các thành phần này.

Tín hiệu đầu ra của các bộ biến đổi chưa thể phù hợp được ngay với giá
trịđầu vào của các bộ chuyển đổi tương tự số được chọn.Các bộ chuyển đổi
nàythường được làm việc với áp đầu vào có dải biến thiên từ 0 đến U dd hoặc từ -
Udd đến +Udd.Vì vậy người ta thường dùng các bộ biến đổi và khuếch đại các tín
hiệudòng và áp thành các giá trị phù hợp như trên.Bộ khuếch đại như vậy trong
cácrơle số thường là các bộ khuếch đại thuật toán.

Trang 16
Sơ đồ đầu vào tương tự ở một số loại Rơle số:

Sơ đồ nối các đầu dây vào và ra của Rơle quá dòng kỹ thuật số

Sơ đồ nối dây của một rơle quá dòng kỹ thuật số điển hình loại 3 pha. Ngoài
các đầu vào thứ cấp của các máy biến dòng pha, biến dòng thứ tự không, ở đây
còncó các đầu vào áp thứ cấp dùng cho bảo vệ quá dòng có hướng, bảo vệ quá
dòngthứ tự nghịch, bảo vệ thiếu áp, bảo vệ quá áp… tuỳ theo từng loại ứng dụng.
Các tiếp điểm của rơle thao tác đầu ra có thể sử dụng để đi báo tín hiệu hay thao
tác cắt máy cắt. Tuỳ theo từng loại rơle, các tiếp điểm này được dùng cho các
chức năngxác định hay có thể thay đổi chức năng tuỳ theo cách lập trình của
người sử dụng.Trong trường hợp sau, biến (hoặc hàm) thao tác của các chức năng
mong muốn sẽđược gán ra tiếp điểm được lựa chọn.

Các đầu vào số được sử dụng để thông báo trạng thái của đối tượng bảo
vệ,của trạng thái đang đóng hay cắt hay đơn thuần để điều khiển rơle từ xa.Trong
hầuhết các rơle quá dòng số đều sử dụng một số trong những đầu vào này để
kiểm tra trạng thái cuộn cắt và cuộn đóng. Đầu vào số được gán chức năng này sẽ

Trang 17
giám sáttiếp điểm máy cắt thông qua điện áp một chiều đặt vào nó. Điện áp này
được nốivới 2 đầu của tiếp điểm máy cắt, nếu tiếp điểm này hở mạch và cuộn cắt
vẫn nguyên vẹn thì điện áp một chiều sẽ được đưa vào đầu vào số. Còn nếu cuộn
cắt hở mạch do đứt dây nối hay hỏng cuộn cắt, điện áp giám sát này sẽ bằng 0 và
rơle sẽ phát tín hiệu báo động.

Rơle có các đầu ra truyền thông tin số tuần tự hay song song nối với máy
tínhhay thiết bị đầu cuối phía xa (RTU), hoặc có đường cáp quang cho phép nó có
thểtrao đổi thông tin với các thiết bị bên ngoài. Trong nhiều trường hợp, rơle có
thểtrao đổi thông tin với các RTU bằng các đầu ra tương tự dưới dạng nguồn
dònghay nguồn áp. Rơle thường được sử dụng nguồn nuôi một chiều với các cấp
điệnáp tiêu chuẩn khác nhau tuỳ theo các ứng dụng cụ thể hoặc hãng sản xuất.
Ngoàichức năng bảo vệ, chức năng lưu trữ các thông tin trạng thái của rơle và đối
tượng bảo vệ, các thông tin sự cố cho phép người sử dụng phân tích đánh giá sự
hoạtđộng của đối tượng cũng như nguyên nhân sự cố.

Cấu trúc phần cứng của rơle 7SJ 531

• Bộ chuyển đổi tương tự số

Trang 18
Chức năng của các bộ chuyển đổi tương tự số trong rơle số:

- Chức năng dồn kênh: Cho phép bộ biến đổi ADC có thể làm việc với
nhiềuđầu vào tương tự.
- Chức năng trích và giữ mẫu tín hiệu tương tự.
- Chức năng chuyển đổi tín hiệu tương tự thành mã cơ số hai ở đầu ra

Từ 8 giá trị dòng và áp đầu vào (Ia, Ib, Ic,Io, Ua, Ub, Uc, Uo) các bộ biến đổitạo
ra tối đa 11 tín hiệu tương tự (Ia, Ib, Ic,Io, Ua, Ub, Uc, Uo và Uab, Ubc,
Uca).Chúng được trích và giữa mẫu với tần số N khoảng 8, 12, 16, 20 lần trong
một chukỳ 20 ms tuỳ theo từng loại rơle. Ví dụ Sel-321 N=16, với 7SA511 N=20.

Các tín hiệu tương tự sau khi được dồn kênh sẽ lần lượt được chuyển đổithành tín
hiệu cơ số 2. Bộ ADC của rơle thường có 12bit, trong đó có 11bit dữ liệuvà 1bit
dấu.

Trong một số loại rơle, do tốc độ thu thập thông tin nhanh, người ta phải sửdụng
bộ vi xử lý và bộ nhớ riêng có công suất lớn hơn để điều khiển vài bộ ADC.

• Định lý lấy mẫu tín hiệu tương tự

Với các tín hiệu cơ số hai nhận được ở đầu ra của bộ biến đổi ADC

1.2.3 Các bộ nhớ kết cấu của rơle số

Các chương trình cơ bản điều khiển sự làm việc của rơle thường được chứa
trong bộ nhớ ROM hoặc EPROM.

+ ROM được sử dụng trong trường hợp rơle được sản xuất với số lượng lớn
hoặcnhà chế tạo có công nghệ ghi thông tin vào ROM hoàn thiện.

+ EPROM cho mục đích khi sản xuất với số lượng ít, đơn chiếc vì tuy
EPROM đắthơn nhưng nó cho phép sửa chữa các chương trình đã ghi trong nó.

Các thông tin chỉnh định bảo vệ và thông tin về hệ thống điện được lưu trữ
hoặctrong DRAM kiểu CMOS (dùng nguồn riêng pin), hoặc trong EEPROM

Trang 19
hoặc cảhai. Các bộ RAM động hay NVRAM có ưu điểm là tốc độ ghi thông tin
nhanhnhưng nếu pin nuôi chúng bị sự cố thì sẽ bị trục trặc. Vì vậy, thông thường
ngườita ghi các thông tin này vào trong các bộ nhớ EEPROM. Khi rơle mất
nguồn cungcấp, thông tin ghi nhớ trong chúng vẫn không bị mất đi.

Các căn bản sự kiện và thông tin về sự cố được lưu trữ trong các DRAM
vìtốc độ ghi nhớ nhanh của chúng. Tại đây cũng lưu trữ thông tin về dao động
điện,các nhiễu loạn, các lịch trình làm việc của rơle theo thời gian v.v…

Các dữ liệu thông tin đo lường, các kết quả tính toán… được lưu trữ trong
các bộ nhớ RAM (SRAM và DRAM) dùng nguồn cung cấp của rơle. Tại đay
cũng lưutrữ thông tin ngày tháng, thời gian thực.Các dữ liệu này sẽ bị xoá nếu
rơle bị mấtnguồn cung cấp.Người điều hành có thể truy xuất văn bản sự kiện từ
xa, căn cứvào ngày tháng ghi trên rơle để biết được tình trạng làm việc của rơle
bảo vệ.

Trong rơle, các chức năng thường được chế tạo trên các bản mạch riêng biệt
tạothành các môđun.tuỳ theo các laọi rơle có thể có các môđun sau:

Môđun nguồn

Môđun tín hiệu vào

Môđun bộ vi xử lý

Môđun thông tin

Giao diện người sử dụngMôđun nguồn đựơc chế tạo độc lập và được che
chắn cẩn thận vì đây là nguồn phát sinh nhiễu mạch. Đôi khi môđun vào và ra tín
hiệu được chế tạo chung trênmột bản mạch. Tương tự như vậy, đôi khi môđun
thông tin trong các rơle mới hiệnnay chỉ là bản mạch nhỏ được gắn trên môđun
khác.

Trang 20
1.2.4 Cấu trúc phần mềm của rơ le số
1.2.4.1.Khái niệm chung

Các chương trình phần mềm là điểm khác biệt lớn nhất trong rơle số
so vớicác rơle khác. Thực chất chúng là các bit thông tin được sắp xếp theo các
trình tựquy định gọi là lệnh và được chứa trong các bộ nhớ khác nhau. Khi rơle
được cấpnguồn, bộ vi xử lý và các linh kiện phần cứng khác sẽ hoạt động tuân
theo sự hướng dẫn của các tệp lệnh này theo một chương trình xác định trước,
nhờ đó rơlecó thể hoạt động như một phần tử tự động.

Các chương trình phần mềm của rơle số có thể phân làm 2 nhóm chính:

• Phần mềm hệ thống

• Phần mềm ứng dụngPhần mềm hệ thống bao gồm các chức năng tự kiểm
tra báo lỗi nội bộ rơle,các thông tin vào ra. Nó chỉ phối sự hoạt động qua lại giữa
các bộ phận phần cứngvới nhau, tạo môi trường phần mềm cho các ứng dụng
khác nhau có thể phát triểnvà hoạt động hiệu quả. Tóm lại đây là phần mềm cơ sở
mà bất cứ thiết bị kỹ thuậtsố dùng vi xử lý nào cũng phải được trang bị để có thể
hoạt động được.Các chương trình phần mềm ứng dụng được sử dụng phụ thuộc
vào các chứcnăng bảo vệ được cài đặt trong rơle. Để rơle có thể làm việc hiệu
quả, các chươngtrình quy định chi tiết thao tác của các linh kiện phần cứng trong
mỗi chế độ làmviệc khác nhau như xử lý các số liệu tương tự, số liệu số, tương
tức với người sửdụng, vào ra thông tin, ra quyết định thao tác v.v…Bộ vi xử lý
thực hiện các chương trình ứng dụng theo 2 cách chính:

• Chạy các chương trình ứng dụng lần lượt theo trình tự thời gian.

• Phương pháp này gọi là phương pháp ngắt: cho phép khởi động
chươngtrình ứng dụng nào đó khi bộ vi xử lý nhận được thông tin từ bên ngoài.
Khiđó dừng các hoạt động khác của rơle để thực hiện chương trình ứng dụng phù
hợp với thông tin bên ngoài đó, sau đó quay lại thực hiện các thao táccòn dang
dở.

Trang 21
1.2.4.2 Chương trình hệ thống

¤ Chương trình tự kiểm tra khi đóng nguồn

Các rơle số hiện nay cho phép kiểm tra khả năng làm việc của các phần
tửchính của phần cứng ngay sau khi rơle được cung cấp nguồn và hiển thị kết
quảkiểm tra lên màn hình. Các phần tử này có thể là: Bộ vi xử lý, các bộ nhớ, bộ
đồnghồ thời gian, các bộ kiểm tra ngắt vào ra thông tin, bộ chuyển đổi tương tự
sốv.v…Kết quả kiểm tra có thể là “tốt”, “báo động”, và “hư hỏng nội bộ”. Trong
một số rơle, các loại bộ nhớ như EPROM và RAM được kiểm trakhông chỉ vào
lúc bật nguồn mà còn quy định theo chu kỳ bởi chương trình phầnmềm. Các ô
nhớ bị hư hỏng phát hiện được sẽ bị cô lập tự động để tránh lỗi chocác lần ghi
thông tin tiếp theo.

¤Chương trình hệ thống vào/ra cơ sở (BIOS)

Chương trình này cung cấp một giao diện nhằm tương thích hoàn toàn
cácchương trình ứng dụng với cơ sở phần cứng của rơle. Đó là tập hợp các chu
trình điều khiển các linh kiện phần cứng cho phép người lập trình ứng dụng giám
sát vàtruyền các dữ liệu qua lại các bộ phận vào/ra một cách dễ dàng. Với các
chươngtrình BIOS, người lập trình ứng dụng không cần phải hiểu một cách tỉ mỉ
các bộ phận vào/ra dữ liệu trong rơle làm việc như thế nào mà chỉ cần biết chúng
có thểlàm được gì. Khi phần cứng của rơle được nâng cấp, chỉ cần thay đổi các
chươngtrình BIOS kèm theo mà không ảnh hưởng đến chương trình ứng dụng.
Điều nàycho phép các phần mềm ứng dụng có thể tồn tại lâu dài không phụ thuộc
vào sự phát triển của phần cứng.

Các chương trình điều khiển vào/ra cho phép điều khiển các bộ phận
sau đây: cácđầu vào trạng thái sô, các đầu ra thao tác số, các cổng song song và
tuần tự, mànhình hiển thị, bàn phím, các đèn LED, các đầu vào tương tự v.v…

¤Chương trình thực thi đa nhiệm

Trang 22
Đây là chương trình cho phép vi xử lý có thể thực hiện đồng thời vài chức năng
ứng dụng theo thời gian thực. Nó hoạt động bằng cách cho phép người lậptrình
ứng dụng phân chia chương trình ứng dụng thành các nhiệm vụ nhỏ riêng
biệt.Mỗi nhiệm vụ được gán một thứ tự ưu tiên.Chương trình đa nhiệm chỉ cho
phép thực hiện một nhiệm vụ trong một thời điểm. Các nhiệm vụ khác đã
đượckích hoạt khi đó được nhớ trong các bộ nhớ theo trật tự hàng nếu không thể
thựcthi chúng ngay lập tức. Các nhiệm vụ có thứ tự ưu tiên cao hơn sẽ được thực
hiệntrước các nhiệm vụ có thứ tự ưu tiên thấp hơn.Việc phân chia các chương
trìnhứng dụng như vậy cho phép biến hoá các chức năng bảo vệ trong rơle trong
cácchế độ làm việc khác nhau.

¤Các chương trình phục vụ cho lập trình ứng dụng

Đây là các chương trình phần mềm được sử dụng trong giai đoạn phát triểncác
phần mềm ứng dụng dùng trong rơle. Đó là các chương trình gỡ
rối(DEBUGGING) sử dụng khi tắt nguồn hoặc đang chạy chương trình ứng dụng
đểkiểm tra và thay đổi nội dung các bộ nhớ và các công vào/ra, các thanh ghi
cũngnhư các bước thực hiện chương trình.

1.2.4.3 Các chương trình ứng dụng

Các chương trình này điều khiển sự làm việc của bộ vi xử lý đối với các
môđunvào/ra tín hiệu số và tương tự, môđun thông tin và giao diện với người sử
dụng.Trong các rơle số sử dụng nhiều bộ vi xử lý, nó còn cho phép bộ vi xử lý
chínhđiều khiển sự hoạt động của bộ vi xử lý phụ.

1.Khởi động: Phần mềm ứng dụng của bọ vi xử lý trong chế độ khởi động sẽ
thựchiện các thao tác sau:

+ Đọc các thông tin trạng thái trong các EEPROM hoặc NVRAM. Nếu các
cảnh báo chưa được giải trừ trong lần làm việc trước thì chúng được phục hồi và
đượchiển thị ở mặt trước rơle

Trang 23
+ Tất cả các giá trị đặt của rơle được nhớ trong EEPROM được rà soát lại
xem cóở trong miền làm việc cho phép không. Nếu giá trị đặt ở ngoài miền làm
việc, tínhiệu cảnh báo sẽ phát ra.Các giá trị hợp lý sẽ được tải từ EEPROM vào
trong miềnlàm việc của bộ nhớ RAM của rơle.

+ Bộ vi xử lý khởi động các đồng hồ thời gian, các điều khiển ngắt và vào ra
cùngcác biến dữ liệu.

2. Xử lý dữ liệu tương tự:

Các tín hiệu tương tự đầu vào như dòng và áp lấy mẫuvới tốc độ N mẫu
trong một chu kỳ tần số công nghiệp và được chuyển đổi thànhgiá trị số. Kết quả
thu được lưu trữ trong các bộ đệm. bộ vi xử lý tiến hành các phần mềm lọc các
giá trị số theo các thuật toán lọc như lọc Fourrier hay lọc rời rạchoặc lấy đạo hàm
để xác định các tín hiệu thông tin có ích. Trong một số rơle số cótốc độ thu thập
thông tin cao, người ta sử dụng riêng một bộ vi xử lý để thực hiệncác thao tác này
kèm theo chương trình phần mềm phục vụ nó.

3. Xử lý các tín hiệu số :

Các tín hiệu số ở đầu vào trạng thái (điện hoặc quang/điện) được kiểm tra
liên tục theo chu kỳ dài ngắn khác nhau tuỳ theo tínhc ấp thiết của từng loại thông
tin. Ví dụ tín hiệu cắt liên động cần phải được cậpnhật trong vòng một vài chu kỳ
lấy mẫu, các tín hiệu khác như giải trừ hoặc đồng bộ thời gian có thể lâu hơn…

+ Các tín hiệu điều khiển các rơle đầu ra được bộ vi xử lý liên tục quét tới
trongvòng một, hai chu kỳ lấy mẫu. Khi xảy ra sự cố, tín hiệu điều khiển của bộ
vi xử lýthay đổi, trong thời gian rất ngắn các rơle đầu ra sẽ khổi động để đi báo
tín hiệuhoặc đi cắt đối tượng được bảo vệ.

4. Giao diện người sử dụng :Phần mềm giao diện người sử dụng đọc các mã
từ bàn phím và thông báo kết quả lên màn hình (điot phát quang hoặc màn tinh

Trang 24
thể lỏng). Người sử dụng giao tiếp với rơle qua menu hình cây hoặc theo nguyên
tắc địa chỉ.

5.Thông tin liên lạc: Việc trao đổi thông tin với các thiết bị qua các cổng
tuần tựhoặc song song được thực hiện qua các giao thức (protoco). Trong các rơle
có yêucầu nghiêm ngặt về chất lượng thông tin như bảo vệ so lệch đường dây, đôi
khi người ta dùng riêng một bộ vi xử lý cho chức năng thông tin liên lạc kèm theo
đólà phần mềm phục vụ boj vi xử lý này. Độ phức tạp của phần mềm thông tin
liênlạc phụ thuộc vào cổng thông tin được chọn (song song hay tuần tự), mã
thông tin,giao thức thông tin và các chức năng phụ trợ kèm theo. Nó bao gồm các
thao táclập truyền gói thông tin, nhận, khẳng định và tách các thông tin có ích.

6. Đo lường và bản ghi sự kiện

Đo lường là một trong những nhiệm vụ của bộ vi xử lý thông tin tương tự.
Bộ phậnnày cập nhật thông tin về hệ thống điện theo chu kỳ lấy mẫu f s =50.N
trước hếnhằm mục đích phát hiện sự cố. Kết quả đo lường và tính toán nhận được
được lưutrữ ở bộ nhớ RAM. Theo một chu kỳ chậm hơn (khoảng 1s) một vài
trong cácthông số này được tải vào bộ nhớ của màn hình. Khi kích hoạt chức
năng đo lườngcủa rơle, phần mềm điều khiển sẽ hiện thị nội dung của bộ nhớ
màn hình theo địachỉ được chọn. Đó có thể là giá trị dòng, áp, dòng tổng ba pha
v.v… theo giá trị tứcthời hay hiệu dụng. Các thông số này sẽ liên tục được thay
đổi mới bằng cách xoácác giá trị cũ nạp thêm giá trị mới nhất vào.

Bản ghi sự kiện được lưu giữa tại các DRAM có nguồn nuôi riêng cho phép
lưugiữ thông tin ngay cả khi mất nguồn cung cấp, có hai loại bản ghi:

•Loại ghi thông tin vắn tắt các sự kiện được ghi theo trình tự thời gian,
theonguyên tắc lần lượt. Các sự kiện lâu sẽ bị xoá dần sao cho số lượng sự
kiệnnhớ được không đổi.

•Loại thứ hai cho phép ghi tỉ mỉ hơn về thông tin vừa diễn ra. Điều kiệnthực
hiện loại này là rơle thực hiện thao tác đóng cắt MC. Khác với loại trênlà có thể

Trang 25
xem trực tiếp trên màn hình hiển thị của rơle thì ở loại này phải có phần mềm phụ
trợ để có thể truy cập vào rơle để hiển thị thông tin trên mànhình máy tính. Ví dụ
như rơle SEL-351 sử dụng phần mềm SELPLOT hayrơle quá dòng 7SJ512 và
7SA511 của SIEMEMS dùng chương trình DIGSI,việc giao tiếp thực hiện qua
cổng giao tiếp tuần tự.

7. Các chức năng bảo vệ: Các chức năng bảo vệ của rơle được xây dựng
thành cácchương trình con với các biến đầu vào là các giá trị đặt bảo vệ, các kết
quả đolường hoặc trạng thái lôgíc của các tham số trung gian là hàm của các biến
đolường đầu vào cuối cùng, là các trạng thái lôgíc đầu ra của các chức năng bảo
vệkhác. Khi chức năng bảo vệ được kích hoạt, các biến đầu vào của nó được
kíchhoạt theo và được nạp vào các địa chỉ cố định trong bộ nhớ RAM. Phần mềm
chứcnăng bảo vệ thực chất là một thuật toán làm việc theo quy trình cho trước.

2.Rơ le bảo vệ quá dòng

2.1 Bảo vệ quá dòng có thời gian

Bảo vệ quá dòng có thể làm việc theo đặc tính thời gian độc lập (đường 1) hoặc
phụ thuộc (đường 2) hoặc hỗn hợp (đường 3;4).

Đặc tính thời gian của bảo vệ quá dòng độc lập (1), phụ thuộc (2)
và hỗn hợp (3, 4)

Trang 26
Bảo vệ quá dòng :

Chống lại các dạng sự cố quá dòng một pha, hai pha & ba pha và sự cố
chạm đất.

Bảo vệ khởi động khi:

 Dòng điện của một pha, hai pha hoặc cả ba pha vượt quá một giá trị đã được
cài đặt trước trong rơle.
 Có thể làm việc với thời gian trễ để đảm bảo tính chọn lọc.
 Thời gian trễ có thể là độc lập so với dòng điện hoặc phụ thuộc vào dòng
điện. Có hai loại đặc tính thời gian tác động: Bảo vệ quá dòng với đặc tính
thời gian độc lập và Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian phụ thuộc.
- Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian độc lập:

Thời gian làm việc (trễ) của bảo vệ không phụ thuộc vào độ lớn dòng ngắn
mạch hay vị trí ngắn mạch.

Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian độc lập

- Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian phụ thuộc:
 Thời gian làm việc: phụ thuộc tỷ lệ nghịch vào độ lớn của dòng điện ngắn
mạch.
 Trong thực tế thì thời gian tác động tỷ lệ với tỷ số Ingắn mạch/ Ikhởi động.

Trang 27
Bảo vệ quá dòng với các loại đặc tính

Bảo vệ quá dòng có đặc tuyến thời gian độc lập trong nhiều trường hợp khó
thực hiện được khả năng phối hợp với các bảo vệ liền kề mà vẫn đảm bảo được
tính tác động nhanh của bảo vệ.Một trong những phương pháp khắc phục là
người ta sử dụng bảo vệ quá dòng với đặc tuyến thời gian phụ thuộc. Hiện nay
các phương thức tính toán chỉnh định rơle quá dòng số với đặc tính thời gian phụ
thuộc do đa dạng về chủng loại và tiêu chuẩn nên trên thực tế vẫn chưa được
thống nhất về mặt lý thuyết điều này gây khó khăn cho việc thẩm kế và kiểm định
các giá trị đặt.

2.2 Bảo vệ quá dòng cắt nhanh


Rơ le bảo vệ dòng cắt nhanh loại bảo vệ dảm bảo tính chọn lọc bằng cách
chọn dòng khởi động lớn hơn dòng ngắn mạch lớn nhất qua chỗ đặt bảo vệ khi hư
hỏng ở ngoài phần được bảo vệ. Rơ lê bảo vệ cắt nhanh thường làm việc không
thời gian hoặc có thời gian rất bé để nâng cao nhạy và mở rộng vùng bảo vệ.

Trang 28
Đồ thị tính toán bảo vệ dòng căt nhanh không thời gian
đối với đường dây có nguồn cung cấp một phía

Xét sơ đồ mạng trên hình 2.2.1, Rơ le bảo vệ cắt nhanh đặt tại đầu dây AB
về phía trạm A. Để bảo vệ không khởi động khi ngắn mạch ngoài (trên các phần
tử nối vào thanh góp trạm B), dòng điện khởi động IKĐ của rơ le bảo vệ cần chọn
lơn hơn dòng điện lớn nhất đi qua đoạn AB khi ngắn mạch ngoài. Điểm ngắn
mạch tính toán là N nằm gần thanh góp trạm B phía sau máy cắt
IKĐ = Kat.INngmax
Trong đó:
INngmax :là dòng ngắn mạch lớn nhất khi ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ.
Kat :hệ số an toàn, xét tới ảnh hưởng của thành phần không chu kì, việc tính
toán không chính xác dòng ngắn mạch và sai số rơ le. Thường Kat =1,2-1,3.

2.3 Bảo vệ quá dòng thứ tự không

Sử dụng bộ lọc dòng điện thứ tự không.

Trang 29
Tính toán dòng khởi động:

Ở chế độ bình thường:

+ Lý thuyết: dòng qua rơle bằng 0.


+ Thực tế: do các BI có sai số >> dòng điện qua rơle khác 0.
Để rơle không tác động: đặt dòng khởi động lớn hơn dòng điện sinh ra do sai số
này.
Giá trị cài đặt: Ikhởi động 51N=(0,1÷0,3)Iđịnh mức BI.

Chế độ sự cố: dòng điện qua rơle tăng gấp nhiều lần >>bảo vệ tác động.

Do giá trị khởi động đặt thấp >>bảo vệ có độ nhạy cao.

Thời gian làm việc:

-Phối hợp với các bảo vệ quá dòng thứ tự không khác.

-Ảnh hưởng của các thành phần sóng hài bậc 3:

-Rơle sẽ có thể tác động nhầm nếu thành phần sóng hài này đủ độ lớn.
2.4 Bảo vệ quá dòng có hướng

Bảo vệ dòng điện có hướng là loại bảo vệ phản ứng theo giá trị dòng điện tại
chỗ nối bảo vệ và góc pha giữa dòng điện đó với điện áp trên thanh góp của trạm có
đặt bảo vệ.Bảo vệ sẽ tác động nếu dòng điện vượt quá giá trị định mức(dòng khởi

Trang 30
động Ikđ) và góc pha phù hợp với trường hợp ngắn mạch trên đường dây được bảo
vệ.

Bảo vệ qúa dòng có hướng chỉ tác động khi:

Dòng điện chạy qua bảo vệ theo hướng qui định (hướng dương -thường qui
ước từ thanh góp >>đường dây).

Dòng điện vượt qua giá trị khởi động của bảo vệ.

3.Bảo vệ so lệch dòng điện

Bảo vệ so lệch là loại bảo vệ dựa trên nguyên tắc so sánh trực tiếp dòng
điện ở hai đầu phần tử được bảo vệ. Các máy biến dòng BI được đặt ở hai đầu
phần tử được bảo vệ và có tỷ số biến đổi như nhau.Dòng vào rơle bằng hiệu của
dòng điện hai biến dòng BI, vì vậy phương pháp này được gọi là bảo vệ so lệch.

Trong tình trạng làm việc bình thường hoặc khi ngắn mạch ngoài đoạn bảo
vệ thì sẽ rơ le sẽ không tác động (trường hợp lý tưởng các BI không có sai số, bỏ
qua dòng rò của đường dây) và nó sẽ tác động ngay lập tức khi có sự cố trong
đoạn bảo vệ.

- Chế độ bình thường


Dòng điện vào và ra vùng bảo vệ bằng nhau và có chiều ngược nhau nên
tổng dòng điện (so sánh dòng điện giữa hai đầu) đương nhiên bằng 0 và rơ le chắc
chắn không tác động.
- Chế độ sự cố ngoài vùng
Khi sự cố ngoài vùng cũng vậy, tuy dòng điện sự cố lớn, nhưng dòng đầu
vào vẫn bằng dòng đầu ra. Sai số BI sẽ bị tăng lên do đó tín hiệu đưa vào rơ le có
giá trị lớn. Vì vậy trong chế độ này phải chỉnh định rơ le có dòng khởi động lớn,
giảm độ nhạy.
- Chế độ sự cố trong vùng

Trang 31
Dòng điện chạy qua rơ le bằng tổng dòng 2 phía, có giá trị lớn, rơ le sẽ tác
động ngay.

Bảo vệ so lệch là loại bảo vệ có thể dùng cho rất nhiều phần tử trên lưới điện
như máy phát điện, máy biến áp và điển hình là đường dây truyền tải.Nó cắt tức thời
ngắn mạch ở trên bất kỳ điểm nào trên đường dây (hoặc đối tượng) được bảo vệ và
không tác động khi ngắn mạch ngoài đường dây (hoặc đối tượng) đó.

Phân loại

Có 2 loại bảo vệ so lệch chính là bảo vệ so lệch ngang và bảo vệ so lệch


dọc. So lệch ngang dung cho đường dây song song, so lệch dọc dùng cho dây đơn
và dây kép.

1. Bảo vệ so lệch ngang

Nguyên tắc tác động bảo vệ so lệch ngang dựa vào việc so sánh dòng trên 2
đường dây song song, trong chế độ làm việc bình thường hoặc khi ngắn mạch
ngoài các dòng này có trị số bằng nhau và cùng hướng, còn khi phát sinh hư hỏng
trên một đường dây thì chúng sẽ khác nhau.

Bảo vệ được dùng cho 2 đường dây song song nối vào thanh góp qua máy
cắt riêng.Khi hư hỏng trên một đường dây, bảo vệ cần phải cắt chỉ đường dây đó
và giữ nguyên đường dây không hư hỏng lại làm việc.Muốn vậy bảo vệ phải được
đặt ở cả 2 đầu đường dây và có thêm bộ phận định hướng công suất để xác định
đường dây bị hư hỏng.

2. Bảo vệ so lệch dọc

Để bảo vệ ĐZ đơn một hoặc hai nguồn cung cấp người ta thường sử dụng
bảo vệ so lệch dọc có hãm. Từ nguyên lý so lệch chúng ta nhận thấy: để có thể so
sánh dòng điện ở hai đầu ĐZ thì ngoài ĐZ truyền tải chính ra phải bố trí thêm ĐZ
dẫn phụ để truyền tín hiệu dòng điện giữa hai đầu ĐZ cho bảo vệ so lệch dọc.
ngày nay, đối với rơle số người ta thường thay thế dây dẫn phụ bằng việc truyền

Trang 32
tín hiệu thông qua đường dây thông tin, điều này không những nâng cao độ tin
cậy, độ nhạy của bảo vệ mà còn tăng khả năng tự động hoá trong hệ thống điện
đặc biệt là khi hệ thống scada được đưa vào sử dụng. Trên hình 4.23 trình bày
nguyên lý bảo vệ ĐZ dùng rơle so lệch có hãm truyền tín hiệu dùng thiết bị
truyền tin.

II.Giới thiệu một số thiết bị Rơle của hãng siemens


1.Hình dáng
- Các rơle được chế tạo là khối hình hộp chữ nhật gọn nhẹ, thuận tiện cho việc
lắp đặt cũng như vận hành
Hình ảnh một số loại rơle thông dụng của Siemens:

Trang 33
2. Chức năng
a/ Rơle quá dòng số 7SJ511/512
Chức năng bảo vệ chính của 7SJ511/512 là bảo vệ quá dòng có thời gian,
bảo vệ quá dòng có thời gian có hướng và bảo vệ quá dòng tổng ba pha có
hướng (đối với 7SJ512), bảo vệ cắt nhanh. Ngoài ra chúng còn tích hợp một
số chức năng khác như: bảo vệ quá tải theo nhiệt độ, bảo vệ chạm đất độ nhạy
cao, bảo vệ chạm đất không liên tục, cấp thời gian cho bảo vệ chống hư hỏng
máy cắt; chức năng ổn định dòng từ hoá, chức năng tự đóng lặp lại (đối với

Trang 34
7SJ513), lưu trữ và truyền số liệu cho việc ghi sự cố, các chức năng khác
như tự kiểm soát liên tục mạch một chiều cho đến các đầu vào biến đổi dòng
điện và các rơle cắt, lưu các tín hiệu sự cố cho 4 sự cố hệ thống cuối cùng,
đếm các lệnh cắt cũng như ghi các số liệu sự cố và các dòng ngắt sự cố được
tích luỹ, liên tục tính toán các thông số vận hành và đưa ra màn hình phía
trước, khả năng thí nghiệm máy cắt làm việc, kiểm tra liên tục các giá trị đo
cũng như phần cứng và phần mềm của thiết bị .
b/ Rơle quá dòng số 7SJ600
Bảo vệ quá dòng có thời gian, bảo vệ quá dòng cắt nhanh, bảo vệ quá dòng
chạm đất cắt nhanh, bảo vệ quá dòng chạm đất có thời gian, bảo vệ dòng thứ
tự nghịch, bảo vệ quá nhiệt, chức năng tự đóng lặp lại, chức năng đo lường
thông số hệ thống và thông số sự cố.
c/ Rơle quá dòng số 7SJ61/62/63
Bảo vệ quá dòng có thời gian với đặc tính độc lập và phụ thuộc ,bảo vệ
quá dòng cắt nhanh , bảo vệ quá dòng chạm đất có thời gian, bảo vệ quá dòng
chạm đất cắt nhanh là những chức năng bảo vệ chính của 7SJ61/62/63. Ngoài
ra, chúng có một số chức năng khác như: bảovệ quá dòng có hướng ,bảo vệ
quá dòng tổng ba pha có hướng,bảo vệ dòng thứ tự nghịch , bảo vệ quá tải
theo nhiệt độ , chức năng “khởi động lâu/ghìm rôto”, bảo vệ thiếu/quá điện áp
, bảo vệ quá/thiếu tần số , bộ định vị sai hỏng, chức năng tự động đóng lặp
lại,chức năng tự động và điều khiển (bảng thao tác tích hợp, đầu vào nhị
phân,trạm điều khiển và hệ thống bảo vệ…), khoá khả năng truy cập, khoá
phím thao tác, cài đặt mạch hồi tiếp để điều khiển, chức năng đếm số lần khởi
động trong một giờ, rơle khoá, chức năng dự phòng.
d/ Rơle so lệch số 7UT512/513
Là loại bảo vệ so lệch chính cho máy biến áp bao gồm một số chức năng
sau: Đặc tính cắt dòng hãm, hãm chống lại các dòng từ hoá với sóng hài bậc
2, hãm chống lại các dòng sai số ổn địthích, không nhạy cảm với các thành

Trang 35
phần 1 chiều và bão hoà biến dòng, ổn định ngay cả với các mức bão hoà
khác nhau của biến dòng, cắt nhanh đối với các sự cố máy biến áp có dòng
lớn, tăng độ nhạy với các sự cố chạm đất bằng việc bù dòng thứ tự không (đối
với 7UT513), tự tổ hợp các tổ nối dây của máy biến áp, điều chỉnh các tỷ số
biến dòng với việc cân nhắc các dòng định mức khác nhau của biến dòng.
7UT512/513 còn có chức năng bảo vệ so lệch cho máy phát và động cơ, bảo
vệ so lệch cho các điểm rẽ nhánh.
Ngoài chức năng bảo vệ so lệch, chúng còn có các chức năng bảo vệ
khác như: bảo vệ chạm đất có giới hạn, bảo vệ quá dòng có thời gian, bảo vệ
quá tải theo nhiệt độ, bảo vệ chạm vỏ, phối hợp các tín hiệu nhị phân từ bên
ngoài cho việc xử lý hoặc truyền lại các lệnh hoặc các tín hiệu bên ngoài (tín
hiệu bảo vệ rơle hơi), nối với các rơle tín hiệu, LED và qua giao tiếp nối tiếp
tới các phương tiện điều khiển và kiểm soát; phối hợp các tín hiệu cắt từ bên
ngoài bằng các ma trận cắt tích hợp; chức năng tự đóng lặp lại, chức năng đo
lường
3 Rơle so lệch 7UT513 của hãng Siemens
a/ Nhiệm vụ: bảo vệ chính cho máy biến áp khi xảy ra sự cố bên trong máy
biến áp và thực hiện đo lường, điều khiển và thông tin liên lạc giữa trạm với
trung tâm điều khiển.
b/ Thông số kỹ thuật
Hợp bộ Rơle 7UT513 có 5 Rơle cắt, 10 Rơle tín hiệu, 5 đầu vào nhị phân và
14 chỉ thị LED
Các thông số vào/ra:
Dòng định mức 1A hoặc 5A
Công suất tiêu thụ: - IN = 1A Xấp xỉ 0,1VA mỗi pha
- IN = 5A Xấp xỉ 0,4VA mỗi pha
Khả năng quá tải :- Giá trị hiệu 100xIN trong thời gian <1s
dụng : 20xIN trong thời gian <10s

Trang 36
4xIN liên tục
250xIN trong nửa chu k
-Dòng xung :
Điện áp nuôi định mức 220/250 V-DC
Cho phép sai lệch 176÷288 V-DC
Các tiếp điểm làm việc: 5
Số rơle cắt 2 (thường mở)
Số tiếp điểm/rơle 1000W/(VA)
Công suất: Đóng 30W/(VA)
Cắt 250V
Điện áp đóng cắt 5A (liên tục)
Dòng cho phép: 30A (trong 0,5s)
Số đầu vào nhị phân 5
Các tiếp điểm tín hiệu:
Số rơle tín hiệu/cảnh báo 11(10 có thể gán lại)
Số tiếp điểm/rơle 1 thường đóng hoặc thường mở
Công suất : Đóng 20W/VA
Cắt 20W/VA
Điện áp đóng cắt 250V
Dòng cho phép : 1A (liên tục)

- Nhiệt độ môi trường cho phép:


+ Khi vận hành: -200C÷+700C
+ Khi bảo quản trong kho: -250C÷+550C
+ Khi vận chuyển: -250C÷+700C
- Độ ẩm cho phép:
Giá trị trung bình hàng năm <75% độ ẩm tương đối

Trang 37
Giá trị trung bình hàng tháng <90% độ ẩm tương đối
- Tốc độ truyền tin: 9600Baud (min.1200Baud, max.19200 Baud)

4. Rơle quá dòng 7SJ600, 7SJ61 của hãng Siemens


a/ Nhiệm vụ
Bảo vệ quá dòng, quá dòng chạm đất phía 1 của máy biến áp khi sự cố máy biến
áp mà rơle so lệch không tác động.
b/ Thông số kỹ thuật của 7SJ600, 7SJ61
* Rơle quá dòng 7SJ600
- Dòng điện định mức: 1A hoặc 5A- Tần số định mức: 50Hz/60Hz
- Công suất tiêu thụ: <0,1VA (1A)/1pha hoặc <0,2VA (5A)/1pha
- Khả năng quá tải của mạch dòng :
+ Dòng ổn định nhiệt : 100xIN trong thời gian 1s; 30xIN trong thời gian 10s;
4xIN liên tục
+ Dòng ổn định động: 250xIN trong một nửa chu kỳ.
- Nguồn nuôi: DC- nguồn điện một chiều được cấp qua bộ chuyển đổi DC/DC

Điện áp 24/48 60/110/125 220/250 115 230


định mức DC DC DC AC AC
(V)
Dải điện 19-58 48-150 176-300 88-133 176-265
áp cho DC DC DC AC AC
phép (V)

Công suất tiêu thụ của nguồn nuôi: 2W (khi không tác động); 4W (khi tác động).
- Giao diện nối tiếp: Cổng kết nối RS485; điện áp thử nghiệm 2,8kV DC trong
1phút; tốc độ truyền từ 1200-19200 baud. Phần cứng và phần mềm của rơle 7SJ600
có khả năng tự giám sát một cách liên tục. Khả năng truyền dữ liệu nối tiếp: Rơle

Trang 38
7SJ600 sử dụng cổng RS485 để kết nối với máy tính cá nhân hoặc hệ thống tự động
điều khiển.
*Rơle quá dòng 7SJ61 (7SJ610,611,612):
+ Đầu vào đo lường (BI)
Dòng điện định mức: 1A hoặc 5A; dòng chạm đất IN ≤ 1,6A
Công suất tiêu thụ: 0,05VA/1pha (với 1A) ; 0,3VA/1pha (với 5A); xấp xỉ
0,05VA (dòng sự cố chạm đất)
Khả năng quá tải :
Dòng ổn định nhiệt : 100xIn trong 1s ; 30xIn trong 10s; 4xIn liên tục
Dòng ổn định động: 250xIn trong nửa chu kỳ
Khả năng quá tải trong trường hợp sự cố chạm đất
Dòng ổn định nhiệt: 300A trong 1s; 100A trong 10s; 15A liên tục
Dòng ổn định động: 750A trong nửa chu kỳ
+ Nhiệt độ và độ ẩm môi trường cho phép: Tiêu chuẩn IEC 60068-2-1, IEC 60068-
2-2 và IEC 60068-2-3.
Nhiệt độ yêu cầu khi vận hành: -50C ÷ +550C
Nhiệt độ giới hạn khi vận hành: -200C ÷ +700C
Nhiệt độ trong kho: -250C ÷ +550C
Nhiệt độ khi vận chuyển: -250C ÷ +700C
Độ ẩm tương đối hàng năm: 75%
Độ ẩm tương đối 30ngày/năm: 95%
+ Khả năng kết nối, truyền tin:
Sử dụng cổng kết nối RS323/RS485
Tốc độ truyền: 9600 Bd (min.4800 Bd, max.34800 Bd)
+Nguồn nuôi: điện áp nguồn nuôi được cung cấp qua bộ chuyển đổi DC/DC
Bảng trang 57
Điện áp DC 24/48 60/125 110/250
định mức.V AC 115 230

Trang 39
Dải giới DC 19-58 48-150 88-300 176-300
hạn, V AC 92-132 148-276

Công suất nguồn nuôi:


Khi không làm việc: xấp xỉ 3W-4W
Khi được cấp điện: xấp xỉ 7W-9W
+ Đầu vào nhị phân
Số lượng: 3 (7SJ610); 8 (7SJ611); 11 (7SJ612)
Dải điện áp: 0-300V; Thời gian phản hồi: xấp xỉ 3,5s
Mức tiêu thụ công suất: 1,8mA
+ Đầu ra nhị phân
Số lượng rơle đầu ra: 4 (7SJ610); 8 (7SJ611); 6 (7SJ612)
Dung lượng chuyển mạch: Đóng 1000W/VA; Cắt 30W/VA
Dòng điện cho phép 5A liên tục; 30A trong 0,2s dòng tiếp mạch, 2000 chu kỳ
đóng ngắt

Trang 40
Chương 3: Tìm hiểu máy cắt trung áp Siemens Vacuum
Recloser 3AD 12 – 27kV

1.Mô tả chức năng và hoạt động của máy cắt


1.1 Nguyên lý cấu tạo và thiết kế máy cắt tự đóng lại.
Máy cắt tự đóng lại được sử dụng ở hệ thống đóng cắt trên cùng. Chúng được thiết
để đóng cắt dòng xoay chiều bao gồm dòng có tải bình thường và dòng lớn. Chúng
được trạng bị đầy đủ các bộ phận cảm biến và điều khiển là các thiết bị bảo vệ và
điều khiển.

Trang 41
Máy cắt tự đóng lại dòng 3AD chân không bao gồm 2 bộ phận chính: Bộ phận đóng
cắt và tủ điều khiển.
Máy cắt được phát triển và thiết kế và kiểm tra chân không dựa trên sự điều chỉnh
dòng. Sản phẩm tuân theo các tiêu chuẩn sau:

1.2 Bộ đóng cắt chân không


Bộ phận đóng cắt gồm có những cực từ, bộ phận đóng cắt và vỏ bọc. Mặt bên với bệ
đỡ, và chân cơ bản của bộ chuyển mạch. Bộ phận đóng cắt có thể được cài đặt từ
một cực ghép hoặc các khung trạm

Hình ảnh: bộ chuyển đóng cắt nhìn từ phía trước và sau

Chú thích:
11. Vỏ bộ phận vận hành
12. Mặt bên với cực hỗ trợ

Trang 42
25. Cực của máy ngắt chân không
15. Bảng tên
16. Bộ phận nối dây cáp điều khiển
17. Bộ phân nối dây cho cảm biến
18. Cái cọc M12
1.2.1 Cực pha
Cực được làm từ cycloaliphatic epxy resin, đặc biệt được thiết kế ngoài trời nơi mà
các thiết bị ngắt chân không được lắp đặt. Mỗi cực pha chứa một máy biến thé và
một thiết bị cảm biến tùy chọn.
Giai đoạn truyền động của cực pha là từ C-B-A <truyền động từ trái qua phải>. Nó
được đánh dấu trên mỗi cực bởi vết răng cưa (A=1 viết răng, B=2 viết răng, C=3
viết răng). Truyền động được phối hợp với IA, IB, IC của thiết bị điều khiển.

Chú thích:
28. Thiết bị cảm biến và vi mạch
29. Máy biến dòng
Máy đóng cắt tự đóng lại chân không 3AD được trang bị với một máy biến dòng
có có kiểu thiết kế thường và tỉ số 800A : 1A. Nó được thiết kế với mục đích để bảo
vệ và tối ưu hóa quá trình hoạt động với thiết bị điều khiển. Tuy nhiên, tín hiệu máy

Trang 43
biến thế dựa theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 và vì vậy, có thế đọc được bất cứ thiết bị
điều khiển nào. Dây dẫn thứ cấp của máy biến dòng có kết nối với một biến trở cho
mỗi cực trong thiết bị ngắt điện. Chúng ngăn chăn tình trạng mạch mở khi xảy ra
điện áo cao trong trường hợp dây cáp điều khiển không được kết nối, và máy cắt
phải tải dòng lớn.
Máy cắt tự đóng lại chân không 3AD có thể được trang bị với những phần tử cảm
biến có điện trở hợp nhất. Chúng có độ chính xác cao và được sử dụng cho cả mục
đích đo lường và bảo vệ. Tỷ lệ được thích nghị với sự hoạt động và cung cấp nguồn
thứ 2 110/3V. Các điều khiển được điều chỉnh với áp dây cáp được cung cấp. Một
sự định cỡ mới có thể được đòi hỏi nếu sự đo lường điện áp được sử dụng cho mục
đích định lượng và các đặc điểm về độ dài của day cáp cảm biến bị thay đổi một
cách đáng kể. hãy làm theo hệ thống điều khiển thủ công, mặt 2 cho chi tiết của cài
đặt hiệu chuẩn hơn. Nhũng điều khiển khác không nên sử dụng cho việc đo lường
điện áp, vì nếu không các tỉ lệ này sẽ bị thay đổi. Một dây cáp cảm biến riếng với
một sự sáng lọc đặc biệt được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu từ điện áp cảm biến
đến bộ phận điều khiển kết quả này có độ chính xác cao và sự bảo vệ chống lại
những tác động nhiễu. Bộ phận cảm biến được kết nối với phần vỏ máy bộ phận
điều hành, kế bên bộ phận điều khiển. Dây thứ 2 của bộ phận cảm biến điện từ được
kết nối với một biến trở cho mỗi cực của máy cắt. Điều này giúp ngăn việc xảy
rasuwj cố với dòng điện cao áp trên bộ phận cảm biến.
1.2.2 Hoạt động của bộ phận dẫn động
Bộ phận dẫn động của máy ngắt chân không được đặt trong một hộp bằng kìm loại.
Để khi gặp yêu cầu vòng đóng cắt nhanh một bộ truyền động nam châm điện với tụ
didenj như một năng lượng tích trử điều khiển máy cắt.

Trang 44
Khóa ngoài cần điều khiển hoặc chốt tay: Một cân điều khiển được cung cấp cho
việc mở máy bằng tay của máy cắt đóng lặp lại. Khóa ngoài cần điều khiển hoặc
chốt tay với phần kéo ra từ hộp kim loại. Phần này được sơn màu vàng sáng và rấ dễ
để nhìn thấy.
Bởi việc kéo cần điều khiển kháo ngoài, máy cắt tự đóng lại mở và trở lại trạng thái
khóa in bị trí.
Bộ vận hành đếm: được cài đặt tại nút nhấn của bộ phần chuyển mạch. Nó ghi lại
toàn bộ số chuyển mạch hoạt động.

1.2.3 Lỗ lắp khung và lắp đặt hãm tăng


Một giá đỡ cực được sử dụng để cài đặt bộ chuyển mạch trong sự cố quá dòng ở
cực, cái mà có thể dùng để điều tiết cơ cấu tăng vọt dòng của hệ thống.

Trang 45
1.3 Tủ điều khiển
Tủ điều khiển được phân phối với giá đầu nối ra đơn giản ở phía sau sẵn sàng cho sự
cài đặt. Nó sẽ được cài đặt trong giá đóng lặp lại hoặc trong khung của trạm trên cao
như một sự hữu ích đặc biệt. Nó là sự tác động cái mà tại một bulong được sủ dụng
như là bulong cái để sửa chữa tủ điều khiển trên giá. Một sự khác biệt trong kích cỡ
có thể sử dụng trong dòng với vị trí lắp đặt chuẩn.
Nó là một mặt đẳng áp với cảnh của có thể khóa cho những ổ khóa. Đằng sau cách
cửa đó là khung đỡ, trong đó cá các phần tử điều khiển, MCB và một cổng nguồn
cài đặt sử dụng cho laptop. Phần này là phàn này có thể tùy chọn thêm theo yêu cầu
của khách hàng, có thể liên hệ trực tiếp với hãng.

Cấu trúc của 1 tủ điện kết nối với máy cắt

Trang 46
Chú thích:
40. tủ điều khiển
41. Cửa
42. nút nhất bên trong
43. Khe để tài liệu về mặt sửa chữa cũng như lịch bảo dưỡng
45. Bảng điều khiển
46. GPO
47. MCB F1 và F2
48. Nút nhấn mở
49. Nút nhấn đóng
Bên trong bảng điều khiển là nơi đặt các bộ phân của mạch điều khiển Switch Unit
Driver (SUD and capacitor), được xạc bởi pin và đường ray DIN với khối kẹp LV.
Môt cáp truyền được cung cấp cho anten radio.
42. Giá
49. CPO, MCB F1 và F2 và cửa liên lạc
50. Pin
53. Đường ray DIN với khối kẹp LV, MCB 3 nguồn cung cấp (modem optional)
63. Chân nối đất
65. Nguồn cung cấp 113 đường ray cho việc thêm thiết bị tùy chọn thêm

Trang 47
Một bổ điều chỉnh gia nhiệt chống đông, cái mà điều khiển bộ gia nhiệt một mức
xác định được cài đặt trước trong tủ điều khiển, Bộ gia nhiệt sẽ tự động tắt khi nhiệt
độ trên 35 độ C.

Hình ảnh: Bộ gia nhiệt của tủ điện


114. Cáp mở rộng

Trang 48
52. Chống đông

Mạch điện:
- Bộ chuyển mạch điều khiển (SUD): điều khiển bộ dẫn động bằng nam châm
điện từ với mô tơ vị trí cuối, cáp bị cắt và không thể chuyển mạch cho tụ
điện. NÓ không nạp cho tụ.
- Tụ điện cho tích điện cho bộ truyền động điện từ.

Mạch SUB được bảo vệ cơ học bơi một tấm phủ (hình 23). Nó có 4 chân cắm, cái
mà được đặt ở những vị trí mặc định của chúng. Vị trí mặc định cho chức năng
chung:
- Chân 2 cần để trong vị trí 1-2
- Chân 4 cần để trong vị trí 2-3
Chân cắm 1 và 3 được đặt chi tiết cho khối nguồn cung cấp. Cài đặt mặc định và tùy
chọn của khách hàng sẽ được đề cập đến trong chương 2,3,6 nguồn cung cấp cho
thiết bị liên lạc bên ngoài.
Để chấp nhận gỡ bỏ các chân cắm bao phủ từ mạch bởi việc tháo ốc vít mỗi góc.

Trang 49
Cửa liên lạc mở và tủ điều khiển sang:
Một vị trí liên lạc trong giá đỡ mô-tơ nơi tủ điều khiển cửa đóng hoặc mở. Nếu mở,
bọ điều khiển nhận một tín hiệu là một bit input (BI) và tủ điều khiển sẽ được chiếu
sáng bởi bóng đèn 15W. Tín hiệu từ BI sẽ gây ra một lối vào trong file sự kiện và có
thể dẫn tới vấn đề cảnh báo chung.

Trang 50
CT- kiểm tra việc không kết nối tới khóa từ điện
Sự kiểm tra lần thứ 2 của bộ điều khiển sẽ yêu cầu ngưng kết nối của đầu vào CT.
Khóa từ điện đặc biệt cho phép.

Phím công tắc vận hành


Phím công tắc vận hành được đặt ở vị trí giữa của giá đỡ. Nó là đường từ một BI của
bộ điều khiển có thể được khách hàng gán truy cập đặc biết tới chức năng và tín
hiệuđiều khiển. Như một chuẩn nó sẽ được sử dụng cho công tặc giữa bản điều
khiển và vị trí vận hành của người đóng lặp lại.

Trang 51
Cài đặt chung nguồn lối ra
Phiên bản chuẩn của tủ điều khiển được phân phối với một
- Kiểu USA – Power Outlet (NEMA 5),
Các nguồn lối ra có sẵn trong đơn hàng tùy chọn bao gồm:
- Chuẩn Đức Schuko
- Chuẩn Anh
Lối ra được đặt ở mặt trước của khung đỡ.

Trang 52
1.3.1Xả điện tích trong tụ điện
Trong trường hợp cần xả điện tích trong tụ vì lí do an toàn ( ví dụ như khi bảo
dưỡng) có thể dùng công tắc bảo dưỡng.
Công tắc mặc định ở vị trí hoạt động (LED không sáng) nghĩa là tụ được nạp điện
tích.
Khi bật công tắc sang chế độ bảo dưỡng, điện tích được xả nhờ điện trở( LED sáng),
quá trình diễn ra trong khoảng 1 phút.
Khi đã xả điện tích đến ngưỡng an toàn (điện thế trên tụ dưới 40 V) LED sẽ tắt.
1.3.2 Bộ điều khiển 7SR224
Bộ điều khiển để điều khiển và bảo vệ máy cắt, được đặt trong tủ điều khiển.
Gồm bộ phận hiển thị và điều khiển, giao diện điều khiển từ xa,cổng USB để kết nối
máy tính và nhiều cổng vào/ra.

- C0 Màn hình LCD hiển thị được 4 dòng và 20 kí tự để hiển thị các thiết đặt, thiết
bị đo, dữ liệu lỗi và các lệnh điều khiển.
- C1 LED bảo vệ màu xanh sáng chứng tỏ có nguồn 1 chiều được cấp cho nguồn
điều khiển và bộ điều khiển hoạt động bình thường. Nếu rơle trong của mạch cảnh
giới phát hiện lỗi thì LED sẽ nháy liên tục.

Trang 53
- C2 LED khởi động màu vàng sáng báo hiệu 1 chức năng đã được lựa chọn và sẽ
tự khởi động lại khi trạng thái ban đầu được bỏ đi.Các chức năng có thể truy cập từ
OUTPUT CONFIG >PICKUP CONFIG menu.
- C3 LED nhả màu đỏ sáng báo hiệu chức năng có thể nhả máy cắt. Các chức năng
có thể truy cập từ OUTPUT CONFIG > Trip Contacts setting.
- C4 Các phím định hướng tiêu chuẩn (lên, xuống,enter,cancel...)
- C5 LED
báo lỗi ở các pha A,B,C
lỗi nối đất (Earth và SEF)
lỗi tự động ngắt AR inProgress
kiểm tra nguồn dự phòng (AuxPower OK)
kiểm tra máy cắt (Recloser OK)
- C6 Phím chức năng:
F1 Mở
F2 Đóng
F3 Chức năng bật/tắt tự động của máy cắt
F4 Chức năng bật/tắt đường dây có điện
F5 Chức năng bật/tắt bảo vệ nối đất
F6 Chức năng bật/tắt bảo vệ nối đất chính xác
F7 Bảo vệ tổng quan
F8 Bảo vệ tức thời
F12 Đóng ngắt
- C7 Nhãn điều khiển
- C8 Giao diện USB
1.3.3 Pin
Bốn cục pin 12V được cung cấp cùng với máy cắt. Chúng sẽ được lắp đặt theo hàng
với các dây được cung cấp. Những viên pin này kết nối đến MCB F3, được đặt sau

Trang 54
khung. Các viên pin đảm bảo có hoạt động trong chế độ chờ trong 48 giờ ở nhiệt độ
20 độ C.
1.3.4 Nguồn nuôi cho thiết bị trao đổi ngoại vi
Có 2 sự lựa chọn cho nguồn nuôi thêm không gián đoạn cho thiết bị với nguồn lên
đến 15v cho các thiết bị giao tiếp:
• Nguồn 12V
• Nguồn 24V
Những nguồn nuôi này được back-up bằng những viên pin. Nhưng dù sao, nó cũng
sẽ được tự động tắt đi khi mà nguồn phụ trợ bị mất trong thời gian dài. Có 2 lựa
chọn sau:
• Nguồn sẽ dược tắt đi khi mà điện áp pin giảm xuống dưới 48V. Điều này sẽ
cho phép bộ điều khiển kiểm soát và máy cắt sẵn sàng làm việc
• Nguồn sẽ được tắt nếu điện áp pin giảm xuống dưới 39V

Trang 55
2. Lắp đặt và vận hành thử nghiệm
2.1 Chỉ tiêu an toàn trong lắp đặt
- Điện áp cao, nguy hiểm tới tính mạng:
• Công việc lắp đặt chỉ được phép thực hiện bởi những người đủ trình độ
và kinh nghiệm.
• Các đơn vị không nên để mở quá thời gian sửa chữa, lắp đặt. Tránh lại
gần hoặc làm việc với những dụng cụ và máy móc khi đang có điện.
- Nguy hiểm từ việc vận chuyển tải
• Không đứng dưới tải đang được vận chuyển bằng cần cẩu
• Những quy tắc an toàn phải được tuân thủ
2.2 Lắp đặt cơ khí
Những tài liệu sau cần được cung cấp để lắp đặt
- Hưỡng dẫn lắp đặt và tổ chức.
- Báo cái về việc lắp đặt và vận hành
Một người có trách nhiệm hoặc người quản lý phải có trách nhiệm quan sát và chỉ
đạo việc lắp đặt và vận hành thử. Những công cụ nâng cần thiết như cần cẩu phải
được sử dụng khi lắp đặt, những quy tắc an toàn phải được tuần thủ nghiêm ngặt.
Việc lắp đặt và thử nghiệm phải được ghi chép lại vào báo cáo.
Việc lắp đặt cơ khí bao gồm những công việc sau:
- Gắn công tắc vào cực
- Kiểm tra các bộ phận
- Gắn khung vào cực
- Gắn công tắc vào khung
- Gắn tủ điện vào cực khung
- Lắp đặt các khung trạm
2.3 Lắp đặt về điện
- Nối đất

Trang 56
- Kết nối máy cắt vào tủ điện
- Kết nối với nguồn phụ
- Kết nối trung áp
2.3.1 Nối đất
- Cả phần máy cắt và tủ điện phải được nối tới đất hoặc cực đất ở trạm trung tâm.
- Loại cáp được chọn phải là loại phù hợp cho việc nối đất.
- Để cho việc nối đất được hiệu quả, các cáp nối đất phải được lắp đặt càng gần nhau
càng tốt, lý tưởng nhất là chúng được cột lại với nhau.
- Sơ đồ mô tả việc nối đất được thể hiện như hình dưới:

2.3.2 Kết nối giữa các cáp của máy cắt và tủ điện
- Kết nối cáp điều khiển vào máy cắt và tủ điện. Các lỗ cắm của cáp điểu khiển được
thiết kế để tránh cắm nhầm cực.
- Kiểm tra xem các kết nối đã được gắn chắc chắn hay chưa.
- Làm nhanh kết nối giữa cáp điều khiển và các cáp cảm biến bằng các cách phù
hợp.

Trang 57
Trang 58
2.3.3 Kết nối nguồn phụ

Nguồn phụ được cung cấp bởi một máy biến áp hoặc một dòng hạ áp. Trong cả hai
trường hợp kết nối cáp vào tử điện để dùng nguồn phụ.
2.4 Kiểm tra hoạt động của máy cắt

- Bật công tắc MCB F1 và F2 lên.

Trang 59
• Màn hình của bảng điều khiển sẽ bật lên
• Đèn LED báo an toàn sẽ bật lên sau khoảng 30s
• Đèn LED báo nguồn phụ sẵn sang bật lên
• Đèn LED báo máy cắt sẵn sang bật lên
• Mặt thể hiện của công tắc có màu xanh (trạng thái mở)
- Nhấn nút CLOSE
• Máy cắt đóng lại
• Đèn LED cạnh F1 tắt dần
• Đèn LED cạnh F2 sáng đỏ dần
• Vị trí mặt hiển thị của công tắc có màu đỏ
- Nhấn nút OPEN
• Máy cắt hoạt động
• Đèn LED cạnh F2 tắt dần
• ĐÈn LED cạnh F1 sáng đỏ dần
• Vị trí của mặt hiển thị của công tắc có màu xanh
- Nhấn khóa F2 (CLOSE) trên mặt điều khiển và ấn ENTER
- Nhấn khóa F1 (OPEN) trên mặt điều khiển và ấn ENTER

3. Quá trình hoạt động


3.1 Đóng ngắt điện
- Bao gồm đóng ngắt cơ và đóng ngắt điện.
- Đóng cắt được tự động thực hiện bởi bộ điều khiển để bảo vệ mạng lưới từ phòng
điều khiển hay điều khiển bằng tay ở nơi vận hành.

Trang 60
3.1.1 Sự vận hành cục bộ
- Là sự vận hành bằng tay qua nút ấn CLOSE/OPEN hay các phím điều khiển trên
bảng điều khiển

Chú thích:
42 khung lắc
45 bảng điều khiển
48 Nút bật
58 Nút đóng

3.1.2 Sử dụng nút ấn


- Nhấn nút OPEN. Đèn LED xanh cạnh phím điều khiển F1 sáng báo hiệu bắt đầu
bật, LED đỏ cạnh F2 tắt cho thấy đã thực hiện xong.Bộ phận hiển thị cơ báo “
green”
-Nhấn nút CLOSE. Đèn LED đỏ cạnh phím điều khiển F2 sáng báo hiệu bắt đầu bật,
LED xanh cạnh F1 tắt cho thấy đã thực hiện xong.Bộ phận hiển thị cơ báo “ red”

Trang 61
3.1.3 Bật tắt qua bản điều khiển

C4 Phím Enter
C6- F1 phím OPEN
C6-F2 phím CLOSE
Hoạt động như 4.1.2 với các phím OPEN và CLOSE.

3.1.4Hoạt động khóa ngoài

Cơ cấu tắt máy bằng tay khi đóng máy(sào thao tác được ấn vào) và khi mở máy
(sào thao tác được kéo ra)
-Mở máy: Sào thao tác được kéo xuống , bảng điều khiển hiển thị “green” và không
thể đóng máy bằng điện được nữa.

Trang 62
-Đóng máy : Sào thao tác được đẩy lên, sử dụng nút ấn hoặc phím để đóng máy.
3.2 Kiểm tra và sự cố
- Nguồn điện bổ sung bị lỗi, LED C5 không sáng: Kiểm tra xem nguồn đã kết nối
với bộ MCB chưa , bật MCB F1.
- Ổ cắm không hoạt động: bật MCB F2
-Hỏng pin: kiểm tra trạng thái pin qua bộ điều khiển, bật MCB F3.
- Không bật được :Kiểm tra sào thao tác xem đã được đẩy lên chưa
- Máy không ngắt khi có dòng lỗi: kiểm tra công tắc hành trình và khởi động lại và
phải đảm bảo chế độ an toàn chưa tắt (F7 phải tắt).

4. Bảo trì, bảo dưỡng


Pin của máy cắt chân không tự động có thể duy trì 10000 chu trình vận hành. Nên
kiểm tra thường xuyên, nếu cần, hãy thay ắc quy cho bộ điều kiển. tất cả các bộ
phận khác cũng cần được bảo trì.
4.1 An toàn trong việc bảo dưỡng
Cảnh báo:
- Công việc nên được thực hiện bởi những nhân viên có trình độ.
- Không đụng tới những phần đang hoạt động tốt.
- Không dịch chuyển bộ điều khiển hoặc hay các dây cảm biến khi máy được kết
nối với dòng điện tương đối. dòng điện cao sẽ ở chỗ tiếp xúc.
-
4.2 kế hoạch bảo trì
Kiểm tra bằng mắt:
- Các cực, điểm nối sạch sẽ và không bị phá hủy
- Không có sự ăn mòn hoặc phá hủy các phần hoặc dây nối bằng kim loại
- Không có phần nào thất lạc, như bu-lông hay các vật nối
- Sự kết nối với trái đất ổn định và không bị phá hủy ( chỗ ni k hiểu :v )

Trang 63
- Nhãn mác còn dễ đọc
- Bộ điều khiển không bị phá hủy và vẫn còn được bảo vệ.
 Thời gian: 12 tháng
Kiểm tra các chức năng:
- Bộ điều khiển cho thấy hư hỏng trong quá trình hoạt động của nguồn cung cấp
năng lượng cho các thiết bị phụ, ắc quy và tụ.
- Hư hỏng trong quá trình hoạt động của bộ phận phát tín hiệu.
- Kiểm tra hoạt động của pin hoặc kiểm tra kết quả ở lần kiểm tra trước.
 12 tháng
Kiểm tra phần bảo vệ:
- Sử dụng thiết bị phun thứ 2.
- Kiểm tra bộ điều khiển áp lực ( cái ni dịch lung tung)
 4 năm
Cài đặt lại máy kiểm tra quá trình hoạt động từ lần kiểm tra trước => sau mỗi đợt
kiểm tra.
4.3 Phụ tùng
phụ kiện / phụ tùng Số hiệu

Công tắc điều khiển 3AX13 004G

Tụ 3AX13 004C

Cáp điều khiển 3AX13 003F

Dây cảm biến 3AX13 003C

Bảo vệ 3AX13 005B

thiết lập các kết nối thiết bị đầu cuối 3AX13 005E

một bộ pin (4pin, 12Ah, 48V) 3AX13 004E

Nhiệt điện trở 3AX13 004F

Trang 64
bu lông cho cực lắp khung 3AX13 005C

Thay thế phụ tùng chỉ được thực hiện bởi nhân viên lành nghề.

5. Thông số kĩ thuật
5.1 Thông số điện và máy móc
5.1.1 Dữ liệu đặc điểm chính

điện áp định mức Ur kV 12 15.5 27 27

Dòng định mức thông A 400/630/800


thường

điện áp xung sét đánh Up kV 75 110 125 150

đánh giá ngắn thời gian chịu kV 42 50 60 60


được điện áp

Dòng ngắn mạch phá vỡ Isc kA 12.5 16 12.5

Dòng ngắn mạch định mức kA 32.5 41 32.5

chu kỳ hoạt động 10,000

khả năng làm gián đoạn ngắn Ops lên tới 250
mạch.

Nhiệt độ môi trường xung ℃ -30 đến 55 hoặc -40 đến 50


quanh

khoảng cách giữa các đường mm 367


trung tâm giữa các pha

khoảng cách phóng điện bề


mặt

Trang 65
Pha/pha mm 312

Pha/đất mm 287

Khoảng cách cho trước

Pha/đất mm 810

giữa thiết bị đầu cuối trên và mm 1,174


dưới

5.1.2 Số lần hoạt động


Thời gian đóng Ms <65

Thời gian mở Ms <53

Thời gian phóng điện hồ quang Ms <15

Thời gian ngắt Ms <50

khoảng thời gian đóng lặp lại

Thời gian chết sau lần thứ nhất S 0.2 đến 14400

Thời gian chết sau lần thứ 2 và thứ 3 S 2 đến 14400

Thời gian chết sau lần thứ thứ 4 S 30 đến 14400

5.1.3 Thông số dòng điện máy cảm biến


Tỉ lệ: 800 A : 1 A ( máy loại 630 A và 800 A) hoặc 400 A : 1 A ( loại máy 400 A)
và một máy phân loại chính xác 5P20.

5.1.4 Sự tiêu thụ năng lượng


bộ điều khiển W <15, thường <10W

Trang 66
Đốt nóng W Tiêu chuẩn: 80

năng lượng cung cấp cho các thiết bị W Lên tới 15


thông tin liên lạc

thiết bị ngoại vi kết nối với GPO A 2 (nếu biến áp phụ trợ
cung cấp)
10 ( nếu kết nối mạng)

5.1.5 Điều kiện xung quanh


Máy ( chi chi đó) thích hợp cho các loại:
- Điều kiện khí hậu môi trường: 4K4H
- Điều kiện khí hậu môi trường khác: 4Z5 và 4Z7
- Điều kiện sinh học môi trường: 4B2
- Các chất hoạt động hóa học:4C1
- Các chất hoạt động lý học:4S2
- Điều kiện lý học: 4M2
-
5.1.6 Độ cao của việc lắp đặt
Khả năng cách điện của sự cách ly trong việc giảm không khí bởi sự tăng độ cao, vì
vậy tỷ trọng không khí giảm. giá trị điện áp xung lực ở tốc độ nhanh là chính xác
thông qua máy IEC 62271-1 tới độ cao 1000m so với mặt nước biển. Trên 1000m,
lức độ cách ly càng phải chính xác hơn.

5.2. Kích thước và khối lượng


5.2.1 Công tắc
Kiểu điện áp 15.5kV 27kV

Kích thước Dài*Rộng*Cao mm 1175*539*962

Trang 67
Khối lượng kg 142 142

5.2.2 Bộ điều khiển


Kiểu điện áp 15.5kV 27kV

Kích thước Dài*Rộng*Cao mm 600*600*350

Khối lượng kg 45 45

5.2.3 Cấu trúc lắp ráp – các cực ( có cột chống sét)
Kiểu điện áp 15.5kV 27kV

Kích thước Dài*Rộng*Cao mm 1148*1174*660

Trang 68
5.2.4 Cấu trúc lắp ráp – các cực
Kích thước Dài*Rộng*Cao mm 539*1320*660

Trang 69
5.2.5 Khung trạm biến áp
Kiểu điện áp 15.5kV 27kV

Kích thước Dài*Rộng*Cao mm 1595*580*2300

Khối lượng kg 135 135

Trang 70
5.2.6 Khung chứa
Kiểu 1 15.5kV 27kV

Kích thước Dài*Rộng*Cao mm 1700*780*1140

Công tắc, tủ điều khiển và cáp Kg net 255

Khối lượng Tổng 355

Trang 71

You might also like