You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH


VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN LÀM MÁT ĐỘC


LẬP BẰNG CÔNG TẮC NHIỆT THƯỜNG ĐÓNG

Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ


Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Nhanh
Sinh viên thực hiện:
Phạm Hữu Minh Nhật MSSV:1911255800 Lớp: 19DOTD2
Lai Hữu Nghĩa MSSV:1911252966 Lớp: 19DOTD2

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2022

1
VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

TÊN MÔN HỌC: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ

NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật ô tô

1. Tên đề tài:

2. Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nhanh


3. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm……):
a. A Đoàn Duy Anh MSSV:1911252939 Lớp: 19DOTD1
b. Nguyễn Duy Anh MSSV:1911256089 Lớp: 19DOTD2
4. Đánh giá bài tiểu luận:
Tiêu chí đánh giá về quá trình thực
hiện Tổng điểm tiêu Điểm quá
chí đánh giá về trình =
Tính chủ Đáp ứng Đáp ứng Điểm
quá trình thực 0.5*tổng
động, tích yêu cầu về mục tiêu, báo cáo
hiện điểm tiêu
Họ tên sinh viên cực, sáng hình thức nội dung bảo vệ
(tổng 3 cột chí +
tạo đề ra (50%)
trình bày điểm 1+2) 0.5*điểm
(tối đa 2 (tối đa 3 (tối đa 5 50% báo cáo
điểm) điểm) điểm)
1 2 3 4 5 6
A Đoàn Duy anh

Nguyễn Duy Anh

Ghi chú: Điểm số nếu có sai sót, GV gạch bỏ rồi ghi lại điểm mới kế bên và ký nháy
vào phần điểm chỉnh sửa.

Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn

2
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Phạm Hữu Minh Nhật

Lai Hữu Nghĩa Nguyễn Văn Nhanh

3
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………………………6


LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………7

DANH MỤC HÌNH ẢNH ……………………………………………………………………….8

Chương 1 :Giới thiệu chung về hệ thống điều khiển làm mát động cơ ………………………...9

1.1 Nhiệm vụ……………………………………………………………………………………... 9

1.2 Chức năng ……………………………………………………………………………………..9

1.3 Phân loại ……………………………………………………………………………………..10

Chương 2 :Cấu tạo của điều khiển làm mát độc lập bằng công tắc nhiệt thường đóng ……12

2.1 Ắc quy ……………………………………………………………………………………….12

2.1.1Công dụng ………………………………………………………………………….12

2.1.2Hình ảnh thực tế……………………………………………………………………. 12

2.1.3Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa ……………………………………………………12

2.2 Cầu chì ……………………………………………………………………………………….13

2.2.1Công dụng…………………………………………………………………………. 13

2.2.2 Hình ảnh thực tế ……………………………………………………………………13

2.2.3 Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa ……………………………………………………14

2.3 Công tắc máy………………………………………………………………………………... 14

2.3.1Công dụng ………………………………………………………………………….14

2.3.2Hình ảnh thực tế …………………………………………………………………….14

2.3.3Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa………………………………………………………15

2.4 Relay chính …………………………………………………………………………………..15

2.4.1Công dụng ………………………………………………………………………….15

4
2.4.2Hình ảnh thực tế……………………………………………………………………. 16

2.4.3Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa ……………………………………………………..16

2.5relay điều khiển quạt làm mát ………………………………………………………………...16

2.5.1Công dụng ………………………………………………………………………….16

2.5.2 Hình ảnh thực tế ……………………………………………………………………17

2.5.3Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa ……………………………………………………..17

2.6 Quạt gió ………………………………………………………………………………….......17

2.6.1 Công dụng ………………………………………………………………………….17

2.6.2 Hình ảnh thực tế ……………………………………………………………………18

2.6.3 Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa ……………………………………………………..18

2.7 Công tắc nhiệt độ nước ……………………………………………………………………….18

2.7.1 Công dụng ………………………………………………………………………….18

2.7.2Hình ảnh thực tế …………………………………………………………………….19

2.7.3 Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa …………………………………………………….19

Chương 3 : Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển quạt két nước bằng công tắc nhiệt
thường đóng 20

3.1 Sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển quạt két nước bằng công tắc nhiệt thường đóng …...20

3.2 Nguyên lý hoạt động ……………………………………………………………………….20

Chương 4 : Những Hư Hỏng mà hệ thống điều khiển quạt làm mát động cơ thường
gặp và cách khắc phục
…………………………………………………………………........................................21

5
LỜI NÓI ĐẦU

Động cơ đốt trong đang phát triển mạnh, giữ vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế quốc
dân như nông nghiệp, giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không
cũng như trong nhiều ngành công nghiệp khác. Sản lượng động cơ đốt trong ngày nay trên thế
giới ngày càng tăng cao hơn nữa. Tuy nhiên, con đường phát triển đi lên của ngành động cơ
đốt trong nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng của các nước khác nhau. Tuỳ thuộc
chủ yếu là năng lực của ngành cơ khí và mức độ công nghiệp hoá của từng nước. Để thuận tiện
việc nghiên cứu, người ta chia ra trong động cơ đốt trong cũng như trong ô tô ra nhiều hệ
thống, như hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát...trong đó mỗi hệ thống
đều có tầm quan trọng nhất định. Hệ thống làm mát cũng đóng một vai trò rất quan trọng cho
động cơ. Do vậy, chúng em đã nhận thấy hệ thống làm mát trên động cơ Đ4CB được lắp trên
xe TOYOTA là một trong những đề tài quan trọng và thiết thực phục vụ nhiều cho sau này.
Dưới sự chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Nhanh,
chúng em sẽ cố gắng để hoàn thành đề tài tốt nhất. Nhưng do trình độ có hạn, tài liệu khó khăn,
thời gian ngắn nên trong quá trình em thực hiện không tránh khỏi sai sót. Vậy nên, em kính
mong được sự chỉ bảo tận tình của thầy trong khoa,đặc biệt là thầy giáo hướng Nguyễn Văn
Nhanh, để em hoàn thành được đề tài tốt.

6
LỜI CẢM ƠN

Chúng Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Nhanh - giảng viên bộ môn “ Hệ
thống điều khiển tự động trên ô tô ” đã trang bị cho chúng em những kiến thức , kỹ năng cơ bản
cần có để hoàn thành đề tài nghiên cứu này .

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đề tài , do kiến thức chuyên ngành còn hạn chế nên chúng
em vẫn còn nhiều thiếu sót khi tìm hiểu , đánh giá và trình bày về để tài .

Rất mong nhận được sự quan tâm , góp ý của các thầy cô giảng viên bộ môn để đề tài của chúng
em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.

Chúng em Xin chân thành cảm ơn

7
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Hệ thống điều khiển làm mát

HÌnh 2 : Động cơ ô tô bị nóng do không được làm mát dẫn đến hư hỏng

Hình 3 : Phân loại hệ thống làm mát

Hình 4 : Xe đời trước 2016 ; dùng ắc quy 12V 45Ah cọc LS

Hình 5: Xe đời mới: dùng ắc quy 12V 60AH cọc DIN

Hình 6: Cầu chì sử dụng cho mạch điều khiển này là cầu chì 7,5A

Hình 7 :

Hình 8 :Relay 5 chân 12v cho Ô-tô

Hình 9: Relay tản nhiệt cho quạt làm mát

Hình 10: Hình ảnh quạt gió

Hình 11 : Hình ảnh thực tế công tắc nhiệt độ nước

Hình 12: Sơ đồ mạch điện quạt làm mát loại thường đóng

Hình 13 : Lỗi thường gặp ở hệ thống quạt làm mát bằng nước động cơ

8
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LÀM MÁT

1.1 Nhiệm vụ hệ thống điều khiển làm mát

- Nhiệm vụ chính của hệ thống làm mát trên ô tô là để duy trì nhiệt độ ổn định khi động cơ làm
việc, giữ cho động cơ ở nhiệt độ thích hợp và ở tất cả các tốc độ, điều khiển vận hành. Làm cho
động cơ đạt đến nhiệt độ vận hành bình thường một cách nhanh chóng

- Khi động cơ hoạt động nhiên liệu sẽ được đốt cháy ở buồng đốt, khi đó một lượng lớn nhiệt
lượng tỏa ra từ buồng đốt và ma sát của các chi tiết được thiết kế bên trong động cơ. Với đặc điểm
hoạt động này mà hệ thống làm mát ra đời để đảm bảo động cơ sẽ hoạt động bình thường và ổn
định trong bất kỳ điều kiện gì

Hình 1: Hệ thống điều khiển làm mát

1.2 Chức năng hệ thống điều khiển làm mát

- Làm mát cho động cơ chính là giảm bớt phần nhiệt lượng do hòa khí cháy truyền lại cho cụm
piston-xylanh. Nếu cụm piston-xylanh không được làm mát thì dầu bôi trơn giữa piston và xy lanh
không còn tác dụng bôi trơn dẫn đến bó kẹt trong piston, đồng thời nếu xy lanh quá nóng thì khối
hỗn hợp hòa khí hút vào bên trong buồng đốt bị giãn nở làm trọng lượng hút bị giảm, công suất
của động cơ vì thế cũng giảm theo

9
- Nhưng khi động cơ nguội nhất là lúc máy mới khởi động thì nó sẽ làm cho hỗn hợp hòa khí khó
bay hơi nên tốc độ bốc hơi và khuếch tán sẽ kém đi, dẫn đến hòa khi sẽ cháy không hết khiến tiêu
hoa nhiên liệu, giảm đi công suất của động cơ

HÌnh 2 : Động cơ ô tô bị nóng do không được làm mát dẫn đến hư hỏng

1.3 Phân loại

Hệ thống được phân loại theo các đặc điểm sau :

- Theo môi chất làm mát có hai loại:

+ Hệ thống làm mát bằng nước, dung dịch làm mát

+ Hệ thống làm mát bằng không khí

- Theo mức độ tăng cường làm mát gồm 2 loại:

+ Làm mát tự nhiên

+ Làm mát cưỡng bức

- Hệ thống làm mát cưỡng bức còn được phân loại theo đặc điểm của vòng tuần hoàn nước gồm
có :

+ Kiểu vòng tuần hoàn kín

10
+ Kiểu vòng tuần hoàn hở

+Kiểu hai vòng tuần hoàn

- Hệ thống làm mát bằng nước tự nhiên gồm hai loại:

+Hệ thống làm mát bằng kiểu bốc hơi

+ Hệ thống làm mát kiểu đối lưu

Hình 3 : Phân loại hệ thống làm mát

11
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO ĐIỀU KHIỂN LÀM MÁT ĐỘC LẬP BẰNG CÔNG TẮC NHIỆT
THƯỜNG ĐÓNG

Hệ thống điều khiển quạt làm mát động cơ lắp trên xe TOYOTA dùng công tắc nhiệt thường đóng.
Cấu tạo của mạch điện bao gồm : Ắc quy, cầu chì, công tắc máy, relay chính, relay điều khiển quạt
làm mát, quạt gió, công tắc nhiệt độ nước (chỉ làm việc khi nhiệt độ lớn hơn 84 độ C)

2.1 Ắc quy

2.1.1Công dụng

Ắc quy không chỉ được sử dụng để khởi động mà còn để cung cấp năng lượng cho đèn chiếu sáng,
EFI (phun nhiên liệu hệ thống), hệ thống đánh lửa và các thiết bị khác.Mà ở đây ác quy có vai trò
cung cấp điện cho hệt thống làm mát trên ô-tô. Đồng thời, ắc quy còn đóng vai trò là hệ thống điện
dự phòng cho bộ điều khiển và các hệ thống khác tín hiệu.

2.1.2 Hình ảnh thực tế

Hình 4 : Xe đời trước 2016 ; dùng ắc quy 12V Hình 5: Xe đời mới: dùng ắc quy 12V
45Ah cọc LS 60AH cọc DIN

2.1.3 Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa

CÁCH NHẬN BIẾT ÁC QUY BỊ HƯ HỎNG

1. Đèn sáng mờ, các thiết bị điện tử hoạt động yếu hoặc không hoạt động

2. Âm thanh khởi động nghe zẹttt... zẹttt

3. Đèn báo nạp ắc quy không tắt khi động cơ đang hoạt động

4. Bột trắng bám đầu cực

12
5. Các kết nối không chắc chắn

6. Dây cáp bị trầy, xước, gãy

7. Màu sắc mắt thần hiển thị tình trạng ắc quy. Xanh: bình tốt, Đen/ trắng: bình cần nạp lại.
Đỏ: cần thay mới.

8. Có mùi bốc ra

9. Mức dung dịch điện phân thấp hoặc bị rò rỉ dung dịch điện phân

10. Nắp, vỏ bình bị nứt, vỡ, phồng

BẢO DƯỠNG :

Thông thường tuổi thọ của ắc quy có thể kéo dài tới 100.000Km tương đường 4 năm sử dụng .
Những thực tế nó còn phụ thuộc vào người sử dụng nó có thể nhanh hỏng hơn hoặc lâu hơn so với
dự kiến , vì thế phải thương xuyên đi kiểm tra xe định kỳ để chiếc xe luôn đạt ở trạng thái tốt nhất

2.2 Cầu chì

2.2.1Công dụng

Cầu chì ô tô có chức năng bảo vệ các chi tiết sử dụng điện, tránh cháy nổ, hư hỏng. Do đó,
thiết bị này được ví như “vệ sĩ” không thể thiếu trên mỗi chiếc xe. Bảng cầu chì xe ô tô được thể
hiện bằng ngôn ngữ ký hiệu mang tính kỹ thuật riêng, người dùng phải hiểu được nội dung ký hiệu
để giải quyết được những sự cố xảy ra

2.2.2 Hình ảnh thực tế

Hình 6: Cầu chì sử dụng cho mạch điều khiển này là cầu chì 7,5A

13
2.2.3 Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa

KIỂM TRA CẦU CHÌ

Trước hết, chủ xe có thể kiểm tra từng chi tiết của cầu chì bằng mắt thường. Nhưng để “bắt
bệnh” chính xác đòi hỏi người dùng phải có sự am hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đọc
được các ký hiệu của cầu chì.

Có một cách kiểm tra tình trạng cầu chì đơn giản và chính xác hơn nhờ vào đèn kiểm tra
mạch chuyên dụng. Đây cũng là cách dễ dàng nhất và khá phổ biến, được nhiều lái xe sử dụng
hiện nay.

THAY THỂ SỬA CHỮA

Sau khi kiểm tra sơ bộ cầu chì ô tô, tuỳ vào mức độ hư hỏng mà chủ xe cần có phương án
xử lý, thay thế kịp thời.

- Bước 1: Xác định vị trí cầu chì, dùng tay mở hộp cầu chì để kiểm tra, thay thế nếu cần.
Khi thực hiện bước này cần lưu ý ngắt toàn bộ nguồn điện để đảm bảo an toàn.

- Bước 2: Tìm cầu chì bị hỏng, dùng kẹp nhỏ khéo léo gắp cầu chì hỏng ra khỏi bảng điều
khiển.

- Bước 3: Kiểm tra con số bên dưới hoặc bên cạnh cầu chì hỏng để biết cường độ dòng
diện tối đa. Lựa chọn cầu chì mới có dòng điện tương đương để thay thế. Sau khi hoàn tất, chủ xe
khởi động xe và kiểm tra lại hệ thống.

2.3 Công Tắc Máy

2.3.1Công dụng

Dùng để đóng mở hoạt động của xe qua đó kích hoạt hệ thống điều khiển của mạch điện

2.3.2Hình ảnh thực tế

14
Hình 7:Hình ảnh thực tế công tắc máy

2.3.3Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa

Hư Hỏng :

Xe không thể khời động

Chìa khóa hoặc khóa thông minh smartkey hết pin hoặc do rơi rớt

Sữa Chữa :

Thay thế bằng bộ khóa mới

Kiểm tra ắc quy còn hay đã hết

2.4 Relay chính

2.4.1Công dụng

Relay là một công tắc điện từ được vận hành bởi một dòng điện tương đối nhỏ có thể bật hoặc tắt
một dòng điện lớn hơn nhiều. Trái tim của relay là một nam châm điện. Bạn có thể nghĩ về relay
như một loại đòn bẩy điện: Khi bật nó bằng một dòng điện nhỏ và nó bật một thiết bị khác sử
dụng dòng điện lớn hơn nhiều.

15
2.4.2Hình ảnh thực tế

Hình 8 :Relay 5 chân 12v cho Ô-tô

2.4.3Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa

KIỂM TRA RELAY


Đặt đồng hồ vạn năng thang X1KΩ Đo vào chân 1 & 3 hoặc 1& 4 của Rơ Le nếu có điện
trở khoảng 5->30kΩ thì cuộn dây còn tốt.
KIỂM TRA TIẾP ĐIỂM: Đặt đồng hồ thang X1Ω Đo vào tiếp điểm giữa chân 3&2 chân 3& 4 rồi
vặn núm xoay Rơ Le ở cả hai chế độ dài và ngắn. Nếu có sự đóng ngắt tiếp điểm, thì ta kết luận
tiếp điểm còn tốt.
KIỂM TRA BÁNH RĂNG: lúc này ta cấp điện bằng điện áp ghi trên thân vào chân 1 + 3 ( loại I)
hoặc 1+ 4 (loại II), rồi nhìn qua mắt kính của Rơ Le, nếu thấy bánh răng hoặc Rô To quay thì ta
kết luận bánh răng không bị kẹt, Rơ Le còn tốt.

Lưu ý: Một số loại Rơ Le không có mắt kính để quan sát bánh răng bên trong, thì ta có thể vặn Rơ
Le về chế độ ngắn, rồi cấp điện cho Rơ Le hoạt động. Sau khoảng 20 phút ta đo lại nếu không thấy
Rơ le chuyển sang chế độ dài, ta Kết Luận bánh răng không bị kẹt.

Sửa chữa :

Nếu kiểm tra thấy Relay hư hỏng cách tốt nhất là chúng ta nên thay thế một relay mới để hệ thống
được hoạt động một cách trơn chu nhất, cho công năng và công suất tốt nhất

2.5 relay điều khiển quạt làm mát

2.5.1 Công dụng

16
Relay điều khiển quạt làm mát cho phép dòng điện nhỏ có thể điều khiển một tải tiêu thụ dòng
lớn hơn.

2.5.2 Hình ảnh thực tế

Hình 9: Relay tản nhiệt cho quạt làm mát

2.5.3 Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa

Các chi tiết trong hệ thống điều khiển quạt bao gồm: một cảm biến nhiệt độ nước làm mát, một rờ
le, một mô-đun điều khiển và mô-tơ quạt.

 Rờ-le là thành phần hay hư hỏng nhất, vì vậy hãy kiểm tra cấp nguồn và nối mát của rờ-le.

Cuộn dây trong rờ le còn tốt thường có điện trở từ 40 đến 80 Ôm.

 Nếu điện trở cao, cuộn dây vẫn có thể hoạt động nhưng nó dễ hư hỏng, hoặc nó có thể
không hoạt động khi tải cao.
 Nếu cuộn dây có điện trở bằng 0 thì nó đã bị hở mạch và cần thay thế rờ-le.

Kiểm tra bằng cách lắc nhẹ rờ-le nếu nghe tiếng kêu thì có thể tiếp điểm bị bong tróc và rờ-le cần
thay thế.

2.6 Quạt gió

17
2.6.1 Công dụng

 Lưu thông không khí và làm mát


 Hạ nhiệt độ cho ô-tô
 Khử mùi bên trong xe

2.6.2 Hình ảnh thực tế

Hình 10: Hình ảnh quạt gió

2.6.3 Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa

Nguyên nhân hư hỏng có thể từ việc :

+ Cảm biến nhiệt độ không hoạt động

+ Cầu chì điều khiển hệ thống bị hỏng

+ Đường diện dẫn đến hệ thống điều khiển quạt bị hư hỏng

+ Ly hợp quạt bị hỏng

+ Động cơ quạt tản nhiệt bị hỏng

2.7 Công tắc nhiệt độ nước

2.7.1 Công dụng

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát Engine Coolant Temperature (ECT) sử dụng để đo
nhiệt độ nước làm mát của động cơ và gửi tín hiệu về ECU để ECU thực hiện những hiệu chỉnh
sau:

- Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm

18
- Hiệu chỉnh thời gian phun nhiên liệu

- Điều khiển quạt làm mát

- Điều khiển tốc độ không tải

- Điều khiển chuyển số

2.7.2 Hình ảnh thực tế

Hình 11 : Hình ảnh thực tế công tắc nhiệt độ nước

2.7.3 Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa

Kiểm tra điện trở của cảm biến phải thay đổi theo nhiệt độ theo bảng thông số của nhà sản
xuất. có thể sử dụng 1 cốc nước nóng, lạnh hoặc lấy bật lửa hơ đầu cảm biến và kiểm tra điện trở
thay đổi theo.

Nếu dùng bật lửa đốt mà điện trở có giá trị từ 0,2 – 0,3 Ω, thì cảm biến còn hoạt động tốt.
Nếu nhúng vào nước lạnh mà giá trị điện trở tăng từ 4,8 – 6,6 Ω, thì cảm biến hoạt động tốt
Có thể sử dụng máy chẩn đoán để kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ của cảm biến khi nổ máy.
Hư hỏng :
– Hư cảm biến.
– Đứt dây, chạm mát, chạm dương.
– Thông thường khi hở mạch cảm biến đạt ở -40̊C, một số xe cảm biến sẽ đặt ở 20̊C để không ảnh
hưởng nhiều tới sự phun nhiên liệu, tránh phun nhiên liệu quá đậm khi lỗi mạch cảm biến.
Sửa chữa :
– Khi lắp cảm biến cần phải kiểm tra xem nước có bị rò rỉ hay không.

19
– Khi bị hở mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát ECU hiểu rằng nhiệt độ nước làm mát đang rất
thấp và sẽ phun rất đậm nhiên liệu, đậm quá có thể gây ngợp xăng, không nổ được máy.

20
CHƯƠNG 3: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH ĐIỀU KHIỂN QUẠT KÉT
NƯỚC BẰNG CÔNG TẮC NHIỆT THƯỜNG ĐÓNG

3.1 Sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển quạt két nước bằng công tắc nhiệt thường đóng

Hình 12: Sơ đồ mạch điện quạt làm mát loại thường đóng

3.2 Nguyên lý hoạt động

- Khi bật công tắc máy (IG/SW) sẽ có dòng điện qua cầu chì 7,5A cung cấp cho cuộn dây của relay
quạt làm mát qua công tắc nhiệt độ nước về mass hút công tắc ngắt dòng đến motor

- Đồng thời dòng điện cũng đến cung cấp cho cuộn dây của relay chính đi xuống mass hút công
tắc W sang vị trí C

- Khi động cơ làm việc ở nhiệt độ dưới 84 độ C do công tắc nhiệt độ nước vẫn đóng nên quạt làm
mát động cơ chưa làm việc. Khi nhiệt độ nước làm mát động cơ vượt quá 84 độ C thì công tắc
nhiệt độ nước sẽ ngắt dòng qua cuộn dây của relay quạt giải nhiệt két nước làm cho công tắc trả
về vị trí cũ nối cho motor làm quạt quay

21
CHƯƠNG 4: NHỮNG HƯ HỎNG MÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN QUẠT LÀM MÁT
ĐỘNG CƠ THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Quạt két nước ô tô là một bộ phận của hệ thống làm mát động cơ ô tô nhưng khi quạt gặp vấn đề
bị hỏng hóc nếu không được phát hiện, khắc phục sớm sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hệ thống làm
mát của ô tô, gây tình trạng nóng máy, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn

Một số lỗi như :

Rơ le bị hỏng
Quạt làm mát động cơ bị trục trặc, hỏng hóc có thể do rơ le bị hỏng. Để biết chính xác rơ le bị
hỏng hay gặp vấn đề các thợ sửa chữa chỉ cần dùng đồng hồ VOM để đo điện áp rơ le. Nếu đồng
hồ VOM chỉ 12V là bình thường, còn không thì chứng tỏ rơ le đã hỏng và cần thay thế mới.

Cầu chì bị hỏng


Cầu chì bị hỏng là một trong các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp nhất. Khi cầu chì
hỏng khiến quạt gió không chạy hoặc chạy với tốc độ yếu.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có vấn đề


Hoạt động của quạt gió két nước phụ thuộc vào tốc độ trục động cơ và nhiệt độ động cơ ô tô.
Nhưng khi cảm biến nhiệt độ nước làm mát gặp vấn đề, trục trặc thì nhận định về nhiệt độ động
cơ truyền của ECU cũng sai lệch theo từ đó khiến cho hoạt động của quạt két nước làm mát bị ảnh
hưởng theo.

Hư hỏng ly hợp quạt làm mát két nước


Ly hợp có nhiệm vụ kết nối quạt làm mát với trục bơm nước nhưng khi ly hợp hư hỏng thì động
cơ sẽ bị quá nhiệt do không được làm mát. Nhưng loại ly hợp này thường xuất hiện trên dòng xe
tải, quạt làm mát lắp trên trục bơm nước. Khi ly hợp hoạt động thì quạt làm mát mới quay và két
nước mới được giải nhiệt.

Cánh quạt bị gãy


Cánh quạt két nước làm mát được làm bằng chất liệu nhựa, nhưng sau một thời gian làm việc cộng
với nhiệt độ cao khiến cho cánh quạt két nước bị giòn, dễ nứt hoặc gãy cánh quạt. Khi cánh quạt
bị gãy sẽ không cung cấp đủ gió cho két làm mát, ảnh hưởng lớn đến quá trình làm mát động cơ
xe ô tô.

22
Cách khắc phục quạt làm mát két nước lỗi, gặp vấn đề
Nếu quạt làm mát két nước bị lỗi hoặc gặp vấn đề thì cần phải được khắc phục sớm tránh tình
trạng nóng máy, ít tiêu hao nhiên liệu hơn, các chi tiết máy ít bị hỏng, giảm nguy cơ cháy nổ.

Cầu chì bị hỏng


Cầu chì bị hỏng là một trong những lỗi khá thường gặp, do đó khi phát hiện cầu chì bị hỏng hãy
tiến hành thay thế mới, việc thay thế cầu chì thực hiện khá đơn giản.

Rơ le bị hỏng
Khi sử dụng đồng hồ VOM đo điện áp rơ le nếu đồng hồ VOM chỉ 12V là bình thường, còn không
thì chứng tỏ rơ le đã hỏng và cần thay thế mới.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có vấn đề, hỏng hóc
Qua quá trình kiểm tra, phát hiện cảm biến nhiệt độ nước làm mát gặp vấn đề hoặc bị hỏng thì cần
tiến hành sửa chữa hoặc thay thế mới để giúp cho quạt két nước làm mát hoạt động tốt, giảm tình
trạng nóng máy.

Cánh quạt bị gãy, nứt


Sau một thời gian hoạt động, dưới tác động của nhiệt độ cao khiến cho cánh quạt két nước bị giòn,
dễ nứt hoặc gãy cánh quạt khiến cho quạt két nước làm mát không đạt hiệu quả. Do đó, nếu phát
hiện cánh quạt bị gãy, nứt thì cần thay thế cánh quạt mới.

Hình 13: Lỗi thường gặp ở hệ thống quạt làm mát bằng nước động cơ

23
24

You might also like