You are on page 1of 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN


TÊN HỌC PHẦN: HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ Ô TÔ
Kỳ thi học kỳ 2 năm học 2020 -2021

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nhanh

SVTH: Lâm Hiệp Hòa MSSV: 1811251497 Lớp: 18DOTA5

SVTH: Đàm Lê Xuân Huy MSSV: 1811250248 Lớp: 18DOTA4

SVTH: Nguyễn Ngọc Hưng MSSV: 1711250593 Lớp: 17DOTA4

SVTH: Lê Công Huyền MSSV: 1911252103 Lớp: 19DOTA3

Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô

Khoa/Viện: Viện kỹ thuật

Tp.HCM, ngày 31 tháng 08 năm 2021

1
VIỆN KỸ THUẬT HUTECH Đề số: 06

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI BÀI TIỂU LUẬN


TÊN MÔN HỌC: HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ Ô TÔ
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm 4):
(1) Lâm Hiệp Hòa....................................MSSV: 1811251497 Lớp: 18DOTA5
(2) Đàm Lê Xuân Huy..........................MSSV: 1811250248 Lớp: 18DOTA4
(3) Nguyễn Ngọc Hưng........................ MSSV: 1711250593 Lớp: 17DOTA4
(4) Lê Công Huyền...................................MSSV: 1911252103 Lớp: 19DOTA3
2. Tên đề tài : HỆ THỐNG TÍN HIỆU Ô TÔ
3. Nội dung nhiệm vụ :
- Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại.
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
- Vẽ sơ đồ mạch điện.
- Các hư hỏng thường gặp.
- Bảo dưỡng và sửa chữa.
- So sánh ưu nhược điểm các loại.
- Đánh giá, nhận xét và xu hướng phát triển trong tương lai.
- Viết báo cáo bài tiểu luận.
4. Kết quả tối thiểu phải có:
(1) Cuốn thuyết minh đề tài in A4 có đánh giá của GVHD
(2) Bản vẽ sơ đồ mạch điện (nếu có).

Ngày giao đề tài: 03/08/2021 Ngày nộp báo cáo: 31/08/2021


TP. HCM, ngày 05 tháng 06 năm 2021
Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Lâm Hiệp Hòa Lê Công Huyền Nguyễn Văn Nhanh

Nguyễn Ngọc Hưng Đàm Lê Xuân Huy

2
VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN


TÊN MÔN HỌC: HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ Ô TÔ
NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật ô tô
1. Tên đề tài:
HỆ THỐNG TÍN HIỆU Ô TÔ
2. Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nhanh
3. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm……): 4
(1) Lâm Hiệp Hòa..................................MSSV: 1811251497 Lớp: 18DOTA5
(2) Đàm Lê Xuân Huy........................MSSV: 1811250248 Lớp: 18DOTA4
(3) Nguyễn Ngọc Hưng......................MSSV: 1711250593 Lớp: 17DOTA4
(4) Lê Công Huyền.................................MSSV: 1911252103 Lớp: 19DOTA3
4. Đánh giá bài tiểu luận:
Tiêu chí đánh giá về quá trình thực
hiện Tổng điểm tiêu Điểm quá
chí đánh giá về trình =
Tính chủ Đáp ứng Đáp ứng Điểm
quá trình thực 0.5*tổng
động, tích yêu cầu về mục tiêu, báo cáo
hiện điểm tiêu
Họ tên sinh viên cực, sáng hình thức nội dung bảo vệ
(tổng 3 cột chí +
tạo trình bày đề ra (50%)
điểm 1+2) 0.5*điểm
(tối đa 2 (tối đa 3 (tối đa 5 50% báo cáo
điểm) điểm) điểm)
1 2 3 4 5 6
Lâm Hiệp Hòa

Đàm Lê Xuân Huy

Nguyễn Ngọc
Hưng
Lê Công Huyền

Ghi chú: Điểm số nếu có sai sót, GV gạch bỏ rồi ghi lại điểm mới kế bên và ký nháy
vào phần điểm chỉnh sửa.
Sinh viên thực hiện TP. HCM, ngày 22 tháng 07 năm 2021
(Ký và ghi rõ họ tên các thành viên) Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lâm Hiệp Hòa Lê Công Huyền

Nguyễn Văn Nhanh


Nguyễn Ngọc Hưng Đàm Lê Xuân Huy

3
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………1
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………….1
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH……………………….1
Chương1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................6
1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................6
1.2 Mục tiêu đề tài......................................................................................................6
1.3 Nội dung nhiệm vụ đề tài......................................................................................6
1.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6
1.5 Kết cấu của bài tiểu luận.......................................................................................6
Chương 2: NỘI DUNG THỰC HIỆN.....................................................................7
2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại…………………………………………………...7
2.1.1. Nhiệm vụ………………………………………………………………......8
2.1.2. Yêu cầu……………………………………………………………………8
2.1.3 Phân loại……………………………………………………………………9
2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động…………………………………………………..9
2.2.1. Cấu tạo…………………………………………………………………...10
2.2.2. Nguyên lý hoạt động……………………………………………………..11
2.3. Vẽ sơ đồ mạch điện ……………………………………………………………..12
2.4. Các hư hỏng thường gặp…………………………………………………………14
2.5. Bảo dưỡng và sửa chữa ……………………………………………………….....18
2.5.1. Bảo dưỡng………………………………………………………………..20
2.5.2. Sửa chữa………………………………………………………………….24
2.6. So sánh ưu nhược điểm các loại ………………………………………………...28
2.7. Đánh giá, nhận xét và xu hướng phát triển trong tương lai ……………………..30
2.7.1. Đánh giá, nhận xét……………………………………………………….33
2.7.2. Xu hướng phát triển trong tương lai……………………………………..35
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.........................................37
3.1 Kết luận...............................................................................................................37
3.2 Hướng phát triển đề tài.......................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................40
PHỤ LỤC (nếu có)......................................................................................................41

4
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ - SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Ảnh minh họa đèn phanh của xe Volksw……………………………...6
Hình 2.1.1 Ảnh minh họa đèn phanh của xem Huyndai………………………...6
Hình 2.1.2 Ảnh minh họa đèn hậu của xe Toyota……………………………….6
Hình 2.1.3 Ảnh minh họa đèn led………………………………………………..7
Hình 2.1.4 Ảnh minh họa đèn halogen…………………………………………..7
Hình 2.1.5 Ảnh minh họa đèn xenon…………………………………………….8
Hình 2.1.6 Ảnh minh họa tín hiệu còi xe………………………………………...8
Hình 2.1.7 Cấu trúc hoạt động của còi điện……………………………………...9
Hình 2.1.8 Ảnh minh họa còi điện……………………………………………....10
Hình 2.1.9 Công tắt báo rẻ…………………………………………………........11
Hình 2.2 Ảnh minh đèn xi nhan trên ô tô……………………………………….13
Hình 2.2.1 Ảnh minh họa hệ thống đèn sương mù……………………………...15
Hình 2.2.2 Ảnh minh họa hệ thống đèn báo nguy hiểm trên ô tô……………….16
Hình 2.2.3 Ảnh nút công tắt đèn báo nguy hiểm trên ô tô………………………18
Hình 2.2.4 Bảng đèn báo hiệu trên TAPLO…………………………………...20
Hình 2.2.5: Sơ đồ hoạt động của bộ nháy cơ - điện khi bật công tắc máy........22
Hình 2.2.6: Sơ đồ hoạt động của bộ nháy cơ điện khi công tắc đèn xi nhan ô tô
bật…………...................................................................................................... 23
Hình 2.2.7: Sơ đồ tiếp điểm mở, tụ điện phóng……………………………….25
Hình 2.2.8: Sơ đồ tiếp điểm đóng (đèn xi nhan ô tô sáng)…………………....27
Hình 2.2.9 Bộ tạo nháy kiểu cơ – bán dẫn…………………………………….28
Hình 2.3: Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan ô tô, báo nguy và bộ tạo nháy bán
dẫn……………………………………………………………………………...29
Hình 2.3.1 Sơ đồ cấu tạo của còi điện…………………………………………...30
Hình 2.3.2: Sơ đồ hệ thống tín hiệu trên xe TOYOTA COROLLA………….....31
Hình 2.3.3: Sơ đồ hệ thống tín hiệu xe TOYOTA HIACE……………………...32
Hình 2.3.4 Ảnh minh họa hộp cầu chì trên ô tô……………………………..…..33
Hình 2.3.5 Ảnh minh họa hộp cầu chì trên ô tô…………………………………34
Hình 2.3.6 Ảnh minh họa tháo bình trên ô tô…………………………………...34
Hình 2.3.7 Ảnh minh họa sạc bình trên ô tô…………………………………….35
Hình 2.3.8 Ảnh minh họa cách chuẩn đoán và tháo lắp cầu chì trên ô tô……….35
Hình 2.3.9 Ảnh minh họa cách kiểm tra dây điện trên ô tô……………………..35
Hình 2.4 Ảnh minh họa cách lắp công tắt trên ô tô………………………..........36
Hình 2.4.1 Ảnh minh họa cách kiểm tra cầu chì trên ô tô………………………36
Bảng vẽ hệ thống tín hiệu ô tô trên Proteus……………………………...37
Hình 2.4.2 Bản vẽ mạch hệ thống tín hiệu ô tô………………………………….37
Hình 2.4.3 Bản vẽ mạch hệ thống báo rẻ trên ô tô…………………………........37

5
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khoa học kỹ thuật đang có những bước phát triển rất nhanh nhầm
nâng cao chất lượng đời sống của con người. Cùng với sự phát triển đó ngành
công nghệ ô tô đã có những bước phát triển lớn tạo nên chất lượng và an toàn
trên ô tô.
Trên ô tô, hệ thống tín hiệu là một trong những hệ thống giúp người lái xe
được an toàn khi chạy trên đường. Quá trình phát triển, hệ thống này ngày
càng được cải thiện cũng cố những phát minh mới đảm bảo được yêu cầu,
nâng cao tính năng sử dụng, góp phần vào sự thuận lợi an toàn trong việc sử
dụng ô tô.
Trong sự phát triển đó việc hiểu rõ các vấn đề hệ thống tín hiệu là rất cần
thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, sửa chữa bảo dưỡng và
cải tiến hệ thống tín hiệu ô tô. Với mục đích đó nhóm em thực hiện đề tài ‘Hệ
thống tín hiệu ô tô’. Thông qua việc tổng hợp những kiến thức đã học và việc
tìm hiểu những cái mới mong rằng bài tiểu luận này sẽ đem lại cái nhìn tổng
quát hơn về hệ thống tín hiệu ô tô.
Tuy đề tài còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy và các cô đóng góp ý kiến
để đề tài nhóm em được hoàn chỉnh hơn.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn !

6
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Đặt vấn đề
- Trong phát triển đó việc hiểu rõ các vấn đề về hệ thống tín hiệu là rất cần thiết
nhằm tạo điều kiện thuận lời cho việc sữa chữa, bảo dưỡng và cải tiến hệ thống tín
hiệu ô tô. Thông qua tổng hợp được những kiến thức tụi em đã được học và việc tìm
hiểu được những cái mới hơn về hệ thống tín hiệu ô tô.
1.2 Mục tiêu đề tài
 Nắm vững kiến thức về các phương pháp, phân loại, phân tích tín hiệu và
hệ thống liên tục theo thời gian.
 Sử dụng được các công cụ mô phỏng hiện đại để phân tích tín hiệu và các
hệ thống xử lý tín hiệu.
1.3 Nội dung nhiệm vụ đề tài
 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại.
 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
 Vẽ sơ đồ mạch điện.
 Các hư hỏng thường gặp.
 Bảo dưỡng và sửa chữa.
 So sánh ưu nhược điểm các loại.
 Đánh giá, nhận xét và xu hướng phát triển trong tương lai.
 Viết báo cáo bài tiểu luận.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
 Tổng hợp lý thuyết.
 Phương pháp phân tích.
 Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết
 Phương pháp mô hình hoá.
1.5 Kết cấu của bài tiểu luận
 Chương 1: Giới thiệu đề tài.
 Chương 2: Nội dung thực hiện.
 Chương 3: Kết luận và hướng phát triển.

7
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC HIỆN
2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại

Giới thiệu:

*Hệ thống tín hiệu ô tô là gì:

Hệ thống tín hiệu ô tô là một phương tiện cần thiết giúp tài xế có thể nhìn
thấy trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, dùng để báo các tình huống dịch chuyển
để mọi người xung quanh nhận biết.

- Ngoài chức năng trên, hệ thống tín hiệu còn hiển thị các thông số hoạt động
của các hệ thống trên ô tô đến tài xế thông qua bảng tableau và soi sáng không
gian trong xe.

2.1.1 Đèn Phanh:

+Nhiệm Vụ:

Nhiều người thường nghĩ khi đèn phanh báo sáng là lúc đó phanh đang hoạt
động nên không có gì phải lo. Tuy nhiên, phía sau tín hiệu đèn đó lại là cả một vấn
đề đang cần chủ xe để mắt tới. 

Trên một số dòng xe, phanh tay thường có biểu tượng riêng hình chữ P và có
vòng tròn ở giữa. Nếu người dùng thấy đèn báo phanh bật và chớp liên tục kể cả khi
đạp phanh hoặc chưa đạp phanh thì cẩn phải ngay lập tức kiểm tra lại hệ thống
phanh và châm thêm dầu cho hệ thống. 

Hình 2.1 Ảnh minh họa đèn phanh của xe Volksw.

8
+ Yêu cầu:
Đèn phải có ánh sáng màu đỏ.

Phải nhận biết được ánh sáng của đèn vào ban ngày ở khoảng cách ít nhất 30 m
từ phía sau hoặc có cường độ sáng từ 40 cd đến 185 cd.

Đèn phải có kết cấu sao cho không thể bật, tắt tại vị trí người lái và phải sáng
khi hệ thống phanh chính hoạt động.

Trường hợp đèn được bố trí chung với đèn vị trí sau thì khi làm việc độ sáng
của đèn phải lớn hơn 3 lần so với độ sáng của đèn vị trí sau.

2.1.2 Hệ thống đèn hậu trên ô tô:

2.1.2.1 Đèn hậu ô tô là gì:

Đèn hậu ô tô là đèn lắp phía sau xe ô tô và thường có màu đỏ. Đèn hậu ô tô có
nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện đi phía sau, đồng thời làm
nhiệm vụ sáng lên để cảnh báo mỗi khi người lái đạp phanh. Mỗi khi đạp phanh thì
đèn hậu ô tô sẽ phát sáng giúp các phương tiện đi sau sẽ dễ dàng nhận biết và kịp
thời xử lý tình huống.

2.1.2.2 Nhiệm vụ của đèn hậu :

Bất kể bộ phận nào trên xe ô tô cũng đều đảm nhận nhiệm vụ riêng của nó, đèn
hậu cũng vậy. Chức năng của chi tiết này là để cho mọi người thấy được phần cạnh
sau của xe, giúp người khác có thể ước tính kích thước và hình dáng của xe. Đặc
biệt, xe chạy phía sau có thể biết được xe của mình đang ở điều kiện thời tiết khắc
nghiệt nào.

Khi người lái bật đèn pha sáng thì đèn hậu sẽ sáng theo rơ-le chuyển tiếp.

Hai loại đèn này được nối với nhau cùng một công tắc nên sẽ cùng hoạt động dễ
dàng. Do đó, tài xế sẽ không phải bật đèn chiếu hậu nữa. 

9
Đối với trường hợp xe có đèn pha tự động thì đèn chiếu hậu sẽ tự động sáng khi
xe chạy. Ngược lại, đèn chiếu hậu sẽ sáng khi bật đèn pha nếu xe có công tắc bật
đèn. Bên cạnh đó, đèn hậu cũng được nối thẳng với nguồn pin.

Bên cạnh đó nhiều loại đèn hậu ô tô cũng được trang bị thêm một đèn màu trắng
để khi tài xế cài số lùi thì sẽ phát sáng. Đây cũng là một dấu hiệu để các lái xe phía
sau biết rằng xe phía trước đang ở số lùi và có sự chuẩn bị để tránh làm vướng
đường hoặc tránh va chạm.

Hình 2.1.1 Ảnh minh họa đèn phanh của xe Huyndai.

2.1.2.3 Phân loại đèn hậu ô tô:

Hình 2.1.2 Ảnh minh họa đèn hậu của xe Toyota.

10
+Hiện nay trên các loại xe ô tô thường có 3 loại là đèn :

* Dạng đèn LED:

+ Đèn LED là công nghệ chiếu sáng hiện đại nhất trong ngành ô tô. 

+ Điều quan trọng nhất thường được nói tới khi nhắc đến đèn LED là chúng tiêu
thụ rất ít điện năng. Với thế mạnh này, đèn LED được dùng cho Toyota Prius và
một số xe hybrid khác.

Hình 2.1.3 Ảnh minh họa đèn led.

*Dạng đèn Halogen: Tuổi thọ của một bóng đèn halogen là khoảng 1.000 giờ
chiếu sáng ở điều kiện bình thường.Thêm vào đó, chi phí thay mới loại đèn này rất
thấp.

Hình 2.1.4 Ảnh minh họa đèn halogen.

11
*Dạng đèn Xenon: Đèn xenon, thường được gọi là đèn cường độ chiếu sáng
cao (HID), có ưu điểm nổi bật là tiết kiệm điện. Bầu thuỷ tinh chứa khí xenon, nên
cho ánh sáng hơi xanh (nhìn bằng mắt thường).

Hình 2.1.5 Ảnh minh họa đèn xenon.

Tuỳ theo từng loại xe mà khách hàng lựa chọn. Với loại đèn dạng LED thì ngày
càng được trang bị phổ biến hơn, ưu điểm là tiêu thụ rất ít năng lượng điện và sáng
lâu hơn so với loại đèn halogen truyền thống. Hơn nữa, đèn LED sẽ làm tăng thêm
sự sang trọng, hiện đại cho chiếc xe.

Trong khi đó, đèn dạng Halogen vẫn còn phổ biến nhất và trở thành trang bị tiêu
chuẩn của hầu hết các hãng xe ô tô. Đèn Xenon có cường độ ánh sáng mạnh và cao
hơn nhưng được xuất hiện ít hơn hai loại đèn trên. Điểm chung của các loại đèn này
là sử dụng hồ quang điện thay vì dây tóc bóng đèn.

2.1.3 Hệ thống còi và chuông nhạc trên xe ô tô:

2.1.3.1 Còi điện trên ô tô:

+Nhiệm vụ của còi điện trên ôtô:

Hệ thống còi xe ô tô đảm nhiệm nhiệm vụ khi xe cần xin đường, người lái xe
nhấn còi để phát ra tín hiệu âm thanh để cảnh báo các phương tiện giao thông,
người đi đường và người chỉ dẫn giao thông.

12
Hệ thống còi xe ô tô là một bộ phận không kém phần quan trọng trong các hệ
thống an toàn khác trên xe. Nó giúp bạn thông báo với các phương tiện đang lưu
thông cùng khi gặp sự cố, khi muốn xin đường hay muốn vượt.

Hình 2.1.6 Ảnh minh họa tín hiệu còi xe.

+Yêu cầu của còi điện trên ô tô:

- Còi phải phát ra âm thanh lớn.

- Độ bền phải cao.

- Chi phí sửa chữa phải thấp.

+ Phân loại của còi điện trên ô tô :

- Hệ thống còi xe ô tô thường có hai loại:

+ Còi hơi: thường được trang bị trên các dòng xe trọng tải lớn và có hệ thống hơi
khí nén dùng cho phanh xe.

13
Hình 2.1.7 Cấu trúc hoạt động của còi điện.
+ Còi điện: được sử dụng nhiều trên các dòng xe hơi. Xe ô tô thường được trang
bị 2 đến 3 còi điện.

Hình 2.1.8 Ảnh minh họa còi điện.

14
2.1.3.2 Hệ thống rẽ và báo nguy hiểm :
* Công tắt báo rẽ:

Hình 2.1.9 Công tắt báo rẻ.


Công tắc đèn xi nhan ô tô được bố trí trong công tắc tổ hợp nằm dưới tay lái,
gạt công tắc này sang phải hoặc sang trái sẽ làm cho đèn xi nhan ô tô phải hay
trái. 

+ Đèn xi nhan trên ô tô:

Hình 2.2 Ảnh minh đèn xi nhan trên ô tô.


+ Nhiệm vụ đèn xi nhan:
Đèn xi nhan rất dễ để nhận ra bởi chúng được quy định nằm lệch về hai bên thân
xe và có màu sắc nhận biết là vàng cam. Tác dụng của đèn này tương tự với xe máy,
nhằm giúp các tài xế báo hiệu hướng xin đường với các phương tiện xung quanh để
di chuyển theo hướng đang xi nhan hoặc tín hiệu vượt xe khác phía trước.

Bên cạnh đó, đèn xi nhan còn làm nhiệm vụ như đèn cảnh báo nguy hiểm –
hazard ligh – khi bật chức năng này thì các đèn xi nhan sẽ đồng thời cùng bật/tắt
liên tục.

15
+ Phân loại đèn xi nhan trên ô tô:

Hiện nay trên thị trường các hãng đã sáng chế ra nhiều loại đèn xi nhan khác
nhau với các hiệu ứng khác nhau như chạy đuổi, màu sắc đa dạng, qua đó giúp các
phương tiện khác dễ dàng quan sát. Bên cạnh đó còn giúp chiếc xe thêm nổi bật và
sang trọng hơn khi đi trên đường phố.

*Hệ thống đèn sương mù trên ô tô:

Đèn gầm hay còn gọi là đèn sương mù có nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết
cho các phương tiện giao thông ở phía trước và phía sau trong điều kiện thời tiết
không tốt như: trời tối, nhiều sương hoặc nhiều bụi, khói làm giảm khả năng quan
sát của người lái xe.

Hình 2.2.1 Ảnh minh họa hệ thống đèn sương mù.

*Yêu cầu đèn sương mù trên ô tô:

Theo quy định, đèn sương mù có ánh sáng vàng đặc trưng để giúp các phương
tiện dễ nhận diện. Vị trí lắp đèn sương mù hay đèn gầm thường là phần gầm thấp,
phía dưới trước đầu xe nhằm tránh làm chói mắt người điều khiển phương tiện giao
thông phía đối diện.

16
2.1.3.3 Đèn bào nguy hiểm trên ô tô:

Hình 2.2.2 Ảnh minh họa hệ thống đèn báo nguy hiểm trên ô tô.

+ Mục đích của đèn báo nguy hiểm:

Đèn cảnh báo nguy hiểm thường được bố trí tại nơi dễ quan sát, kích thước lớn
trên bảng táp-lô để tài xế dễ dàng sử dụng trong tình huống khẩn cấp.

*Xe gặp sự cố phải đỗ trên đường:

  Khi đi trên đường cao tốc hay quốc lộ, nếu xe gặp phải sự cố bất ngờ, không thể
di chuyển đến nơi dừng đỗ theo quy định và bắt buộc phải đỗ lại bên đường thì tài
xế cần bật đèn khẩn cấp để xe khác chủ động tránh. Và đây cũng là cách để kêu gọi
sự giúp đỡ từ những người đi đường.

*Xe di chuyển trong tình trạng nguy hiểm:

  Nếu rơi vào tình huống không thể tấp vào lề dừng đỗ, tài xế nên bật đèn cảnh
báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện lưu thông khác biết rằng xe đang
gặp trục trặc để mà biết cách xử lý tình huống.   

*Thời tiết xấu:

  Trong trường hợp trời mưa, sương mù bình thường thì tài xế chỉ cần bật đèn
sương mù hoặc đèn chiếu gần là được. Không nên bật đèn khẩn cấp vì phương tiện

17
phía sau sẽ không biết ý định của bạn là gì, khi nào thì rẽ, chuyển làn… Chưa kể
đến việc đèn khẩn cấp còn có thể làm mờ đèn phanh.

+Công tắc đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô

Hình 2.2.3 Ảnh nút công tắt đèn báo nguy hiểm trên ô tô.

Vị trí công tắc đèn báo nguy.

Khi bật công tắc đèn báo nguy nó sẽ làm cho tất cả các đèn xi nhan ô tô đều
nháy.

+Bộ tạo nháy của đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô:

Bộ tạo nháy làm cho các đèn xi nhan ô tô nháy theo một tần số định trước.

Bộ tạo nháy dùng cho cả đèn xi nhan ô tô và báo nguy.

Bộ tạo nháy có nhiều dạng: cơ điện, cơ bán dẫn hoặc bán dẫn tuần hoàn.

+ 8 ĐÈN CẢNH BÁO TRÊN TÁP-LÔ:

Tất cả các dòng xe ô tô hiện nay đều có đèn báo lỗi trên bảng táp lô. Mỗi đèn
báo, ký hiệu đều mang một ý nghĩa và chức năng riêng. Nó thường được chia thành
nhóm nguy hiểm, cảnh báo hư hỏng và bình thường với các màu sắc khác nhau. Tất
nhiên việc hiểu rõ toàn bộ các đèn báo lỗi ô tô là điều không dễ dàng.

18
Hình 2.2.4 Bảng đèn báo hiệu trên TÁP LÔ.

19
2.2 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động hệ thống tín hiệu ô tô

2.2.1 Nguyên lý hoạt động đèn xi nhan ô tô và đèn cảnh báo nguy hiểm trên
ô tô

* Nguyên lý hoạt động:

Khi bật công tắc máy, dòng điện từ accu đến tiếp điểm và đến tụ điện qua
cuộn L2 nạp cho tụ, tụ được nạp đầy. 

Hình 2.2.5: Sơ đồ hoạt động của bộ nháy cơ - điện khi bật công tắc máy.

Khi công tắc báo rẽ bật sang phải hoặc sang trái, dòng điện từ accu đến tiếp
điểm, qua cuộn L1 đến công tắc báo rẽ sau đó đến các đèn xi nhan ô tô. Khi dòng
điện dòng điện chạy qua cuộn L1, ngay thời điểm đó trên cuộn L1 sinh ra một từ
trường làm tiếp điểm mở. 

20

nh 2.2.6: Sơ đồ hoạt động của bộ nháy cơ điện khi công tắc đèn xi nhan ô tô
bật.

Khi tiếp điểm mở, tụ điện bắt đầu phóng điện vào cuộn L2 vào L1, đến khi tụ
phóng hết điện, từ trường sinh ra trên hai cuộn giữ tiếp điểm mở. Dòng điện
phóng ra từ tụ điện và dòng điện từ accu (chạy qua điện trở) đến các bóng đèn xi
nhan ô tô, nhưng do dòng điện quá nhỏ đèn không sáng. 

Hình 2.2.7: Sơ đồ tiếp điểm mở, tụ điện phóng.

21
Khi tụ phóng hết điện, tiếp điểm lại đóng cho phép dòng điện tiếp tục chạy từ
accu qua tiếp điểm đến cuộn L1 rồi đến các đèn xi nhan ô tô làm chúng sáng.
Cùng lúc đó dòng điện chạy qua cuộn L2 để nạp cho tụ. Do hướng dòng điện qua
L1 và L2 ngược nhau, từ trường sinh ra trên hai cuộn khử lẫn nhau và giữ cho
tiếp điểm đóng đến khi tụ nạp đầy. Vì vậy, đèn vẫn sáng. Khi tụ được nạp đầy,
dòng điện ngưng chạy trong cuộn L2 và từ trường sinh ra trong L1 lại làm tiếp
điểm tiếp tục mở, đèn tắt. 
Chu trình trên lạp lại liên tục làm các đèn xi nhan ô tô nháy ở một tần số nhất
định. 

Hình 2.2.8: Sơ đồ tiếp điểm đóng (đèn xi nhan ô tô sáng).

- Bộ tạo nháy kiểu cơ - bán dẫn của đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô.

- Một rơle nhỏ để làm các đèn xi nhan ô tô nháy và một mạch transitor để
đóng ngắt rơle theo một tần số định trước được kết hợp thành bộ tạo nháy kiểu
bán dẫn transitor. 

22
Hình 2.2.9 Bộ tạo nháy kiểu cơ – bán dẫn.

- Bộ tạo nháy kiểu bán dẫn của đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô

- Bộ tạo nháy kiểu bán dẫn thường là một mạch dao động đa hài dùng 2
transisitor. 

+ Hoạt động:

- Khi gạt công tắc đèn xi nhan ô tô gạt hoặc báo nguy, điện thế dương được
cung cấp cho mạch, nhờ sự phóng nạp của các tụ điện, các transistor T1 và T2 sẽ
lần lượt đóng mở theo chu kỳ. Khi T2 dẫn làm T3 dẫn theo cho phép dòng điện
đi qua cuộn dây relay  hút tiếp điểm K đóng làm đèn sáng. 

- Nếu bất kỳ một bóng đèn xi nhan ô tô nào bị cháy tải tác dụng lên bộ nháy
giảm xuống dưới giá trị tiêu chuẩn làm cho thời gian phóng nạp tụ nhanh hơn
bình thường. Vì vậy, tần số nháy của đèn xi nhan ô tô cũng như đèn trên tableau
trở nên nhanh hơn báo cho tài xế biết một hay nhiều bóng đèn đã bị cháy. 

23
Hình 2.3: Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan ô tô, báo nguy và bộ tạo nháy bán
dẫn.

2.2.2 Hệ thống còi điện trên ô tô:

2.2.2.1 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động:

*Cấu tạo còi điện:

Mạch còi điện gồm: rơ le còi, còi điện, ắc quy, khoá điện và nút bấm còi. Khi
bật khóa điện và ấn nút bấm còi, rơ le còi sẽ đóng tiếp điềm (A) của rơ le đưa điện
vào còi (như trong sơ đồ sau) để còi hoạt động phát ra âm thanh. Khi ngừng bấm
nút còi, tiếp điểm của rơ le mở cắt mạch điện làm còi không tiếp tục kêu. 

Những bộ phận chính của Còi điện ô tô gồm: Vỏ, nam châm điện, tiếp điểm, tụ
điện, tấm thép từ, trụ điều khiển, màng rung, đĩa rung, và cơ cấu điều chỉnh âm
thanh.

24
Hình 2.3.1 Sơ đồ cấu tạo của còi điện:

1.Loa còi điện - 2. Đĩa rung - 3. Màng thép – 4. Vỏ cò- 5. Khung thép - 6.Trụ
đứng - 7.Tấm thép lò xo - 8. Lõi thép từ - 9. Cuộn dây- 10, 12. Ốc hãm - 11. Ốc
điều chỉnh - 13. Trụ điều khiển - 14. Cần tiếp điểm tĩnh-15. Cần tiếp điểm
động- 16. Tụ điện - 17. Trụ đứng tiếp điểm - 18. Đầu bắt dây còi - 19. Núm còi
- 20. Điện trở phụ - 21. Ắc quy.
* Nguyên lý làm việc :

Âm thanh của còi xe phụ thuộc vào tần số dao động và biên độ dao động của
màng còi.
Vậy nên khi khoảng cách khe hở giữa hai tiếp điểm thay đổi khi tiếp điểm mở,
sẽ làm thay đổi tần số đóng mở của tiếp điểm và biên độ dao động của màng.
Ngoài ra, sức căng của lò xo lá và khe hở giữa lõi thép và khung thép từ cũng sẽ
ảnh hưởng tới sự đóng/mở của tiếp điểm. Thế nên, khi bạn muốn thay đổi âm thanh
của còi xe to/nhỏ thì bạn có thể điều chỉnh bộ phận ốc điều chỉnh để thay đổi tần số

25
dao động và biên độ của hệ thống còi xe ô tô. Hãy điều chỉnh độ căng của lò xo lá
và khe hở giữa lõi thép và khung thép.
2.2.2.2 Một số sơ đồ mạch điện của hệ thống tín hiệu

Hình 2.3.2: sơ đồ hệ thống tín hiệu trên xe TOYOTA COROLLA.

Hình 2.3.3: sơ đồ hệ thống tín hiệu xe TOYOTA HIACE.

26
2.4 Các hư hỏng thường gặp trong hệ thống tín hiệu ô tô

2.4.1Những hư hỏng thường gặp trong hệ thống tín hiệu ô tô.

2.4.1.1 Hư đèn phanh:

Đèn phanh là một phần không thể thiếu của hệ thống phanh. Nó có nhiệm vụ
thông báo cho các xe khác là bạn đang giảm tốc độ, vì vậy nếu đèn phanh bị hư
hỏng tai nạn có thể xảy ra. 

Nếu đèn phanh sáng ngay cả khi bạn không đạp phanh thì có thể công tắc đèn
phanh bị hỏng hoặc cầu chì bị cháy. Bạn cần kiểm tra và sửa chữa lại các chi tiết
này trước khi tiếp tục lái xe trên đường.

2.4.1.2 Cháy cầu chì

Nếu thiết bị nào đó trên xe ngừng hoạt đô ̣ng, cháy cầu chì là trường hợp thường
gặp của việc hư hỏng trên ô tô. Cầu chì dễ chẩn đoán nên bạn hoàn toàn có thể tự
sửa. Cẩn thâ ̣n rút chiếc cầu chì đó ra khỏi vị trí của nó và kiểm tra bằng cách soi ra
ánh sáng. Nếu sợi kim loại chạy qua cầu chì bị đứt, cầu chì đó cần được thay.

Hình 2.3.4 Ảnh minh họa hộp cầu chì trên ô tô.

27
Hình 2.3.5 Ảnh minh họa hộp cầu chì trên ô tô.

2.4.1.3 Acquy chết hoă ̣c ngăn acquy bẩn:

Acquy xe bạn có thể ngưng hoạt đô ̣ng mà không báo trước nếu acquy đã qua sử
dụng trên 2 năm hoă ̣c bị lỗi. Luôn giữ cho ngăn acquy sạch và acquy được cô ̣t chă ̣t
trong ngăn, nếu không đó có thể là lý do của vấn đề. Ngược lại, bạn có thể dùng vôn
kế kiểm tra acquy bằng cách dùng 2 đầu que đo của vôn kế chích vào 2 cực dương
và âm, nếu đô ̣ng cơ tắt và kháo điê ̣n ở vị trí tắt nguồn, vôn kế báo từ 10 đến 12 volt,
acquy của bạn ở tình trạng tốt (9-9,5 là mức tạm chấp nhâ ̣n được). Đến đây thì ta
chắc rằng acquy còn hoạt đô ̣ng tốt.

Hình 2.3.6 Ảnh minh họa tháo bình trên ô tô.

28
Hình 2.3.7 Ảnh minh họa sạc bình trên ô tô.

2.5 Bảo dưỡng và sữa chữa hệ thống tín hiệu

2.5.1 Cách sữa cầu chì:

Khi thay nên chắc rằng bạn thay chiếc cầu chì hỏng bằng 1 chiếc khác có chỉ số
amp tương tự (thường được đánh dấu bằng mầu và ghi rõ trên cầu chì). Nếu sau khi
thay, cầu chì vẫn bị cháy, vấn đề khác có thể là nguyên nhân. Cầu chì không đắt và
thường được bán theo hô ̣p với nhiều cỡ khác nhau, bạn nên có 1 bô ̣ cầu chì phụ trên
xe đề phòng những trường hợp hỏng hóc dọc đường.

Hình 2.3.8 Ảnh minh họa cách chuẩn đoán và tháo lắp cầu chì trên ô tô.

29
2.5.1.1 Đèn phanh xe

Tháo cọc âm của bình ắc quy bằng cờ lê phù hợp và để nó sang bên cạnh bình
ắc quy. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trên xe khi bạn tiến
hành kiểm tra.

*Xác định vị trí công tắc :

Công tắc bàn đạp phanh là một nút bấm nằm dọc theo trục của bàn đạp phanh,
phía trên pedal. Ngay khi bạn đạp phanh thì nút bấm này sẽ được kích hoạt và đèn
phanh sẽ sáng lên. Nếu bạn không chắc chắn về vị trị của công tắc, hãy tham khảo
sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe để biết chính xác vị trí.

*Rút giắc cấm trên công tắc:

Dùng tay bấm vào chốt trên giắc cắm và rút nó ra khỏi công tắc. Bạn cần cẩn
thận để tránh làm hư hỏng công tắc này.

*Kiểm tra dây điện bằng mắt

Quan sát xem dây điện của công tắc có bị đứt hay chảy không. Nếu có các dấu
hiệu này thì có thể gây ra chạm mạch làm cho đèn phanh sáng ngay cả khi không
đạp phanh. Nếu cần thiết bạn nên thay thế giắc cắm này để đèn phanh hoạt động
chính xác.

Hình 2.3.9 Ảnh minh họa cách kiểm tra dây điện trên ô tô.

*Tháo công tắc điện phanh cũ

30
Công tắc này thường được cố định bằng 1 hoặc 2 bulông nhỏ. Nới lỏng các
bulông này và giữ lại chúng để sử dụng tiếp.

* Lắp công tắc đèn phanh mới.

Hình 2.4 Ảnh minh họa cách lắp công tắt trên ô tô.

2.5.1.2 Đảm bảo giắc cắm trên công tắc đã được tháo ra.

*Tháo và kiểm tra cầu chì:

Sử dụng kìm hoặc dụng cụ tháo cầu chì (có sẵn trong hộp cầu chì) để tháo cầu
chì. Quan sát cầu chì, nếu thấy thanh kim loại bên trong bị đứt hoặc chảy thì bạn sẽ
cần thay thế cầu chì.

*Thay thế cầu chì có cùng giá trị cường độ dòng điện.

Quan sát sơ đồ trên vỏ hộp cầu chì để biết cường độ dòng điện của cầu chì đèn
phanh. Thông thường giá trị này nằm trong khoảng từ 5-50A, sau khi đã thay thế
xong cầu chì bạn cần lắp lại cọc bình ắc quy và khởi động xe. Nhờ một ai đó đứng
sau xe và quan sát khi bạn đạp phanh xem đèn phanh có hoạt động chính xác không.

31
Hình 2.4.1 Ảnh minh họa cách kiểm tra cầu chì trên ô tô.

2.6 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống tín hiệu:

2.6.1 Ưu điểm:

Giúp cho xe đảm bảo đủ điều kiện khi lưu thông trên đường, nhằm đảm
bảo sự an toàn trong quá trình điều khiển xe của tài xế.

Giúp cho người lái và thợ sữa chữa dể nhận biết hư hỏng trong quá trình
vận hành và bảo dưỡng.

Giúp cho những người xung quanh tham gia giao thông nhận biết được các
phương tiện sẻ di chuyển như thế nào khi lưu thông trên đường như: xi nhan rẻ
trái – phải hoặc phanh xe.

Giúp người lái dể nhận biết để thao tác các tác vụ trên bảng tableau.

2.6.2 Nhược điểm:

Tuy nhiên thay vào đó hệ thống tín hiệu ô tô còn rất nhiều mặt hạn chế có thể
hư hệ thống đèn phanh sau làm cho người chạy phía sau nếu không để ý sẽ đâm vào
đuôi xe, có thể đèn tín hiệu rẽ trên ô tô bị đứng làm cho người chạy phía sau không
nhận biết được là tài xế có rẽ hay không.

32
Ngoài hư những hệ thống đó chúng ta phải nhắc đến về lỗi cầu chì trên xe có
thể bị dứt cầu chì trong bộ tín hiệu làm cho hệ thống tín hiệu trên xe không hoạt
động được. Có rất nhiều lỗi làm cho hệ thống tín hiệu trên xe bị ngừng toàn bộ hệ
thống như bị cháy cọc bình, hư bình, cháy nguồn âm hoặc dương bên bình….

2.7 Đánh giá, nhận xét và xu hướng phát triển trong tương
lai.

2.7.1 Đánh giá:


Hệ thống tín hiệu là một công cụ giúp cho tài xế có thể báo hiệu được khi
muốn rẽ vào một nơi nào đó. Ngoài ra còn hiển thị được các thông số hoạt
động trên hệ thống.

2.7.2 Nhận xét:

Hệ thống tín hiệu là một trong những hệ thống giúp người lái cảm thấy an
toàn khi chạy trên đường. Tuy nhiên hệ thống tín hiệu gặp rất nhiều lỗi, nhưng
với sự tiên tiến của công nghệ ngày nay, qua quá trình phát triển thì hệ thống
tín hiệu ngày càng được cải thiện hơn hạn chế được việc mắc nhiều lỗi như lỗi
đèn xi nhan, lỗi đèn thắng……

2.7.3 Xu hướng phát triển trong tương lai.

Trong tương lai các thiết bị tín hiệu trên ô tô thay vì cơ bản chúng ta quan
sát xung quanh bằng gương xe nhưng vì gương xe sẽ có điểm mù nhiều thì
tương lai chúng ta sẻ tích hợp camera quan sát vào xung quanh xe để quan
sát bằng màn hình có trên tableau.

Trong tương lai các hệ thống tín hiệu sẻ được thao tác qua trợ lý ảo có
trên xe, thay vì tài xế vừa chạy xe vừa thao tác chỉnh trên tableau sẻ gây mất
thời gian và tập trung cho tài xế khi tham gia giao thông, thì thông qau trợ lý
ảo tài sế có thể thao tác bằng ra lệnh giọng nói.

33
Trong tương lai, để gia tăng sự đơn giản cho cabin người ta sẻ thay thế
nút cơ bằng các màn hình cảm ứng.

Bản vẽ hệ thống tín hiệu ô tô trên proteus

2.4.2 Bản vẽ sơ đồ mạch tín hiệu ô tô

34
2.4.3 Bản vẽ sơ đồ mạch báo rẽ trên ô tô

*Chú ý: Dòng điện đi từ acqui sang cầu chì hazard đến công tắc hazard.
Khi bật công tắc hazard, dòng điện đi đến bộ nháy và đi đến đèn

35
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.1: KẾT LUẬN

Nội dung nghiên cứu đã phân tích được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên
lý hoạt động của hệ thống tín hiệu ô tô. Các phương pháp hoạt động của hệ thống
tín hiệu ô tô. Các phương pháp hoạt động và đặc biệt là ưu nhược điểm của các
hệ thống tín hiệu ô tô. Trên cơ sở đó nắm vững được kiến thức cơ bản về cấu tạo,
hoạt động của hệ thống tín hiệu ô tô nói chung và cách kiểm tra hư hỏng trên các
xe tương tự.

3.2: HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Để hệ thống tín hiệu ô tô phát triển hơn trong tương lai thì ta cần hạn chế của
hệ thống tín hiệu ô tô ở thời điểm hiện tại. Phải có kết cấu gọn, nâng cao hiệu
quả, giá thành rẻ, nâng cao tuổi thọ hệ thống, thiết kế tối ưu thuận tiện cho việc
sửa chữa khi hư hỏng.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Trịnh Chất – TS. Lê Văn Uyển – Tính toán thiết kế hệ


dẫn động cơ khí Tập 1 (NXB Giáo dục).
2. Khoa cơ khí động lực - Hệ thống điện thân xe và điều khiển gầm -
Vũ Tuân - Đồ án Xây dựng mô hình hệ thống truyền động cho ghế
người lái trên ôtô.
3. Nguyễn Hữu Cẩn - Phan Đình Kiên - Thiết kế và tính toán ôtô
máy kéo - Máy kéo (NXB Giáo dục).
4. PGS.TS Nguyễn Khắc Trai - Cấu tạo gầm xe con (NXB Giao thông
vận tải).
5. PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hệ thống điện và điện tử trên ôtô hiện đại.
6. Nguyễn Tất Tiến - Cấu tạo ôtô – Bộ GD&ĐT 1992
7. Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên TOYOTA
8. https://oto.edu.vn/he-thong-dieu-khien-ghe-lai-hoat-dong-chan-
doan-va-sua-chua/
9. https://tailieuoto.vn/cau-tao-he-thong-chieu-sang-va-tin-hieu-o-to/
10.http://daotao.hutech.edu.vn/Foxdata/Tailieu/20203/AUT107.pdf
11.https://hoc247.net/cong-nghe-12/bai-14-mach-dieu-khien-tin-hieu-
l6475.html

37

You might also like