You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ
Kỳ thi học kỳ 2A năm học 2023 -2024

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thanh Tuấn

Sinh viên thực hiện:

Phạm Quốc Thắng Mã SV:2182500959 Lớp: 21DOTB3

Lê Nguyễn Hoàng Khang Mã SV:2182500441 Lớp: 21DOTB3

Trang Hùng Duy Mã SV:2182500160 Lớp: 21DOTB3

Đỗ Minh Quang Mã SV:2182501921 Lớp: 21DOTB3

Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô

Khoa/Viện: Viện kỹ thuật

Tp.HCM, ngày 06 tháng 04 năm 2024


Đề số: 01

VIỆN KỸ THUẬT HUTECH


PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ
1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm 04):
Phạm Quốc Thắng Mã SV:2182500959 Lớp: 21DOTB3
Lê Nguyễn Hoàng Khang Mã SV:2182500441 Lớp: 21DOTB3
Trang Hùng Duy Mã SV:2182500160 Lớp: 21DOTB3
Đỗ Minh Quang Mã SV:2182501921 Lớp: 21DOTB3

2. Tên đề tài: TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PHANH ABS TRÊN Ô
TÔ TOYOTA 2019
3. Nội dung nhiệm vụ:
- Tổng quan hệ thống điều khiển …
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống …
- Khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống …
4. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Bản thuyết minh (word);
2) Bản báo cáo (powerpint, pdf);
Ngày giao đề tài: 10/03/2024 Ngày nộp báo cáo: 06/04/2024

TP. HCM, ngày 10 tháng 04 năm 2024


Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Quốc Thắng

TS. Lê Thanh Tuấn


Lê Nguyễn Hoàng Khang

Trang Hùng Duy

Đỗ Minh Quang

ii
VIỆN KỸ THUẬT HUTECH
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
TÊN HỌC PHẦN: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ
NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật ô tô

1. Tên đề tài: TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PHANH ABS TOYOTA
2019
2. Giảng viên hướng dẫn TS. Lê Thanh Tuấn
3. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm 4):
Phạm Quốc Thắng Mã SV:2182500959 Lớp: 21DOTB3
Lê Nguyễn Hoàng Khang Mã SV:2182500441 Lớp: 21DOTB3
Trang Hùng Duy Mã SV:2182500160 Lớp: 21DOTB3
Đỗ Minh Quang Mã SV:2182501921 Lớp: 21DOTB3
4.Đánh giá bài tiểu luận:
Tiêu chí đánh giá về quá trình thực hiện Tổng điểm tiêu
chí đánh giá về
quá trình thực
hiện
Tính chủ Đáp ứng yêu Đáp ứng
Họ tên sinh viên động, tích cầu về hình mục tiêu, nội
cực, sáng tạo thức trình dung đề ra
(tối đa 3 bày (tối đa 5
điểm) (tối đa 2 điểm)
điểm)
1 2 3 4
Phạm Quốc Thắng
Lê Nguyễn Hoàng
Khang
Trang Hùng Duy
Đỗ Minh Quang

TP. HCM, ngày 06 tháng 04 năm 2024


Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thanh Tuấn

iii
LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian suốt 3 tháng học, chúng em chân thành cảm ơn thầy Lê Thanh Tuấn đã
truyền đạt kiến thức nên và các kiến thức quan trọng trong ngành công nghệ kỹ thuật ô
tô, giúp cho chúng em có những kiến thức vẫn chắc trong nghề này.

Trong quá trình thực hiện tiểu luận hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, chúng em
xin chân thành cảm ơn thầy Tuấn đã cung cấp tài liệu, tận tình chỉ dạy và hướng dẫn
cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này.

Thông qua tiểu luận này, em mong muốn có thể hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức đã
học cũng như đưa giải pháp mới để sửa chửa và cải tiến cho chi tiết hoạt động thêm hiệu
quả . Do khả năng và thời gian hạn chế, đồ án chúng em không thể tránh khỏi những sai
sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của các thầy cô cũng như của
các bạn sinh viên khác để có thể thiết kế được các công trình hoàn thiện hơn sau này.

Cảm ơn sự giúp đỡ và góp ý cũng mọi người trong lớp để chúng chúng tôi có thể hoàn
thành được đồ án trên.

Xin trân trọng cảm ơn

Sinh viên thực hiện

iv
MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN TOYOTA VIOS 2019 .................... 1
1.1 Giới thiệu xe Toyota vios 2019 ................................................................................................... 1
1.2 Tổng quan hệ thống phanh trên Toyota Vios 2019 .................................................................. 2
1.2.1 Công dụng: ............................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu: ................................................................................................................................. 2
1.2.3. Phân loại ............................................................................................................................... 2
1.2.4 Kết cấu chung của hệ thống phanh ........................................................................................ 3
1.3 Tổng quan hệ thống phanh ABS trên Toyota Vios 2019 ......................................................... 4
1.3.1 Mô tả ...................................................................................................................................... 4
1.3.2 Phân loại ................................................................................................................................ 4
Chương 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN
XE TOYOTA VIOS 2019 ..................................................................................................................... 8
2.1 Cấu tạo hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Vios 2019 .......................................................... 8
2.1.1 ECU điều khiển trượt: ............................................................................................................ 8
2.1.2 Bộ chấp hành của phanh:....................................................................................................... 8
2.1.3 Cảm biến tốc độ: .................................................................................................................... 9
2.1.4 Công tắc đèn phanh: .............................................................................................................. 9
2.1.5 Cảm biến giảm tốc: .............................................................................................................. 10
2.1.6 Đồng hồ táp lô ...................................................................................................................... 10
2.2 Nguyên lý hoạt động hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Vios 2019 .................................. 10
2.2.1 Hoạt động hệ thống phanh ABS ........................................................................................... 10
2.2.2 Chế độ "giảm" áp ................................................................................................................. 11
2.2.3 Chế độ “Giữ” ....................................................................................................................... 12
2.2.4 Chế độ “Tăng áp” ................................................................................................................ 12
Chương 3: KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE
TOYOTA VIOS 2019 .......................................................................................................................... 14
3.1 Chú ý trong khai thác sử dụng hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Vios 2019 ................. 14
3.1.1 Hệ thống phanh ABS sẽ tự kích hoạt. ................................................................................... 14
3.1.2 Kiểm tra tình trạng hoạt động phanh ABS thông qua đèn báo. ........................................... 14
3.1.3 Hệ thống phanh ABS không có tác dụng rút ngắn quãng đường phanh. ............................. 14
3.1.4 Xe có phanh ABS không cần nhấn/nhả phanh. .................................................................... 14
3.1.5 Khi phanh ABS hoạt động người lái sẽ cảm giác xe rung rung. .......................................... 14
3.2 Bảo dưỡng kĩ thuật của hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Vios 2019 ............................. 15
3.2.1 Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng - sửa chữa cảm biến ........................................................... 15
3.2.2 Quy trình tháo lắp, sửa chữa bộ chấp hành ......................................................................... 17

v
3.3 Sửa chữa kĩ thuật của hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Vios 2019 ................................ 19
3.3.1 Hiện tượng – nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra – sửa chữa các cảm biến ... 19
3.3.2 Hiện tượng – nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra – sửa chữa bộ chấp hành... 19
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 22

Danh Mục Hình Ảnh


Hình 1: Toyota Vios 2019...............................................................................................1
Hình 2: Hệ thống phanh trên ô tô thuộc hệ điều khiển của xe........................................3
Hình 3: Cấu tạo chung bộ điều khiển của ô tô................................................................3
Hình 4: Phương án 1........................................................................................................5
Hình 5: Phương án 2........................................................................................................6
Hình 6: Phương án 3........................................................................................................6
Hình 7: Phương án 4,5,6..................................................................................................7
Hình 8: Sơ đồ điều khiển ECU........................................................................................8
Hình 9: Cấu tạo bộ chấp hành.........................................................................................9
Hình 10: Khi phanh bình thường...................................................................................10
Hình 11: Sơ đồ tín hoạt động ABS................................................................................11
Hình 12: Chế độ “giảm áp”...........................................................................................11
Hình 13: Chế độ “giữ”...................................................................................................12
Hình 14: Chế độ “ tăng áp”...........................................................................................14
Hình 15: Kiểm tra đèn ABS..........................................................................................15
Hình 16: Kiểm tra tín hiệu cảm biến.............................................................................16
Hình 17: Kiểm tra hoạt động của bộ chấp hành............................................................18
Hình 18: Tháo các đường ống dẫn động phanh.............................................................18
Hình 19: Tháo các chi tiết của bộ chấp hành.................................................................19

vi
Lời Nói Đầu

Sản xuất ô tô trên thế giới ngà nay tăng lên vượt bậc, ô tô đã trở thành phương tiện
không thể thiếu trong lĩnh vực vạn chuyển hành khách, hàng hoá cho các ngành kinh tế
quốc dân. Đồng thời ô tô cũng trở thành phương tiện tư nhân ở các nước có nền kinh tế
phát triển. Ngay ở nước ta số ô tô tư nhân cùng phát triển cùng với sự tăng trưởng kinh
tế, mật độ xe trên đường ngày càng tăng.

Do mật độ ô tô trên đường ngày càng tăng và tốc độ chuyển động ngày càng cao cho
nên vấn đề tai nạn giao thông trên đường là vấn đề cấp thiết hàng đầu luôn phải quan
tâm. Nó không những gây thiệt hại lớn về người mà còn gây thiệt hại lớn về tài sản của
nhà nước và công dân. Một trong những nguyên nhân đó là do con người gây ra ( lái xe
say rượu, mệt mỏi, buồn ngủ…), nguyên nhân còn lại chính là do máy móc trục trặc về
vấn đề kỹ thuật.

Trong những nguyên nhân hư hỏng trục trặc do kỹ thuật thì tỉ lệ tai nạn giao thông do
hệ thống phanh là 52,2% đến 74,4%. Từ số liệu trên đã cho thấy rằng tai nạn do hệ thống
phanh chiếm tỉ lệ lớn nhất, vì thế nên hiện nay hệ thống phanh đã được cải tiến tiêu
chuẩn về mặt thiết kế, chế rạo và sử dụng nghiêm ngặt và chặt chẽ nhằm tăng hiệu quả
phanh, tính ổn định và làm tăng độ tin cậy với mục đích đảm bảo an toàn chuyển động
của ô tô.

Trong những loại phanh tiến bộ đó thì có hệ thống phanh trang bị ABS hay còn được
gọi là hệ thống chống bó cứng bánh. Đây là một trong những hệ thống phanh có ưu điểm
vượt trội nhất hiện nay vì đã đảm bảo cho người lái chủ động được tốc độ.

Trong tiểu luận lần này chúng em sẽ tùm hiểu về hệ thống phanh ABS cũng như để
hiểu rõ hơn về công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh này. Mặc
dù trong tiểu luận sẽ có những thiếu sót chưa hoàn chỉnh được. Mong thầy sẽ góp ý để
đồ án của chung em sẽ hoàn thiện hơn.

vii
Chương 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN
TOYOTA VIOS 2019
1.1 Giới thiệu xe Toyota vios 2019

Hình 1: Toyota Vios 2019


- Đầu tháng 08/2018 Toyota cho ra mắt thị trường Việt Nam dòng Vios 2019 thế hệ
mới với nhiều tính năng hấp dẫn được cải tiến như hệ thống an toàn, ngoại hình và có
bước đột phá trong thiết kế nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh với các đối thủ cùng phân
khúc. Đây được xem là một trong những bước đi có tính toán từ trước của TMV (Toyota
Việt Nam) khi thị trường trong nước từ năm 2018 đến nay hoàn toàn tiêu thụ những xe
được lắp ráp trong nước do xe nhập khẩu không có hàng để bán do vướng phải một số
điều khoản tại nghị định 116, ngay sau khi ra mắt Toyota Vios 2019 đã cho thấy được
Toyota đang trong quá trình khôi phục doanh số tiêu thụ xe nhập khẩu khi tung ra thị
trường hàng loạt dòng xe mới và Toyota Vios 2019 là một trong số đó.
- Toyota Vios 2019 dù không phải là chiếc xe tốt nhất phân khúc, nhưng mẫu xe này
luôn lấy chiếm được sự tin tưởng nơi khách hàng. Mẫu sedan hạng B của Toyota có
được sự cân bằng giữa khả năng vận hành, trang bị tiện ích cũng như thiết kế nội ngoại
thất, khiến đối thủ khó có thể theo kịp. Đồng thời, giá trị thương hiệu Toyota từng được
coi là điểm tựa giúp mẫu xe này thành công trong quá khứ.
- Với sự nâng cấp mạnh mẽ, Toyota Vios thế hệ hoàn toàn mới có thể cạnh tranh sòng
phẳng với các đối thủ trong phân khúc. Mẫu xe mới hội đủ đầy đủ các giá trị hàng đầu
từ tiện nghi, an toàn đến thiết kế mới. Những ai đang tìm kiếm một mẫu sedan toàn diện
1
từ khả năng vận hành bền bỉ, trang bị tiện nghi và an toàn đầy đủ, phục vụ cho mục đích
cá nhân lẫn công việc, Toyota Vios 2019 là lựa chọn rất đáng cân nhắc.
1.2 Tổng quan hệ thống phanh trên Toyota Vios 2019
1.2.1 Công dụng:
- Giảm tốc độ xe hoặc ngừng xe khi chuyển động
- GIữ ô tô đứng ở dốc.
- Đảm bảo an toàn chủ động
1.2.2 Yêu cầu:
Xuất phát từ những tiêu chuẩn quốc gia về an toàn chuyển động của các phương tiện
giao thông, và phổ biến hơn cả là quy định N0-13 EYK 00H của Hội đồng kinh tế châu
Âu, tiêu chuẩn F18- 1969 của Thụy Điển, tiêu chuẩn FM VSS- 121 của Mỹ. Người ta
đưa ra những yêu cầu qua trọng sau:
- Quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm.
- Đảm bảo ổn định khi phanh
- Điều khiển phanh nhẹ nhàng
- Thời gian nhạy cảm nhỏ
- Phân bố mô men phanh trên các bánh xe theo quan hệ sử dụng hoàn toàn trọng lượng
bám khi phanh với bất kỳ cường độ nào
- Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt
- Có khả năng phanh khi đứng trong thời gian dài
- Có cấu tạo đơn giản, giá thành thấp.
1.2.3. Phân loại
a) Theo cấu tạo bộ phận phanh
- Phanh tay
- Phanh tang trống
- Phanh đĩa
b) Theo nguyên tắc dẫn động cho cơ cấu phanh
- Hệ thống dẫn động bằng cơ khí
- Hệ thống dẫn động bằng thủy lực
- Hệ thống dẫn động bằng khí nén
- Hệ thống dẫn động bằng điện từ.

2
1.2.4 Kết cấu chung của hệ thống phanh
Hệ thống phanh trên ô tô thuộc hệ điều khiển của xe bao gồm các bộ phận sau:

Hình 2: Hệ thống phanh trên ô tô thuộc hệ điều khiển của xe

Hình 3: Cấu tạo chung bộ điều khiển của ô tô


- Hệ thống phanh chính dùng để phanh ô tô ở tất cả các chế độ chuyển động, còn hệ
thống phanh dừng để giữ ô tô ở vị trí đứng yên. Ngoài ra còn có hệ thống phanh dự
phòng được sử dụng khi hệ thống phanh chính đột ngột hư hỏng.

3
- Nguồn năng lượng chính có vai trò tích trữ năng lượng dưới dạng thế năng giúp cho
phanh luôn ở trạng thái sẵn sàng làm việc.
- Cơ cấu điều khiển là cơ cấu trực tiếp tác động điều khiển từ lái xe và đảm bảo tính
chất tùy động của hệ thống dẫn động, bộ phận truyền dẫn truyền năng lượng từ nguồn
cơ cấu chấp hành. Tại cơ cấu chấp hành năng lượng được biến đổi thành dạng thích hợp
để dẫn động cơ cấu phanh.
- Cơ cấu phanh là bộ phận trực tiếp làm giảm tốc độ góc của bánh xe ô tô, luôn có mô
men phanh lớn, luôn luôn ổn định khi điều kiện bên ngoài và chế độ phanh thay đổi.
- Dẫn động phanh là một hệ thống các chi tiết truyền lực tác dụng từ bàn đạp đến cơ cấu
phanh làm cho cơ cấu phanh hoạt động thực hiện quá trình phanh.
1.3 Tổng quan hệ thống phanh ABS trên Toyota Vios 2019
1.3.1 Mô tả
- Để tránh cho các lốp không bị bó cứng và làm mất khả năng quay vô lăng trong khi
phanh khẩn cấp, nên lặp lại động tác và nhả bàn đạp phanh nhiều lần. Tuy nhiên không
có thời gian để thực hiện việc nay trong khi phanh khẩn cấp. Hệ thống ABS dùng một
máy tính để xác định tình trạng quay của 4 bánh xe trong khi phanh và có thể tự động
đạp và nhả phanh.
- Sự khác nhau về tỷ lệ giữa tốc độ của xe và tốc độ của các bánh xe được gọi là “ hệ số
trượt”. Khi có sự chênh lệch giữa tốc dộ của xe và tốc độ của các bánh xe trở nên quá
lớn, sự quay trượt sẽ xảy ra giữa các lốp và mặt đường. Điều này cũng tạo nên ma sát
và cuối cùng có thể tác động như một lực phanh và làm chậm tốc độ của xe.
- Mối quan hệ giữa lực phanh và hệ số trượt có thể hiểu rõ hơn qua đồ thị hệ số trượt ở
bên dưới. Lực phanh không tỷ lệ với hệ số trượt, và đạt được cực đại khi hệ số trượt nằm
trong khoảng 10-30%. Vượt qua 30% lực phanh sẽ giảm dần. Do đó để duy trì mức tối
đa của lực phanh, cần phải duy trì hệ số trượt trong giới hạn 10-30% ở mọi thời điểm.
Ngoài ra, cũng cần phải giữ lực quay vòng ở mức cao để duy trì sự ổn điinhj về hướng.
Để thực hiện điều này, người ta thiết kế hệ thống ABS để tăng hiệu suất phanh tối đa
bằng cách sử dụng hệ số trượt là 10-30% bất kể các điều kiện của mặt đường, đồng thời
giữ lực quay vòng càng cao càng tốt để duy trì sự ổn định về hướng.
1.3.2 Phân loại
a) Phương án 1: ABS có 4 kênh với các bánh xe được điều khiển độc lập. ABS có 4
cảm biến bố trí ở bốn bánh xe và 4 van điều khiển độc lập, sử dụng cho hệ thống phanh
4
bố trí dạng mạch thường (một mạch dẫn động cho hai bánh xe cầu trước, một mạch dẫn
động cho hai bánh xe cầu sau). Với phương án này, các bánh xe đều được tự động hiệu
chỉnh lực phanh sao cho luôn nằm trong vùng có khả năng bám cực đại nên hiệu quả
phanh là lớn nhất. Tuy nhiên khi phanh trên đường có hệ số bám trái và phải không đều
thì moment xoay xe sẽ rất lớn và khó có thể duy trì ổn định hướng bằng cách hiệu chỉnh
tay lái. Ổn định khi quay vòng cũng giảm nhiều. Vì vậy với phương án này cần phải bố
trí thêm cảm biến gia tốc ngang để kịp thời hiệu chỉnh lực phanh ở các bánh xe để tăng
cường tính ổn định chuyển động và ổn định quay vòng khi phanh.

Hình 4: Phương án 1
b) Phương án 2: ABS có 4 kênh điều khiển và mạch phanh bố trí chéo. Sử dụng cho hệ
thống phanh có dạng bố trí mạch chéo (một buồng của xy lanh chính phân bố cho một
bánh trước và một bánh sau chéo nhau). ABS có 4 cảm biến bố trí ở các bánh xe và 4
van điều khiển. Trong trường hợp này, 2 bánh trước được điều khiển độc lập, 2 bánh
sau được điều khiển chung theo ngưỡng trượt thấp, tức là bánh xe nào có khả năng bám
thấp sẽ quyết định áp lực phanh chung cho cả cầu sau. Phương án này sẽ loại bỏ được
mô men quay vòng trên cầu sau, tính ổn định tăng nhưng hiệu quả phanh giảm bớt.

Hình 5: Phương án 2

5
c) Phương án 3: ABS có 3 kênh điều khiển. Trong trường hợp này 2 bánh xe sau được
điều khiển theo ngưỡng trượt thấp, còn ở cầu trước chủ động có thể có hai phương án
sau:
- Đối với những xe có chiều dài cơ sở lớn và moment quán tính đối với trục đứng đi
qua trọng tâm xe cao – tức là có nhiều khả năng cản trở độ lệch hướng khi phanh, thì
chỉ cần sử dụng một van điều khiển chung cho cầu trước và một cảm biến tốc độ đặt
tại vi sai. Lực phanh trên hai bánh xe cầu trước sẽ bằng nhau và được điều chỉnh theo
ngưỡng trượt thấp. Hệ thống như vậy cho tính ổn định phanh rất cao nhưng hiệu quả
phanh lại thấp.
- Đối với những xe có chiều dài cơ sở nhỏ và moment quán tính thấp thì để tăng hiệu
quả phanh mà vẫn đảm bảo tính ổn định, người ta để cho hai bánh trước được điều
khiển độc lập. Tuy nhiên phải sử dụng bộ phận làm chậm sự gia tăng moment xoay xe.
Hệ thống khi đó sử dụng 4 cảm biến tốc độ đặt tại 4 bánh xe.

Hình 6: Phương án 3
d) Các phương án 4,5,6: Đều là loại có hai kênh điều khiển. Trong đó:
- Phương án 4 tương tự như phương án 3. Tuy nhiên cầu trước chủ động được điều
khiển theo mode chọn cao, tức là áp suất phanh được điều chỉnh theo ngưỡng của bánh
xe bám tốt hơn. Điều này tuy làm tăng hiệu quả phanh nhưng tính ổn định lại kém hơn
do moment xoay xe khá lớn.
- Phương án 5, trên mỗi cầu chỉ có một cảm biến đặt tại 2 bánh xe chéo nhau để điều
khiển áp suất phanh chung cho cả cầu. Cầu trước được điều khiển theo ngưỡng trượt
cao, còn cầu sau được điều khiển theo ngưỡng trượt thấp.
- Phương án 6 sử dụng cho loại mạch chéo. Với hai cảm biến tốc độ đặt tại cầu sau, áp
suất phanh trên các bánh xe chéo nhau sẽ bằng nhau. Ngoài ra các bánh xe cầu sau được
6
điều khiển chung theo ngưỡng trượt thấp. Hệ thống này tạo độ ổn định cao nhưng hiệu
quả phanh sẽ thấp

Hình 7: Các phương án 4,5,6

7
Chương 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ
THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019
2.1 Cấu tạo hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Vios 2019
2.1.1 ECU điều khiển trượt:

Hình 8: Sơ đồ điều khiển ECU


- Xác định mức trượt giữa bánh xe và mặt đường dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến
và điều khiển bộ chấp hành của phanh.
- Dựa vào tín hiệu của các cảm biến tốc độ, ECU điều khiển trượt cảm nhận tốc độ quay
của các bánh xe cũng như tốc độ của xe.
- Trong khi phanh, mặc dù tốc độ quay của các bánh xe giảm xuống, mức giảm tốc sẽ
thay đổi tùy theo cả tốc độ của xe trong khi phanh và các tình trạng của mặt đường, như
mặt đường nhựa khô, ướt hoặc có băng,…
- ECU đánh giá mức trượt giữa các bánh xe và mặt đường từ sự thay đổi tốc độ quay
của bánh xe trong khi phanh và điều khiển các van điện tử của bộ chấp hành của phanh
theo 3 chế độ: giảm áp suất, giữ áp suất và tăng áp suất để điều khiển tối ưu tốc độ của
các bánh xe.
2.1.2 Bộ chấp hành của phanh:
- Gồm: van điện từ giữ áp suất, van điện từ giảm áp suất, bơm, mô tơ và bình chứa. Khi
bộ chấp hành nhận được tín hiệu từ ECU điều khiển trượt, van điện từ đóng hoặt ngắt
và áp suất thủy lực của xylanh ở bánh xe tăng lên, giảm xuống hoặc được giữ để tối ưu
hóa mức trượt cho mỗi bánh xe.
8
- Điều khiển áp suất thủy lực của các xylanh ở bánh xe bằng tín hiệu đầu ra của ECU
điều khiển trượt.
- Mạch thủy lực trong ABS được chia thành hệ thống của bánh trước bên phải và bánh
sau bên trái và hệ thống của bánh trước bên trái và bánh sau bên phải như thể hiện ở sơ
đồ.
- Có 3 chế độ xảy ra khi ABS hoạt động:
+ Chế độ giảm áp suất
+ Chế độ giữ
+ Chế độ tăng áp suất

Hình 9: Cấu tạo bộ chấp hành


2.1.3 Cảm biến tốc độ:
- Phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt.
2.1.4 Công tắc đèn phanh:
- Phát hiện bàn đạp phanh đã được đạp xuống và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển
trượt.
- ABS sử dụng tín hiệu của công tắc đèn phanh. Tuy nhiên dù tín hiệu công tắc đèn
phanh bị hỏng, việc điều khiển ABS vẫn được thực hiện khi các lốp bị bó cứng. Trong
trường hợp này, việc điều khiển bắt đầu khi hệ số trượt đã trở nên cao hơn ( các bánh xe
có xu hướng khóa cứng) so với khi công tắc đèn phanh hoạt động bình thường.

9
2.1.5 Cảm biến giảm tốc:
- Cảm nhận mức giảm tốc của xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt
- Bộ ECU đánh giá chính xác các điều kiện của mặt đường bằng các tín hiệu này và sẽ
thực hiện các biện pháp điều khiển tích hợp.
2.1.6 Đồng hồ táp lô
a) Đèn báo của ABS
- Khi ECU phát hiện thấy sự trục trặc ở ABS hoặc hệ thống hỗ trợ phanh, đèn này bật
sáng để báo người lái.
b) Đèn hệ thống phanh
- Khi đèn này sáng lên đồng thời với đèn báo của ABS, nó báo cho người lái biết rằng
có trục trặc ở hệ thống ABS và EBD.
2.2 Nguyên lý hoạt động hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Vios 2019
2.2.1 Hoạt động hệ thống phanh ABS
a) Khi phanh bình thường (ABS không hoạt động)

Hình 10: Khi phanh bình thường


- Trong trạng thái bình thường, ABS ở chế độ “tĩnh”, ECU không truyền điện tới cuộn
dây của van. Vì vậy, vị trí ấn xuống bởi lò xo hồi vị và cửa “A” vẫn mở còn cửa “B”
vẫn đóng.
- Khi nhấn phanh, áp suất dầu trong xi-lanh phanh chính tăng, dầu phanh chảy từ cửa
“A” qua “C” trong van điện 3 vị trí rồi tới xi-lanh. Dầu phanh bị cản lại vào bởi van một
chiều gắn trong mạch bơm.

10
- Khi nhả phanh, dầu phan hồi về từ xi-lanh bán xe về xi-lanh chính qua cửa “C” đến
cửa “A”, van một chiều số 3 trong van điện 3 vị trí.
b) Khi phanh gấp (ABS hoạt động)

Hình 11: Sơ đồ tín hoạt động ABS


- ABS điều khiển áp suất dầu phanh tác dụng lên xi-lanh bánh xe đó theo tín hiệu từ
ECU nếu nhận thấy bánh xe nào đang bị bó cứng lại khi phanh gấp.
2.2.2 Chế độ "giảm" áp

Hình 12: Chế độ “giảm áp”


- Khi một bánh xe gần bị bó cứng, ECU truyền dòng điện 5A cho cuộn dây của van diện,
tạo ra một lực từ mạnh. Van 3 vị trí chuyển động lên phía trên, cửa A đóng, cửa B mở.
- Dầu phanh trong xi-lanh bánh xe qua cửa C tới cửa B trong van điện 3 vị trí này và
chảy về bình dầu.
- Đồng thời, tín hiệu ECU phát ra cho mô tô bơm hoạt động, dầu phanh được trả hồi về
xi-lanh phanh chính từ bình chứa. Trong khi đó, dầu phanh trong xi-lanh chính bị ngăn
không cho vào van điện 3 vị trí và van một chiều số 1 và 3 bởi tại cửa “A”. Vì vậy, áp
11
suất dầu bên trong xi-lanh bánh xe giảm làm cho bánh xe không bị bó cứng. Áp suất dầu
được điều chỉnh cân bằng bằng cách lạp lại chế độ “giữ áp” và “giữ”.
2.2.3 Chế độ “Giữ”

Hình 13: Chế độ “giữ”


- Khi có sự thay đổi áp suất bên trong xi-lanh bánh xe, cảm biến tốc độ phát tín hiệu báo
tốc độ bánh xe đạt giá trị mong mong, ECU cấp dòng điện 2A đến cuộn dây của van
điện để duy trì áp suất trong xi-lanh bánh xe.
- Khi dòng điện trong cuộn giây từ 5A (theo chế độ giảm áp) giảm xuống còn 2A (theo
chế độ giữ), lượng từ trong cuộn dây cũng giảm theo. Van điện 3 vị trí giữ nhờ lực của
lò xò hồi vị làm đóng cửa “B”.
2.2.4 Chế độ “Tăng áp”

Hình 14: Chế độ “ tăng áp”


12
- Để tạo lực phanh lớn, áp suất trong xi-lanh cần tăng, ECU sẽ ngưng cấp điện cho cuộn
dây van diện. Khi đó, cửa “A” của van điện 3 vị trí mở, còn cửa “B” đóng. Nó cho phép
dầu xi-lanh phanh chính chảy qua cửa “C” trong van điện 3 vị trí đến xi-lanh bánh xe.
Mức độ áp suất dầu thay đổi được điều khiển nhờ chế độ lặp lại các chế độ “Tăng áp”
và “Giữ”.

13
Chương 3: KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ
THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019
3.1 Chú ý trong khai thác sử dụng hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Vios 2019
3.1.1 Hệ thống phanh ABS sẽ tự kích hoạt.
- Hệ thống phanh ABS có cảm biến tốc độ ở các bánh xe. Nhờ các cảm biến này mà hệ
thống ABS sẽ tự kích hoạt khi người lái đạp phanh. Nói cách khác đây là hệ thống tự
động, người lái không cần phải điều khiển.
3.1.2 Kiểm tra tình trạng hoạt động phanh ABS thông qua đèn báo.
- Người lái có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống phanh ABS ô tô thông qua
đèn báo phanh ABS trên bảng đồng hồ sau vô lăng.
- Đèn báo ABS thường sẽ bật sáng khi khởi động xe và tắt khi sau khi xe chạy một lúc.
Nếu đèn tiếp tục báo sáng hoặc nhấp nháy liên tục thì có nghĩa xe đang bị lỗi phanh
ABS. Khi này hệ thống phanh xe vẫn hoạt động bình thường nhưng hệ thống ABS sẽ bị
vô hiệu hóa. Do đó, nếu gặp trường hợp nên đưa xe đến trung tâm kiểm tra càng sớm
càng tốt.
3.1.3 Hệ thống phanh ABS không có tác dụng rút ngắn quãng đường phanh.
- Nhiều người nghĩ rằng tác dụng phanh ABS là rút ngắn quãng đường phanh. Tuy nhiên,
tác dụng chính của phanh ABS là giúp xe kiểm soát được hướng lái khi phanh gấp, hạn
chế hiện tượng xe bị trượt, mất kiểm soát khi phanh gấp ở tốc độ cao.
- Do đó, dù xe có thắng ABS thì người lái vẫn nên thực hiện đúng quy trình phanh như
bình thường. Không nên ỷ lại vào thắng ABS mà phóng nhanh, vượt ẩu, phanh gấp.
Thắng ABS chỉ hỗ trợ phanh xe an toàn hơn, không thể hoàn toàn tránh được mọi tình
huống nguy hiểm.
3.1.4 Xe có phanh ABS không cần nhấn/nhả phanh.
- Với xe không có phanh ABS, khi đạp phanh gấp để tránh xe bị hiện tượng bó phanh,
người lái sẽ thường phải rà phanh hay đạp nhấp/nhả phanh nhiều lần. Tuy nhiên với xe
có ABS, người lái không cần phải thực hiện thao tác này, chỉ cần nhấn giữ phanh. Bởi
hệ thống ABS đã thay người lái tiến hành thao tác này, thậm chí phanh ABS còn giúp
nhấp/nhả phanh hơn chục lần trên 1 giây.
3.1.5 Khi phanh ABS hoạt động người lái sẽ cảm giác xe rung rung.
- Vì hệ thống ABS được kích hoạt, bánh xe sẽ hoạt động theo kiểu “dừng rồi lăn bánh”
liên tục. Nên đôi khi xe sẽ cho cảm giác hơi rung rung. Đây là hiện tượng bình thường.
14
3.2 Bảo dưỡng kĩ thuật của hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Vios 2019
3.2.1 Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng - sửa chữa cảm biến
Bước 1: Kiểm tra điện áp ắc qui Điện áp ắc qui khoảng 12V
Bước 2: Kiểm tra đèn báo ABS
a. Bật khóa điện ON
b.Kiểm tra đèn ABS sáng trong vòng 3s. Nếu không sáng thì kiểm tra và sửa chữa thay
thế cầu chì bóng đèn hay dây điện.
c. Kiểm tra rằng đèn ABS tắt
d. Tắt khóa điện
e. Dùng dụng cụ chuyên dùng, nối chân E1 với chân Tc và Ts của giắc kiểm tra f. Kéo
phanh tay và nổ máy. Lưu ý : không được đạp phanh
g. Kiểm tra đèn ABS nháy khoảng 4 lần/1s(xem hình vẽ)

Hình 15: Kiểm tra đèn ABS


Bước 3: Kiểm tra mức tín hiệu cảm biến
- Lái xe chạy thẳng với tốc độ 4-6 km/h và kiểm tra xem đèn ABS có bật sáng sau khi
ngừng 1s không. Nếu đèn sáng nhưng không nháy khi tốc độ xe không nằm trong khoảng
tiêu chuẩn dùng xe à đọc mã chuẩn đoán , Sau đó sửa chữa các chi tiết hư hỏng.
- Lưu ý: Nếu đèn bật sáng khi tốc độ xe từ 4-6 km/h việc kiểm tra đã hòan thành. Khi
tốc độ xe vượt quá 6km/h ,đèn ABS sẽ nháy lại. Ở trạng thái này cảm biến tốc độ tốt. -
- Chú ý: Trong khi ABS tắt, không được gây ra rung động mạnh nào lên xe như tăng
tốc, giảm tốc, phanh, sang số, đánh lái hay va đập từ những ổ gà ở trên mặt đường.
Bước 4: Kiểm tra sự thay đổi tín hiệu cảm biến ở tốc độ thấp

15
Hình 16: Kiểm tra tín hiệu cảm biến
- Lái xe chảy thẳng với tốc độ 45-55 km/h va kiểm tra xem đèn ABS có sáng sau khi
tạm ngừng 1 giây không . Nếu đèn bật sang mà không nháy khi tốc độ xe nằm trong
khoảng tiêu chuẩn, dừng xe và đọc mã chẩn đóan . Sau đó sửa các chi tiết hỏng.
- Lưu ý: Nếu đèn bật sáng khi tốc độ xe nằm trong khoảng tiêu chuẩn việc kiểm tra đã
hoàn thành. Khi tố độ xe không nằm trong dãy tiêu chuẩn , đèn ABS sẽ nháy lại. Ở trạng
thái này rôto cảm biến tốt.
Bước 5: Kiểm tra sự thay đổi tín hiệu cảm biến ở tốc độ cao.Kiểm tra tương tự như trên
ở tốc độ khoảng 80 đến 90 km/h
Bước 6: Đọc mã chuẩn đốn. Dừng xe đèn báo sẽ bát đầu nháy đếm số nháyvà xem mã
chẩn đoán ở dưới.
Bước 7: Sửa chữa các chi tiết hỏng. Sửa hay thay thế các chi tiết bị hỏng
Bước 8: Đưa hệ thống về trạng thái bình thường
a. Tắt khóa điện OFF
b.Tháo dụng cụ chuyên dùng ra khỏi cực E1,Tc,và Ts của giắc kiểm tra

16
Bảng mã chẩn đoán lỗi
3.2.2 Quy trình tháo lắp, sửa chữa bộ chấp hành
Bước 1: Kiểm tra điện áp ắc quy điện áp ắc quy khoảng 12V
Bước 2: Tháo vỏ bộ chấp hành: Tháo các giắc nối, tháo giắc nối ra khỏi bộ chấp hành
và rơle điều khiển
Bước 3: Nối thiết bị kiềm tra bộ chấp hành và bộ chấp hành: Dùng dụng cụ chuyên dùng
kiểm tra bộ chấp hành nối vào rơle điều khiển bộ chấp hành và dây điệnphía thân xe qua
bộ dây điện phụ của dụng cụ chuyên dùng Nối dây đỏ của thiết bị kiểm tra vối cực dương
ắc qui và dây đen cực âm ắc qui. Nối dây đen của bộ dây điện phụ vào cực âm ắc qui
hay mát thân xe
Bước 4: Kiểm tra hoạt động của bộ chấp hành:

17
- Nổ máy và cho chạy tốc độ không tải. Bật công tắc lựa chọn của thiết bị kiểm tra đến
vị trí “FRONTRH” Nhấn và giữ công tắc môtơ trong một vài giây - Đạp nhanh và giữ
nó đến khi hoàn thành
- Nhấn công tắc POWER và kiểm tra rằng bàn đạp phanh không đi xuống (không giữ
công tắc POWER hơn 10 giây ) nhả công tắc POWER và kiểm tra rằng chân phanh đi
xuống.
- Nhấn và giữ công tắc MOTOR trong vài giây sau đó kiểm tra rằng chân phanh trả về
vị trí cũ nhả chân phanh.

Hình 17: Kiểm tra hoạt động của bộ chấp hành


3.2.3 Tháo lắp, sửa chữa bộ chấp hành
Bước 1: Tháo tấm lót tài xế trong phía trước bên phải
Bước 2: Tháo bu lông giá kẹp ,ống dẫn điều hồ không khí

Hình 18: Tháo các đường ống dẫn động phanh


Bước 3: Tháo các đường dẫn động phanh
Bước 4: Tháo giắc nối
Bước 5: Tháo bộ chấp hành ABS

18
Hình 19: Tháo các chi tiết của bộ chấp hành
3.3 Sửa chữa kĩ thuật của hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Vios 2019
3.3.1 Hiện tượng – nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra – sửa chữa các
cảm biến
a) Hiện tượng – nguyên nhân hư hỏng
- Hiện tượng: Phanh bị lệch. Nguyên nhân: Lắp đặt sai cảm biến tốc độ và rô to.
- Hiện tượng: Phanh không hiệu quả. Nguyên nhân: Cảm biến tốc độ và rô to bị bẩn.
- Hiện tượng: ABS hoạt động khi phanh bình thường. Nguyên nhân: Gẫy răng rô to.
- Hiện tượng: Đèn báo ABS sáng không có lý do. Nguyên nhân: Cảm biến tốc độ và rô
to, cảm biến giảm tốc bị hỏng.
b) Phương pháp kiểm tra
- Tháo giắc cảm biến tốc độ, đo điện trở giữa các cực: Bánh trước: 0,8 – 1,3 KΩ Bánh
sau: 1,1 – 1,7 KΩ
- Quan sát phần răng cưa của cảm biến: không bị bẩn, gẫy răng.
c) Phương pháp sửa chữa
- Làm sạch các bộ phận của cảm biến.
- Thay thế cảm biến nếu điện trỏ bị đứt, rô to bị gãy răng.
3.3.2 Hiện tượng – nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra – sửa chữa bộ
chấp hành

19
a) Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng
- Hiện tượng: Đèn báo ABS sáng không lý do.
- Nguyên nhân:
+ Rơ le van điện bị hở hay ngắn mạch.
+ Rơ le bơm bị hở hay ngắn mạch.
+ Van điện từ bị hỏng.
+ Bơm bộ chấp hành bị hỏng.
b) Phương pháp kiểm tra
- Kiểm tra các cuộn dây của rơ le, bơm bằng đồng hồ vạn năng.
- Kiểm tra bằng thiết bị, đèn báo cảnh báo ABS.
c) Phương pháp sửa chữa
- Làm sạch các bộ phận của bộ chấp hành.
- Thay thế.

20
KẾT LUẬN
- Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành tiểu luận “Hệ thống phanh ABS
trên xe Toyota Vios 2019” , em học hỏi được rất nhiều các kiến thức hữu ích về các hệ
thống an toàn trên ô tô, em nhận thấy các hệ thống này có vai trò hết sức quan trọng đối
với sự án định và an toàn của ôtô khi chuyển động. Ngày nay, hệ thống giao thông ngày
một hoàn thiện với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra
nhiều ôtô hiện đại có tốc độ cao, số lượng các loại xe tham gia giao thông ngày càng
đông, tai nạn giao thông xảy ra càng nhiều và càng nghiêm trọng, đòi hỏi phải có các
hệ thống an toàn chủ động lẫn bị động có độ chính xác cao để hạn chế các tai nạn đáng
tiếc do các phượng tiện giao thông gây ra.
- Việc trang bị thêm các kiến thức liên quan đến các hệ thống an toàn này trên ô tô là
hết sức cần thiết giúp người sử dụng đúng cách, người thợ nắm được nguyên lý làm việc
cơ bản để đề ra phương hướng sửa chữa thích hợp, giúp xe tham gia giao thông được án
định và an toàn để giảm thiểu tai nạn.
- Bên cạnh đó, các xe gắn máy, mô tô cũng là các phương tiện gây ra tai nạn giao thông
nhiều nhất, vì thế chúng ta cần nghiên cứu và phát triển các hệ thống này như phanh
ABS, hệ thống cảnh báo tiền va chạm,…) trên các loại xe này, điều đó cũng góp phần
quan trọng trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông đáng tiết xảy ra.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.danhgiaxe.com/danh-gia/danh-gia-so-bo-toyota-vios-2019-27003
https://fr.scribd.com/document/507487569/ABS
https://www.carmudi.vn/blog-xe-hoi/he-thong-phanh-abs-cau-tao-va-nguyen-ly-
hoat-dong/?fbclid=IwAR0ipI0vEndEnj9AUD5w--
D94alutadYaP51K1RxBO3KgP_0IkRSRm8JdJA_aem_ATZY304jSEncbKiI31fpl
P7tnAkeUhFnKZ0gxGACRXH9dKTP4VKJR_WCyY6aSyAwAqXRMKkRK55c
NGrIdoyXWl_s
https://agmworkshop.vn/he-thong-phanh-abs-tren-o-to.html
https://danchoioto.vn/thang-abs/
http://thuvien.kgc.edu.vn/bitstream/123456789/2029/3/Giao%20trinh%20M%C4%
90%20BDSC%20HT%20Phanh%20ABS-CD.pdf

22

You might also like