You are on page 1of 20

1

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình “Sửa chữa hệ thống nhiên liệu xăng” nhằm đáp ứng nhu cầu
dạy và học của giáo viên và học sinh, nhu cầu phát triển cơ giới hoá trong sản
xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và tại
địa phương trong những năm tới.
Giáo trình giới thiệu quá trình công nghệ sửa chữa các chi tiết trong hệ
thống nhiên liệu xăng: kiểm tra thay thế ống dẫn nhiên liệu và bầu lọc, sửa chữa
bộ chế hòa khí của động cơ và quá trình thử nghiệm vận hành động cơ sau khi
sửa chữa
Trong quá trình biên soạn, đã cố gắng đề cập đến những vấn đề cơ bản có
tính chất chung nhất của quá trình công nghệ kỹ thuật sửa chữa hiện đại trên thế
giới và điều kiện thực tế tại địa phương
Sau khoá học, học viên sẽ nắm được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt
động, các hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục các hư hỏng đó của các
chi tiết trong hệ thống nhiên liệu xăng của động cơ. Thực hiện được kỹ năng
tháo ráp, kiểm tra, Sửa chữa và bảo dưỡng, thay thế các chi tiết của hệ thống
đánh lửa động cơ xăng bị hư hỏng. Học viên sẽ đạt được trình độ công nhân bán
lành nghề, có kiến thức và kỹ năng phục vụ tại hộ gia đình.
Việc xây dựng một giáo trình dạy nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu
động ở nước ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy, giáo trình còn nhiều hạn chế và
thiếu sót nên tập thể biên soạn mong muốn sự đóng góp ý kiến của các chuyên
gia, các bạn đồng nghiệp để trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Tài liệu này được thiết kế theo từng mô đun thuộc hệ thống mô đun của
một chương trình để đào tạo hoàn chỉnh nghề sửa chữa máy nổ nông nghiệp, ở
cấp trình độ sơ cấp nghề và được dùng làm Giáo trình cho học viên trong các
khoá đào tạo gắn hạn hoặc các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực tham
khảo.
Đây là tài liệu thử nghiệm sẽ được hoàn chỉnh để trở thành giáo trình
chính thức trong hệ thống dạy nghề.
2

MỤC LỤC

Lời giới thiệu............................................................................................... 1


Mục lục........................................................................................................ 2
Giới thiệu về mô đun....................................................................................3
Bài 1: Khái quát hệ thống nhiên liệu xăng...................................................5
1. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống nhiên liệu xăng.......................................5
2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm viếc của hệ thống nhiên liệu xăng....5
3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu xăng........6
4. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu xăng...................................................6
5. Thực hành tháo lắp hệ thống nhiên liệu xăng......................................7
Bài 2: Kiểm tra thay thế ống dẫn nhiên liệu, bầu lọc...................................8
1. Công dụng ống dẫn nhiên liệu, bầu lọc xăng.......................................8
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ống dẫn nhiên liệu, bầu lọc xăng. 8
3. Quy trình tháo, lắp và phương pháp kiểm tra, thay thế ống dẫn
nhiên liệu, bầu lọc.........................................................................................9
4. Bảo dưỡng ống dẫn nhiên liệu, bầu lọc.............................................11
5. Thực hành kiểm tra, thay thế ống dẫn nhiên liệu, lọc xăng...............12
Bài 3: Sửa chữa bộ chế hòa khí ( BCHK )..................................................13
1. Công dụng của bộ chế hòa khí...........................................................13
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí............................13
3. Phương pháp tìm mạch xăng của bộ chế hòa khí..............................15
4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của bộ chế hòa khí......................15
5. Quy trình tháo, lắp và phương pháp kiểm tra sửa chữa BCHK........16
6. Thực hành sửa chữa bộ chế hòa khí...................................................18
7. Kiểm tra thực hành............................................................................18
Đáp án câu hỏi và bài tập............................................................................19
Tài liệu tham khảo.....................................................................................20
3

MÔ ĐUN : SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU XĂNG


Mã mô đun: MĐ04

Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun:

Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng là tập hợp tất cả các bộ phận thùng xăng,
ống dẫn nhiên liệu, bầu lọc, bộ chế hoà khí ... Có nhiệm vụ : cung cấp hỗn hợp
khí - nhiên liệu cho động cơ hoạt động phù hợp với yêu cầu phụ tải.
Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng là một phần
kiến thức cơ bản giúp cho thợ sửa động cơ một số kiến thức về cấu tạo, nguyên
tắc hoạt động các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng. Đồng thời có
đủ kỹ năng phân định để tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng các
bộ phận của hệ thống nhiên liệu xăng đảm bảo đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ
thuật, an toàn.
Trong qúa trình hoạt động các bộ phận và hệ thống thường xảy ra các hư
hỏng bất thường làm cho tình trạng kỹ thuật của động cơ kém đi không đảm bảo
yêu cầu về hiệu quả vận hành hoặc gây ra các hư hỏng nặng cho động cơ.

Mục tiêu của mô đun:

Nhằm đào tạo cho học viên có đầy đủ kiến thức về cấu tạo, nhiệm vụ và
nguyên tắc hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng. Đồng thời có đủ kỹ
năng phân định về cấu tạo để tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa các hư
hỏng của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng, với việc sử dụng đúng, hợp lý các
trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật, an toàn và
năng suất cao.

Nội dung chính của mô đun:

Thời lượng
Loại bài Địa
Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm
dạy điểm
số thuyết hành tra
Khái quát hệ Xưởng
M4-01 thống nhiên Tích hợp thực 8 3 5 0
liệu xăng hành
Kiểm tra thay
Xưởng
thế ống dẫn
M4-02 Tích hợp thực 8 2 6 0
nhiên liệu, bầu
hành
lọc
Xưởng
Sửa chữa bộ
M4-03 Tích hợp thực 24 4 18 2
chế hòa khí
hành
Cộng: 40 9 29 2
4

YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN

- Kiến thức:
 Trình bày đúng nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống nhiên liệu xăng
 Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận
của hệ thống nhiên liệu xăng: ống dẫn nhiên liệu, bầu lọc, bộ chế hòa khí
 Phân tích đúng hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương
pháp kiểm tra, sửa chữa các bộ phận hệ thống nhiên liệu xăng
- Kỹ năng:
 Nhận dạng cấu tạo, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống
nhiên liệu xăngđúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định
 Sử dụng đúng dụng cụ, thiết bị dùng tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa
hệ thống nhiên liệu xăng
- Thái độ:
 Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm
trong bảo dưỡng, sửa chữa
 Qua sự quan sát trực tiếp trong quá trình học tập và sinh hoạt của
người học.
5

Bài 1: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU XĂNG


Mã bài: M4 - 1
Hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng là một hệ thống quan trọng trên
động cơ sử dụng nhiên liệu xăng. Các kiến thức cơ bản của hệ thống giúp cho
các cán bộ kỹ thuật, các đối tượng khai thác sử dụng, sửa chữa động cơ xăng và
các công nhân, học viên có thể hiểu biết về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của
các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ xăng. Để tiến hành bảo dưỡng và kiểm
tra, sửa chữa các hư hỏng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
Mục tiêu:
- Phát biểu được nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống nhiên liệu xăng
- Trình bày sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu xăng
- Tháo, lắp nhận dạng đúng thành phần và vị trí lắp đặt hệ thống nhiên liệu xăng trên
động cơ
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống nhiên liệu xăng
1.1 Nhiệm vụ
Hệ thống nhiên liệu xăng cung cấp khí hỗn hợp cho động cơ xăng. Nó đưa xăng
từ thùng chứa đến bộ chế hòa khí gồm các bộ phận: Thùng chứa, ống dẫn, lọc xăng
và bộ chế hòa khí vào xy lanh động cơ theo yêu cầu về tốc độ và tải của động cơ.
Hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tiếng ồn ở mức độ thấp nhất.
1.2 Yêu cầu
- Đảm bảo công suất động cơ.
- Tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình động cơ hoạt động.
- Cấu tạo đơn giản, ít hư hỏng, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, dễ dàng
- Cung cấp thành phần hỗn hợp xăng - không khí phù hợp với mọi chế độ
làm việc của động cơ.
2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu xăng
2.1 Sơ đồ cấu tạo
Lỗ thông khí Nắp
trời Thùng chứa
xăng

Khóa Bình lọc Lọc gió


xăng

Bộ chế hòa khí


Hình 1.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu xăng
6

2.2 Nguyên lý làm việc


Thùng xăng đặt cao hơn bộ chế hoà khí ( BCHK ), xăng chảy xuống bộ
chế hòa khí nhờ trọng lực. Nắp thùng xăng có lỗ thông hơi để luôn có áp suất
không khí trong thùng xăng. Khoá xăng đăt dưới thùng xăng để khoá xăng khi
cần sửa chữa. Cách tiếp vận này được áp dụng cho động cơ cỡ nhỏ và xe gắn
máy.
3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu xăng
3.1 Trình tự tháo
- Khóa xăng nếu có
- Tháo các đường ống vào và ra. Chú ý vị trí lắp
- Tháo thùng chứa nhiên liệu. Chú ý xả hết nhiên liệu thùng chứa và tránh làm
móp méo thùng chứa.
- Tháo bình lọc xăng.
- Tháo bầu lọc gió. Chú ý không làm móp méo bầu lọc, thủng lưới lọc
- Tháo hai bu lông bắt bộ chế hòa khí, Chú ý nới điều lực siết hai bên.
3.2 Trình tự lắp
Trình tự lắp được thực hiện ngược lại trình tự tháo nhưng cần chú ý:
- Các chi tiết phải được vệ sinh sạch sẽ: súc thùng chứa nhiên liệu, vệ sinh
lưới lọc, thay lọc xăng nếu đã động cơ đã hoạt động đúng số giờ quy định
- Khi lắp bộ chế hòa khí lên động cơ chú ý đệm làm kín giữa BCHK và động
cơ phải kín, lực siết đều và đúng lực.
- Sau khi lắp kiểm tra bướm ga phải di chuyển nhẹ nhàng.
4. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu xăng
4.1 Bảo dưỡng hàng ngày
Kiểm tra mức xăng trong thùng chứa, đổ thêm xăng vào thùng. Kiểm tra
xem xét bên ngoài độ kín các chỗ nối của bộ chế hoà khí, các ống dẫn và thùng
xăng.
4.2 Bảo dưỡng định kỳ cấp I:
Kiểm tra xem xét bên ngoài độ kín khít các chỗ nối của hệ thống nhiên
liệu, nếu có hư hỏng phải khắc phục. Kiểm tra sự liên kết giữa cần ga với trục
bướm ga, của dây cáp với cần bướm gió, sự hoạt động của cơ cấu độ mở và
đóng hoàn toàn của bướm ga và bướm gió. Kiểm tra cơ cấu dẫn động ga phải
dịch chuyển đều và nhẹ nhàng về cả hai phía.
Nếu động cơ hoạt động trong môi trường nhiều bụi phải tháo rời bầu lọc
không khí và thay lưới bầu lọc.
4.3 Bảo dưỡng định kỳ cấp II
Kiểm tra độ kín của thùng xăng và chỗ nối của ống dẫn hệ thống nhiên liệu,
bắt chặt bộ chế hoà khí nếu cần thiết thì khắc phục hư hỏng. Kiểm tra sự liên kết
của cần kéo với cần bướm ga và của dây cáp với bướm gió, sự hoạt động của cơ
cấu dẫn động, độ mở và đóng hoàn toàn của bướm ga và bướm gió. Kiểm tra
mức xăng trong buồng phao của bộ chế hoà khí. Rửa bầu lọc không khí và lưới
bầu lọc
7

4.4 Bảo dưỡng theo mùa


Trong một năm hai lần tháo bộ chế hoà khí ra khỏi động cơ rửa sạch kiểm tra
các cụm và các chi tiết của bộ chế hoà khí, kiểm tra Zích lơ bằng thiết bị chuyên
dùng.
Tháo rời các bộ phận hệ thống nhiên liệu, lau chùi kiểm tra tình trạng các
chi tiết, sau khi lắp xong kiểm tra bằng thiết bị chuyên dùng. Mỗi năm hai lần xả
cặn bẩn ra khỏi thùng xăng và cọ rửa thùng xăng trước khi cho động cơ hoạt
động vào mùa đông.
Kiểm tra bộ chế hoà khí, kiểm tra độ kín của van kim, bề mặt lắp ghép,
mức xăng trong buồng phao. Nếu mức xăng trong buồng phao cao quá mức quy
định do van kim bị hở cần phải sửa chữa và điều chỉnh lại.
5. Thực hành tháo, lắp hệ thống nhiên liệu xăng
- Nhận dạng và xác định vị trí lắp đặt các bộ phận trên động cơ
- Tháo các bộ phận khỏi động cơ
- Làm sạch bên ngoài
- Lắp các bộ phận vào động cơ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Giải thích công dụng thùng chứa nhiên liệu, yêu cầu của hệ thống nhiên liệu
xăng ?
2. Vẽ sơ đồ cấu tạo, trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu xăng ?
8

Bài 2: KIỂM TRA VÀ THAY THẾ ỐNG DẪN NHIÊN LIỆU, BẦU LỌC
Mã bài: M4 – 2
Ống dẫn nhiên liệu và lọc xăng của động cơ xăng là một bộ phận quan
trọng trên động cơ. Các kiến thức cơ bản của ống dẫn nhiên liệu và bầu lọc giúp
cho các cán bộ kỹ thuật, các đối tượng khai thác sử dụng, sửa chữa động cơ
xăng và các công nhân, học viên có thể hiểu biết về cấu tạo, nguyên tắc hoạt
động của ống dẫn nhiên liệu và bầu lọc. Để tiến hành bảo dưỡng và kiểm tra,
sửa chữa các hư hỏng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
Mục tiêu:
- Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của ống dẫn nhiên liệu,
bầu lọc
- Trình bày được phương pháp kiểm tra, thay thế ống dẫn nhiên liệu, bầu lọc
- Kiểm tra và thay thế ống dẫn nhiên liệu, bầu lọc đúng quy trình, quy phạm, đúng
phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Công dụng ống dẫn nhiên liệu, bầu lọc xăng
1.1 Ống dẫn nhiên liệu
Ống dẫn nhiên liệu dùng để dẫn nhiên liệu từ thùng chứa đến các bộ phận
trong hệ thống nhiên liệu.
1.2 Bầu lọc xăng
Lọc xăng có công dụng lọc nước và tạp chất lẫn trong xăng trước khi đưa
xăng tới bộ chế hòa khí. Do đó tránh được hiện tượng tắc bộ chế hòa khí.
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ống dẫn nhiên liệu, bầu lọc xăng
2.1 Cấu tạo
2.1.1 Cấu tạo ống dẫn nhiên liệu
Ống dẫn nhiên liệu thường làm bằng kim loại hoặc cao su chịu xăng
2.1.2 Cấu tạo bầu lọc xăng
Lọc xăng có cấu tạo các chi tiết như hình vẽ.
Xăng ra
Vỏ lọc
Xăng vào

Lưới lọc

Đệm
Lò xo Xăng vào lọc Xăng ra lọc
Cóc lắng
Hình 2.2 Cấu tạo của lọc xăng
9

2.2 Nguyên lý làm việc


Khi động cơ làm việc, nhiên liệu từ thùng chứa chảy qua ống dẫn nhiên liệu
đến bầu lọc nhiên liệu nhờ trọng lực. Ở đó nhiên liệu được lọc sạch cặn bẩn nhờ lưới
lọc và đưa nhiên liệu đến BCHK cung cấp cho động cơ hoạt động phù hợp với mọi
tốc độ động cơ.
3. Quy trình tháo, lắp và phương pháp kiểm tra, thay thế ống dẫn nhiên liệu,
bầu lọc
3.1 Quy trình tháo
- Vệ sinh sơ bộ các chi tiết
- Khóa nhiên liệu nếu có
- Dùng kiềm hoặc tua vít tháo các cà rá đầu ống. Chú ý trong ống còn nhiên
liệu tránh đổ ra ngoài.
- Tháo lọc xăng
- Vệ sinh các chi tiết và tiến hành kiểm tra
3.2 Phương pháp kiểm tra thay thế
3.2.1 Phương pháp kiểm tra thay thế ống dẫn nhiên liệu
* Hư hỏng
- Ống dẫn nhiên liệu thường bị cong, bẹp, tắc ống dẫn.
- Bị nứt, gãy làm hở chảy xăng
- Chờn ren các đầu nối và hỏng đầu ống loe, gây ra hiện tượng rò rỉ nhiên
liệu
- Ống dẫn bị tắc bẩn, cung cấp xăng không đủ cho động cơ hoạt động.
* Nguyên nhân
- Do bị va chạm mạnh.
- Tháo lắp nhiều lần, vặn quá chặt.
- Sử dụng nhiên liệu bẩn, bầu lọc rách, không bảo dưỡng đúng định kỳ.
* Phương pháp kiểm tra thay thế ống dẫn nhiên liệu
Đối với ống cao su: Dùng tay uốn ống qua lại, nếu thấy có vết nứt phải
thay ống mới. Đầu ống không được rách và dùng tay ấn vào đầu nối phải hơi
nặng tay mới dùng tiếp được.
Đối với ống bằng kim loại: Các đai giữ phải có đủ đệm nhựa hoặc cao su.
Đầu ống phải kín trong quá trình làm việc, nếu bị hở phải sửa lại hoặc thêm đệm
đầu mối ghép. Việc sửa chữa loe đầu ống được thực hiện theo các bước như sau:
10

Hình 2.3 Sửa chữa ống dẫn nhiên liệu kim loại
3.2.2 Phương pháp kiểm tra thay thế bầu lọc
* Bầu lọc không khí
- Hư hỏng và kiểm tra
+ Hư hỏng chủ yếu của bầu lọc không khí là thân, nắp bầu lọc bị móp
méo, lõi lọc rách, hỏng.
+ Kiểm tra: Quan sát các chỗ bị móp méo ở thân và nắp, kiểm tra lõi lọc
rách, hỏng.
- Sửa chữa:
- Thân nắp bầu lọc bị móp, gò nắn lại các chỗ móp.
- Lõi lọc rách, hỏng phải thay lõi lọc mới.
* Bầu lọc xăng
- Hư hỏng và kiểm tra
+ Hư hỏng: Hư hỏng chính của bầu lọc xăng là thân, nắp bầu lọc xăng bị
nứt, vỡ, móp méo, chờn ren các đầu nối ống. Lõi lọc tinh bằng gốm bị vỡ. Đệm
làm kín bị rách, hỏng.
+ Kiểm tra: Quan sát các chỗ nứt, vỡ móp méo ở thân và nắp, kiểm tra
lõi lọc rách, thủng, chờn ren các đầu nối ống và đệm làm kín bị rách, hỏng.
- Sửa chữa:

Hình 2.4 Lọc nhiên liệu loại giấy thấm


- Đệm làm kín: Nên thay mới đệm khi bảo dưỡng hay khi sửa chữa. Đệm
bị rách, giản dài thì thay mới.
11

- Phần tử lọc: Đối với lọc giấy thay mới theo hướng dẩn nhưng có thể
thay sớm hơn nếu bị bẩn nhiều. Đối với đệm kim loại khi bảo dưỡng cần thiết
mới tháo rời và không được làm biến dạng các tấm kim loại. Đối với đệm làm
bằng gốm hay bột kim loại nếu bị nứt vỡ thì thay mới, nếu bị bẩn có thể làm
sạch bằng khí nén và xăng.
3.3 Quy trình lắp
Được thực hiện ngược lại quy trình tháo nhưng cần chú ý:
- Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết trước khi lắp.
- Nên thay đệm làm kín khi sửa chữa
- Các đường ống và lọc xăng phải thông
- Lắp các đường ống không bị rò rỉ, siết đúng lực.
4. Bảo dưỡng ống dẫn nhiên liệu, bầu lọc
4.1 Bảo dưỡng ống dẫn nhiên liệu
- Tháo và làm sạch các ống dẫn nhiên liệu.
- Thổi thông các đường ống dẫn bằng khí nén.
- Kiểm tra nứt, gãy, hở của các đường ống dẫn nhiên liệu và các đầu nối bị
chờn ren. Nếu ống dẫn gãy, đầu nối chờn ren phải thay.
- Lắp các đường ống dẫn vào hệ thống nhiên liệu.
- Bơm tay để xăng lên bộ chế hòa khí, kiểm tra rò rỉ xăng ở các đường ống
dẫn và khắc phục, sửa chữa.
4.2 Bảo dưỡng bầu lọc
* Bầu lọc không khí phải được bảo dưỡng định kỳ ngoài ra nếu động cơ
hoạt đông trong môi trường nhiều bụi bẩn thì phải rửa hàng ngày, để tránh tắc
bầu lọc làm tăng lượng tiêu hao nhiên liệu
Tháo bầu lọc không khí, rửa sạch các chi tiết. Lõi lọc bằng giấy bị tắc bẩn
dùng không khí nén thổi sạch, thổi từ trong thổi ra

Hình 2.5 Thổi sạch lõi lọc bằng không khí nén từ trong thổi ra

* Bầu lọc xăng: Tháo bầu lọc xăng đúng quy trình, rửa sạch, kiểm tra các
chi tiết. Thay lõi lọc mới. Chú ý không làm rách đệm làm kín.
- Lắp bầu lọc lại đúng quy trình sau khi đã bảo dưỡng, thay thế các chi tiết.
12

5. Thực hành kiểm tra, thay thế ống dẫn nhiên liệu, lọc xăng
- Tháo ống dẫn nhiên liệu và lọc xăng.
- Làm sạch và kiểm tra chi tiết: nứt, thủng, xoắn ống, nghẹt lọc……
- Lắp các chi tiết lên động cơ.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Giải thích công dụng bầu lọc ?
2. Giải thích tại sao trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng phải bố trí các bầu
lọc không khí và bầu lọc xăng ?
13

Bài 3: SỬA CHỮA BỘ CHẾ HÒA KHÍ


Mã bài: M4 - 3
Bộ chế hòa khí của động cơ xăng là một bộ phận quan trọng trên động cơ
sử dụng nhiên liệu xăng. Các kiến thức cơ bản của bộ chế hòa khí giúp cho các
cán bộ kỹ thuật, các đối tượng khai thác sử dụng, sửa chữa động cơ xăng và các
công nhân, học viên có thể hiểu biết về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của bộ chế
hòa khí . Để tiến hành bảo dưỡng và kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng các bộ phận
của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
Mục tiêu:
- Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí
- Trình bày được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa
chữa bộ chế hòa khí
- Kiểm tra và sửa chữa bộ chế hòa khí đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp
và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Công dụng của bộ chế hòa khí
Bộ chế hòa khí có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cho hầu hết các chế độ
hoạt động của động cơ. Bộ chế hòa khí gồm các mạch xăng: mạch không tải,
mạch xăng chính. Dòng khí nạp đi ngang chỗ co hẹp nhất của họng khuếch tán,
tốc độ dòng khí tăng tạo độ chân không lớn sẽ hút xăng từ buồng phao qua
zichlơ xăng phun vào họng khuếch tán và nạp vào xy-lanh.
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí
2.1 Cấu tạo Họng
khuếch tán Vòi phun Bướm ga
Bướm gió

Hòa khí
Gió vào
Đường xăng
vào
Lổ gió phụ
Giclơ xăng Van kim 3 cạnh
( Pontu xăng)
Phao xăng

Hình 3.6 Sơ đồ cấu tạo của bộ chế hòa khí đơn giản
Bộ chế hoà khí cơ bản là bộ chế hoà khí chỉ có một vòi phun xăng. Trong
đó một đầu vòi phun được đặt trong buồng phao và đầu còn lại đặt tại họng
khuếch tán. Khi có dòng khí đi qua họng khuếch tán thì xăng sẽ được hút ra khỏi
14

buồng phao để hòa trộn với không khí tạo thành hổn hợp.
2.2 Nguyên lý làm việc
Khi động cơ làm việc, kỳ nạp piston hút không khí qua bầu lọc vào họng
khuếch tán của bộ chế hòa khí. Vòi phun được đặt tại tiết diện lưu thông nhỏ
nhất của họng khuếch tán là nơi có độ chân không lớn nhất. Xăng từ buồng phao
qua ziclơ được dẫn tới vòi phun. Nhờ có độ chân không ở họng khuếch tán,
nhiên liệu được hút ra khỏi vòi phun và được xé thành những hạt nhỏ hòa trộn
với không khí (hòa khí) nạp vào xy-lanh qua xup pap nạp.
Phía dưới họng khuếch tán còn có bướm ga dùng để điều chỉnh lượng hòa
khí nạp vào xylanh động cơ. Khi bướm ga mở nhỏ lưu lượng khí nạp ít, độ chân
không nhỏ lượng xăng hút ra ở vòi phun ít. Khi bướm ga mở càng lớn thì lượng
xăng phun ra ở vòi phun càng tăng tăng lên. Khi bướm ga đóng gần kín thì xăng
không phun ra khỏi vòi phun được do độ chân không nhỏ.
Ở bộ chế hòa khí đơn giản không đáp ứng được yêu cầu làm việc của
động cơ ở các chế độ:
Chế độ khởi động: Không cung cấp được một lượng hổn hợp đậm hơn để
động cơ dễ khởi động (cần phải kéo air để dễ khởi động).
Chế độ không tải: Không đảm bảo hỗn hợp hòa khí (do đó sử dụng bộ
điều tốc để điều chỉnh tốc độ động cơ).
Chế độ trung bình: Tỉ lệ hỗn hợp đậm
Chế độ toàn tải:tỉ lệ hỗn hợp nhạt
Chế độ gia tốc: Cần cung cấp một lượng hòa khí đậm hơn.

Vít điều
chỉnh tỉ lệ
hòa khí

Hình 3.7 Sơ đồ nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí

Nguyên lý làm việc của mạch Ralăngty:


- Chế độ Ralăngty: Bướm ga chớm mở, sức hút tập trung ở vòi phun
Ralăngty, hút xăng và gió qua lổ giclơ xăng chính và lổ gió phụ, công thêm
luồng gió lùa qua khe hở bướm ga tạo thành hòa khí cung cấp cho động cơ hoạt
động ở chế độ ralăngty.
15

- Ở tốc độ thấp: Bướm ga mở từ 1/8 đến 1/4 tay ga sức hút tập trung ở vòi
phun chính và vòi phun ralăngty cả hai mạch xăng này cung cấp cho động cơ
làm việc
3. Phương pháp tìm mạch xăng của bộ chế hòa khí
3.1 Phương pháp tìm mạch xăng chính:
Từ chổ co hẹp nhất của họng khuếch tán ta xác định dược vòi phun chính, ta
tìm dần về buồng phao sẽ tìm thấy giclơ không khí mạch xăng và giclơ xăng.
3.2 Phương pháp tìm mạch xăng không tải:
Ta đóng bướm ga, ở dưới bướm ga ta tìm thấy lổ phun Ralăngty có vít điều
chỉnh ralăngty. Từ đó tìm dần về buồng phao sẽ thấy lổ không khí phụ của mạch
ralăngty và theo đường gân đúc tới giclơ xăng chính.
4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng bộ chế hòa khí

TT Hiện tượng Nguyên nhân Ảnh hưởng


Ren ốc của các chi
Xăng rò rỉ ra bên ngoài,
tiết trong bộ chế hòa Do tháo lắp không
1 các hệ thống làm việc
khí bị hỏng, vỏ đúng yêu cầu kỹ thuật
không tốt
buồng phao bị hỏng
Các đệm làm kín bị
Do tháo lắp hặc sử Xăng bị rò rỉ, hỗn hợp
2 rách hoặc chay cứng
dụng lâu ngày nghèo xăng
không kín
Trục bướm ga và ống Động cơ chạy không tải
3 Do sử dụng lâu ngày
dẩn hướng bị mòn không tốt.
Động cơ chạy không tốt
4 Giclơ bị mòn Do sử dụng lâu ngày với chế độ tương ứng với
Giclơ của hệ thống.
Do sử dụng lâu ngày
Làm hỗn hợp loãng hay
Các Giclơ bị tắc cặn bẩn đóng hoạc chất đậm khi làm việc động
5 keo trong xăng dính
nghẹt cơ không ổn định.
kết.
Hệ thống không hoạt Do sử dụng lâu ngày, Tăng ga không tốt, gây
6 động hoặc phun ít tháo lắp điều chỉnh thiếu hay thừa xăng khi
nhiên liệu không đúng. tăng ga.
Mức xăng trong
buồng phao quá cao:
Phao bị nứt, móp,
van kim ba cạnh Bị rò rỉ xăng, xăng chảy
Do sử dụng lâu ngày, vào xylanh động cơ làm
đóng không kín, đế
7 tháo lắp không đúng, việc có hiện tượng giàu
van siết không đúng
điều chỉnh sai xăng.
lực hay đệm hư
hỏng, điều chỉnh vị
trí phao xăng không
đúng
16

Do lắp sai, điều chỉnh Khó khởi động hoặc làm


Bướm gió đóng mở
8 không đúng, cơ cấu tự việc có hiên tượng giàu
không hết
mở air gió hư hỏng xăng
Nếu mặt phẳng nắp với
Do ảnh hưởng nhiệt độ thân bộ chế hòa khí làm
Các mặt phẳng lắp hoặc lực siết các bu- xăng rò ra làm hỗn hợp
9 ghép bộ chế hòa khí lông, ốc vít không đều. giàu xăng, nếu mặt lắp
bị cong vênh ghép chân với thân và
chân với ống nạp bị hở
làm hỗn hợp nghèo xăng.
5. Quy trình tháo, lắp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bộ chế hòa khí
5.1 Quy trình tháo
* Tháo ra khỏi động cơ:
- Vệ sinh sơ bộ bên ngoài
- Tháo lọc gió
- Khóa xăng
- Rút ống thun xăng khỏi bộ chế hòa khí
- Tháo cơ cấu điều khiển bướm ga ( chú ý vị trí các lỗ trên cần điều khiển bo6j
tự động).
- Dùng tuýp 10 tháo hai đai ốc bắt giữ bộ chế hòa khí. Rút lấy bộ chế hòa khí
ra ngoài.
* Tháo rời chi tiết:
- Dùng chìa khóa 12 hoặc 13 tháo bulông bắt chén xăng, lấy chén xăng ra
ngoài.
- Rút chốt phao lấy phao xăng và van kim.
- Dùng vít dẹp tháo Zich lơ chính.
- Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết bằng xăng.
5.2 Phương pháp kiểm tra sửa chữa
5.2.1 Phao xăng:
Kiểm tra - sửa chữa nứt bể của phao xăng:
Trước tiên ngâm phao xăng vào nước nóng 80C, nếu chổ nào bị nứt hở sẽ
có bọt khí thoát ra.
Phao bằng đồng thao bị nứt có thể hàn lại. Trước khi hàn cần xả hết xăng
trong phao bằng cách ngâm phao trong nước nóng, chổ bị nứt quay xuống bên
dưới cho xăng thoát ra ngoài, nếu xả không sạch thì khoan lỗ để xả thật sạch rồi
hàn lại. Lớp hàn phải mỏng không quá dày sẽ làm tăng trọng lượng của phao.
Kiểm tra điều chỉnh vị trí của phao xăng:
Gắn phao xăng và van kim vào nắp bộ chế hòa khí:
Lật nắp cho phao xăng quay lên, yêu cầu phao xăng phải song song với mặt
phẳng của nắp bộ chế hòa khí.
Nếu không đúng điều chỉnh lại bằng cách bẻ lưởi gà ở phao xăng.
17

Lưỡi gà phao xăng

Dưỡng kiểm tra

Hình 3.8 Phương pháp điều chỉnh phao xăng

5.2.2 Kiểm tra - sửa chữa van kim


Kiểm tra độ kín của van kim: Độ kín của van kim thể hiện qua sự ổn định
của mức xăng trong buồng phao trong suốt quá trình hoạt động của động cơ.
Nếu van kim không kín thì mức xăng sẽ cao hơn mức qui định và xăng có thể
chảy ra ngoài hay chảy vào trong xylanh động cơ. Phương pháp kiểm tra như
sau:
Gắn một ống thông với buồng phao để quan sát mức xăng trong buồng
phao nếu không có lổ quan sát.
Cho động cơ hoạt động
Quan sát mức xăng trong buồng phao: Mức xăng sẽ cố định ở một mức khi
động cơ hoạt động là tốt. Nếu mức xăng tăng dần cần phải xác định hư hỏng để
sửa chữa hoặc thay van mới.
Sửa chữa van kim 3 cạnh: Nếu không kín do van kim không kín thì rà lại
bằng bột rà loại đồng thau, nếu van bằng cao su thay mới. Do đế van không kín
siết cứng hoặc thay đệm.
Mức xăng buồng phao quá cao

Lưỡi gà
Van kim Mức xăng
3 cạnh quá cao

Đường Phao chìm


xăng vào trong xăng

Phao xăng
3.9 Mức xăng trong buồng phao quá cao
18

5.2.3 Kiểm tra mặt lắp ghép bộ chế hòa khí:


Dùng bột màu để kiểm tra các bề mặt lắp ghép của bộ chế hòa khí: Giữa
nắp và thân; giữa phần thân và chân; giữa chân với đường ống nạp. Nếu các bề
mặt lắp ghép bị cong vênh ta có thể rà lại bằng giấy nhám hay bột rà trên bàn
máp.
5.2.4 Kiểm tra - sửa chữa hệ thống không tải:
Kiểm tra vít điều chỉnh không tải: Đầu vít phải nhọn côn đều, nếu bị mòn
khuyết phải thay mới.
Kiểm tra giclơ không khí: Sự mòn rộng hoặc nghẹt và ren vít bi chờn.
Lò xo: Kiểm tra rỉ sét, nứt, gãy, nếu có thay mới.
5.2.5 Kiểm tra - sửa chữa hệ thống phun chính:
Kiểm tra các giclơ và vòi phun chính: Các giclơ có thể bị mòn rộng hoặc bị
nghẹt. Để kiểm tra cần có các thiết bị chuyên dùng.
Biện pháp khắc phục khi giclơ mòn rộng: Thay mới hoặc chêm lổ giclơ.
5.2.6 Kiểm tra khe hở trục bướm ga:
Theo kinh nghiệm dùng tay lắc nếu thấy có khe hở cần thay trục bướm ga
mới hoặc đóng bạc lót vào lổ dẫn hướng.
5.2.7 Kiểm tra đệm mặt lắp ghép:
Các đệm mặt lắp ghép không được nhão, rách, chay cứng.
5.3 Quy trình lắp
Tiến hành ngược lại quy trình tháo, nhưng cần chú ý:
- Ron chén xăng phải kín hoặc thay mới
- Đệm co xăng phải kín
- Bướm gió và bướm ga phải hoạt động nhẹ nhàng
- Cần điều tốc phải lắp đúng vị trí ban đầu và chắc chắn
- Vận hành động cơ
6. Thực hành sửa chữa bộ chế hòa khí
- Làm sạch bên ngoài bộ chế hòa khí
- Tháo rời bộ chế hòa khí và làm sạch các chi tiết của bộ chế hòa khí.
- Kiểm tra các chi tiết của bộ chế hòa khí.
- Lắp các chi tiết của bộ chế hòa khí.
- Lắp bộ chế hòa khí lên động cơ
- Điều chỉnh không tải.
7. Kiểm tra thực hành

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Giải thích nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống không tải ?
2. Giải thích tại sao trên bộ chế hòa khí tự động phải có hệ thống không tải ?
3. Giải thích nhiệm vụ của bộ chế hòa khí trên động cơ xăng ? Tại sao bộ chế
hòa khí đơn giản ít được sử dụng trên động cơ xăng ?
19

ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Bài 1:
Câu 1.
- Thùng xăng dùng để chứa xăng, dự trữ nhiên liệu cho động cơ làm việc.
- Yêu cầu:
- Đảm bảo công suất động cơ.
- Tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình động cơ hoạt động.
- Cấu tạo đơn giản, ít hư hỏng, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, dễ dàng
- Cung cấp thành phần hỗn hợp xăng - không khí phù hợp với mọi chế
độ làm việc của động cơ.
Câu 2:
* Sơ đồ cấu tạo

Lỗ thông khí Nắp


trời Thùng chứa
xăng

Khóa Bình lọc Lọc gió


xăng

Bộ chế hòa khí

* Nguyên lý làm việc


Thùng xăng đặt cao hơn bộ chế hoà khí ( BCHK ), xăng chảy xuống bộ
chế hòa khí nhờ trọng lực. Nắp thùng xăng có lỗ thông hơi để luôn có áp suất
không khí trong thùng xăng. Khoá xăng đăt dưới thùng xăng để khoá xăng khi
cần sửa chữa. Cách tiếp vận này được áp dụng cho động cơ cỡ nhỏ và xe gắn
máy.
Bài 2:
Câu 1. Bầu lọc không khí có nhiệm vụ lọc sạch bụi bẩn trong không khí
trước khi đưa vào xy lanh động cơ
- Bầu lọc xăng có nhiệm vụ lọc sạch các tạp chất cơ học và nước ra
khỏi xăng.
Câu 2. Trong hệ thống nhiên liệu xăng phải bố trí bầu lọc không khí và
bầu lọc xăng vì: trong không khí lẫn rất nhiều bụi bẩn. trong xăng có lẫn nước
và cặn bẩn vì vậy nếu không được lọc sạch trước khi đưa vào xy lanh động cơ sẽ
làm tăng mài mòn các chi tiết, tuổi thọ của động cơ giảm.
20

Bài 3:
Câu 1. Hệ thống không tải có nhiệm vụ cung cấp hỗn hợp cho động cơ
hoạt động ở chế độ không tải.
- Cung cấp thành phần khí hỗn hợp thích hợp cho động cơ hoạt động ở
chế độ không tải, đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu.
Câu 2. Khi động cơ hoạt động ở chế độ không tải bướm ga gần như
đóng kín độ chân không tại cổ họng khuyếch tán nhỏ. đường xăng chính không
đủ sức hút xăng phun ra ở miệng vòi phun chính. vì vậy phải bố trí đường xăng
không tải phun hỗn hợp phía sau bướm ga.
Câu 3. Bộ chế hòa khí có nhiệm vụ định lượng và trộn hòa xăng -
không khí tạo ra hòa khí cung cấp cho động cơ. cung cấp thành phần hòa khí
thích hợp theo yêu cầu phụ tải và tốc độ của động cơ.
- Bộ chế hòa khí đơn giản ít được sử dụng trên động cơ xăng vì bộ
chế hòa khí đơn giản không cung cấp thành phần khí hỗn hợp đúng yêu cầu làm
việc của động cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

+ Nguyễn Quốc Việt - Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp - Tập1,2,3 -
NXB HN-2005
+ Nguyễn Oanh – Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại – Động cơ
xăng, Diessel.
+ Trần Thế San, Đỗ Dũng-Thực hành sửa chữa - bảo trì động cơ xăng-NXB
Đà Nẵng-2008
+ Nguyễn Oanh – Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại – Động cơ
xăng.
+ Trần Thế San, Đỗ Dũng-Thực hành sửa chữa - bảo trì động cơ xăng-
NXB Đà Nẵng-2008
+ www.tailieu.vn
+ www.oto-hui.com

You might also like