You are on page 1of 61

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SV thực hiện : ĐỖ ĐỨC NGỌC

Lớp : DLK40L
Khoa : Cơ Khí Động Lực
1. Tên đề tài :

NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE CAMRY 2007


2. Nội dung đồ án :
Nghiên cứu hệ thống điện thân xe Camry 2007 và nêu các hư hỏng xảy ra cùng
biện pháp sửa chữa.
3. Giáo viên hướng dẫn : TH.S TRẦN VĂN ĐĂNG.

Cán bộ hướng dẫn ký tên Ngày ……. tháng……...năm 2012

TH.S TRẦN VĂN ĐĂNG Thông qua bộ môn


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn:

♦ Thầy TRẦN VĂN ĐĂNG – người đã trực tiếp hướng dẫn, đề ra phương hướng
và truyền đạt những kiến thức quí báu nhằm giúp chúng em hoàn thành tốt đề
tài tốt nghiệp này.

♦ Khoa Cơ khí Động lực – Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật HƯNG YÊN
đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em hoàn thành đề tài này.

♦ Tập thể lớp DLK40L, tất cả bạn bè và người thân đã luôn động viên và khuyến
khích để đề tài có thể hoàn thành tốt đẹp.

HƯNG YÊN, tháng 05 năm 2012

SVTH: ĐỖ ĐỨC NGỌC

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI NÓI ĐẦU
Trong vài thập kỷ gần đây, nền công nghiệp ôtô đã có những bước phát triển
lớn lao. Chẳng hạn, hệ thống điều khiển động cơ đã áp dụng công nghệ GDI (gasoline
direct injection) nhằm làm giảm tối đa tiêu hao nhiên liệu. Phần gầm của ô tô ngày nay
được trang bị một số hệ thống như: hệ thống phanh chống hãm cứng (ABS) hay hệ
thống chống trượt (ASR), hệ thống treo điều khiển điện tử, hộp số tự động nhiều cấp…
Do đó, hệ thống điện thân xe cũng được cải tiến nhằm làm cho chiếc ô tô ngày càng
hoàn thiện hơn.
Do có nhiều cải tiến để đáp ứng yêu cầu của khách hàng nên hệ thống điện thân
xe trên ô tô ngày nay rất phức tạp. Vì vậy, đề tài “ nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống
điện thân xe Camry 2007 ” có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn các sinh
viên, kỹ thuật viên, kỹ sư…hiểu về nguyên lý để từ đó làm cơ sở tìm ra các hư hỏng để
sửa chữa.
Các môn học trong trường trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về mạch
điện, nguyên lý hoạt động của từng mạch… Nhưng khi ra trường thì công việc của hầu
hết kỹ sư ô tô là tìm ra các hư hỏng trên xe. Cho nên đôi khi họ sẽ bị bỡ ngỡ, không
biết bắt đầu từ đâu. Vì thế, đề tài này một phần nào đó sẽ giúp sinh viên sau khi ra
trường có thể tiếp cận với thực tế dễ dàng hơn.
Tuy đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định như: Giới thiệu tổng quan về
mô hình, sơ đồ mạch điện thực tế trên xe, soạn được các phiếu thực hành, các nguyên
nhân hư hỏng và hướng khắc phục…Nhưng do kiến thức còn hạn chế và không có
nhiều thời gian nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Mong được sự
đóng góp ý kiến từ các thầy và các bạn đọc giả.

1
.
PHẦN I KHÁI QUÁT

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ
thuật, ngành công nghiệp ô tô đã có những sự phát triển vượt bậc. Các tập đoàn ô tô
trên thế giới đã và đang cố gắng chế tạo ra những chiếc ôtô không những hoàn hảo về
mặt kỹ thuật mà còn đảm bảo tính an toàn và tiện nghi cho tài xế và hành khách.
Đặc biệt, hệ thống điện thân xe đã có những cải tiến mạnh mẽ, chẳng hạn như ô tô
được trang bị hệ thống khóa cửa dùng điều khiển từ xa, hệ thống chống trộm, hệ thống
điều khiển đèn tự động, hệ thống túi khí (SRS)… Do vậy, hệ thống điện thân xe trên
ôtô đời mới ngày nay thật sự rất phức tạp, nó được trang bị nhiều chủng loại thiết bị
điện và điện tử khác nhau. Từng nhóm các thiết bị điện có cấu tạo và tính năng riêng,
phục vụ một số mục đích nhất định, tạo thành những hệ thống riêng biệt trong mạch
điện ô tô.
Nhưng hầu hết các mạch điện liên quan với nhau do chúng sử dụng chung cầu
chì, công tắc hay điểm nối mát... Hơn nữa, mỗi mạch của hệ thống điện thân xe bao
gồm nhiều bộ phận, cảm biến và giắc nối khác nhau. Và hầu hết chúng nằm ở những
vị trí khác nhau trên xe nên rất khó để tiếp cận chúng. Cho nên, việc tìm ra những hư
hỏng hệ thống điện thân xe không phải là việc làm đơn giản.
Chính vì vậy, đề tài “nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống điện thân xe Camry 2007”
có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn cho sinh viên hiểu được nguyên lý từ đó
làm cơ sở để tìm ra các hư hỏng và biện pháp khắc phục sửa chữa.

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


Đề tài có hai mục đích chính là:
 Tổng quát hệ thống điện thân xe Camry 2007.
 Qua việc nghiên cứu hệ thống điện thân xe Camry 2007, sẽ giúp các sinh viên
có thêm được nhận thức về hệ thống điện thân xe Camry nói riêng và điện thân
xe ô tô nói chung.

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI


Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:
 Hệ thống chiếu sáng tín hiệu, bộ phân phối nguồn, hệ thống khóa cửa và khởi động
thông minh hệ thống túi khí, hệ thống hỗ trợ đỗ xe, hệ thống MPX – mạng CAN.

2
 Một số hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa hệ thống điện trên xe Camry
2007 thường gặp.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


 Dựa vào các kiến thức đã được học cùng với tra cứu tìm hiểu các tài liệu
chuyên nghành về hệ thống điện ô tô, đặc biệt là các tài liệu do TOYOTA phát
hành.

3
PHẦN 2: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE CAMRY 2007

2.1 Giới thiệu về xe Camry 2007


TOYOTA CAMRY là loại xe gia đình cỡ lớn, sản xuất bởi TOYOTA tại các
nước Mỹ, Úc và Nhật. Tên Camry được giới thiệu đầu tiên vào năm 1980 trên chiếc
Toyota Celica Camry, còn cái tên Camry riêng biệt được đưa ra vào năm 1982 dành
cho model 1983. Camry được chủ yếu sản xuất dưới dạng sedan 4 cửa và đã trải qua
những biến đổi quan trọng trong thiết kế và nâng cấp vào các năm 1987, 1992, 1997
và 2002. Đến năm 2004 Camry được sản xuất tại các nhà máy của Toyota tại Úc,
Philipines, Thái, Mỹ, Việt Nam. Nó cũng được sản xuất tại các nhà máy không phải
của Toyota tại Malayxia và Đài Loan. Chiếc Toyota Celica lần đầu tiên được giới
thiệu vào năm 1980 cho thị trường nội địa Nhật. Đến nay Camry đã trải qua 5 thế hệ,
chiếc Camry 2007 thuộc thế hệ thứ 5 ( từ năm 2001 đến nay). Camry 2007 ra đời năm
2007 do Toyota sản xuất và được tạp chí danh tiếng Motor Trend bình chọn là chiếc xe
của năm 2007 .

Hình 2.1 Toyota Camry 2007

4
Camry 2007 có các thông số cơ bản sau

Chiều dài tổng thể 4825mm

Chiều rộng tổng thể 1820mm

Chiều cao toàn bộ 1480mm

Trọng lượng không tải 1470kg

Trọng lượng toàn bộ 1970kg

Chiều dài cơ sở 2775mm

Chiều rộng cơ sở 1575/1565

Khoảng sáng gầm xe 160mm

Camry 2007 dùng hai loại động cơ : 2GR – FE và 2AZ – FE. Trong đó
loại 2GR – FE là loại động cơ có dung tích sáu xilanh, bố trí hình chữ V, dung
tích xilanh 3,456 cm3. Momen xoắn cực đại 200KW @ 6,200 Rpm
(268HP@6,000Rpm)

5
Hình 2.1.1 Động cơ 2GR – FE

Động cơ 2AZ – FE: kiểu động cơ 4 xilanh thẳng hàng dung tích xilanh 2,362
cm3. Công xuất cực đại 118KW @ 6,000 Rpm. Momen xoắn cực đại 218 N.m @
4000Rpm

Hình 2.2.2 Động cơ 2AZ – FE


Trang thiết bị của Camry đều rất hiện đại từ bên trong đến bên ngoài. Phía bên
ngoài được trang bị hệ thống gạt mưa tự động, hệ thống mở khóa và khởi động thông
minh, hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa, hệ thống chống trộm……

6
Hình 2.2.3 Trang thiết bị bên ngoài
Hệ thống tiện ích bên trong giúp người lái kiểm soát tốt hơn mọi thông số với
bảng đồng hồ option với màn hình hiển thị đa thông tin, hệ thống điều hòa không khí
có 3 ưu điểm : điều khiển nhiệt độ độc lập, điều khiển mạng Neural và có bộ tạo
plasma. Xe chạy êm, hệ thống lái linh hoạt và chính xác nhờ vị trí ghế lái và vô lăng
loại Q. Hệ thống giải trí gồm giàn CD 6 đĩa, 6 loa, với chức năng điều khiển âm thanh
nổi và ở chế độ trầm tạo cảm giác thư giãn thoải mái, âm thanh khá sống động. Ngoài
ra xe còn trang bị hệ thống khởi động thông minh, và đặc biệt là tất cả các cửa sổ điện
đều tự động lên xuống, và gương chống chói điện tử tự động

Hình 2.2.4 Tiện nghi bên trong Camry 2007.

7
2.2. Hệ thống điện thân xe Camry 2007
Gồm các bộ phận sau:
- Bộ phân phối nguồn
- Hệ thống khóa cửa và khởi động thông minh
- Đèn pha AFS
- Hệ thống hỗ trợ đỗ xe-Cảm biến lùi
- Túi khí
- MPX
- Tùy biến các chức năng
- Các hệ thống khác
2.2.1. Bộ phận phối nguồn
2.2.1.1. Chức năng

Bộ phận phối nguồn có chức năng điều khiển các thiết bị như hộp rơle, hệ
thống chiếu sáng và còi

Bộ phận phối
nguồn

Hình 2.2.5 Bộ phân phối nguồn

Khi có ngắn mạch xảy ra giữa bộ phân phối nguồn và bóng đèn pha, chức
năng dự phòng sẽ hoạt động để ngừng hoạt động rơle đèn pha.
a. Các bộ phận của bộ phân phối nguồm được chỉ ra dưới đây.

8
Các bộ phận Rơle

• Rơle horn

• Rơle A/F

Rơle cơ khí • Rơle còi báo động

• Rơle EFI

• Rơle mở mạch

• Rơle đèn pha

Rơle bán dẫn • Rơle đèn pha bên phải

• Rơle đèn pha bên trái

2.2.2 Hệ thống khóa cửa và khởi động thông minh (SMKY)


2.2.2.1. Khái quát và chức năng của SMKY
SMKY cung cấp một khái niệm hoàn toàn mới về điều khiển ô tô: Với
chiếc chìa khóa thông minh trong túi chiếc xe sẽ nhận ra chủ ngay sau khi bạn
có mặt trong khoảng 1m xung quanh, đèn trần và đèn dưới của cả hai hàng ghế
tự động bật sáng. Lúc đó chỉ cần kéo tay nắm mở cửa, nhấn nút nhỏ nằm bên tay
trái, đằng sau vô lăng để nhắc chiếc xe “nhớ” cài đặt ghế và tay lái đã lưu từ
trước là bạn đã sẵn sàng lên đường.
2.2.2.2. Các chức năng cơ bản của SMKY
- Chức năng khóa và mở khóa cửa

9
Hình 2.2.6 Chức năng khóa và mở khóa cửa

- Chức năng đề nổ và các chế độ của khóa điện

Hình 2.2.7 Chức năng đề nổ và các chế độ của khóa điện

- Chức năng mở khoang hành lý: để mở khoang hành lý ta có thể sử dụng công tắc mở
nắp khoang hành lý trên chìa khóa. Trong trường hợp đang ngồi trong xe ta có thể sử
dụng công tắc mở nắp khoang hành lý trên cửa lái phía bên trong. Còn trong trường
hợp đã ở ngoài ta có thể sử dụng công tắc mở nắp ở trên nắp khoang hành lý.

10
Hình 2.2.8 Chức năng mở nắp khoang hành lý.

Hình 2.2.9 Vị trí các chi tiết chính

Các bộ phận được kết nối như sơ đồ sau:

11
12
2.2.2.3 Chức năng của các bộ phận trong SMKY

Bộ phận chính Chức năng

1. Truyền tín hiệu trạng thái công tắc động cơ.


Công tắc động cơ 2. Báo hư hỏng.

3. Nhận mã ID và truyền đến ECU chứng nhận khi pin


yếu

Chìa điều khiển - Nhận tín hiệu từ bộ định vị và phát mã ID đến bộ thu tín
hiệu

Bộ thu tín hiệu - Nhận mã ID từ DK và truyền đến ECU chứng nhận

Bộ định vị - Tạo thành vùng phủ sóng

Tay nắm ngoài - Có nút khóa cửa và cảm biến phát hiện tiếp xúc

ECU chứng nhận - Chứng nhận mã ID nhận được và truyền kết quả đến hộp
mã ID và ECU khóa vô lăng

Hộp mã ID - Nhận tín hiệu khóa/nhả khóa vô lăng hay đóng/mở bảo vệ
động cơ từ ECU chứng nhận, xác nhận và truyền đến
ECU khóa vô lăng hay ECU động cơ.

ECU khóa vô lăng - Nhận tín hiệu khóa/ nhả khóa vô lăng từ hộp ID và kích
hoạt mô tơ

ECU thân xe chính - Bật các chế độ nguồn( OFF, ACC, ON, START)

- Điều khiển hệ thống

Chìa khóa sẽ nhận tín hiệu yêu cầu từ bộ phát sóng và gửi tín hiệu mã ID đến bộ thu
tín hiệu và từ đó thực thi các yêu cầu của người sử dụng

13
Hình 2.2.10 Hoạt động của chìa khóa

2.2.2.3.1 Công tắc động cơ: Truyền tín hiệu công tắc động cơ, báo hư hỏng và nhận
mã ID sau đó truyền tín hiệu đến ECU chứng nhận khi pin yếu

Hình 2.2.11 Sơ đồ hoạt động của công tắc động cơ


2.2.3.2 Bộ định vị và vùng phủ sóng:
Gồm có bộ định vị trong xe, bộ thu sóng điều khiển từ xa, bộ định vị nắp capo
( trong và ngoài), bộ định vị cửa. Vùng phủ sóng dao động trong khoảng từ 0,7 đến 1 m.

Trong đó:

14
1. Bộ định vị trong xe.
2. Bộ thu sóng điều khiển từ xa.
3. Bộ định vị nắp capo (ngoài)
4. Bộ định vị nắp capo (trong).
5. Bộ định vị cửa

2.2.3.3 Mở khóa cửa


Sau khi chìa khóa đã vào vùng phủ sóng và phát ra tín hiệu, tín hiệu sẽ được
kiểm tra mã ID . Lúc này chuẩn bị mở khóa, tín hiệu chạm vào các cảm biến tiếp xúc
và cửa mở khóa.

Hình 2.2.12 Sơ đồ tín hiệu hoạt động mở khóa cửa

2.2.3.4 Khóa cửa


Khi bắt đầu ấn công tắc khóa cửa và phát ra tín hiệu, tín hiệu sẽ kiểm tra vị trí
của chìa ( bên ngoài xe), tín hiệu tiếp tục được kiểm tra mã ID và sau đó cửa khóa.

15
Hình 2.1.13 Sơ đồ tín hiệu khóa cửa

2.2.3.5 Mở nắp capo sau


Khi bắt đầu ấn công tắc mở nắp capo sau tín hiệu sẽ kiểm tra vị trí của chìa,
kiểm tra mã ID sau đó nắp capo sau sẽ mở

Hình 2.2.15 Sơ đồ tín hiệu mở nắp capo sau

16
2.2.3 Hệ thống đèn pha AFS:
Hệ thống chiếu sáng của Camry 2007 bao gồm các thiết bị sau:
- Đèn HID.
- Hệ thống cân bằng đèn pha.
- Hệ thống AFS thông minh.
- Hệ thống chiếu sáng khi vào xe.
- Hệ thống điều khiển đèn tự động.
- Hệ thống tự tắt đèn.
+, Hệ thống đèn pha HID
a.Khái quát
Hệ thống đèn pha HID (đèn cao áp) dùng bóng cao áp làm nguồn sáng cho đèn
cốt. Bóng đèn cao áp cao cấp hơn bóng halogen

.Bóng đèn cao áp có những đặc điểm sau:


.Ánh sáng phát ra bởi bóng đèn gần với màu ánh sáng mặt trời. Ánh sáng chiếu
sáng phần đầu xe ở vùng rộng hơn và xa hơn, làm tăng tầm quan sát của lái xe.

.Tiêu thụ ít năng lượng.


.Hệ thống này bao gồm bóng đèn cao áp và ECU điều khiển đèn
.ECU điều khiển đèn thay đổi điện áp mà nhập vào từ ắc quy đến điện áp cao
khoảng 20,000 V và cấp nó đến bóng đèn pha cao áp để bật sáng bóng đèn.Chức năng
an toàn mang lại giải pháp khác phục điện áp cao sinh ra
+, HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CÂN BẰNG ĐÈN PHA TỰ ĐỘNG (w/o
AFS):
a. Khái quát
• Hệ thống này duy trì đèn cốt ở mức không đổi trong khi xe đang đỗ.
• Hệ thống này được điều khiển bằng ECU cân bằng đèn pha. ECU này phát
hiện tư thế xe qua cảm biến điều khiển độ cao sau, và phát hiện tốc độ xe qua bảng
đồng hồ táplô. ECU sau đó điều khiển môtơ cân bằng đèn pha dựa trên những thông
tin này, để thay đổi góc đèn phản chiếu đèn pha.

17
CHÚ Ý:
• Thiết lập trạng thái ban đầu tín hiệu cảm biến điều khiển độ cao sau khi
chiều cao xe thay đổi do việc thay thế của hệ thống treo hay sau khi thực
hiện những thao tác như tháo và lắp lại hay thay thế cụm cảm biến điều
khiển độ cao sau.
• Khi ECU cân bằng đèn pha bị thay thế, cũng cần thiết lập trạng thái ban đầu.

.
b chức năng và cấu tạo của các bộ phận

Các bộ phận Chức năng và cấu tạo


Cảm biến điều khiển
Phát hiện độ cao của xe.
độ cao sau phải
• Phát ra tín hiệu tốc độ xe đến ECU cân bằng đèn pha.
• Đèn cảnh báo trong bảng đồng hồ táplô sáng trong 3 giây và sau đó tắt đi
Đồng hồ táp lô khi khóa điện được bật lên (IG) (chức năng kiểm tra bóng đèn).
• Đèn cảnh báo trong bảng đồng hồ táplô sáng lên để báo cho lái xe khi có
hư hỏng phát hiện thấy trong hệ thống này.
Dựa trên những tín hiệu nhận được từ ECU cân bằng đèn pha, từng môtơ dịch
Môtơ cân bằng đèn pha
chuyển gương phản xạ trong đèn pha để thay đổi tia sáng đèn cốt của nó.
Việc thiết lạp trạng thái ban đầu của cảm biến điều khiển độ cao và kiểm tra
DLC3
hoạt động Môtơ cân bằng đèn pha có thể thực hiện qua DLC3.
• Dựa trên những tín hiệu được truyền đến bằng cảm biến điều khiển độ cao
và bảng táplô, ECU này phát hiện sự thay đổi về tư thế của xe trong khi xe
dừng.
• Dựa trên những giá trị phát hiện được, ECU phát tín hiệu điều khiển đến
Ecu cân bằng đèn pha môtơ cân bằng đèn pha.
• ECU bật sáng đèn báo hệ thống điềøu khiển cân bằng đèn pha trong 3
giây khi khóa điện được bật (IG) (chức năng kiểm tra bóng đèn).
• ECU bật sáng đèn báo hệ thống điềøu khiển cân bằng đèn pha để báo cho
lái xe khi có hư hỏng phát hiện thấy trong hệ thống này.

b.

18
c. Chức năng dự phòng
ECU cân bằng đèn pha hoạt động ở chế dộ dự phòng nếu phát hiện thấy điều kiện
không bình thường, và bật sáng đèn báo hệ thống cân bằng đèn pha trên bảng táplô
khi phát hiện tháy hư hỏng trong cảm biến điều khiển độ cao.
+, HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CÂN BẰNG ĐÈN PHA TỰ ĐỘNG (w/ AFS):
a. Khái quát
• Khi đèn pha sáng, hệ thống điều khiển cân bằng đèn pha tự động kích
hoạt môtơ cân bằng đèn pha theo chuyển động của xe.
• Hệ thống điều khiển cân bằng đèn pha tự động bao gồm chủ yếu ECU
AFS, cảm biến điều khiển độ cao sau, và 2 môtơ cân bằng đèn pha. ECU
AFS điều khiển hệ thống này.
• ECU AFS tính toán sự thay đổi về tư thế của xe dựa trên các tín hiệu từ
cảm biến điều khiển độ cao bên phải và từng ECU.
• ECU sau đó điều khiển môtơ cân bằng đèn pha dựa vào những thông tin
này, để thay đổi góc gương phản xạ đèn pha.
CHÚ Ý:
• Thiết lập trạng thái ban đầu tín hiệu cảm biến điều khiển độ cao sau khi
chiều cao xe thay đổi do việc thay thế của hệ thống treo hay sau khi thực
hiện những thao tác như tháo và lắp lại hay thay thế cụm cảm biến điều
khiển độ cao sau.
• Khi ECU AFS bị thay thế, cũng cần thiết lập trạng thái ban đầu.

19
b. Chức năng của các bộ phận chính

Các bộ phận Khái quát

• Tính toán những thay đổi về tư thế của xe dựa


trên các tín hiệu từ cảm biến điều khiển dộ cao và
từng ECU.
AFS ECU • Phát ra tín hiệu điều khiển đến bộ chấp hành cân
bằng đèn pha, dựa trên giá trị phát hiện được.
• Cung cấp điều khiển thiết lập ban đầu,chức năng
an toàn và chẩn đoán.

• Dựa trên những tín hiệu nhận được từ ECU AFS,


môtơ dịch chuyển gương phản xạ trong đèn pha để
Môtơ cân bằng đèn pha thay đổi tia sáng đèn cốt.
• Dùng môtơ bước để điều khiển chính xác góc của
gương phản xạ.

Cảm biến điều khiển độ cao sau


Phát hiện độ cao phía sau của xe.
phải

Truyền tín hiệu cảm biến tốc độ xe (phía trước trái và


ECU điều khiển trượt (w/ VSC)
phải) đến ECU AFS.

ECM Truyền tín hiệu hoạt động động cơ đến ECU AFS.

ECU chính thân xe Truyền tín hiệu trạng thái đèn pha.

Khi hệ thống có hư hỏng, ECU bảng đồng hồ báo cho


Đồng hồ táp lô (ECU Đèn báo
lái xe bằng cách nháy đèn báo AFS OFF theo tín hiệu
đồng hồ) AFS OFF
từ ECU AFS.

c .Điều khiển đặt giá trị ban đầu


Khi động cơ khởi động, ECU AFS kích hoạt bộ chấp hành cân bằng đèn pha và di chuyển
gương phản chiếu đèn pha đến vị trí giới hạn thấp nhất. Sau đó gương phản chiếu trở về vị
trí đúng. ECU AFS do đó tiếp cận vị trí của đèn pha để điều khiển tham chiếu.

20
.
d Chức năng dự phòng

Nếu ECU AFS phát hiện thấy hư hỏng trong hệ thống điều khiển đèn pha tự động,
ECU AFS kích hoạt điều khiển dự phòng. Lúc này, ECU bảng đồng hồ nháy đèn AFS
OFF để báo cho lái xe về vấn đề trong trưởng hợp vấn đề xảy ra trong hệ thống đèn
pha.

.
e Hệ thống AFS thông minh có hai chức năng điều khiển:

- Điều khiển theo tốc độ trung bình – cao ( xoay đèn cốt về phía hướng cua
hoặc độc lập)
- Điều khiển theo tốc độ thấp ( xoay đèn cốt về phía hướng cua)

21
+, AFS THÔNG MINH (Hệ thống đèn phía trước tự thích ứng):
a. Khái quát
• Hệ thống AFS thông minh (Hệ thống đèn pha điều khiển chủ dộng) được
sử dụng để đảm bảo vùng chiếu sáng của đèn cốt rộng hơn và mang lại tầm
nhìn tốt khi vào cua bằng cách dịch chuyển đèn cốt.
• AFS thông minh dùng điều khiển tốc độ trung bình đến cao và tốc độ
thấp. Hệ thống tính toán góc chiếu sáng mục tiêu dựa trên góc quayvôlăngvà
sự thay dổi góc liếc của đèn cốt quay về phía đường cua

b. Chức năng của các bộ phận chính

Các bộ phận Khái quát

ECU AFS nhận các tín hiệu khác nhau, tính toán góc chiếu
AFS ECU
đèn mục tiêu, và kích hoạt bộ chấp hành liếc ngang đèn pha.

• Được dẫn động bằng ECU AFS, môtơ dịch chuyển đèn
cốt trái hay phải đến góc do ECU AFS tính toán.
Môtơ đèn pha liếc ngang • Một môtơ bước được sử dụng cho môtơ liếc ngang đèn
pha. ECU AFS xác định góc đèn cốt dựa trên số bước (vị trí
của môtơ bước).

Cảm biến góc quay vô lăng Phát hiện góc và hướng vôlăng và phát tín hiệu này đến ECU

22
AFS.

Ấn công tắc này sẽ vô hiệu hóa hoạt động của AFS thông
Công tắc AFS OFF
minh.

Truyền tín hiệu cảm biến tốc độ xe (phía trước trái và phải)
ECU điều khiển trượt
đến ECU AFS.

• Truyền tín hiệu hoạt động động cơ đến ECU AFS.


ECM • Truyền tín hiệu vị trí số đến ECU AFS, AFS ECU xác
định xem xe đang chạy tiến hay lùi từ tín hiệu này.

ECU chính thân xe Truyền tín hiệu trạng thái đèn pha.

• Khi hệ thống có hư hỏng, ECU bảng đồng hồ nháy đèn


Đồng hồ táp lô Đèn báo báo AFS OFF theo tín hiệu từ ECU AFS để báo cho lái xe.
(ECU đồng hồ) AFS OFF • Khi công tắc AFS OFF là ON (ấn), ECU bảng đồng hồ
bật sáng đèn báo AFS OFF.

c. Điều khiển tốc độ thấp


ECU AFS thực hiện điều khiển tốc độ thấp khi tất cả các điều kiện sau đây thỏa
mãn.
• Động cơ đang nổ máy
• Xe chạy tiến với tốc độ 10 km/h hay hơn, và thấp hơn 30 km/h.
• Góc vôlăng là 6 độ hay hơn.
• Đèn cốt ON.

Phạm vị góc liếc ngang:

Tình trạng lái xe Low Beam

23
Trái Phải

Rẽ phải 0° (Cố định) 0° đến 10° đến bên phải

Rẽ trái 0° đến 15° đến bên trái 0° (Cố định)

d. Điều khiển từ tốc độ trung bình đến cao


ECU AFS thực hiện điều khiển tốc độ trung bình đến cao khi tất cả các điều
kiện sau đây thỏa mãn.
• Động cơ đang nổ máy
• Khi xe chạy với tốc độ là 30 km/h hay hơn.
• Góc vôlăng là 7.5 độ hay hơn.
• Đèn cốt ON.
• Công tắc AFS OFF là OFF

24
Phạm vị góc liếc ngang:

Tình trạng lái xe Low Beam

Trái Phải

Rẽ phải 0° (Cố định) 0° đến 10° đến bên phải

Rẽ trái 0° đến 15° đến bên trái 0° (Cố định)

e. Điều khiển đặt giá trị ban đầu


Khi động cơ khởi động, ECU AFS kích hoạt bộ chấp hành liếc ngang đèn pha và di
chuyển đèn chiếu pha đến vị trí giới hạn theo hướng về phía tâm xe và trả nó về vị
trí đúng. ECU AFS do đó tiếp cận vị trí của đèn pha để điều khiển tham chiếu.
f. Chức năng dự phòng
Nếu ECU AFS phát hiện thất hư hỏng trong hệ AFS thông minh, ECU AFS kích
hoạt điều khiển dự phòng. Lúc này, ECU bảng đồng hồ nháy đèn AFS OFF để báo
cho lái xe về vấn đề.
Dưới đây là sơ đồ hệ thống AFS:

25
Cấu tạo cụm chấp hành đèn pha:

+, HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHIẾU SÁNG (HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG KHI
VÀO XE
a. Khái quát
• Hệ thống chiếu sáng vào xe điều khiển đèn trong xe, đèn ống khóa điện/đèn
chiếu sáng công tắc động cơ, đèn chiếu sáng dưới chân và tay nắm trong.
• Đèn trong xe hoạt động khi công tắc đèn ở vị trí DOOR.
b. Điều khiển đèn trong xe:
• Điều khiển đèn trong xe (đèn trong xe, đèn ống khóa điện/đèn chiếu sáng công
tắc động cơ bao gồm chủ yếu chức năng tắt dần / sáng dần và chức năng
chiếu sáng định thời.
• Chức năng này đem lại sự thuận tiện khi ra vào xe vào ban đêm.
• Hệ thống này được điều khiển bằng ECU thân xe chính. Hoạt dộng và trạng
thái điều khiển được mô tả như sau.

26
Hoạt động Điều kiện

Khi bất kỳ điều kiện nào sau đây thỏa mãn, đèn trong
xe và đèn ống khóa điện / công tắc động cơ sáng dần
lên.
• Cửa hậu mở
Sáng dần
• Tất cả các cửa mở khóa khi khóa điện OFF và tất
cả các cửa đóng.
• Khóa điện được bật từ ON (ACC) đến OFF khi tất
cả các cửa đóng.

Khi một trong các điều kiện sau đây thỏa mãn, đèn
trong xe và đèn ống khóa điện / công tắc động cơ tắt
dần đi.
Tối dần ngay lập tức
• Khóa điện được bật từ OFF đến ON (ACC hay IG)
khi tất cả các cửa đóng.
• Tất cả các cửa khóa khi khóa điện OFF.

Chiếu sáng trong


khoảng 15 giây, và Tất cả các cửa đóng khi khóa điện OFF
sau đó tối dần

c . Điều khiển đèn chiếu sáng dưới chân và tay nắm trong
• Điều khiển đèn chiếu sáng dưới chân và tay nắm trong chủ yếu bao gồm
chức năng tối dần / sáng dần, chức năng chiếu sáng định thời gian và chức
năng điều chỉnh sáng tối.
• Chức năng này đem lại sự thuận tiện khi ra vào xe cũng như tạo ra môi
trường tiện nghi trong cabin vào ban đêm.
• Hệ thống này được điều khiển bằng ECU thân xe chính. Hoạt dộng và trạng
thái điều khiển được mô tả như sau.

27
Hoạt động Điều kiện

Khi bất kỳ điều kiện nào sau đây thỏa mãn, đèn chiếu sáng
dưới chân và tay nắm trong xe sáng dần lên.
• Cửa hậu mở
Sáng dần • Tất cả các cửa mở khóa khi khóa điện OFF và tất cả các
cửa đóng.
• Khóa điện được bật từ OFF đến ON (IG) khi tất cả các
cửa đóng.

Khi một trong các điều kiện sau đây thỏa mãn, đèn chiếu
sáng dưới chân và tay nắm trong sáng dần lên.
Tối dần ngay lập tức • Khóa điện được bật từ ON (IG) đến OFF khi tất cả các
cửa đóng.
• Tất cả các cửa khóa khi khóa điện OFF.

Chiếu sáng trong khoảng


15 giây, và sau đó tối Tất cả các cửa đóng khi khóa điện OFF.
dần

Khi một trong các điều kiện sau đây thỏa mãn, đèn chiếu
sáng dưới chân và tay nắm trong tắt dần đi.
• Cần số được điều chỉnh đến bất kỳ vị trí nào ngoài vị trí
Dim P khi đèn chiếu sáng dưới chân bật, công tắc động cơ
bật (IG) và cần số ở vị trí P.
• Công tắc động cơ được bật từ OFF đến ON (IG) khi
cần số ở bất kỳ vị trí nào ngoài P.

28
d. Điều khiển tiết kiệm ắc quy
Khái quát
.Nếu để xe với cửa mở trong thời gian dài, chức năng này sẽ hoạt động để tự
động tắt các đèn mà sáng do chức năng chiếu sáng khi vào xe.
.Điều khiển tiết kiệm ắc quy được điều khiển bằng ECU thân xe chính. Khi tất
cả các điều kiện sau được thỏa mãn, ECU thân xe chính tắt các đèn.
• Chìa khoá không nằm trong ổ khoá điện. *1
• Chìa khóa không ở trong khu vực phủ sóng *2
• Không có sự thay đổi về trạng thái của khóa cửa trong 20 phút.
.Khi bất kỳ điều kiện nào sau đây thỏa mãn, bộ đếm số lần tiết kiệm ắc quy sẽ bị
xóa.

29
+, HỆ THỐNG KHIỂN ĐÈN BÊN NGOÀI
Hệ thống điều khiển đèn bên ngoài có các chức năng sau:
• Điều khiển đèn tự động
• Điều khiển đèn không tự động:
• Điều khiển đèn pha
• Điều khiển đèn khi có xe đi qua:
• Điều khiển đèn sương mù trước
• Điều khiển tắt đèn tự động
a. Điều khiển đèn tự động

.Khái quát
Khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí AUTO, cảm biến điều khiển đèn tự
động phát hiện mức độ ánh sáng môi trường và phát nó đến ECU thân xe chính.
ECU thân xe chính điều khiển đèn cốt và đèn hậu (đèn đỗ, đèn hậu và đèn biển
số) theo tín hiệu này. Bằng chức năng đó, khi lái xe vào ban đêm, khi đi vào
đường hầm v.v., đèn hậu và đèn cốt tự động sáng lên. Nếu thời gian đèn sáng và
tắt không phù hợp với cảm giác của người sử dụng, độ nhạy của hệ thống điều

30
khiển đèn tự động có thể thay đổi bằng máy chẩn đoán.
.Chức năng dự phòng
Nếu ECU thân xe chính phát hiện thấy hư hỏng trong hệ thống điều khiển
đèn tự động, ECU thân xe chính kích hoạt điều khiển dự phòng để ngăn điều
khiển đèn tự động. Nếu đèn pha hay đèn hậu bật, các đèn sẽ duy trì trạng thái
ON cho đến khi công tắc điều khiển đèn tắt.
b. Điều khiển đèn không tự động:
.Khái quát
Chức năng này tương đương với điều khiển đèn tự động, trừ chức năng
được điều khiển theo tín hiệu của lái xe.
.Khi công tắc điều khiển đèn bật đến vị trí TAIL, ECU thân xe chính bật
đèn hậu. Khi công tắc điều khiển đèn bật đến vị trí HEAD, ECU thân xe chính
bật đèn cốt và đèn hậu.
c. Điều khiển đèn pha
.Khái quát
Chức năng điều khiển đèn pha để chiếu sáng xa hơn so với bình thường.
.Khi một trong các điều kiện sau đây thỏa mãn, đèn pha sáng:
• Công tắc pha cốt ở vị trí HIGH và công tắc điều khiển đèn ở vị trí
HEAD.
• Công tắc pha cốt ở vị trí HIGH, công tắc điều khiển đèn ở vị trí AUTO
và đèn cốt sáng.
d. Điều khiển đèn khi có xe đi qua:
.Khái quát
Chức năng điều khiển đèn khi có xe đi qua chiếu sáng đèn pha đẻ cho
phép xe đang tới nhận biết được sự hiện diện của xe mình trong khi đang lái xe
với tầm nhìn kém.
.Khi công tắc độ sáng tối đèn pha được bật đến vị trí HIGH FLASH, đèn
báo pha sáng lên.

31
e. Điều khiển đèn sương mù trước
.Khái quát
Chức năng điều khiển đèn sương mù duy trì tầm nhìn trên đường phía
trước của xe trong khi đang lái xe với tầm nhìn kém, như lái xe dưới trười sương
mù dày đặc.
.Khi cả hai điều kiện sau đây thỏa mãn, đèn sương mù trước sáng lên:
• Đèn hậu ON.
• Công tắc đèn sương mù trước ON.
.Khi một trong các điều kiện sau đây thỏa mãn, đèn sương mù tắt.
• Công tắc đèn sương mù trước OFF.
• Đèn hậu OFF.
f. Điều khiển tắt đèn tự động

32
.Khái quát
Hệ thống tắt đèn tự động được sử dụng để ngăn không cho lái xe rời khỏi xe mà

.
đèn pha, đèn sương mù, đèn phanh, đèn hậu hay đèn biển số vẫn bật. Khi tất cả các
điều kiện sau đay thỏa mãn, đèn bên ngoài tắt.
• Khóa điện được bật từ ON (ACC hay IG) đến OFF.
• Đèn pha, đèn sương mù hay đèn hậu sáng.
• Cửa phía người lái mở
+, Bộ phân phối điện

.
a Khái quát

• Bộ phân phối nguồn được lắp bên trong hộp rơle khoang động cơ, và dùng
rơle cơ khí nhỏ và rơle bán dẫn mang lại thiết kế gọn nhẹ.

33
b. Khi có ngắn mạch xảy ra giữa bộ phân phối nguồn và bóng đèn pha, chức
năng dự phòng sẽ hoạt động để ngừng hoạt động rơle đèn pha.
Các bộ phận của bộ phân phối nguồm được chỉ ra dưới đây.

Các bộ phận Rơle

• Rơle horn
• Rơle A/F
Rơle cơ khí • Rơle còi báo động
• Rơle EFI
• Rơle mở mạch

• Rơle đèn pha


Rơle bán dẫn • Rơle đèn pha bên phải
• Rơle đèn pha bên trái

+, Một số mạch điện trên xe Camry 2007

Mạch điện hệ thống đèn pha HID


+,Mạch hệ thống đèn thích ứng phía trước

34
+, Mạch hệ thống âm thanh

35
+, Mạch điều khiển khóa cửa

+, Mạch hệ thống khởi động thông minh

+, Mạch hệ thống hỗ trợ đỗ xe

+, Mach đèn hậu

36
+, Mạch điều khiển khóa cửa

+, Mạch điều khiển đèn tự động

+, Mạch điền khiển cường độ chiếu sáng

37
+, Mạch giắc chuẩn đoán

2.2.4 Hệ thống hỗ trợ đỗ xe – cảm biến lùi :


Hệ thống bao gồm 6 cảm biến siêu âm
- Hệ thống hoạt động với tốc độ nhỏ hơn 10km/h
2.2.4.1 Cảm biến siêu âm
2.2.4.1.1 Chức năng của cảm biến siêu âm
- Cảm biến siêu âm có chức năng tính toán khoảng cách để số
hóa tín hiệu truyền đến ECU báo khoảng cách.
- Cảm biến có 2 phần: Phần cảm biến: phát và thu sóng siêu âm,
khuyếch đại. Phần mạch tính toán khoảng cách và truyền đến
ECU.

38
2.2.4.2 Cấu tạo và hoạt động của hệ thống cảm biến siêu âm

Cấu tạo và sơ đồ hệ thống


- Hệ thống có một phạm vi phát hiện nhất định và sẽ phát hiện ra tín
hiệu cảnh báo. Dưới đây là sơ đồ phạm vi phát hiện và tín hiệu cảnh báo

Front corner Rear corner Reat center

Cự ly với vật Chu kì nháy Cự ly với vật Chu kì nháy Cự ly với vật Chu kì nháy
cản(cm) (ms) cản (cm) (ms) cản( cm) (ms)

0 – 25 ON 0 – 25 ON 0 – 25 ON

25 – 37,5 75 25 – 37,5 75 25 – 37,5 75

37,5 - 50 150 37,5 - 50 150 37,5 – 50 150

60 - 150 ON:150
OFF: 650

39
- Hoạt động của chuông báo khi phát hiện vật cản:
+ loại chuông này tùy thuộc vào việc phát hiện vật cản, dưới đây là sơ
đồ hoạt động của chuông báo.

2.2.5 Hệ thống túi khí :


2.2.5.1 Khái quát:

- Trên Camry 2007 hệ thống túi khí được trang bị: lái xe, hành khách
trước, túi khí bên

40
2.2.5.2 Sơ đồ hệ thống
- Hệ thống gồm các túi khí trước và bên, bộ căng đai khẩn cấp, cụm cảm
biến túi khí trung tâm, đèn báo SR cùng với cảm biến của túi khí trước và túi khí
bên

2.2.6 Hệ thống MPX – mạng CAN:


2.2.6.1 Khái quát về MPX
- Trong những năm gần đây, sự đột phá của công nghệ ECU và cảm
biến đã gắn kết nhiều thông tin rất hiện đại vào trong hoạt động của xe. Tuy
nhiên sự gia tăng trọng lượng xe, do các thiết bị điện trở thành một gánh nặng.
Để giải quyết vấn đề này các nhà sản xuất đã chủ động phát triển MPX. Hệ
thống MPX là một phương pháp các thông tin liên lạc, nó truyền và hay nhận
hai hay nhiều dữ liệu sử dụng một đường truyền. Dưới đây là hình minh họa
cho phương pháp thông tin của MPX

41
+ MPX có những ưu điểm sau
• Giảm số lượng dây điện.

• Bằng cách chia sẻ thông tin, sẽ giảm được số lượng các bộ phận như
công tắc, cảm biến, bộ chấp hành…
Dưới đây là sơ đồ truyền thông tin nối tiếp của MPX

2.2.6.2 Các loại tín hiệu và phương pháp truyền dữ liệu của MPX
- Các loại tín hiệu gồm : tín hiệu tương tự và tín hiệu số

42
Phương pháp truyền dữ liệu

- Sơ đồ kết nối: MPX có ba kiểu kết nối là: kiểu bus ( tất cả các ECU được nối
nhau bằng một đường truyền chung), loại vòng tròn ( tất cả các ECU được nối
thành vòng tròn), và loại hình sao ( thiết kế với từng ECU nối trực tiếp vào ECU
chủ, nó có chức năng điều khiển trung tâm). Dưới đây là sơ đồ minh họa:

43
- Các loại chuẩn truyền dữ liệu: các phương pháp sau đây được dùng
để truyền dữ liệu

Protocol BEAN CAN Lin


(Toyota original) (ISO Standard) (ISO standard)

ứng dụng Body Eectrical Power train Body Electrical

Tốc độ truyền 10 kbps 500 kbps(HS) 9.6 Kbps


250 kbps(MS)

Độ dài của dữ liệu 1–11 byte(variable) 1-8 byte( Variable) 0 – 8 Byte


(0, 2, 4, 8)

Đường truyền AV Signal Wire Twisted-pair wire AV Sinal Wire

Loại dẫn động Singgle Wire voltage Differential Single Wire


VoltageDrive VoltageDrive

One-way and Two-way Two-way


Hướng truyền Two- way Comunication communication

Communications )

CSMA/CD CSMA/CR . Master/Slave


Hệ thống truy cập (Multi Master) (Multi master) (Single Master

Kết nối Bus( Daisy chain) Bus Star

Sleep/wake-up Available N-A Available

Phát hiện lỗi CRC CRC N-A

Phản hồi ACK,NAK ACK N-A.

44
2.2.6.3.Chức năng của MPX (Xêri LS 430, UCF 30)
2.2.6.3.1. Liên lạc nhiều đường truyền

Hình 2.2.16: Sơ đồ khối của hệ thống MPX

- Tương ứng với những vùng điều khiển rộng và dữ liệu điều khiển nhiều lên
do sự đa dạng hóa và khả năng cao hơn của hệ thống thông tin liên lạc, MPX
được áp dụng bao gồm 3 đường truyền (cho bảng táplô, cho hệ thống cửa và
cho trục lái).
- Bao gồm:
BEAN (đường truyền cho bảng táplô)
BEAN (đường truyền cho cửa)
BEAN (đường truyền cho trục lái)
ECU trung tâm
Đường truyền dự trữ

45
2.2.6.3.2. Các bộ phận của mạng
- Một mạng bao gồm các máy tính (ECU) xử lí dữ liệu chung và quan trọng
yêu cầu cho việc điều khiển cơ bản từng bộ phận. Do đó, thậm chí nếu lỗi
cục bộ xảy ra trên đường dây, nó sẽ không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống
của xe.
- ECU trung tâm thực hiện chức năng điều khiển trung tâm cho cả 4 mạng liên
lạc, bao gồm 3 mạng cho thân xe (BEAN) và một mạng cho hệ thống nghe
nhìn (AVC – LAN).

Hình 2.2.17: Sơ đồ khối của hệ thống MPX


- Đường truyền dự trữ: Việc bảo vệ hệ thống chiếu sáng (đèn signal, đèn hậu,
đèn phanh, và đèn sương mù sau) trong trường hợp việc liên lạc bị gián đoạn
do hư hỏng trong đường truyền trục lái, một đường truyền dự trữ được thiết
kế giữa công tắc tổ hợp, ECU điều khiển hộp đầu nối “ECU J/B” phía lái xe
và ECU J/B khoang hành lí.
- Đường dây dự phòng: được thiết kế giữa công tắc tổ hợp và ECU đèn phía
trước, giữa công tắc tổ hợp và ECU J/B phía hành khách để đảm bảo hoạt

46
động của đèn pha – chiếu gần và gạt nước ở chế độ nhanh.
2.2.6.4. Đường truyền cho hệ thống cửa
a. Khái quát
- Từng ECU được nối vào đường truyền cho hệ thống cửa (đường MPX)
truyền và nhận dữ liệu điều khiển chủ yếu liên quan đến hệ thống điều khiển
cửa sổ điện, hệ thống điều khiển ghế điện, hệ thống điều khiển khóa cửa, hệ
thống chống trộm, ...

Hình 2.2.18: Đường truyền hệ thống MPX của hệ thống cửa


*1: Không có hệ thống chìa thông minh
*2: Có hệ thống chìa thông minh
*3: Có hệ thống gạt mưa tự động (nhận biết trời mưa)
*4: Có hệ thống cửa trời
*5: Có hệ thống ghế điện
*6: Có hệ thống ghế sau điện

47
b. Các ECU liên quan đến đường truyền của hệ thống cửa

Bảng 1.18: Các ECU liên quan đến đường truyền của hệ thống cửa

48
c. Bố trí của các ECU

Hình 2.2.19: Bố trí các ECU trong hệ thống cửa

49
2.2.6.5. Đường truyền của hệ thống trục lái
a. Khái quát
- Từng ECU được nối vào đường truyền cho hệ thống trục lái (đường MPX)
truyền và nhận dữ liệu điều khiển liên quan chủ yếu đến hệ thống chiếu sáng,
cửa khoang hành lí, chúng cung cấp dữ liệu về các công tắc khác nhau đến
các mạng khác qua ECU trung tâm.
- Để đề phòng lỗi xảy ra trong đường truyền của hệ thống trục lái, một đường
truyền dự trữ cho hệ thống chiếu sáng (đường truyền một chiều) được nối từ
ECU công tắc tổ hợp đến ECU điều khiển hộp đầu nối “ECU J/B” phía lái xe
đến ECU J/B khoang hành lí.
*1: Với hệ thống hỗ trợ đỗ xe LEXUS
*2: Với hệ thống kết nối LEXUS

Hình 2.2.20: Đường truyền hệ thống MPX của hệ thống trục lái

50
b. Các ECU liên quan đến đường truyền cho trục lái

Hình 2.2.21: Các ECU liên quan đến đường truyền của hệ thống trục lái

51
c. Bố trí của các ECU

Hình 2.2.22: Bố trí các ECU trong hệ thống trục lái

52
2.2.6.6. Đường truyền cho bảng táplô
a. Khái quát
- Từng ECU được nối vào đường truyền cho hệ thống bảng táplô (đường
MPX) truyền và nhận dữ liệu điều khiển chủ yếu liên quan đến hệ thống điều
hòa không khí và bộ sưởi ấm, hệ thống đèn báo và đồng hồ...chúng cung cấp
dữ liệu liên quan tới ECU động cơ, cụm cảm biến túi khí trung tâm đến các
mạng khác qua ECU trung tâm.

Hình 2.2.23: Đường truyền hệ thống MPX của bảng táp lô

53
b. Các ECU liên quan đến đường truyền của bảng táplô
Tải bản FULL (123 trang): https://bit.ly/2ONO0SJ
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ

Bảng 2.2.24: Các ECU liên quan đến đường truyền của bảng táp lô

54
c. Bố trí của các ECU

Tải bản FULL (123 trang): https://bit.ly/2ONO0SJ


Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ

Hình 2.2.25: Bố trí các ECU trong bảng táp lô

55
2.2.6.7. ECU trung tâm
- ECU trung tâm điều khiển trung tâm toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc bằng
cách truyền hay nhận dữ liệu giữa 3 hệ thống thông tin liên lạc nhiều đường
truyền .
- Ba hệ thống thông tin liên lạc nhiều đường truyền, hệ thống thông tin liên lạc
nghe nhìn, và hệ thống M – OBD (chuẩn đoán) nằm trong ECU trung tâm.
- Thông tin về thông số của xe và thiết bị được lưu trong IC nhớ không thay
đổi nằm trong ECU trung tâm và những dữ liệu này được truyền đến từng
ECU thông qua nhiều đường truyền.

Hình 2.2.26: Sơ đồ ECU trung tâm

- Truyền dữ liệu trong hệ thống thông tin liên lạc nhiều đường truyền:
ECU trung tâm có 3 mạch thông tin liên lạc cho BEAN sao cho nó có thể truyền
và nhận dữ liệu tương ứng đến/từ 3 mạng một cách độc lập. CPU trong ECU
trung tâm đọc ra mã vị trí đến (DST – ID) từ dữ liệu nhận được bởi những mạch

56 2615828

You might also like