You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ

THUYẾT MINH BÀI TẬP LỚN MÔN


HỌC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT & LẮP
RÁP Ô TÔ

THIẾT KẾ TUYẾN DÂY CHUYỀN TỔNG LẮP Ô TÔ TẢI


SAT-XI 5 TẤN

Họ và tên các sinh viên trong nhóm: 16


1. Nguyễn Gia Thắng
2. Đặng Văn Thành *
3. Trịnh Quốc Thế

Phụ trách hướng dẫn : PGS.TS. Vũ Tuấn Đạt

Duyệt thuyết minh : ngày …. tháng …. năm


…….
(ký ghi rõ họ tên)

4/2023
MỤC LỤC
.........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SXLR Ô TÔ...........................................1
1.1. Các loại hình cơ sở SXLR ô tô.........................................................................1
1.1.1. Phân loại theo chuyên môn hóa................................................................1
1.1.2. Phân loại theo quy mô SXLR....................................................................1
1.1.3. Phân loại theo mức độ hoàn thiện của linh kiện nhập khẩu và tỉ lệ nội
địa hóa 1
1.2. Quá trình công nghệ SXLR ô tô điển hình.....................................................2
1.3. Các bộ phận và phân xưởng chính trong cơ sở SXLR ô tô...........................3
1.3.1. Phân xưởng hàn lắp cabin.........................................................................3
1.3.2. Phân xưởng bề mặt sơn..................................................................................3
1.3.3. Gian bạt đệm nội thất gương kính...........................................................3
1.3.4. Phân xưởng tổng lắp..................................................................................3
1.3.5. Tuyến kiểm tra...........................................................................................3
1.3.6. Các yêu cầu kĩ thuật........................................................................................3
1.4. Giới thiệu về đối tượng SXLR.........................................................................4
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TUYẾN DÂY CHUYỀN LẮP Ô TÔ TẢI SATXI 3.5 TẤN.....5
2.1. Các nội dung công việc và định mức lao động của tuyến lắp ráp................5
2.2. Lựa chọn phương án tổ chức sản xuất............................................................8
2.3. Xác định chế độ làm việc và thời gian làm việc.............................................8
2.4. Tính toán thông số kĩ thuật cơ bản của tuyến lắp ráp..................................9
2.4.1. Khối lượng lao động và số lượng lao động...............................................9
2.4.2. Phân bổ khối lượng lao động cho các vị trí..............................................9
2.5. Lựa chọn trang thiết bị cơ bản phục vụ tuyến lắp ráp................................12
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ MÔN HỌC CÔNG
NGHỆ SẢN XUẤT LẮP RÁP Ô TÔ

1. Nhóm sinh viên: Nhóm


2. Thiết kế dây chuyền tổng lắp xe ô tô: Ô tô tải Sat-xi 5 T
Sản lượng: 6000 xe/năm
3. Nhiệm vụ riêng cho Sinh viên:
- Thiết kế tính toán tuyến dây chuyền lắp ráp: Tuyến lắp Sat-xi
4. Yêu cầu cụ thể về bản vẽ:
4.1 Bản vẽ tuyến hình ô tô
4.2 Bản vẽ sơ đồ tuyến dây chuyền tổng lắp
5. Người giao nhiệm vụ : PGS.Ts.Vũ Tuấn Đạt Ngày giao: 20/3/2023
6. Phụ trách hướng dẫn : PGS.Ts.Vũ Tuấn Đạt
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SXLR Ô TÔ

1.1. Các loại hình cơ sở SXLR ô tô


1.1.1. Phân loại theo chuyên môn hóa
 Nhà máy SXLR linh kiện ô tô: có chức năng chế tạo một số chi tiết và lắp ráp thành
các cụm – tổng thành của ô tô như động cơ, hộp số, cụm nhíp lá, trục khuỷu, tấm ma
sát, kính, …
 Nhà máy lắp ráp cụm – tổng thành và ô tô: chức năng chủ yếu của nhà máy là lắp ráp
các linh kiện ô tô do các nhà máy khác sản xuất thành cụm – tổng thành và ô tô. Nhà
máy không có gia công cơ, gia công áp lực, … để chế tạo chi tiết. Các dây chuyền và
trang thiết bị công nghệ chủ yếu là phục vụ công tác lắp ráp với máy hàn, máy tán
đinh, dụng cụ cầm tay và sơn phủ bề mặt.
 Nhà máy SXLR ô tô: có chức năng gia công chế tạo một số linh kiện (chủ yếu là
khung thân vỏ), kết hợp với linh kiện do các nhà máy khác chế tạo để SXLR ô tô.
1.1.2. Phân loại theo quy mô SXLR
 Quy mô SXLR đơn chiếc: theo quy mô này, hầu hết trang thiết bị và máy móc thuộc
loại vạn năng, còn trang thiết bị chuyên dùng chỉ sử dụng bắt buộc khi thiếu chúng thì
không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm. Đối với công nghiệp SXLR ô tô, loại
quy mô đơn chiếc chỉ được sử dụng cho một số chủng loại đặc biệt (không đặc chưng
cho quy mô của cả nhà máy), năng suất lao động kém, giá thành đắt.
 Quy mô SXLR hàng loạt: được đặc trưng bằng sản xuất theo lô hàng, các sản phẩm
cùng lô được sản xuất đồng thời, có sử dụng cả máy vạn năng và máy chuyên dùng.
Các máy có thể bố trí theo nhóm hoặc theo quy trình công nghệ. Có ba dạng sản xuất:
hàng loạt nhỏ, hàng loạt vừa và hàng loạt lớn.
 Quy mô SXLR hàng khối: đặc trưng bằng sản lượng xuất xưởng hàng năm rất lớn.
Quy mô này cho phép tự động hóa và cơ giới hóa quá trình công nghệ SXLR.
1.1.3. Phân loại theo mức độ hoàn thiện của linh kiện nhập khẩu và tỉ lệ nội địa
hóa
 Lắp ráp CBU (Completely Body Unit): ô tô được sản xuất ở nước ngoài và nhập khẩu
về ở dạng nguyên chiếc, có khung thân vỏ, động cơ, hệ thống truyền lực, … được lắp
ráp và sơn hoàn chỉnh.
 Lắp SKD (Semi Knock Down): SXLR ô tô từ các linh kiện là chi tiết rời hoặc cụm –
tổng thành bán hoàn chỉnh được nhập từ nước ngoài và sẽ được lắp ráp thành cum –
tổng thành và ô tô hoàn chỉnh với một số linh kiện có thể được sản xuất chúng.
 Lắp CKD (Completely Knock Down): các linh kiện nhập về có mức độ tháo rời cao
hơn ở phương pháp SKD và khung vỏ chưa được sơn.
 Lăp IKD (Incompletely Knock Down): SXLR ô tô từ các linh kiện nhập từ nước ngoài
và với số lượng đáng kể các linh kiện sản xuất trong nước. Mức độ IKD thường áp
dụng khi chuẩn bị cho quá trình nội địa hóa sản phẩm với bản quyền kĩ thuật được

1
chuyển giao từ chính hãng.
1.2. Quá trình công nghệ SXLR ô tô điển hình
 Quá trình SXLR ô tô là tổng hợp các hoạt động của con người và công cụ sản xuất,
các dịch vụ thông tin cần thiết để tác động vào nguyên vật liệu, linh kiện, bán thành
phẩm, … nhằm sản xuất ra sản phẩm và cung cấp cho khách hàng, thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng. Như vậy, có thể xem quá trình sản xuất bao gồm hai quá trình: quá
trình sản xuất với mối liên hệ bên ngoài và quá trình sản xuất bên trong của nhà máy
SXLR ô tô.

Kho linh kiện phụ tùng

Phân xưởng hàn lắp cabin

Kho bán thành phẩm 1

Kho vật tư Phân xưởng xử lý bề mặt sơn

Kho bán thành phẩm 2

Phân xưởng tổng lắp (lắp nội


Kho bán thành phẩm 3
thất cabin, lắp satxi, lắp hoàn
thiện)

Gian lắp ráp tổng thành,


HT điện, lốp, nội thất, … Kiểm tra chạy thử

Kho linh kiện phụ tùng Bãi đỗ xe thành phẩm

2
1.3. Các bộ phận và phân xưởng chính trong cơ sở SXLR ô tô
1.3.1 Phân xưởng hàn lắp cabin
 Các tấm mảng cabin như: mảng nóc, mảng đầu vách sau, sàn cabin ... được liên kết
chủ yếu bằng phương pháp hàn điểm tiếm xúc bằng máy hàn bấm hoặc hàn hồ quang
có khí bảo vệ (CO2). Các tấm mảng để đảm bảo độ chính xác được hàn lắp trên các đồ
gá cho từng mác xe. Sau khi được hàn lắp các tấm mảng vỏ được kiểm tra bằng
dưỡng chuyên dùng hoặc thước. Mỗi phần công việc bao gồm các công đoạn khác
nhau. Kết thúc là các nguyên công kiểm tra, mài phẳng các mối hàn ...
1.3.2. Phân xưởng bề mặt sơn
 Các tấm mảng vỏ sau khi được gá, lắp và hàn tạo thành vỏ xe tại phân xưởng lắp vỏ
sẽ được chuyển đến phân xưởng sơn.
 Sử lý bề mặt trước khi sơn nhúng điện ly, sơn lót nền và sơn bóng. Tạo lớp nền sơn
chống rỉ, đảm bảo khả năng chống rỉ của vỏ xe cũng như tăng độ bám dính cho các
lớp sơn ở các công đoạn tiếp theo, giảm được độ dày của toàn bộ lớp sơn mà chất
lượng sơn vẫn cao. Việc chuẩn bị bề mặt, phốt phát hóa và tạo lớp sơn nền chống rỉ ở
công đoạn sơn nhúng điện ly có tính chất quyết định tới chất lượng của lớp sơn tiếp
theo cũng như độ bền bám dính của các lớp sơn trong thời gian sử dụng.
1.3.3. Gian bạt đệm nội thất gương kính
 Các chi tiết bạt, đệm, nội thất, gương kính chủ yếu là nhập từ các đơn vị sản xuất
trong nước. Trước khi đưa và phân xưởng tổng lắp các chi tiết cần được kiểm tra chất
lượng, kích thước và lắp thành cụm.
1.3.4. Phân xưởng tổng lắp
 Tổng lắp là một trong các giai đoạn công nghệ và là giai đoạn cuối của quá trình công
nghệ sản xuất ô tô. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất đó. Tổng
lắp được thực hiện theo tuyến dây chuyền.
 Tuyến dây chuyền tổng lắp thực hiện lắp ráp các tổng thành bộ phận (đã được lắp
hoàn chỉnh ở các gian phụ) và các chi tiết thành một sản phẩm (ô tô) hoàn chỉnh, bao
gồm lắp ráp nội thất cabin, lắp ráp các tổng thành gầm satxi và hoàn thiện xe. Quá
trình lắp ráp phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, các tính chất của
mối lắp ghép. Bởi vì quá trình lắp ráp nói chung và quá trình tổng lắp nói riêng sẽ
quyết định đến chất lượng chung của sản phẩm.
1.3.5. Tuyến kiểm tra
 Tuyến kiểm tra nhằm phát hiện các sai sót trong công tác lắp ráp, đảm bảo các chi tiêu
về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định. Bao gồm kiểm tra trên thiết
bị và kiểm tra trên đường thử.
1.3.6. Các yêu cầu kĩ thuật
 Theo Quyết định của bộ trưởng bộ công nghiệp số 115/2004/QĐ-BCN: Khu vực sản
xuất và nhà xưởng phải có đủ diện tích mặt bằng để bố trí các dây chuyền công nghệ
sản xuất, lắp ráp, kiểm tra; các phòng thiết kế, công nghệ, thử nghiệm kiểm tra chất
lượng, kho bảo quản chi tiết, khu vực điều hành sản xuất, các công trình xử lý chất

3
thải, bãi tập kết xe, đường chạy thử và các công trình phụ khác. Nhà xưởng phải được
xây dựng phù hợp với qui hoạch phát triển công nghiệp của địa phương, trên khu đất
thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp hoặc có hợp đồng thuê sử dụng đất
trong thời gian tối thiểu 20 năm.
 Khu vực xưởng sản xuất, lắp ráp, bao gồm cả hàn, sơn, kiểm tra phải được bố trí theo
quy trình công nghệ phù hợp. Các sơ đồ quy trình công nghệ tổng thể và theo từng
công đoạn sản xuất, lắp ráp phải được bố trí đúng nơi quy định trong các phân xưởng
để người công nhân thực hiện. Nền nhà xưởng phải được sơn chống trơn và có vạch
chỉ giới phân biệt lối đi an toàn và mặt bằng công nghệ.
 Có đủ trang thiết bị đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, giảm độc hại
(tiếng ồn, nóng bức, bụi), phòng chống cháy nổ và xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) theo
đúng các quy định hiện hành; bảo đảm cảnh quan môi trường văn minh công nghiệp.
 Có đường thử ô tô riêng biệt với chiều dài tối thiểu 500m, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật
để kiểm tra được chất lượng của xe lắp ráp trước khi xuất xưởng trên các loại địa hình
bằng phẳng, sỏi đá, gồ ghề, ngập nước, dốc lên xuống, cua, trơn ướt.Quy trình công
nghệ phải đảm bảo độ chính xác lắp ghép sao cho các bề mặt công tác được đặt đúng
vị trí ,không vượt quá giới hạn dung sai cho phép.
1.4. Giới thiệu về đối tượng SXLR
 Xe tải hino tấn HINO FC9-JNTC, có thông số kỹ thuật như sau:

Trọng lượng bản thân 4305 (kg)


Tải trọng cho phép chở 6500 (kg)
Phân bố cầu trước 2285 (KG)
Phân bố cầu sau 2020 (KG)
Số người cho phép chở 3
Kích thước xe 8460 x 2290 x 2470 (mm)
Khoảng cách trục 4490 (mm)
Vết bánh trước/sau 1800/1660 (mm)
Công thức bánh xe 4x2
Loại nhiên liệu Diesel
Tên động cơ J05E-UA
Loại động cơ 4 kì, 4 xi lanh thẳng hàng, tăng áp
Thể tích 5120 lít
Nemax/nemax 132 kW/ 2500 v/ph
Kí hiệu lốp trước/sau 7.5-16
HT phanh trước/dẫn động Tang trống /thủy lực trợ lực chân không
HT phanh sau/dẫn động Tang trống /thủy lực trợ lực chân không
HT phanh tay/dẫn động Tác dộng lên HTTL /cơ khí
HT lái/dẫn động Trục vít - ê cu bi/Cơ khí có trợ lực thủy lực

4
Góc thoát trước 22°
Góc thoát sau 14°

5
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TUYẾN DÂY CHUYỀN LẮP Ô TÔ TẢI
SATXI 5 TẤN
2.1. Các nội dung công việc và định mức lao động của tuyến lắp ráp

Định mức
giờ công Bậc
stt Nội dung công việc (phút) thợ
1 Lật ngược khung, di chuyển gá khung lên xe. Kiểm tra 25 4
2 Lắp cầu trước 12 4
3 Lắp nhíp, thanh cân bằng, giảm chấn, thanh giằng 35 3
4 Lắp bangang 15 4
5 Lắp cơ cấu phanh. Lắp moay ơ 36 5
6 Lắp đường dầu phanh 20 3
7 Lắp cầu sau 20 4
8 Lắp nhíp, giảm chấn 21 3
9 Cơ cấu phanh, lắp moay ơ 30 5
10 Lắp bán trục 20 4
11 Lắp đường ống dầu phanh 12 3
12 Lật lại khung, gá khung lên xe đẩy 16 4
13 Lắp động cơ, ly hợp, hộp số 45 5
14 Lắp bót lái, trục các đăng lái 22 4
15 Lắp các đường ống làm mát, ống dầu 20 3
16 Lắp lốc lạnh (nếu có), máy khởi động, máy phát 22 4
17 Lắp dây đai, điều chỉnh 10 4
18 Lắp đường ống xả 20 3
19 Lắp lốp 4 bánh 30 3
20 Lắp cácđăng, bi treo 18 4
21 Lắp thùng nhiên liệu, két nước 25 3
22 Lắp đường cung cấp nhiên liệu 23 3
23 Lắp ống giảm thanh, ống xả satxi 15 3
24 Lắp giá đỡ lốp dự phòng 5 3
Lắp đường ống nhiên liệu, nước làm mát và các cụm dây điện vào
25 28 4
động cơ
26 Lắp dây cáp phanh tay 10 3

6
27 Lắp bầu lọc khí trên satxi 7 3
28 Lắp, nối hệ thống đường dầu phanh, côn satxi 25 4
29 Lắp giá đỡ sau cabin 15 4
30 Lắp giá đỡ trước cabin 10 4
31 Lắp lốp dự phòng 5 3
Tđm 617
Tđm (giờ) 10,283

2.2. Lựa chọn phương án tổ chức sản xuất


 Quản đốc phân xưởng: chịu trách nhiệm chung, điều hành, phân công công việc trong
phân xưởng.
 Các tổ trưởng tổ sản xuất đồng thời là cán bộ kỹ thuật trực tiếp kiểm tra chất lượng
sản phẩm trước khi giao nhận cũng như trong quá trình sản xuất. Hướng dẫn công
nhân thao tác, giải quyết sự cố trong dây chuyền. Bao gồm tổ trưởng tổ lắp nội thất
cabin và tổ trưởng tổ lắp khung gầm satxi.
 Công nhân sản xuất chính.
 Công nhân phụ.
2.3. Xác định chế độ làm việc và thời gian làm việc
 Phân xưởng làm việc theo chế độ của công ty. Mỗi ngày làm việc một ca, mỗi ca 8
giờ, hàng tuần nghỉ chủ nhật. Các ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ phép theo quy định của nhà
nước.
 Thời gian lao động danh nghĩa của công nhân trong năm ( Ddn):
Ddn=[ D n−( Dnl + Dcn ) ] . y .C (giờ)
Trong đó:
Dcn: Số ngày nghỉ chủ nhật (ngày), Dcn=52
Dnl : Số ngày nghỉ lễ trong năm (ngày), Dnl =11
C : Thời gian làm việc một ca (giờ), C=8
y : Số ca lao động trong 1 ngày, y=1
Ddn=¿ 2416 (giờ)
 Thời gian lao động thực tế của một công nhân trong năm ( Dtt ¿:
Dtt = [ Dn−( Dnl + Dcn + Dnp ) ] . y . C . β (giờ)
Trong đó:
Dnp : Thời gian nghỉ phép của công nhân trong năm (ngày), Dnp=12
β : Hệ số có mặt của công nhân trong năm (chọn β = 0,95)
Dtt =¿ 2204 (giờ)

7
 Thời gian làm việc của tuyến dây chuyền và các vị trí trên tuyến dây chuyền trong
năm ( Dvt ¿:
D vt =[ D n−( D nl + D cn ) ] . y . C . ղ vt (giờ)
Trong đó:
ղ vt : Hệ số sử dụng vị trí, chọn ղ vt =1
Dvt =2416 (giờ)
2.4. Tính toán thông số kĩ thuật cơ bản của tuyến lắp ráp
2.4.1. Khối lượng lao động và số lượng lao động
 Công suất hàng năm của phân xưởng : N=6000(xe/năm)
 Khối lượng lao động hàng năm của tuyến :
T n=T dm . N=10 , 283 .6000=61 428 (giờ công)
 Tính toán nhân lực:
 Số công nhân sản xuất của tuyến:
 Số công nhân danh nghĩa:
T n 61 428
M dn= = ≈ 28 (người)
Dtt 2204
 Số công nhân thực tế:
T n 61 428
M tt = = ≈ 26 (người)
Ddn 2416
 Số công nhân phụ trợ để vận chuyển vật tư, chi tiết và đảm bảo tuyến dây chuyền hoạt
động bình thường:
M p=0 , 1. M tt =0 , 1.26 ≈ 3 (người)
 Số cán bộ trực tiếp: chọn theo cơ cấu tổ chức của phân xưởng (M cb : bao gồm 1 quản
đốc, 1 tổ trưởng phụ trách lắp nội thất cabin, 1 tổ trưởng phụ trách lắp khung gầm
satxi. Kết quả cho trong bảng:

M dn (người) M tt (người) M p (người) M cb (người)


28 26 3 3
2.4.2. Phân bổ khối lượng lao động cho các vị trí
Việc phân bổ khối lượng lao động phụ thuộc vào nội dung công việc sao cho
thời của vị trí không lớn hơn 5% và không nhỏ hơn 10% thời của toàn tuyến
dây chuyền, thông thường số công nhân trên mỗi vị trí không quá 4 người để
đảm bảo tận dụng tối đa trang thiết bị và không gian cần thiết để thao tác.
Khối lượng lao động được phân bố trên các vị trí cụ thể như sau:

Định mức Tổng khối

8
STT Tên vị trí T idm (phút) lượng lao T¿
M i=
động T ¿ (giờ D dn
công)
1 Vị trí lắp sắt-xi 1 (1-3) 72 7200 3
3 Vị trí lắp sắt-xi 2 (4-6) 71 7100 3
4 Vị trí lắp sắt-xi 3 (7-9) 71 7100 3
5 Vị trí lắp sắt-xi 4 (10-12) 48 4800 2
6 Vị trí lắp sắt-xi 5 (13-14) 67 6700 3
8 Vị trí lắp sắt-xi 6(15-18) 72 7200 3
9 Vị trí lắp sắt-xi 7 (19-20) 48 4800 2
10 Vị trí lắp sắt-xi 8 (21-22) 48 4800 2
11 Vị trí lắp sắt-xi 9 (23-25) 48 4800 2
13 Vị trí lắp sắt-xi 1 (26-31) 72 7200 3
Tổng cộng 617 61700 26

 Tính nhịp của dây truyền:


 Nhịp sản xuất của tuyến sản xuất là thời gian cần thiết để hoàn thành một sản phẩm
theo kế hoạch:
60. D
vt C . y .60 2461.60
 R= N = N = 6000 =24 ,16 (phút/xe), (1)
n n
Trong đó:
C : Thời gian làm việc trong một ca
y : Số ca làm việc trong một ngày
N : Công suất hàng năm của phân xưởng
N nd : Số sản phẩm xuất xưởng trong một ngày
N 6000
N nd = = =¿ 19,87=19 (xe)
(365−D cn−Dnl ) (365−52−11)
 Tính thời của tuyến dây truyền:
Thời của tuyến là thời gian cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc xét theo
năng lực của phân xưởng:
T dm .60
τ= +t n (phút/xe) , (2)
M dc
Trong đó:
t n: Thời gian tính đến nguyên công chuẩn bị, kết thúc và di chuyển đối tượng từ vị trí
này sang vị trí khác trên tuyến tn = 1 (phút).
10,281.60
(1)  τ = +t n ≈23 ,85 (phút/xe)
27
 Tính số lượng tuyến dây truyền:
9
τ 23 , 85
x= = =0 , 9 8 (tuyến)
R 24 , 16
Kết quả cho trong bảng:
N nd R τ x
19 24,16 23,85 1
 Kiểm tra việc phân bố khối lượng lao động trên các vị trí theo thời.
Thời của trạm được tính như sau:
tj
τ j= +t (phút/1 sản phẩm)
Mi n
Trong đó:
τ j: Thời gian của trạm thứ i
t j : Định mức lao động tại trạm thứ i cho một sản phẩm (phút)
M i: Số lượng công nhân tại trạm thứ i
t n: Thời gian di chuyển giữa các vị trí, t n = 1 (phút)
 Sai lệch về thời của mỗi vị trí so với thời chung của tuyến được tính:
τ j −τ
S j= .100 %
τ
Trong đó:
S j: Sai lệch về thời. Nếu S jâm thì |S j|phải nhỏ hơn 10%. Nếu S j dương thì S jphải nhỏ
hơn 5%.
Kết quả cho trong bảng sau:
STT Số công nhân M i (người) τ j (phút) S j (% ¿
1 3 25 4,82
2 3 24,67 3,42
3 3 24,67 3,42
4 2 25 4,8
5 3 23,33 -2,16
6 3 25 4,8
7 2 25 4,8
8 2 25 4,8
9 2 25 4,8
10 3 25 4,8
Kết quả bảng trên đạt yêu cầu cho phép.

2.5. Lựa chọn trang thiết bị cơ bản phục vụ tuyến lắp ráp
Định
TT Nội dung công việc
Trang bị công nghệ Dụng cụ mức
(phút)
1 Lật ngược khung, di chuyển - Cần trục nâng hạ 25
10
- Đồ gá lật khung
gá khung lên xe. Kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra
- Giá đỡ cầu xe - Cầu trước 12
2 Lắp cầu trước
- Cầu trục nâng hạ - Bulong đai ốc
Lắp thanh xoắn, thanh cân - Cầu trục nâng hạ - Thanh xoắn, thanh 35
3 bằng, giảm chấn, thanh - Súng xiết bu lông cân bằng, giảm chấn
giằng - Thiết bị kiểm tra lực xiết - Bulong M12
4 Lắp bangang - bangang 10
Lắp cơ cấu phanh. Lắp - Cơ cấu phanh 36
5 - Súng bắn ốc
moay ơ - Moay ơ
- Súng xiết bu lông - Đường ống dẫn 16
6 Lắp đường dầu phanh
- Cờ lê lực - Bulong
- Giá đỡ cầu xe - Cầu sau 15
7 Lắp cầu sau
- Cầu trục nâng hạ - Bulong, đai ốc
- Cầu trục nâng hạ - Nhíp, giảm chấn 28
8 Lắp nhíp, giảm chấn
- Súng xiết bu lông - Bulong M12
- Cơ cấu phanh 40
9 Cơ cấu phanh, lắp moay ơ - Súng xiết bu lông
- Moay ơ
10 Lắp bán trục - Súng xiết bu lông - Bán trục 15
- Đường ống dầu 12
11 Lắp đường ống dầu phanh - Tay quay
phanh
Lật lại khung, gá khung lên - Cầu trục nâng hạ 16
12
xe đẩy - Đồ gá lắp khung
- Cầu trục - Động cơ 45
13 Lắp động cơ, ly hợp, hộp số - Súng bắn bulông - Ly hợp hộp số
- Thiết bị kiểm tra lực - Bulong
- Bót lái, trục các đăng 18
- Cờ lê
14 Lắp bót lái, trục các đăng lái lái
- Súng xiết bulong
- Bu lông
Lắp các đường ống làm mát, - Tô vít - Đường ống dẫn 26
15
ống dầu - Tay quay - Bu lông
- Lốc lạnh 26
Lắp lốc lạnh, máy khởi - Súng khẩu
16 - Máy khởi động
động, máy phát - Cờ lê
- Máy phát
17 Lắp dây đai, điều chỉnh - Cờ lê - Dây đai 10
18 Lắp đường ống xả - Súng bắn ốc, tô vít - Đường ống xả 20
- Máy nâng - Lốp 4 bánh 30
19 Lắp lốp 4 bánh
- Súng bắn ốc
20 Lắp các đăng, bi treo - Súng bắn ốc - Các đăng, bi treo 18
Lắp thùng nhiên liệu, két - Kích nâng - Thùng nhiên liệu 25
21
nước - Súng bắn ốc, tô vít - Két nước
Lắp đường cung cấp nhiên - Tay vặn - Đường ống và gioăng 20
22
liệu - Tô vít làm kín
Lắp ống giảm thanh, ống xả - Ống giảm thanh, ống 15
23 - Tay vặn
Sat-xi xả
24 Lắp giá đỡ lốp dự phòng - Súng bắn ốc - Giá đỡ lốp 5
11
Lắp đường ống nhiên liệu, - Đường ống nhiên liệu 28
- Tay vặn
25 nước làm mát và các cụm - Dây điện động cơ
- Tô vít
dây điện vào động cơ
- Tay vặn - Dây cáp phanh tay 10
26 Lắp dây cáp phanh tay
- Tô vít
- Bầu lọc khí 7
27 Lắp bầu lọc khí trên Sat-xi - Tay vặn
- Bulong đai ốc
Lắp, nối hệ thống đường - Kìm - Ống nối 25
28
dầu phanh, côn Sat-xi - Tay vặn - Đệm cao su
- Giá đỡ sau 12
29 Lắp giá đỡ sau cabin - Súng bắn ốc
- Bulong
- Giá đỡ trước 12
30 Lắp giá đỡ trước cabin - Súng bắn ốc
- Bu lông
31 Lắp lốp dự phòng - Súng bắn ốc - Lốp dự phòng 5

2.6. KẾT LUẬN


Trong TKMH Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô dựa trên mẫu xe tham khảo là xe tải
HINO FC9-JNTC với công suất hàng năm là 12000 xe/năm:
Qua đó:
- Giới thiệu tổng quan về các dạng chế tạo và lắp ráp xe đang tồn tại, giới thiệu chức
năng nhiệm vụ và yêu cầu có trong quá trình phục vụ lắp ráp và sản xuất.
- Thiết lập được quy trình công nghệ chế tạo và lắp ráp ô tô với nhiệm vụ được giao. Tính
toán lắp ráp ở các vị trí nguyên công từ lắp ráp cơ sở đến hoàn thiện.
- sXây dựng được các bước của công tác kiểm tra chất lượng trong quá trình lắp ráp và
sau xuất xưởng.
Về phần bản vẽ:
- Bản vẽ tuyến hình với các kích thước tổng thể của xe tham khảo.
- Bản vẽ lập phiếu quy trình công nghệ lắp ráp cụm động cơ lên khung.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Bài giảng Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô – Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
-Kỹ thuật đo – Nguyễn Trọng Hùng – Ninh Đức Tốn – Nhà xuất bản Giáo dục Công -
nghệ mạ điện -Nguyễn Văn Lộc –. Nhà xuất bản Giáo dục.
-Sổ tay dung sai lắp ghép- Ninh Đức Tốn –. NXB Giáo dục.
-Sổ tay thiết kế ô tô khách- Ngô Xuân Bắc – NXB GTVT Hà Nội.
-Công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô, máy kéo – Hồ Thị Thu Nga, Hồ Thanh Giang –NXB
GTVT Hà Nội.
-Giáo trình đăng kiểm viên đường bộ - Cục Đăng Kiểm.

13

You might also like