You are on page 1of 132

EBOOKBKMT.COM GVHD: TS.

ĐỖ TIẾN DŨNG

LỜI NÓI ĐẦU


Trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ngành công
nghiệp ô tô của nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong những năm
gần đây lượng ô tô tham gia giao thông không ngừng tăng lên. Ngày nay ô tô
đã trở thành phương tiện đi lại thân thiện đối với người dân Việt Nam. Nhận
ra nhu cầu này, ngày càng nhiều các xí nghiệp, công ty về lắp ráp, sửa chữa,
bảo dưỡng ô tô được thành lập ở các khu công nghiệp trọng điểm cũng như
các tỉnh thành trong cả nước. Cùng với mức sống ngày một nâng cao, sự phát
triển của nền kinh tế, số lượng xe ô tô ngày càng được tiêu thụ với số lượng
lớn để đáp ứng tất cả các nhu cầu. Từ đó kéo theo là sự đòi hỏi số lượng lớn
về những cán bộ kỹ thuật hiểu biết về ô tô. Vì vậy, việc nắm rõ và hiểu biết
đầy đủ về việc sử dụng, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa là yếu tố cần thiết và
quan trọng của một sinh viên ngành cơ khí động lực.
Sau 5 năm theo học tại trường, với sự đào tạo, dạy dỗ, và hướng dẫn của
các thầy cô trong trường nói chung và thầy cô khoa Kỹ thuật Ô tô – Máy
Động lực nói riêng, sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa, thầy chủ nhiệm. Hôm nay, chúng em sắp kết thúc khóa học,
đã được trang bị kiến thức chuyên môn nhất định và có thể tham gia vào sản
xuất, góp một phần công sức vào việc xây dựng kinh tế đất nước.
Với tiêu chí như vậy, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, cho nên em
chọn thực hiện đề tài đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu khai thác hệ thống điều
hòa không khí trên xe ô tô”. Đề tài gồm có 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Chương 2. Điều khiển hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Chương 3. Hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Vios
Chương 4. Khai thác hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Trang bị hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một phần không thế
thiếu trên các dòng xe hiện đại. Đây là hệ thống thiết yếu đảm bảo tính tiện

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 1


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

nghi cho nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Vì thế, nhu cầu sửa
chữa bảo dưỡng hệ thống điều hòa là vô cùng lớn. Từ đó, yêu cầu đặt ra cho
người kĩ thuật viên, kĩ sư ô tô là phải trang bị kiến thức chuyên sâu về hệ
thống điều hòa và nâng cao trình độ tay nghề sửa chữa. Nhận thấy đây là một
đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao, em đã cố gắng tìm kiếm tài liệu, học hỏi, tích
lũy kiến thưc từ các thầy giáo, các bạn và các trang mạng về chuyên ngành,…
để hoàn thiện đề tài này.
Đề tài được hoàn thành sẽ là cơ sở giúp cho em sau này có thể tiếp cận
với những hệ thống điều hòa được trang bị trên các ô tô hiện đại. Chúng em
mong rằng đề tài sẽ góp phần nhỏ vào công tác giảng dạy trong nhà trường.
Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên chuyên ngành ô
tô và các bạn sinh viên đang theo học các chuyên ngành khác thích tìm hiểu
về kỹ thuật ô tô.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 2


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

LỜI CẢM ƠN
Chúng em, những sinh viên năm cuối, những người sắp phải rời xa
mái trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên thân
yêu, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong trường nói
chung và thầy cô trong khoa Kỹ thuật Ô tô – Máy Động lực nói riêng.
Trong suốt 5 năm học ngành cơ khí động lực tại trường, với sự dìu
dắt, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, chúng em đã và đang
từng bước hoàn thiện mình hơn để trở thành những người kỹ sư, đem
bàn tay và khối óc của mình cống hiến cho xã hội.
Bên cạnh đó, với sự quan tâm, tạo điều kiện của nhà trường, của
khoa KTOT&MĐL, chúng em đã được đăng ký đề tài đồ án tốt nghiệp
và trong thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của thầy giáo hướng dẫn là Thầy TS. Đỗ Tiến Dũng.
Đồ án đã hoàn thành theo đúng dự kiến. Song do khả năng còn
nhiều hạn chế, thời gian thực hiện có hạn, và vì một số lí do khách quan
nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận
được sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô bộ môn và các bạn sinh
viên.
Nhân đây em cũng xin được bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc
tới các quý thầy cô trong khoa, trong bộ môn, các bạn trong lớp đã giúp
đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

ĐINH XUÂN HƯNG

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 3


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

 CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN


TRÊN Ô TÔ.
1. Các khái niệm về ô tô.
1.1 Dòng xe Sedan
Đây là dòng xe phổ biến nhất thế giới ngày nay. Sedan là loại xe có 4
cửa, có 4 chỗ ngồi hoặc hơn với thiết kế trần xe kéo dài từ trước ra sau,
có lên xuống cân đối tạo ra vùng cốp xe ở phía sau để chở hành lý, với
cách mở cốp hắt lên. 
1.2 Dòng xe Hatchback
Hatchback là dòng xe thường cỡ nhỏ hoặc trung, dùng cho cá nhân hay
gia đình có thêm nhu cầu chở nhiều hành lý với thiết kế phần đuôi xe
không kéo dài thành cốp như sedan mà cắt thẳng ở hàng ghế sau, tạo
thành một cửa mới, có khả năng gập xuống tạo không gian lớn xếp đồ. 
1.3 Dòng xe SUV và dòng xe Crossover 
Về bản chất, SUV tức Sport Utility Vehicle – dòng xe thể thao đa dụng,
với đặc trưng rất dễ nhận biết, đó là gầm cao, hệ dẫn động 4 bánh.
Dòng xe này thường có thiết kế nam tính, đường nét đơn giản, vuông
vức, to lớn, phù hợp cho việc di chuyển đường dài hơn là sử dụng chạy
nội thành. Chính vì thế, các đường nét thiết kế ngoại thất của dòng xe
này thường vuông vức, nam tính và mạnh mẽ.
Trong khi đó, Crossover (tên đầy đủ Crossover Utility Vehicle – CUV)
là đứa con lai giữa 1 chiếc SUV đúng nghĩa và xe đô thị (thường là các
mẫu Sedan). 1 chiếc Crossover được thừa hưởng gầm cao như SUV
nhưng thiết kế rất phức tạp, màu mè hơn. Trên thực tế hiện nay, để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng, cùng một hãng xe có thể tìm thấy cả
những mẫu SUV và Crossover, do đó các hãng thường điều chỉnh khiến
hai dòng xe này về gần nhau, đây là giải pháp linh động cho những
người sống thành thị nhưng thích phong cách SUV do đó cách gọi
crossover là SUV vẫn được chấp nhận. 

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 4


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

1.4 Dòng xe Bán tải (Pick-up)


Dòng xe bán tải hay pick-up không được xếp vào “car” ở thị trường
Mỹ. Tức ám chỉ những dòng xe không nghiêng về sử dụng chở hành
khách như sedan, hatchback hay crossover. Thực tế, pick-up thường có
2 hoặc 4 cửa, cách cấu tạo tương tự SUV nhưng có thùng phía sau chở
hàng, ngăn cách riêng với khoang hành khách khiến nó trở nên đa dụng
và phù hợp với nhu cầu kinh doanh kết hợp vận tải hàng hóa. Ở Việt
Nam, phân khúc xe bán tải ngày càng thịnh hành nhờ ưu điểm đa dụng,
kiểu dáng thanh lịch như một chiếc sedan lại chở được nhiều đồ cùng
mức thuế phí rẻ hơn. Các mẫu xe bán tải nổi bật và thịnh hàng ở nước
ta phải kể đến như Ford Ranger, Mazda BT-50, Toyota Hilux…
1.5 Dòng xe Minivan hay Dòng xe MPV 
Minivan hay MPV (Multi-Purpse Vehicle) xe đa dụng là mẫu xe
thường sử dụng cho gia đình, có khả năng linh động chuyển đổi giữa
chở người và chở hàng hóa. MPV thường có gầm cao hơn sedan nhưng
thấp hơn crossover hay SUV.
1.6 Dòng xe Convertible (Cabriolet)
Convertible là từ chỉ chung những mẫu coupe có khả năng mở mui
thành “mui trần” như ở Việt Nam vẫn dung với tên gọi “siêu xe”. Loại
xe này vẫn có thể đóng kín bằng mui mềm từ vải hoặc mui cứng có thể
xếp gọn khi mở nắp cốp phía sau. Tại châu Âu hay sử dụng thuật ngữ
Cabriolet, thực tế định nghĩa cũng tương tự convertible
2. Các khái niệm về Động Cơ Đốt Trong.
2.1 Quá trình công tác
Là tổng hợp tất cả biến đổi của môi chất công tác xảy ra trong xy lanh
của động cơ và trong các hệ thống gắn liền với xy lanh như hệ thống
nạp- thải.
2.2 Chu trình công tác
Là tập hợp những biến đổi của môi chất công tác xảy ra bên trong xy

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 5


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

lanh của động cơ và diễn ra trong một chu kỳ .


2.3 Điểm chết
Là điểm mà tại đó piston đổi chiều chuyển động. Có hai điểm chết là
điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD).
2.4 Hành trình pistong
Là khoảng cách giữa hai điểm chết.
2.5 Kỳ
Là một phần của chu trình công tác xảy ra khi piston dịch chuyển một
hành trình.
2.6 Động cơ 2 kỳ
Là động cơ đốt trong, trong một chu trình công tác phải trải qua 2 thời
kỳ tương ứng với 2 hành trình của piston trong xi lanh, có một lần sinh
công có ích.
2.7 Động cơ 4 kỳ
Là động cơ đốt trong, trong một chu trình công tác phải trải qua 4 hành
trình dịch chuyển của piston.
2.8 Dung tích làm việc của động cơ
Là tổng thể tích làm việc của tất cả các xi lanh, do các xi lanh có thể
làm việc như nhau.
2.9 Thể tích toàn bộ của xi lanh
Là thể tích tích của phần xi lanh nằm ở phía trên pi tông khi pit tông
nằm ở ĐCD. Như vậy, thể tích toàn bộ của xi lanh chính bằng tổng của
dung tích làm việc xi lanh với thể tích buồng đốt.
2.10 Tỷ số nén
Là tỷ số giữa thể tích toàn bộ của xi lanh với thể tích buồng đốt. Tỷ số
nén cho biết thể tích của không khí ở trong xi lanh bị giảm đi bao nhiêu
lần khi pit tông đi từ ĐCD tới ĐCT.
2.11 Trị số octan
Là một đại lượng quy ước dùng để đặc trưng cho tính chống kích nổ

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 6


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

của nhiên liệu.


3. Các thuật ngữ tiếng anh trên ô tô.
- MT (Số sàn).
- AT (Số tự động).
Riêng hộp số tự động AT phân thành 2 loại nhỏ:
DCT (Số bán tự động có cấp).
CVT (Số tự động vô cấp).
SOHC (Single Overhead Camshafts): Trục cam đơn trên đầu xi-lanh.
DOHC (Double Overhead Camshafts): Hai trục cam phía trên xi-lanh.
4 WD, 4x4 (4 Wheel drive): Dẫn động bốn bánh chủ động.
ABS (Anti-lock Brake System): Hệ thống chống bó cứng phanh tự
động.
AFL: Đèn pha mở dải chiếu sáng theo góc lái.
ARTS (Adaptive Restrain Technology System): Hệ thống điện tử kích
hoạt túi khí theo những thông số cài đặt trước tại thời điểm xảy ra va
chạm.
BA (Brake Assist): Hệ thống hỗ trợ phanh gấp.
CATS (Computer Active Technology Suspension): Hệ thống treo điện
tử tự động điều chỉnh độ cứng theo điều kiện vận hành.
CVT (Continuously Variable Transmission): Hộp số truyền động bằng
đai thang tự động biến tốc vô cấp.
I4, I6: Dạng động cơ gồm 4 hoặc 6 xi-lanh, xếp thẳng hàng.
V6, V8: Dạng động cơ gồm 6 hoặc 8 xi-lanh, xếp thành hai hàng
nghiêng, mặt cắt cụm máy hình chữ V.
MDS (Multi Displacement System): Hệ thống dung tích xi lanh biến
thiên, cho phép động cơ vận hành với 2, 4 ,6... xi lanh tùy theo tải trọng
và tốc độ của xe.
IOE (Intake Over Exhaust): Van nạp nằm phía trên van xả.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 7


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

OHV (Overhead Valves): Trục cam nằm dưới và tác động vào van qua
các tay đòn.
Supercharge: Tăng áp sử dụng máy nén khí độc lập.
Turbocharge: Tăng áp của động cơ sử dụng khí xả làm quay cánh quạt.
Turbodiesel: Động cơ diesel có thiết kế tăng áp.
VSC (Vehicle Skid Control): Hệ thống kiểm soát tình trạng trượt bánh
xe.
VVT-i (Variable Valve Timing With Intelligence): Hệ thống điều khiển
xu-páp biến thiên thông minh.
Satellite Radio: Hệ thống đài phát thanh qua vệ tinh.

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ


TRÊN Ô TÔ.
2.1. Mục đích việc điều hoà không khí.
- Điều hòa không khí điều khiển nhiệt độ trong xe. Nó hoạt động như
một máy hút ẩm có chức năng điều khiển nhiệt độ lên xuống. Điều hòa không
khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên
mặt trong của kính xe.
- Điều hòa không khí là bộ phận để:
+ Điều khiển nhiệt độ và thay đổi độ ẩm trong xe.
+ Điều khiển dòng không khí trong xe.
+ Lọc và làm sạch không khí.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 8


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.1. Điều hòa không khí.


2.1.1. Điều khiển nhiệt độ.
2.1.1.1. Bộ sưởi ấm.
Người ta dùng một két sưởi ấm như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng
không khí. Két sưởi lấy nước làm mát của động cơ đã được hâm nóng bởi
động cơ và dùng nhiệt độ này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào
xe, vì vậy nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên.
Do đó ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc như là
một bộ sưởi ấm.

Hình 2.2. Nguyên lý hoạt động của bộ sưởi ấm.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 9


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

2.1.1.2. Hệ thống làm mát không khí.


Giàn lạnh làm việc như là một bộ trao đổi nhiệt để làm mát không khí
trước khi đưa vào trong xe. Khi bật công tắc điều hòa không khí, máy nén bắt
đầu làm việc đẩy môi chất lạnh (ga điều hòa) tới giàn lạnh. Giàn lạnh được
làm mát nhờ chất làm lạnh và sau đó nó làm mát không khí được thổi vào
trong xe từ quạt gió. Việc làm nóng không khí phụ thuộc vào nhiệt độ của
nước làm mát động cơ nhưng việc làm mát không khí hoàn toàn độc lập với
nhiệt độ nước làm mát động cơ.

Hình 2.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát không khí.
2.1.1.3. Máy hút ẩm.
Lượng hơi nước trong không khí tăng lên khi nhiệt độ không khí cao hơn
và giảm xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống. Khi đi qua giàn lạnh,
không khí được làm mát. Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại và bám vào
các cánh tản nhiệt của giàn lạnh. Kết quả là độ ẩm trong xe bị giảm xuống.
Nước dính vào các cánh tản nhiệt đọng lại thành sương và được chứa trong
khay xả nước. Cuối cùng, nước này được tháo ra khỏi khay của xe bằng một
vòi nhỏ.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 10


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.4. Nguyên lý hút ẩm.


2.1.1.4. Điều khiển nhiệt độ.
Điều hòa không khí trong ô tô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả
két sưởi và giàn lạnh, và bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hòa trộn không khí
cũng như van nước. Cánh hòa trộn không khí và van nước phối hợp để chọn
ra nhiệt độ thích hợp từ các núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 11


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.5. Điều khiển nhiệt độ mát.

Hình 2.6. Điều khiển nhiệt độ bình thường.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 12


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.7. Điều khiển chế độ nóng.


2.1.2. Điều khiển dòng không khí trong xe.
2.1.2.1. Thông gió tự nhiên.
Việc lấy không khí bên ngoài đưa vào trong xe nhờ sự chênh áp được tạo
ra do sự chuyển động của xe được gọi là sự thông gió tự nhiên. Sự phân bổ áp
suất không khí trên bề mặt của xe khi nó chuyển động được chỉ ra trên hình
vẽ, một số nơi có áp suất dương, còn có một số nơi có áp suất âm. Như vậy
cửa hút được bố trí ở những nơi có áp suất dương (+) và cửa xả được bố trí ở
những nơi có áp suất (-).

Hình 2.8. Thông gió tự nhiên.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 13


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

2.1.2.2. Thông gió cưỡng bức.


Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử dụng quạt điện hút
không khí đưa vào trong xe. Các cửa hút và cửa xả không khí được đặt ở cùng
vị trí như hệ thống thông gió tự nhiên. Thông thường hệ thống thông gió này
được dùng chung với hệ thống thông khí khác( hệ thống điều hòa không khí
và bộ sưởi ấm).

Hình 2.9. Thông gió cưỡng bức.


2.1.3. Bộ lọc không khí.
2.1.3.1. Chức năng
Bộ lọc không khí là 1 thiết bị dùng để loại bỏ khói thuốc lá, bụi bẩn..
được đặt ở cửa hút điều hòa không khí để làm sạch không khí đưa vào trong
xe.
2.1.3.2. Cấu tạo
Bộ làm sạch không khí gồm có một quạt gió, mô tơ quạt gió, cảm biến
khói, bộ khuếch đại, điện trở và bầu lọc có cacbon hoạt tính.

Hình 2.10. Cấu tạo bộ lọc.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 14


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

 Nguyên lý hoạt động:


Bộ lọc không khí dùng một mô tơ quạt để lấy không khí ở trong xe và
làm sạch không khí đồng thời khử mùi nhờ than hoạt tính trong bộ lọc.
Ngoài ra một số xe có trang bị cảm biến khói để xác định khói thuốc và
tự động khởi động mô tơ quạt gió ở vị trí “HI”.

Hình 2.11. Bảng điều khiển.


2.2. Khái quát hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
Thiết bị lạnh nói chung và thiết bị lạnh ô tô nói riêng là bao gồm những
thiết bị nhằm thực hiện một chu trình lấy nhiệt từ môi trường cần làm lạnh và
thải nhiệt ra môi trường bên ngoài.
Thiết bị lạnh ô tô bao gồm: Máy nén, thiết bị ngưng tụ, bình lọc/hút ẩm,
thiết bị giãn nở, thiết bị bay hơi và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ
thống lạnh hoạt động hiệu quả nhất.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 15


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.12. Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
2.2.1. Công dụng.
- Lọc sạch, tinh khiết khối không khí trước khi đưa vào cabin ôtô.
- Rút sạch chất ẩm ướt trong không khí này.
- Làm mát lạnh không khí và duy trì độ mát ở nhiệt độ thích hợp.
- Giúp cho người ngồi trong xe và người lái xe cảm thấy thoải mái, mát
dịu khi chạy xe trên đường trong khi thời tiết nóng bức.
2.2.2. Yêu cầu.

- Không khí trong cabin phải lạnh.


- Không khí phải sạch.
- Không khí lạnh phải được lan truyền khắp cabin.
- Không khí lạnh khô (không có độ ẩm).
2.2.3 Phân theo vị trí lắp đặt.

 Kiểu phía trước:


Giàn lạnh của kiểu phía trước được gắn sau bảng đồng hồ và được nối
với giàn sưởi. Quạt giàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ quạt. Gió từ bên
ngoài hoặc không khí tuần hoàn bên trong được cuốn vào. Không khí đã làm
lạnh (hoặc sấy) được đưa vào bên trong.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 16


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.13. Kiểu điều hòa phía trước.


 Kiểu phía sau:
Ở kiểu này cụm điều hòa không khí đặt ở cốp sau xe. Cửa ra và cửa vào
của khí lạnh được đặt ở lưng ghế sau.

Do cụm điều hòa gắn ở cốp sau nơi có khoảng trống lớn nên điều hòa
kiểu này có ưu điểm của một bộ điều hòa với công suất giàn lạnh lớn và có
công suất làm lạnh dự trữ.

Hình 2.2. Kiểu điều hòa phía sau.


 Kiểu kép:

Kiểu kép là kiểu kết hợp giữa kiểu phía trước với giàn lạnh phía sau
được đặt trong khoang hành lý. Cấu trúc này không cho không khí thổi ra từ
phía trước hoặc từ phía sau. Kiểu kép cho năng suất lạnh cao hơn và nhiệt độ
đồng đều ở mọi nơi trong xe.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 17


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.14. Kiểu điều hòa kép.


 Kiểu kép treo trần:

Kiểu này được sử dụng trong xe khách. Phía trước bên trong xe được
bố trí hệ thống điều hòa kiểu phía trước kết hợp với giàn lạnh treo trần phía
sau. Kiểu kép treo trần cho năng suất lạnh cao và nhiệt độ phân bố đều.

Hình 2.15. Kiểu điều hòa kép treo trần.


2.2.4 Phân loại theo phương pháp điều khiển.

 Kiểu bằng tay:

Kiểu này cho phép điều khiển nhiệt độ bằng tay các công tắc và nhiệt độ
đầu ra bằng cần gạt. Ngoài ra còn có cần gạt hoặc công tắc điều khiển tốc độ
quạt, điều khiển lượng gió, hướng gió.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 18


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.16. Điều khiển bằng tay (Khi trời nóng).

Hình 2.17. Điều khiển bằng tay (Khi trời lạnh).


 Kiểu tự động:

Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ mong muốn, bằng cách trang bị bộ
điều khiển điều hòa và ECU động cơ. Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ
không khí ra và tốc độ động cơ quạt một cách tự động dựa trên nhiệt độ bên
trong xe, bên ngoài xe, và bức xạ mặt trời báo về hộp điều khiển thông qua
các cảm biến tương ứng, nhằm điều khiển nhiệt độ bên trong xe theo nhiệt độ
mong muốn.

Hình 2.18. Điều khiển tự động.


2.3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa ô tô.
2.3.1. Cấu tạo chung của hệ thống.
Thiết bị lạnh nói chung và thiết bị lạnh ô tô nói riêng bao gồm các bộ
phận và thiết bị nhằm thực hiện một chu trình lấy nhiệt từ môi trường cần làm
lạnh và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài. Thiết bị lạnh ô tô bao gồm các bộ
phận: Máy nén, thiết bị ngưng tụ (giàn nóng), bình lọc và tách ẩm, thiết bị

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 19


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

giãn nở (van tiết lưu), thiết bị bay hơi (giàn lạnh), và một số thiết bị khác
nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động có hiệu quả nhất. Hình vẽ dưới đây
giới thiệu các bộ phận trong hệ thống điều hòa không khí ô tô.

Hình 2.19. Sơ đồ cấu tạo chung hệ thống điều hòa trên ô tô.
A. Máy nén (lốc lạnh) F. Van tiết lưu (van giãn nở)
B. Bộ ngưng tụ (Giàn nóng) G. Bộ bốc hơi (giàn lạnh)
C. Bộ lọc hay bình hút ẩm H. Van xả phía thấp áp
D. Công tắc áp suất cao I. Bộ tiêu âm
E. Van xả phía cao áp
1. Sự nén 3. Sự giãn nở
2. Sự ngưng tụ 4. Sự bốc hơi
2.3.2. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điều hòa ô tô.
Hệ thống điện lạnh ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây.
+ Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén (A) dưới áp suất cao và nhiệt
độ bốc hơi cao đến bộ ngưng tụ (B) hay giàn nóng ở thể hơi.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 20


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

+ Tại bộ ngưng tụ (B) nhiệt độ của môi chất rất cao, quạt gió thổi mát
giàn nóng, môi chất ở thể hơi được giải nhiệt, ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp
suất cao nhiệt độ thấp.
Nhiệt độ Áp suất Trạng thái
Trước khi qua giàn nóng Xấp xỉ 800C Xấp xỉ 1.7MPa Hơi
Sau khi qua giàn nóng Xấp xỉ 600C Xấp xỉ 1.7MPa Lỏng

Bảng 2.1. Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn nóng.
+ Môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc hay bộ hút
ẩm (C), tại đây môi chất lạnh được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi
ẩm và tạp chất.
+ Van giãn nở hay van tiết lưu (F) điều tiết lưu lượng của môi chất lỏng
chảy vào bộ bốc hơi (Giàn lạnh) (G), làm hạ thấp áp suất của môi chất lạnh.
Do giảm áp nên môi chất từ thể lỏng biến thành thể hơi trong bộ bốc hơi.
Nhiệt độ Áp suất Trạng thái
Trước khi qua van tiết lưu Xấp xỉ 600C Xấp xỉ 1.7MPa Lỏng
Sau khi qua van tiết lưu Xấp xỉ 00C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi sương

Bảng 2.2. Trạng thái môi chất trước và sau van tiết lưu.
+ Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ô tô,
có nghĩa là làm mát khối không khí trong cabin.
Không khí lấy từ bên ngoài vào đi qua giàn lạnh (Bộ bốc hơi). Tại đây
không khí bị dàn lạnh lấy đi nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do
đó nhiệt độ của không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong
không khí cũng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài. Tại giàn lạnh khi môi chất ở
thể lỏng có nhiệt độ, áp suất cao sẽ trở thành môi chất ở thể hơi có nhiệt độ,
áp suất thấp.
Nhiệt độ Áp suất Trạng thái
Trước khi qua giàn lạnh Xấp xỉ 00C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi sương

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 21


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Sau khi qua giàn lạnh 30C đến 40C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi

Bảng 2.3. Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn lạnh.
Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy
nó sẽ lấy năng lượng từ không khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không
mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác). Không khí mất năng lượng
nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạo nên không khí lạnh. Môi chất lạnh ở thể hơi,
dưới nhiệt độ cao và áp suất thấp được hồi về máy nén.
Nhiệt độ Áp suất Trạng thái
Trước khi qua máy nén 30C đến 40C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi
Sau khi qua máy nén Xấp xỉ 800C Xấp xỉ 1.7MPa Hơi

Bảng 2.4. Trạng thái môi chất sau khi qua máy nén.
2.3.3. Vị trí lắp đặt của hệ thống điều hòa trên ô tô.
- Đối với xe du lịch diện tích trong xe nhỏ vì vậy hệ thống điều hòa được
lắp ở phía trước (táp lô) hoặc phía sau (cốp xe) là đảm bảo được việc cung
cấp khí mát vào trong xe khi cần thiết.
- Đối với xe khách diện tích trong xe lớn nếu lắp hệ thống điều hòa
giống xe con thì sẽ không đảm bảo làm mát toàn bộ xe hay quá trình làm mát
sẽ kém đi nhiều. Vì vậy xe khách được lắp hệ thống điều hòa trên trần xe để
đảm bảo làm mát toàn bộ xe tạo ra cảm giác thoải mái cho hành khách trên
xe.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 22


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.20. Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống điều hòa xe du lịch.

Hình 2.21. Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống điều hòa xe khách.
2.4. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ
thống điều hòa ô tô.
2.4.1. Máy nén.
2.4.1.1. Chức năng.
Máy nén trong hệ thống điều hòa không khí là loại máy nén đặc biệt
dùng trong kỹ thuật lạnh, hoạt động như một cái bơm để hút môi chất ở áp
suất thấp nhiệt độ thấp sinh ra ở giàn bay hơi rồi nén lên áp suất cao (100psi;
7÷17.5 kg/cm2) và nhiệt độ cao để đẩy vào giàn ngưng tụ, đảm bảo sự tuần

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 23


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

hoàn của môi chất lạnh một cách hợp lý và tăng mức độ trao đổi nhiệt của
môi chất lạnh trong hệ thống.
Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, công suất, chất
lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén
quyết định. Trong quá trình làm việc tỉ số nén vào khoảng 5÷8,1. Tỉ số này
phụ thuộc vào nhiệt độ không khí môi trường xung quanh và loại môi chất
lạnh. Có thể so sánh máy nén lạnh có tầm quan trọng giống như trái tim của
cơ thể sống. Sau khi được chuyển về trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất
thấp môi chất được nén và chuyển thành trạng thái khí ở nhiệt độ cao và áp
suất cao. Sau đó nó được chuyển tới giàn nóng.

2.4.1.2. Cấu tạo.

Hình 2.22. Kết cấu của máy nén.


2.4.1.3. Nguyên lý hoạt động.
+ Bước 1: Sự hút môi chất của máy nén: Khi piston đi từ điểm chết trên
xuống điểm chết dưới, các van hút mở ra môi chất được hút vào xy lanh công
tác và kết thúc khi piston xuống điểm chết dưới.
+ Bước 2: Sự nén của môi chất: Khi piston từ điểm chết dưới lên điểm
chết trên, van hút đóng van xả mở ra với tiết diện nhỏ hơn nên áp suất của
môi chất ra sẽ cao hơn khi được hút vào. Quá trình kết thúc khi piston nên đến
điểm chết trên.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 24


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

+ Bước 3: Khi piston nên đến điểm chết trên thì quá trình được lặp lại
như trên.
2.4.1.4. Phân loại.
Nhiều loại máy nén được sử dụng trong hệ thống điện lạnh ô tô, mỗi loại
máy nén đều có đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc khác nhau. Nhưng tất
cả các loại máy nén đều thực hiện một chức năng như nhau: Nhận hơi có áp
suất thấp từ bộ bốc hơi và chuyển thành hơi có áp suất cao bơm vào bộ ngưng
tụ.
Thời gian trước đây, hầu hết các máy nén sử dụng loại hai piston và một
trục khuỷu, piston chuyển động tịnh tiến trong xy lanh, loại này hiện nay
không còn sử dụng nữa. Hiện nay loại đang sử dụng rộng rãi nhất là loại máy
nén piston dọc trục và máy nén quay dùng cánh trượt.
 Máy nén kiểu đĩa chéo:

 Cấu tạo:
Một cặp pitong được đặt trong đĩa chéo cách nhau 1 khoảng 720 cho

máy nén 10 xylanh hay 1200 cho máy nén 6 xylanh. Khi một phía của piston
ở hành trình nén thì piston ở phía kia ở hành trình hút.

Hình 2.22. Cấu tạo máy nén đĩa chéo.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 25


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

 Nguyên lý hoạt động:


Khi trục máy nén quay sẽ làm đĩa cam quay, piston di chuyển về bên trái
hay bên phải. Kết quả là môi chất làm lạnh bị nén lại, khi piston di chuyển về
phía bên phải do sự chênh lệch về áp suất giữa bên trong xylanh và đường
ống áp suất thấp, van hút bên trái sẽ mở ra, môi chất làm lạnh điền đầy trong
xylanh.
Khi piston di chuyển về phía bên trái, van nạp sẽ đóng lại môi chất sẽ bị
nén. Khi áp suất nén tăng lên áp suất của môi chất bên trong xylanh sẽ làm
mở van xả. Khi van xả mở môi chất bị nén sẽ đẩy ra đường ống áp suất cao.
Van nạp và van xả là van một chiều để tránh môi chất đi ngược lại.
Nếu vì một lý do nào đó, áp suất ở phần cao áp của hệ thống lạnh quá
cao, van an toàn được lắp trong máy nén sẽ xả một phần môi chất ra ngoài.
Điều này giúp bảo vệ các bộ phận của hệ thống điều hòa.

Hình 2.23. Nguyên lý hoạt động máy nén đĩa chéo.


 Máy nén kiểu trục khuỷu piston.
 Cấu tạo
Máy nén kiểu piston (crank-type compressor): loại này thường được
thiết kế nhiều piston (thường từ 3-5 piston) theo kiểu thẳng hàng hoặc chữ V
(inline or V type). Trong quá trình hoạt động mỗi piston thực hiện một thì hút

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 26


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

và một thì nén. Trong thì hút, máy nén hút môi chất lạnh ở phần thấp áp từ
giàn lạnh vào máy nén qua van hút.

Hình 2.24. Cấu tạo máy nén trục khuỷu piston


 Nguyên lý hoạt động:

Quá trình nén, piston di chuyển lên trên nén môi chất lạnh với áp suất và
nhiệt độ cao, van hút đóng lại, van xả mở ra môi chất được nén đến giàn
nóng. Van xả là điểm xuất phát của phần cao áp của hệ thống. Các van
thường làm bằng thép là lò xo mỏng, dễ biến dạng hoặc gãy nếu quá trình nạp
môi chất lạnh sai kỹ thuật.

Hình 2.25. Nguyên lý hoạt động máy nén trục khuỷu piston.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 27


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

 Máy nén kiểu cánh trượt:


 Cấu tạo:
Máy nén cánh gạt gồm một rotor gắn chặt với hai cặp cánh gạt và được
bao quanh bởi xylanh máy nén. Mỗi cánh gạt của máy nén này được đặt đối
diện nhau, có 2 cặp cánh gạt như vậy mỗi cánh gạt được đặt vuông góc với
cánh kia trong rãnh của roto. Khi roto quay cánh gạt sẽ được nâng theo chiều
hướng kính vì các đầu của chúng trượt trẹn mặt trong của xylanh.

Hình 2.26. Cấu tạo máy nén cánh trượt.


 Nguyên lý làm việc:

Khi rotor quay, hai cánh gạt quay theo và chuyển động tịnh tiến trong
rãnh của rotor, trong khi đó hai đầu cuối của cánh gạt tiếp xúc với mặt trong
của xylanh và tạo áp suất nén môi chất.

Hình 2.27. Nguyên lý hoạt động máy nén cánh trượt.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 28


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

 Máy nén khí dạng đĩa lắc:


 Cấu tạo:
Khi trục quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa có vấu được
nối trực tiếp với trục. Chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành
chuyển động quay của piston trong xylanh để thực hiện hút, nén và xả trong
môi chất.

Hình 2.28. Cấu tạo máy nén khí dạng đĩa lắc.
 Nguyên lý hoạt động:

Van điều khiển áp suất trong buồng đĩa chéo tùy theo mức độ lạnh. Nó
làm thay đổi gố độ nghiêng của đĩa chéo nhờ chốt dẫn hướng và trục có tác
dụng như là bản lề và hành trình piston để điều khiển máy nén hoạt động một
cách phù hợp.

Khi độ lạnh thấp, áp suất trong buồng áp suất giảm thấp xuống thì van
mở ra vì áp suất của ống xếp lớn hơn áp suất trong buồng áp suất thấp từ đó
áp suất của buồng áp suất cao tác dụng vào buồng đĩa chéo. Kết quả là áp suất
tá dụng sang bên phải thấp hơn áp suất tác dụng sang bên trái. Do vậy hành
trình piston trở nên nhỏ hơn do được dịch sang phải.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 29


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Công suất máy nén này thay đổi vì sự thay đổi thể tích hút và đẩy theo
tải nhiệt nên công suất cũng được điều chỉnh tối ưu theo tải nhiệt. Công suất
máy nén này thay đổi vì sự thay đổi thể tích hút và đẩy theo tải nhiệt nên công
suất cũng được điều chỉnh tối ưu theo tải nhiệt.
Máy nén thay đổi lưu lượng theo tải nhiệt có thể thay đổi góc nghiêng
của đĩa. Sự thay đổi hành trình của piston giúp công suất máy nén luôn được
điều chỉnh và đạt cao nhất.

Hình 2.29. Nguyên lý hoạt động máy nén khí dạng đĩa lắc.
 Máy nén kiểu xoắn ốc.
 Cấu tạo:
Máy nén gồm một đường xoắn ốc cố định và một đường xoắn ốc quay
tròn.

Hình 2.30. Cấu tạo máy nén xoắn ốc.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 30


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

 Nguyên lý hoạt động:


Tiếp theo chuyển động tuần hoàn của đường xoắn ốc quay, 3 khoảng
trống giữa đường xoắn ốc quay và đường xoắn ốc cố định sẽ dịch chuyển để
làm cho thể tích của chúng nhỏ dần. Đó là môi chất được hút vào qua cửa hút
bị nén do chuyển động tuần hoàn của đường xoắn ốc và mỗi lần vòng xoắn
ốc quay thực hiện 3 vòng thì môi chất được xả ra từ cửa xả. Trong thực tế môi
chất được xả ngay sau mỗi vòng.

Hình 2.31. Nguyên lý hoạt động máy nén xoắn ốc.


 Dầu máy nén:
 Chức năng:
Dầu máy nén cần thiết để bôi trơn các chi tiết chuyển động trong máy
nén. Dầu máy nén bôi trơn cho máy nén bằng cách hòa vào môi chất và tuần
hoàn trong mạch của hệ thống điều hòa. Vì vậy cần phải sử dụng dầu phù
hợp. Dầu máy nén sử dụng trong hệ thống R-134a không thể thay thế cho dầu
máy nén dùng trong R- 12. Nếu dùng sai dầu bôi trơn có thể làm cho máy nén
bị kẹt.
 Bảng dầu thay thế cho máy nén:

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 31


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

 Lượng dầu bôi trơn trong máy nén:


Nếu không có đủ lượng dầu bôi trơn trong mạch của hệ thống điều hòa,
thì máy nén không thể được bôi trơn tốt. Mặt khác nếu lượng dầu bôi trơn
trong máy nén quá nhiều, thì một lượng lớn dầu sẽ phủ lên bề mặt trong của
giàn lạnh và làm giảm hiệu quả của quá trình trao đổi nhiệt và do đó khả năng
làm lạnh của hệ thống giảm xuống. vì lí do này nên cần phải duy trì đúng một
lượng dầu quy định trong hệ thống làm lạnh.
 Bổ sung dầu sau khi thay thế các chi tiết:
Khi mở mạch môi chất thông với không khí, môi chất sẽ bay hơi và được
xả ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên vì dầu máy nén không bị bay hơi ở nhiệt độ
thường, hầu hết dầu còn lại ở trong hệ thống . Do đó khi thay thế một bộ phận
chẳng hạn như bình chứa bộ hút ẩm, giàn lạnh hoặc giàn nóng thì cần phải bổ
sung một lượng dầu tương đương với lượng dầu ở lại trong bộ phận cũ vào bộ
phận mới.

Hình 2.32. Cách cho thêm dầu vào máy nén.


2.4.2. Bộ ly hợp từ.
Tất cả các loại máy nén của hệ thống điều hòa không khí trên xe đều
được trang bị bộ ly hợp hoạt động nhờ từ trường. Bộ ly hợp này được xem
như một phần của pully máy nén.
2.4.2.1. Chức năng.
Máy nén được dẫn động bởi động cơ thông qua dây đai, ly hợp từ điều
khiển sự kết nối giữa động cơ và máy nén. Trong khi động cơ quay, ly hợp từ

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 32


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

ăn khớp hay không ăn khớp với trục máy nén để điều khiển trục quay của
máy nén khi cần thiết.
2.4.2.2. Cấu tạo.
Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm
và các bộ phận khác. Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và
stator được lắp ở thân trước của máy nén.

Hình 2.33. Cấu tạo của ly hợp điện từ.


Ly hợp điện từ làm việc theo nguyên lý điện từ, có hai loại cơ bản:
- Loại cực từ tĩnh (cực từ được bố trí trên thân máy nén).
- Loại cực từ quay (các cực từ được lắp trên rôto và cùng quay với rôto,
cấp điện thông qua các chổi than đặt trên thân máy nén).
2.4.2.3. Nguyên lý hoạt động.
Khi ly hợp mở, cuộn dây stato được cấp điện. Stato trở thành nam châm
điện và hút chốt trung tâm, quay máy nén cùng với puly.

Hình 2.34. Ly hợp ON.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 33


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Khi ly hợp từ tắt, cuộn dây stato không được cấp điện. Bộ phận chốt
không bị hút làm puli quay trơn.

Hình 2.35. Ly hợp OFF.


Hệ thống ly hợp hoạt động theo chu kỳ sẽ ngắt máy nén và bật tắt hệ
thống khi nhiệt độ hoặc áp suất giàn lạnh hạ ở dưới điểm đóng băng. Máy nén
của hệ thống điều hòa không khí được dẫn động bằng dây đai từ động cơ
thông qua ly hợp từ trường. Dòng điện đưa đến kích hoạt ly hợp khi hệ thống
được bật. Dòng điện đi tới ly hợp khi bật công tắc A/C.
Một số hệ thống sử dụng công tắc điều khiển bằng nhiệt độ gắn trong
luồng khí từ giàn lạnh thổi ra, công tắc này cũng gọi là công tắc làm tan băng,
được thiết kế để ngắt mạch và cắt dòng điện đến ly hợp khi nhiệt độ hạ dưới
32oF(00C), và đóng mạch khi nhiệt độ lên khoảng 50C (100oF).
Áp suất và nhiệt độ có mối quan hệ khăng khít với nhau, chúng sẽ cùng
tăng hay cùng hạ thấp với nhau. Khi công tắc áp suất cảm nhận được áp suất
thấp dưới điểm áp suất ấn định (0.03 – 0.05 Mpa) thì công tắc này sẽ ngắt
không vận hành máy nén, và công tắc áp suất sẽ đóng trở lại khi áp suất tăng
lên khoảng 2.74 Mpa.
Nếu gián nóng không được thông hơi bình thường hoặc độ lạnh vượt quá
mức độ cho phép, thì áp suất ở phía có áp suất cao của giàn nóng và bình
chứa. Máy hút ẩm áp suất sẽ trở nên cao bất thường tạo nên sự nguy hiểm cho
đường ống dẫn. Để ngăn không cho hiện tượng này xảy ra nếu áp suất ở phía
áp suất cao tăng lên khoảng từ 3,43 Mpa đến 4,14 Mpa thì van giảm áp mở để
giảm áp suất.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 34


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

2.4.3. Bộ ngưng tụ (Giàn nóng).


2.4.3.1. Chức năng.
Giàn nóng ( giàn ngưng ) làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt
độ cao bị nén bởi máy nén và chuyển nó thành môi chất ở trạng thái và nhiệt
độ áp suất cao ( phần lớn môi chất ở trạng thái lỏng và có lẫn một số ít trạng
thái khí).

Hình 2.36. Giàn nóng.


2.4.3.2. Cấu tạo.
Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành
nhiều hình chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng. Các
cánh tỏa nhiệt bám sát quanh ống kim loại. Kiểu thiết kế này làm cho bộ
ngưng tụ có diện tích tỏa nhiệt tối đa và không gian chiếm chỗ là tối thiểu.

Hình 2.37. Cấu tạo giàn nóng.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 35


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

1. Giàn nóng 6. Môi chất giàn nóng ra


2. Cửa vào 7. Không khí lạnh
3. Khí nóng 8. Quạt giàn nóng
4. Đầu từ máy nén đến 9. Ống dẫn chữ U
5. Cửa ra 10. Cánh tản nhiệt
Trên ô tô bộ ngưng tụ được lắp ráp ngay trước đầu xe, phía trước thùng
nước tỏa nhiệt của động cơ, ở vị trí này bộ ngưng tụ tiếp nhận tối đa luồng
không khí mát thổi xuyên qua do đang lao tới và do quạt gió tạo ra.
2.4.3.3. Nguyên lý hoạt động.
Trong quá trình hoạt động, bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh
dưới áp suất và nhiệt độ rất cao do máy nén bơm vào. Hơi môi chất lạnh nóng
chui vào bộ ngưng tụ qua ống nạp bố trí phía trên giàn nóng, dòng hơi này
tiếp tục lưu thông trong ống dẫn đi dần xuống phía dưới, nhiệt của khí môi
chất truyền qua các cánh toả nhiệt và được luồng gió mát thổi đi. Quá trình
trao đổi này làm toả một lượng nhiệt rất lớn vào trong không khí. Lượng nhiệt
được tách ra khỏi môi chất lạnh thể hơi để nó ngưng tụ thành thể lỏng tương
đương với lượng nhiệt mà môi chất lạnh hấp thụ trong giàn lạnh để biến môi
chất thể lỏng thành thể hơi.
Dưới áp suất bơm của máy nén, môi chất lạnh thể lỏng áp suất cao này
chảy thoát ra từ lỗ thoát bên dưới bộ ngưng tụ, theo ống dẫn đến bầu lọc (hút
ẩm). Giàn nóng chỉ được làm mát ở mức trung bình nên hai phần ba phía trên
bộ ngưng tụ vẫn còn ga môi chất nóng, một phần ba phía dưới chứa môi chất
lạnh thể lỏng, nhiệt độ nóng vừa vì đã được ngưng tụ.
Ngày nay trên xe người ta trang bị giàn nóng kép hay còn gọi là giàn
nóng tích hợp để nhằm hóa lỏng ga tốt hơn và tăng hiệu suất của quá trình
làm lạnh trong một số chu trình.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 36


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.38. Cấu tạo của giàn nóng kép (Giàn nóng tích hợp).
Trong hệ thống có giàn lạnh tích hợp, môi chất lỏng được tích lũy trong
bộ chia hơi-lỏng, nên không cần bình chứa hoặc lọc ga. Môi chất được làm
mát tốt ở vùng làm mát trước làm tăng năng suất lạnh.

Hình 2.39. Chu trình làm lạnh cho giàn nóng tích hợp.
Ở chu trình làm lạnh của giàn nóng làm mát phụ, bộ chia hoạt động như
là bình chứa, bộ hút ẩm và lưu trữ môi chất ở dạng lỏng bên trong bộ chia.
Ngoài ra môi chất tiếp tục được làm mát ở bộ phận làm mát để được chuyển
hoàn toàn thành dạng lỏng và do đó khả năng làm mát được cải thiện. Trong
bộ chia có bộ phận lọc và hút ẩm để loại trừ hơi ẩm cũng như vật thể lạ trong
môi chất.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 37


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.40. Cấu tạo của bộ chia hơi - lỏng.


Bộ phận chia hơi - lỏng bao gồm một phin lọc và chất hút ẩm để giữ hơi
nước và cặn bẩn của môi chất.
2.4.4. Bình lọc/ bộ hút ẩm.
2.4.4.1. Chức năng.
Bình lọc là một thết bị để chứa môi chất được hóa lỏng tạm thời bởi giàn
nóng và cung cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh. Bộ hút ẩm
có chứa chất hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ẩm
trong chu trình làm lạnh.
Nếu có hơi ẩm trong chu trình làm lạnh thì các chi tiết đó sẽ bị mài mòn
hoặc đóng băng bên trong van giãn nở dẫn đến bị tắc nghẽn.
2.4.4.2. Cấu tạo.
Bình lọc (hút ẩm) môi chất lạnh là một bình kim loại bên trong có lưới
lọc (2) và chất khử ẩm (3). Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm
ướt lẫn trong môi chất lạnh. Bên trong bầu lọc/hút ẩm, chất khử ẩm được đặt
giữa hai lớp lưới lọc hoặc được chứa trong một túi khử ẩm riêng. Túi khử ẩm
được đặt cố định hay đặt tự do trong bầu lọc. Khả năng hút ẩm của chất này
tùy thuộc vào thể tích và loại chất hút ẩm cũng như tuỳ thuộc vào nhiệt độ.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 38


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Phía trên bình lọc (hút ẩm) có gắn cửa sổ kính (6) để theo dõi dòng chảy
của môi chất, cửa này còn được gọi là mắt ga. Bên trong bầu lọc, ống tiếp
nhận môi chất lạnh được lắp đặt bố trí tận phía đáy bầu lọc nhằm tiếp nhận
được 100% môi chất thể lỏng cung cấp cho van giãn nở.

Hình 2.41. Sơ đồ cấu tạo của bình lọc.


1. Cửa vào 4. Ống tiếp nhận
2. Lưới lọc 5. Cửa ra
3. Chất khử ẩm 6. Kính quan sát
2.4.4.3. Nguyên lý hoạt động.
Môi chất lạnh, thể lỏng, chảy từ bộ ngưng tụ vào lỗ (1) bình lọc (hút
ẩm), xuyên qua lớp lưới lọc (2) và bộ khử ẩm (3). Chất ẩm ướt tồn tại trong
hệ thống là do chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp sửa chữa hoặc
do hút chân không không đạt yêu cầu. Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch
bụi bẩn và chất ẩm thì các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ chóng bị
hỏng.
Sau khi được tinh khiết và hút ẩm, môi chất lỏng chui vào ống tiếp nhận
(4) và thoát ra cửa (5) theo ống dẫn đến van giãn nở.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 39


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Môi chất lạnh R-12 và môi chất lạnh R-134a dùng chất hút ẩm loại khác
nhau. Ống tiếp nhận môi chất lạnh được bố trí phía trên bình tích luỹ. Một
lưới lọc tinh có công dụng ngăn chặn tạp chất lưu thông trong hệ thống. Bên
trong lưới lọc có lỗ thông nhỏ cho phép một ít dầu nhờn trở về máy nén.
Kính quan sát là lỗ để kiểm tra được sử dụng để quan sát môi chất tuần
hoàn trong chu trình làm lạnh cũng như để kiểm tra lượng môi chất.
Có hai loại kính kiểm tra: Một loại được lắp ở đầu ra của bình chứa và
loại kia được lắp ở giữa bình chứa và van giãn nở.
2.4.5. Van tiết lưu hay van giãn nở.
2.4.5.1. Chức năng.
Sau khi qua bình chứa tách ẩm, môi chất lỏng có nhiệt độ thấp, áp suất
cao được phun ra từ lỗ tiết lưu. Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến
môi chất thành hơi sương có áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
Van tiết lưu điều chỉnh được lượng môi chất cấp cho giàn lạnh theo tải
nhiệt một cách tự động.
2.4.5.2. Phân loại.
 Van tiết lưu dạng hộp:

Hình 2.42. Van tiết lưu dạng hộp.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 40


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Van tiết lưu kiểu hộp gồm thanh cảm ứng nhiệt, phần cảm ứng nhiệt
được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với môi chất.
Thanh cảm ứng nhiệt nhận biết nhiệt độ của môi chất (tải nhiệt) tại cửa
ra của giàn lạnh và truyền đến hơi chắn trên màn. Lưu lượng của môi chất
được điều chỉnh khi kim van di chuyển. Điều này xảy ra khi có sự chênh lệch
áp suất trên màn thay đổi, giãn ra hoặc co lại do nhiệt độ và tác dụng của lò
xo.
 Nguyên lý hoạt động:
Khi tải nhiệt tăng, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh tăng. Điều này làm
nhiệt truyền đến hơi chắn trên màn tăng, vì thế hơi chắn đó dãn ra. Màn chắn
di chuyển sang phía bên trái, làm thanh cảm biến nhiệt độ và đầu của kim van
nén lò xo. Lỗ tiết lưu mở ra cho một lượng lớn môi chất vào trong giàn lạnh.
Điều này làm tăng lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống lạnh, bằng
cách đó làm tăng khả năng làm lạnh cho hệ thống.

Hình 2.43. Nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải cao).
Khi tải nhiệt nhỏ, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh giảm. Điều đó làm
cho nhiệt truyền đến hơi chắn trên màn giảm nên hơi môi chất co lại. Màng di
chuyển về phía phải, làm thanh cảm ứng nhiệt và đầu của kim van đẩy sang
phía phải bởi lò xo. Lỗ tiết lưu đóng bớt lại, nên lưu lượng môi chất tuần hoàn
trong hệ thống giảm, bằng cách đó làm giảm mức độ lạnh của hệ thống.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 41


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.44. Nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải thấp).
 Van tiết lưu loại thường:

Hình 2.45. Van tiết lưu loại thường.


Bộ phận cảm nhận nhiệt độ của van giãn nở được đặt bên ngoài của cửa
ra giàn lạnh. Ở đỉnh của màng dẫn tới ống cảm nhận điện, có chứa môi chất
và áp suất của môi chất thay đổi tùy theo nhiệt độ bên ngoài của giàn lạnh.
Áp suất môi chất bên ngoài tác động vào đáy màng. Sự cân bằng giữa
lực đầy lên màng (áp suất của môi chất bên ngoài giàn lạnh) và áp suất môi
chất của ống cảm nhận nhiệt làm dịch chuyển van kim do đó điều chỉnh được
dòng môi chất.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 42


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Khoang trên của màn chắn được nối với đầu cảm ứng nhiệt được điền
đầy môi chất. Nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh thay đổi làm cho áp suất của
hơi chắn trên màn thay đổi. Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh khi kim
van thay đổi. Điều đó xảy ra do sự chênh lệch lực tác dụng phía trên màng và
phía dưới màng.
 Nguyên lý hoạt động:
Khi nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh cao (tải nhiệt lớn), môi chất nhận
được một lượng nhiệt lớn từ không khí trong xe. Điều đó làm cho quá trình
bay hơi hoàn toàn diễn ra sớm hơn và làm tăng nhiệt độ của môi chất tại cửa
ra của giàn lạnh.
Khi cả nhiệt độ và áp suất của đầu cảm ứng nhiệt tăng, màn dịch chuyển
xuống phía dưới, đẩy kim van xuống. Do đó kim van mở ra và cho một lượng
lớn môi chất đi vào trong giàn lạnh. Điều đó làm tăng lưu lượng của môi chất
tuần hoàn trong hệ thống, bằng cách đó làm tăng năng suất lạnh.

Hình 2.46. Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt cao).
Khi nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh thấp (tải nhiệt nhỏ), môi chất nhận
được một lượng nhiệt nhỏ từ không khí trong xe. Quá trình bay hơi không
hoàn toàn, làm giảm nhiệt độ của môi chất lạnh tại cửa ra của giàn lạnh.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 43


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.47. Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt thấp).
Khi cả nhiệt độ và áp suất của đầu cảm ứng nhiệt đều giảm, màn dịch
chuyển lên phía trên, kéo kim van lên. Điều đó làm kim van đóng lại và giới
hạn lưu lượng môi chất đi vào trong giàn lạnh. Điều đó làm giảm lưu lượng
môi chất tuần hoàn trong hệ thống, bằng cách đó làm giảm năng suất lạnh.
Một số xe không sử dụng van bốc hơi mà sử dụng ống tiết lưu cố định.
Nó là một đường ống có tiết diện cố định, khi môi chất qua ống tiết lưu thì áp
suất của môi chất sẽ bị giảm xuống.
 Bình tích lũy
Bình tích luỹ được trang bị trên hệ thống điện lạnh thuộc kiểu dùng ống
tiết lưu cố định thay cho van giãn nở. Bình này được đặt giữa bộ bốc hơi và
máy nén. Cấu tạo của bình tích lũy được mô tả như vẽ dưới đây.

Hình 2.48. Cấu tạo của bình tích lũy.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 44


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

1. Môi chất lạnh từ bộ bốc hơi đến 5. Lưới lọc


2. Bộ khử ẩm 6. Môi chất đến máy nén
3. Ống tiếp nhận hình chữ U 7. Hút môi chất lạnh ở thể khí
4. Lỗ khoan để nạp môi chất lạnh 8. Cái nắp bằng chất dẻo
Nguyên lý hoạt động.
Trong quá trình hoạt động của hệ thống điện lạnh, ở một vài chế độ tiết
lưu, ống tiết lưu cố định có thể cung cấp một lượng dư môi chất lạnh thể lỏng
cho bộ bốc hơi. Nếu để cho lượng môi chất lạnh này trở về máy nén sẽ làm
hỏng máy nén.
Để giải quyết vấn đề này, bình tích luỹ được thiết kế để tích luỹ môi chất
lạnh thể hơi lẫn thể lỏng cũng như dầu nhờn bôi trơn từ bộ bốc hơi thoát ra,
sau đó giữ lại môi chất lạnh thể lỏng và dầu nhờn, chỉ cho phép môi chất lạnh
thể hơi trở về máy nén.
2.4.6. Bộ bốc hơi (Giàn lạnh).
2.4.6.1. Chức năng
Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở có
nhiệt độ và áp suất thấp, và làm lạnh không khí ở xung quanh nó.
2.4.6.2. Phân loại
Giàn lạnh làm bay hơi hỗn hợp lỏng khí (dạng sương) có nhiệt độ thấp,
áp suất được cung cấp từ van tiết lưu. Do đó làm lạnh không khí xung quanh
giàn lạnh. Có hai loại giàn lạnh.

Hình 2.49. Các loại giàn lạnh.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 45


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

2.4.6.3. Cấu tạo


Bộ bốc hơi (giàn lạnh) được cấu tạo bằng một ống kim loại (5) dài uốn
cong chữ chi xuyên qua vô số các lá mỏng hút nhiệt, các lá mỏng hút nhiệt
được bám sát tiếp xúc hoàn toàn quanh ống dẫn môi chất lạnh. Cửa vào của
môi chất bố trí bên dưới và cửa ra bố trí bên trên bộ bốc hơi. Với kiểu thiết kế
này, bộ bốc hơi có được diện tích hấp thu nhiệt tối đa trong lúc thể tích của nó
được thu gọn tối thiểu.
Trong xe ô tô bộ bốc hơi được bố trí dưới bảng đồng hồ. Một quạt điện
kiểu lồng sóc thổi một số lượng lớn không khí xuyên qua bộ này đưa khí mát
vào cabin ô tô.

Hình 2.50. Cấu tạo giàn lạnh.


1. Cửa dẫn môi chất vào; 4. Luồng khí lạnh; 2. Cửa dẫn môi chất ra;
5. Ống dẫn môi chất; 3. Cánh tản nhiệt; 6. Luồng khí nóng

2.4.6.4. Nguyên lý làm việc.


Trong quá trình hoạt động, bên trong bộ bốc (giàn lạnh) hơi xảy ra hiện
tượng sôi và bốc hơi của môi chất lạnh. Quạt gió sẽ thổi luồng không khí qua
giàn lạnh, khối không khí đó được làm mát và được đưa vào trong xe. Trong
thiết kế chế tạo, một số yếu tố kỹ thuật sau đây quyết định năng suất của bộ
bốc hơi:
+ Đường kính và chiều dài ống dẫn môi chất lạnh.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 46


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

+ Số lượng và kích thước các lá mỏng bám quanh ống kim loại.
+ Số lượng các đoạn uốn cong của ống kim loại.
+ Khối lượng và lưu lượng không khí thổi xuyên qua bộ bốc hơi.
+ Tốc độ của quạt gió.
Bộ bốc hơi hay giàn lạnh còn có chức năng hút ẩm, chất ẩm sẽ ngưng tụ
thành nước và được hứng đưa ra bên ngoài ô tô nhờ ống xả bố trí dưới giàn
lạnh. Đặc tính hút ẩm này giúp cho khối không khí mát trong cabin được tinh
chế và khô ráo.
Tóm lại, nhờ hoạt động của van giãn nở hay của ống tiết lưu, lưu lượng
môi chất phun vào bộ bốc hơi được điều tiết để có được độ mát lạnh thích ứng
với mọi chế độ tải của hệ thống điện lạnh. Trong công tác tiết lưu này, nếu
lượng môi chất chảy vào bộ bốc hơi quá lớn, nó sẽ bị tràn ngập, hậu quả là độ
lạnh kém vì áp suất và nhiệt độ trong bộ bốc hơi cao. Môi chất không thể sôi
cũng như không bốc hơi hoàn toàn được, tình trạng này có thể gây hỏng hóc
cho máy nén. Ngược lại, nếu môi chất lạnh lỏng nạp vào không đủ, độ lạnh sẽ
rất kém do lượng môi chất ít sẽ bốc hơi rất nhanh khi chưa kịp chạy qua khắp
bộ bốc hơi.
2.5. Một số bộ phận khác.
2.5.1. Van giảm áp và phớt làm kín trục.

Hình 2.51. Van giảm áp và phớt làm kín trục.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 47


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Nếu giàn nóng không được thông hơi bình thường hoặc độ lạnh vượt quá
mức độ cho phép, thì áp suất ở phía có áp suất cao của giàn nóng và bình
chứa/ máy hút ẩm sẽ trở nên cao bất thường tạo nên sự nguy hiểm cho đường
ống dẫn. Để ngăn không cho hiện tượng này xảy ra, nếu áp suất ở phía có áp
suất cao tăng lên khoản từ 3,43 MPa (35kgf/cm 2) đến 4,14 MPa (42kgf/cm2),
thì van giảm áp mở để giảm áp suất.
2.5.2. Công tắc áp suất.
Máy nén khí loại cánh quạt xuyên có một công tắc nhiệt độ đặt ở đỉnh
của máy nén để phát hiện nhiệt độ của môi chất. Nếu nhiệt độ của môi chất
cao quá mức, thanh lưỡng kim ở công tắc sẽ biến dạng và đẩy thanh đẩy lên
phía trên để ngắt tiếp điểm của công tắc. Kết quả là dòng điện không đi qua ly
hợp từ và làm cho máy nén dừng lại. Do đó ngăn chặn máy nén bị kẹt.

Hình 2.52. Công tắc áp suất.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 48


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

2.5.3. Ống dẫn môi chất lạnh.


Những thiết bị khác nhau trong hệ thống điều hòa không khí ôtô phải
được nối liền với nhau thành vòng kín để môi chất lạnh lưu thông tuần hoàn
trong hệ thống.

Hình 2.53. Các đường ống trên hệ thống.


Cả hai loại ống cao su mềm và ống kim loại cứng được sử dụng để nối
các thiết bị lại với nhau.
Trong hệ thống điện lạnh ôtô có hai loại đường ống dẫn chính:
Đường ống về hay đường ống hút ráp nối giữa lỗ ra của giàn lạnh và lỗ
hút của máy nén. Đường ống này dẫn ga môi chất lạnh (thể hơi) dưới áp suất
thấp và nhiệt độ thấp trở về máy nén. Tại đây chu kỳ lưu thông của môi chất
lại tiếp tục. Đường ống về hay đường ống hút có thể nhận biết được, vì đường
ống này lạnh khi hệ thống hoạt động.
Đường ống đi bắt đầu từ lỗ ra của máy
nén, còn gọi là đường ống áp suất cao nối máy
nén với bộ ngưng tụ, nối bộ ngưng tụ, với bình
lọc/hút ẩm, từ bình lọc/hút ẩm nối với cửa vào
của van giãn nở.
Khi nối hệ thống với máy nén phải sử
dụng ống mềm, điều này cho phép máy nén và
động cơ có thể chuyển động tương đối với nhau. Các loại ống mềm được sử
dụng trong hệ thống điều hòa không khí hiện nay được chế tạo bằng cao su có

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 49


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

thêm một hoặc hai lớp không thấm ở bên trong và bên ngoài còn gia cố thêm
một lớp nilon không thấm tạo ra một lớp màng chắn không bị rò rỉ.
Các loại ống làm bằng kim loại được sử dụng nhiều trong hệ thống làm
lạnh, để nối những thiết bị cố định như từ giàn ngưng tụ đến van tiết lưu, từ
van đến bộ bốc hơi…Mặc dù ống kim loại không bị thấm nhưng nước hoặc
dung dịch accu tràn ra có thể ăn mòn và làm thủng ống và gây ra rò rỉ.
Đường ống hút nối bộ bốc hơi đến máy nén thường có đường kính lớn
nhất, vì nó truyền dẫn hơi môi chất lạnh ở áp suất thấp. Đường ống hút
thường có đường kính bên trong là 1/2 ÷ 5/8 inch (12.7mm ÷ 15.9mm).
Đường ống dẫn dung dịch làm lạnh có đường kính nhỏ nhất, thông thường
đường kính bên trong 5/16 inch (7.9mm). Đường kính thoát có đường kính
trong là 13/12 inch hoặc 1/2 inch (10.3 mm hoặc 12.7mm).
2.5.4. Cửa sổ kính(mắt ga).

Hình 2.54. Hình dạng của cửa sổ kính.


Cấu tạo của kính xem ga bao gồm phần thân hình trụ tròn, phía trên có
lắp một kính tròn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan sát lỏng.
Kính được áp chặt lên phía trên nhờ một lò xo đặt bên trong. Trên đường ống
cấp môi chất của hệ thống lạnh có lắp đặt kính xem ga, mục đích là báo hiệu
lưu lượng lỏng và chất lượng của nó một cách định tính. Cụ thể như sau:
+ Báo hiệu lượng ga chảy qua đường ống có đủ không. Trong trường hợp
lỏng chảy điền đầy đường ống, hầu như không nhận thấy sự chuyển động của

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 50


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

dòng môi chất lỏng, ngược lại nếu thiếu môi chất, trên mắt kính sẽ thấy sủi
bọt. Khi thiếu ga trầm trọng trên mắt kính sẽ có các vệt dầu chảy qua hình
gợn sóng.
+ Báo hiệu độ ẩm của môi chất. Khi trong môi chất lỏng có lẫn ẩm thì
màu sắc của nó bị biến đổi. Màu xanh: Khô; Màu vàng: Có lọt ẩm cần thận
trọng; Màu nâu: Lọt ẩm nhiều, cần xử lý. Để tiện so sánh, trên vòng tròn chu
vi của mắt kính người ta có in sẵn các màu đặc trưng để có thể kiểm tra và so
sánh.
+ Ngoài ra khi trong môi chất lỏng có lẫn các tạp chất cũng có thể nhận
biết qua mắt kính. trong trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên đường
ống.
Có hai loại kính kiểm tra: Một loại được lắp ở đầu ra của bình chứa và
loại kia được lắp ở giữa bình chứa và van giãn nở.

Hình 2.55. Trạng thái môi chất qua cửa sổ kính.


2.5.5. Máy Quạt
Quạt giải nhiệt giàn nóng có công dụng thổi luồng khí mát xuyên qua
bộ ngưng tụ (giàn nóng) để giải nhiệt bộ này, hoặc thổi một khối lượng lớn
không khí xuyên qua bộ bốc hơi (giàn lạnh) để truyền nhiệt cho bộ này.
Trong hệ thống điện lạnh ôtô có hai loại hệ thống quạt được sử dụng:
- Loại máy quạt có cánh thông thường được gắn trước bộ ngưng tụ để
thổi gió tản nhiệt cho bộ này.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 51


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 2.56. Các loại quạt.


- Loại quạt lồng sóc hút không khí nóng trong cabin xe hoặc từ ngoài xe
vào, thổi xuyên qua giàn lạnh, trao nhiệt cho bộ này và đưa không khí mát,
khô trở lại cabin ôtô.
-Trên hầu hết các loại ô tô du lịch, đều trang bị hai quạt tản nhiệt, một
quạt giải nhiệt giàn nóng, quạt còn lại giải nhiệt két nước. Vận tốc của hai
quạt này thay đổi tùy theo nhiệt độ của nước làm mát.
Loại quạt lồng sóc: Được lắp trong vỏ bộ bốc hơi. Quạt lồng sóc là
một ống được chế tạo bằng thép lá hoặc bằng chất dẻo có nhiều cánh xếp
nghiêng song song. Khi hoạt động không phát ra tiếng ồn như loại cánh,
năng suất hút và đẩy không khí khá tốt.
Quạt lồng sóc được điều khiển hoạt động với nhiều vận tốc khác nhau
nhờ bộ điện trở lắp ráp trong mạch điện điều khiển.

Hình 2.57. Quạt lồng sóc.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 52


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

2.5.6. Bộ lọc không khí.

Hình 2.58. Vị trí bộ lọc không khí.


Bộ lọc điều hòa không khí được đặt ở cửa hút của điều hòa không khí để
làm sạch không khí đưa vào trong xe.
Khi bộ lọc bị tắc do bẩn sẽ rất khó đưa không khí vào trong xe, điều này
làm cho điều hòa kém. Để ngăn ngừa điều này xảy ra cần phải kiểm tra và
thay thế bộ lọc một cách định kỳ. Chu kỳ để kiểm tra và thay thế bộ lọc không
khí khác nhau tùy theo kiểu xe và điều kiện làm việc và do đó phải tham khảo
lịch bảo dưỡng xe.
Có hai loại bộ lọc không khí: Một loại chỉ lọc bụi và loại kia còn có tác
dụng khử mùi bằng than hoạt tính.
Bộ lọc không khí được lắp đặt ở phần lớn các xe ngày nay và bộ lọc
được thay thế một cách dễ dàng.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 53


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ


TRÊN Ô TÔ
3.1. Bộ điều khiển nhiệt độ.

3.1.1. Kiểu điện trở, nhiệt điện trở.


Cụm sưởi và cụm làm lạnh độc lập nhau. Loại thermistor được sử dụng
khi hỗn hợp không khí thay đổi. Thermistor được làm từ chất bán dẫn đặc
trưng bởi sự thay đổi điện trở theo nhiệt độ. Điện trở tăng khi nhiệt độ giảm,
và điện trở giảm khi nhiệt độ tăng. Nhiệt điện trở được đặt ở phía sau giàn
lạnh, để cảm ứng nhiệt độ của gió sau khi đi qua giàn lạnh.

Hình 3.1. Kiểu điện trở.


Hệ thống điều hòa không khí ô tô dùng loại nhiệt điện trở còn có một
biến trở gắn trên bảng điều khiển. biến trở này dùng để điều chỉnh nhiệt độ
trong xe. Tín hiệu điều khiển nhiệt độ được lấy từ cần phân áp gồm giá trị
điện trở của biến trở và giá trị nhiệt điện trở.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 54


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 3.2. Kiểu nhiệt điện trở.


Khi nhiệt độ không khí trong xe tăng lên, cảm ứng lên nhiệt điện trở (giá
trị điện trở nhỏ), hoặc chuyển nhiệt độ tới vị trí cài đặt cao (giá trị điện trở
lớn) làm giảm điện áp rơi trên mạch cảm ứng nhiệt độ của bộ khuếch đại.
Mạch cảm ứng trong bộ khuếch đại nhận biết mạch điều hòa không khí đang
ở trạng thái ON, làm cho transistor mở ra. Điều này cho phép rơ le ly hợp từ
đóng mạch và máy nén hoạt động, bắt đầu quá trình làm lạnh.

Hình 3.3. Kiểu nhiệt điện trở (khi nhiệt độ cao).

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 55


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Khi nhiệt độ bên trong xe giảm, điện trở của thermistor tăng (giá trị điện
trở lớn), hoặc khi chuyển nhiệt độ cài đặt tới vị trí lạnh ít (giá trị điện trở lớn)
làm tăng điện áp rơi trên mạch cảm ứng nhiệt độ trong bộ khuếch đại của hệ
thống điều hòa không khí. Mạch cảm ứng nhiệt độ trong bộ khuếch đại nhận
biết được trạng thái OFF của hệ thống điều hòa không khí, làm cho transistor
đóng lại. Điều này làm cho rơ le của ly hợp từ không đóng mạch, và máy nén
không hoạt động, ngừng quá trình làm lạnh.

Hình 3.4. Kiểu nhiệt điện trở (khi nhiệt độ thấp).


3.1.2. Loại Thermostat.
Thermostat gồm một đầu cảm ứng nhiệt, màng và công tắc. Bên trong
đầu cảm ứng nhiệt có chứa đầy môi chất. Đầu cảm ứng nhiệt đặt tại lối ra của
giàn lạnh. Khi nhiệt độ bay hơi thấp thì áp suất trong bầu cảm ứng giảm.
Công tắc được ngắt nhờ màng. Điều này làm cho ly hợp từ bị ngắt, từ đó điều
chỉnh được nhiệt độ ra.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 56


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 3.5. Loại thermostat (nhiệt độ giàn lạnh thấp).

Hình 3.6. Loại thermostat (nhiệt độ giàn lạnh cao).


3.1.3. Điều khiển nhiệt độ bằng cách trộn khí.
Điều hoà không khí trong ô tô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả
két sưởi và giàn lạnh, và bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hoà trộn không khí
cũng như van nước. Cánh hoà trộn không khí và van nước phối hợp để chọn
ra nhiệt độ thích hợp từ các núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển.
Để điều khiển nhiệt độ đầu ra thấp, hệ thống sẽ đóng van nước lại và góc
mở của cánh trộn khí là 0 độ, nghĩa là ở vị trí đóng hết luồng không khí đi qua
két sưởi. Nhờ vậy, luồng không khí vào có nhiệt độ thấp vì được giàn lạnh
hấp thụ nhiệt.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 57


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 3.7. Điều khiển nhiệt độ ra thấp.


Để thay đổi nhiệt độ ngõ ra từ thấp đến cao, hệ thống sẽ mở van nước
vào két sưởi và thay đổi độ mở của cánh trộn khí. Khi đó, một phần không khí
đi vào, sau khi qua giàn lạnh, được dẫn qua lõi sưởi. Nhờ vậy, nhiệt độ luồng
khí sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ mở của cánh trộn khí.

Hình 3.8. Điều khiển nhiệt độ ra trung bình.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 58


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Khi ta cần xông kính chắn gió phía trước hoặc sưởi ấm trong xe, nhiệt độ
luồng khí ra được tăng lên tối đa. Hệ thống điều khiển góc cánh trộn khí xoay
1800, nghĩa là cho luồng khí hoàn toàn đi qua lõi sưởi.

Hình 3.9. Điều khiển nhiệt độ ra cao.


3.2. Bộ điều khiển tốc độ quạt.
Lưu lượng gió được điều chỉnh bởi sự thay đổi tốc độ quay của mô tơ
quạt. Tốc độ quay của mô tơ quạt phụ thuộc vào điện áp giữa hai đầu mô tơ.
Trong hệ thống điều hòa ô tô, công tắc quạt thay đổi giá trị điện trở mắc nối
tiếp với động cơ. Bằng cách này có thể điều chỉnh tốc độ quay của mô tơ.

Hình 3.10. Bộ điều chỉnh tốc độ quạt gió.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 59


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Khi công tắc quạt cài đặt ở vị trí ở vị trí Low , dòng điện chạy qua cuộn
dây của rơ le sưởi và làm cho rơ le này ở vị trí ON. Điện áp qua tiếp điểm của
rơ le sưởi của bộ sưởi ấm.

Hình 3.11. Bộ điều chỉnh tốc độ quạt gió (ở vị trí Low).


Khi bật công tắc ở vị trí Me, rơ le sưởi ở vị trí ON giống như khi ta cài
đặt ở chế độ Low. Điều này cho phép gửi điện áp tới động cơ quạt. Sau khi đi
qua động cơ quạt, dòng điện đi qua một phần qua điện trở quạt rồi ra mát.
So với chế độ Low, hiệu diện thế giữa hai đầu động cơ quạt lớn hơn.
Điều này cho phép động cơ làm việc ở chế độ trung bình.

Hình 3.12. Bộ điều chỉnh tốc độ quạt gió (ở vị trí Medium).

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 60


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Khi công tắc quạt ở vị trí High thì rơ le ở vị trí giống như ở chế độ thấp
và có điện áp đưa tới quạt. Tuy nhiên dòng điện chạy qua động cơ mà không
đi qua điện trở nào, rồi ra mát theo công tắc quạt. Điều này cho phép điện áp
nguồn cấp trực tiếp cho động cơ nên mô tơ quạt quay ở tốc độ cao.

Hình 3.13. Bộ điều chỉnh tốc độ quạt gió (ở vị trí High).


3.3. Bộ điều khiển tốc độ không tải (bù ga).
Khi động cơ chạy không tải, công suất của động cơ nhỏ. Bật máy nén sẽ
làm quá tải động cơ. Điều này có thể gây chết máy hoặc động cơ quá nóng,
máy điều hòa hoạt động khi xe dừng, tốc độ động cơ phải được tăng lên một
cách tự động, gọi là điều khiển tốc độ bù ga không tải.
Khi không bật công tắc A/C tốc độ không tải từ 650-750 rpm.
Khi bật công tắc A/C tốc độ không tải tăng lên 750-850 rpm.

3.3.1. Bù ga kiểu điện.


ECU điều khiển động cơ nhận tín hiệu công tắc A/C ON từ bộ khuếch
đại A/C và mở van điều chỉnh tốc độ không tải. Cả lượng không khí và nhiên
liệu đều tăng lên, giúp tăng tốc độ động cơ tới nhiệt độ thích hợp. Có hai kiểu
bù ga kiểu điện là: Kiểu cho không khí đi tắt và kiểu dùng van điều chỉnh
không tải ISCV (rpm- Revolution per minute: Số vòng quay trên phút).

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 61


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 3.14. Bộ điều khiển bù ga không tải (kiểu điện).


3.3.2. Bù ga kiểu cơ.
Loại này được dùng trên động cơ điesel loại không có hộp điều khiển
điện từ và động cơ xăng sử dụng chế hòa khí. Khi hệ thống điều hòa hoạt
động, van điện từ bù ga hoạt động, áp suất chân không trong bầu chân không
được dẫn tới cơ cấu chấp hành và đẩy bướm ga. Điều này làm tăng tốc độ
không tải của động cơ.

Hình 3.15. Bộ điều khiển bù ga không tải (kiểu cơ khi chưa có điện).

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 62


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 3.16. Bộ điều khiển bù ga không tải (kiểu cơ khi A/C bật).
3.4. Bộ điều khiển chống đóng băng giàn lạnh.
3.4.1. Loại EPR
Bộ điều hòa áp suất giàn lạnh (EPR) là một van điều chỉnh áp suất gồm
một ống kim loại và một Piston. Bộ phận này được lắp giữa giàn lạnh và máy
nén để duy trì áp suất môi chất bên trong giàn lạnh ở 0,18 MPa, hoặc cao hơn,
ngăn chặn sự đóng băng. Máy nén hoạt động liên tục trong loại sử dụng van
EPR, vì vậy sự thay đổi nhiệt độ đầu ra là thấp. Loại điều hòa không khí sử
dụng van EPR không gây ra tiếng ồn, nên được dùng rộng rãi trong các loại
xe đắt tiền.

Hình 3.17. Cấu tạo van EPR.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 63


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Khi nhiệt độ trong xe cao, tải nhiệt cao, áp suất bay hơi (Pe) tăng cao hơn
áp lực của lò xo (Ps), Piston dịch chuyển sang phái trái làm mở van. Môi chất
bay hơi ở giàn lạnh và được hút vào máy nén. Trong quá trình hoạt động,
Piston của van EPR sẽ đóng và mở. Chuyển động này điều chỉnh áp suất bay
hơi (Pe) cho giàn lạnh, vì thế áp suất không xuống dưới 0,18 MPa, ngăn chặn
sự đóng băng giàn lạnh.

Hình 3.18. Nguyên lý hoạt động van EPR (nhiệt độ trong xe cao).
Khi nhiệt độ trong xe giảm và nhiệt độ tải giảm, áp suất (Pe) trở nên thấp
hơn. Lúc này trong van EPR, giá trị của (Pe) nhỏ hơn áp lực của lò xo và
Piston bị kéo trở lại bên phải. Van được đóng lại và ngắt dòng môi chất lạnh
để điều chỉnh năng suất lạnh phù hợp với tải nhiệt.

Hình 3.19. Nguyên lý hoạt động van EPR (nhiệt độ trong xe thấp).

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 64


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

3.4.2. Loại thermistor


Khi nhiệt độ giàn lạnh tăng, nhiệt độ của cảm biến nhiệt cũng thay đổi
theo. Giá trị điện trở giảm, làm cho điện thế tại điểm A trong bộ khuếch đại
A/C giảm. Khi điện thế tại điểm A giảm, bộ khuếch đại A/C làm cho
transistor chuyển trạng thái ON và ly hợp từ hoạt động. Máy nén hoạt động để
bắt đầu quá trình làm lạnh.

Hình 3.20. Nguyên lý hoạt động thermistor (khi nhiệt độ cao).


Khi nhiệt độ giàn lạnh xấp xỉ 00C, điện trở của cảm biến nhiệt tăng. Điện
thế tại điểm A trong bộ khuếch đại tăng. Khi điện thế tại điểm A tăng lên thì
bộ khuếch đại cho transistor khóa và ly hợp không đóng mạch làm cho máy
nén ngừng hoạt động. Điều đó ngăn chặn được sự đóng băng của giàn lạnh.

Hình 3.21. Nguyên lý hoạt động thermistor (khi nhiệt độ thấp).

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 65


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

3.5. Bộ điều khiển đóng ngắt máy nén.


3.5.1. Tín hiệu ra điều khiển máy nén.
Trạng thái ON/OFF của máy nén được điều khiển nhờ rơ le điện từ. Có
ba loại gửi tín hiệu đến rơ le.
Kiểu A: Tín hiệu điều khiển được truyền đi từ bộ điều khiển, cùng với
các tín hiệu điều khiển khác được cung cấp từ ECU động cơ.
Kiểu B: Nhận tín hiệu điều khiển máy nén từ bộ điều khiển A/C. Đưa ra
tín hiệu tới ECU động cơ.
Kiểu C: Nhận tín hiệu độc lập từ bộ điều khiển A/C.

Hình 3.22. Các kiểu điều khiển máy nén.

Hình 3.23. Điều khiển máy nén kiểu A.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 66


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Bộ điều khiển truyền các tín hiệu sau: Cho phép bật máy nén hoạt động,
và bắt đầu bù ga. ECU có thể truyền tín hiệu trở lại phụ thuộc vào trạng thái
của động cơ lúc đó.

3.5.2. Công tắc điều khiển A/C và ECON.


Công tắc điều khiển A/C và ECON phân ra làm hai mức cảm nhận nhiệt
độ không khí sau khi đã làm lạnh, để điều khiển hoạt động của máy nén
ON/OFF. Công tắc hệ thống điều hòa không khí được dùng để chọn chế độ
A/C hay ECON. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh cảm nhận nhiệt độ của khí lạnh
ngay sau khi chúng đi qua khỏi giàn lạnh. Việc điều khiển dựa vào nhiệt độ
của khí lạnh.

Hình 3.24. Công tắc điều khiển A/C và ECON.


Để làm lạnh nhanh không khí bên trong xe ta bật công tắc điều hòa A/C
ở vị trí ON. Khi nhiệt độ giàn lạnh nhỏ hơn C, máy nén được ngắt. Khi nhiệt
0
độ giàn lạnh lớn hơn 4 C, máy nén được bật và hệ thống bắt đầu làm việc.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 67


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 3.25. Công tắc điều khiển A/C (ở vị trí ON).

Hình 3.26. Công tắc điều khiển A/C (ở vị trí OFF).


Khi muốn điều hòa không khí hoạt động ở chế độ tiết kiệm hoặc làm khô
0
không khí, bật công tắc ECON ở vị trí ON. Khi nhiệt độ giàn lạnh xấp xỉ 10
0
C hoặc thấp hơn thì máy nén dừng hoạt động. Khi nhiệt độ xấp xỉ 11 C hoặc
cao hơn thì máy nén thì máy nén hoạt động trở lại. So với công tắc A/C khi ở
vị trí ON, thì việc làm lạnh yếu hơn. Thời gian làm việc của máy nén giảm
tiết kiệm được nhiên liệu và xe chạy bốc hơn.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 68


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 3.27. Công tắc điều khiển ECON (ở vị trí ON).

Hình 3.28. Công tắc điều khiển ECON (ở vị trí OFF).


3.5.3. Điều khiển theo tốc độ động cơ.
Khi máy nén hoạt động lúc động cơ đang ở trạng thái không tải, công
suất của động cơ nhỏ nên động cơ có thể bị chết máy. Khi máy nén hoạt động,
việc điều khiển tốc độ động cơ giúp bù ga để duy trì tốc độ động cơ hoặc trên
tốc độ quay định. Khi tốc độ động cơ giảm, máy nén sẽ được ngắt. Những
chức năng này giúp ngăn ngừa động cơ chết máy nhờ việc điều khiển máy
nén ON/OFF phụ thuộc vào tốc độ của động cơ (rpm- Revolution per minute:
Số vòng quay trên phút).

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 69


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 3.29. Điều khiển máy nén theo tốc độ động cơ.
3.5.4. Điều khiển ngắt A/C để tăng tốc độ động cơ.

Hình 3.30. Điều khiển ngắt A/C (qua ECU và bộ điều khiển A/C).
Kiểu điều khiển này sử dụng hiệu quả trong việc kiểm soát công suất của
động cơ của các xe có công suất động cơ nhỏ. Máy nén được ngắt tức thời
trong quá trình tăng tốc để giảm tải cho động cơ. Quá trình tăng tốc được
nhận biết bởi ECU động cơ, dựa vào một loạt tín hiệu. Khi sự tăng tốc được
nhận biết gửi tín hiệu đến bộ điều khiển A/C. Bộ điều khiển này sẽ điều khiển
ngắt máy nén trong vài giây.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 70


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 3.31. Điều khiển ngắt A/C (bằng công tắc).


Loại này gồm một công tắc được đặt ở phía dưới chân ga. Khi đạp chân
ga, máy nén ngừng hoạt động trong một thời gian ngắn đủ để tăng tốc độ
động cơ.

3.5.5. Điều khiển ngắt máy nén trong trường hợp khẩn cấp.
Công tắc áp suất kép được lắp ở phần cao áp của hệ thống lạnh. Khi áp
suất quá cao được phát hiện trong hệ thống lạnh, máy nén sẽ dừng hoạt động.
Điều này ngăn chặn hư hỏng và bảo vệ các bộ phận quan trọng trong hệ thống
điều hòa không khí.

Hình 3.32. Cấu tạo công tắc áp suất kép.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 71


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 3.33. Vị trí lắp đặt công tắc áp suất kép.


Khi môi chất lạnh trong hệ thống còn ít do bị dò rỉ hoặc do các nguyên
nhân khác dẫn đến thiếu dầu tuần hoàn để bôi trơn máy nén. Điều này có thể
làm cháy máy nén. Khi áp suất quá thấp (áp suất môi chất 0,2MPa hoặc thấp
hơn) công tắc áp suất kép chuyển sang trạng thái ngắt. Nguồn điện tới bộ điều
khiển A/C không được cấp và ly hợp từ bị ngắt dẫn đến nén ngừng hoạt động.
Điều này đảm bảo an toàn cho các bộ phận trong hệ thống điều hòa không khí
trên ô tô.

Hình 3.34. Công tắc áp suất kép (khi có sự cố xảy ra).

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 72


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Khi áp suất môi chất lạnh quá cao do việc giải nhiệt giàn nóng kém dẫn
đến quá tải môi chất, các bộ phận trong hệ thống điều hòa có thể bị phá hỏng.
Khi áp suất môi chất quá cao (áp suất môi chất khoảng 3,1MPa hoặc cao
hơn), công tắc áp suất kép chuyển sang trạng thái ngắt. Nguồn điện tới bộ
khuếch đại A/C không được cấp và ly hợp từ bị ngắt dẫn đến nén ngừng hoạt
động. Điều này đảm bảo an toàn cho các bộ phận trong hệ thống điều hòa
không khí trên ô tô.

3.5.6. Điều khiển A/C khi nhiệt độ nước cao.

Hình 3.35. Cảm biến nhiệt độ nước.


Cảm biến nhiệt độ nước làm cảm nhận nhiệt độ nước làm mát của động
cơ, để ngăn quá nhiệt động cơ. Khi đạt nhiệt độ quy định (xấp xỉ 100 0C) ly
hợp từ ngừng hoạt động và máy nén bị ngắt. Điều này làm giảm tải cho động
cơ.
Trong một vài loại xe, điều này có thể thực hiện trong máy nén loại thay
đổi lưu lượng. Khi nhiệt độ nước lên tới 1000C hoặc cao hơn công suất máy
nén giảm 50%. Khi nhiệt độ nước từ 950C hoặc thấp hơn, công suất máy nén
có thể đạt 100%. Điều này làm giảm tải cho động cơ.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 73


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

3.6. Điều chỉnh tốc độ quạt.


Khi máy nén hoạt động, nếu cả áp suất môi chất lạnh và nhiệt độ nước
làm mát đều thấp, thì quạt giàn nóng và quạt két nước làm mát động cơ được
mắc nối tiếp với nhau và quay ở tốc độ thấp.

Hình 3.36. Quạt giàn nóng và quạt két nước mắc nối tiếp.
Khi máy nén hoạt động, nếu cả áp suất môi chất lạnh và nhiệt độ nước
làm mát đều cao, thì quạt giàn nóng và quạt két nước làm mát động cơ được
mắc song song với nhau và quay ở tốc độ cao. Khi máy nén ngừng hoạt động
thì quạt giàn nóng không quay.

Hình 3.37. Quạt giàn nóng và quạt két nước mắc song song.
- Nguyên lý điều khiển quạt giàn nóng và quạt két nước.
+ Chế độ 1: Nhiệt độ nước thấp, điều hòa không bật . Khi đó công tắc áp
suất ở trạng thái OFF tức là ở trạng thái đóng (áp suất ga lớn hơn hoặc bằng
15 kg/cm2 ), công tắc nhiệt độ nước làm mát cũng ở trạng thái OFF khi nhiệt

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 74


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

độ nước nhỏ hơn hoặc bằng 90 0C. Quạt giàn nóng và quạt két nước không
hoạt động.

Hình 3.38. Nguyên lý điều khiển quạt giàn nóng và quạt két nước.
+ Chế độ 2: Nhiệt độ nước thấp, bật điều hòa, áp suất ga lớn hơn hoặc
bằng 15 kg/cm2 (hai quạt mắc nối tiếp nhau chạy ở tốc độ thấp).
+ Chế độ 3: Không bật điều hòa, nhiệt độ nước cao (ví dụ như khi leo
dốc). Quạt giàn nóng không hoạt động, quạt két nước quay ở tốc độ cao. Bởi
vì khi đó công tắc nhiệt độ nước sẽ mở ra và cuộn dây của Rơ le số 1 không
có điện qua do đó tiếp điểm vẫn đóng, dòng điện đi thẳng từ công tắc máy tới
thẳng quạt két nước làm mát động cơ. Do đó quạt két nước sẽ quay ở tốc độ
cao.
+ Chế độ 4: Bật điều hòa, nhiệt độ nước thấp, áp suất ga lớn hơn 15
kg/cm2. Khi đó công tắc áp suất sẽ mở ra do đó rơ le 1 vẫn đóng. Khi đó quạt
giàn nóng và quạt két nước làm mát được mắc song song với nhau. Do đó
dòng điện tăng lên và hai quạt chạy ở tốc độ cao.
+ Chế độ 5: Bật điều hòa, nhiệt độ nước cao, áp suất ga cao. Khi đó hai
quạt vẫn đấu song song và chạy ở tốc độ cao.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 75


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

3.7. Sơ đồ điều khiển hoạt động của hệ thống.

Hình 3.39. Sơ đồ điện hoạt động của hệ thống.


 Hoạt động bình thường: Li hợp từ ON.
Công tắc máy ở vị trí ON, công tắc quạt gió ở vị trí ON.
Rơle sưởi hoạt động và đóng tiếp điểm. Motor quạt gió chạy, cùng lúc
đó bộ khuyếch đại được cung cấp điện qua công tắc áp suất.
Công tắc A/C ở vị trí ON.
Bộ khuyếch đại kiểm tra tín hiệu từ thermistor. Nếu nhiệt độ trong xe
cao bộ khuyếch đại gửi tín hiệu tới ECU điều khiển động cơ yêu cầu tăng tốc
độ không tải đến bộ điều khiển trung tâm.
ECU động cơ mở van điều khiển tốc độ không tải tăng tốc độ động cơ
tới tốc độ định trước.
Bộ khuyếch đại kiểm tra nếu tốc độ động cơ khoảng 750 v/ph hay cao
hơn thì bộ li hợp từ ON và máy nén bắt đầu quay, tín hiệu từ cảm biến máy
nén được kiểm tra và tốc độ quay của máy nén cũng được theo dõi.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 76


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

 Điều khiển tan băng.


Máy ĐHKK đang hoạt động bình thường.
Khi bên trong xe đủ lạnh, nhiệt độ bề mặt giàn lạnh giảm dần. Điều này
làm tăng điện trở của Thermistor (quá lạnh được cảm nhận khi ở 3 0C hoặc
thấp hơn).
Khi bộ khuyếch đại nhận tín hiệu quá lạnh từ Thermistor, bộ khuyếch
đại ngắt rơle li hợp và dừng máy nén. Điều này ngăn chặn tuyết đóng băng ở
giàn lạnh.
 Điều khiển khi áp suất lãnh chất bất thường.
Máy ĐHKK đang hoạt động bình thường.
Khi áp suất lãnh chất quá thấp do rò rỉ hay áp suất môi chất quá cao do
giải nhiệt kém hoặc vì lí do nào đó, công tắc áp suất chuyển sang OFF. Điện
cung cấp cho bộ khuyếch đại bị ngắt.
Khi không có nguồn, bộ khuyếch đại không hoạt động. Điều này làm
rơle ly hợp từ OFF và máy nén ngừng hoạt động.
 Điều khiển khi máy nén bị kẹt.
Máy ĐHKK đang hoạt động bình thường.
Khi máy nén bị kẹt (không quay được) do cháy hay vì lí do nào đó, tín
hiệu quay của máy nén bị gián đoạn.
Bộ khuyếch đại A/C nhận biết sự kẹt của máy nén bằng cách so sánh tốc
độ quay của nó với tốc độ quay của động cơ. Khi tín hiệu bị gián đoạn khoảng
3s hay lâu hơn thì khi đó rơle ly hợp từ chuyển sang OFF và máy nén ngừng
hoạt động.
 Điều khiển theo tốc độ động cơ.
Máy ĐHKK đang hoạt động bình thường
Khi tốc độ động cơ giảm đột ngột do sự cố hay lí do nào khác, bộ
khuyếch đại nhận biết tốc độ giảm từ tín hiệu bobine.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 77


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Để ngăn chặn động cơ chết máy khi tóc độ động cơ 450 v/ph hay nhỏ
hơn, bộ khuyếch đại tác động rơle li hợp từ chuyển sang OFF và làm máy nén
ngừng hoạt động.
 Điều khiển cắt nhanh A/C để tăng tốc.
Máy ĐHKK đang hoạt động bình thường
Khi ECU động cơ nhận biết sự tăng tốc từ các tín hiệu khác nhau trên xe,
nó sẽ gửi tín hiệu tăng tốc tới bộ khuyếch đại.

3.8. Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô.


3.8.1. Khái quát về hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô.

Hình 3.40. Hệ thống điều khiển bằng điện tử.


1. Công tắc điều hòa 6. Công tắc nhiệt độ
2. Van xả áp suất cao của máy nén 7. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
3. Quạt tản nhiệt giàn nóng 8. Ống thổi gió sạch
4. Công tắc ngắt áp suất của điều hòa 9. Bộ điều khiển
5. Cảm biến nhiệt độ 10. Bu ly máy nén

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 78


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Trong hệ thống điều khiển tự động EATC (Electronic Automatic


Temperature Control) có trang bị bộ vi xử lý để giúp hệ thống duy trì được
nhiệt độ mát lạnh định sẵn một cách ổn định. Đồng thời có thể điều khiển
được nhiệt độ ở phía ghế tài xế và khu vực ghế hành khách một cách độc lập.
Hệ thống tự động này có khả năng phân phối luồng khí mát đến các hàng ghế
phía sau nhưng không ảnh hưởng tới luồng khí mát thổi đến các ghế ngồi phía
trước.
Hệ thống điều hoà không khí tự động được kích hoạt bằng cách
đặt nhiệt độ mong muốn bằng núm chọn nhiệt độ và ấn vào công tắc
AUTO. Hệ thống sẽ điều chỉnh ngay lập tức và duy trì nhiệt độ ở mức đã
thiết lập nhờ chức năng điều khiển tự động của ECU.

Hình 3.41. Sơ đồ điều khiển điều hòa không khí tự động ô tô.
Hệ thống được điều khiển nhiệt độ tự động EATC tiếp nhận thông tin
nạp vào từ sáu nguồn khác nhau, xử lý thông tin và sau cùng ra lệnh bằng tín
hiệu để điều khiển các bộ tác động cổng chức năng. Sáu nguồn thông tin bao
gồm:

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 79


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

+ Bộ cảm biến năng lượng mặt trời, cảm biến này là một pin quang điện
được cài đặt trên bảng đồng hồ, có chức năng đo lường ghi nhận nhiệt từ mặt
trời.
+ Bộ cảm biến nhiệt độ bên trong xe, nó được cài đặt phía sau bảng đồng
hồ và có chức năng theo dõi, đo kiểm nhiệt độ của không khí bên trong
khoang cabin ô tô.
+ Bộ cảm biến môi trường, ghi nhận nhiệt độ của phía ngoài xe.
+ Bộ cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ .
+ Công tắc áp suất điều khiển bộ ly hợp điện từ buly máy nén theo chu
kỳ.
+ Tín hiệu cài đặt từ bảng điều khiển về nhiệt độ mong muốn và về vận
tốc quạt gió.
Sau khi nhận được các thông tin tín hiệu đầu vào, cụm điều khiển điện tử
EATC (ECU), sẽ phân tích, xử lý thông tin và phát tín hiệu điều khiển bộ
chấp hành điều chỉnh tốc độ quạt giàn nóng, giàn lạnh, quạt két nước động cơ,
điều chỉnh chế độ thổi khí và luồng khí ứng với nhiệt độ thích hợp.

3.8.2. Các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí tự động.
Hệ thống điều hoà không khí tự động có các bộ phận sau đây.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 80


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 3.42. Vị trí các bộ phận trong hệ thống điều hòa tự động.
1. ECU điều khiển A/C (bộ điều khiển A/C) 2. ECU động cơ
3. Bảng điều khiển 4. Cảm biến nhiệt độ trong xe
5. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe 6. Cảm biến nhiệt độ mặt trời
7. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh 8. Cảm biến nhiệt độ nước
làm mát
9. Công tắc áp suất của A/C 10. Mô tơ trợ động trộn khí
11. Mô tơ trợ động dẫn khí vào 12. Mô tơ trợ động thổi khí
13. Mô tơ quạt gió 14. Bộ điều khiển quạt gió
Các nguồn thông tin gửi tín hiệu tới bộ điều khiển A/C là các cảm biến.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 81


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

a. Cảm biến nhiệt độ trong xe.

Hình 3.43. Cảm biến nhiệt độ trong xe.


Cảm biến nhiệt độ trong xe là nhiệt điện trở được lắp trong bảng táp lô
có một đầu hút. Đầu hút này dùng không khí được thổi vào từ quạt gió để hút
không khí bên trong xe nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình trong xe.
Cảm biến phát hiện nhiệt độ trong xe dùng làm cơ sở cho việc điều
khiển nhiệt độ.
b. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe.

Hình 3.44. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe.


Cảm biến nhiệt độ ngoài xe là một nhiệt điện trở và được lắp ở phía
trước của giàn nóng để xác định nhiệt độ ngoài xe.
Cảm biến này phát hiện nhiệt độ ngoài xe để điều khiển thay đổi nhiệt độ
trong xe do ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài xe.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 82


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

c. Cảm biến bức xạ mặt trời.


Cảm biến bức xạ nắng mặt trời là một đi ốt quang và được lắp ở phía
trên của bảng táp lô để xác định cường độ ánh sáng mặt trời.
Cảm biến này phát hiện cường độ ánh sáng mặt trời dùng để điều khiển
sự thay đổi nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng của tia nắng mặt trời.

Hình 3.45. Cảm biến bức xạ mặt trời.


d. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh.

Hình 3.46. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh.


Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh dùng một nhiệt điện trở và được lắp ở giàn
lạnh để phát hiện nhiệt độ của không khí khi đi qua giàn lạnh (nhiệt độ bề mặt
của giàn lạnh).
Nó được dùng để ngăn chặn đóng băng bề mặt giàn lạnh, điều khiển
nhiệt độ và điều khiển luồng khí trong thời gian quá độ.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 83


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

e. Cảm biến nhiệt độ nước.

Hình 3.47. Cảm biến nhiệt độ nước.


Cảm biến nhiệt độ nước là một nhiệt điện trở. Nó phát hiện nhiệt độ nước
làm mát dựa vào cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ. Tín hiệu này được
truyền từ ECU động cơ. Ở một số kiểu xe, cảm biến nhiệt độ nước làm mát
được lắp ở két sưởi. Nó được sử dụng để điều khiển nhiệt độ, điều khiển việc
hâm nóng không khí.
f. Một số loại cảm biến khác.
- Cảm biến ống dẫn gió và cảm biến khói ngoài xe.
+ Cảm biến ống dẫn gió là một nhiệt điện trở và được lắp trong bộ cửa
gió bên. Cảm biến này phát hiện nhiệt độ của luồng khí thổi vào bộ cửa gió
bên và điều khiển chính xác nhiệt độ của mỗi dòng không khí.
+ Cảm biến khói ngoài xe được lắp ở phía trước của xe để xác định nồng
độ CO (cácbonmônôxít), HC (hydro cacbon) và NOX (các ôxit nitơ), để bật
tắt giữa các chế độ FRESH và RECIRC.

Hình 3.48. Cảm biến ống dẫn gió và cảm biến khói ngoài xe.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 84


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE


TOYOTA VIOS
4.1. Tổng quan hệ thống điều hòa không khí trên xe Vios.
4.1.1. Sơ đồ hệ thống và vị trí lắp đặt trên xe.
Hệ thống điều hòa không khí trên xe Vios là một hệ thống hoạt động
khép kín gồm những bộ phận chính được mô tả như trên hình 4.1.

Hình 4.12. Bố trí hệ thống điều hòa trên xe Vios.


4.1.2. Hệ thống sưởi ấm.
 Van nước:
Van nước được lắp trong mạch nước làm mát của động cơ và được dùng
để điều khiển lượng nước làm mát động cơ tới két sưởi (bộ phận trao đổi
nhiệt). Người lái điều khiển độ mở của van nước bằng cách dịch chuyển núm

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 85


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển.

Hình 4.13. Các bộ phận của hệ thống sưởi.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 86


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 4.14. Van nước.


 Két sưởi
Nước làm mát động cơ (khoảng 800C) chảy vào két sưởi và không khí
khi qua két sưởi nhận nhiệt từ nước làm mát này. Két sưởi gồm có các đường
ống, cánh tản nhiệt và vỏ. Việc chế tạo các đường ống dẹt sẽ cải thiện được việc
dẫn nhiệt và truyền nhiệt.

Hình 4.15. Két sưởi.


4.1.3. Hệ thống làm lạnh.
 Chu trình hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên xe Vios.
Quạt thổi không khí lạnh (blower), Van tiết lưu (expansion valve), Giàn
lạnh (avaporization), Giàn nóng (condenser), Máy nén (compressor), Ly hợp
điện từ của máy nén ( compressor magnetic clutch), Lọc ga (receiver-drier),
Cảm biến nhiệt độ (temperature sensing bulb), Bộ điều chỉnh nhiệt
(thermostat).
- Chu trình của máy lạnh bao gồm 4 quá trình:
+ Nén (compression)
+ Ngưng tụ (condensation)
+ Giản nở (expansion)

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 87


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

+ Bốc hơi (vaporization)

Hình 4.16. Chu trình hoạt động của hệ thống điều hòa không khí.
4.1.4. Một số bộ phận khác của hệ thống điều hòa không khí xe Vios.
 Máy nén kiểu cam nghiêng.
a. Vị trí lắp đặt.
Máy nén được gắn bên hông động cơ, nhận truyền động đai từ động cơ ô
tô sang đầu trục máy nén qua một ly hợp từ. Tốc độ vòng quay của máy nén
lớn hơn tốc độ quay của động cơ.
b. Cấu tạo:
Các cặp piston được đặt trong đĩa chéo cách nhau một khoảng 720C đối
với máy nén 10 xilanh và 120 0C đối với loại máy nén 6 xilanh. Khi một phía
piston ở hành trình nén, thì phía kia ở hành trình hút.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 88


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 4.17. Cấu tạo máy nén.


c. Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của máy nén cam nghiêng được chia làm hai hành trình
như sau:
- Hành trình hút: khi piston chuyển động về phía bên trái, sẽ tạo nên sự
chênh lệch áp suất trong khoảng không gian phía bên trong của piston. Lúc này
van hút mở ra cho hơi môi chất lạnh có áp suất , nhiệt độ thấp từ giàn lạnh nạp vào
trong máy nén qua van hút. Và van xả phía bên phải của piston đang chịu lục nén
của bản thân van lò xo lá, nên được đóng kín. Van hút mở cho tới khi hết quá trình
hút của piston thì được đóng lại, kết thúc hành trình nạp.

Hình 4.18. Hành trình hút của máy nén.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 89


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

- Hành trình xả: Khi piston chuyển dịch về phía bên trái thì tạo ra
hành trình hút phía bên phải, đồng thời bên phía trái cũng thực hiện hành
trình xả. Đầu của piston phía bên trái sẽ nén khối hơi môi chất lạnh đã
được nạp vào, nén lên áp suất cao cho đền khi đủ lực thắng được lực tì của
van xả mở ra và hơi môi chất lạnh có áp suất, nhiệt độ cao được đẩy đến
giàn nóng. Van hút phía bên trái lúc này được đóng kín bởi áp lực nén của
hơi môi chất. Van xả mở ra cho đến hết hành trình bơm thì đóng lại nhờ lực
đàn hồi của lò xo lá, kết thúc quá trình xả. Và cứ thế tiếp tục hành trình
mới.

Hình 4.19. Hành trình xả của máy nén.


 Công tắc áp suất kép.

Công tắc áp suất được lắp giữa bình chứa và van giãn nở, nó phát hiện
áp suất phía cao áp của mạch làm lạnh khi áp suất quá cao hoặc quá thấp để
ngắt áp suất ly hợp từ, tắt máy nén để tránh các hư hỏng có thể xảy ra đối với
các chi tiết hệ thống làm lạnh.

4.1.5. Hoạt động làm lạnh trên xe Vios.


Việc điểu chỉnh nhiệt độ và thay đổi khí ra vào xe,… được thực hiện
bằng cách dung các núm xoay trên bảng điều khiển.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 90


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 4.20. Trung tâm điều khiển hệ thống điều hòa không khí.
 Van khí vào được điều khiến bằng cần điều khiển khí vào và nó quyết

định dung khí sạch bên ngoài hay dung khí tuần hoàn trong xe.
 Quạt gió được điều khiển bằng núm điều khiển tốc độc quạt điển điều

chỉnh lượng gió thổi vào trong xe.


 Van điều khiển trộn khí được điều khiển bởi núm điều khiển nhiệt độ.

Van hướng luồng khí thổi vào qua hay không qua két sưởi vì vậy điều khiện
nhiệt độ bằng hòa khí qua két sưởi.
 Van điều khiển luồng khí đưuọc điều khiển bởi cần điều khiển luồng khí

và nó đặt ở của khí ra trong xe: Thổi mặt, chân, sấy kính …
Hoạt động: Khi ta bật công tắc điều hòa trên xe tức là đóng dòng điện
cấp cho mạch điều khiển điều hòa.Sau đó chúng ta chọn chế độ hoạt động của
quạt và luồng khí vào.Ly hợp đưuọc đóng điện, máy nén bắt đầu hoạt động
nén môi chất theo chu trình khép kín làm mát không gian trong xe.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 91


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

4.2. Sơ đồ mạch điện trong hệ thống điều hòa không khí xe Vios.
4.2.1. Mạch điện điều hòa không khí trên xe Vios.

Hình 4.21. Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa không khí Vios.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 92


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Xét mạch điện điều hòa gồm các bộ phận sau:


Mạch điện cũng có các thiết bị như cầu chì, rơ le, mô tơ quạt giàn lạnh
có cấu tạo giống như phần mạch điện quạt két nước và giàn ngưng. Ngoài ra
còn có các thiết bị khác như:
1. Điện trở quạt giàn lạnh:
- Cấu tạo: Gồm có một cầu chì nối tiếp với 3 cuộn điện trở.
- Hoạt động: điện trở quạt có 3 cuộn dây nối ra 3 đầu ra tương úng với 3
tốc độ quạt. Khi có dòng điện chạy qua một mức điện trở thì dòng điện chạy
qua mô tơ quat sẽ giảm đi một mức và khi đó quạt chạy chậm tùy thuộc vào
tốc độ mà ta mong muốn.
2. Công tắc quạt giàn lạnh:
- Nó là một công tắc 4 chân đấu và 1 chân chung.
- Hoạt động: khi nối từng chân đấu với chân chung sẽ tạo ra tùng tốc độ
quạt cho giàn lạnh vì nó được nối tương ứng với từng cuộn điện trở , nhưng ở
lúc đầu chân chung luôn được nối với chân đấu OFF.
3. Công tắc áp suất kép:
- Công tắc áp suất được lắp giữa bình chứa và van giãn nở, nó phát hiện
áp suất phía cao áp của mạch làm lạnh khi áp suất quá cao hoặc quá thấp để
ngắt áp suất ly hợp từ, tắt máy nén để tránh các hư hỏng có thể xảy ra đối với
các chi tiết hệ thống làm lạnh.
- Khi áp suất cao bất thường: Khi áp suất môi chất đến van tiết lưu tăng
cao, công tắc áp suất phát hiện ra áp suất quá cao, nó sẽ đẩy tiếp điểm công
tắc ra làm ngắt mạch li hợp từ, máy nén ngừng hoạt động.
- Khi áp suất thấp bất thường: Nếu lượng ga trong mạch làm lạnh giảm
rất nhiều hay không còn ga do rò rỉ,…sự bôi trơn bằng dầu máy nén trở nên
kém lúc máy nén làm việc thì nó có thể làm kẹt máy nén. Vì vậy khi không đủ

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 93


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

ga hay áp suất giảm công tắc áp suất kép sẽ ngắt li hợp làm cho máy nén
ngừng hoạt động.
4. Nhiệt điện trở:
- Cấu tạo: Có một cuộn điện trở được lắp ở cánh tản nhiệt của giàn lạnh.
Nó có nhiệm vụ giúp cho giàn lạnh khỏi bị đóng băng khi phải làm việc ở chế
độ maxcool và nhiệt độ xuống dưới 3ᵒC.
- Hoạt động: Đầu cảm biến nhiệt của nhiệt điện trở sẽ cảm biến và đưa ra
một mức nhiệt độ. Khi nhiệt độ cánh tản nhiệt xuống dưới mức nhiệt độ cho
phép nghĩa là khi đó cánh tản nhiệt sẽ bị đóng băng bởi hơi nước gặp nhiệt độ
thấp thì nhiệt điện trở báo nhiệt độ về hộp điều hoa thông qua giá trị điện
áp.Qua đó, hộp điều hòa điều khiển ngắt mát đến rơ le điều hòa làm ngắt li
hợp từ, máy nén ngừng hoạt động.
5. Công tắc điều hòa A/C:
- Cấu tạo: Gồm có hai cực điện giống như công tắc 2 cực và một đèn báo
nguồn.
- Hoạt động: Khi công tắc A/C có nguồn chờ, sau đó ấn ON thì dòng
dương chạy ra 2 nhánh: Một nhánh vào đèn báo nguồn giúp người sửa dụng
biết hệ thống đang làm việc và một nhánh vào hộp điều khiển điều hòa.
6. Cảm biến tốc độ trục khuỷu:

4.3. Thuyết minh mạch điện hệ thống điều hòa xe Vios.


Khi động cơ hoạt động, bật công tắc quạt gió giàn lạnh ở chế độ bất kì,
bật công tắc điều hòa, hộp điều khiển điều hòa nhận tín hiệu từ các các biến
nhiệt độ giàn lạnh, cảm biến trục khuỷu, công tắc áp suất kép hoạt động đúng
tiêu chuẩn và xuất mát ra cuộn dây rơ le điều hòa làm đóng tiếp điểm cấp điện
đến đóng li hợp từ máy nén. Khi đó hệ thống điều hòa bắt đầu làm việc. Một
trong các tín hiệu báo về hộp không hoạt động sẽ ko có điện cấp vào li hợp từ
và hệ thống không làm việc.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 94


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Khi áp suất phía cao áp quá cao hoặc quá thấp so với mức quy định thì
công tắc áp suất mở, ngắt mát vào hộp điều khiển điều hòa. Khi đó hệ thống
điều hòa không làm việc.
Khi máy nén hoạt động lúc động cơ đang ở trạng thái không tải, công
suất của động cơ nhỏ nên động cơ có thể bị chết máy. Khi máy nén hoạt động,
việc điều khiển tốc độ động cơ giúp bù ga để duy trì tốc độ động cơ hoặc trên
tốc độ quay định. Khi tốc độ động cơ giảm, máy nén sẽ được ngắt. Những
chức năng này giúp ngăn ngừa động cơ chết máy nhờ việc điều khiển máy
nén ON/OFF phụ thuộc vào tốc độ của động cơ (rpm- Revolution per minute:
Số vòng quay trên phút).

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 95


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

CHƯƠNG 5. KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ


TRÊN ÔTÔ
5.1. Dụng cụ và thiết bị chuyên dùng khi bảo trì, sửa chữa hệ thống điều
hòa không khí trên ô tô.
5.1.1. Các dụng cụ thường dùng để kiểm tra sửa chữa hệ thống điều hòa
không khí.
Tên dụng cụ Hình dáng và công dụng

Vam tháo đĩa của bộ ly hợp từ puly máy nén


Vam tháo ly hợp

Chìa khoá tháo đĩa Tháo đai ốc trục máy nén và đĩa ly
bộ ly hợp. hợp
puly máy nén.

Chìa khoá tháo ốc


Tháo ốc khoá.
chặn

Nhiệt kế Đo kiểm nhiệt độ.

Bơm chân không Rút chân không

Thiết bị dò tìm vị Tìm kiếm xì ga


trí rò ga

Ống nối đồng hồ Xả ga, rút chân không và kiểm tra


môi chất lạnh

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 96


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Bộ đồng hồ đo áp Kiểm tra áp suất của hệ thống


suất. Xả và nạp môi chất lạnh.

Bảng 5.5. Bộ dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa không khí.
5.1.2. Bộ đồng hồ đo kiểm tra áp suất hệ thống điều hòa ô tô.
Bộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điện lạnh giới thiệu trên hình 5.1 là dụng
cụ thiết yếu của người thợ điện lạnh. Nó được thường xuyên sử dụng trong
các công tác: Xả ga, rút chân không, nạp ga và phân tích chẩn đoán hỏng hóc
của hệ thống điều hòa ôtô.

Hình 5.22. Đồng hồ đo áp suất.


Chiếc đồng hồ bên trái màu xanh là đồng hồ áp suất thấp. Nó được dùng
để kiểm tra áp suất bên phía thấp áp của hệ thống lạnh. Mặt đồng hồ được
chia nấc theo đơn vị PSI và kg/cm2. Thông thường được chia từ 0 đến 8
kg/cm2 và từ 0 đến 120 PSI để đo áp suất. Ngược với chiều xoay của kim
đồng hồ, về phía dưới vạch số 0 là vùng đo chân không màu xanh, nấc chia từ
0 xuống 30 inchs chân không. Chiếc đồng hồ bên phải màu đỏ là đồng hồ
cao áp, dùng để đo kiểm áp suất bên phía cao áp của hệ thống điều hòa. Mặt
đồng hồ được chia từ 0 đến 35 kg/cm2 và từ 0 đến 500 PSI.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 97


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Đầu nối ống màu vàng bố trí giữa bộ đồng hồ được sử dụng cho cả đồng
hồ thấp áp và cao áp mỗi khi thao tác rút chân không hoặc nạp môi chất lạnh
vào hệ thống. Ống màu xanh biển, ống màu đỏ dùng để nối liên lạc đồng hồ
thấp áp và cao áp vào hệ thống điều hòa.
5.1.3. Bơm hút chân không.

Hình 5.23. Bơm hút chân không loại van quay.


Trong tình huống hệ thống bị xì thất thoát mất nhiều môi chất lạnh, hoặc
phải xả hết môi chất lạnh ra khỏi hệ thống để thay mới bộ phận và sửa chữa,
người thợ điện lạnh phải tiến hành rút chân không đúng kỹ thuật trước khi nạp
lại môi chất lạnh vào hệ thống.
Quá trình rút chân không một hệ thống điều hòa sẽ thực hiện được hai
mục đích quan trọng:
- Rút hết không khí trong hệ thống để dành chỗ cho môi chất lạnh.
- Làm giảm áp suất trong hệ thống tạo điều kiện cho chất ẩm sôi bốc hơi
và sau đó được rút hết ra ngoài.
Sau khi rút chân không, nếu còn sót lại một lượng rất ít không khí hay
chất ẩm ướt, vẫn gây ra ảnh hưởng xấu cho hệ thống điều hòa. Nó làm giảm

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 98


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

hiệu suất lạnh và đôi khi dẫn đến nhiều hỏng hóc quan trọng khác, cụ thể là
làm hỏng máy nén.
Không khí có lẫn chất ẩm ướt gây ra một số tác hại như:
- Tạo nên áp suất cao trong hệ thống.
- Làm cho môi chất lạnh giảm khả năng thay đổi từ thể hơi sang thể lỏng
trong chu kỳ hoạt động của nó.
- Làm sút đáng kể khả năng lưu thông cũng như khả năng hấp thụ nhiệt
của môi chất
- Làm đóng băng đá trong ống dẫn cũng như trong van giãn nở, hiện
tượng đóng băng làm tắc nghẽn toàn bộ hệ thống.
- Sản sinh ra axit clohydric khi nó trộn lẫn với môi chất lạnh. Axit này
làm rỉ sét, gây mòn thủng bên trong hệ thống, đặc biệt gây nguy hiểm đối với
máy nén..
5.1.4. Thiết bị phát hiện xì ga.
Trắc nghiệm hệ thống điều hòa không khí để phát hiện xì ga là một bước
công đoạn quan trọng nhất trong việc chẩn đoán sửa chữa hỏng hóc. Sau một
thời gian hoạt động, tất cả hệ thống điện lạnh đều bị thất thoát môi chất lạnh.
Với một hệ thống điều hòa hoàn hảo, cứ sau mỗi năm, môi chất lạnh bị hao
hụt mất khoảng 200gr là chuyện bình thường. Nếu bị hao hụt nhiều hơn thông
số này thì cần phải kiểm tra phát hiện và sửa chữa chỗ bị xì ga.
Các yếu tố sau đây giúp ta phát hiện vị trí xì ga: Thường bị xì nơi đầu
ống nối tại máy nén, tại các khớp nối, nối ống và tại các gioăng đệm. Môi
chất lạnh có thể thẩm thấu xuyên qua ống dẫn. Axit tạo nên do trộn lẫn nước
với môi chất lạnh, ăn thủng ống dẫn của giàn lạnh, làm xì mất môi chất lạnh.
Nơi nào có vết dầu bôi trơn là nơi đó bị xì ga, vì ga xì ra mang theo dầu bôi
trơn của máy nén.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 99


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 5.24. Những vị trí có nguy cơ bị xì ga trên hệ thống điện lạnh ôtô.
1. Van nối giàn lạnh; 2. Công tắc ngắt mạch khi áp suất giảm thấp;
3. Rắc co máy nén; 4. Phốt trục máy nén; 5. Van cửa áp suất cao;
6. Rắc co bình lọc hút ẩm; 7. Giàn nóng; 8. Giàn lạnh.
5.1.4.1. Dùng dung dịch lỏng sủi bọt.
Những điểm xì ga ở vị trí chật hẹp trên ôtô không thể dùng các thiết bị
hiện đại để dò tìm thì dung dịch sủi bọt là phương tiện tốt nhất.
Không nhất thiết phải sử dụng bình dung dịch, chúng ta có thể sử dụng
dung dịch xà phòng hòa tan trong nước. Dùng cọ sơn phết lớp nước xà phòng
lên vị trí nghi ngờ xì ga, nếu sủi bọt lên là có hiện tượng xì ga. Đây là cách hy
hữu và tiện lợi nhất, được sử dụng khá phổ biến trong khi sửa chữa hệ thống
điều hòa. Lưu ý sau khi thử nghiệm xong phải rửa sạch nước xà phòng để
chống sét rỉ. Chúng ta cũng có thể dùng kem cạo râu để kiểm tra.
5.1.4.2. Phương pháp dùng ngọn lửa.
Loại thiết bị này là ngọn đèn ga propan, có khả năng phát hiện chỗ xì hở
ở bất cứ vị trí nào trên hệ thống điều hòa. Kết cấu của thiết bị gồm hai phần
chính: Bộ phận phát hiện xì ga và bình chứa ga propan. Bình chứa khoảng 0.5

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 100


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

kg ga propan. Bộ phận phát hiện xì ga gồm một van giãn nở cho ga propan
đến buồng đốt và một ống dò tìm. Ống dò tìm dẫn ga môi chất bị xì đến đốt
chung với ngọn lửa khí propan, màu sắc của ngọn lửa sẽ thay đổi tùy theo
lượng ga môi chất xì ra. Các màu sắc khác nhau sau đây của ngọn lửa trắc
nghiệm sẽ cho biết mức độ xì ga:
- Xanh biển nhạt : không có hiện tượng xì ga.
- Vàng nhạt : lượng ga xì ít.
- Xanh tía nhạt : ga xì nhiều.
- Ngọn lửa màu tím : rất nhiều ga bị xì thất thoát.

Hình 5.25. Thiết bị dò tìm xì hở môi chất lạnh.


1. Đĩa đốt ngọn lửa; 2. Chụp thủy tinh; 3. Ống dò ga môi chất rò rỉ; 4. Van;
5. Bình ga propan; 6,7. Màu sắc ngọn lửa thay đổi theo mức độ xì ga nhiều
hay ít.
Ngoài ra chúng ta còn có các cách khác để thực hiện việc kiểm tra phát
hiện xì ga như:
- Cách dùng đèn tia cực tím để phát hiện điểm xì ga.
- Dùng thiết bị điện tử phát hiện xì ga.
- Nhuộm màu môi chất lạnh.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 101


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

5.2. Chẩn đoán tình trạng hệ thống điều hòa ô tô.


5.2.1. Kiểm tra bằng cách quan sát.
- Kiểm tra độ chùng của dây đai nếu dây đai dẫn động quá lỏng sẽ gây ra
trượt và bị mòn.
- Lượng khí thổi không đủ thì kiểm tra bụi bẩn tắc nghẽn trong bộ lọc
không khí.
- Nghe thấy tiến ồn gần máy nén không khí thì kiểm tra bu lông bắt máy
nén khí và bu lông bắt giá đỡ.
- Nghe thấy tiếng ồn bên trong máy nén, có thể do các chi tiết bên trong
máy nén bị hỏng, cần tháo và kiểm tra máy nén.
- Cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn, thì áp suất của giàn nóng sẽ
giảm mạnh. Cần phải làm sạch tất cả bụi bẩn ở giàn nóng.
- Các vết dầu ở chô nối của hệ thống làm lạnh hoặc các điểm nối cho
thấy các môi chất đang bị rò rỉ. nếu tìm thấy các vết dầu như vậy thì phải xiết
lại hoặc cần phải thay thế nếu cần thiết để ngăn chặn sự rò rỉ môi chất,
- Nghe thấy tiếng ồn gần quạt gió : nếu quay mô tơ quạt gió tới các vị trí
LO, MED hoặc HI có tiếng ồn không bình thường hoặc sự quay của mô tơ
không bình thường, thì phải thay thế mô tơ quạt gió. Các vật thể lạ kẹp trong
quạt gió cũng có thể tạo ra tiếng ồn và việc lắp ráp mô tơ cũng có thể làm cho
mô tơ quay không đúng do đó tất cả các nguyên nhân này cần phải kiểm tra
đầy đủ trước khi thay mô tơ quạt gió.
- Kiểm tra lượng môi chất qua kính quan sát: Nếu nhìn thấy lượng bọt
khí lớn qua kính quan sát, thì có nghĩa là lượng môi chất không đủ do đó cần
phải bổ sung thêm môi chất cho đủ mức cần thiết. Trong trường hợp này cũng
cần phải kiểm tra vết dầu như được trình bày ở trên để đảm bảo rằng không
có sự rò rỉ môi chất. Nếu không nhìn thấy các bọt khí qua lỗ quan sát ngay cả
khi giàn nóng được làm mát bằng cách dội nước lên nó, thì có nghĩa dàn nóng
quá nhiều môi chất dó đó cần phải tháo bớt môi chất chỉ còn một lượng môi
chất cần thiết.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 102


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 5.26. Kiểm tra bằng tai và mắt.


5.2.2. Kiểm tra bằng đồng hồ đo áp suất.
Các bước tiến hành đo kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô:
1. Khóa kín hai van đồng hồ phía áp suất cao và phía áp suất thấp. Lắp
bộ áp kế vào hệ thống theo đúng kỹ thuật, đúng vị trí, xả sạch gió trong các
ống nối của bộ đồng hồ.
2. Cho hệ thống vận hành.
3. Đặt núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa “Max Cold”.
4. Công tắc quạt gió đặt ở vị trí vận tốc cao nhất.
5. Đọc và ghi nhận số đo của hai áp kế.
6. Tùy theo tình trạng kỹ thuật của hệ thống điện lạnh ô tô, kết quả đo
kiểm áp suất có thể có nhiều giá trị khác nhau. Trong quá trình đo kiểm áp
suất cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 103


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

 Hệ thống làm việc bình thường:

Hình 5.27. Hệ thống làm việc bình thường.


Phía áp suất thấp: 0,15 tới 0,25 MPa
Phía áp suất cao: 1,6 tới 1,8 MPa
 Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất:
Trên hình vẽ ta thấy khi hệ thống hoạt động trong tình trạng thiếu môi
chất, giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp đều
nhỏ hơn bình thường.

Hình 5.28. Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất.
- Triệu chứng:
+ Áp suất thấp ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp.
+ Bọt có thể thấy ở mắt ga.
+ Độ lạnh yếu so với bình thường.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 104


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

- Nguyên nhân:
+ Thiếu môi chất.
+ Rò rỉ ga.
- Biện pháp khắc phục:
+ Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa.
+ Nạp thêm môi chất lạnh.
 Hiện tượng thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt:
Khi hiện tượng này xảy ra thì áp suất trên đồng hồ ở hai vùng cao áp và
thấp áp đều cao hơn giá trị bình thường.

Hình 5.29. Hiện tượng thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt.
- Triệu chứng:
+ Áp suất cao ở cả vùng áp cao và áp thấp.
+ Không có bọt ở mắt ga dù hoạt động ở tốc độ thấp (thừa môi chất).
+ Độ lạnh yếu.
- Nguyên nhân:
+ Thừa môi chất.
+ Giải nhiệt giàn nóng kém.
- Biện pháp khắc phục: Điều chỉnh đúng lượng môi chất và vệ sinh giàn
nóng.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 105


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

 Nếu có hơi ẩm trong hệ thống.

Hình 5.30. Có hơi ẩm trong hệ thống.


- Triệu chứng:
+ Hệ thống điều hòa hoạt động bình thường sau khi bật: sau một thời
gian, phía áp thấp giảm tới áp suất chân không. Tại điểm này, tính năng làm
lạnh giảm.
- Nguyên nhân:
+ Không lọc được ẩm.
- Biện pháp khắc phục:
+ Thay bình chứa (lọc ga).
+ Hút chân không triệt để trước khi nạp ga.
 Nếu máy nén bị yếu:

Hình 5.31. Máy nén bị yếu.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 106


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Khi máy nén yếu, giá trị áp suất trên đồng hồ đo ở phía áp thấp cao hơn
giá trị bình thường và ở phía áp cao thì thấp hơn giá trị bình thường.
- Triệu chứng:
+ Áp suất phía áp thấp cao, phía cao áp thấp.
+ Khi tắt máy điều hòa, ngay lập tức áp suất ở phần áp suất cao và áp
suất thấp bằng nhau.
+ Khi máy nén làm việc thân máy nén không nóng. Không đủ lạnh.
- Nguyên nhân: Máy nén bị hư.
- Biện pháp khắc phục: Kiểm tra và sửa chữa máy nén.
 Tắc nghẽn trong hệ thống:

Hình 5.32. Tắc nghẽn trong hệ thống.


- Triệu chứng:
+ Khi tắc nghẽn hoàn toàn, giá trị áp suất ở phần áp thấp giảm xuống giá
trị chân không ngay lập tức (không thể làm lạnh).
+ Khi có xu hướng tắc nghẽn, giá trị áp suất ở phần áp thấp giảm dần
xuống giá trị chân không.
- Nguyên nhân:
+ Bẩn hoặc ẩm đóng băng thành khối tại van tiết lưu, van EPR và các lỗ
làm ngăn dòng môi chất.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 107


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

+ Rò rỉ ga trong đầu cảm ứng nhiệt.


- Biện pháp khắc phục:
+ Làm rõ nguyên nhân gây tắc, thay thế chi tiết bị kẹt. Hút triệt để chân
không hệ thống điều hòa.
 Khí lọt vào hệ thống.

Hình 5.33. Khí lọt vào hệ thống.


- Triệu chứng:
+ Giá trị áp suất ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp đều cao.
+ Tính năng làm lạnh giảm tương ứng với việc tăng áp suất bên thấp.
+ Nếu lượng môi chất đủ, sự sủi bọt tại mắt ga giống như lúc hoạt động
bình thường.
- Nguyên nhân: Khí xâm nhập vào hệ thống.
- Biện pháp khắc phục:
+ Thay môi chất.
+ Hút chân không triệt để.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 108


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

 Van tiết lưu mở quá lớn:

Hình 5.34. Van tiết lưu mở quá lớn.


- Triệu chứng:
+ Áp suất phần áp suất thấp tăng và tính năng làm lạnh giảm (áp suất ở
phần cao áp hầu như không đổi).
+ Tuyết bám trên ống áp suất thấp.
- Nguyên nhân: Hư van tiết lưu.
- Biện pháp khắc phục: Kiểm tra và sửa chữa đầu cảm biến nhiệt.
5.3. Bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí.
5.3.1. Bảo dưỡng thông thường các bộ phận.
 Cửa gió hút:
- Thời gian bảo dưỡng: Cần được vệ sinh hàng tuần.
- Yêu cầu: Tháo cửa gió hút xuống dùng khí nén hoặc nước sạch xịt .
 Lưới chắn bụi:
- Thời gian bảo dưỡng: Cần được vệ sinh hàng tháng.
- Yêu cầu: Tháo cửa gió hút xuống dùng dùng tay gỡ tấm lưới ra giặt khô
cho hết bụi.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 109


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 5.35. Vệ sinh lưới lọc.


 Giàn lạnh và giàn nóng:

Hình 5.36. Vệ sinh giàn lạnh.


- Thời gian bảo dưỡng: 3 tháng phải vệ sinh giàn một lần.
 Giàn nóng: Sau một thời gian sử dụng bụi bẩn bám vào các nan toả
nhiệt hạn chế đến độ thoát nhiệt của giàn,làm cho hiệu suất làm lạnh của hệ
thống bị giảm đi. Do đó chúng ta phải có thao tác thường xuyên kiểm tra và
làm sạch các nan toả nhiệt cũng như làm sạch giàn nóng (dùng khí nén làm
sạch, xịt bằng nước) để luôn bảo đảm độ thông thoáng cho giàn như sau:
- Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.
- Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.
- Vệ sinh bể nước, xả cặn.
- Kiểm tra thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có)
- Sơn sửa bên ngoài.
- Sửa chữa thay thế thiết bị điện.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 110


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

 Giàn lạnh: Dùng khí nén và giẻ lau giàn cho sạch. Giàn lạnh có sạch thì
không khí lưu chuyển trong khoang xe mới trong lành không có mùi khó chịu.
Chú ý làm sạch và kiểm tra đường ống thoát nước của giàn có dễ thoát không.
- Xả băng giàn lạnh:
+ Giai đoạn 1: Hút hết gas trong giàn lạnh.
+ Giai đoạn 2: Xả băng giàn lạnh.
+ Giai đoạn 3: Làm khô giàn lạnh.
- Bảo dưỡng quạt giàn lạnh.
- Vệ sinh giàn trao đổi nhiệt.
- Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển.
(Chú ý: khi tháo, bulông của nắp giàn (bu lông inox) cần được để vào
khay, tránh trường hợp thất thoát).
 Quạt giàn nóng và quạt giàn lạnh:

Hình 5.37. Quạt giàn nóng.

Hình 5.38. Vệ sinh quạt giàn lạnh.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 111


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

- Thời gian bảo dưỡng: Sau thời gian sử dụng khoảng 2500 giờ (hoặc thấy
quạt giàn nóng, quạt giàn lạnh chạy có hiện tượng bất thường).
- Yêu cầu:
+ Tra dầu mỡ vào vòng bi hoặc bạc.
+ Thay chổi than nếu mòn hết hoặc gần hết.
+ Khi lắp lại quạt phải có keo hoặc gioăng lót vào vị trí mép lắp ghép
quạt.
+ Khi lắp lại thì cần phải kiểm tra chiều quay của cánh quạt có đúng
không.
+ Khi lắp ghép xong phải kiểm tra cho quạt chạy thử.
+ Lắp lại quạt lên giàn nóng và giàn lạnh phải bảo đảm lắp đúng như ban
đầu.
5.3.2. Bảo dưỡng định kỳ môi chất lạnh.
5.3.2.1. Lưu ý về môi chất lạnh.
Hệ thống điện lạnh ôtô và điện lạnh nói chung có 3 kẻ thù tồi tệ cần loại
bỏ đó là: chất ẩm ướt, bụi bẩn và không khí. Các kẻ thù này không thể tự
nhiên xâm nhập vào trong hệ thống điện lạnh hoàn hảo. Tuy nhiên chúng có
thể xâm nhập một khi có bộ phận điện lạnh bị hỏng hóc do va đập hay sét gỉ.
Quá trình bảo trì sửa chữa không đúng kỹ thuật, thiếu an toàn vệ sinh cũng sẽ
tạo điều kiện cho tạp chất xâm nhập vào hệ thống.
Sau đây là danh sách một số tạp chất và những tác hại của nó đối với hệ
thống điều hòa ôtô:

Chất gây hại Ảnh hưởng

- Làm cho các van bị đông đặc không hoạt động được.
1. Hơi ẩm - Hình thành các acid hydrochloric và hydrofluoric.
- Gây ra sự ăn mòn và gỉ.

2. Không khí - Gây nên áp lực cao và nhiệt độ cao.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 112


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

- Làm gia tăng sự bất ổn của môi chất lạnh.


- Oxide hóa dầu máy nén và tạo nên chất keo.
- Mang hơi ẩm vào hệ thống.
- Làm giảm khả năng làm lạnh.

- Gây nghẹt lỗ định cỡ hay van giãn nở và lưới lọc.


- Tạo phản ứng gây ra các acid.
3. Bụi
- Tác động ăn mòn.
- Làm gia tăng sự lão hóa hệ thống.

- Tác hại đến các bộ phận bằng nhôm hoặc kẽm.


4. Alcohol
- Làm biến chất làm lạnh.

- Tạo ra kết tủa, gây nghẹt các van.


5. Hóa chất nhuộm
- Chỉ giúp nhận biết các chỗ rò lớn.
màu
- Gây hỏng hệ thống.

6. Cao su - Làm nghẹt hệ thống.

- Làm nghẹt các van và lưới lọc.


- Làm chầy xước các bạc đạn.
7. Các hạt kim loại
- Làm hỏng lưỡi gà của van.
- Làm trầy xước các bộ phận chuyển động.

- Tạo ra sự bôi trơn kém, hình thành các chất sáp, cặn
làm các van, các rãnh hay các ống bị nghẹt.
8. Dầu máy nén dùng
- Dầu tự hỏng và gây hỏng chất làm lạnh.
không đúng chủng
- Chứa các chất phụ gia không thích hợp gây hư hỏng
loại
các chi tiết trong hệ thống làm lạnh.
- Chứa hơi ẩm.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 113


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Bảng 5.6. Một số tạp chất và những tác hại của nó đối với hệ thống điều
hòa không khí ô tô.
5.3.2.2. Kiểm tra tình trạng môi chất lạnh.
a. Lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống để đo áp suất.
 Chuẩn bị phương tiện như sau:
- Tháo nắp đậy các cửa kiểm tra phía cao áp và phía thấp áp bố trí trên
máy nén hoặc trên các ống dẫn môi chất lạnh.
 Khóa kín cả hai van của hai đồng hồ đo.
 Ráp các ống nối đồng hồ đo vào máy nén, thao tác như sau:
- Vặn tay ống nối màu xanh của đồng hồ thấp áp vào cửa hút (cửa phía
thấp áp) của hệ thống.
- Vặn tay ống nối màu đỏ của đồng hồ cao áp vào cửa xả máy nén (cửa
phía cao áp).
 Xả sạch không khí trong hai ống nối đồng hồ vừa ráp vào hệ thống bằng
các thao tác như sau:
- Mở nhẹ van đồng hồ thấp áp trong vài giây đồng hồ để cho áp suất môi
chất lạnh trong hệ thống đẩy hết không khí trong ống nối màu xanh ra ngoài,
khóa van lại.
- Lại tiếp tục như thế với ống nối màu đỏ của đồng hồ phía cao áp.
- Kỹ thuật lắp ráp bộ đồng hồ đã hoàn tất, sẵn sàng cho việc kiểm tra.

Hình 5.39. Lắp bộ áp kế vào hệ thống.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 114


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

1. Đồng hồ thấp áp; 2. Đồng hồ cao áp;


3,4. Các cửa van tại máy nén; 5. Ống nôi máu vàng.
b. Phương pháp xả ga hệ thống.
Như đã trình bày ở trên, trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ
thống điều hòa ôtô, ta phải xả sạch ga môi chất lạnh trong hệ thống. Ga môi
chất lạnh xả ra phải được thu hồi và chứa đựng trong bình chứa chuyên dùng.
Muốn xả ga từ một hệ thống điện lạnh ôtô đúng kỹ thuật, đúng với luật
bảo vệ môi trường, ta cần đến thiết bị chuyên dùng gọi là trạm xả ga và thu
hồi ga.
Bình thường trong quá trình sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô, người ta
thường xả ga với bộ áp kế thông thường. Cách này vừa tiện lợi lại nhanh
chóng, được sử dụng phổ biến ở các gara hay nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng
ôtô.
Xả ga với bộ áp kế thông thường:
- Tắt máy động cơ, máy nén không hoạt động, lắp ráp bộ đồng hồ đo vào
hệ thống điện lạnh ôtô cần được xả ga.
- Đặt đầu cuối giữa ống màu vàng của bộ đồng hồ áp suất lên một khăn
hay giẻ lau sạch.
- Mở nhẹ van đồng hồ phía cao áp cho môi chất lạnh thoát ra theo ống
giữa bộ đồng hồ đo.
- Quan sát kỹ khăn lau xem dầu bôi trơn có cùng thoát ra theo môi chất
lạnh không. Nếu có, hãy đóng bớt van nhằm giới hạn thất thoát dầu nhờn.
- Sau khi đồng hồ phía cao áp chỉ áp suất dưới mức 3.5 kg/cm2, hãy mở
từ từ van đồng hồ phía thấp áp.
- Khi áp suất trong hệ thống lạnh đã hạ xuống thấp, hãy tuần tự mở cả
hai van đồng hồ cho đến lúc số đọc là số không.
- Bây giờ hệ thống lạnh đã được xả sạch môi chất lạnh có thể an toàn
tháo tách rời các bộ phận để kiểm tra sửa chữa như yêu cầu.
- Đóng kín các van đồng hồ sau khi môi chất lạnh đã xả ra hết.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 115


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

- Tháo tách bộ đồng hồ, nhớ đậy kín các cửa thử trên máy nén, đề phòng
tạp chất chui vào hệ thống điều hòa.

Hình 5.40. Kỹ thuật xả và không thu hồi lại môi chất lạnh.
1. Khóa kín van thấp áp; 2. Mở nhẹ van cao áp; 3. Ống màu đỏ đấu vào phía
cao áp; 4. Ống màu xanh nối vào phía thấp áp; 5. Vải sạch giúp theo dõi dầu
nhờn.
c. Rút chân không hệ thống.
Sau mỗi lần xả ga để tiến hành sửa chữa, thay mới bộ phận của hệ thống
điều hòa, phải tiến hành rút chân không trước khi nạp môi chất lạnh mới vào
hệ thống. Công việc này nhằm mục đích hút sạch không khí và chất ẩm ra
khỏi hệ thống trước khi nạp ga trở lại.
Ở gần mực nước biển ha ngay tại mực nước biển, số đọc phải cộng thêm
1 inHg (25mmHg, 3.4 kPa abs).
Như đã trình bày trước đây, quá trình hút chân không sẽ làm cho áp
suất trong hệ thống lạnh giảm xuống thấp, nhờ vậy điểm sôi của chất ẩm
(nước) nếu còn sót lại trong hệ thống cũng hạ thấp, chất ẩm sôi và bốc hơi tức

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 116


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

thì và sau đó được rút sạch ra khỏi hệ thống điều hòa. Thời gian cần thiết cho
một lần rút chân không kéo dài khoảng 15 đến 30 phút.

Hình 5.41. Lắp bơm chân không để tiến hành rút chân không.
1. Cửa ráp áp kế phía thấp áp
2. Cửa ráp áp kế phía cao áp
3. Khoá kín cả hai van áp kế
4. Bơm chân không
Thao tác việc rút chân không như sau:
- Sau khi đã xả sạch môi chất lạnh trong hệ thống, ta khóa kín hai van
đồng hồ thấp áp và cao áp, để nguyên bộ đồng hồ đo gắn trên hệ thống điện
lạnh ôtô.
- Trước khi tiên hành rút chân không, nên quan sát các áp kế để biết chắc
chắn môi chất lạnh đã được xả ra hết nhẵn.
- Ráp nối ống giữa màu vàng của bộ đồng hồ vào cửa hút của bơm chân
không
- Khởi động bơm chân không.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 117


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

- Mở van đồng hồ phía áp suất thấp, quan sát kim chỉ. Kim phải chỉ trong
vùng chân không ở phía dưới số 0 (vùng xanh).
- Sau năm phút tiến hành rút chân không, kim của đồng hồ phía áp suất
thấp phải chỉ mức 20inHg (500mmHg, 33.8 kPa abs), đồng hồ kim của phía
cao áp phải chỉ dưới mức zero (số không).
- Nếu kim của đồng hồ cao áp không ở mức dưới số không chứng tỏ hệ
thống bị tắc nghẽn.
- Nếu phát hiện hệ thống bị tắc nghẽn, phải tháo tách bơm chân không,
tìm kiếm và sửa chữa chỗ tắc nghẽn, sau đó tiếp tục rút chân không.
- Cho bơm chân không làm việc trong khoảng 15 phút, nếu hệ thông
hoàn toàn kín tốt, số đo chân không trong khoảng 24 – 26 inHg (610 – 660
mmHg, 20.3 – 13.5 kPa abs).
- Trong trường hợp kim của đồng hồ thấp áp vẫn chỉ ở mức áp suất trên
zero chứ không nằm ở vùng chân không dưới zero, chứng tỏ mất chân không,
có nghĩa là có chỗ hở trong hệ thống. Cần phải tiến hành xử lí chổ hở này
theo quy trình sau đây:
+ Khóa kín cả hai van đồng hồ. Ngừng máy hút chân không.
+ Nạp vào hệ thống một lượng môi chất lạnh khoảng 0.4 kg (0.9 lb).
+ Dùng thiết bị kiểm tra xì ga để phát hiện chỗ xì. Xử lý và sửa chữa.
+ Sau khi khắc phục xong vị trí xì hở, lại phải xả hết môi chất lạnh và
tiến hành rút chân không trở lại.
- Mở cả hai van đồng hồ, số đo chân không phải đạt được 28 – 29 inHg
(710 – 740 mmHg, 94 kPa abs).
- Sau khi đồng hồ phía áp suất thấp chỉ xấp xỉ 28 – 29 inHg tiếp tục rút
chân không trong vòng 15 phút nữa.
- Bây giờ khóa kín cả hai van đồng hồ thấp áp và cao áp trước khi tắt
máy bơm chân.
d. Kỹ thuật nạp môi chất lạnh.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 118


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điều hòa ôtô là việc làm quan trọng,
phải được thực hiện đúng phương pháp, đung yêu cầu kỹ thuật nhằm tránh
làm hỏng máy nén. Nạp môi chất lạnh là nạp vào hệ thống điều hòa ôtô đúng
loại và đúng lượng môi chất cần thiết.
Thông thường, trong khoang động cơ của ôtô cũng như trong cẩm nang
sửa chữa của chủng loại ôtô đó có ghi rõ loại môi chất lạnh và lượng môi chất
cần nạp vào. Lượng môi chất nạp có thể được cân đo theo đơn vị pound hay
kg.
Kỹ thuật nạp ga được tiến hành theo một trong hai phương pháp cơ bản
sau đây:
- Nạp môi chất lạnh vào hệ thống trong lúc máy nén đang bơm.
- Nạp môi chất lạnh vào hệ thống trong lúc máy nén không bơm.
 Nạp môi chất lạnh vào hệ thống trong lúc máy nén đang bơm.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy phương pháp nạp này thích ứng cho
trường hợp nạp bổ sung có nghĩa là nạp thêm môi chất lạnh cho một ôtô bị
thiếu môi chất lạnh do hao hụt lâu ngày. Nó cũng được áp dụng để nạp môi
chất cho một hệ thống trống rỗng sau khi đã rút chân không.
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp nạp này là môi chất lạnh được nạp
vào hệ thống xuyên qua từ phía áp suất thấp và ở trạng thái hơi. Khi ta đặt
bình chứa môi chất lạnh thắng đứng, môi chất sẽ được nạp vào hệ thống ở
dạng thể hơi.
Để tiến hành nạp môi chất vào một hệ thống điện lạnh ôtô vừa hoàn tất
rút chân không, ta tuần tự thao tác như sau:
Hệ thống điều hòa ôtô vừa được rút chân không xong, giữ nguyên bộ áp
kế gắn trên hệ thống với hai van khóa kín.
Lắp ráp ống nối giữa màu vàng vào bình chứa môi chất lạnh.
Thao tác như sau để xả sạch không khí trong ống nối màu vàng:
- Mở van bình chứa môi chất sẽ thấy ống màu vàng căng lên vì áp suất
của ga môi chất.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 119


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

- Nới lỏng racco ống màu vàng tại bộ áp kế trong vài giây đồng hồ cho
ga môi chất lạnh tống khứ hết không khí ra ngoài.
- Sau khi xả hết không khí trong ống vàng, siết kín racco này lại.
Khởi động động cơ, cho nổ máy trên mức ralăngti.
Hé mở từ từ van phía thấp áp cho hơi môi chất lạnh tự nạp vào hệ thống
đang ở trạng thái chân không.

Hình 5.42. Lắp bình môi chất để nạp ga mới.


1, 2. Đồng hồ áp suất thấp và cao; 3,4. Hai van khóa; 5. Bình môi chất lạnh
Sau khi áp kế chỉ áp suất đă tăng lên được khoảng 2kg/cm2, ta mở công
tắc lạnh A/C, đặt núm chỉnh ở mức lạnh tối đa và vân tốc quạt gió tối đa, máy
nén sẽ tiếp tục rút hơi môi chất lạnh vào hệ thống.
Khi đã nạp đủ lượng môi chất cần thiết, khóa kín van phía thấp áp.
Khóa van bình chứa môi chất, tháo tách ống màu vàng ra khỏi bình chứa
môi chất.
Tiến hành trắc nghiệm xem việc nạp ga đã hoàn chỉnh chưa.
Nạp bổ sung môi chất lạnh: Do sử dụng lâu ngày hệ thống điện lạnh ôtô
bị hao hụt một phần môi chất, năng suất lạnh không đạt được tối đa, ta phải
nạp bổ sung thêm môi chất, thao tác như sau:

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 120


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

- Khóa kín hai van bộ áp kế. Lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống điều hòa ôtô
đúng kỹ thuật.
- Xả không khí trong ống màu xanh bằng cách mở nhẹ van đồng hồ thấp
áp trong vài giây cho ga áp suất bên trong hệ thống tống khứ không khí ra ở
đầu ống vàng, khóa kín van đồng hồ thấp áp.
- Thao tác như thế để xả không khí trong ống đỏ bằng cách mở nhẹ van
đồng hồ cao áp cho không khí bị đẩy hết ra ngoài. Khóa kín van đồng hồ cao
áp.
- Ráp nối ống giữa màu vàng của bộ đồng hồ vào bình chứa môi chất đặt
thẳng đứng và ngâm trong chậu nước nóng 400C.
- Tiến hành xả không khí trong ống màu vàng như sau:
+ Mở van bình chứa môi chất sẽ thấy ống vàng căng lên vì áp suất ga.
+ Mở nhẹ racco đầu ống vàng tại bộ áp kế cho không khí và chút ít ga
xì ra, siết kín racco này lại.
- Khởi động động cơ ôtô, cho nổ máy trên mức ralăngti, bật công tắc
A/C.
- Mở rộng hai cánh cửa trước ô tô, đặt núm chỉnh ở mức lạnh tối đa, quạt
gió ở vận tốc tối đa.
- Mở van đồng hồ phía thấp áp cho ga môi chất lạnh nạp vào hệ thống.
- Khi môi chất lạnh đã nạp được đầy đủ, khóa kín van đồng hồ thấp áp,
tắt công tắc A/C, tắt máy, tháo bộ áp kế ra khỏi hệ thống, vặn kín các nắp đậy
cửa thử.
Trong quá trình nạp môi chất lạnh, ta theo dõi các áp kế, đến lúc các áp
kế chỉ áp suất bên phía thấp áp và cao áp đúng thông số quy định là được.
 Nạp môi chất trong lúc động cơ ngừng, máy nén không bơm.
Phương pháp này thích ứng cho việc nạp môi chất lạnh vào một hệ thống
điều hòa trống rỗng đã được rút chân không. Môi chất ở thể lỏng và được nạp
vào từ phía cao áp trong lúc máy nén không bơm. Trong quá trình nạp, khi ta
lật ngược thẳng đứng bình chứa môi chất, môi chất sẽ được nạp vào hệ thống

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 121


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

ở dạng thể lỏng. Phương pháp này giúp nạp nhanh nhưng khá nguy hiểm vì có
thể làm hỏng máy nén nếu thao tác sai kỹ thuật.
Trong quá trình nạp môi chất lạnh vào một hệ thống điện lạnh ôtô theo
phương pháp này, chúng ta phải tuân thủ các quy định an toàn sau đây:
- Không được phép nổ máy động cơ ôtô và cho máy nén hoạt động trong
lúc đang tiến hành nạp ga theo phương pháp này.
- Không được mở van đồng hồ thấp áp trong lúc hệ thống đang được nạp
với môi chất lạnh thể lỏng.
Chúng ta thao tác như sau để nạp môi chất lạnh vào hệ thống từ trước
cho việc rút chân không, hai van đồng hồ vẫn còn khóa kín:
+ Bộ đồng hồ đã được lắp ráp vào hệ thống từ trước cho việc rút chân
không, hai van đồng hồ vẫn còn khóa kín.
+ Lắp ráp đầu ống màu vàng vào bình chứa môi chất lạnh.
+ Xả không khí trong ống nối màu vàng bằng cách mở van bình chứa
môi chất, nới lỏng racco đầu ống màu vàng tại bộ đồng hồ cho ga tống hết
không khí ra ngoài. Siết kín racco này lại.
+ Mở lớn hết mức van đồng hồ phía cao áp.
+ Lật ngược và đặt thẳng đứng bình chứa môi chất cho phép môi chất
lạnh thể lỏng nạp vào hệ thống.
+ Sau khi đã nạp đủ lượng môi chất vào hệ thống, khóa kín van đồng hồ
phía cao áp. Khóa kín van bình chứa môi chất lạnh.
+ Tháo tách rời ống giữa màu vàng ra khỏi bình chứa môi chất.
+ Quay tay trục máy nén vài ba vòng để đảm bảo môi chất lạnh thể lỏng
không đi vào phía thấp áp của máy nén và ứ đọng trong xylanh.
+ Nếu không thể quay tay trục máy nén được, chứng tỏ có môi chất lạnh
lỏng len vào ứ đọng trong các xylanh máy nén, lúc này nếu cho máy nén hoạt
động sẽ phá hỏng máy nén. Phải chờ đợi một lúc cho môi chất lạnh lỏng bốc
hơi.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 122


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 5.43. Nạp môi chất khi động cơ không nổ, máy nén không bơm.
1,2. Đồng hồ thấp áp và cao áp; 3,4. Các van khóa và mở; 5. Bình môi chất
e. Kiểm tra lượng môi chất lạnh trong hệ thống.
Muốn trắc nghiệm kiểm tra xem môi chất lạnh có được nạp đầy đủ vào
hệ thống không, ta thao tác như sau:
- Khởi động cho động cơ nổ ở vận tốc 1.500 vòng/phút.
- Bật công tắc máy lạnh A/C đến vị trí vận hành ON.
- Chỉnh núm nhiệt độ ở chế độ lạnh tối đa.
- Cho quạt gió lồng sóc quay với tốc độ nhanh nhất.
- Sau khi hệ thống điện lạnh hoạt động được năm phút, hãy quan sát tình
hình dòng môi chất lỏng đang chảy qua kính cửa sổ (mắt ga) của bình lọc/hút
ẩm.
Tùy theo tình hình dòng môi chất, có thể đoán biết tình trạng dư, đủ,
thiếu môi chất trong hệ thống.
f. Kiểm tra thông qua kính kiểm tra trên đường ống:

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 123


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Hình 5.44. Kiểm tra thông qua kính kiểm tra trên đường ống.
Triệu chứng Lượng khí Gas Kiểm tra
- Khe hở gas trên các
đường ống, các nối,
Nhiều bọt khí Không đủ
giàn nóng, lạnh
- Sạc thêm gas.
Không có bọt nhưng Hết hoặc thiếu hoặc - Dùng đồng hồ đo áp
máy báo lỗi quá thừa suất
- Khe hở gas trên các
Nhiệt khí gas trước và đường ống, các nối,
sau máy nén không Gần hoặc hết khí gas giàn nóng, lạnh
khác nhau - Hút chân không và
sạc lại Gas

Khác biệt lớn nhiệt đầu Đủ hoặc dư khí gas - Dùng đồng hồ đo áp
vào và ra tại máy nén suẩt
Môi chất lạnh không - Xả khí gas.
sủi bọt trên kính khi tắt Dư khí gas - Hút chân không và
máy đột ngột nạp lại khí gas.
Môi chất lạnh sủi bọt
rồi hết khi tắt máy nén Đủ
đột ngột

Bảng 5.7. Triệu chứng môi chất lạnh và cách kiểm tra.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 124


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

4.5. Sửa chữa chung.


Vấn đề
Nguyên nhân Biện pháp chữa
hỏng
1. Không Về phần điện
lạnh. 1.Bứt cầu chì hệ thống lạnh.  Thay mới cầu chì.
2.Đứt, sút dây điện.  Kiểm tra các dây điện.
3.Đứt, sút dây mát.  Kiểm tra dây nối mát.
4. Cuộn dây bộ ly hợp buli  Xem đường dây dẫn điện
máy nén bị cháy, chập hay đến bộ ly hợp máy nén, đo
đứt, sút. kiểm cuộn dây.
5. Tiếp điểm điện trong  Thay mới công tắc ổn nhiệt.
công tắc ổn nhiệt bị cháy
nổ, chi tiết cảm biến hỏng.
 Kiểm tra mạch điện của quạt
6. Mô tơ quạt gió (lồng sóc)
gió. Thay quạt nếu cần thiết.
hỏng.
Về phần cơ
1. Dây curoa máy nén chùng  Thay mới hoặc căng đúng kỹ
hay đứt. thuật.
2. Máy nến bị hỏng một  Tháo máy nén để kiểm tra,
phần hay toàn phần. sửa chữa, thay mới.
3. Van lưỡi gà trong máy  Chữa hoặc thay mới van lưỡi
nén không hoạt động. gà máy nén.
4. Van giãn nở hỏng.  Thay mới van giãn nở.
Về phần lạnh
1. Đường ống dẫn môi chất  Kiểm tra tình hình cọ sát,
lạnh bị gãy, vỡ, xì. chèn ép gây mòn khuyết vỡ các
ống dẫn môi chất lạnh.
2. Nút cầu chì an toàn áp  Nếu bứt, thay mới.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 125


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

suất bị bứt ra.


3. Hệ thống bị hở, xì thất  Tìm kiếm, sửa chữa chỗ xì
thoát ga hở.
4. Phốt trục máy nén bị hở
xì ga.  Thay mới phốt chận của trục
5. Bị nghẽn trong bình lọc/ máy nén.
hút ẩm hay trong van giãn  Sửa chữa, thay mới.
nở hoặc trong các ống dẫn.
Về phần điện
2. Hệ Mô tơ quạt gió không ổn Tháo mô tơ quạt gió kiểm tra
thống sửa chữa.
cung cấp Về phần cơ
khí không 1. Bộ ly hợp buli máy nén bị  Tháo bộ ly hợp ra khỏi máy
đủ lạnh. trượt. nén để kiểm tra sửa chữa.
2. Các đường phân phối gió  Kiểm tra toàn bộ các đường
lạnh bị che lấp không thông phân phối khí mát, xem có bị
suốt. chèn , lấp bít, các cửa phân
phối phải hoạt động tốt .
3. Lưới lọc không khí bị  Làm sạch hay thay mới.
nghẽn.
4. Cửa thông gió ra phía  Đóng kín cửa này.
ngoài xe mở thường trực.
5. Giàn nóng bị dơ lấp  Làm sạch giàn nóng và két
nghẽn, gió thổi qua không nước động cơ cho thông thoáng
đủ. tốt.

6. Giàn lạnh bị dơ nghẽn, gió


 Tháo lỏng giàn lạnh, kéo
không thể xuyên qua được
xuống, phía dưới, dùng gió nén
tốt.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 126


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

thổi sạch, dùng chất, tẩy làm


7. Chỉnh sai các bô phận: bộ sạch quanh các ống dẫn ga.
điều nhiệt của giàn lạnh, ống  Sửa chữa hay chỉnh lại.
nhánh ga nóng, van hút
STV.
Về phần lạnh
1. Nạp môi chất lạnh không  Trắc nghiệm xì ga, khắc
đủ. phục, nạp ga lại, cho đến lúc
thấy ít bọt trong dòng môi chất
và các đồng hồ chỉ đúng áp
suất quy định.
2. Lưới lọc van giãn nở bị  Xả ga, tháo lưới lọc chùi
nghẽn. sạch, hoặc thay mới van giãn
3. Bầu cảm biến nhiệt của nở.
van giãn nở hết ga, không  Thay mới van giãn nở.
hoạt động.
4. Nghẽn lưới lọc trong  Thay mới bình lọc/ hút ẩm.
bình lọc/ hút ẩm.
5. Có lẫn quá nhiều chất ẩm  Hút chân không và nạp ga
trong hệ thống. lại.
6. Có lẫn không khí trong
 Xả ga, thay mới bình lọc/
hệ thống.
hút ẩm.
3. Hệ Về phần điện
thống làm 1. Động cơ quạt gió lồng  Sửa hay thay mới các bộ
lạnh từng sóc không ổn, bộ cắt mạch phận hỏng.
chốc , lúc hay công tắc quạt gió hỏng.
lạnh , lúc 2. Cuộn dây bộ ly hợp máy  Sửa chữa hoặc thay mới.
nóng. nén tiếp mát không tốt.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 127


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Về phần cơ
Bộ ly hợp buli máy nén bị Cần phải sửa chữa bộ ly hợp.
trượt
Về phần lạnh
1. Hệ thống bị đóng băng  Thay mới van giãn nở, rút
gây nghẽn vì có nhiều chất chân không kỹ, nạp ga mới.
ẩm hoặc van giãn nở không
ổn.  Thay mới STV và bình lọc/
2. Van STV nghẽn hút ẩm.
4. Có Về phần điện
tiếng ồn Lắp ráp cuộn dây bộ ly Sửa chữa hay thay mới.
khi hệ hợp trong buli máy nén
thống điều không đúng kỹ thuật.
hòa hoạt
động. Về phần cơ
1. Dây curoa máy nén quá  Căng, siết chặt hay thay
mòn và long lỏng, hoặc mới dây curoa.
chùng.
2. Bộ ly hợp khua.  Thay mới hay chữa.
3. Máy nén khua.  Kiểm soát chân gắn máy
nén, hoặc chữa, thay mới máy
nén.
4. Các chi tiết trên xe bị sút  Siết chặt các bảng đồng hồ,
ốc. đai treo ống, các tấm chắn,vv..
5. Dầu bôi trơn máy nén  Nếu hao hụt dầu bôi trơn
không đủ. máy nén, phải tìm nguyên do,
châm thêm dầu đúng loại và đủ
6. Quạt gió khua, mô tơ, lượng.
máy quạt mòn.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 128


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

7. Bạc đạn (vòng bi) của  Chữa hay thay mới.


buli trung giãn hỏng.  Thay mới bạc đạn. Xem
buli có bị mòn quá không.
Về phần lạnh
1. Nạp qua nhiều môi chất  Xả bớt ga môi chất lạnh cho
lạnh vào hệ thống. đến lúc áp suất phía cao áp hạ
xuống đến mức quy định.
2. Qúa nhiều chất ẩm  Thay mới bình lọc / hút ẩm,
trong hệ thống. làm sạch, rút chân không, nạp
lại ga.

Bảng 5.8. Hỏng hóc và cách sửa chữa hệ thống điều hòa không khí ô tô.

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 129


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN


 KẾT LUẬN.
Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu và nỗ lực thực hiện đề tài, đặc biệt
được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy TS. Đỗ Tiến Dũng cùng các
thầy, cô trong Khoa Kỹ thuật Ô tô và Máy động lực, đến nay em đã hoàn
thành đề tài được giao. Điều hòa không khí là một trong những hệ thống
không thể thiếu trên các xe du lịch ngày nay, cùng với sự phát triển của kỹ
thuật điều hòa không khí nói chung, điều hòa không khí trên ô tô cũng ngày
càng hoàn thiện. Sau khi trải qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em thấy mình đã
có sự hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn về chuyên ngành cơ khí động lực.
Về cơ bản đồ án đã thể hiện khá đầy đủ về cấu tạo và nguyên lý hoạt
động của hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô. Tuy nhiên do thời gian
còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn chưa cao nên đồ án
không tránh khỏi những thiếu sót.
Nếu điều kiện còn cho phép em xin bổ sung thêm những ý kiến giúp
cho đồ án được hoàn thiện hơn:
- Bổ sung về kỹ thuật sửa chữa hệ thống điều hòa không khí.
- Bổ sung về các bài tập tháo lắp và kiểm tra.
- Đặt ra những trường hợp hư hỏng giả định và áp dụng lên mô hình.
- Hoàn thiện thêm các thiết bị đo.
 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.
Tuy hệ thống điều hòa không khí đã trở thành một trong những hệ thống
không thể thiếu trên ô tô ngày nay, nhưng các học phần về hệ thống điều hòa
không khí chưa được đưa vào chương trình giảng dạy chuyên sâu. Từ thực tế
đó, bộ môn nên trang bị thêm những thiết bị phục vụ thực hành về hệ thống
điều hòa không khí trên ô tô và đưa nội dung này vào giảng dạy.
Nhà trường và khoa chuyên môn cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị
sửa chữa, các công ty ô tô để tăng cường khả năng thực tế cho sinh viên, tăng

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 130


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

cường các khóa học chuyên đề chuyên sâu để sinh viên có điều kiện nâng cao
kiến thức và tay nghề.
Những ý kiến trên chỉ mang tính chủ quan nên còn thiếu sót và chưa
hoàn thiện. Vì vậy, em kính mong các thầy cô hướng dẫn và phản biện xem
xét đóng góp ý kiến đồng thời chỉ ra những thiếu sót cũng như khiếm khuyết
của đồ án để em có thể kịp thời nhận ra và chuẩn bị tốt cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 131


EBOOKBKMT.COM GVHD: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Th.S Nguyễn Văn Thình, Hệ thống điều hòa không khí ôtô, ĐH Sư phạm
Kỹ thuật, 2007.
[2] Nguyễn Oanh, Ô Tô Thế Hệ Mới - Điện Lạnh Ô Tô, NXB Giao Thông
Vận Tải, 2008.
[3] Nguyễn Đức Lợi, Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí, NXB Khoa
học Công nghệ, 2005.
[4] Châu Ngọc Thạch – Nguyễn Thành Chí, Kỹ thuật sửa chữa hệ thống
điện trên xe ô tô, NXB Trẻ, 2006.
[5] PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại, NXB
Trường ĐH SPKT Tp. HCM, 2008.
[6] Cẩm nang sửa chữa Toyota Vios.
[7] www.oto-hui.com, www.tailieu.vn

SVTH: ĐINH XUÂN HƯNG 132

You might also like