You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ

BÀI TẬP LỚP


MÔN
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU HỘP SỐ CƠ KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS
GVHD:
SINH VIÊN THỰC HIỆN

HÀ NỘI 4/2023
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân và phục vụ đời sống xã hội, việc
vận chuyển hàng hoá, hành khách có vai trò to lớn. Với việc vận chuyển bằng ô tô
có khả năng đáp ứng tốt hơn về nhiều mặt so với các phương tiện vận chuyển khác
do đặc tính đơn giản, an toàn, cơ động. Trong các loại hình vận chuyển thì vận
chuyển bằng ô tô là loại hình thích hợp nhất khi vận chuyển trên các loại đường
ngắn và trung bình. Ô tô có thể đến được nhiều vùng, nhiều khu vực địa điểm mà
các phương tiện vận chuyển khác khó có thể thực hiện được. Nó có thể đưa đón
khách tận nhà, giao hàng tận nơi, đưa hàng đến tận chân công trình...mà giá cước
phù hợp với nhu cầu của nhân dân.
Ngày nay do nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách tăng nhanh, mật độ vận
chuyển lớn. Đồng thời cùng với sự mở rộng và phát triển đô thị ngày càng tăng
nhanh thì vận chuyển bằng ô tô lại càng có ưu thế. ở các nước công nghiệp phát
triển, công nghiệp ô tô là ngành kinh tế mũi nhọn. Trong khi đó ở nước ta ngành
công nghiệp ô tô mới chỉ dừng lại ở mức khai thác, sử dụng, sửa chữa và bảo
dữơng. Những năm 1985 trở về trước các ô tô hoạt động ở Việt Nam đều là ô tô
nhập ngoại với nhiều chủng loại do nhiều công ty ở các nước sản xuất. Từ những
năm đầu thập kỷ 90 chúng ta thực hiện việc liên doanh, liên kết với các công ty
nước ngoài. Nên ở Việt Nam hiện nay đã có 14 liên doanh đã và đang hoạt động
như: TOYOTA, MERCEDES - BENZ VMC, DEAWOO, MITSUBISHI,
NISSAN, FORD...Ngoài ra còn kể đến một số hãng trong nước như:Trường Hải,
MêKông, Vinasuki, Công ty ô tô 1-5 , Công ty ô tô 3-2 … Tại những liên doanh
này ô tô được lắp ráp trên các dây chuyền công nghệ hiện đại. Ngành công nghiệp
ô tô Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới.
Để hoàn thành được bản Đồ án này ngoài sự nỗ lực của bản thân không thể không
kể đến sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo trong bộ môn và nhà trường. Đặc biệt là
sự hướng dẫn của thầy
Em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn ĐỒNG MINH TUẤN đã tận tình giúp
đỡ em hoàn thành thiết kế đề tài này. Xin cảm ơn các thầy cô, các cán bộ công
nhân viên trong bộ môn Ôtô- Khoa cơ khí động lực đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình học tập và thiết kế đề tài. Em xin kính chúc các thầy luôn
mạnh khoẻ và có nhiều cống hiến hơn nữa trong sự nghiệp phát triển của ngành ô
tô nói riêng và ngành giao thông vận tải nói chung của Việt Nam.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỘP SỐ

1. Nhiêm vụ, yêu cầu và phân loại.

a) Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số cơ khí
Nhiệm vụ của hộp số - Thay đổi mômen quay từ động cơ đến bánh xe chủ động để
tăng giảm lực kéo khi cần thiết để thắng lực cản mặt đường.- Thay đổi tốc độ của
ôtô và thực hiện chuyển động lùi của ôtô. - Cho phép ôtô dừng tại chỗ mà không
cần tắt máy.
- Thay đổi mômen quay từ động cơ đến bánh xe chủ động để tăng giảm lực kéo khi
cần thiết để thắng lực cản mặt đường.
- Thay đổi tốc độ của ôtô và thực hiện chuyển động lùi của ôtô.
- Cho phép ôtô dừng tại chỗ mà không cần tắt máy.

b) Yêu cầu:
Hộp số phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tỷ số truyền cần thiết để có tốc độ chuyển động thích hợp, lực kéo cần thiết trên
các bánh xe chủ động và đảm bảo tính kinh tế của ôtô.
- Phải có hiệu suất truyền lực cao, làm việc ổn định, sang số nhẹ nhàng, không sinh
ra lực va đập ở các bánh răng.
- Phải có kết cấu gọn bền chắc, dễ điều khiển, dễ bảo dưỡng hoặc kiểm tra và sửa
chữa khi có hư hỏng.
c) Phân loại
2. Yêu cầu của hộp số
- Có đủ tỉ số truyền một cách hợp lý để nâng cao tính kinh tế , và tính động lực
học của ôtô.
- Hiệu suất truyền lực cao, khi làm việc không gây tiếng ồn, thay đổi số nhẹ nhàng
không sinh lực va đập ở các bánh răng.
- Kết cấu gọn gàng, chắc chắn, dễ điều khiển bảo dưỡng và sửa chữa, giá thành hạ.
3. Phân loại hộp số
3.1 Phân loại theo phương pháp thay đổi tỉ số truyền
+Loại hộp số có cấp
Ngày nay trên ôtô dùng nhiều nhất là hộp số có cấp (loại này thay đổi tỉ số truyền
bằng cách thay đổi sự ăn khớp giữa các cặp bánh răng), vì cấu tạo đơn giản, làm
việc chắc chắn, hiệu suất truyền lực cao, giá thành rẻ.
Trong loại hộp số có cấp người ta chia:

+Theo tính chất trục truyền


-Loại có trục tâm cố định việc thay đổi số bằng các con trượt thường có loại hai
trục tâm dọc hoặc ngang, loại ba trục tâm dọc.
-Loại có trục tâm di động(hộp số hành tinh).

+Theo cấp số ta có:hộp số 3 cấp, 4 cấp, 5 cấp …

Nếu hộp số càng nhiều cấp tốc độ càng cho phép sử dụng hợp lý công suất của
động cơ, trong điều kiện lực cản khác nhau do đó tăng được tính kinh tế của ôtô
nhưng thời gian thay đổi số dài, kết cấu phức tạp.
+Loại hộp số vô cấp

Hộp số vô cấp có ưu điểm là:có thể thay đổi tỉ số truyền liên tục trong một giố hạn
nào đó, thay đổi tự động, liên tục phụ thuộcvào sức cản chuyển động của ôtô, nó
rút ngắn được quãng đường tăng tốc, tăng lớn nhất tốc độ trung bình của ôtô.
-Hộp số vô cấp kiểu cơ học(ít sử dụng).

-Hộp số vô cấp kiểu va đập(ít dùng).

-Hộp số vô cấp kiểu ma sát(bánh ma sát hình côn).


-Hộp số vô cấp dùng điện(dùng động cơ đốt trong kéo máy phát điện, cung cấp
điện cho động cơ điện đặt ở bánh xe chủ động( hoặc có nguồn điện từ ắc quy). Ta
thay đổi dòng điện kích thích của động cơ điện sẽ thay đổi tốc độ và mômen xoắn
của động cơ điện và của bánh xe chủ động.
-Hộp số vô cấp thuỷ lực: truyền mômen xoắn nhờ năng lượng dòng chất lỏng có
thể là thuỷ động hoặc thuỷ tĩnh. Hộp số vô cấp thuỷ lực có kết cấu phức tạp giá
thành cao, hiệu suất truyền lực thấp, thay đổi mômen xoắn trong giới hạn hẹp.
Thông thường người ta kết hợp với hộp số có cấp có trục tâm di động(kiểu hành
tinh) với biến mômen thuỷ lực.

.Phân loại theo cơ cấu điều khiển


-Loại điều khiển cưỡng bức(thường ở hộp số có cấp) .

-Loại điều khiển bán tự động (thường ở hộp số kết hợp) .


-Loại điều khiển tự động (thường ở hộp số vô cấp) .
a) Đây là bộ phận truyền sức mạnh từ động cơ đến hệ dẫn động, nhờ việc thay đổi
tỷ số truyền, từ đó thay đổi mô men xoắn ở các bánh xe giúp tăng giảm tốc độ của
xe. Hiểu đơn giản hộp số xe ô tô là bộ phận giúp tài xế điều chỉnh tăng giảm tốc độ
nhờ động cơ bằng bánh răng và biến nó thành mô – men xoắn truyền động tới các
bánh xe.

Hộp số ô tô giúp đảm bảo rằng động cơ của bạn quay ở tỷ lệ phù hợp mà không đi
quá nhanh hoặc quá chậm cho nhu cầu của bạn. Nó cũng đảm bảo rằng bánh xe
của bạn nhận được lượng điện chính xác. Nếu không có hộp số, bất kỳ ô tô nào
cũng khó khởi động, dừng lại và hoàn toàn không an toàn.
Hộp số xe ô tô cũng phải đảm bảo không gây tiếng ồn khi hoạt động.
Công dụng của hộp số ô tô
Vai trò của hộp số ô tô
Hộp số ô tô dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mô men xoắn ở các bánh
xe chủ động của xe, đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên
ngoài.
Công dụng hộp số của xe ô tô còn giúp thay đổi chiều chuyển động của xe (tiến và
lùi).
Một công dụng hộp số ô tô nữa là tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong
khoảng thời gian tùy ý mà không cần tắt máy và mở ly hợp.
Dẫn động lực học ra ngoài cho các bộ phận công tác của xe chuyên dùng
Hộp số phải có đủ tỉ số truyền một cách hợp lý để nâng cao tính kinh tế và tính
động lực học của ô tô.
Hộp số xe ô tô phải có hiệu suất truyền lực cao, khi làm việc không gây tiếng ồn,
thay đổi số nhẹ nhàng không sinh lực va đập ở các bánh răng.

Hộp số sàn (MT – Manual Tranmission)


Hộp số sàn (hay còn gọi là số tay) là loại hộp số ô tô mà tài xế điều khiển trực tiếp
cần số để thay đổi tỷ số truyền động. Đây là loại hộp số lâu đời nhất.
Hộp số sàn (MT – Manual Tranmission)
Điểm nổi bật của hộp số sàn là mang đến cảm giác lái chân thật, thú vị và tập trung
cao khi phải thao tác liên tục để điều khiển côn và sang số. Đây là lí do nhiều
người hiện nay vẫn lựa chọn cho mình hộp số sàn thay vì hộp số tự động ( 90% ô
tô hiện nay sử dụng hộp số tự động).
Đọc thêm: Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì?
Cấu tạo hộp số ô tô sàn
Hộp số sàn gồm có các bộ phận: bánh răng, trục hộp số, bộ đồng tốc, ổ bi, được
bao bọc bởi vỏ và nắp hộp số.

Cấu tạo của hộp số sàn


Cơ cấu hộp số ô tô gồm:
Bánh răng: Đây là bộ phận chính, có nhiệm vụ thay đổi tỷ số truyền, từ đó làm
thay đổi tốc độ quay giữa các chi tiết.
Trục hộp số: Hộp số ô tô dọc thường có 3 trục gồm Trục sơ cấp – Trục trung cấp –
Trục thứ cấp. Hộp số ngang có 2 trục là trục sơ cấp – trục thứ cấp.
Bộ đồng tốc: Bộ phận này giúp tốc độ của các bánh răng được đồng đều khi vào
số, tránh gặp tình trạng va đập giữa các bánh răng. Nhờ đó, quá trình vào số của xe
sẽ êm ái và dễ dàng hơn.
Ổ bi: Bộ phận này giúp chuyển hóa ma sát trượt thành ma sát lăn, từ đó làm giảm
tiếng ồn trong quá trình hoạt động và giúp hộp số ô tô kéo dài tuổi thọ.
Vỏ và nắp hộp số: Chứa các bộ phận bên trong hộp số ô tô, có nhiệm vụ bảo vệ các
bộ phận này khỏi va đập.
Ưu và nhược điểm của hộp số sàn ô tô

Hộp số sàn số tay


Ưu điểm:
Cấu tạo hộp số ô tô đơn giản.
Giá thành rẻ.
Độ tin cậy cao.
Tiết kiệm nhiên liệu.
Thuận lợi cho việc chăm sóc và bảo dưỡng hộp số xe ô tô.
Đem lại cảm giác lái thú vị, thường dành cho những tay lái già dặn kinh nghiệm.
Giúp tài xế tập trung lái hơn khi phải thao tác điều khiển côn và sang số liên tục.
Nhược điểm:
Điều khiển trực tiếp cần số khiến việc xử lí tình huống khó khăn hơn đặc biệt là
đối với các bác tài mới
Người lái sẽ phải thao tác với hộp số sàn ô tô liên tục nên gây bất lợi cho người già
hoặc người mắc bệnh xương khớp.
Đọc thêm:
Nguyên lý hộp số ô tô của số tiến
Từ động cơ, mô men lực thông qua ly hợp sẽ được truyền vào hộp số ô tô. Trục sơ
cấp (đầu vào) của hộp số là nơi tiếp nhận mô men này. Sau đó, cặp bánh răng trung
gian tương ứng với cấp số tiến mà người lái chuyển sẽ ăn khớp với nhau và truyền
động lực tới trục thứ cấp (đầu ra).
Mô hình truyền lực như sau:
Động cơ >> ly hợp >> trục sơ cấp của hộp số >> trục trung gian >> trục thứ cấp
>> trục dẫn động.
Nguyên lý hộp số ô tô của số lùi
Khi người lái chuyển cần số về số lùi, bánh răng nhỏ trung gian ở chế độ số lùi
(idle gear) sẽ ăn khớp với bánh răng thứ cấp và trung gian. Lúc này, bánh răng
trung gian sẽ dẫn động cho bánh răng thứ cấp, nhưng thông qua bánh răng trung
gian khác làm bánh răng thứ cấp quay ngược chiều khiến trục thứ cấp chuyển động
ngược. Nhờ đó xe có thể di chuyển lùi đúng như điều khiển của tài xế.
Đọc thêm: Hệ thống khởi động ô tô và những điều cần biết
Hộp số tự đông ô tô
Được giới thiệu vào năm 1940, hộp số tự đông ô tô dần khẳng định được vị trí nhờ
vào tính năng điều khiển dễ dàng, thuận tiện mà nó mang lại cho người lái. Hầu hết
các mẫu xe bán ra hiện nay đều xử dụng hộp số tự động.
Hộp số tự động
Hộp số tự động (AT – Automatic Transmission) là loại hộp số ô tô có thể thay đổi
tỷ số truyền động một cách tự động, không cần người lái sử dụng cần gạt. Loại hộp
số tự động phổ biến nhất hiện nay là hộp số tự động thủy lực. Nó hoạt động dựa
trên sự kiểm soát, điều khiển bằng máy tính nên có tính an toàn và chính xác cao.

Hộp số tự động cũng là loại hộp số ô tô có cấu tạo và nguyên lí hoạt động phức tạp
nhất trong 4 loại hộp số. Hộp số tự động bao gồm nhiều răng kết hợp với nhau, tạo
thành cấp số cho xe.
Đọc thêm: Chia sẻ từ A-Z về nội thất ô tô
Cấu tạo hộp số tự động

Cấu tạo hộp số tự động


Bộ bánh răng hành tinh: gồm bánh răng mặt trời nằm ở trung tâm và có kích thước
lớn nhất và bánh răng hành tinh nằm ở xung quanh bánh răng mặt trời, ăn khớp và
xoay quanh bánh răng mặt trời, có kích thước nhỏ hơn. Lồng hành tinh (cần dẫn) là
bộ phận liên kết với trục của bánh răng hành tinh, đồng trục với vành đai ngoài (bộ
phận bao quanh bộ bánh răng hành tinh).
Bộ ly hợp thủy lực: đĩa ma sát trong bộ ly hợp sẽ ăn khớp với vành đai bao ngoài
bộ bánh răng hành tinh và di chuyển theo vành đai ngoài.
Biến mô thủy lực: nằm giữa hộp số và động cơ, có tác dụng truyền mô men xoắn
từ động cơ đến trục vào hộp số.
Bộ điều khiển điện tử: sử dụng cảm biến để nhận thông tin đầu vào, sau đó xử lý
thông tin, cung cấp dòng điện tới các van để đóng mở đường dầu đến các ly hợp.
Ưu và nhược điểm của hộp số tự động
Ưu điểm:
Độ an toàn cao
Điều khiển hộp số ô tô hoàn toàn tự động, thao tác dễ dàng.
Mang đến trải nghiệm thoải mái, dễ dàng và tự tin hơn cho người lái, đặc biệt là
các bác tài mới.
Phù hợp với đường phố đông đúc, tốc độ tăng giảm thất thường.
Nhược điểm:
Cấu tạo phức tạp, chi phí cao dẫn đến tiêu hao nhiên liệu hơn, chi phí chăm sóc,
bảo dưỡng đắt đỏ hơn so với hộp số sàn.
Nguyên lý hoạt động của số tiến

Nguyên lý hoạt động hộp số tự động


Mỗi số sẽ có bộ bánh răng hành tinh và bộ ly hợp tương ứng (1, 2, 3, 4, 5). Từ biến
mô, mô men xoắn từ trục khuỷu của động cơ truyền tới trục vào của hộp số. Sau
đó, muốn truyền tới trục ra, cần có 2 ly hợp được đóng lại. Lúc này, bảng điều
khiển điện tử sẽ làm nhiệm vụ đóng mở đường dầu dẫn tới các ly hợp theo nhu cầu
giúp xe vào số. Để xe vào số tiến, ly hợp tiến và ly hợp số (số 1 hoặc số 2…) tương
ứng sẽ được đóng.
Nếu chỉ có ly hợp số 2 đóng lại thì mô men xoắn không thể truyền đến trục ra
của hộp số ô tô, lúc này xe sẽ ở chế độ số N trung gian.
Nguyên lý hoạt động của số lùi 
Khi xe đi lùi, ly hợp số 2 và ly hợp số 5 của hộp số được đóng lại. Khi ly hợp số 2
đóng, vành đai ngoài của bộ bánh răng hành tinh số 2 được giữ cố định. Khi ly hợp
số 5 đóng, nó cho phép mô men xoắn truyền từ trục biến mô sang trục bánh răng
mặt trời (đối với loại hộp số tự động có 5 số tiến và 1 số lùi). Mô men xoắn sẽ đổi
chiều khi truyền từ trục bánh răng mặt trời qua bộ bánh răng hành tinh số 2, số 3,
sau đó chuyển qua trục ra của hộp số giúp xe di chuyển lùi.
Hộp số tự động vô cấp
Hộp số e CVT là gì?

Hộp số tự động vô cấp (CVT – Continuously Variable Transmission) là loại hộp số


có khả năng thay đổi tỉ số truyền lực liên tục mà không cần chia theo từng cấp số.
Hộp số tự động vô cấp tự động vô cấp CVT có nguyên lý hoạt động khác biệt. Tuy
nhiên nó vẫn mang lại sự thoải mái cho người lái giống như hộp số từ động mà
không cần phân chia theo cấp số. Hộp số tự động vô cấp sử dụng 2 pulley có thể
thay đổi đường kính, được kết nối với nhau qua một dây đai, nhờ đó có thể thay
đổi tỉ số truyền linh hoạt, giúp xe di chuyển êm ái hơn.
Cấu tạo hộp số tự động vô cấp CVT
Hộp số tự động vô cấp CVT có cấu tạo gồm 2 hệ thống:
Dây đai truyền động bằng thép
Hệ pulley.

Cấu tạo hộp số tự động vô cấp CVT


Ưu và nhược điểm của hộp số tự động
Ưu điểm:
Có cấu tạo nhỏ gọn hơn hộp số tự động.
Có khả năng hoạt động nhẹ nhàng như hộp số tự động.
Tiết kiệm nhiên liệu hơn hộp số tự động truyền thống.
Phù hợp với người mới lái vì độ mượt mà và chuyển các chế độ lái chính xác.
Người lái không cảm nhân được quá trình sang số thông thường như ở các hộp số
khác.
Nhược điểm:
Chi phí dành cho bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa các bộ phận bên trong hộp số CVT
còn khá cao.
Tiếng ồn khá lớn khi xe tăng tốc độ.
Không phù hợp với các dòng xe thể thao vì dây đai trong hộp số CVT chịu lực khá
kém nên không thể chịu được những động cơ có công suất và moment xoắn cao.
Nguyên lý hoạt động của số tiến
Bộ điều khiển thủy lực điều khiển pulley giúp hệ pulley di chuyển cách xa hoặc
tiến lại gần, từ sự thay đổi bán kính pulley dẫn tới thay đổi tỷ số truyền. Khi cách
xa, bán kính pulley tăng lên, dây đai truyền động sẽ được nâng ra xa tâm. Ngược
lại, khi bán kính pulley giảm, dây đai sẽ gần tâm hơn. Muốn động cơ tạo số cao,
pulley chủ động cần có bán kính lớn, pulley bị động có bán kính nhỏ và ngược lại.
Nguyên lý hoạt động của số lùi
Để có số lùi, nhà sản xuất sẽ lắp thêm trước đầu vào của hệ truyền đai 1 bộ bánh
răng hành tinh và bộ ly hợp giống như của hộp số tự động. Bộ ly hợp có nhiệm vụ
cố định vành đai, từ đó khiến bánh răng hành tinh quay ngược chiều lại với bánh
răng mặt trời. Nhờ vậy, hộp số quay ngược chiều và cho ra số lùi.
Còn với số tiến bình thường, bánh răng mặt trời quay nhờ động cơ dẫn động và kéo
theo bánh răng hành tinh quay cùng chiều với nhau, khiến cần dẫn quay và truyền
lực cho pulley chủ động.

Nguyên lý hoạt động hộp số tự động vô cấp ctv


Nguyên lý hoạt động hộp số tự động vô cấp ctv ảnh 2
Hộp số ly hợp kép 
Hay còn gọi là Dual Clutch Tranmission. Đây là loại hộp số kết hợp giữa hộp số
sàn và hộp số tự động truyền thống. Nó có cấu tạo tương tự với hộp số sàn với hệ
thống bánh răng và có tính năng chuyển số tự động với bộ điều khiển giống như
hộp số tự động truyền thống. Điều này thật thú vị phải không nào!

Hộp số ly hợp kép


Thông qua ly hợp, bộ điều khiển sẽ sử dụng tín hiệu cảm biến chi phối các bánh
răng, giúp xe thay đổi tỷ số truyền động
Cấu tạo hộp số ly hợp kép
Hộp số ly hợp kép có cấu tạo gồm 2 bộ ly hợp ma sát ướt tách biệt với nhau. Một
bộ điều khiển các bánh răng cấp số lẻ (1, 3, 5 và bánh răng gài số lùi), trong khi bộ
ly hợp còn lại có nhiệm vụ điều khiển các bánh răng gài số chẵn (2, 4 và số lùi).
Nhờ vậy, quá trình sang số diễn ra nhanh lẹ, mượt mà và chính xác.

Cấu tạo hộp số ly hợp kép


Ưu và nhược điểm của hộp số ly hợp kép
Ưu điểm:
Có cấu tạo gọn nhẹ hơn so với những hộp số tự động có cấp.
Vì là sự kết hợp của 2 loại hộp số sàn thông thường và hộp số tự động chính vì thế
nó được thừa hưởng những ưu điểm của 2 loại này như: tiết kiệm nhiên liệu và tối
ưu được hiệu suất truyền động.
Thời gian sang số nhanh và chính xác. Tạo cảm giác lái phấn khích và thể thao
hơn.
Nhược điểm:
Cũng vì là con lai của 2 loại hộp số nên cấu tạo và nguyên lí hoạt động phức tạp
hơn dẫn đến giá thành cao hơn thông thường. Thường được trang bị trên các loại
xe thể thao, siêu xe và xe hạng sang.
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế cũng còn khá cao so với các loại hộp số
khác.
Một số lỗi hộp số ô tô thường gặp
Chuyển động giật cục khi sang số, tiếng ồn bất thường
Đây là dấu hiệu cho thấy hộp số có gì đó không ổn. Có thể do dầu hộp số xe ô
tô đã khô hoặc bộ phận nào đó trong hộp số đã bị hỏng. Các bác nên kiểm tra và
tra dầu cho nó.
Rò rỉ dầu hộp số

Rò rỉ dầu hộp số
Chất lỏng truyền động có màu đỏ trong, dầu hiệu dễ thấy là xe có vết dầu ở gầm
xe, dầu chảy nhỏ giọt dưới gầm xe, hãy đưa xe vào gara ngay lập tức. Rò rỉ dầu
hộp số không nhất thiết có nghĩa là hộp số của bạn cần được thay thế, nhưng rò rỉ
có thể gây ra thiệt hại cho các khu vực khác trên xe của bạn theo thời gian.
Có mùi lạ từ hộp số
Mùi khét là dấu hiệu cho thấy các bánh răng bị quá nhiệt do ma sát quá mức,
nguyên nhân thường là do thiếu dầu nhớt hộp số ô tô. Mùi dầu hộp số bị cháy cũng
là một dấu hiệu cho thấy hộp số của bạn đang hoạt động sai cách khác, vì vậy hãy
đưa xe đi kiểm tra.
Hộp số giảm độ nhạy
Hộp số xe ô tô bắt đầu có các dấu hiệu như giảm số khó, bị trượt số, không thể
chuyển số…mất đi chức năng của hộp số là hỗ trợ người lái chuyển số nhanh và
hiệu quả. Chính vì vậy nên đưa xe đi kiểm tra tránh ảnh hưởng đến an toàn và trải
nghiệm lái xe.
Một số lỗi khác ít gặp hơn như:
Xe ồn khi ở “mo”.
Trượt số.
Côn không cắt.
Đèn báo kiểm tra động cơ sáng.
Hộp số ô tô hoạt động ồn và rung.

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, KẾT CẤU VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC
CHI TIẾT CÁC CỤM CHI TIẾT TRONG HỆ THỐNG
Hộp số MT có cấu tạo gồm 5 bộ phận chính sau đây:
2.1. Bánh răng

Bánh răng là cơ cấu chính có chức năng thay đổi tỉ số truyền. Nhận điều khiển của
người điều khiển xe, các bánh răng sẽ ăn khớp với nhau để truyền lực tương ứng.
2.2. Trục hộp số

Trục hộp số của hộp số MT có cấu tạo gồm 2 chi tiết: hộp số dọc và hộp số ngang.
Hộp số dọc gồm 3 trục: trục sơ cấp – trục trung cấp – trục thứ cấp
Hộp số ngang gồm 2 trục: trục sơ cấp – trục thứ cấp.
2.3. Bộ đồng tốc

Bộ đồng tốc giữ chức năng làm đồng đều tốc độ của các bánh răng khi vào số,
tránh tình trạng va đập giữa các bánh răng, giúp cho việc chuyển số trở nên mượt
mà, trơn tru hơn.
2.4. Ổ bi
Ổ bi có tác dụng chuyển hoá ma sát trượt thành ma sát lăn, hạn chế tiếng ồn khi
hộp số hoạt động và gia tăng tuổi thọ cho hộp số.
2.5. Vỏ và nắp hộp số

Như cái tên của nó, vỏ và nặp hộp số giữ vai trò bao kín để bảo vệ các chi tiết bên
trong hộp số.
2. Kết cấu và nhiệm vụ các chi tiết
3. Kết cấu và nhiệm vụ các cụm chi tiết
CHƯƠNG III: VAI TRÒ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
Nguyên lý hoạt động của số tiến
Từ động cơ, mô men lực thông qua ly hợp sẽ được truyền vào hộp số. Trục sơ cấp
(đầu vào) của hộp số là nơi tiếp nhận mô men này. Sau đó, cặp bánh răng trung
gian tương ứng với cấp số tiến mà người lái chuyển sẽ ăn khớp với nhau và truyền
động lực tới trục thứ cấp (đầu ra).
Mô hình truyền lực như sau:
Động cơ >> ly hợp >> trục sơ cấp của hộp số >> trục trung gian >> trục thứ cấp
>> trục dẫn động.
Nguyên lý hoạt động của số lùi
Khi người lái chuyển cần số về số lùi, bánh răng nhỏ trung gian ở chế độ số lùi
(idle gear) sẽ ăn khớp với bánh răng thứ cấp và trung gian. Lúc này, bánh răng
trung gian sẽ dẫn động cho bánh răng thứ cấp, nhưng thông qua bánh răng trung
gian khác làm bánh răng thứ cấp quay ngược chiều khiến trục thứ cấp chuyển động
ngược. Nhờ đó xe có thể di chuyển lùi đúng như điều khiển của tài xế.

KẾT LUẬN:
Đồ án môn học này đã hoàn thành được các nhiệm vụ tính toán và thiết kế đề ra
dựa trên các thông số về kích thước và tải trọng của xe tham khảo MAZ-500A (Xe
tải hạng nặng).
Giải quyết được mục đích chính của Đồ án là thiết kế hộp số trên cơ sở tính toán
tối ưu động lực học của xe, nhằm đưa ra được hộp số có kết cấu và tính công nghệ
phù hợp. Nghĩa là vừa đảm bảo được những yêu cầu cần thiết của hộp số, phù hợp
với điều kiện vận hành vừa đảm bảo được tính tối ưu trong kết cấu nhằm giảm
được khối lượng công việc trong gia công chế tạo.
Các trục và các cặp bánh răng trong hộp số được tính chọn và kiểm tra bền đều
thoả mãn điều kiện làm việc.Do đề tài yêu cầu kiểm nghiệm bánh răng và trục nên
vẫn chưa kiểm nghiệm các chi tiết khác như : đồng tốc, ổ lăn…
Bên cạnh quá trình tính toán Đồ án còn đưa ra các bản vẽ nhằm minh họa một cách
sinh động cho quá trình thiết kế và tính toán hộp số, một bản vẽ Ao về kết cấu và
một bản vẽ chi tiết A4 phục vụ cho quá trình sản xuất và chế tạo.
Tuy nhiên với khả năng còn hạn chế và do thời gian không cho phép, Đồ án môn
học này không thể tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Vậy một lần nữa em kính mong
sự đóng góp của thầy cô và bạn bè, nhằm giúp cho Đồ án hoàn thiện hơn.

Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số cơ khí
Nhiệm vụ của hộp số - Thay đổi mômen quay từ động cơ đến bánh xe chủ động để
tăng giảm lực kéo khi cần thiết để thắng lực cản mặt đường.- Thay đổi tốc độ của
ôtô và thực hiện chuyển động lùi của ôtô. - Cho phép ôtô dừng tại chỗ mà không
cần tắt máy.
A. Nhiêm vụ, yêu cầu.
1) Nhiệm vụ:
- Thay đổi mômen quay từ động cơ đến bánh xe chủ động để tăng giảm lực kéo khi
cần thiết để thắng lực cản mặt đường.
- Thay đổi tốc độ của ôtô và thực hiện chuyển động lùi của ôtô.
- Cho phép ôtô dừng tại chỗ mà không cần tắt máy.

2) Yêu cầu:
Hộp số phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tỷ số truyền cần thiết để có tốc độ chuyển động thích hợp, lực kéo cần thiết trên
các bánh xe chủ động và đảm bảo tính kinh tế của ôtô.
- Phải có hiệu suất truyền lực cao, làm việc ổn định, sang số nhẹ nhàng, không sinh
ra lực va đập ở các bánh răng.
- Phải có kết cấu gọn bền chắc, dễ điều khiển, dễ bảo dưỡng hoặc kiểm tra và sửa
chữa khi có hư hỏng.
B. Cấu tạo và nguyên lý làm việc.
1) Cấu tạo:
Hộp cơ khí có cấp gồm các bộ phận sau:
Vỏ ly hợp được lắp với động cơ.
Vỏ hộp số.
Trục thứ cấp có các bánh răng thứ cấp.
Bộ đồng tốc.
Trục sơ cấp.
Trục trung gian và các bánh răng trung gian.
Cần gài số.
 
Hình 1: Cấu tạo hợp số cơ khí

a) Vỏ hộp số:  

Vỏ hộp số bao phủ bên ngoài hộp số, thường làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm.
Có nhiệm vụ đỡ các chi tiết bên trong như ổ đỡ và các trục, ngoài ra còn chứa dầu
bôi trơn để bôi trơn các chi tiết bên trong.

Hình 2: Vỏ hộp số

b) Các trục của hộp số:


 
Hình 3: Các trục của hộp số

Trục sơ cấp: Trên trục sơ cấp có một bánh răng liền trục và răng nhỏ ăn khớp với
ống trượt của bộ đồng tốc. Phần trước có rãnh then hoa ráp vào moayơ đĩa ly hợp.
Truyền chuyển động quay từ đĩa ma sát của ly hợp đến trục trung gian. Trục sơ cấp
hay còn được gọi là trục ly hợp dùng để truyền chuyển động quay từ đĩa ly hợp tới
bánh răng của trục trung gian.
 

Hình 4: Trục sơ cấp

Trục trung gian: Có nhiệm vụ giữ cho các bánh răng trung gian luôn ăn khớp với
bánh răng trên trục sơ cấp và trục thứ cấp. Các bánh răng của trục trung gian
thường được chế tạo thành một khối hoặc chế tạo rời, lắp với trục bằng then. Trục
trung gian luôn quay cùng chiều với trục sơ cấp của hộp số.
 

Hình 5: Trục trung gian

Trục thứ cấp:  Trục thứ cấp có nhiệm vụ đỡ các bánh răng và đồng tốc, các bánh
răng quay tự do chỉ có bộ đồng tốc bị khóa vào trục, dẫn động trục truyền chính và
làm quay bánh xe.
 

Hình 6: Trục thứ cấp

Trục số lùi: Trục số lùi là một trục ngắn, được lắp bên dưới và bên cạnh trục trung
gian. Trên trục số lùi gồm có một hoặc hai bánh răng, quay trơn với trục và có thể
di chuyển trên trục để gài số lùi.
 

Hình 7: Trục số lùi

c) Bánh răng:  

Việc sử dụng các loại bánh răng để đáp ứng về nhu cấu tốc độ và moment xoắn.
Trong hộp số ta thường sử dụng hai loại bánh răng: Bánh răng trụ răng thẳng và
bánh răng trụ răng nghiêng. Bánh răng thẳng dùng trong bánh răng gài số lùi, vì nó
ít làm việc và dùng cho việc cài số. Các bánh răng còn lại đều dùng bánh răng trụ
răng nghiêng.

Bánh răng của hộp số được làm từ thép chất lượng cao, chúng được tôi cẩn thận để
tạo độ nhẵn, bề mặt các răng cứng, nhưng bên trong rất dẻo. Chúng được gia công
nhiệt bề mặt. Các răng, các vùng nguy hiểm được gia công trên máy chính xác.
 
Hình 8: Bánh răng

d)  Bộ đồng tốc:  

Hai bánh răng đang quay, muốn gài vào nhau được êm dịu, không va đập, hư hỏng
thì phải làm cho chúng quay cùng tốc độ (đồng tốc) trước khi gài vào khớp. Hộp số
ôtô hiện đại được trang bị cơ cấu đồng tốc các bánh răng trước khi gài răng, gọi là
bộ đồng tốc.

Nhiệm vụ này được thực hiện bởi một cơ cấu gọi là bộ đồng tốc được làm cùng với
khớp gài số trên hộp số của ô tô. Hầu hết các ô tô hiện đại đều được trang bị hộp số
kiểu đồng tốc. Được gọi là đồng tốc vì khi chuyển số hai bánh răng làm việc tiến
lại gần nhau để làm đồng bộ tốc độ quay của chúng nhờ ma sát.

Bộ đồng tốc dùng ở những tay số cao: số 2, 3, 4, 5 (có tỷ số truyền nhỏ) và những
tay số có tốc độ góc của các cặp bánh răng chênh lệch nhau lớn.

Cấu tạo của bộ đồng tốc có nhiều loại nhưng cơ bản gồm: moayơ (ruột đồng tốc)
lắp then hoa với trục thứ cấp, vòng ngoài ăn khớp răng trong của ống trượt (vỏ
đồng tốc).
 

Hình 9: Cấu tạo bộ đồng tốc

Trên ống trượt có rãnh lắp càng gài số và ống trượt di chuyển theo chiều dọc để gài
số. Moayơ có ba rãnh rộng lắp ba miếng khoá, trên các miếng khoá có gờ được lò
xo đẩy ra tiếp xúc với ống trượt, giữ ống trượt ở vị trí trung gian.
Hai vòng đồng tốc (vòng ma sát) làm bằng thau, bên trong vòng đồng tốc có mặt
côn tiếp xúc với mặt côn trên bánh răng, bên ngoài có răng ăn khớp với răng trong
của ống trượt, trên vòng đồng tốc có ba rãnh, ăn khớp với ba miếng khoá.

e)  Cơ cấu dẫn động điều khiển gài số:

Có hai kiểu gài (sang) số: Điều khiển trực tiếp và điều khiển gián tiếp.

Điều khiển trực tiếp:

Loại này cần gài số lắp trực tiếp với hộp số. Thường được sử dụng trên xe có cầu
sau chủ động vì có ưu điểm: Chuyển số nhanh, chuyển số êm và dễ sử lý.
 

Hình 10: Cơ cấu gài số kiểu trực tiếp

Điều khiển gián tiếp:


Loại này hộp số tách rời khỏi cần số. Cần số được lắp riêng thường được lắp trên
sàn xe hoặc trên trục tay lái. Cần số được nối với cơ cấu gài số trên hộp số bằng
các khớp quay và thanh nối. Loại này có ưu điểm rung động và có tiếng ồn từ động
cơ lên cần gài số được ngăn chặn.

Hình 11: Cơ cấu gài số kiểu gián tiếp

f)  Cơ cấu định vị và khoá số:

Cơ cấu định vị thanh trượt(khoá riêng): Cơ cấu này giúp cho thanh trượt ở một vi
trí nhất định khi ở vị trí trung gian hoặc gài bất kỳ một số nào đó. Trên thanh trượt
có rãnh ứng với các số dùng chung thanh trượt và một rãnh số không, trên vỏ hộp
số có lỗ, lắp lò xo và viên bi khoá.

Khi ta muốn gài bất cứ số nào trên thanh trượt như từ rãnh B sang rãnh C ta tác
dụng vào tay số, làm thanh trượt di chuyển sang phải, lò xo bị nén, viên bi đi lên và
trượt trên thanh trượt, dưới tác dụng của lò xo đẩy viên bi lọt xuống rãnh C. Nếu
không có cơ cấu này hoặc cơ cấu này bị hư hỏng như: viên bi bị mòn hoặc lò xo bị
gãy, sẽ gây ra hiện tượng tự trả về vị trí trung gian.
 

Hình 12: Cơ cấu định vị thanh trượt

Cơ cấu khoá thanh trượt (khoá chung): Cơ cấu này giữ một thanh trượt cố định khi
kéo thanh trượt khác để gài số, nhờ vậy ta không thể vào hai số cùng một lúc. Kết
cấu thanh trượt có rãnh tương ứng với các số và một rãnh ở số không, khi lắp thanh
trượt các rãnh của hai thanh trượt hướng vào nhau. Trên vỏ hộp số có lỗ, lắp các
viên bi khoá.
 

Hình 13: Cơ cấu khoá thanh trượt

Trên hình 13 thanh trượt I đang ở vị trí chuẩn bị gài số, nếu muốn gài số trên thanh
trượt II ta phải đưa thanh trượt I về vị trí số không, sau đó đưa thanh trượt II về số
cần gài.

g)  Các thông số cơ bản của hộp số:

Tỷ số truyền của các bánh răng: Tuỳ theo số truyền, có thể truyền qua một hay
nhiều cặp bánh răng. Tỷ số truyền của các cặp bánh răng được tính như sau:

Tỷ số truyền qua một cặp bánh răng:

 Muốn xác định tỉ số truyền từ trục sơ cấp ra trục thứ cấp ta xác định bằng cách:

- Nếu là bánh răng ăn khớp ngoài: i12 = - n1/n2  = - Z2/Z1 --> chiều bánh răng số
1 và số 2 ngược nhau.
- Nếu bánh răng ăn khớp trong: i12 = n1/n2  = Z2/Z1 --> chiều bánh răng số 1 và
số 2 cùng nhau.

Tỷ số truyền qua nhiều cặp bánh răng:


       

Hình 14: Cụm bánh truyền động trong hộp số

Muốn xác định tỉ số truyền từ trục sơ cấp ra trục thứ cấp ta xác định bằng cách:
 

 
- Nếu tỷ số truyền i1k >1: Truyền động giảm tốc và tăng mômen.
- Nếu tỷ số truyền i1k <1: Truyền động tăng tốc và giảm mômen.

2. Nguyên lý làm việc của hộp số cơ khí:


Hộp số 5 cấp số:
 

Hình 15: Sơ đồ hộp số 5 cấp số


I - Trục sơ cấp (trục vào).
II – Trục thứ cấp (trục ra).
III – Trục trung gian.
IV – Trục số lùi.
A – Vòng đồng tốc gài số 4 và số 5.
B – Vòng đồng tốc gài số 2 và số 3.

Hộp số thuộc loại cơ khí có 5 cấp số, gồm 5 số tiến và 1 số lùi. Có hoạt động như
sau:

Số 1: 

Ta gạt cần điều khiển sau cho bánh răng số 1 ăn khớp với bánh răng số 10. Lúc này
môment xoắn từ động cơ truyền qua trục sơ cấp số (I), đến bánh răng số 5, qua
bánh răng số 6 đến trục trung gian số (III), đến bánh răng số 10, đến bánh răng 1
qua trục thứ cấp số (II) và truyền ra hệ thống truyền lực phía sau.

Số 2: 

Ta gạt cần điều khiển sau cho vòng đồng tốc B ăn khớp với bánh răng số 2. Lúc
này môment xoắn từ động cơ truyền qua trục sơ cấp số (I), đến bánh răng số 5,
bánh răng số 6 đến trục trung gian số (III), truyền đến bánh răng số 9, đến bánh
răng số 2, qua vòng đồng tốc B, đến trục thứ cấp số (II) và truyền ra hệ thống
truyền lực phía sau.

Số 3:
Ta gạt cần điều khiển sau cho vòng đồng tốc B ăn khớp với bánh răng số 3. Lúc
này môment xoắn từ động cơ truyền qua trục sơ cấp số (I), đến bánh răng số 1, qua
bánh răng số 6 đến trục trục trung gian số (III), qua bánh răng 8, truyền qua bánh
răng 3, qua vòng đồng tốc B, đến truc thứ cấp số (II) và truyền ra hệ thống truyền
lực phía sau.

Số 4:

Ta gạt cần điều khiển sau cho vòng đồng tốc A ăn khớp với bánh răng số 4. Lúc
này môment xoắn từ động cơ truyền qua trục sơ cấp số (I), đến bánh răng số 5, qua
bánh răng số 6 đến trục trung gian số (III), qua bánh răng số 7, đến bánh răng số 4,
qua vòng đồng tốc A, đến trục thứ cấp số (II) và truyền ra hệ thống truyền lực phía
sau.

Số 5:

Ta gạt cần điều khiển sau cho vòng đồng tốc A ăn khớp với bánh răng số 5. Lúc
này môment từ động cơ truyền qua trục sơ cấp số (I) đến bánh răng số 5, qua vòng
đồng tốc A truyền đến trục thứ cấp số (II) và truyền ra hệ thống truyền lực phía
sau.

Số lùi: 

Ta gạt cần điều khiển sau cho bánh răng số 11 ăn khớp với bánh răng số 10. Lúc
này môment  xoắn từ động cơ truyền qua truc sơ cấp số (I), qua bánh răng số 6 đến
trục trung gian số (III), đến bánh răng số 10, qua bánh răng số 11, đến trục số lùi,
đến bánh răng số 12, đến bánh răng số 1, qua trục thứ cấp số (II) và truyền ra hệ
thống truyền lực phía sau.

You might also like