You are on page 1of 37

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ Ô TÔ

1. Ôn tập các câu hỏi ở từng bài học

Bài 1:
Câu 1:
Có 2 kiểu phân loại trên ô tô: Theo mục đích sử dụng và năng lượng sử dụng
Theo cách truyền động thì có : cầu trước, cầu sau, 4 cầu chủ động bán thời gian,
4 cầu chủ động toàn thời gian
Câu 2:
Các yêu cầu:
- Xe phải có tính năng động lực cao: tốc độ trung bình cao nhằm quay vòng xe
nhanh, nâng cao năng suất vận chuyển, thời gian gia tốc và quãng đường gia
tốc ngắn, xe khởi động dễ dàng
- Xe phải có tính an toàn cao, đặc biệt đối với hệ thống phanh và hệ thống lái
- Xe phải đảm bảo tính tiện nghi cho lái xe và hành khách, thao tác nhẹ và dễ
dàng đảm bảo tầm nhìn tốt
- Mức tiêu hao nhiên liệu ít
- Kích thước thùng xe phải phù hợp với tải trọng tải
- Chạy êm, không ồn và giảm lượng độc hại khí thải
Câu 3:
Kích thước hình học:
- Khoảng sáng gầm xe C
- Các góc vát trước Y1 và sau Y2
- Bán kính thông qua dọc Rm1
- Bán kính thông qua ngang Rm2
- Bán kính vượt dọc bên trong R
Thông số trọng lượng
Trọng tải xe thùng : 0,5T-1T-1,5T-3,0T-5T-8T-13T
Câu 4:
Bố trí động cơ gồm
- Vị trí đặt động cơ: Đặt trước, đặt sau và đặt giữa ô tô
- Bố trí: Ngang dọc
Kiểu bố trí cầu sau chủ động
- Chiều dài tăng, thể tích phần chứa khách của xe lớn
- Hệ thống truyền lực đơn giản vì không cần sử dụng truyền động các đăng
- Tầm nhìn lái thoáng, người lái và hành khách không bị ảnh hưởng bởi tiếng
ồn và sức nóng của động cơ
Câu 5
Xe du lịch thường hướng đến việc vận hành êm dịu và dễ điều khiển nên sẽ
thường bố trí động cơ ở cầu sau
Xe tải thường cần việc chở hàng hóa và độ bám đường tốt và dễ sửa chữa nên sẽ
thường bố trí động cơ ở giữa buồng lái và thùng xe hoặc ở trước trong buồng lái\
BÀI 2:
Câu 1:
Các loại tải trọng động;
- Đóng ly hợp đột ngột
- Không mở ly hợp khi phanh
- Phanh đột ngột khi đang chạy bằng phanh tay
- Xe chuyển động trên đường không bẳng phẳng
Câu 2:
Tải trọng khi xe chuyển động trên đường không bằng phẳng
Khi phanh
Khi chuyển hướng
Câu 3:
Tải trọng lên hệ thống lái
Câu 4:
Tải trọng cho hệ thống truyền lực

Câu 5:
Tải trọng hệ thống phanh
BÀI 3:
Câu 1 :
Có 4 loại ly hợp:
- Ly hợp ma sát
- Ly hợp thủy lực
- Ly hợp nam châm điện
- Ly hợp liên hợp
Câu 2

Câu 3
Câu 4
Cấu tạo : gồm 1 đĩa bơm và đĩa tuốc bơm
Nguyên lý làm việc
- Ly hợp thủy lực sử dụng chất lỏng và dầu thủy lực cùng với bộ biến mô thủy lực
để truyền động từ momen xoắn tới động cơ
Biến mô thủy lực
Cấu tạo gồm: đĩa tuốc bin, đĩa phản xạ, đĩa bơm
Nguyên lý hoạt động
 Dầu từ hộp số tự động được bơm vào biến mô làm cho động cơ quay, sau đó
tác động lực tới bánh bơm khiến tuabin vận hành. 
Khi dầu đi vào mặt trong của bánh tuabin, cánh cong đổi hướng và dầu chảy
ngược về phía bánh bơm. Lúc này, biến mô sẽ thực hiện chu kỳ mới. Việc truyền
năng lượng được tạo ra thông qua sự hoàn dầu của bánh tuabin và bánh bơm
Câu 5
Cơ sở để xác định kích thước của ly hợp là ly hợp phải có khả năng truyền được mô
men xoắn lớp hơn mô men cực đại của động cơ
Mô men ma sát của ly hợp phải bằng mô men xoắn lớn nhất cần truyền qua

BÀI 4:
Câu 1
Công dụng:
- Nhầm thay đổi tỷ số truyền và mô men xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ
động phù hợp với mô men cản luôn thay đổi và nhằm tận dụng tối đa công
suất của động cơ
- Giúp cho xe thay đổi được chiều chuyển động
- Đảm bảo cho xe dừng tại chỗ mà không cần tắt máy hoặc không cần tách ly
hợp
- Dẫn động mô men xoắn ra ngoài cho các bộ phận đặc biệt đối với các xe
chuyên dụng
Phân loại
- Hộp số vô cấp
+ Loại có trục cố định
+ Loại có trục không cố định
+ Loại 1 dãy tỷ số truyền
+ Loại 2 dẫy tỷ số truyền
+ Hộp số điều khiển bằng tay
+ Hộp số tự động
- Hộp số vô cấp
+ Thủy lực
+Hộp số điện
+Hộp số ma sát
Câu 2:
Tính toán thiết kế hộp số :
- Dựa vào điều kiện sử dụng và điều kiện kỹ thuật, cùng với điều kiện chế tạo,
chọn sơ đồ động học và dự kiến số cấp của hộp số
- Tính toán lực kéo của ô tô, xác định tỉ số truyền chung của cả hệ thống truyền
lực khi gài các số khác nhau
- Phân chia phù hợp tỉ số truyền của hệ thống truyền lực theo từng cụm (hộp
số, hộp số phụ, truyền lực chính, truyền lực cuối cùng).
- Tính toán xác định tỉ số truyền của hộp số
- Xác định các kích thước của các chi tiết, bố trí các chi tiết của hộp số và kiểm
tra sự liên quan làm việc giữa các chi tiết với nhau
Câu 3:
Hộp số vô cấp (continuosly variable transmission – CVT) là loại hộp số không
sử dụng các cặp bánh răng để tạo tỷ số truyền động. Mà hoạt động dựa trên hệ
thống ròng rọc (puli) và dây đai truyền. Cho phép nó thay đổi tỉ lệ liên tục, mượt
mà. Và không bị khựng lại như hộp số bánh răng truyền thống. 
Câu 4
Hộp số tự động Hộp số cơ khí
Cấu tạo: Bánh răng hành tinh Cấu tạo: Bánh răng
Các bộ ly hợp thủy lực Trục hộp số
Biến mô thủy lực Bộ đồng tốc
Bộ điều khiển điện tử Ổ bi
Dầu hộp số tự động Vỏ và nắp hộp số
Nguyên lý hoạt động : mô men xoắn Nguyên lý hoạt động: Trục sơ cấp là
từ trục khuỷu của động cơ truyền qua trục có các gọi là bánh răng dẫn động.
biến mô và từ biến mô truyền vào trục Phía bên trong hộp số, trục sơ cấp sẽ
vào của hộp số. Bộ điều khiển điện tử tiếp nhận lực mô-men xoắn truyền từ
thông qua tín hiệu từ cảm biến sẽ tiến động cơ thông qua bộ ly hợp.
hành cho đóng mở đường dầu dẫn đến  - Trục trung gian là trục có các bánh
các ly hợp. Để mô men xoắn truyền răng chủ động. Trong số các bánh
đến trục ra của hộp số thì phải có 2 ly răng chủ động có 1 bánh răng nối với
hợp đóng lại. 1 bánh răng trên trục sơ cấp. Sự ăn
khớp của 2 bánh răng này thể hiện ở
việc khi trục sơ cấp quay, bánh răng
trục sơ cấp quay thì bánh răng trục
trung gian cũng quay dẫn đến cả trục
trung gian sẽ quay theo.
 - Trục thứ cấp là trục có các bánh
răng bị động . Mỗi bánh răng bị động
ở trục này sẽ ăn khớp với 1 bánh răng
chủ động ở trục trung gian tạo nên các
cặp bánh răng tương ứng với từng cấp
số. Khi bánh răng chủ động quay,
bánh răng bị động sẽ quay theo, khiến
trục thứ cấp quay và truyền lực mô-
men xoắn đến các bánh xe.

Câu 5
Nhiệm vụ hộp số phân phối: phân chia moment xoắn từ động cơ tới các cầu chủ
động, thực hiện dẫn động bánh xe
Cấu tạo hộp số phân phối 2 cầu chủ động
- Gồm có trục chủ động nối với trục thứ cấp hộp số chính bằng các đăng, trục
bị động nối với các cầu sau. Trên trục chủ động có các bánh răng di động 1,
trên trục bị động có bánh răng liền trục 4, trục trung gian lắp cứng bánh răng
2 và 3 và các bánh răng quay cùng với trục, trên trục truyền động ra cầu trước
D có lắp bánh răng 5, bánh răng này quay tự do trên trục, bánh răng 6 di động
trên trục nhờ các rãnh then hoa
BÀI 5
Câu 1
Công dụng: dùng để truyền mô men quay từ những cụm được đặt cố định trên
khung như: Động cơ, hộp số đến những di động tương đối được với khung như
cầu chủ động khi tốc độ thay đổi
Yêu cầu
- Không được phép có các va đập và dao động, không phát sinh ra tải trọng
động quá lớn do mô men quán tính gây nên
- Các trục các đăng phải quay đều và không xuất hiện tải trọng động
- Ngay cả khi góc lệch alpha lớn thì hiệu suất truyền động vẫn phải đảm bảo
lớn
Phân loại
- Theo công dụng
+ Các đăng nối giữa hộp số chính với cầu chủ động
+ Các đăng nối giữa cầu chủ động với bánh xe
- Theo đặc điểm động học
+ Các đăng khác tốc
+ Các đăng đồng tốc
- Theo số khớp các đăng
+ Loại đơn
+ Loại kép
+ Loại nhiều khớp các đăng
- Theo kết cấu các đăng
+Loại khác tốc
+ Loại đồng tốc
Câu 2:
Cấu tạo chung trục các đăng
- Khớp trượt, trục truyền, mặt bích, trục các đăng
Câu 3:
Khớp nối chữ thập:
Cấu tạo : 1 trong 2 chạc đầu trục được hàn vào trục các-đăng, còn chạc kia
được gắn liền và một bích nối hoặc một đoạn trục rỗng (Khớp trượt)
Khớp nối mềm:
Cấu tạo: gồm: 2 khớp nối mềm ở 2 đầu trục
Khớp nối nối đỡ trung gian:
Cấu tạo : gá đỡ, vòng đỡ cao su và vòng bi
Câu 8:
Do sai số và việc cân bằng thiếu chính xác nên khối lượng của trục phân bố
không đều và trọng tâm của nó bị lệch đi 1 đoạn là e so với đường tâm của
trục. Vì vậy khi quay sẽ xuất hiện lực ly tâm tác dụng lên trục làm cho trục có
độ võng. Trong khi đó trục đang quay nên làm phát sinh dao động ngang của
trục
Khi số vòng quay của trục đạt đến 1 giá trị nào đó thì những dao động này có
thể cộng hưởng với tần số riêng của hệ thống. Khi xảy cộng hưởng thì độ
võng y → ∞ nên trục sẽ gãy
Bài 6:
Câu 1:
Nhiệm vụ:
- Giá đỡ và giữ 2 bánh xe chuyển động
- Phân phối mô men của động cơ đến 2 bánh xe chủ động
- Tăng tỷ số truyền để tăng mô men xoắn, tăng lực kéo của bánh xe chủ động
- Cho phép 2 bánh xe chủ động quay với vận tốc khác nhau khi xe quay vòng
- Đỡ toàn bộ trọng lượng của các bộ phận đặt trên xe
- Thu hút và truyền dẫn mô men xoắn của cầu lên khung xe khi tăng tốc, phanh
Câu 2
-Truyền mô men xoắn của động cơ tới bộ vi sai với góc truyền 90 độ để
chuyển động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của xe
- Tăng tỉ số truyền để tăng mo men xoắn và lực kéo ở bánh xe chủ động
Câu 3:
Bánh răng Hypoid ( bánh răng quả dứa) có đặc điểm:
- Tâm bánh răng quả dứa được hạ xuống dưới lệch tâm của bánh răng vành
chậu, điều đó cho thấy các bánh răng ăn khớp nhau ở hệ số ăn khớp lớn và
hoạt động của chúng rất êm
- Lúc hoạt động khớp răng và nhả răng giữa 2 bánh răng này luôn trượt đối với
nhau, do đó nó cần một loại dầu bôi trơn đặc biệt
BÀI 7
Câu 1
Nhiệm vụ
- Đảm bảo độ êm dịu cần thiết nhằm làm cho hành khách ngồi trên xe được
thoải mái, dễ chịu khi xe chạy trên những đoạn đường không bằng phẳng
- Đảm bảo độ an toàn khi xe chuyển động trên những đoạn đường khác nhau
bằng cách duy trì độ bám tốt của bánh xe với mặt đường
Câu 2:
Gồm 2 loại
Hệ thống treo phụ thuộc
Hệ thống treo độc lập
Câu 3:
Cấu tạo chung :
- Phần tử đàn hồi (Lò xo, thanh xoắn, nhíp, khí nén..)
- Bộ phận dập tắt dao động (Giảm chấn thủy lực, ma sát..)
- Bộ phận ổn định ngang( Thanh ổn định ngang)
- Bộ phận dẫn hướng(thanh dẫn hướng, khớp nối..)
Câu 4:
- Khối lượng được treo: là toàn bộ khối lượng thân xe được đỡ bởi hệ thống
treo, bao gồm: khung, vỏ, động cơ, hệ thống truyền lực
+Dao động : Sự lắc dọc, lắc ngang, xóc nảy, xoay đứng
- Khối lượng không được treo: là phần khối lượng không được đỡ bởi hệ thống
treo: bao gồm cụm bánh xe, cầu xe
+ Dao động: Dịch đứng, xoay dọc theo cầu xe, sự uốn
Câu 5
- Bộ phận đàn hồi lò xo: những lò xo xoắn hấp thu va đập bằng cách sử dụng
các phản lực được sinh ra khi 1 thanh dẻo bị vặn xoắn
- Bộ phận đàn hồi nhíp: Được làm bằng 1 số băng thép lò xo uốn cong, được
gọi là lá nhíp, các lá nhíp xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ ngắn nhất đến dài
nhất.
Câu 7 :
Để tăng độ cứng nhíp
- Dùng nhíp phụ
- Dùng vấu tỳ ở giữa đầu nhíp với chỗ bắt quang nhíp
- Bố trí nghiêng móc treo nhíp
- Bố trí 1 lá nhíp liên kết để chịu lực dọc, các lá nhíp khác được bố trí tự do
Câu 8
Cấu tạo hệ thống treo khí nén
Giảm xóc khí nén
Cảm biến độ cao
Cảm biến tốc độ
ECU hệ thống treo
Nguyên lý hoạt động
Hệ thống treo khí nén điện tử hoạt động dựa trên tính đàn hồi của không khí
khi bị nén. Bộ giảm xóc khí nén có khả năng hấp thụ những rung động nhỏ,
dễ dàng điều chỉnh được độ cao của khoảng sáng gầm xe.
Câu 9:
Bộ phận giảm chấn loại ống: Dựa trên nguyên lý chuyển dịch chất lỏng từ
buồng này sang buồng khác qua các van tiết lưu nhỏ.
Khi chất lỏng đi qua van tiết lưu đó sẽ sinh ra sức cản lớn của dòng chất lỏng.
Do đó dập tắt đc chấn động của ô tô khi đang chuyển động
Câu 10
Hệ thống treo phụ thuộc là loại hệ thống treo khi xe chuyển động trên đường
không bằng phẳng thì dao động của hệ thống treo bên trái sẽ ảnh hưởng trực
tiếp lên sự dao động của hệ thống treo bên phải của cùng một cầu xe
Câu 11
Hệ thống treo độc lập là loại hệ thống treo khi xe chuyển động trên đường
không bằng phẳng thì dao động của hệ thống treo bên trái sẽ không ảnh
hưởng trực tiếp lên sự dao động của hệ thống treo bên phải trên cùng một cầu
xe
Câu 12

Câu 13

Câu 15
Độ chụm
Góc caster
Góc nghiêng
BÀI 8
Câu 1:
Công dụng:
- Dùng để thay đổi hướng chuyển động
- Giữ cho ô tô chuyển động theo 1 hướng nhất định
Yêu cầu:
- Quay vòng ô tô thật ngoặt trong 1 thời gian ngắn trên một diện tích nhỏ
- Lái nhẹ tiện lợi
- Động học và động lực học quay vòng đúng để bánh xe không bị trượt lê khi
quay vòng
- Tránh được các lực va đập từ bánh xe dẫn hướng truyền lên vô lăng
- Giữ được chuyển động thẳng ổn định của ô tô
Câu 2:
Hệ thống lái bố trí theo vô lăng lái
Hệ thống lái bố trí theo số lượng bánh xe dẫn đường
Hệ thống lái bố trí theo kết cấu của cơ cấu lái
Hệ thống lái bố trí theo kết cấu của dẫn động lái
Câu 3:
Cấu tạo:
Vô lăng, trục lái, cơ cấu lái, dẫn động lái
Câu 4
Cấu tạo: trục vít tại đầu thấp hơn của trục lái chính ăn khớp với thanh răng. Khi
vô lăng quay thì trục vít quay làm cho thanh răng chuyển động sang trái hoặc
sang phải. Chuyển động của thanh răng được truyền tới các đòn cam lái thông
qua các đầu của thanh răng và các đầu của thanh nối.
Câu 5
Hệ thống treo , thanh dẫn động lái là sự kết hợp giữa các thanh nối và tay đòn để
truyền chuyển động của cơ cấu lái tới các bánh xe trái phải
Câu 6:
Cấu tạo Gồm 3 bộ phận chính: Bơm, van điều khiển, xi lanh trợ lực
Nguyên lý làm việc: Hệ thống lái có trợ lực sử dụng công suất của động cơ để
dẫn động bơm trợ lực lái tạo áp suất thuỷ lực. Khi xoay vô lăng, sẽ chuyển mạch
một đường dẫn dầu tại van điều khiển. Vì áp suất dầu đẩy pít tông trong xi lanh
trợ lái, lực cần đề điều khiển vô lăng sẽ giảm.
Câu 7
Cấu tạo: Vô lăng, trục lái, cơ cấu lái, dẫn động lái, cảm biến mô men, mô tơ điện,
ECU EPS, rơ le điều khiển
Nguyên lý hoạt động: Hệ thống EPS hoạt động dựa trên tín hiệu của cảm biến
mô-men nằm trong cụm trợ lực lái, khi người điều khiển ô tô tác động lên vô
lăng thực hiện việc điều chuyển hướng, dưới tác động của mặt đường thông qua
bánh xe, thước lái sẽ tác dụng lên thanh xoắn nằm trong cụm trợ lực điện
Câu 8
Câu 9
Tỉ số truyền cơ cấu lái I omega
Tỉ số truyền dẫn động lái Id
Tỉ số truyền theo góc của hệ thống lái Ig
Tỉ số truyền lực của hệ thống láu iI
Câu 10
Lực tác dụng lên vành tay lái ô tô đạt cực đại khi ta quay vòng ô tô tại chỗ. Lúc
ấy mô men càn quay vòng trên 1 bánh xe dẫn hướng M’c sẽ bằng tổng số của mô
men cản chuyển động M1, mô men cản do các bánh xe trượt lê trên đường M2
và mô men cản cần thiết để làm ổn đinh dẫn hướng M3 do cánh tay đòn
Câu 11
Trong trục lái có 1 cơ cấu hấp thu va đâp. Cơ cấu này sẽ hấp thu lực đây tác
động lên người lái khi xe bị tai nạn. Trục lái được gá với thân xe qua một giá đỡ
kiểu dễ vỡ. Đầu dưới của trục lái chính nối với cơ cấu lái bằng khớp nối mềm
hoặc khớp các đăng để giảm thiểu việc truyền chấn động từ mặt đường qua cơ lái
lên vô lăng
2. Lập bảng so sánh về mặt kết cấu, đặc điểm của các kiểu dẫn động trên ô tô.

Kết cấu Đặc điểm


Loại - Động cơ đặt ở phía trước, - Momen động cơ không truyền đến bánh sau
FF cầu trước chủ động. mà đưa trực tiếp đến các bánh trước.
- Động cơ, ly hợp, hộp số, - Ưu điểm:
vi sai tạo nên một khối + Cấu tạo đơn giản, chi phí sản suất thấp, khong
lượng đơn. chiếm nhiều không gian bố trí trục chuyển động
bên dưới gầm.
+ Bánh trước dẫn động rất có lợi khi quay vòng,
tăng độ bám đường, tạo cảm giác lái.
+ Gầm xe thấp hơn => trọng tâm xe hạ thấp =>
làm cho xe ổn định khi vận hành.
- Nhược điểm:
+ Trong trường hợp cần tăng tốc nhanh, trọng
lượng dồn ra phía sau sẽ dễ khiến bánh trước
mất đi độ bám và không tận dụng được trọng
lượng bám lên bánh sau.
+ Động cơ đặt ngang, ly hợp ,hộp số, trục truyền
động đều bố trí ở phía trước khiến không gian
động cơ và gầm trước của xe trở nên chật chội.
Loại - Động cơ đặt trước, cầu - Ưu điểm:
FR sau chủ động. + Phân bố trọng lượng xe trên hai cầu sẽ đều
- Công suất từ động cơ qua hơn, giúp xe có tính năng điều khiển và vận
ly hợp, hộp số, trục các hành tốt, ổn định hơn.
đăng, cụm truyền lực chính + Khả năng tận dụng triệt để trọng lượng bám
( vi sai) rồi mới đến các của xe khi tăng tốc nhanh.
bánh xe dẫn động cầu sau. - Nhược điểm:
Nên phải thiết kế các trục + Do phải đi qua trục các đăng, các mẫu xe sử
dẫn động dẫn ra phía sau. dụng hệ dẫn động cầu sau - động cơ đặt trước có
hao phí công suất và năng lượng truyền
+ Xe cầu sau sẽ có thêm nhiều chi tiết cấu thành
hơn, dẫn tới chi phí sản xuất đắt đỏ hơn.
+ Trọng tâm của xe cao nên khó khăn hơn khi
quay vòng.
Loại - Loại các bánh xe chủ - Ưu điểm:
4WD động. + Hỗ trợ cho khả năng đi đường xấu, địa hình
- Người lái có thể tự chọn phức tạp.
chế độ dẫn động ( dẫn động + Người lái có thể tự chuyển đổi chế độ dẫn
1 cầu hoặc dẫn động cả 2 động phù hợp giúp xe dễ dàng vượt qua những
cầu) phù hợp với điều kiện địa hình xấu.
đường. + Giup nâng cao kĩ năng của người lái hơn, các
- Nguồn lực từ động cơ sau kĩ năng lái off_road và hỗ trợ cứu hộ.
khi qua ly hợp và hộp số sẽ + Tận dụng trọng lượng bám, tạo lực kéo giúp
được truyền đến hộp phân xe vượt lầy.
phối rồi được chia thành - Nhược điểm:
hai hướng truyền công suất + Gía trị kinh tế cao hơn các dòng xe FF,FR.
về cầu trước và cầu sau + Hệ thống dẫn động 4 bánh có kết cấu phức
thông qua các trục các đăng tạp, với nhiều chi tiết cơ khí nên làm tăng trọng
tương ứng. lượng và làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu của
xe.
+ Tăng chi phí bảo dưỡng, sữa chữa và sử dụng
xe.
+Việc hai cầu quay đồng tốc độ khiến một trong
hai cầu dễ bị trượt cưỡng bức trên mặt đường,
hoặc xe rất khó vào cua.

Loại - Loại các bánh xe chủ - Ưu điểm:


AWD động toàn thời gian. + Hệ thống máy tính tự dẫn động phân phối lực
- Hệ thống này vẫn sử dụng kéo vì thế người lái không cần can thiệp bằng
4 bánh để dẫn động tương cách gài cầu hay bật/tắt khóa vi sai…
tự như hệ thống 4WD, tuy + Luôn phân bổ lực kéo đến 4 bánh xe theo tỉ lệ
nhiên vi sai khóa trung tâm phù hợp, nhờ đó khả năng bám đường khi quay
được thay thế bằng vi sai vòng, khi tăng tốc, đồng thời tối ưu lực kéo khi
trung tâm giới hạn trượt đi đường trường.
hoặc tự do cùng với những + Tăng độ ổn định khi đi trên những đoạn
hệ thống điện tử để phanh đường lầy lội, trơn trượt mưa gió.
cục bộ bánh xe bị quay trơn + Tăng khả năng vận hành và cảm giác lái xe
do mất độ bám. cũng được nâng cao hơn.
+ Vì đặc tính đồng bộ do đó hệ thống này tương
đối nhỏ gọn.
- Nhược điểm:
+ Vì sử dụng nhiều hệ thống điện tử, cũng như
kĩ thuật chế tạo phức tạp nên hệ thống này có
giá trị kinh tế cao và khó áp dụng cho những
dòng xe thương mại.
+ Hệ thống này tập trung vào việc khắc phục
nhược điểm của hệ thống dẫn động 4 bánh bán
thời gian ( 4WD) khi đi đường trường và vì thế
mất đi tính năng gài cầu chậm khiến khả năng
vượt địa hình vẫn xem là một hạn chế lớn với hệ
thống dẫn động AWD.

3. Xác định các kích thước cơ bản của ly hợp xe du lịch, biết ô tô có M emax = 200
(Nm); (D1/D2 ) = 60%; không gian cac te ly hợp chỉ cho phép bố trí tối đa 1 đĩa ma sát .
Hệ số dự trữ ly hợp β=1.6
Gợi ý

D1
Tóm tắt: Memax = 200 (Nm), =60 % , p=1 ( p là số đôi bề mặt, vì đề cho là 1 đĩa=2
D2
mặt), β=1.6, C=4,7 ( đối với xe du lịch), µ=0,2 ( gang thép với pherado ), q=150 kN/m2
( áp suất cho phép). Tìm D1,D2, R1,R2,Rtb, cần kiểm tra thêm P ( lực ép) sau đó tìm lại q
( áp suất có thỏa hay không).

GIẢI

Ta có: D2=2.R2=3,16.
D2 20,62

Memax
C
= 3,16.
200
4,7 √
= 20,62 cm

Suy ra: R2 = =¿ =¿10,31 cm


2 2

R1= ( 0,53 tới 0,75).R2, chọn 0,6 => 0,6.10,31= 6,186 cm


D1=R1.2 => 6,186.2=12,372 cm
3 3
2 (R 2−R1 )
Rtb= . = 8,42 cm
3 ( R¿¿ 22−R 21) ¿
b = R2-R1 = 10,31-6,186 = 4,124 cm

Ml β . Memax 1,6.200
P= = = =¿ 19002.38 N/m
µ . Rtb . p µ . Rtb . p 0,2.8,42. 10−2 .1
P P
Kiểm tra lại áp suất cho phép: q= S = = 889,12.103 N.m2 ≤ 1,5.105 N.m2
3,14.( R22 −R 21)
Vậy ta kết luận: q≤ [ q ] thỏa mãn điều kiện bền nên ly hợp có thể làm việc.

D1
Sau khi tính được các thông số rồi thì ta sẽ dựa theo tiêu chuẩn đề ra =60 % rồi
D2
quay lại tính D1,D2,R1,R2,Rtb lại từ đầu giống như bài giữa kì. Ví dụ như mình tính ra
D1 =123,72 (mm) đi thì sẽ có 1 chuỗi tiêu chuẩn, mình sẽ chọn tiêu chuẩn gần nhất như là
D1
123,72 gần với 195 (mm) nhất thì chọn 195 (mm) sau đó ấn máy tính =60 % =
D2
195
=60 %=> D2=325 (mm), rồi tính lại các thông số R1,R2,Rtb nha.
D2

4. Xác định các kích thước cơ bản của ly hợp xe xe tải, biết ôtô có M emax =380(Nm);
(D1/D2 ) = 65%; vật liệu ma sát có hệ số ma sát µ= 0,2, số đôi bề mặt ma sát p=2. Hệ số
dự trữ ly hợp β =2

D1
Tóm tắt: Memax =380 (N/m), = 65%, µ= 0,2, p=2, β =2, q=150 kN/m2 = 150.103
D2
N/m2, c=3,6. Tìm D1,D2,R1,R2,Rtb.

Giải

Ta có: D2=2.R2=3,16.
D2
C √
Memax

32,47
= 3,16.
380
3,6 √
= 32,47 cm

Suy ra: R2 = =¿ = 16,24 cm


2 2

R1= ( 0,53 tới 0,75).R2, chọn 0,6 => 0,6.16,24 = 9,75 cm


D1=R1.2 => 9,75.2 = 19,5 cm

b = R2-R1 = 6,5 cm

3 3
2 (R 2−R1 )
Rtb= . = 13,27 cm
3 ( R¿¿ 22−R 21) ¿

Ml β . Memax 2.380
P=
µ . Rtb . p
= µ . Rtb . p
= −2 = 14318 N/m
0,2.13,27 .10 .2

Kiểm tra lại áp suất cho phép:

P P
q= S = 3,14.( R2 −R 2) rồi kết luận giống như trên.
2 1

( thật ra thì ko cần tính P,q đâu vì đề nó ko yêu cầu, nhưng anh ghi
vô lỡ sau này đề thi nó ra để pt đường tính, đề này cho p rồi nhưng
thi chưa chắc nó cho đâu).
β . Memax
CT tính p ( số đôi bề mặt ma sát): p= 2
2. π . q . µ. b . Rtb

D1
Sau khi tính được các thông số rồi thì ta sẽ dựa theo tiêu chuẩn đề ra =65 % rồi
D2
quay lại tính D1,D2,R1,R2,Rtb lại từ đầu giống như bài giữa kì.

5. Cho xe ô tô du lịch có động cơ đặt trước cầu sau chủ động và sơ đồ hộp số như
hình vẽ, các bánh răng có số răng như sau: Z 1 = 18 ; Z2 = 36 ; Z5 = 20 ; Z6 = 34. Hiệu
suất truyền lực của 1 cặp bánh răng hộp số là 0,96. Cầu chủ động có tỉ số truyền là 4,
hiệu suất truyền lực TLC 0,92.
Ô tô sử dụng động cơ có momen xoắn cực đại 170 (Nm). Bán kính làm việc của
bánh xe 390 (mm). Phân bố tải trọng lên các bánh xe cầu trước và cầu sau lần lượt là:
9000(N) và 12000 (N). Xe hoạt động chủ yếu trên đường nhựa tốt, hệ số bám dọc 0,8.
Hãy xác định tải trọng tính toán (momen xoắn) với bánh răng số 6 trong hộp số.
Gợi ý
- Mômen xoắn từ động cơ truyền đến bánh răng số 6

với Memax = 170; i =Z2/Z1xZ6/Z5; η = 0.96x0.96; Thay vào công thức trên tìm được
Mx
- Mômen theo điều kiện bám truyền ngược lên bánh răng số 6

Với i' = 4; η = 0.92; x là số lượng bánh xe. x = 2; Nếu cầu sau là cầu chủ động nên

(N); G2 = 12000N; φ = 0.8; rbx = 390 mm = 0.39 m. Thay vào công thức trên
tìm được Mb
Tải trọng tính toán là giá trị nhỏ nhất giữa Mx và Mb

Tóm tắt: Số răng của từng tay số: Z1=18, Z2=36, Z5=20, Z6=43, ηt =0,96 ( 1 cặp nên
nhân 0,96 lên), i '=4 ( tỉ số truyền của cầu chủ động), ηtlc = 0,92 ( hiệu suất truyền lực
chính), M emax = 170 N/m ( Momen xoắn cực đại), r bx = 390 (mm) = 0,92 (m) ( bán kính
bánh xe), x=2 ( số lượng bánh xe cầu sau), φ = 0.8 ( hệ số bám dọc), G cầu trước= 9000
(N) vì có 2 bánh mà nên G ta chia cho 2 ra được G1, tương tự G cầu sau =12000 (N) vì
có 2 bánh xe nên G ta chia cho 2 ra được G2. Tìm M X với M b, 2 cái này cái nào nhỏ hơn
thì lấy cái đó làm kết luận.

Giải

- Bước 1 tính M X theo công thức sau:


Z 2 Z 6 36 43
+ Ta có các thông số : M emax = 170, i = . = .
Z 1 Z 5 18 20
= 4,3, ηt =0,96.0,96= 0,9216

+ Thay vào ta được M X = 170.4,3.0,9216 = 673, 69 (N/m).

Mb
- Bước 2 tính theo công thức sau:
+ Mômen theo điều kiện bám truyền ngược lên bánh răng số 6

G2 12000
+ Ta có các thông số sau: x = 2, Z bx= = = 6000 (N), φ = 0.8, r bx =0,39 (m), i '=4,
2 2
ηtlc = 0,92.

2.6000.0,8 .0,39
+ Thay vào công thức ta được: = 4.0,92 = 1017,4 (N/m).

- Bước 3 kết luận: Vậy tải trọng tính toán là Mx= 673,69 (N/m).

6. Vẽ hộp số cơ khí 3 trục, 6 cấp số. Trình bày đường truyền công suất của từng tay số

- Anh có một số lưu ý dành cho mấy đứa khi vẽ hộp số:

+ Đối với hộp số 3 trục thì cái chỗ bánh răng truyền thẳng không quay trơn nha.
+ Khi vẽ ví dụ người ta yêu cầu vẽ hộp số 6 cấp thì vẽ 6 cấp tiến luôn, số lùi vẽ riêng ra,
tổng cộng là vẽ 7 cấp ( tính luôn số lùi mới được 7).

- Đường truyền momen:


+ Số 0: Khi gắp số 1-2, 3-4, 5-6 và số lùi ở vị trí trung gian, mặc dù các bánh răng trên
trục sơ cấp, thứ cấp và trục trung gian luôn ăn khớp với nhau nhưng do các bánh răng trên
trục thứ cấp quay trơn với trục nên hộp số chưa truyền được momen ( số 0 ).

+ Số 1: Để gài số 1, người ta điều khiển gắp số 1-2 dịch chuyển sang phải cho vấu gài
ăn khớp với bánh răng 1' , khi đó dòng truyền momen từ trục sơ cấp => bánh răng A => bánh
răng B => trục trung gian => bánh răng 1 => bánh răng 1' => bộ đồng tốc 1-2 => trục thứ cấp
của hộp số.
+ Số 2: Để gài số 2, người ta điều khiển gắp số 1-2 dịch chuyển sang trái cho vấu gài ăn
khớp với bánh răng 2' , khi đó dòng truyền momen từ trục sơ cấp => bánh răng A => bánh
răng B => trục trung gian => bánh răng 2 => bánh răng 2' => bộ đồng tốc 1-2 => trục thứ cấp
của hộp số.
+ Số 3: Để gài số 3, người ta điều khiển gắp số 3-4 dịch chuyển sang phải cho vấu gài
ăn khớp với bánh răng 3' , khi đó dòng truyền momen từ trục sơ cấp => bánh răng A => bánh
răng B => trục trung gian => bánh răng 3 => bánh răng 3' => bộ đồng tốc 3-4 => trục thứ cấp
của hộp số.
+ Số 4: Để gài số 4, người ta điều khiển gắp số 3-4 dịch chuyển sang trái cho vấu gài ăn
khớp với bánh răng 4 ' , khi đó dòng truyền momen từ trục sơ cấp => bánh răng A => bánh
răng B => trục trung gian => bánh răng 4 => bánh răng 4 ' => bộ đồng tốc 3-4 => trục thứ cấp
của hộp số.
+ Số 5: Để gài số 5, người ta điều khiển gắp số 5-6 dịch chuyển sang trái cho vấu gài ăn
khớp với bánh răng A, khi đó dòng truyền momen từ trục sơ cấp => bánh răng A => gắp sô
5-6, trục thứ cấp của hộp số ( truyền thẳng ).
+ Số 6: Để gài số 6, người ta điều khiển gắp số 5-6 dịch chuyển sang phải cho vấu gài
ăn khớp với bánh răng 6' , khi đó dòng truyền momen từ trục sơ cấp => bánh răng A => bánh
răng B => trục trung gian => bánh răng 6 => bánh răng 6' => bộ đồng tốc 5-6 => trục thứ cấp
của hộp số.
+ Số lùi: Để gài số lùi, người ta điều khiển gắp số lùi dịch chuyển sang trái sao cho
bánh răng số lùi ăn khớp với bánh răng số 7 và 7’, khi đó dòng truyền momen từ trục sơ cấp
=> bánh răng A => bánh răng B => trục trung gian => bánh răng 7 => bánh răng 7’’ => bánh
răng số 7’ => trục thứ cấp của hộp số ( trục quay ngược chiều quay của trục sơ cấp và giúp xe
di chuyển lùi).

7. Vẽ hộp số cơ khí 2 trục, 5 cấp số. Trình bày đường truyền công suất của từng tay số
- Lưu ý: đối với trục 2 cấp thì không cần vẽ số lùi, không có truyền thẳng và đặc biệt là
trục sơ cấp ở dưới, trục thứ cấp ở trên.

- Sơ đồ hộp số 2 trục, 5 cấp số:

- Đường truyền momen:


+ Số 0: Khi gắp số 1-2, 3-4, 5, ở vị trí trung gian, mặc dù các bánh răng trên trục sơ cấp
và thứ cấp luôn ăn khớp với nhau nhưng các bánh răng trên trục thứ cấp quay trơn với trục
nên hộp số chưa truyền momen ( số 0 ).
+ Số 1: Để gài số 1, người ta điều khiển gắp số 1-2 dịch chuyển sang phải cho vấu gài
ăn khớp với bánh răng số 1' , khi đó dòng truyền momen từ trục sơ cấp => bánh răng số 1 trục
sơ cấp => bánh răng số 1' trục thứ cấp => gắp số 1-2 => trục thứ cấp.
+ Số 2: Để gài số 2, người ta điều khiển gắp số 1-2 dịch chuyển sang trái cho vấu gài ăn
khớp với bánh răng số 2' , khi đó dòng truyền momen từ trục sơ cấp => bánh răng số 2 trục sơ
cấp => bánh răng số 2' trục thứ cấp => gắp số 1-2 => trục thứ cấp.
+ Số 3: Để gài số 3, người ta điều khiển gắp số 3-4 dịch chuyển sang phải cho vấu gài
ăn khớp với bánh răng số 3' , khi đó dòng truyền momen từ trục sơ cấp => bánh răng số 3 trục
sơ cấp => bánh răng số 3' trục thứ cấp => gắp số 3-4 => trục thứ cấp.
+ Số 4: Để gài số 4, người ta điều khiển gắp số 3-4 dịch chuyển sang trái cho vấu gài ăn
khớp với bánh răng số 4 ' , khi đó dòng truyền momen từ trục sơ cấp => bánh răng số 4 trục sơ
cấp => bánh răng số 4 ' trục thứ cấp => gắp số 3-4 => trục thứ cấp.
+ Số 5: Để gài số 5, người ta điều khiển gắp số 5 dịch chuyển sang trái cho vấu gài ăn
khớp với bánh răng số 5' , khi đó dòng truyền momen từ trục sơ cấp => bánh răng số 5 trục sơ
cấp => bánh răng số 5' trục thứ cấp => gắp số 5 => trục thứ cấp.
8. Vẽ hộp số cơ khí 3 trục, 6 cấp số. Trình bày phương pháp xác định số lượng răng
ở từng bánh răng chuyển số.

- Sơ đồ hộp số 3 trục, 6 cấp:

Gợi ý

- Xác định công bội q:


- Xác định tỉ số truyền ở các tay số

Nếu số truyền thẳng là tay số cuối

Nếu số truyền thẳng là tay số kế cuối


- Tỉ số truyền của các tay số trung gian
Sau khi tính được các tỉ số truyền rồi thì mình tính số răng từng bánh theo công
thức:

2. cosB . A
Zi = ra được số răng của bánh răng trên trục trung gian.
mi .(1+i hi )

=> Zi ' = Zi . i hi ra được số răng của bánh răng trên trục sơ cấp.

- Hơi chung chung nên anh sẽ lấy bài kiểm tra giữa kì để làm mẫu nhé:

Bài 8 mẫu: Tính toán khoảng cách trục, mô đun pháp tuyến theo đồ thị kinh nghiệm (hình vẽ) và
số răng của cặp bánh răng trụ với góc nghiêng β =200 ở số truyền 3 của hộp số 2 trục có 5 cấp số.
Biết rằng: Momen xoắn lớn nhất của động cơ M emax = 666,4 Nm; Hệ số kinh nghiệm C = 14; Tỉ
số truyền tay số 1 là 5,25; Số 4 (hoặc số 5) là số truyền thẳng) Hiệu suất truyền ở tay số 1 là
0,96.

Anh tóm tắt nha: β =200 , Memax = 666,4 Nm, C = 14, i h 1=5,25, ntl 1=0,96. Tìm A,m,
Z3,Z3’.
GIẢI

Ta có:
A = C.√3 Memax = 14.√3 666,4 = 122,28
M=Memax.i h 1.0,96= 666,4.5,25.0,96= 3358,656 N/m = 3,358656 KN/m.

+ Xem cái đồ thị có phải 3,358656 ở trục ngang dưới nằm khoảng khoảng giữa 3 và 4
không, ta dóng lên chạm cái đường kẻ rồi dóng ngang qua có phải nằm giữa số 4 và 5 không,
nguyên tắc chọn là chọn số chẵn ở trên nên ta chọn 5 => m=5.
+ Trong trường hợp đề không cho bảng thì ta chọn theo hệ số kinh nghiệm với công thức
sau: m= (0,032 tới 0,04).A , thích lấy số nào trong khoảng đó thì lấy ( lấy số đẹp đi ).

- Lưu ý quan trọng: Tùy theo đề nó sẽ cho số cấp khác nhau, xảy ra 2 trường hợp.
+ 1 là: số cuối là số truyền thẳng thì ta tính theo công thức sau:

+ 2 là: số kế cuối là số truyền thẳng thì ta tính theo công thức sau:

+ Trong đó: n là số lượng cấp số truyền ( ví dụ đề cho có 6 cấp thì n=6)


: i hn mấy đứa cứ cho nó bằng 1 cho anh.

+ Nếu mà tính theo q thì tính theo công thức trên của thầy, mà nếu không tính theo q thì
tính theo công thức sgk trang 73.

- Tiếp tục tính: Vì đề nó không nói rõ ràng cái nào truyền thẳng nên anh sẽ cho số 4
truyền thẳng nên ta có công thức tính :

i h 3= √3 i h1 = √3 5,25 = 1,74

2. A . cosB 2.122,28. cos 20


=> Z3 = = =16,77 gần bằng 17 răng ( về nguyên tắc số
mi .(1+i h 3) 5.(1+1,74)
răng không được lẻ nên ta lấy chẵn).

=> Z3’=Z3.i h 3= 17.1,74 = 29,58 gần bằng 30 răng

- Lúc này ta quay lại tính A ban đầu ( vì A ban đầu ta lấy hệ số kinh nghiệm nên sẽ chưa
chuẩn) với công thức sau:
'
m3 .( Z 3+ Z 3 ) 5.(17+30)
A= = = 125,04
2. cosB 2. cos 20
- Vậy ta đã tính được các thông số, đặc biệt là số răng của Z3,Z3’. Tương tự ta có thể tính
các số răng của các bánh răng khác, vì chắc đề chỉ yêu cầu tính một cặp bánh răng thôi ,tính hết
chắc cả ngày à.

9. Vẽ hộp số cơ khí 3 trục, 6 cấp số. Trình bày phương pháp xác định tỉ số truyền
trên từng tay số.

- Sơ đồ:

- Tỉ số truyền trên từng tay số:

ZB Z 1' ZB Z 2 ' ZB Z 3 '


+ i1= . , + i2= . + i3= .
ZA Z 1 ZA Z 2 ZA Z 3

ZB Z 4 ' ZB Z 6 ' ZB Z 7 ' z 7 ' '


+ i4= . +i5=1+i6= . + i lùi = . .
ZA Z 4 ZA Z 6 ZA Z 7 ' ' z 7
10. Xe ô tô cầu sau chủ động động cơ có số vòng quay cực đại ne max = 5400 (v/p).
Tỉ số truyền các tay số của hộp số lần lượt là 4,2 – 2,84 – 1,76 – 1- 0,85.
Xe sử dụng trục các đăng có thể biến dạng giữa các gối đỡ, gồm chỉ có 1 đoạn có
chiều dài 1600 (mm), trục các đăng hình vành khăn có bề dày 4 (mm) . Xác định đường
kính ngoài và trong tiết diện ngang các đăng? Biết hệ số dự trữ theo số vòng quay nguy
hiểm là 1,4

Tóm tắt: N emax =5400 (v/p), lấy tỉ số truyền nhỏ nhất i h 5=0,85, l=1600 (mm) nhớ là
phải đổi sang (m) = 1,6 (m), =4 (mm) = 0,004 (m) độ dày, K dt =1,4, i p=1 ( anh tự cho). Tìm
D,d.

Giải

- Ta có công thức:

nemax 5400
n m ax=
+ i 5 .i p = 0 , 85.1 =6353 (v/p).

nt
+ K dt = => nt = K dt .n max= 1,4.6353 = 8894,2 (v/p).
nmax

- Tới cái khúc này xem đề nó cho là đặt tự do trong điểm tựa hay là ngàm ở điểm tựa
để chọn công thức cho đúng, mà đề nó không cho nên anh tự cho ( hên xui thôi chứ nhứt
đầu quá ).

- Anh sẽ chọn đặt tự do trong các điểm tựa:

Suy ra được:
+ Tới khúc này thế số vào rồi ấn máy tính nha ( ấn MODE 5,3) ta sẽ được 2 nghiệm.

* D1 = 0,14 (m) = 14 (cm)


*D2 = -0,13 (m) (loại).

- Với D ta tính được d = D - 2 = 14-2.0,04=13,92 (cm)


Vậy D=14 cm và d= 13,92 cm.

11. Xác định kích thước theo số vòng quay nguy hiểm tiết diện ngang trục các đăng
ôtô có chiều dài l (m), trục các đăng có thể (không thể) biến dạng giữa các gối tựa. Biết
trục làm bằng thép có modun đàn hồi E, trục rỗng, dày d (mm). Ôtô gắn động cơ có n emax
(v/ph), hộp số có 4 số tới, 1 số lùi i h1 ; ih2 ; ih3 ; ih4 ; i lùi . Cho biết hệ số dự trữ theo số
vòng quay nguy hiểm Kdt
CÂU NÀY CÓ VẺ CHUNG CHUNG NÊN ANH SẼ TỰ CHO SỐ CỤ THỂ ĐỂ
CHO MẤY ĐỨA DỄ HÌNH DUNG ĐỂ THI.

Tóm tắt cái đề nó là như thế này nha: L=1.5m ( chiều dài trục các đăng), để ý
khúc này: trục các đăng có thể (không thể) biến dạng giữa các gối tựa ( đề nó sẽ bẫy
mình ở chỗ này nhưng mà không sao, đã có anh ở đây, chỉ cần nhớ là: Biến dạng tự do
384
giữa các điểm tựa thì c=
5
, còn không biến dạng tự do thì cho c=384). E=2,1.
1011 N /m2, δ =20mm = 20.10−3 m ( độ dày, nhớ là đổi sang mét), khúc này quan trọng đề
nó sẽ cho mình 1 dãy i ( TỈ SỐ TRUYỀN), thì mình sẽ chọn i của tay số cao nhất ( tỉ số
truyền thấp nhất) vì nó sẽ có tốc độ lớn nhất ( thứ mình cần tính), ở đây anh chọn i 5= 0,75
, K dt =1,5 ( hệ số dự trữ theo số vòng quay nguy hiểm. N emax = 6000 vòng/phút. i p=1 ( tỉ số
truyền của hộp số phụ).

Giải

- Ta có công thức:

nemax 6000
+ n m ax= =
i 5 .i p 0 ,75 . 1 =8000 (v/p).
nt
+ K dt = => nt = K dt .n max= 8000.1,5=12000 (v/p).
nmax

+ Tới cái khúc này xem đề nó cho là đặt tự do trong điểm tựa hay là ngàm ở điểm
tựa để chọn công thức ở dưới cho đúng.

+ Ở đây anh sẽ chọn đặt tự do ở các điểm tựa nha:

Ta có: Đặt tự do trong điểm tựa:

=> Đặt tự do trong điểm tựa:


+ Tới khúc này thế số vào rồi ấn máy tính nha ( ấn MODE 5,3) ta sẽ được 2
nghiệm.

* X1=0,18 (m) => D= 18 (cm) hơi bự đúng hông vì anh bự nên cái gì cũng bự (@_@).
* X2 = -0,14 ( loại).
+ Với D ta tính được d = D - 2 = 18 – 2.20.10−2 = 17,8 (cm)

Vậy ta được D=18 cm, d=17,8 cm

Gợi ý
- Số vòng quay nguy hiểm

- Mặt khác:

+ Đặt tự do trong điểm tựa:


+ Ngàm ở các điểm trựa:
Với d = D - 2, thay vào phương công thức trên:

+ Đặt tự do trong điểm tựa:

+ Ngàm ở các điểm trựa:


- Giải phương trình bậc 2 và lấy nghiệm dương xác định được D
- Với D ta tính được d = D - 2

12. Xe ô tô cầu sau chủ động có trọng lượng toàn bộ 27000(N); phân bố tải trọng
tĩnh lên cầu trước 12700 (N) ; Xe chuyển động trên đường nhựa hệ số bám dọc và hệ số
bám ngang lần lượt là 0,8 và 1. Gia tốc trọng trường g = 10 (m/ s 2). Xe sử dụng hệ thống
lái có bán kính vành tay lái 250 (mm); tỉ số truyền cơ cấu lái 18; tỉ số truyền dẫn động lái
0,9; cho biết  = 1,1; hiệu suất thuận của cơ cấu lái 0,7; hiệu suất tính đến tiêu hao do
ma sát ở cam quay và khớp nối truyền động lái 0,6; cánh tay đòn c = 100 (mm); lực ở
vành tay lái tối đa cho phép có giá trị 250 (N), bán kính thiết kế bánh xe r = 365 (mm), hệ
số cản lăn của đường f = 0,015. Hỏi có cần thiết gắn thêm bộ trợ lực lái cho xe không ?

Tóm tắt cái đề chứ dài quá: G=27000N ( tải trọng toàn bộ xe), Gbx=12700N ( tải
trọng cầu trước, có 2 bánh xe nên ở dưới chia 2), j x=0,8 ( hệ số bám dọc),
j y =1(hệ số bám ngang) , g=10 m/s2, R vl=250. 103 m( bán kính vành tay lái), i w =18 ( tỉ số
truyền cơ cấu lái), i d =0,9 ( tỉ số truyền dẫn động lái), nt = 0,7 ( hiệu suất thuận cơ cấu lái),
nl =0,6 ( hiệu suất tính đến tiêu hao),  =1,1 ( gama), c=100.10−3 (m), [ Pvl ¿ =250 (N), r bx
=365.10−3 m, f=0,015 ( hệ số cản lăn).
Giải
- Bước 1: Xác định momen của bánh xe: m1, m2, m3.

+ Mc = m1+m2+m3
+ Momen cản chuyển động m1= Gbx. f .c =
G1 12700
. f .c = .0,015 .100 . 10−3=9,525 N /m
2 2
+ Momen cản m2: m2=Y.x
Với x=0,5.√ r 2−r 2bx , y=Gbx . j 1
12700
Suy ra: m2=0,14.r bx . j y .Gbx . = 0,14.365.10−3 .1. = 324,48 N/m
2

=> Mc= m1+m2+m3 = ( m1+m2 ).¿ ( 9,525 + 324,48).1,1 = 367,4055 N/m


( Nếu đề bài nói là bỏ qua m3 thì ta tự cho  =1)

∑ Mc=Mc.2=367,4055.2=734,811 N /m
- Bước 2: Xác định Pvl

+Ta có công thức: M vl =¿ Pvl . Rvl .i w . id . nt . nl


+ Mà M vl =¿ ∑ Mc
Suy ra: Pvl =
∑ Mc =
734,811
= 432 N
3
R vl . i w. i d . nt .n l 250.10 .18 .0,9.0 , 7.0 , 6
- Bước 3: kết luận
Pvl >[ PVL ]

432> [250] (N)

Vậy chúng ta cần phải có trợ lực lái.

13. Xe ô tô cầu sau chủ động có khối lượng toàn bộ m = 2500(kg). Động cơ có
Memax = 170(Nm). Tỉ số truyền cầu chủ động 5,4; tỉ số truyền các tay số đầu và cuối của
hộp số lần lượt là 4,2 và 1. Hiệu suất truyền động h = 1. Bán kính bánh xe 0,4 (m). Xe sử
dụng cầu sau với bán trục giảm tải hoàn toàn (hình vẽ). Biết hệ số thay đổi phản lực pháp
tuyến m2k = 1,2 ; m2p = 0,8; bán trục làm bằng thép có [σ] = 70 (MN/ m 2) .Cho B = 1500
(mm )
a. Xác định các lực tác dụng lên cụm cầu sau
b. Xác định đường kính bán trục khi cầu xe truyền lực kéo cực đại
Gợi ý
Tóm tắt: m=2500 kg ( khối lượng toàn bộ của xe), M emax=170 (N/m), i 0=5,4 ( tỉ số
truyền cầu chủ động ), ih=4,2, r bx =0,4 (m), m 2 k =1,2, m2 p=0,8, [σ] = 70 (MN/ m2), B=1500
(mm) =1,5 (m), g=9,81 ( gia tốc), m2=1, φ1=1 ( hệ số bám ngang giữa lốp và đường).

GIẢI

A. Các lực tác dụng lên cụm cầu xe.

- Ta phải xét phản lực thẳng đứng trong từng trường hợp.
+ Khi xe đứng yên: Z1, Z2

m. g 2500.9,81
Ta có: G2= = =12262,5.
2 2

m2 . G2 1.12262,5
Z1=Z2= = =6131,25
2 2

+ Khi truyền lực kéo: Z1 k , Z2 k

1,2.12262,5
= 2 = 7357,5

+ Khi truyền lực phanh: Z1 p , Z2 p

0,8.12262,5
= 2 = 4905
- Tìm lực tác dụng theo phương X.

+ Khi đang truyền lực kéo X 1 kmax , X 2 kmax ta có:

170.4,2.5,4
= 2.0,4 = 4819,5
+ Khi đang truyền lực phanh X 1 pmax , X 2 pmax ta có:

0,8.12262,5.0,8
= 2 = 3924

- Tìm lực tác dụng lên phương Y.

+ Z1 đạt giá trị cực đại khi Y đạt giá trị Ymax, tức là khi xe bị trượt ngang.

Ymax = m2G2φ1= 1.12262,5.1= 12262,5

+ Các lực Y1, Y2 tỉ lệ thuận với Z1,Z2 và phụ thuộc vào hệ số bám ngang φ1.

Nên Y1=Z1. φ1 = 6131,25.1= 6131,25 ( ah đoán vậy thôi chứ ko chắc, vì thiếu
thông số h g ,muốn chắc thì dừng ở khúc phương trình là dc rồi ).
Y2=Z2. φ1 = 6131,25.1= 6131,25

b. Xác định đường kính bán trục khi cầu xe truyền lực kéo cực đại

GIẢI

- Bán trục chỉ chịu mômen xoắn:

Mk1 = X1krbx = 4819,5.0,4 = 1927,8


Mk2 = X2krbx = 4819,5.0,4 = 1927,8
- Ứng suất xoắn:

170.4,2.5,4
=>τ = 3 = 70 (MN/m2) ( ko pt sao 70 luôn, đáng lý phải nhỏ hơn chứ hụ
0,4.(5,164)
hụ)

Kết quả khác: 3,7.10−3 ( anh nghĩ sai đơn vị thôi, mấy đứa tự kiểm tra)

- Đường kính bán trục

=√
3170.4,2 .5,4
70.0,4 = 5,164 (m)

Memax = 170;ihmax = 4.2; i0 = 5.4; = 70 (MN/ m2); Thay vào công thức trên tìm
được d

KẾT: tình hình là anh đã cố gắng hết sức có thể, kết quả anh tính có thể sai ( do tuổi
già sức yếu nên tay run mắt mờ nhìn số với ấn máy tính sai) NHƯNG hướng đi thì auto
đúng. Chúc mấy đứa thi tốt.

You might also like