You are on page 1of 3

Hình thái kinh tế của xã hội cộng sản chủ

nghĩa
Câu 3A
- Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội
+ Là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các
lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện sự chuyển biến từ
xã hội cũ sang xã hội mới- xã hội chủ nghĩa
+ Bước quá độ là bước chuyển tiếp từ trạng thái này
sang trạng thái khác của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã
hội và tư duy.
+ Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ
chuyển tiếp từ xã hội tư bản và tiền tư bản lên xã hội xã hội chủ
nghĩa. Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ khi giai
cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước cho đến khi
Chủ nghĩa xã hội đã tạo ra được những cơ sở của mình trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội
Phân loại: có 2 kiểu
+ Kiểu quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội : Phản ánh sự phát triển tuần tự
+ Kiểu quá độ gián tiếp từ tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ
nghĩa xã hội: Phản ánh sự phát triển nhảy vọt
- Xã hội chủ nghĩa
+ Là chế độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản
xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích
ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành
cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của
chủ nghĩa tư bản; có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực
sự là của nhân dân với trình độ xã hội hoá ngày càng cao.

+ Chủ nghĩa xã hội là “giai đoạn thấp của xã hội cộng sản”
theo cách gọi của Các Mác và Ph.Ăngghen. Theo hai ông
thì trong giai đoạn này, trình độ phát triển kinh tế – xã hội
trước hết là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn
thấp. Của cải làm ra chưa thật dồi dào do đó phải “lấy lao
động làm thước đo trong phân phối của cải vật chất”
(Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản).
- Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa
- Về mặt kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển vô cùng
mạnh mẽ, của cải xã hội tuôn ra dồi dào, ý thức con người
được nâng lên, khoa học phát triển, lao động của con người
được giảm nhẹ, lúc đó nhân loại mới thực hiện được
nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.
- Về mặt xã hội: Trình độ xã hội ngày càng phát triển, con
người có điều kiện phát triển năng lực của mình, tri thức
con người được nâng cao, không còn có sự khác biệt giữa
thành thị và nông thôn,
Qua phân tích của V.I.Lênin đã cho thấy, khi xã hội đạt
được trình độ phát triển cao như vậy thì dân chủ mới thực
hiện đầy đủ, dân chủ cho mọi người, không còn đối tượng
bị hạn chế dân chủ, do vậy, dân chủ cũng không còn; nhà
nước, luật pháp tự tiêu vong, vì lúc này không cần tới sự
trấn áp của nhà nước, pháp luật trở thành phong tục, tập
quán, thành quan niệm đạo đức mọi người tự giác thực
hiện.

You might also like