You are on page 1of 2

PHẦN 2: THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

2.1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau
của các hình thái kinh tế - xã hội phát triển từ thấp đến cao.

Như chúng ta đã biết trong môn triết học thì đây tương tự với khái niệm kế thừa biện
chứng: đó chính là một đường xoáy ốc đi lên. Tại sao là đường xoáy ốc?

Bởi vì đường xoáy ốc là hình thức diễn đạt rõ nhất đặc trưng của quá trình phát triển
mang tính kế thừa qua khâu trung gian, tính lặp lại nhưng không quay lại.

- So với các hình thái kinh tế - xã hội trước đây, hình thái cộng sản chủ nghĩa có sự khác biệt
về chất, nội dung và khái niệm (Note lên bảng). Do đó, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội cần phải trải qua thời kỳ quá độ.

- Các Mác đã khẳng định “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một
thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một
thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền
chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”.

- Các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu ra 2 kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã
hội: quá độ trực tiếp đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển và quá độ
gián tiếp đối với những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển.

Thế thì nguyên nhân tại sao lại có quá độ gián tiếp?

5 hình thái kinh tế xã hội: Công xã NT – CHNL – PK – TBCN – XHCN

→ là để các nước chưa trải qua CNTB có thể bắt kịp với các nước đã trải qua CNTB.
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao hơn các chế độ xã hội
trước đó, do vậy, sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân, nhân dân lao động
phải có một thời gian nhất định để tổ chức, sắp xếp lại hoạt động của nền sản xuất, từng
bước đưa trình độ của nền sản xuất mới lên cao.

- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp. Với
tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp công nhân và nhân dân lao động không thể
ngay lập tức có thể đảm đương được công việc ấy, nó cần phải có thời gian nhất định.

- Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng những nước lạc hậu với sự giúp đỡ
của giai cấp vô sản thì từ đó có thể rút ngắn quá trình phát triển lên xã hội chủ nghĩa.

Để tổng kết mục này thì sau đây là một video ví dụ về con đường đi lên XHCN ở Việt
Nam:
2.2. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

• Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ
xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa (Note lên
bảng). Xã hội của thời kỳ quá độ là sự tồn tại đan xen, thâm nhập và đấu tranh giữa
những nhân tố của xã hội mới và cũ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
• Đây là thời kỳ cải biến cách mạng một cách sâu sắc, toàn diện và triệt để trên tất cả
phương diện của đời sống, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền
cho đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
- Những đặc điểm cơ bản: Có 4 đặc điểm như sau:
• Kinh tế:
Trong thời kỳ này còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, tương ứng với nó là những
hình thức phân phối khác nhau, trong đó thành phần kinh tế nhà nước và hình thức phân
phối lao động giữ vai trò chủ đạo.
• Chính trị:
Là thời kỳ giai cấp công nhân thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản, nắm giữ quyền
lực nhà nước nhằm trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng xã hội không giai cấp trong
điều kiện mới, với nội dung mới và hình thức mới
nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là phải đi tới xây dựng được một xã hội đoàn kết trên
cơ sở liên minh giữa các giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội khác.
• Tư tưởng – văn hóa:
Bên cạnh sự ra đời của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
đang được hình thành và phát triển vẫn còn tồn tại tàn dư của nền văn hóa cũ cũng như hệ
tư tưởng cũ lạc hậu.
Trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng, xét về mọi phương diện thì đây là thời kỳ chứa đựng mâu
thuẫn không thể dung hòa giữa tính kỷ luật nghiêm ngặt của giai cấp vô sản và tính vô
chính phủ, vô kỷ luật của các tầng lớp tiểu tư sản, …
Giai cấp vô sản >< Tầng lớp tiểu tư sản
• Xã hội:
Là thời kỳ quá độ gồm nhiều giai cấp, tầng lớp cùng tồn tại. Họ vừa hợp tác, vừa đấu tranh
với nhau. Sự khác biệt vẫn tồn tại không chỉ ở tầng lớp, giai cấp mà còn ở thành thị và
nông thôn hay giữa lao động chân tay với trí óc
nên việc đấu tranh giai cấp chống bất công, xóa tàn dư của xã hội cũ trên cơ sở nguyên tắc
phân phối theo lao động sẽ nắm giữ vai trò chủ đạo trong xã hội chủ nghĩa mới.
Tóm lại, thông tin nãy giờ mình cung cấp trông có vẻ nhiều nhưng các bạn chỉ cần
nhớ là có 4 đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH. Đó là: kinh tế, chính trị, tư
tưởng – văn hoá và xã hội. Về chi tiết thì các bạn có thể tham khảo thêm trong sách.

You might also like