You are on page 1of 9

Câu hỏi ôn tập nhóm 10

Chương 3:Chủ Nghĩa Xã Hội và Thời kỳ quá độ lên


Chủ Nghĩa Xã Hội

1.Làm rõ tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa
xã hội
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan vì:

Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội, trong
đó, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự khác biệt về chất so với
các xã hội trước đó. Đó là xã hội mà con người được giải phóng khỏi áp bức,
bóc lột, bất công, có điều kiện phát triển toàn diện... Bởi vậy, từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ. Chủ nghĩa xã hội
cũng không nảy sinh ngay sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền
mà là kết quả của quá trình đấu tranh, cải tạo và xây dựng lâu dài của nhân dân
lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

Chủ nghĩa xã hội (giai đoạn thấp của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa)
phát triển từ chủ nghĩa tư bản và tiền tư bản. Nhiều tàn dư của xã hội cũ còn
tồn tại trong xã hội mới. Hơn nữa, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một
công việc khó khăn, lâu dài, phức tạp, chưa từng có trong lịch sử. Do đó, cần
phải có thời gian để tiến hành cải tạo xã hội cũ, tạo ra những tiền đề vật chất,
tinh thần cần thiết cho chủ nghĩa xã hội.

2.Thế nào là thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và có mấy loại?
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn
diện, triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tạo ra những tiền đề
vật chất, tinh thần cho sự ra đời của xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây là
thời kỳ lâu dài, khó khăn bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động
dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản giành được chính quyền đến khi xây dựng
được những điều kiện vật chất, tinh thần cần thiết cho sự ra đời của chủ nghĩa xã
hội.
Có hai loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa:
1) Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những
nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Cho đến nay thời kỳ quá độ trực tiếp
lên chủ nghĩa cộng sản từ chủ nghĩa tư bản phát triển chưa từng diễn ra;
2) Quá độ gián tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những
nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Trên thế giới một thế kỷ qua, kể cả
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, Trung Quốc, Việt Nam
và một số nước xã hội chủ nghĩa khác ngày nay, theo đúng lý luận Mác - Lênin,
đều đang trải qua thời kỳ
3. Biểu hiện thời kì quá độ ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện kinh tế,
tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập. Trong
nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam còn tồn tại cả chế độ
sở hữu tư nhân (chế độ tư hữu), cả chế độ sở hữu xã hội (chế độ công hữu) và hình
thức sở hữu hỗn hợp, thì nên phân chia nền kinh tế nước ta thành ba thành phần:
kinh tế công, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp:
- Thành phần kinh tế công bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, giữ vị trí, vai trò
then chốt trong nền kinh tế. Chủ thể của thành phần kinh tế này là Nhà nước (được
Nhân dân ủy quyền). Nhà nước thông qua Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thông qua hợp đồng
tín dụng. Ban Lãnh đạo DNNN được giao quyền quản lý, sử dụng vốn một cách
hiệu quả theo cơ chế thị trường. Các DNNN tập trung phát triển trong những ngành
và lĩnh vực then chốt. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của DNNN, mà
Nhà nước thông qua những hợp đồng kinh tế để đặt hàng cho DNNN sản xuất
những hàng hóa có vai trò quan trọng đến quốc kế dân sinh, kể cả những hàng
quân sự, quốc phòng. DNNN phải tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất - kinh
doanh của mình... Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh của DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo,
quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực tiên tiến của quốc tế, thực sự hoạt động theo
cơ chế thị trường, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp...
- Thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Chủ thể
của thành phần kinh tế này là các chủ sở hữu tư nhân như: các hộ kinh doanh cá
thể, các hộ tiểu chủ, các chủ tư nhân, các nhà tư bản, các tập đoàn tư bản... với các
loại hình kinh doanh tương ứng như hộ sản xuất, kinh doanh cá thể (hộ nông dân,
hộ tiểu - thủ công nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ...), chủ trang trại, hộ tiểu chủ,
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân tư bản (tư bản trong nước và tư bản
ngoài nước), tập đoàn tư bản. Hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi phát triển kinh tế tư
nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thúc đẩy hình
thành, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại, năng
lực quản trị tiên tiến của thế giới. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa

- Thành phần kinh tế hỗn hợp (một phần trong đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước
theo cách gọi của V.I.Lênin) bao gồm các công ty, các doanh nghiệp, các
hợp tác xã, các tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở liên kết các chủ sở
hữu khác nhau với nhau: giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư
nhân trong nước; giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân nước
ngoài; giữa các chủ thể kinh tế tư nhân trong nước với nhau; giữa chủ thể
kinh tế tư nhân trong nước và chủ thể kinh tế tư nhân nước ngoài... để thúc
đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng
hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất và chuỗi giá trị thị trường nhằm tiếp nhận,
chuyển giao, tạo sự lan tỏa về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng
cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Loại hình tổ chức sản
xuất - kinh doanh thường là công ty liên doanh, công ty hợp doanh, công ty
cổ phần, công ty TNHH có từ hai chủ sở hữu trở lên, các loại hình hợp tác
xã... Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế đa sở hữu có đủ khả năng
tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Điểm chung của
các loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh này là đối tượng sở hữu gồm tài
sản hữu hình và vô hình của các tổ chức sản xuất - kinh doanh được hình
thành từ sự đóng góp của các chủ sở hữu riêng theo nguyên tắc tự nguyện và
cùng có lợi.

4.Biểu hiện quá độ trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng văn hóa ở Việt Nam:

Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa thuận lợi vừa khó khăn
đan xen, trong đó quá độ lên chủ nghĩa xã hôi bỏ qua chế đô tư bản chủ nghĩa
là sư lưa chon duy nhất đúng, khoa học, phản ánh đúng quy luật phát triển
khách quan của cách mang Viêt Nam trong thời đai ngày nay. Cương lĩnh năm
1930 của Đảng đáp ứng nguyên vong thiết tha của dân tôc, nhân dân phản ánh
xu thế phát triển của thời đại, phù hơp với quan điểm khoa hoc, cách mang và
sáng tao của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Thời kì quá đô trong Tĩnh vực chính trị:


Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường cách
mạng tất yếu khách quan, con đường xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

oQuá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua
việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư
bản chủ nghĩa. Trong thời kỳ quá độ còn nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế, song sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thành phần kinh tế tư
nhân tư bản chủ nghĩa không chiếm vai trò chủ đạo; thời kỳ quá độ còn nhiều
hình thức phân phối, ngoài phân phối theo lao động vẫn là chủ đạo còn phân
phối theo mức độ đóng góp và quỹ phúc lợi xã hội; thời kỳ quá độ vẫn còn
quan hệ bóc lột và bị bóc lột, song quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa không giữ
vai trò thống trị.
o Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tạo ra sự biến
đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, là sự nghiệp rất khó khăn,
phức tạp, lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã
hội có tính chất quá độ đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và khát vọng
lớn của toàn Đảng, toàn dân.
Thời kỳ quá độ trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá:
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi phải tiếp
thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư
bản, đặc biệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ, thành tựu về
quản lý phát triển xã hội, đặc biệt là xây dựng nền kinh tế hiện đại, phát triển
nhanh lực lượng sản xuất.
5.Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở VN bỏ qua tư bản chủ nghĩa, làm rõ
bỏ qua cái gì và kế thừa cái gì
Bỏ qua tư bản chủ nghĩa: Chính sách kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam đã loại bỏ hoặc hạn chế sự tồn tại và ảnh hưởng của tư bản chủ nghĩa. Điều
này thể hiện qua việc quốc gia tiến hành thu hồi và quản lý các ngành công nghiệp,
ngân hàng, và các phương tiện sản xuất khác dưới sự kiểm soát của nhà nước hoặc
các cơ quan của nhân dân.
-Thu hồi và quản lý ngành công nghiệp: Sau Cách mạng tháng Tám năm
1945, các ngành công nghiệp lớn như mỏ than, nhà máy thép, và các cơ sở hạ tầng
kinh tế khác đã được thu hồi và quản lý bởi nhà nước, thường thông qua các tập
đoàn và công ty nhà nước.
-Quản lý ngân hàng và tài chính: Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài
chính khác cũng được quản lý và kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ và các cơ quan
có liên quan, nhằm đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách
hiệu quả và phù hợp với mục tiêu phát triển xã hội.

Kế thừa chủ nghĩa xã hội: Chính sách kinh tế và xã hội của Việt Nam đã
kế thừa các nguyên tắc và lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, bao gồm sự phân phối
công bằng của tài nguyên và cơ hội, ưu tiên phát triển cho những tầng lớp lao
động, và xây dựng một xã hội cơ đồng dân chủ và công bằng.
-Phân phối công bằng của tài nguyên và cơ hội: Chính sách xã hội ở Việt
Nam đề cao việc phân phối công bằng các nguồn lực và cơ hội, với mục tiêu làm
giảm khoảng cách giàu nghèo và tạo ra một môi trường xã hội công bằng hơn.
-Ưu tiên phát triển cho lao động: Chính sách lao động và tiền lương thường
được thiết lập để bảo vệ quyền lợi và cải thiện điều kiện sống của công nhân và lao
động, nhằm tăng cường vai trò của tầng lớp lao động trong xã hội.
-Xây dựng xã hội công bằng và dân chủ: Việc xây dựng một xã hội cơ đồng
dân chủ và công bằng là một mục tiêu quan trọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, với việc tăng cường quyền lợi và tham gia của các tầng lớp dân cư trong
quản lý và quyết định về các vấn đề xã hội và kinh tế.

6. Tại sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam phải
thực hiện thắng lợi công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước?
a. Nâng cao năng suất lao động:
- Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ sản xuất còn thấp, năng suất lao động
thấp.
- Công nghệ hóa, hiện đại hóa giúp nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động,
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
b. Phát triển lực lượng sản xuất:
- Công nghệ hóa, hiện đại hóa là động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản
xuất, bao gồm:
 Công cụ lao động.
 Vật liệu lao động.
 Người lao động.
c. Xóa bỏ các giai cấp bóc lột:
- Công nghệ hóa, hiện đại hóa giúp thay thế dần lao động thủ công bằng lao động
máy móc, hạn chế sự bóc lột sức lao động.
- Góp phần xây dựng xã hội công bằng, văn minh.
d. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ:
- Công nghệ hóa, hiện đại hóa giúp Việt Nam chủ động được về khoa học kỹ thuật,
công nghệ, giảm phụ thuộc vào các nước bên ngoài.
- Nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
e. Nâng cao đời sống nhân dân:
- Công nghệ hóa, hiện đại hóa giúp tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
g. Thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới:
- Công nghệ hóa, hiện đại hóa là một trong những mục tiêu quan trọng của công
cuộc đổi mới.
- Góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.

h. Thích ứng với xu thế toàn cầu hóa:


Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi Việt Nam
phải thực hiện công nghệ hóa, hiện đại hóa để thích ứng với xu thế toàn cầu hóa.
Kết luận: Thực hiện thắng lợi công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước là
nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của Việt Nam
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
7. Những thành tựu và hạn chế của thời kì quá độ ở Việt Nam hiện
nay?
Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng gần 40 năm, đất nước ta đã giành
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử được thể hiện cả về nhận thức lý luận và thực tiễn
- Về nhận thức lý luận: Mục tiêu, đặc trưng, quan điểm chỉ đạo, định hướng phát
triển đất nước và các mốc quan hệ lớn mang tính quy luật trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổ
sung, phát triển, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội của Việt Nam ngày càng sáng tỏ. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là mô hình phát triển tổng quát của nền kinh tế Việt Nam. Gắn kết giữa tăng
trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; phát huy nhân tố con
người, lấy nhân dân làm trung tâm; phát huy vai trò của văn hoá - nền tảng tinh
thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Khẳng định bản chất của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân… Quán triệt sâu sắc phương châm bảo đảm quốc phòng, an
ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên… Hoàn thiện và nhận thức sâu sắc hơn
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển…
- Về thực tiễn: Đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử,
toàn diện trên các lĩnh vực:
+ Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện và
ngày càng được nâng cao.
+ Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.
+ Quốc phòng, an ninh được giữ vững, tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được
nâng cao.
Tuy nhiên, trước đây quan niệm về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam còn bộc lộ một số hạn chế; về cơ bản chưa đề ra được cách thức, biện pháp
của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Hệ
quả, kinh tế - xã hội rơi vào khủng hoảng ngày càng trầm trọng vào cuối những
năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX.
- Trong những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, song kinh tế phát triển
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu, chưa thật sự bền vững, đặc biệt
trong 10 năm gần đây. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh
tranh quốc gia của nền kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, hệ thống thị trường hình thành và phát triển
chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa
đồng bộ và hiện đại đang cản trở sự phát triển; việc tạo nền tảng để trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn chậm và gặp nhiều khó khăn.
- Trên lĩnh vực phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi
trường, còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Nhiều vấn đề
bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý phát triển xã hội chưa được
nhận thức và giải quyết có hiệu quả. Đạo đức xã hội có một số mặt xuống cấp; văn
hóa phẩm độc hại, lai căng tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của xã hội; tài
nguyên bị khai thác bừa bãi, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu toàn
cầu ngày càng tác động đến Việt Nam gây hậu quả nặng nề; trên một số mặt, một
số lĩnh vực, người dân chưa được thực hưởng đầy đủ, công bằng thành quả đổi
mới.

- Trên lĩnh vực chính trị và hệ thống chính trị, đổi mới chính trị còn chậm, chưa
đồng bộ với đổi mới kinh tế, nhất là đổi mới về tổ chức, thể chế, cơ chế, chính
sách. Hệ thống chính trị còn cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn thấp,
chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Biên chế của hệ thống chính trị ngày càng tăng lên,
nhưng chất lượng công vụ thấp.

- Việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tuy có nhiều
tiến bộ song cũng còn nhiều hạn chế. Nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước
còn nhiều bất cập. Số văn bản luật ngày càng tăng nhưng hiệu lực pháp luật chưa
cao, việc phát huy dân chủ chưa đi liền với bảo đảm kỷ cương, kỷ luật, pháp luật.
Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế, cải cách hành chính
còn chậm trễ, cải cách tư pháp còn lúng túng.

8.So sánh bản chất kinh tế chính trị và văn hoá giữa chủ nghĩa xã
hội và Chủ nghĩa tư bản
1. Kinh tế:
- Chủ nghĩa xã hội: Trong hệ thống này, sản xuất và phân phối tài nguyên
được quản lý và kiểm soát chủ yếu bởi cộng đồng hoặc chính phủ. Mục tiêu của
kinh tế xã hội là đảm bảo sự công bằng và phân phối tài nguyên đảm bảo lợi ích,
quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.
- Chủ nghĩa tư bản: CNTB chỉ có thể ra đời khi trong xã hội có một lớp người
lao động tự do và không có tư liệu sản xuất. Họ chỉ có thể bán đi hàng hóa sức lao
động để tìm kiếm lợi ích. Từ đó phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng thiết yếu.
Khoảng cách lớn giữa tầng lớp giàu và tầng lớp nghèo vì sự phân phối của cải
không đồng đều.
2. Chính trị:
- Chủ nghĩa xã hội: Chính phủ trong một xã hội xã hội thường có sức mạnh
lớn trong việc điều chỉnh và can thiệp vào nền kinh tế và xã hội để đảm bảo sự
công bằng và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp lao động.
+ Thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa, là nền dân
chủ do Đảng Cộng Sản lãnh đạo
+ Cơ chế nhất nguyên, một Đảng.
- Chủ nghĩa tư bản: Trong chủ nghĩa tư bản, chính phủ thường can thiệp ít vào
kinh tế, thường giữ vai trò chỉ đạo và tạo điều kiện cho sự phát triển của thị
trường tự do.
+ Thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền Tư Sản.
+ Cơ chế đa nguyên, nhiều Đảng.
3. Văn hóa:
- Chủ nghĩa xã hội: Thường xuyên nhấn mạnh vào tinh thần cộng đồng, sự
đồng thuận và sự chia sẻ. Các giá trị như sự công bằng xã hội và quan tâm đến
nhau thường được khuyến khích.
- Chủ nghĩa tư bản: Thường tập trung vào các giá trị cá nhân, độc lập và thành
công cá nhân. Sự cạnh tranh và tự do cá nhân thường được đề cao.

You might also like