You are on page 1of 4

Người thuyết trình nói

Mọi người thường nhầm lẫn giữa đặc điểm của thời kì quá độ lên cnxh với đặc trưng
của cnxh. Và cnxh có 6 đặc trưng và đó là đặc trưng mô tả một chế độ cnxh tốt đẹp cả
về 4 lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa-xã hội. Và để có một chế độ cnxh tốt
đẹp đó là khi chúng ta hoàn thành thời kì quá độ. Giờ chúng ta bàn sẽ đến những đặc
điểm của thời kì quá độ

2. Đặc điểm của thời kì quá độ lên cnxh


Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã
hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa. Trong TKQĐ,
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là sự đan xen lẫn nhau giữa các nhân tố TBCN và
XHCN, giữa cái mới và cái cũ. Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là thời kỳ cải tạo cách mạng sâu sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả các
lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội xây dựng từng bước cơ sở vật chất- kỹ
thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Đó là thời kỳ lâu dài, gian khổ bắt
đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền đến khi
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như sau:
Trên lĩnh vực kinh tế:
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện kinh tế, tất
yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế xhcn nhưng
có cả những thành phần kinh tế không phải của cnxh còn gọi là thành phần kinh tế phi
xhcn. Các thành phần kinh tế này tồn tại đan xen với nhau, đấu tranh với nhau giữa
một bên là những thành phần kinh tế theo định hướng đi lên cnxh với một bên là
những thành phần kinh tế tự phát đi theo chủ nghĩa tư bản. Và các thành phần kinh tế
xhcn như là thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể,.. nó sẽ dẫn dắt
các thành phần kinh tế khác đi lên cnxh. Bên cạnh đó các thành phần kinh tế có xu
hướng tự phát theo chủ nghĩa tư bản sẽ làm kìm hãm những thành phần kinh tế xhcn,
nó tồn tại bên cạnh những thành phần phi xhcn. Nên là đặc điểm của lĩnh vực kinh tế
trong thời kì quá độ chính là sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế.
Đề cập tới đặc trưng này, V.I.Lênin cho rằng: “Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì?
Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành
phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội
không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có. Song không phải mỗi người thừa nhận điểm ấy
đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế- xã hội khác nhau hiện có ở Nga,
chính là như thế nào? Mà tất cả then chốt của vấn đề lại chính là ở đó”. Tương ứng
với nước Nga, V.I.Lênin cho rằng thời kỳ quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế. Kinh tế
gia trưởng; kinh tế hàng hóa nhỏ; kinh tế tư bản; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế xã
hội chủ nghĩa.
Trên lĩnh vực chính trị
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính trị,là
việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất là việc giai cấp công nhân
nắm quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản để tiến
hành xây dựng một xã hội không giai cấp. Bởi vì giai cấp tư sản khi mới bị đánh đổ
nhưng nó chưa từng từ bỏ âm mưu là muốn khôi phục lại địa vị đã mất vì vậy nó cấu
kết với các thế lực phản động bên ngoài, nhằm mục đích chống phá nhà nước xhcn
non trẻ nhằm khôi phục địa vị của mik. Chúng ta có thể liên hệ với Việt Nam khi mà
nhà nước pháp quyền với vai trò quản lí để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên
mọi lĩnh vực đời sống xã hội, và chúng ta đồng thời cũng phải đấu tranh sự chống phá
của các thế lực trong và ngoài nước.
Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng
khác nhau, và chắc chắn sẽ còn tồn tại những tư tưởng lạc hậu và các phong tục cổ hũ.
Và các phong tục cổ hũ này còn tồn tại sẽ trở thành một rào cản trong quá trình xây
dựng nền văn hóa mới. Vì vậy giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình
là Đảng Cộng sản cần phải từng bước xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa,
tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu
cầu văn hóa - tinh thần ngày càng tăng của nhân dân.
Trên lĩnh vực xã hội
Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần qui định nên trong thời kỳ quá độ còn tồn
tại nhiều giai cấp , tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, các giai
cấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong xã hội của thời kỳ quá độ
còn tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động
chân tay. Mac Anggen Lenin đã lí luận rằng thời kì quá độ là thời kì tồn tại nhiều
thành phần kinh tế, tồn tại nhìu giai cấp, tồn tại nhà nước thì chắc chắn là cái việc mà
các yếu tố mới và các tàn dư còn tồn tại còn đan xen lẫn nhau, đòi hỏi là ở đặc điểm
này chúng ta phải có những biện pháp, phương hướng phù hợp để giải quyết thì những
điều kiện tiền đề cho chủ nghĩa xã hội mới có thể tiến hành. Bởi vậy, thời kỳ quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện xã hội là thời kỳ đấu tranh giai
cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại,
thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là
chủ đạo.
Tổng kết
Có thể nói thời kì quá độ là thời kì tồn tại những yếu tố xã hội cũ bên cạnh những yếu
tố xã hội mới vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau vì vậy ngta mới nói là thời kì quá
độ là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc. Là một quá trình đấu tranh quyết liệt giữa
những nhân tố xã hội mới với tàn dư xã hội cũ

Đưa lên ppt


Slide 1:

Slide 2 :
2. Đặc điểm của thời kì quá độ lên cnxh
Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo cách mạng
sâu sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội xây dựng từng bước cơ sở vật chất- kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ
nghĩa xã hội
Slide 3 :Trên lĩnh vực kinh tế: còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế (kiếm thêm HÌnh)
Slide 4: Trên lĩnh vực chính trị: tồn tại nhà nước chuyên chính vô sản (kiếm thêm
hình)
Slide 5: Trên lĩnh vực xã hội: Tồn tại nhìu giai cấp, nhiều thành phần xã hội (kiếm
thêm hình)
Slide 6: Trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa: tồn tại nhiều văn hóa tư tưởng khác nhau
(kiếm thêm hình)
Slide 7: tổng hợp lại những slide 3 4 5 6

You might also like