You are on page 1of 4

4.

Nêu khái niệm, nguyên nhân và vai trò của cách mạng xã hội đối với xã hội có đối
kháng giai cấp?
a. KN:
- Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất
trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế
- xà hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn.
- Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời và thiết lập
một chế độ chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng.
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng, cách mạng xã hội được đặc trưng bằng việc giai cấp cách
mạng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền nhà nước, đồng thời tiến hành tổ chức, xây dựng
và sử dụng chính quyền nhà nước mới của nó để cải tạo căn bản, toàn diện mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, tức là xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới. Do đó, có thể thấy vấn đề
chính quyền nhà nước nhất định là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Đồng thời, cuộc
cách mạng nào cũng phải trải qua hai giai đoạn: giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn tổ
chức xây dựng chính quyền mới, xây dựng xã hội mới.
b. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là từ mâu thuẫn gay gắt trong bản thân nền sản
xuất vật chất của xã hội, tức mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu khách quan của sự phát triển lực
lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời mà không một cuộc cải
cách kinh tế hay chính trị nào có thể giải quyết được. Mâu thuẫn đó biểu hiện về mặt chính trị -
xã hội thành cuộc đấu tranh giai cấp và chính sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp này đã
tất yếu dẫn đến sự bùng nổ cách mạng. Đây cũng chính là nguyên nhân khách quan của các
cuộc cách mạng xã hội.
- Ngoài ra, mỗi cuộc cách mạng xã hội còn có nguyên nhân chủ quan của nó, đó là sự phát
triển về nhận thức và tổ chức của giai cấp cách mạng, tức giai cấp đại biểu cho phương thức
sản xuất mới tiến bộ hơn. Từ đó tạo ra sự phát triển của phong trào đấu tranh giai cấp từ tự
phát đến tự giác và khi có sự kết hợp chín muồi của các nhân tố khách quan và chủ quan, tức
tạo được thời cơ cách mạng, thì khi đó tất yếu cách mạng sẽ bùng nổ và có khả năng thành
công.
c. Vai trò:
- Cách mạng xã hội giữ vai trò là một trong những phương thức, động lực của sự phát triển xã
hội. Không có những cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử thì không thể diễn ra quá trình thay
thể hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn. Với ý nghĩa đó
mà C.Mác nhận định rằng: các cuộc cách mạng xã hội là những "đầu tầu của lịch sử", là
phương thức thực hiện sự phát triển, của các hình thái kinh tế - xã hội. Mặt khác, chính nhờ
những cuộc cách mạng xã hội mà các mâu thuẫn cơ bản của đời sống xã hội trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa,... được giải quyết triệt để, từ đó tạo ra động lực cho sự tiến bộ và
phát triển của xã hội. Trong những thời kỳ cách mạng, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân
dân được phát huy cao độ, có thể sáng tạo ra lịch sử mới với một sức mạnh phi thường: "một
ngày bằng hai mươi năm".
Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ và rõ nét vai trò của các cuộc cách mạng xã hội đã
từng diễn ra trong lịch sử mấy nghìn năm qua. Đó là: cuộc cách mạng thực hiện bước chuyển
từ hình thái kinh tế - xã hội nguyên thủy lên hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ; cuộc
cách mạng xóa bỏ chế độ nô lệ và thay thế nó bằng chế độ phong kiến; cuộc cách mạng tư sản
lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa; cuộc cách mạng vô sản thực hiện
việc xóa bỏ chế độ chuyên chính vô sản, xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa - đây là cuộc cách
mạng vĩ đại nhất, sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại, làm thay đổi hoàn toàn bản chất chế độ
chính trị xã hội cũ, xóa bỏ triệt để nguồn gốc chế độ tư hữu sản sinh đối kháng giai cấp đã từng
tồn lại hàng ngàn năm trong lịch sử nhân loại.
5. Nêu khái niệm và lấy ví dụ về tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Mối quan hệ giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội, lấy ví dụ.
1. Tồn tại xã hội:
a. KN
- Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa
con người với nhau.
-Trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế giữa con người với
nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện trong quá trình hình thành xã hội
loài người và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức xã hội.
b. Ví dụ về tồn tại xã hội:
- Thời tiền sử, các bộ lạc săn bắt, hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công cụ còn rất
thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kỹ thuật chế tác, có nhiều loại hình ổn định nhằm
phục vụ đời sống. Thời kì này con người nhận biết và tận dụng nhiều loại nguyên vật liệu như
đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ…Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận lợi cộng với sự đa dạng
của các loài động thực vật tạo nên nguồn tài nguyên rất phong phú.
2. Ý thức xã hội:
a. KN:
- Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng
cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống…nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã
hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
b. Ví dụ:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, nhân đạo nhân nghĩa, truyền thống hiếu học
được truyền từ đời này sang đời khác. Ngoài ra Việt Nam có hệ thống tư tưởng lớn và chi phối
dân tộc Việt trong nhiều thế kỷ, nhất là phong kiến là tư tưởng Nho giáo.
III. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội là cái thứ nhất, ý thức xã hội là cái thứ hai. Tồn tại xã hội nào thìcó ý thức xã hội
ấy. Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm và xu hướng biến đổi, phát triển của
ý thức xã hội. Ý thức xã hội phản ánh cái logic khách quan của tồn tại xã hội.
- Tồn tại xã hội thay đổi là điều kiện quyết định để ý thức xã hội thay đổi. Khi tồn tại xã hội, nhất
là phương thức sản xuất, thay đổi thì những từ tưởng, quan điểm về chính trị, pháp luật và triết
học sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định.
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không giản đơn, trực tiếp mà thường thông qua các
khâu trung gian. Không phải bất kỳ tư tưởng, quan niệm, lý luận, hình thái ý thức xã hội nào
cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi xét cho đến
cùng mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tếđược phản ánh, bằng cách này hay cách khác,
trong các tư tưởng ấy. Như vậy, sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội phải được xem
xét một cách biện chứng.
2. Tính độc lập tương đối ý thức xã hội.
a. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
Lịch sử xã hội loài người cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi rất lâu rồi, song ý thức xã hội
do xã hội đó sản sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại. Điều này biểu hiện rõ nhất ở các khía cạnh khác
nhau của tâm lý xã hội như truyền thống, thói quen và nhất là tập quán. Chính vì vậy, V.I.Lênin
đã khẳng định, “sức mạnh của tập quán ở hàng triệu và hàng chục triệu người là một sức mạnh
ghê gớm nhất”.
→ Nguyên nhân của điều này chúng ta có thể kể đến là:
- Thứ nhất, do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người nên
tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội.
- Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả tính bảo thủ của hình
thái ý thức xã hội. Hơn nữa, những điều kiện tồn tại xã hội mới cũng chưa đủ để làm cho
những thói quen, tập quán và truyền thống cũ hoàn toàn mất đi.
- Thứ ba, ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai cấp nào đó
trong xã hội. Các tập đoàn hay giai cấp lạc hậu thường níu kéo, bám chặt vào những tư tưởng
lạc hậu để bảo vệ và duy trì quyền lợi ích kỉcủa họ, chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã hội.
→ Vì vậy, muốn xây dựng xã hội mới thì nhất định phải từng bước xóa bỏ được những tàn dư,
những tư tưởng và ý thức xã hội cũ song song với việc bồi đắp, xây dựng và phát triển ý thức
xã hội mới. Tuy nhiên, khi thực hiện những nhiệmvụ này thì không được nóng vội, không được
dùng các biện pháp hành chính như đã từng xảy ra ở các nước XHCN và cả ở nước ta nhiều
năm trước đây.
b. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
- Triết học Mác thừa nhận rằng, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội nhưng cũng có
thể vượt trước tồn tại xã hội. Thực tế là nhiều tư tưởng khoa học và triết học trong những điều
kiện nhất định có thể vượt trước tồn tại xã hội của thời đại rất xa, hướng hoạt động thực tiễn
của con người vào mục đích nhất định. Sở dĩ ý thức xã hội có khả năng đó là do nó phản ảnh
đúng được những mối liên hệ logic, khách quan, tất yếu, bản chất của tồn tại xã hội. Lịch sử đã
cho thấy nhiều dự báo của các nhà tư tưởng lớn phải sau một thời gian, có thể ngắn hoặc rất
dài, mới được thực tiễn xác nhận. Nhiều dự báo của C.Mác đang trở thành sự thật trong thời
đại chúng ta đã hoàn toàn khẳng định điều đỏ.
- Chẳng hạn, dự báo tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đang được thực tiễn của
của cuộc cách mạng chuyển đổi công nghệ số, thời đại trí tuệ nhân tạo hay cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại, thời đại tế tri thức xác nhận.
- Hay như Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng là một ví dụ điển hình khác. Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ
tư tưởng của giai cấp cách mạng nhất của thời đại – giai cấp công nhân, tuy ra đời vào thế kỷ
XIX trong lòng chủ nghĩa tư bản nhưng đã chỉ ra được những quy luật vận động tất yếu của xã
hội loài người nói chung, của xã hội tư bản nói riêng, qua đó chỉ ra rằng xã hội tư bản nhất định
sẽ bị thay thế bằng xã hội cộng sản.
c. Ý thức xã hội có tính kế thừa.
- Tiến trình phát triển đời sống tinh thần của xã hội loài người cho thấy rằng, các quan điểm lý
luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào những tiền đề đã có từ các giai
đoạn lịch sử trước đó. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã thừa nhận rằng, ngay cả chủ
nghĩa cộng sản phát triển cũng trực tiếp bắt nguồn từ chủ nghĩa duy vật Pháp…Và, “nếu trước
đó không có triết học Đức, đặc biệt là triết học Hêghen, thì sẽ không bao giờ có chủ nghĩa xã
hội khoa học Đức, chủ nghĩa xã hội duy nhất khoa học tồn tại từ trước đến nay.” Vì vậy, hoàn
toàn hợp quy luật rằng, chủ nghĩa Mác không chỉ đã tiếp thu tất cả những gì là tinh hoa trong
lịch sử văn minh nhân loại mà còn kế thừa trực tiếp từ nền triết học cổ điển Đức, kinh tế chính
trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
- Trong sự phát triển của mình ý thức xã hội có tính kế thừa nên không thể giải thích một tư
tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào trình độ, hiện trạng phát triển kinh tế và các quan hệ kinh tế - xã
hội. Chẳng hạn, trình độ phát triển kinh tế của nước Pháp vào thế kỷ XVIII kém xa nước Anh
nhưng tư tưởng lý luận thì nước Pháp tiên tiến hơn nước Anh nhiều. Tương tự như vậy, kinh tế
nước Đức đầu thế kỷ XIX kém xa nước Anh và nước Pháp nhưng nền triết học của nước Đức
thì vượt xa hai nước kia. Điều đó chứng tỏ rằng, sự phát triển của ý thức xã hội không phải bao
giờ cũng song hành với sự phát triển kinh tế và các quan hệ kinh tế.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong các xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau sẽ kế thừa
những di sản khác nhau của những giai đoạn trước. Giai cấp tiến bộ đang lên sẽ chọn kế thừa
những tư tưởng tiến bộ của thời đại trước, tráilại, giai cấp lỗi thời, đi xuống bao giờ cũng chọn
tiếp thu những tư tưởng và lý thuyết bảo thủ, phản tiến bộ để cố gắng tìm cách duy trì sự thống
trị của mình.
3. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội ảnh hưởng tới tồn tại xã hội.
- Thông thường, trong mỗi thời đại, tuỳ theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có những hình
thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu tác động và chi phối các hình thái ý thức xã hội khác.
Điều này nói lên rằng, các hình thái ý thức xã hội không chỉ chịu sự tác động quyết định của tồn
tại xã hội, mà còn chịu sự tác động lẫn nhau. Mối liên hệ và tác động lẫn nhau đó giữa các hình
thái ý thức xã hội làm cho mỗi hình thái ý thức xã hội có những tính chất và những mặt không
thể giải thích trực tiếp được bằng các quan hệ vật chất.
4. Ý thức xã hội tác động ngược trở lại tồn tại xã hội
Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội mạnh hay yếu còn phụ
thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể; vào các quan hệ kinh tế vốn là cơ sở hình thành các
hình thái ý thức xã hội; vào trình độ phản ánh và sự xâm nhập của ý thức xã hội vào quần
chúng cả chiều sâu, chiều rộng; và đặc biệt là vào vai trò lịch sử của giai cấp đại diện cho ngọn
cờ tư tưởng đó. Do đó, cần phân biệt ý thức xã hội tiến bộ với ý thức xã hội lạc hậu, cản trở sự
tiến bộ xã hội. Ta có thể kết luận, ý thức xã hội, với tính cách là thể thống nhất độc lập, tích cực
tác động ngược trở lại lên tồn tại xã hội nói riêng và lên đời sống xã hội nói chung.
→ Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xãhội
chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển của ý thức xã hội và của đời sống tinh thầnxã
hội nói chung. Nó bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
5. Ý nghĩa phương pháp luận
- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã hội.
→ Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiếnhành đồng thời trên
cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Cần quán triệt rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội.
 Mặt khác, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu
dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những
tác động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra
những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.
 Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của xã hội xã hội
chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền
thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

You might also like