You are on page 1of 6

TRIẾT HỌC – CÂU HỎI CHƯƠNG 3

I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

Câu 1.
Khái niệm SXVC là hoạt động thực tiễn nhằm mục đích cải biến giới tự nhiên nhằm đáp
ưng nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
Vai trò SXVC:
- SXVC là yêu cầu khách quan, là cơ sở của sự tồn tại, vận động phát triển của
XH.
- SXVC là cơ sở hình thành các loại quan điểm, tư tưởng, các quan hệ và thiết chế
XH khác nhau.
- SXVC là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội.
Điểm xuất phát nghiên cứu về lịch sử của Marx là con người hiện thực.

Câu 2.
Nhu cầu tất yếu khách quan của con người là lao động (xem thêm trong sách tr.113)

Câu 3.
Lực lượng sx gồm:
- Người lao động: có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo
nhất định trong quá trình sx của XH.
- Tư liệu sản xuất:
+ Đối tượng lao động: yếu tố vật chất mà lao động con người dùng tư liệu lao
động tác động lên nhằm biến đổi phù hợp mục đích sử dụng.
+ Tư liệu lao động: yếu tố vật chất mà lao động con người dựa vào đó tác
động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi phù hợp mục đích sử dụng. Tư
liệu lao động gồm:
 Công cụ lao động: là những phương tiện vật chất mà con
người trực tiếp sử dụng để tác động đối tượng lao động nhằm
biến đổi phù hợp mục đích sử dụng.
 Phương tiện lao động: là yếu tố vật chất của sx cùng với công
cụ lao động mà con người dùng để tác động lên đối tượng lao
động nhằm biến đổi phù hợp mục đích sử dụng.

Câu 4.
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sx của một xã hội trong sự vận động hiện thực của
chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế xh
tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng
nhất định.
1
TRIẾT HỌC – CÂU HỎI CHƯƠNG 3

Câu 5.
A)
Xã hội vận động tuân theo 2 quy luật cơ bản:
- Quy luật QHSX, LLSX
- Quy luật CSHT, KTTT
Trong đó, quy luật CSHT, KTTT nói lên sự quyết định của kinh tế với chính trị. Việt Nam
đã vận dụng quy luật QHSX, LLSX để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
B)
Năm hình thái kinh tế xã hội và công cụ lao động tương ứng:
- Cộng sản nguyên thủy: công cụ thô sơ từ đá, thân cây,…
- Chiếm hữu nô lệ: công cụ bằng kim loại như liềm, rìu, cày, xẻng,..
- Phong kiến: công cụ bằng gang và sắt phức tạp hơn.
- TBCN: công cụ lao động là máy móc.
- Cộng sản chủ nghĩa.

II. VẤN ĐỀ DÂN TỘC


Câu 1.
Các hình thức cộng đồng người trong lịch sử: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và dân tộc.
Câu 2.
Hình thức dân tộc có đặc điểm:
- Dân tộc là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thống nhất.
- Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ.
- Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về kinh tế.
- Dân tộc là một cộng đồng bền vững về văn hóa và tâm lí, tính cách.
- Dân tộc là một cộng đồng người có một nhà nước và pháp luật thống nhất.
Câu 3.
So sánh sự hình thành dân tộc ở phương Tây và phương Đông:
- Phương Tây: hình thành theo 2 phương thức chủ yếu gắn liền với sự hình thành
và phát triển của chủ nghĩa tư bản:
+ Dân tộc hình thành từ nhiều bộ tộc khác nhau trong một quốc gia.
+ Dân tộc được hình thành từ một bộ tộc.
- Phương Đông: được hình thành từ rất sớm, không gắn với sự hình thành CNTB
mà gắn với quá trình dựng nước, giữ nước.

2
TRIẾT HỌC – CÂU HỎI CHƯƠNG 3

Câu 4.
Sự khác nhau trong việc giải quyết mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc của Carl Marx –
Lenin và Hồ Chí Minh là:
- Carl Marx – Lenin: giai cấp vô sản nắm ngọn cờ dân tộc để lãnh đạo quần chúng
làm cách mạng.
- Hồ Chí Minh: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản” và cũng chỉ rõ cách mạng dân tộc không bị
động, không phụ thuộc vào cách mạng vô sản.

III. NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI

Câu 1.
Nguồn gốc ra đời của nhà nước là sản phẩm của một xã hội phát triển đến giai đoạn nhất
định khi “xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó
bất lực không sao loại bỏ được”:
- Nguyên nhân sâu xa: do sự phát triển của LLSX dẫn đến sự dư thừa của cải, xuất
hiện tư hữu.
- Nguyên nhân trực tiếp: mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt không thể điều
hòa được.
Câu 2.
Bản chất nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm
bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.
Câu 3.
Chức năng của nhà nước:
- Thống trị chính trị
- Xã hội
- Đối nội
- Đối ngoại
Câu 4.
Nhà nước vô sản khác gì với những nhà nước trước đó: nhà nước vô sản là nhà nước do
giai cấp vô sản lãnh đạo liên minh với nông dân, tri thức tiến bộ và nhân dân lao động
khác trong đó nhân dân lao động thực sự làm chủ xã hội.
Câu 5.
Cách mạng xã hội:
- Theo nghĩa hẹp: là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp, là cuộc đấu tranh lật đổ chính
quyền, thiết lập một chính quyền mới tiến bộ hơn.
3
TRIẾT HỌC – CÂU HỎI CHƯƠNG 3

- Theo nghĩa rộng: là sự thay đổi có tính chất căn bản về chất của một hình thái
kinh tế - xã hội, là phuongw thức thay đổi từ một hình thái kinh tế - xã hội này
lên một một hình thái kinh tế - xã hội mới, tiến bộ hơn.
Lịch sử con người đã trải qua 2 cuộc CMXH: CM tư sản và CM vô sản.
Liên hệ với Việt Nam: chủ động thông qua các tổ chức quốc tế, đối thoại,…để hòa giải
những mâu thuẫn, tranh chấp. Giữ vững độc lập tự chủ của quốc gia dân tộc, đấu tranh cho
dân chủ, hòa bình.
Câu 6.
Sự khác nhau của CMXH và cải cách xã hội:
- CMXH: xem định nghĩa trên
- Cải cách xã hội: cuộc cải biến chỉ dẫn ra một hoặc một số lĩnh vực của đời sống,
trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội.

IV. Ý THỨC XÃ HỘI

Câu 1.
Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội:
- Phương thức sản xuất vật chất
- Điều kiện tự nhiên
- Hoàn cảnh địa lý
- Dân số và mật độ dân số

Câu 2.
Ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
Câu 4.
Khác biệt giữa ý thức tôn giáo và ý thức khoa học: ý thức tôn giáo là sự phản ánh hư ảo
sức mạnh của giới tự nhiên bên ngoài lẫn các quan hệ xã hội vào đầu óc con người, ý thức
khoa học phản ánh hiện thực một cách chân thực và chính xác dựa vào sự thật và lý trí.
Các hình thái ý thức xã hội:
- Ý thức chính trị
- Ý thức pháp quyền
- Ý thức đạo đức
- Ý thức nghệ thuật/thẩm mỹ
- Ý thức tôn giáo
- Ý thức khoa học
- Ý thức triết học
4
TRIẾT HỌC – CÂU HỎI CHƯƠNG 3

Câu 5.
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội vì tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất, thay
đổi thì những tư tưởng quan điểm về chính trị, pháp luật, triết học và cả quan điểm thẩm
mỹ lẫn đạo đức dù sớm hay muộn cũng sẽ có sự thay đổi nhất định.
Câu 6.
Ý thức có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại tồn tại xã hội, thậm chí có thể cượt
trước rất xa tồn tại xã hội mà Engels từng nói rằng, nhiều khi logic phải chờ đợi lịch sử.
Câu 7.
Ví dụ của tính lạc hậu của ý thức xã hội: quan niệm trọng nam khinh nữ, mê tín dị đoan,…
Câu 8.
Ví dụ của tính vượt trước của ý thức xã hội: Galileo Galilei và quan điểm Trái Đất hình
cầu của ông, Mendel – cha đẻ ngành di truyền học hiện đại,…
Câu 9.
Ý nghĩa của nguyên lý tồn tại xã hội – ý thức xã hội: là hai phương diện thống nhất biện
chứng của đời sống xã hội. Vì vậy, công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải
tiến hành trên cả hai mặt tồm tại này. Hai mặt này tác động lẫn nhau vì thế trong việc phá
triển kinh tế, CNH-HĐH cần phải tránh sai lầm chủ quan duy ý chí.
Câu 10.
Ví dụ áp dụng nguyên lý tồn tại xã hội – ý thức xã hội: Trong xã hội phong kiến, khi quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội này và dần dần lớn mạnh thì nảy sinh
quan niệm cho rằng sự tồn tại của chế độ phong kiến là trái với công lý, không phù hợp
với lý tính con người và cần được thay thế bằng chế độ công bằng và hợp lý tính của con
người hơn. Ngay khi xã hội tư bản mới hình thành đã xuất hiện các trào lưu tư tưởng phê
phán chế độ tư bản chủ nghĩa, đề xuất phương án xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp hơn thay
thế chế độ tư bản.
V. TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
Câu 1.
Con người là một thực thể sinh học – xã hội. Mặt sinh vật bao gồm cơ thể cùng những nhu
cầu cơ thể và những quy luật sinh học chi phối đời sống của cơ thể con người. Mặt xã hội
bao gồm "tổng hòa những quan hệ xã hội", những hoạt động xã hội, đời sống tinh thần của
con người. Hai mặt này có quan hệ khắng khít không thể tách rời nhau, trong đó mặt sinh
học là nền tảng vật chất tự nhiên của con người, mặt xã hội giữ vai trò quyết định bản chất
của con người.

5
TRIẾT HỌC – CÂU HỎI CHƯƠNG 3

Câu 2.
Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người cũng làm nên lịch sử của chính mình.
Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản
thân con người. Bản chất của con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ
thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người.(xem thêm sách tr.183,184&185)
Câu 3.
Tha hóa là:
- Quá trình con người đã trở thành không phải chính mình.
- Một hiện tượng xã hội.
- Xuất phát từ con người, xã hôin loài người, do nhiều nguyên nhân.
- Lao động tha hóa.(đọc thêm sách tr.186&187)
Câu 4.
Quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ tập hợp đông đảo những con người hoạt động trong
một không gian thời gian xác định, bao gồm nhiều thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp
đang hoạt động trong một xã hội xác định.
QCND quyết định lịch sử chứ không phải lãnh tụ vì QCND là chủ thể sáng tạo chân chính,
là động lực phát triển của lịch sử:
- Yếu tố căn bản và quyết định của LLSX là QCND lao động.
- Trong mọi cuộc cách mạng xã hội cũng như ở các giai đoạn biến động của xã
hội, QCND luôn là lực lượng chủ yếu, cơ bản và quyết định.
- Toàn bộ các giá trị văn hóa, tinh thần và đời sống tinh thần nói chung đều do
QCND sáng tạo ra.
LƯỢNG GIÁ
Chỉ đưa ra lời giải ngắn gọn hoặc vị trí, khả năng hỏi về phần này là không cao.
Câu 1. Sở hữu tư nhân Câu 9. Yếu tố chính trị và pháp lý
Câu 2. D Câu 10. Do khác biệt về chủ sở hữu
Câu 3. D Câu 11. KTTT (đọc thêm sách
tr.121&122)
Câu 4. C
Câu 12. Link full HD không che:
Câu 5. B
https://luatminhkhue.vn/kieu-phap-luat-
Câu 6. Sản xuất vật chất chiem-huu-no-le-la-gi---quy-dinh-ve-
Câu 7. Tư liệu SX kieu-phap-uat-chiem-huu-no-le.aspx

Câu 8. Sức lao động

You might also like