You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021


(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học Số báo danh: 20D200081
Mã số đề thi: 03 Lớp: K56P2
Ngày thi: 2/6/2021 Số trang: 5 Họ và tên: Thiều Thị Dung

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Bài làm
Câu 1:

Chủ nghĩa xã hội khoa học được hiểu theo hai nghĩa:

+ Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học là học thuyết lý luận được luận giải từ
các giác độ triết học, kinh tế học chính trị và chính trị-xã hội về sự chuyển biến tất yếu
của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Theo nghĩa này, chủ nghĩa xã hội khoa học chính là chủ nghĩa Mác-Lênin.

+ Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong 3 bộ phận hợp thành chủ
nghĩa Mác-Lênin. VI.Lênin đã khẳng định: “Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả
những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế
chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp”.

 Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học:

- Chủ nghĩa xã hội khoa học có đối tượng nghiên cứu là: Những quy luật và tính quy luật
chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội; những nguyên tắc cơ bản,
những điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 1/…..


công nhân và nhân dân lao động để thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản (và các
chế độ tư hữu) lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

 Luận giải về chức năng của môn khoa học này:

Trong khuôn khổ môn học này, chủ nghĩa xã hội khoa học được nghiên cứu theo
nghĩa hẹp.

- Chủ nghĩa xã hội khoa học - môn khoa học lấy lĩnh vực chính trị-xã hội của đời sống xã
hội làm khách thể nghiên cứu. Chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra những luận cứ chính trị-
xã hội rõ ràng, trực tiếp nhất để chứng minh, khẳng định sự thay thế tất yếu của chủ nghĩa
tư bản bằng của chủ nghĩa xã hội, để khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
đồng thời chỉ ra các biện pháp để tiến hành cải tạo xã hội theo định hướng xã hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa khoa học xã hội là khoa học chỉ ra con đường thực hiện bước chuyển biến từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội bằng cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công
nhân dưới sự lãnh đạo của đội tiền phong là Đảng Cộng sản.

=> Chức năng của môn khoa học này là: Giác ngộ và hướng dẫn giai cấp công nhân thực
hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong ba thời kỳ. Đấu tranh lật đổ sự thống trị của giai cấp
tư sản, giành chính quyền; thiết lập sự thống trị của giai cấp công nhân, thực hiện sự
nghiệp cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa
cộng sản.

+ Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội khoa học có chức năng trang bị những tri thức khoa học,
đó là hệ thống lý luận chính trị - xã hội và phương pháp luận khoa học mà chủ nghĩa Mác-
Lênin đã phát hiện ra và luận giải quá trình tất yếu lịch sử dẫn đến hình thành, phát
triển hình thái kinh tế-xã hội cộng sản, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chức
năng này cũng thống nhất với chức năng của triết học Mác-Lênin và kinh tế chính trị học
Mác-Lênin, nhưng trực tiếp nhất là trang bị lý luận nhận thức về cách mạng xã hội chủ
nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không làm được chức năng này, chủ nghĩa xã hội
khoa học sẽ không thể cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp nhận thức về chính trị -

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 2/…..


xã hội cho người nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và
xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là cho các đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa
với chức năng lãnh đạo và quản lý xã hội.

+ Thứ hai, chủ nghĩa xã hội khoa học có chức năng trực tiếp nhất là giáo dục, trang bị
lập trường tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân cho Đảng Cộng sản, giai cấp công
nhân và nhân dân lao động - lập trường xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Chính các
nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã có công lớn là xây dựng hệ thống lý luận
phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân rồi tuyên truyền, giáo dục trở lại cho
giai cấp công nhân hiện đại hiểu về sứ mệnh lịch sử và bản chất của chính mình. Hệ thống
lý luận đó đã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân hiện đại. Không có hệ tư tưởng
cách mạng và khoa học, không có lập trường và bản lĩnh chính trị xã hội chủ nghĩa, cộng
sản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân, đảng của nó và nhân dân lao động không thể tiến tới
giành chính quyền và xây dựng thànhcông chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; không
thể đấu tranh với các hệ tư tưởng và các hoạt động thù địch chống chủ nghĩa xã hội,
chống nhân dân lao động.

+ Thứ ba, chủ nghĩa xã hội khoa học có chức năng định hướng về chính trị – xã hội
cho mọi hoạt động của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng sản, của nhà nước và của nhân
dân lao động trên mọi lĩnh vực, sao cho sự ổn định và phát triển của xã hội luôn luôn
đúng với bản chất, mục tiêu xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa; tức là qua từng nấc
thang phát triển, tính chất xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa thuộc mọi lĩnh vực của xã
hội thể hiện ngày càng rõ hơn và hoàn thiện hơn.

Câu 2:

 Làm rõ bản chất và chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa:

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà ở đó, sự thống trị chính trị thuộc về giai
cấp công nhân, do cách mạng XHCN sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công
CNXH đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội
trong một xã hội phát triển cao - xã hội chủ nghĩa.

- Bản chất:

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 3/…..


Khác với các kiểu nhà nước trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa có tính ưu việt hơn
về mặt bản chất được thể hiện qua các phương diện.

+ Về chính trị: mang bản chất của giai cấp công nhân - giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi
ích chung của quần chúng nhân dân lao động. Và nhà nước xã hội chủ nghĩa còn là đại
biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động

+ Về kinh tế: chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của XHCN - chế độ sở hữu xã hội về tư
liệu sản xuất là chủ yếu. Vì vậy, không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột. Việc chăm lo
lợi ích của đại đa số nhân dân lao động trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước XHCN.

+ Về văn hóa - xã hội: nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lenin, giá trị văn hóa tiên tiến của nhân
loại đồng thời mang bản sắc riêng của dân tộc.

- Chức năng:

Chức năng của nhà nước XHCN được chia thành các chức năng khác nhau tùy theo từng
góc độ.

 Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước
XHCN được chia thành: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

 Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước
XHCN được chia thành: chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,..

 Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước XHCN được
chia thành:

+ Chức năng xã hội: Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là nội dung chủ yếu và là
mục đích cuối cùng của nhà nước XHCN. Đây là một sự nghiệp vĩ đại và cũng là công
việc cực kỳ khó khăn và phức tạp.

+ Chức năng giai cấp: Bạo lực, trấn áp giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và những phần tử
chống đối để bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 4/…..


 Liên hệ đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

Nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được
giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật đảm bảo tính
nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có sự kiểm soát lẫn nhau,
tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân.

=> Đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN:

- Xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ - Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhịp
nhàng giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp (hay còn gọi là cơ chế tam
quyền).

- Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hoạt
động của nhà nước được giám sát bởi nhân dân: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra.”

- Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam tôn trọng quyền con người, coi con người là
trung tâm của sự phát triển.

- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự
phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền lực là thống
nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.

Như vậy, những đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN mà Việt Nam đang xây
dựng đã thể hiện được các tinh thần cơ bản của một nhà nước pháp quyền nói chung.
Ngoài ra, nó còn thể hiện sự khác biệt so với các nhà nước pháp quyền khác mang bản
chất giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích cho nhân dân; nhà nước là công cụ chủ yếu để
Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

---Hết---

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 5/…..

You might also like