You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học Số báo danh: 06
Mã số đề thi: 5 Lớp: 2195HCMI0121
Ngày thi: 15/12/2021 Tổng số trang: 06 Họ và tên: Đào Thị Đoàn

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Câu 1: Hãy làm rõ đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học và luận giải về ý
nghĩa của việc nghiên cứu học phần này?

* Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học:

- Với tư cách là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa
học, học thuyết chính trị - xã hội, trực tiếp nghiên cứu, luận chứng sử mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân, những điều kiện, những con đường để giai cấp công nhân hoàn thành sử mệnh lịch sử
của mình.

- Chủ nghĩa xã hội khoa học luận giải một cách khoa học về phương hướng và những nguyên tắc
của chiến lược và sách lược; về con đường và các hình thức đầu tranh của giai cấp công nhân, về
vai trò, nguyên tắc tổ chức và hình thức thích hợp hệ thống chính trị của giai cấp công nhân, về
những tiền đễ, điều kiện của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội; về
những qui luật, bước đi, hình thức, phương pháp của việc tổ chức xã hội theo hướng xã hội chủ
nghĩa, về mối quan hệ gàu bỏ với phong trào giải phóng dân tộc, phong trào dân chủ và phong
trào xã hội chủ nghĩa trong quá trình cách mạng thế giới

- Từ những luận giải trên có thể khái quát, đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học
là:

+ Những qui luật, tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát
triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 1/…..


+ Những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những con đường và hình thức, phương pháp
đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm hiện thực hóa sự chuyển
biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

 Về bản chất, quy luật chính trị - xã hội là những quy luật phản ánh mối quan hệ
giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, các Đảng chính trị, các dân tộc, các tôn giáo, các Nhà nước…
trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, trong đó chủ yếu là quy luật đấu tranh giai cấp của
giai cấp công nhân để thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH, CNCS ( Theo C.Mác – Ph. Ăngghen:
“CNCS… là sự biểu hiện lý luận của lập trường của giai cấp vô sản” là “sự khái quát lý luận về
những điều kiện giải phóng giai cấp vô sản”)
 Về tính chất, quy luật chính trị - xã hội có tính chất tổng hợp và tính chất phổ biến.
 Về phạm vi tác động, quy luật chính trị - xã hội tác động đến quá trình phát sinh,
hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN, nghĩa là tác động đến hình thái này
trong cả ba giai đoạn: giành chính quyền, thời kỳ quá độ, phát triển CNXH chuyên đầu lên CNCS.
Có những quy luật chỉ tác động trong một giai đoạn, có quy luật tác động đến hai hoặc ba giai
đoạn.

* Luận giải về ý nghĩa của việc nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội khoa học:

Trải qua suốt quá trình học tập và rèn luyện, ta nhận thấy việc nghiên cứu, tìm hiểu về Chủ
nghĩa xã hội khoa học là một việc làm cần thiết đối với mỗi công dân, đặc biệt là trong giai đoạn
hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc nghiên cứu Chủ nghĩa xã
hội khoa học mang lại những ý nghĩa được tóm gọn dưới đây:

- Về mặt lý luận:

+ Hoàn chỉnh việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin một cách
cân đối và toàn vẹn, từ đó góp phần hoàn chỉnh thế giới quan phương pháp luận khoa học cách
mạng đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.

+ Thấy được những điều kiện và khả năng thực tế để giải phóng loài người khỏi ách thống
trị của CNTB. Đó là lực lượng sản xuất hùng hậu, khoa học kỹ thuật tiến tiến, là giai cấp công
nhân hiện đại gắn với lực lợng quần chúng lao động đồng đảo. Học thuyết Mác không chỉ để nhận
thức và giải thích thế giới mà còn để góp phần cải tạo thế giới.

+ Trang bị những nhận thức chính trị - xã hội và phương pháp luận khoa học và quá trình
tất yếu lịch sử dẫn đến sự hình thành, phát triển hình thái kinh tế - xã hội CSCN, giải phóng xã
hội, giải phóng con người. CNXHKH là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân hiện đại và Đảng
của nó để thực hiện quá trình giải phóng nhân loại, giải phóng bản thân mình. Khi giai cấp công
nhân và nhân dân lao động không có nhận thức đúng đắn đầy đủ về CNXH thì không thể có niềm
tin, lý tưởng và bản lĩnh cách mạng vững vàng trong mọi tình huống, không đủ cơ sở khoa học

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 2/…..


và bản lĩnh vận dụng sáng tạo và phát triển đúng đắn lý luận về CNXH và con đường đi lên
CNXH.

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học không chỉ giải thích thế giới mà căn bản là ở chỗ cải tạo thế
giới theo quy luật tự nhiên, phù hợp với tiến bộ, văn minh xã hội. Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội
khoa học góp phần định hướng chính trị - xã hội cho hoạt động thực tiễn của Đảng Cộng sản, Nhà
nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

+ Trang bị nhận thức khoa học để người học có căn cứ để cảnh giác, phân tích đúng và đấu
tranh chống lại những nhận thức sai lệch, những tuyên truyền chống phá của chủ nghĩa đế quốc
và bọn phan động, đi ngược lại xu thế, lợi ích của nhân dân, dân tộc và nhân loại tiến bộ.

- Về mặt thực tiễn:

+ Thấy rõ sự cần thiết phải xây dựng và khả năng xây dựng một lực lượng đủ mạnh nghiên
cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, phát triển CNXH khoa học trên cơ sở hiểu đúng và đầy đủ hơn
về chủ nghĩa Mác - Lênin gắn với những vấn đề thực tiễn của thời đại hiện nay.

+ Góp phần quan trọng trong việc giáo dục niềm tin khoa học cho nhân dân vào mục tiêu,
lý tưởng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Niềm tin này được hình thành
trên cơ sở nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn mà niềm tin được hình thành, phát triển. Đó
là sự thống nhất giữa nhận thức, tình cảm, ý chí và quyết tâm trở thành động lực tinh thần hướng
con người đến hoạt động thực tiễn một cách chủ động, tự giác, sáng tạo và cách mạng.

+ Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học, vận dụng và phát triển nó là rất quan trọng đối với
nước ta trong công cuộc đổi mới:

 Là cơ sở lý luận trực tiếp giúp cho Đảng Cộng sản xây dựng lý luận về CNXH và
con đường đi lên CNXH (mục tiêu, phương hướng, đường lối, chiến lược...)
 Giúp cho quần chúng nhân dân tiếp thu đường lối, quan điểm của Đảng một cách
tự giác.
 Thấy được thời cơ và nguy cơ của quá trình cách mạng nước ta hiện nay.
 Giữ vững và nâng cao giác ngộ giai cấp, lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị,
lòng tin vào sự nghiệp cách mạng, nhiệt tình, đạo đức và tình cảm cách mạng... cho bản thân giai
cấp công nhân, cho Đảng Cộng sản, cho cán bộ Nhà nước và cho toàn thể nhân dân lao động
trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

* Liên hệ bản thân sinh viên:

Đối với bản thân em – là một sinh viên vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường của Đại học
Thương mại và nhận thấy việc nghiên cứu học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học có một ý nghĩa
to lớn, quan trọng và vô cùng hữu ích trong quá trình đi học và sau này ra trường. Việc nghiên

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 3/…..


cứu chủ nghĩa xã hội khoa học đã trang bị, bổ sung cho em kiến thức về chính trị, xã hội mà điều
này là vô cùng cần thiết. Nó cũng củng cố niềm tin vào sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Trên cơ sở những nhận thức khoa học, giúp em
hình thành niềm tin khoa học vào mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn. Hoàn thiện hơn thái độ và phẩm chất
của chính mình để không có nhận thức lệch lạc và tránh bị cám dỗ, lôi kéo bởi những tổ chức
phản động, chủ nghĩa đế quốc. Những bài học, kiến thức mà các thầy cô đã truyền lại về lý luận
chính trị đã giúp em có thêm niềm tin và mục tiêu lí tưởng xây dựng Xã hội chủ nghĩa của Đảng
và nhà nước, từ đó định hướng được cho em mục tiêu phấn đấu phát triển của bản thân, nhất là
đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, nhận thức chính trị đúng đắn, tư tưởng cũng
như năng lực chính trị, năng lực cá nhân để tham gia vào lao động sản xuất, xây dựng đất nước
theo đúng định hướng Xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước. Từ đó, giúp em nhận thức rõ
được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đi lên với
mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Câu 2: Luận giải về đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong
những đặc điểm đó, đặc điểm nào thể hiện tính khó khăn, phức tạp lâu dài của thời kỳ quá
độ, tại sao?

* Luận giải về đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

- Khái niệm: Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để
xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tạo ra những
tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mà trong đó, những nguyên tắc
căn bản của xã hội XHCN sẽ được thực hiện và xây dựng từng bước cơ sở vật chất - kỹ thuật và
đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Đó là thời lâu dài gian khổ bắt đầu từ khi giai cấp công
nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền đến khi xây dựng thành chủ nghĩa xã hội.

- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, bất cứ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa
xã hội đều phải trải qua, kể cả các nước có nền kinh tế rất phát triển.

- Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

+ Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, như Đại hội IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam xác định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản
xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân
loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển
nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

 Đây là con đường cách mạng mang tính tất yếu, khách quan.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 4/…..


 Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư
bản chủ nghĩa.
 Kế thừa thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới CNTB để phát triển xã hội, phát
triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
 Là thời kỳ rất khó khăn, phức tạp, lâu dài; đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị và khát
vọng lớn của toàn Đảng, toàn dân.

+ Xuất phát từ một đất nước vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất
rất thấp. Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt, kéo dài nhiều thập kỷ, hậu quả để lại vô cùng nặng
nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn sót lại nhiều, lại bị các thế lực thù địch thường xuyên
tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta.

+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả
các nước ở mức độ khác nhau. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc
tế hoả sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Những xu
thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra những thách thức gay gắt.

+ Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cho dù
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Các nước với chế độ xã hội và trình độ
phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc
gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát
triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song theo quy luật tiến hoá của lịch sử,
loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.

* Trong những đặc điểm trên, đặc điểm “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa” thể hiện tính khó khăn, phức tạp lâu dài của thời kỳ quá độ. Bởi vì:

- Ở nước ta, TKQĐ lên CNXH bắt đầu từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975, sau khi đất nước
đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất, cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân đã hoàn toàn
thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng XHCN, cùng quá độ lên
CNXH. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia xây dựng
chủ nghĩa xã hội, dù điểm xuất phát ở trình độ phát triển cao hay thấp. Những nước trải qua CNTB
ở trình độ trung bình hoặc tiền tư bản thì TKQĐ kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp.

- Về mặt khách quan, chủ nghĩa xã hội ra đời trên cơ sở của sự phát triển chủ nghĩa tư bản; hay
nói cách khác, trong quá trình phát triển mạnh mẽ của mình, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra tiền đề
hiện thực (cả vật chất và tinh thần) cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội. Đó không chỉ là sự phát
triển của lực lượng sản xuất, của quan hệ sản xuất, nền đại công nghiệp, phương pháp quản lý, tổ
chức sản xuất và xã hội mà còn cả sự phát triển toàn diện của văn hóa, xã hội và con người. Chưa
có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở xã hội và con người để tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 5/…..


nhanh chóng và vững chắc. Đối với những nước có điểm xuất phát thấp hơn chủ nghĩa tư bản -
tiền tư bản chủ nghĩa như Việt Nam, thì càng chắc chắn rằng sẽ có thời kỳ quá độ còn phải lâu
dài hơn gấp nhiều lần.

- Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một trong những con đường đi lên CNXH mà nội
dung cốt lõi của nó là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng
tầng TBCN, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đạt được dưới chế độ tư bản, trước hết là khoa
học và công nghệ để phát triển không ngừng lực lượng sản xuất,xây dựng nền kinh tế hiện đại,
từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
còn rất lâu dài với nhiều khó khăn, thử thách; các nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác
lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các nhân tố tư
bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực.

- Đây là con đường đi lên tạo sự biến đổi về chất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng rất
khó khăn, phức tạp. Phải trải qua một thời kỳ lâu dài, với những chặng đường, hình thức tổ chức
kinh tế, xã hội cụ thể mới đi đến thắng lợi. Và là thời kỳ rất khó khăn, phức tạp, lâu dài với nhiều
chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ; đòi hỏi phải có quyết
tâm chính trị và khát vọng lớn của toàn Đảng và toàn dân ta.

* Liên hệ bản thân sinh viên:

Nhận thấy thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là cực kì khó khăn, phức tạp và
lâu dài, từ khi là sinh viên, là Đoàn viên, là nhân tài của đất nước, là lực lượng được Đảng và Nhà
nước hết sức quan tâm đào tạo và giáo dục, chúng ta cần phải rèn luyện cả về học tập, sức khỏe,
đạo đức cũng như nhân cách con người. Mỗi sinh viên cần phải không ngừng học hỏi, tiếp thu tri
thức mới; ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị đồng
thời tự rèn luyện bản thân để trở thành những con người Xã hội Chủ nghĩa. Có lối sống lành
mạnh, rèn luyện năng lực bản thân. Tham gia các hoạt động chính trị của Đoàn, của Đảng và xác
định được lý tưởng sống đúng đắn. Trở thành một học sinh, sinh viên tốt, một công dân và một
cán bộ, một người lao động tốt sau này, mới có thể góp phần thực hiện mơ ước của bản thân và
cùng thế hệ mới xây dựng đất nước ta giàu mạnh, hội nhập kinh tế quốc tế và sánh vai với các
cường quốc năm châu trong tương lai.

(Ghi chú viết tắt: “CNXH”: Chủ nghĩa xã hội; “XHCN”: Xã hội chủ nghĩa; “CNTB”: Chủ
nghĩa tư bản; “CNCS”: Chủ nghĩa cộng sản; “TKQĐ”: Thời kỳ quá độ; “CNXHKH”: Chủ
nghĩa xã hội khoa học)

---Hết---

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 6/…..

You might also like