You are on page 1of 7

Chương 1: Nhập môn Chủ nghĩa Xã hội Khoa học

I. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học


1. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
* Sự ra đời vào những năm 1840 là một điều tất yếu khách quan là sự đòi hỏi bức thiết
của phong trào công nhân lúc bấy giờ
a/ Điều kiện kinh tế - xã hội
- Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (áp dụng Cách mạng khoa
học kỹ thuật) thể hiện ở nền Đại Công nghiệp  năng suất cao  Lực lượng sản xuất
tiên tiến >< Quan hệ sản xuất lạc hậu (mâu thuẫn trong lòng nó hay lực lượng sản xuất
mang tính xã hội hóa cao)
- Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản (do mâu thuẫn kinh tế quy
định/là phản ánh của mâu thuẫn kinh tế)  Phong trào đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp
công nhân (Hiến chương tại Anh, cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố dệt Syleri
tại Đức)
- Tuy nhiên dù các phong trào rất mạnh mẽ nhưng cuối cùng lần lượt thất bại nên cần
một lý luận tiên tiến soi đường
 Chủ nghĩa Mác (bao gồm chủ nghĩa xã hội khoa học) ra đời đáp ứng được đòi hỏi
của phong trào công nhân và trở thành vũ khí lý luận của giai cấp công nhân, trở thành
hệ tư tưởng của giai cấp công nhân

b/ Tiền đề tư tưởng lý luận


- Nguồn gốc lý luận trực tiếp ra đời CNXHKH là CHXHKT Pháp
- Giá trị:
+ Giá trị nhân văn: Các nhà không tưởng đều nói lên được tiếng nói bênh vực quần
chúng nhân dân lao động, thông cảm cho giai cấp bị bóc lột trong đầy rẫy những áp
bức bất công, là sự yêu thương đồng loại
+ Giá trị phê phán: Các nhà không tưởng đều thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế
độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa đầy rẫy bất công, đạo đức bị đảo
lộn và tràn đầy tội ác trong xã hội (Fure nói xã hội tư bản là một xã hội lộn ngược,
nghèo khổ được sinh ra từ chính sự thừa thãi)
+ Đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về xã hội tương lai (về chủ nghĩa xã hội, cộng sản)
có một số khác biệt so với xã hội: Công hữu (Tư liệu sản xuất thuộc về xã hội) tổ chức
sản xuất và phân phối phải bình đăng, công nghiệp và khoa học kỹ thuật phải phát triển
và phục vụ cho quần chúng nhân dân lao động, người phụ nữ phải được giải phóng
khỏi những kìm kẹp của xã hội; nhà nước sẽ mất đi trong quá trình phát triển đó (tự tiêu
vọng)
+ Thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động

- Hạn chế:
+ Không phát hiện ra được quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người nói
chung (quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng phù
hợp với cơ sở hạ tầng), không nắm bắt được bản chất của chủ nghĩa tư bản cũng như
quy luật vận động phát triển của nó
+ Các nhà không tưởng đã chưa phát hiện ra được lực lượng xã hội tiên phong để xóa
bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản chính là giai cấp công nhân, họ chỉ
thấy công nhân là những người đáng thương cần được cứu vớt/ chưa chỉ ra được sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
+ Chưa chỉ ra được con đường đấu tranh cách mạng (chỉ nghĩ đến con đường ôn hòa
cải lương là giáo dục, tuyên truyền, vận động giai cấp thống trị, làm mẫu nêu gương, thí
điểm cộng sản trong lòng chủ nghĩa tư bản)
- Nguyên nhân của những hạn chế:
+ Chủ nghĩa tư bản bấy giờ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nảy sinh mâu thuẫn trong
lòng nó nên chưa thể thấy được bản chất tư bản và giá trị của giai cấp công nhân
(khách quan)
+ Do xuất thân ở địa vị cao hơn nên góc nhìn còn chưa triệt để (chủ quan)

c/ Tiền đề khoa học tự nhiên


- Khoa học tư nhiên có 3 thành tựu quan trọng:
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
+ Học thuyết tiến hóa
+ Học thuyết tế bào
 Là một trong những tiền đề khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử  Cơ sở phương pháp luận để các nhà sáng lập
CNXHKH nghiên cứu vấn đề lý luận chính trị - xã hội đương thời

2. Vai trò của C.Mác và Angghen


a/ Sự chuyển biến thế giới quan triết học và lập trường chính trị của C.Mác và
Ph.Angghen (Thế giới quan Duy tâm, lập trường DCCM  TGQDVBC, CSCN)
b/ Ba phát kiến của C.Mác và Ph.Angghen
* Chủ nghĩa duy vật lịch sử:
- Chứng minh học thuyết hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên: sự
thay thế của các hình thái kinh tế xã hội tuân theo quy luật khách quan (quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất)
* Học thuyết giá trị thặng dư:
* Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
c/ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của C.Mac và Ph.Angghen (1848) đánh dấu sự ra
đời của CHXHKH (tháng 2/1848)
- Là Cương lĩnh chính trị, kim chỉ nam hành động của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế; làm rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, sự thắng lợi tất yếu của
CHXH và CHCS

II. Các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học
1. C.Mac và Ph.Angghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học
2. V.I.Lenin vận dụng và phát triển CHXHKH trong điều kiện mới
3. Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học sau khi V.I.Lenin qua
đời đến nay

III. Đối tượng, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học
1. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học: Những quy luật, tính quy luật
chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là CNXH; những nguyên tắc cơ bản, những
điều kiện, những con đường và hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm hiện thực hóa sự chuyển biến từ chủ nghĩa
tư bản lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản
2, Phương pháp nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học
- Phương pháp kết hợp logic và lịch sử
- Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên điều kiện kinh tế
- xã hội cụ thể
- Các phương pháp có tính liên ngành
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học
* Về lý luận:
- Trang bị những nhận thức chính trị - xã hội và phương pháp luận khoa học về quá
trình tất yếu của lịch sử dẫn đến sự hình thành, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa, giải phóng xã hội, giải phóng con người…
- Định hướng chính trị - xã hội cho Đảng, NN, nhân dân trong CMXHCN
- Có căn cứ khoa học để cảnh giác, phân tích đúng đắn và đấu tranh với quan điểm
phản động,…
* Về thực tiễn:
- Nghiên cứu, học tập, phát triển CHXHKH khó khan và có ý nghĩa chính trị cấp bách…
- Góp phần giáo dục niềm tin khoa học cho nhân dân vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ
nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Niềm tin khoa học được hình thành trên cơ
sở nhận thức khoa học và hoạt động thực tiến.
Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
* Một số tiền đề:
- Rất quan trọng và là một trong 3 phát kiến lớn
- Khắc phục được hạn chế về cách nhìn nhận giai cấp công nhân của chủ nghĩa xã hội
không tưởng
- Là phạm trù xuất phát của chủ nghĩa xã hội khoa học và dựa trên cơ sở này thì Mac
và Angghen mới có thể xây dựng được các phạm trù khác

I. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về giai cấp công nhân và về sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân
a/ Khải niệm giai cấp công nhân
- Sự ra đời của giai cấp công nhân:
+ GCCN xuất thân từ rất nhiều giai cấp và tầng lớp trong xã hội
+ Là sản phẩm của nền đại công nghiệp
+ Xuất thân thực tế từ giai cấp nông dân và nông dân cũng có thể được tính vào (tích
lũy nguyên thủy  tư bản chủ nghĩa thì giai cấp tư sản tìm cách tước đoạt ruộng đất
của nông dân)
+ Tầng lớp thợ thủ công cũng được tính vào giai cấp công nhân (tư liệu lao động thô
sơ, năng suất thấp) do thất bại trong cạnh tranh
- Giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản:
* Phương diện kinh tế xã hội:
+ Là sản phẩm và là chủ thể của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, giai cấp công nhân
là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành công cụ sản xuất có tính chất
công nghiệp và ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao
+ Đặc điểm nổi bật: Sản xuất bằng máy móc, lao động có tính chất xã hội hóa (sản
phẩm của người công nhân tạo ra là sản phẩm của xã hội, tập thể), năng suất lao động
cao,…
* Phương diện chính trị xã hội:
+ Giai cấp công nhân không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội
+ Là lực lượng chính trị cơ bản trong xã hội TBCN
+ Giai cấp công nhân đối kháng với giai cấp tư sản mâu thuẫn gay gắt với tư sản
 Khái niệm giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân là tập đoàn xã hội, hình thành
và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; họ lao động
bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại và gắn với quá trình sản xuất vật
chất hiện đại, đại biểu cho PTSX mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là người
làm thuê do không có TLSN, buộc phải bán sức lao động để sống và bị GCTS bóc
lột; vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của GCTS. Đó là giai cấp có
sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công CNXH và CNCS trên
toàn thế giới.
2. Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Lao động bằng phương thức công nghiệp: Lao động bằng máy móc, năng suất lao
đông cao…
- Là sản phẩm của bản thân nền ĐCN, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện
đại  Đại biểu PTSX tiên tiến
- Rèn luyện cho giai cấp công nhân tính tổ chức, kỷ luật lao động, có tinh thần cách
mạng triệt để
- Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
+ Sứ mệnh tổng quát: Thông qua chính đảng tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức,
lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ
chủ nghĩa tư bản, giải phòng giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi mọi sự áp
bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội CSCN văn minh.
+ Nội dung kinh tế: Giai cấp công nhân đại biểu cho quan hệ sản xuất mới – dựa trên
chế độ công hữu về TLSX chủ yếu; ở những nước quá độ “bỏ qua”  GCCN đóng vai
trò nòng cốt giải phóng và thúc đẩy LLSX phát triển.
+ Nội dung chính trị xã hội: Tiến hành cách mạng chính trị, lật đổ sự thống trị của giai
cấp tư sản. thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xây dựng
nên dân chủ xã hội chủ nghĩa.
+ Nội dung văn hóa, tư tưởng: Tiến hành cách mạng về văn hóa, tư tưởng, xây dựng
nền văn hóa mới, trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân; phát triển
văn hóa, xây dựng con người mới XHCN…
3. Điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a/ Điều kiện khách quan
- Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân (GCCN là sản phẩm của nên đại công
nghiệp, đại diện cho PTSX tiên tiến và LLSX hiện đại; cơ bản không có TLSX; lợi ích co
bản đối lập trực tiếp vói GCTS)
- Địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân (Giai cấp tiên tiến; có tính tổ chức, kỷ
luật cao; tinh thần cách mạng triệt để; có khả năng đoàn kết; bản chất quốc tế…)
b/ Điều kiện chủ quan
II. Giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
hiện nay
III. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

You might also like