You are on page 1of 6

CHƯƠNG I: NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

1. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

● Khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học

Nghĩa rộng: là một trong ba bộ phận của Chủ nghĩa Mac – Lenin.

🡪 luận giải một cách khoa học về quá trình nảy sinh cách mạng xã hội chủ nghĩa , hình
thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa cộng sản, gắn liền với Sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân hiện đại, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội.

Nghĩa hẹp: là chủ nghĩa Mac – Lenin (gồm cả 03 bộ phận).

🡪 Chủ nghĩa xã hội khoa học chính là thực chất và mục đích của toàn bộ Chủ nghĩa Mac –
Lenin.
Chủ nghĩa Mac - Lenin

Triết học Kinh tế - chính trị Chủ nghĩa xã hội khoa học

Những quy luật chung Quy luật kinh tế trong Những quy luật chính trị
nhất của tự nhiên, xã quá trình sản xuất vật - xã hội của hình thái
hội, TD chất của hình thái kinh kinh tế - xã hội CSCN
tế - xã hội tư bản chủ
nghĩa và quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội

● Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học


dựa vào những kết luận của hai bộ phận hợp thành khác
của Chủ nghĩa Mac - Lenin.

chỉ rõ con đường hiện thực dựa vào khoa học để xóa bỏ
tình trạng bóc lột, đưa ra một tổ chức xã hội mới.

là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và nhân loại tiến bộ nói chung trên TG.

tổng kết những kinh nghiệp đấu tranh giai cấp của giai cấp
công nhân, kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa và
kinh nghiệm của những phong trào dân chủ, các cuộc
cách mạng dân chủ tư sản...

1.1. Hoàn cảnh ra đời

1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản


(công nhân) và giai cấp tư sản

Sản xuất chủ nghĩa phát


triển mạnh

Phong trào đấu tranh của giai


cấp công nhân

1.1.2. Tiền đề khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

● Khoa học tự nhiên

- Thuyết tế bào. Khẳng định tính đúng đắn của Chủ nghĩa duy vật
- Thuyết tiến hóa. biện chứng và Chủ nghĩa khoa học lịch sử.
- Định luật bảo toàn và Làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho Chủ
chuyển hóa năng lượng. nghĩa khoa học xã hội.

● Khoa học xã hội

- Triết học cổ điển Đức.


- Kinh tế chính trị học cổ Là 03 nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mac - Lenin.
điển Anh.
Cung cấp tiền đề lý luận và tư tưởng trực tiếp đưa
- Chủ nghĩa xã hội đến sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
không tưởng - phê phán
Pháp, Anh.

1.2. Vai trò của K.Mac và F.Engels


● Sự uyên bác về trí tuệ; Sự gắn bó với phong trào công nhân, Sự gắn kết lý
luận với thực tiễn

Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Khẳng định sử ra đời của hình thái
kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa về mặt triết học.

Học thuyết giá trị thặng dư: Khẳng định sự ra đời của hình
thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa về mặt kinh tế.

Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:


Khẳng định sự ra đời của hình thái kinh tế xã hội cộng sản
chủ nghĩa về mặt chính trị - xã hội.

● Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản 2/1848) – Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
phong trào chủ nghĩa và của các Đảng Cộng sản

Sự ra đời tất yếu của Chủ nghĩa xã hội và sự tất yếu bị phủ định của Chủ nghĩa tư bản.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò của Đảng Cộng sản trong cách mạng xã
hội chủ nghĩa.

Vấn đề chuyên chính vô sản, dân chủ vô sản trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề dân tộc, con người,... trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CNXHKH

2.1. K.Mac và F.Engels phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học

2.1.1. Thời kỳ từ 1848 đến 1871 (Công xã Paris)

● Các tư tưởng cơ bản


Cách mạng không ngừng.

Nhà nước chuyên chính vô sản.

Liên minh giai cấp (CN).

Chính Đảng cách mạng của giai cấp vô sản.

2.1.2. Thời kỳ từ sau Công xã Paris đến 1895

● Các tư tưởng cơ bản

Về tư tưởng nhà nước kiểu mới.

Về xây dựng chính Đảng của giai cấp công nhân.

Về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Cộng sản.

Về vấn đề gia đình.

2.2. V.I.Lenin vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học

2.2.1. Thời kỳ trước Cách mạng tháng Mười Nga

Đấu tranh chống lại các trào lưu phi mác – xít.

Lý luận về cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.

Diễn biến của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2.2.2. Thời kỳ sau Cách mạng tháng Mười Nga

Về chính trị: thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa Xã hội, vấn đề dân chủ và
chuyên chính vô sản.

Về kinh tế: thành phần kinh tế,...

Về cải cách bộ máy hành chính,...

Cương lĩnh xây dựng Chủ nghĩa xã hội,...

2.3. Sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa xã hội khoa học từ khi V.I.Lenin qua
đời đến nay

Mọi thắng lợi cơ bản của thực tiễn phong trào Cộng sản và Chủ nghĩa quốc tế trong thế kỷ
XX đều có phần đóng góp rất quan trọng của sự vận dụng thành công những nguyên lý cơ
bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế đã tổng kết, tiếp tục phát triển bổ
sung nhiều nội dung quan trọng cho CNXHKH, cả về lý luận lẫn các vấn đề về phương
hướng, giải pháp, chủ trương chính sách xây dựng chế độ xã hội mới ở mỗi nước.

● Những đóng góp, bổ sung và phát triển và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa xã hội
khoa học của Hồ Chí Minh và Đảng ta
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm
trung tâm, đồng thời đổi mới từng bước về chính trị.

Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai
trò quản lý của Nhà nước.

Mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại.

Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

● Từ thực tiễn 20 năm đổi mới, Đảng ta đã rút ra một số bài học lớn, góp phần
phát triển Chủ nghĩa xã hội khoa học

Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền
tảng Chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh...

Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp...

Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo
của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén từ cái mới...

Phát huy độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại trong điều kiện mới.

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống
chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền
lực thuộc về nhân dân...

3. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

3.1. Đối tượng

Những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát
triển hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa.

3.2. Phương pháp

Phương pháp luận chung: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Các phương pháp đặc trưng:

- Phương pháp kết hợp lịch sử - logic.

- Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội.

- Các phương pháp có tính liên ngành.

3.3. Ý nghĩa
● Về lý luận

Trang bị những nhận thức chính trị - xã hội cho Đảng Cộng sản, nhà nước và nhân dân lao
động trong quá trình bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội,...

Có căn cứ nhận thức khoa học để phân tích đúng và đấu tranh chống lại những nhận thức
sai lệch về chủ nghĩa xã hội.

● Ý nghĩa thực tiễn

Xây dựng, củng cố niềm tin khoa học đối với mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Củng cố năng lực hoạt động thực tiễn trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

You might also like