You are on page 1of 277

TRƯỜNG ĐẠI MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ BẢN
Bộ môn Lý luận chính trị

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN HỌC


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC - LENIN

Năm 2012

1
PHẦN I

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN


1. Chủ nghĩa Mác – Lênin và ba bộ phận cấu thành
- Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học, được hình
thành và phát triển trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng
kết thực tiễn của thời đại; là thế giới quan khoa học và phương pháp luận phổ biến của
nhận thức và thực tiễn; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân
lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột.
- Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản là: Triết học
Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Triết học Mác – Lênin nghiên cứu bản chất và những quy luật vận động, phát triển
chung nhất của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy), xây dựng thế giới quan khoa học và
phương pháp luận chung nhất của nhận thức và thực tiễn .
+ Kinh tế chính trị Mác – Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế cơ bản của xã hội,
đặc biệt là những quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và
phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp
luận triết học và kinh tế chính trị Mác – Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những
quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Trong thời đại ngày nay, chỉ có chủ nghĩa Mác – Lênin mới là học thuyết khoa học
nhất, cách mạng và sáng tạo nhất để thực hiện sứ mệnh giải phóng giai cấp công nhân,
nhân dân lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột.
2. Khái lược quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin
a) Những điều kiện và tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX,
khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ.
+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất
mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa trở nên sâu sắc và bộc lộ qua hàng loạt cuộc khủng
hoảng kinh tế và các cuộc đấu tranh của công nhân chống lại chủ nghĩa tư bản.
+ Giai cấp vô sản đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiên phong trong cuộc
đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.

2
+ Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn cách mạng,
và chính thực tiễn cách mạng đã trở thành cội nguồn và động lực của sự phát triển chủ
nghĩa Mác.
- Tiền đề lý luận: Chủ nghĩa Mác ra đời còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản
lý luận của nhân loại, trong đó trực tiếp nhất là:
+ Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Ph.Hêghen và L.Phoiơbắc đã ảnh
hưởng đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác.
+ Kinh tế chính trị cổ điển Anh với những đại biểu lớn của nó là A.Xmít và
Đ.Ricácđô đã góp phần tích cực vào quá trình hình thành quan niệm duy vật về lịch sử
của chủ nghĩa Mác.
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ
XIX ở Pháp và Anh với các nhà tư tưởng tiêu biểu là H.XanhXi mông, S.Phuriê và
R.Ôoen, thể hiện rõ tinh thần nhân đạo và đưa ra những quan điểm đúng đắn về lịch sử,
về đặc trưng của xã hội tương lai đã góp phần hình thành lý luận khoa học về chủ nghĩa
xã hội trong chủ nghĩa Mác.
- Tiền đề khoa học tự nhiên: Những thành tựu khoa học tự nhiên mà trước hết là quy
luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa, thuyết tế bào đã trở thành những
luận cứ minh chứng cho tính đúng đắn của thế giới quan và phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác.
b) Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác, trải qua hai thời kỳ: thời kỳ 1842-1843 đến 1847-1848
đánh dấu sự ra đời chủ nghĩa Mác; thời kỳ 1849 đến 1895 đánh dấu sự phát triển sâu sắc
hơn và hoàn thiện hơn chủ nghĩa Mác. Trong giai đoạn này C.Mác và Ph.Ăngghen đã
nghiên cứu và công bố các công trình tiêu biểu: Bản thảo kinh tế triết học năm 1844
(C.Mác, 1844), Gia đình thần thánh (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1845), Luận cương về
Phoiơbắc (C.Mác,1845), Hệ tư tưởng Đức (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1845-1846), Sự khốn
cùng của triết học (C.Mác 1847), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (C.Mác và
Ph.Ăngghen, 1848), Tư bản, Phê phán cương lĩnh Gôta (C.Mác 1875), Chống Duyrinh,
Biện chứng của tự nhiên, Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức,
Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước (Ph.Ăngghen)
c) Giai đoạn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác
- Bối cảnh lịch sử và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác: Những năm cuối thế
kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang một giai đoạn mới là chủ
nghĩa đế quốc. Bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản ngày càng bộc lộ rõ nét; mâu thuẫn
trong lòng xã hội tư bản ngày càng sâu sắc. Các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
tạo nên sự thống nhất giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, giữa
nhân dân các nước thuộc địa với giai cấp công nhân ở chính quốc. Trung tâm của các
cuộc đấu tranh cách mạng giai đoạn này là nước Nga. Chủ nghĩa Mác được truyền bá
rộng rãi vào nước Nga; Giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga đấu tranh dưới sự lãnh

3
đạo của Đảng Bôsêvích. Thực tiễn xã hội và những thành tựu mới của khoa học tự nhiên
cần được phân tích và khái quát trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học
của chủ nghĩa Mác,… Hoạt động của V.I.Lênin đã đáp ứng được nhu cầu lịch sử này.
- Vai trò của V.I.Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác: Quá trình
V.I.Lênin bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác có thể chia thành ba thời kỳ, tương ứng với
ba nhu cầu cơ bản khác nhau của thực tiễn, đó là: thời kỳ 1896 đến 1907; thời kỳ 1907
đến 1917; thời kỳ sau khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tháng Mười Nga thành công (1917) đến khi V.I.Lênin từ trần (1924). Với những cống
hiến to lớn của mình, tên tuổi của V.I.Lênin đã gắn liền với chủ nghĩa Mác, đánh dấu
bước phát triển toàn diện của chủ nghĩa Mác và trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin.
d) Chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới
Chủ nghĩa Mác ra đời đã ảnh hưởng lớn đến phong trào cộng sản và phong trào công
nhân quốc tế. Đó là:
- Cuộc cách mạng Tháng Ba năm 1871 ở Pháp đưa đến sự ra đời một nhà nước kiểu
mới - nhà nước chuyên chính vô sản (Công xã Pari).
- Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một kỷ nguyên
mới cho nhân loại, chứng minh tính hiện thực của chủ nghĩa Mác - Lênin trong lịch sử.
Sự ra đời Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết không chỉ bảo vệ được thành quả
của cách mạng xã hội chủ nghĩa đặc biệt là trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai,
mà còn hình thành nên cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân trên toàn thế giới;
phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa, đấu tranh vì hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU MÔN
HỌC “NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN”
1. Đối tượng, mục đích học tập, nghiên cứu
Đối tượng của việc học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, được thể hiện trong ba bộ
phận cấu thành – triết học, kinh tế học chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trong phạm vi triết học, đó là những vấn đề thế giới quan và phương pháp luận chung
nhất, bao gồm những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện
chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Trong phạm vi kinh tế học chính trị, đó là những quan điểm cơ bản trong học thuyết
giá trị, học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết kinh tế về chủ nghĩa tư bản độc quyền và
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, những quy luật kinh tế cơ bản của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự phát sinh, phát triển và suy tàn của nó, dẫn đến sự hình
thành phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Trong phạm vi chủ nghĩa xã hội khoa học, đó là những quan điểm cơ bản về sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân, tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự hình thành và

4
phát triển hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa, định hướng hoạt động của giai
cấp công nhân trong thời đại ngày nay.
Mục đích của việc học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin là nắm vững những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác
– Lênin, từ đó hiểu rõ cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam, vận dụng sáng tạo vào nhận thức và hoạt động thực tiễn.
2. Một số yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập, nghiên cứu
Thứ nhất, học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cần
phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó, chống xu hướng kinh viện, giáo điều, phi lịch
sử.
Thứ hai, học tập, nghiên cứu mỗi luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin phải đặt nó
trong mối liên hệ với các luận điểm khác, ở các bộ phận cấu thành khác để thấy được tính
nhất quán, tính thống nhất trong đa dạng của toàn bộ chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thứ ba, phải gắn những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin với thực tiễn cách
mạng Việt Nam và thời đại để thấy được sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Thứ tư, việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin cũng phải là quá trình giáo
dục, tự giáo dục, rèn luyện của mỗi cá nhân nhằm hiện thực hóa lý tưởng cách mạng,
hoàn thiện con người trong đời sống xã hội.
Thứ năm, chủ nghia Mác – Lênin là một hệ thống mở. Vì vậy, quá trình học tập,
nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đồng thời là quá trình tổng kết, đúc kết kinh
nghiệm để góp phần phát triển tính khoa học và tính nhân văn của nó.
PHẦN THỨ NHẤT
THỂ GIỚI QUAN PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN
CHƯƠNG I
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết
vấn đề cơ bản của triết học
- Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất, giữa tư
duy và tồn tại, giữa tinh thần và tự nhiên,... Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: Thứ
nhất, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Việc giải quyết hai
mặt vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở phân chia các khuynh hướng, các trường phái
triết học lớn trong lịch sử mà trước hết là chủ nghĩa duy vât và chủ nghĩa duy tâm….
- Những người cho rằng bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý
thức là tính thứ hai, vật chất là cái có trước và quyết định ý thức của con người là các nhà

5
triết học duy vật; Học thuyết của họ hợp thành các trường phái chủ nghĩa duy vật khác
nhau như: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
- Ngược lại, những người cho rằng ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý
thức quyết định vật chất được gọi là các nhà triết học duy tâm; Học thuyết của họ hợp
thành các trường phái duy tâm khác nhau; Có hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy tâm
chủ quan (coi sự vật, hiện tượng chỉ là “phức hợp các cảm giác” của cá nhân, hay cái Tôi
trừu tượng nào đó) và chủ nghĩa duy tâm khách quan (coi tinh thần/ý thức là cái có trước
tồn tại độc lập so với giới tự nhiên, con người và nó quyết định thế giới vật chất, chẳng
hạn Thượng đế, linh hồn vũ trụ, ý niệm tuyệt đối, lý tính thế giới… là nền tảng của thế
giới).
2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa
duy vật
- Chủ nghĩa duy vật chất phác, được hình thành vào thời cổ đại, cố gắng vượt qua ảnh
hưởng của tư duy huyền thoại, giải thích nguyên nhân của thế giới từ chính thế giới, đã
đồng nhất thế giới vật chất với các yếu tố vật chất cụ thể cảm tính.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII-XVIII chịu sự tác động mạnh mẽ của
phương pháp tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển, xem thế giới giống như một
cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập tĩnh
tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự gia tăng đơn thuần về số lượng và do những nguyên
nhân bên ngoài gây nên.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng, do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng và V.I.Lênin …
bảo vệ, phát triển đã kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng
triệt để những thành tựu của khoa học tự nhiên đương thời, nên khắc phục được những
hạn chế của các chủ nghĩa duy vật trước, đưa chủ nghĩa duy vật lên trình độ cao nhất
trong lịch sử; vì vậy, nó đã cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức và thực tiễn
của loài người.

II. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT, Ý
THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Vật chất
a) Phạm trù vật chất
- Phạm trù vật chất là phạm trù cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa duy vật, nó chứa đựng
nội dung thế giới quan và phương pháp luận khái quát và sâu sắc.
- Trong các học thuyết duy vật trước Mác, vật chất được coi là thực thể, cơ sở đầu tiên
bất biến của tất cả các sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Quan điểm
trên có ý nghĩa to lớn trong cuộc đấu tranh chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
coi cơ sở đầu tiên của tất cả mọi tồn tại là tinh thần.

6
+ Các nhà duy vật cổ đại đã đồng nhất vật chất với những vật thể cụ thể, coi đó là cơ
sở đầu tiên của mọi tồn tại (Thales đồng nhất vật chất với nước: Heraclicte đồng nhất vật
chất với lửa…), còn Democrite đồng nhất vật chất với nguyên tử…tuy còn nhiều hạn chế,
nhưng thuyết nguyên tử cổ đại là một bước phát triển mới của chủ nghĩa duy vật trên con
đường hình thành phạm trù triết học về vật chất, tạo ra cơ sở triết học mới cho nhận thức
khoa học sau này.
+ Các nhà duy vật cận đại tiếp tục những quan niệm về vật chất của các nhà triết học
duy vật thời cổ đại Hy Lạp, nhưng đi sâu tìm hiểu cấu trúc vật chất của giới tự nhiên
trong sự biểu hiện cụ thể cảm tính của nó.
+ Đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, vật lý học đã có những phát minh rất quan
trọng đem lại cho con người những hiểu biết mới về thế giới, cụ thể: năm 1986,
Becquerel (Pháp) phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, chứng tỏ các nguyên tố hóa học có
thể chuyển hóa lẫn nhau. Năm 1897, Thomson (Anh)
phát hiện ra điện tử, chứng minh nguyên tử không phải là đơn vị nhỏ nhất tạo nên vật
chất. Năm 1901, Kaufman (Mỹ) chứng minh rằng khối lượng sẽ thay đổi nếu điện tử
chuyển động… Chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng tình hình trên để biện hộ cho các quan
điểm của mình chống lại chủ nghĩa duy vật. Họ cho rằng: “Vật chất đã tiên tan nhất”, nên
toàn bộ nền tảng của chủ nghĩa duy vật bị sụp đổ hoàn toàn.
- V.I. Lênin đã bác bỏ quan niệm trên và chỉ ra rằng: không phải “vật chất tiêu tan
mất” mà chỉ có giới hạn hiểu biết của con người về vật chất là tiêu tan. Vì vậy, ông đã
đưa ra một định nghĩa toàn diện, sâu sắc về phạm trù vật chất: “Vật chất là một phạm trù
triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác”1.
+ Định nghĩa trên cho thấy: Một là, cần phân biệt khái niệm vật chất với tính cách là
phạm trù triết học (phạm trù khái quát thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn
tại vật chất - thuộc tính tồn tại khách quan) với khái niệm vật chất được dùng trong khoa
học cụ thể (khái niệm dùng chỉ những dạng cụ thể của vật chất). Hai là, thuộc tính cơ bản
nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất được khái quát trong phạm trù vật chất ở trên
là thuộc tính tồn tại khách quan (tức tồn tại ở bên ngoài, độc lập và không phụ thuộc vào
ý thức con người). Ba là, vật chất, biểu hiện ở các dạng cụ thể của nó có thể tác động lên
giác quan của con người tạo nên những cảm giác nhất định; ý thức con người là sự phản
ánh vật chất vào trong bộ óc người và được cải biến trong đó
+ Định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất có ý nghĩa to lớn cả về phương diện khoa học,
phương diện lý luận và thực tiễn.
b) Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất

1
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.18, tr151.

7
+ Ph.Ăngghen định nghĩa: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất - tức được hiểu là
một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất - thì bao gồm
tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn
giản cho đến tư duy”2.
+ Vận động của vật chất là sự tự thân vận động. Chính sự tác động qua lại giữa các
yếu tố, các mặt, các quá trình vật chất dẫn đến sự vận động.
+ Dựa vào thành tựu khoa học, Ph. Ăngghen đã khái quát năm hình thức vận động cơ
bản từ thấp đến cao: vận động cơ học (sự di chuyển vị trí); vận động vật lý (vận động của
các phân tử, hạt); vận động hóa học (hóa hợp và phân giải các chất); vận động sinh vật
(sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường); vận động xã hội (thay đổi các hình thái
kinh tế - xã hội).
+ Đứng im là trường hợp đặc biệt của vận động, là vận động thăng bằng, là một yếu tố
của vận động. Do vậy đứng im chỉ là tương đối, tạm thời, còn vận động là tuyệt đối.
- Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất
+ Không gian là phạm trù triết học dùng chỉ quảng tính (dài, rộng, cao) và vị trí hình
dáng của những dạng vật chất cụ thể tồn tại trong mối tương quan nhất định với những
dạng vật chất cụ thể khác.
+ Thời gian là phạm trù triết học chỉ quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của
các dạng vật chất.
+ Không gian và thời gian là những hình thức cơ bản của vật chất đang vận động.
Không có không gian và thời gian ở ngoài vật chất vận động.
c) Tính thống nhất vật chất của thế giới
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới
thống nhất ở tính vật chất của nó. Điều này có nghĩa:
+ Một là, chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất; thế giới vật chất là cái có
trước, tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người và loài người.
+ Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và
không bị mất đi.
+ Ba là, mọi tồn tại trong thế giới vật chất đều có mối liên hệ khách quan, thống nhất
với nhau; trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang
biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc và nguyên nhân và kết quả của nhau.
2. Ý thức
a) Nguồn gốc của ý thức
Ý thức là toàn bộ tri thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin, ý chí của con người phản ánh
hiện thực khách quan.
- Nguồn gốc tự nhiên: Bộ óc người cùng với sự tác động của thế giới vật chất lên bộ
óc người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

2
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr. 519

8
+ Bộ óc của con người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh
vật – xã hội. Nó là một dạng vật chất sống có tổ chức cao với một cấu trúc tinh vi và hoạt
động phức tạp. Ý thức chỉ là thuộc tính của bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan vật chất
của ý thức, còn ý thức là chức năng của bộ óc người. Hoạt động ý thức của con người
diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Ý thức phụ thuộc vào hoạt
động của bộ óc người, do đó, khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động của ý thức sẽ không
bình thường.
+ Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai
đoạn cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người. Ý thức là ý thức của
con người, nằm trong con người; còn con người nằm trong thế giới vật chất. Ý thức
không chỉ bắt nguồn từ thuộc tính phán ánh của vật chất mà còn là kết quả phát triển lâu
dài của nó. Nội dung của ý thức là thông tin về thế giới vật chất. Ý thức là sự phản ánh
của vật chất bên ngoài – vật được phản ánh – vào bên trong bộ óc người – cơ quan phản
ánh.
- Nguồn gốc xã hội: Lao động và ngôn ngữ là hai nguồn gốc xã hội của ý thức.
+ Bằng lao động, con người tác động vào các đối tượng hiện thực, bắt chúng phải bộc
lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động của mình ra thành những hiện tượng nhất
định. Những hiện tượng này tác động vào giác quan, và sau đó đi đến bộ óc người tạo
thành những hình tượng của ý thức.
+ Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Nó là vừa
là phương tiện giao tiếp vừa là công cụ tư duy. Với tính cách là công cụ tư duy, ngôn ngữ
cho phép tách ra khỏi sự vật cảm tính để phản ánh thế giới một cách trừu tượng, khái
quát, đồng thời tiến hành các hoạt động suy nghĩ về thế giới một cách gián tiếp để nắm
bắt những cấp độ bản chất chi phối các lĩnh vực hiện tượng xảy ra trong thế giới.
+ Ý thức con người tồn tại trong các con người cá nhân nhưng nó không phải là hiện
tượng thuần túy cá nhân mà là hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, được hình thành và
thể hiện qua các quan hệ xã hội mà cá nhân luôn bị chi phối.
b) Bản chất và kết cấu của ý thức
- Bản chất của ý thức: Ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan
vào trong bộ óc người thông qua lao động, ngôn ngữ và diễn ra trong các quan hệ xã hội.
Ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội, phụ thuộc vào xã hội và mang tính chất xã
hội.
+ Ý thức là hình thức phản ánh xã hội – phản ánh một cách chủ động, tích cực và sáng
tạo hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người có lợi ích. Vì vậy, tính phản ánh,
tính sáng tạo, tính xã hội là những mặt tạo nên bản chất của ý thức.
+ Ý thức chẳng qua là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc của con người và
được cải biến đi ở trong đó. Vì vậy ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
+ Sáng tạo của ý thức là sáng tạo theo quy luật tạo ra các khách thể tinh thần. Quá
trình phản ánh sáng tạo của ý thức xảy ra theo cơ chế sau: Xuất phát từ sự trao đổi thông

9
tin hai chiều có chủ đích và mang tính chọn lọc giữa chủ thể và khách thể - đối tượng
phản ánh mà chủ thể mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh hay ý tưởng
tinh thần, thông qua hoạt động thực tiễn.
+ Ý thức là một hiện tượng xã hội không chỉ do nó bắt nguồn từ thực tiễn xã hội, mà
còn do nó phản ánh những quan hệ xã hội và sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần theo
nhu cầu của xã hội.
- Kết cấu của ý thức: Ý thức có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều yếu tố và quan hệ
thâm nhập vào nhau. Nó bao gồm tri thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin và ý chí của con
người.
+ Tri thức là kết quả của con người nhận thức thế giới. Tri thức thuộc nhiều lĩnh vực
(tự nhiên, xã hội, con người…) và có nhiều cấp độ ( cảm tính và lý tính, kinh nghiệm và
lý luận, thông thường và khoa học…). Tri thức là yếu tố cơ bản và cốt lõi của ý thức.
+ Tình cảm là những rung động tâm lý của cá nhân con người bộc lộ cảm xúc của
mình trước hiện thực cuộc sống.
+ Ý chí là trạng thái tâm lý - tư tưởng mãnh liệt, giúp con người vượt qua các trở ngại
trên con đường biến tri thức, lý luận thành hiện thực
+ Các yếu tố ý thức có liên hệ mật thiết với nhau, tác động thúc đẩy nhau phát triển.
Sự thống nhất giữa các yếu tố ý thức tạo ra động lực tinh thần mạnh mẽ đối với mọi hoạt
động của con người.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a) Vai trò của vật chất đối với ý thức
- Vật chất là cái có trước ý thức; là cái quyết định cả nội dung, hình thức biểu hiện lẫn
mọi sự thay đổi của ý thức. Bởi vì:
+ Vật chất là nguồn gốc của ý thức; Ý thức chỉ là sản phẩm của bộ óc người nên chỉ
khi có con người mới có ý thức; Còn con người lại là kết quả của quá trình phát triển lâu
dài của thế giới vật chất.
+ Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên
nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Mọi sự vận động và phát triển, nội
dung phản ánh và hình thức biểu hiện của ý thức đều bị các yếu tố vật chất chi phối và
quy định.
b) Vai trò của ý thức đối với vật chất
- Thông qua hoạt động thực tiễn của con người, ý thức có thể tác động trở lại vật chất.
Sự tác động này diễn ra theo hai hướng:
+ Tích cực: Nếu biết hành động dựa trên tri thức khoa học, tình cảm cách mạng, ý chí
ngoan cường, thì con người có thể vượt qua những thử thách thực hiện mục đích của
mình, khi đó ý thức sẽ tác động tích cực cải tạo thế giới vật chất.
+ Tiêu cực: Nếu chỉ dựa trên những hiểu biết sai lầm, tình cảm ủy mỵ, ý chí ngông
cuồng, bất chấp quy luật khách quan để hành động thì con người sẽ tác động tiêu cực đến
hiện thực vật chất.

10
4. Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn: một là, phải xuất phát từ thực tế khách
quan, tôn trọng khách quan; và hai là, phải phát huy tính năng động chủ quan. Tức là:
+ Xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực
khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật; tôn
trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người
của xã hội.
+ Phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố
con người trong mọi hoạt động của mình.
- Phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí; tức hành động lấy ý chí
áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách,
lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược, v.v…Chống chủ nghĩa kinh
nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lý luận, bảo thủ, trì trệ, thụ động,
v.v….

CHƯƠNG II
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT


1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
a) Khái niệm biện chứng, phép biện chứng
- Khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hê, tương tác, chuyển hóa và vận
động, phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới (tự nhiên, xã hội và tư
duy). Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan (biện chứng vốn có của thế giới vật
chất) và biện chứng chủ quan (biện chứng của quá trình nhận thức), nghĩa là sự phản ánh
sáng tạo biện chứng khách quan vào ý thức con người.
- Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành
hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc
phương pháp luận
của nhận thức và thực tiễn. Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình (là phương pháp
tư duy về sự vật, hiện tượng trong trạng thái cô lập, bất biến).
b) Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
- Phép biện chứng chất phác là hình thức cơ bản đầu tiên của phép biện chứng, tồn tại
trong triết học Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp cổ đại. Cụ thể:
+ Quan niệm về vô ngã, vô thường, nhân duyên,… trong triết học Phật giáo.
+ Các quan niệm về tính biến đổi thường xuyên của vũ trụ trong Kinh Dịch; về “đạo”
của Lão gia; về ngũ hành luận của Âm Dương gia.
+ Luận điểm “mọi thứ đều chảy” (“không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông”),
sự chuyển hóa, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, tính quy luật của mọi biến

11
đổi, được đặc trưng qua khái niệm lôgôxơ (logos) của Heraclite; tính biện chứng của quá
trình nhận thức thông qua các các nghịch lý của trường phái Êlê;… Phần lớn các nhà triết
học Hy Lạp đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh.
- Phép biện chứng duy tâm là hình thức cơ bản thứ hai trong lịch sử phép biện chứng,
tập trung chủ yếu trong triết học cổ điển Đức, với các tên tuổi lớn như Cantơ, Phíchtơ,
đặc biệt là Hêghen, người đã phát triển phép biện chứng từ trình độ tự phát thành một
khoa học về phương pháp nghiên cứu, khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.
+ Nó là phép biện chứng được xác lập trên cơ sở thế giới quan duy tâm, hay nói như
C.Mác, phép biện chứng “bị đặt lộn ngược đầu xuống đất”.
+ Thông qua phép biện chứng của triết học cổ điển Đức, nó đã đóng góp to lớn vào sự
phát triển phép biện chứng. Các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống
những nội dung cơ bản của phép biện chứng, họ đã thống nhất phép biện chứng, lý luận
nhận thức và lôgíc học.
- Phép biện chứng duy vật đánh dấu giai đoạn phát triển cao nhất trong lịch sử phép
biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập. Nó đã khắc phục hạn chế về thế giới
quan, sự đối lập giữa phương pháp và hệ thống trong phép biện chứng duy tâm; nó đã
thống nhất phép biện chứng với chủ nghĩa duy vật, đồng thời vận dụng sáng tạo phép
biện chứng vào quá trình nhận thức và cải tạo thực tiễn xã hội.
2. Phép biện chứng duy vật
a) Khái niệm phép biện chứng duy vật
- “Phép biện chứng … là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vân động
và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
- Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.
b) Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng
- Một là, phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa
học.
- Hai là, trong nó có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng)
và phương pháp luận (biện chứng duy vật), do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế
giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

II. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a) Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
- Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn
nhau giữa các sự vật hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hiện
tượng.
- Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của mối liên hệ trong
thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng, do

12
vậy mối liên hệ phổ biến mang tính khách quan và đa dạng, phép biện chứng chỉ nghiên
cứu mối liên hệ phổ biến nhất.
b) Tính chất của các mối liên hệ
- Tính khách quan thể hiện ở chỗ, các mối liên hệ là cái vốn có của mọi sự vật, hiện
tượng, quá trình; chúng tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người và loài
người.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ, mối liên hệ bao hàm toàn bộ thế giới cũng như trong các
lĩnh vực và các sự vật, hiện tượng cảu thế giới cụ thể là, trong thế giới không có bất cứ sự
vật, hiện tượng, quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá
trình khác.
Tính đa dạng, phong phú thể hiện ở chỗ, các sự vật, quá trình khác nhau đều có những
mối liên hệ cụ thể khác nhau, chúng giữ vị trí, vai trò và biểu hiện khác nhau đối với sự
tồn tại và phát triển của các sự vật, quá trình đó.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, chúng ta phải quán triệt và thực hiện quan
điểm toàn diện, khắc phục quan điểm phiến diện, một chiều; tức là, khi phân tích sự vật,
phải đặt nó trong mối quan hệ với sự vật và hiện tượng khác, phải xem xét tất cả các mặt
các yếu tố, kể cả các khâu trung gian gián tiếp của chúng.
- Quan điểm toàn diện cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể, theo đó trong
việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những
tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống, nhằm đưa ra những cách thức
giải quyết khác nhau. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mối liên hệ cụ thể để
đưa ra những giải pháp đúng đắn, hiệu quả.
2) Nguyên lý về sự phát triển
a) Khái niệm phát triển
- Khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình tự vận động của sự vật theo khuynh
hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
trong đó cái mới ra đời thay thế cái cũ.
- Nguồn gốc của sự phát triển là do giải quyết mâu thuẫn của các mặt đối lập; cách
thức của sự phát triển là từ thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất…; xu hướng
của sự phát triển là phủ định của phủ định tiến lên theo đường xoáy ốc.
b) Tính chất của sự phát triển
- Tính khách quan: Sự phát triển bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng, là quá trình
giải quyết mâu thuẫn của sự vật hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Tính phổ biến: Sự phát triển xảy ra khắp nơi (trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư
duy); ở mọi sự vật, hiện tượng; trong mọi giai đoạn của tồn tại của chúng.
- Tính chất đa dạng và phong phú: Dù theo khuynh hướng vận động chung của mọi sự
vật, hiện tượng, nhưng mỗi sự vật, mỗi hiện tượng khác nhau có quá trình phát triển
không giống nhau.

13
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, chúng ta phải quán triệt và thực hiện quan
điểm phát triển; khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ, định kiến tức là: Muốn thực sự nắm
được bản chất của sự vật hiện tượng, chúng ta phải có phải xem xét sự vật trong quá trình
tự vận động phát triển không ngừng của chính nó, nắm được những giai đoạn tồn tại,
những khuynh hướng thay đổi của nó.
- Quan điểm phát triển cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm
toàn diện.
III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Phạm trù triết học là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những mối liên hệ chung nhất; bản chất nhất của tất cả các sự vật và hiện tượng
trong thế giới.
1. Cái riêng và cái chung
a) Phạm trù cái riêng, cái chung
- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
riêng lẻ trong thế giới khách quan.
- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt,những thuộc tính chung nhất,
bản chất nhất vốn có ở tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
b) Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của
mình.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, bất cứ cái riêng nào cũng bao
hàm cái chung.
- Cái chung là một bộ phận của cái riêng, còn cái riêng là cái toàn bộ, nó không gia
nhập hết vào cái chung.
- Cái riêng và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự
vật thông qua sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động thực tiễn:
+ Không nên nhấn mạnh, tuyệt đối hóa cái chung, phủ nhận cái riêng (vì cái chung chỉ
tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình).
+ Không được nhấn mạnh tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung (vì cái riêng chỉ
tồn tài trong mối liên hệ với cái chung, bất cứ cái riêng nào cũng bao hàm cái chung).
- Trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái chung và
ngược lại.
2. Nguyên nhân và kết quả
a) Phạm trù nguyên nhân, kết quả

14
- Nguyên nhân là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật hay giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định.
- Kết quả là phạm trù triết học chỉ các biến đổi do nguyên nhân tương ứng gây ra.
b) Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biên và tính tất yếu.
+ Tính khách quan thể hiện ở chỗ, mối liên hệ đó tồn tại trong bản thân các sự vật, nó
diễn ra ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc người ta có nhận thức
được hay không
+ Tính phổ biến thể hiện ở chỗ, tất cả mọi sự vật hiện tượng xuất hiện đều có nguyên
nhân, (dù con người đã biết hoặc chưa biết).
+ Tính tất yếu thể hiện ở chỗ, với một nguyên nhân nhất định, trong một điều kiện
nhất định sẽ cho ra đời một kết quả nhất định, và ngược lại.
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết
quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Một nguyên nhân có thể sinh
ra một hoặc nhiều kết quả, và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.
- Kết quả không tồn tại thụ động mà nó tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó
- Trong sự vận động của thế giới vật chất không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả
cuối cùng.
- Nguyên nhân và kết quả trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hóa lẫn
nhau.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Trang bị cho chúng ta quan điểm quyết định luận đúng đắn, khắc phục quan điểm
định mệnh của chủ nghĩa duy tâm.
- Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết khai thác vận dụng mối liên hệ nhân
quả để nâng cao nhận thức và tiếp tục thúc đẩy sự vật phát triển.
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
a) Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên (tất yếu) là phạm trù triết học chỉ cái do bản chất, do nguyên nhân bên trong
của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định thì nhất định nó phải
xảy ra đúng như vậy, chứ không thể khác được.
Ngẫu nhiên là phạm trù triết học chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết
cấu vật chất quyết định mà do những nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của hoàn
cảnh bên ngoài chi phối; do đó, nó chỉ có thể xuất hiện và có thể không xuất hiện, xuất
hiện như thế này hoặc xuất hiện như thế khác.
b) Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, bên ngoài độc lập với ý thức con
người.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại thuần túy, biệt lập nhau. Tất nhiên biểu hiện
thông qua cái ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là một yếu tố của tất nhiên.

15
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau khi thay đổi mối quan hệ, ranh
giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính chất tương đối.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải
căn cứ vào cái ngẫu nhiên, tuy nhiên. Mặt khác, chúng ta không được bỏ qua cái ngẫu
nhiên, coi nhẹ cái ngẫu nhiên.
- Muốn nhận thức được cái tất nhiên thì phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích, so
sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau, vì vậy không nên cứng nhắc
khi xem xét sự vật hiện tượng. để xác định cái gì là tất nhiên hay ngẫu nhiên chúng ta
phải đặt nó trong một quan hệ xác định.
4. Nội dung và hình thức
a) Phạm trù nội dung và hình thức
- Nội dung là phạm trù triết học chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố,
những quá trình tạo nên sự vật và những mối liên hệ giữa chúng.
- Hình thức là một phạm trù triết học chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,
là cách thức tổ chức và kết cấu nội dung
b) Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
- Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức: Không có hình thức nào không chứa đựng
nội dung, không có nội dung nào không tồn tại trong một hình thức nhất định.
- Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức: Trong quá trình vận động và phát
triển của sự vật, nội dung là mặt luôn biến đổi, còn hình thức là mặt tương đối ổn định, vì
vậy, khi nội dung thay đổi buộc hình thức phải thay đổi cho phù hợp.
- Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung: Hình thức phù hợp với nội dung
thì thúc đẩy nội dung phát triển; còn nếu không phù hợp với nội dung thì nó sẽ kìm hãm
sự phát triển của nội dung.
- Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Không được tách rời, tuyệt đối hóa giữa nội dung hay hình thức
- Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải tận dụng mọi loại hình thức có thể có kể cả
một số hình thức cũ để phục vụ cho nội dung mới, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.
- Để nhận thức và cải tạo sự vật, trước hết chúng ta phải căn cứ vào nội dung, mặt
khác phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung với hình thức và làm cho hình thức phù
hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển.
5. Bản chất và hiện tượng
a) Phạm trù bản chất và hiện tượng
- Bản chất là phạm trù triết học chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ
tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật quy định sự vận động và phát triển của sự
vật.

16
- Hiện tượng là phạm trù triết học chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất trong
những điều kiện xác định.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua
hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định nào
đó. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi; khi bản chất biến mất thì hiện
tượng của nó sẽ không còn…
- Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng:Hiện tượng biểu hiện bản chất nhưng không
biểu hiện đầy đủ, hoàn toàn bản chất. Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là
cái riêng biệt phong phú và đa dạng; bản chất là cái bên trong, còn hiện tượng là cái bên
ngoài; bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Muốn nhận thức được bản chất của sự vật thì phải xuất phát từ nhiều hiện tượng;
nhưng nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến tới nhận thức bản chất và
đào sâu bản chấtcủa sự vật.
- Trong hoạt động thực tiễn, không được dựa vào hiện tượng mà phải dựa vào bản
chất của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật.
6. Khả năng và hiện thực
a) Phạm trù khả năng và hiện thực
- Khả năng là phạm trù triết học chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại thực sự trên thực
tế nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự trên thực tế khi có các điều kiện tương ứng.
- Hiện thực là phạm trù triết học chỉ cái hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.
b) Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau, luôn
luôn chuyển hóa lẫn nhau.
- Trong cùng một sự vật, cùng một điều kiện nhất định không phải chỉ tồn tại một mà
là tồn tại nhiều khả năng khác nhau.
- Khả năng chỉ biến thành hiện thực khi hội đủ những điều kiện cần thiết cho sự
chuyển hóa đó. Trong đời sống xã hội, để khả năng chuyển hóa thành hiện thực phải hội
đủ cả điều kiện khách quan lẫn điều kiện (nhân tố) chủ quan.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động thực tiễn: Nếu chúng ta tách rời khả năng và hiện thực sẽ không
thấy được tiềm năng vận động, phát triển của sự vật, sẽ không biết khai thác các điều kiện
thích hợp cho những khả năng gần trở thành hiện thực. Phải tính đến khả năng để đề ra
chủ trương, kế hoạch hoạt động thích hợp.
- Trong xã hội, muốn khả năng biến đổi thành hiện thực cần phải thực hiện thông qua
hoạt động thực tiễn có ý thức của con người. Phải biết phát huy nguồn lực con người,
phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi con người để biến khả năng thành hiện thực
thúc đẩy xã hội phát triển.

17
IV. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và tương đối
ổn định được lặp đi lặp lại trong mỗi sự vật, hay giữa các sự vật, với nhau. Trong thế giới
tồn tại nhiều loại quy luật, chúng khác nhau về mức độ phổ biến, về phạm vi bao quát về
tính chất, về vai trò của chúng đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật trong
giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
1. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại
Quy luật này làm sáng tỏ phương thức chung của mọi quá trình vận động, phát triển
diễn ra trong thế giới. Đó là: sự thay đổi về chất của sự vật có cơ sở tất yếu từ những thay
đổi về lượng của sự vật và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật lại tạo ra
những biến đổi mới về lượng của sự vật trên các phương diện khác nhau.
a) Khái niệm chất, lượng
- Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng;
là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, yếu tố cấu thành nó, làm cho sự vật là nó,
chứ không phải là cái khác.
- Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các
phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của
các quá trình vận động, phát triển của sự vật.
b) Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Khái niệm độ dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới
hạn và trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng.
- Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của
sự vật, hiện tượng. Giới hạn đó chính là điểm nút.
- Sự vận động và phát triển của sự vật được bắt đầu bằng sự thay đổi về lượng. Sự
thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến
sự ra đời của chất mới. Khái niệm bước nhảy dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất trong
quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận
động, phát triển, đồng thời đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới; là sự gián
đoạn trong quá trình vận động phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng.
- Chất mới tác động tới lượng làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhip điệu của sự
vận động và phát triển của sự vật.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải:
+ Coi trọng cả hai phương diện chất và lượng của sự vật; khắc phục cả quan điểm tả
khuynh lẫn hữu khuynh trong công việc.
+ Biết tích lũy về lượng và tạo điều kiện để có thể làm thay đổi về chất của sự vật;
đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của
sự vật.

18
+ Nâng cao tính tích cực chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ
lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.
2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Nội dung quy luật này làm sáng tổ mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật là nguồn
gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển xảy ra trong thế
giới. .
a) Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
- Khái niệm mâu thuẫn
+ Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh giữa các mặt
đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
+ Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập; Phạm trù mặt đối lập dùng để chỉ
những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là
điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau trong một sự vật, trong một quan hệ.
- Các tính chất của mâu thuẫn
- Tính khách quan, phổ biến thể hiện ở chỗ mọi sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực
của thế giới đều chứa đựng trong mình mâu thuẫn - sự thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập.
- Tính đa dạng thể hiện ở chỗ, mỗi sự vật hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm
nhiều loại mâu thuẫn khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau; chúng
giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật.
b) Quá trình vận động của mâu thuẫn
- Mâu thuẫn là sự thống nhất, đấu tranh của các mặt đối lập
+ Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không
tách rời nhau, quy định lẫn nhau giữa các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm điều kiện
tiền đề cho sự tồn tại của chính mình.
+ Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua
lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập.
+ Trong sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là
tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự
thống nhất đã có sự đấu tranh, còn trong sự đấu tranh bao hàm tính thống nhất của chúng.
- Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa
của chúng. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, tùy
thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử
cụ thể
c) Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt
đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát triển
- Khi giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể, tức là biết phân tích
cụ thể từng loại mâu thuẫn và phương pháp giải quyết phù hợp.

19
3. Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật này làm sáng tỏ khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi vận động, phát triển
diễn ra trong thế giới. Đó là: thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình
thức vận động, phát triển mang tính chu kỳ “phủ định của phủ định”.
a) Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng
- Khái niệm phủ định dùng để chỉ sự thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn
tại khác.
- Khái niệm phủ định biện chứng dùng để chỉ quá trình tự nhiên phủ định có kế thừa
và tạo ra điều kiện tiền đề cho sự phát triển của sự vật. Nó mang tính khách quan và tính
kế thừa.
+ Tính khách quan thể hiện ở chỗ nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản
thân sự vật, hiện tượng.
+ Tính kế thừa thể hiện ở chỗ, những yếu tố hợp quy luật được kế thừa, còn những
yếu tố trái quy luật bị loại bỏ.
b) Phủ định của phủ định
- Khái niệm phủ định của phủ định dùng để chỉ chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát
triển của sự vật trong đó mỗi lần phủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề
cho sự phát triển tiếp theo của nó.
- Tính chất chu kỳ của quá trình phát triển thường biểu hiện dưới hình thức xoáy ốc.
Đây cũng là tính chất “phủ định của phủ định”. Theo đó, mỗi chu kỳ phát triển của sự vật
thường phải trải qua hai lần phủ định cơ bản với ba hình thái tồn tại chủ yếu của nó, trong
đó hình thái cuối mỗi chu kỳ dường như lặp lại những hình thái ban đầu chu kỳ đó nhưng
trên cơ sở cao hơn về trình độ phát triển nhờ kế thừa được những yếu tố tích cực và loại
bỏ những yếu tố tiêu cực qua hai lần phủ định.
- Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện chứng của sự
phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên theo đường xoắn ốc.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Phải thấy được quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà là con đường
quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có cả những giai đoạn thụt
lùi; nhưng cuối cùng sự vật cũng sẽ phát triển tiến lên. Do vậy phải có niềm tin vào xu
hướng tất yếu là phát triển tiến lên của cái tiến bộ.
- Cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi hoạt động, có niềm tin
vào sự tất thắng cái mới, ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng lợi.
- Không phủ định sạch trơn nhưng không kế thừa toàn bộ mà phải biết loại bỏ có chọn
lọc, kế thừa có phê phán.

V. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG


1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
a) Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn

20
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của
con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Đó là hoạt động mà con người sử dụng những
công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất nhất định, làm biến đổi chúng
theo mục đích của mình.
- Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng, song có ba hình thức cơ bản là:
+ Thực tiễn sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn,
trong đó con người sử dụng các công cụ lao động tác động vào tự nhiên, các điều kiện
cần thiết để tạo ra của cải vật chất, duy trí sự tồn tại và phát triển của mình.
+ Thực tiễn chính trị - xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các giai cấp khác
nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị - xã hội để thúc đẩy xã hội phát
triển.
+ Thực tiễn thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn
b) Nhận thức và các trình độ nhận thức
- Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào
bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn nhằm mang lại những tri thức về thế giới khách
quan. Bởi vì: một là, thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người;
hai là, con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan, coi nhận thức là sự
phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người; ba là, sự phản ánh đó là một
quá trình biện chứng tích cực, tự giác và sáng tạo.
- Nhận thức có thể chia theo trình độ thành nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý
luận; hay nhận thức thông thường và nhận thức khoa học; v.v..
c) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý,
kiểm tra tính chân lý.
+ Không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm
vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn.
+ Thực tiễn chẳng những là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà là tiêu chuẩn
của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.
+ Việc hiểu đúng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn
nắm vững quan điểm thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến bệnh sai lầm chủ quan,
duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu.
+ Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn phải là nguyên tắc cơ bản trong hoạt
động thực tiễn và hoạt động lý luận: Lý luận mà không có thức tiễn làm cơ sở và tiêu
chuẩn để xác định chân lý của nó thì đó chỉ là lý luận suông; ngược lại, thực tiễn mà
không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn mù
quáng.
2. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
a) Quan điểm của V. I. Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

21
V.I.Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý như sau: “Từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là
con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.
- Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính
+ Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính): Đó là giai đoạn đầu của nhận thức mà
con người, trong hoạt động thực tiễn, sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh các sự
vật khách quan. Trong giai đoạn này nhận thức được thực hiện qua ba hình thức cơ bản:
cảm giác, tri giác và biểu tượng.
+ Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính): Đó là giai đoạn cao của nhận thức cho phép
con người phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, đặc điểm, quy
luật, bản chất của sự vật. Trong giai đoạn này nhận thức được thực hiện thông qua ba
hình thức cơ bản là: khái niệm, phán đoán và suy lý (suy luận).
- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn
+ Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đan xen vào nhau trong một quá trình nhận
thức, song chúng có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nếu nhận thức cảm tính
gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, là cơ sở cho nhận thức lý
tính, thì nhận thức lý tính, nhờ có tính khái quát cao mà nắm được bản chất, quy luật vận
động và phát triển của sự vật, giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng
và trở nên sâu sắc hơn.
+ Tuy nhiên, nếu dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người mới chỉ có được những tri
thức về đối tượng. Muốn biết những tri thức đó có thật sự chính xác hay không thì nhận
thức phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thực
của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức. Mặt khác, mọi nhận thức, suy
đến cùng, đều là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn.
b) Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn
- Chân lý và các tính chất của chân lý
+ Khái niệm chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế
khách quan, sự phù hợp đó được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Chân lý có tính
khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối, tính cụ thể.
+ Tính khách quan nói lên sự không phụ thuộc về mặt nội dung của chân lý đối với ý
muốn chủ quan của con người.
+ Tính tuyệt đối chỉ ra tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh và
hiện thực khách quan.
+ Tính tương đối nói lên sự phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ của nội dung phản
ánh của chân lý với hiện thực khách quan. Chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối không
tồn tại tách biệt nhau, mà có sự thống nhất biện chứng với nhau.
+ Tính cụ thể nói lên sự phù hợp giữa nội dung phản ánh của chân lý với đối tượng là
sự phù hợp trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

22
- Vai trò của chân lý đối với thực tiễn: Hoạt động thực tiễn của con người chỉ thành
công và có hiệu quả một khi con người vận dụng được những chân lý - tri thức đúng đắn
về thực tế khách quan trong chính thực tiễn của mình.
CHƯƠNG III
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

I. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT
PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó
a) Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất
- Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng những công cụ lao động tác động
vào giới tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên, nhằm tạo ra những sản
phẩm thõa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình.
+ Sản xuất vật chất là một trong những loại hoạt động cơ bản đặc trưng của con
người;
+ Sản xuất vật chất mang tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.
- Phương thức sản xuất là cách thức và phương thức tiến hành quá trình sản xuất ra
của cải vật chất.
+ Những phương thức sản xuất khác nhau tồn tại trong những nền sản xuất vật chất
khác nhau.
+ Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ bản: Phương diện kỹ thuật
dùng để là chỉ quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nào
để làm biến đổi các đối tượng của quá trình sản xuất; Phương diện kinh tế dùng để chỉ
quá trình sản xuất được tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế nào.
b) Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội
- Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời
sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao.
- Sự thay thế và phát triển của các phương thức sản xuất phản ánh xu hướng tất yếu
khách quan của quá trình phát triển xã hội loài người từ trình độ thấp đến trình độ ngày
càng cao hơn. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện khách quan và chủ quan có thể có những
biểu hiện đa dạng về con đường phát triển của nó: có tính chất đan xen giữa các phương
thức sản xuất trong một thời kỳ phát triển hoặc có bước bỏ qua một hay một vài phương
thức sản xuất và tiến thẳng lên phương thức sản xuất cao hơn.
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất
a) Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Lực lượng sản xuất chính là toàn bộ các nhân tố vật chất kỹ thuật của quá trình sản
xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải

23
biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các
đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Các
yếu tố tạo thành lực lượng sản xuất gồm “người lao động” (giữ vai trò quyết định của
LLSX) và tư liệu sản xuất (trong TLSX, công cụ lao động là yếu tố phản ánh rõ nét nhất
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thể hiện tiêu biểu trình độ con người chinh
phục giới tự nhiên)
- Quan hệ sản xuất là mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản
xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất (giữ vai trò
quyết định trong QHSX), quan hệ trong tổ chức quản lý quá trình sản xuất và quan hệ
trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất (nội dung vật chất kỹ thuật) và quan hệ sản
xuất (hình thức kinh tế) là mối quan hệ thống nhất chứa đựng mâu thuẫn của quá trình
sản xuất xã hội, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản
xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống
nhất với nhau. Tương ứng với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng
tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ đó trên cả ba phương diện:
sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lý và phân phối.
+ Quan hệ sản xuất phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi
giai đoạn lịch sử xác định.
+ Tuy nhiên quan hệ sản xuất với tư cách là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất,
luôn luôn có tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều
hướng tích cực hoặc tiêu cực.
+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất
của các mặt đối lập.
+ Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất càng cao thì
lực lượng sản xuất càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của lực lượng
sản xuất lại luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của nó với hình thức kinh tế hiện
thực đưa đến sự mâu thuẫn.
+ Mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất chính là nội dung cơ bản của “quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất”. Sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc và động lực
cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của nền sản xuất vật chất và do đó, là sự vận
động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội.

II. BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG


1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
a) Khái niệm cơ sở hạ tầng

24
- Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội
trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành kết cấu kinh tế của xã hội đó.
- Cơ sở hạ tầng của một xã hội được tạo nên bởi: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ
sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới.
b) Khái niệm kiến trúc thượng tầng
- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ quan điểm chính trị, pháp quyền, đạo đức triết học,
nghệ thuật, tôn giáo…cùng với những thiết chế tương ứng với chúng…được hình thành
trên cơ sở hạ tầng nhất định.
- Kiến trúc thương tầng của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp: hệ thống các quan
điểm chính trị, pháp quyền, tôn giáo…), các thiết chế tương ứng (nhà nước, chính đảng,
giáo hội…; trong đó, chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất
trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội).
2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội,
đó là phương diện kinh tế và phương diện tư tưởng, chính trị - xã hội. Chúng tồn tại trong
mối quan hệ thống nhất, tác động lẫn nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết
định đối với kiến trúc thượng tầng và đồng thời kiến trúc thượng tầng thường xuyên có sự
tác động trở lại cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội
a) Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
- Tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp,
có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó;
- Tính chất mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng được phản ánh thành mâu thuẫn trong hệ
thống kiến trúc thượng tầng.
- Những biến đổi (hay mất đi) của cơ sở hạ tầng sẽ tạo ra nhu cầu khách quan phải có
sự biến đổi (hay xuất hiện) của kiến trúc thượng tầng tương ứng;
b) Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
- Với tư cách là hình thức phản ánh và được xác lập do nhu cầu phát triển của kinh tế,
các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có vị trí độc lập tương đối của nó và thường xuyên
có vai trò tác động trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội; trong đó, nhà nước là nhân tố có tác
động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội.
- Sự tác động của kiến trúc thượng tầng có thể diễn ra theo xu hướng tích cực hoặc
tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào sự phù hợp của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng
đối với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế, nếu phù hợp nó sẽ có tác dụng tích
cực, ngược lại, sẽ có tác dụng tiêu cực, kìm hãm và phá hoại sự phát triển kinh tế trong
một phạm vi và mức độ nhất định.

III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG
ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

25
a. Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội
- Khái niệm tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện
sinh hoạt vật chất của xã hội. Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm: phương
thức sản xuất vật chất (yếu tố cơ bản nhất), các yếu tố thuộc về tự nhiên – hoàn cảnh địa
lý và các yếu tố thuộc về dân cư.
- Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã
hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển
nhất định. Nó được thể hiện thông qua các hình thái ý thức xã hội nhất định.
+ Mối quan hệ giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân là mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng.
+ Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận là hai trình độ phản ánh của ý thức xã
hội đối với tồn tại xã hội.
+ Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng thể hiện hai phương thức phản ánh đối với tồn tại xã
hội.
b) Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
Ý thức xã hội là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội;
mỗi khi tồn tại xã hội (nhất là phương thức sản xuất) biến đổi thì những tư tưởng và lý
luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ
thuật…tất yếu sẽ biến đổi theo.
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
- Thứ nhất, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.
- Thứ hai, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
- Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó.
- Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển giữa
chúng.
- Thứ năm, ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội.
Thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức xã hội tác động trở lại đến tồn tại xã hội. Mức
độ ảnh hưởng của ý thức xã hội đến tồn tại xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử
cụ thể, vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh, vào vai
trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng; vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư
tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội, đặc biệt vào mức độ mở rộng của tư tưởng
vào trong quần chúng, xâm nhập đời sống hiện thực, v.v...
- Thông thường, khi ý thức xã hội mang tính khoa học, tiến bộ, hay phản ánh đúng
các quan hệ kinh tế vật chất thì nó thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển. Còn khi ý thức xã
hội không mang tính khoa học, lạc hậu, hay phản ánh sai các quan hệ kinh tế vật chất thì
nó sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội.

IV. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ - TỰ NHIÊN CỦA
SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

26
1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
- Xã hội là một hệ thống cấu trúc với các yếu tố cơ bản tạo thành, đó là: lực lượng sản
xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng; trong đó, quan hệ sản xuất vừa tồn tại
với tư cách là hình thức kinh tế của sự phát triển lực lượng sản xuất, vừa tồn tại với t ư
cách là cái hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội mà trên đó dựng lên kiến trúc thượng tầng
chính trị, pháp luật, tôn giáo,...
- Hình thái hinh tế - xã hội là một phạm trù dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử
nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình
độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương
ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
2. Qúa trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội
- Tính chất lịch sử - tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội
được thể hiện:
+ Một là, sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con
người, mà tuân theo các quy luật khách quan mà trước hết và cơ bản nhất là quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật kiến trúc
thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng của xã hội.
+ Hai là, nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển xã hội, suy đến cùng, đều xuất
phát từ sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.
+ Ba là, quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, tức là quá trình thay thế
lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử nhân loại, và do đó là sự phát
triển của lịch sử xã hội loài người, là do sự tác động của nhiều nhân tố, nhưng nhân tố giữ
vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan.
- Trong khi khẳng định tính chất lịch sử - tự nhiên, tức tính quy luật khách quan của
sự vận động, phát triển xã hội, chủ nghĩa Mác – Lê nin cũng đồng thời khảng định vai trò
của các nhân tố khác đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại nói chung và lịch
sử mỗi cộng đồng người cụ thể nói riêng.
3. Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội
- Lý luận hình thái kinh tế xã hội đã mang lại một cách tiếp cận và phương pháp luận
thực sự khoa học trong nghiên cứu lĩnh vực xã hội, khắc phục sự thống trị của chủ nghĩa
duy tâm trong việc lý giải lịch sử.
+ Thứ nhất, để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội không nên xuất phát từ
ý thức (tư tưởng, ý chí chủ quan) của con người, mà phải xuất phát từ bản thân thực trạng
phát triển của nền sản xuất xã hội, từ phương thức sản xuất của xã hội, từ trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất hiện thực mà lý giải.
+ Thứ hai, để lý giải chính xác đời sống xã hội cần phải sử dụng phương pháp luận
trừu tượng hóa khoa học – đó là cần phải xuất phát từ quan hệ sản xuất hiện thực của xã
hội để tiến hành phân tích các phương diện khác nhau (chính trị, pháp luật, văn hóa, khoa
học,…) của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.

27
+ Thứ ba, muốn nhận thức và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề của đời
sống xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của xã hội.

V. VAI TRÒ CỦA CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI ĐỐI
VỚI SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG GIAI
CẤP
1. Giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội có
đối kháng giai cấp
a) Khái niệm giai cấp
- Giai cấp là "những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ
trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ
(thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư
liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về
cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng".
+ Thực chất của sự phân hóa những con người trong một cộng đồng xã hội thành các
giai cấp khác nhau, đối lập nhau là do có sự khác nhau và đối lập nhau về quan hệ của họ
đối với những tư liệu sản xuất , do đó tất yếu dẫn tới việc “tập đoàn này có thể chiếm
đoạt được lao động của tập đoàn khác”.
+ Giai cấp nào nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì cũng đồng thời nắm
được quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước, do đó họ khách quan trở thành giai cấp
thống trị xã hội.
+ Khái niệm tầng lớp xã hội thường được dùng để chỉ “lớp người” hay “nhóm người”
có sự khác biệt về địa vị xã hội hay kinh tế ở trong hoặc ngoài một giai cấp. Ví dụ: đội
ngũ tri thức, tầng lớp tiểu nông, tiểu chủ v.v…
b) Nguồn gốc giai cấp
- Nguồn gốc trực tiếp: Sự ra đời và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất, đặc biệt là đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
- Nguồn gốc sâu xa: Tình trạng phát triển nhưng chưa đạt tới trình độ xã hội hóa cao
của lực lượng sản xuất.
Có hai hình thức cơ bản của quá trình hình thành giai cấp đó là: chủ yếu do sự tác
động của nhân tố bạo lực hay do sự tác động của quy luật kinh tế phân hóa những người
sản xuất hàng hóa trong cộng đồng xã hội.
c) Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai
cấp
- Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của những người lao động làm
thuê, những người nô lệ, bị áp bức về chính trị và bị bóc lột về kinh tế chống lại giai cấp
áp bức và bóc lột nó; tức là nhằm giải quyết mâu thuẩn về lợi ích kinh tế và chính trị giữa
giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị ở những phạm vi và mức độ khác nhau.

28
+ Tùy theo những điêu kiện lịch sử khác nhau, các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã
hội có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những phạm vi và trình độ
không giống nhau: đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị…trong thực
tế lịch sử, cuộc đấu tranh giai cấp có thể còn mang những hình thức đấu tranh dân tộc,
tôn giáo, văn hóa và nhiều hình thức đa dạng khác.
+ Vấn đề chính quyền nhà nước là vấn đề trung tâm và cơ bản của mọi cuộc đấu tranh
giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp.
- Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là phương thức, động lực cơ bản của sự , phát triển
và tiến bộ xã hội trong điều kiện xã hội đối kháng giai cấp.
+ Đấu tranh giai cấp không chỉ là động lực cơ bản của sự phát triển lịch sử mà là còn
là phương thức cơ bản của sự phát triển và tiến bộ xã hội trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội.
+ Kết quả cuối cùng của các cuộc đấu tranh giai cấp đó đều dẫn tới sự ra đời của
phương thức sản xuất mới thông qua đỉnh cao của nó là những cuộc cách mạng xã hội.
2. Cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có đối
kháng giai cấp
a) Khái niệm cách mạng xã hội và nguyên nhân của nó
- Cách mạng xã hội là sự nhảy vọt về chất của toàn bộ xã hội, từ hình thái kinh tế - xã
hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn. Do đó, khái niệm cách mạng khác về chất
với khái niệm cải cách và đảo chính.
- Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng xã hội là mâu thuẫn gay gắt giữa trình độ
phát triển cao của lực lượng sản xuất với tính chất lạc hậu, lỗi thời của quan hệ sản xuất.
- Nguyên nhân trực tiếp của cách mạng xã hội là cuộc đấu tranh giai cấp cảu giai cấp
bị áp bức bóc lột chống lại giai cấp áp bức bóc lột phát triển đến trình độ chín muồi sẽ
làm bùng nổ cách mạng xã hội.
b) Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai
cấp
- Cách mạng xã hội là đầu tàu của lịch sử, của sự phát triển xã hội.
- Không có những cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử thì không thể diễn ra quá trình
thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn.

VI. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI
TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
1. Con người và bản chất của con người
a) Khái niệm con người
- Con người là một thực thể “tự nhiên - xã hội”
+ Con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên; là bộ phận cao
nhất và đặc biệt nhất của giới tự nhiên.

29
+ Lao động đã làm xuất hiện con người và xã hội loài người; - Con người là chủ thể
của lịch sử.
b) Bản chất của con người
- “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng
biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.
+ Con người trước hết là con người thực tiễn. Chính trong thực tiễn, con người làm ra
lịch sử xã hội. Vì vậy, tất cả những quan hệ xã hội (quan hệ con người - tự nhiên, quan hệ
con người - con người; quan hệ vật chất, kinh tế; quan hệ tư tưởng, chính trị; quan hệ tinh
thần, văn hóa...)đều tham gia tạo dựng nên bản chất người của con người. Vì vậy đương
nhiên là, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.
+ Từ quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người có thể rút ra ý nghĩa phương
pháp luận sau đây: Một là, muốn hiểu đúng về con người không nên dừng lại ở phương
diện tự nhiên mà là phải dựa trên phương diện xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế xã
hội đến quan hệ tư tưởng, chính trị... của nó để lý giải; Hai là, động lực cơ bản của sự
tiến bộ và phát triển xã hội chính là nhu cầu, lợi ích và năng lực sáng tạo lịch sử của con
người; Ba là, muốn phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người phải giải phóng con
người, mà trước hết là giải phóng con người ra khỏi các quan hệ kinh tế xã hội phi nhân
tính.
2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng
nhân dân
a) Khái niệm quần chúng nhân dân: Quần chúng nhân dân là một công đồng bao
gồm: Một là, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần
(hạt nhân cơ bản trong cộng đồng quần chúng nhân dân); Hai là, những bộ phận dân cư
chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với cộng đồng nhân dân; Ba là,
những giai cấp tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình,
trực tiếp hoặc gián tiếp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
b) Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân trong
lịch sử
- Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết
định sự phát triển của lịch sử. Bởi vì:
+ Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội
+ Thứ hai, cùng với quá trình sáng tạo ra của cải vật chất, quần chúng nhân dân đồng
thời cũng là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội
+ Thứ ba, quần chúng nhân dân là lực lượng và động lực cơ bản của mọi cuộc cách
mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử.
- Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai
trò cụ thể của mỗi cá nhân mà đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vị trí trí thủ lĩnh,
lãnh tụ hay ở tầm vĩ nhân của cộng đồng nhân dân.

30
+ Khái niệm cá nhân dùng để chỉ mỗi con người cụ thể sống trong một cộng đồng xã
hội nhất định và được phân biệt với những con người khác thông qua tính đơn nhất và
tính phổ biến của nó.
+ Khái niệm lãnh tụ dùng để chỉ những cá nhân kiệt xuất do phong trào cách mạng
của quần chúng nhân dân tạo nên, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Để trở
thành lãnh tụ của quần chúng nhân dân, cá nhân phải là người: một là, có tri thức khoa
học uyên bác biết nắm bắt được xu thế vận động, phát triển của lịch sử; hai là, có năng
lực tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân
dân vào việc giải quyết những nhiệm vụ của lịch sử thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của
lịch sử; và ba là, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh vì lợi ích của quần
chúng nhân dân.
- Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân phụ thuộc vào các điều kiện khách
quan và chủ quan. Đó là, trình độ phát triển của phương thức sản xuất, trình độ nhận thức
của mỗi cá nhân, mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp hay lực lượng xã hội, trình độ tổ chức xã hội,
bản chất của chế độ xã hội, ...

PHẦN THỨ HAI


HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ
PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Chương IV
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
Học thuyết giá trị là xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận kinh tế của C. Mác. Khi
nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN C.Mác bắt đầu từ nền sản xuất hàng hóa với các
phạm trù: hàng hóa, giá trị, tiền tệ…từ học thuyết giá trị C.Mác xây dựng học thuyết giá
trị thặng dư – hòn đá tảng trong toàn bộ lý luận kinh tế của C. Mác
I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG
HÓA
1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là hình thức tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để
mua bán hoặc trao đổi trên thị trường.
Sản xuất hàng hóa ra đời khi có đủ hai điều kiện
a. Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành những ngành nghề
khác nhau. Phân công lao động sẽ dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất.
Do có phân công lao động nên mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài loại sản
phẩm, vì vậy họ phải trao đổi sản phẩm với nhau để thỏa mãn nhu cầu, từ đó tạo điều
kiện cho sản xuất hàng hóa được ra đời và tồn tại. Tuy nhiên, phân công lao động xã hội
mới chỉ là điều kiện cần, muốn sản xuất hàng hóa ra đời phải có điều kiện thứ hai.
b. Sự tách biệt tương đối về kinh tế của những người sản xuất
Để có sự tách biệt này đòi hỏi phải có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hoặc những
hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Sự khác nhau về sở hữu tư liệu sản xuất
làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập nhau, nhưng họ lại có mối liên hệ phụ
31
thuộc nhau do phân công lao động xã hội, vì vậy dẫn đến họ phải trao đổi sản phẩm với
nhau làm cho sản xuất hàng hóa được ra đời.
2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
a. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để bán, trao đổi.
- Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, lợi nhuận.
- Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã
hội.
b. Ưu thế của sản xuất hàng hóa
- Sản xuất hàng hóa phát triển dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất, tạo ra mối liên hệ,
phụ thuộc chặt chẽ giữa các ngành, các vùng đẩy mạnh xã hội hóa sản xuất và lao
động.
- Tạo ra những động lực thúc đẩy nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, công nghệ, hợp lý
hóa sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển.
- Đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. Phù
hợp với hình thức tổ chức kinh tế của xã hội hiện đại.
- Thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa trong và ngoài nước
Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái như: mất cân đối, khủng hoảng
kinh tế, làm phân hóa giàu nghèo; dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong sản xuất như
làm hàng giả, hàng nhái, trốn thuế, buôn lậu; tác động tiêu cực đến môi trường, sinh
thái…
II. HÀNG HÓA
1. Hàng hóa và hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa
a. Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào
đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
- Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (vô hình).
- Hàng hóa có thể cho một cá nhân sử dụng hoặc cho nhiều người cùng sử dụng
(hàng hóa công cộng).
- Khi nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN C. Mác bắt đầu từ sản xuất hàng hóa.
b. Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa
 Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu
cầu nào đó của con người.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần do sự phát triển của khoa học
kỹ thuật.
- Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định.
- Giá trị sử dụng được thể hiện thông qua tiêu dùng
- Giá trị sử dụng của sản phẩm nói chung là một phạm trù vĩnh viễn.
- Không phải mọi giá trị sử dụng của sản phẩm đều trở thành hàng hóa, nó chỉ trở
thành hàng hóa khi sản phẩm được dùng để trao đổi, để bán.
 Giá trị:
Giá trị của hàng hóa được thể hiện thông qua giá trị trao đổi
32
Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc
Sở dĩ vải và thóc có thể trao đổi được với nhau vì chúng đều là sản phẩm của lao
động, đều chứa đựng trong nó một lượng lao động tương đương nhau.
Vậy, giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa được kết tinh trong hàng
hóa
- Bản chất của giá trị là lao động. Hao phí lao động xã hội để làm ra hàng hóa càng
lớn thì giá trị càng cao
- Giá trị biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
- Giá trị là một phạm trù lịch sử gắn liền với sản xuất hàng hóa.
- Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là
sự thống nhất của hai mặt đối lập.
2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
a. Lao động cụ thể
Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng, phương pháp và kết quả riêng
- Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
- Lao động cụ thể ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của phân công lao
động xã hội và sản xuất hàng hóa.
- Lao động cụ thể nói chung là một phậm trù vĩnh viễn.
- Lao động cụ thể thể hiện tính chất tư nhân của sản xuất hàng hóa.
b. Lao động trừu tượng
Là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung, không kể đến
những hình thức cụ thể của nó.
- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
- Lao động trừu tượng đồng nhất về bản chất.
- Nếu sản phẩm không phải là hàng hóa thì không cần quy các lao động cụ thể về
lao động trừu tượng. Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử gắn liền
với nền sản xuất hàng hóa.
- Lao động trừu tượng thể hiện tính chất xã hội của sản xuất hàng hóa.
Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của cùng một lao động sản xuất
hàng hóa. Nó vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau, đây chính là mâu thuẫn cơ bản của
nền sản xuất hàng hóa.
3. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa. Lượng giá trị là lượng lao động hao phí để làm ra hàng hóa.
a. Thước đo lượng giá trị của hàng hóa
Là thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra hàng hóa quyết định.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một loại hàng
hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình,
trình độ chuyên môn tay nghề trung bình, cường độ lao động trung bình trong một hoàn
cảnh xã hội nhất định.

33
Thời gian lao động xã hội cần thiết cũng có thể do thời gian lao động cá biệt của nhà
sản xuất cung cấp đại bộ phận một loại hàng hóa cho thị trường quyết định.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
 Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian lao động, hoặc số lượng thời gian lao động
cần thiết để làm ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động có hai loại là năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã
hội. Năng suất lao động xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến lượng giá trị xã hội của hàng hóa.
Năng suất lao động xã hội tỷ lệ nghịch với lượng giá trị xã hội của hàng hóa,
Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ kỹ thuật, công nghệ;
trình độ của người lao động; trình độ phát triển của phân công lao động; các điều kiện tự
nhiên.
Tăng năng suất lao động khác với tăng cường độ lao động. Khi tăng cường độ lao
động thì trong cùng một thời gian lao động sẽ làm ra nhiều sản phẩm hơn, tổng hao phí
lao động tăng lên còn giá trị của một sản phẩm thì không đổi.
 Mức độ phức tạp của lao động
Lao động giản đơn: là lao động mà bất kỳ một người bình thường nào cũng có thể
làm được, là lao động chưa trải qua huấn luyện chuyên môn nghề nghiệp.
Lao động phức tạp: là lao động đã trải qua huấn luyện chuyên môn nghề nghiệp, đã
có được một trình độ thành thạo nhất định.
Lao động phức tạp có nhiều mức độ khác nhau. Trong cùng một thời gian lao động,
lao động phức tạp tạo ra ,một lượng giá trị lớn hơn so với lao động giản đơn.
Trong nền sản xuất hàng hóa, kết quả của lao động phức tạp được quy về lao động
giản đơn để tính lượng giá trị của hàng hóa.
Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
giản đơn, trung bình.
III. TIỀN TỆ
1. Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
Tiền tệ ra đời là kết quả quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
 Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
Nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi hai hàng hóa
được trao đổi trực tiếp với nhau
Ví dụ: 1m vải = 10 kg thóc
Trong hình thái này 1m vải đóng vai trò giá trị tương đối vì giá trị của nó được đo
lường tương đối qua thóc, còn thóc đóng vai trò vật ngang giá nó là vật dùng để đo lường
giá trị của 1 m vải. Tỷ lệ trao đổi giữa vải và thóc chưa ổn định, có thể thay đổi do các
yếu tố ngẫu nhiên.
 Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
Khi một hàng hóa có thể trao đổi với nhiều hàng hóa khác nhau. Vật ngang giá đã
được mở rộng ở nhiều hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp hàng hóa
với nhau và tỷ lệ trao đổi vẫn chưa được cố định.
 Hình thái giá trị chung
34
Xuất hiện khi nhiều loại hàng hóa khác nhau có thể trao đổi lấy một loại hàng hóa
theo một tỷ lệ nhất định.
Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển, một loại hàng hóa được nhiều người ưa
chuộng, nó sẽ được rút ra làm là vật ngang giá chung. Tuy nhiên, mỗi vùng, mỗi địa
phương có một vật ngang giá chung khác nhau, đòi hỏi phải có sự thống nhất lại.
 Hình thái tiền tệ
Sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển giữa các vùng, miền đòi hỏi phải có một vật
ngang giá chung thống nhất. Lúc đầu có nhiều thứ kim loại và các đồ vật đóng vai trò là
vật ngang giá chung, sau đó vật ngang giá chung được cố định ở vàng và bạc khi đó tiền
tệ được chính thức ra đời.
Sở dĩ vàng và bạc (sau này là vàng) có thể đóng vai trò là tiền tệ do những tính chất
đặc biệt của nó như: đồng nhất về chất, dễ chia nhỏ để vận chuyển, có khối lượng nhỏ
nhưng giá trị lớn, không bị tác động bởi điều kiện tự nhiên bình thường, tương đối khan
hiếm…
Như vậy, bản chất của tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt (vàng) được tách ra làm
vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa, nó thể hiện lao động xã hội giữa
những người sản xuất hàng hóa.
2. Các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ
a. Các chức năng của tiền tệ
 Thước đo giá trị
Tiền tệ được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Để đo lường giá
trị của các hàng hóa thì bản thân tiền phải có giá trị. Vì vậy, để đảm bảo đo lường chính
xác giá trị của hàng hóa phải là tiền vàng, tuy nhiên không cần phải có sự hiện diện của
vàng mới đo lường giá trị của hàng hóa được, mà người ta có thể so sánh giá trị của hàng
hóa với vàng trong ý tưởng.
Khi tiền tệ được dùng để đo lường giá trị của các hàng hóa thì được gọi là giá cả. Tuy
nhiên, trên thị trường giá cả của hàng hóa thường không đồng nhất với giá trị do chịu tác
động của nhiều nhân tố như: giá trị của hàng hóa, giá trị của tiền, cung cầu về hàng hóa…
 Phương tiện lưu thông
Tiền tệ được dùng làm môi giới trong trao đổi hàng hóa. Để thực hiện chức năng
phương tiện lưu thông phải có sự hiện diện của tiền mặt.
Công thức của lưu thông hàng hóa khi tiền tệ làm môi giới là: H– T – H (Hàng – Tiền
– Hàng) , với công thức vận động này thì quá trình mua và bán có thể tách rời nhau, từ đó
có thể dẫn đến sự mất cân đối và khủng hoảng kinh tế.
Với chức năng phương tiện lưu thông thì tiền giấy cũng được ra đời và thay thế dần
cho tiền vàng và bạc. Tuy nhiên, nếu lượng tiền giấy phát hành quá nhiều sẽ dẫn đến lạm
phát.
 Phương tiện cất trữ
Tiền tệ được rút ra khỏi lưu thông đưa vào cất trữ. Mục đích của việc cất trữ tiền là để
dự trữ của cải, tích lũy vốn, tiết kiệm, điều hòa lượng tiền trong lưu thông…
 Phương tiện thanh toán

35
Tiền tệ được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả góp, mua bán chịu…để giảm bớt việc thanh
toán bằng tiền mặt, người ta phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như:
chuyển khoản, séc, ngân phiếu, giấy ghi nợ…
Với việc mua bán chịu có thể dẫn đến khủng hoảng dây chuyền, nếu một khâu nào đó
không thanh toán được.
 Tiền tệ thế giới
Tiền tệ được dùng để thanh toán giữa các nước. Để thực hiện thanh toán quốc tế phải
là tiền vàng, hoặc những ngoại tệ được nhiều nước thừa nhận. Trong thanh toán quốc tế
phải chuyển đổi đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác theo một tỷ giá hối
đoái nhất định phù hợp với từng thời điểm.
b. Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát
 Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu
thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định
Công thức tổng quát để xác định lượng tiền cần thiết cho lưu thông là:
P.Q
M = -----------
V
Trong đó: M: là lượng tiền cần thiết cho lưu thông
P: là mức giá cả của hàng hóa
Q: là khối lượng hàng hóa trong lưu thông
V: là tốc độ quay vòng của đồng tiền
 Lạm phát
Lạm phát là mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên trong
một thời gian nhất định
Căn cứ vào mức độ tăng giá của các hàng hóa, dịch vụ có thể chia lạm phát ra làm 3
loại: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
Nguyên nhân trực tiếp của lạm phát là do lượng tiền giấy phát hành quá nhiều so với
nhu cầu. Lạm phát cao dẫn đến nhiều tác động tiêu cực như: tiền lương thực tế giảm,
khuyến khích đầu cơ hàng hóa, gây tâm lý bất ổn, có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế…
Chống lạm phát là mục tiêu ưu tiên của nhiều quốc gia. Để chống lạm phát cần nhiều
biền pháp đồng bộ như: kiểm soát giá, thắt chặt tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô...
IV. Quy luật giá trị
1. Nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị
Nội dung quy luật giá trị: đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở
giá trị xã hội (hao phí lao động xã hội cần thiết)
Yêu cầu của quy luật giá trị
- Đối với nhà sản xuất: phải sản xuất ra hàng hóa với giá trị cá biệt bằng hoặc thấp
hơn giá trị xã hội (hao phí lao động xã hội cần thiết)
- Trong lưu thông, trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị xã hội (hao phí lao
động xã hội cần thiết)
Quy luật giá trị vận động thông qua sự lên xuống của giá cả hàng hóa trên thị trường.
Tuy nhiên, giá cả hàng hóa thường không đồng nhất với giá trị mà lên xuống xung quanh
giá trị của nó.
36
2. Tác động của quy luật giá trị
 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Điều tiết sản xuất: Thông qua giá cả thị trường mà các nhà sản xuất biết được nên
đầu tư vào ngành nào? Sản xuất sản phẩm gì? Để thu được lợi nhuận cao, từ đó
dẫn đến sự chuyển hướng sản xuất từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi
nhuận cao.
- Điều tiết lưu thông: thông qua giá cả thị trường mà người bán hàng hóa biết được
hàng hóa ở đâu bán được giá cao, dẫn đến việc vận chuyển hàng hóa từ nơi giá
thấp đến nơi giá cao, từ đó đã điều tiết lưu thông hàng hóa.
 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển
Do đòi hỏi của quy luật giá trị, nếu nhà sản xuất nào có giá trị cá biệt thấp thì sẽ thu
được lợi nhuận cao, từ đó kích thích các nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến kỹ thuật,
công nghệ, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao động làm giảm giá trị cá biệt của
hàng hóa.
Cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội
phát triển.
 Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người
giàu, nghèo
Trong quá trình cạnh tranh nếu nhà sản xuất nào đáp ứng được yêu cầu của quy luật
giá, thì sẽ thu đượ lợi nhuận cao từ đó mở rộng và phát triển sản xuất, còn ngược lại sẽ bị
thua lỗ dẫn đến phá sản, từ đó quy luật giá trị đã làm phân hóa những người sản xuất
hàng hóa thành giàu, nghèo và bất bình đẳng. Đồng thời, quy luật giá trị cũng đào thải
những nhà sản xuất yếu kém và kích thích những nhân tố tích cực trong sản xuất.

CHƯƠNG V
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Học thuyết giá trị thặng dư là “hòn đá tảng” trong toàn bộ lý luận kinh tế của C. Mác,
nó đã làm sang tỏ bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN
1. Công thức chung của tư bản
Sản xuất, kinh doanh tư bản được bắt nguồn từ tiền tệ. Tiền tệ là tư bản khi nó được
đưa vào kinh doanh tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư.
Khi tiền là tư bản, nó sẽ vận động theo công thức T – H – T’ (Tiền – Hàng – Tiền)
trong đó T’ = T + t (t là số tiền tăng thêm được C. Mác gọi là giá trị thặng dư).
Công thức T – H – T’ khác với công thức H – T – H về hình thức bên ngoài và về
bản chất bên trong.
Công thức T – H – T’ được gọi là công thức chung của tư bản vì nó phản ánh mục
đích của lưu thông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư. Đồng thời, sự vận
động của mọi tư bản: tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay đều biểu
hiện dưới dạng khái quát của công thức chung.
2. Mâu thuẫn của công thức chung
37
Trong công thức T – H – T’, trong đó T’ = T + t. Vậy t (giá trị thặng dư) do đâu mà
có? Đây chính là mâu thuẫn của công thức chung
 Trao đổi ngang giá: nếu mua đúng giá và bán đúng giá , thì không thu được giá trị
tăng thêm (giá trị thặng dư)
 Trao đổi không ngang giá: nếu mua đúng giá trị, bán cao hơn giá trị; mua thấp
hơn giá trị, bán bằng giá trị; mua thấp hơn giá trị, bán cao hơn giá trị. Trong cả ba
trường hợp thì số giá trị mà người bán thu được thì người mua bị mất đi hoặc
ngược lại. Theo C. Mác lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư chỉ có thể tạo ra trong quá trình sản xuất, tuy nhiên để có thể tiến
hành sản xuất thì phải có lưu thông để mua các yếu tố sản xuất và bán sản phẩm sau quá
trình sản xuất.
C. Mác khẳng định: tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất
hiện ở ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong
lưu thông.
3. Hàng hóa sức lao động
Để có thể tiến hành sản xuất nhằm thu được giá trị thặng dư, nhà tư bản phải mua
được một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động.
a. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Sức lao động là toàn bộ sức thể lực và trí lực tồn tại trong mỗi con người mà người
đó có khả năng đem ra sử dụng để tạo ra của cải vật chất.
Sức lao động trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện:
- Người lao động được tự do về thân thể, có thể đem bán sức lao động của mình như
một hàng hóa.
- Người lao động không có tư liệu sản xuất buộc phải bán sức lao động để nuôi sống
bản than và gia đình.
CNTB đã tạo ra hai điều kiện trên để sức lao động có thể trở thành hàng hóa.
b. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
 Giá trị của hàng hóa sức lao động
Được đo lường và xác định gián tiếp bằng giá trị những tư liệu tiêu dùng để nuôi
sống người lao động và gia đình
Giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm các yếu tố: vật chất, tinh thần và lịch sử
- Các yếu tố vật chất và tinh thần bao gồm: tư liệu tiêu dùng về vật chất và tinh thần
để tái tạo sức lao động cho chính bản thân người lao động; chi phí đào tạo người
lao động; tư liệu tiêu dùng vật chất và tinh thần để nuối sông gia đình người lao
động.
- Những giá trị vật chất và tinh thần cho người lao động và gia đình, phụ thuộc vào
điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước trong từng giai đoạn.
 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Khác với hàng hóa thông thường, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động sau quá
trình sử dụng nó không mất đi mà có thể tạo ra những hàng hóa mới có giá trị lớn hơn.
Đây chính là thuộc tính đặc biệt của hàng hóa sức lao động, nhờ đó đã tạo ra giá trị thặng
dư cho nhà tư bản

38
Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có khả năng tạo ra giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân nó, là nguồn gốc sinh ra giá trị và giá trị thặng dư. Đó là
chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản
xuất ra giá trị thặng dư
Mục đích của sản xuất tư bản là giá trị thặng dư, nhưng để sản xuất ra giá trị thặng dư
đòi hỏi nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
Quá trình sản xuất TBCN có đặc điểm là:
- Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản
- Sản phẩm do công nhân làm ra thuộc về nhà tư bản
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư được thực hiện qua ví dụ sau:
Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm mới
- Tiền mua bông (20 kg): 20$ - Giá trị của bông được chuyển vào sợi: 20$
- Tiền hao mòn máy móc:4$ - - Giá trị của máy móc được chuyển vào sợi: 4$
- Tiền mua sức lao động 1 ngày (12 giờ): 3$ - Giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra
trong 12 giờ lao động: 6$
Tổng cộng: 27$ Tổng cộng: 30$
Chênh lệch = giá trị sản phẩm mới – chi phí sản xuất = 30$ - 27$ = 3$
Như vậy chênh lệch giữa giá trị sản phẩm mới với chi phí sản xuất là 3$, đây chính là
giá trị thặng dư.
Từ quá trình sản xuất giá trị thặng dư có thể rút ra những kết luận:
- Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, là
phần lao động không công của công nhân.
- Ngày lao động của công nhân luôn luôn có hai phần: thời gian lao động cần thiết
và thời gian lao động thặng dư.
- Mâu thuẫn công thức chung được giải quyết thông qua sự kết hợp giữa quá trình
sản xuất và lưu thông.
2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản
khả biến
a. Bản chất của tư bản
Tư bản không phải là tiền, không phải là một vật mà là một quan hệ sản xuất xã hội có
tính lịch sử.
Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công
của công nhân làm thuê. Bản chất của tư bản thể hiện quan hệ bóc lột của tư bản đối với
công nhân làm thuê.
b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến
 Tư bản bất biến (c): là bộ phận tư bản biểu hiện thành tư liệu sản xuất, giá trị
của nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm mới không thay đổi về lượng.
- Tư bản bất biến được C. Mác ký hiệu là c
- Tư bản bất biến bao gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên nhiên vật liệu…
 Tư bản khả biến (v): là bộ phận tư bản biểu hiện thành sức lao động, thông
qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên về lượng.
39
- Tư bản khả biến được C. Mác ký hiệu là v
Tư bản bất biến (c) là điều kiện cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản
khả biến (v) là bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư. Việc phân chia thành tư bản bất
biến và tư bản khả biến đã vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư, là do tư bản khả biến
tạo ra.
3. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
a. Tỷ suất giá trị thặng dư (m’)
Tỷ suất giá trị thăng dư (m’) là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả
biến tương ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.

m t’
m’ = ------------- x 100 (%) hoặc m’ = ----------- x 100 (%)
v t
Trong đó: t là thời gian lao động cần thiết; t’ là thời gian lao động thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh mức độ bóc lột của tư bản đối với công nhân làm
thuê.
b. Khối lượng giá trị thặng dư (M)
Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả
biến đã sử dụng.
m
M = m’. V hoặc M = ---------- x V
v
Trong đó: v là giá trị của một sức lao động; V là tổng giá trị sức lao động.
Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô bóc lột nhà tư bản đối với công nhân
làm thuê.
4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
a. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư có được do kéo dài ngày lao động hoặc
tăng cường độ lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời
gian lao động thặng dư. Điều đó có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau đây:
4
m'   100%  100%
4
Giả sử người lao động kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu
không thay đổi, vẫn là 4 giờ. Do đó tỷ suất giá trị thặng dư là:
6
m'   100%  150%
4
Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu
không thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên.
Trước đây tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì bây giờ là 150%.
b. Giá trị thặng dư tương đối

40
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư có được do tăng năng suất lao động xã hội
làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư,
trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ và nó được chia thành 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và
4 giờ là thời gian lao động thặng dư.
4
m'   100%  100%
4
Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3 giờ
lao động đã tạo ra được một lượng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình. Do đó,
tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 3 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5 giờ là thời
gian lao động thặng dư. Do đó bây giờ tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là:
5
m'   100%  166%
3
Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 166%.
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư được kết hợp với nhau để nâng cao trình độ
bóc lột của tư bản đối với công nhân.
 Giá trị thặng dư siêu ngạch
Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư có được do tăng năng suất lao động cá
biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.
C. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương
đối vì nó đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (mặc dù một bên là tăng năng suất lao
động cá biệt, còn một bên là tăng năng suất lao động xã hội).
Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, còn xét trên
phạm vi xã hội thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng thường xuyên.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật
công nghệ, tìm kiếm bí mật công nghệ mới, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao động
cá biệt, đồng thời cũng thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội.
5. Sản xuất giá trị thặng dư – quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB
Theo C. Mác sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB vì
- Giá trị thặng dư là do lao động không công của công nhân tạo ra
- Theo đuổi giá trị thặng dư ngày càng cao là mục đích của các nhà tư bản. Phương tiện
để có được giá trị thặng dư là tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, tăng
năng suất lao động, tìm kiếm kỹ thuật, công nghệ mới.
Ngày nay sản xuất giá trị thặng dư trong CNTB hiện đại có những thay đổi như:
- Khối lượng giá trị thặng dư tăng lên chủ yếu nhờ áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới
làm tăng năng suất lao động.
- Lao động trí tuệ, lao động có trình độ cao quyết định khối lượng giá trị thặng dư.
- Xuất khẩu tư bản đã thu được giá trị thặng dư cao.
Tuy nhiên, bản chất của giá trị thặng dư có nguồn gốc từ lao động vẫn không hề thay đổi.
Lao động là nguồn gốc của mọi phát minh, sáng chế, của việc cải tiến kỹ thuật công nghệ
mới…nhờ lao động mà tư bản thu được giá trị thặng dư cao.
III. TIỀN CÔNG TRONG CNTB
1. Bản chất kinh tế của tiền công

41
Biểu hiện bên ngoài của xã hội tư bản, tiền công giống như là tiền trả công cho lao động.
Tuy nhiên, lao động không phải là hàng hóa, vì vậy tiền công là tiền trả cho sức lao động chứ
không phải cho lao động.
Bản chất của tiền công trong CNTB là tiền trả cho sức lao động, là giá cả của hàng hóa
sức lao động.
2. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong CNTB
 Tiền công tính theo thời gian: là tiền lương được trả căn cứ vào thời gian làm
việc của người công nhân.
Tiền công theo thời gian có thể được trả theo giờ, ngày, tuần, tháng
Khi trả công theo thời gian phải tính đến trình độ chuyên môn tay nghề của người lao
động, độ dài ngày lao động và cường độ lao động.
 Tiền công theo sản phẩm: là tiền công được trả căn cứ vào số lượng và chất
lượng sản phẩm mà người công nhân tạo ra hoặc khối lượng công việc hoàn
thành.
Trả công theo sản phẩm có tác dụng kích thích người lao động làm việc, đồng thời giảm
bớt chi phí quản lý.
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
 Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao
động cho nhà tư bản
 Tiền công thực tế được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà
người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.
Khi tiền công danh nghĩa không đổi nếu giá cả hàng tiêu dùng và dịch vụ tăng, thì tiền
công thực tế sẽ giảm xuống.
Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế có thể thay đổi do tác động của nhiều nhân tố
khác nhau.
IV. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH TƯ BẢN – TÍCH
LŨY TƯ BẢN
1. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản
Tích lũy tư bản gắn liền với quá trình tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất là quá trình sản
xuất được lặp đi lặp lại và tiếp diễn không ngừng.
Tái sản xuất được chia thành hai loại:
- Tái sản xuất giản đơn: là quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ không
có tích lũy.
- Tái sản xuất mở rộng là quá trình tái sản xuất với quy mô lớn hơn trước, có tích lũy
mở rộng sản xuất, muốn tái sản suất mở rộng phải có tích lũy giá trị thặng dư.
Thực chất của quá tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư
bản, là quá trình tư bản hóa một phần giá trị thặng dư.
Nghiên cứu quá trình tích lũy tư bản có thể rút ra kết luận:
- Nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư, nó chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong
toàn bộ vốn của tư bản
- Tích lũy tư bản làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa nhỏ biến thành
quyền chiếm đoạt TBCN.
Động cơ của tích lũy tư bản là quy luật giá trị thặng dư và cạnh tranh.

42
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản
 Trình độ bóc lột sức lao động: Tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, giảm
tiền công sẽ làm tăng khối lượng giá trị thặng dư, từ đó làm tăng quy mô tích lũy của
tư bản.
 Tăng năng suất lao động xã hội: khi tăng năng suất lao động sẽ làm tăng giá trị thặng
dư, từ đó làm tăng quy mô tích lũy của tư bản.
 Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng: máy móc, nhà
xưởng, trang thiết bị sau khi đã khấu hao hết vẫn có thể tiếp tục sử dụng, đã đem lại
sự phục vụ không công cho nhà tư bản, từ đó làm tăng tích lũy của tư bản.
 Quy mô của tư bản ứng trước: quy mô của tư bản ứng trước cảng lớn, đặc biệt là bộ
phận tư bản khả biến, sẽ làm tăng khối lượng giá trị thăng dư, từ đó làm tăng tích lũy
cho tư bản.
3. Tích tụ và tập trung tư bản
Tích tụ tư bản là quá trình làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, bằng cách tư bản hóa
một phần giá trị thặng dư.
Tích tụ tư bản là yêu cầu của quá trình tái sản xuất mở rộng và việc ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ mới.
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư
bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản lớn hơn.
Cạnh tranh và tín dụng đã thúc đẩy quá trình tập trung tư bản.
Tích tụ và tập trung tư bản có điểm giống nhau là đều làm tăng quy mô của tư bản cá
biệt.
Điểm khác nhau là:
- Tích tụ tư bản làm tăng quy mô của tư bản các biệt và tư bản xã hội. Tập trung tư bản
chỉ làm tăng quy của tư bản cá biệt, còn tư bản xã hội không thay đổi.
- Nguồn gốc trực tiếp của tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, nó phản ánh mối quan hệ
trực tiếp giữa tư bản và lao động. Tập trung tư bản là nguồn vốn tư bản có sẵn trong
xã hội, nó phản ánh mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau.
Tích tụ và tập trung tư bản có tác động thúc đẩy nhau: Tích tụ tư bản sẽ thúc đẩy quá
trình tập trung tư bản, khi tập trung tư bản tăng sẽ tạo điều kiện để tăng tích tụ tư bản
4. Cấu tạo hữu cơ cảu tư bản
Quá trình tích lũy tư bản không chỉ làm tăng về quy mô, mà còn dẫn đến sự thay đổi
trong cấu tạo các bộ phận của tư bản. C. Mác phân chia cấu tạo của tư bản thành hai loại
- Cấu tạo kỹ thuật: phản ánh tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao
động sử dụng tư liệu sản xuất đó.
Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nó ngày càng tăng
cùng với sự phát triển của CNTB.
- Cấu tạo giá trị: phản ánh tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến và số lượng
giá trị của tư bản khả biến cần thiết trong quá trình sản xuất.
Cấu tạo giá trị được biểu hiện ở một số lượng tiền tệ, phản ánh giá trị của số tư liệu sản
xuất và số lao động được sử dụng.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và
phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật.

43
Tích lũy tư bản làm cho cấu tạo hữu cơ ngày càng tăng, trong đó phần giá trị tư liệu sản
xuất tăng lên tuyệt đối và tương đối, còn phần giá trị sức lao động thì tăng lên tuyệt đối và
giảm đi tương đối, từ đó dẫn đến gia tăng nạn thất nghiệp và những mâu thuẫn của CNTB.
V. QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN
1. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản
a. Tuần hoàn của tư bản
Tuần hoàn của tư bản công nghiệp phản ánh đặc trưng nhất các hình thái tuần hoàn của
tư bản. Tuần hoàn của tư bản công nghiệp trải qua 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn thứ nhất - giai đoạn lưu thông
Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường các yếu tố sản xuất, để mua tư liệu sản xuất và sức
lao động. Quá trình này được biểu thị như sau:
SLĐ (v)
T–H
TLSX (c)
Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, chức năng giai đoạn này là mua
các yếu tố cho quá trình sản xuất.
+ Giai đoạn thứ hai - giai đoạn sản xuất
SLĐ
… SX … H’
TLSX
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất (TBSX), có chức năng
thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa mà
trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Kết thúc của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất
chuyển hóa thành tư bản hàng hóa.
+ Giai đoạn thứ ba – giai đoạn lưu thông:
H' – T’
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng là thực
hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra. Hàng hóa của nhà tư bản được chuyển
hóa thành tiền. Kết thúc giai đoạn thứ ba, tư bản hàng hóa chuyển hóa thành tư bản tiền tệ.
Đến đây mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu
trong tay chủ của nó, nhưng với số lượng lớn hơn trước.
Tổng hợp ba giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp, chúng ta có công
thức tổng quát:
SLĐ
T-H … SX … H' – T’
TLSX
Vậy, tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn,
lần lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi lại quay
trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.
Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể vận động liên tục nếu các giai đoạn được nối tiếp nhau
không ngừng và các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hóa một cách đều đặn.
b. Chu chuyển của tư bản
Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ,

44
được đổi mới và lặp đi lặp lại không ngừng.
Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Thời gian chu chuyển được rút ngắn sẽ làm tăng thêm giá trị thặng dư.
Số vòng chu chuyển của tư bản tùy thuộc vào tính chất của từng ngành, từng bộ phận tư
bản. Số vòng chu chuyển của tư bản trong một năm được tính theo công thức:
CH CH: là thời gian trong 1 năm
n = ------------- trong đó: n: là số vòng chu chuyển trong năm
ch ch: là thời gian chu chuyển của một vòng
c. Tư bản cố định và tư bản lưu động
 Tư bản cố định: là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng,
tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, giá trị được chuyển dần vào trong sản phẩm
mới.
Quá trình sử dụng tư bản cố định bị hao mòn dần, có hai loại hao mòn tư bản cố định
- Hao mòn hữu hình: là hao mòn vật chất do quá trình sử dụng hoặc do tác động của tự
nhiên làm cho tư bản cố định bị giảm dần giá trị và giá trị sử dụng.
- Hao mòn vô hình: là hao mòn thuần túy về giá trị do tác động của tiến bộ kỹ thuật,
làm cho tư bản cố định bị giảm giá trị, không giảm giá trị sử dụng.
 Tư bản lưu động: là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng nguyên, nhiên, vật liệu, sức lao
động, khi tham gia vào quá trình sản xuất giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào
trong sản phẩm mới sau quá trình sản xuất.
Tư bản lưu động chu chuyển nhanh sẽ góp phần làm tăng tỷ suất và khối lượng giá trị
thặng dư.
Căn cứ phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động là căn cứ vào tính chất chuyển giá trị
của nó vào trong sản phẩm mới.
2. Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội
a. Khái niệm và những giả định
Những khái niệm cơ bản
- Tổng sản phẩm xã hội: là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ
nhất định (thường là 1 năm). Nó bao gồm: C + V + M
Trong đó: C là tổng giá trị tư bản bất biến; V là tổng giá trị tư bản khả biến; M là tổng giá
trị thặng dư.
- Hai khu vực của nền sản xuất xã hội: KV I: sản xuất tư liệu sản xuất; KV II: sản xuất
tư liệu tiêu dùng.
- Tư bản xã hội: là tổng các tư bản cá biệt trong xã hội vận động, đan xen và có mối
liên hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Những giả định của C. Mác khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội
- Nghiên cứu nền kinh tế tư bản thuần túy, chỉ có hai giai cấp là tư bản và công nhân
- Hàng hóa được mua bán theo đúng giá trị
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản không đổi.
- Tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản phẩm trong 1 năm
- Không xét đến ngoại thương
b. Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tác sản xuất giản đơn và tái sản
xuất mở rộng

45
- Điều kiện cơ bản thực hiện trong tái sản xuất giản đơn là: (V + M) I = C II
- Điều kiện cơ bản thực hiện trong tái sản xuất mở rộng là: (V + M) I > C II
c. Sự phát triển của V.I.Lênin về lý luận tái sản xuất tư bản xã hội
Trong điều kiện CNTB phát triển cao, khi cấu tạo hữu cơ tăng cao và tiến bộ kỹ thuật
thay đổi nhanh chóng V.I.Lênin rút ra quy luật: sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu
sản xuất phát triển nhanh nhất, sau đó là sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu
dùng, cuối cùng là sản xuất tư liệu tiêu dùng.
3. Khủng hoảng kinh tế trong CNTB
a. Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế
Bản chất của khủng hoảng kinh tế trong CNTB đầu tiên là khủng hoảng “thừa” tương
đối so với sức mua và khả năng thanh toán của người lao động.
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong CNTB là do mâu thuẫn cơ bản của CNTB
đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất, với quan hệ sở hữu tư
nhân TBCN về tư liệu sản xuất.
b. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế trong CNTB thường trải qua 4 giai đoạn: khủng hoảng – tiêu điều –
phục hồi – hưng thịnh.
Do có sự can thiệp của nhà nước, khủng hoảng kinh tế trong CNTB ngày nay có những
đặc điểm sau:
- Khủng hoảng không nghiêm trọng, khủng hoảng mang tính bộ phận
- Khủng hoảng kinh tế thường gắn liền với lạm phát cao, thời gian khủng hoảng kéo
dài.
- Trong một chu kỳ khủng hoảng, thường có những cuộc khủng hoảng trung gian,
khủng hoảng cơ cấu.
- Giai đoạn tiêu điều và hưng thịnh không rõ ràng.
VI. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ
1. Chi phí sản xuất TBCN, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
a. Chi phí sản xuất TBCN (k)
Đứng trên quan điểm giá trị lao động, để sản xuất ra hàng hóa cần phải tiêu tốn một
lượng chi phí lao động đó là chi phí thực để sản xuất hàng hóa (chi phí thực tế = giá trị hàng
hóa).
w=c+v+m
Trong đó: w là giá trị hàng hóa; c là lao động quá khứ; v là lao động hiện tại (lao động
sống); v + m là giá trị mới.
Đối với nhà tư bản để sản xuất hàng hóa họ chỉ bỏ ra chi phí sản xuất bao gồm: tư liệu
sản xuất hoặc tư bản bất biến (c) và sức lao động hoặc tư bản khả biến (v).
Vậy chi phí sản xuất TBCN là chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa, nó bao
gồm chi phí tư bản bất biến (c) và chi phí tư bản khả biến (v)
k = c + v (k là chi phí sản xuất)
Giữa chi phí thực tế (giá trị hàng hóa) với chi phí sản xuất TBCN có sự khác nhau về
lượng và chất.
- Về lượng: chi phí sản xuất TBCN luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế (giá trị hàng hóa).
(v + m) < (c+v+m)
46
- Về Chất: chi phí sản xuất chỉ phản ánh chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng
hóa, còn chi phí thực tế (giá trị hàng hóa) phản ánh chi phí thực tế về lao động để sản
xuất hàng hóa.
b. Lợi nhuận (p)
Lợi nhuận là số chênh lệch giữa chi phí sản xuất với chi phí thực tế (giá trị hàng hóa)
(giả định giá trị = giá cả).
Theo C. Mác giá trị thặng dư khi được coi là con để của toàn bộ chi phí sản xuất (tư bản
ứng trước) thì mang hình thái là lợi nhuận.
Như vậy khi hình thành phạm trù chi phí sản xuất và lợi nhuận thì giá trị hàng hóa bây
giờ được chuyển hóa thành: w = c + v + m => k + p.
Giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận có sự giống và khác nhau:
- Về lượng: lợi nhuận có thể không đồng nhất với giá trị thặng dư do giá cả hàng
hóa thường không đồng nhất với giá trị
- Về bản chất: giá trị thặng dư và lợi nhuận đều có nguồn gốc là lao động không
công của công nhân.
Phạm trù lợi nhuận đã che dấu bản chất bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.
c. Tỷ suất lợi nhuận (p’)
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và chi phí sản xuất TBCN (tư
bản ứng trước).
Công thức tổng quát xác định tỷ suất lợi nhuận:
m
p'   100%
cv
Tỷ suất lợi nhuận khác với tỷ suất giá trị thặng dư:
-Về lượng: tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư
m m
p'   100% < m'   100%
cv v
-Về bản chất: tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh mức độ bóc lột của tư bản đối với lao
động, còn tỷ suất lợi nhuận chỉ phản ánh hiệu quả của kinh doanh và đầu tư.
d. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:
- Tỷ suất giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản: nếu tỷ suất giá trị thặng dư không đổi thì cấu tạo hữu
cơ sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi nhuận.
- Tốc độ chu chuyển của tư bản: tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư
- Tiết kiệm tư bản bất biến: sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ suất giá trị thặng dư.
2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong cùng một
ngành, sản xuất ra cùng một loại hàng hóa, nhằm giành những ưu thế trong sản xuất, kinh
doanh để thu được lợi nhuận cao.
Biện pháp cạnh tranh: cải tiến kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng suất lao động, làm giảm
giá trị cá biệt.
Kết quả là hình thành giá trị thị trường (giá trị xã hội) của hàng hóa.

47
Giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hóa được sản xuất ra trong một
khu vực (ngành) sản xuất nào đó.
b. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân
Canh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ở các ngành khác nhau,
sản xuất ra những hàng hóa khác nhau.
Mục đích là nhằm tìm kiếm ngành đầu tư có lợi nhuận cao.
Phương pháp là di chuyển vốn đầu tư từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi
nhuận cao.
Kết quả là hình thành lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.
Lợi nhuận bình quân ( p ) là lợi nhuận bằng nhau của những lượng vố tư bản đầu tư
bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân ( p') là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư
bản xã hội đầu tư vào các ngành.
Sự hình thành lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân đã phản ánh sự phân
chia giá trị thặng dư giữa các nhà tư bản ở các ngành khác nhau.
c. Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất
Khi hình thành lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân, thì giá trị hàng hóa
được chuyển thành giá cả sản xuất.
Giá cả sản xuất (Gsx) bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân
Gsx = k + p
Trong điều kiện tự do canh tranh của CNTB, quy luật giá trị được chuyển thành quy luật
giá cả sản xuất và giá cả thị trường sẽ lên xuống xung quanh giá cả sản xuất.
3. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các nhà tư bản
a. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
Tư bản thương nghiệp trong CNTB là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách ra
phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp
Công thức vận động của tư bản thương nghiệp là: T – H – T’. Tư bản thương nghiệp vừa
có tính độc lập, vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp.
Sự ra đời và phát triển của tư bản thương nghiệp đã góp phần thúc đẩy lưu thông hàng
hóa, từ đó thúc đẩy sự phát triển của CNTB.
Lợi nhuận thương nghiệp: là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất, do tư
bản công nghiệp nhượng lại cho tư bản thương nghiệp do thực hiện chức năng lưu thông.
Quá trình chuyển nhượng này phản ánh sự phân chia lợi nhuận giữa tư bản công nghiệp
và tư bản thương nghiệp, đồng thời cũng tuân theo quy luật lợi nhuận bình quân.
b. Tư bản cho vay
Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho người khác
sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm thu được một khoản lợi tức.
Tư bản cho vay vận động theo công thức: T – T’
Tư bản cho vay là một loại hàng hóa đặc biệt thể hiện: quyền sở hữu và quyền sử dụng
tách rời nhau; người cho vay không mất đi quyền sở hữu; người đi vay chỉ có quyền sử dụng
không có quyền sở hữu; giá cả (tiền lãi) tách rời giá trị.
 Lợi tức và tỷ suất lợi tức:
48
Lợi tức (z): là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư
bản cho vay, căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ và thời gian mà nhà tư bản đi vay sử dụng vốn
của nhà tư bản cho vay.
Lợi tức nằm trong khoảng: 0 < z < p
Về bản chất lợi tức cũng chính là một phần của giá trị thặng dư.
Tỷ suất lợi tức(z’): là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và tổng số tư bản tiền tệ cho
vay:
Z
z’ = ---------------- x 100 (%) ; trong đó Kcv là tổng vố tư bản cho vay.
Kcv
Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố chủ yếu sau:
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân
- Cung cầu về tư bản cho vay
- Chính sách lãi suất của chính phủ…
c. Tín dụng TBCN. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
 Tín dụng TBCN
-Tín dụng ngân hàng: là quan hệ vay mượn giữa các nhà tư bản thông qua ngân hàng
làm môi giới.
Đây là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh và các
nhà tư bản cho vay, cùng với các tầng lớp dân cư có tiền nhàn rỗi.
-Tín dụng thương nghiệp: là quan hệ tín dụng giữa các nhà tư bản kinh doanh, trực tiếp
mua bán chịu hàng hóa với nhau.
 Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
Ngân hàng trong CNTB là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, làm môi giới giữa người đi
vay và người cho vay
Ngân hàng có hai nghiệp vụ là nhận gửi và cho vay. Chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và
lãi suất cho vay chính là lợi nhuận của ngân hàng.
Tư bản ngân hàng khác tư bản cho vay: tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động, nó cũng
tham gia vào việc bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận.
d. Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chứng khoán
 Công ty cổ phần tư bản: là những doanh nghiệp tư bản được hình thành bằng con
đường tập trung vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
-Cổ phiếu là loại chứng khoán có giá do công ty cổ phần phát hành ghi nhận quyền sở
hữu của người mua cổ phiếu, đồng thời được nhận cổ tức hàng năm tùy thuộc vào giá trị cổ
phiếu và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần.
-Trái phiếu là loại chứng khoán do công ty cổ phần hoặc chính phủ phát hành, ghi nhận
quyền sở hữu của người mua trái phiếu, đồng thời cho phép người sở hữu sau một khoản
thời gian nhất định nhận lại vốn và một khoản lợi tức nhất định.
Cổ phiếu và trái phiếu được mua, bán thông qua thị trường chứng khoán được C. Mác
gọi là chứng khoán có giá (tư bản giả)
Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức các chứng khoán có giá và mang lại thu nhập
cho người sở hữu các chứng khoán đó.
 Thị trường chứng khoán

49
Thị trường chứng khoán là nới mua, bán các loại chứng khoán. Thị trường chứng khoán
có hai cấp độ:
- Thị trường sơ cấp: là thị trường bán các loại chứng khoán phát hành lần đầu tiên
- Thị trường thứ cấp: là thi trường mua, bán các loại chứng khoán thông qua sở giao
dịch chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là thị trường chịu tác động nhạy bén của nhiều nhân tố như: kinh
tế, chính trị, xã hội, tình hình kinh tế trong và ngoài nước…thị trường chứng khoán được coi
là “phong vũ biểu” của nền kinh tế thị trường.
4. Quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp và địa tô TBCN
a. Sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp
Quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp được hình thành thông qua hai con đường
-Chuyển dần nền nông nghiệp của địa chủ, phong kiến sang kinh doanh TBCN
-Bằng cuộc cách mạng tư sản để thiết lập quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp.
b. Địa tô TBCN
 Bản chất của địa tô TBCN
Địa tô TBCN là một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh
doanh nông nghiệp phải trả cho chủ đất.
Địa tô là một phần giá trị thặng dư siêu ngạch trong nông nghiệp. Giá trị thặng dư siêu
ngạch trong nông nghiệp có được là do độc quyền tư hữu ruộng đất.
Địa tô tư bản khác về bản chất so với địa tô phong kiến.
 Các hình thức địa tô TBCN
-Địa tô chênh lệch: Là địa tô thu được trên những loại ruộng đất có điều kiện sản xuất
thuận lợi
Trong nông nghiệp do tính chất độc quyền nên giá trị xã hội của nông phẩm do điều kiện
sản xuất xấu nhất quyết định, vì vậy khi canh tác trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất
thuận lợi sẽ thu được địa tô chênh lệch.
Địa tô chênh lệch được chia thành hai loại:
Địa tô chênh lệch I: là địa tô thu được trên những loại ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên
trung bình, tốt hặc có vị trí gần thị trường, thuận tiện giao thông.
Địa tô chênh lệch II: là địa tô thu được do thâm canh (làm tăng năng suất, sản lượng
trên cùng một đơn vị diện tích).
-Địa tô tuyệt đối: là địa tô mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho chủ đất
dù thuê mướn bất kỳ loại ruộng đất nào. Nó là phần lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi
nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn
trong công nghiệp và các ngành khác, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông phẩm do điều
kiện sản xuất xấu nhất quyết định với giá cả sản xuất chung.
Địa tô tuyệt đối có những điểm giống và khác so với địa tô chênh lệch
-Giống nhau: có nguồn gốc là giá trị thặng dư, đều là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi
nhuận bình quân.
-Khác nhau: địa tô chênh lệch có được là do độc quyền kinh doanh TBCN, còn địa tô
tuyệt đối có được là do độc quyền tư hữu ruộng đất.
 Giá cả ruộng đất

50
Theo C. Mác giá cả ruộng đất là giá mua quyền thu địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ
suất lợi tức hiện hành.
Giá cả rộng đất = địa tô hàng năm : tỷ suất lợi tức
Ngày nay giá cả ruộng đất chịu tác động của nhiều yếu tố như: cung cầu đất đai, sức mua,
giá trị kinh tế của miếng đất, vị trí…
Lý luận địa tô của C. Mác là cơ sở để xác định giá trị kinh tế của các loại đất, tính toán để
sử dụng đất đạt hiệu quả các nhất.

CHƯƠNG VI
HỌC THUYẾT KINH TẾ VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC
QUYỀN NHÀ NƯỚC

I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN


1. Nguyên nhân chuyển biến từ CNTB tự do cạnh tranh thành CNTB độc quyền
Quá trình chuyển từ CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền bắt đều từ cuối
TK XIX sang đầu TK XX. Nguyên nhân do:
-Sự phát triển cao của Lực lượng sản xuất, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư
bản, từ đó hình thành các tập đoàn tư bản lớn.
-Sự tác động của quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy tư bản…làm thay đổi cơ
cấu kinh tế của CNTB theo hướng tập trung quy mô lớn.
-Cạnh tranh làm phá sản những nhà sản xuất nhỏ, thúc đẩy quá trình tích lũy tư bản
hình thành những tập đoàn tư bản lớn.
-Do tác động của những cuộc khủng hoảng kinh tế, đã thúc đẩy nhanh quá trình tích
tụ và tập trung tư bản.
-Sự phát triển của tín dụng TBCN đã tạo điều kiện cho tích tụ và tập trung tư bản, từ
đó hình thành các tổ chức độc quyền.
2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền
a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
Khi tích tụ và tập trung tư bản đạt đến trình độ cao sẽ dẫn đến hình thành các tổ chức
độc quyền.
Tổ chức độc quyền là liên minh giữa các nhà tư bản lớn, chi phối phần lớn việc sản
xuất và tiêu thụ một hoặc một số loại hàng hóa nào đó nhằm thu được lợi nhuận độc
quyền cao.
Những hình thức độc quyền cơ bản là:
-Cartel là liên minh độc quyền thỏa thuận về giá cả, sản lượng, thị trường tiêu thụ…
-Syndicate là liên minh độc quyền do một ban quản trị chung điều hành để thống nhất
việc tiêu thụ sản phẩm.
-Trust là liên minh độc quyền dưới hình thức công ty cổ phần thống nhất việc sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
-Consortium là hình thức độc quyền mang tính quốc gia, có thể cho phối một số
ngành và lĩnh vực của quốc gia.

51
-Conglomerate là liên minh độc quyền quốc tế có thể chi phối và ảnh hưởng đến một
số ngành trên phạm vi quốc tế.
b. Tư bản tài chính
Cùng với tích tụ và tập trung tư bản trong công nghiệp, ngân hàng cũng diễn ra quá
trình tích tụ và tập trung tư bản, từ đó hình hành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng.
Sự ra đời của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng, đã nâng cao quyền lực của ngân
hàng trong nền kinh tế dẫn đến sự liên kết giữa các tổ chức độc quyền trong công nghiệp
với các tổ chức độc quyền trong ngân hàng, hình thành các tập đoàn tư bản tài chính.
Tư bản tài chính là sự hợp nhất giữa một số tổ chức độc quyền lớn trong ngân hàng
với các tổ chức độc quyền trong công nghiệp.
Tư bản tài chính chi phối nền kinh tế thông qua việc nắm giữa cổ phần chi phối (chế
độ tham dự) tại các công ty lớn, hình thành các chuỗi “công ty con”, “công ty cháu”…
Tư bản tài chính cũng chi phối hệ thống chính trị thông qua việc đưa người vào chính
phủ hoặc mua chuộc, hối lộ các viên chức nhà nước.
c. Xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản là mang tư bản ra nước ngoài đầu tư để thu giá trị thặng dư.
Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là:
-Xuất khẩu tư bản hoạt động (đầu tư trực tiếp) là đưa tư bản ra nước ngoài đầu tư trực
tiếp để thu lợi nhuận
-Xuất khẩu tư bản cho vay ( đầu tư gián tiếp) là cho nước ngoài vay tư bản để thu lợi
tức
Xuất khẩu tư bản có thể do nhà nước hoặc tư nhân thực hiện. Xuất khẩu tư bản có tác
động hai mặt tích cực và tiêu cực đối với các nước nhập khẩu tư bản.
d. Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
-Xuất khẩu tư bản phát triển dẫn đến mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản, đòi hỏi phải
có sự phân chia thị trường thế giới.
-Sự phân chia thị trường thế giới giữa các tập đoàn tư bản dẫn đến hình thành các liên
minh độc quyền quốc tế. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, những liên
minh này thường xuyên bị phá vỡ, làm tăng mâu thuẫn của CNTB.
đ. Sự phân chia về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
-Sự phân chia thị trường thế giới về kinh tế vẫn không giải quyết được mâu thuẫn
giữa các tập đoàn tư bản lớn, từ mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản lớn dẫn đến mâu
thuẫn giữa các cường quốc tư bản phát triển, từ đó dẫn đến sự phân chia lãnh thổ giữa các
nước đế quốc.
-Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918
và cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939-1945.
3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn
CNTB độc quyền
a. Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai đoạn CNTB độc quyền
Độc quyền ra đời nhưng không xóa bỏ được cạnh tranh, mà làm cho cạnh tranh gay
gắt, đa dạng và quyết liệt hơn. Cạnh tranh trong giai đoạn CNTB độc quyền bao gồm:
-Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các tổ chức ngoài độc quyền.
-Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.

52
-Canh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền.
b. Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai
đoạn CNTB độc quyền.
Quy luật giá trị (biểu hiện là giá cả thị trường) trong giai đoạn độc quyền được biểu
hiện thành quy luật giá cả độc quyền bao gồm:
- Giá cả độc quyền thấp khi các tổ chức độc quyền mua sản phẩm.
- Giá cả độc quyền cao khi các tổ chức độc quyền bán sản phẩm.
Quy luật giá trị thặng dư (biểu hiện là lợi nhuận) trong giai đoạn độc quyền được biểu
hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao. Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao
không chỉ có lao động không công của công nhân, một phận lợi nhuận của những người
sản xuất nhỏ mà còn có một phần lao động của công nhân ở các nước thuộc địa, phụ
thuộc.
II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của CNTB độc quyền nhà nước.
a. Nguyên nhân hình thành CNTB độc quyền nhà nước
-Lực lượng sản xuất phát triển cao, xã hội hóa sản xuất đòi hỏi sự can thiệp của nhà
nước tư sản vào các hoạt động kinh tế.
-Sự phát triển của phân công lao động, hình thành một số ngành, lĩnh vực mà tư nhân
không muốn làm hoặc không có khả năng thực hiện đòi hỏi phải có sự tham gia của nhà
nước, dẫn đến tăng cường vai trò của nhà nước trong kinh tế.
-Sự thống trị của các tổ chức độc quyền dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt đòi hỏi
phải có sự can thiệp sâu của nhà nước.
-Việc mở rộng thị trường ra nước ngoài dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột giữa
các nước đòi hỏi phải có sự tham gia điều tiết của nhà nước.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến sự tham gia tích cực của nhà nước vào các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến sự ra đời của CNTB độc quyền nhà nước.
b. Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước
Về bản chất CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa các tổ chức độc quyền tư
nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thể chế thống nhất trong đó nhà nước
bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và làm giảm bớt những mâu thuẫn của CNTB.
-CNTB độc quyền nhà nước phản ánh quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội trong giai
đoạn CNTB độc quyền.
-Vai trò kinh tế của nhà nước được tăng cường
-CNTB độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất TBCN
nhằm thích nghi với điều kiện lịch sử mới.
2. Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước
Các tổ chức độc quyền tìm cách đưa người vào trong bộ máy của nhà nước nhằm đỡ
đầu, chi phối chính sách của nhà nước phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền. Đồng
thời, nhà nước cũng đưa người vào giám sát hoạt động của các tổ chức độc quyền.
b. Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước

53
-Sở hữu nhà nước tăng lên trong các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ những
lĩnh vực mà tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng làm; kết cấu hạ tầng kinh
tế-xã hội…
-Sở hữu nhà nước được hình thành thông qua hình thức: xây dựng mới, mua lại các
doanh nghiệp tư nhân, góp vốn cổ phần, mở rộng các doanh nghiệp nhà nước có sẵn.
-Sở hữu nhà nước có vai trò:
+Tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, tạo sự thích ứng giữa lực lượng sản xuất
với quan hệ sản xuất.
+Tạo điều kiện cho tư nhân đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận cao.
+Là nguồn lực để nhà nước sử dụng can thiệp và điều tiết nền kinh tế.
c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
-Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là một tổng thể những thiết chế và thể
chế kinh tế của nhà nước bao gồm: bộ máy quản lý, luật pháp, chính sách, công cụ.
-Các chính sách điều tiết của nhà nước trong giai đoạn độc quyền bao gồm: chính
sách chống khủng hoảng, chóng làm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp,
chính sách xã hội, chính sách kinh tế đối ngoại…
-Các công cụ điều tiết của nhà nước tư bản độc quyền: ngân sách, thuế, hệ thống tài
chính tiền tệ, nguồn lực của kinh tế nhà nước, các công cụ hành chính và pháp lý.
III. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA

1. Biểu hiện mới về năm đặc điểm của CNTB độc quyền
-Sự phát triển của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia (Công ty xuyên quốc gia),
cùng với sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.
-Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính. Các
tập đoàn tư bản tài chính ngày nay là những tổ hợp công-nông-thương-tín-dịch vụ hoặc
công nghiệp – quốc phòng – dịch vụ…các tập đoàn tư bản tài chính lớn có ảnh hưởng
đến nền kinh tế của nhiều nước và trên phạm vi toàn cầu.
-Xuất khẩu tư bản đã có những bước phát triển mới về quy mô, chiều hướng và kết
cấu. Xuất khẩu tư bản được mở rộng đã đem lại lợi ích cho các nước xuất khẩu và nhập
khẩu, đồng thời cũng dẫn đến những tiêu cực đối với các nước nhập khẩu cần được nhận
thức đúng để hạn chế.
-Sự phân chia thị trường thế giới giữa các tập đoàn tư bản lớn gắn liền với xu hướng
khu vực hóa, quốc tế hóa và toàn cầu hóa kinh tế. Biểu hiện rõ nét nhất là việc hính thành
các tổ chức kinh tế quốc tế như: WTO, EU, ASEAN…
-Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh
tranh và thống trị mới. Biểu hiện ở sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp của các các nước
tư bản phát triển vào các nước đang phát triển với danh nghĩa “bảo vệ tư do, dân chủ”
“chống độc tài”…
2. Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của CNTB độc quyền nhà
nước
-Tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước được nâng cao. Kinh tế nhà nước kết hợp với kinh
tế tư nhân.

54
-Chi tiêu của nhà nước được tăng cường đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng và
suy thoái.
-Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt, mềm dẻo, với phạm vi rộng lớn.
-Công cụ điều tiết kinh tế của nhà nước cũng đa dạng bao gồm: chương trình, kế
hoạch; điều tiết cơ cấu; điều tiết khoa học, công nghệ; điều tiết thị trường lao động; điều
tiết thị trường tài chính, tiền tệ; điều tiết quan hệ kinh tế đối ngoại.
3. Những nét mới trong sự phát triển của CNTB ngày nay
-Sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất.
-Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
-Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp.
-Thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ các doanh nghiệp tư bản đã có sự thay đổi
lớn.
-Điều tiết vĩ mô của nhà nước được tăng cường đặc biệt khi nền kinh tế bị khủng
hoảng.
-Các công ty xuyên quốc gia có vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn trong hệ thống
kinh tế TBCN và trong nền kinh tế của thế giới.
-Điều tiết phối hợp trong hoạt động kinh tế quốc tế được tăng cường.
IV. VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA
TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
1. Vai trò của CNTB đồi với sự phát triển của nền sản xuất xã hội
-Giải phóng loài người khỏi “đêm trường trung cổ” của xã hội phong kiến
-Phát triển lực lượng sản xuất.
-Thực hiện xã hội hóa sản xuất.
-Xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động, phát triển phân công lao động
chuyên môn hóa.
-Thiết lập nền dân chủ tư sản, mặc dù còn hạn chế nhưng đã tiến bộ hơn rất nhiều so
với các xã hội trước đó.
2. Những hạn chế của CNTB
- Sự ra đời của CNTB gắn liền với những cuộc chiến tranh xâm lược, cướp bóc thuộc
địa, làm phá sản những người sản xuất nhỏ và bóc lột lao động làm thuê.
- Sự tồn tại và phát triển của CNTB gắn liền với việc bóc lột lao động làm thuê, từ đó
dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động.
- Sự phát triển của CNTB đã gây ra những cuộc chiến tranh đẫm máu, làm chết hàng
triệu người vô tội.
-Sự phát triển của CNTB làm phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nước tư
bản với các nước đang phát triển và giữa các tầng lớp dân cư trong các nước tư bản.
3. Xu hướng vận động của CNTB
-Những thành tựu và những hạn chế của CNTB bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của
CNTB là: mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sở
hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất.
-CNTB ngày nay vẫn đang tiếp tục điều chỉnh để giảm bớt mâu thuẫn cơ bản của nó
để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, những mâu thuẫn này vẫn không xóa bỏ được, vẫn là
những thách thức và đe dọa sự tồn vong của CNTB.

55
PHẦN THỨ BA
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Chương VII
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1.Khái niệm giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a.Khái niệm giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân: là một tập đoàn xã hội hình thành và phát triển cùng với quá
trình phát triển của nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại, với nhịp độ phát triển
của lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng sản xuất
cơ bản, tiên tiến, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quá trình sản xuất, tái sản xuất của
cải vật chất theo phương thức công nghiệp, và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng
chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH.
Ở các nước TBCN, nhìn chung giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất, họ
làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Ở các nước XHCN, giai cấp
công nhân và nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, cùng nhau hợp
tác vì lợi ích chung của toàn xã hội.
b.Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử: lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh
xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột, bất công và xây dựng xã hội mới, xã
hội XHCN tiến tới xã hội CSCN.
Để thực hiện sứ mệnh lịch sử đó, giai cấp công nhân phải trải qua hai bước trong
tiến trình cách mạng:
-Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
-Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, tiến tới xóa bỏ mọi sự phân biệt giai cấp
và đối kháng giai cấp.
2.Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a.Địa vị kinh tế- xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội TBCN
Địa vị kinh tế - xã hội là những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân.
-Giai cấp công nhân là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, đại diện cho lực
lượng sản xuất tiên tiến nhất mâu thuẫn trực tiếp với giai cấp tư sản. Công nghiệp càng
phát triển giai cấp công nhân càng lớn mạnh về số lượng.
-Giai cấp công nhân chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ
kiếm được việc làm nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản cho nhà tư bản; điều kiện
đó buộc giai cấp công nhân phải không ngừng nâng cao trình độ để đáp ứng được yêu cầu
của nền sản xuất hiện đại.
-Trong chế độ TBCN, giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản đối lập với giai cấp tư
sản, nên chỉ có giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động để xây
dựng xã hội mới – XHCN thì mới xóa bỏ được mâu thuẫn.
-Với nền sản xuất đại công nghiệp, điều kiện sống và làm việc khiến giai cấp công
nhân có thể đoàn kết chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống CNTB.

56
-Vì lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của đại đa số nhân
dân lao động, nên họ có thể đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh
để tự giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội.
b.Những đặc điểm chính trị- xã hội của giai cấp công nhân
-Là giai cấp tiên phong cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để nhất, vì: Đại
biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu của khoa học công
nghệ hiện đại lại được trang bị lý luận khoa học và cách mạng là chủ nghĩa Mác- Lênin.
-Là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Do phải tuân thủ kỷ luật lao động
nghiêm ngặt trong nền sản xuất dây chuyền đại công nghiệp, và cuộc sống đô thị tập
trung dần dần hình thành ý thức tổ chức kỷ luật trong công nhân. Mặt khác, khi trở thành
lực lượng chính trị độc lập, được trang bị lý luận khoa học và cách mạng, hình thành
chính đảng của mình, thì ý thức tổ chức kỷ luật của giai cấp công nhân ngày càng được
nâng cao.
-Là giai cấp mang bản chất quốc tế. Vì không có sự đồng tình và ủng hộ của
phong trào cách mạng của công nhân quốc tế, thì cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở
các nước không thể giành được thắng lợi.
3.Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân
a.Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công nhân
-Giai cấp công nhân muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình phải có nhân
tố chủ quan là sự trưởng thành của bản thân giai cấp công nhân, phải được trang bị hệ tư
tưởng cách mạng và thành lập đảng chính trị của mình, đó là Đảng Cộng sản.
-Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân dẫn đến việc
hình thành chính đảng của giai cấp công nhân.
b.Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân
-Đảng là lãnh tụ tập thể của giai cấp công nhân. Đảng là tổ chức gồm những
người tiên tiến giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, là lãnh tụ chính trị, là
bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân. Đảng lãnh đạo toàn giai cấp và dân tộc
để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
-Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của Đảng. Không có giai cấp công nhân và hệ
tư tưởng của nó là chủ nghĩa Mác- Lênin thì không có Đảng Cộng sản.
II.CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.Cách mạng XHCN và nguyên nhân của nó
a.Khái niệm cách mạng XHCN
-Theo nghĩa hẹp, cách mạng XHCN là cuộc cách mạng chính trị, kết thúc bằng
việc giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nhà nước
chuyên chính vô sản.
-Theo nghĩa rộng, cách mạng XHCN bao gồm cả hai giai đoạn: giai đoạn đầu là
tiến hành cuộc cách mạng chính trị, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản. Giai đoạn
sau là sử dụng nhà nước để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN và
CSCN.
b.Nguyên nhân của cuộc cách mạng XHCN

57
-Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng xã hội là do sự phát triển của lực
lượng sản xuất, khiến quan hệ sản xuất vốn phù hợp với nó trở thành lỗi thời, cản trở sự
phát triển của nó.
-Nguyên nhân trực tiếp của cuộc cách mạng XHCN là mâu thuẫn kinh tế giữa lực
lượng sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư
nhân TBCN, biểu hiện mâu thuẫn đó về mặt xã hội là mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp
công nhân (đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến) với giai cấp tư sản (đại diện cho
quan hệ sản xuất đã lỗi thời). Tuy nhiên, cuộc cách mạng XHCN không tự diễn ra, nó
phải có những tình thế, thời cơ nhất định và về mặt chủ quan, phải có sự nỗ lực chuẩn bị
của giai cấp công nhân.
2.Mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng XHCN
a.Mục tiêu của cách mạng XHCN
Mục tiêu cao nhất là giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Mục tiêu cụ thể của cách mạng XHCN được xác định theo hai giai đoạn.
-Giai đoạn 1: Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
-Giai đoạn 2: Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới- xã hội XHCN và CNCS.
b.Động lực của cách mạng XHCN
-Giai cấp công nhân vừa là lực lượng lãnh đạo vừa là động lực chủ yếu của cách
mạng XHCN.
-Cùng với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân là động lực to lớn, quan trọng của
cách mạng XHCN.
c.Nội dung của cách mạng XHCN
-Trên lĩnh vực chính trị: Đập tan nhà nước của giai cấp thống trị, giành chính
quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Từng bước xây dựng nền dân chủ
XHCN, trên cơ sở không ngừng nâng cao dân trí về mọi mặt.
-Trên lĩnh vực kinh tế: phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất
mới, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân. Thay thế
chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN bằng chế độ sở hữu XHCN với nhiều hình thức phù
hợp.Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, đảm bảo lợi ích chính đáng của người
lao động.
-Trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa: kế thừa có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc và các giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại, xây dựng hệ tư tưởng mới
XHCN, nền văn hóa mới XHCN và con người mới XHCN.
3.Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động
khác trong cách mạng XHCN
a.Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh
-Tính tất yếu: Nếu giai cấp công nhân phải liên minh với nông dân và các tầng lớp
lao động khác vì lợi ích chung đi đến thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách mạng.
-Cơ sở khách quan: Trong xã hội TBCN, họ đều là những người lao động, bị áp
bức, bóc lột; lợi ích của họ đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản, nên địa vị chính trị - xã
hội của họ là cơ sở khách quan để họ có thể liên minh với nhau chống lại giai cấp bóc lột.
Dưới chế độ XHCN, họ là lực lượng chính trị to lớn, làm nòng cốt trong khối đại đoàn
kết dân tộc, để bảo vệ chính quyền cách mạng và xây dựng xã hội XHCN.Về mặt kinh tế,

58
đây là sự gắn bó không thể tách rời giữa công nghiệp, nông nghiệp với khoa học- công
nghệ.
b.Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh
-Nội dung liên minh:
+Về chính trị: Trong thời kỳ chưa có chính quyền thì cùng nhau đấu tranh giành
chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Khi đã có chính quyền thì
cùng nhau tham gia quản lý nhà nước và bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng
CNXH.
+Về kinh tế: Thực chất của liên minh về kinh tế là đảm bảo sự kết hợp đúng đắn
lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân với các tầng lớp lao động khác.
+Về văn hóa, xã hội: Xã hội XHCN đặt trên nền tảng của nền sản xuất công
nghiệp hiện đại, là xã hội mang đậm tính nhân văn, nhân đạo, đòi hỏi và tạo điều kiện cho
mọi tầng lớp nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đồng thời phải không
ngừng nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa cho các giai cấp và tầng lớp trong liên
minh.
-Những nguyên tắc cơ bản của liên minh
+Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
+Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.
+Phải kết hợp đúng đắn, hài hòa các lợi ích.
III.HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
1.Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế- xã hội CSCN
a.Dự báo của Mác, Ăngghen:
Hình thái kinh tế - xã hội CSCN tất yếu sẽ xuất hiện ở các nước tư bản phát triển,
với các điều kiện sau:
-Điều kiện khách quan: Khi lực lượng sản xuất càng phát triển mang tính chất xã
hội hóa ngày càng cao mâu thuẫn sâu sắc với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân TBCN
về tư liệu sản xuất. Biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn kinh tế là mâu thuẫn giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng chín muồi, tạo ra tình thế cách mạng.
-Nhân tố chủ quan: CNTB không tự sụp đổ, cách mạng không tự diễn ra, mà giai
cấp công nhân và nhân dân lao động phải giác ngộ cách mạng, và phải đủ sức sẵn sàng
tiến hành cuộc cách mạng xã hội, để tạo ra một trật tự xã hội mới.
b.Dự báo của Lênin:
Trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc Lênin đã dự báo sự xuất hiện của hình thái
kinh tế - xã hội CSCN từ nước tư bản có trình độ phát triển trung bình và từ các nước tiền
tư bản. Dự báo của Lênin đã thành hiện thực ở nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười
năm 1917 và ở các nước XHCN khác trong đó có Việt Nam.
c.Ngày nay
Giai cấp tư sản dùng rất nhiều biện pháp hòng xoa dịu mâu thuẫn giữa tư sản và vô
sản. Song, mâu thuẫn đó không hề mất đi. Mặc dù còn lâu dài, nhưng trước sau mâu
thuẫn đó chỉ có thể được giải quyết bằng cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo,
thiết lập hình thái kinh tế- xã hội mới - CSCN.
2.Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN
a.Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH

59
-Tính tất yếu của thời kỳ quá độ:
+ CNXH và CNTB khác nhau về bản chất.
+ Để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH.
+ Để xây dựng các quan hệ của CNXH, vì chúng không tự nảy sinh từ CNTB.
+ Công cuộc xây dựng CNXH là mới mẻ, khó khăn, phức tạp.
-Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ:
+Đặc điểm: là sự đan xen giữa các yếu tố của xã hội cũ với các yếu tố của xã hội
mới, chúng vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính
trị - xã hội, văn hóa tư tưởng.
+Thực chất: Là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp trên tất cả các lĩnh vực,
giữa giai cấp tư sản đã mất vai trò thống trị và các thế lực chống phá CNXH với giai cấp
công nhân và quần chúng nhân dân lao động đã nắm chính quyền, dưới nhiều hình thức
khác nhau.
-Nội dung của thời kỳ quá độ
+Trong lĩnh vực kinh tế: Tiếp tục phát triển LLSX, cải tạo QHSX cũ xây dựng
QHSX mới, đảm bảo tốt đời sống của nhân dân lao động. Đối với những nước chưa qua
CNTB, nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành CNH, HĐH.
+Trong lĩnh vực chính trị: Xây dựng nhà nước XHCN, xây dựng nền dân chủ
XHCN, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng Đảng vững mạnh. Đấu tranh
chống các thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH.
+Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Xây dựng nền văn hóa mới XHCN; tuyên
truyền, phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân.
+Trong lĩnh vực xã hội: Từng bước thực hiện sự bình đẳng và công bằng xã hội.
Chống các tệ nạn xã hội. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
b.Xã hội XHCN
Là xã hội có các những đặc trưng sau:
-Cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội XHCN là nền đại công nghiệp.
-Thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu
TBCN.
-Tổ chức lao động mới, với kỷ luật lao động tự giác.
-Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
-Nhà nước XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân, mang tính nhân dân và
tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.
-Giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột; thực hiện công bằng , bình đẳng, tiến
bộ xã hội.
c.Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội CSCN
-Mác dự báo giai đoạn cao của xã hội CSCN với những đặc trưng sau:
+Về mặt kinh tế: lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, của cải dồi dào, ý thức
con người được nâng cao...; nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực hưởng theo nhu
cầu”.
+Về mặt xã hội: Không còn sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, không còn
phân chia giai cấp, không còn nhà nước, con người được giải phóng hoàn toàn và được tự
do phát triển toàn diện.

60
-Qua phân tích của Mác, Ăngghen, Lênin, cho ta thấy:
+Tiến trình đi lên CNCS là tiến trình khách quan, không thể nôn nóng, duy ý chí
khi chưa có tiền đề phát triển kinh tế- xã hội tương ứng với giai đoạn cao của CNCS.
+Tiến trình đi lên CNCS diễn ra rất lâu dài, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ Llực
lượng sản xuất, tổ chức tốt xã hội về mọi mặt, và không ngừng giáo dục ý thức tự giác
cho con người. Ở các nước khác nhau , tiến trình đó cũng diễn ra khác nhau.

CHƯƠNG VIII
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN
TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN
1. Xây dựng nền dân chủ XHCN
a. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ
Ngay từ xã hội công xã nguyên thủy, để điều hành công việc chung của thị tộc, bộ
lạc, việc cử ra và phế bỏ người đứng đầu là do quyền lực ngang nhau của các thành viên
trong cộng đồng. Đó là quyền lực vốn có của các thành viên, mà sau này khi xã hội phân
chia thành giai cấp, được đặt bằng thuật ngữ dân chủ.
Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ
+ Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người.
dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.
+ Là một phạm trù chính trị, dân chủ gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp
cầm quyền thì không có “dân chủ phi giai cấp”, dân chủ chung chung.
+ Là một hệ thống giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng trong
quá trình giải phóng xã hội chống áp bức, bóc lột để tiến tới tự do, bình đẳng.
b. Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN
- Là chế độ nhà nước được sáng tạo bởi người lao động, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, nền dân chủ XHCN bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.
- Cơ sở kinh tế của nền dân chủ XHCN là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ
yếu của toàn xã hội.
- Nền dân chủ XHCN kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân – tập thể - xã hội, nên nó
động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực của nhân dân trong sự nghiệp
xây dựng xã hội mới.
- Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ rộng rãi nhất, mang tính giai cấp.
c. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ XHCN
- Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH
- Thực hành dân chủ rộng rãi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Xây dựng nền dân chủ XHCN là hoàn thiện hệ thống chính trị XHCN nhằm biến
dân chủ từ khả năng thành hiện thực, thực hiện chuyển giao quyền lực thực sự về cho
nhân dân với mục đích lôi cuốn nhân dân vào quá trình sáng tạo xã hội mới. Chống lại
những biểu hiện của dân chủ cực đoan, vô chính phủ ngăn ngừa hành vi coi thường kỷ
cương, pháp luật.
2. Xây dựng nhà nước XHCN

61
a. Khái niệm nhà nước XHCN
Nhà nước XHCN là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ
sở kinh tế của CNXH, thông qua đó Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh
đạo của mình đối với toàn xã hội.Nhà nước XHCN vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ
máy hành chính, vừa là tổ chức quản lý mọi lĩnh vực đời sống xã hội của nhân dân.
b. Đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước XHCN
Đặc trưng:
+ Là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động, đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+ Là công cụ của chuyên chính giai cấp, vì lợi ích của người lao động không chỉ
thực hiện sự trấn áp những kẻ chống đối, phá hoại sự nghiệp cách mạng XHCN mà chủ
yếu là xây dựng xã hội mới – xã hội XHCN và CSCN.
+ Nền dân chủ XHCN tạo ra những điều kiện, lôi cuống đông đảo quần chúng
nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
+ Là một kiểu nhà nước đặc biệt “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, là “nửa nhà
nước”.
Chức năng: Tổ chức xây dựng có hiệu quả mọi lĩnh vực đời sống của xã hội mới
– xã hội XHCN; sử dụng những công cụ bạo lực để trấn át, đập tan sự phản kháng của kẻ
thù chống lại sự nghiệp xây dựng CNXH, bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước, giữ vững
an ninh xã hội.
Nhiệm vụ:
+ Đối nội: Quản lý, xây dựng và phát triển kinh tế; cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân; xây dựng nền văn hóa XHCN, thực hiện giáo dục – đào tạo con
người phát triển toàn diện…
+ Đối ngoại: Mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì
sự phát triển và tiến bộ XH đối với nhân dân các nước trên thế giới.
c. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước XHCN
Thời kỳ quá độ lên CNXH còn tồn tại các giai cấp bóc lột nên nhà nước XHCN
phải tồn tại để trấn áp bằng bạo lực. Nhà nước XHCN là công cụ bảo vệ và phát triển
thành quả của dân chủ, để các quyền dân chủ được thể chế hóa trong hiến pháp, pháp luật
của nhà nước XHCN. Nhà nước XHCN là phương thức, là công cụ chủ yếu của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Khái niệm nền văn hóa XHCN
a. Khái niệm văn hóa và nền văn hóa
- Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong
từng thời kỳ lịch sử nhất định bao gồm: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
- Nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình
thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử. Nền kinh tế là cơ
sở vật chất của nền văn hóa. Nền chính trị là yếu tố quy định khuynh hướng phát triển
của một nền văn hóa, tạo nên nội dung ý thức hệ của văn hóa. Văn hóa luôn có tính kế
thừa, văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang tính giai cấp.
62
b. Khái niệm nền văn hóa XHCN
Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ
tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhằm thỏa mãn nhu cầu
không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động
thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa
c. Đặc trưng của nền văn hóa XHCN
- Nền văn hóa mang bản chất giai cấp công nhân.
-Nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
- Nền văn hóa được hình thành và phát triển một cách tự giác, dưới sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản, có sự quản lý của nhà nước XHCN.
2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa XHCN
-Tính triệt để, toàn diện của cách mạng XHCN đòi hỏi phải thay đổi phương thức
sản xuất tinh thần cho phù hợp với xã hội mới - XHCN.
-Giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi ảnh hưởng của ý thức hệ cũ, lạc hậu để
họ trở thành chủ thể sản xuất, tiêu dùng, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần.
-Phải nâng cao trình độ và nhu cầu văn hóa để nhân dân lao động chiến thắng
nghèo nàn, lạc hậu.
-Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng CNXH.
3.Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa XHCN
a.Những nội dung cơ bản của nền văn hóa XHCN
- Nâng cao trình độ dân trí, xây dựng đội ngũ trí thức mới vừa là nhu cầu cấp bách
vừa là nhu cầu lâu dài của sự nghiệp xây dựng CNXH và CNCS.
- Xây dựng con người mới XHCN, đó là con người lao động sáng tạo, có tinh thần
yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng, có lối sống tình nghĩa, có tính cộng
đồng và tinh thần trách nhiệm cao…
- Xây dựng lối sống mới XHCN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,
quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Không có tình
trạng bất bình đẳng giữa các dân tộc, giới tính, thực hiện công bằng…
- Xây dựng gia đình văn hóa mới XHCN, biết giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những yếu tố lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong
kiến, TBCN, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại, góp phần đem lại lợi
ích cho cả cá nhân và xã hội.
b. Phương thức xây dựng nền văn hóa XHCN
- Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước
XHCN đối với hoạt động văn hóa.
- Kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa của văn hóa nhân loại.
- Lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động sáng tạo văn hóa.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
1. Vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc
giải quyết vấn đề dân tộc.
a. Khái niệm dân tộc

63
- Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa:
+ Dân tộc (tộc người) là một cộng đồng người có những mối liên hệ chặt chẽ và
bền vững, xuất hiện trong lịch sử sau bộ tộc, có chung phương thức sinh hoạt kinh tế,
ngôn ngữ, tâm lý.
+ Dân tộc (quốc gia – dân tộc) là một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân
dân của một quốc gia, có chung lãnh thổ, nền kinh tế, ngôn ngữ, bản sắc văn hóa.
b.Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng CNXH.
- Xu hướng thứ nhất: Do sự thức tỉnh của ý thức dân tộc về quyền sống, các dân
tộc đấu tranh chống áp bức dân tộc để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập.
- Xu hướng thứ hai: Các dân tôc mở rộng mối liên hệ về kinh tế, văn hóa... Xóa
bỏ sự biệt lập, khép kín.
-Xét trong phạm vi các nước XHCN có nhiều dân tộc, các dân tộc vừa có xu
hướng khẳng định tính tự chủ và bản sắc của dân tộc mình, vừa có xu hướng hòa hợp với
các dân tộc trong cộng đồng quốc gia. Cả hai xu hướng đó đều lành mạnh và biểu hiện
của sự thống nhất trong đa dạng.
c. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề
dân tộc.
-Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Các dân tộc trong một nước hoặc giữa các
quốc gia –dân tộc, không phân biệt lớn hay nhỏ, trình độ phát triển cao hay thấp, đều có
nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trước luật pháp mỗi nước và luật pháp quốc tế. Không
một dân tộc nào được đặc quyền đặc lợi và áp bức bóc lột dân tộc khác. Chống chủ nghĩa
“sô –vanh”, thái độ kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc.
-Các dân tộc được quyền tự quyết: Quyền tự quyết là quyền làm chủ của mỗi
dân tộc đối với vận mệnh dân tộc mình.
-Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: Muốn giải phóng dân tộc, giai cấp công
nhân của tất cả các dân tộc phải liên minh lại với nhau, để tạo thành sức mạnh quốc tế,
bảo đảm cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.
2. Tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải
quyết vấn đề tôn giáo
a. Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, theo Ăngghen “Tất cả mọi tôn giáo chẳng
qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người –của những lực lượng ở
bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực
lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế ”. Tôn giáo ra đời từ
các nguồn gốc kinh tế -xã hội, nhận thức và tâm lý.
b. Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH
Trong tiến trình xây dựng CNXH tôn giáo vẫn còn tồn tại vì:
-Về nhân thức: Vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người mà khoa
học chưa giải thích hay chế ngự được đã khiến cho một bộ phận nhân dân đi tìm sự lý
giải, sự an ủi, che chở từ sức mạnh siêu nhiên.
-Về kinh tế: Nền kinh tế nhiều thành phần; sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội; sự cách biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa các nhóm dân

64
cư, những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên tác động mạnh làm cho con người dễ đến với tư
tưởng cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.
-Về tâm lý: Tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại đã trở
thành niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, tình cảm của một bộ phận đông đảo quần
chúng nhân dân.
-Về chính trị - xã hội: Xét về mặt giá trị, có những nguyên tắc của tôn giáo phù
hợp với CNXH, với chủ trương đường lối, chính sách của nhà nước XHCN.
-Về văn hóa: Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hóa
tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý
thức cộng đồng, phong cách, lối sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
c. Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn
giáo
- Phải gắn việc khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã
hội với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
- Phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng
của mọi công dân.
- Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc không phân biệt tín
ngưỡng tôn giáo.
- Phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo.
- Phải có quan điểm lịch sử, cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.

CHƯƠNG IX
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC
1. Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình CNXH hiện thực đầu tiên trên thế giới.
a. Cách mạng Tháng Mười Nga
Ngày 7-11-1917, Đảng Bônsevic Nga đã lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi
nghĩa phá tan dinh lũy cuối cùng của chính phủ lâm thời tư sản, báo hiệu sự toàn thắng
của cuộc khởi nghĩa vũ trang giành toàn bộ chính quyền về tay Xô viết. Thắng lợi của
Cách mạng Tháng 10 Nga đã xây dựng một xã hội hoàn toàn mới – xã hội không có tình
trạng người bóc lột người.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 Nga đã mở ra một con đường mới cho sự giải
phóng của các dân tộc thuộc địa. Nó bắt đầu một thời đại mới, thời đại quá độ từ CNTB
lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
b. Mô hình CNXH đầu tiên trên thế giới
Từ 1918 - 1921, thực hiện Chính sách Cộng sản Thời chiến với chủ trương: quốc
hữu hóa tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của tư bản đế quốc, đại địa chủ và các
thế lực chống phá cách mạng
Tháng 3/1921, nội chiến kết thúc, bắt đầu thực hiện Chính sách Kinh tế Mới mới
(NEP) với chủ trương: sử dụng CNTB nhà nước, khắc phục tình trạng suy sụp kinh tế sau
chiến tranh, phát huy thế mạnh của sản xuất hàng hóa. Sau khi Lênin mất (năm 1924),
Chính sách Kinh tế Mới không được thực hiện triệt để.

65
Cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Nhà nước Xô Viết đã áp
dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Kết quả sau gần 20 năm đã đem lại những
thành công nhất định, giúp Liên Xô chiến thắng chủ nghĩa Phát xít trong cuộc Chiến
tranh thế giới lần thứ II (1939-1945). Tuy nhiên, mô hình này sau đó đã cản trở sự phát
triển kinh tế của Liên Xô, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ.
2. Sự ra đời của hệ thống XHCN và những thành tựu của nó.
a.Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước XHCN
Sau chiến tranh thế giới II, hệ thống XHCN thế giới ra đời bao gồm các nước:
Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bungari, Ba Lan, Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên,
Việt Nam, Cuba.
Năm 1960, tại Mátxcơva, Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân của các nước
trên thế giớ đã ra tuyên bố và khẳng định: “đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ
thống XHCN thế giới đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài
người”.
b.Những thành tựu của CNXH hiện thực.
- Từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, bảo đảm quyền làm chủ
của nhân dân lao động ở các nước XHCN, thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do
dân chủ trên toàn thế giới.
-Tiềm lực kinh tế, quân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, bảo đảm
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng tốt hơn.
- Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên độc lập
dân tộc và thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi thế giới.
- CNXH hiện thực đã đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế
giới
- CNXH đã cổ vũ nhân dân lao động ở các nước phương Tây đấu tranh đòi quyền
dân sinh, dân chủ, khiến giai cấp tư sản phải nhượng bộ.
II. SỰ KHỦNG HOẢNG, SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH CNXH VÀ NGUYÊN NHÂN
CỦA NÓ.
1. Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình CNXH Xô Viết
Cuối những năm 80 của Thế kỷ XX, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu bắt
đầu rơi vào khủng hoảng. Đến tháng 9/1991 chế độ XHCN ở Liên Xô và 6 nước Đông
Âu đã bị sụp đổ hoàn toàn.
2. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình CNXH Xô viết
a.Nguyên nhân sâu xa
Do duy trì quá lâu mô hình cũ của CNXH (mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan
lieu, bao cấp cùng với những khuyết tật của nó), không theo kịp sự phát triển của cách
mạng khoa học-công nghệ, tình trạng trì trệ về kinh tế-xã hội, chính trị kéo dài từ đó đã
dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ.
b.Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp
Trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường
lối chính trị, tư tưởng và tổ chức, đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại ở những
người lãnh đạo cao nhất.

66
Chủ nghĩa đế quốc và các thể lực thù địch đã can thiệp toàn diện, tinh vi, trắng
trợn, thực hiện “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
III. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Chủ nghĩa tư bản – không phải là tương lai của xã hội loài người
- Bản chất của CNTB không thay đổi
-Các yếu tố XHCN đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản.
2. Chủ nghĩa xã hội – tương lai của xã hội loài người.
a.Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của
CNXH
Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình cũ lạc
hậu chứ không phải là sự cáo chung của CNXH -với tư cách là một hình thái kinh tế-xã
hội tiên tiến mà loài người đang vươn tới. Tương lai của xã hội loài người vẫn là CNXH,
đó là quy luật khách quan của sự phát triển xã hội loài người.
b.Các nước XHCN còn lại tiến hành cải cách, đổi mới và đạt được những thành tựu
ngày càng to lớn.
- Các nước XHCN còn lại đều ít nhiều có sự tự điều chỉnh của mình để tồn tại.
Điển hình như Việt Nam và Trung Quốc. Tương đồng giữa cải cách, mở cửa ở Trung
Quốc và đổi mới ở Việt Nam, từ bỏ mô hình kinh tế hóa tập trung chuyển sang kinh tế thị
trường XHCN (Trung Quốc), hoặc kinh tế thị trường định hướng XHCN (Việt Nam).
Đa dạng hóa hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, trong đó nền tảng là chế độ công
hữu với kinh tế nhà nước là chủ đạo. Đa dạng hóa hình thức phân phối, bảo đảm quyền
kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp; giá cả, tỷ giá, lãi suất do thị
trường xác định có sự điều tiết của nhà nước; thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội
rộng lớn, xóa đói, giảm nghèo giữ gìn môi trường…
Tổng kết 20 năm đổi mới của Việt Nam (1986-2006), Đại hội lần thứ X Đảng
Cộng sản Việt Nam khẳng định: để đi lên CNXH, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng nhà nước và nền dân chủ XHCN, thực
hiện đoàn kết dân tộc; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế.
c. Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên CNXH ở một số quốc gia
trong thế giới đương đại
Dù CNXH tạm thời lâm vào thoái trào nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là
châu Mỹ Latinh đã xuất hiện xu thế thiên “tả” và ngày càng trở thành một trào lưu vào
đầu thế kỷ XXI. Từ năm 1998, thông qua bầu cử dân chủ, các chính phủ cánh tả, tiến bộ
đã lên cầm quyền ở 11 nước Mỹ Latinh; trong đó có nhiều nước tuyên bố đi lên CNXH
như: Vênêxuêla, Ecuađo và Nicaragoa.
Sự xuất hiện của “CNXH Mỹ Latinh đầu thế kỷ XXI” tuy còn cần tiếp tục theo
dõi, nghiên cứu song hiện tượng đó cũng chứng tỏ ảnh hưởng to lớn của CNXH hiện
thực đối với các dân tộc này điều đó chứng minh cho sức sống và khả năng phát triển của
CNXH, củng cố niềm tin vào lý tưởng CSCN.

67
CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI
Phần thứ nhất

1. Dựa trên cơ sở nào để khẳng định một hệ thống triết học là hệ thống triết học
duy vật? Hãy làm rõ sự giống và khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật siêu hình với
chủ nghĩa duy vật biện chứng.
 Cơ sở để khẳng định một hệ thống triết học là hệ thống triết học duy vật là
cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học của hệ thống triết học đó.
+ Vaán ñeà cô baûn cuûa trieát hoïc ñöôïc phaân tích treân hai maët. Thöù nhaát, giöõa yù
thöùc vaø vaät chaát: caùi naøo coù tröôùc, caùi naøo coù sau? caùi naøo quyeát ñònh caùi
naøo? Thöù hai, con ngöôøi coù khaû naêng nhaän thöùc ñöôïc theá giôùi hay khoâng?
+ Vieäc giaûi quyeát hai maët vaán ñeà cô baûn cuûa trieát hoïc laø xuaát phaùt ñieåm cuûa
caùc tröôøng phaùi lôùn, trong đđó chuû nghóa duy vaät laø tröôøng phaùi trieát hoïc xuaát
phaùt töø quan ñieåm: baûn chaát cuûa theá giôùi laø vaät chaát; vaät chaát laø tính thöù nhaát,
yù thöùc laø tính thöù hai; vaät chaát coù tröôùc vaø quyeát ñònh yù thöùc.
 Sự giống vaø khaùc nhau giữa chủ nghĩa duy vật sieâu hình với chủ nghĩa duy
vật biện chứng
+ Giống nhau:
-Đều khẳng ñịnh baûn chaát cuûa theá giôùi laø vaät chaát;
-Vaät chaát laø tính thöù nhaát, yù thöùc laø tính thöù hai;
-Vaät chaát coù tröôùc vaø quyeát ñònh yù thöùc.
+ Khaùc nhau:
-Chuû nghóa duy vaät sieâu hình laø hình thöùc cô baûn thöù hai cuûa chuû nghóa duy
vaät, theå hieän khaù roõ töø theá kyû XV ñeán theá kyû XVIII vaø ñaït ñænh cao vaøo theá
kyû XIX. Chuû nghóa duy vaät giai ñoaïn naøy chòu söï taùc ñoäng maïnh meõ cuûa phöông
phaùp tö duy sieâu hình, maùy moùc cuûa cô hoïc coå ñieån. Ñaây laø phöông phaùp nhaän
thöùc theá giôùi nhö moät coã maùy cô giôùi khoång loà maø moãi boä phaän taïo neân noù
luoân ôû trong traïng thaùi bieät laäp, tónh taïi; neáu coù bieán ñoåi thì ñoù chæ laø söï taêng,
giaûm ñôn thuaàn veà soá löôïng vaø do nhöõng nguyeân nhaân beân ngoaøi gaây neân.
-Chuû nghóa duy vaät bieän chöùng laø hình thöùc cô baûn thöù ba cuûa chuû nghóa duy
vaät, do C.Maùc vaø Ph.aêng ghen baét ñaàu xaây döïng töø nhöõng naêm 40 cuûa theá kyû
XIX, sau ñoù ñöôïc V.I.Leânin vaø nhöõng ngöôøi keá tuïc oâng baûo veä vaø phaùt trieån.
Chuû nghóa duy vaät bieän chöùng ngay töø khi môùi ra ñôøi ñaõ khaéc phuïc ñöôïc haïn cheá
cuûa chuû nghóa duy vaät chaát phaùt thôøi coå ñaïi vaø chuû nghóa duy vaät sieâu hình thôøi
caän ñaïi, ñaït tôùi trình ñoä laø hình thöùc phaùt trieån cao nhaát cuûa chuû nghóa duy vaät
trong lòch söû. Treân cô sôû phaûn aùnh ñuùng ñaén hieän thöïc khaùch quan trong moái lieân
heä phoå bieán vaø söï phaùt trieån.

68
2. Dựa trên cơ sở nào để khẳng định một hệ thống triết học là hệ thống triết học
duy tâm? Hãy làm rõ sự giống và khác nhau giữa chủ nghĩa duy tâm khách quan
và chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
 Cơ sở để khẳng định một hệ thống triết học là triết học duy tâm.
+ Vaán ñeà cô baûn cuûa trieát hoïc ñöôïc phaân tích treân hai maët. Thöù nhaát, giöõa yù
thöùc vaø vaät chaát: caùi naøo coù tröôùc, caùi naøo coù sau? caùi naøo quyeát ñònh caùi
naøo? Thöù hai, con ngöôøi coù khaû naêng nhaän thöùc ñöôïc theá giôùi hay khoâng?
+ Vieäc giaûi quyeát hai maët vaán ñeà cô baûn cuûa trieát hoïc laø xuaát phaùt ñieåm cuûa
caùc tröôøng phaùi lôùn, trong đđó chuû nghóa duy taâm laø tröôøng phaùi trieát hoïc xuaát
phaùt töø quan ñieåm: baûn chaát theá giôùi laø yù thöùc; yù thöùc laø tính thöù nhaát, vaät
chaát laø tính thöù hai; yù thöùc coù tröôùc vaø quyeát ñònh vaät chaát.
 Sự giống và khác nhau giữa chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy
tâm chủ quan
- Giống nhau: Đều thừa nhận baûn chaát theá giôùi laø yù thöùc; yù thöùc laø tính thöù
nhaát, vaät chaát laø tính thöù hai; yù thöùc coù tröôùc vaø quyeát ñònh vaät chaát.
- Khác nhau: Chuû nghóa duy taâm chuû quan thöøa nhaän tính thöù nhaát cuûa yù thöùc
con ngöôøi. Trong khi phuû nhaän söï toàn taïi khaùch quan cuûa hieän thöïc, chuû nghóa duy
taâm chuû quan khaúng ñònh moïi söï vaät hieän töôïng chæ laø "phöùc hôïp nhöõng caûm
giaùc" cuûa caù nhaân.
Chuû nghóa duy taâm khaùch quan cuõng thöøa nhaän tính thöù nhaát cuûa tinh thaàn, yù
thöùc nhöng tinh thaàn, yù thöùc aáy ñöôïc quan nieäm laø tinh thaàn khaùch quan, yù thöùc
khaùch quan coù tröôùc vaø toàn taïi ñoäc laäp vôùi giôùi töï nhieân vaø con ngöôøi. Thöïc
theå tinh thaàn, yù thöùc khaùch quan naøy thöôøng ñöôïc mang nhöõng teân goïi khaùc nhau
nhö: "yù nieäm tuyeät ñoái "tinh thaàn tuyeät ñoái", "lyù tính theá giôùi", v.v...

3. Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất. Theo anh
(chị), quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác có những ưu điểm
và hạn chế nào?
 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất:
+ Tröôùc Maùc, nhìn chung caùc nhaø trieát hoïc duy vaät quan nieäm vaät chaát laø moät
hay moät soá chaát töï coù, ñaàu tieân, saûn sinh ra vuõ truï…
+ Thôøi coå ñaïi, phaùi Nguõ haønh ôû Trung Quoác quan nieäm vaät chaát laø kim, moäc,
thuûy hoûa, thoå, phaùi Nyaya Vai'seâsika ôû AÁn Ñoä laïi quan nieäm ñoù laø anu. ÔÛ Hy
Laïp, phaùi Mileâ cho raèng chaát ñaàu tieân aáy ñôn thuaàn laø nöôùc (quan ñieåm cuûa
Taleùt ) hay khoâng khí (quan ñieåm cuûa Anaximen); Heâraclít laïi quan nieäm ñoù laø löûa;
coøn Ñeâmoâcrit thì khaúng ñònh ñoù laø nguyeân töû, v.v...
+ Cho ñeán theá kyû XVII, XVIII quan nieäm veà vaät chaát nhö treân cuûa caùc nhaø duy
vaät veà cô baûn vaãn khoâng thay ñoåi: Ph.Beâcôn, R.Ñeàcaùctô hieåu vaät chaát laø caùc

69
haït; T.Hoápxô, Ñ.Ñiñôroâ laïi cho raèng vaät chaát chính laø caùc vaät theå rieâng leû, v.v...
Vôùi quan nieäm vaät chaát laø moät hay moät soá chaát töï coù, ñaàu tieân, saûn sinh ra vuõ
truï chöùng toû caùc nhaø duy vaät tröôùc Maùc ñaõ ñoàng nhaát vaät chaát vôùi vaät theå…
 Những ưu điểm và hạn chế 
+ Ưu điểm
-Laáy giôùi töï nhieân ñeå giaûi thích giôùi töï nhieân, khoâng vieän tôùi Thaàn linh hay
Thöôïng ñeá…
-Goùp phaàn choáng laïi theá giôùi quan duy taâm vaø toân giaùo.
-Phoûng ñoaùn thieân taøi veà caáu taïo vaät chaát – thuyeát nguyeân töû coù yù nghóa
ñònh höôùng vôùi lòch söû phaùt trieån khoa hoïc noùi chung, ñaëc bieät laø vaät lyù hoïc
khi phaùt hieän ra söï toàn taïi thaät söï cuûa nguyeân töû…
+ Hạn chế
- Vieäc ñoàng nhaát naøy laø moät trong nhöõng nguyeân nhaân daãn ñeán nhieàu haïn cheá
trong nhaän thöùc:
-> Khoâng hieåu ñöôïc baûn chaát cuûa caùc hieän töôïng yù thöùc cuõng nhö moái quan
heä giöõa yù thöùc vôùi vaät chaát
-> Khoâng coù cô sôû ñeå xaùc ñònh nhöõng bieåu hieän cuûa vaät chaát trong ñôøi soáng
xaõ hoäi neân cuõng khoâng coù cô sôû ñeå ñöùng treân quan ñieåm duy vaät khi giaûi quyeát
caùc vaán ñeà veà xaõ hoäi.
-> Haïn cheá ñoù taát yeáu daãn ñeán quan ñieåm duy vaät nöûa vôøi, khoâng trieät ñeå: khi
giaûi quyeát nhöõng vaán ñeà töï nhieân, caùc nhaø duy vaät ñöùng treân quan ñieåm duy
vaät, nhöng khi giaûi quyeát nhöõng vaán ñeà veà xaõ hoäi hoï ñaõ "tröôït" sang quan ñieåm
duy taâm…

4. Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về phương thức tồn tại
của vật chất.
+ Đònh nghóa vaän ñoäng
"Vaän ñoäng, hieåu theo nghóa chung nhaát - töùc ñöôïc hieåu laø moät phöông thöùc toàn
taïi cuûa vaät chaát, laø moät thuoäc tính coá höõu cuûa vaät chaát, - thì bao goàm taát caû moïi
söï thay ñoåi vaø moïi quaù trình dieãn ra trong vuõ truï keå töø söï thay ñoåi vò trí ñôn giaûn
cho ñeán tö duy”.
-Vaän ñoäng khoâng chæ thuaàn tuùy laø söï thay ñoåi vò trí trong khoâng gian maø laø
"moïi söï thay ñoåi vaø moïi quaù trình dieãn. ra trong vuõ truï; vaän ñoäng "laø moät phöông
thöùc toàn taïi cuûa vaät chaát, laø moät thuoäc tính coá höõu cuûa vaät chaát" neân thoâng
qua vaän ñoäng maø caùc daïng cuï theå cuûa vaät chaát bieåu hieän söï toàn taïi cuûa mình;
vaän ñoäng cuûa vaät chaát laø töï thaân vaän ñoäng; vaø, söï toàn taïi cuûa vaät chaát luoân
gaén lieàn vôùi vaän ñoäng.
- Döïa treân thaønh töïu khoa hoïc ôû thôøi ñaïi mình, Ph.aêngghen ñaõ phaân chia vaän
ñoäng thaønh naêm hình thöùc vaän ñoäng cô baûn: vaän ñoäng cô giôùi söï di chuyeån vò trí
cuûa caùc vaät theå trong khoâng gian); vaän ñoäng vaät lyù (vaän ñoäng cuûa caùc phaân töû,
ñieän töû, caùc haït cô baûn, caùc quaù trình nhieät, ñieän, v.v...); vaän ñoäng hoùa (söï bieán

70
ñoåi caùc chaát voâ cô, höõu cô trong nhöõng quaù trình hoøa hôïp vaø phaân giaûi); vaän
ñoäng sinh vaät söï bieán ñoåi cuûa caùc cô theå soáng, bieán thaùi caáu truùc gen, v.v...); vaän
ñoäng xaõ hoäi (söï bieán ñoåi trong caùc lónh vöïc kinh teá, chính trò, vaên hoùa, v.v... cuûa
ñôøi soáng xaõ hoäi).
-Caùc hình thöùc vaän ñoäng cô baûn noùi treân ñöôïc saép xeáp theo thöù töï töø trình ñoä
thaáp ñeán trình ñoä cao, töông öùng vôùi trình ñoä keát caáu cuûa vaät chaát. Caùc hình thöùc
vaän ñoäng khaùc nhau veà chaát song chuùng khoâng toàn taïi bieät laäp maø coù moái quan
heä maät thieát vôùi nhau, trong ñoù: hình thöùc vaän ñoäng cao xuaát hieän treân cô sôû caùc
hình thöùc vaän ñoäng thaáp vaø bao haøm trong noù nhöõng hình thöùc vaän ñoäng thaáp
hôn. Trong söï toàn taïi cuûa mình, moãi söï vaät coù theå coù nhieàu hình thöùc vaän ñoäng
khaùc nhau song baûn thaân noù bao giôø cuõng ñöôïc ñaëc tröng bôûi hình thöùc vaän ñoäng
cao nhaát maø noù coù.
-Phaân loaïi vaän ñoäng
+Baèng vieäc phaân loaïi caùc hình thöùc vaän ñoäng cô baûn, Ph. aêngghen ñaõ ñaët cô
sôû cho vieäc phaân loaïi, phaân ngaønh, hôïp loaïi, hôïp ngaønh khoa hoïc. Tö töôûng veà söï
thoáng nhaát nhöng khaùc nhau veà chaát cuûa caùc hình thöùc vaän ñoäng cô baûn coøn laø
cô sôû ñeå choáng laïi khuynh höôùng ñaùnh ñoàng caùc hình thöùc vaän ñoäng hoaëc quy
hình thöùc vaän ñoäng naøy vaøo hình thöùc vaän ñoäng khaùc trong quaù trình nhaän thöùc.
- Đöùng im chæ laø moät traïng thaùi ñaëc bieät cuûa vaän ñoäng.
+ Khi khaúng ñònh vaän ñoäng laø phöông thöùc toàn taïi cuûa vaät chaát, laø thuoäc tính
coá höõu cuûa vaät chaát; chuû nghóa duy vaät bieän chöùng cuõng ñaõ khaúng ñònh vaän
ñoäng laø tuyeät ñoái, laø vónh vieãn. Ñieàu naøy khoâng coù nghóa chuû nghóa duy vaät
bieän chöùng phuû nhaän söï ñöùng im, caân baèng; song, ñöùng im, caân baèng chæ laø
hieän töôïng töông ñoái, taïm thôøi vaø thöïc chaát ñöùng im, caân baèng chæ laø moät traïng
thaùi ñaëc bieät cuûa vaän ñoäng.
+ Ñöùng im laø töông ñoái vì ñöùng im, caân baèng chæ xaûy ra trong moät soá quan heä
nhaát ñònh chöù khoâng xaûy ra vôùi taát caû moïi quan heä; ñöùng im, caân baèng chæ xaûy
ra trong moät hình thöùc vaän ñoäng chöù khoâng phaûi xaûy ra vôùi taát caû caùc hình thöùc
vaän ñoäng. Ñöùng im laø taïm thôøi vì ñöùng im khoâng phaûi laø caùi toàn taïi vónh vieãn
maø chæ toàn taïi trong moät thôøi gian nhaát ñònh, chæ laø xeùt trong moät hay moät soá
quan heä nhaát ñònh, ngay trong söï ñöùng im vaãn dieãn ra nhöõng quaù trình bieán ñoåi
nhaát ñònh.

5. Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về các hình thức tồn tại
cơ bản của vật chất.
+ Ñònh nghóa khoâng gian vaø thôøi gian
+ Laøm roõ quan ñieåm cuûa chuû nghóa duy vaät bieän chöùng veà khoâng gian, thôøi
gian theo ñònh nghóa
-Moïi daïng cuï theå cuûa vaät chaát ñeàu toàn taïi ôû moät vò trí nhaát ñònh, coù moät
quaûng tính (chieàu cao, chieàu roäng, chieàu daøi) nhaát ñònh vaø toàn taïi trong caùc moái
töông quan nhaát ñònh (tröôùc hay sau, treân hay döôùi, beân phaûi hay beân traùi v v …)
vôùi nhöõng daïng vaät chaát khaùc. Nhöõng hình thöùc toàn taïi nh vaäy ñöôïc goïi laø

71
khoâng gian. Maët khaùc, söï toàn taïi cuûa söï vaät coøn ñöôïc theå hieän ôû quaù trình bieán
ñoåi: nhanh hay chaäm, keá tieáp vaø chuyeån hoùa, v.v... Nhöõng hình thöùc toàn taïi nhö
vaäy ñöôïc goïi laø thôøi gian.
-Ph. Aêngghen vieát: "Caùc hình thöùc cô baûn cuûa moïi toàn taïi laø khoâng gian vaø
thôøi gian; toàn taïi ngoaøi thôøi gian thì cuõng heát söùc voâ lyù nhö toàn taïi ngoaøi khoâng
gian’’. Nhö vaäy, vaät chaát, khoâng gian, thôøi gian khoâng taùch rôøi nhau; khoâng coù vaät
chaát toàn taïi ngoaøi khoâng gian vaø thôøi gian; cuõng khoâng coù khoâng gian, thôøi toàn
taïi ôû ngoaøi vaät chaát vaän ñoäng.
+ Laøm roõ Caùc tính chaát cuûa khoâng gian vaø thôøi gian.
-Laø nhöõng hình thöùc toàn taïi cuûa vaät chaát, khoâng taùch khoûi vaät chaát neân
khoâng gian, thôøi gian coù nhöõng tính chaát chung nhö nhöõng tính chaát cuûa vaät chaát,
ñoù laø tính khaùch quan, tính vónh cöûu, tính voâ taän vaø voâ haïn.
-Ngoaøi ra, khoâng gian coù thuoäc tính ba chieàu (chieàu cao, chieàu roäng, chieàu daøi)
coøn thôøi gian chæ coù moät chieàu (chieàu töø quaù khöù ñeán töông lai). Tính ba chieàu
cuûa khoâng gian vaø tính moät chieàu cuûa thôøi gian hieän hình thöùc toàn taïi veà quaûng tính
vaø quaù trình dieãn bieán cuûa vaät chaát vaän ñoäng.

6. Vì sao nói thế giới thống nhất ở tính vật chất? Ý nghĩa khoa học của vấn đề này?
Tính thoáng nhaát vaät chaát cuûa theá giôùi
+Theá giôùi vaät chaát bieåu hieän heát söùc phong phuù ña daïng song nhöõng daïng
bieåu hieän cuûa theá giôùi vaät chaát ñeàu phaûn aùnh baûn chaát cuûa theá giôùi vaø thoáng
nhaát vôùi nhau. Chuû nghóa duy vaät bieän chöùng khaúng ñònh baûn chaát cuûa theá giôùi
laø vaät chaát, theá giôùi thoáng nhaát ôû tính vaät chaát vì :
-Moät laø, chæ coù moät theá giôùi duy nhaát laø theá giôùi vaät chaát; theá giôùi vaät chaát
laø caùi coù tröôùc toàn taïi khaùch quan, ñoäc laäp vôùi yù thöùc cuûa con ngöôøi…
-Hai laø, theá giôùi vaät chaát toàn taïi vónh vieãn, voâ taän, voâ haïn, khoâng ñöôïc sinh ra
vaø khoâng bò maát ñi...
-Ba laø, moïi toàn taïi cuûa theá giôùi vaät chaát ñeàu coù moái lieân heä thoáng nhaát vôùi
nhau, bieåu hieän ôû choã chuùng ñeàu laø nhöõng daïng cuï theå cuûa vaät chaát, laø nhöõng
keát caáu vaät chaát, coù nguoàn goác vaät chaát, do vaät chaát sinh ra vaø cuøng chòu söï chi
phoái cuûa nhöõng quy luaät khaùch quan phoå bieán cuûa theá giôùi vaät chaát. Trong theá
giôùi vaät chaát khoâng coù gì khaùc ngoaøi nhöõng quaù trình vaät chaát ñang bieán ñoåi vaø
chuyeån hoùa laãn nhau, laø nguoàn goác, nguyeân nhaân vaø keát quaû cuûa nhau…
 YÙ nghóa khoa hoïc cuûa vaán ñeà naøy
+ Ñònh höôùng cho con ngöôøi giaûi thích veà tính ña daïng cuûa theá giôùi…
+ Ñònh höôùng cho con ngöôøi tieáp tuïc nhaän thöùc veà tính ña daïng aáy ñeå thöïc
hieän quaù trình caûi taïo theá giôùi hôïp quy luaät..

7. Phân tích định nghĩa của Lênin về vật chất. Rút ra ý nghĩa
 Phaân tích ñònh nghóa vaät chaát cuûa Leânin

72
+‘‘Vaät chaát laø phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ thöïc taïi khaùch quan ñöôïc ñem
laïi cho con ngöôøi trong caûm giaùc, ñöôïc caûm giaùc cuûa chuùng ta cheùp laïi, chuïp laïi,
phaûn aùnh vaø toàn taïi khoâng leä thuoäc vaøo caûm giaùc”. Theo ñònh nghóa cuûa
V.I.Leânin veà vaät chaát:
+ Thöù nhaát, caàn phaûi phaân bieät "vaät chaát" vôùi tö caùch laø phaïm truø trieát hoïc
vôùi nhöõng daïng bieåu hieän cuï theå cuûa vaät chaát. Vaät chaát vôùi tö caùch laø phaïm
truø trieát hoïc laø keát quaû cuûa söï khaùi quaùt hoùa, tröøu töôïng hoùa nhöõng thuoäc tính,
nhöõng moái lieân heä voán coù cuûa caùc söï vaät, hieän töôïng neân noù phaûn aùnh caùi
chung, voâ haïn, voâ taän, khoâng sinh ra, khoâng maát ñi, coøn taát caû nhöõng söï vaät,
nhöõng hieän töôïng laø nhöõng daïng bieåu hieän cuï theå cuûa vaät chaát neân noù coù quaù
trình phaùt sinh, phaùt trieån, chuyeån hoùa. Vì vaäy, khoâng theå ñoàng nhaát vaät chaát vôùi
moät hay moät soá daïng bieåu hieän cuï theå cuûa vaät chaát.
+ Thöù hai, ñaëc tröng quan troïng nhaát cuûa vaät chaát laø thuoäc tính khaùch quan, töùc
laø thuoäc tính toàn taïi ngoaøi yù thöùc, ñoäc laäp, khoâng phuï thuoäc vaøo yù thöùc cuûa
con ngöôøi, cho duø con ngöôøi coù nhaän thöùc ñöôïc hay khoâng nhaän thöùc ñöôïc noù.
+ Thöù ba, vaät chaát (döôùi hình thöùc toàn taïi cuï theå cuûa noù) laø caùi coù theå gaây
neân caûm giaùc ôû con ngöôøi khi noù tröïc tieáp hay giaùn tieáp taùc ñoäng ñeán giaùc quan
cuûa con ngöôøi; yù thöùc cuûa con ngöôøi laø söï phaûn aùnh ñoái vôùi vaät chaát, coøn vaät
chaát laø caùi ñöôïc yù thöùc phaûn aùnh.
 Ñònh nghóa cuûa V.I.Leânin veà vaät chaát coù yù nghóa quan troïng ñoái vôùi
söï phaùt trieån cuûa chuû nghóa duy vaät vaø nhaän thöùc khoa hoïc
+ Moät laø, baèng vieäc tìm ra thuoäc tính quan troïng nhaát cuûa vaät chaát laø thuoäc tính
khaùch quan, V.I.Leânin ñaõ phaân bieät söï khaùc nhau giöõa vaät chaát vaø vaät theå, khaéc
phuïc ñöôïc haïn cheá trong quan nieäm veà vaät chaát cuûa chuû nghóa duy vaät cuõ: cung
caáp caên cöù nhaän thöùc khoa hoïc ñeå xaùc ñònh nhöõng gì thuoäc veà vaät chaát; taïo laäp
cô sôû lyù luaän cho vieäc xaây döïng quan ñieåm duy vaät veà lòch söû, khaéc phuïc ñöôïc
nhöõng haïn cheá duy taâm trong quan nieäm veà lòch söû cuûa chuû nghóa duy vaät tröôùc
Maùc.
+ Hai laø, khi khaúng ñònh vaät chaát laø thöïc taïi khaùch quan "ñöôïc ñem laïi cho con
ngöôøi trong caûm giaùc" vaø " ñöôïc caûm giaùc cuûa chuùng ta cheùp laïi, chuïp laïi, phaûn
aùnh", V.I.Leânin khoâng nhöõng ñaõ khaúng ñònh tính thöù nhaát cuûa vaät chaát, tính thöù
hai cuûa yù thöùc theo quan ñieåm duy vaät maø coøn khaúng ñònh khaû naêng con ngöôøi
coù theå nhaän thöùc ñöôïc thöïc taïi khaùch quan thoâng qua söï "cheùp laïi, chuïp laïi, phaûn
aùnh" cuûa con ngöôøi ñoái vôùi thöïc taïi khaùch quan.

8. Tại sao trong nhận thức và trong thực tiễn chúng ta phải xuất phát từ thực tế
khách quan, đồng thời phải phát huy tính năng động, tích cực của nhân tố chủ
quan ?
+Treân cô sôû quan ñieåm veà baûn chaát vaät chaát cuûa theá giôùi, baûn chaát naêng
ñoäng, saùng taïo cuûa yù thöùc vaø moái quan heä bieän chöùng giöõa vaät chaát vaø yù
thöùc, chuû nghóa duy vaät bieän chöùng xaây döïng neân moät nguyeân taéc phông phaùp

73
luaän cô baûn, chung nhaát ñoái vôùi moïi hoaït ñoäng nhaän thöùc vaø thöïc tieãn cuûa con
ngöôøi. Nguyeân taéc ñoù laø: trong moïi hoaït ñoäng nhaän thöùc vaø thöïc tieãn ñoøi hoûi
phaûi xuaát phaùt töø thöïc teá khaùch quan, toân troïng khaùch quan ñoàng thôøi phaùt huy
tính naêng ñoäng chuû quan.
Theo nguyeân taéc phöông phaùp luaän naøy, moïi hoaït ñoäng nhaän thöùc vaø thöïc tieãn
cuûa con ngöôøi chæ coù theå ñuùng ñaén, thaønh coâng vaø coù hieäu quaû khi vaø chæ khi
thöïc hieän ñoàng thôøi giöõa vieäc xuaát phaùt töø thöïc teá khaùch quan, toân troïng thöïc teá
khaùch quan vôùi phaùt huy tính naêng ñoäng chuû quan; phaùt huy tính naêng ñoäng chuû
quan phaûi laø treân cô sôû vaø trong phaïm vi ñieàu kieän khaùch quan, choáng chuû quan
duy yù chí trong nhaän thöùc vaø thöïc tieãn. Nhö vaäy :
+Vì vaät chaát laø nguoàn goác cuûa yù thöùc, quyeát ñònh yù thöùc vaø vì taàm quan
troïng cuûa nguyeân taéc khaùch quan neân trong nhaän thöùc vaø trong thöïc tieãn chuùng ta
phaûixuaát phaùt töø thöïc teá khaùch quan…
-Vaät chaát laø nguoàn goác cuûa yù thöùc, quyeát ñònh yù thöùc nhö theá naøo ?...
- Taàm quan troïng cuûa nguyeân taéc khaùch quan ?…
+Vì yù thöùc coù theå taùc ñoäng trôû laïi vaät chaát thoâng qua hoaït ñoäng thöïc tieãn
cuûa con ngöôøi neân trong nhaän thöùc vaø trong thöïc tieãn chuùng ta phaûi phaùt huy tính
naêng ñoäng chuû quan.

9. Trình bày lý luận phản ánh của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Rút ra ý nghĩa.
Ñònh nghóa phaûn aùnh vaø baûn chaát cuûa söï phaûn aùnh:
+ Phaûn aùnh laø söï taùi taïo nhöõng ñaëc ñieåm cuûa daïng vaät chaát naøy ôû daïng vaät
chaát khaùc trong quaù trình taùc ñoäng qua laïi laãn nhau giöõa chuùng.
+ Nhöõng ñaëc ñieåm ñöôïc taùi taïo ôû daïng vaät chaát nhaän söï taùc ñoäng bao giôø cuõng
mang thoâng tin cuûa daïng vaät chaát taùc ñoäng. Nhöõng ñaëc ñieåm mang thoâng tin aáy
ñöôïc goïi laø caùi phaûn aùnh, coøn daïng vaät chaát taùc ñoäng ñöôïc goïi laø caùi ñöôïc
phaûn aùnh. Caùi phaûn aùnh vaø caùi ñöôïc phaûn aùnh khoâng taùch rôøi nhau nhöng khoâng
ñoàng nhaát vôùi nhau. Caùi ñöôïc phaûn aùnh laø nhöõng daïng cuï theå cuûa vaät chaát, coøn
caùi phaûn aùnh chæ laø ñaëc ñieåm chöùa ñöïng thoâng tin cuûa daïng vaät chaát ñoù (caùi
ñöôïc phaûn aùnh) ôû moät daïng vaät chaát khaùc (daïng vaät chaát nhaän söï taùc ñoäng)…
 Caùc hình thöùc phaûn aùnh
+ Phaûn aùnh vaät lyù, hoùa hoïc laø hình thöùc thaáp nhaát, ñaëc tröng cho vaät chaát voâ
sinh. Phaûn aùnh vaät lyù, hoùa hoïc theå hieän qua nhöõng bieán ñoåi veà cô, lyù, hoùa (thay
ñoåi keát caáu, vò trí, tính chaát lyù - hoùa qua quaù trình keát hôïp, phaân giaûi caùc chaát)
khi coù söï taùc ñoäng qua laïi laãn nhau giöõa caùc daïng vaät chaát voâ sinh. Hình thöùc
phaûn aùnh naøy mang tính thuï ñoäng, chöa coù ñònh höôùng löïa choïn cuûa vaät nhaän taùc
ñoäng.

74
+ Phaûn aùnh sinh hoïc laø hình thöùc phaûn aùnh cao hôn, ñaëc tröng cho giôùi töï nhieân
höõu sinh. Töông öùng vôùi quaù trình phaùt trieån cuûa giôùi töï nhieân höõu sinh, phaûn
aùnh sinh hoïc ñöôïc theå hieän qua tính kích thích, tính caûm öùng, phaûn xaï. Tính kích thích
laø phaûn öùng cuûa thöïc vaät vaø ñoäng vaät baäc thaáp baèng caùch thay ñoåi chieàu
höôùng sinh tröôûng, phaùt trieån, thay ñoåi maøu saéc, thay ñoåi caáu truùc v. v… khi nhaän
söï taùc ñoäng trong moâi tröôøng soáng. Tính caûm öùng laø phaûn öùng cuûa ñoäng vaät
coù heä thaàn kinh taïo ra naêng löïc caûm giaùc, ñöôïc thöïc hieän treân cô sôû ñieàu khieån
cuûa quaù trình thaàn kinh qua cô cheá phaûn xaï khoâng ñieàu kieän, khi. coù söï taùc ñoäng
töø beân ngoaøi moâi tröôøng leân cô theå soáng.
+ Phaûn aùnh taâm lyù laø phaûn öùng cuûa ñoäng vaät coù heä thaàn kinh trung öông
ñöôïc thöïc hieän treân cô sôû ñieàu khieån cuûa heä thaàn kinh qua cô cheá phaûn xaï coù
ñieàu kieän.
+ Phaûn aùnh naêng ñoäng, saùng taïo laø hình thöùc phaûn aùnh cao nhaát trong caùc
hình thöùc phaûn aùnh, noù chæ ñöôïc thöïc hieän ôû daïng vaät chaát phaùt trieån cao nhaát,
coù toå chöùc cao nhaát laø boä oùc ngöôøi. Phaûn aùnh naêng ñoäng, saùng taïo ñöôïc thöïc
hieän qua quaù trình hoaït ñoäng sinh lyù thaàn kinh cuûa boä naõo ngöôøi khi theá giôùi
khaùch quan taùc ñoäng leân caùc giaùc quan cuûa con ngöôøi. Ñaây laø söï phaûn aùnh coù
tính chuû ñoäng löïa choïn thoâng tin, xöû lyù thoâng tin ñeå taïo ra nhöõng thoâng tin môùi,
phaùt hieän yù nghóa cuûa thoâng tin. Söï phaûn aùnh naêng ñoäng, saùng taïo naøy ñöôïc goïi
laø yù thöùc.
 YÙ nghóa cuûa lyù luaän phaûn aùnh
+ Vaïch ra nguoàn goác töï nhieân cuûa yù thöùc; laøm saùng toû yù thöùc laø hình thöùc cao
nhaát cuûa söï phaûn aùnh theá giôùi hieän thöïc.
+ Chöùng minh yù thöùc chæ naûy sinh ôû giai ñoaïn phaùt trieån cao cuûa theá giôùi vaät
chaát cuøng vôùi söï xuaát hieän con ngöôøi . YÙ thöùc laø yù thöùc con ngöôøi, naèm trong
con ngöôøi, khoâng theå taùch rôøi con ngöôøi.

10. Trình bày nguồn gốc ra đời của ý thức. Theo anh (chị) nguồn gốc nào là quan
trọng nhất? Tại sao?
 Ñònh nghóa yù thöùc vaø trình baøy nguoàn goác cuûa yù thöùc:
+ Nguoàn goác töï nhieân (0,75 ñieåm) cuûa yù thöùc theå hieän qua söï hình thaønh cuûa
boä oùc con ngöôøi vaø hoaït ñoäng cuûa boä oùc ñoù cuøng moái quan heä giöõa con ngöôøi
vôùi theá giôùi khaùch quan; trong ñoù, theá giôùi khaùch quan taùc ñoäng ñeán boä oùc con
ngöôøi taïo ra quaù trình phaûn aùnh naêng ñoäng, saùng taïo.
-Veà boä oùc ngöôøi: yù thöùc laø thuoäc tính cuûa moät daïng vaät chaát coù toå chöùc
cao laø boä oùc ngöôøi, laø chöùc naêng cuûa boä oùc, laø keát quaû hoaït ñoäng sinh lyù
thaàn kinh cuûa boä oùc. Boä oùc caøng hoaøn thieän, hoaït ñoäng sinh lyù thaàn kinh cuûa
boä oùc caøng coù hieäu quaû, yù thöùc cuûa con ngöôøi caøng phong phuù vaø saâu saéc.
Ñieàu naøy lyù giaûi taïi sao quaù trình tieán hoùa cuûa loaøi ngöôøi cuõng laø quaù trình
phaùt trieån naêng löïc cuûa nhaän thöùc, cuûa tö duy vaø taïi sao ñôøi soáng tinh thaàn cuûa

75
con ngöôøi bò roái loaïn khi sinh lyù thaàn kinh cuûa con ngöôøi khoâng bình thöôøng do bò
toån thöông boä oùc.
-Veà moái quan heä giöõa con ngöôøi vôùi theá giôùi khaùch quan taïo ra quaù trình
phaûn aùnh naêng ñoäng, saùng taïo: Quan heä giöõa con ngöôøi vôùi theá giôùi khaùch
quan laø quan heä taát yeáu ngay töø khi con ngöôøi xuaát hieän. Trong moái quan heä naøy,
theá giôùi khaùch quan, thoâng qua hoaït ñoäng cuûa caùc giaùc quan ñaõ taùc ñoäng ñeán
boä oùc ngöôøi, hình thaønh neân quaù trình phaûn aùnh…
+ Nguoàn goác xaõ hoäi (0,75 ñieåm) cuûa yù thöùc laø lao ñoäng vaø ngoân ngöõ. Hai yeáu
toá naøy vöøa laø nguoàn goác, vöøa laø tieàn ñeà cuûa söï ra ñôøi yù thöùc:
-Lao ñoäng laø quaù trình con ngöôøi söû duïng coâng cuï taùc ñoäng vaøo giôùi töï nhieân
nhaèm thay ñoåi giôùi töï nhieân cho phuø hôïp vôùi nhu caàu cuûa con ngöôøi; laø quaù trình
trong ñoù baûn thaân con ngöôøi ñoùng vai troø moâi giôùi, ñieàu tieát söï trao ñoåi vaät chaát
giöõa mình vôùi giôùi töï nhieân. Ñaây cuõng laø quaù trình laøm thay ñoåi caáu truùc cô theå
ñem laïi daùng ñi thaúng baèng haøi chaân, giaûi phoùng hai tay, phaùt trieån khí quaûn, phaùt
trieån naõo boä, v.v... cuûa con ngöôøi.
-Trong quaù trình lao ñoäng, con ngöôøi taùc ñoäng vaøo theá giôùi khaùch quan laøm theá
giôùi khaùch quan boäc loä nhöõng thuoäc tính, nhöõng keát caáu, nhöõng quy luaät vaän
ñoäng cuûa noù, bieåu hieän thaønh nhöõng hieän töôïng nhaát ñònh maø con ngöôøi coù theå
quan saùt ñöôïc. Nhöõng hieän töôïng aáy, thoâng qua hoaït ñoäng cuûa caùc giaùc quan, taùc
ñoäng vaøo boä oùc ngöôøi, thoâng qua hoaït ñoäng cuûa boä naõo con ngöôøi, taïo ra khaû
naêng hình thaønh neân nhöõng tri thöùc noùi rieâng vaø yù thöùc noùi chung.
-Ngoân ngöõ laø heä thoáng tín hieäu vaät chaát chöùa ñöïng thoâng tin mang noäi dung yù
thöùc. Khoâng coù ngoân ngöõ, yù thöùc khoâng theå toàn taïi vaø theå hieän…
+Trong hai nguoàn goác treân ñaây, nguoàn goác xaõ hoäi quan troïng nhaát vì söï ra
ñôøi cuûa yù thöùc chuû yeáu do hoaït ñoäng caûi taïo theá giôùi khaùch quan thoâng qua
quaù trình lao ñoäng. Sau lao ñoäng vaø ñoàng thôøi vôùi lao ñoäng laø ngoân ngöõ; ñoù laø
hai chaát kích thích chuû yeáu ñaõ laøm cho boä oùc vöôïn daàn daàn chuyeån hoùa thaønh
boä oùc ngöôøi, khieán cho taâm lyù ñoäng vaät daàn daàn chuyeån hoùa thaønh yù thöùc…

11. Phân tích kết cấu của ý thức. Trong các yếu tố cấu thành ý thức, yếu tố nào là
quan trọng nhất ? Tại sao?
 Phaân tích keát caáu cuûa yù thöùc
+ Khaùi nieäm tri thöùc, tình caûm, yù chí. YÙ thöùc coù keát caáu cöïc kyø phöùc taïp.
Neáu tieáp caän keát caáu yù thöùc theo caùc yeáu toá cô baûn nhaát hôïp thaønh noù, yù
thöùc bao goàm ba yeáu toá cô baûn laø: tri thöùc, tình caûm vaø yù chí. Neáu tieáp caän theo
chieàu saâu cuûa theá giôùi noäi taâm con ngöôøi, yù thöùc bao goàm töï yù thöùc, voâ thöùc
vaø tieàm thöùc.
-Tri thöùc laø toaøn boä nhöõng hieåu bieát cuûa con ngöôøi, laø keát quaû cuûa quaù trình
nhaän thöùc, laø söï taùi taïo laïi hình aûnh cuûa ñoái töôïng ñöôïc nhaän thöùc döôùi daïng
caùc loaïi ngoân ngöõ. Moïi hoaït ñoäng cuûa con ngöôøi ñeàu coù tri thöùc, ñöôïc tri thöùc
ñònh höôùng. Moïi bieåu hieän cuûa yù thöùc ñeàu chöùa ñöïng noäi dung tri thöùc: Tri thöùc

76
laø phöông thöùc toàn taïi cuûa yù thöùc vaø laø ñieàu kieän ñeå yù thöùc phaùt trieån. Caên
cöù vaøo lónh vöïc nhaän thöùc, tri thöùc coù theå chia thaønh nhieàu loaïi nhö: tri thöùc veà
töï nhieân, tri thöùc veà xaõ hoäi, tri thöùc nhaân vaên. Caên cöù vaøo trình ñoä phaùt trieån
cuûa nhaän thöùc, tri thöùc coù theå chia thaønh tri thöùc ñôøi thöôøng vaø tri thöùc khoa
hoïc, tri thöùc kinh nghieäm vaø tri thöùc lyù luaän, tri thöùc caûm tính vaø tri thöùc lyù tính,
v.v...
-Tình caûm laø nhöõng rung ñoäng bieåu hieän thaùi ñoä cuûa con ngöôøi trong caùc quan
heä. Tình caûm laø moät hình thaùi ñaëc bieät cuûa söï phaûn aùnh hieän thöïc, ñöôïc hình
thaønh töø söï khaùi quaùt nhöõng caûm xuùc cuï theå cuûa con ngöôøi khi nhaän söï taùc
ñoäng cuûa ngoaïi caûnh. Tình caûm bieåu hieän vaø phaùt trieån trong moïi lónh vöïc ñôøi
soáng cuûa con ngöôøi; laø moät yeáu toá phaùt huy söùc maïnh, moät ñoäng löïc thuùc ñaåy
hoaït ñoäng nhaän thöùc vaø thöïc tieãn. Tuøy vaøo töøng ñoái töôïng nhaän thöùc vaø söï
rung ñoäng cuûa con ngöôøi veà ñoái töôïng ñoù trong caùc quan heä maø hình thaønh neân
caùc loaïi tình caûm khaùc nhau, nhö: tình caûm ñaïo ñöùc, tình caûm thaåm myõ, tình caûm
toân giaùo, v.v...
- YÙ chí laø khaû naêng huy ñoäng söùc maïnh baûn thaân ñeå vöôït qua nhöõng caûn trôû
trong quaù trình thöïc hieän muïc ñích cuûa con ngöôøi. YÙ chí ñöôïc coi laø maët naêng
ñoäng cuûa yù thöùc, moät bieåu hieän cuûa yù thöùc trong thöïc tieãn maø ôû ñoù con ngöôøi
töï giaùc ñöôïc muïc ñích cuûa haønh ñoäng neân töï ñaáu tranh vôùi mình vaø ngoaïi caûnh
ñeå thöïc hieän ñeán cuøng muïc ñích ñaõ löïa choïn. Coù theå coi yù chí laø quyeàn löïc cuûa
con ngöôøi ñoái vôùi mình; noù ñieàu khieån, ñieàu chænh haønh vi ñeå con ngöôøi höôùng
ñeán muïc ñích moät caùch töï giaùc; noù cho pheùp con ngöôøi töï kìm cheá, töï laøm chuû
baûn thaân vaø quyeát ñoaùn trong haønh ñoäng theo quan ñieåm vaø nieàm tin cuûa mình.
Giaù trò chaân chính cuûa yù chí khoâng chæ theå hieän ôû cöôøng ñoä cuûa noù maïnh hay
yeáu maø chuû yeáu theå hieän ôû noäi dung, yù nghóa cuûa muïc ñích maø yù chí höôùng
ñeán.
 Moái quan heä giöõa tri tri thöùc vôùi tình caûm vaø yù chí
 Trong caùc yeáu toá caáu thaønh tri thöùc laø yeáu toá quan troïng nhaát
-Vì tri thöùc laø phöông thöùc toàn taïi cuûa yù thöùc, ñoàng thôøi laø nhaân toá ñònh
höôùng ñoái vôùi söï phaùt trieån vaø quyeát ñònh möùc ñoä bieåu hieän cuûa caùc yeáu
toá khaùc…

12. Phân tích nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến
- Khaùi nieäm moái lieân heä, moái lieân heä phoå bieán:
+ Trong pheùp bieän chöùng, khaùi nieäm moái lieân heä duøng ñeå chæ söï quy ñònh, söï
taùc ñoäng vaø chuyeån hoùa laãn nhau giöõa caùc söï vaät, hieän töôïng, hay giöõa caùc maët,
caùc yeáu toá cuûa moãi söï vaät, hieän töôïng trong theá giôùi
+ Khaùi nieäm moái lieân heä phoå bieán duøng ñeå chæ caùc moái lieân heä toàn taïi ôû
nhieàu söï vaät, hieän töôïng cuûa theá giôùi, trong ñoù nhöõng moái lieân heä phoå bieán nhaát
laø nhöõng moái lieân heä toàn taïi ôû moïi söï vaät, hieän töôïng cuûa theá giôùi, noù thuoäc

77
ñoái töôïng nghieân cöùu cuûa pheùp bieän chöùng, ñoù laø caùc moái lieân heä giöõa: caùc
maët ñoái laäp, löôïng vaø chaát, khaúng ñònh vaø phuû ñònh, caùi chung vaø caùi rieâng, baûn
chaát vaø hieän töôïng…
- Caùc tính chaát cuûa moái lieân heä :
+ Tính khaùch quan cuûa caùc moái lieân heä
Theo tính chaát naøy, söï quy ñònh laãn nhau, taùc ñoäng laãn nhau vaø laøm chuyeån hoùa
laãn nhau cuûa caùc söï vaät, hieän töôïng (hoaëc trong baûn thaân chuùng) laø caùi voán coù
cuûa noù, toàn taïi ñoäc laäp khoâng phuï thuoäc vaøo yù chí cuûa con ngöôøi; con ngöôøi
chæ coù theå nhaän thöùc vaø vaän duïng caùc moái lieân heä ñoù trong hoaït ñoäng thöïc
tieãn cuûa mình.
+ Tính phoå bieán cuûa caùc moái lieân heä
Theo quan ñieåm bieän chöùng thì khoâng coù baát cöù söï vaät, hieän töôïng hay quaù
trình naøo toàn taïi tuyeät ñoái bieät laäp vôùi caùc söï vaät, hieän töôïng hay quaù trình khaùc;
ñoàng thôøi cuõng khoâng coù baát cöù söï vaät, hieän töôïng naøo khoâng phaûi laø moät
caáu truùc heä thoáng, bao goàm nhöõng yeáu toá caáu thaønh vôùi nhöõng moái lieân heä
beân trong cuûa noù, töùc laø baát cöù moät toàn taïi naøo cuõng laø moät heä thoáng, hôn
nöõa laø heä thoáng môû, toàn taïi trong moái lieân heä vôùi heä thoáng khaùc, töông taùc vaø
laøm bieán ñoåi laãn nhau.
+ Tính ña daïng, phong phuù cuûa moái lieân heä
Tính ña daïng, phong phuù cuûa caùc moái lieân heä ñöôïc theå hieän ôû choã: caùc söï
vaät, hieän töôïng hay quaù trình khaùc nhau ñeàu coù nhöõng moái lieân heä cuï theå khaùc
nhau, giöõ vò trí, vai troø khaùc nhau ñoái vôùi söï toàn taïi vaø phaùt trieån cuûa noù; maët
khaùc, cuøng moät moái lieân heä nhaát ñònh cuûa söï vaät nhöng trong nhöõng ñieàu kieän
cuï theå khaùc nhau, ôû nhöõng giai ñoaïn khaùc nhau trong quaù trình vaän ñoäng, phaùt
trieån cuûa söï vaät thì cuõng coù nhöõng tính chaát vaø vai troø khaùc nhau…
Quan ñieåm veà tính phong phuù, ña daïng cuûa caùc moái lieân heä coøn bao haøm quan
nieäm veà söï theå hieän phong phuù, ña daïng cuûa caùc moái lieân heä phoå bieán ôû caùc
moái lieân heä ñaëc thuø trong moãi söï vaät, moãi hieän töôïng, moãi quaù trình cuï theå, trong
nhöõng ñieàu kieän khoâng gian vaø thôøi gian cuï theå.
- YÙ nghóa phöông phaùp luaän
+ Quan ñieåm toaøn dieän ñoøi hoûi trong nhaän thöùc vaø xöû lyù caùc tình huoáng thöïc
tieãn caàn phaûi xem xeùt söï vaät trong moái quan heä bieän chöùng qua laïi giöõa caùc boä
phaän, giöõa caùc yeáu toá, giöõa caùc maët cuûa chính söï vaät vaø trong söï taùc ñoäng qua
laïi giöõa söï vaät ñoù vôùi caùc söï vaät khaùc. Chæ treân cô sôû ñoù môùi coù theå nhaän
thöùc ñuùng veà söï vaät vaø xöû lyù coù hieäu quaû caùc vaán ñeà cuûa ñôøi soáng thöïc
tieãn. Nhö vaäy, quan ñieåm toaøn dieän ñoái laäp vôùi quan ñieåm phieán dieän, sieâu hình
trong nhaän thöùc vaø thöïc tieãn.
+ Quan ñieåm lòch söû- cuï theå yeâu caàu trong vieäc nhaän thöùc vaø xöû lyù caùc tình
huoáng trong hoaït ñoäng thöïc tieãn caàn phaûi xeùt ñeán nhöõng tính chaát ñaëc thuø cuûa
ñoái töôïng nhaän thöùc vaø tình huoáng phaûi giaûi quyeát khaùc nhau trong thöïc tieãn;
phaûi xaùc ñònh roõ vò trí, vai troø khaùc nhau cuûa moãi moái lieân heä cuï theå trong
nhöõng tình huoáng cuï theå ñeå töø ñoù coù ñöôïc nhöõng giaûi phaùp ñuùng ñaén vaø coù
hieäu quaû trong vieäc xöû lyù caùc vaán ñeà thöïc tieãn. Nhö vaäy trong nhaän thöùc vaø

78
thöïc tieãn khoâng nhöõng caàn phaûi traùnh vaø khaéc phuïc quan ñieåm phieán dieän, sieâu
hình maø coøn phaûi traùnh vaø khaéc phuïc quan ñieåm chieát trung, nguïy bieän.

13. Phân tích nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự
phát triển.
- Khaùi nieäm phaùt trieån
+Phaùt trieån laø quaù trình vaän ñoäng theo khuynh höôùng ñi leân töø thaáp ñeán cao, töø
ñôn giaûn ñeán phöùc taïp, töø keùm hoaøn thieän ñeán hoaøn thieän hôn cuûa söï vaät.
+Khaùi nieäm phaùt trieån khoâng ñoàng nhaát vôùi khaùi nieäm vaän ñoäng (bieán ñoåi)
noùi chung; ñoù khoâng phaûi laø söï bieán ñoåi taêng leân hay giaûm ñi ñôn thuaàn veà lö-
ôïng hay söï bieán ñoåi tuaàn hoaøn laëp ñi laëp laïi ôû chaát cuõ maø laø söï bieán ñoåi veà
chaát theo höôùng hoaøn thieän cuûa söï vaät…
- Tính chaát cuûa söï phaùt trieån
+ Tính khaùch quan cuûa söï phaùt trieån bieåu hieän trong nguoàn goác cuûa söï vaän
ñoäng vaø phaùt trieån. Ñoù laø quaù trình baét nguoàn töø baûn thaân söï vaät, hieän töôïng;
laø quaù trình giaûi quyeát maâu thuaãn trong söï vaät, hieän töôïng ñoù. Vì vaäy, phaùt trieån
laø thuoäc tính taát yeáu, khaùch quan, khoâng phuï thuoäc vaøo yù thöùc cuûa con ngöôøi.
+ Tính phoå bieán cuûa söï phaùt trieån ñöôïc theå hieän ôû caùc quaù trình phaùt trieån
dieãn ra trong moïi lónh vöïc töï nhieân, xaõ hoäi vaø tö duy; trong taát caû moïi söï vaät hieän
töôïng vaø trong moïi quaù trình, moïi giai ñoaïn cuûa söï vaät, hieän töôïng ñoù; trong moãi
quaù trình bieán ñoåi ñaõ bao haøm khaû naêng daãn ñeán söï ra ñôøi cuûa caùi môùi, phuø
hôïp vôùi quy luaät khaùch quan.
+ Tính ña daïng, phong phuù cuûa söï phaùt trieån ñöôïc theå hieän ôû choã: phaùt trieån
laø khuynh höôùng chung cuûa moïi söï vaät, hieän töôïng, song moãi söï vaät. moãi hieän
töôïng, moãi lónh vöïc hieän thöïc laïi coù quaù trình phaùt trieån khoâng hoaøn toaøn gioáng
nhau. Toàn taïi ôû nhöõng khoâng gian vaø thôøi gian khaùc nhau söï vaät phaùt trieån seõ
khaùc nhau. Ñoàng thôøi trong quaù trình phaùt trieån cuûa mình, söï vaät coøn chòu nhieàu
söï taùc ñoäng cuûa caùc söï vaät, hieän töôïng hay quaù trình khaùc, cuûa raát nhieàu yeáu toá
vaø ñieàu kieän lòch söû, cuï theå. Söï taùc ñoäng ñoù coù theå laøm thay ñoåi chieàu höôùng
phaùt trieån cuûa söï vaät, thaäm chí coù theå laøm cho söï vaät thuït luøi taïm thôøi, coù theå
daãn tôùi söï phaùt trieån veà maët naøy vaø thoaùi hoùa ôû maët khaùc...
- YÙ nghóa phöông phaùp luaän
+ Nguyeân lyù veà söï phaùt trieån ñoøi hoûi trong nhaän thöùc vaø thöïc tieãn caàn phaûi
coù quan ñieåm phaùt trieån.Quan ñieåm phaùt trieån ñoøi hoûi phaûi khaéc phuïc tö töôûng
baûo thuû, trì treä, ñònh kieán, ñoái laäp vôùi söï phaùt trieån.
+ Quan ñieåm phaùt trieån luoân ñaët söï vaät, hieän töôïng theo khuynh höôùng ñi leân.
Phaùt trieån laø moät quaù trình bieän chöùng, bao haøm tính thuaän nghòch, ñaày maâu
thuaãn, vì vaäy ñoøi hoûi chuùng ta phaûi nhaän thöùc ñöôïc tính quanh co, phöùc taïp cuûa
söï vaät, hieän töôïng trong quaù trình phaùt trieån.
+ Xem xeùt söï vaät, hieän töôïng trong quaù trình phaùt trieån caàn phaûi ñaët quaù trình
ñoù trong nhieàu giai ñoaïn khaùc nhau, trong moái quan heä bieän chöùng giöõa quaù khöù

79
hieän taïi vaø töông lai treân cô sôû khuynh höôùng phaùt trieån ñi leân. Ñoàng thôøi, phaûi
phaùt huy vai troø nhaân toá chuû quan cuûa con ngöôøi ñeå thuùc ñaåy quaù trình phaùt
trieån cuûa söï vaät, hieän töôïng theo ñuùng quy luaät.

14. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của cặp phạm trù này.
- Phaïm truø caùi rieâng, caùi chung
+ Caùi rieâng laø phaïm truø trieát hoïc chæ moät söï vaät, moät hieän töôïng, moät quaù
trình nhaát ñònh.
+ Caùi chung laø phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ nhöõng maët, nhöõng thuoäc tính,
nhöõng yeáu toá, nhöõng quan heä,... toàn taïi phoå bieán ôû nhieàu söï vaät, hieän töôïng.
+ Trong moãi söï vaät, ngoaøi caùi chung coøn toàn taïi caùi ñôn nhaát, ñoù laø nhöõng
ñaëc tính, nhöõng tính chaát,... chæ toàn taïi ôû moät söï vaät, moät hieän töôïng naøo ñoù maø
khoâng laëp laïi ôû caùc söï vaät, hieän töôïng khaùc.
- Quan heä bieän chöùng giöõa caùi rieâng vaø caùi chung
+ Caùi rieâng vaø caùi chung ñeàu toàn taïi khaùch quan, vì noù laø bieåu hieän tính hieän
thöïc taát yeáu, ñoäc laäp vôùi yù thöùc cuûa con ngöôøi
+ Caùi chung chæ toàn taïi trong caùi rieâng, thoâng qua caùi rieâng maø bieåu hieän söï
toàn taïi cuûa mình; caùi chung khoâng toàn taïi bieät laäp, taùch rôøi caùi rieâng, maø noù
phaûi toàn taïi trong töøng caùi rieâng cuï theå, xaùc ñònh.
+ Caùi rieâng chæ toàn taïi trong moái quan heä vôùi caùi chung; khoâng coù caùi rieâng
toàn taïi ñoäc laäp tuyeät ñoái taùch rôøi caùi chung, maø taát yeáu noù phaûi toàn trong moái
lieân heä vôùi caùi chung.
+ Caùi rieâng laø caùi toaøn boä, phong phuù, ña daïng hôn caùi chung; coøn caùi chung
laø caùi boä phaän nhöng saâu saéc, baûn chaát hôn caùi rieâng. Bôûi vì, caùi rieâng laø toång
hôïp cuûa caùi chung vaø caùi ñôn nhaát; coøn caùi chung bieåu hieän tính phoå bieán, tính
quy luaät cuûa nhieàu caùi rieâng.
+ Caùi chung vaø caùi ñôn nhaát coù theå chuyeån hoùa cho nhau trong nhöõng ñieàu kieän
xaùc ñònh…
- YÙ nghóa phöông phaùp luaän
+ Caàn phaûi nhaän thöùc caùi chung ñeå vaän duïng vaøo caùi rieâng cuï theå trong caùc
hoaït ñoäng cuûa con ngöôøi; khoâng nhaän thöùc ñöôïc caùi chung thì trong thöïc tieãn giaûi
quyeát moãi caùi rieâng, moãi tröôøng hôïp cuï theå seõ vaáp phaûi nhöõng sai laàm, maát
phöông höôùng. Muoán naém ñöôïc caùi chung thì caàn phaûi xuaát phaùt töø nhöõng caùi
rieâng bôûi caùi chung khoâng toàn taïi tröøu töôïng ngoaøi nhöõng caùi rieâng.
+ Caàn phaûi ñöôïc caù bieät hoùa caùi chung trong moãi hoaøn caûnh, ñieàu kieän cuï
theå; khaéc phuïc beänh giaùo ñieàu, sieâu hình, maùy moùc hoaëc cuïc boä, ñòa phöông trong
vaän duïng moãi caùi chung ñeå giaûi quyeát moãi tröôøng hôïp cuï theå.
+ Trong hoaït ñoäng nhaän thöùc vaø thöïc tieãn, cuõng caàn phaûi bieát taän duïng caùc
ñieàu kieän cho söï chuyeån hoùa giöõa caùi ñôn nhaát vaø caùi chung theo nhöõng muïc ñích

80
nhaát ñònh, bôûi vì giöõa caùi chung vaø caùi ñôn nhaát coù theå chuyeån hoùa cho nhau
trong nhöõng ñieàu kieän cuï theå.

15. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của cặp phạm trù này.
- Phaïm truø nguyeân nhaân, keát quûa
+ Nguyeân nhaân laø söï taùc ñoäng laãn nhau giöõa caùc maët trong söï vaät hieän töôïng
hoaëc giöõa caùc söï vaät, hieän töôïng vôùi nhau thì gaây neân söï bieán ñoåi nhaát ñònh.
+ Keát quaû laø nhöõng bieán ñoåi xuaát hieän do söï taùc ñoäng giöõa caùc maët, caùc
yeáu toá trong moät söï vaät, hieän töôïng, hoaëc giöõa caùc söï vaät, hieän töôïng taïo neân.
Nguyeân nhaân khaùc vôùi nguyeân côù vaø ñieàu kieän. Nguyeân côù laø caùi khoâng coù
moái lieân heä baûn chaát vôùi keát quaû. Ñieàu kieän laø nhöõng yeáu toá beân ngoaøi taùc
ñoäng vôùi söï hình thaønh keát quaû.
- Moái quan heä bieän chöùng giöõa nguyeân nhaân vaø keát quaû:
+ Nguyeân nhaân sinh ra keát quaû, cho neân nguyeân nhaân bao giôø cuõng coù tröôùc
keát quaû coøn keát quaû bao giôø cuõng xuaát hieän sau nguyeân nhaân. Tuy nhieân, chæ
coù moái quan heä taát yeáu veà maët thôøi gian môùi laø quan heä nhaân quaû.
+ Tính phöùc taïp cuûa moái quan heä nhaân quaû: moät nguyeân nhaân coù theå sinh ra
moät hoaëc nhieàu keát quaû, vaø moät keát quaû coù theå do moät hoaëc nhieàu nguyeân
nhaân taïo neân. Neáu caùc nguyeân nhaân taùc ñoäng cuøng chieàu thì xu höôùng hình
thaønh keát quaû nhanh hôn, coøn neáu taùc ñoäng ngöôïc chieàu thì seõ haïn cheá hoaëc
trieät tieâu söï hình thaønh keát quaû.
+ Phaân loaïi nguyeân nhaân: do tính chaát vaø vai troø cuûa nguyeân nhaân ñoái vôùi söï
hình thaønh keát quaû, neân coù nhieàu loaïi nguyeân nhaân.
+ Vò trí moái quan heä nhaân quaû coù tính töông ñoái. Cho neân, trong moái quan heä
naøy thì noù ñoùng vai troø laø nguyeân nhaân, trong moái quan heä khaùc laïi laø keát quaû
Trong söï vaän ñoäng cuûa theá giôùi vaät chaát, khoâng coù nguyeân nhaân ñaàu tieân vaø
keát quaû cuoái cuøng.
- YÙ nghóa phöông phaùp luaän: 
+ Vì moái lieân heä nhaân quaû coù tính khaùch quan neân caàn phaûi tìm nguyeân nhaân
cuûa caùc söï vaät, hieän töôïng daøn ñeán keát quaû trong theá giôùi hieän thöïc khaùch quan
chöù khoâng phaûi ôû ngoaøi theá giôùi ñoù.
+ Vì moái lieân heä nhaân quaû raát phöùc taïp, ña daïng neân phaûi phaân bieät chính xaùc
caùc loaïi nguyeân nhaân ñeå coù phöông phaùp giaûi quyeát ñuùng ñaén, phuø hôïp vôùi
moãi tröôøng hôïp cuï theå trong nhaän thöùc vaø thöïc tieãn.
+ Vì moät nguyeân nhaân coù theå daãn ñeán nhieàu keát quaû vaø ngöôïc laïi, moät keát
quaû coù theå do nhieàu nguyeân nhaân neân trong nhaän thöùc vaø thöïc tieãn caàn phaûi coù
caùch nhìn toaøn dieän vaø lòch söû cuï theå trong phaân tích, giaûi quyeát vaø öùng duïng
quan heä nhaân - quaû.

81
16. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của cặp phạm trù này
- Phaïm truø noäi dung, hình thöùc:
+ Noäi dung laø toång hôïp taát caû nhöõng maët, nhöõng yeáu toá nhöõng quaù trình taïo
neân söï vaät, hieän töôïng.
+ Hình thöùc laø phöông thöùc toàn taïi vaø phaùt trieån cuûa söï vaät, hieän töôïng, laø
heä thoáng caùc moái lieân heä töông ñoái beàn vöõng giöõa caùc yeáu toá cuûa söï vaät,
hieän töôïng ñoù.
- Moái quan heä bieän chöùng giöõa noäi dung vaø hình thöùc
+ Noäi dung vaø hình thöùc gaén boù chaët cheõ, thoáng nhaát bieän chöùng vôùi nhau,
khoâng coù moät hình thöùc naøo khoâng chöùa ñöïng noäi dung, ñoàng thôøi khoâng coù
noäi dung naøo laïi khoâng toàn taïi trong moät hình thöùc nhaát ñònh.
+ Cuøng moät noäi dung coù theå bieåu hieän trong nhieàu hình thöùc, vaø cuøng moät
hình thöùc coù theå chöùa ñöïng nhieàu noäi dung.
+ Moái quan heä giöõa noäi dung vaø hình thöùc laø moái quan heä bieän chöùng, trong
ñoù noäi dung quyeát ñònh hình thöùc vaø hình thöùc taùc ñoäng trôû laïi noäi dung. Khuynh
höôùng chuû ñaïo cuûa noäi dung laø khuynh höôùng bieán ñoåi, coøn hình thöùc laø maët
töông ñoái oån ñònh trong moãi söï vaät, hieän töôïng. Noäi dung thay ñoåi baét buoäc hình
thöùc phaûi thay ñoåi theo cho phuø hôïp. Tuy nhieân, khoâng phaûi baát cöù luùc naøo cuõng
coù söï phuø hôïp tuyeät ñoái giöõa noäi dung vaø hình thöùc. Noäi dung quyeát ñònh hình
thöùc nhöng hình thöùc coù tính ñoäc laäp töông ñoái vaø taùc ñoäng trôû laïi noäi dung. Hình
thöùc phuø hôïp vôùi noäi dung thì seõ thuùc ñaåy noäi dung phaùt trieån. Neáu hình thöùc
khoâng phuø hôïp thì seõ kìm haõm söï phaùt trieån cuûa noäi dung.
- YÙ nghóa phöông phaùp luaän 
+ Noäi dung vaø hình thöùc luoân luoân thoáng nhaát höõu cô vôùi nhau. Vì vaäy, trong
hoaït ñoäng nhaän thöùc vaø thöïc tieãn, khoâng ñöôïc taùch rôøi giöõa noäi dung vaø hình
thöùc, hoaëc tuyeät ñoái hoùa moät trong hai maët ñoù.
+ Noäi dung quyeát ñònh hình thöùc neân khi xem xeùt söï vaät, hieän töôïng thì tröôùc
heát phaûi caên cöù vaøo noäi dung. Muoán thay ñoåi söï vaät, hieän töôïng thì tröôùc heát
phaûi thay ñoåi noäi dung cuûa noù.
+ Trong thöïc tieãn caàn phaùt huy taùc duïng tích cöïc cuûa hình thöùc ñoái vôùi noäi dung
treân cô sôû taïo ra tính phuø hôïp cuûa hình thöùc vôùi noäi dung; maët khaùc cuõng caàn
phaûi thöïc hieän nhöõng thay ñoåi ñoái vôùi nhöõng hình thöùc khoâng coøn phuø hôïp vôùi
noäi dung, caûn trôû söï phaùt trieån cuûa noäi dung.

17. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của cặp phạm trù này.
- Phaïm truø taát nhieân, ngaãu nhieân

82
+Taát nhieân laø caùi do nhöõng nguyeân nhaân cô baûn, beân trong cuûa söï vaät, hieän
töôïng quyeát ñònh vaø trong nhöõng ñieàu kieän nhaát ñònh, noù phaûi xaûy ra nhö theá,
chöù khoâng theå khaùc.
+Ngaãu nhieân laø caùi do caùc nguyeân nhaân beân ngoaøi quyeát ñònh, cho neân, noù
coù theå xuaát hieän hoaëc khoâng xuaát hieän, coù theå xuaát hieän nhö theá naøy hoaëc nhö
theá khaùc.
Nhö vaäy caû taát nhieân vaø ngaãu nhieân ñeàu coù nguyeân nhaân. Nguyeân nhaân cô
baûn, beân trong gaén vôùi taát nhieân, coøn nguyeân nhaân beân ngoaøi gaén vôùi ngaãu
nhieân.
- Quan heä bieän chöùng giöõa taát nhieân vaø ngaãu nhieân
+ Taát nhieân vaø ngaãu nhieân ñeàu toàn taïi khaùch quan vaø ñeàu coù vai troø nhaát
ñònh ñoái vôùi söï phaùt trieån cuûa söï vaät vaø hieän töôïng, trong ñoù, taát nhieân ñoùng
vai troø quyeát ñònh.
+ Taát nhieân vaø ngaãu nhieân laø hai maët vöøa thoáng nhaát, vöøa ñoái laäp. Vì vaäy,
khoâng coù caùi taát nhieân thuaàn tuùy vaø ngaãu nhieân thuaàn tuùy. Caùi taát nhieân bao
giôø cuõng vaïch ñöôøng ñi cho mình thoâng qua voâ soá caùi ngaãu nhieân. Coøn ngaãu
nhieân laø hình thöùc bieåu hieän cuûa taát nhieân, laø caùi boå sung cho taát nhieân.
+ Ranh giôùi giöõa caùi taát nhieân vaø ngaãu nhieân coù tính chaát töông ñoái. Trong
nhöõng ñieàu kieän nhaát ñònh, chuùng chuyeån hoùa laãn nhau, taát nhieân trôû thaønh
ngaãu nhieân, vaø ngaãu nhieân trôû thaønh taát nhieân.
- YÙ nghóa phöông phaùp luaän
+ Trong hoaït ñoäng nhaän thöùc vaø thöïc tieãn, caàn phaûi caên cöù vaøo caùi taát nhieân
chöù khoâng phaûi caên cöù vaøo caùi ngaãu nhieân. Tuy nhieân, khoâng ñöôïc boû qua caùi
ngaãu nhieân, khoâng taùch rôøi caùi taát nhieân khoûi caùi ngaãu nhieân. Caàn xuaát phaùt
töø caùi ngaãu nhieân ñeå ñaït ñeán caùi taát nhieân, vaø khi döïa vaøo caùi taát nhieân phaûi
chuù yù ñeán caùi ngaãu nhieân.
+ Taát nhieân vaø ngaãu nhieân coù theå chuyeån hoùa laãn nhau. Vì vaäy, caàn taïo ra
nhöõng ñieàu kieän nhaát ñònh ñeå caûn trôû hoaëc thuùc ñaåy söï chuyeån hoùa cuûa chuùng
theo muïc ñích nhaát ñònh.

18. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực. Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của cặp phạm trù này.
- Phaïm truø khaû naêng, hieän thöïc
+ Khaû naêng laø caùi hieän chöa coù, nhöng seõ coù, seõ tôùi khi coù caùc ñieàu kieän töông
öùng.
+ Hieän thöïc laø nhöõng gì hieän coù, hieän ñang toàn taïi thöïc söï.
- Quan heä bieän chöùng giöõa khaû naêng vaø hieän thöïc
+ Khaû naêng vaø hieän thöïc toàn taïi trong moái quan heä thoáng nhaát, khoâng taùch rôøi,
luoân chuyeån hoùa laãn nhau. Quaù trình ñoù bieåu hieän: khaû naêng chuyeån hoùa thaønh
hieän thöïc, vaø hieän thöïc laïi chöùa ñöïng nhöõng khaû naêng môùi; khaû naêng môùi,
trong nhöõng ñieàu kieän nhaát ñònh, laïi chuyeån hoùa thaønh hieän thöïc, v.v...

83
+ Trong nhöõng ñieàu kieän nhaát ñònh, ôû cuøng moät söï vaät, hieän töôïng, coù toàn taïi
moät hoaëc nhieàu khaû naêng: khaû naêng thöïc teá, khaû naêng taát nhieân, khaû naêng
ngaãu nhieân, khaû naêng gaàn, khaû naêng xa, …
+ Trong ñôøi soáng xaõ hoäi, khaû naêng chuyeån hoùa thaønh hieän thöïc phaûi coù ñieàu
kieän khaùch quan vaø nhaân toá chuû quan. Nhaân toá chuû quan laø tính tích cöïc xaõ hoäi
cuûa yù thöùc chuû theå con ngöôøi ñeå chuyeån hoùa khaû naêng thaønh hieän thöïc. Ñieàu
kieän khaùch quan laø söï toång hôïp caùc moái quan heä veà hoaøn caûnh, khoâng gian, thôøi
gian ñeå taïo neân söï chuyeån hoùa ñoù.
- YÙ nghóa phöông phaùp luaän
+ Trong hoaït ñoäng nhaän thöùc vaø thöïc tieãn, caàn phaûi döïa vaøo hieän thöïc ñeå xaùc
laäp nhaän thöùc vaø haønh ñoäng.
+ Trong nhaän thöùc vaø thöïc tieãn cuõng caàn phaûi nhaän thöùc toaøn dieän caùc khaû
naêng töø trong hieän thöïc ñeå coù ñöôïc phöông phaùp hoaït ñoäng thöïc tieãn phuø hôïp
vôùi söï phaùt trieån trong nhöõng hoaøn caûnh nhaát ñònh. Tích cöïc phaùt huy nhaân toá
chuû quan trong vieäc nhaän thöùc vaø thöïc tieãn ñeå bieán khaû naêng thaønh hieän thöïc
theo muïc ñích nhaát ñònh.

19. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng. Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của cặp phạm trù này.
- Phaïm truø baûn chaát, hieän töôïng
+ Baûn chaát laø toång hôïp taát caû nhöõng maët, nhöõng moái lieân heä taát nhieân, töông
ñoái oån ñònh ôû beân trong, quy ñònh söï vaän ñoäng vaø phaùt trieån cuûa söï vaät.
+ Hieän töôïng laø phaïm truø chæ söï bieåu hieän ra beân ngoaøi cuûa baûn chaát.
- Moái quan heä bieän chöùng giöõa baûn chaát vaø hieän töôïng
+ Söï thoáng nhaát giöõa baûn chaát vaø hieän töôïng: Baûn chaát bao giôø cuõng boäc loä ra
qua hieän töôïng, coøn hieän töôïng bao giôø cuõng laø söï bieåu hieän cuûa moät baûn chaát
nhaát ñònh. Khoâng coù baûn chaát toàn taïi thuaàn tuùy taùch rôøi hieän töôïng, cuõng nhö
khoâng coù hieän töôïng laïi khoâng bieåu hieän cuûa moät baûn chaát naøo ñoù.
+ Khi baûn chaát thay ñoåi thì hieän töôïng cuõng thay ñoåi theo. Khi baûn chaát maát ñi thì
hieän töôïng cuõng maát theo. Vì vaäy, V.I.Leânin vieát raèng: "Baûn chaát hieän ra. Hieän
töôïng laø coù tính baûn chaát."
+ Söï ñoái laäp giöõa baûn chaát vaø hieän töôïng: Söï ñoái laäp cuûa maâu thuaãn bieän
chöùng theå hieän: baûn chaát laø caùi chung, caùi taát yeáu, coøn hieän töôïng laø caùi rieâng
bieät phong phuù vaø ña daïng. Baûn chaát laø caùi beân trong, hieän töôïng laø caùi beân
ngoaøi Baûn chaát laø caùi töông ñoái oån ñònh, coøn hieän töôïng laø caùi thöôøng xuyeân
bieán ñoåi.
- YÙ nghóa phöông phaùp luaän
+ Muoán nhaän thöùc ñuùng söï vaät, hieän töôïng thì khoâng döøng laïi ôû hieän töôïng beân
ngoaøi maø phaûi ñi vaøo baûn chaát. Phaûi thoâng qua nhieàu hieän töôïng khaùc nhau nhaän
thöùc ñuùng baûn chaát. V.I.Leânin vieát: "Tö töôûng cuûa ngöôøi ta ñi saâu caùch voâ haïn,
töø hieän töôïng ñeán baûn chaát, töø baûn chaát caáp moät... ñeán baûn chaát caáp hai… "

84
+ Vì baûn chaát phaûn aùnh tính taát yeáu, tính quy luaät neân trong nhaän vaø thöïc tieãn
caàn phaûi caên cöù vaøo baûn chaát chöù khoâng caên cöù vaøo hieän töôïng thì môùi coù
theå ñaùnh giaù moät caùch ñaày ñuû, chính xaùc veà söï vaät, hieän töôïng.

20. Dựa vào quan điểm duy vật biện chứng, hãy phân tích cách thức vận động, phát
triển của mọi sự vật, hiện tượng.
-Quy luaät chuyeån hoùa töø nhöõng söï thay ñoåi veà löôïng thaønh nhöõng söï thay ñoåi
veà chaát vaø ngöôïc laïi laø moät trong ba quy luaät cô baûn cuûa pheùp bieän chöùng duy
vaät. Quy luaät naøy vaïch ra caùch thöùc vaän ñoäng, phaùt trieån cuûa moïi söï vaät, hieän
töôïng
- Khaùi nieäm chaát, löôïng
+ Khaùi nieäm chaát duøng ñeå chæ tính quy ñònh khaùch quan voán coù cuûa söï vaät,
hieän töôïng; laø söï thoáng nhaát höõu cô caùc thuoäc tính caáu thaønh noù, phaân bieät noù
vôùi caùi khaùc.
Nhö vaäy taïo thaønh chaát cuûa söï vaät chính laø caùc thuoäc tính khaùch quan voán coù
cuûa söï vaät nhöng khaùi nieäm chaát khoâng ñoàng nhaát vôùi khaùi nieäm thuoäc tính.Maët
khaùc, chaát cuûa söï vaät, hieän töôïng khoâng nhöõng ñöôïc xaùc ñònh bôûi chaát cuûa caùc
yeáu toá caáu thaønh maø coøn bôûi caáu truùc vaø phöông thöùc lieân keát giöõa chuùng,
thoâng qua caùc moái lieân heä cuï theå. Moãi söï vaät hieän töôïng khoâng chæ coù moät
chaát, maø coù nhieàu chaát, tuøy thuoäc vaøo caùc moái quan heä cuï theå cuûa noù vôùi
nhöõng caùi khaùc. Chaát khoâng toàn taïi thuaàn tuùy taùch rôøi söï vaät, bieåu hieän tính
oån ñònh töông ñoái cuûa noù.
+ Khaùi nieäm löôïng duøng ñeå chæ tính quy ñònh khaùch quan voán coù cuûa söï vaät
veà caùc phöông dieän: soá löôïng caùc yeáu toá caáu thaønh, quy moâ cuûa söï toàn taïi, toác
ñoä, nhòp ñieäu cuûa caùc quaù trình vaän ñoäng, phaùt trieån cuûa söï vaät.
Tuy nhieân, söï phaân bieät giöõa chaát vaø löôïng trong quaù trình nhaän thöùc veà söï
vaät chæ coù yù nghóa töông ñoái: coù caùi trong moái quan heä naøy ñoùng vai troø laø chaát
nhöng trong moái quan heä khaùc laïi laø löôïng.
- Moái quan heä bieän chöùng giöõa chaát vaø löôïng 
+ Baát kyø söï vaät, hieän töôïng naøo cuõng laø moät theå thoáng nhaát giöõa hai maët
chaát vaø löôïng. Hai maët ñoù khoâng taùch rôøi nhau maø taùc ñoäng laãn nhau moät caùch
bieän chöùng. Söï thay ñoåi veà löôïng taát yeáu seõ daãn tôùi söï chuyeån hoùa veà chaát
cuûa söï vaät hieän töôïng. Tuy nhieân, khoâng phaûi söï thay ñoåi veà löôïng baát kyø naøo
cuõng daãn ñeán söï thay ñoåi veà chaát. ôû moät giôùi haïn nhaát ñònh, söï thay ñoåi veà
löôïng chöa daãn tôùi söï thay ñoåi veà chaát. Giôùi haïn maø söï thay ñoåi veà löôïng chöa
laøm chaát thay ñoåi ñöôïc goïi laø ñoä.
-Khaùi nieäm ñoä chæ tính quy ñònh, moái lieân heä thoáng nhaát giöõa chaát vaø löôïng,
laø khoaûng giôùi haïn maø trong ñoù söï thay ñoåi veà löôïng chöa laøm thay ñoåi caên baûn
chaát cuûa söï vaät, hieän töôïng. Vì vaäy, trong giôùi haïn cuûa ñoä, söï vaät, hieän töôïng
vaãn coøn laø noù, chöù chöa chuyeån hoùa thaønh söï vaät vaø hieän töôïng khaùc.

85
+ Söï vaän ñoäng, bieán ñoåi cuûa söï vaät, hieän töôïng thöôøng baét ñaàu töø söï thay ñoåi
veà löôïng. Khi löôïng thay ñoåi ñeán moät giôùi haïn nhaát ñònh thì seõ daùn ñeán söï thay
ñoåi veà chaát. Giôùi haïn ñoù chính laø ñieåm nuùt. Söï thay ñoåi veà löôïng khi ñaït tôùi
ñieåm nuùt, vôùi nhöõng ñieàu kieän xaùc ñònh taát yeáu seõ daãn ñeán söï ra ñôøi cuûa chaát
môùi. Ñaây chính laø böôùc nhaûy trong quaù trình vaän ñoäng, phaùt trieån cuûa söï vaät.
-Böôùc nhaûy laø söï chuyeån hoùa taát yeáu trong quaù trình phaùt trieån cuûa söï vaät,
hieän töôïng. Söï thay ñoåi veà chaát dieãn ra vôùi nhieàu hình thöùc böôùc nhaûy khaùc nhau,
ñöôïc quyeát ñònh bôûi maâu thuaãn, tính chaát vaø ñieàu kieän cuûa moãi söï vaät. Ñoù laø
caùc böôùc nhaûy: lôùn vaø nhoû, cuïc boä vaø toaøn boä, töï phaùt vaø töï giaùc, v.v... Böôùc
nhaûy laø söï keát thuùc moät giai ñoaïn vaän ñoäng, phaùt trieån; ñoàng thôøi ñoù cuõng laø
ñieåm khôûi ñaàu cho moät giai ñoaïn môùi, laø söï giaùn ñoaïn trong quaù trình vaän ñoäng,
phaùt trieån lieân tuïc cuûa söï vaät.
Khi chaát môùi ra ñôøi, seõ taùc ñoäng trôû laïi löôïng môùi. Chaát môùi taùc ñoäng tôùi
löôïng môùi laøm thay ñoåi keát caáu, quy moâ, trình ñoä, nhòp ñieäu cuûa söï vaän ñoäng vaø
phaùt trieån cuûa söï vaät.
Toùm laïi, baát kyø söï vaät, hieän töôïng naøo cuõng coù söï thoáng nhaát bieän chöùng
giöõa hai maët chaát vaø löôïng. Söï thay ñoåi daàn daàn veà löôïng tôùi ñieåm nuùt seõ daãn
ñeán söï thay ñoåi veà chaát thoâng qua böôùc nhaûy. Chaát môùi ra ñôøi seõ taùc ñoäng trôû
laïi söï thay ñoåi cuûa löôïng môùi. Quaù trình ñoù lieân tuïc dieãn ra, taïo thaønh caùch thöùc
phoå bieán cuûa caùc quaù trình vaän ñoäng, phaùt trieån cuûa söï vaät, hieän töôïng trong töï
nhieân, xaõ hoäi vaø tö duy.

21. Dựa vào quan điểm duy vật biện chứng, hãy phân tích nguồn gốc, động lực vận
động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng.
-Quy luaät thoáng nhaát vaø ñaáu tranh cuûa caùc maët ñoái laâp laø moät trong ba quy
luaät cô baûn cuûa pheùp bieän chöùng duy vaät. Quy luaät naøy vaïch ra nguoàn goác, ñoäng
löïc vaän ñoäng, phaùt trieån cuûa moïi söï vaät, hieän töôïng
- Khaùi nieäm maâu thuaãn vaø caùc tính chaát chung cuûa maâu thuaãn
+ Khaùi nieäm maâu thuaãn laø moái lieân heä thoáng nhaát vaø ñaáu tranh, chuyeån hoùa
giöõa caùc maët ñoái laäp cuûa moãi söï vaät, hieän töôïng hoaëc giöõa caùc söï vaät, hieän
töôïng vôùi nhau.
+Nhaân toá taïo thaønh maâu thuaãn laø maët ñoái laäp. Khaùi nieäm maët ñoái laäp duøng
ñeå chæ nhöõng maët, nhöõng thuoäc tính, nhöõng khuynh höôùng vaän ñoäng traùi ngöôïc
nhau nhöng laø ñieàu kieän, tieàn ñeà toàn taïi cuûa nhau.
+ Caùc tính chaát chung cuûa maâu thuaãn
- Maâu thuaãn coù tính khaùch quan vaø tính phoå bieán…
- Maâu thuaãn coù tính ña daïng, phong phuù. Tính ña daïng maâu thuaãn bieåu hieän ôû
choã: moãi söï vaät, hieän töôïng, quaù trình ñeàu coù theå bao haøm nhieàu loaïi maâu thuaãn
khaùc nhau, bieåu hieän khaùc nhau trong nhöõng ñieàu kieän lòch söû, cuï theå khaùc nhau;
chuùng giöõ vò trí, vai troø khaùc nhau ñoái vôùi söï toàn taïi, vaän ñoäng vaø phaùt trieån
cuûa söï vaät. Ñoù laø: maâu thuaãn beân trong vaø beân ngoaøi, cô baûn vaø khoâng cô baûn,
chuû yeáu vaø thöù yeáu,... Trong caùc lónh vöïc khaùc nhau cuõng toàn taïi nhöõng maâu

86
thuaãn vôùi nhöõng tính chaát khaùc nhau taïo 'neân tính phong phuù trong söï bieåu hieän
cuûa maâu thuaãn.
- Quaù trình vaän ñoäng cuûa maâu thuaãn 
+ Trong moãi maâu thuaãn, caùc maët ñoái laäp vöøa thoáng nhaát vôùi nhau, vöøa ñaáu
tranh vôùi nhau. Khaùi nieäm thoáng nhaát cuûa caùc maët ñoái laäp duøng ñeå chæ söï lieân
heä, raøng buoäc, khoâng taùch rôøi nhau, quy ñònh laãn nhau cuûa caùc maët ñoái laäp, maët
naøy laáy maët kia laøm tieàn ñeà toàn taïi. Söï thoáng nhaát cuûa caùc maët ñoái laäp cuõng
bao haøm söï ñoàng nhaát cuûa noù.
+ Khaùi nieäm ñaáu tranh cuûa caùc maët ñoái laäp duøng ñeå chæ khuynh höôùng taùc
ñoäng qua laïi, baøi tröø, phuû ñònh nhau cuûa caùc maët ñoái laäp. Hình thöùc ñaáu tranh
cuûa caùc maët ñoái laäp raát phong phuù, ña daïng, tuøy thuoäc vaøo tính chaát, moái quan
heä vaø ñieàu kieän cuï theå cuûa söï vaät, hieän töôïng. Quaù trình thoáng nhaát vaø ñaáu
tranh cuûa caùc maët ñoái laäp taát yeáu daãn ñeán söï chuyeån hoùa giöõa chuùng. Söï
chuyeån hoùa giöõa caùc maët ñoái laäp dieãn ra heát söùc phong phuù, ña daïng, tuøy thuoäc
vaøo tính chaát cuûa caùc maët ñoái laäp cuõng nhö tuøy thuoäc vaøo nhöõng ñieàu kieän lòch
söû, cuï theå.
+ Trong söï thoáng nhaát vaø ñaáu tranh giöõa caùc maët ñoái laäp, söï ñaáu tranh giöõa
chuùng laø tuyeät ñoái, coøn söï thoáng nhaát giöõa chuùng laø töông ñoái, coù ñieàu kieän,
taïm thôøi; trong söï thoáng nhaát ñaõ coù söï ñaáu tranh, ñaáu tranh trong tính thoáng nhaát
cuûa chuùng.
+ Söï taùc ñoäng qua laïi daãn ñeán chuyeån hoùa giöõa caùc maët ñoái laäp laø moät quaù
trình. Luùc môùi xuaát hieän, maâu thuaãn theå hieän ôû söï khaùc bieät vaø phaùt trieån
thaønh hai maët ñoái laäp. Khi hai maët ñoái laäp cuûa maâu thuaãn xung ñoät vôùi nhau gay
gaét vaø khi ñieàu kieän ñaõ chín muoài thì chuùng seõ chuyeån hoùa laãn nhau, maâu thuaãn
ñöôïc giaûi quyeát. Maâu thuaãn cuõ maát ñi, maâu thuaãn môùi ñöôïc hình thaønh, vaø quaù
trình taùc ñoäng, chuyeån hoùa giöõa hai maët ñoái laäp laïi tieáp dieãn, laøm cho söï vaät,
hieän töôïng luoân luoân vaän ñoäng vaø phaùt trieån. Bôûi vaäy, söï lieân heä, taùc ñoäng vaø
chuyeån hoùa giöõa caùc maët ñoái laäp laø nguoàn goác, ñoäng löïc cuûa söï vaän ñoäng vaø
phaùt trieån trong theá giôùi.

22. Dựa vào quan điểm duy vật biện chứng, hãy phân tích con đường (khuynh
hướng) vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng.
- Quy luaät phuû ñònh cuûa phuû ñònh laø quy luaät veà khuynh höôùng cô baûn, phoå
bieán cuûa moïi vaän ñoäng, phaùt trieån dieãn ra trong caùc lónh vöïc töï nhieân, xaõ hoäi
vaø tö duy. Theo quy luaät naøy con ñöôøng phaùt trieån cuûa moïi söï vaät hieän töôïng
- Khaùi nieäm phuû ñònh, phuû ñònh bieän chöùng
+ Khaùi nieäm phuû ñònh : Theá giôùi vaän ñoäng vaø phaùt trieån khoâng ngöøng, voâ
cuøng, voâ taän. Söï vaät, hieän töôïng sinh ra, toàn taïi, phaùt trieån roài maát ñi, ñöôïc thay
theá baèng söï vaät, hieän töôïng khaùc; thay theá hình thaùi toàn taïi naøy baèng hình thaùi
toàn taïi khaùc cuûa cuøng moät söï vaät trong quaù trình vaän ñoäng, phaùt trieån cuûa noù.
Söï thay theá ñoù goïi laø söï phuû ñònh.

87
+ Khaùi nieäm phuû ñònh bieän chöùng : Phuû ñònh bieän chöùng laø söï phuû ñònh taïo
ra ñieàu kieän, tieàn ñeà cho quaù trình phaùt trieån cuûa söï vaät.
-Phuû ñònh bieän chöùng coù hai ñaëc tröng cô baûn laø tính khaùch quan vaø tính
keá thöøa.
+Phuû ñònh bieän chöùng coù tính khaùch quan vì nguyeân nhaân cuûa söï phuû ñònh
naèm trong chính baûn thaân söï vaät, hieän töôïng; noù laø keát quaû cuûa quaù trình ñaáu
tranh giaûi quyeát maâu thuaãn taát yeáu, beân trong baûn thaân söï vaät; taïo khaû naêng ra
ñôøi cuûa caùi môùi, thay theá caùi cuõ, nhôø ñoù taïo neân xu höôùng phaùt trieån cuûa chính
baûn thaân söï vaät. Vì theá, phuû ñònh bieän chöùng cuõng chính laø söï töï thaân phuû ñònh.
+Phuû ñònh bieän chöùng mang tính keá thöøa: keá thöøa nhöõng nhaân toá hôïp quy luaät
vaø loaïi boû nhaân toá phaûn quy luaät. Phuû ñònh bieän chöùng khoâng phaûi laø söï phuû
ñònh saïch trôn caùi cuõ, maø traùi laïi caùi môùi ra ñôøi treân cô sôû nhöõng haït nhaân hôïp
lyù cuûa caùi cuõ ñeå phaùt trieån thaønh caùi môùi, taïo neân tính lieân tuïc cuûa söï phaùt
trieån.
- Phuû ñònh cuûa phuû ñònh
+ Trong söï vaän ñoäng vónh vieãn cuûa theá giôùi vaät chaát, phuû ñònh bieän chöùng laø
moät quaù trình voâ taän, taïo neân khuynh höôùng phaùt trieån cuûa söï vaät töø trình ñoä
thaáp ñeán trình ñoä cao hôn, dieãn ra coù tính chaát chu kyø theo hình thöùc "xoaùy oác”.
Trong chuoãi phuû ñònh taïo neân quaù trình phaùt trieån cuûa söï vaät, moãi laàn phuû
ñònh bieän chöùng ñeàu taïo ra nhöõng ñieàu kieän, tieàn ñeà cho söï phaùt trieån tieáp theo
cuûa noù. Traûi qua nhieàu laàn phuû ñònh, töùc "phuû ñònh cuûa phuû ñònh" seõ taát yeáu
daãn tôùi keát quaû laø söï vaän ñoäng theo chieàu höôùng ñi leân cuûa söï vaät.
+ Tính chaát chu kyø cuûa caùc quaù trình phaùt trieån thöôøng dieãn ra theo hình thöùc
"xoaùy oác’’, ñoù cuõng laø tính chaát "phuû ñònh cuûa phuû ñònh". Theo tính chaát naøy,
moãi chu kyø phaùt trieån cuûa söï vaät thöôøng traûi qua hai laàn phuû ñònh cô baûn vôùi ba
hình thaùi toàn taïi chuû yeáu cuûa noù, trong ñoù hình thaùi cuoái moãi chu kyø laëp laïi
nhöõng ñaëc tröng cô baûn cuûa hình thaùi ban ñaàu chu kyø ñoù nhöng treân cô sôû cao hôn
veà trình ñoä phaùt trieån nhôø keá thöøa ñöôïc nhöõng nhaân toá tích cöïc vaø loaïi boû ñöôïc
nhöõng nhaân toå tieâu cöïc qua hai laàn phuû ñònh.
Toùm laïi : Quy luaät phuû ñònh cuûa phuû ñònh vaïch ra khuynh höôùng vaän ñoäng,
phaùt trieån cuûa moïi söï vaät hieän töôïng: ñoù khoâng phaûi laø söï phaùt trieån theo hình
thöùc moät con ñöôøng thaúng, maø laø phaùt trieån theo hình thöùc con ñöôøng "xoaùy
oác". Khuynh höôùng phaùt trieån theo ñöôøng xoaùy oác theå hieän tính chaát bieän chöùng
cuûa söï phaùt trieån, ñoù laø tính keá thöøa, tính laëp laïi vaø tính tieán leân. Moãi voøng
môùi cuûa ñöôøng xoaùy oác, döôøng nhö laëp laïi, nhöng vôùi moät trình ñoä cao hôn. Söï
tieáp noái cuûa caùc voøng trong ñöôøng xoaùy oác phaûn aùnh quaù trình phaùt trieån voâ
taän töø thaáp ñeán cao cuûa söï vaät, hieän töôïng trong theá giôùi. Trong quaù trình phaùt
trieån cuûa söï vaät, phuû ñònh bieän chöùng ñaõ ñoùng vai troø laø nhöõng "voøng khaâu’’
cuûa quaù trình ñoù.

23. Phân tích con đường biện chứng của sự nhận thực chân lý.

88
- V.I.Leânin ñaõ khaùi quaùt con ñöôøng bieän chöùng cuûa söï nhaän thöùc chaân lyù nhö
sau: Töø tröïc quan sinh ñoäng ñeán tö duy tröøu töôïng, vaø töø tö duy tröøu töôïng ñeán
thöïc tieãn - ñoù laø con ñöôøng bieän chöùng cuûa söï nhaän thöùc chaân lyù, cuûa söï nhaän
thöùc hieän thöïc khaùch quan. Theo söï khaùi quaùt naøy, con ñöôøng bieän chöùng cuûa söï
nhaän thöùc chaân lyù laø moät quaù trình, ñoù laø quaù trình baét ñaàu töø "tröïc quan sinh
ñoäng" (hay nhaän thöùc caûm tính) tieán ñeán "tö duy tröøu töôïng" (hay nhaän thöùc lyù
tính). Nhöng nhöõng söï tröøu töôïng ñoù khoâng phaûi laø ñieåm cuoái cuøng cuûa moät chu
kyø nhaän thöùc maø nhaän thöùc phaûi tieáp tuïc tieán tôùi thöïc tieãn
+ Giai ñoaïn töø nhaän thöùc caûm tính ñeán nhaän thöùc lyù tính
-Nhaän thöùc caûm tính laø giai ñoaïn môû ñaàu cuûa quaù trình nhoän thöùc. Ñoù laø
giai ñoaïn nhaän thöùc maø con ngöôøi, trong hoaït ñoäng thöïc tieãn, söû duïng caùc giaùc
quan ñeå tieán haønh phaûn aùnh caùc söï vaät khaùch quan, mang tính chaát cuï theå, caûm
tính vôùi nhöõng bieåu hieän phong phuù cuûa noù trong moái quan heä vôùi söï quan saùt
cuûa con ngöôøi. Do vaäy, ôû giai ñoaïn naøy, con ngöôøi môùi chæ phaûn aùnh ñöôïc caùi
hieän töôïng, caùi bieåu hieän beân ngoaøi cuûa söï vaät cuï theå, caûm tính trong hieän thöïc
khaùch quan maø cha phaûn aùnh ñöôïc caùi baûn chaát, quy luaät, nguyeân nhaân cuûa
nhöõng hieän töôïng quan saùt ñöôïc, do ñoù ñaây chính laø giai ñoaïn thaáp cuûa quaù trình
nhaän thöùc. Trong giai ñoaïn naøy nhaän thöùc ñöôïc thöïc hieän qua ba hình thöùc cô baûn
laø: caûm giaùc, tri giaùc vaø bieåu töôïng.
-Caûm giaùc vaø ñaëc ñieåm cuûa caûm giaùc
- Tri giaùc vaø ñaëc ñieåm cuûa tri giaùc
- Bieåu töôïng vaø ñaëc ñieåm cuûa bieåu töôïng
ÔÛ giai ñoaïn caûm tính, nhaän thöùc vaãn chöa phaûn aùnh ñöôïc caùi Baûn chaát, quy
luaät khaùch quan maø nhôø ñoù nhaän thöùc môùi coù theå lyù giaûi ñöôïc ñuùng ñaén caùc
hieän töôïng ñöôïc phaûn aùnh trong giai ñoaïn nhaän thöùc caûm tính, môùi coù khaû naêng
ñaùp öùng ñöôïc nhu caàu nhaän thöùc phuïc vuï hoaït ñoäng thöïc tieãn, nhu caàu hoaït
ñoäng caûi bieán saùng taïo theá giôùi khaùch quan.
-Nhaän thöùc lyù tính laø giai ñoaïn cao hôn cuûa quaù trình nhaän thöùc, ñoù laø söï
phaûn aùnh giaùn tieáp, tröøu töôïng vaø khaùi quaùt nhöõng thuoäc tính, nhöõng ñaëc ñieåm
baûn chaát cuûa söï vaät khaùch quan. Ñaây laø giai ñoaïn nhaän thöùc thöïc hieän chöùc
naêng quan troïng nhaát laø taùch ra vaø naém laáy caùi baûn chaát, coù tính quy luaät cuûa
caùc söï vaät, hieän töôïng. Nhaän thöùc lyù tính ñöôïc thöïc hieän thoâng qua ba hình thöùc
cô baûn laø: khaùi nieäm, phaùn ñoaùn vaø suy lyù (suy luaän).
+Khaùi nieäm laø hình thöùc cô baûn cuûa nhaän thöùc lyù tính, phaûn aùnh nhöõng ñaëc
tính baûn chaát cuûa söï vaät. Söï hình thaønh khaùi nieäm laø keát quaû cuûa söï khaùi quaùt
toång hôïp bieän chöùng caùc ñaëc ñieåm, thuoäc tính cuûa söï vaät hay moät lôùp caùc söï
vaät Noù laø cô sôû hình thaønh neân nhöõng phaùn ñoaùn trong quaù trình con ngöôøi tö duy
veà söï vaät khaùch quan.
+ Phaùn ñoaùn laø hình thöùc cô baûn cuûa nhaän thöùc lyù tính, ñöôïc hình thaønh thoâng
qua vieäc lieân keát caùc khaùi nieäm laïi vôùi nhau theo phöông thöùc khaúng ñònh hay phuû
ñònh moät ñaëc ñieåm, moät thuoäc tính naøo ñoù cuûa ñoái töôïng nhaän thöùc.
+Suy lyù laø hình thöùc cô baûn cuûa nhaän thöùc lyù tính, ñöôïc hình thaønh treân cô sôû
lieân keát caùc phaùn ñoaùn nhaèm ruùt ra tri thöùc môùi veà söï vaät. Ñieàu kieän ñeå coù

89
baát cöù moät suy lyù naøo cuõng phaûi laø treân cô sôû nhöõng tri thöùc ñaõ coù döôùi hình
thöùc laø nhöõng phaùn ñoaùn, ñoàng thôøi tuaân theo nhöõng quy taéc logic cuûa caùc loaïi
hình suy luaän, ñoù laø suy luaän quy naïp (ñi töø nhöõng caùi rieâng ñeán caùi chung) vaø
suy luaän dieãn dòch (ñi töø caùi chung ñeán moãi caùi rieâng, caùi cuï theå).
- Moái quan heä giöõa nhaän thöùc caûm tính, nhaän thöùc lyù tính vôùi thöïc tieãn 
+ Nhaän thöùc caûm tính vaø nhaän thöùc lyù tính laø nhöõng naác thang hôïp thaønh chu
trình nhaän thöùc. Treân thöïc teá chuùng thöôøng dieãn ra ñan xen vaøo nhau trong moät
quaù trình nhaän thöùc song chuùng coù nhöõng chöùc naêng vaø nhieäm vuï khaùc nhau.
Neáu nhaän thöùc caûm tính gaén lieàn vôùi thöïc tieãn, vôùi söï taùc ñoäng cuûa khaùch theå
caûm tính, laø cô sôû cho nhaän thöùc lyù tính thì nhaän thöùc lyù tính, nhôø coù tính khaùi
quaùt cao, laïi coù theå hieåu bieát ñöôïc baûn chaát, quy luaät vaän ñoäng vaø phaùt trieån
sinh ñoäng cuûa söï vaät, giuùp cho nhaän thöùc caûm tính coù ñöôïc söï ñònh höôùng ñuùng
vaø trôû neân saâu saéc hôn.
+ Tuy nhieân, neáu döøng laïi ôû nhaän thöùc lyù tính thì con ngöôøi môùi chæ coù ñöôïc
nhöõng tri thöùc veà ñoái töôïng, coøn baûn thaân nhöõng tri thöùc ñoù coù thaät söï chính
xaùc hay khoâng thì con ngöôøi vaãn chöa theå bieát ñöôïc. Trong khi ñoù, nhaän thöùc ñoøi
hoûi phaûi xaùc ñònh xem nhöõng tri thöùc ñoù coù chaân thöïc hay khoâng. Ñeå thöïc hieän
ñieàu naøy thì nhaän thöùc nhaát thieát phaûi trôû veà vôùi thöïc tieãn, duøng thöïc tieãn laøm
tieâu chuaån, laøm thôùc ño tính chaân thöïc cuûa nhöõng tri thöùc ñaõ ñaït ñöôïc trong quaù
trình nhaän thöùc. Maët khaùc, moïi nhaän thöùc, suy ñeán cuøng ñeàu laø xuaát phaùt töø
nhu caàu thöïc tieãn vaø trôû laïi phuïc vuï thöïc tieãn.
+ Toùm laïi : quy luaät chung cuûa quaù trình vaän ñoäng, phaùt trieån cuûa nhaän thöùc
chính laø: töø thöïc tieãn ñeán nhaän thöùc - taùi thöïc tieãn - taùi nhaän thöùc - v v… Quaù
trình naøy khoâng coù ñieåm döøng cuoái cuøng, nhôø ñoù maø quaù trình nhaän thöùc ñaït
daàn tôùi nhöõng tri thöùc ngaøy caøng ñuùng ñaén hôn, ñaày hôn vaø saâu saéc hôn veà
thöïc taïi khaùch quan.

24. Trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Rút ra ý nghĩa phương pháp
luận.
- Khaùi nieäm nhaän thöùc, thöïc tieãn vaø caùc hình thöùc cô baûn cuûa thöïc tieãn
+ Thöïc tieãn laø toaøn boä hoaït ñoäng vaät chaát coù muïc ñích, mang tính lòch söû-xaõ
hoäi cuûa con ngöôøi nhaèm caûi bieán töï nhieân vaø xaõ hoäi.
+ Thöïc tieãn bieåu hieän raát ña daïng vôùi nhieàu hình thöùc ngaøy caøng phong phuù,
song coù ba hình thöùc cô baûn laø hoaït ñoäng saûn xuaát vaät chaát, hoaït ñoäng chính trò
xaõ hoäi vaø hoaït ñoäng thöïc nghieäm khoa hoïc.
-Hoaït ñoäng saûn xuaát vaät chaát laø hình thöùc hoaït ñoäng cô baûn, ñaàu tieân cuûa thöïc
tieãn. Ñaây laø hoaït ñoäng maø trong ñoù con ngöôøi söû duïng nhöõng coâng cuï lao ñoäng
taùc ñoäng vaøo giôùi töï nhieân ñeå taïo ra cuûa caûi vaät chaát, caùc ñieàu kieän caàn thieát
nhaèm duy trì söï toàn taïi vaø phaùt trieån cuûa mình.
-Hoaït ñoäng chính trò xaõ hoäi laø hoaït ñoäng cuûa caùc coäng ñoàng ngöôøi, caùc toå
chöùc khaùc nhau trong xaõ hoäi nhaèm caûi bieán nhöõng quan heä chính trò xaõ hoäi ñeå
thuùc ñaåy xaõ hoäi phaùt trieån.

90
-Thöïc nghieäm khoa hoïc laø moät hình thöùc ñaëc bieät cuûa hoaït ñoäng thöïc tieãn.
Ñaây laø hoaït ñoäng ñöôïc tieán haønh trong nhöõng ñieàu kieän do con ngöôøi taïo ra, gaàn
gioáng, gioáng hoaëc laëp laïi nhöõng traïng thaùi cuûa töï nhieân vaø xaõ hoäi nhaèm xaùc
ñònh nhöõng nhöõng quy luaät bieán ñoåi, phaùt trieån cuûa ñoái töôïng nghieân cöùu .
-Moãi hình thöùc hoaït ñoäng cô baûn cuûa thöïc tieãn coù moät chöùc naêng quan troïng
khaùc nhau, khoâng theå thay theá cho nhau, song chuùng coù moái quan heä chaët cheõ, taùc
ñoäng qua laïi laãn nhau…
- Nhaän thöùc laø moät quaù trình phaûn aùnh tích cöïc, töï giaùc vaø saùng taïo theá giôùi
khaùch quan vaøo boä oùc con ngöôøi treân cô sôû thöïc tieãn, nhaèm saùng taïo ra nhöõng tri
thöùc veà theá giôùi khaùch quan ñoù. Vôùi quan ñieåm duy vaät bieän chöùng, nhaän thöùc
nhaát ñònh phaûi laø moät quaù trình, ñoù cuõng laø quaù trình ñi töø trình ñoä nhaän thöùc
kinh nghieäm ñeán trình ñoä nhaän thöùc lyù luaän; töø trình ñoä nhaän thöùc thoâng thöôøng
ñeán trình ñoä nhaän thöùc khoa hoïc
- Vai troø cuûa thöïc tieãn ñoái vôùi nhaän thöùc 
+ Thöïc tieãn laø cô sôû, ñoäng löïc, muïc ñích cuûa nhaän thöùc…
+ Thöïc tieãn vaø laø tieâu chuaån cuûa chaân lyù, kieåm tra tính chaân lyù cuûa quaù trình
nhaän thöùc.
- Thöïc tieãn laø thöôùc ño giaù trò cuûa nhöõng tri thöùc ñaõ ñaït ñöôïc trong nhaän thöùc.
Ñoàng thôøi thöïc tieãn khoâng ngöøng boå sung, ñieàu chænh, söûa chöõa, phaùt trieån vaø
hoaøn thieàn nhaän thöùc.
- Thöïc tieãn chaúng nhöõng laø ñieåm xuaát phaùt cuûa nhaän thöùc, laø yeáu toá ñoùng
vai troø quyeát ñònh ñoái vôùi söï hình thaønh vaø phaùt trieån cuûa nhaän thöùc maø coøn
laø nôi nhaän thöùc phaûi luoân luoân höôùng tôùi ñeå theå nghieäm tính ñuùng ñaén cuûa
mình.
- YÙ nghóa phöông phaùp luaän
+ Vai troø cuûa thöïc tieãn ñoái vôùi nhaän thöùc, ñoøi hoûi chuùng ta phaûi luoân luoân
quaùn trieät quan ñieåm thöïc tieãn.
+Quan ñieåm naøy yeâu caàu vieäc nhaän thöùc phaûi xuaát phaùt töø thöïc tieãn, döïa
treân cô sôû thöïc tieãn, ñi saâu vaøo thöïc tieãn, phaûi coi troïng coâng taùc toång keát thöïc
tieãn. Vieäc nghieân cöùu lyù luaän phaûi lieân heä vôùi thöïc tieãn, hoïc ñi ñoâi vôùi haønh.
Neáu xa rôøi thöïc tieãn seõ daãn ñeán sai laàm cuûa beänh chuû quan duy yù chí, giaùo ñieàu,
maùy moùc, quan lieâu. Ngöôïc laïi, neáu tuyeät ñoái hoùa vai troø cuûa thöïc tieãn seõ rôi
vaøo chuû nghóa thöïc duïng vaø kinh nghieäm chuû nghóa.
+Nguyeân taéc thoáng nhaát giöõa thöïc tieãn vaø lyù luaän phaûi laø nguyeân taéc cô baûn
trong hoaït ñoäng thöïc tieãn vaø hoaït ñoäng lyù luaän; lyù luaän maø khoâng coù thöïc tieãn
laøm cô sôû vaø tieâu chuaån ñeå xaùc ñònh tính chaân lyù cuûa noù thì ñôù chæ laø lyù luaän
suoâng, ngöôïc laïi thöïc tieãn maø khoâng coù lyù luaän khoa hoïc, caùch maïng soi saùng thì
nhaát ñònh seõ bieán thaønh thöïc tieãn muø quaùng.

25. Tại sao nói sự phát triển của lịch sử nhân loại là lịch sử phát triển của
phương thức sản xuất?

91
-Khái niệm phương thức sản xuất
-Vai trò của phương thức sản xuất:
+ Là nhân tố quyết định đối với sự phát triển sản xuất
+ Là nhân tố quyết định tới tất cả các mặt của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn
hóa) xét tới cùng.
26. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận.
-Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng
-Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
-Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng
-Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Đánh giá các hiện tượng trên kiến trúc thượng tầng phải xem xét từ cơ sở hạ tầng sinh
ra nó
+ Trong thực tiễn phải có những giải pháp kinh tế để giải quyết các vấn đề của kiến trúc
thượng tầng
27. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Rút ra
ý nghĩa phương pháp luận.
Đáp án:
-Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội
-Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
-Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
-Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Đánh giá các hiện tượng của đời sống tính thần cần xem xét cơ sở tồn tại xã hội của nó
+ Trong thực tiễn, cần phải kết hợp cải tạo tồn tại xã hội với việc phát huy sức mạnh của
đời sống tinh thần
28. Tại sao nói sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá
trình lịch sử – tự nhiên?
-Khái niệm hình thái kinh tế – xã hội

92
-Sự phát triển hình thái kinh tế – xã hội là quá trình khách quan tuân theo quy luật khách
quan
-Nguồn gốc sâu xa của mọi sự phát triển xã hội xét tới cùng, có nguyên nhân từ sự phát
triển của lực lượng sản xuất
-Sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội cũng phụ thuộc vào các nhân tố khác. Do đó quá
trình phát triển hình thái kinh tế - xã hội có thể có những hình thức cụ thể khác nhau ở
mỗi dân tộc cụ thể
29. Hãy phân tích giá trị phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế – xã hội.
-Lý luận hình thái kinh tế – xã hội nói riêng, chủ nghỉa duy vật lịch sử nói chung là cơ sở
phương pháp luận chung nhất cho việc nghiên cứu và thực tiễn xã hội
-Phải xuất phát từ thực trạng của nền sản xuất xã hội để đánh giá các hiện tượng xã hội
-Đánh giá các mối quan hệ xã hội phải xuất phát từ việc đánh giá quan hệ sản xuất đang
tồn tại trong xã hội
-Trong thực tiễn, muốn giải quyết các vấn đề xã hội, phải nhận thức và làm theo các quy
luật xã hội khách quan
30. Phân tích nguồn gốc, đặc trưng, kết cấu của giai cấp. Rút ra ý nghĩa.
-Khái niệm giai cấp
-Nguồn gốc giai cấp
+ Nguồn gốc trực tiếp: chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
+ Nguồn gốc sâu xa: tình trạng phát triển chưa đạt tới trình độ xã hội hóa cao của lực
lượng sản xuất
-Đặc trưng giai cấp
+ Sự khác biệt về địa vị trong hệ thống sản xuất xã hội
+ Sự khác biệt về mặt quan hệ sở hữu
+ Sự khác biệt về mặt quan hệ quản lý
+ Sự khác biệt về mặt quan hệ phân phối
-Kết cấu giai cấp
31. Tại sao nói đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự phát
triển của các xã hội có đối kháng giai cấp?

93
-Khái niệm đấu tranh giai cấp
-Vai trò của đấu tranh giai cấp: là một trong những phương thức, động lực của tiến bộ,
phát triển xã hội trong điều kiện đối kháng giai cấp.
+ Lịch sử loài người ( trừ xã hội nguyên thủy) là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai
cấp
+ Mâu thuẫn giai cấp thực chất là sự phản ánh mâu thuãn trong phương thức sản xuất
32. Hãy phân tích nguồn gốc, bản chất của nhà nước. Rút ra ý nghĩa.
-Nguồn gốc nhà nước
+ Nguồn gốc trực tiếp: bắt nguồn từ xung đột giai cấp
+ Nguồn gốc sâu xa; sự tồn tại chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
-Bản chất nhà nước: là công cụ bạo lực của giai cấp thống trị
-Ý nghĩa phương pháp luận
+ Để nhà nước mất đi phải xóa bỏ xung đột, đối kháng giai cấp, xóa bỏ chế độ tư hữu
+ Trong điều kiện hiện nay, phải củng cố và phát huy vai trò nhà nước của nhân dân
33. Hãy phân tích nguyên nhân của cách mạng xã hội. Rút ra ý nghĩa.
-Khái niệm cách mạng xã hội
-Nguyên nhân của cách mạng xã hội:
+ Nguyên nhân sâu xa: từ mâu thuẫn gay gắt trong nền sản xuất giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất
+ Nguyên nhân trực tiếp: xung đột giai cấp
-Ý nghĩa: để giải quyết mâu thuẫn giai cấp, thúc đẩy xã hội, cần thúc đẩy quá trình cách
mạng xã hội
34. Tại sao nói: cách mạng xã hội là một trong những phương thức, động lực của
sự phát triển xã hội có đối kháng giai cấp?
-Khái niệm cách mạng xã hội
-Vai trò cách mạng xã hội:
+ Phá bỏ quan hệ sản xuất lạc hậu đang cản trở sự phát triển của lực lượng SX
+ Xóa bỏ vai trò thống trị của giai cấp thống trị bóc lột
+ Nhờ cách mạng XH, các mâu thuẫn cơ bản trong XH được giải quyết triệt để

94
+ Trong cách mạng xã hội, vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân được phát
huy cao độ
35. Phân tích quan điểm của triết học Mác về con người.
+Khái niệm con người: con người là thực thể tự nhiên mang bản tính xã hội, có sự thống
nhất giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội
+Bản tính tự nhiên của con người biểu hiện
-Con người là kết quả tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên
-Con người là bộ phận của giới tự nhiên và giới tự nhiên là “cơ thể vô cơ” của con người
+ Bản tính xã hội của con người biểu hiện:
-Con người ra đời còn từ nguồn gốc xã hội, đặc biệt là lao động
-Sự tồn tại con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và quy luật xã hội
+Bản chất con người, trong tính hiện thực của nó, là tổng hòa các quan hệ XH
+Con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử
36. Hãy phân tích nhận định của C.Mác: “bản chất con người không phải là một
cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó,
bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”
+Khác với quan điểm siêu hình tuyệt đối hóa mặt tự nhiên của con người, chủ nghĩa duy
vật lịch sử một mặt thừa nhận bản tính tự nhiên, mặt khác nhấn mạnh tới bản tính xã hội
của con người, coi đây là phương diện bản chất nhất của sự tồn tại người.
+Bản chất của con người, xét trên phương diện hiện thực, là kết quả của sự tổng hòa tất
cả các quan hệ xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa…)
+Con người, xét từ giác độ bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của lịch sử song đó là lịch
sử với tư cách là kết quả sáng tạo của con người. Như vậy, giữa con người và lịch sử có
mối quan hệ biện chứng: lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con
người cũng sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó
+Để giải phóng con người, nhằm phát huy sự sáng tạo của họ, cần giải phóng các quan hệ
xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa…) trói buộc con người

95
37. Trên cơ sở quan điểm duy vật lịch sử về vai trò của quần chúng nhân dân
trong lịch sử, hãy giải thích quan điểm: “lấy dân làm gốc” của Đảng ta trong
sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.
+Khái niệm quần chúng nhân dân
+Vai trò của quần chúng nhân dân: là lực lượng sáng tạo lịch sử
-Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản, trực tiếp tạo ra của cải vật chất
- Quần chúng nhân dân là lực lượng và động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng
- Quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo trực tiếp hay gián tiếp giá trị tinh thần
+Quan điểm “lấy dân làm gốc” của Đảng ta: là biểu hiện sự vận dụng quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân

38. Phân tích nội dung của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Ý nghĩa phương pháp luận.
Đáp án:
+Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
+Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
+Quan hệ sản xuất ảnh hưởng trở lại lực lượng sản xuất
+Ý nghĩa phương pháp luận
-Giải thích sự thay thế các quan hệ sản xuất trong lịch sử phải xem xét từ sự phát triển
của lực lượng sản xuất
- Trong thực tiễn, việc xây dựng các hình thức của quan hệ sản xuất ( sở hữu, quản lý,
phân phối) phải tùy vào trình độ hiện có của lực lượng sản xuất
39. Sản xuất vật chất là gì? Vai trò của sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội.
+Khái niệm Sản xuất vật chất
+Vai trò của Sản xuất vật chất
-SX vật chất tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người
- Sản xuất vật chất là cơ sở khách quan phát triển các mối quan hệ xã hội cũng như những
thể chế tương ứng của nó

96
+ Sản xuất vật chất là cơ sở thúc đẩy quá trình phát triển mọi mặt của đời sống xã hội,
thúc đẩy tiến bộ xã hội
+Việc giải thích và giải quyết các vấn đề của xã hội phải đi tìm nguyên nhân sâu xa của
nó từ tình trạng hiện có của nền sản xuất.
40. Phân tích sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc
giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
-Vaán ñeà cô baûn cuûa trieát hoïc laø vaán ñeà veà moái quan heä giöõa yù thöùc
vaø vaät chaát (hay giöõa tö duy vaø toàn taïi / tinh thaàn vaø töï nhieân). Sôû dó goïi
vaán ñeà quan heä giöõa yù thöùc vaø vaät chaát, tö duy vaø toàn taïi laø vaán ñeà cô
baûn cuûa trieát hoïc vì:
+Thöù nhaát, ñieàu naøy lieân quan tröïc tieáp tôùi vaán ñeà quan heä giöõa linh hoàn
vôùi theå xaùc cuûa con ngöôøi maø ngay töø thôøi coå xöa con ngöôøi ñaõ ñaët ra.
+Thöù hai, suy cho cuøng, taát caû caùc hieän töôïng xaûy ra trong theá giôùi ñeàu coù
theå quy veà moät trong hai maûng hieän töôïng lôùn nhaát trong theá giôùi - hoaëc noù
thuoäc maûng hieän töôïng vaät chaát hoaëc noù thuoäc maûng hieän töôïng tinh thaàn.
+Thöù ba, vaán ñeà quan heä giöõa tö duy vaø toàn taïi, giöõa yù thöùc vaø vaät chaát
ñöôïc coi laø vaán ñeà cô baûn hay toái cao cuûa trieát hoïc coøn vì vieäc giaûi quyeát vaán
ñeà naøy laø cô sôû ñeå giaûi quyeát moïi vaán ñeà khaùc cuûa trieát hoïc.
-Vaán ñeà cô baûn cuûa trieát hoïc coù hai maët.
+Thöù nhaát, giöõa yù thöùc vaø vaät chaát, caùi naøo coù tröôùc caùi naøo coù sau,
caùi naøo quyeát ñònh caùi naøo? Thöù hai, con ngöôøi coù khaû naêng nhaän thöùc ñöôïc
theá giôùi hay khoâng?
Vieäc giaûi quyeát hai maët vaán ñeà cô baûn cuûa trieát hoïc ñaõ hình thaønh
trong lòch söû trieát hoïc hai tröôøng phaùi trieát hoïc lôùn: chuû nghóa duy vaät vaø
chuû nghóa duy taâm
Chuû nghóa duy vaät laø quan ñieåm cuûa caùc trieát gia, hoïc thuyeát coi vaät chaát,
töï nhieân coù tröôùc vaø quyeát ñònh yù thöùc, tinh thaàn cuûa con ngöôøi. Noùi caùch
khaùc, chuû nghóa duy vaät khaúng ñònh raèng theá giôùi vaät chaát toàn taïi moät caùch
khaùch quan, ñoäc laäp vôùi yù thöùc con ngöôøi. YÙ thöùc xeùt cho cuøng chæ laø söï
phaûn aùnh theá giôùi vaät chaát khaùch quan vaøo trong ñaàu oùc con ngöôøi. Trong quaù
trình hình thaønh, phaùt trieån cuûa lòch söû trieát hoïc, chuû nghóa duy vaät coù ba hình
thöùc bieåu hieän cô baûn sau:
+ Chuû nghóa duy vaät chaát phaùc (thôøi coå ñaïi): Hình thöùc naøy xuaát hieän, toàn
taïi ôû nhieàu daân toäc treân theá giôùi, nhaát laø ôû caùc nöôùc AÁn Ñoä, Trung Quoác,
Hy Laïp. Ñaïi bieåu noåi tieáng cuûa chuû nghóa duy vaät coå ñaïi laø: Taleùt (Thales),
Heâraclít (Heraclite), Ñeâmoâcrít (Democrite), Epiquya (Epicure) ôû Hy Laïp coå ñaïi,
tröôøng phaùi Loâkayata ôû AÁn Ñoä coå ñaïi, v.v... Maët tích cöïc cuûa chuû nghóa duy
vaät coå ñaïi laø khaúng ñònh söï toàn taïi khaùch quan, ñoäc laäp vôùi yù thöùc con ngöôøi
cuûa theá giôùi töï nhieân, laáy giôùi töï nhieân ñeå giaûi thích veà giôùi töï nhieân. Tuy
nhieân, haïn cheá cuûa chuû nghóa duy vaät coå ñaïi laø tính tröïc quan.

97
+ Chuû nghóa duy vaät sieâu hình maùy moùc (theá kyû XVII - XVIII): Hình thöùc naøy
cuûa chuû nghóa duy vaät toàn taïi trong giai ñoaïn khoa hoïc cuï theå, ñaëc bieät laø cô hoïc
coù söï phaùt trieån maïnh meõ. Ñaïi bieåu noåi tieáng cuûa hình thöùc naøy laø T.Hoápxô
(T.Hobbs, 1588 - 1679), Gi.Loâccô (J.Locke, 1632 - 1679).
+ Chuû nghóa duy vaät bieän chöùng: laø hình thöùc cao nhaát ra ñôøi vaøo giöõa theá
kyû XIX trong quaù trình khaéc phuïc nhöõng haïn cheá cuûa chuû nghóa duy vaät coå ñaïi
vaø cuûa chuû nghóa duy vaät maùy moùc, sieâu hình theá kyû XVII - XVIII. Ñaïi bieåu
cuûa chuû nghóa duy vaät bieän chöùng laø C.Maùc (1818 - 1883), Ph.AÊngghen (1820 -
1895), V.I.Leânin (1870 - 1924).
Chuû nghóa duy taâm laø quan ñieåm cuûa caùc trieát gia, hoïc thuyeát coi yù thöùc,
tinh thaàn coù tröôùc giôùi töï nhieân, coù tröôùc theá giôùi vaät chaát. Chuû nghóa duy
taâm coù nguoàn goác nhaän thöùc vaø nguoàn goác xaõ hoäi ñoù laø: söï xem xeùt phieán
dieän, tuyeät ñoái hoùa, thaàn thaùnh hoùa moät maët, moät ñaëc tính naøo ñoù cuûa quaù
trình nhaän thöùc vaø thöôøng gaén vôùi lôïi ích cuûa caùc giai caáp, caùc taàng lôùp aùp
böùc, boùc loät nhaân daân lao ñoäng. Maët khaùc, chuû nghóa duy taâm vaø toân giaùo
cuõng thöôøng coù moái lieân heä maät thieát vôùi nhau, nöông töïa vaøo nhau ñeå cuøng
toàn taïi vaø phaùt trieån. Chuû nghóa duy taâm coù hai hình thöùc cô baûn sau:
+ Chuû nghóa duy taâm khaùch quan: Ñaïi bieåu cuûa chuû nghóa duy taâm khaùch
quan laø Platoâng (Platon, 427 - 347 tr.CN), Ph.Heâghen (F.Heùgel, 1770 - 1831). Chuû
nghóa duy taâm khaùch quan cho raèng yeáu toá tinh thaàn quyeát ñònh vaät chaát khoâng
phaûi laø tinh thaàn, yù thöùc con ngöôøi maø laø tinh thaàn cuûa moät thöïc theå sieâu
nhieân naøo ñoù toàn taïi tröôùc, ôû beân ngoaøi con ngöôøi vaø theá giôùi vaät chaát. Thöïc
theå tinh thaàn naøy sinh ra vaät chaát vaø quyeát ñònh toaøn boä caùc quaù trình vaät chaát.
+ Chuû nghóa duy taâm chuû quan: Ñaïi bieåu laø G.Beccôly (G.Berkeley, 1685 -
1753), Ñ.Hium (D.Hume, 1711 - 1776). Chuû nghóa duy taâm chuû quan cho raèng caûm
giaùc, yù thöùc con ngöôøi coù tröôùc caùc söï vaät, hieän töôïng beân ngoaøi. Söï toàn taïi
cuûa caùc söï vaät beân ngoaøi chæ laø phöùc hôïp cuûa caùc caûm giaùc aáy maø thoâi.

Phaàn thöù hai


1.Phaân tích ñieàu kieän ra ñôøi, ñaëc tröng vaø öu theá cuûa saûn xuaát haøng
hoùa. Giaûi phaùp ñeå phaùt trieån saûn xuaát haøng hoùa ôû nöôùc ta?
a. Ñieàu kieän ra ñôøi vaø toàn taïi cuûa saûn xuaát haøng hoùa
Thöù nhaát, phaân coâng lao ñoäng xaõ hoäi.
- Phaân coâng lao ñoäng xaõ hoäi laø söï phaân chia lao ñoäng xaõ hoäi moät caùch töï
phaùt thaønh caùc ngaønh, ngheà khaùc nhau.
- Do phaân coâng lao ñoäng neân moãi ngöôøi saûn xuaát chæ taïo ra moät hoaëc moät
vaøi loaïi saûn phaåm nhaát ñònh. Song cuoäc soáng cuûa moãi ngöôøi laïi caàn ñeán raát
nhieàu loaïi saûn phaåm khaùc nhau. Ñeå thoûa maõn nhu caàu, ñoøi hoûi hoï phaûi coù
moái lieân heä phuï thuoäc vaøo nhau, phaûi trao ñoåi saûn phaåm cho nhau.
- Phaân coâng lao ñoäng xaõ hoäi laø cô sôû, laø tieàn ñeà cuûa saûn xuaát haøng hoùa.
Phaân coâng lao ñoäng xaõ hoäi caøng phaùt trieån, thì saûn xuaát vaø trao ñoåi haøng hoùa
caøng môû roäng vaø ña daïng hôn. Tuy nhieân, phaân coâng lao ñoäng xaõ hoäi môùi chæ

98
laø ñieàu kieän caàn chöù chöa ñuû ñeå saûn xuaát haøng hoùa ra ñôøi vaø toàn taïi. Muoán
saûn xuaát haøng hoùa ra ñôøi vaø toàn taïi phaûi coù ñieàu kieän thöù hai.
Thöù hai, söï taùch bieät töông ñoái veà maët kinh teá cuûa nhöõng ngöôøi saûn xuaát.
- Trong lòch söû, khi xaõ hoäi xuaát hieän caùc quan heä sôû höõu khaùc nhau veà tö
lieäu saûn xuaát seõ daãn ñeán söï ñoäc laäp töông ñoái veà kinh teá giöõa caùc chuû theå
saûn xuaát. Khi ñoù ngöôøi sôû höõu tö lieäu saûn xuaát laø ngöôøi sôû höõu saûn phaåm
lao ñoäng. Hoï coù toaøn quyeàn chi phoái saûn phaåm do mình saûn xuaát ra.
- Quan heä sôû höõu khaùc nhau veà tö lieäu saûn xuaát ñaõ laøm cho nhöõng ngöôøi
saûn xuaát ñoäc laäp vôùi nhau, nhöng hoï laïi naèm trong heä thoáng phaân coâng lao
ñoäng xaõ hoäi, vì vaäy hoï phuï thuoäc laãn nhau veà saûn xuaát vaø tieâu duøng. Trong
ñieàu kieän aáy ngöôøi naøy muoán tieâu duøng saûn phaåm cuûa ngöôøi khaùc phaûi
thoâng qua söï mua - baùn haøng hoùa, töùc laø phaûi trao ñoåi döôùi nhöõng hình thaùi
haøng hoùa.
b. Ñaëc tröng vaø öu theá cuûa saûn xuaát haøng hoùa
Thöù nhaát, muïc ñích cuûa saûn xuaát haøng hoùa nhaèm thoûa maõn nhu caàu cuûa
ngöôøi khaùc, cuûa thò tröôøng. Vì vaäy, söï gia taêng khoâng haïn cheá nhu caàu cuûa thò
tröôøng laø moät ñoäng löïc maïnh meõ thuùc ñaåy saûn xuaát phaùt trieån.
Thöù hai, saûn xuaát haøng hoùa luoân ñaët trong moâi tröôøng caïnh tranh gay gaét. Do
ñoù, buoäc moãi ngöôøi saûn xuaát haøng hoùa phaûi naêng ñoäng trong saûn xuaát - kinh
doanh, phaûi thöôøng xuyeân caûi tieán kyõ thuaät, hôïp lyù hoùa saûn xuaát ñeå taêng naêng
suaát lao ñoäng, naâng cao chaát löôïng saûn phaåm, nhaèm tieâu thuï ñöôïc haøng hoùa vaø
gia taêng lôïi nhuaän. Caïnh tranh ñaõ thuùc ñaåy löïc löôïng saûn xuaát phaùt trieån maïnh
meõ.
Thöù ba, saûn xuaát haøng hoùa gaén lieàn söï phaùt trieån cuûa saûn xuaát xaõ hoäi
vôùi tính chaát “môû”, caùc moái quan heä haøng - tieàn, giao löu kinh teá, vaên hoùa giöõa
caùc ñòa phöông trong nöôùc vaø quoác teá ngaøy caøng phaùt trieån. Töø ñoù taïo ñieàu
kieän ngaøy caøng naâng cao ñôøi soáng vaät chaát vaø vaên hoùa cuûa nhaân daân.
Thöù tö, saûn xuaát haøng hoùa gaén vôùi phaân coâng lao ñoäng qua ñoù thuùc ñaåy
chuyeân moân hoùa, naâng cao naêng suaát, chaát löôïng vaø hieäu quaû kinh teá.
Beân caïnh nhöõng öu theá nhö ñaõ neâu treân, saûn xuaát haøng hoùa cuõng coù
nhöõng haïn cheá nhaát ñònh nhö phaân hoùa giaøu - ngheøo giöõa nhöõng ngöôøi saûn
xuaát haøng hoùa, tieàm aån nhöõng khaû naêng khuûng hoaûng kinh teá - xaõ hoäi, phaù
hoaïi moâi tröôøng sinh thaùi.
c. Giaûi phaùp ñeå phaùt trieån saûn xuaát haøng hoùa ôû nöôùc ta
+ Ñaåy maïnh phaân coâng lao ñoäng xaõ hoäi
+ Ñaûm baûo quyeàn ñoäc laäp, töï chuû cuûa caùc chuû theå kinh teá treân cô sôû ña
daïng hoùa caùc hình thöùc sôû höõu.
+ Ñaåy maïnh nghieân cöùu, öùng duïng tieán boä khoa hoïc, coâng ngheä vaøo saûn
xuaát
+ Naâng cao trình ñoä quaûn lyù, trình ñoä cuûa lao ñoäng
+ Naâng cao söùc caïnh tranh cuûa haøng hoùa
+ Môû roäng thò tröôøng, ñaåy maïnh hoaït ñoäng Marketing

99
2.Trình baøy hai thuoäc tính cuûa haøng hoùa. Moái quan heä giöõa hai thuoäc
tính cuûa haøng hoùa vôùi tính hai maët cuûa lao ñoäng saûn xuaát haøng
hoùa?
a. Hai thuoäc tính cuûa haøng hoùa
Haøng hoùa laø saûn phaåm cuûa lao ñoäng, coù theå thoûa maõn moät hoaëc moät
soá nhu caàu naøo ñoù cuûa con ngöôøi, thoâng qua trao ñoåi - mua baùn.
Baát kyø haøng hoùa naøo cuõng coù hai thuoäc tính cô baûn laø giaù trò söû duïng vaø
giaù trò.
Thuoäc tính thöù nhaát: giaù trò söû duïng cuûa haøng hoùa
- Giaù trò söû duïng cuûa haøng hoùa laø coâng duïng cuûa noù coù theå thoûa maõn
nhu caàu naøo ñoù cuûa con ngöôøi. Ví duï: côm ñeå aên, xe ñaïp ñeå ñi… Baát cöù haøng
hoùa naøo cuõng coù moät hay moät soá coâng duïng nhaát ñònh, chính coâng duïng ñoù
laøm cho haøng hoùa coù giaù trò söû duïng.
- Trình ñoä cuûa löïc löôïng saûn xuaát caøng phaùt trieån thì giaù trò söû duïng caøng
phong phuù ña daïng.
- Cô sôû cuûa giaù trò söû duïng cuûa haøng hoùa laø do nhöõng thuoäc tính töï nhieân
cuûa thöïc theå haøng hoùa ñoù quyeát ñònh.
- Giaù trò söû duïng laø phaïm truø vónh vieãn. Trong kinh teá haøng hoùa, giaù trò söû
duïng laø vaät mang giaù trò trao ñoåi.
Thuoäc tính thöù hai: giaù trò cuûa haøng hoùa
Muoán hieåu ñöôïc giaù trò cuûa haøng hoùa phaûi ñi töø giaù trò trao ñoåi. Giaù trò
trao ñoåi laø quan heä tyû leä veà löôïng maø giaù trò söû duïng naøy trao ñoåi vôùi giaù
trò söû duïng khaùc. Ví duï: 1m vaûi = 10kg thoùc. Hai haøng hoùa khaùc nhau trao ñoåi
ñöôïc cho nhau thì giöõa chuùng phaûi coù moät cô sôû chung, ñoù laø caû vaûi vaø thoùc
ñeàu laø saûn phaåm cuûa lao ñoäng, ñeàu coù lao ñoäng keát tinh trong noù. Chính lao
ñoäng hao phí ñeå taïo ra haøng hoùa laø cô sôû chung cuûa vieäc trao ñoåi vaø noù taïo
thaønh giaù trò cuûa haøng hoùa.
- Giaù trò cuûa haøng hoùa laø lao ñoäng xaõ hoäi cuûa ngöôøi saûn xuaát haøng hoùa
keát tinh trong haøng hoùa. Giaù trò laø phaïm truø lòch söû, gaén lieàn vôùi saûn xuaát
haøng hoùa.
- Giaù trò laø noäi dung, laø cô sôû cuûa giaù trò trao ñoåi, coøn giaù trò trao ñoåi chæ
laø hình thöùc bieåu hieän ra beân ngoaøi cuûa giaù trò haøng hoùa
Toùm laïi: Haøng hoùa laø söï thoáng nhaát cuûa hai thuoäc tính giaù trò söû duïng vaø
giaù trò, chuùng coù quan heä chaët cheõ vôùi nhau, vöøa thoáng nhaát vöøa maâu thuaãn
vôùi nhau.
b. Moái quan heä giöõa hai thuoäc tính cuûa haøng hoùa vôùi tính hai maët cuûa lao
ñoäng saûn xuaát haøng hoùa
Sôû dó haøng hoùa coù hai thuoäc tính: giaù trò söû duïng vaø giaù trò laø do lao ñoäng
cuûa ngöôøi saûn xuaát haøng hoùa coù tính chaát hai maët, laø lao ñoäng cuï theå vaø lao
ñoäng tröøu töôïng.
Lao ñoäng cuï theå laø lao ñoäng coù ích döôùi moät hình thöùc cuï theå cuûa nhöõng
ngheà nghieäp chuyeân moân nhaát ñònh. Moãi lao ñoäng cuï theå coù muïc ñích rieâng,

100
ñoái töôïng rieâng, phöông tieän rieâng, phöông phaùp rieâng vaø keát quaû rieâng.
- Moãi lao ñoäng cuï theå taïo ra moät loaïi giaù trò söû duïng nhaát ñònh, lao ñoäng cuï
theå caøng nhieàu loaïi caøng taïo ra nhieàu loaïi giaù trò söû duïng khaùc nhau.
- Caùc lao ñoäng cuï theå hôïp thaønh heä thoáng phaân coâng lao ñoäng xaõ hoäi.
Cuøng vôùi söï phaùt trieån cuûa khoa hoïc - kyõ thuaät, caùc hình thöùc lao ñoäng cuï theå
ngaøy caøng ña daïng, phong phuù, noù phaûn aùnh trình ñoä phaùt trieån cuûa phaân coâng
lao ñoäng xaõ hoäi.
- Giaù trò söû duïng cuûa haøng hoùa noùi chung laø phaïm truø vónh vieãn, vì vaäy lao
ñoäng cuï theå taïo ra giaù trò söû duïng cuõng laø phaïm truø vónh vieãn toàn taïi gaén lieàn
vôùi vaät phaåm, noù laø moät ñieàu kieän khoâng theå thieáu trong baát kyø hình thaùi kinh
teá - xaõ hoäi naøo. Caàn chuù yù raèng, hình thöùc cuûa lao ñoäng cuï theå cuõng coù theå
thay ñoåi.
- Lao ñoäng cuï theå khoâng phaûi laø nguoàn goác duy nhaát cuûa giaù trò söû duïng.
Giaù trò söû duïng cuûa caùc vaät theå haøng hoùa bao giôø cuõng do hai nhaân toá hôïp
thaønh: vaät chaát vaø lao ñoäng. Lao ñoäng cuï theå cuûa con ngöôøi chæ thay ñoåi hình
thöùc toàn taïi cuûa caùc vaät chaát, laøm cho noù thích hôïp vôùi nhu caàu cuûa con ngöôøi
maø thoâi.
Lao ñoäng tröøu töôïng laø lao ñoäng cuûa ngöôøi saûn xuaát haøng hoùa, neáu coi ñoù
laø söï hao phí oùc, söùc thaàn kinh vaø cô baép noùi chung cuûa con ngöôøi, chöù khoâng
keå ñeán hình thöùc cuï theå cuûa noù nhö theá naøo, thì goïi laø lao ñoäng tröøu töôïng.
- Neáu gaït boû maët cuï theå cuûa caùc loaïi lao ñoäng taát caû chuùng ñeàu coù caùi
chung, ñeàu phaûi tieâu phí söùc oùc, söùc baép thòt vaø söùc thaàn kinh cuûa con ngöôøi.
Lao ñoäng tröøu töôïng chính laø lao ñoäng hao phí ñoàng chaát cuûa con ngöôøi.
- Lao ñoäng tröøu töôïng chæ coù trong neàn saûn xuaát haøng hoùa, do muïc ñích cuûa
saûn xuaát laø ñeå trao ñoåi. Töø ñoù laøm xuaát hieän söï caàn thieát phaûi quy caùc lao
ñoäng cuï theå voán raát khaùc nhau, khoâng theå so saùnh ñöôïc vôùi nhau thaønh moät
thöù lao ñoäng ñoàng chaát coù theå trao ñoåi vôùi nhau, töùc lao ñoäng tröøu töôïng.
- Lao ñoäng tröøu töôïng taïo ra giaù trò, laøm cô sôû cho söï ngang baèng trong trao
ñoåi. Neáu khoâng coù saûn xuaát haøng hoùa, khoâng coù trao ñoåi thì cuõng khoâng caàn
phaûi quy caùc lao ñoäng cuï theå veà lao ñoäng tröøu töôïng. Vì vaäy, lao ñoäng tröøu
töôïng laø moät phaïm truø lòch söû rieâng coù cuûa saûn xuaát haøng hoùa.
Toùm laïi: Lao ñoäng cuï theå taïo ra giaù trò söû duïng cuûa haøng hoùa. Lao ñoäng
tröøu töôïng taïo ra giaù trò cuûa haøng hoùa.
3.Phaân tích Löôïng giaù trò cuûa haøng hoùa vaø caùc nhaân toá aûnh höôûng
ñeán löôïng giaù trò cuûa haøng hoùa. Phaân bieät löôïng giaù trò haøng hoùa
vôùi chaát giaù trò haøng hoùa?
a. Löôïng giaù trò cuûa haøng hoùa
Trong neàn kinh teá haøng hoùa, thôøi gian laø thöôùc ño löôïng giaù trò cuûa haøng
hoùa, tuy nhieân noù khoâng tính baèng thôøi gian hao phí lao ñoäng caù bieät maø ñöôïc
tính baèng thôøi gian hao phí lao ñoäng xaõ hoäi caàn thieát.
Thôøi gian lao ñoäng xaõ hoäi caàn thieát laø thôøi gian caàn thieát ñeå saûn xuaát ra
moät haøng hoùa trong ñieàu kieän trung bình cuûa xaõ hoäi, töùc laø vôùi moät trình ñoä
kyõ thuaät trung bình, trình ñoä kheùo leùo trung bình vaø cöôøng ñoä lao ñoäng trung bình
101
so vôùi hoaøn caûnh xaõ hoäi nhaát ñònh.
b. Caùc nhaân toá aûnh höôûng ñeán löôïng giaù trò cuûa haøng hoùa
+ Naêng suaát lao ñoäng: laø naêng löïc saûn xuaát cuûa lao ñoäng, ñöôïc tính baèng soá
löôïng saûn phaåm saûn xuaát ra trong moät ñôn vò thôøi gian hoaëc baèng soá löôïng thôøi
gian caàn thieát ñeå saûn xuaát ra moät ñôn vò saûn phaåm.
Khi naêng suaát lao ñoäng taêng leân thì thôøi gian hao phí lao ñoäng ñeå saûn suaát ra
haøng hoùa seõ giaûm, löôïng giaù trò cuûa moät ñôn vò haøng hoùa seõ giaûm xuoáng vaø
ngöôïc laïi. Do ñoù, giaù trò cuûa haøng hoùa tyû leä nghòch vôùi naêng suaát lao ñoäng.
Caàn phaân bieät naêng suaát lao ñoäng vôùi cöôøng ñoä lao ñoäng: cöôøng ñoä lao
ñoäng noùi leân möùc ñoä khaån tröông, naëng nhoïc hay caêng thaúng cuûa lao ñoäng.
Taêng cöôøng ñoä lao ñoäng thöïc chaát cuõng nhö keùo daøi thôøi gian lao ñoäng cho neân
hao phí lao ñoäng trong moät ñôn vò haøng hoùa khoâng ñoåi. Taêng cöôøng ñoä lao ñoäng
khoâng laøm thay ñoåi löôïng giaù trò cuûa moät ñôn vò haøng hoùa.
+ Möùc ñoä phöùc taïp cuûa lao ñoäng: coù hai möùc ñoä laø lao ñoäng giaûn ñôn vaø
lao ñoäng phöùc taïp.
- Lao ñoäng giaûn ñôn laø lao ñoäng maø moät ngöôøi lao ñoäng bình thöôøng khoâng
caàn phaûi traûi qua ñaøo taïo cuõng coù theå thöïc hieän ñöôïc.
- Lao ñoäng phöùc taïp laø lao ñoäng ñoøi hoûi phaûi ñöôïc ñaøo taïo, huaán luyeän
môùi coù theå tieán haønh ñöôïc. Trong cuøng moät ñôn vò thôøi gian nhö nhau, lao ñoäng
phöùc taïp taïo ra nhieàu giaù trò hôn lao ñoäng giaûn ñôn. Lao ñoäng phöùc taïp laø lao
ñoäng giaûn ñôn ñöôïc nhaân gaáp boäi leân. Trong quaù trình trao ñoåi haøng hoùa moïi lao
ñoäng phöùc taïp ñeàu ñöôïc quy veà lao ñoäng giaûn ñôn trung bình.
Nhö vaäy, löôïng giaù trò cuûa haøng hoùa ñöôïc ño baèng thôøi gian hao phí lao ñoäng
xaõ hoäi caàn thieát giaûn ñôn trung bình.
c. Phaân bieät löôïng giaù trò haøng hoùa vôùi chaát giaù trò haøng hoùa
Chaát giaù trò haøng hoùa vaø löôïng giaù trò haøng hoùa laø hai maët ñoái laäp treân
moät theå thoáng nhaát.
- Chaát giaù trò haøng hoùa laø hao phí lao ñoäng tröøu töôïng cuûa ngöôøi saûn xuaát
haøng hoùa keát tinh trong haøng hoùa.
- Löôïng giaù trò haøng hoùa laø soá löôïng hao phí lao ñoäng tröøu töôïng cuûa ngöôøi
saûn xuaát haøng hoùa boû ra khi saûn xuaát haøng hoùa, noù ñöôïc ño löôøng baèng thôøi
gian hao phí lao ñoäng xaõ hoäi caàn thieát giaûn ñôn trung bình.
4.Trình baøy noäi dung, yeâu caàu vaø taùc duïng cuûa quy luaät giaù trò trong
neàn saûn xuaát haøng hoùa. YÙ nghóa nghieân cöùu.
a. Noäi dung, yeâu caàu cuûa quy luaät giaù trị
+ Noäi dung quy luaät
Trong neàn saûn xuaát haøng hoùa moïi hoaït ñoäng saûn xuaát vaø trao ñoåi haøng
hoùa phaûi döïa treân cô sôû giaù trò xaõ hoäi cuûa haøng hoùa. Nghóa laø, caên cöù ñeå
tieán haønh saûn xuaát vaø trao ñoåi haøng hoùa phaûi döïa treân cô sôû hao phí lao ñoäng
xaõ hoäi caàn thieát.
+ Yeâu caàu quy luaät
- Ñoái vôùi saûn xuaát: giaù trò caù bieät cuûa haøng hoùa phaûi phuø hôïp vôùi giaù trò
xaõ hoäi cuûa noù. Giaù trò caù bieät cuûa ngöôøi saûn xuaát haøng hoùa caøng thaáp hôn

102
giaù trò xaõ hoäi thì caøng coù lôïi.
- Ñoái vôùi trao ñoåi: Trao ñoåi haøng hoùa phaûi tuaân thuû nguyeân taéc ngang giaù.
Caùc chuû theå trao ñoåi döïa treân cô sôû hao phí lao ñoäng xaõ hoäi caàn thieát khi tieán
haønh trao ñoåi - mua baùn.
b. Taùc duïng cuûa quy luaät giaù trò
Thoâng qua söï vaän ñoäng cuûa giaù caû thò tröôøng maø quy luaät giaù trò phaùt huy
taùc duïng.
+ Thöù nhaát, ñieàu tieát saûn xuaát vaø löu thoâng haøng hoùa
- Ñieàu tieát saûn xuaát: Qua söï bieán ñoäng cuûa giaù caû treân thò tröôøng quy luaät
giaù trò ñieàu hoøa, phaân boå caùc yeáu toá saûn xuaát giöõa caùc ngaønh cuûa neàn kinh
teá.
- Ñieàu tieát löu thoâng: Söï bieán ñoäng cuûa giaù caû thò tröôøng coù taùc duïng thu
huùt luoàng haøng töø nôi giaù caû thaáp ñeán nôi giaù caû cao, do ñoù laøm cho löu thoâng
haøng hoùa thoâng suoát.
+ Thöù hai, kích thích caûi tieán kyõ thuaät, hôïp lyù hoùa saûn xuaát, taêng naêng suaát
lao ñoäng, thuùc ñaåy löïc löôïng saûn xuaát xaõ hoäi phaùt trieån.
Ñeå giaønh öu theá trong caïnh tranh, ngöôøi saûn xuaát phaûi ra söùc caûi tieán kyõ
thuaät, taêng naêng suaát lao ñoäng, qua ñoù thuùc ñaåy löïc löôïng saûn xuaát phaùt trieån.
+ Thöù ba, thöïc hieän söï löïa choïn töï nhieân vaø phaân hoùa ngöôøi saûn xuaát haøng
hoùa thaønh keû giaøu, ngöôøi ngheøo.
Ngöôøi saûn xuaát naøo coù hao phí lao ñoäng caù bieät thaáp hôn hao phí lao ñoäng
xaõ hoäi caàn thieát thì giaøu leân nhanh choùng vaø ngöôïc laïi.
c. YÙ nghóa nghieân cöùu
-Hieåu roõ ñöôïc noäi dung, yeâu caàu vaø taùc duïng cuûa quy luaät giaù trò trong neàn
saûn xuaát haøng hoùa
-Vaän duïng quy luaät giaù trò vaøo trong saûn xuaát, kinh doanh
5.Baûn chaát cuûa tieàn teä? Trình baøy quy luaät löu thoâng tieàn teä. YÙ nghóa
nghieân cöùu
a. Baûn chaát cuûa tieàn teä
Tieàn teä laø moät haøng hoùa ñaëc bieät ñöôïc taùch ra khoûi theá giôùi haøng hoùa,
ñoùng vai troø laøm vaät ngang giaù chung thoáng nhaát cho caùc haøng hoùa khaùc trong
trao ñoåi.
Tieàn teä theå hieän lao ñoäng xaõ hoäi vaø bieåu hieän quan heä giöõa nhöõng ngöôøi
saûn xuaát haøng hoùa.
b. Quy luaät löu thoâng tieàn teä
Tieàn laø hình thöùc bieåu hieän giaù trò cuûa haøng hoùa, noù phuïc vuï cho söï vaän
ñoäng cuûa haøng hoùa. Löu thoâng haøng hoùa vaø löu thoâng tieàn teä laø hai maët cuûa
quaù trình thoáng nhaát vôùi nhau. Löu thoâng tieàn teä xuaát hieän vaø döïa treân cô sôû
cuûa löu thoâng haøng hoùa.
ÔÛ moãi thôøi kyø nhaát ñònh, löu thoâng haøng hoùa bao giôø cuõng ñoøi hoûi moät
löôïng tieàn caàn thieát cho söï löu thoâng. Soá löôïng tieàn naøy ñöôïc xaùc ñònh bôûi quy
luaät chung cuûa löu thoâng tieàn teä. C. Maùc cho raèng soá löôïng tieàn teä cho löu thoâng
do ba nhaân toá quy ñònh:

103
- Soá löôïng haøng hoùa löu thoâng treân thò tröôøng.
- Giaù caû trung bình cuûa haøng hoùa.
- Toác ñoä löu thoâng cuûa nhöõng ñôn vò tieàn teä cuøng loaïi.
Söï taùc ñoäng cuûa ba nhaân toá naøy ñoái vôùi khoái löôïng tieàn teä caàn cho löu
thoâng dieãn ra theo quy luaät phoå bieán laø: toång soá giaù caû cuûa haøng hoùa chia cho
soá voøng löu thoâng cuûa caùc ñoàng tieàn cuøng loaïi trong moät thôøi gian nhaát ñònh.
Soá löôïng tieàn caàn thieát trong löu thoâng ñöôïc xaùc ñònh qua coâng thöùc sau:
G H G
T h 
N N
Trong ñoù:
T: soá löôïng tieàn teä caàn cho löu thoâng.
H: soá löôïng haøng hoùa löu thoâng treân thò tröôøng.
Gh: giaù caû trung bình cuûa moät haøng hoùa.
G: toång soá giaù caû cuûa haøng hoùa.
N: soá voøng löu thoâng cuûa caùc ñoàng tieàn cuøng loaïi.
Ñeå ñaûm baûo cho coâng thöùc löu thoâng tieàn teä coù ñoä chính xaùc cao, ñoøi hoûi
taát caû caùc nhaân toá noùi treân phaûi ñöôïc xem xeùt trong cuøng moät thôøi gian vaø
treân cuøng moät khoâng gian.
Nhö vaäy, soá löôïng tieàn teä caàn thieát cho löu thoâng tyû leä thuaän vôùi toång soá
giaù caû haøng hoùa löu thoâng vaø tyû leä nghòch vôùi soá voøng quay cuûa ñoàng tieàn.
Coâng thöùc treân laø xaùc ñònh cho löu thoâng tieàn vaøng. Tuy nhieân, laøm phöông tieän
löu thoâng, tieàn khoâng nhaát thieát phaûi coù ñaày ñuû giaù trò, töø ñoù daãn ñeán söï ra
ñôøi cuûa tieàn giaáy. Khi khoái löôïng tieàn giaáy do nhaø nöôùc phaùt haønh vaø löu
thoâng vöôït qua khoái löôïng tieàn caàn cho löu thoâng thì daãn ñeán giaù trò cuûa tieàn teä
giaûm xuoáng, laïm phaùt seõ xuaát hieän.
c. YÙ nghóa nghieân cöùu
Nghieân cöùu quy luaät löu thoâng tieàn teä cho thaáy cô sôû khoa hoïc ñeå xaây döïng
chính saùch tieàn teä quoác gia trong ñieàu tieát kinh teá vó moâ bao goàm:
+ Khoáng cheá löôïng tieàn phaùt haønh.
+ Ñieàu tieát löu thoâng tieàn teä thích öùng vôùi moãi thôøi kyø.
+ Ñieàu tieát toång quy moâ tín duïng.
Nhö vaäy, vieäc thaét chaët hay nôùi loûng cung öùng tieàn teä, ñeå kìm cheá laïm
phaùt, seõ taùc ñoäng tröïc tieáp ñeán caùc hoaït ñoäng cuûa neàn kinh teá.
6.Phaân tích coâng thöùc chung cuûa tö baûn vaø maâu thuaãn cuûa noù. Chìa
khoùa ñeå giaûi quyeát maâu thuaãn trong coâng thöùc chung cuûa tö baûn?
a. Phaân tích coâng thöùc chung cuûa tö baûn vaø maâu thuaãn cuûa noù
+ Coâng thöùc chung cuûa tö baûn:
Phaân bieät tieàn thoâng thöôøng (tieàn trong löu thoâng haøng hoùa giaûn ñôn) vaø
tieàn laø tö baûn (trong löu thoâng cuûa tö baûn): Tieàn trong löu thoâng haøng hoùa giaûn
ñôn vaän ñoäng theo coâng thöùc: (1) H-T-H. Tieàn laø tö baûn vaän ñoäng theo coâng
thöùc: (2) T-H-T.
Ñieåm gioáng nhau giöõa hai coâng thöùc:
Caû hai söï vaän ñoäng ñeàu do hai giai ñoaïn ñoái laäp nhau laø mua vaø baùn hôïp
104
thaønh, ñeàu coù hai yeáu toá tieàn vaø haøng, ñeàu coù hai ngöôøi coù quan heä kinh teá
vôùi nhau laø ngöôøi mua vaø ngöôøi baùn. Nhöng ñoù chæ laø ñieåm gioáng nhau veà hình
thöùc.
- Ñieåm khaùc nhau veà chaát giöõa hai coâng thöùc:
H – T – H (1) T – H – T (2)
- Ñieåm xuaát phaùt vaø - Ñeàu laø haøng hoùa, tieàn - Ñeàu laø tieàn, haøng hoùa
ñieåm keát thuùc cuûa ñoùng vai troø trung gian. ñoùng vai troø trung gian.
quaù trình vaän ñoäng - Baét ñaàu baèng vieäc baùn, - Baét ñaàu baèng vieäc mua,
- Trình töï vaän ñoäng keát thuùc baèng vieäc mua. keát thuùc baèng vieäc baùn.
- Laø giaù trò söû duïng ñeå - Laø giaù trò, hôn nöõa laø giaù
- Muïc ñích vaän ñoäng thoûa maõn nhu caàu. trò taêng theâm.
- Coù giôùi haïn. - Khoâng coù giôùi haïn.
- Giôùi haïn vaän ñoäng
Toùm laïi: coâng thöùc (2) phaûn aùnh muïc ñích vaän ñoäng laø tieàn vôùi tö caùch laø
tö baûn, neân löôïng giaù trò quay veà phaûi lôùn hôn löôïng giaù trò ban ñaàu, vaäy coâng
thöùc vaän ñoäng ñaày ñuû cuûa tö baûn laø T-H-T’, trong ñoù T’ = T + t, (t laø giaù trò
thaëng dö, kyù hieäu laø m). Nhö vaäy, coâng thöùc T-H-T’ laø coâng thöùc chung cuûa tö
baûn, vì moïi tö baûn ñeàu vaän ñoäng theo coâng thöùc naøy.
+ Maâu thuaãn cuûa coâng thöùc chung cuûa tö baûn laø T’>T
Taïi sao sau quaù trình löu thoâng laïi thu veà ñöôïc T’? Nguoàn goác thöïc söï cuûa soá
tieàn taêng theâm naøy töø ñaâu? Noù ñöôïc taêng leân trong phaïm vi löu thoâng hoaëc
ngoaøi löu thoâng.
Trong löu thoâng:
- Tröôøng hôïp trao ñoåi ngang giaù: chæ coù söï thay ñoåi hình thaùi cuûa giaù trò, coøn
toång soá giaù trò cuõng nhö phaàn giaù trò naèm trong tay moãi beân tham gia trao ñoåi
tröôùc sau vaãn khoâng thay ñoåi.
- Tröôøng hôïp trao ñoåi khoâng ngang giaù: coù theå coù ba tröôøng hôïp sau:
Thöù nhaát, baùn haøng hoùa cao hôn giaù trò: nhaø tö baûn seõ ñöôïc khi baùn cao vaø
seõ maát khi mua.
Thöù hai, baùn haøng hoùa thaáp hôn giaù trò: nhaø tö baûn seõ ñöôïc do mua reû vaø
seõ bò maát khi baùn.
Thöù ba, chuyeân mua reû, baùn ñaét: toång giaù trò toaøn xaõ hoäi cuõng khoâng heà
taêng leân, ôû ñaây chæ coù söï phaân phoái laïi löôïng giaù trò coù saün trong xaõ hoäi maø
thoâi.
Nhö vaäy, trong löu thoâng duø trao ñoåi ngang giaù hay khoâng ngang giaù ñeàu
khoâng taïo ra giaù trò thaëng dö cho caùc nhaø tö baûn.
Ngoaøi löu thoâng: Chuùng ta xem xeùt hai tröôøng hôïp sau:
- Xeùt yeáu toá tieàn: Neáu tieàn laøm phöông tieän caát tröõ, khoâng tieáp xuùc gì vôùi
löu thoâng, thì tieàn cuõng khoâng töï lôùn leân ñöôïc.
- Xeùt yeáu toá haøng: Neáu ngöôøi trao ñoåi vaãn ñöùng moät mình vôùi haøng hoùa
cuûa anh ta, thì giaù trò cuûa haøng hoùa aáy khoâng taêng leân.
Toùm laïi, xeùt trong löu thoâng hay ngoaøi löu thoâng vôùi caùc tröôøng hôïp ôû treân
ñeàu khoâng taïo ra giaù trò thaëng dö cho caùc nhaø tö baûn. Maâu thuaãn cuûa coâng

105
thöùc chung cuûa tö baûn laø giaù trò thaëng dö khoâng ñöôïc taïo ra trong löu thoâng vaø
cuõng khoâng theå xuaát hieän ôû beân ngoaøi löu thoâng. Nhöng khoâng coù löu thoâng
cuõng khoâng taïo ra ñöôïc giaù trò thaëng dö.
b. Chìa khoùa ñeå giaûi quyeát maâu thuaãn coâng thöùc chung cuûa tö baûn
Giaù trò söû duïng cuûa haøng hoùa söùc lao ñoäng cuõng chæ theå hieän ra trong quaù
trình tieâu duøng söùc lao ñoäng, töùc laø quaù trình lao ñoäng cuûa ngöôøi coâng nhaân.
Nhöng quaù trình söû duïng hay tieâu duøng haøng hoùa söùc lao ñoäng khaùc vôùi quaù
trình tieâu duøng haøng hoùa thoâng thöôøng ôû choã: haøng hoùa thoâng thöôøng sau quaù
trình tieâu duøng hay söû duïng thì caû giaù trò laãn giaù trò söû duïng cuûa noù ñeàu tieâu
bieán maát theo thôøi gian. Traùi laïi, quaù trình tieâu duøng haøng hoùa söùc lao ñoäng laïi
laø quaù trình saûn xuaát ra moät loaït haøng hoùa naøo ñoù, ñoàng thôøi laø quaù trình taïo
ra moät giaù trò môùi lôùn hôn giaù trò cuûa baûn thaân haøng hoùa söùc lao ñoäng. Phaàn
lôùn hôn ñoù chính laø giaù trò thaëng dö maø nhaø tö baûn seõ chieám ñoaït.
Nhö vaäy, giaù trò söû duïng cuûa haøng hoùa söùc lao ñoäng coù tính chaát ñaëc bieät,
noù laø nguoàn goác sinh ra giaù trò, töùc laø noù coù theå taïo ra giaù trò môùi lôùn hôn
giaù trò cuûa baûn thaân noù. Giaù trò söû duïng ñaëc bieät cuûa haøng hoùa söùc lao ñoäng
laø chìa khoùa ñeå giaûi thích maâu thuaãn cuûa coâng thöùc chung cuûa tö baûn. Chính
ñaëc tính naøy ñaõ laøm cho söï xuaát hieän cuûa haøng hoùa söùc lao ñoäng trôû thaønh
ñieàu kieän ñeå tieàn teä chuyeån hoùa thaønh tö baûn.
7.Haøng hoùa söùc lao ñoäng laø gì? Phaân bieät söï gioáng vaø khaùc nhau
giöõa haøng hoùa söùc lao ñoäng vôùi haøng hoùa thoâng thöôøng.
a. Phaân tích haøng hoùa söùc lao ñoäng
Söùc lao ñoäng laø toaøn boä theå löïc vaø trí löïc cuûa con ngöôøi vaø ñöôïc ngöôøi
ñoù söû duïng ñeå saûn xuaát ra cuûa caûi.
+ Hai ñieàu kieän ñeå söùc lao ñoäng trôû thaønh haøng hoùa:
Thöù nhaát, ngöôøi coù söùc lao ñoäng phaûi ñöôïc töï do veà thaân theå, laøm chuû
ñöôïc söùc lao ñoäng cuûa mình vaø coù quyeàn baùn söùc lao ñoäng.
Thöù hai, ngöôøi lao ñoäng phaûi bò töôùc ñoaït heát moïi tö lieäu saûn xuaát, hoï trôû
thaønh ngöôøi “voâ saûn”, ñeå toàn taïi buoäc hoï phaûi baùn söùc lao ñoäng ñeå soáng.
Muoán söùc lao ñoäng trôû thaønh haøng hoùa phaûi hoäi ñuû caû hai ñieàu kieän treân.
Trong lòch söû, chæ ñeán CNTB môùi hoäi ñuû hai ñieàu kieän treân ñeå cho söùc lao
ñoäng trôû thaønh haøng hoùa.
+ Hai thuoäc tính cuûa haøng hoùa söùc lao ñoäng:
- Giaù trò cuûa haøng hoùa söùc lao ñoäng: do thôøi gian lao ñoäng xaõ hoäi caàn thieát
ñeå saûn xuaát vaø taùi saûn xuaát söùc lao ñoäng quyeát ñònh. Muoán saûn xuaát vaø taùi
saûn xuaát ra söùc lao ñoäng, ngöôøi coâng nhaân phaûi tieâu duøng nhöõng tö lieäu sinh
hoaït caàn thieát. Vì vaäy, giaù trò haøng hoùa söùc lao ñoäng ñöôïc quy veà giaù trò cuûa
toaøn boä caùc tö lieäu sinh hoaït caàn thieát ñeå saûn xuaát vaø taùi saûn xuaát söùc lao
ñoäng, goàm caùc yeáu toá caáu thaønh sau:
Moät laø, giaù trò nhöõng tö lieäu sinh hoaït caàn thieát veà vaät chaát vaø tinh thaàn
ñeå taùi saûn xuaát söùc lao ñoäng cho baûn thaân ngöôøi lao ñoäng.
Hai laø, phí toån ñaøo taïo ngöôøi coâng nhaân.
Ba laø, giaù trò nhöõng tö lieäu sinh hoaït veà vaät chaát vaø tinh thaàn cho con caùi

106
ngöôøi coâng nhaân.
- Giaù trò söû duïng cuûa haøng hoùa söùc lao ñoäng: laø coâng duïng cuûa haøng hoùa
söùc lao ñoäng, giaù trò söû duïng cuûa haøng hoùa söùc lao ñoäng coù tính chaát ñaëc bieät,
noù laø nguoàn goác taïo ra giaù trò vaø giaù trò thaëng dö cho caùc nhaø tö baûn. Vì vaäy
giaù trò söû duïng cuûa haøng hoùa söùc lao ñoäng laø chìa khoùa ñeå giaûi thích maâu
thuaãn cuûa coâng thöùc chung cuûa tö baûn.
b. Phaân bieät söï gioáng vaø khaùc nhau giöõa haøng hoùa söùc lao ñoäng vaø
haøng hoùa thoâng thöôøng
+ Ñieåm gioáng nhau:
- Cuõng coù hai thuoäc tính cuûa haøng hoùa laø giaù trò vaø giaù trò söû duïng.
- Veà thuoäc tính giaù trò: Löôïng giaù trò cuõng ñöôïc ño baèng thôøi gian hao phí lao
ñoäng xaõ hoäi caàn thieát.
- Veà thuoäc tính giaù trò söû duïng: cuõng coù coâng duïng coù theå thoûa maõn nhu
caàu cuûa ngöôøi mua.
+ Ñieåm khaùc nhau:
- Giaù trò cuûa haøng hoùa söùc lao ñoäng: ñöôïc ño löôøng thoâng qua giaù trò nhöõng
tö lieäu tieâu duøng ñeå nuoâi soáng ngöôøi coâng nhaân vaø gia ñình. Ñoàng thôøi noù
khaùc vôùi haøng hoùa thoâng thöôøng ôû choã coøn bao haøm caû yeáu toá tinh thaàn vaø
lòch söû.
- Khaùc vôùi giaù trò söû duïng cuûa haøng hoùa thoâng thöôøng, giaù trò söû duïng
cuûa haøng hoùa söùc lao ñoäng laø quaù trình tieâu duøng haøng hoùa söùc lao ñoäng,
ñoàng thôøi laïi laø quaù trình saûn xuaát ra moät loaïi haøng hoùa môùi naøo ñoù coù giaù
trò lôùn hôn giaù trò söùc lao ñoäng, laø quaù trình taïo ra moät giaù trò môùi lôùn hôn giaù
trò cuûa baûn thaân haøng hoùa söùc lao ñoäng, phaàn lôùn hôn ñoù chính laø giaù trò
thaëng dö maø nhaø tö baûn thu ñöôïc.
9.Trình baøy quaù trình saûn xuaát ra giaù trò thaëng dö vaø nhöõng keát
luaän ruùt ra töø söï nghieân cöùu quaù trình ñoù.
a. Quaù trình SX ra giaù trò thaëng dö trong xaõ hoäi tö baûn
Ñeå hieåu roõ quaù trình saûn xuaát giaù trò thaëng dö, chuùng ta laáy vieäc saûn xuaát
sôïi cuûa moät nhaø tö baûn laøm ví duï.
Giaû ñònh ñeå saûn xuaát 10 kg sôïi, caàn 10 kg boâng vaø giaù 10 kg boâng laø 10 $.
Ñeå bieán soá boâng ñoù thaønh sôïi, moät coâng nhaân phaûi lao ñoäng trong 6 giôø vaø
hao moøn maùy moùc laø 2 $; giaù trò söùc lao ñoäng trong moät ngaøy laø 3 $ vaø ngaøy
lao ñoäng laø 12 giôø; trong 1 giôø lao ñoäng, ngöôøi coâng nhaân taïo ra moät löôïng giaù
trò laø 0,5 $; cuoái cuøng giaû ñònh trong quaù trình saûn xuaát sôïi ñaõ hao phí theo thôøi
gian lao ñoäng xaõ hoäi caàn thieát.
Vôùi giaû ñònh nhö vaäy, neáu nhaø tö baûn chæ baét coâng nhaân lao ñoäng trong 6
giôø, thì nhaø tö baûn phaûi öùng ra laø 15 $ vaø giaù trò cuûa saûn phaåm môùi (10 kg sôïi)
maø nhaø tö baûn thu ñöôïc cuõng laø 15 $. Nhö vaäy, neáu quaù trình lao ñoäng chæ keùo
daøi ñeán caùi ñieåm ñuû buø ñaép laïi giaù trò söùc lao ñoäng (6 giôø), töùc laø baèng thôøi
gian lao ñoäng taát yeáu, thì chöa coù saûn xuaát ra giaù trò thaëng dö, do ñoù tieàn chöa
bieán thaønh tö baûn.
Trong thöïc teá, quaù trình lao ñoäng khoâng döøng laïi ôû ñieåm ñoù. Giaù trò söùc lao

107
ñoäng maø nhaø tö baûn phaûi traû khi mua vaø giaù trò maø söùc lao ñoäng ñoù coù theå
taïo ra cho nhaø tö baûn laø hai ñaïi löôïng khaùc nhau, maø nhaø tö baûn ñaõ tính ñeán
tröôùc khi mua söùc lao ñoäng. Nhaø tö baûn ñaõ traû tieàn mua söùc lao ñoäng trong moät
ngaøy (12 giôø). Vieäc söû duïng söùc lao ñoäng trong ngaøy ñoù laø thuoäc quyeàn cuûa
nhaø tö baûn.
Trong tröôøng hôïp coâng nhaân lao ñoäng 8 giôø trong ngaøy nhö ñaõ thoûa thuaän thì:
Chi phí saûn xuaát Giaù trò saûn xuaát môùi
- Tieàn mua boâng (20 kg): 20$ --- Giaù trò cuûa boâng ñöôïc chuyeån vaøo sôïi: 20$
- Tieàn hao moøn maùy moùc:4$ G-Giaù trò cuûa maùy moùc ñöôïc chuyeån vaøo sôïi: 4$
- Tieàn mua söùc lao ñoäng 1 ngaøy - -Giaù trò môùi do lao ñoäng cuûa coâng nhaân taïo ra
(12 giôø): 3$ trong 12 giôø lao ñoäng: 6$
Toång coäng: 27$ Toång coäng: 30$
Nhö vaäy, toaøn boä chi phí saûn xuaát maø nhaø tö baûn boû ra laø 27 $, coøn giaù trò
cuûa saûn phaåm môùi (20 kg sôïi) do coâng nhaân saûn xuaát ra trong 12 giôø lao ñoäng
laø 30 $. Vaäy 27 $ öùng tröôùc ñaõ chuyeån hoùa thaønh 30 $, ñaõ ñem laïi moät giaù trò
thaëng dö laø 3 $. Do ñoù tieàn teä öùng ra ban ñaàu ñaõ chuyeån hoùa thaønh tö baûn.
b. Nhöõng keát luaän ruùt ra töø söï nghieân cöùu quaù trình saûn xuaát giaù trò
thaëng dö
- Moät laø, giaù trò thaëng dö laø moät boä phaän cuûa giaù trò môùi doâi ra ngoaøi
giaù trò söùc lao ñoäng do coâng nhaân laøm thueâ taïo ra vaø bò nhaø tö baûn chieám
khoâng.
- Hai laø, ngaøy lao ñoäng cuûa coâng nhaân bao giôø cuõng ñöôïc chia thaønh hai
phaàn: phaàn ngaøy lao ñoäng maø ngöôøi coâng nhaân taïo ra moät löôïng giaù trò ngang
vôùi giaù trò söùc lao ñoäng cuûa mình goïi laø thôøi gian lao ñoäng caàn thieát vaø lao
ñoäng trong khoaûng thôøi gian ñoù laø lao ñoäng caàn thieát. Phaàn coøn laïi cuûa ngaøy
lao ñoäng goïi laø thôøi gian lao ñoäng thaëng dö, vaø lao ñoäng trong khoaûng thôøi gian
ñoù goïi laø lao ñoäng thaëng dö.
- Ba laø, nghieân cöùu quaù trình saûn xuaát giaù trò thaëng dö, chuùng ta nhaän thaáy
maâu thuaãn trong coâng thöùc chung cuûa tö baûn ñaõ ñöôïc giaûi quyeát.
Vieäc chuyeån hoùa cuûa tieàn thaønh tö baûn dieãn ra trong löu thoâng, maø ñoàng
thôøi khoâng dieãn ra trong lónh vöïc ñoù. Chæ coù trong löu thoâng nhaø tö baûn môùi
mua ñöôïc moät thöù haøng hoùa ñaëc bieät, ñoù laø haøng hoùa söùc lao ñoäng. Sau ñoù
nhaø tö baûn söû duïng haøng hoùa ñaëc bieät ñoù trong saûn xuaát, töùc laø ngoaøi lónh
vöïc löu thoâng ñeå saûn xuaát ra giaù trò thaëng dö cho nhaø tö baûn. Do ñoù tieàn cuûa
nhaø tö baûn môùi chuyeån thaønh tö baûn.
Vieäc nghieân cöùu quaù trình saûn xuaát giaù trò thaëng dö ñaõ vaïch roõ baûn chaát
boùc loät cuûa tö baûn ñoái vôùi lao ñoäng laøm thueâ.
10.Theá naøo laø tö baûn baát bieán, tö baûn khaû bieán vaø tö baûn coá ñònh,
tö baûn löu ñoäng? Caên cöù vaø yù nghóa phaân chia caùc caëp phaïm truø tö
baûn noùi treân?
a. Tö baûn baát bieán, tö baûn khaû bieán vaø tö baûn coá ñònh, tö baûn löu ñoäng
Tö baûn laø giaù trò mang laïi giaù trò thaëng dö baèng caùch boùc loät lao ñoäng
khoâng coâng cuûa coâng nhaân laøm thueâ. Nhö vaäy baûn chaát cuûa tö baûn laø theå
108
hieän quan heä saûn xuaát xaõ hoäi maø trong ñoù giai caáp tö saûn chieám ñoaït giaù trò
thaëng dö do giai caáp coâng nhaân saùng taïo ra.
+ Tö baûn baát bieán, tö baûn khaû bieán
Muoán tieán haønh saûn xuaát, nhaø tö baûn phaûi öùng tö baûn ra ñeå mua tö lieäu
saûn xuaát vaø söùc lao ñoäng, töùc laø bieán tö baûn tieàn teä thaønh caùc yeáu toá cuûa
quaù trình saûn xuaát, thaønh caùc hình thöùc toàn taïi khaùc nhau cuûa tö baûn saûn xuaát.
- Tö baûn baát bieán: Tröôùc heát, xeùt boä phaän tö baûn toàn taïi döôùi hình thöùc tö
lieäu saûn xuaát. Tö lieäu saûn xuaát coù nhieàu loaïi, coù loaïi ñöôïc söû duïng toaøn boä
trong quaù trình saûn xuaát, nhöng chæ hao moøn daàn, do ñoù chuyeån daàn töøng phaàn
giaù trò cuûa noù vaøo saûn phaåm nhö maùy moùc, thieát bò, nhaø xöôûng…, Coù loaïi khi
ñöa vaøo saûn xuaát thì chuyeån toaøn boä giaù trò cuûa noù trong moät chu kyø saûn xuaát
nhö nguyeân lieäu, nhieân lieäu. Song, giaù trò cuûa baát kyø tö lieäu saûn xuaát naøo cuõng
ñeàu nhôø coù lao ñoäng cuï theå cuûa coâng nhaân maø ñöôïc baûo toaøn vaø di chuyeån
vaøo saûn phaåm, neân giaù trò ñoù khoâng theå lôùn hôn giaù trò tö lieäu saûn xuaát ñaõ bò
tieâu duøng ñeå saûn xuaát ra saûn phaåm.
Boä phaän tö baûn bieán thaønh tö lieäu saûn xuaát maø giaù trò ñöôïc baûo toaøn vaø
chuyeån vaøo saûn phaåm, töùc laø khoâng thay ñoåi veà löôïng giaù trò cuûa noù, C.Maùc
goïi laø tö baûn baát bieán, vaø kyù hieäu laø C.
Tö baûn baát bieán laø ñieàu kieän ñeå saûn xuaát ra giaù trò thaëng dö.
- Tö baûn khaû bieán: Boä phaän tö baûn duøng ñeå mua söùc lao ñoäng thì laïi khaùc.
Moät maët, giaù trò cuûa noù bieán thaønh caùc tö lieäu sinh hoaït cuûa ngöôøi coâng nhaân
vaø bieán ñi trong tieâu duøng cuûa coâng nhaân. Maët khaùc, trong quaù trình lao ñoäng,
baèng lao ñoäng tröøu töôïng, coâng nhaân taïo ra giaù trò môùi lôùn hôn giaù trò cuûa baûn
thaân söùc lao ñoäng, noù baèng giaù trò söùc lao ñoäng coäng vôùi giaù trò thaëng dö. Nhö
vaäy, boä phaän tö baûn duøng ñeå mua söùc lao ñoäng ñaõ khoâng ngöøng chuyeån hoùa
töø ñaïi löôïng baát bieán thaønh moät ñaïi löôïng khaû bieán, töùc laø ñaõ taêng leân veà
löôïng trong quaù trình saûn xuaát.
Boä phaän tö baûn bieán thaønh söùc lao ñoäng khoâng taùi hieän ra, nhöng thoâng qua
lao ñoäng tröøu töôïng cuûa coâng nhaân laøm thueâ maø taêng leân veà löôïng ñöôïc
C.Maùc goïi laø tö baûn khaû bieán, vaø kyù hieäu laø V
Tö baûn khaû bieán laø boä phaän tröïc tieáp taïo ra giaù trò thaëng dö
+ Tö baûn coá ñònh, tö baûn löu ñoäng
- Tö baûn coá ñònh: laø boä phaän tö baûn saûn xuaát toàn taïi döôùi daïng maùy moùc,
thieát bò, nhaø xöôûng v.v… tham gia toaøn boä vaøo quaù trình saûn xuaát, nhöng giaù trò
cuûa noù khoâng chuyeån heát moät laàn vaøo saûn phaåm maø chuyeån daàn töøng phaàn
theo möùc ñoä hao moøn cuûa noù trong thôøi gian saûn xuaát.
Tö baûn coá ñònh ñöôïc söû duïng laâu daøi trong nhieàu chu kyø saûn xuaát vaø noù bò
hao moøn daàn trong quaù trình saûn xuaát. Coù hai loaïi hao moøn laø hao moøn höõu hình
vaø hao moøn voâ hình.
-Hao moøn höõu hình laø hao moøn veà vaät chaát, hao moøn veà cô hoïc coù theå
nhaän thaáy.
-Hao moøn voâ hình laø söï hao moøn thuaàn tuùy veà maët giaù trò.
- Tö baûn löu ñoäng: laø boä phaän tö baûn saûn xuaát toàn taïi döôùi daïng nguyeân
109
lieäu, nhieân lieäu, vaät lieäu phuï..., söùc lao ñoäng, giaù trò cuûa noù ñöôïc hoaøn laïi
toaøn boä cho caùc nhaø tö baûn sau moãi moät quaù trình saûn xuaát, khi haøng hoùa ñöôïc
baùn xong.
Tö baûn löu ñoäng thöôøng chieám tyû leä thaáp hôn so vôùi tö baûn coá ñònh trong
caùc ngaønh saûn xuaát, nhöng toác ñoä chu chuyeån cuûa noù thöôøng nhanh hôn tö baûn
coá ñònh.
b. Caên cöù vaø yù nghóa phaân chia caùc caëp tö baûn noùi treân
+ Caên cöù phaân chia:
- Caên cöù phaân chia tö baûn thaønh tö baûn baát bieán, tö baûn khaû bieán:
Vieäc phaùt hieän ra tính hai maët cuûa lao ñoäng saûn xuaát haøng hoùa ñaõ giuùp
C.Maùc tìm ra chieác chìa khoùa ñeå xaùc ñònh söï khaùc nhau giöõa tö baûn baát bieán vaø
tö baûn khaû bieán. C.Maùc laø ngöôøi ñaàu tieân chia tö baûn thaønh tö baûn baát bieán
vaø tö baûn khaû bieán. Caên cöù cho söï phaân chia ñoù laø döïa vaøo vai troø khaùc nhau
cuûa caùc boä phaän cuûa tö baûn trong quaù trình saûn xuaát ra giaù trò thaëng dö, tö baûn
baát bieán laø ñieàu kieän caàn thieát khoâng theå thieáu ñöôïc ñeå saûn xuaát ra giaù trò
thaëng dö, coøn tö baûn khaû bieán coù vai troø quyeát ñònh trong quaù trình ñoù, vì noù
chính laø boä phaän tö baûn ñaõ lôùn leân.
- Caên cöù phaân chia tö baûn thaønh tö baûn coá ñònh, tö baûn löu ñoäng:
Caên cöù ñeå phaân chia tö baûn saûn xuaát thaønh tö baûn coá ñònh vaø tö baûn löu
ñoäng laø phöông thöùc chuyeån dòch giaù trò khaùc nhau cuûa töøng boä phaän tö baûn
naøy trong quaù trình saûn xuaát. Tö baûn coá ñònh chuyeån giaù trò daàn daàn, töøng
phaàn moät vaøo trong saûn phaåm môùi, coøn tö baûn löu ñoäng thì chuyeån toaøn boä
giaù trò vaøo saûn phaåm môùi sau moät quaù trình saûn xuaát.
+ YÙ nghóa phaân chia:
- YÙ nghóa phaân chia tö baûn thaønh tö baûn baát bieán, tö baûn khaû bieán:
Söï phaân chia naøy vaïch roõ baûn chaát boùc loät cuûa tö baûn ñoái vôùi lao ñoäng
laøm thueâ, noù chæ roõ, tö baûn khaû bieán laø boä phaän tröïc tieáp taïo ra giaù trò thaëng
dö cho nhaø tö baûn.
- YÙ nghóa phaân chia tö baûn thaønh tö baûn coá ñònh, tö baûn löu ñoäng:
Ñaây laø söï phaân chia tuy chöa laøm roõ baûn chaát boùc loät nhöng coù yù nghóa to
lôùn trong quaûn lyù kinh teá, trong saûn xuaát caàn coù caùch thöùc taùc ñoäng phuø hôïp
vôùi tính chaát vaän ñoäng cuûa töøng loaïi tö baûn ñeå naâng cao heä soá söû duïng tö
baûn.
Taêng toác ñoä chu chuyeån cuûa tö baûn coá ñònh laø moät bieän phaùp quan troïng
ñeå taêng quyõ khaáu hao taøi saûn coá ñònh, laøm cho löôïng tö baûn söû duïng taêng leân
traùnh ñöôïc thieät haïi hao moøn höõu hình do töï nhieân phaù huûy vaø hao moøn voâ hình
gaây ra. Nhôø ñoù maø coù ñieàu kieän ñoåi môùi thieát bò nhanh.
Vieäc taêng toác ñoä chu chuyeån cuûa tö baûn löu ñoäng coù yù nghóa quan troïng.
Moät maët, toác ñoä chu chuyeån cuûa tö baûn löu ñoäng taêng leân seõ laøm taêng löôïng
tö baûn löu ñoäng ñöôïc söû duïng trong naêm, do ñoù tieát kieäm ñöôïc tö baûn öùng
tröôùc; maët khaùc, taêng toác ñoä chu chuyeån cuûa tö baûn löu ñoäng khaû bieán laøm cho
tyû suaát giaù trò thaëng dö vaø khoái löôïng giaù trò thaëng dö haøng naêm taêng leân.

110
11.Trình baøy caùc phöông phaùp saûn xuaát giaù trò thaëng dö. Taïi sao noùi
giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø hình thöùc bieán töôùng cuûa giaù trò
thaëng dö töông ñoái?
a. Hai phöông phaùp saûn xuaát giaù trò thaëng dö
+ Saûn xuaát giaù trò thaëng dö tuyeät ñoái
Trong giai ñoaïn phaùt trieån ñaàu tieân cuûa saûn xuaát tö baûn chuû nghóa, khi kyõ
thuaät coøn thaáp, tieán boä chaäm chaïp thì phöông phaùp chuû yeáu ñeå taêng giaù trò
thaëng dö laø keùo daøi ngaøy lao ñoäng cuûa coâng nhaân.
Giaù trò thaëng dö tuyeät ñoái laø giaù trò thaëng dö ñöôïc taïo ra do keùo daøi ngaøy
lao ñoäng trong khi thôøi gian lao ñoäng taát yeáu khoâng ñoåi.
Giaû söû ngaøy lao ñoäng laø 8 giôø, trong ñoù 4 giôø laø thôøi gian lao ñoäng taát yeáu
vaø 4 giôø laø thôøi gian lao ñoäng thaëng dö. Ñieàu ñoù coù theå bieåu dieãn baèng sô ñoà
sau ñaây:
4
m'   100%  100%
4
Giaû söû ngöôøi lao ñoäng keùo daøi ngaøy lao ñoäng theâm 2 giôø, trong khi thôøi
gian taát yeáu khoâng thay ñoåi, vaãn laø 4 giôø. Do ñoù tyû suaát giaù trò thaëng dö laø:
6
m'   100%  150%
4
Nhö vaäy, khi keùo daøi tuyeät ñoái ngaøy lao ñoäng trong ñieàu kieän thôøi gian lao
ñoäng taát yeáu khoâng thay ñoåi, thì thôøi gian lao ñoäng thaëng dö taêng leân, neân tyû
suaát giaù trò thaëng dö taêng leân. Tröôùc ñaây tyû suaát giaù trò thaëng dö laø 100% thì
baây giôø laø 150%.
+ Saûn xuaát giaù trò thaëng dö töông ñoái
Vieäc keùo daøi ngaøy lao ñoäng bò giôùi haïn veà theå chaát vaø tinh thaàn cuûa
ngöôøi lao ñoäng vaø vaáp phaûi cuoäc ñaáu tranh ngaøy caøng maïnh meõ cuûa giai caáp
coâng nhaân. Maët khaùc, khi saûn xuaát tö baûn chuû nghóa phaùt trieån ñeán giai ñoaïn
ñaïi coâng nghieäp cô khí, kyõ thuaät ñaõ tieán boä laøm cho naêng suaát lao ñoäng taêng
leân nhanh choùng, thì caùc nhaø tö baûn chuyeån sang phöông thöùc boùc loät döïa treân cô
sôû taêng naêng suaát lao ñoäng, boùc loät giaù trò thaëng dö töông ñoái.
Giaù trò thaëng dö töông ñoái laø giaù trò thaëng dö ñöôïc taïo ra do ruùt ngaén thôøi
gian lao ñoäng taát yeáu baèng caùch naâng cao naêng suaát lao ñoäng xaõ hoäi, trong
ñieàu kieän ñoä daøi ngaøy lao ñoäng vaãn khoâng ñoåi.
Giaû söû ngaøy lao ñoäng laø 8 giôø vaø noù ñöôïc chia thaønh 4 giôø laø thôøi gian lao
ñoäng taát yeáu vaø 4 giôø laø thôøi gian lao ñoäng thaëng dö.
4
m'   100%  100%
4
Giaû ñònh raèng ngaøy lao ñoäng khoâng thay ñoåi, nhöng baây giôø coâng nhaân chæ
caàn 3 giôø lao ñoäng ñaõ taïo ra ñöôïc moät löôïng giaù trò môùi baèng vôùi giaù trò söùc
lao ñoäng cuûa mình. Do ñoù, tyû leä phaân chia ngaøy lao ñoäng seõ thay ñoåi: 3 giôø laø
thôøi gian lao ñoäng taát yeáu vaø 5 giôø laø thôøi gian lao ñoäng thaëng dö. Do ñoù baây

111
giôø tyû suaát giaù trò thaëng dö seõ laø:
5
m'   100%  166%
3
Nhö vaäy, tyû suaát giaù trò thaëng dö ñaõ taêng töø 100% leân 166%.
Laøm theá naøo ñeå coù theå ruùt ngaén ñöôïc thôøi gian lao ñoäng taát yeáu? Thôøi
gian lao ñoäng taát yeáu coù quan heä vôùi giaù trò söùc lao ñoäng. Muoán ruùt ngaén thôøi
gian lao ñoäng taát yeáu phaûi giaûm giaù trò söùc lao ñoäng. Muoán haï thaáp giaù trò söùc
lao ñoäng phaûi giaûm giaù trò nhöõng tö lieäu sinh hoaït thuoäc phaïm vi tieâu duøng cuûa
coâng nhaân. Ñieàu ñoù chæ coù theå thöïc hieän ñöôïc baèng caùch taêng naêng suaát lao
ñoäng trong caùc ngaønh saûn xuaát ra nhöõng tö lieäu sinh hoaït thuoäc phaïm vi tieâu
duøng cuûa coâng nhaân hay taêng naêng suaát lao ñoäng trong caùc ngaønh saûn xuaát ra tö
lieäu saûn xuaát ñeå saûn xuaát ra nhöõng tö lieäu sinh hoaït ñoù.
Hai phöông phaùp saûn xuaát giaù trò thaëng dö noùi treân ñöôïc caùc nhaø tö baûn söû
duïng keát hôïp vôùi nhau ñeå naâng cao trình ñoä boùc loät coâng nhaân laøm thueâ trong
quaù trình phaùt trieån cuûa chuû nghóa tö baûn. Döôùi chuû nghóa tö baûn, vieäc aùp duïng
maùy moùc khoâng phaûi laø ñeå giaûm nheï cöôøng ñoä lao ñoäng cuûa coâng nhaân, maø
traùi laïi taïo ñieàu kieän ñeå taêng cöôøng ñoä lao ñoäng. Ngaøy nay vieäc töï ñoäng hoùa
saûn xuaát laøm cho cöôøng ñoä lao ñoäng taêng leân, nhöng döôùi hình thöùc môùi, söï
caêng thaúng cuûa thaàn kinh thay theá cho cöôøng ñoä lao ñoäng cô baép.
b. Giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø hình thöùc bieán töôùng cuûa giaù trò thaëng
dö töông ñoái
+ Giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch
Caïnh tranh giöõa caùc nhaø tö baûn buoäc hoï phaûi aùp duïng phöông phaùp saûn
xuaát toát nhaát ñeå taêng naêng suaát lao ñoäng trong xí nghieäp cuûa mình nhaèm giaûm
giaù trò caù bieät cuûa haøng hoùa thaáp hôn giaù trò xaõ hoäi cuûa haøng hoùa, nhôø ñoù
thu ñöôïc giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch.
Giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø phaàn giaù trò thaëng dö thu ñöôïc do taêng naêng
suaát lao ñoäng caù bieät, laøm cho giaù trò caù bieät cuûa haøng hoùa thaáp hôn giaù trò
thò tröôøng cuûa noù.
Xeùt töøng tröôøng hôïp, thì giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø hieän töôïng taïm thôøi,
nhanh choùng xuaát hieän roài cuõng laïi nhanh choùng maát ñi. Nhöng xeùt toaøn boä xaõ
hoäi tö baûn thì giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø hieän töôïng toàn taïi thöôøng xuyeân.
Theo ñuoåi giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø khaùt voïng cuûa nhaø tö baûn vaø laø ñoäng
löïc maïnh nhaát thuùc ñaåy caùc nhaø tö baûn caûi tieán kyõ thuaät, hôïp lyù hoùa saûn
xuaát, taêng naêng suaát lao ñoäng, laøm cho naêng suaát lao ñoäng xaõ hoäi taêng leân
nhanh choùng.
Töø ñoù, ta thaáy raèng giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø ñoäng löïc tröïc tieáp, maïnh
nhaát thuùc ñaåy caùc nhaø tö baûn caûi tieán kyõ thuaät, aùp duïng coâng ngheä môùi vaøo
saûn xuaát, hoaøn thieän toå chöùc lao ñoäng vaø toå chöùc saûn xuaát ñeå taêng naêng
suaát lao ñoäng, giaûm giaù trò cuûa haøng hoùa.
+ Söï gioáng vaø khaùc nhau giöõa giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch vaø giaù trò thaëng
dö töông ñoái

112
- Söï gioáng nhau giöõa giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch vaø giaù trò thaëng dö töông
ñoái laø: Giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch vaø giaù trò thaëng dö töông ñoái ñeàu döïa treân
cô sôû taêng naêng suaát lao ñoäng (maëc duø moät beân laø döïa vaøo taêng naêng suaát
lao ñoäng caù bieät, coøn moät beân döïa vaøo taêng naêng suaát lao ñoäng xaõ hoäi).
- Söï khaùc nhau giöõa giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch vaø giaù trò thaëng dö töông ñoái
theå hieän ôû choã giaù trò thaëng dö töông ñoái do toaøn boä giai caáp caùc nhaø tö baûn thu
ñöôïc. Xeùt veà maët ñoù, noù theå hieän quan heä boùc loät cuûa toaøn boä giai caáp caùc
nhaø tö baûn ñoái vôùi toaøn boä giai caáp coâng nhaân laøm thueâ. Giaù trò thaëng dö sieâu
ngaïch chæ do moät soá caùc nhaø tö baûn coù kyõ thuaät tieân tieán thu ñöôïc. Xeùt veà
maët ñoù, noù khoâng chæ bieåu hieän moái quan heä giöõa tö baûn vaø lao ñoäng laøm
thueâ, maø coøn tröïc tieáp bieåu hieän moái quan heä caïnh tranh giöõa caùc nhaø tö baûn.
+ Giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch coøn ñöôïc goïi laø hình thöùc bieán töôùng cuûa giaù
trò thaëng dö töông ñoái vì: Xeùt töøng tröôøng hôïp, thì giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø
hieän töôïng taïm thôøi, nhanh choùng xuaát hieän roài cuõng laïi nhanh choùng maát ñi.
Nhöng xeùt toaøn boä xaõ hoäi tö baûn thì giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø hieän töôïng
toàn taïi thöôøng xuyeân. Theo ñuoåi giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø khaùt voïng cuûa
nhaø tö baûn vaø laø ñoäng löïc maïnh nhaát thuùc ñaåy caùc nhaø tö baûn caûi tieán kyõ
thuaät, hôïp lyù hoùa saûn xuaát, taêng naêng suaát lao ñoäng, laøm cho naêng suaát lao
ñoäng xaõ hoäi taêng leân nhanh choùng. C.Maùc goïi giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø
hình thöùc bieán töôùng cuûa giaù trò thaëng dö töông ñoái, vì giaù trò thaëng dö sieâu
ngaïch vaø giaù trò thaëng dö töông ñoái ñeàu döïa treân cô sôû taêng naêng suaát lao ñoäng.
13.Theá naøo laø tieàn coâng danh nghóa, tieàn coâng thöïc teá? Nhöõng nhaân
toá aûnh höôûng ñeán tieàn coâng thöïc teá? Trình baøy caùc hình thöùc tieàn
coâng cô baûn trong CNTB.
a. Tieàn coâng danh nghóa vaø tieàn coâng thöïc teá
Tieàn coâng danh nghóa laø soá tieàn maø ngöôøi coâng nhaân nhaän ñöôïc do baùn
söùc lao ñoäng cuûa mình cho nhaø tö baûn. Tieàn coâng ñöôïc söû duïng ñeå taùi saûn
xuaát söùc lao ñoäng, neân tieàn coâng danh nghóa phaûi ñöôïc chuyeån hoùa thaønh tieàn
coâng thöïc teá.
Tieàn coâng thöïc teá laø tieàn coâng ñöôïc bieåu hieän baèng soá löôïng haøng hoùa
tieâu duøng vaø dòch vuï maø coâng nhaân mua ñöôïc baèng tieàn coâng danh nghóa cuûa
mình.
Tieàn coâng danh nghóa laø giaù caû söùc lao ñoäng, neân noù coù theå taêng leân hay
giaûm xuoáng tuøy theo söï bieán ñoäng cuûa quan heä cung – caàu veà haøng hoùa söùc lao
ñoäng treân thò tröôøng. Trong moät thôøi gian naøo ñoù, neáu tieàn coâng danh nghóa
khoâng thay ñoåi, nhöng giaù caû tö lieäu tieâu duøng vaø dòch vuï taêng leân hoaëc giaûm
xuoáng, thì tieàn coâng thöïc teá giaûm xuoáng hay taêng leân.
Tieàn coâng laø giaù caû cuûa söùc lao ñoäng, neân söï vaän ñoäng cuûa noù gaén lieàn
vôùi söï bieán ñoåi cuûa giaù trò söùc lao ñoäng. Löôïng giaù trò söùc lao ñoäng chòu aûnh
höôûng cuûa caùc nhaân toá taùc ñoäng ngöôïc chieàu nhau.
- Nhaân toá taùc ñoäng laøm taêng giaù trò söùc lao ñoäng nhö: naâng cao trình ñoä
chuyeân moân cuûa ngöôøi lao ñoäng, söï taêng cöôøng ñoä lao ñoäng vaø söï taêng leân
cuûa nhu caàu cuøng vôùi söï phaùt trieån cuûa xaõ hoäi.
113
- Nhaân toá taùc ñoäng laøm giaûm giaù trò söùc lao ñoäng, ñoù laø söï taêng naêng
suaát lao ñoäng laøm cho giaù caû tö lieäu tieâu duøng reû ñi. Söï taùc ñoäng qua laïi cuûa
caùc nhaân toá ñoù daãn tôùi quaù trình phöùc taïp cuûa söï bieán ñoåi giaù trò söùc lao
ñoäng, do ñoù daãn tôùi söï bieán ñoåi phöùc taïp cuûa tieàn coâng thöïc teá.
Tuy nhieân, C.Maùc ñaõ vaïch ra raèng xu höôùng chung cuûa saûn xuaát tö baûn chuû
nghóa khoâng phaûi laø naâng cao möùc tieàn coâng trung bình maø laø haï thaáp möùc
tieàn coâng aáy. Bôûi leõ trong quaù trình phaùt trieån cuûa chuû nghóa tö baûn, tieàn coâng
danh nghóa coù xu höôùng taêng leân, nhöng möùc taêng cuûa noù nhieàu khi khoâng theo
kòp möùc taêng giaù caû tö lieäu tieâu duøng vaø dòch vuï. Ñoàng thôøi thaát nghieäp laø
hieän töôïng thöôøng xuyeân, khieán cho cung veà lao ñoäng laøm thueâ vöôït quaù caàu
veà lao ñoäng, ñieàu naøy cho pheùp nhaø tö baûn mua söùc lao ñoäng döôùi giaù trò cuûa
noù, vì vaäy tieàn coâng thöïc teá cuûa giai caáp coâng nhaân coù xu höôùng haï thaáp.
Söï haï thaáp cuûa tieàn coâng thöïc teá trong CNTB chæ dieãn ra nhö moät xu höôùng,
vì coù nhöõng nhaân toá choáng laïi söï haï thaáp tieàn coâng. Moät maët, ñoù laø cuoäc
ñaáu tranh cuûa giai caáp coâng nhaân ñoøi taêng tieàn coâng. Maët khaùc, trong ñieàu kieän
cuûa chuû nghóa tö baûn ngaøy nay, do söï taùc ñoäng cuûa cuoäc caùch maïng khoa hoïc –
coâng ngheä neân nhu caàu veà söùc lao ñoäng coù chaát löôïng cao ngaøy caøng taêng ñaõ
buoäc giai caáp tö saûn phaûi caûi tieán toå chöùc lao ñoäng cuõng nhö kích thích ngöôøi lao
ñoäng baèng lôïi ích vaät chaát. Ñoù cuõng laø moät nhaân toá caûn trôû xu höôùng haï
thaáp tieàn coâng.
b. Nhöõng nhaân toá aûnh höôûng ñeán tieàn coâng thöïc teá döôùi CNTB
+ Söï bieán ñoåi cuûa giaù trò söùc lao ñoäng
+ Tình traïng thaát nghieäp
+ Laïm phaùt
+ Cuoäc ñaáu tranh cuûa giai caáp coâng nhaân
+ Söï bieán ñoåi nhu caàu cuûa lao ñoäng: söï taùc ñoäng cuûa khoa hoïc – coâng ngheä
laøm cho nhu caàu veà söùc lao ñoäng coù chaát löôïng cao ngaøy caøng taêng
+ Söï phaân bieät khi traû coâng lao ñoäng
+ Cuoäc ñaáu tranh cuûa coâng nhaân choáng laïi tö baûn.
c. Hai hình thöùc cô baûn cuûa tieàn coâng trong chuû nghóa tö baûn (1,0 ñieåm)
-Tieàn coâng tính theo thôøi gian laø tieàn coâng maø soá löôïng cuûa noù phuï thuoâc
vaøo thôøi gian lao ñoäng cuûa coâng nhaân (giôø, ngaøy, thaùng) daøi hay ngaén.
Caàn phaân bieät tieàn coâng giôø, tieàn coâng ngaøy, tieàn coâng tuaàn, tieàn coâng
thaùng. Tieàn coâng ngaøy vaø tieàn coâng tuaàn chöa noùi roõ ñöôïc möùc tieàn coâng ñoù
cao hay laø thaáp, vì noù coøn tuøy theo ngaøy lao ñoäng daøi hay ngaén. Do ñoù, muoán
ñaùnh giaù chính xaùc möùc tieàn coâng khoâng chæ caên cöù vaøo tieàn coâng ngaøy, maø
phaûi caên cöù vaøo ñoä daøi cuûa ngaøy lao ñoäng vaø cöôøng ñoä lao ñoäng. Giaù caû
cuûa moät giôø lao ñoäng laø thöôùc ño chính xaùc möùc tieàn coâng tính theo thôøi gian.
Ñeå traû coâng theo thôøi gian coù lôïi cho nhaø tö baûn, hoï thöôøng quaûn lyù chaët
cheõ thôøi gian laøm vieäc cuûa ngöôøi lao ñoäng, boá trí lao ñoäng laøm vieäc ñuùng vôùi
chuyeân moân tay ngheà, hoaëc khoaùn coâng vieäc theo thôøi gian.
-Tieàn coâng tính theo saûn phaåm laø hình thöùc tieàn coâng maø soá löôïng cuûa noù
phuï thuoäc vaøo soá löôïng saûn phaåm hay soá löôïng coâng vieäc maø coâng nhaân ñaõ
114
hoaøn thaønh.
Thöïc hieän tieàn coâng tính theo saûn phaåm, moät maët, giuùp cho nhaø tö baûn trong
vieäc quaûn lyù, giaùm saùt quaù trình lao ñoäng cuûa coâng nhaân deã daøng hôn; maët
khaùc, kích thích coâng nhaân lao ñoäng tích cöïc, khaån tröông taïo ra nhieàu saûn phaåm
ñeå nhaän ñöôïc tieàn coâng cao hôn.
Ñeå traû coâng theo saûn phaåm coù lôïi cho nhaø tö baûn, hoï thöôøng aùp duïng caùc
bieän phaùp nhö: xaây döïng ñôn giaù khoaùn saûn phaåm thaáp, kieåm tra chaët cheõ chaát
löôïng saûn phaåm
14.Trình baøy thöïc chaát, ñoäng cô tích luõy tö baûn vaø caùc nhaân toá aûnh
höôûng ñeán quy moâ tích luõy tö baûn. YÙ nghóa nghieân cöùu.
a. Thöïc chaát vaø ñoäng cô cuûa tích luõy tö baûn
Tích luõy tö baûn laø söï chuyeån hoùa moät phaàn giaù trò thaëng dö thaønh tö baûn,
hay laø quaù trình tö baûn hoùa giaù trò thaëng dö.
Nghieân cöùu tích luõy vaø taùi saûn xuaát môû roäng tö baûn chuû nghóa cho pheùp
ruùt ra nhöõng keát luaän vaïch roõ hôn baûn chaát boùc loät cuûa quan heä saûn xuaát tö
baûn chuû nghóa.
-Thöù nhaát, nguoàn goác duy nhaát cuûa tö baûn tích luõy laø giaù trò thaëng dö vaø tö
baûn tích luõy chieám tyû leä ngaøy caøng lôùn trong toaøn boä tö baûn.
-Thöù hai, quaù trình tích luõy ñaõ laøm cho quyeàn sôû höõu trong neàn kinh teá haøng
hoùa bieán thaønh quyeàn chieám ñoaït tö baûn chuû nghóa.
Ñoäng cô thuùc ñaåy tích luõy vaø taùi saûn xuaát môû roäng
-Moät maët laø do quy luaät kinh teá tuyeät ñoái cuûa chuû nghóa tö baûn – quy luaät
giaù trò thaëng dö chi phoái. Ñeå thöïc hieän muïc ñích ñoù, caùc nhaø tö baûn khoâng
ngöøng tích luõy ñeå môû roäng saûn xuaát, xem ñoù laø phöông tieän caên baûn ñeå taêng
cöôøng boùc loät coâng nhaân laøm thueâ.
-Maët khaùc, caïnh tranh gay gaét buoäc caùc nhaø tö baûn phaûi khoâng ngöøng laøm
cho tö baûn cuûa mình taêng leân, ñeå môû roäng quy moâ saûn xuaát vaø ñoåi môùi coâng
ngheä baèng caùch taêng nhanh tö baûn tích luõy.
b. Caùc nhaân toá aûnh höôûng ñeán quy moâ tích luõy tö baûn
- Trình ñoä boùc loät söùc lao ñoäng baèng nhöõng bieän phaùp: taêng cöôøng ñoä
lao ñoäng, keùo daøi ngaøy lao ñoäng, caét giaûm tieàn löông cuûa coâng nhaân. Coù
nghóa laø thôøi gian coâng nhaân saùng taïo ra giaù trò thì caøng ñöôïc keùo daøi ra nhöng
chi phí caøng ñöôïc caét giaûm, do vaäy khoái löôïng giaù trò thaëng dö caøng lôùn vaø
quy moâ cuûa tích luõy tö baûn caøng lôùn.
- Trình ñoä naêng suaát lao ñoäng xaõ hoäi: naêng suaát lao ñoäng xaõ hoäi taêng leân
seõ coù theâm nhöõng yeáu toá vaät chaát ñeå bieán giaù trò thaëng dö thaønh tö baûn môùi,
neân laøm taêng quy moâ cuûa tích luõy.
- Söï cheânh leäch giöõa tö baûn ñöôïc söû duïng vaø tö baûn ñaõ tieâu duøng: Trong
quaù trình saûn xuaát, tö lieäu lao ñoäng (maùy moùc, thieát bò) tham gia toaøn boä vaøo
quaù trình saûn xuaát, nhöng giaù trò cuûa chuùng laïi chæ bò khaáu hao töøng phaàn. Nhö
vaäy laø maëc duø ñaõ maát daàn giaù trò, nhöng trong suoát thôøi gian hoaït ñoäng, maùy
moùc vaãn coù taùc duïng nhö khi coøn ñuû giaù trò. Söï hoaït ñoäng naøy cuûa maùy moùc
ñöôïc xem nhö laø söï phuïc vuï khoâng coâng. Maùy moùc, thieát bò caøng hieän ñaïi, thì

115
söï cheânh leäch giöõa tö baûn ñöôïc söû duïng vaø tö baûn ñaõ tieâu duøng caøng lôùn, do
ñoù söï phuïc vuï khoâng coâng caøng lôùn, tö baûn lôïi duïng ñöôïc nhöõng thaønh töïu
cuûa lao ñoäng quaù khöù caøng nhieàu, nhôø vaäy quy moâ cuûa tích luõy tö baûn caøng
lôùn.
- Quy moâ cuûa tö baûn öùng tröôùc: Vôùi trình ñoä boùc loät khoâng thay ñoåi thì
khoái löôïng giaù trò thaëng dö do khoái löôïng tö baûn khaû bieán quyeát ñònh. Do ñoù quy
moâ cuûa tö baûn öùng tröôùc, nhaát laø boä phaän tö baûn khaû bieán caøng lôùn, thì khoái
löôïng giaù trò thaëng dö boùc loät ñöôïc caøng lôùn, taïo ñieàu kieän taêng theâm quy moâ
cuûa tích luõy tö baûn.
c. YÙ nghóa nghieân cöùu:
-Hieåu roõ ñöôïc thöïc chaát vaø ñoäng cô cuûa tích luõy tö baûn, chính laø ñeå toái ña
hoùa giaù trò thaëng dö vaø phaàn giaù trò thaëng dö chieám tyû leä ngaøy caøng lôùn trong
quaù trình tích luõy cuûa tö baûn.
-Thaáy ñöôïc nhöõng nhaân toá aûnh höôûng ñeán quy moâ tích luõy cuûa tö baûn
-Vaän duïng lyù luaän tích luõy tö baûn vaøo saûn xuaát kinh doanh noùi chung.
15.Theá naøo laø tích tuï tö baûn vaø taäp trung tö baûn? Phaân bieät söï gioáng
vaø khaùc nhau giöõa tích tuï vaø taäp trung tö baûn. Vai troø cuûa taäp trung
tö baûn trong söï phaùt trieån cuûa chuû nghóa tö baûn?
a. Tích tuï, taäp trung tö baûn
+ Tích tuï tö baûn laø söï taêng theâm quy moâ cuûa tö baûn caù bieät baèng caùch tö
baûn hoùa giaù trò thaëng dö trong moät xí nghieäp naøo ñoù, noù laø keát quaû tröïc tieáp
cuûa tích luõy tö baûn. Tích luõy tö baûn xeùt veà maët laøm taêng theâm quy moâ cuûa tö
baûn caù bieät laø tích tuï tö baûn.
+ Taäp trung tö baûn laø söï taêng theâm quy moâ cuûa tö baûn caù bieät baèng caùch
hôïp nhaát nhöõng tö baûn caù bieät coù saün trong xaõ hoäi thaønh moät tö baûn caù bieät
khaùc lôùn hôn. Caïnh tranh vaø tín duïng laø nhöõng ñoøn baåy maïnh nhaát thuùc ñaåy
taäp trung tö baûn. Do caïnh tranh maø daãn tôùi söï lieân keát töï nguyeän hay saùp nhaäp
caùc tö baûn caù bieät. Tín duïng tö baûn chuû nghóa laø phöông tieän ñeå taäp trung caùc
khoaûn tieàn nhaøn roãi trong xaõ hoäi vaøo tay caùc nhaø tö baûn.
b. Söï gioáng vaø khaùc nhau giöõa tích tuï vaø taäp trung tö baûn
+ Gioáng nhau: Chuùng ñeàu laøm taêng quy moâ cuûa tö baûn caù bieät qua ñoù thuùc
ñaåy quaù trình tích luõy tö baûn gia taêng.
+ Khaùc nhau:
-Moät laø, nguoàn voán chuû yeáu ñeå tích tuï tö baûn laø giaù trò thaëng dö, do ñoù
tích tuï tö baûn laøm taêng quy moâ cuûa tö baûn caù bieät, ñoàng thôøi laøm taêng quy moâ
cuûa tö baûn xaõ hoäi. Coøn nguoàn voán ñeå taäp trung tö baûn laø nhöõng tö baûn caù
bieät coù saün trong xaõ hoäi, do ñoù taäp trung tö baûn chæ laøm taêng quy moâ cuûa tö
baûn caù bieät, maø khoâng laøm taêng quy moâ cuûa tö baûn xaõ hoäi.
-Hai laø, nguoàn ñeå tích tuï tö baûn laø giaù trò thaëng dö, xeùt veà maët ñoù, noù
phaûn aùnh tröïc tieáp moái quan heä giöõa tö baûn vaø lao ñoäng: nhaø tö baûn taêng
cöôøng boùc loät lao ñoäng laøm thueâ ñeå taêng quy moâ cuûa tích tuï tö baûn. Coøn
nguoàn ñeå taäp trung tö baûn laø nhöõng tö baûn caù bieät coù saün trong xaõ hoäi do caïnh
tranh maø daãn ñeán söï lieân keát hay saùp nhaäp. Xeùt veà maët ñoù, noù phaûn aùnh tröïc
116
tieáp quan heä caïnh tranh trong noäi boä giai caáp caùc nhaø tö baûn; ñoàng thôøi noù
cuõng taùc ñoäng ñeán moái quan heä giöõa tö baûn vaø lao ñoäng.
c. Vai troø cuûa tích tuï, taäp trung tö baûn trong söï phaùt trieån cuûa CNTB
-Tích tuï tö baûn moät maët thuùc ñaåy taùi saûn xuaát môû roäng, öùng duïng tieán boä
kyõ thuaät; maët khaùc, laøm taêng khoái löôïng giaù trò thaëng dö trong quaù trình phaùt
trieån cuûa saûn xuaát tö baûn chuû nghóa.
-Tích tuï tö baûn laøm taêng theâm quy moâ vaø söùc maïnh cuûa tö baûn caù bieät, do
ñoù caïnh tranh seõ gay gaét hôn, daãn ñeán taäp trung nhanh hôn. Ngöôïc laïi, taäp trung tö
baûn taïo ñieàu kieän thuaän lôïi ñeå taêng cöôøng boùc loät giaù trò thaëng dö, neân ñaåy
nhanh tích tuï tö baûn. AÛnh höôûng qua laïi noùi treân cuûa tích tuï vaø taäp trung tö baûn
laøm cho tích luõy tö baûn ngaøy caøng maïïnh.
-Taäp trung tö baûn coù vai troø raát lôùn ñoái vôùi söï phaùt trieån cuûa saûn xuaát tö
baûn chuû nghóa. Nhôø taäp trung tö baûn maø coù ñöôïc nhöõng taäp ñoaøn tö baûn lôùn
trong moät thôøi gian ngaén, ñoàng thôøi taäp hôïp ñöôïc söùc maïnh cuûa caùc nhaø tö
baûn, söû duïng ñöôïc kyõ thuaät vaø coâng ngheä hieän ñaïi.
Nhö vaäy, quaù trình tích luõy tö baûn gaén vôùi quaù trình tích tuï vaø taäp trung tö
baûn ngaøy caøng taêng, do ñoù neàn saûn xuaát tö baûn chuû nghóa trôû thaønh neàn saûn
xuaát lôùn, mang tính chaát xaõ hoäi hoùa cao ñoä, töø ñoù laøm cho maâu thuaãn kinh teá
cô baûn cuûa chuû nghóa tö baûn, maâu thuaãn giöõa söï phaùt trieån cao cuûa löïc löôïng
saûn xuaát mang tính xaõ hoäi, vôùi quan heä saûn xuaát mang tính tö nhaân caøng theâm
saâu saéc.
16.Phaân tích caùc giai ñoaïn vaän ñoäng tuaàn hoaøn cuûa tö baûn coâng
nghieäp. Cho bieát nhöõng ñieàu kieän caàn thieát ñeå tuaàn hoaøn tö baûn
vaän ñoäng lieân tuïc?
a. Caùc giai ñoaïn tuaàn hoaøn cuûa tö baûn coâng nghieäp
+ Giai ñoaïn thöù nhaát - giai ñoaïn löu thoâng
Nhaø tö baûn xuaát hieän treân thò tröôøng caùc yeáu toá saûn xuaát, ñeå mua tö lieäu
saûn xuaát vaø söùc lao ñoäng.
Quaù trình löu thoâng ñoù ñöôïc bieåu thò nhö sau:
SLÑ (v)
T–H
TLSX (c)
Giai ñoaïn naøy tö baûn toàn taïi döôùi hình thaùi tö baûn tieàn teä, chöùc naêng giai
ñoaïn naøy laø mua caùc yeáu toá cho quaù trình saûn xuaát, töùc laø bieán tö baûn tieàn teä
thaønh tö baûn saûn xuaát.
+ Giai ñoaïn thöù hai - giai ñoaïn saûn xuaát
TLSX
H … SX … H'
SLÑ
Trong giai ñoaïn naøy tö baûn toàn taïi döôùi hình thöùc tö baûn saûn xuaát (TBSX),
coù chöùc naêng thöïc hieän söï keát hôïp hai yeáu toá tö lieäu saûn xuaát vaø söùc lao
ñoäng ñeå saûn xuaát ra haøng hoùa maø trong giaù trò cuûa noù coù giaù trò thaëng dö.
Trong caùc giai ñoaïn tuaàn hoaøn cuûa tö baûn thì giai ñoaïn saûn xuaát coù yù nghóa
117
quyeát ñònh nhaát, vì noù gaén tröïc tieáp vôùi muïc ñích cuûa neàn saûn xuaát tö baûn chuû
nghóa.
Keát thuùc cuûa giai ñoaïn thöù hai laø tö baûn saûn xuaát chuyeån hoùa thaønh tö baûn
haøng hoùa.
+ Giai ñoaïn thöù ba – giai ñoaïn löu thoâng:
H' – T’
Trong giai ñoaïn naøy tö baûn toàn taïi döôùi hình thaùi tö baûn haøng hoùa, chöùc
naêng laø thöïc hieän giaù trò cuûa khoái löôïng haøng hoùa ñaõ saûn xuaát ra. Trong giai
ñoaïn naøy, nhaø tö baûn trôû laïi thò tröôøng vôùi tö caùch laø ngöôøi baùn haøng. Haøng
hoùa cuûa nhaø tö baûn ñöôïc chuyeån hoùa thaønh tieàn.
Keát thuùc giai ñoaïn thöù ba, tö baûn haøng hoùa chuyeån hoùa thaønh tö baûn tieàn
teä. Ñeán ñaây muïc ñích cuûa nhaø tö baûn ñaõ ñöôïc thöïc hieän, tö baûn quay trôû laïi
hình thaùi ban ñaàu trong tay chuû cuûa noù, nhöng vôùi soá löôïng lôùn hôn tröôùc.
Toång hôïp ba giai ñoaïn vaän ñoäng tuaàn hoaøn cuûa tö baûn coâng nghieäp, chuùng
ta coù coâng thöùc toång quaùt:
TLSX
T-H … SX … H' – T’
SLÑ
Vaäy, tuaàn hoaøn cuûa tö baûn laø söï vaän ñoäng lieân tuïc cuûa tö baûn traûi qua ba
giai ñoaïn, laàn löôït mang ba hình thaùi khaùc nhau, thöïc hieän ba chöùc naêng khaùc
nhau ñeå roài laïi quay trôû veà hình thaùi ban ñaàu coù keøm theo giaù trò thaëng dö.
b. Ñieàu kieän caàn thieát ñeå tuaàn hoaøn cuûa tö baûn coâng nghieäp vaän ñoäng
lieân tuïc
+ Caùc giai ñoaïn khaùc nhau cuûa noù khoâng ngöøng ñöôïc chuyeån tieáp, töùc laø
caùc giai ñoaïn cuûa chuùng dieãn ra lieân tuïc. Sau khi keát thuùc giai ñoaïn 1, tieàn teä
ñöôïc chuyeån thaønh caùc yeáu toá saûn xuaát, phaûi tieáp tuïc ôû giai ñoaïn 2, sau khi keát
thuùc giai ñoaïn 2 phaûi ñöôïc tieáp noái ôû giai ñoaïn 3.
+ Taïi töøng thôøi ñieåm, tö baûn phaûi naèm laïi ôû moãi giai ñoaïn tuaàn hoaøn trong
moät thôøi gian nhaát ñònh, töùc laø caùc hình thaùi tö baûn cuøng toàn taïi vaø ñöôïc
chuyeån hoùa moät caùch ñeàu ñaën.
17.Theá naøo laø chu chuyeån tö baûn? Taïi sao noùi nghieân cöùu chu chuyeån
laø nghieân cöùu maët löôïng cuûa söï vaän ñoäng? Nhöõng bieän phaùp ñaåy
nhanh toác ñoä chu chuyeån cuûa tö baûn.
a. Chu chuyeån cuûa tö baûn
Söï tuaàn hoaøn cuûa tö baûn, neáu xeùt noù vôùi tö caùch laø moät quaù trình ñònh kyø
ñoåi môùi vaø thöôøng xuyeân laëp ñi laëp laïi, thì goïi laø chu chuyeån cuûa tö baûn.
Nhöõng tö baûn khaùc nhau chu chuyeån vôùi vaän toác khaùc nhau tuøy theo thôøi
gian saûn xuaát vaø löu thoâng cuûa haøng hoùa.
- Thôøi gian saûn xuaát laø thôøi gian tö baûn naèm ôû trong lónh vöïc saûn xuaát.
- Thôøi gian löu thoâng laø thôøi gian tö baûn naèm trong lónh vöïc löu thoâng
b. Nghieân cöùu chu chuyeån tö baûn laø nghieân cöùu veà maët löôïng cuûa söï
vaän ñoäng tö baûn
+ Nghieân cöùu chu chuyeån cuûa tö baûn: phaûi trình baøy khaùi nieäm chu chuyeån tö
118
baûn, thôøi gian chu chuyeån, soá voøng chu chuyeån, tö baûn coá ñònh, tö baûn löu ñoäng,
caên cöù, yù nghóa phaân chia tö baûn coá ñònh, tö baûn löu ñoäng, hao moøn tö baûn coá
ñònh, chu chuyeån chung, chu chuyeån thöïc teá vaø taùc duïng, phöông phaùp taêng toác
ñoä chu chuyeån cuûa tö baûn.
Nhö vaäy, nghieân cöùu chu chuyeån cuûa tö baûn laø nghieân cöùu veà maët löôïng
ñeå xem vôùi thôøi gian bao laâu, tö baûn coù theå chu chuyeån ñöôïc moät voøng, moät
naêm chu chuyeån ñöôïc maáy voøng, keå töø khi tö baûn öùng ra cho ñeán khi noù quay
trôû veà döôùi hình thaùi ban ñaàu vaø coù theâm giaù trò thaëng dö maát bao nhieâu thôøi
gian, ñeå ñaùnh giaù hieäu quaû cuûa tö baûn.
c. Nhöõng bieän phaùp ñaåy nhanh toác ñoä chu chuyeån cuûa tö baûn
- Ñaåy maïnh vieäc aùp duïng tieán boä kyõ thuaät - coâng ngheä môùi vaøo lónh vöïc
saûn xuaát vaø löu thoâng.
- Hôïp lyù hoùa vaø naâng cao trình ñoä toå chöùc vaø quaûn lyù SX.
- Naâng cao trình ñoä chuyeân moân, tay ngheà cho ngöôøi LĐ.
- Taêng thôøi gian söû duïng maùy moùc, thieát bò trong ngaøy ñeå nhanh choùng
khaáu hao, ñoåi môùi coâng ngheä vaø giaûm bôùt hao moøn voâ hình.
- Hieän ñaïi hoùa caùc phöông tieän vaän chuyeån.
- Ñaåy maïnh hoaït ñoäng marketing ñeå thuùc ñaåy vieäc tieâu thuï saûn phaåm, töø
ñoù goùp phaàn thuùc ñaåy saûn xuaát phaùt trieån…
18.Trình baøy tö baûn coá ñònh vaø tö baûn löu ñoäng. Giaûi phaùp ñeå khaéc
phuïc hao moøn höõu hình vaø hao moøn voâ hình tö baûn coá ñònh? YÙ nghóa
nghieân cöùu
a. Tö baûn coá ñònh vaø tö baûn löu ñoäng
Caên cöù vaøo phöông thöùc chu chuyeån giaù trò khaùc nhau cuûa töøng boä phaän tö
baûn trong quaù trình saûn xuaát maø coù söï phaân chia tö baûn saûn xuaát thaønh tö baûn
coá ñònh vaø tö baûn löu ñoäng.
+ Tö baûn coá ñònh, laø boä phaän tö baûn tham gia toaøn boä vaøo quaù trình saûn
xuaát, nhöng giaù trò cuûa noù khoâng chuyeån heát moät laàn vaøo saûn phaåm maø
chuyeån daàn töøng phaàn theo möùc ñoä hao moøn cuûa noù trong thôøi gian saûn xuaát.
Tö baûn coá ñònh bieåu hieän döôùi caùc hình thöùc: i) taøi saûn coá ñònh höõu hình
(nhaø xöôûng, maùy moùc thieát bò...) ii) taøi saûn coá ñònh voâ hình (thöông hieäu, uy tín
doanh nghieäp...). Tö baûn coá ñònh ñöôïc söû duïng laâu daøi trong nhieàu chu kyø saûn
xuaát vaø noù bò hao moøn daàn trong quaù trình saûn xuaát. Coù hai loaïi hao moøn laø
hao moøn höõu hình vaø hao moøn voâ hình.
+ Tö baûn löu ñoäng laø boä phaän tö baûn saûn xuaát tham gia vaøo quaù trình saûn
xuaát maø giaù trò cuûa noù ñöôïc hoaøn laïi toaøn boä cho caùc nhaø tö baûn sau moãi
moät quaù trình saûn xuaát, khi haøng hoùa ñöôïc baùn xong.
Tö baûn löu ñoäng bieåu hieän döôùi caùc hình thöùc: nguyeân vaät lieäu, söùc lao
ñoäng, caùc coâng cuï lao ñoäng nhoû...
Treân thöïc teá, thôøi gian chu chuyeån cuûa tö baûn coá ñònh daøi hôn so vôùi tö baûn
löu ñoäng neân toác ñoä chu chuyeån cuûa noù cuõng thöôøng chaäm hôn tö baûn löu
ñoäng.

119
b. Caùc giaûi phaùp khaéc phuïc hao moøn höõu hình vaø hao moøn voâ hình tö
baûn coá ñònh
+ Hao moøn höõu hình laø hao moøn veà vaät chaát, hao moøn veà vaät lyù, cô hoïc coù
theå nhaän thaáy. Hao moøn höõu hình do quaù trình söû duïng vaø söï taùc ñoäng cuûa töï
nhieân laøm cho caùc boä phaän cuûa tö baûn coá ñònh daàn daàn hao moøn ñi tôùi choã
hoûng vaø phaûi ñöôïc thay theá. Do vaäy ñeå haïn cheá hao moøn höõu hình, phaûi baûo
quaûn toát maùy moùc, thieát bò, khoâng ñeå bò seùt ræ, söû duïng vaø baûo trì, baûo
döôõng maùy moùc ñuùng quy trình kyõ thuaät.
+ Hao moøn voâ hình laø söï hao moøn thuaàn tuùy veà maët giaù trò. Hao moøn voâ
hình xaûy ra ngay caû khi maùy moùc coøn toát nhöng bò giaûm giaù trò vì söï xuaát hieän
caùc maùy moùc hieän ñaïi hôn, reû hôn hoaëc coù giaù trò töông ñöông, nhöng coâng suaát
cao hôn. Ñeå traùnh hao moøn voâ hình, caùc nhaø tö baûn tìm caùch keùo daøi ngaøy lao
ñoäng, taêng cöôøng ñoä lao ñoäng, taêng ca kíp laøm vieäc, v.v… nhaèm taän duïng maùy
moùc trong thôøi gian caøng ngaén caøng toát, ñeå nhanh choùng khaáu hao, giaûm hao
moøn voâ hình.
Taêng toác ñoä chu chuyeån cuûa tö baûn coá ñònh laø moät bieän phaùp quan troïng
ñeå taêng quyõ khaáu hao taøi saûn coá ñònh, laøm cho löôïng tö baûn söû duïng taêng leân
traùnh ñöôïc thieät haïi hao moøn höõu hình do töï nhieân phaù huûy vaø hao moøn voâ hình
gaây ra. Nhôø ñoù maø coù ñieàu kieän ñoåi môùi thieát bò, nhanh tieáp caän ñöôïc thaønh
töïu môùi cuûa khoa hoïc, thuùc ñaåy saûn xuaát phaùt trieån, taêng naêng suaát lao ñoäng.
c. YÙ nghóa nghieân cöùu
+ Vieäc phaân chia tö baûn coá ñònh vaø tö baûn löu ñoäng coù yù nghóa to lôùn ñoái
vôùi hoaït ñoäng cuûa doanh nghieäp trong vieäc baûo toàn vaø taùi saûn xuaát taøi saûn coá
ñònh vaø löu ñoäng, xaùc ñònh ñuùng nhöõng chi phí hình thaønh saûn phaåm haøng hoùa.
+ Phaân bieät caùc loaïi hao moøn taøi saûn coá ñònh giuùp cho nhaø quaûn lyù söû
duïng taøi saûn coá ñònh moät caùch hieäu quaû nhaát.
19.Trình baøy söï khaùc nhau giöõa chi phí saûn xuaát tö baûn chuû nghóa vôùi
chi phí thöïc teá (giaù trò haøng hoùa). YÙ nghóa cuûa vieäc nghieân cöùu vaán
ñeà treân.
a. Söï khaùc nhau giöõa chi phí saûn xuaát TBCN vôùi chi phí thöïc teá vaø tö baûn
öùng tröôùc
+ Söï khaùc nhau giöõa chi phí saûn xuaát TBCN vôùi chi phí thöïc teá (giaù trò haøng
hoùa):
Chi phí saûn xuaát TBCN Chi phí thöïc teá (Giaù trò haøng hoùa)
- Ñoái vôùi nhaø tö baûn, treân thöïc teá, hoï - Ñoái vôùi xaõ hoäi, muoán saûn xuaát ra haøng
chæ quan taâm ñeán vieäc öùng tö baûn ñeå hoùa, muoán taïo ra giaù trò haøng hoùa, taát
mua tö lieäu saûn xuaát (c) vaø mua söùc lao yeáu phaûi chi phí moät soá lao ñoäng nhaát
ñoäng (v). Do ñoù, nhaø tö baûn chæ xem ñònh, goïi laø chi phí lao ñoäng, bao goàm lao
hao phí heát bao nhieâu tö baûn, chöù khoâng ñoäng quaù khöù vaø lao ñoäng hieän taïi. Lao
tính ñeán hao phí heát bao nhieâu lao ñoäng ñoäng quaù khöù (lao ñoäng vaät hoùa), töùc laø
xaõ hoäi. C.Maùc goïi chi phí ñoù laø chi phí giaù trò cuûa tö lieäu saûn xuaát (c); lao ñoäng
saûn xuaát tö baûn chuû nghóa. hieän taïi (lao ñoäng soáng) töùc laø lao ñoäng

120
- Vaäy, chi phí saûn xuaát tö baûn chuû taïo ra giaù trò môùi (v + m).
nghóa laø chi phí veà tö baûn maø nhaø tö - Vaäy, chi phí lao ñoäng laø chi phí thöïc teá
baûn boû ra ñeå saûn xuaát haøng hoùa cuûa xaõ hoäi, chi phí naøy taïo ra giaù trò
nhaèm muïc ñích taïo ra giaù trò thaëng dö. haøng hoùa. Kyù hieäu giaù trò haøng hoùa laø
Kyù hieäu : (k). (w); w = c + v + m
k=c+v - Veà maët löôïng:
- Veà maët löôïng: k < c+v+m Chi phí thöïc teá = giaù trò haøng hoùa
Khi xuaát hieän chi phí saûn xuaát tö baûn
chuû nghóa, thì coâng thöùc giaù trò haøng - Veà maët chaát: Chi phí thöïc teá laø chi phí
hoùa (W = c + v + m) seõ chuyeån thaønh W lao ñoäng, phaûn aùnh ñuùng, ñaày ñuû hao phí
= k + m. lao ñoäng xaõ hoäi caàn thieát ñeå saûn xuaát
- Veà maët chaát: Chi phí saûn xuaát tö baûn vaø taïo ra giaù trò haøng hoùa.
chuû nghóa (k) chæ phaûn aùnh hao phí tö - Veà maët löôïng: chi phí thöïc teá goàm ba
baûn cuûa nhaø tö baûn maø thoâi, noù yeáu toá caáu thaønh laø c, v, m neân noù luoân
khoâng taïo ra giaù trò haøng hoùa. lôùn hôn chi phí saûn xuaát TBCN.
- Veà maët löôïng: chi phí saûn xuaát tö baûn (c+v+m) > (c+v)
chuû nghóa goàm hai yeáu toá caáu thaønh
laø c vaø v, neân noù luoân luoân nhoû hôn
chi phí thöïc teá. (c + v) < (c + v + m)
b. YÙ nghóa cuûa vieäc nghieân cöùu vaán ñeà treân
+ Caùc nhaø tö baûn raát quan taâm ñeán tö baûn öùng tröôùc vaø chi phí ñaõ ñaàu tö,
hoï luoân tìm moïi caùch ñeå tieát kieäm chuùng, giaûm chi phí saûn xuaát vaø baûo toaøn
chuùng ñeå coù giaù trò thaëng dö ngaøy caøng nhieàu.
+ Qua phaân tích treân ta khaúng ñònh raèng: phaïm truø chi phí saûn xuaát vaø tö baûn
öùng tröôùc khoâng coù quan heä gì vôùi söï hình thaønh giaù trò haøng hoùa, cuõng nhö
khoâng coù quan heä gì vôùi quaù trình laøm cho tö baûn taêng theâm giaù trò. Chæ coù chi
phí lao ñoäng soáng môùi taïo ra giaù trò môùi cuûa haøng hoùa, laøm cho giaù trò haøng
hoùa taêng leân, taïo ra giaù trò thaëng dö cho caùc nhaø tö baûn.
+ Vieäc phaân tích treân giuùp chuùng ta caøng laøm roõ ñöôïc thöïc chaát boùc loät
cuûa CNTB laø boùc loät giaù trò thaëng dö cuûa coâng nhaân laøm thueâ taïo ra trong quaù
trình saûn xuaát; khoâng phaûi laø K hay k laø nguoàn goác sinh ra giaù trò thaëng dö cho
CNTB, hay “keû coù cuûa, ngöôøi coù coâng” theo caùch noùi cuûa caùc nhaø tö baûn.
20. Phaân tích, so saùnh giöõa lôïi nhuaän vôùi giaù trò thaëng dö; tyû suaát lôïi
nhuaän vôùi tyû suaát giaù trò thaëng dö. Nhaän xeùt vaø ruùt ra yù nghóa.
a. So saùnh lôïi nhuaän vôùi giaù trò thaëng dö
-Giöõa giaù trò haøng hoùa vaø chi phí saûn xuaát tö baûn chuû nghóa luoân coù khoaûn
cheânh leäch, cho neân sau khi baùn haøng hoùa (giaû ñònh: giaù caû = giaù trò), nhaø tö
baûn khoâng nhöõng buø ñaép ñuû soá tö baûn ñaõ öùng ra, maø coøn thu veà ñöôïc moät
soá tieàn lôøi ngang baèng vôùi m. Soá tieàn naøy ñöôïc goïi laø lôïi nhuaän, kyù hieäu: p.
-Giaù trò thaëng dö ñöôïc so vôùi toaøn boä tö baûn öùng tröôùc, ñöôïc quan nieäm laø
con ñeû cuûa toaøn boä tö baûn öùng tröôùc seõ mang hình thöùc bieán töôùng laø lôïi
nhuaän.
Neáu kyù hieäu lôïi nhuaän laø p thì coâng thöùc:

121
W = c + v + m = k + m baây giôø seõ chuyeån thaønh:
W=k+p
Vaäy giöõa p vaø m coù gì gioáng vaø khaùc nhau?
-Gioáng nhau: caû lôïi nhuaän (p) vaø giaù trò thaëng dö (m) ñeàu coù chung moät
nguoàn goác laø keát quaû lao ñoäng khoâng coâng cuûa coâng nhaân.
-Khaùc nhau: Phaïm truø giaù trò thaëng dö phaûn aùnh ñuùng nguoàn goác vaø baûn
chaát cuûa noù laø keát quaû cuûa söï chieám ñoaït lao ñoäng khoâng coâng cuûa coâng
nhaân.
-Phaïm truø lôïi nhuaän chaúng qua chæ laø moät hình thaùi “thaàn bí hoùa” cuûa giaù
trò thaëng dö. C.Maùc vieát: “Giaù trò taùc duïng, hay laø lôïi nhuaän, chính laø phaàn giaù
trò doâi ra aáy cuûa giaù trò haøng hoùa so vôùi chi phí saûn xuaát cuûa noù, nghóa laø
phaàn doâi ra cuûa toång soá löôïng lao ñoäng chöùa ñöïng trong haøng hoùa so vôùi soá
löôïng lao ñoäng ñöôïc traû coâng chöùa ñöïng trong haøng hoùa”3. Vì vaäy, phaïm truø lôïi
nhuaän phaûn aùnh sai leäch baûn chaát quan heä saûn xuaát giöõa nhaø tö baûn vaø lao
ñoäng laøm thueâ, vì noù laøm cho ngöôøi ta hieåu laàm raèng giaù trò thaëng dö khoâng
phaûi chæ do lao ñoäng laøm thueâ taïo ra. Nguyeân nhaân cuûa hieän töôïng ñoù laø:
Thöù nhaát, söï hình thaønh chi phí saûn xuaát tö baûn chuû nghóa ñaõ xoùa nhoøa söï
khaùc nhau giöõa c vaø v, neân vieäc p sinh ra trong quaù trình saûn xuaát nhôø boä phaän v
ñöôïc thay theá baèng k (c +v), baây giôø p ñöôïc quan nieäm laø con ñeû cuûa toaøn boä tö
baûn öùng tröôùc.
Thöù hai, do chi phí saûn xuaát tö baûn chuû nghóa luoân nhoû hôn chi phí saûn xuaát
thöïc teá, cho neân nhaø tö baûn chæ caàn baùn haøng hoùa cao hôn chi phí saûn xuaát tö
baûn chuû nghóa vaø coù theå thaáp hôn giaù trò haøng hoùa laø ñaõ coù lôïi nhuaän. Ñoái
vôùi nhaø tö baûn, hoï cho raèng lôïi nhuaän laø do vieäc mua baùn, do löu thoâng taïo ra, do
taøi kinh doanh cuûa nhaø tö baûn maø coù. Ñieàu naøy ñöôïc theå hieän ôû choã, neáu nhaø
tö baûn baùn haøng hoùa vôùi giaù caû baèng giaù trò cuûa noù thì khi ñoù p = m; neáu baùn
vôùi giaù caû cao hôn giaù trò thì khi ñoù p > m; neáu baùn vôùi giaù caû nhoû hôn giaù trò
haøng hoùa, thì khi ñoù p < m. Nhöng xeùt treân phaïm vi toaøn xaõ hoäi vaø trong moät
thôøi gian daøi thì toång giaù caû baèng toång giaù trò, neân toång lôïi nhuaän cuõng baèng
toång giaù trò thaëng dö. Chính söï khoâng nhaát trí veà löôïng giöõa p vaø m, neân caøng
che giaáu thöïc chaát boùc loät cuûa chuû nghóa tö baûn.
b. So saùnh tyû suaát lôïi nhuaän vôùi tyû suaát giaù trò thaëng dö
Tyû suaát lôïi nhuaän laø tyû soá tính theo phaàn traêm giöõa giaù trò thaëng dö vaø
toaøn boä tö baûn öùng tröôùc.
Neáu kyù hieäu tyû suaát lôïi nhuaän laø p' ta coù:
m
p'   100%
cv
-Lôïi nhuaän laø hình thöùc chuyeån hoùa cuûa giaù trò thaëng dö, neân tyû suaát lôïi
nhuaän cuõng laø söï chuyeån hoùa cuûa tyû suaát giaù trò thaëng dö, vì vaäy chuùng coù
moái quan heä chaët cheõ vôùi nhau. Nhöng giöõa m’ vaø p' laïi coù söï khaùc nhau caû veà
chaát vaø löôïng.
3
C. Maùc vaø Ph. AÊngghen: Toaøn taäp, Nxb. Chính trò Quoác gia, Haø Noäi, 1999, t. 25 (phaàn I), tr. 74.

122
-Veà maët chaát: m’ phaûn aùnh trình ñoä boùc loät cuûa nhaø tö baûn ñoái vôùi coâng
nhaân laøm thueâ, coøn p' khoâng theå phaûn aùnh ñöôïc ñieàu ñoù, maø chæ noùi leân
möùc doanh thu cuûa vieäc ñaàu tö tö baûn.
-Tyû suaát lôïi nhuaän chæ cho nhaø tö baûn bieát tö baûn cuûa hoï ñaàu tö vaøo ñaâu
thì coù lôïi hôn. Do ñoù, vieäc thu lôïi nhuaän vaø theo ñuoåi tyû suaát lôïi nhuaän laø ñoäng
löïc thuùc ñaåy caùc nhaø tö baûn, laø muïc tieâu caïnh tranh cuûa caùc nhaø tö baûn.
-Veà maët löôïng: p' luoân luoân nhoû hôn m’, vì:
m m
p'   100% coønm'   100%
cv v
c. Nhaän xeùt, ruùt ra yù nghóa nghieân cöùu
+ Caùc phaïm truø chi phí saûn xuaát tö baûn, lôïi nhuaän vaø tyû suaát lôïi nhuaän laø
bieåu hieän cuï theå, thöïc teá beân ngoaøi cuûa saûn xuaát kinh doanh noùi chung vaø saûn
xuaát TBCN noùi rieâng
+ Qua nghieân cöùu noäi dung treân, chuùng ta thaáy ñöôïc moái lieân heä giöõa baûn
chaát vôùi hieän töôïng beân ngoaøi cuûa saûn xuaát, kinh doanh TBCN.
+ Caùc phaïm truø chi phí saûn xuaát tö baûn, lôïi nhuaän vaø tyû suaát lôïi nhuaän
phaûn aùnh sai leäch baûn chaát quan heä saûn xuaát giöõa nhaø tö baûn vaø lao ñoäng laøm
thueâ, bôûi vì noù che daáu quan heä boùc loät lao ñoäng laøm thueâ.
21.Phaân tích caïnh tranh trong noäi boä ngaønh vaø söï hình thaønh giaù trò
thò tröôøng. YÙ nghóa cuûa vieäc nghieân cöùu vaán ñeà naøy.
a. Caïnh tranh trong noäi boä ngaønh vaø söï hình thaønh giaù trò thò tröôøng:
-Caïnh tranh xuaát hieän vaø gaén lieàn vôùi söï phaùt trieån cuûa neàn kinh teá haøng
hoùa. Caïnh tranh laø söï ganh ñua, söï ñaáu tranh gay gaét giöõa nhöõng ngöôøi saûn xuaát,
kinh doanh haøng hoùa nhaèm giaønh giaät nhöõng ñieàu kieän coù lôïi veà saûn xuaát vaø
tieâu thuï haøng hoùa, ñeå thu lôïi nhuaän cao nhaát.
-Trong saûn xuaát tö baûn chuû nghóa, toàn taïi hai loaïi caïnh tranh laø: caïnh tranh
trong noäi boä ngaønh vaø caïnh tranh giöõa caùc ngaønh.
-Caïnh tranh trong noäi boä ngaønh laø söï caïnh tranh giöõa caùc doanh nghieäp
trong cuøng moät ngaønh, cuøng saûn xuaát ra moät loaïi haøng hoùa.
-Muïc ñích caïnh tranh nhaèm giaønh giaät nhöõng ñieàu kieän thuaän lôïi trong saûn
xuaát vaø tieâu thuï haøng hoùa coù lôïi hôn ñeå thu lôïi nhuaän sieâu ngaïch.
-Bieän phaùp caïnh tranh: caùc nhaø tö baûn thöôøng xuyeân caûi tieán kyõ thuaät,
naâng cao naêng suaát lao ñoäng, laøm cho giaù trò caù bieät cuûa haøng hoùa xí nghieäp
saûn xuaát ra thaáp hôn giaù trò xaõ hoäi cuûa haøng hoùa ñoù ñeå thu ñöôïc lôïi nhuaän
sieâu ngaïch.
-Keát quaû cuûa caïnh tranh noäi boä ngaønh laø hình thaønh neân giaù trò xaõ hoäi
(giaù trò thò tröôøng) cuûa töøng loaïi haøng hoùa.
-Chuùng ta bieát raèng, trong caùc ñôn vò saûn xuaát khaùc nhau, do ñieàu kieän saûn
xuaát (ñieàu kieän kyõ thuaät, toå chöùc saûn xuaát, trình ñoä tay ngheà coâng nhaân, v.v…)
khaùc nhau, cho neân haøng hoùa coù giaù trò caù bieät khaùc nhau, nhöng treân thò tröôøng
caùc haøng hoùa phaûi baùn theo giaù trò xaõ hoäi - giaù trò thò tröôøng.
Neáu cung baèng caàu seõ coù hai caùch hình thaønh giaù trò thò tröôøng:
-Caùch thöù nhaát, tính bình quaân gia quyeàn
123
-Caùch thöù hai, laø giaù trò caù bieät cuûa nhöõng haøng hoùa ñöôïc saûn xuaát ra trong
ñieàu kieän trung bình cuûa khu vöïc ñoù vaø chieám moät soá löôïng lôùn trong soá nhöõng
saûn phaåm cuûa khu vöïc naøy.
b. YÙ nghóa cuûa vieäc nghieân cöùu vaán ñeà naøy
-Thoâng qua caïnh tranh, caùc doanh nghieäp muoán thu lôïi nhuaän sieâu ngaïch thì
caàn phaûi laøm cho giaù trò caù bieät cuûa haøng hoùa nhoû hôn giaù trò xaõ hoäi. Muoán
vaäy, phaûi taêng naêng suaát lao ñoäng caù bieät; nghóa laø phaûi caûi tieán kyõ thuaät,
naâng cao trình ñoä söùc lao ñoäng, toå chöùc quaûn lyù saûn xuaát laøm cho chi phí saûn
xuaát caù bieät giaûm xuoáng so vôùi giaù trò xaõ hoäi. Coù nhö vaäy caùc doanh nghieäp
môùi ñöùng vöõng trong caïnh tranh.
-Xeùt treân phaïm vi toaøn xaõ hoäi, caïnh tranh trong noäi boä ngaønh ñaõ thuùc ñaåy
löïc löôïng saûn xuaát xaõ hoäi phaùt trieån.
22.Phaân tích söï hình thaønh lôïi nhuaän bình quaân vaø giaù caû saûn xuaát.
YÙ nghóa nghieân cöùu.
a. Caïnh tranh giöõa caùc ngaønh vaø söï hình thaønh lôïi nhuaän bình quaân
-Caïnh tranh giöõa caùc ngaønh laø söï caïnh tranh giöõa caùc doanh nghieäp ôû caùc
ngaønh saûn xuaát khaùc nhau.
-Muïc ñích tìm nôi ñaàu tö coù lôïi hôn, töùc laø, nôi naøo coù tyû suaát lôïi nhuaän cao
hôn.
-Bieän phaùp caïnh tranh: töï do di chuyeån tö baûn töø ngaønh naøy sang ngaønh
khaùc, töùc laø phaân phoái tö baûn (c vaø v) vaøo caùc ngaønh saûn xuaát khaùc nhau.
-Keát quaû cuûa cuoäc caïnh tranh naøy laø hình thaønh tyû suaát lôïi nhuaän bình
quaân, vaø giaù trò haøng hoùa chuyeån thaønh giaù caû saûn xuaát.
-Chuùng ta ñeàu bieát, vì caùc ngaønh saûn xuaát coù nhöõng ñieàu kieän töï nhieân,
kinh teá, kyõ thuaät vaø toå chöùc quaûn lyù khaùc nhau, neân tyû suaát lôïi nhuaän khaùc
nhau.
-Giaû söû coù ba ngaønh saûn xuaát khaùc nhau, tö baûn cuûa moãi ngaønh ñeàu baèng
100, tyû suaát giaù trò thaëng dö ñeàu baèng 100% toác ñoä chu chuyeån cuûa tö baûn ôû
caùc ngaønh ñeàu nhö nhau. Nhöng do caáu taïo höõu cô cuûa tö baûn ôû töøng ngaønh
khaùc nhau, neân tyû suaát lôïi nhuaän khaùc nhau.
Ví duï: Söï cheânh leäch veà tyû suaát lôïi nhuaän giöõa caùc ngaønh laø nguyeân nhaân
tröïc tieáp daãn ñeán söï chuyeån voán ñaàu tö giöõa caùc ngaønh, töø ñoù hình thaønh tyû
suaát lôïi nhuaän bình quaân.

Chi phí saûn Khoái löôïng


Ngaønh saûn xuaát m’ (%) p' (%)
xuaát (m)
Cô khí 80 c + 20 v 100 20 20
Deät 70 c + 30 v 100 30 30
Da 60 c + 40 v 100 40 40
Nhö vaäy, do hieän töôïng di chuyeån tö baûn töø ngaønh naøy sang ngaønh khaùc,
laøm cho ngaønh coù cung (haøng hoùa) lôùn hôn caàu (haøng hoùa) thì giaù caû giaûm
xuoáng, coøn ngaønh coù caàu (haøng hoùa) lôùn hôn cung (haøng hoùa) thì giaù caû taêng

124
leân. Söï töï do di chuyeån tö baûn töø ngaønh sang ngaønh khaùc laøm thay ñoåi caû tyû
suaát lôïi nhuaän caù bieät voán coù cuûa caùc ngaønh. Söï töï do di chuyeån tö baûn naøy
chæ taïm döøng laïi khi tyû suaát lôïi nhuaän ôû taát caû caùc ngaønh ñeàu xaáp xæ baèng
nhau. Keát quaû laø hình thaønh neân tyû suaát lôïi nhuaän bình quaân.
-Tyû suaát lôïi nhuaän bình quaân laø tyû soá tính theo % giöõa toång giaù trò thaëng
dö vaø toång soá tö baûn xaõ hoäi ñaõ ñaàu tö vaøo caùc ngaønh cuûa neàn saûn xuaát tö
baûn chuû nghóa, kyù hieäu laø ( p')

Neáu kyù hieäu ( p') laø tyû suaát lôïi nhuaän bình quaân thì:
p' 
 m  100%
 (c  v)
Theo thí duï treân thì:
90
p'   100%  30%
300
Khi hình thaønh tyû suaát lôïi nhuaän bình quaân thì löôïng lôïi nhuaän cuûa tö baûn ôû
caùc ngaønh saûn xuaát khaùc nhau ñeàu tính theo tyû suaát lôïi nhuaän bình quaân vaø do
ñoù, neáu löôïng tö baûn öùng ra baèng nhau, duø ñaàu tö vaøo ngaønh naøo cuõng ñeàu thu
ñöôïc lôïi nhuaän baèng nhau, goïi laø lôïi nhuaän bình quaân.
Vaäy, lôïi nhuaän bình quaân laø soá lôïi nhuaän baèng nhau cuûa nhöõng tö baûn
baèng nhau, ñaàu tö vaøo nhöõng ngaønh khaùc nhau, baát keå caáu taïo höõu cô cuûa tö
baûn nhö theá naøo.
Neáu kyù hieäu p laø lôïi nhuaän bình quaân thì:
p  p'  k
Theo ví duï treân thì lôïi nhuaän bình quaân cuûa caû ba ngaønh ñeàu tính ñöôïc nhö
sau:
p  30%  100  30
Nhö vaäy, trong giai ñoaïn caïnh tranh töï do cuûa chuû nghóa tö baûn, giaù trò thaëng
dö bieåu hieän thaønh lôïi nhuaän bình quaân vaø quy luaät giaù trò thaëng dö cuõng bieåu
hieän thaønh quy luaät lôïi nhuaän bình quaân.
Söï hình thaønh tyû suaát lôïi nhuaän bình quaân vaø lôïi nhuaän bình quaân ñaõ che
giaáu hôn nöõa thöïc chaát boùc loät cuûa chuû nghóa tö baûn. Söï hình thaønh tyû suaát lôïi
nhuaän bình quaân ( P' ) vaø lôïi nhuaän bình quaân P goùp phaàn vaøo ñieàu tieát neàn
kinh teá, chöù khoâng laøm daáu chaám döùt quaù trình caïnh tranh trong xaõ hoäi tö baûn,
traùi laïi caïnh tranh vaãn tieáp dieãn.
b. Söï chuyeån hoùa cuûa giaù trò haøng hoùa thaønh giaù caû saûn xuaát
-Cuøng vôùi söï hình thaønh tyû suaát lôïi nhuaän bình quaân vaø lôïi nhuaän bình
quaân thì giaù trò haøng hoùa chuyeån haøng hoùa thaønh giaù caû saûn xuaát.
Giaù caû saûn xuaát baèng chi phí saûn xuaát coäng vôùi lôïi nhuaän bình quaân.
Giaù caû saûn xuaát = k + p .

125
-Tieàn ñeà cuûa giaù caû saûn xuaát laø söï hình thaønh tyû suaát lôïi nhuaän bình
quaân. Ñieàu kieän ñeå giaù trò haøng hoùa chuyeån hoùa thaønh giaù caû saûn xuaát goàm
coù: ñaïi coâng nghieäp cô khí tö baûn chuû nghóa phaùt trieån; söï lieân heä roäng raõi
giöõa caùc ngaønh saûn xuaát; quan heä tín duïng phaùt trieån, tö baûn töï do di chuyeån töø
ngaønh naøy sang ngaønh khaùc.
-Trong saûn xuaát haøng hoùa giaûn ñôn thì giaù caû haøng hoùa xoay quanh giaù trò
haøng hoùa. Giôø ñaây, giaù caû haøng hoùa seõ xoay quanh giaù caû saûn xuaát. Xeùt veà
maët löôïng, ôû moãi ngaønh, giaù caû saûn xuaát vaø giaù trò haøng hoùa coù theå khoâng
baèng nhau, nhöng ñöùng treân phaïm vi toaøn xaõ hoäi thì toång giaù caû saûn xuaát luoân
baèng toång giaù trò haøng hoùa. Trong moái quan heä naøy thì giaù trò vaãn laø cô sôû, laø
noäi dung beân trong giaù caû saûn xuaát; giaù caû saûn xuaát laø cô sôû cuûa giaù caû thò
tröôøng, vaø giaù caû thò tröôøng xoay quanh giaù caû saûn xuaát.
Nhö vaäy, trong giai ñoaïn caïnh tranh töï do cuûa chuû nghóa tö baûn, khi giaù trò
thaëng dö chuyeån hoùa thaønh lôïi nhuaän bình quaân thì giaù trò haøng hoùa chuyeån hoùa
thaønh giaù caû saûn xuaát vaø quy luaät giaù trò cuõng bieåu hieän thaønh quy luaät giaù
caû saûn xuaát.
c. YÙ nghóa nghieân cöùu
- Vieäc nghieân cöùu caïnh tranh giöõa caùc ngaønh cho thaáy muïc ñích caïnh tranh tìm
nôi ñaàu tö coù lôïi; bieän phaùp caïnh tranh laø di chuyeån tö lieäu saûn xuaát vaø söùc lao
ñoäng töø ngaønh coù tyû suaát lôïi nhuaän thaáp sang ngaønh coù tyû suaát lôïi nhuaän cao
vaø hình thaønh neân tyû suaát lôïi nhuaän bình quaân. Tuy nhieân, trong thöïc tieãn khoâng
theå töï do di chuyeån voán tö baûn giöõa ngaønh naøy sang ngaønh khaùc moät caùch
nhanh choùng vì coøn leä thuoäc vaøo nhieàu nhaân toá.
- Nhôø loaïi hình caïnh tranh naøy maø töø nhöõng ngaønh coù caáu taïo höõu cô cao,
tyû suaát lôïi nhuaän caù bieät thaáp, nhaø tö baûn seõ chuyeån voán ñaàu tö sang nhöõng
ngaønh coù tyû suaát lôïi nhuaän cao vaø, ngöôïc laïi, trong nhöõng ngaønh coù tyû suaát
lôïi nhuaän cao, nhaø tö baûn yeân taâm saûn xuaát ôû ngaønh mình.
- Caïnh tranh vaø di chuyeån voán giöõa caùc ngaønh laø cô sôû ñeå goùp phaàn phaân
boå laïi neàn saûn xuaát xaõ hoäi moät caùch hôïp lyù.
23.Trình baøy hoaït ñoäng cuûa tö baûn thöông nghieäp vaø nguoàn goác lôïi
nhuaän cuûa tö baûn thöông nghieäp. YÙ nghóa nghieân cöùu.
a. Tö baûn thöông nghieäp
Quaù trình tuaàn hoaøn cuûa tö baûn coâng nghieäp laø söï vaän ñoäng lieân tuïc vaø
giaùn ñoaïn khoâng ngöøng cuûa caùc hình thaùi tö baûn, ñieàu naøy bao haøm khaû naêng
coù söï taùch rôøi vaø vaän ñoäng ñoäc laäp cuûa moät boä phaän tö baûn nhaát ñònh. Söï
taùch rôøi naøy trôû thaønh hieän thöïc khi saûn xuaát tö baûn chuû nghóa ngaøy caøng
phaùt trieån, phaân coâng lao ñoäng xaõ hoäi ñaït ñeán moät trình ñoä nhaát ñònh. Boä
phaän tö baûn toàn taïi döôùi hình thaùi tö baûn haøng hoùa (H'), chôø ñeå ñöôïc chuyeån
hoùa thaønh tö baûn tieàn teä (T'), ñöôïc taùch rieâng ra trôû thaønh chöùc naêng chuyeân
moân cuûa moät loaïi hình tö baûn kinh doanh rieâng bieät, ñoù chính laø tö baûn thöông
nghieäp (tö baûn kinh doanh haøng hoùa). Vieäc taùch rôøi naøy xuaát phaùt töø nhöõng lyù
do sau:
- Saûn xuaát phaùt trieån, quy moâ vaø phaïm vi saûn xuaát ngaøy caøng lôùn, moãi

126
nhaø tö baûn saûn xuaát chæ coù khaû naêng hoaït ñoäng trong moät soá khaâu naøo ñoù.
Ñieàu naøy ñoøi hoûi nhaø saûn xuaát phaûi tính toaùn caàn coù ngöôøi khaùc chuyeân tieâu
thuï haøng hoùa cho mình.
- Do tö baûn thöông nghieäp chuyeân traùch nhieäm vuï löu thoâng haøng hoùa, neân
löôïng tö baûn vaø caùc chi phí boû vaøo löu thoâng giaûm hôn so vôùi nhaø tö baûn coâng
nghieäp thöïc hieän. Vì vaäy, löôïng tö baûn cuûa töøng nhaø tö baûn coâng nghieäp cuõng
nhö toaøn xaõ hoäi boû vaøo saûn xuaát seõ taêng leân.
- Nhôø vaøo hoaït ñoäng hieäu quaû cuûa tö baûn thöông nghieäp trong vieäc löu thoâng
haøng hoùa cuûa mình, tö baûn coâng nghieäp chæ taäp trung vaøo saûn xuaát daãn ñeán
taêng naêng suaát lao ñoäng, ruùt ngaén thôøi gian chu chuyeån...
Nhö vaäy, tö baûn thöông nghieäp laø moät boä phaän cuûa tö baûn coâng nghieäp
ñöôïc taùch rôøi ra vaø phuïc vuï quaù trình löu thoâng haøng hoùa cuûa tö baûn coâng
nghieäp.
Coâng thöùc vaän ñoäng cuûa tö baûn thöông nghieäp laø:
T – H – T’
-Vôùi coâng thöùc naøy, haøng hoùa ñöôïc chuyeån choã hai laàn: (1) Töø tay nhaø tö
baûn coâng nghieäp sang tay nhaø tö baûn thöông nghieäp; (2) Töø tay nhaø tö baûn thöông
nghieäp sang tay ngöôøi tieâu duøng. Ñieàu naøy cho thaáy tö baûn thöông nghieäp chæ
hoaït ñoäng trong lónh vöïc löu thoâng vaø khoâng mang hình thaùi laø tö baûn saûn xuaát.
-Ra ñôøi töø tö baûn coâng nghieäp, song laïi thöïc hieän moät chöùc naêng chuyeân
moân rieâng taùch rôøi khoûi chöùc naêng saûn xuaát cuûa tö baûn coâng nghieäp neân tö
baûn thöông nghieäp coù ñaëc ñieåm laø vöøa phuï thuoäc vaøo tö baûn coâng nghieäp laïi
vöøa ñoäc laäp ñoái vôùi tö baûn coâng nghieäp.
b. Nguoàn goác lôïi nhuaän cuûa tö baûn thöông nghieäp
Tö baûn thöông nghieäp, xeùt veà chöùc naêng laø mua vaø baùn, chæ hoaït ñoäng trong
lónh vöïc löu thoâng, taùch rôøi khoûi chöùc naêng saûn xuaát cuûa tö baûn coâng nghieäp.
Vaäy, ñaâu laø nguoàn goác vaø baûn chaát cuûa lôïi nhuaän thöông nghieäp?
Vieäc taïo ra giaù trò thaëng dö vaø phaân chia giaù trò thaëng dö laø hai vaán ñeà khaùc
nhau. Lónh vöïc löu thoâng cuõng nhö hoaït ñoäng cuûa caùc nhaø tö baûn thöông nghieäp
ñuùng laø khoâng taïo ra ñöôïc giaù trò thaëng dö, nhöng do vò trí, taàm quan troïng cuûa
löu thoâng ñoái vôùi söï phaùt trieån cuûa saûn xuaát vaø taùi saûn xuaát neân caùc nhaø tö
baûn thöông nghieäp vaãn ñöôïc tham gia vaøo vieäc phaân chia giaù trò thaëng dö cuøng
vôùi caùc nhaø tö baûn coâng nghieäp vaø phaàn giaù trò thaëng dö maø caùc nhaø tö baûn
thöông nghieäp ñöôïc chia chính laø lôïi nhuaän thöông nghieäp.
Nhö vaäy, lôïi nhuaän thöông nghieäp laø moät phaàn cuûa giaù trò thaëng dö ñöôïc
saùng taïo ra trong lónh vöïc saûn xuaát vaø do nhaø tö baûn coâng nghieäp nhöôïng laïi
cho nhaø tö baûn thöông nghieäp döïa treân tyû suaát lôïi nhuaän bình quaân, baèng caùch
baùn haøng hoùa thaáp hôn giaù trò ñeå töø ñoù nhaø tö baûn thöông nghieäp chæ caàn
baùn ñuùng giaù trò seõ thu ñöôïc lôïi nhuaän bình quaân.
Ngoaøi ra, trong thöïc teá tö baûn thöông nghieäp coøn thu ñöôïc lôïi nhuaän cao hôn do
baùn haøng hoùa cao hôn giaù trò, hoaëc ñaàu cô naâng giaù cao hôn giaù trò thöïc cuûa
haøng hoùa.
c. YÙ nghóa nghieân cöùu
-Thaáy ñöôïc nguoàn goác cuûa lôïi nhuaän thong nghieäp laø moät phaàn giaù trò
thaëng dö maø caùc nhaø saûn xuaát coâng nghieäp phaûi chuyeån nhöôïng cho tö baûn
127
thong nghieäp.
-Quaù trình phaân chia giaù trò thaëng dö giöõa nhaø tö baûn coâng nghieäp vôùi tö
baûn thong nghieäp.
- Vaän duïng vaøo thöïc tieãn kinh doanh.
24.Trình baøy hoaït ñoäng cuûa tö baûn cho vay. Söï vaän ñoäng cuûa lôïi töùc
vaø tyû suaát lôïi töùc. YÙ nghóa thöïc tieãn.
a. Tö baûn cho vay
Tö baûn cho vay laø tö baûn tieàn teä taïm thôøi nhaøn roãi maø ngöôøi chuû sôû höõu
noù cho ngöôøi khaùc söû duïng trong moät thôøi gian nhaèm nhaän ñöôïc soá lôïi töùc
nhaát ñònh.
Lôïi töùc, kyù hieäu: (z).
Tö baûn cho vay coù nhöõng ñaëc ñieåm khaùc caên baûn vôùi tö baûn coâng nghieäp
vaø tö baûn thöông nghieäp. Ñieàu naøy ñöôïc theå hieän ôû choã:
- Ñoái vôùi tö baûn cho vay thì quyeàn sôû höõu tö baûn taùch rôøi quyeàn söû duïng tö
baûn.
- Tö baûn cho vay laø haøng hoùa ñaëc bieät.
- Tö baûn cho vay vaän ñoäng theo coâng thöùc T – T', trong ñoù T' = T + z. Nhìn vaøo
coâng thöùc naøy, söï vaän ñoäng cuûa tö baûn cho vay chæ bieåu hieän moái quan heä
giöõa nhaø tö baûn cho vay vaø nhaø tö baûn ñi vay, tieàn ñeû ra tieàn. Do ñoù, quan heä
boùc loät tö baûn chuû nghóa ñöôïc che giaáu moät caùch kín ñaùo nhaát; tö baûn cho vay
trôû neân thaàn bí vaø ñöôïc suøng baùi nhaát.
b. Lôïi töùc vaø tyû suaát lôïi töùc
+ Lôïi töùc (z): Vieäc nghieân cöùu doøng chu chuyeån tieàn teä töø nhaø tö baûn cho
vay ñeán nhaø tö baûn ñi vay vaø ngöôïc laïi cho ta thaáy roõ nguoàn goác vaø baûn chaát
cuûa lôïi töùc cho vay. Tieàn nhaøn roãi khi vaøo tay nhaø tö baûn ñi vay seõ trôû thaønh tö
baûn hoaït ñoäng. Trong quaù trình vaän ñoäng, tö baûn hoaït ñoäng seõ thu ñöôïc lôïi
nhuaän bình quaân. Nhöng ñeå coù ñöôïc soá lôïi nhuaän naøy tröôùc ñoù anh ta ñaõ phaûi
ñi vay, neân nhaø tö baûn ñi vay (töùc laø tö baûn hoaït ñoäng) khoâng ñöôïc höôûng toaøn
boä lôïi nhuaän bình quaân, maø trích ra moät phaàn lôïi nhuaän bình quaân ñeå traû cho
nhaø tö baûn cho vay döôùi hình thöùc lôïi töùc. Phaàn coøn laïi cuûa lôïi nhuaän bình quaân
chính laø thu nhaäp cuûa nhaø tö baûn ñi vay (tö baûn hoaït ñoäng) goïi laø lôïi nhuaän
doanh nghieäp.
Nhö vaäy, lôïi töùc (z) chính laø moät phaàn cuûa lôïi nhuaän bình quaân maø nhaø tö
baûn ñi vay phaûi traû cho nhaø tö baûn cho vay caên cöù vaøo löôïng tö baûn tieàn teä
maø nhaø tö baûn cho vay ñaõ boû ra cho nhaø tö baûn ñi vay söû duïng.
-Nguoàn goác cuûa lôïi töùc cuõng chính laø töø giaù trò thaëng dö do coâng nhaân
laøm thueâ saùng taïo ra töø trong lónh vöïc saûn xuaát. Vì vaäy coù theå khaúng ñònh: tö
baûn cho vay cuõng giaùn tieáp boùc loät coâng nhaân laøm thueâ thoâng qua nhaø tö baûn
ñi vay.
Vì laø moät phaàn cuûa lôïi nhuaän bình quaân, neân thoâng thöôøng, giôùi haïn cuûa
lôïi töùc laø: 0 < z < p

128
+ Tyû suaát lôïi töùc (z’):
-Treân thöïc teá nhaø tö baûn cho vay thu ñöôïc lôïi töùc thoâng qua tyû suaát lôïi töùc
(coøn goïi laø laõi suaát). Tyû suaát lôïi töùc laø tyû leä tính theo phaàn traêm giöõa toång
soá lôïi töùc vaø soá tö baûn tieàn teä cho vay (thöôøng tính theo thaùng, quyù, naêm…)
Neáu kyù hieäu tyû suaát lôïi töùc laø z’ ta coù:
z
z'   100%
Toångtö baûncho vay
Töø giôùi haïn cuûa lôïi töùc, coù theå suy ra giôùi haïn cuûa tyû suaát lôïi töùc cuõng
phaûi ôû trong khoaûng 0 < z’ < p'
c. YÙ nghóa thöïc tieãn
-Thoâng thöôøng, tyû suaát lôïi töùc phaûi nhoû hôn tyû suaát lôïi nhuaän bình quaân
(tröø tröôøng hôïp khuûng hoaûng) vaø phaûi lôùn hôn soá 0. Trong giôùi haïn ñoù, tyû
suaát lôïi töùc leân xuoáng theo quan heä cung caàu veà tö baûn cho vay vaø bieán ñoäng
theo chu kyø vaän ñoäng cuûa tö baûn coâng nghieäp. Cuï theå laø tyû suaát lôïi töùc phuï
thuoäc vaøo caùc nhaân toá sau ñaây: i) tyû suaát lôïi nhuaän bình quaân. ii) tyû leä phaân
chia lôïi nhuaän bình quaân thaønh lôïi töùc vaø lôïi nhuaän cuûa nhaø tö baûn hoaït ñoäng.
iii) quan heä cung caàu veà tö baûn cho vay.
-Trong ñieàu kieän cuûa chuû nghóa tö baûn, tyû suaát lôïi töùc coù xu höôùng giaûm vì
tyû suaát lôïi nhuaän coù xu höôùng giaûm vaø cung veà tö baûn cho vay coù xu höôùng
taêng nhanh hôn caàu veà tö baûn cho vay.
25.Theá naøo laø tö baûn cho vay vaø tö baûn ngaân haøng? Phaân bieät söï
gioáng vaø khaùc nhau giöõa hai loaïi tö baûn treân.
a. Theá naøo laø tö baûn cho vay vaø tö baûn ngaân haøng
+ Tö baûn cho vay vaø lôïi töùc
Tö baûn cho vay laø tö baûn tieàn teä taïm thôøi nhaøn roãi maø ngöôøi chuû sôû höõu
noù cho ngöôøi khaùc söû duïng trong moät thôøi gian nhaèm nhaän ñöôïc soá tieàn lôøi
nhaát ñònh. Soá tieàn lôøi ñoù ñöôïc goïi laø lôïi töùc. Kyù hieäu: (z).
-Lôïi töùc (z) chính laø moät phaàn cuûa lôïi nhuaän bình quaân maø nhaø tö baûn ñi
vay phaûi traû cho nhaø tö baûn cho vay caên cöù vaøo löôïng tö baûn tieàn teä maø nhaø tö
baûn cho vay ñaõ boû ra cho nhaø tö baûn ñi vay söû duïng.
Lôïi nhuaän bình quaân = lôïi nhuaän doanh nghieäp + lôïi töùc
Lôïi töùc = lôïi nhuaän bình quaân - lôïi nhuaän doanh nghieäp
Nguoàn goác cuûa lôïi töùc cuõng chính laø töø giaù trò thaëng dö do coâng nhaân laøm
thueâ saùng taïo ra töø trong lónh vöïc saûn xuaát. Vì laø moät phaàn cuûa lôïi nhuaän bình
quaân, neân thoâng thöôøng, giôùi haïn cuûa lôïi töùc phaûi ôû trong khoaûng: 0 < z < p
+ Ngaân haøng vaø lôïi nhuaän ngaân haøng:
-Ngaân haøng trong chuû nghóa tö baûn laø xí nghieäp kinh doanh tö baûn tieàn teä,
laøm moâi giôùi giöõa ngöôøi ñi vay vaø ngöôøi cho vay.
Ngaân haøng coù hai nghieäp vuï: nhaän göûi vaø cho vay.
-Trong nghieäp vuï nhaän göûi, ngaân haøng traû lôïi töùc cho ngöôøi göûi tieàn;
-Nghieäp vuï cho vay, ngaân haøng thu lôïi töùc cuûa ngöôøi ñi vay.

129
Veà nguyeân taéc, lôïi töùc cho vay phaûi cao hôn lôïi töùc nhaän göûi. Cheânh leäch
giöõa lôïi töùc cho vay vaø lôïi töùc nhaän göûi sau khi tröø ñi nhöõng chi phí veà nghieäp
vuï kinh doanh nhaø nöôùc coäng vôùi caùc thu nhaäp khaùc veà kinh doanh tö baûn tieàn
teä hình thaønh neân lôïi nhuaän ngaân haøng.
Trong caïnh tranh, roát cuoäc lôïi nhuaän ngaân haøng cuõng ngang baèng vôùi lôïi
nhuaän bình quaân, neáu khoâng seõ laïi dieãn ra söï töï do di chuyeån tö baûn vaøo caùc
ngaønh khaùc nhau.
Nhôø coù ngaân haøng maø caùc nhaø tö baûn coù ñieàu kieän môû roäng saûn xuaát
nhanh choùng hôn, coù ñieàu kieän töï do di chuyeån tö baûn töø ngaønh naøy sang ngaønh
khaùc deã daøng hôn, giaûm ñöôïc chi phí löu thoâng, giaûm löôïng tieàn maët trong löu
thoâng, ñaåy nhanh toác ñoä quay voøng cuûa ñoàng tieàn.
b. Phaân bieät söï gioáng vaø khaùc nhau giöõa hai loaïi tö baûn treân
+ Gioáng nhau:
- Ñeàu hoaït ñoäng trong lónh vöïc löu thoâng tieàn teä.
- Ñeàu thöïc hieän nghieäp vuï nhaän göûi vaø cho vay.
- Lôïi töùc cuûa nhaø tö baûn cho vay vaø lôïi nhuaän ngaân haøng ñeàu baét nguoàn
töø lao ñoäng thaëng dö do ngöôøi coâng nhaân laøm thueâ taïo ra trong saûn xuaát.
- Ñeàu coù söï taùch rôøi giöõa quyeàn sôû höõu vaø quyeàn söû duïng tö baûn.
+ Khaùc nhau:
- Tö baûn cho vay laø tö baûn tieàm theá, tö baûn taøi saûn, laø tö baûn khoâng hoaït
ñoäng. Vì vaäy, tö baûn cho vay khoâng tham gia vaøo quaù trình bình quaân hoùa tyû suaát
lôïi nhuaän. Lôïi töùc – thu nhaäp cuûa tö baûn cho vay chæ laø moät phaàn cuûa lôïi nhuaän
bình quaân.
- Tö baûn ngaân haøng laø tö baûn chöùc naêng, tö baûn hoaït ñoäng neân tö baûn ngaân
haøng cuõng coù tham gia vaøo quaù trình bình quaân hoùa tyû suaát lôïi nhuaän. Trong töï
do caïnh tranh, lôïi nhuaän ngaân haøng cuõng ngang baèng lôïi nhuaän bình quaân.
25.Trình baøy hoaït ñoäng cô baûn cuûa coâng ty coå phaàn vaø thò tröôøng
chöùng khoaùn. Vai troø vaø yù nghóa thöïc tieãn?
a. Coâng ty coå phaàn vaø thò tröôøng chöùng khoaùn
+ Coâng ty coå phaàn
Coâng ty coå phaàn laø moät loaïi hình xí nghieäp lôùn maø voán cuûa noù ñöôïc hình
thaønh töø söï ñoùng goùp cuûa nhieàu ngöôøi thoâng qua vieäc phaùt haønh coå phieáu.
-Coå phieáu laø moät thöù chöùng khoaùn coù giaù do coâng ty coå phaàn phaùt haønh
ghi nhaän quyeàn aûnh höôûng coå phaàn cuûa ngöôøi mua coå phieáu (ñöôïc goïi laø coå
ñoâng), ñoàng thôøi coøn ñaûm baûo cho coå ñoâng coù quyeàn ñöôïc lónh moät phaàn thu
nhaäp cuûa coâng ty (coå töùc) caên cöù vaøo giaù trò coå phaàn vaø tình hình saûn xuaát
kinh doanh cuûa coâng ty.
-Coå phieáu ñöôïc mua, baùn treân thò tröôøng chöùng khoaùn theo thò giaù coå phieáu.
+ Thò tröôøng chöùng khoaùn
Thò tröôøng chöùng khoaùn laø nôi mua baùn caùc chöùng khoaùn. Thò tröôøng
chöùng khoaùn ñöôïc phaân thaønh hai caáp ñoä: thò tröôøng sô caáp vaø thò tröôøng thöù
caáp.
-Thò tröôøng sô caáp laø thò tröôøng mua baùn caùc chöùng khoaùn trong laàn phaùt
haønh ñaàu tieân.
130
-Thò tröôøng thöù caáp laø thò tröôøng mua ñi baùn laïi caùc chöùng khoaùn vaø thöôøng
ñöôïc thöïc hieän thoâng qua caùc sôû giao dòch chöùng khoaùn.
Vieäc mua baùn naøy cuõng coù theå dieãn ra laøm nhieàu laàn treân moät ñôn vò chöùng
khoaùn.
Thò tröôøng chöùng khoaùn laø thò tröôøng phaûn öùng raát nhaïy beùn ñoái vôùi caùc
thay ñoåi cuûa neàn kinh teá. Vì vaäy, ngöôøi ta thöôøng ví thò tröôøng chöùng khoaùn nhö
laø “phong vuõ bieåu” cuûa neàn kinh teá.
b. Vai troø, yù nghóa thöïc tieãn
+ Vai troø cuûa chuùng ñoái vôùi neàn kinh teá nöôùc ta hieän nay:
Laø ñoøn baåy maïnh meõ ñeå taäp trung caùc nguoàn voán nhaøn roãi cuûa moïi taàng
lôùp daân cö, moïi thaønh phaàn kinh teá ôû trong vaø ngoaøi nöôùc.
Taïo ñieàu kieän thöïc hieän quyeàn töï chuû kinh doanh, keát hôïp chaët cheõ caùc lôïi
ích kinh teá.
Goùp phaàn xaõ hoäi hoùa saûn xuaát caû veà löôïng saûn xuaát vaø quan heä saûn
xuaát.
Taïo ñieàu kieän cho caùc hình thöùc sôû höõu vaø thaønh phaàn kinh teá cuøng toàn taïi,
phaùt huy taùc duïng vaø ñan xen, ñan keát vôùi nhau.
+ Vieäc nghieân cöùu coâng ty coå phaàn vaø thò tröôøng chöùng khoaùn coù yù
nghóa veà lyù luaän, thöïc tieãn ñoái vôùi nöôùc ta:
Nhöõng hình thöùc naøy laø saûn phaåm cuûa neàn kinh teá thò tröôøng, maø CNTB
ñaõ vaän duïng töø laâu vaø coù nhieàu kinh nghieäm, vì vaäy nöôùc ta caàn nghieân cöùu,
söû duïng chuùng moät caùch phuø hôïp laø caàn thieát vaø coù lôïi; nhöõng hình thöùc
naøy coù vai troø raát quan troïng ñoái vôùi neàn kinh teá thò tröôøng; noù phuø hôïp vôùi
neàn kinh teá thò tröôøng nhieàu thaønh phaàn theo ñònh höôùng XHCN ôû nöôùc ta.
26.Ñòa toâ tö baûn laø gì? Trình baøy caùc hình thöùc ñòa toâ tö baûn chuû
nghóa. YÙ nghóa nghieân cöùu.
a. Khaùi nieäm ñòa toâ vaø caùc hình thöùc ñòa toâ tö baûn chuû nghóa
Ñòa toâ tö baûn chuû nghóa laø phaàn lôïi nhuaän naèm ngoaøi lôïi nhuaän bình
quaân, bieåu hieän moät boä phaän cuûa giaù trò thaëng dö do coâng nhaân noâng nghieäp
taïo ra, ñöôïc caùc nhaø tö baûn kinh doanh noâng nghieäp noäp cho ñòa chuû.
Döôùi chuû nghóa tö baûn ñòa toâ coù hai hình thöùc chuû yeáu:
+ Ñòa toâ cheânh leäch:
Ñòa toâ cheânh leäch laø phaàn ñòa toâ thu ñöôïc treân nhöõng ruoäng ñaát coù lôïi
theá veà ñieàu kieän saûn xuaát (ñoä maøu môõ cuûa ñaát ñai toát hôn, vò trí gaàn thò
tröôøng, gaàn ñöôøng hôn, hoaëc ruoäng ñaát ñöôïc ñaàu tö ñeå thaâm canh). Noù laø soá
cheânh leäch giöõa giaù caû saûn xuaát chung (ñöôïc quy ñònh bôûi ñieàu kieän saûn xuaát
treân ruoäng ñaát xaáu nhaát) vaø giaù caû saûn xuaát caù bieät.
Veà maët löôïng:
Ñòa toâ cheânh leäch = giaù caû saûn xuaát chung – giaù caû saûn xuaát caù bieät
Trong coâng nghieäp, giaù caû saûn xuaát ñöôïc quy ñònh bôûi ñieàu kieän saûn xuaát
trung bình. Coøn trong noâng nghieäp, neáu giaù caû saûn xuaát cuõng ñöôïc quy ñònh treân
ruoäng ñaát coù ñieàu kieän saûn xuaát trung bình, thì treân ruoäng ñaát xaáu seõ khoâng coù
ngöôøi canh taùc vaø nhö vaäy seõ khoâng ñuû noâng saûn phaåm ñeå thoûa maõn nhu caàu
cuûa xaõ hoäi. Vì vaäy, trong noâng nghieäp giaù caû saûn xuaát seõ do ñieàu kieän saûn
131
xuaát treân ruoäng ñaát xaáu nhaát quy ñònh. Thöïc chaát cuûa ñòa toâ cheânh leäch laø lôïi
nhuaän sieâu ngaïch. Nguoàn goác cuûa noù laø moät phaàn giaù trò thaëng dö do coâng
nhaân noâng nghieäp laøm thueâ taïo ra. Ñòa toâ cheânh leäch gaén vôùi cheá ñoä ñoäc
quyeàn kinh doanh ruoäng ñaát theo loái tö baûn chuû nghóa.
Tuy nhieân, neáu nhö trong coâng nghieäp söï toàn taïi cuûa lôïi nhuaän sieâu ngaïch
chæ laø hieän töôïng taïm thôøi ñoái vôùi töøng tö baûn caù bieät, thì traùi laïi, trong noâng
nghieäp söï toàn taïi cuûa lôïi nhuaän sieâu ngaïch laïi coù tính oån ñònh vaø laâu daøi.
Nguyeân nhaân laø do trong noâng nghieäp, ruoäng ñaát laø tö lieäu saûn xuaát cô baûn. Do
ngöôøi ta khoâng taïo theâm ñöôïc ruoäng ñaát, maø nhöõng ruoäng ñaát toát laïi bò ñoäc
quyeàn kinh doanh kieåu tö baûn chuû nghóa cho thueâ heát neân buoäc phaûi thueâ caû
ruoäng ñaát xaáu. Ñieàu ñoù laøm cho nhöõng nhaø tö baûn kinh doanh treân ruoäng ñaát
coù ñieàu kieän saûn xuaát thuaän lôïi hôn luoân thu ñöôïc lôïi nhuaän sieâu ngaïch moät
caùch oån ñònh vaø laâu daøi.
Coù hai loaïi ñòa toâ cheânh leäch, laø ñòa toâ cheânh leäch (I) vaø ñòa toâ cheânh leäch
(II).
- Ñòa toâ cheânh leäch (I) laø ñòa toâ cheânh leäch thu ñöôïc treân nhöõng ruoäng ñaát
coù ñoä maøu môõ töï nhieân thuoäc loaïi trung bình vaø toát, coù vò trí gaàn thò tröôøng
hoaëc gaàn ñöôøng giao thoâng.
- Ñòa toâ cheânh leäch (II), laø ñòa toâ cheânh leäch thu ñöôïc do thaâm canh maø coù.
Thaâm canh laø vieäc ñaàu tö theâm tö baûn vaøo moät ñôn vò dieän tích ruoäng ñaát
ñeå naâng cao chaát löôïng canh taùc cuûa ñaát, nhaèm taêng ñoä maøu môõ treân thöûa
ruoäng ñoù, naâng cao saûn löôïng treân moät ñôn vò dieän tích.
+ Ñòa toâ tuyeät ñoái:
Döôùi cheá ñoä tö baûn chuû nghóa, do coù söï ñoäc quyeàn tö höõu veà ruoäng ñaát
neân ñaõ caûn trôû söï phaùt trieån cuûa quan heä saûn xuaát tö baûn chuû nghóa trong lónh
vöïc noâng nghieäp. Ñieàu ñoù theå hieän ôû choã: noâng nghieäp thöôøng laïc haäu so vôùi
coâng nghieäp caû veà kinh teá laãn kyõ thuaät, vì theá caáu taïo höõu cô cuûa tö baûn trong
noâng nghieäp thöôøng thaáp hôn caáu taïo höõu cô cuûa tö baûn trong coâng nghieäp. Vì
vaäy, neáu cuøng moät m’ vaø tö baûn öùng ra ñaàu tö thì löôïng giaù trò thaëng dö thu
ñöôïc trong noâng nghieäp bao giôø cuõng cao hôn löôïng giaù trò thaëng dö thu ñöôïc trong
coâng nghieäp.
Ví duï: Coù hai nhaø tö baûn noâng nghieäp vaø coâng nghieäp ñeàu öùng ra moät
löôïng tö baûn laø 100; caáu taïo höõu cô cuûa tö baûn trong noâng nghieäp laø 3/2; caáu
taïo höõu cô cuûa tö baûn trong coâng nghieäp laø 4/1; tyû suaát giaù trò thaëng dö trong caû
hai ngaønh noâng nghieäp vaø coâng nghieäp ñeàu baèng nhau, baèng 100%; thì giaù trò vaø
giaù trò thaëng dö ñöôïc saûn xuaát ra ôû töøng lónh vöïc laø:
Trong noâng nghieäp: 60 c + 40 v + 40 m = 140
Trong coâng nghieäp: 80 c + 20 v + 20 m = 120
Söï cheânh leäch giöõa giaù trò noâng saûn phaåm vôùi giaù caû saûn xuaát chung laøm
hình thaønh ñòa toâ tuyeät ñoái laø: 140 – 120 = 20.
Vaäy ñòa toâ tuyeät ñoái laø lôïi nhuaän sieâu ngaïch doâi ra ngoaøi lôïi nhuaän bình
quaân, ñöôïc hình thaønh do caáu taïo höõu cô cuûa tö baûn trong noâng nghieäp luoân
thaáp hôn caáu taïo höõu cô cuûa tö baûn trong coâng nghieäp, noù laø soá cheânh leäch
132
giöõa giaù trò noâng saûn phaåm vaø giaù caû saûn xuaát chung.
Ngoaøi hai loaïi ñòa toâ chuû yeáu laø ñòa toâ cheânh leäch vaø ñòa toâ tuyeät ñoái,
trong thöïc teá coøn toàn taïi moät soá loaïi ñòa toâ khaùc nöõa, nhö: ñòa toâ xaây döïng, ñòa
toâ haàm moû, ñòa toâ ñoäc quyeàn, v.v… Veà cô baûn caùc loaïi ñòa toâ naøy ñeàu laø lôïi
nhuaän sieâu ngaïch gaén vôùi nhöõng lôïi theá töï nhieân cuûa ñaát ñai.
b. YÙ nghóa nghieân cöùu
-Hieåu ñöôïc nguoàn goác ñòa toâ laø moät phaàn giaù trò thaëng dö
-Phaân bieät söï khaùc nhau giöõa caùc hình thöùc ñòa toâ TBCN
-Vaän duïng lyù luaän ñòa toâ vaøo thöïc tieãn kinh teá Vieät Nam
26.Phaân bieät lôïi nhuaän sieâu ngaïch trong noâng nghieäp vôùi lôïi nhuaän
sieâu ngaïch trong coâng nghieäp? Haõy so saùnh nhöõng ñieåm gioáng vaø
khaùc nhau giöõa hai loaïi lôïi nhuaän treân.
a. Lôïi nhuaän sieâu ngaïch trong noâng nghieäp
-Gioáng nhö caùc nhaø tö baûn kinh doanh trong coâng nghieäp, caùc nhaø tö baûn kinh
doanh trong noâng nghieäp cuõng phaûi thu ñöôïc lôïi nhuaän bình quaân. Nhöng vì phaûi
thueâ ruoäng cuûa ñòa chuû neân ngoaøi lôïi nhuaän bình quaân, nhaø tö baûn kinh doanh
noâng nghieäp coøn phaûi thu theâm ñöôïc moät phaàn giaù trò thaëng dö doâi ra nöõa, töùc
laø lôïi nhuaän sieâu ngaïch. Lôïi nhuaän sieâu ngaïch naøy töông ñoái oån ñònh vaø laâu
daøi vaø nhaø tö baûn kinh doanh noâng nghieäp phaûi traû cho ñòa chuû döôùi hình thaùi
ñòa toâ tö baûn chuû nghóa.
-Ñòa toâ tö baûn chuû nghóa laø phaàn giaù trò thaëng dö coøn laïi sau khi ñaõ khaáu
tröø ñi phaàn lôïi nhuaän bình quaân maø caùc nhaø tö baûn kinh doanh noâng nghieäp
phaûi noäp cho ñòa chuû. Thöïc chaát, ñòa toâ tö baûn chuû nghóa chính laø moät hình
thöùc chuyeån hoùa cuûa giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch hay lôïi nhuaän sieâu ngaïch.
b. Lôïi nhuaän sieâu ngaïch trong coâng nghieäp
-Caïnh tranh giöõa caùc nhaø tö baûn buoäc hoï phaûi aùp duïng phöông phaùp saûn
xuaát toát nhaát ñeå taêng naêng suaát lao ñoäng trong xí nghieäp cuûa mình nhaèm giaûm
giaù trò caù bieät cuûa haøng hoùa thaáp hôn giaù trò xaõ hoäi cuûa haøng hoùa, nhôø ñoù
thu ñöôïc giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch.
-Giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø phaàn giaù trò thaëng dö thu ñöôïc do taêng naêng
suaát lao ñoäng caù bieät, laøm cho giaù trò caù bieät cuûa haøng hoùa thaáp hôn giaù trò
thò tröôøng cuûa noù.
-Xeùt töøng tröôøng hôïp, thì giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø hieän töôïng taïm thôøi,
nhanh choùng xuaát hieän roài cuõng laïi nhanh choùng maát ñi. Nhöng xeùt toaøn boä xaõ
hoäi tö baûn thì giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø hieän töôïng toàn taïi thöôøng xuyeân.
-Theo ñuoåi giaù trò thaëng dö sieâu ngaïch laø khaùt voïng cuûa nhaø tö baûn vaø laø
ñoäng löïc maïnh nhaát thuùc ñaåy caùc nhaø tö baûn caûi tieán kyõ thuaät, hôïp lyù hoùa
saûn xuaát, taêng naêng suaát lao ñoäng, laøm cho naêng suaát lao ñoäng xaõ hoäi taêng leân
nhanh choùng.
c. So saùnh nhöõng ñieåm gioáng vaø khaùc nhau giöõa hai loaïi lôïi nhuaän treân
+ Ñieåm gioáng nhau:

133
- Caû hai ñeàu thu ñöôïc treân cô sôû ñaït ñöôïc naêng suaát lao ñoäng caù bieät cao hôn
naêng suaát lao ñoäng xaõ hoäi  giaù trò caù bieät < giaù trò xaõ hoäi.
- Khoaûng cheânh leäch giöõa giaù trò xaõ hoäi vôùi giaù trò caù bieät chính laø giaù trò
thaëng dö sieâu ngaïch (lôïi nhuaän sieâu ngaïch (Psn).
+ Ñieåm khaùc nhau:
Lôïi nhuaän sieâu ngaïch trong coâng Lôïi nhuaän sieâu ngaïc trong noâng nghieäp
nghieäp
- Kinh doanh trong coâng nghieäp mang - Kinh doanh trong noâng nghieäp mang tính
tính caïnh tranh  lôïi nhuaän sieâu ngaïch ñoäc quyeàn  lôïi nhuaän sieâu ngaïch mang
mang tính taïm thôøi ôû töøng nhaø tö baûn tính beàn vöõng.
caù bieät - Ruoäng ñaát toát vaø trung bình thu ñöôïc lôïi
- Chæ coù ñieàu kieän saûn xuaát tieán boä nhuaän sieâu ngaïch (do giaù trò xaõ hoäi cuûa
môùi thu ñöôïc lôïi nhuaän sieâu ngaïch (do noâng saûn ñöôïc hình thaønh treân cô sôû
giaù trò xaõ hoäi ñöôïc hình thaønh treân cô ruoäng ñaát xaáu nhaát; - Ruoäng ñaát xaáu
sôû ñieàu kieän saûn xuaát trung bình) cuõng thu ñöôïc lôïi nhuaän sieâu ngaïch
27.Nguyeân nhaân hình thaønh CNTB ñoäc quyeàn? Söï khaùc nhau caên baûn
giöõa CNTB ñoäc quyeàn vaø CNTB töï do caïnh tranh laø gì?
a. Nguyeân nhaân hình thaønh CNTB ñoäc quyeàn
Chuû nghóa tö baûn ñoäc quyeàn xuaát hieän vaøo cuoái theá kyû XIX, ñaàu theá kyû
XX do nhöõng nguyeân nhaân chuû yeáu sau:
+ Söï phaùt trieån cuûa löïc löôïng saûn xuaát döôùi taùc ñoäng cuûa tieán boä khoa hoïc
kyõ thuaät ñaåy nhanh quaù trình tích tuï vaø taäp trung saûn xuaát, hình thaønh caùc xí
nghieäp coù quy moâ lôùn.
+ Vaøo 30 naêm cuoái cuûa theá kyû XIX, nhöõng thaønh töïu khoa hoïc kyõ thuaät
môùi xuaát hieän ñöôïc öùng duïng vaøo saûn xuaát, moät maët laøm xuaát hieän nhöõng
ngaønh saûn xuaát môùi ñoøi hoûi xí nghieäp phaûi coù quy moâ lôùn; maët khaùc, noù
daãn ñeán taêng naêng suaát lao ñoäng, taêng khaû naêng tích luõy tö baûn, thuùc ñaåy phaùt
trieån saûn xuaát lôùn.
+ Söï taùc ñoäng cuûa caùc quy luaät kinh teá cuûa chuû nghóa tö baûn trong ñieàu
kieän phaùt trieån cuûa khoa hoïc kyõ thuaät, nhö quy luaät giaù trò thaëng dö, quy luaät
tích luõy v.v… ngaøy caøng maïnh meõ, laøm bieán ñoåi cô caáu kinh teá cuûa xaõ hoäi tö
baûn theo höôùng taäp trung saûn xuaát quy moâ lôùn.
+ Caïnh tranh khoác lieät buoäc caùc nhaø tö baûn phaûi tích cöïc caûi tieán kyõ thuaät,
taêng quy moâ tích luõy ñeå thaéng theá trong caïnh tranh. Ñoàng thôøi, caïnh tranh gay gaét
laøm cho caùc nhaø tö baûn vöøa vaø nhoû bò phaù saûn, coøn caùc nhaø tö baûn lôùn phaùt
taøi, laøm giaøu vôùi soá tö baûn taäp trung vaø quy moâ xí nghieäp ngaøy caøng to lôùn.
+Cuoäc khuûng hoaûng kinh teá naêm 1873 trong toaøn boä theá giôùi tö baûn chuû
nghóa laøm phaù saûn haøng loaït xí nghieäp vöøa vaø nhoû, thuùc ñaåy nhanh choùng quaù
trình tích tuï vaø taäp trung tö baûn.
+Söï phaùt trieån cuûa heä thoáng tín duïng tö baûn chuû nghóa trôû thaønh ñoøn baåy
maïnh meõ thuùc ñaåy taäp trung saûn xuaát, nhaát laø vieäc hình thaønh caùc coâng ty coå
phaàn, taïo tieàn ñeà cho söï ra ñôøi cuûa caùc toå chöùc ñoäc quyeàn.

134
b. Söï khaùc nhau caên baûn giöõa CNTB ñoäc quyeàn vaø CNTB töï do caïnh tranh
laø gì?
+ Söï khaùc nhau:
CNTB töï do caïnh tranh CNTB ñoäc quyeàn
+ Trong neàn kinh teá phoå bieán laø caùc + Trong neàn kinh teá coù söï thoáng trò cuûa caùc
nhaø tö baûn nhoû, vöøa, coù tieàm löïc toå chöùc ñoäc quyeàn coù tieàm löïc lôùn.
töông ñöông nhau, neân khoâng coù khaû + Caùc toå chöùc ñoäc quyeàn quyeát ñònh giaù
naêng khoáng cheá laãn nhau. caû.
+ Giaù caû ñöôïc hình thaønh do söï taùc + Quy luaät giaù trò bieåu hieän thaønh quy luaät
ñoäng bôûi caùc quy luaät cuûa thò giaù caû ñoäc quyeàn (Gñq).
tröôøng. + Gñq =K + Pñq.
+ Quy luaät giaù trò bieåu hieän thaønh + Quy luaät giaù trò thaëng dö bieåu hieän thaønh
giaù caû saûn xuaát. Gsx = K + P. quy luaät lôïi nhuaän ñoäc quyeàn cao.
+ Quy luaät giaù trò thaëng dö bieåu hieän + Caùc hình thöùc caïnh tranh phoå bieán laø: caïnh
thaønh quy luaät lôïi nhuaän bình quaân. tranh giöõa caùc toå chöùc ñoäc quyeàn vôùi caùc
ñ. Caùc hình thöùc caïnh tranh phoå bieán nhaø tö baûn ngoaøi ñoäc quyeàn; caïnh tranh giöõa
laø: caïnh tranh trong noäi boä ngaønh vaø caùc toå chöùc ñoäc quyeàn vôùi nhau; caïnh tranh
caïnh tranh giöõa caùc ngaønh. trong noäi boä cuûa toå chöùc ñoäc quyeàn.
+ Quan heä söû höõu: laø sôû höõu tö + Quan heä sôû höõu: coù söï ñieàu chænh töø sôû
nhaân tö baûn thuaàn tuùy, ña soá laø sôû höõu tö nhaân tö baûn thuaàn tuùy, sang sôû höõu tö
höõu cuûa caùc nhaø tö baûn nhoû, vöøa. nhaân tö baûn lôùn, hoãn hôïp cuûa taäp theå caùc
nhaø tö baûn.
Nhö vaäy sự khác nhau caên baûn giöõa CNTB caïnh tranh, vôùi CNTB ñoäc quyeàn
laø: CNTB ñoäc quyeàn coù söï thoáng trò cuûa caùc toå chöùc ñoäc quyeàn mang tính phoå
bieán, chuùng chi phoái söï phaùt trieån cuûa toaøn boä neàn kinh teá, coøn CNTB töï do
caïnh tranh chöa coù söï thoáng trò cuûa caùc toå chöùc ñoäc quyeàn, trong neàn kinh teá
phoå bieán laø caùc nhaø tö baûn nhoû, vöøa.
28.Phaân tích caùc ñaëc ñieåm kinh teá cô baûn cuûa CNTB ñoäc quyeàn. Ñaëc
ñieåm naøo laø quan troïng nhaát, vì sao?
a. Caùc ñaëc ñieåm kinh teá cô baûn cuûa CNTB ñoäc quyeàn
+ Taäp trung saûn xuaát vaø caùc toå chöùc ñoäc quyeàn
Toå chöùc ñoäc quyeàn laø söï lieân minh giöõa caùc nhaø tö baûn ñeå taäp trung
vaøo trong tay phaàn lôùn vieäc saûn xuaát vaø tieâu thuï moät soá loaïi haøng hoùa naøo
ñoù nhaèm muïc ñích thu ñöôïc lôïi nhuaän ñoäc quyeàn cao.
Khi môùi baét ñaàu quaù trình ñoäc quyeàn hoùa, caùc lieân minh ñoäc quyeàn hình
thaønh theo lieân keát ngang, nghóa laø môùi chæ lieân keát nhöõng doanh nghieäp trong
cuøng moät ngaønh, nhöng veà sau theo moái lieân heä daây chuyeàn, caùc toå chöùc ñoäc
quyeàn ñaõ phaùt trieån theo lieân keát doïc, môû roäng ra nhieàu ngaønh khaùc nhau.
Nhöõng hình thöùc ñoäc quyeàn cô baûn laø: caùcten, xanhñica, tôrôùt, coângxooùcxiom,
coânggôloâmeâraùt.
+ Tö baûn taøi chính
-Cuøng vôùi quaù trình tích tuï vaø taäp trung saûn xuaát trong coâng nghieäp cuõng
dieãn ra quaù trình tích tuï, taäp trung tö baûn trong ngaân haøng, daãn ñeán hình thaønh

135
caùc toå chöùc ñoäc quyeàn trong ngaân haøng.
-Quaù trình ñoäc quyeàn hoùa trong coâng nghieäp vaø trong ngaân haøng xoaén xít
vôùi nhau vaø thuùc ñaåy laãn nhau laøm naûy sinh moät thöù tö baûn môùi, goïi laø tö
baûn taøi chính.
Söï phaùt trieån cuûa tö baûn taøi chính daãn ñeán söï hình thaønh moät nhoùm nhoû
ñoäc quyeàn, chi phoái toaøn boä ñôøi soáng kinh teá vaø chính trò cuûa toaøn xaõ hoäi tö
baûn, goïi laø ñaàu soû taøi chính.
- Thoáng trò veà kinh teá laø cô sôû ñeå caùc ñaàu soû taøi chính thoáng trò veà chính
trò vaø caùc maët khaùc. Veà maët chính trò, caùc ñaàu soû taøi chính chi phoái moïi hoaït
ñoäng cuûa caùc cô quan nhaø nöôùc, bieán nhaø nöôùc tö saûn thaønh coâng cuï phuïc vuï
lôïi ích cho chuùng. Söï thoáng trò aáy ñaõ laøm naûy sinh chuû nghóa phaùt xít, chuû nghóa
quaân phieät vaø nhieàu thöù chuû nghóa phaûn ñoäng khaùc, cuøng chaïy ñua vuõ trang
gaây chieán tranh xaâm löôïc ñeå aùp böùc, boùc loät caùc nöôùc ñang phaùt trieån vaø
chaäm phaùt trieån.
+ Xuaát khaåu tö baûn
- Xuaát khaåu tö baûn laø xuaát khaåu giaù trò ra nöôùc ngoaøi (ñaàu tö tö baûn ra
nöôùc ngoaøi) nhaèm muïc ñích chieám ñoaït giaù trò thaëng dö vaø caùc nguoàn lôïi
nhuaän khaùc ôû caùc nöôùc nhaäp khaåu tö baûn.
- Xuaát khaåu tö baûn ñöôïc thöïc hieän döôùi hai hình thöùc chuû yeáu: xuaát khaåu tö
baûn hoaït ñoäng (ñaàu tö tröïc tieáp) vaø xuaát khaåu tö baûn cho vay (ñaàu tö giaùn tieáp).
Xuaát khaåu tö baûn hoaït ñoäng (ñaàu tö tröïc tieáp) laø hình thöùc xuaát khaåu tö baûn
ñeå xaây döïng nhöõng xí nghieäp môùi hoaëc mua laïi nhöõng xí nghieäp ñang hoaït ñoäng
ôû nöôùc nhaän ñaàu tö, bieán noù thaønh moät chi nhaùnh cuûa coâng ty meï ôû chính quoác.
Caùc xí nghieäp môùi hình thaønh thöôøng toàn taïi döôùi daïng hoãn hôïp song phöông hoaëc
ña phöông, nhöng cuõng coù nhöõng xí nghieäp toaøn boä voán cuûa coâng ty nöôùc ngoaøi.
Xuaát khaåu tö baûn cho vay (ñaàu tö giaùn tieáp) laø hình thöùc xuaát khaåu tö baûn
ñöôïc thöïc hieän döôùi hình thöùc cho chính phuû, thaønh phoá, hay moät ngaân haøng ôû
nöôùc ngoaøi vay tö baûn tieàn teä coù thu laõi.
Thöïc hieän caùc hình thöùc xuaát khaåu tö baûn treân, xeùt veà chuû sôû höõu tö baûn,
coù theå phaân tích thaønh xuaát khaåu tö baûn tö nhaân vaø xuaát khaåu tö baûn nhaø
nöôùc.
Xuaát khaåu tö baûn nhaø nöôùc laø nhaø nöôùc tö baûn ñoäc quyeàn duøng nguoàn
voán töø ngaân quyõ cuûa mình ñeå ñaàu tö vaøo nöôùc nhaäp khaåu tö baûn; hoaëc vieän
trôï coù hoaøn laïi hay khoâng hoaøn laïi, ñeå thöïc hieän nhöõng muïc tieâu veà kinh teá,
chính trò vaø quaân söï.
+ Söï phaân chia theá giôùi veà kinh teá giöõa caùc toå chöùc ñoäc quyeàn
-Quaù trình tích tuï vaø taäp trung tö baûn phaùt trieån, vieäc xuaát khaåu tö baûn taêng
leân caû veà quy moâ vaø phaïm vi taát yeáu daãn tôùi söï phaân chia theá giôùi veà maët
kinh teá giöõa caùc taäp ñoaøn tö baûn ñoäc quyeàn vaø hình thaønh caùc toå chöùc ñoäc
quyeàn quoác teá.
-Söï ñuïng ñoä treân tröôøng quoác teá giöõa caùc toå chöùc ñoäc quyeàn quoác gia coù
söùc maïnh kinh teá huøng haäu laïi ñöôïc söï uûng hoä cuûa nhaø nöôùc “cuûa mình” vaø

136
caùc cuoäc caïnh tranh khoác lieät giöõa chuùng taát yeáu daãn ñeán xu höôùng thoûa hieäp,
kyù keát caùc hieäp ñònh, ñeå cuûng coá ñòa vò ñoäc quyeàn cuûa chuùng trong nhöõng
lónh vöïc vaø nhöõng thò tröôøng nhaát ñònh. Töø ñoù hình thaønh caùc lieân minh ñoäc
quyeàn quoác teá döôùi daïng caùcten, xanhñica, tôrôùt quoác teá…
+ Söï phaân chia theá giôùi veà laõnh thoå giöõa caùc cöôøng quoác ñeá quoác
Söï phaân chia theá giôùi veà kinh teá ñöôïc cuûng coá vaø taêng cöôøng baèng vieäc
phaân chia theá giôùi veà laõnh thoå.
Söï phaân chia laõnh thoå vaø phaùt trieån khoâng ñeàu cuûa chuû nghóa tö baûn taát
yeáu daãn ñeán cuoäc ñaáu tranh ñoøi chia laïi theá giôùi. Ñoù laø nguyeân nhaân chính
daãn ñeán Chieán tranh theá giôùi laàn thöù nhaát 1914 – 1918 vaø Chieán tranh theá giôùi
laàn thöù hai 1939 – 1945.
b. Ñaëc ñieåm naøo laø quan troïng nhaát? Vì sao?
Trong naêm ñaëc ñieåm kinh teá treân, ñaëc ñieåm thöù nhaát – taäp trung saûn xuaát vaø
caùc toå chöùc ñoäc quyeàn - laø quan troïng nhaát. Bôûi vì:
+ Phaûn aùnh quan heä thoáng trò vaø boùc loät cuûa chuû nghóa tö baûn trong taát caû
caùc ngaønh kinh teá cuûa xaõ hoäi tö baûn vaø treân toaøn theá giôùi töø cuoái theá kyû
XIX ñeán nay.
+ Theå hieän söï thoáng trò cuûa töï do caïnh tranh ñöôïc thay theá baèng söï thoáng trò
cuûa ñoäc quyeàn, vaø ñoù laø bieåu hieän taäp trung nhaát baûn chaát kinh teá cuûa CNTB
ñoäc quyeàn: CNTB töï do caïnh tranh phaùt trieån ñeán ñoä nhaát ñònh thì xuaát hieän caùc
toå chöùc ñoäc quyeàn. Khi söùc maïnh cuûa caùc toå chöùc ñoäc quyeàn ñaõ ñöôïc nhaân
leân nhanh choùng vaø töøng böôùc chieám ñòa vò chi phoái trong toaøn neàn kinh teá.
Laøm cho CNTB töï do caïnh tranh bò tieâu vong, chuû nghóa tö baûn böôùc sang giai ñoaïn
phaùt trieån môùi – chuû nghóa tö baûn ñoäc quyeàn. Söï thoáng trò cuûa ñoäc quyeàn laø
cô sôû cuûa CNTB ñoäc quyeàn.
+ Bieåu hieän ñöôïc ñaëc tröng cuûa CNTB trong giai ñoaïn môùi, phaân bieät söï khaùc
nhau giöõa CNTB töï do caïnh tranh vaø CNTB ñoäc quyeàn.
+ Ñaëc ñieåm naøy laø tieàn ñeà, quyeát ñònh caùc ñaëc ñieåm khaùc, coù ñaëc ñieåm
naøy môùi coù caùc ñaëc ñieåm coøn laïi.
+ Ñaùnh daáu naác thang môùi trong quaù trình phaùt trieån vaø ñieàu chænh cuûa
CNTB caû veà löïc löôïng saûn xuaát vaø quan heä saûn xuaát ñeå thích öùng vôùi nhöõng
bieán ñoäng môùi trong tình hình kinh teá - chính trò theá giôùi vaøo cuoái theá kyû XIX -
ñaàu theá kyû XX. Ñoàng thôøi ñaây cuõng laø ñaëc ñieåm quyeát ñònh xu höôùng vaän
ñoäng cuûa CNTB: bôûi vì, söï thoáng trò cuûa ñoäc quyeàn laøm cho maâu thuaãn cô baûn
cuûa CNTB caøng saâu saéc hôn, ñoù seõ laø thaùch thöùc vaø ñe doïa söï toàn taïi cuûa
CNTB.
29.Phaân tích nguyeân nhaân hình thaønh, baûn chaát vaø nhöõng bieåu hieän
chuû yeáu cuûa CNTB ñoäc quyeàn nhaø nöôùc. YÙ nghóa nghieân cöùu.
a. Nguyeân nhaân hình thaønh CNTB ñoäc quyeàn nhaø nöôùc
Chuû nghóa tö baûn ñoäc quyeàn chuyeån thaønh chuû nghóa tö baûn ñoäc quyeàn nhaø
nöôùc laø khuynh höôùng taát yeáu. Noù baét nguoàn töø caùc nguyeân nhaân sau:
+ Quaù trình tích tuï vaø taäp trung tö baûn ngaøy caøng gia taêng keùo theo tích tuï vaø
taäp trung saûn xuaát caøng cao, taïo ra nhöõng cô caáu kinh teá to lôùn ñoøi hoûi moät söï
137
ñieàu tieát xaõ hoäi ñoái vôùi saûn xuaát vaø phaân phoái töø moät trung taâm. Hôn nöõa,
löïc löôïng saûn xuaát xaõ hoäi hoùa ngaøy caøng cao maâu thuaãn gay gaét vôùi hình thöùc
chieám höõu tö nhaân tö baûn chuû nghóa, taát yeáu ñoøi hoûi phaûi coù moät hình thöùc
môùi cuûa quan heä saûn xuaát ñeå löïc löôïng saûn xuaát phaùt trieån.
+ Söï phaùt trieån cuûa phaân coâng lao ñoäng xaõ hoäi ñaõ laøm xuaát hieän moät soá
ngaønh maø caùc toå chöùc ñoäc quyeàn tö baûn tö nhaân khoâng theå hoaëc khoâng muoán
kinh doanh vì ñaàu tö lôùn, thu hoài voán chaäm, ít lôïi nhuaän, nhaát laø caùc ngaønh
thuoäc keát caáu haï taàng. Do ñoù, nhaø nöôùc tö saûn phaûi ñöùng ra ñaûm nhieäm kinh
doanh caùc ngaønh ñoù, taïo ñieàu kieän cho caùc toå chöùc ñoäc quyeàn tö nhaân kinh
doanh caùc ngaønh khaùc coù lôïi hôn.
+ Söï thoáng trò cuûa ñoäc quyeàn ñaõ laøm saâu saéc theâm söï ñoái khaùng giöõa giai
caáp tö saûn vôùi giai caáp voâ saûn vaø nhaân daân lao ñoäng. Nhaø nöôùc phaûi coù
nhöõng chính saùch ñeå xoa dòu nhöõng maâu thuaãn ñoù.
+ Cuøng vôùi xu höôùng quoác teá hoùa ñôøi soáng kinh teá, söï baønh tröôùng cuûa
caùc lieân minh ñoäc quyeàn quoác teá vaáp phaûi nhöõng haøng raøo quoác gia daân toäc
vaø xung ñoät lôïi ích vôùi caùc ñoái thuû treân thò tröôøng theá giôùi maø töøng toå chöùc
ñoäc quyeàn khoâng theå töï giaûi quyeát noåi. Tình hình ñoù, ñoøi hoûi nhaø nöôùc phaûi
tham gia vaøo ñieàu tieát caùc quan heä chính trò vaø kinh teá quoác teá.
b. Baûn chaát cuûa chuû nghóa tö baûn ñoäc quyeàn nhaø nöôùc
-Laø söï keát hôïp söùc maïnh cuûa caùc toå chöùc ñoäc quyeàn tö nhaân vôùi söùc
maïnh cuûa nhaø nöôùc tö saûn thaønh moät thieát cheá vaø theå cheá thoáng nhaát, trong
ñoù nhaø nöôùc can thieäp vaøo caùc quaù trình kinh teá nhaèm baûo veä lôïi ích cuûa caùc
toå chöùc ñoäc quyeàn vaø cöùu nguy cho chuû nghóa tö baûn.
-Chuû nghóa tö baûn ñoäc quyeàn nhaø nöôùc laø naác thang phaùt trieån môùi cuûa
chuû nghóa tö baûn ñoäc quyeàn. Noù laø söï thoáng nhaát cuûa ba quaù trình gaén boù
chaët cheõ vôùi nhau: i) taêng söùc maïnh cuûa caùc toå chöùc ñoäc quyeàn; ii) taêng vai
troø can thieäp cuûa nhaø nöôùc vaøo kinh teá; ii) keát hôïp söùc maïnh kinh teá cuûa ñoäc
quyeàn tö nhaân vôùi söùc maïnh chính trò cuûa nhaø nöôùc.
-Chuû nghóa tö baûn ñoäc quyeàn nhaø nöôùc laø moät quan heä kinh teá, chính trò, xaõ
hoäi chöù khoâng phaûi laø moät chính saùch trong giai ñoaïn ñoäc quyeàn cuûa chuû nghóa
tö baûn.
c. Nhöõng bieåu hieän chuû yeáu cuûa chuû nghóa tö baûn ñoäc quyeàn nhaø nöôùc
+ Söï keát hôïp veà nhaân söï giöõa toå chöùc ñoäc quyeàn vaø nhaø nöôùc: Laø söï
thaâm nhaäp cuûa caùc nhaø tö baûn ñoäc quyeàn vaøo boä maùy nhaø nöôùc vaø ngöôïc
laïi. Söï keát hôïp veà nhaân söï ñöôïc theå hieän ôû choã thoâng qua caùc hoäi chuû; moät
maët, caùc ñaïi bieåu cuûa caùc toå chöùc ñoäc quyeàn tham gia vaøo boä maùy nhaø nöôùc
vôùi nhöõng cöông vò khaùc nhau; maët khaùc, caùc quan chöùc vaø nhaân vieân chính
phuû ñöôïc caøi vaøo caùc ban quaûn trò cuûa caùc toå chöùc ñoäc quyeàn, giöõ nhöõng
chöùc vuï troïng yeáu chính thöùc hoaëc danh döï, hoaëc trôû thaønh nhöõng ngöôøi ñôõ
ñaàu caùc toå chöùc ñoäc quyeàn.
+ Söï hình thaønh vaø phaùt trieån sôû höõu nhaø nöôùc:
- Sôû höõu ñoäc quyeàn nhaø nöôùc laø sôû höõu taäp theå cuûa giai caáp tö baûn ñoäc
quyeàn coù nhieäm vuï uûng hoä vaø phuïc vuï lôïi ích cuûa tö baûn ñoäc quyeàn nhaèm duy

138
trì söï toàn taïi cuûa chuû nghóa tö baûn. Noù taêng cöôøng moái quan heä giöõa sôû höõu
nhaø nöôùc vaø sôû höõu ñoäc quyeàn tö nhaân ñoàng thôøi laøm gia taêng sôû höõu nhaø
nöôùc.
- Sôû höõu nhaø nöôùc khoâng chæ bao goàm nhöõng ñoäng saûn vaø baát ñoäng saûn
cho hoaït ñoäng cuûa boä maùy nhaø nöôùc, maø goàm caû nhöõng doanh nghieäp nhaø
nöôùc trong caùc lónh vöïc keát caáu haï taàng kinh teá – xaõ hoäi nhö giao thoâng vaän
taûi, giaùo duïc, y teá, baûo hieåm xaõ hoäi. Sôû höõu nhaø nöôùc ñöôïc hình thaønh döôùi
nhieàu caùch thöùc khaùc nhau: xaây döïng doanh nghieäp nhaø nöôùc baèng voán ngaân
saùch; quoác höõu hoùa caùc xí nghieäp tö nhaân baèng caùch mua laïi; nhaø nöôùc mua coå
phaàn cuûa caùc xí nghieäp tö nhaân…
Trong neàn kinh teá, caùc doanh nghieäp nhaø nöôùc thöïc hieän caùc chöùc naêng quan
troïng sau: i) baûo ñaûm ñòa baøn roäng lôùn cho söï phaùt trieån cuûa chuû nghóa tö baûn
baèng vieäc tham gia vaøo nhöõng ngaønh ñoøi hoûi voán ñaàu tö lôùn vaø trình ñoä
nghieân cöùu khoa hoïc cao; ii) giaûi phoùng tö baûn cuûa toå chöùc ñoäc quyeàn töø
nhöõng ngaønh ít laõi ñeå ñöa vaøo nhöõng ngaønh kinh doanh coù hieäu quaû hôn; iii)
laøm choã döïa veà kinh teá cho nhaø nöôùc ñeå nhaø nöôùc ñieàu tieát moät soá quaù trình
kinh teá phuïc vuï lôïi ích cuûa taàng lôùp tö baûn ñoäc quyeàn.
+ Söï ñieàu tieát kinh teá cuûa nhaø nöôùc tö saûn
-Söï tham gia cuûa nhaø nöôùc tö saûn vaøo vieäc ñieàu tieát quaù trình kinh teá thoâng
qua heä thoáng ñieàu tieát kinh teá cuûa nhaø nöôùc. Ñoù laø moät toång theå nhöõng thieát
cheá vaø theå cheá kinh teá cuûa nhaø nöôùc bao goàm boä maùy quaûn lyù gaén vôùi heä
thoáng chính saùch, coâng cuï coù khaû naêng ñieàu tieát söï vaän ñoäng cuûa toaøn boä
neàn kinh teá quoác daân, toaøn boä quaù trình taùi saûn xuaát xaõ hoäi theo höôùng coù lôïi
cho taàng lôùp tö baûn ñoäc quyeàn.
-Bieåu hieän roõ neùt nhaát trong söï ñieàu tieát kinh teá cuûa chuû nghóa tö baûn ñoäc
quyeàn nhaø nöôùc laø caùc chính saùch kinh teá treân nhieàu laõnh vöïc bao goàm: chính
saùch choáng khuûng hoaûng chu kyø, choáng laïm phaùt; chính saùch taêng tröôûng kinh
teá; chính saùch xaõ hoäi; chính saùch kinh teá ñoái ngoaïi… Caùc coâng cuï chuû yeáu
nhaø nöôùc tö saûn duøng ñeå ñieàu tieát kinh teá vaø thöïc hieän caùc chính saùch kinh teá
laø: ngaân saùch, thueá, heä thoáng tieàn teä – tín duïng, caùc doanh nghieäp nhaø nöôùc,
keá hoaïch hoùa hay chöông trình kinh teá vaø caùc coâng cuï haønh chính – phaùp lyù.
30.Phaân tích nhöõng bieåu hieän cuûa quy luaät giaù trò vaø quy luaät giaù trò
thaëng dö trong giai ñoaïn töï do caïnh tranh vaø ñoäc quyeàn cuûa chuû nghóa
tö baûn.
a. Söï bieåu hieän cuûa quy luaät giaù trò trong giai ñoaïn töï do caïnh tranh vaø
ñoäc quyeàn cuûa chuû nghóa tö baûn
+ Tröôùc heát caàn nhaän thöùc roõ quy luaät giaù trò hoaït ñoäng trong taát caû moïi
neàn saûn xuaát coù saûn xuaát haøng hoùa; nghóa laø ôû ñaâu coù saûn xuaát haøng hoùa
ôû ñoù coù quy luaät giaù trò hoaït ñoäng. Noù laø quy luaät kinh teá cô baûn cuûa saûn
xuaát vaø trao ñoåi haøng hoùa. Hoaït ñoäng cuûa quy luaät giaù trò thoâng qua hoaït ñoäng
cuûa giaù caû, thoâng thöôøng giaù caû xoay quanh giaù trò (giaù caû coù theå cao, baèng,
hay thaáp hôn giaù trò), do giaù caû chòu taùc ñoäng cuûa nhieàu nhaân toá khaùc ngoaøi
giaù trò

139
+ Trong giai ñoaïn chuû nghóa tö baûn töï do caïnh tranh do coù söï caïnh tranh
giöõa caùc ngaønh hình thaønh giaù caû saûn xuaát. Vì vaäy, quy luaät giaù trò chuyeån
hoùa thaønh quy luaät giaù caû saûn xuaát, khi hình thaønh giaù caû saûn xuaát thì giaù
caû thò tröôøng cuûa haøng hoùa luùc naøy xoay quanh giaù caû saûn xuaát. Coøn trong
giai ñoaïn chuû nghóa tö baûn ñoäc quyeàn, do hình thaønh caùc toå chöùc ñoäc quyeàn,
caùc toå chöùc ñoäc quyeàn thao tuùng thò tröôøng daãn ñeán hình thaønh giaù caû ñoäc
quyeàn, giaù caû thò tröôøng cuûa haøng hoùa luùc naøy xoay quanh giaù caû ñoäc
quyeàn.
b. Bieåu hieän cuûa quy luaät giaù trò thaëng dö trong giai ñoaïn töï do caïnh tranh
vaø ñoäc quyeàn cuûa chuû nghóa tö baûn
- Caàn phaûi nhaän thöùc quy luaät giaù trò thaëng dö laø quy luaät kinh teá cô baûn
cuûa chuû nghóa tö baûn. Quy luaät giaù trò thaëng dö hoaït ñoäng trong caùc giai ñoaïn
phaùt trieån cuûa chuû nghóa tö baûn.
- Trong giai ñoaïn chuû nghóa tö baûn töï do caïnh tranh, söï caïnh tranh cao giöõa caùc
ngaønh daãn ñeán hình thaønh lôïi nhuaän bình quaân, vì vaäy quy luaät giaù trò thaëng dö
trong giai ñoaïn naøy bieåu hieän thaønh quy luaät lôïi nhuaän bình quaân.
- Trong giai ñoaïn chuû nghóa tö baûn ñoäc quyeàn, do tích luõy, tích tuï, taäp trung tö
baûn taäp trung saûn xuaát hình thaønh caùc toå chöùc tö baûn ñoäc quyeàn. Muïc ñích
cuûa toå chöùc ñoäc quyeàn laø nhaèm thu lôïi nhuaän ñoäc quyeàn cao. Vì vaäy, quy luaät
giaù trò thaëng dö trong giai ñoaïn chuû nghóa tö baûn ñoäc quyeàn bieåu hieän thaønh
quy luaät lôïi nhuaän ñoäc quyeàn.
Phần thứ ba

31.Noäi dung söù meänh lòch söû cuûa giai caáp coâng nhaân laø gì? Lieân heä
vôùi vai troø cuûa giai caáp coâng nhaân Vieät Nam.
a. Noäi dung söù meänh lòch söû cuûa giai caáp coâng nhaân
Noùi moät caùch khaùi quaùt, noäi dung söù meänh lòch söû cuûa giai caáp coâng
nhaân laø: xoùa boû cheá ñoä tö baûn chuû nghóa, xoùa boû cheá ñoä ngöôøi boùc loät
ngöôøi, giaûi phoùng giai caáp coâng nhaân, nhaân daân lao ñoäng vaø toaøn theå nhaân
loaïi khoûi söï aùp böùc, boùc loät, ngheøo naøn, laïc haäu, xaây döïng xaõ hoäi coäng saûn
vaên minh.
Söù meänh lòch söû cuûa giai caáp coâng nhaân ñöôïc tieán haønh qua hai böôùc:
- Böôùc thöù nhaát laø giai caáp coâng nhaân phaûi ñaáu tranh giaønh laáy chính
quyeàn nhaø nöôùc veà tay giai caáp coâng nhaân vaø nhaân daân lao ñoäng.
- Böôùc thöù hai laø giai caáp coâng nhaân söû duïng chính quyeàn ñaõ giaønh ñöôïc
ñeå caûi taïo xaõ hoäi cuõ vaø xaây döïng xaõ hoäi môùi treân taát caû caùc lónh vöïc cuûa
ñôøi soáng xaõ hoäi
b. Vai troø cuûa giai caáp coâng nhaân Vieät Nam
- Thoâng qua Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam, giai caáp coâng nhaân laõnh ñaïo nhaân
daân Vieät Nam hoaøn thaønh thaéng lôïi caùch maïng daân toäc daân chuû nhaân daân,
giaønh chính quyeàn veà tay mình vaø nhaân daân lao ñoäng, giaønh ñoäc laäp cho daân
toäc.
- Thoâng qua Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam, giai caáp coâng nhaân laõnh ñaïo nhaân

140
daân Vieät Nam thöïc hieän thaéng lôïi hai cuoäc khaùng chieán vó ñaïi: ñaùnh ñoå taän
goác cheá ñoä thöïc daân kieåu cuõ vaø kieåu môùi; thoáng nhaát ñaát nöôùc vaø ñöa caû
nöôùc böôùc vaøo thôøi kyø xaây döïng xaõ hoäi môùi – thôøi kyø quaù ñoä leân CNXH.
- Thoâng qua Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam, giai caáp coâng nhaân laõnh ñaïo nhaân
daân Vieät Nam thöïc hieän coâng cuoäc ñoåi môùi ñaát nöôùc vaø ñaõ giaønh ñöôïc thaéng
lôïi, tuy môùi chæ laø böôùc ñaàu nhöng ñaõ ñöa ñaát nöôùc ra khoûi khuûng hoaûng kinh
teá - xaõ hoäi; giöõ vöõng ñònh höôùng xaõ hoäi chuû nghóa; môû roäng quan heä, hôïp
taùc vôùi caùc quoác gia treân theá giôùi; thöïc hieän töøng böôùc söï nghieäp coâng nghieäp
hoùa, hieän ñaïi hoùa, phaán ñaáu ñeán naêm 2020 ñöa nöôùc ta trôû thaønh nöôùc coâng
nghieäp.
32.Giai caáp coâng nhaân laø gì? Vì sao noùi Ñaûng Coäng saûn laø nhaân toá
ñaûm baûo cho giai caáp coâng nhaân hoaøn thaønh söù meänh lòch söû cuûa
mình?
a. Khaùi nieäm Giai caáp coâng nhaân
-Giai caáp coâng nhaân laø moät taäp ñoaøn xaõ hoäi oån ñònh, hình thaønh vaø phaùt
trieån cuøng vôùi quaù trình phaùt trieån cuûa neàn coâng nghieäp hieän ñaïi, vôùi nhòp ñoä
phaùt trieån cuûa löïc löôïng saûn xuaát coù tính xaõ hoäi hoùa ngaøy caøng cao; laø löïc
löôïng saûn xuaát cô baûn tieân tieán, tröïc tieáp hoaëc giaùn tieáp tham gia vaøo quaù trình
saûn xuaát, taùi saûn xuaát ra cuûa caûi vaät chaát vaø caûi taïo caùc quan heä xaõ hoäi; laø
löïc löôïng chuû yeáu cuûa tieán trình lòch söû quaù ñoä töø chuû nghóa tö baûn leân chuû
nghóa xaõ hoäi.
-ÔÛ caùc nöôùc tö baûn chuû nghóa, giai caáp coâng nhaân laø nhöõng ngöôøi khoâng
coù hoaëc veà cô baûn khoâng coù tö lieäu saûn xuaát, phaûi laøm thueâ cho giai caáp tö
saûn vaø bò giai caáp tö saûn boùc loät giaù trò thaëng dö. ÔÛ caùc nöôùc xaõ hoäi chuû
nghóa, hoï laø ngöôøi ñaõ cuøng nhaân daân lao ñoäng laøm chuû nhöõng tö lieäu saûn
xuaát chuû yeáu vaø cuøng nhau hôïp taùc lao ñoäng vì lôïi ích chung cuûa toaøn xaõ hoäi
trong ñoù coù lôïi ích chính ñaùng cuûa baûn thaân hoï.
b. Vì sao noùi ñaûng coäng saûn laø nhaân toá ñaûm baûo cho giai caáp coâng
nhaân hoaøn thaønh söù meänh lòch söû cuûa mình?
+Lòch söû phong traøo coâng nhaân taát caû caùc nöôùc chöùng minh raèng chæ do löïc
löôïng cuûa rieâng baûn thaân mình thì giai caáp coâng nhaân chæ coù theå ñi ñeán yù thöùc
coâng lieân chuû nghóa. Chæ khi naøo giai caáp coâng nhaân ñaït ñeán trình ñoä töï giaùc
baèng caùch tieáp thu lyù luaän caùch maïng vaø khoa hoïc cuûa chuû nghóa Maùc - Leânin
thì luùc ñoù phong traøo caùch maïng cuûa giai caáp coâng nhaân môùi thaät söï laø phong
traøo mang tính chính trò.
-Phaûi coù moät heä thoáng lyù luaän soi ñöôøng, giai caáp coâng nhaân môùi ñaït tôùi
trình ñoä nhaän thöùc lyù luaän veà vai troø lòch söû cuûa mình. Do ñoù, söï hình thaønh
chính ñaûng cuûa giai caáp coâng nhaân laø taát yeáu. Söï xaâm nhaäp cuûa chuû nghóa xaõ
hoäi khoa hoïc vaøo phong traøo coâng nhaân daãn ñeán söï hình thaønh chính ñaûng cuûa
giai caáp coâng nhaân. Söï ra ñôøi cuûa ñaûng coäng saûn laø nhaân toá quyeát ñònh ñeå
giai caáp coâng nhaân hoaøn thaønh söù meänh lòch söû cuûa mình.
-V. I. Leânin ñaõ khaùi quaùt ñaûng coäng saûn laø söï keát hôïp chuû nghóa xaõ hoäi
khoa hoïc vôùi phong traøo coâng nhaân. Nhöng ôû moãi nöôùc, söï keát hôïp aáy laïi ñöôïc

141
thöïc hieän baèng nhöõng con ñöôøng khaùc nhau, tuøy theo ñieàu kieän lòch söû cuï theå.
ÔÛ nhieàu nöôùc thuoäc ñòa vaø nöûa thuoäc ñòa, söï ra ñôøi cuûa ñaûng coäng saûn
thöôøng laø saûn phaåm cuûa söï keát hôïp Chuû nghóa Maùc - Leânin vôùi phong traøo
coâng nhaân vaø phong traøo yeâu nöôùc chaân chính.
+Ñaûng coäng saûn laø toå chöùc chính trò cao nhaát cuûa giai caáp coâng nhaân, ñaïi
bieåu cho lôïi ích vaø trí tueä cuûa giai caáp coâng nhaân vaø nhaân daân lao ñoäng. Söï
laõnh ñaïo cuûa ñaûng coäng saûn cuõng chính laø söï laõnh ñaïo cuûa giai caáp coâng
nhaân. Giai caáp coâng nhaân thöïc hieän vai troø laõnh ñaïo cuûa mình thoâng qua ñaûng
coäng saûn.
-Ñaûng coäng saûn laø moät toå chöùc chính trò taäp hôïp nhöõng coâng nhaân tieân
tieán, coù giaùc ngoä lyù töôûng caùch maïng, ñöôïc trang bò lyù luaän chuû nghóa Maùc -
Leânin, do vaäy ñaûng trôû thaønh ñoäi tieân phong chieán ñaáu, laõnh tuï chính trò vaø boä
tham möu chieán ñaáu cuûa giai caáp coâng nhaân.
-Giai caáp coâng nhaân laø cô sôû giai caáp cuûa ñaûng coäng saûn, laø nguoàn boå
sung löïc löôïng phong phuù cho ñaûng coäng saûn. Nhöõng ñaûng vieân cuûa ñaûng laø
nhöõng coâng nhaân tieân tieán, öu tuù coù giaùc ngoä lyù töôûng caùch maïng, ñöôïc trang
bò lyù luaän cuûa chuû nghóa Maùc - Leânin, töï giaùc gia nhaäp ñaûng vaø ñöôïc caùc toå
chöùc chính trò - xaõ hoäi cuûa giai caáp coâng nhaân giôùi thieäu cho ñaûng.
33.Caùch maïng XHCN laø gì? Phaân tích muïc tieâu, ñoäng löïc vaø noäi dung
cô baûn cuûa caùch maïng XHCN. YÙ nghóa nghieân cöùu.
a. Khaùi nieäm caùch maïng XHCN
Caùch maïng xaõ hoäi chuû nghóa ñöôïc hieåu theo hai nghóa:
+ Theo nghóa heïp: caùch maïng xaõ hoäi chuû nghóa laø moät cuoäc caùch maïng
chính trò, cuoäc caùch maïng naøy keát thuùc khi giai caáp coâng nhaân cuøng nhaân daân
lao ñoäng giaønh ñöôïc chính quyeàn, thieát laäp neân nhaø nöôùc cuûa giai caáp coâng
nhaân vaø nhaân daân lao ñoäng.
+ Theo nghóa roäng: caùch maïng xaõ hoäi chuû nghóa laø quaù trình caûi bieán caùch
maïng toaøn dieän treân taát caû caùc lónh vöïc cuûa ñôøi soáng xaõ hoäi. Noù baét ñaàu
baèng moät cuoäc caùch maïng chính trò nhaèm giaønh chính quyeàn veà tay giai caáp
coâng nhaân vaø nhaân daân lao ñoäng vaø keát thuùc khi ñaõ xaây döïng thaønh coâng
chuû nghóa xaõ hoäi.
b. Muïc tieâu, ñoäng löïc vaø noäi dung cô baûn cuûa caùch maïng xaõ hoäi chuû
nghóa
+ Muïc tieâu cuûa caùch maïng XHCN:
-Söï tieán trieån daàn daàn caùc giai ñoaïn phaùt trieån cuûa hình thaùi kinh teá - xaõ
hoäi coäng saûn chuû nghóa, seõ taïo ra nhöõng ñieàu kieän tieán tôùi muïc tieâu cao caû
nhaát nhö C. Maùc noùi laø: bieán con ngöôøi töø vöông quoác cuûa taát yeáu sang vöông
quoác cuûa töï do. Ñeå tieán tôùi muïc tieâu neâu treân, caùch maïng xaõ hoäi chuû nghóa
phaûi traûi qua hai giai ñoaïn, vôùi muïc tieâu cuï theå:
- Muïc tieâu giai ñoaïn thöù nhaát cuûa cuoäc caùch mang xaõ hoäi chuû nghóa laø giai
caáp coâng nhaân phaûi ñoaøn keát vôùi nhaân daân lao ñoäng ñaáu tranh laät ñoå chính
quyeàn cuûa giai caáp thoáng trò boùc loät, giaønh laáy chính quyeàn veà tay giai caáp

142
coâng nhaân vaø nhaân daân lao ñoäng.
- Muïc tieâu giai ñoaïn thöù hai cuûa cuoäc caùch maïng xaõ hoäi chuû nghóa laø giai
caáp coâng nhaân phaûi taäp hôïp caùc taàng lôùp nhaân daân lao ñoäng vaøo coâng cuoäc
xaây döïng xaõ hoäi môùi veà moïi maët, xoùa boû moïi cheá ñoä ngöôøi boùc loät ngöôøi
nhaèm ñem laïi cuoäc soáng aám no cho toaøn daân. Khi naïn ngöôøi boùc loät ngöôøi bò
xoùa boû thì naïn daân toäc naøy boùc loät daân toäc khaùc cuõng bò xoùa boû.
+ Ñoäng löïc cuûa caùch maïng XHCN
-Giai caáp coâng nhaân vöøa laø giai caáp laõnh ñaïo, vöøa laø löïc löôïng chuû yeáu
trong caùc giai ñoaïn tieán haønh caùch maïng xaõ hoäi chuû nghóa.
-Giai caáp noâng daân coù nhieàu lôïi ích cô baûn thoáng nhaát vôùi lôïi ích cuûa giai
caáp coâng nhaân. Vì vaäy, giai caáp noâng daân trôû thaønh löïc löôïng ñoâng ñaûo trong
cuoäc ñaáu tranh giaønh chính quyeàn. Töø thöïc tieãn phong traøo voâ saûn Phaùp, Ñöùc,
Nga… chuû nghóa Maùc - Leânin ñaõ chæ ra: Neáu giai caáp coâng nhaân khoâng thöïc
hieän ñöôïc baøi ñoàng ca caùch maïng vôùi giai caáp noâng daân thì baøi ñôn ca cuûa giai
caáp coâng nhaân seõ trôû thaønh baøi ai ñieáu. Trong quaù trình xaây döïng chuû nghóa
xaõ hoäi, giai caáp coâng nhaân chæ coù theå hoaøn thaønh söù meänh lòch söû cuûa mình,
khi loâi cuoán heát thaûy quaàn chuùng lao ñoäng ñi theo mình vaøo con ñöôøng kieán
thieát neàn kinh teá môùi, vaøo con ñöôøng taïo ra nhöõng quan heä xaõ hoäi môùi.
-Taàng lôùp trí thöùc khoâng ñaïi bieåu cho baát kyø moät phöông thöùc saûn xuaát
naøo, khoâng coù heä tö töôûng ñoäc laäp. Trí thöùc phuïc vuï giai caáp naøo thì mang yù
thöùc heä cuûa giai caáp ñoù. Taàng lôùp trí thöùc coù vò trí quan troïng trong caùch maïng
xaõ hoäi chuû nghóa. Trong quaù trình ñaáu tranh giaønh chính quyeàn cuõng nhö trong
quaù trình xaây döïng chuû nghóa xaõ hoäi, trí thöùc coù vai troø raát quan troïng. Leânin
ñaùnh giaù cao vai troø cuûa ñoäi nguõ trí thöùc. Trí thöùc laø nhöõng ngöôøi coù ñoùng
goùp to lôùn trong vieäc chaêm soùc söùc khoûe nhaân daân, phaùt trieån daân trí, ñaøo taïo
nguoàn nhaân löïc cho ñaát nöôùc; tham gia xaây döïng ñöôøng loái cuûa Ñaûng, chính
saùch cuûa Nhaø nöôùc vaø toå chöùc thöïc hieän ñöôøng loái, chính saùch ñoù. Trong
caùch maïng khoa hoïc vaø coâng ngheä hieän ñaïi thì vai troø ñoäng löïc phaùt trieån xaõ
hoäi cuûa trí thöùc ngaøy caøng cao.
+Noäi dung cuûa caùch maïng XHCN
-Trong lónh vöïc chính trò: Thieát laäp söï thoáng trò veà maët chính trò cuûa giai caáp
coâng nhaân vaø nhaân daân lao ñoäng, treân cô sôû ñaäp tan boä maùy nhaø nöôùc cuûa
giai caáp tö saûn hoaëc caùc cheá ñoä nhaø nöôùc khaùc trong lòch söû. Xaây döïng nhaø
nöôùc daân chuû kieåu môùi: daân chuû ñoái vôùi giai caáp coâng nhaân vaø nhaân daân lao
ñoäng; thöïc hieän chuyeân chính kieåu môùi, ñeø beïp söï phaûn khaùng cuûa giai caáp tö
saûn vaø boïn phaûn ñoäng choáng laïi nhaân daân lao ñoäng. Taïo ra nhöõng ñieàu kieän
thu huùt ngaøy caøng ñoâng ñaûo quaàn chuùng nhaân daân lao ñoäng tham gia vaøo vieäc
quaûn lyù nhaø nöôùc, quaûn lyù xaõ hoäi.
-Trong lónh vöïc kinh teá: Nhieäm vuï troïng taâm coù yù nghóa quyeát ñònh cho söï
thaéng lôïi cuûa caùch maïng xaõ hoäi chuû nghóa laø phaùt trieån kinh teá, khoâng ngöøng
naâng cao naêng suaát lao ñoäng, caûi thieän ñôøi soáng nhaân daân. Caùch maïng xaõ hoäi
chuû nghóa trong lónh vöïc kinh teá tröôùc heát phaûi thay ñoåi vò trí, vai troø cuûa ngöôøi
lao ñoäng ñoái vôùi tö lieäu saûn xuaát, thay cheá ñoä sôû höõu tö nhaân tö baûn chuû
143
nghóa veà tö lieäu saûn xuaát baèng cheá ñoä sôû höõu xaõ hoäi chuû nghóa veà tö lieäu
saûn xuaát vôùi nhöõng hình thöùc thích hôïp. Cuøng vôùi vieäc caûi taïo quan heä saûn
xuaát cuõ, xaây döïng quan heä saûn xuaát môùi xaõ hoäi chuû nghóa, phaùt trieån löïc
löôïng saûn xuaát, khoâng ngöøng naâng cao naêng suaát lao ñoäng, treân cô sôû ñoù töøng
böôùc caûi thieän ñôøi soáng nhaân daân. Thöïc hieän nguyeân taéc xaõ hoäi chuû nghóa
veà vieäc phaân phoái saûn phaåm vaø phaân phoái lao ñoäng giöõa caùc thaønh vieân trong
xaõ hoäi. Naêng suaát lao ñoäng, hieäu quaû coâng taùc laø thöôùc ño soá löôïng lao ñoäng
cuûa moãi ngöôøi ñoùng goùp cho xaõ hoäi, treân cô sôû ñoù thöïc hieän phaân phoái theo
lao ñoäng.
-Trong lónh vöïc tö töôûng vaên hoùa: Döôùi chuû nghóa xaõ hoäi, giai caáp coâng
nhaân vaø nhaân daân lao ñoäng laø nhöõng ngöôøi saùng taïo ra nhöõng giaù trò vaên hoùa,
tinh thaàn. Giaù trò vaên hoùa, tinh thaàn cuûa xaõ hoäi chuû nghóa ñöôïc hình thaønh treân
cô sôû keá thöøa coù choïn loïc vaø naâng cao caùc giaù trò vaên hoùa truyeàn thoáng cuûa
daân toäc, tieáp thu caùc giaù trò vaên hoùa tieân tieán cuûa thôøi ñaïi. Thöïc hieän vieäc
giaûi phoùng nhöõng ngöôøi lao ñoäng veà maët tinh thaàn, thoâng qua töøng böôùc xaây
döïng theá giôùi quan vaø nhaân sinh quan môùi cho ngöôøi lao ñoäng, hình thaønh nhöõng
con ngöôøi môùi xaõ hoäi chuû nghóa.
34.Phaân tích noäi dung vaø nhöõng nguyeân taéc cô baûn cuûa lieân minh
giöõa giai caáp coâng nhaân vôùi giai caáp noâng daân vaø caùc taàng lôùp
nhaân daân lao ñoäng khaùc trong caùch maïng XHCN. Lieân heä thöïc tieãn
ôû Vieät Nam.
a. Noäi dung cuûa lieân minh coâng-noâng vôùi caùc taàng lôùp khaùc
+ Lieân minh veà chính trò:
Trong thôøi kyø ñaáu tranh giaønh chính quyeàn, giai caáp coâng nhaân vaø giai caáp
noâng daân lieân minh laïi thaønh moät löïc löôïng huøng maïnh, duøng baïo löïc caùch
maïng giaønh chính quyeàn, thieát laäp neàn chuyeân chính môùi, ñoù laø: chuyeân chính
voâ saûn hoaëc chuyeân chính daân chuû caùch maïng cuûa giai caáp voâ saûn vaø noâng
daân.
Trong quaù trình xaây döïng chuû nghóa xaõ hoäi, giai caáp coâng nhaân lieân minh
vôùi giai caáp noâng daân tham gia vaøo vieäc xaây döïng, cuûng coá chính quyeàn nhaø
nöôùc, baûo veä cheá ñoä xaõ hoäi chuû nghóa vaø moïi thaønh quaû caùch maïng, laøm cho
nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa ngaøy caøng vöõng maïnh.
+ Lieân minh veà kinh teá:
Ñaây laø noäi dung cô baûn nhaát, quyeát ñònh nhaát cho söï thaéng lôïi cuûa chuû
nghóa xaõ hoäi. Giai caáp coâng nhaân phaûi loâi keùo vaø laøm cho heát thaûy quaàn
chuùng lao ñoäng vaø bò boùc loät, cuõng nhö taát caû moïi taàng lôùp tieåu tö saûn, ñi theo
mình vaøo con ñöôøng kieán thieát kinh teá môùi, vaøo con ñöôøng taïo ra nhöõng quan heä
xaõ hoäi môùi, moät kyû luaät lao ñoäng môùi, moät toå chöùc lao ñoäng môùi, coù khaû
naêng phoái hôïp nhöõng thaønh töïu môùi nhaát cuûa khoa hoïc vaø kyõ thuaät tö baûn vôùi
söï taäp hôïp ñoâng ñaûo nhöõng ngöôøi lao ñoäng töï giaùc, nhöõng ngöôøi taïo ra neàn
saûn xuaát lôùn xaõ hoäi chuû nghóa.
Lieân minh giöõa giai caáp coâng nhaân vôùi giai caáp noâng daân veà kinh teá khi tieán
haønh xaây döïng chuû nghóa xaõ hoäi, vôùi nhöõng noäi dung cuï theå:

144
- Keát hôïp haøi hoøa lôïi ích kinh teá cuûa caùc giai caáp trong xaõ hoäi.
- Ñaûng Coäng saûn laõnh ñaïo nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa xaây döïng moät heä
thoáng chính saùch phuø hôïp ñaûm baûo cho söï phaùt trieån kinh teá noâng nghieäp, noâng
daân vaø noâng thoân.
- Töøng böôùc höôùng daãn giai caáp noâng daân töï giaùc, taïo ra neàn saûn xuaát lôùn
trong kinh teá noâng nghieäp, vôùi caùc hình thöùc vaø böôùc ñi phuø hôïp vôùi söï thay
ñoåi taâm lyù, taäp quaùn cuûa kinh teá tieåu noâng.
+ Lieân minh veà vaên hoùa, xaõ hoäi laø noäi dung quan troïng ñöôïc xuaát phaùt töø:
-Chuû nghóa xaõ hoäi ñöôïc xaây döïng treân moät neàn saûn xuaát coâng nghieäp hieän
ñaïi. Nhöõng ngöôøi muø chöõ, nhöõng ngöôøi coù trình ñoä vaên hoùa thaáp khoâng theå
taïo ra ñöôïc moät xaõ hoäi nhö vaäy. Vì vaäy, coâng nhaân, noâng daân vaø nhöõng ngöôøi
lao ñoäng khaùc phaûi thöôøng xuyeân hoïc taäp naâng cao trình ñoä vaên hoùa. Chuû
nghóa xaõ hoäi vôùi mong muoán xaây döïng moät xaõ hoäi nhaân vaên, nhaân ñaïo, quan
heä giöõa con ngöôøi vôùi con ngöôøi, giöõa daân toäc naøy vôùi daân toäc khaùc laø quan
heä höõu nghò, töông trôï giuùp ñôõ laãn nhau. Ñieàu ñoù chæ coù theå coù ñöôïc treân cô
sôû moät neàn vaên hoùa phaùt trieån cuûa nhaân daân.
-Chuû nghóa xaõ hoäi taïo ñieàu kieän cho quaàn chuùng nhaân daân lao ñoäng tham gia
quaûn lí kinh teá, quaûn lí xaõ hoäi, quaûn lí nhaø nöôùc. Nhaân daân muoán thöïc hieän
ñöôïc coâng vieäc quaûn lí cuûa mình caàn phaûi coù trình ñoä vaên hoùa, phaûi hieåu bieát
veà chính saùch vaø phaùp luaät.
b. Nguyeân taéc cô baûn cuûa lieân minh coâng-noâng vôùi caùc taàng lôùp khaùc
+ Phaûi ñaûm baûo vai troø laõnh ñaïo cuûa giai caáp coâng nhaân
Leânin cho raèng, xaây döïng khoái lieân minh giöõa giai caáp coâng nhaân vôùi giai
caáp noâng daân khoâng coù nghóa laø chia quyeàn laõnh ñaïo cuûa hai giai caáp naøy maø
phaûi ñi theo ñöôøng loái cuûa giai caáp coâng nhaân. Giai caáp noâng daân laø giai caáp
gaén vôùi phöông thöùc saûn xuaát nhoû, khoâng coù heä tö töôûng ñoäc laäp. Do ñoù, chæ
ñi theo heä tö töôûng cuûa giai caáp coâng nhaân môùi coù theå tieán leân neàn saûn xuaát
lôùn xaõ hoäi chuû nghóa.
+ Phaûi ñaûm baûo nguyeân taéc töï nguyeän:
Leânin ñaõ nhieàu laàn nhaéc nhôû nhöõng ngöôøi coäng saûn vaø giai caáp coâng
nhaân, baèng nhöõng vieäc laøm cuï theå ñeå cho giai caáp noâng daân nhaän thaáy raèng,
chæ coù chuû nghóa xaõ hoäi môùi giaûi phoùng hoï ra khoûi söï aùp böùc, boùc loät, khoûi
söï phaân chia giai caáp vaø ñaáu tranh giai caáp; töø ñoù loâi cuoán hoï töï nguyeän lieân
minh vôùi giai caáp voâ saûn thöïc hieän hai nhieäm vuï trong tieán trình caùch maïng xaõ
hoäi chuû nghóa.
+ Nguyeân taéc keát hôïp ñuùng ñaén lôïi ích cuûa giai caáp coâng nhaân vaø giai
caáp noâng daân vôùi lôïi ích cuûa caùc giai caáp khaùc
Noâng daân, vôùi tö caùch laø nhöõng ngöôøi sôû höõu ruoäng ñaát trong noâng
nghieäp, do baûn chaát laø tö höõu neân xuaát hieän maâu thuaãn giöõa lôïi ích tröôùc maét
cuûa giai caáp noâng daân vôùi lôïi ích chung cuûa xaõ hoäi maø muïc ñích cuûa caùch
maïng xaõ hoäi chuû nghóa ñaõ xaùc ñònh. Giai caáp coâng nhaân caàn phaûi thöôøng
xuyeân phaùt hieän vaø giaûi quyeát maâu thuaãn phaùt sinh, phaûi chuù yù tôùi nhöõng lôïi
ích thieát thöïc cuûa giai caáp noâng daân trong tieán trình phaùt trieån cuûa caùch maïng
xaõ hoäi chuû nghóa.

145
c. Lieân heä vôùi thöïc tieãn Vieät Nam
-Ngay töø khi thaønh laäp Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam ñaõ chuû tröông phaûi xaây
doing khoái lieân minh chaët cheõ giöõa coâng nhaân vôùi noâng daân vaø caùc taàng lôùp
nhaân daân lao ñoäng khaùc.
-Nhôø coù khoái lieân minh coâng-noâng vaø caùc taàng lôùp nhaân daân lao ñoäng
khaùc, maø caùch maïng Vieät Nam ñaõ giaønh ñöôïc nhöùng thaønh coâng to lôùn trong
cuoäc khaùng chieán choáng ngoaïi xaâm, cuõng nhö trong coâng cuoäc xaây doing CNXH.
35.Phaân tích ñaëc ñieåm vaø thöïc chaát cuûa thôøi kyø quaù ñoä leân chuû
nghóa xaõ hoäi. Taïi sao Vieät Nam ñi leân chuû nghóa xaõ hoäi boû qua cheá
ñoä tö baûn chuû nghóa?
a. Ñaëc ñieåm vaø thöïc chaát cuûa thôøi kyø quaù ñoä töø chuû nghóa tö baûn leân
chuû nghóa xaõ hoäi
Ñaëc ñieåm noåi baät cuûa thôøi kyø quaù ñoä töø tö baûn chuû nghóa leân chuû nghóa
xaõ hoäi laø söï toàn taïi nhöõng yeáu toá cuûa xaõ hoäi cuõ beân caïnh nhöõng yeáu toá
môùi cuûa chuû nghóa xaõ hoäi, trong moái quan heä vöøa thoáng nhaát vöøa ñaáu tranh
vôùi nhau treân taát caû caùc lónh vöïc cuûa ñôøi soáng kinh teá xaõ hoäi.
+ Treân lónh vöïc kinh teá, thôøi kyø quaù ñoä laø thôøi kyø taát yeáu coøn toàn taïi
moät neàn kinh teá nhieàu thaønh phaàn trong moät heä thoáng kinh teá quoác daân thoáng
nhaát. Ñaây laø böôùc quaù ñoä trung gian taát yeáu trong quaù trình xaây döïng chuû nghóa
xaõ hoäi, khoâng theå duøng yù chí ñeå xoùa boû keát caáu nhieàu thaønh phaàn cuûa neàn
kinh teá, nhaát laø ñoái vôùi nhöõng nöôùc coøn ôû trình ñoä chöa traûi qua söï phaùt trieån
cuûa phöông thöùc saûn xuaát tö baûn chuû nghóa.
+ Treân lónh vöïc chính trò, do keát caáu kinh teá cuûa thôøi kyø quaù ñoä leân chuû
nghóa xaõ hoäi ña daïng, phöùc taïp, neân keát caáu giai caáp xaõ hoäi trong thôøi kyø naøy
cuõng ña daïng phöùc taïp. Thôøi kyø naøy bao goàm: giai caáp coâng nhaân, giai caáp
noâng daân, taàng lôùp trí thöùc, nhöõng ngöôøi saûn xuaát nhoû, taàng lôùp tö saûn. Caùc
giai caáp, taàng lôùp naøy vöøa hôïp taùc vöøa ñaáu tranh vôùi nhau. Trong moät giai caáp,
taàng lôùp cuõng coù nhieàu boä phaän coù trình ñoä, coù yù thöùc khaùc nhau.
+ Treân lónh vöïc tö töôûng – vaên hoùa, trong thôøi kyø quaù ñoä leân chuû nghóa xaõ
hoäi coøn toàn taïi nhieàu yeáu toá tö töôûng vaø vaên hoùa khaùc nhau. Beân caïnh tö
töôûng xaõ hoäi chuû nghóa coøn toàn taïi tö töôûng tö saûn, tieåu tö saûn, taâm lyù tieåu
noâng … Treân lónh vöïc vaên hoùa cuõng toàn taïi caùc yeáu toá vaên hoùa cuõ vaø môùi,
chuùng thöôøng xuyeân ñaáu tranh vôùi nhau.
Thöïc chaát cuûa thôøi kyø quaù ñoä töø chuû nghóa tö baûn leân chuû nghóa xaõ hoäi
laø thôøi kyø dieãn ra cuoäc ñaáu tranh giai caáp giöõa giai caáp tö saûn ñaõ bò ñaùnh baïi
khoâng coøn laø giai caáp thoáng trò vaø nhöõng theá löïc choáng phaù chuû nghóa xaõ hoäi
vôùi giai caáp coâng nhaân vaø quaàn chuùng nhaân daân lao ñoäng. Cuoäc ñaáu tranh giai
caáp dieãn ra trong ñieàu kieän môùi laø giai caáp coâng nhaân ñaõ naém ñöôïc chính
quyeàn nhaø nöôùc, quaûn lí taát caû caùc lónh vöïc ñôøi soáng xaõ hoäi. Cuoäc ñaáu tranh
giai caáp vôùi nhöõng noäi dung, hình thöùc môùi, dieãn ra trong lónh vöïc chính trò, kinh
teá, tö töôûng – vaên hoùa, baèng tuyeân truyeàn vaän ñoäng laø chuû yeáu, keát hôïp vôùi
caùc bieän phaùp haønh chính vaø phaùp luaät.
b. Vieät Nam ñi leân chuû nghóa xaõ hoäi boû qua cheá ñoä tö baûn chuû nghóa
146
+ Veà nhöõng ñieàu kieän khaùch quan:
- Neàn kinh teá tuy coøn chöa phaùt trieån, nhöng cuõng ñaõ coù moät soá ngaønh, moät
soá cô sôû kinh teá - kyõ thuaät cuûa cheá ñoä cuõ ñeå laïi vaø moät phaàn do xaây döïng
môùi.
- Thôøi ñaïi ngaøy nay, khoâng moät nöôùc naøo “moät mình” coù theå phaùt trieån
kinh teá. Do ñoù, ñaây laø tieàn ñeà vaø ñieàu kieän khaùch quan, vöøa laø thuaän lôïi vöøa
laø thaùch thöùc caùc nöôùc “ñi sau” coù theå hôïp taùc, giao löu, lieân keát kinh teá - kyõ
thuaät ñeå “ñoùn ñaàu”, “ñuoåi kòp” caùc nöôùc tieân tieán veà khoa hoïc coâng ngheä vaø
kinh teá.
- Tieàm naêng kinh teá cuûa ñaát nöôùc vaø con ngöôøi lao ñoäng Vieät Nam laø doài
daøo, khaù toaøn dieän vaø coù khaû naêng khôi daäy nhieàu maët.
- Veà chính trò, löïc löôïng chính trò laø Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam laõnh ñaïo
thaønh coâng giai ñoaïn caùch maïng tröôùc ñaây, nay tieáp tuïc vai troø laõnh ñaïo giai
ñoaïn xaây döïng chuû nghóa xaõ hoäi laø moät taát yeáu lòch söû.
+ Veà nhöõng ñieàu kieän chuû quan
- Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam laõnh ñaïo xaõ hoäi vôùi ñöôøng loái ñuùng ñaén,
saùng taïo, coù keát quaû, ñöôïc nhaân daân tin caäy.
- Nhaø nöôùc ta laø nhaø nöôùc XHCN cuûa daân, do daân, vì daân, laø nhaân toá
quaûn lí xaõ hoäi quan troïng nhaát ñeå nhaân daân thöïc hieän quyeàn löïc vaø lôïi ích cuûa
mình trong saûn xuaát, kinh teá vaø hoaït ñoäng xaõ hoäi veà moïi maët.
- Caû heä thoáng chính trò vaø khoái ñaïi ñoaøn keát toaøn daân toäc bieát phaùt huy
nhöõng thaønh töïu, söûa chöõa nhöõng sai soùt ñeå ñoåi môùi coù keát quaû ngaøy caøng
cao.
- Nguoàn löïc con ngöôøi vaø noäi löïc caùc maët ñöôïc phaùt huy, gaén vôùi nhöõng
ngoaïi löïc moät caùch ñuùng ñaén seõ taïo söùc maïnh toång hôïp ñeå xaây döïng CNXH.
- Thöôøng xuyeân caûnh giaùc, ñaáu tranh coù hieäu quaû vôùi nhöõng bieåu hieän
tieâu cöïc vaø söï phaù hoaïi cuûa moïi keû thuø.
36.Trình baøy ñaëc tröng cô baûn cuûa neàn daân chuû xaõ hoäi chuû nghóa.
Trong thôøi kyø quaù ñoä leân chuû nghóa xaõ hoäi ôû Vieät Nam neàn daân
chuû ñöôïc bieåu hieän nhö theá naøo?
a. Nhöõng ñaëc tröng cô baûn cuûa neàn daân chuû xaõ hoäi chuû nghóa
-Moät laø, ñaëc tröng baûn chaát chính trò cuûa neàn daân chuû xaõ hoäi chuû nghóa:
laø cheá ñoä nhaø nöôùc ñöôïc saùng taïo bôûi quaàn chuùng nhaân daân lao ñoäng döôùi
söï laõnh ñaïo cuûa ñaûng coäng saûn, daân chuû xaõ hoäi chuû nghóa ñaûm baûo moïi
quyeàn löïc ñeàu thuoäc veà nhaân daân. Nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa laø thieát cheá
chuû yeáu thöïc thi daân chuû do giai caáp coâng nhaân laõnh ñaïo thoâng qua chính ñaûng
cuûa noù. Nhaø nöôùc ñaûm baûo thoûa maõn ngaøy caøng cao caùc nhu caàu vaø lôïi ích
cuûa nhaân daân, trong ñoù coù lôïi ích cuûa giai caáp coâng nhaân. Ñoù laø söï laõnh ñaïo
veà maët chính trò cuûa giai caáp coâng nhaân ñoái vôùi toaøn xaõ hoäi ñeå thöïc hieän
quyeàn löïc cuûa soá ñoâng nhaân daân. Do ñöôïc ñoâng ñaûo nhaân daân tham gia vaøo
coâng vieäc quaûn lí nhaø nöôùc, quaûn lí xaõ hoäi cho neân neàn daân chuû xaõ hoäi chuû
nghóa veà thöïc chaát laø nhaø nöôùc cuûa daân, do daân, vì daân. Noù vöøa mang baûn
chaát cuûa giai caáp coâng nhaân vöøa coù tính nhaân daân roäng raõi vaø tính daân toäc
saâu saéc.

147
-Hai laø, ñaëc tröng kinh teá cuûa neàn daân chuû xaõ hoäi chuû nghóa. Ñaëc tröng naøy
ñöôïc theå hieän: neàn daân chuû xaõ hoäi chuû nghóa coù cô sôû kinh teá döïa treân neàn
taûng cheá ñoä coâng höõu veà caùc tö lieäu saûn xuaát chuû yeáu, ñaùp öùng söï phaùt
trieån ngaøy caøng cao yeâu caàu cuûa löïc löôïng saûn xuaát, döïa treân cô sôû khoa hoïc
coâng ngheä hieän ñaïi nhaèm thoûa maõn nhu caàu vaät chaát vaø tinh thaàn cuûa nhaân
daân lao ñoäng. Maët khaùc, bieåu hieän ôû söï keá thöøa, tieáp thu phaùt trieån nhöõng
thaønh töïu ñaït ñöôïc cuûa nhaân loaïi trong lòch söû, ñoàng thôøi loaïi boû nhöõng nhaân
toá laïc haäu tieâu cöïc, kìm haõm söï phaùt trieån cuûa caùc cheá ñoä kinh teá tröôùc ñoù.
-Ba laø, neàn daân chuû xaõ hoäi chuû nghóa coù söùc ñoäng vieân, thu huùt moïi tieàm
naêng saùng taïo, tính tích cöïc xaõ hoäi cuûa nhaân daân trong söï nghieäp xaây döïng xaõ
hoäi môùi. Bôûi vì, cô sôû hình thaønh vaø hoaøn thieän cuûa neàn daân chuû xaõ hoäi chuû
nghóa ñöôïc xaây döïng treân cô sôû cuûa söï keát hôïp haøi hoøa lôïi ích caù nhaân, lôïi ích
taäp theå vaø lôïi ích cuûa toaøn xaõ hoäi. ÔÛ neàn daân chuû xaõ hoäi chuû nghóa, moïi toå
chöùc chính trò - xaõ hoäi, caùc ñoaøn theå vaø moïi coâng daân ñeàu ñöôïc tham gia vaøo
coâng vieäc cuûa nhaø nöôùc nhö: goùp yù kieán xaây döïng chính saùch, hieán phaùp, phaùp
luaät, ñöôïc baàu cöû, öùng cöû vaø ñeà cöû vaøo caùc cô quan nhaø nöôùc caùc caáp.
-Boán laø, neàn daân chuû xaõ hoäi chuû nghóa caàn coù vaø phaûi coù nhöõng ñieàu
kieän toàn taïi vôùi tö caùch laø moät neàn daân chuû roäng raõi nhaát trong lòch söû nhöng
vaãn laø neàn daân chuû mang tính giai caáp. Thöïc hieän daân chuû roäng raõi vôùi quaàn
chuùng nhaân daân, ñoàng thôøi haïn cheá daân chuû vaø thöïc hieän traán aùp vôùi moïi
haønh vi xaâm phaïm ñeán lôïi ích cuûa nhaân daân, cuûa daân toäc.
b. Neàn daân chuû ôû Vieät Nam trong thôøi kyø quaù ñoä leân chuû nghóa xaõ
hoäi
Neàn daân chuû xaõ hoäi chuû nghóa ôû nöôùc ta ra ñôøi töø neàn daân chuû nhaân
daân do ñaûng coäng saûn laõnh ñaïo, laø keát quaû tröïc tieáp cuûa cuoäc caùch maïng daân
toäc daân chuû nhaân daân vaø phaùt trieån trong nhöõng ñieàu kieän kinh teá - xaõ hoäi
ñaëc bieät. Qua nhöõng naêm xaây döïng, hoaøn thieän vaø thöïc hieän, daân chuû xaõ hoäi
chuû nghóa ôû nöôùc ta ñaõ ñaït ñöôïc nhieàu thaønh töïu quan troïng vaø coù nhöõng ñaëc
tröng cô baûn sau:
+ Neàn daân chuû xaõ hoäi chuû nghóa ôû nöôùc ta laø cheá ñoä xaõ hoäi do nhaân
daân lao ñoäng laøm chuû.
+ Nöôùc ta coù neàn kinh teá phaùt trieån döïa treân löïc löôïng saûn xuaát tieân tieán
vaø cheá ñoä coâng höõu veà caùc tö lieäu saûn xuaát chuû yeáu.
+ Coù neàn vaên hoùa tieân tieán ñaäm ñaø baûn saéc daân toäc.
+ Nhaân daân ñöôïc giaûi phoùng khoûi aùp böùc boùc loät, laøm theo naêng löïc,
höôûng theo lao ñoäng
+ Caùc daân toäc trong nöôùc ñöôïc bình ñaúng, ñoaøn keát, giuùp ñôõ nhau cuøng tieán
boä.
+ Coù quan heä höõu nghò vôùi caùc nöôùc, caùc daân toäc treân theá giôùi.
+ Laø moät xaõ hoäi daân giaøu nöôùc maïnh, coâng baèng, daân chuû, vaên minh.
+ Coù nhaø nöôùc phaùp quyeàn xaõ hoäi chuû nghóa cuûa nhaân daân, do nhaân daân,
vì nhaân daân döôùi söï laõnh ñaïo cuûa ñaûng coäng saûn.
Thöïc teá cuûa nhöõng naêm ñoåi môùi ñaõ chöùng minh neàn daân chuû nöôùc ta

148
phaùt trieån ñuùng ñònh höôùng xaõ hoäi chuû nghóa, ñaõ goùp phaàn to lôùn vaøo thaønh
quaû cuûa coâng cuoäc ñoåi môùi. Tuy nhieân, beân caïnh nhöõng thaønh töïu, quaù trình
xaây döïng, hoaøn thieän neàn daân chuû xaõ hoäi chuû nghóa ôû nöôùc ta coøn boäc loä
nhieàu haïn cheá. Taát caû nhöõng ñieàu ñoù cho thaáy, vieäc xaây döïng, hoaøn thieän neàn
daân chuû xaõ hoäi chuû nghóa ôû nöôùc ta laø caáp baùch trong giai ñoaïn hieän nay.
37.Trình baøy khaùi nieäm nhaø nöôùc XHCN. Phaân tích ñaëc tröng, chöùc
naêng vaø nhieäm vuï cuûa nhaø nöôùc XHCN. Lieân heä thöïc tieãn ôû Vieät
Nam.
a. Khaùi nieäm nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa
Nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa laø moät trong nhöõng toå chöùc chính trò cô baûn
nhaát, laø “truï coät” cuûa heä thoáng chính trò xaõ hoäi chuû nghóa. Ñaây laø coâng cuï
quaûn lí xaõ hoäi do ñaûng coäng saûn laõnh ñaïo nhaân daân toå chöùc ra. Thoâng qua nhaø
nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa, Ñaûng cuûa giai caáp coâng nhaân thöïc hieän vai troø laõnh ñaïo
cuûa mình ñoái vôùi toaøn xaõ hoäi veà moïi maët ñeå thöïc hieän quyeàn löïc vaø lôïi ích
cuûa nhaân daân lao ñoäng.
b. Ñaëc tröng, chöùc naêng vaø nhieäm vuï cuûa nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa
+Ñaëc tröng cuûa nhaø nöôùc XHCN
-Moät laø, nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa laø nhaø nöôùc thöïc hieän moät chính
saùch giai caáp vì lôïi ích cuûa taát caû nhaân daân lao ñoäng chöù khoâng phaûi laø coâng
cuï ñeå ñaøn aùp moät giai caáp naøo ñoù. Tuy nhieân, vai troø laõnh ñaïo cuûa giai caáp
coâng nhaân thoâng qua chính ñaûng cuûa noù ñoái vôùi nhaø nöôùc vaãn ñöôïc duy trì.
-Hai laø, so vôùi nhaø nöôùc tö saûn, nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa coù ñaëc tröng
veà nguyeân taéc khaùc haún. Cuõng laø coâng cuï cuûa chuyeân chính giai caáp, nhöng vì
lôïi ích cuûa taát caû nhaân daân lao ñoäng, nhaø nöôùc chuyeân chính voâ saûn thöïc hieän
söï traán aùp ñoái vôùi nhöõng keû choáng phaù söï nghieäp xaây döïng chuû nghóa xaõ
hoäi.
- Ba laø, trong khi nhaán maïnh söï caàn thieát cuûa baïo löïc vaø traán aùp, caùc nhaø
kinh ñieån cuûa chuû nghóa Maùc - Leânin khaúng ñònh: ñaëc tröng cô baûn cuûa nhaø
nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa laø toå chöùc xaây döïng.
- Boán laø, nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa vaø heä thoáng chính trò xaõ hoäi chuû
nghóa vaän ñoäng, phaùt trieån theo con ñöôøng: ngaøy caøng hoaøn thieän caùc hình thöùc
ñaïi dieän nhaân daân, môû roäng daân chuû nhaèm loâi cuoán ñoâng ñaûo nhaân daân lao
ñoäng tham gia quaûn lyù nhaø nöôùc, quaûn lyù xaõ hoäi.
-Naêm laø, khi nhöõng cô sôû kinh teá – xaõ hoäi cho söï toàn taïi cuûa nhaø nöôùc
maát ñi thì nhaø nöôùc cuõng khoâng coøn, nhaø nöôùc “töï tieâu vong". Do ñoù, nhaø
nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa laø moät kieåu nhaø nöôùc ñaëc bieät, “nhaø nöôùc khoâng coøn
nguyeân nghóa”, laø “nöûa nhaø nöôùc”.
+ Nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa coù hai chöùc naêng.
- Chöùc naêng giai caáp: Ñaây laø chöùc naêng voán coù cuûa caùc nhaø nöôùc. Vieäc
nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa söû duïng coâng cuï baïo löïc ñeå choáng laïi söï phaûn
khaùng, xaâm löôïc, phaù hoaïi cuûa keû thuø giai caáp, baûo veä thaønh quaû caùch maïng,
baûo veä nhaân daân laø ñieàu caàn thieát vaø taát yeáu. Tuy nhieân, chöùc naêng naøy
cuøng laém chæ baûo veä söï toàn taïi chöù chöa theå taïo ra ñöôïc moät cheá ñoä xaõ hoäi

149
môùi.
- Chöùc naêng toå chöùc xaây döïng: Ñaây laø chöùc naêng caên baûn, quyeát ñònh söï
hình thaønh vaø phaùt trieån cuûa cheá ñoä môùi. Vieäc toå chöùc xaây döïng mang tính
saùng taïo nhaèm caûi tieán traät töï chuû nghóa tö baûn, daàn hình thaønh nhöõng quan heä
kinh teá môùi, taïo ra moät xaõ hoäi môùi laø nhieäm vuï caáp baùch, quan troïng hôn laø
ñaäp tan söï phaûn khaùng cuûa keû thuø giai caáp.
+ Nhieäm vuï cuûa nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa
- Trong lónh vöïc kinh teá: Vieäc phaùt trieån maïnh caùc löïc löôïng saûn xuaát, cuûng
coá kyû luaät lao ñoäng môùi, naâng cao naêng suaát lao ñoäng ñöôïc xem laø nhieäm vuï cô
baûn.
- Trong lónh vöïc xaõ hoäi: Phaûi taïo ra quan heä xaõ hoäi môùi, taïo ra nhöõng toå
chöùc lao ñoäng môùi coù khaû naêng phoái hôïp nhöõng thaønh töïu môùi nhaát cuûa khoa
hoïc vaø kyõ thuaät vôùi söï taäp hôïp ñoâng ñaûo nhöõng ngöôøi lao ñoäng, caûi taïo daàn
saûn xuaát haøng hoùa nhoû thoâng qua moät coâng taùc toå chöùc laâu daøi.
38.Theá naøo laø neàn vaên hoùa XHCN? Phaân tích ñaëc tröng, noäi dung vaø
phöông thöùc xaây döïng neàn vaên hoùa XHCN. Lieân heä thöïc tieãn ôû Vieät
Nam.
a. Khaùi nieäm neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa
Neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa laø thaønh quaû cuûa quaù trình xaây döïng chuû
nghóa xaõ hoäi. Neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa laø neàn vaên hoùa ñöôïc xaây döïng
vaø phaùt trieån treân neàn taûng heä tö töôûng cuûa giai caáp coâng nhaân, do ñaûng coäng
saûn laõnh ñaïo nhaèm thoûa maõn nhu caàu khoâng ngöøng taêng leân veà ñôøi soáng vaên
hoùa tinh thaàn cuûa nhaân daân, ñöa nhaân daân lao ñoäng thöïc söï trôû thaønh chuû theå
saùng taïo vaø höôûng thuï vaên hoùa.
b. Ñaëc tröng, noäi dung vaø phöông thöùc xaây döïng neàn vaên hoùa xaõ hoäi
chuû nghóa
+Ñaëc tröng cuûa neàn vaên hoùa XHCN
-Moät laø, chuû nghóa Maùc - Leânin vôùi tö caùch laø heä tö töôûng cuûa giai caáp
coâng nhaân, giöõ vai troø chuû ñaïo vaø laø neàn taûng tö töôûng, quyeát ñònh phöông
höôùng phaùt trieån noäi dung cuûa neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa. Ñaây laø ñaëc
tröng phaûn aùnh baûn chaát cuûa giai caáp coâng nhaân vaø tính ñaûng coäng saûn cuûa
neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa.
-Hai laø, neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa laø neàn vaên hoùa coù tính nhaân daân
roäng raõi vaø tính daân toäc saâu saéc. Ñaây laø ñaëc tröng theå hieän muïc ñích vaø ñoäng
löïc noäi taïi cuûa quaù trình xaây döïng neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa, quaù trình
xaây döïng xaõ hoäi môùi. Trong quaù trình xaây döïng chuû nghóa xaõ hoäi, giai caáp
coâng nhaân, nhaân daân lao ñoäng vaø toaøn theå daân toäc laø chuû theå tieán haønh
coâng cuoäc caûi taïo xaõ hoäi cuõ, xaây döïng xaõ hoäi môùi treân moïi lónh vöïc. Chính
trong quaù trình naøy giai caáp coâng nhaân, nhaân daân lao ñoäng vaø toaøn theå daân toäc
ñaõ keá thöøa, saùng taïo, hình thaønh neàn vaên hoùa môùi – vaên hoùa höôùng tôùi giai
caáp coâng nhaân, nhaân daân lao ñoäng vaø daân toäc. Do ñoù, neàn vaên hoùa xaõ hoäi
chuû nghóa laø neàn vaên hoùa mang tính nhaân daân roäng raõi vaø tính daân toäc saâu
saéc.
-Ba laø, neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa laø neàn vaên hoùa ñöôïc hình thaønh,
150
phaùt trieån moät caùch töï giaùc, ñaët döôùi söï laõnh ñaïo cuûa giai caáp coâng nhaân
thoâng qua toå chöùc ñaûng coäng saûn, coù söï quaûn lyù cuûa nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû
nghóa.
+Nhöõng noäi dung cô baûn cuûa neàn vaên hoùa XHCN
-Moät laø, naâng cao trình ñoä daân trí, hình thaønh ñoäi nguõ trí thöùc cuûa xaõ hoäi
môùi. Xaây döïng chuû nghóa xaõ hoäi laø moät quaù trình hoaït ñoäng töï giaùc, saùng taïo
cuûa nhaân daân lao ñoäng. Nhaân daân lao ñoäng caøng ñöôïc chuaån bò toát veà tinh
thaàn, trí löïc, tö töôûng… caøng coù aûnh höôûng tích cöïc ñeán tieán trình xaây döïng chuû
nghóa xaõ hoäi. Ñoái vôùi coâng cuoäc xaây döïng chuû nghóa xaõ hoäi, trí tueä laø yeáu
toá quan troïng. Do ñoù, naâng cao trình ñoä daân trí, hình thaønh ñoäi nguõ trí thöùc môùi
trôû thaønh noäi dung cô baûn cuûa neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa.
- Hai laø, xaây döïng con ngöôøi môùi phaùt trieån toaøn dieän. Thöïc tieãn lòch söû ñaõ
cho thaáy trong moïi thôøi ñaïi, söï hình thaønh vaø phaùt trieån cuûa con ngöôøi gaén lieàn
vôùi söï hình thaønh vaø phaùt trieån cuûa xaõ hoäi. Con ngöôøi laø saûn phaåm cuûa lòch
söû, nhöng chính hoaït ñoäng cuûa con ngöôøi ñaõ saùng taïo ra lòch söû. ÔÛ moãi thôøi
kyø lòch söû khaùc nhau, moãi giai caáp caàm quyeàn khi ñaõ yù thöùc ñöôïc veà xaõ hoäi
maø mình taïo döïng, thì ñieàu tröôùc tieân giai caáp ñoù phaûi quan taâm ñeán vieäc xaây
döïng con ngöôøi.
- Con ngöôøi xaõ hoäi chuû nghóa vöøa laø chuû theå trong quaù trình xaây döïng chuû
nghóa xaõ hoäi, vöøa laø saûn phaåm cuûa quaù trình ñoù.
- Con ngöôøi môùi xaõ hoäi chuû nghóa ñöôïc xaây döïng laø con ngöôøi phaùt trieån
toaøn dieän, coù tinh thaàn vaø naêng löïc xaây döïng thaønh coâng chuû nghóa xaõ hoäi.
- Con ngöôøi môùi xaõ hoäi chuû nghóa laø con ngöôøi lao ñoäng môùi, coù tinh thaàn
yeâu nöôùc chaân chính vaø tinh thaàn quoác teá trong saùng.
- Con ngöôøi môùi xaõ hoäi chuû nghóa laø con ngöôøi soáng coù vaên hoùa, coù tình
nghóa, coù tính coäng ñoàng cao.
- Ba laø, xaây döïng loái soáng môùi xaõ hoäi chuû nghóa. Loái soáng laø saûn phaåm
taát yeáu cuûa moät hình thaùi kinh teá - xaõ hoäi vaø coù taùc ñoäng ñeán hình thaùi kinh
teá - xaõ hoäi ñoù. Loái soáng laø daáu hieäu bieåu thò söï khaùc bieät giöõa nhöõng coäng
ñoàng ngöôøi khaùc nhau, laø toång theå caùc hình thaùi hoaït ñoäng cuûa con ngöôøi,
phaûn aùnh ñieàu kieän vaät chaát, tinh thaàn vaø xaõ hoäi cuûa con ngöôøi.
Vieäc xaây döïng loái soáng môùi xaõ hoäi chuû nghóa laø yeâu caàu taát yeáu cuûa
neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa. Nhöõng ñieàu kieän cô baûn ñeå xaây döïng vaø hình
thaønh loái soáng môùi xaõ hoäi chuû nghóa laø: cheá ñoä coâng höõu veà tö lieäu saûn
xuaát; nguyeân taéc phaân phoái theo lao ñoäng; quyeàn löïc nhaø nöôùc thuoäc veà nhaân
daân; chuû nghóa Maùc - Leânin giöõ vai troø chuû ñaïo trong ñôøi soáng tinh thaàn cuûa
xaõ hoäi; xoùa boû tình traïng baát bình ñaúng daân toäc, thöïc hieän coâng baèng, môû
roäng daân chuû…
-Boán laø, xaây döïng gia ñình vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa. Gia ñình laø moät trong
nhöõng hình thöùc toå chöùc cô baûn trong ñôøi soáng coäng ñoàng cuûa con ngöôøi, moät
thieát cheá vaên hoùa - xaõ hoäi ñaëc thuø, ñöôïc hình thaønh, toàn taïi vaø phaùt trieån treân
cô sôû cuûa quan heä hoân nhaân, quan heä huyeát thoáng, quan heä nuoâi döôõng vaø giaùo
duïc giöõa caùc thaønh vieân. Gia ñình vaên hoùa môùi xaõ hoäi chuû nghóa laø gia ñình

151
ñöôïc xaây döïng, toàn taïi vaø phaùt trieån treân cô sôû giöõ gìn vaø phaùt huy giaù trò vaên
hoùa toát ñeïp cuûa daân toäc, xoùa boû nhöõng yeáu toá laïc haäu, nhöõng taøn tích cuûa
cheá ñoä hoân nhaân vaø gia ñình phong kieán, tö baûn chuû nghóa, ñoàng thôøi tieáp thu
nhöõng giaù trò tieán boä cuûa nhaân loaïi veà gia ñình.
+Phöông thöùc xaây döïng neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa
-Moät laø, giöõ vöõng vaø taêng cöôøng vai troø chuû ñaïo cuûa heä tö töôûng giai caáp
coâng nhaân trong ñôøi soáng tinh thaàn cuûa xaõ hoäi. Ñaây laø phöông thöùc cô baûn ñeå
giöõ vöõng ñaëc tröng, baûn chaát cuûa neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa. Xaây döïng
neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa laø hoaït ñoäng coù muïc ñích cuûa giai caáp coâng
nhaân thoâng qua ñaûng coäng saûn vaø nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa, nhaèm xaây
döïng vaø phaùt trieån heä tö töôûng xaõ hoäi chuû nghóa – heä tö töôûng cuûa giai caáp
coâng nhaân trôû thaønh heä tö töôûng chuû ñaïo xaõ hoäi. Vì vaäy, giöõ vöõng vaø taêng
cöôøng vai troø chuû ñaïo cuûa heä tö töôûng giai caáp coâng nhaân trong ñôøi soáng tinh
thaàn xaõ hoäi laø moät phöông thöùc quan troïng ñeå xaây döïng neàn vaên hoùa xaõ hoäi
chuû nghóa. Phöông thöùc naøy ñöôïc thöïc hieän thoâng qua vieäc truyeàn baù heä tö
töôûng cuûa giai caáp coâng nhaân trong caùc taàng lôùp nhaân daân lao ñoäng.
-Hai laø, khoâng ngöøng taêng cöôøng söï laõnh ñaïo cuûa ñaûng coäng saûn vaø vai
troø quaûn lyù cuûa nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa ñoái vôùi hoaït ñoäng vaên hoùa. Ñaây
laø phöông thöùc coù tính nguyeân taéc, laø nhaân toá quyeát ñònh thaéng lôïi söï nghieäp
xaây döïng neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa. Phöông thöùc naøy ñöôïc coi laø söï ñaûm
baûo veà chính trò, tö töôûng ñeå neàn vaên hoùa xaây döïng treân neàn taûng cuûa heä tö
töôûng cuûa giai caáp coâng nhaân ñi ñuùng quyõ ñaïo vaø muïc tieâu xaùc ñònh.
-Ba laø, xaây döïng neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa phaûi theo phöông thöùc keát
hôïp vieäc keá thöøa nhöõng giaù trò trong di saûn vaên hoùa vôùi tieáp thu coù choïn loïc
nhöõng tinh hoa cuûa vaên hoùa nhaân loaïi. Neàn vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa ñöôïc
hình thaønh treân cô sôû keá thöøa nhöõng giaù trò vaên hoùa cuûa daân toäc chöù khoâng
hình thaønh töø hö voâ. Do ñoù, vaên hoùa daân toäc laø neàn moùng vaø treân cô sôû ñoù
tieáp thu coù choïn loïc nhöõng tinh hoa vaên hoùa nhaân loaïi. Cho neân, xaây döïng neàn
vaên hoùa xaõ hoäi chuû nghóa phaûi keát hôïp söï gaén keát giöõa giöõ gìn, keá thöøa vaên
hoùa daân toäc, tieáp thu giaù trò vaên hoùa nhaân loaïi vôùi quaù trình saûn sinh giaù trò
môùi, taïo neân söï thoáng nhaát bieän chöùng cuûa hai maët giöõ gìn vaø saùng taïo vaên
hoùa.
-Boán laø, toå chöùc vaø loâi cuoán quaàn chuùng nhaân daân vaøo caùc hoaït ñoäng
vaø saùng taïo vaên hoùa. Quaàn chuùng nhaân daân ñaõ trôû thaønh chuû theå saùng taïo
vaø höôûng thuï vaên hoùa trong tieán trình caùch maïng xaõ hoäi chuû nghóa cuõng nhö
trong söï nghieäp xaây döïng chuû nghóa xaõ hoäi. Nhöng ñeå phaùt huy toái ña tính chuû
ñoäng, saùng taïo cuûa nhaân daân lao ñoäng, ñaûng coäng saûn vaø nhaø nöôùc xaõ hoäi
chuû nghóa caàn phaûi toå chöùc nhieàu hình thöùc phong phuù nhaèm loâi cuoán ñoâng
ñaûo quaàn chuùng nhaân daân tham gia vaøo caùc hoaït ñoäng vaø saùng taïo vaên hoùa.
39.Phaân tích noäi dung cô baûn trong cöông lónh daân toäc cuûa chuû nghóa
Maùc – Leânin. Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam ñaõ vaän duïng ñeå thöïc hieän
quyeàn bình ñaúng vaø ñoaøn keát daân toäc nhö theá naøo?
a. Noäi dung cô baûn trong cöông lónh daân toäc cuûa chuû nghóa Maùc-Leânin
+ Caùc daân toäc hoaøn toaøn bình ñaúng

152
Ñaây laø quyeàn thieâng lieâng cuûa caùc daân toäc, keå caû caùc coäng ñoàng boä toäc
vaø chuûng toäc. Caùc daân toäc hoaøn toaøn bình ñaúng coù nghóa laø: caùc daân toäc duø
lôùn hay nhoû, khoâng phaân bieät trình ñoä phaùt trieån cao hay thaáp, ñeàu coù nghóa vuï
vaø quyeàn lôïi nhö nhau; khoâng moät daân toäc naøo ñöôïc giöõ ñaëc quyeàn ñaëc lôïi vaø
ñi aùp böùc boùc loät daân toäc khaùc trong phaïm vi moät quoác gia cuõng nhö treân theá
giôùi.
Trong moät quoác gia coù nhieàu daân toäc, quyeàn bình ñaúng giöõa caùc daân toäc
khoâng chæ döøng laïi ôû tö töôûng, ôû phaùp lyù maø quan troïng hôn laø phaûi ñöôïc thöïc
hieän ngay trong thöïc teá moïi lónh vöïc cuûa ñôøi soáng xaõ hoäi. Trong ñoù, vieäc phaán
ñaáu khaéc phuïc cheânh leäch veà trình ñoä phaùt trieån kinh teá, vaên hoùa do lòch söû ñeå
laïi coù yù nghóa cô baûn.
Treân phaïm vi theá giôùi, ñaáu tranh cho söï bình ñaúng giöõa caùc daân toäc trong giai
ñoaïn hieän nay gaén lieàn vôùi cuoäc ñaáu tranh choáng chuû nghóa phaân bieät chuûng
toäc, chuû nghóa soâ vanh nöôùc lôùn, chuû nghóa daân toäc heïp hoøi, chuû nghóa phaùt
xít môùi. Ñoàng thôøi, gaén lieàn vôùi cuoäc ñaáu tranh xaây döïng moät traät töï theá giôùi
môùi, choáng aùp böùc boùc loät cuûa caùc nöôùc tö baûn phaùt trieån ñoái vôùi caùc nöôùc
chaäm phaùt trieån veà kinh teá.
Thöïc hieän quyeàn bình ñaúng giöõa caùc daân toäc laø cô sôû ñeå thöïc hieän quyeàn
daân toäc töï quyeát vaø xaây döïng moái quan heä hôïp taùc höõu nghò giöõa caùc daân
toäc.
+ Caùc daân toäc ñöôïc quyeàn töï quyeát
Quyeàn daân toäc töï quyeát laø quyeàn laøm chuû cuûa moãi daân toäc ñoái vôùi vaän
meänh daân toäc mình, quyeàn töï quyeát ñònh cheá ñoä chính trò – xaõ hoäi vaø con
ñöôøng phaùt trieån cuûa daân toäc mình.
Quyeàn daân toäc töï quyeát bao goàm quyeàn töï do ñoäc laäp veà chính trò cuûa daân
toäc mình, caùc daân toäc coù quyeàn taùch ra thaønh laäp moät quoác gia ñoäc laäp vì lôïi
ích cuûa daân toäc. Maët khaùc cuõng bao goàm quyeàn töï nguyeän lieân hieäp vôùi caùc
daân toäc khaùc treân cô sôû bình ñaúng cuøng coù lôïi ñeå coù ñuû söùc maïnh choáng
nguy cô xaâm löôïc töø beân ngoaøi, giöõ vöõng ñoäc laäp chuû quyeàn vaø coù theâm
nhöõng ñieàu kieän thuaän lôïi cho söï phaùt trieån quoác gia – daân toäc.
Khi xem xeùt, giaûi quyeát quyeàn töï quyeát cuûa daân toäc caàn ñöùng vöõng treân
laäp tröôøng cuûa giai caáp coâng nhaân. UÛng hoä caùc phong traøo daân toäc tieán boä
phuø hôïp vôùi lôïi ích chính ñaùng cuûa giai caáp coâng nhaân vaø nhaân daân lao ñoäng.
Kieân quyeát ñaáu tranh choáng laïi moïi aâm möu, thuû ñoaïn cuûa caùc theá löïc ñeá quoác
vaø phaûn ñoäng lôïi duïng chieâu baøi “daân toäc töï quyeát” ñeå can thieäp vaøo coâng
vieäc noäi boä cuûa caùc nöôùc, giuùp ñôõ caùc theá löïc phaûn ñoäng choáng laïi caùc löïc
löôïng tieán boä trong daân toäc, ñeå ly khai vaø ñi vaøo quyõ ñaïo cuûa chuû nghóa thöïc
daân môùi, chuû nghóa tö baûn.
+ Lieân hieäp coâng nhaân taát caû caùc daân toäc
Giai caáp coâng nhaân ôû moãi nöôùc phaûi laáy vieäc ñoaøn keát coâng nhaân caùc daân
toäc laøm muïc tieâu haønh ñoäng vaø phoái hôïp vôùi nhau trong ñaáu tranh chung choáng
keû thuø giai caáp, xoùa boû haän thuø daân toäc.
Lieân hieäp coâng nhaân taát caû caùc daân toäc laø tö töôûng cô baûn trong cöông lónh

153
daân toäc cuûa V.I. Leânin, noù phaûn aùnh baûn chaát quoác teá cuûa phong traøo coâng
nhaân, phaûn aùnh söï thoáng nhaát giöõa söï nghieäp giaûi phoùng daân toäc vaø giaûi
phoùng giai caáp. Noù laø yeáu toá taïo neân söùc maïnh ñaûm baûo cho giai caáp coâng
nhaân vaø caùc daân toäc bò aùp böùc chieán thaéng keû thuø cuûa mình.
Lieân hieäp coâng nhaân taát caû caùc daân toäc quy ñònh muïc tieâu, ñöôøng loái,
phöông phaùp xem xeùt caùch giaûi quyeát quyeàn daân toäc töï quyeát, quyeàn bình ñaúng
giöõa caùc daân toäc. Vì vaäy, noù ñoùng vai troø lieân keát caû ba noäi dung trong cöông
lónh daân toäc thaønh moät chænh theå thoáng nhaát.
b. Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam ñaõ vaän duïng ñeå thöïc hieän quyeàn bình ñaúng
vaø ñoaøn keát daân toäc nhö theá naøo?
Döïa treân ñaëc ñieåm daân toäc Vieät Nam, phöông höôùng vaø giaûi phaùp chuû yeáu
ñeå thöïc hieän quyeàn bình ñaúng, ñoaøn keát daân toäc cuûa Ñaûng Coäng saûn Vieät
Nam laø:
+ Nhaän thöùc moät caùch thaáu ñaùo veà toaøn veïn laõnh thoå Vieät Nam cuõng nhö
tính ña daïng veà ñieàu kieän töï nhieân, ñòa lyù khí haäu, ñieàu kieän canh taùc, trình ñoä tö
duy, phong tuïc taäp quaùn, truyeàn thoáng vaên hoùa cuûa moãi daân toäc.
+ Tieáp tuïc phaùt huy truyeàn thoáng ñaïi ñoaøn keát daân toäc vaøo söï nghieäp baûo
veä vaø xaây döïng toå quoác.
+ Phaùt trieån kinh teá - xaõ hoäi ôû mieàn nuùi, vuøng ñoàng baøo daân toäc phuø
hôïp vôùi ñieàu kieän vaø ñaëc thuø cuûa töøng vuøng.
+ Toân troïng lôïi ích, truyeàn thoáng vaên hoùa, ngoân ngöõ, phong tuïc taäp quaùn, tín
ngöôõng cuûa caùc daân toäc.
+ Taêng cöôøng boài döôõng vaø ñaøo taïo ñoäi nguõ caùn boä daân toäc thieåu soá.
+ Ñaáu tranh choáng tö töôûng daân toäc lôùn, daân toäc heïp hoøi, kyø thò chia reõ
daân toäc.
40.Trình baøy caùc nguyeân taéc cô baûn cuûa chuû nghóa Maùc – Leânin
trong vieäc giaûi quyeát vaán ñeà toân giaùo. Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam ñaõ
vaän duïng ñeå giaûi quyeát vaán ñeà toân giaùo nhö theá naøo?
a. Caùc nguyeân taéc cô baûn cuûa chuû nghóa Maùc - Leânin trong vieäc giaûi
quyeát vaán ñeà toân giaùo
-Moät laø, chuû nghóa Maùc – Leânin, heä tö töôûng chuû ñaïo cuûa xaõ hoäi xaõ hoäi
chuû nghóa, vaø heä tö töôûng toân giaùo coù söï khaùc nhau cô baûn veà theá giôùi quan,
nhaân sinh quan vaø con ñöôøng möu caàu haïnh phuùc cho nhaân daân. Vôùi heä thoáng tín
ñieàu vaø giaùo lyù cuûa mình, toân giaùo phaàn naøo laøm haïn cheá khaû naêng vöôn leân
laøm chuû cuûa con ngöôøi. Vì vaäy, khaéc phuïc daàn nhöõng aûnh höôûng tieâu cöïc cuûa
toân giaùo trong ñôøi soáng xaõ hoäi phaûi gaén lieàn vôùi quaù trình caûi taïo xaõ hoäi cuõ,
xaây döïng xaõ hoäi môùi vaø laø yeâu caàu khaùch quan cuûa xaây döïng chuû nghóa xaõ
hoäi.
-Hai laø, moät khi tín ngöôõng toân giaùo coøn laø nhu caàu tinh thaàn cuûa moät boä
phaän quaàn chuùng nhaân daân thì chính saùch nhaát quaùn cuûa nhaø nöôùc xaõ hoäi chuû
nghóa laø toân troïng vaø baûo ñaûm quyeàn töï do tín ngöôõng vaø quyeàn töï do khoâng
tín ngöôõng cuûa coâng daân. Moïi coâng daân theo toân giaùo hoaëc khoâng theo toân

154
giaùo ñeàu bình ñaúng tröôùc phaùp luaät, ñeàu coù nghóa vuï vaø quyeàn lôïi nhö nhau.
Caàn phaùt huy nhöõng nhaân toá tích cöïc cuûa toân giaùo, ñaëc bieät laø nhöõng giaù trò
ñaïo ñöùc, chuû nghóa nhaân ñaïo vaø tinh thaàn yeâu nöôùc. Nghieâm caám moïi haønh vi
xaâm phaïm töï do tín ngöôõng cuûa coâng daân.
-Ba laø, thöïc hieän ñoaøn keát giöõa nhöõng ngöôøi theo vôùi nhöõng ngöôøi khoâng
theo moät toân giaùo naøo, ñoaøn keát caùc toân giaùo hôïp phaùp, chaân chính, ñoaøn keát
daân toäc xaây döïng vaø baûo veä Toå quoác. Nghieâm caám moïi haønh vi chia reõ vì lyù
do tín ngöôõng toân giaùo. Thoâng qua quaù trình cuøng nhau ñoaøn keát xaây döïng ñaát
nöôùc vaø baûo veä Toå quoác, naâng cao möùc soáng vaø trình ñoä kieán thöùc cuûa quaàn
chuùng, nhöõng ngöôøi lao ñoäng coù tín ngöôõng, toân giaùo seõ daàn daàn ñeán vôùi chuû
nghóa xaõ hoäi. Ñöông nhieân, nhö vaäy khoâng coù nghóa laø coi nheï vieäc giaùo duïc
theá giôùi quan duy vaät cho toaøn daân, trong ñoù coù nhöõng tín ñoà toân giaùo.
-Boán laø, phaân bieät roõ hai maët chính trò vaø tö töôûng trong vieäc giaûi quyeát
vaán ñeà toân giaùo. Maët tö töôûng theå hieän söï tín ngöôõng trong toân giaùo. Khaéc
phuïc maët naøy laø nhieäm vuï thöôøng xuyeân, laâu daøi, gaén lieàn vôùi quaù trình xaây
döïng chuû nghóa xaõ hoäi, naâng cao ñôøi soáng vaät chaát vaø tinh thaàn cuûa ñoàng baøo
coù tín ngöôõng. Maët chính trò theå hieän söï lôïi duïng toân giaùo ñeå choáng laïi söï
nghieäp ñaáu tranh caùch maïng, xaây döïng chuû nghóa xaõ hoäi cuûa nhöõng phaàn töû
phaûn ñoäng ñoäi loát toân giaùo. Ñaáu tranh loaïi boû maët chính trò phaûn ñoäng trong
lónh vöïc toân giaùo laø nhieäm vuï thöôøng xuyeân, ñoøi hoûi phaûi naâng cao caûnh
giaùc, kòp thôøi choáng laïi nhöõng aâm möu vaø haønh ñoäng cuûa caùc theá löïc thuø
ñòch lôïi duïng toân giaùo choáng phaù söï nghieäp caùch maïng cuûa nhaân daân, nhaèm
baûo veä thaønh quaû caùch maïng, xaây döïng xaõ hoäi môùi. Giaûi quyeát vaán ñeà naøy
phaûi khaån tröông, kieân quyeát, vöøa thaän troïng vöøa coù saùch löôïc ñuùng ñaén.
-Naêm laø, phaûi coù quan ñieåm lòch söû khi giaûi quyeát vaán ñeà toân giaùo. ÔÛ
nhöõng thôøi kyø lòch söû khaùc nhau, vai troø, taùc ñoäng cuûa töøng toân giaùo ñoái vôùi
ñôøi soáng xaõ hoäi khoâng gioáng nhau. Quan ñieåm, thaùi ñoä cuûa caùc giaùo hoäi, giaùo
só, giaùo daân veà caùc lónh vöïc cuûa ñôøi soáng xaõ hoäi cuõng khaùc nhau. Vì vaäy, caàn
phaûi coù quan ñieåm lòch söû cuï theå khi xem xeùt, ñaùnh giaù vaø öùng xöû ñoái vôùi
nhöõng vaán ñeà coù lieân quan ñeán toân giaùo.
b. Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam ñaõ vaän duïng ñeå giaûi quyeát vaán ñeà toân
giaùo nhö theá naøo? (1,0 ñieåm)
- Thöïc hieän quyeàn töï do tín ngöôõng vaø khoâng tín ngöôõng cuûa coâng daân treân
cô sôû luaät phaùp.
- Tích cöïc vaän ñoäng ñoàng baøo caùc toân giaùo taêng cöôøng ñoaøn keát toaøn daân,
tích cöïc goùp phaàn vaøo coâng cuoäc ñoåi môùi xaây döïng ñaát nöôùc.
- Höôùng caùc chöùc saéc giaùo hoäi hoaït ñoäng toân giaùo theo ñuùng phaùp luaät.
- Khoâng ngöøng naâng cao caûnh giaùc, kòp thôøi choáng laïi nhöõng aâm möu vaø
thuû ñoaïn cuûa caùc theá löïc thuø ñòch lôïi duïng toân giaùo choáng laïi söï nghieäp caùch
maïng cuûa nhaân daân, choáng CNXH.
- Moïi quan heä quoác teá vaø ñoái ngoaïi cuûa toân giaùo phaûi theo ñuùng ñöôøng loái
vaø chính saùch ñoái ngoaïi cuûa Ñaûng vaø Nhaø nöôùc ta .

155
CAÂU HOÛI TRAÉC NGHIEÄM
Phaàn thöù nhaát
(câu a là câu đúng)

Caâu 1:
Điều nào sau đây không phải là điều kiện kinh tế - xã hội của sự ra đời chủ nghĩa
Mác - Lênin?
a. Sự suy tàn nhanh chóng của giai cấp địa chủ và tầng lớp phong kiến trước sự
lớn mạnh của giai cấp tư sản.
b. Sự củng cố và phát triển của PTSX tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách
mạng công nghiệp.
c. Thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản đòi hỏi phải được hướng
dẫn bởi một lý luận khoa học tiên phong.
d. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực
lượng chính trị - xã hội độc lập.

Caâu 2:
Sự ra đời chủ nghĩa Mác – Lênin có tiền đề lý luận là gì?
a. Triết học cổ điển Đức; chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp; kinh tế chính trị
cổ điển Anh.
b. Chủ nghĩa duy vật triết học của Phoiơbắc; kinh tế học Anh; chủ nghĩa xã hội
không tưởng Pháp.
c. Triết học biện chứng của Hêghen; kinh tế chính trị cổ điển Anh; tư tưởng xã
hội chủ nghĩa của Pháp.
d. Kinh tế học của Anh; chủ nghĩa xã hội Pháp; triết học cổ điển Đức.

Caâu 3:
Điều nào sau đây không phải là tiền đề khoa học tự nhiên của sự ra đời chủ
nghĩa Mác - Lênin?
a. Thuyết nguyên tử.
b. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
c. Thuyết tiến hoá của Đácuyn.
d. Học thuyết tế bào.

Caâu 4:
Triết học Mác - Lênin là gì?
a. Hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới, về vị trí, vai trò của con
người trong thế giới.
b. Khoa học của mọi khoa học.
c. Khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên.

156
d. Khoa học nghiên cứu về con người và sự nghiệp giải phóng con người ra
khỏi mọi sự áp bức bất công.

Caâu 5:
Triết học Mác - Lênin ra đời trong điều kiện kinh tế – xã hội nào?
a. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành phương thức sản xuất
thống trị.
b. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới xuất hiện.
c. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc.
d. Các phương án trả lời trên đều đúng.

Caâu 6:
Thực chất bước chuyển cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen
thực hiện là gì?
a. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.
b. Thống nhất phép biện chứng và thế giới quan duy vật trong một hệ thống
triết học.
c. Xây dựng được chủ nghĩa duy vật lịch sử.
d. Xác định được đối tượng triết học và khoa học tự nhiên, từ bỏ quan niệm sai
lầm coi triết học là khoa học của mọi khoa học.

Caâu 7:
Thành tựu vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác &
Ph.Ăngghen thực hiện là gì?
a. Xây dựng chủ nghĩa duy vật về lịch sử, làm sáng rõ lịch sử tồn tại và phát
triển của xã hội loài người.
b. Xây dựng phép biện chứng duy vật, chấm dứt sự thống trị của phép biện
chứng duy tâm Hêghen.
c. Phát hiện ra lịch sử xã hội lòai người là lịch sử đấu tranh giai cấp, và đấu
tranh giai cấp sẽ dẫn đến cách mạng vô sản nhằm xóa bỏ xã hội có người bóc
lột người.
d. Phát minh ra giá trị thặng dư, giúp hiểu rõ thực chất của xã hội tư bản chủ
nghĩa.

Caâu 8:
Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của triết học Mác - Lênin là gì?
a. Nghiên cứu thế giới trong tính chỉnh thể nhằm phát hiện ra bản chất, qui luật
chung nhất của vạn vật trong thế giới.
b. Nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể của thế giới, nhằm mang lại những tri thức
cụ thể để con người hiểu sâu thế giới.
c. Nghiên cứu mọi quy luật của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy tinh thần của
con người, để cải tạo hiệu quả thế giới.

157
d. Nghiên cứu những quy luật chung nhất của giới tự nhiên, để con người vươn
lên làm chủ và cải tạo tự nhiên.
Caâu 9:
Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
a. Vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
b. Vấn đề về mối quan hệ giữa trời và đất.
c. Vấn đề về mối quan hệ giữa tự nhiên và con người.
d. Vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa Trời và Đất, giữa Tự
nhiên và Người, giữa thể xác và linh hồn.

Caâu 10:
Chủ nghĩa duy vật (CNDV) bao gồm những hình thức nào?
a. CNDV thời cổ đại, CNDV mácxít, CNDV siêu hình.
b. CNDV thời cổ đại, CNDV chất phác, CNDV biện chứng.
c. CNDV nhân bản, CNDV biện chứng, CNDV siêu hình.
d. CNDV biện chứng, CNDV máy móc, CNDV siêu hình.

Caâu 11:
Hạn chế lớn nhất của các quan niệm duy vật ở phương Tây thời cổ đại là gì?
a. Tính tự phát, ngây thơ.
b. Tính siêu hình.
c. Tính chủ quan.
d. Tính tư biện.

Caâu 12:
Hạn chế lớn nhất của các quan niệm duy vật ở phương Tây vào thế kỷ 17-18 là
gì?
a. Tính siêu hình.
b. Tính tự phát, ngây thơ.
c. Tính chủ quan.
d. Tính nguỵ biện.

Caâu 13:
Bổ sung để được một nhận định đúng: “Điểm giống nhau của các quan niệm
duy vật thời cổ đại về vật chất là đồng nhất vật chất . . .”
a. nói chung với một dạng cụ thể, cảm tính của nó.
b. nói chung với nguyên tử.
c. với khối lượng của nó.
d. với cái vô hạn, vô hình, phi cảm tính.

Caâu 14:
Trường phái triết học (TH) nào cho rằng thế giới thống nhất vì nó bắt đầu từ
một dạng vật chất cụ thể cảm tính?

158
a. TH duy vật thời cổ đại.
b. TH duy vật biện chứng.
c. TH duy vật thời cổ đại và TH duy vật biện chứng.
d. Không có triết học nào cả?

Caâu 15:
Chủ nghĩa duy vật (CNDV) nào đồng nhất vật chất nói chung với một dạng hay
một thuộc tính cụ thể của nó?
a. CNDV trước Mác.
b. CNDV biện chứng.
c. CNDV siêu hình thế kỷ 17-18.
d. CNDV tự phát thời cổ đại.

Caâu 16:
Điều nào sau đây trái với tinh thần của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
a. Thế giới vật chất bao gồm những bộ phận riêng biệt nhau.
b. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn và vô tận, không do ai sinh ra.
c. Mọi bộ phận của thế giới đều liên hệ và chuyển hóa lẫn nhau.
d. Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.

Caâu 17:
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, khẳng định nào sau đây sai?
a. Thế giới thống nhất trong sự tồn tại của nó.
b. Thế giới vật chất là vô cùng và vô tận.
c. Các bộ phận thế giới liên hệ với nhau, chuyển hóa lẫn nhau.
d. Thế giới thống nhất ở tính vật chất.

Caâu 18:
Trong định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin, đặc tính nào của mọi dạng vật chất
là quan trọng nhất để phân biệt nó với ý thức?
a. Tính thực tại khách quan độc lập với ý thức của con người.
b. Tính luôn vận động và biến đổi.
c. Tính có khối lượng và quảng tính.
d. Các phương án trả lời trên đều đúng.

Caâu 19:
Bổ sung để được một khẳng định đúng: “Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin . .
.”.
a. thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người, thông
qua các dạng cụ thể của vật chất.
b. thừa nhận vật chất nói chung tồn tại vĩnh viễn, tách rời các dạng cụ thể của
vật chất.
c. đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất.

159
d. đồng nhất vật chất với khối lượng.

Caâu 20:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng: “Định nghĩa của V.I.Lênin về
vật chất . . .”.
a. thừa nhân, vật chất tồn tại khách quan bên ngoài ý thức của con người, thông
qua các dạng cụ thể của vật chất.
b. thừa nhận vật chất tồn tại khách quan bên ngoài ý thức của con người, không
thông qua các dạng cụ thể của vật chất.
c. đồng nhất vật chất với ý thức.
d. đồng nhất vật chất nói chung với một dạng vật thể cụ thể của vật chất.

Caâu 21:
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, khẳng định nào sau đây đúng?
a. Vật chất là thực tại khách quan.
b. Vật chất là nguyên tử.
c. Vật chất là khối lượng.
d. Vật chất là đất, nước, lửa, không khí.

Caâu 22:
Định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất khẳng định điều gì?
a. Vật chất là thực tại khách quan, đem lại cho con người trong cảm giác.
b. Vật chất là tổng hợp các cảm giác.
c. Vật chất là thực tại khách quan mà con người không thể nhận biết bằng cảm
giác.
d. Vật chất là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối.

Caâu 23:
Chọn phương án bổ sung để được một khẳng định đúng: “Chủ nghĩa duy vật
biện chứng . . .”.
a. không đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất.
b. không cho rằng thế giới thống nhất ở tính vật chất.
c. đồng nhất vật chất với ý thức.
d. đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất.

Caâu 24:
Trường phái triết học nào coi, vật chất là tổng hợp những cảm giác?
a. Trường phái duy tâm chủ quan.
b. Trường phái duy tâm khách quan.
c. Trường phái duy vật siêu hình.
d. Trường phái duy vật biện chứng.

Caâu 25:

160
Lập luận nào sau đây phù hợp với quan niệm duy vật biện chứng về vật chất?
a. Ý thức chỉ là cái phản ánh vật chất; con người có khả năng nhận thức được
thế giới .
b. Vật chất là cái được cảm giác con người đem lại; nhận thức là tìm hiểu cái
cảm giác đó.
c. Có cảm giác mới có vật chất; cảm giác là nội dung mà con người phản ánh
trong nhận thức.
d. Vật chất là cái gây nên cảm giác cho con người; nhận thức chỉ là sự sao chép
nguyên xi thế giới vật chất.

Caâu 26:
Chọn phương án sắp xếp hình thức vận động từ thấp đến cao:
a. Cơ học - vật lý – hóa học - sinh học - xã hội.
b. Sinh học - xã hội - vật lý - cơ học – hóa học.
c. Vật lý - cơ học – hóa học - sinh học - xã hội.
d. Vật lý – hóa học - cơ học - xã hội - sinh học.

Caâu 27:
Theo quan điểm duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó.
b. Thế giới thống nhất ở cảm giác con người, vì nếu con người không cảm giác
được cái gì đó thì cái đó không tồn tại.
c. Thế giới thống nhất ở tính có khối lượng, vì vạn vật lớn nhỏ trong vũ trụ đều
có khối lượng.
d. Thế giới thống nhất ở Thượng đế, vì vạn vật đều do Thượng đế sinh ra và
mọi người ai cũng nghĩ về Thượng đế.

Caâu 28:
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là gì?
a. Bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc người.
b. Bộ óc với tính cách là một dạng vật chất có cấu trúc phức tạp, tổ chức tinh vi
cùng với các hoạt động sinh lý của hệ thần kinh.
c. Bộ óc và sự phản ánh hiện thực khách quan của con người.
d. Bộ óc với tính các0h là một dạng vật chất có cấu trúc phức tạp, tổ chức tinh
vi và năng lực phản ánh của thế giới vật chất.

Caâu 29:
Nguồn gốc xã hội của ý thức là gì?
a. Quá trình hoạt động lao động và giao tiếp ngôn ngữ của con người.
b. Hoạt động lao động nặng nhọc và yêu cầu truyền đạt kinh nghiệm của con
người.

161
c.Hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của con người.
b. Hoạt động lao động cải tạo giới tự nhiên của con người.

Caâu 30:
Hiểu theo nghĩa chung nhất, vận động là gì?
a. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.
b. Bao gồm tất cả mọi sự thay đổi.
c. Mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho
đến tư duy.
d. Vận động là phương thức tồn tại của vất chất, là thuộc tính cố hữu của vật
chất.

Caâu 31:
Theo quan điểm duy vật biện chứng, khẳng định nào sau đây đúng?
a. HTVĐ cao luôn bao hàm trong nó những HTVĐ thấp hơn.
b. Hình thức vận động (HTVĐ) thấp luôn bao hàm trong nó những HTVĐ cao
hơn.
c. HTVĐ cao hiếm khi bao hàm trong nó những HTVĐ thấp hơn.
d. HTVĐ cao không bao hàm trong nó những HTVĐ thấp hơn.

Caâu 32:
Theo chủ nghĩa Đácuyn xã hội thì sự vận động của xã hội chỉ bị chi phối bởi các
quy luật nào?
a. Các quy luật sinh học.
b. Các quy luật sinh học và quy luật xã hội.
c. Các quy luật xã hội.
d. Các quy luật tự nhiên.

Caâu 33:
Vì sao đứng im mang tính tương đối?
a. Vì nó chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định, đối với một hình thức vận
động xác định,chỉ xảy ra trong một thời gian nhất định và vì vận động là tuyệt
đối phá vỡ mọi sự đứng im
b. Vì nó chỉ xảy ra trong ý thức.
c. Vì nó chỉ xảy ra trong một sự vật nhất định.
d. Vì nó chỉ là quy ước của con người.

Caâu 34:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo quan điểm duy vật biện
chứng: “Không gian và thời gian . . .”.
a. gắn liền với nhau và với vật chất vận động.

162
b. chỉ là cảm giác của con người.
c. không gắn bó với nhau và tồn tại độc lập với vật chất vận động.
d. tồn tại khách quan và tuyệt đối.
Caâu 35:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo quan điểm duy vật biện
chứng: “Phản ánh là thuộc tính. . .”.
a. phổ biến của mọi dạng vật chất.
b. đặc biệt của các dạng vật chất hữu cơ.
c. riêng của các dạng vật chất vô cơ.
d. duy nhất của não người.

Caâu 36:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo quan điểm duy vật biện
chứng: “Ý thức là thuộc tính của . . .”.
a. một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ não con người.
b. vật chất sống.
c. mọi dạng vật chất trong tự nhiên.
d. động vật bậc cao có hệ thần kinh trung ương.

Caâu 37:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo quan điểm duy vật biện
chứng: “Ý thức là kết quả của . . .”.
a. sự phát triển lâu dài thuộc tính phản ánh của vật chất.
b. quá trình tiến hóa của hệ thần kinh.
c. sự tác động lẫn nhau giữa các hình thức vật chất.
d. sự hồi tưởng lại của "linh hồn thế giới".

Caâu 38:
Chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý thức là gì?
a. Là sản phẩm do não tiết ra giống như gan tiết ra mật.
b. Là sản phẩm phản ánh thế giới khách quan của bộ não con người.
c. Là linh hồn bất diệt.
d. Là sản phẩm của Thượng đế ban tặng con người.

Caâu 39:
Theo quan điểm duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Ý thức tồn tại trên cơ sở quá trình sinh lý của não người nhưng không đồng
nhất với quá trình sinh lý của não người.
b. Ý thức tồn tại trên cơ sở quá trình sinh lý của não người.
c. Ý thức không đồng nhất với quá trình sinh lý của não người.
d. Ý thức đồng nhất với quá trình sinh lý của não người.

Caâu 40:

163
Theo quan điểm duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây sai?
a. Ý thức là hiện tượng cá nhân, vì nó tồn tại trong bộ óc của các con người cụ
thể.
b. Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý
thức là lao động, là thực tiễn xã hội.
c. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao
động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.
d. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.

Caâu 41:
Theo quan điểm duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây sai?
a. Con người có thể phản ánh đúng đắn thế giới khách quan mà không cần phải
thông qua lao động.
b. Với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo, ý thức không thể tồn tại bên
ngoài quá trình lao động của con người làm biến đổi thế giới xung quanh.
c. Lao động là điều kiện đầu tiên và họat động chủ yếu để con người tồn tại.
d. Lao động không mang tính cá nhân, ngay từ đầu nó đã mang tính cộng đồng
- xã hội.

Caâu 42:
Theo quan điểm duy vật biện chứng, bản chất của ý thức là gì?
a. Hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
b. Linh hồn.
c. Tổng hợp những cảm giác.
d. Sự chụp lại thế giới khách quan để có hình ảnh nguyên vẹn về nó.

Caâu 43:
Theo quan điểm duy vật biện chứng, quá trình ý thức diễn ra dựa trên cơ sở
nào?
a. Trên cơ sở trao đổi thông tin hai chiều từ chủ thể đến khách thể và ngược lại.
b. Trên cơ sở trao đổi thông tin một chiều từ đối tượng đến chủ thể.
c. Trên cơ sở trao đổi thông tin một chiều từ chủ thể đến khách thể.
d. Các phương án trả lời còn lại đều sai.

Caâu 44:
Theo quan điểm duy vật biện chứng, yếu tố nào trong kết cấu của ý thức là cơ
bản và cốt lõi nhất?
a. Tri thức.
b. Niềm tin, ý chí.
c. Tình cảm.
d. Lý trí.

Caâu 45:

164
Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý thức có vai trò gì?
a. Tác động đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
b. Có khả năng tự chuyển thành hình thức vật chất nhất định để tác động vào
hình thức vật chất khác.
c. Tác động trực tiếp đến vật chất.
d. Không có vai trò đối với vật chất, vì hòan tòan phụ thuộc vào vật chất.

Caâu 46:
Về mặt phương pháp luận, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đòi hỏi điều gì?
a. Phải xuất phát từ hiện thực vật chất và biết phát huy tính năng động, sáng tạo
của ý thức.
b. Phải biết phát hiện ra mâu thuẫn để giải quyết kịp thời.
c. Phải dựa trên quan điểm phát triển để hiểu được sự vật vận động như thế nào
trong hiện thực.
d. Phải dựa trên quan điểm toàn diện để xây dựng kế hoạch đúng và hành động
kiên quyết.

Caâu 47:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo quan điểm duy vật biện
chứng: “Để có được sức mạnh thật sự thì nội dung của ý thức phải . . .”.
a. phản ánh đúng quy luật khách quan.
b. được xây dựng từ mong muốn, tình cảm của con người.
c. mang màu sắc siêu nhiên, thần thánh.
d. Các phương án trả lời còn lại đều sai.

Caâu 48:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo quan điểm duy vật biện
chứng: « Ý thức . . . ».
a. không chỉ phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan, mà thông qua hoạt động
thực tiễn của con người nó còn là công cụ tinh thần tác động mạnh mẽ trở lại
hiện thực đó.
b. tự nó có thể làm thay đổi đời sống của con người.
c. là cái phụ thuộc vào vật chất nên xét đến cùng, nó chẳng có vai trò gì cả?
d. là sức mạnh tinh thần cải tạo thực tiễn, cuộc sống của nhân loại.

Caâu 49:
Ý thức có thể tác động đến đời sống hiện thực khi thông qua hoạt động nào?
a. Hoạt động thực tiễn.
b. Hoạt động phê bình lý luận.
c. Hoạt động nhận thức.
d. Hoạt động chính trị.

165
Caâu 50:
Bệnh chủ quan, duy ý chí trong hoạt động chính trị thường dựa vào điều gì để
vạch ra chiến lược và sách lược cách mạng?
a. Mong muốn, khát vọng chủ quan của người hoạt động chính trị.
b. Kinh nghiệm lịch sử nhân loại.
c. Quy luật khách quan của thế giới và ý chí kiên định chủ quan của người hoạt
động chính trị.
d. Kinh nghiệm của các nước khác và mong muốn chủ quan của nhân dân nước
mình.

Caâu 51:
Phép biện chứng duy vật là khoa học nghiên cứu điều gì?
a. Những quy luật phổ biến chi phối sự vận động và phát triển trong tự nhiên,
xã hội và tư duy con người.
b. Sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và
tư duy.
c. Mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy.
d. Thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng.

Caâu 52:
Theo phép biện chứng duy vật, cái gì nguồn gốc sâu xa gây ra mọi sự vận động,
phát triển xảy ra trong thế giới?
a. Mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng.
b. Cái hích của Thượng đế nằm bên ngoài thế giới.
c. Mâu thuẫn giữa lực lượng vật chất và lực lượng tinh thần.
d. Khát vọng vươn lên của vạn vật.

Caâu 53:
Chọn phương án bổ sung để được một khẳng định đúng theo phép biện chứng
duy vật: «Các sự vật, hiện tượng . . . ».
a. có mối liên hệ, quy định, ràng buộc lẫn nhau.
b. tồn tại biệt lập, tách rời nhau trong sự phát triển.
c. chỉ có những quan hệ bề ngoài mang tính ngẫu nhiên.
d. không thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định.

Caâu 54:
Theo phép biện chứng duy vật, cơ sở tạo nên mối liên hệ phổ biến của vạn vật
trong thế giới là gì?
a. Tính thống nhất vật chất của vạn vật trong thế giới.
b. Sự thống trị của các lực lượng tinh thần.

166
c. Lực vạn vật hấp dẫn tồn tại trong thế giới.
d. Sự tồn tại của thế giới.

Caâu 55:
Nhận định nào sau đây sai?
a. Phép biện chứng chỉ là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận
động và sự phát triển của đời sống tư duy, tinh thần của mỗi con người và của
toàn bộ xã hội loài người.
b. Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến.
c. Phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất,
sâu sắc nhất và không phiến diện; là học thuyết về tính tương đối của nhận
thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển
không ngừng.
d. Phép biện chứng là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và
sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy

Caâu 56:
Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý cơ bản nào?
a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển.
b. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về tính thống nhất thế giới
trong tính vật chất.
c. Nguyên lý về tính hệ thống, nguyên lý về sự phát triển.
d. Nguyên lý về sự phát triển, nguyên lý về tính thống nhất thế giới, nguyên lý
về tính hệ thống.

Caâu 57:
Từ nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
chúng ta rút ra những nguyên tắc phương pháp luận nào cho họat động nhận
thức và thực tiễn?
a. Nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử - cụ thể.
b. Nguyên tắc phát triển, nguyên tắc toàn diện.
c. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc phát triển.
d. Nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc phát triển.

Caâu 58:
Khi xem xét sự vật, quan điểm toàn diện yêu cầu điều gì?
a. Phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, các mối liên hệ và các khâu trung
gian của sự Vật để nắm được cái cơ bản, chủ yếu của sự vật.

167
b. Phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, các mối liên hệ và các khâu trung
gian của sự vât.
c. Chỉ cần xem xét các mặt, các yếu tố, các mối liên hệ của sự vật là đủ mà
không cần xem xét các khâu trung gian của sự vât.
d. Chỉ cần xem xét các mối liên hệ cơ bản, chủ yếu của sự vật là đủ, mà không
cần xem xét các mối liên hệ khác.

Caâu 59:
Khi xem xét sự vật, quan điểm toàn diện yêu cầu điều gì?
a. Phải nhận thức sự vật như một hệ thống chỉnh thể bao gồm những mối liên
hệ qua lại giữa các yếu tố của nó cũng như giữa nó với các sự vật khác.
b. Phải nhấn mạnh mọi yếu tố, mọi mối liên hệ của sự vật.
c. Phải coi các yếu tố, các mối liên hệ của sự vật là ngang nhau.
d. Phải xem xét các yếu tố, các mối liên hệ cơ bản, quan trọng và bỏ qua những
yếu tố, những mối liên hệ không cơ bản, không quan trọng.

Caâu 60:
Theo phép biện chứng duy vật, phát triển là gì?
a. Sự biến đổi cả về lượng lẫn về chất.
b. Sự tăng hay giảm về số lượng.
c. Sự thay đổi luôn tiến bộ.
d. Sự vận động nói chung.

Caâu 61:
Theo phép biện chứng duy vật, phát triển có tính chất gì?
a. Khách quan, phổ biến.
b. Quy ước, phổ biến, đa dạng.
c. Tiền định, khách quan, đa dạng.
d. Chủ quan, phổ biến, đa dạng.

Caâu 62:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Phát triển là xu hướng chung tất yếu của sự vận động xảy ra trong thế giới
vật chất.
b. Phát triển là xu hướng vận động xảy ra bên ngoài sự ổn định của sự vật.
c. Phát triển là xu hướng vận động cụ thể của các sự vật cá biệt.
d. Phát triển là sự vận động luôn tiến bộ (không có thoái bộ) của thế giới vật
chất.

Caâu 63:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo phép biện chứng duy vật:
“Phát triển là xu hướng vận động . . .”.

168
a. từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện, xảy ra trong thế giới vật chất.
b. luôn tiến bộ của thế giới vật chất, xảy ra bên ngoài sự ổn định của sự vật, do
sự giải quyết mâu thuẫn gây ra, thông qua bước nhảy về chất và hướng theo xu
thế phủ định của phủ định.
c. từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện, xảy ra bên ngoài sự vận động cụ thể của các sự vật cá biệt.
d. từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện, xảy ra bên trong một sự vật cá biệt.

Caâu 64:
Khi xem xét sự vật, quan điểm phát triển yêu cầu điều gì?
a. Phải xem xét sự vật trong sự vận động, phát triển của chính nó.
b. Phải thấy được sự vật sẽ như thế nào trong tương lai.
c. Phải thấy được sự tiến bộ mà không cần xem xét những bước thụt lùi của sự
vật.
d. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.

Caâu 65:
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm gì?
a. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.
b. Quan điểm chiết trung.
c. Quan điểm ngụy biện.
d. Quan điểm phiến diện.

Caâu 66:
Quan điểm phát triển đối lập với quan điểm gì?
a. Quan điểm bảo thủ, định kiến.
b. Quan điểm toàn diện.
c. Quan điểm lịch sử - cụ thể.
d. Quan điểm chủ quan, duy ý chí.

Caâu 67:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo phép biện chứng duy vật:
“Mong muốn của con người . . . ”.
a. tự nó không tạo nên sự phát triển.
b. quy định sự phát triển.
c. là nhân tố chủ quan của mọi sự phát triển.
d. không ảnh hưởng đến sự phát triển.

Caâu 68:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây sai?
a. Chất là bản chất của sự vật, vì vậy chất và bản thân sự vật chỉ là một.

169
b. Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật,…
c. Chất là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ
không phải là cái khác.
d. Chất bao giờ cũng có lượng tương ứng.

Caâu 69:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Cái chung chỉ là một bộ phận của cái riêng; cái riêng không gia nhập hết vào
trong cái chung.
b. Cái riêng tồn tại trong những cái chung; thông qua những cái riêng mà cái
chung biểu hiện sự tồn tại của chính mình.
c. Không phải cái đơn nhất và cái chung, mà là cái riêng và cái chung mới có
thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
d. Cái riêng tồn tại độc lập so với cái chung, và quyết định cái chung.

Caâu 70:
Luận điểm nào sau đây phù hợp với phép biện chứng duy vật?
a. Chỉ có cái chung hợp thành bản chất của sự vật mới là cái tất yếu.
b. Mọi cái chung đều là cái tất yếu và mọi cái tất yếu đều là cái chung.
c. Mọi cái chung đều là cái tất yếu nhưng không phải mọi cái tất yếu đều là cái
chung.
d. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.

Caâu 71:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây sai?
a. Mọi cái chung đều là cái tất yếu.
b. Không phải cái chung nào cũng là cái tất yếu.
c. Một số cái chung không phải là cái tất yếu.
d. Có một số cái tất yếu là cái chung.

Caâu 72:
Yêu cầu nào sau đây trái với ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái
chung và cái riêng?
a. Để giải quyết hiệu quả một vấn đề riêng nào đó chúng ta cần phải gác lại các
vấn đề chung, đặc biệt là những vấn đề chung đang bất đồng.
b. Muốn phát hiện ra cái chung phải xuất phát từ những cái riêng mà không
nên xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
c. Phải nắm vững điều kiện, tình hình, quy luật chuyển hóa qua lại giữa cái đơn
nhất & cái chung để vạch ra các đối sách thích hợp.
d. Khi áp dụng cái chung vào những cái riêng phải cá biệt hóa nó cho phù hợp
với từng cái riêng cụ thể.

170
Caâu 73:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Có cái chung bản chất và có cái chung không bản chất.
b. Cái chung và bản chất hoàn toàn không có bất cứ sự trùng khớp nào.
c. Cái bản chất bao chưa cái chung.
d. Cái chung và bản chất là đồng nhất.

Caâu 74:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Cái riêng là cái toàn bộ, cái chung là cái bộ phận; cái riêng chỉ tồn tại trong
mối quan hệ dẫn đến cái chung.
b. Cái riêng có tính khách quan, cái chung mang tính chủ quan do con người
tạo ra.
c. Cái chung là cái toàn bộ, cái riêng là cái bộ phận.
d. Chỉ có cái riêng mới chuyển hóa thành cái chung, còn cái chung thì không
thể chuyển hóa thành cái riêng được.

Caâu 75:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây sai?
a. Cái chung không phụ thuộc vào cái riêng và sinh ra cái riêng.
b. Cái riêng là phạm trù triết học (PTTH) chỉ một sự vật (hiện tượng, quá trình)
riêng lẻ nhất định.
c. Cái đơn nhất là PTTH chỉ một yếu tố (thuộc tính) chỉ có ở một sự vật (hiện
tượng, quá trình) không lặp lại ở bất kỳ sự vật (hiện tượng, quá trình) nào khác.
d. Cái chung là PTTH chỉ một yếu tố (thuộc tính) không chỉ có ở một sự vật
(hiện tượng, quá trình) này mà cò được lặp lại trong nhiều sự vật (hiện tượng,
quá trình) khác nhau.

Caâu 76:
Theo phép biện chứng duy vật, nguyên nhân là gì?
a. Là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hay giữa
các sự vật khác nhau, có gây ra một sự biến đổi nhất định kèm theo.
b. Là một sự vật, hiện tượng sinh ra sự vật hiện tượng khác.
c. Là nguyên cớ hay điều kiện góp phần tạo ra kết quả.
d. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.

Caâu 77:
Theo phép biện chứng duy vật thì, trong quan hệ nhân quả khẳng định nào sau
đây sai?
a. Nguyên nhân xuất hiện cùng với kết quả.
b. Tuỳ thuộc vào điều kiện khác nhau mà một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều
hay ít kết quả.
c. Nguyên nhân có trước kết quả.

171
d. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.

Caâu 78:
Luận điểm nào sau đây phù hợp với phép biện chứng duy vật?
a. Ý thức con người không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả.
b. Không phải hiện tượng nào cũng có nguyên nhân.
c. Mối liên hệ nhân quả chỉ tồn tại khi chúng ta nhận thức được nó.
d. Ý thức con người đã sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả.

Caâu 79:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo phép biện chứng duy vật:
“Tất nhiên là cái do những nguyên nhân . . .”.
a. bên trong sự vật quyết định, trong cùng một điều kiện nó phải xảy ra như thế
chứ không thể khác được.
b. bên ngoài sự vật quyết định, trong cùng một điều kiện nó phải xảy ra như thế
chứ không thể khác được.
c. bên trong và bên ngoài sự vật quyết định, trong cùng một điều kiện nó phải
xảy ra như thế chứ không thể khác được.
d. siêu nhiên chi phối mà con người không thể biết được.

Caâu 80:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo phép biện chứng duy vật:
“Muốn họat động thực tiễn thành công chúng ta phải . . . để vạch ra đối sách”.
a. dựa vào cái tất nhiên song không xem nhẹ cái ngẫu nhiên
b. dựa vào cả cái tất nhiên lẫn cái ngẫu nhiên
c. dựa vào cái ngẫu nhiên song không xem nhẹ cái tất nhiên
d. dựa vào cái tất nhiên mà không cần dựa vào cái ngẫu nhiên

Caâu 81:
Theo phép biện chứng duy vật, nội dung của sự vật là gì?
a. Là toàn bộ những mặt, những yếu tố, quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và
phát triển của sự vật.
b. Là tất cả những thuộc tính lặp lại ở nhiều sự vật.
c. Là tổng hợp tất cả những mặt bản chất của sự vật.
d. Là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là mối liên hệ tương đối bền
vững bên trong sự vật.

Caâu 82:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo phép biện chứng duy vật:
“Muốn họat động thực tiễn thành công chúng ta phải . . . để vạch ra đối sách”.
a. biết sử dụng nhiều hình thức khác nhau cho những nội dung khác nhau

172
b. bỏ qua tất cả những hình thức khác nhau chỉ lưu ý đến các hình thức giống
nhau
c. biết sử dụng nhuần nhuyễn một hình thức ưa thích
d. coi các hình thức khác nhau có vai trò như nhau

Caâu 83:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo phép biện chứng duy vật:
“Muốn họat động thực tiễn thành công chúng ta phải chú ý đến . . . để vạch ra
đối sách”.
a. nội dung song không bỏ qua hình thức
b. nội dung
c. hình thức
d. hình thức song không bỏ qua nội dung

Caâu 84:
Theo phép biện chứng duy vật, bản chất là gì?
a. Là tổng hợp tất cả các mặt, mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên
trong sự vật.
b. Là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là mối liên hệ tương đối bền
vững bên trong sự vật.
c. Là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, quá trình tạo nên sự vật.

d. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.

Caâu 85:
Theo phép biện chứng duy vật, hiện tượng là gì?
a. Là những biểu hiện cụ thể của bản chất ở những điều kiện cụ thể.
b. Là cái xuyên tạc bản chất của sự vật.
c. Là một mặt của bản chất.
d. Là hình thức của sự vật.

Caâu 86:
Theo phép biện chứng duy vật, khẳng định nào sau đây sai?
a. Bản chất phong phú hơn hiện tượng.
b. Hiện tượng phong phú hơn bản chất.
c. Hiện tượng ít hay nhiều đều phản ánh bản chất.
d. Bản chất thay đổi thì hiện tượng phải thay đổi theo.

Caâu 87:
Theo phép biện chứng duy vật, muốn nhận thức đúng bản chất của sự vật cần
phải làm gì?
a. Phải phân tích nhiều hiện tượng, loại bỏ giả tượng, tìm kiếm hiện tượng điển
hình.

173
b. Phải phân tích nhiều hiện tượng.
c. Phải loại bỏ giả tượng.
d. Tìm kiếm hiện tượng điển hình.

Caâu 88:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo phép biện chứng duy vật:
“Bản chất và quy luật đều quy định sự vận động của sự vật, hiện tượng; do đó
chúng . . .”.
a. cùng trình độ nhưng khác nhau, vì một bản chất bao gồm nhiều quy luật.

b. cùng trình độ nhưng khác nhau, vì một quy luật bao gồm nhiều bản chất.
c. đồng nhất hoàn toàn với nhau.
d. về cơ bản là giống nhau nhưng quy luật là cái thấy được còn bản chất là cái
hiểu được.

Caâu 89:
Chọn phương án bổ sung để được một định nghĩa đúng theo phép biện chứng
duy vật:“Hiện thực là phạm trù triết học dùng để chỉ . . .”
a. cái hiện có.
b. cái đã, đang và sẽ có.
c. cái sẽ có.
d. cái đã có.

Caâu 90:
Chọn phương án bổ sung để được một định nghĩa đúng theo phép biện chứng
duy vật: “Khả năng là phạm trù triết học dùng để chỉ . . .”
a. cái chưa xuất hiện, song sẽ xuất hiện để trở thành cái hiện thực khi điều kiện
hội đủ.
b. cái chưa chắc chắn có, nhưng chắc chắn sẽ có trong tương lai.
c. cái không hợp quy luật, phi hiện thực, không bao giờ xuất hiện.
d. cái hợp quy luật nhưng chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, không thể biến
thành cái hiện thực.

Caâu 91:
Luận điểm nào sau đây không phù hợp với phép biện chứng duy vật?
a. Khả năng và hiện thực không thể chuyển hóa lẫn nhau.
b. Khả năng có thể chuyển hóa thành hiện thực.
c. Hiện thực có thể sinh ra khả năng.
d. Khả năng và hiện thực quan hệ chặt chẽ với nhau.

Caâu 92:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây sai?
a. Sự vật và chất hoàn toàn đồng nhất với nhau.

174
b. Không có chất thuần túy tồn tại bên ngoài sự vật.
c. Chỉ có sự vật có chất mới tồn tại.
d. Chỉ có sự vật có vô vàn chất mới tồn tại.

Caâu 93:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây sai?
a. Lượng phụ thuộc vào ý chí của con người.
b. Lượng là tính quy định vốn của sự vật.
c. Lượng nói lên quy mô, trình độ phát triển của sự vật.
d. Lượng tồn tại khách quan gắn liền với sự vật.

Caâu 94:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây sai?
a. Tính quy định về chất không có tính ổn định.
b. Sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng.
c. Tính quy định về chất nào của sự vật cũng có tính quy định về lượng tương
ứng.
d. Tính quy định về lượng nói lên mặt thường xuyên biến đổi của sự vật.

Caâu 95:
Theo nghĩa đen 2 câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non; Ba cây chụm lại nên
hòn núi cao” thể hiện nội dung quy luật nào của phép biện chứng duy vật?
a. Quy luật lượng - chất.
b. Quy luật mâu thuẫn.
c. Quy luật phủ định của phủ định.
d. Tất cả các quy luật của phép biện chứng.

Caâu 96:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo phép biện chứng duy vật:
“Lượng của sự vật . . .”.
a. không phải khi nào cũng có thể đo được bằng các đơn vị đo lường.
b. không bao giờ đo được bằng đơn vị đo lường.
c. luôn biểu hiện dưới dạng trừu tượng.
d. luôn được đo bằng các đơn vị đo lường.

Caâu 97:
Theo phép biện chứng duy vật, việc phân biệt chất và lượng mang tính chất gì?
a. Tính tương đối.
b. Tính điều kiện.
c. Tính tuyệt đối.
d. Tính khách quan.

Caâu 98:

175
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây sai?
a. Chất và thuộc tính là hoàn toàn khác nhau.
b. Chất là tính quy định vốn có của sự vật.
c. Chất đồng nhất với thuộc tính.
d. Chất là tổng hợp các thuộc tính của sự vật.

Caâu 99:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây sai?
a. Sự vật và chất là hoàn toàn đồng nhất với nhau.
b. Không có lượng thuần túy tồn tại tách rời sự vật.
c. Không có chất thuần túy tồn tại tách rời sự vật.
d. Mỗi sự vật đều có sự thống nhất giữa chất và lượng.

Caâu 100:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Chất của sự vật được biểu hiện thông qua các thuộc tính của sự vật.
b. Thuộc tính thay đổi thì chất của sự vật cũng thay đổi.
c. Mọi thuộc tính đều biểu hiện chất cơ bản của sự vật.
d. Có một số sự vật biểu hiện chất qua các thuộc tính.

Caâu 101:
Phạm trù “độ” trong quy luật Lượng – chất được hiểu như thế nào?
a. Khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về
chất.
b. Sự biến đổi về chất mà lượng không thay đổi.
c. Sự biến đổi về chất và lượng.
d. Khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng bất kỳ cũng làm biến đổi về
chất.

Caâu 102:
Yêu cầu nào sau đây không phù hợp với ý nghĩa phương pháp luận được rút ra
từ quy luật Lượng - chất?
a. Muốn hiểu nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật chỉ cần nhận thức
đúng chất & lượng; khảo sát sự thống nhất của chúng để xác định được độ,
điểm nút của sự vật là đủ.
b. Muốn xác định đúng tính chất, quy mô, tiến độ của bước nhảy xảy ra cần
phân tích kết cấu & điều kiện tồn tại của sự vật.
c. Muốn không bị động phải xác định được chất mới, và thông qua nó xác định
được lượng, độ, điểm nút & bước nhảy mới của sự vật sẽ ra đời thay thế sự vật
cũ.
d. Muốn chất thay đổi phải tích luỹ sự thay đổi về lượng đủ để vượt qua độ
(điểm nút).

176
Caâu 103:
Luận điểm nào sau đây xuất phát từ nội dung quy luật Lượng - chất?
a. Khi lượng của sự vật có sự thay đổi đến một mức độ nào đó thì chất của sự
vật mới thay đổi.
b. Khi chất của sự vật có sự thay đổi đến độ nào đó thì lượng của sự vật cũng
thay đổi, sự vật mới xuất hiện với chất mới và lượng mới thống nhất với nhau.

c. Chất của sự vật là cái dễ thay đổi hơn lượng của nó.
d. Khi lượng của sự vật thay đổi thì chất của sự vật cũng thay đổi theo, sự vật
mới xuất hiện với chất mới và lượng mới thống nhất với nhau.

Caâu 104:
Qui luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, và
ngược lại nói lên phương diện nào của sự phát triển?
a. Cách thức của sự vận động và phát triển.
b. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
c. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
d. Động lực của sự vận động và phát triển.

Caâu 105:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây sai?
a. Sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất của sự vật là tương đối độc lập
với nhau.
b. Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối.
c. Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa chất và lượng.
d. Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của
nó; và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật sẽ gay ra thay đổi về lượng của
nó.

Caâu 106:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Độ thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất của sự vật, dùng để chỉ khoảng
giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản về
chất của sự vật đó.
b. Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay
đổi về lượng có thể làm thay đổi về chất.
c. Độ là phạm trù triết học chỉ sự biến đổi về chất và lượng.
d. Độ là giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng bất kỳ cũng làm biến đổi về
chất.

Caâu 107:
Theo phép biện chứng duy vật, thì cách mạng xã hội được hiểu như thế nào?
a. Là sự thay đổi về chất trong tiến trình phát triển của xã hội.

177
b. Là sự vận động, thay đổi tiến lên của xã hội.
c. Là sự xóa bỏ một trật tự xã hội này để xây dựng một trật tự xã hội mới.
d. Là sự thay đổi về lượng với những biến đổi nhất định về chất trong tiến trình
phát triển của xã hội.

Caâu 108:
Trong hoạt động chính trị, việc không tôn trọng quá trình tích luỹ về lượng ở
mức độ cần thiết cho sự biến đổi về chất là biểu hiện của xu hướng nào?
a. Tả khuynh.
b. Hữu khuynh.
c. Vừa tả khuynh vừa hữu khuynh.
d. Không tả khuynh, không hữu khuynh.

Caâu 109:
Trong hoạt động chính trị, việc không dám thực hiện những bước nhảy cần thiết
khi tích luỹ về lượng đã đạt đến giới hạn độ là biểu hiện của xu hướng nào?
a. Hữu khuynh.
b. Không tả khuynh, không hữu khuynh.
c. Vừa tả khuynh vừa hữu khuynh.
d. Tả khuynh.

Caâu 110:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây sai?
a. Mọi sự vật đều chứa trong mình những mặt hay khuynh hướng đối lập nhau,
nhưng chúng chỉ thống nhất với nhau chứ không không xung đột nhau.
b. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận
động và phát triển.
c. Có thể định nghĩa vắn tắt, phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất
của các mặt đối lập.
d. Mọi sự vật đều chứa trong mình những mặt hay khuynh hướng đối lập nhau,
chúng tạo thành mâu thuẫn trong bản thân sự vật đó.

Caâu 111:
Mâu thuẫn nào tồn tại trong suốt quá trình vận động và phát triển của bản thân
sự vật?
a. Mâu thuẫn cơ bản.
b. Mâu thuẫn thứ yếu.
c. Mâu thuẫn không cơ bản.
d. Mâu thuẫn đối kháng.

Caâu 112:

178
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.
b. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tạm thời.
c. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tương đối.
d. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là vừa tuyệt đối vừa tương đối.

Caâu 113:
Mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển của sự vật và chi phối
các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó gọi là gì?
a. Mâu thuẫn chủ yếu.
b. Mâu thuẫn cơ bản.
c. Mâu thuẫn đối kháng.
d. Mâu thuẫn bên trong.

Caâu 114:
Mâu thuẫn đối kháng tồn tại ở đâu?
a. Trong xã hội có giai cấp đối kháng.
b. Trong tư duy.
c. Trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
d. Trong tự nhiên.

Caâu 115:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Trong sự vật, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể
tách rời nhau.
b. Trong sự vật, dù không có sự thống nhất của các mặt đối lập thì vẫn có sự
đấu tranh của chúng.
c. Trong sự vật, dù không có sự đấu tranh của các mặt đối lập thì vẫn có sự
thống nhất của chúng.
d. Trong sự vật, sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập vừa tương
đối, vừa tuyệt đối.

Caâu 116:
Hoàn thiện câu của V.I.Lênin: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức
các bộ phận mâu thuẫn của nó, đó là thực chất của . . .”.
a. phép biện chứng.
b. phép biện chứng duy vật.
c. nhận thức luận duy vật biện chứng.
d. nhận thức luận biện chứng.

Caâu 117:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sai?

179
a. Mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng không nhất thiết phải có mối
quan hệ với nhau trong một sự vật, một quá trình.
b. Mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng trái ngược nhau.
c. Mặt đối lập tồn tại khách quan trong mọi sự vật.
d. Mặt đối lập là cái vốn có của sự vật.

Caâu 118:
Theo phép biện chứng duy vật, quá trình phủ định biện chứng có cội nguồn từ
đâu?
a. Từ việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật.
b. Từ mong muốn của con người làm cho mọi vật trở nên tốt đẹp.
c. Từ những thế lực bên ngoài sự vật.
d. Từ những yếu tố siêu nhiên hay tiền định có sẳn trong sự vật.

Caâu 119:
Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chỉ rõ phương diện nào
của sự vận động và phát triển?
a. Nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển.
b. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
c. Cách thức của sự vận động và phát triển.
d. Nội dung của sự vận động và phát triển.

Caâu 120:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Phủ định biện chứng mang tính khách quan, tính kế thừa.
b. Phủ định biện chứng mang tính kế thừa, làm cho sự vật phát triển xoắn ốc.
c. Phủ định biện chứng là sự phủ định đồng thời mang tính khẳng định.
d. Phủ định biện chứng mang tính tự thân và luôn tiến bộ.

Caâu 121:
Theo phép biện chứng duy vật, phủ định biện chứng tất yếu dẫn đến điều gì?
a. Sự phát triển của sự vật trên cơ sở kế thừa có chọn lọc từ cái cũ.
b. Thủ tiêu toàn bộ cái cũ, sự tất thắng ngay của cái mới.
c. Sự vật cũ mất đi, sự phát triển tạm thời bị gián đoạn.
d. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.

Caâu 122:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo phép biện chứng duy vật:
“Trong phủ định biện chứng, các nhân tố tích cực của sự vật cũ . . .”.
a. được gia nhập vào cái mới nhưng phải cải biến theo cái mới.
b. không được gia nhập hết vào cái mới.
c. được gia nhập vào cái mới một cách nguyên vẹn mà không có sự cải biến.
d. được gia nhập vào cái mới và biến đổi căn bản về chất.

180
Caâu 123:
Xu hướng phát triển xoắn ốc đòi hỏi phải coi quá trình vận động của sự vật như
thế nào?
a. Diễn ra quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi.
b. Diễn ra quanh co, phức tạp, luôn có những bước lùi.
c. Diễn ra quanh co, phức tạp, nhưng không có những bước lùi.
d. Không có những bước lùi, luôn tiến lên liên tục.

Caâu 124:
Muốn hoạt động thực tiễn có hiệu quả, chúng ta cần phải làm gì?
a. Biết kế thừa những nhân tố tích cực tồn tại trong cái cũ.
b. Chỉ giữ lại những yếu tố nào của sự vật cũ nếu nó phù hợp với lợi ích của
mình.
c. Biết kế thừa các nhân tố có lợi cho sự vật cũ.
d. Phải kiên quyết xoá bỏ tất cả những cái cũ.

Caâu 125:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sai?
a. Phủ định của phủ định kết thúc sự phát triển của sự vật.
b. Phủ định của phủ định mở đầu một chu kỳ mới trong sự phát triển của sự
vật.
c. Phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển của sự vật.
d. Phủ định của phủ định làm cho sự vật dường như quay trở lại ban đầu nhưng
trên cơ sở cao hơn.

Caâu 126:
Qui luật phủ định của phủ định vạch rõ phương diện nào của sự phát triển?
a. Xu hướng, xu thế của sự vận động và phát triển.
b. Nội dung, cách thức của sự vận động và phát triển.
c. Nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển.
d. Các phương án trả lời còn lại đều sai.

Caâu 127:
Theo quan điểm biện chứng duy vật, tiêu chuẩn của chân lý là gì?
a. Là thực tiễn.
b. Là tri thức đã được kiểm nghiệm, đồng thời được nhiều người công nhận.
c. Là tính phi mâu thuẫn, tính rõ ràng hiển nhiên của tư tưởng.
d. Là lời nói, việc làm của của các bậc vĩ nhân.

Caâu 128:
Theo quan điểm biện chứng duy vật, thực tiễn là gì?
a. Là hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người,
nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

181
b. Là hoạt động tinh thần có mục đích, mang tính năng động của con người,
nhằm sáng tạo ra giới tự nhiên và đời sống xã hội của con người.
c. Là hoạt động vật chất mang tính lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải tạo
tự nhiên và xã hội.
d. Là toàn bộ hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần của con người.

Caâu 129:
Hình thức cơ bản quan trọng nhất của hoạt động thực tiễn là gì?
a. Thực tiễn sản xuất vật chất.
b. Thực tiễn chính trị – xã hội.
c. Thực tiễn thực nghiệm khoa học.
d. Thực tiễn giao tiếp cộng đồng.

Caâu 130:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng: “Theo phép biện chứng duy
vật, thực tiễn là. . . của nhận thức».
a. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.
b. cơ sở, nguồn gốc
c. động lực
d. mục đích

Caâu 131:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây sai?
a. Thực tiễn là hoạt động vật chất và tinh thần của con người, đồng thời là tiêu
chuẩn của chân lý.
b. Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức, vì qua thực tiễn thuộc, tính bản chất
của đối tượng được bộc lộ ra.
c. Thực tiễn là động lực của nhận thức, vì nó đòi hỏi tư duy con người phải giải
đáp những vấn đề đặt ra.
d. Quan điểm về thực tiễn là quan điểm cơ bản và xuất phát của lý luận nhận
thức mácxít.

Caâu 132:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây sai?
a. CNDV thừa nhận nhận thức là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan
vào trong đầu óc con người dựa trên cơ sở thực tiễn.
b. Chủ nghĩa duy vật (CNDV) thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào đầu óc con người.
c. CNDV biện chứng thừa nhận nhận thức là quá trình phản ánh sáng tạo hiện
thực khách quan vào trong đầu óc con người dựa trên cơ sở thực tiễn.

182
d. CNDV biện chứng thừa nhận nhận thức là quá trình biện chứng xuất phát từ
thực tiễn và quay về phục vụ thực tiễn.

Caâu 133:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng: “Theo phép biện chứng duy
vật, nhận thức là . . . ».
a. phản ánh hiện thức khách quan một cách sáng tạo.
b. sự hồi tưởng lại của linh hồn bất tử về thế giới mà nó đã trãi qua.
c. sao chép nguyên xi hiện thực khách quan vào bộ não con người.
d. sự phức hợp của những cảm giác.

Caâu 134:
Chọn phương án bổ sung để được một định nghĩa đúng: “Theo phép biện chứng
duy vật, thực tiễn là . . . ».
a. tòan bộ hoạt động vật chất, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm
cải biến thế giới.
b. hiện thực khách quan, tồn tại bên ngòai còn người và độc lập với nhận thức
của con người.
c. tòan bộ hoạt động vật chất, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm
cải biến xã hội.
d. toàn bộ hoạt động có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Caâu 135:
Con đường biện chứng của quá trình nhận thức phải diễn ra như thế nào?
a. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn.
b. Từ nhận thức lý tính đến nhận thức cảm tính.
c. Từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động, từ trực quan sinh động đến
thực tiễn.
d. Từ trực quan sinh động đến thực tiễn, từ thực tiễn đến tư duy trừu tượng.

Caâu 136:
Chọn phương án bổ sung để được một định nghĩa đúng theo phép biện chứng
duy vật: “Cảm giác là sự phản ánh . . . của sự vật vào trong bộ óc, khi sự vật tác
động trực tiếp lên một giác quan của chúng ta».
a. một đặc tính riêng lẻ
b. tất cả các đặc tính riêng lẻ
c. nhiều đặc tính riêng lẻ
d. bản chất

183
Caâu 137:
Nhận thức cảm tính có tính chất như thế nào?
a. Sinh động, cụ thể, trực tiếp, hời hợt.
b. Sinh động, cụ thể, trực tiếp, sâu sắc.
c. Trực tiếp, trừu tượng, khái quát, hời hợt.
d. Sinh động, trừu tượng, trực tiếp, sâu sắc.

Caâu 138:
Nhận thức lý tính có tính chất như thế nào?
a. Sâu sắc, trừu tượng, gián tiếp, khái quát.
b. Trừu tượng, gián tiếp, khái quát, hời hợt.
c. Trừu tượng, trực tiếp, khái quát, sâu sắc.
d. Sinh động, trừu tượng, gián tiếp, sâu sắc.

Caâu 139:
Các hình thức cơ bản của nhận thức lý tính là gì?
a. Khái niệm, phán đoán, suy luận.
b. Biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy luận.
c. Cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy luận.
d. Giả thuyết, lý thuyết, chứng minh, bác bỏ, khái niệm, phán đoán, suy luận.

Caâu 140:
Chọn phương án bổ sung để được một nhận định đúng theo phép biện chứng
duy vật: “Nhận thức (NT) kinh nghiệm là . . .”.
a. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.
b. cấp độ thấp của NT lý tính.
c. hình thức NT nảy sinh trực tiếp từ thực tiễn.
d. hình thức NT dựa trên việc miêu tả, so sánh, phân loại sự kiện thu được
trong quan sát và thí nghiệm.

Caâu 141:
Chọn phương án bổ sung để được một nhận định đúng theo phép biện chứng
duy vật: “Nhận thức lý luận là . . .”.
a. Nhận thức có được nhờ vào sự tổng kết, khái quát kinh nghiệm thực tiễn của
nhân lọai.
b. Nhận thức chỉ xảy ra trong đầu của những nhà lý luận khi họ quan sát trực
tiếp thế giới hiện thực.
c. Nhận thức có được nhờ vào sự tập hợp tất cả kinh nghiệm, mọi hiểu biết của
lòai người

184
d. cấp độ cao của nhận thức lý tính, mang lại tri thức gián tiếp, trừu tượng, khái
quát về đối tượng nhưng không thể áp dụng vào cuộc sống.

Caâu 142:
Chọn phương án bổ sung để được một nhận định đúng theo phép biện chứng
duy vật: “Bệnh giáo điều là do tuyệt đối hóa . . .”.
a. nhận thức lý luận.
b. nhận thức kinh nghiệm.
c. ý chí, tình cảm chủ quan của con người.
d. yếu tố thần bí trong kinh thánh.

Caâu 143:
Chọn phương án bổ sung để được một nhận định đúng theo phép biện chứng
duy vật: “Nhận thức khoa học là hình thức nhận thức . . .”.
a. quá trình phản ánh trừu tượng, khái quát, gián tiếp, sáng tạo những kết cấu,
thuộc tính, quy luật sâu sắc, bên trong của hiện thực khách quan dưới dạng các
hệ thống lôgích chặt chẽ, nhất quán.
b. luôn đòi hỏi một hệ thống các phương tiện nghiên cứu chuyên môn hóa và
những nhà khoa học có đức độ.
c. luôn mang lại tri thức khách quan - chân lý.
d. được hình thành và phát triển một cách tự giác bởi những phần tử tinh tuý
trong xã hội, không va chạm với thực tiễn cuộc sống vật chất đời thường.

Caâu 144:
Cách phân lọai nhận thức (NT) nào sau đây đúng?
a. NT cảm tính và NT lý tính.
b. NT cảm tính, NT lý tính, NT khoa học, NT thông thường, NT kinh nghiệm
và NT lý luận.
c. NT thông thường, NT khoa học và NT triết học.
d. NT kinh nghiệm, NT lý luận và NT triết học.

Caâu 145:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây sai?
a. Chân lý có tính khách quan nhưng rất trừu tượng.
b. Chân lý có tính khách quan, tính cụ thể.
c. Chân lý có tính tương đối và tính tuyệt đối.
d. Chân lý có tính cụ thể và tính quá trình.

Caâu 146:
Theo phép biện chứng duy vật, định nghĩa nào sau đây đúng?
a. Chân lý là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và được kiểm
nghiệm qua thực tiễn.

185
b. Chân lý là lý luận của kẻ mạnh.
c. Chân lý là tri thức rõ ràng, trong sáng, không có một tí nghi ngờ nào cả.
d. Chân lý là tư tưởng được nhiều người thừa nhận là đúng.

Caâu 147:
Chọn phương án bổ sung để được một định nghĩa đúng theo phép biện chứng
duy vật: “Chân lý tương đối là . . .”.
a. tri thức phản ánh đúng song chưa đủ về hiện thực.
b. tri thức đúng với người này nhưng không đúng với người khác.
c. sự tổng hợp những hiểu biết không mang tính tuyệt đối của con người.
d. tri thức mang tính quy ước do một thời đại hay một số nhà khoa học đưa ra
để tiện lợi trong nhận thức thế giới.

Caâu 148:
Chọn phương án bổ sung để được một định nghĩa đúng theo phép biện chứng
duy vật: “Chân lý tuyệt đối là . . .”.
a. tổng vô hạn những chân lý tương đối.
b. tri thức tuyệt đối đúng, phản ánh phù hợp với đối tượng trong mọi điều kiện
cụ thể.
c. công thức, sơ đồ lý luận chung của mọi cá nhân, dân tộc, được sử dụng trong
mọi hoàn cảnh.
d. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.

Caâu 149:
Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Chân lý vừa mang tính tương đối vừa mang tính tuyệt đối.
b. Chân lý vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan.
c. Chân lý vừa mang tính cụ thể vừa mang tính trừu tượng.
d. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.

Caâu 150:
Trong công tác của mình nếu chúng ta coi thường kinh nghiệm thực tiễn, đề cao
lý luận thì sẽ rơi vào điều gì?
a. Các phương án trả lời còn lại đều sai.
b. Chủ nghĩa duy ý chí, chủ quan
c. Chủ nghĩa kinh nghiệm.
d. Chủ nghĩa kinh nghiệm giáo điều.

Caâu 151:
Chọn phương án bổ khuyết câu của V.I.Lênin: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của
con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là
một vấn đề . . .(1). . . mà là một vấn đề. . .(2). . . Chính trong. . .(3). . . mà con
người phải chứng minh chân lý.”

186
a. 1 – lý luận, 2 – thực tiễn, 3 – thực tiễn
b. 1 – thực tiễn, 2 – lý luận, 3 nhận thức
c. 1 – nhận thức, 2 – lý luận, 3 – thực tiễn
d. 1 – thực tiễn, 2 – lý luận, 3 – lý luận

Caâu 152:
Phương thức sản xuất là gì?
a. Cách thức của con người thực hiện sản xuất vật chất ở mỗi giai đoạn lịch sử.
b. Cách thức con người quan hệ với tự nhiên.
c. Cách thức chiếm đoạt lấy sản phẩm để sinh tồn.
d. Cách thức con người quan hệ với nhau trong sản xuất.

Caâu 153:
Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất có một trình độ xác định và quan hệ sản
xuất tương ứng của xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định được chủ nghĩa duy
vật lịch sử gọi là gì?
a. Phương thức sản xuất của xã hội.
b. Hình thái kinh tế - xã hội.
c. Cơ sở hạ tầng của xã hội.
d. Kiến trúc thượng tầng của xã hội.

Caâu 154:
Yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất là gì?
a. Người lao động.
b. Tư liệu sản xuất.
c. Đối tượng lao động.
d. Công cụ lao động.

Caâu 155:
Lực lượng sản xuất biểu hiện điều gì?
a. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
b. Mối quan hệ giữa các yếu tố vật chất và tinh thần trong hoạt động sản xuất.
c. Mối quan hệ giữa con người với con người.
d. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với nhau.

Caâu 156:
Quan hệ sản xuất là gì?
a. Là quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất.
b. Là quan hệ giữa các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất.
c. Là quan hệ giữa con người với tự nhiên trong sản xuất.
d. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.

Caâu 157:

187
Lực lượng sản xuất bao gồm các yếu tố nào?
a. Tư liệu sản xuất và người lao động.
b. Tư liệu sản xuất, công cụ lao động và người lao động.
c. Tư liệu sản xuất, công cụ lao động, người lao động và phương tiện lao động.
d. Tư liệu sản xuất, công cụ lao động, người lao động, phương tiện lao động và
đối tượng lao động.

Caâu 158:
Yếu tố nào sau đây không thuộc về quan hệ sản xuất?
a. Quan hệ giữa người với người trong việc áp dụng các thành tựu khoa học
vào sản xuất.
b. Quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
c. Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức và quản lý sản xuất.
d. Quan hệ giữa người với người trong việc phân phối sản phẩm lao động.

Caâu 159:
Yếu tố nào trong lực lượng sản xuất là động nhất, cách mạng nhất?
a. Công cụ lao động.
b. Người lao động.
c. Khoa học và công nghệ hiện đại.
d. Kỹ năng lao động.

Caâu 160:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữ
vai trò cơ bản.
b. Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ tổ chức, quản lý giữ vai trò
cơ bản.
c. Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ phân phối sản phẩm giữ vai
trò cơ bản.
d. Tùy từng trường hợp mà chúng ta xác định mặt nào trong ba mặt của quan
hệ sản xuất có vai trò cơ bản.

Caâu 161:
Điều nào sau đây thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất?
a. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất có tính
độc lập tương đối so với lực lượng sản xuất và tác động trở lại lực lượng sản
xuất.
b. Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất; lực lượng sản xuất có tính
độc lập tương đối so với quan hệ sản xuất và tác động trở lại quan hệ sản xuất.
c. Tùy từng trường hợp mà lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất,
hay quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất.

188
d. Lực lượng sản xuất quyết định trực tiếp quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất
quyết định gián tiếp lực lượng sản xuất.
Caâu 162:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, lực lượng sản xuất có thể có tính chất gì?
a. Tính cá nhân hay tính xã hội.
b. Tính quy mô lớn hay nhỏ.
c. Tính có tổ chức cao hay thấp.
d. Tính giản đơn hay phức tạp.

Caâu 163:
Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện ở chỗ nào?
a. Trình độ của người lao động và công cụ lao động; việc tổ chức và phân công
lao động, trình độ của công nghiệp
b. Nó sản xuất ra cái gì cho xã hội.
c. Khối lượng sản phẩm nhiều hay ít mà xã hội tạo ra.
d. Các phương án trả lời còn lại đều đúng.

Caâu 164:
Có thể vận dụng mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù nào để khảo sát mối
quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?
a. Nội dung và hình thức.
b. Nguyên nhân và kết quả.
c. Tất nhiên và ngẫu nhiên.
d. Bản chất và hiện tượng.

Caâu 165:
Vai trò của quan hệ sản xuất (QHSX) đối với lực lượng sản xuất (LLSX) biểu
hiện như thế nào?
a. QHSX có thể thúc đẩy hay kìm hãm LLSX tuỳ thuộc vào sự phù hợp hay
không phù hợp của nó với LLSX.
b. QHSX kìm hãm LLSX.
c. QHSX thúc đẩy LLSX.
d. Lúc đầu, QHSX thúc đẩy LLSX, nhưng sau đó, QHSX kìm hãm LLSX.

Caâu 166:
Trong quá trình sản xuất của nhân loại, lực lượng sản xuất có tính chất gì?
a. Thường xuyên thay đổi.
b. Rất ổn định.
c. Ổn định hay thay đổi tuỳ thuộc vào thời đại kinh tế cụ thể.
d. Chậm thay đổi so với quan hệ sản xuất.
Caâu 167:
Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở hạ tầng là khái niệm dùng để chỉ điều gì?

189
a. Toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của một xã hội nhất
định.
b. Toàn bộ lực lượng sản xuất hợp thành cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội
nhất định.
c. Toàn bộ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
d. Các công trình được xây dựng phục vụ cho các hoạt động của xã hội.

Caâu 168:
Đặc trưng nào của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có đối kháng giai cấp thể
hiện rõ nét nhất?
a. Tư tưởng của giai cấp thống trị.
b. Truyền thống của dân tộc.
c. Tư tưởng của giai cấp bị trị.
d. Sự dung hòa giữa tư tưởng của giai cấp thống trị và tư tưởng của giai cấp bị
trị.

Caâu 169:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử dựa trên điều gì để phân chia lịch sử của nhân loại?
a. Hình thái kinh tế - xã hội.
b. Hình thức nhà nước.
c. Hình thức tôn giáo.
d. Hình thái ý thức xã hội.

Caâu 170:
Nguồn gốc vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là gì?
a. Do việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất,
mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
b. Sự tăng lên không ngừng của năng xuất lao động.
c. Quần chúng nhân dân không ngừng nổi dậy đấu tranh chống các thế lực
phản động trong xã hội.
d. Mâu thuẫn giai - tầng trong xã hội, sự thay đổi của quan hệ sản xuất.

Caâu 171:
Lực lượng sản xuất có vai trò như thế nào trong một hình thái kinh tế - xã hội?
a. Nền tảng vật chất - kỹ thuật của xã hội.
b. Bảo vệ trật tự kinh tế của xã hội.
c. Quy định thái độ và hành vi của con người trong xã hội.
d. Quy định mọi quan hệ xã hội.

Caâu 172:
Quan hệ sản xuất có vai trò gì trong một hình thái kinh tế - xã hội?
a. Quy định mọi quan hệ xã hội, nói lên thực chất của hình thái kinh tế - xã hội.
b. Quy định cơ sở vật chất - kỹ thuật.

190
c. Duy trì và bảo vệ cơ sở hạ tầng.
d. Quy định trình độ (tính chất) của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng
tầng của xã hội.

Caâu 173:
Cơ sở lý luận trực tiếp của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta là
gì?
a. Học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội.
b. Học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp của triết học mácxít.
c. Phép biện chứng duy vật.
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Caâu 174:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, quá trình thay thế các hình thức sở hữu tư liệu
sản xuất phụ thuộc vào điều gì?
a. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
b. Trình độ của công cụ sản xuất.
c. Trình độ phân công lao động xã hội.
d. Trình độ công nghệ sản xuất.

Caâu 175:
Phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) ở nước ta hiện nay được hiểu
như thế nào?
a. Bỏ qua việc xác lập vai trò thống trị của quan hệ sản xuất TBCN và sự thống
trị của giai cấp tư sản.
b. Không xây dựng quan hệ sản xuất TBCN.
c. Bỏ qua mọi yếu tố gắn liền với phương thức sản xuất TBCN.
d. Bỏ qua sự phát triển lực lượng sản xuất mang tính chất TBCN.

Caâu 176:
Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là gì?
a. Từ một nền sản xuất nhỏ là phổ biến quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua
chế độ tư bản chủ nghĩa.
b. Năng xuất lao động thấp.
c. Lực lượng sản xuất chưa phát triển.
d. Có nhiều thành phần kinh tế đan xen nhau.

Caâu 177:
Tính đối kháng của kiến trúc thượng tầng, xét cho cùng, do cái gì qui định?
a. Sự đối kháng trong cơ sở hạ tầng.
b. Sự xung đột gây gắt về quan điểm, lối sống.
c. Mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp.
d. Tranh giành quyết liệt quyền lực chính trị.

191
Caâu 178:
Điều nào sau đây thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng?
a. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng; kiến trúc thượng tầng có
tính độc lập tương đối so với cơ sở hạ tầng và tác động trở lại cơ sở hạ tầng.
b. Kiến trúc thượng tầng quyết định cơ sở hạ tầng; cơ sở hạ tầng có tính độc
lập tương đối so với kiến trúc thượng tầng và tác động trở lại kiến trúc thượng
tầng.
c. Tùy từng trường hợp mà cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, hay
kiến trúc thượng tầng quyết định cơ sở hạ tầng.
d. Cơ sở hạ tầng quyết định trực tiếp kiến trúc thượng tầng; kiến trúc thượng
tầng quyết định gián tiếp cơ sở hạ tầng.

Caâu 179:
Về mặt kết cấu, kiến trúc thượng tầng của xã hội bao gồm những yếu tố nào?
a. Toàn bộ những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn
giáo, nghệ thuật…; những thiết chế xã hội tương ứng với chúng như nhà nước,
đảng phái, giáo hội, các đoàn thể… cùng những mối liên hệ nối tại giữa chúng
được hình thành từ cơ sở hạ tầng và phản ánh cơ sở hạ tầng.
b. Đảng phái, nhà nước, pháp luật được xây dựng trên nền tảng là các quan hệ
sản xuất của xã hội nhất định.
c. Toàn bộ những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn
giáo, nghệ thuật… phản ánh mọi mặt đời sống xã hội.
d. Những thiết chế chính trị - xã hội như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các
đoàn thể xã hội… được tạo dựng từ cơ sở hạ tầng.

Caâu 180:
Yếu tố nào không thuộc về tồn tại xã hội?
a. Truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người.
b. Phương thức sản xuất ra của cải vật chất, con người và các quan hệ xã hội.
c. Các quan hệ xã hội như quan hệ gia đình, giai cấp, dân tộc.
d. Môi trường sống của con người.

Caâu 181:
Ý thức xã hội có thể phân chia thành những cấp độ nào?
a. Ý thức thông thường và ý thức lý luận
b. Ý thức nhân loại, ý thức dân tộc và ý thức giai cấp.
c. Ý thức chung và ý thức riêng.
d. Ý thức cá nhân và ý thức tập thể.

Caâu 182:
Ưu thế của ý thức thông thường (YTTT) so với ý thức lý luận (YTLL) là gì?

192
a. YTTT phản ánh hiện thực sinh động hơn YTLL.
b. YTTT phản ánh hiện thực đầy đủ hơn YTLL.
c. YTTT phản ánh hiện thực sâu sắc hơn YTLL.
d. YTTT phản ánh hiện thực cao hơn YTLL.

Caâu 183:
Ưu thế của ý thức lý luận (YTLL) so với ý thức thông thường (YTTT) là gì?
a. YTLL phản ánh hiện thực sâu sắc hơn YTTT.
b. YTLL phản ánh hiện thực đầy đủ hơn YTTT.
c. YTLL phản ánh hiện thực sinh động hơn YTTT.
d. YTLL phản ánh hiện thực trực tiếp hơn YTTT.

Caâu 184:
Cơ sở nào tạo nên sự khác nhau trong ý thức của các giai cấp khác nhau trong
xã hội?
a. Phương thức sinh hoạt vật chất của mỗi giai cấp khác nhau.
b. Quan điểm của mỗi giai cấp khác nhau.
c. Chính đảng của mỗi giai cấp khác nhau.
d. Địa vị xã hội của mỗi giai cấp khác nhau.

Caâu 185:
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội là lý do dùng để giải thích
cho tính chất gì của ý thức xã hội?
a. Tính độc lập tương đối.
b. Tính lạc hậu.
c. Tính vượt trước.
d. Tính kế thừa.

Caâu 186:
Khả năng dự báo khoa học là biểu hiện tính chất gì của ý thức xã hội?
a. Tính vượt trước.
b. Tính giai cấp.
c. Tính kế thừa.
d. Tính độc lập tương đối.
Caâu 187:
Điều kiện cơ bản để ý thức xã hội có thể tác động đến tồn tại xã hội là gì?
a. Hoạt động thực tiễn của con người.
b. Ý thức xã hội phải có tính vượt trước.
c. Chuẩn bị đầy đủ những điều kiện vật chất.
d. Ý thức xã hội phù hợp với tồn tại xã hội.

Caâu 188:
Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận điểm nào sai?

193
a. Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội.
b. Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối.
c. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội.
d. Không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm lý luận nào cũng phản ánh rõ ràng và
trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại.

Caâu 189:
Điều gì không phải là nguyên nhân làm cho ý thức xã hội thường lạc hậu so với
tồn tại xã hội?
a. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình.
b. Sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán và tính bảo thủ của một số
hình thái ý thức xã hội.
c. Những tư tưởng cũ thường được các lực lượng xã hội phản động lưu giữ và
truyền bá.
d. Tồn tại xã hội dưới tác động của hoạt động thực tiễn thường biến đổi nhanh
làm cho ý thức xã hội không kịp phản ánh.

Caâu 190:
Quy luật xã hội nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động và phát triển của
xã hội?
a. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
b. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
c. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
d. Quy luật đấu tranh giai cấp.

Caâu 191:
Thực chất của mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng là gì?
a. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
b. Quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần xã hội.
c. Quan hệ giữa các giai cấp có lợi ích đối kháng nhau.
d. Quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội.
Caâu 192:
C.Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá
trình lịch sử – tự nhiên”, được hiểu theo nghĩa nào sau đây?
a. Sự phát triển của các HT KT-XH vừa tuân theo các quy luật chung của xã
hội vừa bị chi phối bởi điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc.
b. Sự phát triển của các HT KT-XH cũng giống như sự phát triển của tự nhiên,
chỉ xảy ra bên ngoài hoạt động có ý thức của con người.
c. Sự phát triển của các HT KT-XH chỉ tuân theo quy luật khách quan của xã
hội.
d. Sự phát triển của các HT KT-XH chỉ tuân theo các quy luật chung.

194
Caâu 193:
Xét đến cùng, nhân tố nào có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi của một trật tự xã
hội mới?
a. Năng suất lao động.
b. Sức mạnh và tính nghiêm minh của luật pháp.
c. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
d. Sự điều hành và quản lý tốt mọi mặt đời sống xã hội của nhà nước.

Caâu 194:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, nguồn gốc sâu xa đưa đến sự vận động và phát
triển của lịch sử nhân loại trải qua các hình thái kinh tế - xã hội là gì?
a. Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.
b. Sự tăng lên không ngừng của năng xuất lao động.
c. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội có giai cấp.
d. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.

Caâu 195:
Đấu tranh giai cấp, xét đến cùng, nhằm vào mục đích gì?
a. Phát triển sản xuất.
b. Giải quyết mâu thuẫn giai cấp, giành lấy lợi ích kinh tế.
c. Lật đổ sự áp bức của giai cấp thống trị phản động, giành lấy chính quyền về
tay giai cấp cách mạng.
d. Xóa bỏ chế độ tư hữu, thủ tiêu xã hội có giai cấp.

Caâu 196:
Cái gì là nguyên nhân cơ bản gây ra mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp
trong xã hội?
a. Sự đối lập về lợi ích cơ bản – lợi ích kinh tế.
b. Sự khác nhau về tư tưởng, lối sống.
c. Sự khác nhau về tài sản giữa người giàu và người nghèo.
d. Sự khác nhau về địa vị trong thang bậc của trật tự xã hội.

Caâu 197:
Điều cơ bản nào cho phép phân biệt các giai cấp khác nhau trong xã hội?
a. Sự khác nhau về quan hệ đối với việc sở hữu tư liệu sản xuất.
b. Sự khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập.
c. Sự khác nhau về địa vị trong một trật tự kinh tế - xã hội.
d. Sự khác nhau về vai trò trong hệ thống tổ chức, quản lý sản xuất.

Caâu 198:
Sự tồn tại của các giai cấp có tính chất gì?
a. Tính lịch sử.

195
b. Tính vĩnh hằng.
c. Tính ngẫu nhiên.
d. Tính tuỳ thuộc vào sự tồn tại và phát triển của phương thức sản xuất xã hội.

Caâu 199:
Cái gì là nguồn gốc, cơ sở của sự ra đời và tồn tại giai cấp?
a. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
b. Chế độ chiếm hữu nô lệ.
c. Chế độ người bóc lột người.
d. Chế độ lao động làm thuê.

Caâu 200:
Để xoá bỏ giai cấp trước hết phải xoá bỏ cái gì?
a. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
b. Chế độ người bóc lột người.
c. Chế độ tư bản chủ nghĩa.
b. Chế độ xã hội có phân chia thành đẳng cấp.

Caâu 201:
Điều gì là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện nhà nước?
a. Những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
b. Sự thỏa thuận của mọi tầng lớp trong xã hội.
c. Lý tưởng cao đẹp của các lãnh tụ cách mạng kết hợp các giai tầng lại với
nhau.
d. Do sự xung đột của các thế lực tôn giáo trong xã hội.

Caâu 202:
Nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện và duy trì sự tồn tại của nhà nước là gì?
a. Sự ra đời và tồn tại chế độ tư hữu.
b. Thế lực siêu nhiên, tiền định.
c. Những mong ước của nhân dân về một xã hội có trật tự, kỷ cương, công
bằng…
d. Đấu tranh giai cấp.

Caâu 203:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo chủ nghĩa duy vật lịch sử:
“Nhà nước xuất hiện và tồn tại . . .”.
a. trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
b. ngay khi xã hội loài người xuất hiện.
c. trong mọi giai đoạn lịch sử.
d. trong các xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và giai đoạn quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.

196
Caâu 204:
Chọn phương án bổ sung để được một câu đúng theo chủ nghĩa duy vật lịch sử:
“Nhờ vào. . .mà giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội trở thành giai cấp
thống trị về chính trị”.
a. bộ máy nhà nước
b. hệ thống luật pháp
c. hệ tư tưởng
d. vị thế chính trị

Caâu 205:
Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề gì?
a. Giành chính quyền.
b. Tiêu diệt giai cấp thống trị.
c. Xây dựng lực lượng vũ trang để cải cách chính quyền.
d. Vận động quần chúng nhân dân tham gia lực lượng vũ trang.

Caâu 206:
Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là gì?
a. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ.
b. Mâu thuẫn về quan điểm giữa những lực lượng chính trị khác nhau trong xã
hội.
c. Mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng và giai cấp phản cách mạng.
d. Mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

Caâu 207:
Điều nào sau đây thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội?
a. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; ý thức xã hội có tính độc lập tương
đối so với tồn tại xã hội và tác động trở lại tồn tại xã hội.
b. Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội; tồn tại xã hội có tính độc lập tương
đối so với ý thức xã hội và tác động trở lại ý thức xã hội.
c. Tùy từng trường hợp mà tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, hay ý thức
xã hội quyết định tồn tại xã hội.
d. Tồn tại xã hội quyết định trực tiếp ý thức xã hội; ý thức xã hội quyết định
gián tiếp tồn tại xã hội.

Caâu 208:
“Cái xã hội” có vai trò gì đối với “cái sinh vật” trong bản chất con người?
a. Xã hội hóa cái sinh vật, làm cho cái sinh vật phù hợp với yêu cầu xã hội.
b. Phát triển và nâng cao tính sinh vật, làm hoàn thiện những đặc tính sinh vật
trong con người.
c. Không có vai trò gì.
d. Xã hội hóa cái sinh vật, làm mất đi cái sinh vật.

197
Caâu 209:
Quan điểm duy vật lịch sử coi “con người là chủ thể của lịch sử” được hiểu như
thế nào?
a. Con người nắm vững và vận dụng sáng tạo các quy luật khách quan tác động
vào tự nhiên, xã hội thúc đẩy nó phát triển phù hợp với nhu cầu của mình.
b. Con người là trung tâm của vũ trụ.
c. Con người là ông chủ, các loài sinh vật khác là nô lệ.
d. Con người có thể điều khiển lịch sử phát triển theo ý muốn tốt đẹp của riêng
mình.

Caâu 210:
Chọn phương án bổ sung để được một định nghĩa đúng theo chủ nghĩa duy vật
lịch sử: “Vĩ nhân là . . .”.
a. cá nhân năng lực và phẩm chất kiệt xuất về một lĩnh vực hoạt động nhất
định.
b. người sinh ra vốn có tư chất thông minh.
c. cá nhân được tập thể bầu ra làm người lãnh đạo phong trào cách mạng.
d. cá nhân có phẩm chất đạo đức tốt, biết hy sinh cho lợi ích của dân tộc, nhân
loại.

Caâu 211:
Tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Đảng ta có cơ sở từ đâu?
a. Từ vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
b. Từ truyền thống dân tộc đã xảy ra trong các phong trào đấu tranh của nhân
dân từ xưa đến giờ.
c. Từ vai trò của to lớn của vĩ nhân, lãnh tụ trong lịch sử.
d. Từ vai trò của đảng lãnh đạo trong các phong trào cách mạng.

Caâu 212:
Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng cơ bản quyết định mọi sự biến đổi
mang tính cách mạng xảy ra trong xã hội là ai?
a. Quần chúng nhân dân.
b. Lãnh tụ và các chính đảng.
c. Giai cấp thống trị và cách mạng.
d. Các giai tầng tiến bộ.

Caâu 213:
Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng nhân dân (QCND) và lãnh tụ (LT) thể
hiện như thế nào?
a. LT xuất hiện từ phong trào cách mạng của QCND, và là nhân tố thúc đẩy sự
phát triển của phong trào QCND.

198
b. Phong trào của QCND làm xuất hiện các LT; hoạt động của LT làm xuất
hiện phong trào QCND.
c. LT tạo ra phong trào của QCND; QCND thúc đẩy phong trào do LT tạo ra.
d. LT quyết định sự thắng lợi của phong trào QCND; QCND giúp LT thực hiện
được mong muốn của mình.

Caâu 214:
Tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, lãnh tụ sẽ dẫn đến điều gì?
a. Tệ sùng bái cá nhân, làm tan biến tính năng động sáng tạo của quần chúng.
b. Tệ coi thường lãnh tụ, làm cho phong trào quần chúng không có sự đoàn kết,
nhất trí.
c. Tăng thêm sức mạnh cho phong trào cách mạng.
d. Nhận thức đúng về vai trò của lãnh tụ.

Câu 215:
Đối tượng của triết học là gì?
a. Những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
b. Thế giới trong tính chỉnh thể.
c. Những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
d. Cả 3 đều đúng

Câu 216:
Theo quan điểm triết học mácxít, thì triết học có những chức năng (CN) cơ bản
nào?
a. Chức năng nhận thức, đánh giá, giáo dục CN thế giới quan và phương pháp
luận chung cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.
b. CN giáo dục những giá trị đạo đức và thẩm mỹ cho con người.
c. CN tổ chức tri thức khoa học, thúc đẩy sự phát triển khoa học – công nghệ.
d. Giải thích hiện thực và thúc đẩy quần chúng làm cách mạng để xóa bỏ hiện
thực.

Câu 217:
Quan điểm phát triển của triết học mácxít đòi hỏi điều gì?
a. Các câu trên đều đúng
b. Phải thấy được các xu thế khác nhau đang chi phối sự tồn tại của sự vật.
c. Phải thấy được sự chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái kia.
d. Phải xem xét các giai đoạn khác nhau của sự vật.

Câu 218:
Quy luật phủ định của phủ định làm sáng rõ điều gì?
a. Khuynh hướng của sự phát triển.
b. Nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
c. Cách thức, cơ chế của sự phát triển.

199
d. Cả 3 đều đúng.

Câu 219:
Luận điểm nào sau đây phù hợp với chủ nghĩa duy vật biện chứng?
a. Ngẫu nhiên hay tất nhiên đều có nguyên nhân.
b. Những hiện tượng chưa nhận thức được nguyên nhân là cái ngẫu nhiên.
c. Những hiện tượng đã nhận thức được nguyên nhân đều trở thành cái tất nhiên.
d. Chỉ có cái tất nhiên mới có nguyên nhân, cái ngẫu nhiên không có nguyên
nhân.

Câu 220:
Phủ định biện chứng có đặc điểm gì?
a. Mang tính khách quan và mang tính kế thừa.
b. Chỉ xảy ra trong tư duy biện chứng.
c. Chỉ xảy ra trong xã hội khi xã hội phát triển tiến bộ.
d. Xảy ra cả trong tư duy biện chứng lẫn trong xã hội tiến bộ.

Câu 221:
Quy luật biện chứng nào chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển?
a. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại.
b. Cả ba quy luật cơ bản.
c. Quy luật phủ định của phủ định.
d. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mat đối lập

Câu 222:
Yếu tố nào quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người?
a. Phương thức sản xuất.
b. Vị trí địa lý của mỗi dân tộc.
c. Điều kiện dân số.
d. Điều kiện môi trường.

Câu 223:
Quan hệ sản xuất biểu hiện mối quan hệ (MQH) nào?
a. Các câu trên đều sai đều sai.
b. MQH giữa các thành viên trong một gia đình đang tham gia sản xuất.
c. MQH giữa con người với tự nhiên trong sản xuất.
d. MQH giữa các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất.

Câu 224:
Quan hệ nào có vai trò quyết định trong hệ thống các quan hệ sản xuất?
a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
b. Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất xã hội.

200
c. Quan hệ phân phối sản phẩm do xã hội sản xuất ra.
d. Cả 3 đều sai.

Câu 225:
Đặc trưng của cơ sở hạ tầng được quy định bởi quan hệ sản xuất (QHSX) nào?
a. Các câu trên đều sai.
b. QHSX tàn dư do xã hội trước để lại.
c. QHSX mầm mống của xã hội mai sau.
d. Tất cả các QHSX hiện có.

Câu 226:
Về cấu trúc, hình thái kinh tế - xã hội bao gồm những bộ phận nào?
a. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
b. Giai cấp cơ bản và giai cấp không cơ bản.
c. Nhà nước, chính đảng, đoàn thể.
d. Các quan hệ sản xuất của xã hội.

Câu 227:
Theo quan niệm triết học mácxít, con người là gì?
a. Vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử.
b. Là sản phẩm của lịch sử.
c. Là chủ thể của lịch sử.
d. Vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của tự nhiên.

Câu 228:
Theo quan điểm triết học mácxít, vai trò quyết định lịch sử thuộc về ai trong xã hội?
a. Quần chúng nhân dân.
b. Các lãnh tụ, vĩ nhân kiệt xuất.
c. Các giai cấp bị trị có tinh thần cách mạng triệt để nhất.
d. Các chính đảng cách mạng, có sự ủng hộ đông đảo của quần chúng nhân dân
trong xã hội.

Câu 229:
Theo quan điểm macxít, quan điểm nào dưới đây là đúng ?
a. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
b. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội đều bị chi phối bởi thượng đế
c. Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội
d. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội không ảnh hưởng gì đến nhau

Câu 230:
Nhận định nào đúng: Bộ phận giữ vai trò là thế giới quan và phương pháp luận
chung của chủ nghĩa Mác – Lênin là:
a. Triết học mác – Lênin.

201
b. Kinh tế chính trị học Mác – Lênin.
c. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
d. Cả 3 đều đúng.

Câu 231:
Chọn câu đúng: Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, bộ phận lý luận có chức năng
làm sáng tỏ bản chất và những quy luật chung nhất của mọi sự vận động, phát
triển của thế giới là bộ phận lý luận:
a. Triết học Mác – Lênin.
b. Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
c. Chủ nghĩa xxa hội khoa học.
d. Không có bộ phận nào giữ chức năng đó vì chủ nghĩa Mác – Lênin thuộc khoa
học xã hội.

Câu 232:
Chọn câu đúng và đầy đủ: Chủ nghĩa Mác được hình thành trên cơ sở kế thừa
trực tiếp:
a. Cả 3 đều đúng
b. Kinh tế chính trị học cổ điển Anh.
c. Chủ nghĩa xã hội Pháp.
d. Triết học cổ điển Đức.

Câu 233:
Chọn câu trả lời đúng: Phát kiến vĩ đại nhất của C. Mác trên lĩnh vực nghiên cứu
triết học và kinh tế chính trị là:
a. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư b. Sáng tạo
ra phép biện chứng duy vật và học thuyết giá trị thặng dư
c. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật và học thuyết giá trị thặng dư
d. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và học thuyêt giá trị lao động

Câu 234:
Hệ thống triết học nào quan niệm tất cả sự vật của thế giới khách quan chẳng qua là
phức hợp của các cảm giác con người?
a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan

Câu 235:
Hệ thống triết học nào coi cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
những tồn tại trong cảm giác là sự phản ánh của hiện thực khách quan:
a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

202
b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
d. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

Câu 236:
Triết học có chức năng cơ bản nào:
a. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất
b. Chức năng phương pháp luận chung nhất
c. Chức năng thế giới quan
d. Giải thích thế giới

Câu 237:
Chọn luận điểm thể hiện lập trường triết học duy tâm chủ quan
a. Sự vận động, phát triển của xã hội, suy cho đến cùng là do tư tưởng của con
người quyết định định
b. Sự vận động, phát triển của xã hội, suy cho đến cùng là do chủ quan của con
người quyết định
c. Sự vận động, phát triển của tư duy, suy cho đến cùng là do tư tưởng của con
người quyết
d. Kiến trúc thượng tầng chỉ đóng vai trò thụ động trong lịch sử

Câu 238:
“Vận động của tự nhiên và lịch sử chỉ là sự tha hóa từ sự vận động của ý niệm tuyệt
đối, của ý chí thượng đế”. Quan niệm trên thuộc lập trường triết học nào:
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
c. Chủ nghĩa duy vật
d. Chủ nghĩa nhị nguyên triết học

Câu 239:
Xác định quan điểm duy vật biện chứng trong số những luận điểm sau:
a. Thế giới thống nhất ở tính vật chất
b. Thế giới thống nhất ở tính tinh thần
c. Thế giới thống nhất ở tính tồn tại của nó
d. Thế giới thống nhất ở sự suy nghĩ về nó như là cái thống nhất

Câu 240:
Khi khoa học tự nhiên phát hiện ra tia X, ra hiện tượng phóng xạ, ra điện tử là một
thành phần cấu tạo nên nguyên tử. Theo Lênin điều đó chứng tỏ điều gì sau đây:
a. Cách hiểu về vật chất của các nhà duy vật trước đây phải thay đổi
b. Cách hiểu về phi vật chất của các nhà duy vật trước đây phải thay đổi
203
c. Cách hiểu về vật chất của các nhà duy tâm trước đây phải thay đổi
d. Vật chất có tồn tại thực sự nhưng không thể nhận thức được

Câu 241:
Những phát minh của vật lý học cận đại thế kỷ XIX đã bác bỏ khuynh hướng triết
học nào?
a. Duy vật chất phác và duy vật siêu hình
b. Duy vật siêu hình và duy vật biện chứng
c. Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
d. Duy vật chất phác

Câu 242:
Trong định nghĩa về vật chất của mình, Lênin cho thuộc tính chung nhất của vật
chất là:
a. Tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, không lệ thuộc vào cảm giác
b. Tồn tại chủ quan bên ngoài ý thức, không lệ thuộc vào cảm giác
c. Tồn tại khách quan bên ngoài vật chất, không lệ thuộc vào cảm giác
d. Tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, lệ thuộc vào cảm giác

Câu 243:
Xác định mệnh đề sai:
a. Vật thể không phải là vật chất
b. Vật chất không phải chỉ có một dạng tồn tại là vật thể
c. Vật thể là dạng cụ thể của vật chất
d. Vật chất tồn tại thông qua những dạng cụ thể của nó

Câu 244:
Xác định mệnh đề đúng:
a. Phản điện tử, phản hạt nhân là thực tại khách quan, là dạng cụ thể của vật chất
b. Phản điện tử, phản hạt nhân là thực tại chủ quan, là dạng cụ thể của vật chất
c. Phản điện tử, phản hạt nhân là thực tại khách quan, là dạng cụ thể của phi vật
chất
d. Phản vật chất không phải là một tồn tại vật chất

Câu 245:
Sai lầm của các nhà triết học cổ đại trong quan niệm về vật chất là:
a. Đồng nhất vật chất với một số dạng vật thể cụ thể, cảm tính
b. Vật chất là tất cả cái tồn tại khách quan
c. Đồng nhất tinh thần với một số dạng vật thể cụ thể, cảm tính
d. Đồng nhất phi vật chất với một số dạng vật thể cụ thể, cảm tính

Câu 246:
Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất nhờ đó phân biệt vật chất với ý thức đã được
Lênin xác định trong định nghĩa vật chất, là thuộc tính:
204
a. Tồn tại khách quan
b. Tồn tại chủ quan
c. Có thể nhận thức được
d. Tồn tại khách quan và chủ quan

Câu 247:
Xác định nội dung cơ bản trong định nghĩa của Lênin về vật chất:
a. Thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức và khi tác động đến giác quan con
người thì có thể sinh ra cảm giác
b. Thực tại chủ quan tồn tại độc lập với ý thức và khi tác động đến giác quan con
người thì có thể sinh ra cảm giác
c. Thực tại khách quan tồn tại độc lập với vật chất và khi tác động đến giác quan
con người thì có thể sinh ra cảm giác
d. Tồn tịa khách quan nhưng không thể nhận biết ra nó vì thực sự đó là một sự trừu
tượng của tư duy

Câu 248:
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, thuộc tính phản ánh là thuộc tính:
a. Phổ biến ở mọi tổ chức vật chất
b. Chỉ có ở cơ thể sống
c. Chỉ có ở vật chất vô cơ
d. Riêng có ở con người

Câu 249:
Nguồn gốc xã hội cơ bản, trực tiếp tạo thành ý thức là:
a. Lao động và ngôn ngữ
b. Lao động trí óc và lao động chân tay
c. Thực tiễn kinh tế và lao động
d. Lao động và nghiên cứu khoa học

Câu 250:
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, ý thức là:
a. Sự phản ánh năng động sáng tạo vào đầu óc con người về thế giới khách quan
b. Dạng vật chất đặc biệt mà người ta không thể dùng giác quan trực tiếp để cảm
nhận
c. Sự phản ánh vật chất vào đầu óc con người về thế giới khách quan
d. Sự phản ánh năng động sáng tạo vào đầu óc con người về thế giới chủ quan

Câu 251:
Tri thức đóng vai trò là:
a. Hạt nhân của ý thức
b. Phương thức tồn tại của ý thức
c. Hạt nhân của phép biện chứng
205
d. Không có đáp án đúng

Câu 252:
Nguyên tắc phương pháp luận cơ bản được xây dựng từ lý luận về mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức là:
a. Xuất phát từ thực tế khách quan đồng thời phát huy năng động chủ quan
b. Xuất phát từ thực tế chủ quan đồng thời phát huy năng động chủ quan
c. Xuất phát từ thực tế khách quan đồng thời phát huy năng động khách quan
d. Tôn trọng hiện thực khách quan

Câu 253:
Biện chứng khách quan là gì?
a. Là biện chứng của bản thân thế giới, là những quy luật biện chứng của bản thân
thế giới khách quan
b. Là những quan niệm biện chứng được rút ra từ ý niệm tuyệt đối độc lập với ý
thức con người
c. Là những quan niệm biện chứng tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm
d. Là biện chứng của bản thân thế giới, là những quy luật biện chứng của bản thân
thế giới chủ quan

Câu 254:
Biện chứng chủ quan là gì?
a. Là biện chứng của quá trình phản ánh và biện chứng của tư duy biện chứng
b. Là biện chứng của tư duy tư biện, thuần túy
c. Là những quan niệm duy tâm được rút ra từ ý niệm tuyệt đối
d. Là biện chứng của quá trình nhận thức và biện chứng của tư duy biện chứng

Câu 255:
Đâu là nội dung nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến của
các sự vật và hiện tượng?
a. Thế giới là một chỉnh thể bao gồm các sự vật, các quá trình vừa tách biệt nhau,
vừa có liên hệ qua lại, vừa thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau
b. Thế giới là một cụ thể bao gồm các sự vật, các quá trình vừa tách biệt nhau, vừa
có liên hệ qua lại, vừa thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau
c. Sự vật khác nhau ở vẻ bề ngoài, do chủ quan con người quy định, bản chất sự
vật không có gì khác nhau
d. Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tồn tại tách rời nhau, giữa chúng không
có sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau

Câu 256:
Đâu là quan niệm của phép biện chứng duy vật về cơ sở các mối liên hệ?

206
a. Sự liên hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng có cơ sở ở tính thống nhất vật chất
của thế giới i
b. Cơ sở sự liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật là ở ý niệm về sự thống nhất
của thế giới
c. Cơ sở sự liên hệ giữa các sự vật là do các lực bên ngoài có tính chất ngẫu nhiên
đối với các sự vật
d. Cơ sở sự liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở ý thức, cảm
giác của con ngườ

Câu 257:
Đâu là quan niệm của phép biện chứng duy vật về vai trò của các mối liên hệ đối với
sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng?
a. Các mối liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển
của các sự vật và hiện tượng. nghĩa
b. Các mối liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển
của các sự vật và hiện tượng.
c. Các mối liên hệ có vai trò khác nhau nhưng không thể nhận thức được nên đặt
ra vấn đề này là vô
d. Các mối liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển
của các sự vật và hiện tượng.

Câu 258:
Tính khách quan của mối liên hệ thể hiện:
a. Là mối liên hệ vốn có của sự vật, hiện tượng, tồn tại khách quan bên ngoài ý
thức con người
b. Là mối liên hệ vốn có của sự vật, hiện tượng, tồn tại chủ quan bên ngoài ý thức
con người
c. Cơ sở của nó là tính thống nhất vật chất và ý thức của thế giới
d. Là mối liên hệ vốn có của sự vật, hiện tượng, tồn tại khách quan bên ngoài vật
chất

Câu 259:
Quan niệm nào cho rằng: Cơ sở quyết định các mối liên hệ giữa các sự vật hiện
tượng là cảm giác của con người?
a. Duy tâm chủ quan
b. Duy tâm khách quan
c. Duy vật siêu hình
d. Cả 3 đều đúng

Câu 260:
Trên cơ sở lý luận của nguyên lý nào mà khẳng định: bản chất con người là tổng
hòa các mối quan hệ xã hội?
a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
207
b. Nguyên lý về mối liên hệ phụ thuộc
c. Nguyên lý vật chất quyết định ý thức
d. Nguyên lý về mối liên hệ không phổ biến

Câu 261:
Cái riêng là phạm trù triết học để chỉ:
a. . Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định
b Những mặt, những thuộc tính chung của nhiều sự vật
c. Những nét, những thuộc tính chỉ có ở 1 sự vật
d. Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định

Câu 262:
Cái …(1)… chỉ tồn tại trong cái … (2)... thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại
của mình:
a. (1) chung; (2) riêng
b. (1) riêng; (2) chung
c. (1) chung; (2) đơn nhất
d. (1) đơn nhất; (2) riêng

Câu 263:
Cái … (1)... chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái…(2)...
a. (1) riêng; (2) chung
b. (1) chung; (2) riêng
c. (1) chung; (2) đơn nhất
d. (1) đơn nhất; (2) riêng

Câu 264:
Khi một vật, một hiện tượng mới, được nảy sinh thì yếu tố nào sẽ xuất hiện đầu tiên:
a. Cái đơn nhất
b. Cái riêng
c. Cái chung
d. Cái phổ biến

Câu 265:
Phạm trù nhằm chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa
các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nào đó gọi là:
a. Nguyên nhân
b. Kết quả
c. Khả năng
d. Hiện thực

Câu 266:
Phạm trù nhằm chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nào đó gọi là:
208
a. Kết quả
b. Nguyên nhân
c. Khả năng
d. Hệ quả

Câu 267:
Cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và
trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được,
gọi là gì?
a. Tất nhiên
b. Ngẫu nhiên
c. Hệ quả
d. Khả năng

Câu 268:
Cái không do mối liên hệ bên trong của kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết
định, mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài
quyết định, gọi là:
a. Ngẫu nhiên
b. Tất nhiên
c. Khả năng
d. Không xác định

Câu 269:
Ném một đồng xu có hai mặt đen và trắng lên trời, đồng xu rơi xuống và ngửa mặt
đen lên trên. Đây là:
a. Vừa tất nhiên vừa ngẫu nhiên
b. Ngẫu nhiên
c. Tất nhiên
d. Ngẫu nhiên và kết quả

Câu 270:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống “…. là phương thức tồn tại và phát triển
của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật
đó”:
a. Hình thức
b. Kết quả
c. Nội dung
d. Nguyên nhân

Câu 271:
209
Chọn phương án đúng “Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, … giữ vai
trò quyết định….”
a. Nội dung/ hình thức
b. Hình thức/ nội dung
c. Hiện tượng/ bản chất
d. Nguyên nhân/kết quả

Câu 272:
Lênin viết: “Những ... cũ đã bị phá vỡ vì ... mới của chúng”
a. Hình thức/ nội dung
b. Nội dung/ hình thức
c. Hiện tượng/ bản chất
d. Nguyên nhân/ kết quả

Câu 273:
Tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên
trong sự vật, quy định sự vận động, phát triển của sự vật gọi là gì?
a. Bản chất
b. Hiện tượng
c. Nội dung
d. Hình thức

Câu 274:
Hiện tượng là:
a. Biểu hiện bên ngoài của bản chất
b. Biểu hiện bên trong của bản chất
c. Một bộ phận của bản chất
d. Kết quả của bản chất

Câu 275:
Chọn phương án đúng “chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng bản chất là cái…và
gắn liền với sự vật”
a. Tồn tại khách quan
b. Không tồn tại ở hiện thực
c. Tồn tại chủ quan
d. Tồn tại phi khách quan

Câu 276:
Chọn phương án đúng Lênin cho rằng: “Nhận thức đi từ…đến…, từ bản chất ít sâu
sắc đến bản chất sâu sắc hơn”
a. Hiện tượng/ bản chất
b. Nội dung/ hình thức
c. Bản chất/ hiện tượng
d. Hình thức/ nội dung
210
Câu 277:
Phạm trù triết học dùng để chỉ những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự gọi là:
a. Hiện thực
b. Kết quả
c. Khả năng
d. Hiện thực khách quan

Câu 278:
Phạm trù triết học dùng để chỉ những gì chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có điều kiện
tương ứng thích hợp gọi là:
a. Khả năng
b. Tất nhiên
c. Nguyên nhân
d. Hiện thực

Câu 279:
Hạt thóc khi gieo xuóng đất có thể nảy mầm thành cây lúa. Vậy hạt thóc là:
a. Vừa khả năng vừa hiện thực
b. Hiện thực
c. Không phải hiện thực
d. Khả năng

Câu 280:
Chọn phương án đúng “Ở trong lĩnh vực… thì khả năng không thể tự nó biến thành
hiện thực nếu không có sự tham gia của con người”
a. Xã hội
b. Tự nhiên và xã hội
c. Tự nhiên
d. Tự nhiên và tư duy

Câu 281:
Chọn phương án đúng. Lênin khẳng định: “chủ nghĩa Mác dựa vào …chứ không
phải dựa vào… để vạch ra đường lối chính trị của mình”
a. Hiện thực/ khả năng
b. Hiện thực/ ngẫu nhiên
c. Khả năng/ hiện thực
d. Tất yếu/ ngẫu nhiên

Câu 282:
Thế nào là đấu tranh của các mặt đối lập trong 1 thể thống nhất:
a. Phủ định nhau, dẫn đến chuyển hóa
b. Tác động qua lại lẫn nhau
c. Phủ nhận nhau, dẫn đến chuyển hóa
211
d. Phủ định nhau, dẫn đến không chuyển hóa

Câu 283:
Khái niệm nào dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, là sự
thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó:
a. Chất
b. Lượng
c. Độ
d. Điểm nút

Câu 284:
Quy luật nào được Lênin xác định là “hạt nhân” của phép biện chứng:
a. Quy luật mâu thuẫn
b. Quy luật lượng - chất
c. Quy luật phủ định của phủ định
d. Quy luật thống nhất

Câu 285:
Theo nghĩa biện chứng, mâu thuẫn là:
a. Những gì vừa đối lập nhau vừa là điều kiện tiền đề tồn tại của nhau
b. Những gì trái ngược nhau
c. Những gì khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau
d. Những gì có xu hướng thủ tiêu lẫn nhau

Câu 286:
Đâu là định nghĩa thực tiễn đúng trong các định nghĩa sau:
a. Thực tiễn là những hoạt động vật chất, có mục đích mang tính lịch sử xã hội của
con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
b. Thực tiễn là hoạt động có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người
nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
c. Thực tiễn là toàn bộ hiện thực khách quan đang tồn tại
d. Thực tiễn là hoạt động vật chất của con người
Câu 287:
Tiêu chuẩn của chân lý là gì?
a. Thực tiễn
b. Tiện lợi cho tư duy
c. Được nhiều người thừa nhận
d. Tính chính xác

Câu 288:
Những hình thức nhận thức: Khái niệm, phán đoán, suy luận thuộc giai đoạn nhận
thức nào:
a. Nhận thức lý tính
b. Nhận thức cảm tính
212
c. Trực quan sinh động
d. Nhận thức kinh nghiệm

Câu 289:
Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý theo quan niệm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng diễn ra như thế nào?
a. Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng đến thức
tiễn
b. Đi từ trực quan sinh động (thực tiễn) đến tư duy trừu tượng (lý luận)
c. Đi từ trực quan sinh động đến tư duy cụ thể và tư duy cụ thể đến thức tiễn
d. Đi từ tư duy trừu tượng đến tư duy trừu tượng (từ lý luận  lý luận)

Câu 290:
Điều khẳng định nào sau đây là đúng về mối quan hệ giữa lý luận và kinh nghiệm:
a. Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm trên cơ sở kinh nghiệm
b. Kinh nghiệm nhiều tự phát dẫn đến sự ra đời lý luận
c. Lý luận được vật hóa từ kinh nghiệm trên cơ sở kinh nghiệm
d. Lý luận luôn đi trước kinh nghiệm

Câu 291:
Theo Mác, con người phải chứng minh chân lý trong:
a. Hoạt động thực tiễn
b. Hoạt động lý luận
c. Thực tế
d. Hiện thực

Câu 292:
Chọn phương án đúng: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới
chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là vấn
đề.........”
a. Thực tiễn
b. Hiện thực
c. Thực tế
d. Khoa học

Câu 293:
Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử: Xã hội có các loại hình sản
xuất cơ bản là:
a. Sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần và con người
b. Sản xuất ra văn hóa, con người và đời sống tinh thần
c. Sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần và văn hóa
d. Sản xuất ra của cải vật chất, đời sống tinh thần và nghệ thuật

Câu 294:
213
Chọn câu đúng: Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm “phương thức sản
xuất” dùng để chỉ:
a. Cách thức tiến hành quá trình sản xuất ra của cải vật chất trong một giai đoạn
lịch sử nhất định
b. Quá trình sản xuất ra của cải vật chất trong một giai đoạn lịch sử nhất định
c. Cơ chế vận hành kinh tế trong các điều kiện cụ thể của xã hội
d. Quá trình sran xuất ra của cải vật chất với một cơ chế kinh tế nhất định

Câu 295:
Chọn phương án đúng: Theo Mác, các nền kinh tế căn bản được phân biệt với nhau
bởi:
a. Phương thức sản xuất ra của cải vật chất
b. Mục đích của quá trình sản xuất ra của cải vật chất
c. Mục đích tự nhiên của quá trình sản xuất ra của cải vật chất
d. Mục đích xã hội của quá trình sản xuất ra của cải vật chất

Câu 296:
Chọn phương án đúng theo quan điểm duy vật lịch sử: Suy đến cùng, trình độ phát
triển của nền sản xuất ra của cải vật chất của xã hội được quyết định bởi trình độ:
a. Phát triển của lực lượng sản xuất
b. Phát triển của các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất
c. Phát triển của phương thức sử dụng lao động
d. Phát triển của quan hệ sản xuất

Câu 297:
Theo Ănghen, sự khác nhau căn bản giữa con người và con vật là ở chỗ:
a. Con người biết lao động sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình
b. Con người có nhận thức và giao tiếp xã hội
c. Con người biết tư duy và sáng tạo
d. Con người có văn hóa và có tri thức

Câu 298:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, để giải thích đúng đắn và triệt để các hiện tượng
trong đời sống xã hội, cần phải xuất phát từ:
a. Nền sản xuất vật chất của xã hội
b. Quan điểm chính trị của giai cấp nắm quyền lực nhà nước
c. Truyền thống văn hóa của xã hội
d. Ý chí của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội

Câu 299:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
a. Phản ánh trình độ con người chinh phục giới tự nhiên
b. Là trình độ phát triển của con người và xã hội
214
c. Là trình độ phát triển của con người
d. Phản ánh trình độ con người chinh phục và cải tạo xã hội

Câu 300:
Quan hệ cơ bản nhất trong hệ thống quan hệ sản xuất là quan hệ:
a. Sở hữu về tư liệu sản xuất
b. Sở hữu về trí tuệ
c. Sở hữu
d. Sở hữu về công cụ lao động

Câu 301:
Trong mối quan hệ giữa “Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất”, yếu tố nào là
nội dung, yếu tố nào là hình thức?
a. Lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức
b. Quan hệ sản xuất là nội dung, lực lượng sản xuất là hình thức
c. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều là nội dung
d. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều là hình thức

Câu 302:
Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
a. Quan hệ sản xuất phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
b. Lực lượng sản xuất phụ thuộc vào quan hệ sản xuất
c. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tồn tại độc lập với nhau
d. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đều phụ thuộc quyền lực nhà nước

Câu 303:
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ
a. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
b. Luôn luôn đối lập loại trừ nhau
c. Luôn luôn thống nhất với nhau
d. Có lúc hoàn toàn đối lập nhau, có khi hoàn toàn toàn thống nhất với nhau

Câu 304:
Quy luật cơ bản nhất chi phối quyết định toàn bộ qua trình vận động, phát triển của
lịch sử xã hội loài người là quy luật:
a. Quan hệ sản xuất phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
b. Phát triển khoa học công nghệ
c. Phát triển kinh tế thị trường
d. Đấu tranh giai cấp

Câu 305:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, nguồn gốc, động lực, cơ bản nhất của mọi quá
trình phát triển xã hội là:
a. Sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
215
b. Sự phát triển của khoa học và công nghệ
c. Sự phát triển của khoa học
d. Đấu tranh giai cấp

Câu 306:
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
a. Lực lượng sản xuất là yếu tố thường xuyên biến đổi, phát triển
b. Quan hệ sản xuất là yếu tố thường xuyên biến đổi, phát triển
c. Cả hai là những yếu tố thường xuyên biến đổi, phát triển
d. Không có yếu tố nào thường xuyên biến đổi, phát triển

Câu 307:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, quan hệ cơ bản nhất quyết định mọi quan hệ xã hội
khác là:
a. Quan hệ kinh tế
b. Quan hệ văn hóa
c. Quan hệ quyền lực nhà nước
d. Quan hệ tôn giáo

Câu 308:
Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ:
a. Toàn bộ hệ tư tưởng xã hội cùng với các thiết chế tương ứng
b. Toàn bộ thiết chế chính trị và pháp luật của xã hội
c. Toàn bộ thiết chế chính trị của xã hội
d. Toàn bộ thiết chế chính trị – xã hội

Câu 309:
Trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, yếu tố cơ bản nhất, có tác động
trực tiếp và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng của xã hội là yếu tố:
a. Tổ chức nhà nước
b. Tổ chức chính đảng
c. Tổ chức tôn giáo
d. Các tổ chức văn hóa – xã hội

Câu 310:
Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là mối quan hệ:
a. Thống nhất và đấu tranh giữa 2 mặt đối lập
b. Luôn luôn đối lập nhau
c. Luôn luôn thống nhất với nhau
d. Thống nhất là căn bản, còn đấu tranh giữa chúng chỉ là tạm thời

Câu 311:
Trong mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội:

216
a. Chúng có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến
trúc thượng tầng g
b. Kiến trúc thượng tầng quyết định cơ sở hạ tầng
c. Chúng có quan hệ lệ thuộc với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc
thượng tầng
d. Chúng có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó kiến trúc thượng tầng quyết
định cơ sở hạ tầng

Câu 312:
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng là sự tác động:
a. Có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực
b. Luôn luôn diễn ra theo chiều hướng tiêu cực
c. Luôn luôn diễn ra theo chiều hướng tích cực
d. Tiêu cực là cơ bản còn đôi khi theo chiều hướng tích cực

Câu 313:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, yếu tố cơ bản nhất tạo thành điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội là các yếu tố về:
a. Phương thức sản xuất ra của cải vật chất
b. Điều kiện dân cư
c. Điều kiện tự nhiên
d. Không thể có yếu tố nào là cơ bản nhất mà tùy thuộc vào các điều kiện lịch sử
cụ thể khác nhau

Câu 314:
Theo quan điểm duy tâm về lịch sử, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội:
a. Suy đến cùng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
b. Suy đến cùng, ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội
c. Tồn tại trong mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, không cái nào quyết định cái nào
d. Tùy từng điều kiện mà xem xét cái nào quyết định cái nào

Câu 315:
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều được cấu thành từ các nhân tố:
a. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
b. Quan hệ kinh tế, lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
c. Quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
d. Lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng

Câu 316:
C.Mác đã xuất phát từ quan hệ nào, coi đó là những quan hệ cơ bản nhất để phân
tích kết cấu xã hội:
a. Quan hệ sản xuất
b. Quan hệ tổ chức, quản lý
217
c. Quan hệ giữa con người và giới tự nhiên
d. Quan hệ sở hữu

Câu 317:
Chọn quan niệm đúng về con người theo quan điểm toàn diện của chủ nghĩa duy vật
lịch sử:
Con người là:
a. Thực thể sinh học – xã hội
b. Thực thể sinh học- tự nhiên
c. Thực thể xã hội-tự nhiên
d. Thực thể chính trị và đạo đức

Câu 318:
Một giai cấp chỉ thực sự thực hiện quyền thống trị của nó đối với toàn thể xã hội khi
nó:
a. Nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu và có quyền lực nhà nước
b. Là giai cấp tiến bộ và có hệ tư tưởng khoa học
c. Nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu
d. Nắm được quyền lực nhà nước

Phaàn thöù hai


CÂU a LÀ CÂU ĐÚNG

Câu 1:
Học thuyết giá trị là:
a. Xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận kinh tế của C. Mác
b. Xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận chính trị của C. Mác
c. Xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận giá trị thặng dư của C. Mác
d. Xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận kinh tế, chính trị của C. Mác

Câu 2:
Khi nghiên cứu nền sản xuất TBCN C. Mác bắt đầu từ
a. Hàng hóa
b. Tiền tệ
c. Giá trị thặng dư
d. Sản xuất

Câu 3:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Cơ sở kinh tế để xác lập quan hệ …,
thông qua quan hệ giữa vật với vật chính là …”
a. Giữa người với người/ lao động
218
b. Giữa người với người/ hàng hóa
c. Giữa nhà tư bản với người lao động/ lao động
d. Giữa sản xuất với tiêu dùng/ lao động

Câu 4:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Hàng hóa là sự thống nhất của hai
thuộc tính …, nhưng đây là sự thống nhất của …”
a. Giá trị và giá trị sử dụng/ hai mặt đối lập
b. Giá trị và giá trị trao đổi/ hai mặt đối lập
c. Giá trị và giá trị sử dụng/ hai mặt không đối lập
d. Giá trị và giá trị thặng dư/ hai mặt đối lập

Câu 5:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Chất của … là do … của người sản
xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa”
a. Giá trị hàng hóa /lao động trừu tượng
b. Giá trị hàng hóa /lao động cụ thể
c. Giá trị hàng hóa /lao động phức tạp
d. Giá trị sử dụng /lao động trừu tượng

Câu 6:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “…là hình thái biểu hiện … của của cải
trong xã hội tư bản”
a. Hàng hóa/ phổ biến nhất
b. Tiền tệ/ phổ biến nhất
c. Giá trị thặng dư/ phổ biến nhất
d. Hàng hóa/ không phổ biến

Câu 7:
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để:
a. Trao đổi, bán.
b. Giao nộp.
c. Đáp ứng nhu cầu.
d. Tiêu dùng.

Câu 8:
Khi nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN Các Mác bắt đầu từ:
a. Hàng hóa
b. Tiền tệ
c. Tư bản
d. Giá trị

Câu 9:

219
Sản xuất hàng hóa và sản xuất tự cấp, tự túc là:
a. Khác nhau.
b. Giống nhau.
c. Làm tiền đề cho nhau.
d. Phụ thuộc nhau.

Câu 10:
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa là phân công lao động xã hội và:
a. Sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất.
b. Sự phụ thuộc về kinh tế giữa những người sản xuất.
c. Sự liên hệ về kinh tế giữa những người sản xuất.
d. Phân công lao động quốc tế.

Câu 11:
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành:
a. Các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.
b. Các vùng khác nhau của nền sản xuất xã hội.
c. Các lĩnh vực khác nhau của nền sản xuất xã hội.
d. Các bộ phận khác nhau của nền sản xuất xã hội.

Câu 12:
Một trong những đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hóa là:
a. Sản xuất để trao đổi, để bán.
b. Sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
c. Sản xuất để giao nộp cho nhà nước.
d. Sản xuất để đáp ứng nhu cầu cho nhà sản xuất.

Câu 13:
Hàng hóa là những sản phẩm của lao động:
a. Thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua mua bán, trao đổi.
b. Không thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua
bán.
c. Thỏa mãn nhu cầu của con người không thông qua trao đổi, mua bán.
d. Thỏa mãn nhu cầu nào đó của người sản xuất thông qua tiêu dùng.

Câu 14:
Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng:
a. Vật thể hoặc phi vật thể
b. Hữu hình hoặc vô danh
c. Hữu hình hoặc vật thể
d. Hữu hình hoặc có hình

220
Câu 16:
Giá trị sử dụng là một thuộc tính của hàng hóa có thể:
a. Thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con người.
b. Thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của sản xuất.
c. Thỏa mãn một hoặc một số giá trị của con người.
d. Thỏa mãn một hoặc một số yêu cầu của con người.

Câu 18:
Giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang:
a. Giá trị trao đổi
b. Giá trị phân phối
c. Giá trị thiết yếu
d. Giá trị lưu thông

Câu 19:
Giá trị hàng hóa là hao phí lao động:
a. Xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
b. Xã hội của người tiêu dùng hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
c. Xã hội của người bán hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
d. Cụ thể của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Câu 20:
Giá trị của hàng hóa là:
a. Cơ sở của giá trị trao đổi
b. Cơ sở của giá trị sử dụng
c. Cơ sở của hao phí lao động
d. Cơ sở của giá trị xã hội

Câu 21:
Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ:
a. Về lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.
b. Về lượng mà giá trị này đổi lấy giá trị khác.
c. Về chất mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.
d. Về chất, lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.

Câu 22:
Hai hàng hóa khác nhau có thể trao đổi được với nhau vì:
a. Đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó.
b. Đều là sản phẩm của tự nhiên, do tự nhiên đem lại.
c. Đều là sản phẩm của tư liệu lao động, đều có tư liệu lao động kết tinh trong
đó.

221
d. Đều là sản phẩm của đối tượng lao động, đều có lao động kết tinh trong đó.

Câu 24:
Mục đích của người tiêu dùng là:
a. Giá trị sử dụng.
b. Giá trị xã hội
c. Giá trị trao đổi.
d. Thỏa mãn nhu cầu.

Câu 25:
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là:
a. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
b. Lao động cụ thể và lao động giản đơn.
c. Lao động cụ thể và lao động phức tạp.
d. Lao động phức tạp và lao động trừu tượng.

Câu 27:
Lao động cụ thể của người sản xuất hàng hóa tạo nên:
a. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
b. Giá trị của hàng hóa.
c. Giá trị trao đổi của hàng hóa.
d. Giá trị sử dụng của sản phẩm.

Câu 28:
Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa tạo nên:
a. Giá trị của hàng hóa.
b. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
c. Công dụng của hàng hóa.
d. Giá trị cá biệt của hàng hóa.

Câu 29:
Lao động cụ thể của người sản xuất hàng hóa là biểu hiện của:
a. Lao động tư nhân.
b. Lao động xã hội.
c. Lao động trừu tượng.
d. Lao động giản đơn.

Câu 30:
Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa là biểu hiện của:
a. Lao động xã hội.
b. Lao động phức tạp.

222
c. Lao động cụ thể.
d. Lao động giản đơn.

Câu 31:
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh:
a. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội.
b. Tính chất tư nhân và tính chất lao động.
c. Tính chất tư nhân và tính chất sử dụng.
d. Tính chất tư nhân và tính chất cá biệt.

Câu 33:
Thước đo lượng giá trị của hàng hóa là:
a. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
b. Thời gian lao động giản đơn.
c. Thời gian lao động cá biệt cần thiết.
d. Thời gian lao động cần thiết.

Câu 34:
Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra một loại hàng hóa là thời gian lao
động:
a. Giản đơn, trung bình của các nhà sản xuất cùng một loại hàng hóa.
b. Giản đơn, trung bình của các nhà sản xuất các loại hàng hóa.
c. Phức tạp của các nhà sản xuất các loại hàng hóa.
d. Phức tạp của các nhà sản xuất cùng một loại hàng hóa.

Câu 35:
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
a. Năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động.
b. Năng suất lao động và mức độ không phức tạp của lao động.
c. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
d. Năng suất lao động và cường độ lao động.

Câu 36:
Lao động giản đơn và lao động phức tạp là:
a. Hai loại lao động khác nhau.
b. Cùng một loại lao động.
c. Hai loại lao động giống nhau.
d. Hai loại công việc khác nhau.

Câu 38:
Năng suất lao động được đo lường bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian:

223
a. Hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm.
b. Hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để làm ra nhiều đơn vị sản phẩm.
c. Hoặc chất lượng thời gian lao động hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm.
d. Hoặc số lượng thời gian lao động cá biệt để làm ra một đơn vị sản phẩm.

Câu 39:
Cường độ lao động phản ánh:
a. Mức độ khẩn trương và nặng nhọc của lao động
b. Mức độ khẩn trương và nặng nhọc của lao động xã hội
c. Mức độ khẩn trương và nặng nhọc của lao động cá biệt

d. Mức độ khẩn trương và nặng nhọc của lao động trừu tượng

Câu 40:
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có điểm giống nhau là đều làm
cho:
a. Số lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một thời gian lao động.
b. Giá cả sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian.
c. Chất lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một thời gian lao động.
d. Số lượng sản phẩm giảm đi trong cùng một thời gian lao động.

Câu 42:
Khi tăng cường độ lao động không làm thay đổi:
a. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
b. Lượng giá trị của các hàng hóa.
c. Giá trị trao đổi của một đơn vị hàng hóa.
d. Giá cả của một đơn vị hàng hóa.

Câu 43:
Cấu thành lượng giá trị một đơn vị hàng hóa (w) bao gồm:
a. w=c + p + m.
b. w=c + v + p.
c. w=k + v + m.
d. w=c + v + m.

Câu 44:
Tiền tệ ra đời là do:
a. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
b. Quá trình phát triển lâu dài của nhà sản xuất hàng hóa.
c. Quá trình phát triển lâu dài của lưu thông hàng hóa.
d. Quá trình phát triển không lâu dài của sản xuất và phân phối hàng hóa.

224
Câu 45 :
Tiền tệ có mấy chức năng cơ bản?
a. 4 chức năng
b. 5 chức năng
c. 6 chức năng
d. 7 chức năng

Câu 46 :
Các chức năng của tiền tệ bao gồm:
a. Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện thanh toán; phương
tiện cất trữ; tiền tệ thế giới
b. Thước đo giá trị sử dụng; phương tiện lưu thông; phương tiện thanh toán;
phương tiện cất trữ; tiền tệ thế giới
c. Thước đo giá trị cá biệt; phương tiện lưu thông; phương tiện thanh toán;
phương tiện cất trữ; tiền tệ thế giới
d. Thước đo giá trị; phương tiện sử dụng; phương tiện thanh toán; phương tiện
cất trữ; tiền tệ thế giới
Câu 47:
Công thức của lưu thông hàng hóa khi tiền là phương tiện lưu thông
a. T – H – T.
b. T – H – T’.
c. H – T – H.
d. H’- T’- H.

Câu 48:
Sự vận động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hang hóa đòi hỏi sản xuất và
trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở:
a. Hao phí lao động xã hội.
b. Hao phí lao động giản đơn.
c. Hao phí lao động cá biệt.
d. Hao phí lao động phức tạp.

Câu 49:
Quy luật giá trị vận động thông qua:
a. Giá cả thị trường.
b. Giá trị thị trường.
c. Giá cả sản xuất.
d. Giá cả cá biệt.

Câu 50:
Ngoài giá trị, giá cả thị trường còn phụ thuộc vào:
a. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền.
b. Cạnh tranh, cung-cầu, sức mua của người tiêu dùng.

225
c. Cạnh tranh, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi
d. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền, giá trị.

Câu 51:
Tác dụng của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa
a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm
phân hóa những người sản xuất hàng hóa.
b. Điều tiết sản xuất hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa
những người sản xuất hàng hóa.
c. Điều tiết trao đổi và lưu thông hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm
phân hóa những người sản xuất hàng hóa.
d. Điều tiết sản xuất và giá cả hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân
hóa những người sản xuất hàng hóa.
Câu 52:
Cơ sở chủ yếu để xác định giá cả thị trường của hàng hóa là:
a. Giá trị
b. Giá trị sử dụng
c. Cung -cầu
d. Giá trị của tiền

Câu 53:
Điều kiện để tiền tệ chuyển thành tư bản là:
a. Phải tích lũy được một lượng tiền lớn; tiền phải được đưa vào kinh doanh
tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư.
b. Phải tích lũy được một lượng tiền lớn; tiền phải được đưa vào kinh doanh
tư bản với mục đích thu giá trị sử dụng.
c. Phải tích lũy được một lượng hàng hóa lớn; hàng hóa phải được đưa vào
kinh doanh tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư.
d. Phải tích lũy được một lượng máy móc lớn; máy móc phải được đưa vào
kinh doanh tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư.

Câu 54:
Công thức chung của tư bản là:
a. T - H – T’.
b. H - T – H.
c. T - H – H.
d. H – T – T’.

Câu 56:
Công thức chung của tư bản phản ánh mục đích của:

226
a. Sản xuất, lưu thông tư bản là giá trị và giá trị thặng dư.
b. Lưu thông tư bản là giá trị và giá trị thặng dư.
c. Sản xuất là giá trị và giá trị thặng dư.

d. Sản xuất, lưu thông tư bản là giá trị sử dụng và giá trị thặng dư.

Câu 57:
Sức lao động là toàn bộ sức thể lực và trí lực:
a. Tồn tại trong mỗi con người mà người đó có khả năng đem ra sử dụng để
tạo ra của cải vật chất
b. Tồn tại trong mỗi con người mà người đó không có khả năng đem ra sử
dụng để tạo ra của cải vật chất
c. Tồn tại trong mỗi con người mà người đó có khả năng đem ra trao đổi để
tạo ra của cải vật chất
d. Tồn tại trong xã hội mà xã hội có khả năng đem ra sử dụng để tạo ra của cải
vật chất

Câu 59:
Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
a. Người lao động phải được tự do; người lao động không có tư liệu sản xuất.
b. Người lao động phải được mua bán; người lao động không có tư liệu sản
xuất.
c. Người lao động không được tự do; người lao động có tư liệu sản xuất.
d. Người lao động phải được tự do; người lao động không có tư liệu tiêu dùng.

Câu 60:
Giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp bằng:
a. Giá trị những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống người lao động và gia đình.
b. Giá trị những tư liệu sản xuất để nuôi sống người lao động và gia đình.
c. Giá trị những tư liệu lao động để nuôi sống người lao động và gia đình.
d. Giá trị những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống nhà tư bản và gia đình.

Câu 62:
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được coi là:
a. Chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
b. Chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn giữa tư bản và lao động
c. Chìa khóa để giải quyết thành công của tư bản.

227
d. Chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của lưu thông hàng
hóa.

Câu 63:
Quá trình sản xuất của tư bản là sự thống nhất giữa quá trình
a. Sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
b. Sản xuất ra giá trị và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
c. Sản xuất ra giá trị cá biệt và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
d. Sản xuất ra giá trị xã hội và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư

Câu 65:
Khi người công nhân làm việc cho nhà tư bản thì ngày lao động của công nhân
gồm hai phần:
a. Thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thăng dư.
b. Thời gian lao động phức tạp và thời gian lao động thăng dư.
c. Thời gian lao động giản đơn và thời gian lao động thăng dư.
d. Thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động xã hội.

Câu 66:
Tư bản bất biến (c) là bộ phận tư bản biểu hiện là giá trị tư liệu sản xuất khi tham
gia vào quá trình sản xuất
a. Giá trị của nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm mới, không tăng lên
sau quá trình sản xuất.
b. Giá trị sử dụng của nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm mới, không
tăng lên sau quá trình sản xuất.
c. Giá trị của nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm mới, được tăng lên sau
quá trình sản xuất.
d. Giá trị thặng dư của nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm mới, không
tăng lên sau quá trình sản xuất.

Câu 67:
Tư bản khả biến (v) là bộ phận tư bản biểu hiện là giá trị sức lao động khi tham
gia vào quá trình sản xuất
a. Giá trị của nó được tăng lên sau quá trình sản xuất.
b. Giá trị của nó giảm đi sau quá trình sản xuất.
c. Giá trị sử dụng của nó được tăng lên sau quá trình sản xuất.
d. Giá trị của nó không tăng lên sau quá trình sản xuất.

Câu 68:
Tư bản khả biến (v) là bộ phận trực tiếp:

228
a. Tạo ra giá trị thặng dư.
b. Tạo ra giá trị sử dụng.
c. Tạo ra sản phẩm mới.
d. Tạo ra giá trị xã hội.

Câu 69:
Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là:
a. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng giá trị thặng dư và tư bản khả biến.
b. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng tư bản bất biến và tư bản khả biến.
c. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng giá trị thặng dư và tư bản bất biến.
d. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng sản phẩm thặng dư và tư bản khả biến.

Câu 70:
Khối lượng giá trị thặng dư (M) được tính bằng công thức:
a. M = m’. V.
b. M = m’. C.
c. M = m . V.
d. M = m’. K.

Câu 71:
Để có được giá trị thặng dư tuyệt đối nhà tư bản phải:
a. Kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động.
b. Kéo dài ngày lao động hoặc tăng năng suất lao động.
c. Kéo dài ngày lao động hoặc tăng thời gian lao động.
d. Rút ngắn ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động.

Câu 72:
Để có được giá trị thặng dư tương đối nhà tư bản phải:
a. Tăng năng suất lao động, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương
ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư.
b. Tăng cường độ lao động, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương
ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư.
c. Tăng sản lượng, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương ứng làm
tăng thời gian lao động thặng dư.
d. Tăng năng suất lao động, làm rút ngắn thời gian lao động thặng dư , tương
ứng làm tăng thời gian lao động cần thiết.

Câu 73:
Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư có được do:
a. Giá cả cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.
b. Giá trị cá biệt của hàng hóa bằng giá trị xã hội.

229
c. Giá trị xã hội của hàng hóa thấp hơn giá trị cá biệt.
d. Giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.

Câu 74:
Để có được giá trị thặng dư siêu ngạch nhà tư bản phải:
a. Đi đầu trong việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới
b. Đi sau trong việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới
c. Đi đầu trong việc cải tiến quản lý
d. Đón đầu trong việc cải tiến kỹ nghệ, công nghệ mới

Câu 75:
Quy luật kinh tế cơ bản chi phối sự vận động của CNTB là:
a. Quy luật giá trị thặng dư
b. Quy luật giá trị
c. Quy luật giá cả sản xuất
d. Quy luật tự do cạnh tranh

Câu 76:
Bản chất của tiền công trong CNTB là:
a. Giá cả của hàng hóa sức lao động.
b. Giá cả của hàng hóa lao động.
c. Giá cả của hàng hóa.
d. Giá cả thị trường của hàng hóa.

Câu 77:
Hai hình thức tiền công cơ bản trong CNTB là:
a. Tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm.
b. Tiền công theo giờ và tiền công theo sản phẩm.
c. Tiền công theo thời gian và tiền công theo lao động.
d. Tiền công theo tháng và tiền công theo sản phẩm.

Câu 78:
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương được trả căn cứ vào:
a. Thời gian làm việc của người công nhân.
b. Năng suất làm việc của người công nhân.
c. Cường độ làm việc của người công nhân.
d. Hiệu quả làm việc của người công nhân.

Câu 79:
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương được trả căn cứ vào:
a. Số lượng và chất lượng sản phẩm mà người công nhân làm ra.
b. Chất lượng sản phẩm mà người công nhân làm ra.

230
c. Số lượng sản phẩm mà người công nhân làm ra.
d. Số lượng và chất lượng sản phẩm mà người công nhân sẽ làm ra.

Câu 80:
Tiền công danh nghĩa được biểu hiện ở:
a. Số lượng tiền tệ mà người công nhân nhận được sau một thời gian làm việc.
b. Số lượng hàng tiêu dùng mà người công nhân có được sau thời gian làm
việc.
c. Chất lượng tiền tệ mà người công nhân nhận được sau một thời gian làm
việc.
d. Số lượng hàng hóa mà người công nhân nhận được sau một thời gian làm
việc.

Câu 81:
Tiền công thực tế được biểu hiện ở khối lượng hàng:
a. Tiêu dùng, dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền lương danh
nghĩa.
b. Tiêu dùng, dịch vụ mà người công nhân bán được bằng tiền lương danh
nghĩa.
c. Tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền lương thực
tế.
d. Tư liệu sản xuất mà người công nhân mua được bằng tiền lương danh
nghĩa.

Câu 82:
Nguồn gốc chủ yếu của tích lũy tư bản là:
a. Giá trị thặng dư.
b. Tiền huy động.
c. Sản phẩm thặng dư.
d. Tiền đi vay.

Câu 84:
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản là:
a. Trình độ bóc lột sức lao động
b. Trình độ bóc lột giá trị thặng dư
c. Trình độ bóc lột của tư bản
d. Trình độ bóc lột tư liệu lao động

Câu 85:
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản là:
a. Trình độ năng suất lao động

231
b. Trình độ cường độ lao động
c. Trình độ thời gian lao động
d. Trình độ của người lao động

Câu 86:
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản là:
a. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dung
b. Sự chênh lệch ngày càng giảm giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng
c. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa sản xuất và tiêu dùng
d. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến

Câu 87:
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản là:
a. Quy mô của tư bản ứng trước.
b. Quy mô của tư bản ứng sau.
c. Quy mô của sản xuất.
d. Quy mô của lao động ứng trước.

Câu 88:
Tích tụ tư bản là quá trình làm tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách
a. Tư bản hóa một phần giá trị thặng dư.
b. Tư bản hóa toàn bộ giá trị thặng dư.
c. Tư bản hóa một phần giá trị hàng hóa.
d. Tư bản hóa một phần giá trị.

Câu 89:
Tập trung tư bản là quá trình liên kết, hợp nhất các tư bản:
a. Cá biệt trong xã hội thành một tư bản lớn hơn.
b. Tiền tệ trong xã hội thành một tư bản lớn hơn.
c. Xã hội thành một tư bản lớn hơn.
d. Thương nghiệp trong xã hội thành một tư bản lớn hơn.

Câu 90:
Nguồn gốc của tập trung tư bản là:
a. Các tư bản cá biệt trong xã hội.
b. Các tư bản cá nhân trong xã hội.
c. Các tư bản cá biệt của các nước.
d. Các tư bản công nghiệp trong xã hội

Câu 91:
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản:
a. Do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ
thuật.

232
b. Do cấu tạo vật chất quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo vật chất.
c. Do cấu tạo cơ hữu quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo cơ hữu.
d. Do cấu tạo sản xuất quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo sản
xuất.

Câu 92:
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu:
a. Sản xuất và số lao động sử dụng tư liệu sản xuất đó.
b. Sản xuất và chất lượng lao động sử dụng tư liệu sản xuất đó.
c. Tiêu dùng và chất lượng lao động sử dụng tư liệu tiêu dùng đó.
d. Tiêu dùng và số lao động sử dụng tư liệu tiêu dùng đó.

Câu 93:
Cấu tạo giá trị phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa giá trị tư bản:
a. Bất biến và giá trị tư bản khả biến.
b. Cố định và giá trị tư bản khả biến.
c. Bất biến và giá trị tư bản cố định.
d. Cố định và giá trị tư bản lưu động.

Câu 94:
Tuần hoàn của tư bản công nghiệp là sự thống nhất của ban hình thái tuần hoàn:
a. Tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất; tư bản hàng hóa.
b. Tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất; tư bản cho vay.
c. Tư bản lưu thông; tư bản sản xuất; tư bản hàng hóa.
d. Tư bản tiền tệ; tư bản trao đổi; tư bản hàng hóa.

Câu 95:
Ba giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp là:
a. Lưu thông – Sản xuất – Lưu thông.
b. Sản xuất – Lưu thông– Lưu thông.
c. Lưu thông – Lưu thông. – Sản xuất
d. Lưu thông – Trao đổi– Lưu thông.

Câu 96 :
Định nghĩa chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản:
a. Nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại không ngừng.
b. Nếu xét nó là một quá trình không định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại không
ngừng.
c. Nếu xét nó là một quá trình định kỳ không đổi mới, lặp đi lặp lại không
ngừng.
d. Nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, không lặp đi lặp lại.

Câu 97 :

233
Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm:
a. Thời gian sản xuất + thời gian lưu thông.
b. Thời gian sản xuất + thời gian bán hàng.
c. Thời gian dự trữ sản xuất + thời gian lưu thông.
d. Thời gian sản xuất + thời gian tiếp thị.

Câu 98:
Tư bản cố định là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình sản xuất:
a. Giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới.
b. Giá trị của nó được chuyển ngay một lần vào sản phẩm mới.
c. Giá trị sử dụng của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới.
d. Giá trị xã hội của nó được chuyển ngay vào sản phẩm mới

Câu 99 :
Quá trình sử dụng tư bản cố định có hai loại hao mòn là:
a. Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
b. Hao mòn tự nhiên và hao mòn vô hình.
c. Hao mòn hữu hình và hao mòn vật chất.
d. Hao mòn hữu hình và hao mòn do sử dụng.

Câu 100:
Tốc độ chu chuyển của tư bản được đo bằng:
a. Số vòng chu chuyển của tư bản trong một năm.
b. Số vòng chu chuyển của tư bản trong hai năm.
c. Số vòng chu chuyển của tư bản trong ba năm.
d. Số vòng chu chuyển của tư bản trong 5 năm.

Câu 101 :
Hao mòn hữu hình của tư bản cố định là hao mòn:
a. Vật chất do quá trình sử dụng hoặc do tác động của tự nhiên.
b. Phi vật chất do quá trình sử dụng hoặc do tác động của tự nhiên.
c. Vật chất do quá trình sử dụng hoặc do tác động của con người.
d. Vô hình do quá trình sử dụng hoặc do tác động của tự nhiên.

Câu 103:
Căn cứ để phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động là căn cứ vào tính chất
chuyển giá trị:
a. Vào trong sản phẩm mới.
b. Sử dụng vào trong sản phẩm mới.
c. Vào trong sản phẩm cũ.
d. Sử dụng vào trong sản phẩm cũ.

Câu 104:

234
Tính chất chuyển giá trị của Tư bản cố định là chuyển giá trị:
a. Dần dần, từng phần một vào trong sản phẩm mới
b. Ngay một lần vào trong sản phẩm mới
c. Sử dụng dần dần, từng phần một vào trong sản phẩm mới
d. Dần dần, từng phần một vào trong sản phẩm cũ

Câu 106 :
Chu kỳ khủng hoảng kinh tế trong CNTB bao gồm:
a. Khủng hoảng – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh.
b. Khủng hoảng – suy giảm– phục hồi – hưng thịnh.
c. Khủng hoảng – tiêu điều – suy giảm– hưng thịnh.
d. Suy giảm – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh.

Câu 107 :
Chi phí sản xuất TBCN (k) bao gồm:
a. k = c+v.
b. k = c+m.
c. k = m+v
d. k = c+v+m.
Câu 108:
So sánh về lượng giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất TBCN:
a. Chi phí sản xuất tư bản nhỏ hơn giá trị hàng hóa.
b. Chi phí sản xuất tư bản lớn hơn giá trị hàng hóa.
c. Chi phí sản xuất tư bản bằng giá trị hàng hóa.
d. Chi phí sản xuất tư bản có thể lớn hơn hoặc bằng giá trị hàng hóa.

Câu 109:
Khi hàng hóa trên thị trường được bán đúng giá trị thì:
a. Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư
b. Lợi nhuận lớn hơn giá trị thặng dư
c. Lợi nhuận nhỏ hơn giá trị thặng dư
d. Giá trị thặng dư nhỏ hơn lợi nhuận

Câu 110:
So sánh về lượng giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư, lợi nhuận có thể:
a. Bằng, cao hơn hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư.
b. Cao hơn hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư.
c. Bằng, hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư.
d. Bằng, hoặc cao hơn lượng giá trị thặng dư.

235
Câu 111:
So sánh về lượng giữa tỷ suất lợi nhuận với tỷ suất giá trị thặng dư, thì tỷ suất lợi
nhuận:
a. Luôn luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư.
b. Luôn luôn lớn hơn tỷ suất giá trị thặng dư.
c. Luôn luôn bằng tỷ suất giá trị thặng dư.
d. Luôn luôn nhỏ hơn giá trị thặng dư.

Câu 113:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ hình thành:
a. Giá trị thị trường.
b. Lợi nhuận bình quân.
c. Giá trị cá biệt.
d. Giá cả sản xuất.

Câu 114:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong:
a. Cùng một ngành, sản xuất ra cùng các loại hàng hóa.
b. Cùng một ngành, sản xuất ra cùng một loại hàng hóa.
c. Các ngành, sản xuất ra cùng một loại hàng hóa.
d. Một ngành, sản xuất ra các loại hàng hóa khác nhau.

Câu 115:
Mục đích của cạnh tranh trong nội bộ ngành là để có được:
a. Lợi nhuận siêu ngạch
b. Lợi nhuận
c. Lợi nhuận bình quân
d. Giá trị thặng dư

Câu 116:
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất:
a. Ở các ngành khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư có lợi nhuận cao.
b. Hàng tiêu dùng, nhằm tìm ngành đầu tư có lợi nhuận cao.
c. Trong cùng ngành sản xuất, nhằm tìm ngành đầu tư có lợi nhuận cao.
d. Công nghiệp chế biến, nhằm tìm ngành đầu tư có lợi hơn.

Câu 117:
Cạnh tranh giữa các ngành hình thành:
a. Giá cả sản xuất và tỷ suất lợi tức
b. Giá trị thị trường và tỷ suất giá trị thặng dư
c. Lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân
d. Chi phí sản xuất và tỷ suất lợi nhuận

236
Câu 118:
Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của những lượng vốn tư bản đầu tư:
a. Bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau.
b. Không bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau.
c. Bằng nhau khi đầu tư vào cùng một ngành.
d. Khác nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau.

Câu 119:
Khi có sự hình thành lợi nhuận bình quân sẽ dẫn đến:
a. Hình thành giá cả sản xuất.
b. Hình thành chi phí sản xuất.
c. Hình thành giá trị thị trường.
d. Hình thành giá trị hàng hóa.

Câu 121:
Quy luật giá cả sản xuất là biểu hiện của quy luật giá trị:
a. Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của CNTB.
b. Trong giai đoạn độc quyền của CNTB.
c. Trong giai đoạn đầu của CNTB.
d. Trong giai đoạn phát triển của CNTB.

Câu 122:
Nguồn gốc, bản chất lợi nhuận của tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng
dư tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản:
a. Công nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
b. Nông nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
c. Phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
d. Đi vay phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.

Câu 123:
Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho vay chuyển cho nhà tư bản đi
vay sử dụng:
a. Trong một thời gian nhất định để thu lợi tức.
b. Trong một thời gian nhất định để thu lợi nhuận.
c. Trong một thời gian nhất định để thu giá trị thặng dư.
d. Trong một thời gian không xác định để thu lợi tức.

Câu 124:
Nguồn gốc, bản chất của lợi tức là một phần:
a. Giá trị thăng dư.
b. Lợi nhuận siêu ngạch.

237
c. Sản phẩm hàng hóa.
d. Chi phí sản xuất.

Câu 125:
Một trong những đặc điểm cơ bản của tư bản cho vay là quyền sử hữu tư bản:
a. Tách rời quyền sử dụng tư bản
b. Tách rời quyền quản lý tư bản
c. Gắn liền quyền sử dụng tư bản
d. Tách rời quyền tổ chức, quản lý tư bản
Câu 126:
Công thức vận động của tư bản cho vay là:
a. T – T’
b. T – T
c. H – T’
d. H – H’

Câu 127:
Tỷ suất lợi tức (z’) là Tỷ lệ phần trăm giữa:
a. Lợi tức và tổng số tư bản cho vay.
b. Giá trị thặng dư và tổng số tư bản cho vay.
c. Lợi nhuận và tổng số tư bản cho vay.
d. Tỷ suất lợi nhuận và tổng số tư bản cho vay.

Câu 128 :
Giá trị cổ phiếu khi phát hành gọi là:
a. Mệnh giá
b. Giá thị trường
c. Thị giá
d. Giá trị trao đổi

Câu 129:
Thị trường chứng khoán là:
a. Thị trường mua bán các loại chứng khoán
b. Thị trường mua bán các loại cổ phiếu.
c. Thị trường bán các loại chứng khoán.
d. Thị trường mua các loại chứng khoán

Câu 130:
Thị trường chứng khoán được phân thành hai cấp độ:
a. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
b. Thị trường cung cấp và thị trường thứ cấp
c. Thị trường sơ bộ và thị trường thứ cấp
d. Thị trường sơ cấp và thị trường trung cấp

238
Câu 131:
Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán
a. Phát hành lần đầu tiên
b. Phát hành lần thứ hai
c. Phát hành lần lượt
d. Phát hành thêm

Câu 132:
Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường:
a. Mua đi bán lại các loại chứng khoán
b. Mua lại các loại chứng khoán
c. Bán lại các loại chứng khoán
d. Cung cấp các loại chứng khoán

Câu 133:
Địa tô tư bản là:
a. Một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân
b. Một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận
c. Một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận siêu ngạch
d. Một phần giá trị ngoài lợi nhuận bình quân

Câu 134 :
Các hình thức cơ bản của địa tô tư bản chủ nghĩa:
a. Địa tô chênh lệch; địa tô tuyệt đối.
b. Địa tô tuyệt đối; địa tô độc quyền.
c. Địa tô chênh lệch I; Địa tô chênh lệch II.
d. Địa tô chênh lệch; địa tô độc quyền.

Câu 135:
Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên những loại ruộng đất:
a. Có điều kiện sản xuất thuận lợi
b. Có điều kiện sản xuất không thuận lợi
c. Có vị trí thuận lợi
d. Do thâm canh làm tăng năng suất

Câu 136:
Địa tô chênh lêch II là địa tô có được do:
a. Thâm canh, tăng năng suất
b. Chuyên canh, tăng năng suất
c. Thâm canh, giảm năng suất
d. Độc canh, tăng năng suất

239
Câu 137:
Biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB độc quyền là:
a. Quy luật lợi nhuận độc quyền.
b. Quy luật lợi nhuận bình quân.
c. Quy luật lợi nhuận .
d. Quy luật giá cả sản xuất.

Câu 138:
Một trong những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước:
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước.
b. Sự kết hợp về quân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước.
c. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức kinh tế với nhà nước.
d. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nước ngoài.

Câu 139:
Một trong những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước:
a. Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước
b. Sự hình thành và phát triển của quản lý nhà nước
c. Sự hình thành và phát triển của công hữu nhà nước
d. Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư nhân

Câu 140:
Một trong những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước:
a. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản ở trong và ngoài nước
b. Sự điều tiết chính trị của nhà nước tư sản ở trong và ngoài nước
c. Sự điều tiết xã hội của nhà nước tư sản ở trong và ngoài nước
d. Sự điều hòa kinh tế của nhà nước tư sản ở trong và ngoài nước

Câu 141:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức
kinh tế mà ở đó sản phẩm được … ra nhằm mục đích để … trên thị trường”
a. Sản xuất/ bán hoặc trao đổi
b. sản xuất/ tặng hoặc trao đổi
c. Bán hoặc trao đổi/ tiêu dùng
d. Sản xuất/ cho hoặc trao đổi

Câu 142:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Phân công lao động xã hội là sự phân
chia lao động xã hội …”
a. Thành các ngành, nghề khác nhau
b. Thành các công việc khác nhau
c. Thành các khu vực khác nhau

240
d. Thành các ngành, nghề giống nhau

Câu 143:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “chế độ tư hữu về …, làm cho những
người sản xuất hàng hóa …”
a. Tư liệu sản xuất/ độc lập với nhau
b. Tư liệu tiêu dùng/ Độc lập với nhau
c. Tư liệu sản xuất/ Không độc lập với nhau
d. Tư liệu sinh hoạt/ Độc lập với nhau

Câu 144:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Sản xuất hàng hóa tạo ra những …để
thúc đẩy …”
a. Động lực mạnh mẽ/ lực lượng sản xuất phát triển
b. Động lực mạnh mẽ/ Lực lượng sản xuất kém phát triển
c. Động lực không mạnh mẽ/ Lực lượng sản xuất phát triển
d. Áp lực mạnh mẽ/ Lực lượng sản xuất phát triển

Câu 145:
Cạnh tranh trong quá trình sản xuất hàng hóa buộc người sản xuất phải:
a. Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất
b. Cải tiến sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất
c. Cải tiến lao động, hợp lý hóa sản xuất
d. Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa tiêu dùng

Câu 146:
Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho:
a. Lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước được mở rộng
b. Lưu thông trong và ngoài nước được mở rộng
c. Lưu thông hang tiêu dùng trong và ngoài nước được mở rộng
d. Lưu thông sản xuất trong và ngoài nước được mở rộng

Câu 147:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “ hàng hóa là sản phẩm của…, có thể
thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của con người, đồng thời …”
a. Lao động/được dùng để trao đổi, bán
b. Tự nhiên/được dùng để trao đổi, bán
c. Lao động/được dùng để cho, bán
d. Lao động/được dùng để phân phối, bán

Câu 148:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Giá trị sử dụng là công dụng của hàng
hóa, …nào đó của con người”

241
a. Có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu.
b. Không thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu.
c. Có thể thỏa mãn nhiều nhu cầu.
d. Có thể không thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu.

Câu 149:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “là những …, các hàng hóa …”
a. Giá trị sử dụng/ khác nhau về chất
b. Giá trị sử dụng/ khác nhau về lượng
c. Giá trị/ khác nhau về chất, lượng
d. Giá trị sử dụng /giống nhau về chất

Câu 150:
Trong nền kinh tế hàng hóa giá trị sử dụng của hàng hóa là:
a. Vật mang giá trị trao đổi
b. Vật mang giá trị hữu hình
c. Vật mang giá trị vô hình
d. Vật mang giá trị lao động

Câu 151:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Giá trị của hàng hóa là … của người
… hàng hóa, kết tinh trong hàng hóa”
a. Lao động xã hội/ sản xuất
b. Lao động tư nhân/ bán
c. Lao động cụ thể/ tiêu dùng
d. Lao động cá biệt/ sản xuất

Câu 152:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “giá trị trao đổi là sự biểu hiện của …”
a. Giá trị hàng hóa
b. Giá trị sử dụng của hàng hóa
c. Giá trị cá biệt của hàng hóa
d. Giá trị tự nhiên của hàng hóa

Câu 153:
Thực chất của quan hệ trao đổi hang hóa là trao đổi lượng lao động:
a. Hao phí của của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
b. Cá biệt của của người tiêu dùng hàng hóa chứa đựng trong hàng hóa.
c. Cụ thể của của người mua hàng hóa chứa đựng trong hàng hóa.
d. Tư nhân của của người sản xuất hàng hóa chứa đựng trong hàng hóa.

242
Câu 154:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “hàng hóa là sự thống nhất của hai
thuộc tính …”
a. Giá trị sử dụng và giá trị
b. Giá trị sử dụng và giá trị
c. Giá trị sử dụng và giá trị
d. Giá trị sử dụng và giá trị

Câu 155:
Trong nền sản xuất hàng hóa:
a. Giá trị được thực hiện trước, giá trị sử dụng được thực hiện sau.
b. Giá trị sử dụng được thực hiện trước, giá trị được thực hiện sau.
c. Giá trị được thực hiện trước, giá trị trao đổi được thực hiện sau.
d. Giá trị trao đổi được thực hiện trước, giá trị được thực hiện sau.

Câu 156:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Tính chất hai mặt của lao động sản
xuất hàng hóa, quyết định …”
a. Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa
b. Hai thuộc tính cơ bản
c. Hai tính chất cơ bản của hàng hóa
d. Hai loai lao động cơ bản của hàng hóa

Câu 157:
C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
là:
a. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
b. Lao động tư nhân và lao động xã hội.
c. Lao động cá biệt và lao động trừu tượng.
d. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.

Câu 158:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “lao động cụ thể là… dưới một hình
thức cụ thể của những … nhất định”
a. Lao động có ích/ nghề nghiệp chuyên môn
b. Lao động trừu tượng/ nghề nghiệp chuyên môn
c. Lao động xã hội/ chuyên nghiệp chuyên môn
d. Lao động tư nhân/ nghề nghiệp không chuyên môn

Câu 159:
Mỗi lao động cụ thể có:
a. Mục đích, đối tượng, phương pháp và kết quả riêng
b. Mục đích, đối tượng, phương tiện và kết quả riêng

243
c. Mục đích, đối thủ, phương pháp và kết quả riêng
d. Mục đích, sản phẩm và kết quả riêng

Câu 160:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “lao động trừu tượng là …không kể
đến những nghề nghiệp … nhất định”
a. Sự hao phí thần kinh, cơ bắp/ chuyên môn cụ thể
b. Sự hao phí thần kinh, trí tuệ/ không chuyên môn cụ thể
c. Sự hao phí thể lực, cơ bắp/ chuyên môn nhất thể
d. Sự hao phí thời gian/ chuyên môn cụ thể

Câu 161:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tính chất hai mặt của lao động sản
xuất hàng hóa, phản ánh … và…của người sản xuất hàng hóa”
a. Tính chất tư nhân/tính chất xã hội
b. Tính chất xã hội/tính trừu tượng
c. Tính chất tư cụ thể/ tính chất hai mặt
d. Tính chất hai mặt/ tính chất xã hội

Câu 162:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “mâu thuẫn giữa … là mầm mống của
mọi …trong nền sản xuất hàng hóa”
a. Lao động tư nhân và lao động xã hội/ mâu thuẫn
b. Lao động cụ thể và lao động không cụ thể/ hậu thuẫn
c. Lao động xã hội và lao động giản đơn/ quan hệ
d. Lao động giản đơn và lao động phức tạp/ mâu thuẫn

Câu 163:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Chất giá trị hàng hóa là do ... của
người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Lượng giá trị hàng hóa là
do ... để sản xuất ra hàng hóa quyết định”
a. Lao động trừu tượng/lượng lao động hao phí
b. Lao động cụ thể/lượng lao động hao phí
c. Lao động phức tạp/lượng sản phẩm hao phí
d. Lao động trừu tượng/chất lao động hao phí

Câu 164:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Thời gian lao động xã hội cần thiết là
thời gian cần thiết để sản xuất ra … trong điều kiện ... của xã hội”
a. Một hàng hóa/ Trung bình
b. Một công cụ/ Trung bình khá

244
c. Một lao động /Trung bình cộng
d. Một nông cụ/ Giản đơn

Câu 165:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Năng suất lao động xã hội tăng, …của
một đơn vị hàng hóa…”
a. Lượng giá trị/giảm
b. Chất giá trị/giảm
c. Lượng và chất giá trị/giảm
d. Lượng giá trị/tăng

Câu 166:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Cường độ lao động…, lượng giá trị
của một đơn vị hàng hóa…”
a. Tăng/không đổi
b. Giảm/không đổi
c. Tăng/giảm
d. Tăng/tăng

Câu 167:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Trong cùng một đơn vị thời gian lao
động, lao động ...sẽ tạo ra một lượng giá trị…”
a. Phức tạp/lớn hơn lao động giản đơn
b. Phức tạp/nhỏ hơn lao động giản đơn
c. Giản đơn/lớn hơn lao động giản đơn
d. Phức tạp/lớn hơn lao động cụ thể

Câu 168:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Tiền tệ là hàng hóa … được dùng làm
… cho các hàng hóa”
a. Đặc biệt/vật ngang giá chung
b. Không đặc biệt/vật ngang giá chung
c. Thông thường/vật ngang giá chung
d. Đặc biệt/vật mua, bán

Câu 169:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Giá cả là hình thức biểu hiện … của
…hàng hóa”
a. Bằng tiền/ Giá trị
b. Bằng hàng hóa/ Giá trị sử dụng
c. Bằng hiện vật/ Giá trị cá biệt

245
d. Bằng giá trị/ Giá trị lợi ích

Câu 170:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất
và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở …”
a. Hao phí lao động xã hội cần thiết
b. Hao phí lao động cá biệt
c. Hao phí lao động cụ thể
d. Hao phí lao động giản đơn

Câu 171:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Trao đổi hang hóa phải dựa trên cơ sở
hao phí lao động…, theo nguyên tắc ...”
a. Xã hội cần thiết/ngang giá
b. Xã hội cần thiết/không ngang giá
c. Xã hội cần thiết/ngang giá
d. Xã hội không cần thiết/ngang giá

Câu 172:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “quy luật giá trị điều tiết… và ...hàng
hóa”
a. Sản xuất/lưu thông
b. Sản xuất/tiêu dùng
c. Trao đổi/lưu thông
d. Tiêu dùng/lưu thông

Câu 173:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “quy luật giá trị kích thích…, hợp lý
hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy … xã hội phát triển”
a. Cải tiến kỹ thuật, công nghệ/lực lượng sản xuất
b. Cải tiến lao động/lực lượng sản xuất
c. Cải tiến kỹ thuật, công nghệ/lực lượng lao động
d. Cải tiến kỹ thuật, công nghệ/Quan hệ sản xuất

Câu 174:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Quy luật giá trị thực hiện … và …
hàng hóa thành người giàu, người nghèo”
a. Sự lựa chọn tự nhiên/phân hóa người sản xuất
b. Sự lựa chọn không tự nhiên/phân hóa người sản xuất
c. Sự lựa chọn tự nhiên/phân hóa người tiêu dùng
d. Sự lựa chọn tự nhiên/phân hóa người lao động

Câu 175:

246
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tư bản là .. mang lại …”
a. Giá trị/ giá trị thặng dư
b. Giá trị sử dụng/ giá trị thặng dư
c. Giá trị trao đổi/ giá trị thặng dư
d. Giá trị cá biệt/ giá trị thặng dư

Câu 176:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “mục đích của … là sự lớn lên của giá
trị là…”
a. Lưu thông tư bản/ Giá trị thặng dư
b. Lưu thông hàng hóa/ Giá trị trao đổi
c. Lưu thông tư hữu/ Giá trị xã hội
d. Lưu thông sản phẩm/ Giá trị cá biệt

Câu 177:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “…thực sự là công thức chung của tư
bản, đúng như nó trực tiếp thể hiện ra trong…”.
a. T-H-T’/lĩnh vực lưu thông
b. H-T-H’/lĩnh vực lưu thông
c. T-H-T’/lĩnh vực sản xuất
d. T-H-T’/lĩnh vực tiêu dùng

Câu 178:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “trong lưu thông dù trao đổi ngang giá
hay không ngang giá thì cũng…, do đó không tạo ra …”
a. Không tạo ra giá trị mới/ giá trị thặng dư
b. Tạo ra giá trị mới/ giá trị sử dụng
c. Không tạo ra giá trị sử dụng/ giá trị xã hội
d. Không tạo ra sản phẩm mới/ giá trị cá biệt

Câu 179:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Sức lao động là toàn bộ sức … hay …
tồn tại trong mỗi con người”
a. Thể lực/trí lực
b. Thể lực/cơ bắp
c. Thể lực/kinh nghiệm
d. Kinh nghiệm/trí lực

Câu 180:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa
là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra … và quá trình sản xuất ra…”
a. Giá trị sử dụng/giá trị thặng dư
b. Giá trị /giá trị thặng dư

247
c. Giá trị sử dụng/giá trị
d. Giá trị trao đổi/giá trị thặng dư

Câu 181:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “giá trị thặng dư là một bộ phận của …
dôi ra ngoài … do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt”
a. Giá trị mới/giá trị sức lao động
b. Giá trị cũ/giá trị sức lao động
c. Giá trị mới/giá trị sử dụng
d. Giá trị sử dụng/giá trị sức lao động

Câu 182:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tư bản là giá trị mạng lại … bằng cách
bóc lột … của công nhân làm thuê”
a. Giá trị thặng dư/lao động không công
b. Giá trị /lao động không công
c. Giá trị thặng dư/lao động được trả công
d. Giá trị sử dụng/lao động không công

Câu 183:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tư bản bất biến biểu hiện là giá trị
các…, giá trị của nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm mới và … sau quá
trình sản xuất”
a. Tư liệu sản xuất/không tăng lên
b. Tư liệu tiêu dùng/không tăng lên
c. Tư liệu sản xuất/tăng lên
d. Tư liệu vật chất/không tăng lên

Câu 184:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Tư bản khả biến là bộ phận tư bản
biểu hiện là…, thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà …
sau quá trình sản xuất”
a. Giá trị sức lao động/tăng lên
b. Giá trị sử dụng/tăng lên
c. Giá trị sức lao động/ không tăng lên
d. Giá trị cá biệt/ không tăng lên

Câu 185:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính
theo phần trăm giữa …và … cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó”
a. Giá trị thặng dư/tư bản khả biến
b. Giá trị thặng dư/tư bản bất biến

248
c. Giá trị thặng dư/tư bản cố định
d. Giá trị sử dụng/tư bản khả biến

Câu 186:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “ Khối lượng giá trị thặng dư là …
giữa tỷ suất gía trị thặng dư và tổng … đã được sử dụng”
a. Tích số/tư bản khả biến
b. Bội số/tư bản khả biến
c. Tích số/tư bản bất biến
d. Tích số/tư bản lưu động

Câu 187:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “gía trị thặng dư tuyệt đối là gía trị
thặng dư có được do … hoặc tăng cường động lao động, trong khi thời gian
lao động cần thiết…”
a. Kéo dài ngày lao động/không thay đổi
b. Kéo dài ngày lao động thay đổi
c. Không kéo dài ngày lao động/không thay đổi
d. Kéo dài ngày lao động/tăng lên

Câu 188:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Giá trị thặng dư tương đối là giá
thặng dư có được do … làm rút ngắn thời gian … và tương ứng làm tăng thời
gian lao động thặng dư”
a. Tăng năng suất lao động/lao động cần thiết
b. Tăng cường độ lao động/lao động cần thiết
c. Tăng năng suất lao động/lao động thặng dư
d. Tăng năng suất lao động/lao động cụ thể
Câu 189:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị
thặng dư có được do…, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn…”
a. Tăng năng suất lao động cá biệt/giá trị xã hội
b. Tăng năng suất lao động xã hội/giá trị xã hội
c. Tăng năng suất lao động cá biệt/giá trị cá biệt
d. Tăng năng suất lao động xã hội/giá trị cá biệt

Câu 190:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Sản xuất … -quy luật … của chủ
nghĩa tư bản”
a. Giá trị thặng dư/ Tuyệt đối
b. Giá trị/ Tương đối
c. Giá trị sử dụng/ Cạnh tranh

249
d. Giá trị cá biệt/ Giá trị

Câu 191:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “mục đích của sản xuất TBCN không
phải là…, mà là sản xuất ra…, là nhân giá trị lên”
a. Giá trị sử dụng/giá trị thặng dư
b. Giá trị/giá trị thặng dư
c. Giá trị sử dụng/giá trị
d. Giá trị trao đổi/giá trị sử dụng

Câu 192:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “bản chất của tiền công trong CNTB là
hình thức biểu hiện bằng tiền của…”
a. Giá trị sức lao động
b. Giá trị lao động
c. Giá trị thặng dư
d. Giá trị

Câu 193:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Thực chất của tích lũy tư bản là sự
chuyển hóa một phần … thành tư bản, là quá trình…”
a. Giá trị thặng dư/tư bản hóa giá trị thặng dư
b. Giá trị/tư bản hóa giá trị thặng dư
c. Giá trị sử dụng/tư bản hóa giá trị thặng dư
d. Giá trị thặng dư/tư bản hóa giá trị sử dụng

Câu 194:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô
của … bằng cách tư bản hóa một phần…”
a. Tư bản cá biệt/giá trị thặng dư
b. Tư bản xã hội/giá trị thặng dư
c. Tư bản cá biệt/giá trị sử dụng
d. Tư bản lưu động/giá trị thặng dư

Câu 195:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tập trung tư bản là sự tăng thêm quy
mô của … bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành
một…”
a. Tư bản cá biệt/tư bản cá biệt lớn hơn
b. Tư bản xã hội/tư bản cá biệt lớn hơn
c. Tư bản cá biệt/tư bản cá biệt nhỏ hơn
d. Tư bản cá biệt/tư bản xã hội lớn hơn

250
Câu 196:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tích tụ và tập trung tư bản đều có
điểm giống nhau là … của …”
a. Làm tăng quy mô/ tư bản các biệt
b. Làm giảm quy mô/ tư bản xã hội
c. Làm giữ nguyên quy mô/ tư bản tiền tệ
d. Làm tăng và giảm quy mô/ tư bản hàng hóa

Câu 197:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo
… của tư bản, nhưng phản ánh … và thay đổi khi cấu tạo kỹ thuật thay đổi”
a. Giá trị/cấu tạo kỹ thuật
b. Giá trị sử dụng/cấu tạo kỹ thuật
c. Giá trị/cấu tạo giá trị
d. Giá trị sử dụng/cấu tạo giá trị

Câu 198:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “cấu tạo hữu cơ … sẽ gây ra nạn thất
nghiệp trong CNTB”
a. Tăng cao
b. Giảm
c. Giữ nguyên
d. Tăng và giảm

Câu 199:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tuần hoàn của tư bản là sự vận động
liên tục của tư bản trải…, lần lượt mang lấy … để rồi quay trở lại hình thái
ban đầu với giá trị được bảo tồn và tăng lên”
a. Qua ba giai đoạn/ba hình thái
b. Qua hai giai đoạn/hai hình thái
c. Qua bốn giai đoạn/ba hình thái
d. Qua bốn giai đoạn/bốn hình thái

Câu 200:
Phù hợp với ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản là ba hình thái:
a. Tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất; tư bản hàng hóa.
b. Tư bản lưu động; tư bản sản xuất; tư bản hàng hóa.
c. Tư bản cố định; tư bản lưu động; tư bản hàng hóa.
d. Tư bản tiền tệ; tư bản cố định; tư bản hàng hóa.

Câu 201:

251
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Chu chuyển của tư bản là sự vận động
tuần hoàn của bản, nếu xét nó là một quá trình… được đổi mới và … không
ngừng”
a. Định kỳ/lặp đi lặp lại
b. Định kỳ/lặp đi không lặp lại
c. Không định kỳ/lặp đi lặp lại
d. Vừa định kỳ/ vừa lặp đi lặp lại

Câu 202:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tốc độ chu chuyển của tư bản, …với
… của một vòng”
a. Tỷ lệ nghịch/thời gian chu chuyển
b. Tỷ lệ thuận/thời gian chu chuyển
c. Tỷ lệ nghịch/thời gian tuần hoàn
d. Tỷ lệ nghịch/thời gian sản xuất

Câu 203:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Tư bản cố định là bộ phận tư bản tồn
tại dưới hình thái là máy móc, thiết bị, nhà xưởng khi tham gia vào quá trình
sản xuất, …của nó được … vào trong sản phẩm mới”
a. Giá trị/chuyển dần từng phần một
b. Giá trị sử dụng/chuyển dần từng phần một
c. Giá trị/chuyển toàn bộ
d. Giá trị trao đổi/chuyển dần từng phần một

Câu 204:
Có hai loại hao mòn tư bản cố định là:
a. Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
b. Hao mòn phi vật chất và hao mòn vô hình
c. Hao mòn hữu hình và hao mòn có hình
d. Hao mòn hữu hình và hao mòn vật chất

Câu 205:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Hao mòn hữu hình là hao mòn…, hao
mòn cơ học…”
a. Vật chất/có thể nhận thấy được
b. Phi vật chất/có thể nhận thấy được
c. Vật chất/không thể nhận thấy được
d. Phi vật chất/không thể nhận thấy được

Câu 206:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Hao mòn … là hao mòn thuần túy về
mặt…”

252
a. Vô hình/ Giá trị
b. Hữu hình/ Giá trị trao đổi
c. Vô hình/ Giá trị sử dụng
d. Vật chất/ Giá trị thị trường

Câu 207:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “căn cứ để phân chia tư bản cố định và
tư bản lưu động là căn cứ vào … của nó vào trong…”
a. Tính chất chuyển giá trị/sản phẩm mới
b. Tính chất chuyển giá trị sử dụng/sản phẩm mới
c. Tính chất chuyển giá trị/sản phẩm cũ
d. Tính chất chuyển giá trị/giá trị sản phẩm mới

Câu 208:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “ tư bản lưu động khi tham gia vào quá
trình sản xuất, …của nó … vào sản phẩm mới sau một chu kỳ sản xuất”
a. Giá trị/được chuyển hết
b. Giá trị sử dụng/được chuyển hết
c. Giá trị/được chuyển dần dần
d. Giá trị trao đổi/được chuyển hết

Câu 209:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Chí phí sản xuất TBCN là chi phí về
… mà nhà tư bản bỏ ra để…”
a. Tư bản/sản xuất hàng hóa
b. Tư bản/lưu thông hàng hóa
c. Tư bản/sản xuất và lưu thông hàng hóa
d. Tư bản sản xuất/sản xuất hàng hóa

Câu 210:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “về mặt lượng … tư bản …chi phí thực
tế (giá trị hàng hóa)”
a. Chi phí sản xuất/ Luôn nhỏ hơn
b. Chi phí lao động/ Luôn lớn hơn
c. Chi phí không sản xuất/ Luôn bằng
d. Chi phí trung bình/ Luôn nhỏ hơn, hoặc bằng

Câu 211:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “giá trị thặng dư được so sánh với toàn
bộ …sẽ mang hình thức biến tướng là…”
a. Tư bản ứng trước/lợi nhuận
b. Tư bản ứng sau/lợi nhuận

253
c. Tư bản ứng trước/tỷ suất lợi nhuận
d. Tư bản cho vay/lợi nhuận

Câu 212:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “lợi nhuận và … đều có chung nguồn
gốc là … của công nhân”
a. Giá trị thặng dư/ Lao động không công
b. Giá trị/ giá trị thặng dư Lao động được trả công
c. Giá trị cá biệt/ Lao động
d. Giá trị xã hội/ Sức lao động

Câu 213:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tỷ suất lợi nhuận là tỷ số phần trăm
giữa … và toàn bộ…”
a. Giá trị thặng dư/tư bản ứng trước
b. Giá trị /tư bản ứng trước
c. Giá trị thặng dư/tư bản khả biến
d. Giá trị thặng dư/tư bản bất biến

Câu 214:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “về mặt lượng, … luôn luôn … tỷ suất
giá trị thặng dư”
a. Tỷ suất lợi nhuận/ Nhỏ hơn
b. Tỷ suất lợi tức/ Lớn hơn
c. Tỷ suất lợi nhuận bình quân/ Bằng với
d. Tỷ suất gia strị thặng dư/ Nhỏ hơn hoặc bằng

Câu 215:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tỷ suất … chỉ phản ánh mức … của
việc đầu tư tư bản”
a. Lợi nhuận/ Doanh lợi
b. Lợi tức/ Doanh thu
c. Giá trị thặng dư/ Chí phí
d. Lợi nhuận/ Hao phí

Câu 216:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “cạnh tranh trong … hình thành gía trị
thị trường”
a. Nội bộ ngành
b. Giữa các ngành
c. Cùng một quốc gia
d. Nội bộ vùng

254
Câu 217:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Kết quả của cạnh tranh … là hình
thành … của từng loại hàng hóa”
a. Trong nội bộ ngành/ Giá trị thị trường
b. Trong nội bộ vùng/ Giá trị lao động
c. Trong nội bộ doanh nghiệp/ Giá trị sử dụng
d. Trong nội bộ sản xuất/ Giá trị trao đổi

Câu 218:
Biện pháp của cạnh tranh trong nội bộ ngành là cải tiến kỹ thuật:
a. Nâng cao năng suất lao động, làm giảm giá trị cá biệt của hàng hóa
b. Giảm năng suất lao động, làm giảm giá trị cá biệt của hàng hóa
c. Nâng cao năng suất lao động, làm giảm giá trị xã hội của hàng hóa
d. Nâng cao cường độ lao động, làm giảm giá trị cá biệt của hàng hóa

Câu 219:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các nhà sản suất trong cùng
một:
a. Ngành, sản xuất ra cùng một loại hàng hóa.
b. Vùng, sản xuất ra các loại hàng hóa.
c. Quốc gia, sản xuất ra cùng một loại dịch vụ.
d. Ngành, tiêu dùng các loại hàng hóa.

Câu 220:
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ở các:
a. Ngành khác nhau, sản xuất ra những loại hàng hóa khác nhau.
b. Vùng khác nhau, sản xuất ra những loại công cụ khác nhau.
c. Quốc gia khác nhau, sản xuất ra những loại hàng hóa khác nhau.
d. Các ngành khác nhau, sản xuất ra cùng một loại hàng hóa

Câu 221:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Mục đích của cạch tranh … là nhằm
tìm kiếm những ngành đầu tư có…”
a. Giữa các ngành/ Lợi nhuận cao
b. Giữa các ngành/ Lợi nhuận trung bình
c. Giữa các ngành/ Lợi nhuận bình quân
d. Giữa các ngành/ Lợi nhuận thấp

Câu 222:
Phương pháp của cạnh tranh giữa các ngành là di chuyển vốn đầu tư từ:
a. Ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao
b. Vùng có lợi nhuận cao sang vùng có lợi nhuận cao
c. Ngành có lợi nhuận cao sang ngành có lợi nhuận thấp

255
d. Ngành có lợi nhuận siêu ngạch sang ngành có lợi nhuận cao

Câu 223:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “kết quả của … giữa các ngành là … và
tỷ suất lợi nhuận bình quân”
a. Cạnh tranh/ Hình thành lợi nhuận bình quân
b. Cung cầu/ Hình thành lợi nhuận siêu ngạch
c. Sản xuất/ Hình thành lợi nhuận cao
d. Lưu thông/ Hình thành chi phí bình quân

Câu 224:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “lợi nhuận bình quân là … của những
lượng vốn tư bản đầu tư … khi đầu tư vào các ngành khác nhau”
a. Lợi nhuận bằng nhau/bằng nhau
b. Lợi nhuận không bằng nhau/bằng nhau
c. Lợi nhuận bằng nhau/không bằng nhau
d. Lợi nhuận không bằng nhau/không bằng nhau

Câu 225:
Khi hình thành lợi nhuận bình quân thì:
a. Giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất
b. Giá trị sử dụng của hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất
c. Giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả thị trường
d. Giá trị cá biệt của hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất

Câu 226:
Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với:
a. Lợi nhuận bình quân
b. Lợi nhuận siêu ngạch
c. Giá trị thặng dư
d. Lợi nhuận

Câu 227:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Khi giá trị hàng hóa chuyển thành…,
thì …của hàng hóa sẽ lên xuống xung quanh giá cả sản xuất ”
a. Giá cả sản xuất/giá cả thị trường
b. Giá cả thị trường/giá cả thị trường
c. Giá cả sản xuất/giá trị sử dụng thị trường
d. Giá cả sản xuất/giá cả sản xuất

Câu 228:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tư bản thương nghiệp là một bộ phận
của … được tách ra phục vụ quá trình …cho tư bản công nghiệp”

256
a. Tư bản công nghiệp/lưu thông hàng hóa
b. Tư bản thương nghiệp/lưu thông hàng hóa
c. Tư bản công nghiệp/sản xuất hàng hóa
d. Tư bản cho vay/lưu thông

Câu 229:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “lợi nhuận của tư bản thương nghiệp là
… được tạo ra trong sản xuất, do … chuyển nhượng cho tư bản thương
nghiệp”
a. Một phần của giá trị thặng dư/tư bản công nghiệp
b. Toàn bộ giá trị thặng dư/tư bản công nghiệp
c. Một phần của giá trị /tư bản công nghiệp
d. Một phần của giá trị thặng dư/tư bản cho vay

Câu 230:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tư bản cho vay là…, mà người chủ sở
hữu cho nhà tư bản hoạt động vay để … trong một khoảng thời gian nhất
định có hoàn trả vốn và lãi”
a. Tư bản tiền tệ nhàn rỗi/sử dụng
b. Tư bản hàng hóa nhàn rỗi/sử dụng
c. Tư bản tiền tệ nhàn rỗi/tiêu dùng
d. Tư bản công nghiệp/sử dụng

Câu 231:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “lợi tức là một phần của … mà nhà tư
bản đi vay phải trả cho nhà …”
a. Lợi nhuận bình quân/ Tư bản cho vay
b. Lợi nhuận siêu ngạch/ Tư bản sản xuất
c. Lợi nhuận thương nghiệp/ Tư bản công nghiệp
d. Lợi nhuận công nghiệp/ Tư bản thương nghiệp
Câu 232:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa
… và tổng số …”
a. Tổng lợi tức/ tư bản tiền tệ
b. Tổng lợi nhuận/ tư bản hàng hóa
c. Tổng tư bản khả biến/ tư bản bất biến
d. Tổng chi phí/ tư bản khả biến

Câu 233:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “công ty cổ phần là công ty vốn do
nhiều … đóng góp thông qua phát hành…”
a. Cổ đông/cổ phiếu
b. Cổ tức/cổ phiếu

257
c. Cổ đông/cổ tức
d. Cổ đông/công trái

Câu 234:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình
thức … và mang lại thu nhập cho … các chứng khoán đó”
a. Chứng khoán có giá/ người sở hữu
b. Chứng khoán không có giá/ người sử dụng
c. Chứng khoán có giá trị sử dụng/ người tiêu dùng
d. Chứng khoán không có giá trị sử dụng/ người sản xuất

Câu 235:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “thị trường chứng khoán là nơi …
các…”
a. Mua, bán/ Chứng khoán
b. Mua/ Trái phiếu
c. Mua, cho/ Công trái
d. Bán, cho/ Cổ phiếu

Câu 236:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Địa tô TBCN là một phần giá trị
thặng dư …mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải …”
a. Ngoài lợi nhuận bình quân/ nộp cho chủ đất
b. Ngoài lợi nhuận siêu ngạch/ nộp cho chủ nhà
c. Trong lợi nhuận bình quân/ nộp cho chủ tư bản
d. Ngoài lợi tức bình quân/ nộp cho chủ sử dụng

Câu 237:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Địa tô chênh lệch là địa tô thu được
trên những loại ruộng đất có độ mầu mỡ …hoặc có…”
a. Trung bình, tốt/ vị trí thuận lợi
b. Trung bình, xấu, tốt/ vị trí thuận lợi
c. Trung bình, tốt/ vị trí thuận lợi không thuận lợi
d. Trung bình, tốt/ vị trí bình thường

Câu 238:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “địa tô tuyệt đối là địa tô mà nhà tư
bản đi … phải trả cho chủ đất dù thuê mướn…”
a. Thuê đất/ Bất kỳ loại ruộng đất nào
b. Thuê tư bản/ Bất kỳ loại ruộng đất tốt nào
c. Thuê máy móc/ Bất kỳ loại ruộng đất trung bình nào
d. Thuê nông cụ/ Bất kỳ loại ruộng đất nào có vị trí tốt

258
Câu 239:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch
đều có nguồn gốc từ…, là …của công nhân nông nghiệp”
a. Giá trị thặng dư/ lao động không công
b. Giá trị / lao động không công
c. Giá trị sử dụng/ lao động không công
d. Giá trị thặng dư/ lao động được trả công

Câu 240:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “…ruộng đất, sinh ra địa tô chênh lệch.
…ruộng đất, sinh ra địa tô tuyệt đối”
a. Độc quyền kinh doanh/ Độc quyền tư hữu
b. Không độc quyền kinh doanh/ Độc quyền tư hữu
c. Độc quyền kinh doanh/ Độc quyền công hữu
d. Độc quyền kinh doanh/ Độc quyền kinh doanh

Câu 241:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình
thức … và mang lại thu nhập cho người … các chứng khoán đó”
a. Chứng khoán có giá/ sở hữu
b. Chứng khoán mất giá/ sở hữu
c. Chứng khoán có giá/ sử dụng
d. Chứng khoán có giá/ công hữu

Phần thứ ba

Câu 242:
Để chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế,
có ngôn ngữ và nét văn hoá đặc thù, người ta dùng khái niệm nào dưới đây:
a. Dân tộc
b. Bộ lạc
c. Quốc gia
d. Bộ tộc

Câu 243:
Trong cương lĩnh dân tộc của Đảng Cộng Sản, nội dung nào được xác định là tư
tưởng cơ bản ?
a. Các dân tộc được quyền tự quyết.
b. Các dân tộc hoàn toàn công bằng
c. Liên hiệp tất cả các dân tộc
d. Liên hiệp nông dân tất cả các dân tộc

Câu 244:

259
Nội dung cương lĩnh dân tộc của Đảng Cộng Sản là:
a. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp
công nhân tất cả các dân tộc.
b. Các dân tộc đoàn kết, bình đẳng và liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.
c. Các dân tộc có quyền tự biểu quyết, các dân tộc có quyền bình đẳng, liên
hiệp công nhân tất cả các dân tộc.
d. Các dân tộc có quyền tự biểu quyết, các dân tộc có quyền bình đẳng, liên
hiệp nông dân tất cả các dân tộc.

Câu 245 :
Ở một quốc gia có nhiều dân tộc thì vấn đề gì được coi là có ý nghĩa cơ bản nhất để
thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
a. Cả 3 đều đúng
b. Chống tư tưởng phân biệt chủng tộc, kì thị và chia rẽ dân tộc.
c. Xóa bỏ dần sự chệnh lệch về mọi mặt giữa các dân tộc do lịch sử để lại.
d. Ban hành hệ thống hiến pháp và pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân
tộc.

Câu 246:
Chính sách cụ thể nào của Đảng và Nhà nước ta, được coi là vấn đề cực kỳ quan
trọng để tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc?
a. Phát huy truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc.
b. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá của các dân tộc.
c. Phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng dân tộc thiểu số.
d. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc.

Câu 247:
Tại sao khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải có quan điểm lịch sử?
a. Vì mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với
đời sống xã hội không giống nhau
b. Vì mỗi thời kỳ lịch sử giống nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối
với đời sống xã hội không giống nhau
c. Vì mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng giáo phái đối
với đời sống xã hội không giống nhau
d. Vì mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của công giáo đối với
đời sống xã hội không giống nhau

Câu 248:
Vì sao tôn giáo có tính lịch sử?
a. Vì tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi trong một giai đoạn lịch sử nhất định
của loài người.
b. Vì tôn giáo ra đời, tồn tại và không biến đổi trong một giai đoạn lịch sử
nhất định của loài người.

260
c. Vì tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi trong một thời điểm nhất định của loài
người.
d. Vì tôn giáo ra đời trong một giai đoạn lịch sử nhất định của loài người.

Câu 249:
Tôn giáo mang tính chính trị khi nào?
a. Khi xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị đã lợi dụng và sử dụng tôn giáo để
phục vụ lợi ích của mình.
b. Khi xã hội có nhà nước, nhà nước thống trị đã lợi dụng và sử dụng tôn giáo
để phục vụ lợi ích của mình.
c. Khi xã hội có giai cấp nông dân, giai cấp nông dân đã lợi dụng và sử dụng
tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.
d. Khi xã hội đã có giai cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng và sử dụng
công giáo để phục vụ lợi ích của mình.

Câu 250:
Những điểm khác nhau giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và hệ tư tưởng tôn giáo là:
a. Cả 3 đều đúng.
b. Khác nhau về nhân sinh quan
c. Khác nhau ở con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.
d. Khác nhau về thế giới quan

Câu 251:
Ai sáng tạo ra tôn giáo?
a. Con người sáng tạo ra tôn giáo.
b. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
c. Thượng đế sáng tạo ra tôn giáo.
d. Tự nhiên sáng tạo ra tôn giáo.

Câu 252:
Cấu trúc cơ bản của một hình thái kinh tế – xã hội là:
a. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
b. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
c. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cơ sở hạ tầng
d. Lực lượng sản xuất, quan hệ sở hữu và kiến trúc thượng tầng

Câu 253:
Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân là do các yếu tố khách quan nào quy định?
a. Địa vị kinh tế – xã hội và đặc điểm chính trị – xã hội
b. Là con đẻ của nền đại công nghiệp
c. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại
d. Địa vị xã hội và đặc điểm chính trị

261
Câu 254:
Quy luật hình thành và phát triển Đảng Cộng sản là:
a. Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân
b. Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào nông nhân
c. Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nông
d. Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào yêu nước

Câu 255:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên nổ ra và thắng lợi ở đâu?
a. Nga
b. Việt Nam
c. Pháp
d. Trung quốc

Câu 256:
Dân chủ là gì ?
a. Là quyền lực thuộc về nhân dân
b. Là quyền của con người
c. Là quyền tự do của mỗi người
d. Là quyền lực thuộc về nông dân

Câu 257:
So với nền dân chủ trước đây, dân chủ xã hội chủ nghĩa có điểm khác biệt cơ bản
nào?
a. Là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động
b. Là nền dân chủ không rộng rãi cho công nhân và nhân dân lao động
c. Là nền tự chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động
d. Là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp nông nhân và nhân dân lao động

Câu 258:
Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân
lao động khác là do:
a. Do đòi hỏi khách quan của cả công nhân, nông dân và các tầng lớp lao
động khác
b. Do đòi hỏi chủ quan của cả công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động
khác
c. Do đòi hỏi khách quan của cả công nhân, nông dân và trí thức
d. Do đòi hỏi khách thể của cả công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động
khác

Câu 259:
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng trong các nước đi theo con đường XHCN, giai cấp
công nhân và nhân dân lao động đã trở thành:

262
a. Người chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu
b. Người chủ những tư liệu tiêu dùng chủ yếu
c. Người chủ những công cụ sản xuất chủ yếu
d. Người chủ những tư liệu sản xuất thứ yếu

Câu 260:
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là:
a. Xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới-XHCN
b. Xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới-TBCN
c. Xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột và cải tạo xã hội mới-XHCN
d. Xóa bỏ chế độ tư hữu và xây dựng xã hội mới-XHCN

Câu 261:
V.I.Lênin cho rằng lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại:
a. Là công nhân, là người lao động
b. Là nhân dân, là người lao động
c. Là nông dân, là người lao động
d. Là công nghệ, là người lao động

Câu 262:
Giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của:
a. Đại đa số quần chúng nhân dân lao động
b. Thiểu số quần chúng nhân dân lao động
c. Đại đa số quần chúng công nhân lao động
d. Đại đa số trí thức và quần chúng nhân dân lao động

Câu 263:
Một trong những đặc điểm chính trị-xã hội của giai cấp công nhân là:
a. Giai cấp tiên phong, có tinh thần cách mạng triệt để nhất
b. Giai cấp tiên phong, có tinh thần cách mạng không triệt để.
c. Giai cấp tiên tiến, có tinh thần cách mạng triệt để nhất.
d. Giai cấp tiên phong, có tinh thần cải cách triệt để nhất.

Câu 264:
Một trong những đặc điểm chính trị-xã hội của giai cấp công nhân là:
a. Giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao
b. Giai cấp có ý thức dân tộc cao
c. Giai cấp có ý thức tổ chức cao
d. Giai cấp có ý thức kỷ luật cao

Câu 265:
Một trong những đặc điểm chính trị-xã hội của giai cấp công nhân là:
a. Giai cấp có bản chất quốc tế

263
b. Giai cấp có bản chất quốc gia
c. Giai cấp có bản chất cộng đồng
d. Giai cấp có bản chất vững vàng

Câu 266:
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm cho giai cấp công nhân:
a. Nhận thức được vai trò, vị trí của mình; hiểu được con đường, biện pháp
đấu tranh cách mạng
b. Nhận thức được ý thức hệ của mình; hiểu được con đường, biện pháp đấu
tranh cách mạng
c. Nhận thức được lợi thế của mình; hiểu được con đường, biện pháp đấu
tranh cách mạng
d. Nhận thức được vai trò, vị trí của mình; hiểu được con đường, biện pháp
tìm đường cách mạng

Câu 267:
Giai cấp công nhân thể hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua:
a. Đảng Cộng sản
b. Đảng cầm quyền
c. Đảng Dân chủ
d. Đảng cách mạng

Câu 268:
Đảng Cộng sản có lợi ích cơ bản thống nhất:
a. Với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
b. Với lợi ích của giai cấp nông dân và nhân dân lao động
c. Với lợi ích của giai cấp tiểu tư sản và nhân dân lao động
d. Với lợi ích của giai cấp trí thức và nhân dân lao động

Câu 269:
Cách mạng XHCN theo nghĩa hẹp là:
a. Cách mạng chính trị giành chính quyền
b. Cách mạng chính nghĩa giành chính quyền
c. Cách mạng chính trị-xã hội giành chính quyền
d. Cách mạng kinh tế giành chính quyền

Câu 270:
Cách mạng XHCN theo nghĩa rộng là:
a. Cách mạng chính trị giành chính quyền và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã
hội mới.
b. Cách mạng tư sản giành chính quyền và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới.
c. Cách mạng chính trị giành chính quyền và xây dựng xã hội giàu mạnh.

264
d. Cách mạng chính trị giành chính quyền và cải tạo xã hội văn minh, tiên
tiến.

Câu 271:
Nguyên nhân sâu xa của cách mạng XHCN là:
a. Mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
lạc hậu
b. Mâu thuẫn giữa sự phát triển của kiến trúc thượng tầng với quan hệ sản
xuất lạc hậu
c. Mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
tiên tiến
d. Mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với cơ sở hạ tầng lạc
hậu

Câu 272:
Mục tiêu của cách mạng XHCN là:
a. Giải phóng xã hội, giải phóng con người
b. Giải phóng chế độ, giải phóng con người
c. Giải phóng nhân dân, giải phóng con người
d. Giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp công nhân

Câu 273:
Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo:
a. Vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng XHCN
b. Vừa là động lực thứ yếu trong cách mạng XHCN
c. Vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng tư sản
d. Vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng dân tộc dân chủ

Câu 274:
Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích thống nhất với giai cấp công nhân:
a. Trở thành lực lượng to lớn trong cách mạng XHCN
b. Trở thành lực lượng hung mạnh trong cách mạng XHCN
c. Trở thành lực lượng to lớn trong cách mạng dân tộc dân chủ
d. Trở thành lực lượng to lớn trong cách mạng tư sản

Câu 275:
Nội dung của cách mạng XHCN được diễn ra trên các lĩnh vực:
a. Chính trị, kinh tế, văn hóa-tư tưởng
b. Chính trị, xã hội, văn hóa-tư tưởng
c. Xã hội, kinh tế, văn hóa-tư tưởng
d. Chính trị, kinh tế, giai cấp, văn hóa-tư tưởng

265
Câu 276:
Nội dung của liên minh công-nông và các tầng lớp khác trong cách mạng XHCN
bao gồm:
a. Liên minh về chính trị; kinh tế; văn hóa-xã hội
b. Liên minh về chính trị; xã hội; văn hóa-xã hội
c. Liên minh về tư tưởng; kinh tế; văn hóa-xã hội
d. Liên minh về giai cấp; kinh tế; văn hóa-xã hội

Câu 277:
Một trong những nguyên tắc của liên minh công-nông và các tầng lớp khác trong
cách mạng XHCN là:
a. Phải đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công dân.
b. Phải đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp nông dân.
c. Phải đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nông.
d. Phải đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nông trí.

Câu 278:
Một trong những nguyên tắc của liên minh công-nông và các tầng lớp khác trong
cách mạng XHCN là:
a. Tự nguyện.
b. Tự chủ.
c. Không tự nguyện.
d. Tình nguyện.

Câu 279:
Một trong những nguyên tắc của liên minh công-nông và các tầng lớp khác trong
cách mạng XHCN là:
a. Kết hợp đúng đắn các lợi ích
b. Kết hợp không đúng đắn các lợi ích
c. Kết hợp đúng đắn các lợi ích chính trị
d. Kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế

Câu 280:
Các giai đoạn của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa bao gồm:
a. Thời kỳ quá độ; chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa cộng sản.
b. Thời kỳ quá độ; chủ nghĩa tư bản; chủ nghĩa cộng sản.
c. Thời kỳ quá độ; giai đoạn giữa của thời kỳ quá độ; chủ nghĩa cộng sản.
d. Thời kỳ quá độ; chủ nghĩa tư bản; chủ nghĩa xã hội.

Câu 281:
Đặc điểm cơ bản về kinh tế trong thời kỳ quá độ là:
a. Tồn tại nhiều thành phần kinh tế
b. Tồn tại nhiều thành phần giai cấp

266
c. Tồn tại nhiều thành phần kinh tế tư nhân
d. Tồn tại nhiều thành phần kinh tế-xã hội

Câu 282:
Đặc điểm cơ bản về chính trị trong thời kỳ quá độ là:
a. Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau
b. Tồn tại nhiều đảng phái, tầng lớp khác nhau
c. Tồn tại nhiều giai cấp, thành phần khác nhau
d. Tồn tại nhiều đảng phái, thành phần khác nhau

Câu 283:
Đặc điểm cơ bản về tư tưởng-văn hóa trong thời kỳ quá độ là:
a. Tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng, văn hóa khác nhau.
b. Tồn tại nhiều yếu tố kinh tế, văn hóa khác nhau.
c. Tồn tại nhiều yếu tố xã hội, văn hóa khác nhau.
d. Tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng, giai cấp khác nhau.

Câu 284:
Dân chủ XHCN là dân chủ cho:
a. Tuyệt đại đa số nhân dân
b. Tuyệt đại đa số nông dân
c. Thiểu số nhân dân
d. Tuyệt đại đa số công nhân, nông dân

Câu 285:
Dân chủ XHCN đảm bảo:
a. Mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
b. Mọi quyền lực thuộc về nhà nước.
c. Mọi quyền lực thuộc về công nhân .
d. Mọi quyền lực thuộc về nông dân.

Câu 286:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Thực hiện dân chủ … trở thành một
yêu cầu …, một động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH”
a. Đầy đủ, rộng rãi/ khách quan
b. Đầy đủ, rộng rãi/ chủ quan
c. Đầy đủ, không rộng rãi/ khách quan
d. Đầy đủ, rộng rãi/ khách thể

Câu 287:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Nhà nước XHCN là công cụ cơ bản để
thực hiện…, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng…”
a. Quyền lực của nhân dân lao động/ Cộng sản

267
b. Quyền lực của công nhân lao động/ Cộng sản
c. Quyền lực của nông dân lao động/ Cộng sản
d. Quyền lực của nhân dân lao động/ Cộng hòa

Câu 288:
Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước XHCN biểu hiện tập trung ở việc:
a. Quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng pháp luật
b. Quản lý kinh tế trên tất cả các lĩnh vực bằng pháp luật
c. Quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng biện pháp hành chính
d. Quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng chính sách

Câu 289:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Nhà nước XHCN là phương thức, …,
là một công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp …”
a. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc/ phương tiện
b. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc/ phương pháp
c. Xây dựng và bảo vệ nhà nước/ phương tiện
d. Xây dựng và bảo vệ xã hội/ phương tiện

Câu 290:
Văn hóa bao gồm:
a. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
b. Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
c. Văn hóa, xã hội và văn hóa tinh thần
d. Văn hóa vật chất và văn hóa xã hội

Câu 291:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là …, là …”
a. Công nhân/ người lao động
b. nông dân/ người lao động
c. Trí thức/ người lao động
d. Công nhân/ người không lao động

Câu 292:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Giai cấp công nhân có những …,
thống nhất với … của đại đa số quần chúng nhân dân lao động”
a. Lợi ích cơ bản/ lợi ích
b. Lợi ích chung/ lợi ích
c. Lợi ích cơ bản/ lợi ích cụ thể
d. Lợi ích chung/ lợi ích cụ thể

268
Câu 293:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Giai cấp công nhân là giai cấp … và
có tinh thần …”
a. Tiên phong cách mạng/ cách mạng triệt để nhất
b. Tiên phong dân chủ/ cách mạng triệt để nhất
c. Tiên phong cách mạng/ dân chủ triệt để nhất
d. Tiên phong dân chủ/ dân chủ triệt để nhất

Câu 294:
Giai cấp công nhân là giai cấp:
a. Có ý thức tổ chức kỷ luật cao
b. Có ý thức tổ chức cao
c. Có ý thức cách mạng cao
d. Có ý thức quản lý cao

Câu 295:
Giai cấp công nhân là giai cấp:
a. Có bản chất quốc tế
b. Có bản chất dân tộc
c. Có bản chất cách mạng
d. Có bản chất lao động

Câu 296:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị
cao nhất của …, đại biểu cho … của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân
lao động”
a. Giai cấp công nhân/ lợi ích, trí tuệ
b. Giai cấp nông dân/ lợi ích, trí tuệ
c. Giai cấp công nhân/quyền lợi, trí thức
d. Giai cấp lao động/ lợi ích, trí tuệ

Câu 297:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Đảng Cộng sản bao gồm những …
trong giai cấp công nhân, được trang bị lý luận …, cách mạng”
a. Người tiên phong/ khoa học
b. Người không tiên phong/ khoa học
c. Người tiên phong/ không khoa học
d. Người lãnh tụ/ khoa học

Câu 298:

269
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Giai cấp công nhân vừa là …, vừa là
động lực … trong cách mạng XHCN”
a. Giai cấp lãnh đạo/ chủ yếu
b. Giai cấp quản lý/ chủ yếu
c. Giai cấp sở hữu/ chủ yếu
d. Giai cấp lãnh đạo/ thứ yếu

Câu 299:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ
bản … với lợi ích của giai cấp công nhân, trở thành … trong cách mạng
XHCN”
a. Thống nhất/ một động lực to lớn
b. Không thống nhất/ một động lực to lớn
c. Thống nhất/ một áp lực to lớn
d. Thống nhất và mâu thuẫn/ một động lực to lớn

Câu 300:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: Theo Lênin: “Nguyên tắc cao nhất của
… là duy trì khối liên minh giữa giai cấp …”
a. Chuyên chính vô sản/ vô sản và nông dân
b. Chuyên chính tư sản/ vô sản và nông dân
c. Chuyên chính vô sản/ vô sản và công dân
d. Chuyên chính vô sản/ vô sản và trí thức

Câu 301 :
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Cách mạng XHCN là một quá trình
… xã hội cũ thành xã hội mới, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa … mà xây dựng
là chủ yếu”
a. Cải biến toàn diện/ cải tạo và xây dựng
b. Cải biến phiến diện/ cải tạo và xây dựng
c. Cải biến toàn diện/ cải tạo và tổ chức
d. Cải biến toàn thể/ cải cách và xây dựng

Câu 302:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: Theo V.I.Lênin “cuộc đấu tranh khắc
phục những tư tưởng …, trì trệ, … là một công việc khó khăn”
a. Lạc hậu, bảo thủ/ thói quan liêu, cửa quyền
b. Lạc hậu, không bảo thủ/ thói quan liêu, cửa quyền
c. Lạc hậu, bảo thủ/ thói quan liêu, bao cấp
d. Lạc hậu, bảo quản/ thói quan liêu, hách dịch

Câu 303:

270
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Những nước còn ở trình độ phát triển
tiền tư bản, …, thì thời kỳ quá độ thường kéo dài với rất nhiều …”
a. Có nền kinh tế lạc hậu/ khó khăn, phức tạp
b. Có nền kinh tế phát triển/ khó khăn, phức tạp
c. Có nền kinh tế lạc hậu/ không khó khăn, phức tạp
d. Có nền kinh tế hang hóa/ khó khăn, phức tạp

Câu 304:
Để phát triển nền kinh tế trong thời kỳ quá độ. V.I.Lênin chủ trương:
a. Phát triển nhiều thành phần kinh tế; coi trọng quan hệ hàng hóa-tiền tệ; phát
triển thương nghiệp.
b. Phát triển bốn thành phần kinh tế; coi trọng quan hệ hàng hóa-tiền tệ; phát
triển thương nghiệp.
c. Phát triển nhiều thành phần kinh tế; coi trọng quan hệ cấp phát; phát triển
thương nghiệp.
d. Phát triển nhiều thành phần kinh tế; coi trọng quan hệ hàng hóa-tiền tệ; phát
triển nông nghiệp.

Câu 305:
Công nghiệp hóa XHCN nhằm tạo ra:
a. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa cộng sản
c. Cơ sở giao thông của chủ nghĩa xã hội
d. Cơ sở khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

Câu 306:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Thời kỳ quá độ lên CNXH là một thời
kỳ … trên con đường … của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa”
a. Lịch sử tất yếu/ phát triển
b. Lịch sử không tất yếu/ phát triển
c. Lịch sử tất yếu/ chậm phát triển
d. Lịch sử cụ thể/ chưa phát triển

Câu 307:
Dân chủ được hiểu với tư cách là:
a. Quyền lực thuộc về nhân dân
b. Quyền lực thuộc về nông dân
c. Quyền lực thuộc về nhà nước
d. Quyền lực thuộc về Đảng cộng sản

Câu 308:

271
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “dân chủ còn được hiểu là … phản ánh
trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã
hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để …”
a. Một hệ giá trị/ tiến tới tự do, bình đẳng
b. Một hệ giá trị sử dụng/ tiến tới tự do, bình đẳng
c. Một hệ giá cả/ tiến tới tự do, bình đẳng
d. Một hệ giá trị/ tiến tới công bằng, bình đẳng

Câu 309:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Dân chủ là một phạm trù …, gắn với
một kiểu nhà nước và một…”
a. Chính trị/ giai cấp cầm quyền
b. Kinh tế/ giai cấp cầm quyền
c. Chính trị/ giai cấp công nhân
d. Chính trị-kinh tế/ giai cấp cầm quyền

Câu 310:
Khi xã hội có giai cấp, dân chủ được thực hiện dưới hình thức mới, với tên gọi:
a. “Chính thể dân chủ” hay “nền dân chủ”
b. “Chính thể tự do” hay “nền dân chủ”
c. “Chính thể dân chủ” hay “nền tự do”
d. “Chính thể tự do” hay “nền tự do”

Câu 311:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là …
trong tiến trình …”
a. Động lực/ cách mạng XHCN
b. Áp lực/ cách mạng XHCN
c. Động lực/ cách mạng Tư sản
d. Động lực thứ yếu/ cách mạng XHCN

Câu 312:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Thực hiện dân chủ … trở thành một
yêu cầu khách quan, một … của sự nghiệp xây dựng CNXH”
a. Đầy đủ, rộng rãi/ động lực
b. Đầy đủ, không rộng rãi/ động lực
c. Đầy đủ, rộng rãi/ áp lực
d. Không đầy đủ, rộng rãi/ động lực

Câu 313:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “nhà nước XHCN vừa là cơ quan …,
vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức …, văn hóa, xã hội của nhân dân”
a. Quyền lực/ quản lý kinh tế

272
b. Công quyền/ quản lý kinh tế
c. Quyền lực/ quản lý xã hội
d. Quyền lực tối cao/ quản lý kinh tế

Câu 314:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “ Văn hóa là toàn bộ những giá trị …
do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn”
a. Vật chất và tinh thần
b. Phi vật chất và tinh thần
c. Vật chất và ý thức
d. Vật chất và tinh thần dân chủ

Câu 315:
Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa có:
a. Tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
b. Tính nông dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
c. Tính công nhân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
d. Tính nhân dân rộng rãi và tính sắc tộc sâu sắc

Câu 316:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “ Hệ tư tưởng của … là nội dung cốt
lõi, giữ…, quyết định phương hướng phát triển của nền văn hóa XHCN”
a. Giai cấp công nhân/ vai trò chủ đạo
b. Giai cấp nông nhân/ vai trò chủ đạo
c. Giai cấp công-nông/ vai trò chủ đạo
d. Giai cấp công nhân/ vai trò lãnh đạo

Câu 317:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa
được hình thành, phát triển một cách …, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản và sự quản lý của …”
a. Tự giác/ nhà nước XHCN
b. Không tự giác/ nhà nước XHCN
c. Tự giác/ nhà nước
d. Tự chủ/ nhà nước XHCN

Câu 318:
Một trong những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng nền văn hóa XHCN là:
a. Nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới
b. Nâng cao trình độ nhân dân, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới
c. Nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ kỹ thuật của xã hội mới
d. Nâng cao trình độ nông dân, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới

273
Câu 319:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Xây dựng nền văn hóa XHCN phải
theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa những giá trị trong di sản …, với
tiếp thu có chọn lọc những …”
a. Văn hóa dân tộc/ tinh hoa văn hóa nhân loại
b. Văn hóa nhân loại/ tinh hoa văn hóa nhân loại
c. Văn hóa nhân dân/ tinh hoa văn hóa nhân loại
d. Văn hóa dân tộc/ tinh hoa kỹ thuật của nhân loại

Câu 320:
Một trong những phương thức để xây dựng nền văn hóa XHCN là tổ chức và lôi
cuốn quần chúng:
a. Nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa
b. Nông dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa
c. Công nhân vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa
d. Công nông vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa

Câu 321:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Khái niệm dân tộc và khái niệm quốc
gia có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, … bao giờ cũng ra đời trong một …”
a. Dân tộc/ quốc gia nhất định
b. Chủng tộc/ quốc gia nhất định
c. Dân tộc/ quốc tế nhất định
d. Quốc gia/ quốc gia nhất định

Câu 322:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Tiến trình xây dựng CNXH tạo ra
những điều kiện … để xây dựng quan hệ dân tộc … giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ”
a. Thuận lợi/ bình đẳng, hợp tác
b. Không thuận lợi/ bình đẳng, hợp tác
c. Thuận lợi/ công bằng, hợp tác
d. Công bằng/ bình đẳng, hợp tác

Câu 323:
Việc xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải dựa trên cơ sở vì:
a. Lợi ích cơ bản và lâu dài của dân tộc
b. Quyền lợi cơ bản và lâu dài của dân tộc
c. Lợi ích cơ bản và trước mắt của dân tộc
d. Lợi ích không cơ bản và lâu dài của dân tộc

Câu 324:
Một nội dung trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin là:

274
a. Các dân tộc bình đẳng.
b. Các bộ tộc bình đẳng.
c. Các dân tộc không bình đẳng.
d. Các chủng tộc bình đẳng.

Câu 325:
Một nội dung trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin là:
a. Các dân tộc được quyền tự quyết
b. Các dân tộc được quyền tự ra quyết định
c. Các chủng tộc được quyền tự quyết
d. Các bộ tộc được quyền tự quyết

Câu 326:
Một nội dung trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin là:
a. Liên hiệp công nhân các dân tộc
b. Liên hiệp nông nhân các dân tộc
c. Liên hiệp công nông các dân tộc
d. Liên hiệp công nông, trí các dân tộc

Câu 327:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Giải quyết vấn đề dân tộc, thực chất
là xác lập quan hệ … giữa các dân tộc trong một quốc gia trên các lĩnh vực
…, văn hóa, xã hội”
a. Công bằng, bình đẳng/ kinh tế, chính trị
b. Công bằng, bình đẳng/ nhà nước, chính trị
c. Bằng nhau, bình đẳng/ kinh tế, chính trị
d. Công bằng, không bình đẳng/ kinh tế, chính trị

Câu 328:
Tôn giáo với hình thái phát triển đầy đủ của nó đều bao gồm:
a. Ý thức tôn giáo; hệ thống tổ chức tôn giáo; những hoạt động mang tính chất
nghi thức tín ngưỡng
b. Ý thức tôn giáo; hệ thống tổ chức công giáo; những hoạt động mang tính
chất nghi thức tín ngưỡng
c. Ý thức công giáo; hệ thống tổ chức tôn giáo; những hoạt động mang tính
chất nghi thức tín ngưỡng
d. Ý thức tôn giáo; hệ thống tổ chức tôn giáo; những hoạt động mang tính chất
công giáo, tín ngưỡng

Câu 329:
Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong CNXH bao gồm:
a. Nhận thức; kinh tế; tâm lý; chính trị-xã hội; văn hóa
b. Nhận thức; tư tưởng; tâm lý; chính trị-xã hội; văn hóa

275
c. Ý thức hệ; kinh tế; tâm lý; chính trị-xã hội; văn hóa
d. Nhận thức; kinh tế; tình cảm; chính trị-xã hội; văn hóa

Câu 330:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Thực hiện đoàn kết những người …
với những người không có tôn giáo, đoàn kết … đoàn kết toàn dân tộc để xây
dựng và bảo vệ đất nước”
a. Có tôn giáo/ các tôn giáo
b. Không có tôn giáo/ các tôn giáo
c. Có công giáo/ các tôn giáo
d. Có tôn giáo/ các công giáo

Câu 331:
Khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải có quan điểm:
a. Lịch sử-cụ thể
b. Cách mạng-cụ thể
c. Lịch sử-cách mạng
d. Logic-lịch sử

Câu 332:
Khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải phân biệt rõ hai mặt:
a. Chính trị và tư tưởng
b. Chính trị và văn hóa
c. Chính trị và kinh tế
d. Chính trị và xã hội

Câu 333:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo
cần phải được xem xét giải quyết hết sức … và chuẩn xác có tính nguyên tắc,
với những …”
a. Thận trọng, cụ thể/ phương thức linh hoạt
b. Thận trọng, không cụ thể/ phương thức linh hoạt
c. Thận trọng, cụ thể/ phương thức hoạt động
d. Thận trọng, cụ thể/ hình thức linh hoạt

276
277

You might also like