You are on page 1of 7

Chương II : TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN


TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.

1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin


a. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác-Lênin
- Điều kiện kinh tế- xã hội:
- Sự củng cố và phát triển phương thức sản xuất tưu bản chủ nghĩa trong điều kiện
cách mạng nông nghiệp:

+ Chủ nghĩa Mác ra đời ở Tây Âu những năm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời
kỳ mà chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của các cuộc cách mạng
công nghiệp. Còn là một tất yếu lịch sử vì nó là sự kết tinh có tính quy luật của quá
trình phát triển lịch sử tư tưởng triết học nhân loại và trên cơ sở các điều kiện kinh tế -
xã hội cũng như trình độ phát triển khoa học tự nhiên ở thế kỷ XIX.

+ Sự phát triển ấy, một mặt làm thay đổi bộ mặt kinh tế của xã hội, mặt khác,
sự phát triển về mặt sản xuất này cũng tạo ra những biến đổi sâu sắc và đào sâu hơn
nữa mâu thuẫn vốn có về mặt xã hội.

- Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính
trị- xã hội độc lập là nhân tố chính trị- xã hội quan trọng cho sự ra đời triết học Mac:

+ Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp
thống trị xã hội và giai cấp vô sản là giai cấp bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư
sản vốn mang tính chất đối kháng càng phát triển, trở thành những cuộc đấu tranh giai
cấp.
-Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triêt học
Mac:
+ Hàng loạt phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản xảy ra nhưng đều lần lượt
bị thất bại mà nguyên nhân chính là do thiếu lý luận mang tính khoa học và cách mạng
để định hướng, soi đường. Chủ nghĩa Mác ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu về lý luận
đó của phong trào công nhân.

 Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử vì nó chính là một sản phẩm
lý luận của sự phát triển lịch sử nhân loại xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX với
những điều kiện khách quan của nó.

 Vào thời đại này, chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa mới đã tạo ra
điều kiện thực tiễn tuyệt đối cần thiết cho sự thoát khỏi lý tưởng không tưởng
xã hội chủ nghĩa cho chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, bởi lẽ,
chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa mới tạo ra cơ cở vật chất - kỹ
thuật cho việc thực hiện những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản. Sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản cũng đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn, lý luận, chính trị, xã
hội... đòi hỏi các nhà lý luận phải giải trả lời, nghĩa là nó kích thích cho các
trào lưu tư tưởng triết học ra đời trong đó có triết học Mác.
 Một yếu tố hình thành nên sự ra đời tất yếu của triết học Mác là giai cấp công
nhân xuất hiện và đấu tranh đòi quyền lợi. Cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân đòi hỏi phải có một lý luận khoa học, cách mạng dần đường, trong khi đó
có rất nhiều các trào lưu tư tưởng phản khoa học tìm cách len lỏi vào phong
trào công nhân.

-> Kinh tế: Nền đại công nghiệp phát triển mạnh trên cơ sở cuộc cách mạng công
nghiệp thế kỉ 18, làm cho lực lượng sản xuất tính xã hội hoá cao, mâu thuẫn sâu sắc
với quan hệ sản xuất chiếm hữu tự nhận tư bản chủ nghĩa.
-> Xã hội: Đại diện lực lượng sản xuất là giai cấp công nhân mâu thuẫn ngày nay càng
sâu sắc với đại diện quan hệ xã hội chiếm hữu tự nhận tư bản chủ nghĩa là giai cấp tư
sản.
- Nguồn gốc lý luận và tiên đê khoa học tự nhiên:
+ Nguồn gốc lý luận:
Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử mà còn
là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó trực tiếp nhất
là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học của Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng
Pháp và Anh.
*C.Mác: là một nhà triết học, kinh tế học, sử học, xã hội học, lý luận chính trị, nhà
báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái. Ông đã cùng với Phriđơrich Ăngghen
(Friedrich Engels) mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại như những người sáng lập ra chủ
nghĩa cộng sản khoa học có tác động to lớn và sâu rộng đối với nhân loại tiến bộ.
*P.Ăngghen: là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà cách mạng, nhà lý luận chính trị, nhà
triết học người Đức và là một người Cộng sản thế kỷ 19, cùng với Karl Marx đã sáng lập và
phát triển chủ nghĩa Cộng sản, lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế Cộng
sản 1.

+ Triết học điển Đức:


Triết học Mác ra đời là sự kế thừa toàn bộ lịch sử triết học trước đó. Nguồn gốc trực
tiếp: Triết học cổ điển Đức. chủ yếu là phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy
vật của Phoiơbắc.

* Hêghen: là nhà triết học duy tâm khách quan - Triết học của ông thống trị ở Đức
những năm 30- 40 của thế kỷ XIX có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành, phát
triển những quan điểm triết học của Mác - Ăngghen.
Mác - Ăng ghen đã phê phán, kế thừa phép biện chứng của Hêghen, cải tạo phép biện
chứng của Hêghen trên tinh thần duy vật trở thành Phép biện chứng duy vật

* Phoiơbắc: là nhà triết học theo CNDV siêu hình, ông đã phê phán triết học duy tâm
khách quan của Hê ghen  giúp Mác - Ăngghen đoạn tuyệt chủ nghĩa duy tâm trở
thành duy vật. Chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc mang tính chất siêu hình, Mác -
Ăngghen đã cải tạo, phát triển trên cơ sở phép biện chứng trở thành Chủ nghĩa duy vật
biện chứng
 Triết học Mác chính là sự thống nhất giữa CNDVBC ( chủ nghĩa duy vật ) với
PBCDV ( phép biện chứng duy vật) .

+ Kinh tế chính trị học Anh


Kế thừa những yếu tố khoa học trong lý luận về giá trị lao động và những tư tưởng
tiến bộ của các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh, C.Mác đã giải quyết những bế tắc
mà bản thân các nhà kinh tế chính trị Anh đã không thể vượt qua xây dựng nên những
quan điểm duy vật.

+ CNXH Không tưởng Pháp


C. Mác đã kế thừa, cải tạo và phát triển những tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng
trở thành chủ nghĩa xã hội hiện thực, khoa học.

+ Tiền đề khoa học tự nhiên:


- Từ mối quan hệ biện chứng giữa triết học và các khoa học cụ thể đặc biệt là khoa
học tự nhiên  Mỗi bước phát triển mới của khoa học lại đòi hỏi những khái quát mới
về mặt triết học.
- Đặc điểm phát triển của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX. (Ba phát minh có tính chất
vạch thời đại )
Gồm:
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: chứng minh sự chuyển hóa và bảo toàn năng
lượng. Phát minh khoa học này là cơ sở để C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng quan niệm duy
vật mới, khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới.

+ Thuyết tiến hóa của Đácuyn: chứng minh tính thống nhất về nguồn gốc của các loài và sự
phát sinh, phát triển của chúng từ thấp đến cao.

+ Thuyết tế bào: chứng minh tính thống nhất của toàn bộ sự sống.

- Những thành tựu mới trong khoa học tự nhiên đã vạch ra mối quan hệ biện chứng, sự
biến đổi, chuyển hoá về chất trong những lĩnh vực khác nhau của thế giới
 Đặt cơ sở cho những khái quát mới về mặt triết học, về bản chất thế giới, những 11
hình thức tồn tại của vật chất, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, về các quy luật vận
động và phát triển của thế giới.

- Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học Mac:


 Thiên tài và hoạt động thực tiễn không biết mệt mỏi của C.Mác và
Ph.Ăngghen, lập trường giai cấp công nhân và tình cảm đặc biệt của hai ông
đối với nhân dân lao động, hoà quyện với tình bạn vĩ đại của hai nhà cách
mạng đã kết tinh thành nhân tố chủ quan cho sự ra đời của triết học Mác.

+ Xây dựng hệ thống lý luận để cung cấp cho giai cấp công nhân một công qui sắc
bén để nhận thức và cải tạo thế giới.
+ Xuất thân từ tầng lớp trên nhưng C.Mác và Ph. Ăngghen đều tích cực tham gia hoạt
động thực tiễn.
+ Hiểu sâu sắc cuộc sống khốn khổ của giai cấp công nhân trong nền sản xuất TBCN
nên đã đứng trên lợi ích của giai cấp công nhân
b. Những thời kì chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mac:
 Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm và
dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản( 1841-
1044).
 Thời kỳ đê xuât những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử.
 Thời kỳ C, Mac và Ăngghen bổ sung và phát triển toàn diện lý luận triết
học( 1848- 1895).
c. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học Mac và Ănghghen thực
hiện:
 C. Mac và Ph. Ănghghen đã khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của chu
nghĩa duy vật cũ và khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của phép biện chứng
duy tâm, sáng tạo ra một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, đó là chủ nghĩa
duy vật biện chứng.
 C. Mac và Ph. Ănghghen đã vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện
chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử- nội
dung chủ yếu của bước ngoặt cách mạng trong triết học.
 C. Mac và Ph. Ănghghennđã bổ sung những đặc tính mới vào triết học, sáng
tạo ra một triết học chân chính khoa học- triết học duy vật biện chứng.
=> Sự ra đời của Triết học Mác là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử Triết học
nhân loại.
=> Kế thừa một cách có phê phán những em thành tựu- của tư duy nhân loại sáng tạo
nên triết học mới về chất, hoàn bị nhất, triệt để nhất.

- Giai đoạn V.I.Lenin trong sự phát triển triết học Mác:

+ Hoàn cảnh lịch sử V.I.Leenif phát triến triết học Mác:


 Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản thành đế quốc, giai cấp tư sản càng bộc lộ
rõ tính chất phản động của mình, sự biên đôi của điều kiện kinh tế- xã hội và
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
→biện pháp cấp bách để cải thiện.
 V.I.Lenin trở thành người kế tục trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mac và triết học Mac trong thời đại mới- thời đại đế quốc chủ nghĩa và quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
 Cuối XIX, đầu XX: CNTB phát triển cao sinh ra CNĐQ, xuất hiện những
mâu thuẫn mới đặc biệt giai cấp tư sản >< giai cấp vô sản .
 Trung tâm cách mạng thế giới chuyển sang nước Nga và xuất hiện phong trào
giải phóng dân tộc tại các nước thuộc địa.
 Do vậy cần hệ thống lý luận mới soi đường.

 Những phát minh mới trong KHTN (vật lý học) dẫn đến sự khủng hoảng về
TGQ... CNDT lợi dụng những phát minh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến
nhận thức và hoạt động CM, nở rộ các loại CNDT khoa học tự nhiên.
 Các nhà tư tưởng tư sản tấn công nhằm xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa Mác.

- V. I. Lênin là người kế tục và phát triển sáng tạo triết học Mác-Lênin trong thời
đại mới.
+ Thời kỳ 1893- 1907, V.I.Lenin bảo vệ và phát triển triết học Mac nhằm thành lập
đảng macxit ở Nga và chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất

+ Thời kỳ 1907-1917 là thời kỳ V.I.Lenin phát triển toàn diện triết học Mac và lãnh
đạo phong trào công nhân Nga, chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Thời kỳ 1917- 1924 là thời kỳ V.I.Lenin tổng kết kinh nghiệm thực tế cách mạng,
bổ sung, hoàn thiện triết học Mac, găn liền với việc nghiên cứu các vấn đề xây dựng
chủ nghĩa xã hội. - Thời kỳ từ năm 1924 đến nay, triết học Mac- Lenin tiếp tục được
các đảng cộng sản và công nhân bố sung, phát triển.

2. Đối tượng và chức năng của triết học Mac- Lenin:


a. Khái niệm triết học Mac- Lenin:
-Là hệ thông quan niệm duy vật biện chứng vê tự nhiên, xã hội và tư duy- thê giới
quan và phương pháp khoa học, cách mạng của giai câp công nhân, nhân dân lao động
và các lực lượng xã hội tiên bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.
- Ngày nay, triết học Mác - Lênin đang đứng ở đỉnh cao của tư đuy triết học nhân loại,
là hình thức phát triển cao nhất trong số các hình thức triết học từng có lịch sử.

b. Đối tượng của triết học Mac- Lenin:


-Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và
nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy.
- Triết học Mác - Lênin phân biệt rõ ràng đối tượng của triết học và đối tượng của các
khoa học cụ thế.
- Triết học Mác - Lênin có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khoa học cụ thể.

c. Chức năng của triết học Mac- Lenin:


- Chức năng thế giới quan:
+ Định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực.
+ Giúp con người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động từ đó
xác định thái độ và cả cách thức hoạt động của mình.
+ Nâng cao vai trò sáng tạo tích cực của con người.
+ Là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản
khoa học.

=> Triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân thế
giới quan cộng sản. Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng
định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực.
- Chức năng của phương pháp luận:
+ Là phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Trang bị cho con người hệ
thông những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và
thực tiễn.
=>Triết học Mác - Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù,
quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy khoa học,
đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.

2. Vai trò của triết học Mac- Lenin trong dời sống xã hội và trong sự đối mới ở
Việt Nam hiện nay:
* Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng
cho con người trong nhận thức và thực tiễn

* Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và
cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.

* Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam

* Ý nghĩa phương pháp luận:


- Phải khách quan trong nhận thức và hành động; nhận thức và hành động phải xuất
phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Không xuất phát từ
ý muốn chủ quan, lấy ý muốn chủ quan làm cơ sở định ra chính sách, lấy ý chí áp đặt
cho thực tê.

VD: Khi chỉnh sửa và ban hành các bộ luật, chính sách pháp luật phải dựa trên hiện
thực cuộc sống theo thời đại. Sau chiên tranh, cuộc sống còn nhiều khố khăn, thiệt hại
về người và của vô cùng lớn nên chưa thể bắt người dân xây dựng kinh tế mà phải làm
lành các vết thương chiến tranh cả về vật chất lần tinh thần cho nhân dân trước.

- Phát huy tính năng động chủ quan, sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người:
giáo dục nâng cao trình độ tri thức khoa học cho nhân dân, cán bộ, đảng viên; bồi
dưỡng nhiệt tình cách mạng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên; vận
dụng đúng đắn các quan hệ lợi ích, động cơ trong sáng, thái độ khách quan khoa học
không vụ lợi; chống thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ.
VD: Muốn thay đổi tình hình giao thông, phải xuất phát từ ý thức người dân nên việc
tuyên truyền và nâng cao dân trí về tham gia giao thông là cần thiết.
- Khắc phục, ngăn chặn bệnh chủ quan, duy ý chí: khuynh hướng tuyệt đối của nhân
tố chủ quan, của ý chí, xa rời hiẹn thực, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình
thay cho sự yêu kém của tri thức; bệnh chủ quan dùng ý chí là lối suy nghi hành động
giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan; định ra chủ trương chính sách xa
rời hiện thực khách quan; phải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực trí tuệ của
toàn Đảng. Đại hội VII Đảng ta khẳng định : Mọi đường lối của Đảng phải xuất phát
từ thực tế, tôn trọng và hành động đúng theo quy luật khách quan

You might also like