You are on page 1of 5

Câu1.Chủ nghĩa duy vật là gì?

Trình bày các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật? (Đề những năm

trước)

- Khái niệm:

-Chủ nghĩa duy vật là một trong những trường phái triết học lớn trong lịch sử, bao gồm trong đó toàn bộ
các học thuyết triết học được xây dựng trên lập trường duy vật trong việc giải quyết vấn để cơ bản của
triết học: vật chất là tính thứ nhất, ý thức hay tinh thần chỉ là tính thứ hai của mọi tồn tại trong thế giới;
cũng tức là thừa nhận và minh chứng rằng: suy đến cùng, bản chất và cơ sở của mọi tồn tại trong thế
giới tự nhiên và xã hội chính là vật chất.

- Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua ba hình thức - trình độ cơ bản, đó là:

* CNDV chất phác:

+Là hình thức đầu tiên của chủ nghĩa duy vật ,xuất hiện vào thời kì cổ đại ở cả phương Đông và phương
Tây

+Đồng nhất vật chất với 1 hoặc 1 số chất cụ thể , mang tính trực quan ,ngây thơ ,chất phát

* CNDV siêu hình thế kỉ XVII-XVIII:

+Hình thức cơ bản thứ hai của CNDV , xuất hiện từ thế kỉ XV và phát triển đỉnh cao vào thế kỉ XVII-XVIII

+Chịu ảnh hưởng mạnh của cơ học cổ điển : tư duy siêu hình , máy móc

* CNDV biện chứng:

+Hình thức thứ 3 của CNDV do Mác và Ănghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ XIX,Lênin bảo vệ
và phát triển

+ Là sự kế thừa tinh hoa của các hoạc thuyết triết học trước đó và những thành tựu của khoa học đương
thời

Câu2:.Trình bày sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học?

- Khái niệm Triết học: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản
thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó.

- Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Thứ nhất, giữa ý thức và vật chất: cái nào có trước, cái nào có
sau? Cái nào quyết định cái nào? Thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

- Đối với việc giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học, những người cho rằng bản chất
thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất là cái có trước và quyết định
ý thức, được gọi là các nhà duy vật; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa
duy vật. Ngược lại, những người cho rằng: bản chất thế giới là ý thức; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là
tính thứ hai; ý thức quyết định vật chất, được gọi là các nhà duy tâm; học thuyết của họ hợp thành
những môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.

- Thuyết khả tri và thuyết bất khả tri :


+ Thuyết khả tri : khẳng định khả năng nhận thức của con người. Con người có thể biết được bản chất
của sự vật.

+ Thuyết bất khả tri : phủ nhận khả năng nhận thức của con người. Con người không thể nhận thức
được bản chất của hiện tượng.

Câu3: Những điều kiện, tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

-Yếu tố đầu tiên mà chúng ta phải nói tới, đó chính là những điều kiện về kinh tế - xã hội cho sự ra
đời của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Thứ nhất, đó là sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều
kiện cách mạng công nghiệp. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Vào thời
kỳ này, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa của các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ, với điểm
nổi bật nhất chính là cuộc cách mạng công nghiệp, đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được
củng cố, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ trên cơ sở vật chất - kỹ thuật
của chính mình, do đó đã thể hiện rõ tính hơn hẳn của nó so với phương thức sản xuất phong kiến.
Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghiệp này cũng mang tới những nghịch lý. Việc trang bị máy móc
hiện đại khiến cho giai cấp tư sản ngày càng giàu có lên, trong khi đó giai cấp vô sản thì ngày càng bị bần
cùng hóa. Như vậy những mâu thuẫn xã hội đã ngày càng trở nên gay gắt hơn và bộc lộ ngày càng rõ rệt,
dẫn tới những cuộc đấu tranh giai cấp hay những cuộc cách mạng xã hội.
Đặc điểm thứ hai trong những điều kiện về kinh tế-xã hội: Phong trào đấu tranh của công nhân hay
giai cấp vô sản.
Giai cấp vô sản được hình thành, phát triển cùng với giai cấp tư sản, cùng tham gia quá trình đấu
tranh lật đổ chế độ phong kiến. Song sau khi chế độ tư bản được xác lập thì giai cấp vô sản trở thành giai
cấp bị trị, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản vốn là mâu thuẫn đối kháng càng phát triển, trở thành những
cuộc đấu tranh giai cấp.
Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Giai cấp
vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập, là lực lượng tiên
phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Mác.
Bởi thực tiễn xã hội nói chung, nhất là thực tiễn cách mạng vô sản, đòi hỏi phải được soi sáng bởi lý
luận nói chung và triết học nói riêng. C.Mác và Ph.Ăng-ghen là người đã nhìn ra được sức mạnh của giai
cấp công nhân, tổ chức và hướng dẫn họ để họ có thể đứng lên đấu tranh, giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc và cao hơn cả là giải phóng con người.
Lý luận của C.Mác và Ph.Ăng-ghen  kết hợp một cách hữu cơ tính cách mạng và tính khoa học trong
bản chất của mình; nhờ đó, nó có khả năng giải đáp bằng lý luận những vấn đề của thời đại đặt ra, trong
đó triết học đóng vai trò là cơ sở lý luận chung: cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của giai cấp
công nhân. Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lê-nin là tất yếu khách quan.
Yếu tố thứ hai cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đó là nguồn gốc lý luận của học thuyết. Sự
ra đời của học thuyết là quá trình kế thừa toàn bộ những giá trị tư tưởng nhân loại, để nâng tầm học
thuyết ngang tầm cao của trí tuệ nhân loại. Sự kế thừa có nghĩa là gạn đục khơi trong, thâu tóm những
giá trị của nhân loại và nâng lên một tầm cao mới cho phù hợp với thực tiễn.
Triết học cổ điển Đức, tiêu biểu là hai quan điểm triết học của Heghen và Phoi-ơ-bắc là nguồn gốc lý
luận trực tiếp chủ yếu nhất của triết học Mác-LN. Triết học cổ điển Đức ra đời khoảng cuối thế kỉ XVIII,
đầu thế kỉ XIX. Lúc đó khoa học kĩ thuật đã phát triển mạnh mẽ, nên triết học cổ điển Đức đã đưa ra
được đưa ra phương pháp tư duy mới – phương pháp tư duy biện chứng dựa trên thành tựu về sự liên
ngành, hợp ngành của các ngành khoa học.
Triết học cổ điển Đức được coi là đỉnh cao nhất của triết học phương Tây và là cầu nối giữa triết
học cận đại và triết học hiện đại.
Heghen mặc dù tư tưởng triết học của ông là duy tâm, nhưng lại có công lao vô cùng to lớn: ông là
người đầu tiên xây dựng phép biện chứng thành hệ thống. Phoi-ơ-bắc là một nhà triết học duy vật nhân
bản, tức là triết học thuộc về con người, không thể rời xa con người, khác với triết học kinh viện thời kì
trung cổ: chỉ toàn lý thuyết suông. Phoi-ơ-bắc đã chỉ ra rằng triết học phải quay trở về để phục vụ con
người.
Triết học Mác – Lê-nin ra đời không chỉ là sự lắp ghép của chủ nghĩa duy vật của triết học Phoi-ơ-
bắc và phép biện chứng của Heghen, mà đều đã có sự biến đổi về chất so với nguồn gốc của chúng.
Cơ sở thứ hai là chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: có sự phát triển lâu dài và đạt đến đỉnh cao
vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, hình thành trong thời kì triết học khai sáng Pháp với những đại biểu
nổi tiếng như R.Ooen và S.Phuriê,… Chủ nghĩa xã hội không tưởng có nghĩa là chủ nghĩa xã hội không trở
thành hiện thực.
Ở phương Tây thì T.Mo-rơ là người đầu tiên đề cập tới chủ nghĩa xã hội vào khoảng thế kỉ XVI. Chủ
nghĩa XHKT phê phán sâu sắc chủ nghĩa tư bản và lên tiếng để bảo vệ giai cấp công nhân, song chưa thấy
được bản chất của chủ nghĩa tư bản, không vạch ra được con đường giải phóng nhân dân lao động và
phủ nhận đấu tranh giai cấp, chống lại bạo lực.
Điều đó ngược với chủ nghĩa Mác – Lê-nin. C.Mác đã chỉ ra rằng phải có đấu tranh, giai cấp vô sản
phải đứng lên “tước đoạt” lại chính quyền từ tay giai cấp tư sản, khi đó mới có thể có thể hình thành chủ
nghĩa xã hội. Triết học Mác nói chung là tiền đề lý luận cho chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng
thành khoa học.
Kinh tế học chính trị cổ điển Anh: Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu
xuất sắc là A. Xmit và Đ. Ricacđô không những làm nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là
nhân tố không thể thiếu được trong sự hình thành và phát triển triết học Mác. Mục đích quan trọng
nhất là để luận giải những vấn đề thuộc chủ nghĩa duy vật lịch sử, là những quy luật cho sự vận động và
phát triển của xã hội loài người. Phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là phát kiến vĩ đại nhất của C.Mác.
Cùng với những nguồn gốc lý luận trên, những thành tựu khoa học tự nhiên cũng là tiền đề cho sự
ra đời của chủ nghĩa M-LN (triết học Mác-LN). Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên
phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng. Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên làm  bộc
lộ rõ tính hạn chế và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới.
Ăngghen nêu bật ý nghĩa của ba trong số những phát minh quan trọng làm cơ sở, nền tảng cho sự
hình thành triết học duy vật biện chứng:
- Thuyết tế bào: cơ sở để chống lại chủ nghĩa duy tâm tôn giáo về sự xuất hiện của con người và sự
phát triển của sự sống.
- Thuyết tiến hóa của Đác-uyn: Thế giới trải qua một quá trình phát triển lâu dài, con người là sả
phẩm cao nhất của giới tự nhiên.
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Chứng minh được rằng vật chất không tự nhiên
sinh ra, không tự nhiên mất đi mà có sự chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Kết luận: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác – LN (trong đó có triết học MLN) là một tất yếu khách quan.
Chủ nghĩa MLN (THMLN) trở thành học thuyết mang tính khoa học, cách mạng và nhân văn nhất
của thời đại, bởi được xây dựng trên nền tảng chính là những phát kiến khoa học, là lí luận soi đường,
dẫn lối cho sự đấu tranh của giai cấp vô sản và là học thuyết duy nhất chỉ ra con đường, cách thức đấu
tranh là xóa bỏ giai cấp, tiến tới giải phóng con người.
Câu4:Vấn đề cơ bản của triêt học là gì? Tại sao vấn đề đó được coi là vấn đề cơ bản của Triết học? ( Đề
những năm trước )

- Khái niệm Triết học: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản
thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó.
-Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và
tồn tại,giữa vật chất và ý thức . Vấn đề này được gọi là vấn đề cơ bản của triết học bởi hai lẽ:

+Thứ nhất, nó nảy sinh cùng với sự ra đời của triết học và tồn tại trong tất cả các trường phái triết học
cho tới tận ngày nay;
+Thứ hai: giải quyết vấn đề này là cơ sở để giải quyết tất cả các vấn đề triết học khác còn lại và là tiêu
chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của các nhà triết học cũng như các học thuyết của họ,
điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.
Vấn đề cơ bản này có hai mặt.
- Mặt thứ nhất (bản thể luận): Giữa ý thức và vật chất cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào
quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai (nhận thức luận): Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
-Trả lời hai câu hỏi trên có liên quan mật thiết đến thế giới quan của các trường phái triết học khác
nhau
Câu5; Phép biện chứng là gì? Trình bày các hình thức cơ bản của phép biện chứng ?
1. Phép biện chứng là gì?
− Biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa, và vận động, phát triển theo
quy luật của sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
− Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành các hệ thống
các nguyên lí, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của
nhận thức và thực tiễn

2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng


- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của PBC, là một nội dung cơ bản
trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp.
- Phép biện chứng duy tâm trong Tiết học cổ điển Đức : là hình thức thứ hai của PBC, khởi đầu từ
Cantơ và hoàn thiện ở Hêghen.
- Phép biện chứng duy vật:
+ Khái niệm phép biện chứng duy vật: theo Angghen: “ Phép biện chứng duy vật là một môn khoa
học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người
và của tư duy.”
+ Đặc trưng của phép biện chứng duy vật :
Một là : PBCDV được xác lập trên nền tảng của TGQ duy vật khoa học.
Hai là: PBCDV là sự thống nhất giữa các nội dung TGQDV và PP biện chứng
Ba là : PBCDV không chỉ dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thúc thế giới
và cải tạo thế giới.

You might also like