You are on page 1of 4

Hoàng Văn Minh

Mai Yến Nhi


Nguyễn Ngọc Hà Châu

*Nguồn gốc ra đời của thế giới quan Triết Học:

-Nguồn gốc nhận thức: sự phát triển của tư duy trừu tượng cho phép trừu tượnghóa,
khái quát những tri thức cụ thể, riêng lẻ thành hệ thống tri thức lý luận chung
nhất.
-Nguồn gốc xã hội:
+Ra đời gắn bó với xã hội có giai cấp xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội cộng sản
nguyên thủy.
+Sự phát triển của sản xuất , sự phân chia xã hội thành 2 giai cấp cơ bản đối lập
nhau: gia cấp chủ nô và giai cấp nô lệ, phân chia lao động trí óc và lao động chân
tay là điều kiện vật chất cho sự ra đời của triết học.
+Thực tế, Triết học luôn mang tính giai cấp, nghĩa là nó luôn phục vụ cho lợi ích
của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định .

1. Triết học thời cổ, trung đại. Lần đầu tiên các học thuyết triết học xuất hiện
vào
khoảng hơn 2.500 năm trước ở Ấn Độ, ở Trung Hoa và ở Hy Lạp cổ đại v.v.
- Những hệ thống triết học đầu tiên của HyLạp cổ đại mang tính duy vật tự phát và
tính biện chứng ngây thơ. Hình thức biện chứng đầu tiên trong lịch sử triết học là
phép biện chứng cổ đại, mà đại biểu lớn nhất là Hêraclít (khoảng 540-480 tr.c.n).
Thuyết nguyên tử của chủ nghĩa duy vật được Đêmôcrít (khoảng 460-370 tr.c.n)
đưa ra; ý tưởng đó của ông được Êpiquya (341-279 tr.c.n) và Lu cờ ren ci phát
triển. Nhà triết học đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm là Platôn (427-347 tr.c.n), ông
là người phát triển biện chứng sâu sắc mối liên hệ của các khái niệm. Triết học cổ
đại phát triển tới cực điểm nhờ Arítxtốt (384-322 tr.c. n), người đã tạo ra hệ
thống
chung nhất về khối lượng của tri thức khoa học-triết học.
2. Triết học thời Trung cổ. Cùng với sự xuất hiện của chế độ phong kiến, Thiên
chúa giáo đã ngự trị thế giới quan ở Tây Âu. Giai đoạn đầu của triết học Thiên
chúa giáo trong thời kỳ Trung cổ là Pa tri xti ca (ẽàũðốủũốờà), trên cơ sở của
Patrixtica, chủ nghĩa kinh viện đã thống trị trong các thế kỷ từ IX đến XII. Chủ
nghĩa kinh viện được coi là mục đích của triết học trong sự biện giải của các nhà
giáo điều. Trong các thế kỷ từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV xẩy ra cuộc tranh luận
giữa thuyết duy thực (thực thể luận) (đại diện là A.Kentơ rờ beri xki. Phôma
Ăcvinxki)- thuyết này khảng định sự tồn tại nằm bên ngoài trí tuệ con người với
thuyết duy danh (đại diện là Rốt xelin, Đunxcốt, Occam)- thuyết này công nhận sự
tồn tại hiện thực chỉ của các sự vật đơn nhất. Kết quả của cuộc tranh luận trên là
sự thể hiện của cuộc đấu tranh giữa xu hướng duy vật và xu hướng duy tâm .Hướng chủ
đạo của triết học Ả rập thời Trung cổ là hệ thống triết học Pe ri pa tét phíaĐông
(xem: trường phái Peripatét) với những người chỉ hướng và phát triển cáchọc thuyết
của mình như: Kin đi, Pha ra bi, I bi, Xin na, Ibi Rusd.
3. Triết học thời Phục hưng. Sự phát triển của nền sản xuất vật chất, cuộc đấu
tranh giai cấp trong phương thức sản xuất phong kiến ngày càng trở nên gay gắt
hơn đã dẫn tới điều tất yếu là chủ nghĩa tư bản phải thay thế chủ nghĩa phong kiến.
Sự phát triển của kỹ thuật và tri thức tự nhiên đòi hỏi phải giải phóng văn hoá
tinh
thần khỏi sự thống trị của thế giới quan duy tâm-tôn giáo. "Cú đấm" đầu tiên vào
bức tranh tôn giáo của thế giới là của những nhà tư tưởng vĩ đại thời kỳ Phục hưng
như Côpécníc (1473-1543, Ba lan), Galilê (1564-1642, Italia),
Mônten,Campanella v.v. Các tư tưởng của những nhà tư tưởng thời kỳ Phục hưng là sự
pháttriển triết học của thời đại mới. Sự tiến bộ của tri thức kinh nghiệm, của khoa
họcđã đòi hỏi sự thay thế phương pháp kinh viện của tư duy bằng phương pháp mớicủa
sự nhận thức: phương pháp tiếp cận thế giới hiện thực. Các nguyên lý của chủ nghĩa
duy vật và những thành tố của phép biện chứng ra đời và phát triển; nhưngchủ nghĩa
duy vật thời đó, về tổng thể, là chủ nghĩa duy vật máy móc và siêu hình.
4. Triết học thời cận đại. Người đầu tiên sinh ra chủ nghĩa duy vật thời cận đại là
Ph.Bêcơn (1561-1626, Anh), người cho rằng mục đích tối cao của khoa học là bảo
đảm cho sự thống trị của con người đối với tự nhiên. T.Hốpxơ (1588-1679, Anh) là
người sáng lập ra hệ thống toàn diện đầu tiên của chủ nghĩa duy vật máy móc. Nếu
như Ph.Bêcơn và T.Hốpxơ, trong chừng mực nào đấy, đưa ra phương pháp nghiên
cứu trực quan về giới tự nhiên, thì R.Đềcáctơ (1596-1650, Pháp) là người sáng lập
ra chủ nghĩa duy lý, cố soạn ra một phương pháp chung cho mọi khoa học. Tính chất
đặc trưng của học thuyết đó là tính nhị nguyên: cái "biết suy nghĩ" và cái "quảng
tính" của thực thể. B.Xpinôda (1632-1677, Hà lan) chống lại tính nhị nguyên của
Đềcáctơ bằng chủ nghĩa nhất nguyên duy vật. Lốccơ (1632-1074, Anh) phát triển
thuyết duy cảm (cảm giác luận). Các tư tưởng đối lập với chủ nghĩa duy vật được
phát triển bằng chủ nghĩa duy tâm chủ quan trong các phương án khác nhau của nó
(Béccơli (1685-1753), Hium (1711-1776)). Liêybờnhít (Liebniz 1646-1716) cũng soạn
ra học thuyết duy tâm khách quan, trong đó thể hiện ra một loạtcác tư tưởng biện
chứng.Nửa cuối của thế kỷ XVIII là thời kỳ khủng hoảng trầm trọng của chủ nghĩa
phongkiến ở nước Pháp và là thời kỳ của cuộc cách mạng tư sản Pháp. Vai trò quan
trọng trong việc chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng đặt lên vai các nhà
triết học duy vật Pháp như La Mêtri (1709-1751), Điđrô (1713-1784), Hônbách (1723-
1789), Henvenxi, họ là những nhà tư tưởng chống lại thần học và chủ nghĩa duy
tâm. Đặc điểm nổi bật của triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII là sự tuyệt đối hoá
vai trò của ý thức trong sự phát triển của xã hội, nhận thức duy tâm về lịch sử.
Giai đoạn quan trọng của lịch sử triết học Tây Âu là triết học cổ điển Đức (Cantơ,
Phíchtơ, Sêlinh, Hêghen là những người phát triển phép biện chứng duy tâm). Đỉnh
cao của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức là phép biện chứng của Hêghen (1770-
1831), mà hạt nhân của phép biện chứng đó là học thuyết về mâu thuẫn và sự phát
triển. Phoiơbắc (1804-1872) chống lại triết học duy tâm và tôn giáo, phát triển học
thuyết về chủ nghĩa duy vật nhân bản.

Vào các thế kỷ XVIII-XIX, tư tưởng triết học duy vật tiến bộ đã phát triển ở nước
Nga. Tư tưởng đó đã đi vào truyền thống lịch sử của chủ nghĩa duy vật, mà người
đầu tiên sinh ra tư tưởng đó là M.V.Lômônôxốp (1711- 1765) và tư tưởng đó, bắt đầu
từ Rađisép, vững bước đi vào thế giới quan của những nhà hoạt động xã hội tiên
tiến của nước Nga. Trong các tác phẩm của V.G.Bêlinxki (1811-1848),
A.I.Gécxen (1812-1870), N.G. Trernưxépxki (1828-1889), N.A. Đốpbờraliubốp
(1836-1861) và của những người bạn chiến đấu của họ và những người đi sau họđã tạo
ra được sự phát triển của triết học cách mạng dân chủ Nga, gắn trong mình một nấc
thang mới trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật trước Mác.
5. Triết học Mác.
Chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác là một bộ phận của chủ nghĩa Mác nói
riêng, xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi giai cấp vô sản thể hiện
mình trên vũ đài lịch sử như một lực lượng chính trị độc lập. Tính cấp thiết về
kinh
tế-xã hội, khoa học-lý luận và chính trị trực tiếp quy định sự xuất hiện của chủ
nghĩa Mác. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác là sự trả lời khoa học cho các vấn đề
xuất hiện trong quá trình phát triển của thực tiễn xã hội và của sự vận động lôgíc
nhận thức của con người. C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) đã phântích
một cách sâu sắc và có phê phán thực tiễn xã hội trên cơ sở kế thừa biện chứngvà
sắp xếp lại các ưu điểm đã có trong lĩnh vực triết học và tư tưởng xã hội trướcđể
xây dựng một thế giới quan mới về chất.
◦ 6. Triết học phương Tây hiện đại:
Triết học phương Tây hiện đại được hiểu là triết học Tây Âu và triết học Hoa
Kỳ cuối thế kỷ XIX - XX. Bao gồn các trường phái sau đâu:Chủ nghĩa thực chứng – Đây
là một phương hướng triết học dựa trên nguyêntắc rằng tất cả tri thức chính xác và
tích cực đều có thể được phát huy bởi kết quả của các nghiên cứu khoa học đặc biệt,
riêng biệt và sự kết hợp của chúng. Triết học được coi là một khoa học đặc biệt, tự
do và độc lập trong việc nghiên cứu các chân lý và không có sự hạn chế của bất kỳ
quyền lực nào.
Hình thức lịch sử đầu tiên của chủ nghĩa thực chứng hình thành vào những
năm 30-40 của thế kỷ 19. Người sáng lập ra nó là nhà triết học người Pháp O.
Comte (1798-1857). Theo Comte, rất nhiều khoa học không phải là giải thích, màlà mô
tả sự vật. Về nguyên tắc, khoa học không thể trả lời câu hỏi: "Tại sao?", Nó phải
tự giới hạn mình trong tuyên bố về sự kiện và trả lời câu hỏi: "Làm thế nào?"
Chỉ khi đó, khoa học mới có thể trở nên tích cực. Nhiệm vụ của nó là hệ thống hóa
các tri thức khoa học cụ thể trên cơ sở phân loại các ngành khoa học một cách
hợplý.

Chủ nghĩa cấu trúc - Đây là một hướng phương pháp luận trong một số
ngành khoa học nhân văn (ngôn ngữ học, dân tộc học, tâm lý học, lịch sử), đưa đến
việc phân tích cấu trúc của đối tượng nghiên cứu. Nó có nguồn gốc ở Pháp vào nửađầu
thế kỷ 20. Các đại diện chính của chủ nghĩa cấu trúc là nhà nhân học C. Lévi-
Strauss, nhà phân tâm học J. Lacan, nhà triết học M.P. Foucault và L. Althuser.
Cơ sở của phương pháp cấu trúc được hình thành bằng cách xác định cấu trúc
là một tập hợp các quan hệ là bất biến (không thay đổi) dưới những biến đổi nhất
định. Theo cách hiểu này, khái niệm cấu trúc đặc trưng không chỉ là một "khung
xương" ổn định của một vật thể, mà là một tập hợp các quy tắc mà theo đó người ta
có thể có được vật thể thứ hai, thứ ba, v.v. bằng cách sắp xếp lại các phần tử của

và một số đối xứng khác. các phép biến hình. Việc bộc lộ các quy luật cấu trúc của
một tập hợp các đối tượng nhất định đạt được bằng cách suy ra sự khác biệt giữa
các đối tượng này như là các biến thể cụ thể của một bất biến trừu tượng duy nhất
chuyển thành lẫn nhau.Chủ nghĩa thực dụng - Các đại diện chính của chủ nghĩa thực
dụng là cácnhà triết học Mỹ Charles Pierce (1839-1914), Charles James
(1862-1910), J.Dewey(1859-1952).
Ý tưởng chủ nghĩa thực dụng đầu tiên do Charles Pierce giới thiệu. Ông chống
lại ý tưởng về bẩm sinh và kiến thức trực quan và cho rằng nhận thức cần xem xét
tất cả hậu quả thực tế từ hành động đối với đối tượng. Kiến thức của chúng ta về
đối tượng luôn không hoàn thiện và có tính giả thuyết. Điều này áp dụng cho cả
kiến thức thông thường, khoa học tự nhiên, toán học và logic. Sự thật theo cách
hiểu của Peirce là rõ ràng và nhất quán trong một giai đoạn nhất định. Chân lý và
mục tiêu tìm kiếm sự thật là những gì dẫn đến chúng ta quan tâm đến việc tìm
kiếm chân lý. Tiện ích xác định ý nghĩa và độ tin cậy của chân lý.Theo W. James,
chân lý của tri thức được quyết định bởi tính hữu ích cho hành vi và sự thành công,
không chỉ là tiêu chí duy nhất mà còn là nội dung. Triết học không góp vào việc
định nghĩa nguyên tắc cơ bản mà là cung cấp phương pháp giải quyết vấn đề trong
cuộc sống. Kinh nghiệm ban đầu không xác định và đối tượng nhận thức được hình
thành từ nỗ lực giải quyết vấn đề. Mục đích của tư duy là lựa chọn cách đạt được
thành công.

Triết học của J. Dewey cơ bản nhấn mạnh vào kinh nghiệm, tất cả các hình
thức biểu hiện của cuộc sống con người. Nhiệm vụ của triết học là tổ chức kinh
nghiệm sống, cải thiện cuộc sống xã hội. Phương pháp khoa học và lý trí là phương
tiện quan trọng trong việc giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Ý tưởng, khái niệm
và lý thuyết đúng và hữu ích khi hoạt động thành công trong hoàn cảnh quan trọng
và đạt được mục tiêu thực dụng. Các phương tiện được lựa chọn phải phù hợp với bản
chất của vấn đề và mục tiêu, không được mang tính chủ quan và đạo hàm.Các nguyên
tắc của chủ nghĩa thực dụng đã có tác động đáng kể đến phong cách tư duy và thực
hành chung của người Mỹ, bao gồm cả chính trị.

Thuyết hiện sinh - Đây là một xu hướng phi lý trí trong triết học hiện đại xuất
hiện vào đầu thế kỷ 20 và tìm cách hiểu nó là sự toàn vẹn trực tiếp không phân chia
của chủ thể và khách thể. Hai hướng của thuyết hiện sinh là tôn giáo đạidiện bởi
các nhà tư tưởng như K. Jaspers (1883-1969), G. Marcel (1889-1973) và vô thần, đại
diện M. Heidegger (1889-1976), J.P. Sartre (1905-1980), A. Camu(1913-1960).
Thuyết hiện sinh đề cao sự tồn tại của con người với tư cách là chủ thể tạo ra
chính bản thân mình bằng sự lừa chọn và trách nhiệm. Con người phải chịu trách
nhiệm về sự lựa chọn của mình, bởi vì bằng cách "tạo ra" chính mình, anh ta cũngtạo
ra những người khác và thế giới. Trong tình huống sống thực, con người phải đối mặt
với tương lai và cái chết, và chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Sự tồn tại
tạo ra nỗi sợ hãi, sự lo lắng, như một tình huống hiện sinh.
Phân tâm học: Người sáng lập ra phân tâm học là bác sĩ người Áo Freud(1856-1939).
Công lao của ông là phát hiện ra một khu vực đặc biệt của tâm hồncon người - vô
thức. Freud đã nghiên cứu cấu trúc của vô thức, ảnh hưởng của nóđối với đời sống cá
nhân và xã hội.Theo Freud, hoạt động của con người là do sự hiện diện của cả động
lực sinh học và xã hội. Vai trò chi phối được thực hiện bởi "bản năng sống" - eros
và "bản năng chết" - thanatos. Ông cho rằng một người có thể kìm nén ham muốn của
mình, dẫn đến các rối loạn tâm thần khác nhau, hoặc sở hữu bản năng và đam mê
của mình và kiểm soát chúng một cách có ý thức trong cuộc sống thực. Nhiệm vụ
của phân tâm học là chuyển vật chất vô thức của tâm hồn con người vào lĩnh vực ý
thức và phục vụ mục tiêu của nó.
Dần dần, phân tâm học "phát triển" từ một phương pháp y học lên cấp độ của
một xu hướng triết học nhằm giải thích các hiện tượng cá nhân, văn hóa và xã hội.

You might also like