You are on page 1of 6

1. Triết học là gì ? Ra đời khi nào ?

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của
con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại,
kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ

Về nguồn gốc, triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ
VI TCN, tại các quốc gia văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc.

Ở phương Tây, khái niệm triết học lần đầu tiên xuất hiện tại Hy Lạp với tên gọi φιλοσοφία
(philosophia) có nghĩa là “"love of wisdom” - “tình yêu đối với sự thông thái” bởi nhà tư tưởng
Hy Lạp cổ đại mang tên Pythagoras. Với người Hy Lạp, triết học mang tính định hướng đồng thời
cũng nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.

Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học được bắt nguồn từ chữ triết và được hiểu là sự truy tìm bản
chất của đối tượng, là trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc của con người. Còn tại Ấn Độ, darshanas (triết
học) lại mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến
với lẽ phải.

Nói tóm lại, ngay từ đầu, dù cho ở phương Đông hay phương Tây, triết học cũng đều là hoạt
động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người. Tồn tại với tư cách là một
hình thái ý thức xã hội.

2. So sánh triết học pD và pT ?


3. Kể tên 5 nhà triết học pđ và pt mà em biết?
P Đ: Khổng Tử, Mạnh Tử ( TQ) Khổng Tử là một triết gia lỗi lạc ở Trung Quốc. Ông còn là một nhà
tư tưởng, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng, đặc biệt là người sáng lập ra Nho giáo. Ông được
người đời tôn sưng là “vạn thế sư biểu” (bậc thầy của muôn đời).
P T : Vladimir Ilyich Lenin( Nga)
Karl Marx ( Đức)

4. Thế giới quan là gì ? vai trò của thế giới quan?


“Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý
tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người (bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại)
trong thế giới đó. Thế giới quan quy định nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức
và hoạt động thực tiễn của con người”.

Cấu trú của thế giới quan

Thế giới quan bao gồm những thành phần cấu thành dưới đây:

– Tri thức: Đây là thành phần chủ yếu và trực tiếp

– Niêm tin: Được hình thành từ tri thức, qua quá trình rèn luyện, kiểm nghiệm trong thực tiễn.

– Lý tưởng: Là trình độ phát triển cao nhất của thế giới quan.

2. Phân loại thế giới quan


Dựa vào những kết quả nghiên cứu của Mác và Lênin thì thế giới quan là gì được chia thành ba
loại hình.

Thứ nhất, thế giới quan tôn giáo

– Trong loại hình này, hai thành phần chủ yếu tạo nên thế giới quan tôn giáo đó là niềm tin và
tôn giáo. Hay nói cách khác là tín ngưỡng. Và trong đó, tín ngưỡng giữ vị trí bên trên lý trí,
những cái ảo bên trên cái thực, cái thần lại vượt lên trên con người.

Thứ hai, thế giới quan huyền thoại

– Thế giới quan huyền thoại là một cách thức nhìn nhận thế giới xung quanh của người nguyên
thủy trước đây. Trong đó, họ coi trọng những cảm xúc và sự tưởng tượng, thần thánh hóa hòa
quyện với những lý trí, hiện thực khi đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về thế giới xung
quanh.

Thứ ba, thế giới quan triết học

– Thế giới quan triết học có nguồn gốc hình thành trong một xã hội có trình độ phát triển cao
hơn và hiện đại hơn so với hai loại hình còn lại.

– Tư duy của con người về thế giới quan đã có những phát triển hơn theo hướng tích cực và văn
minh. Con người xây dựng lên những hệ thống về khái niệm, phạm trù, lý luận và quy luật trong
thế giới quan triết học. Theo đó, con người đã tư duy có logic hơn bằng cách chứng minh những
quan điểm của mình trước mọi sự vật, hiện tượng.
3. Vai trò của thế giới quan
Vai trò của thế giới quan là gì là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người và toàn
xã hội.

Định hướng sự phát triển

– Thế giới quan không chỉ giúp con người trở nên có định hướng hơn, tư duy một cách logic hơn
mà còn giúp sự phát triển của xã hội có tiến trình cụ thể và theo hướng ngày càng hiện đại, văn
minh.

– Sự định hướng trên được hiện diện trong mọi mặt, từ hoạt động nhận thức thế giới khách
quan đến cuộc sống thực tiễn của con người.

Nhìn nhận hiện thực khách quan

– Thế giới quan giúp con người có thể nhìn nhận lại chính mình và nhìn nhận được thế giới xung
quanh. Từ đó xác định được những mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt
động để có thể đạt được mục đích, ý nghĩa đó.

– Khi thế giới quan đúng đắn thì nhân sinh quan cũng sẽ trở nên tích cực, trình độ phát triển của
thế giới sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
5. Lịch sử laoif người có bao nhiêu thé giới quan ? Kể tên

6. Lí giải biểu tượng của nghành Y nói chung và của nghành dược nói riêng ?
Mác và Ăngghen là người nước nào? Năm sinh năm mất? Gia cảnh xuất thân của 2 người ?
Các Mác:
Người Đức
5/5/1818 - 14/3/1883
Gia cảnh: Cha ông là Heinrich Marx (1778 – 1838) và mẹ ông là Henriette Pressburg (1788
– 1863), vốn là một gia đình gốc Do Thái không theo tôn giáo; song trước khi Marx ra đời họ đã
chính thức theo Kitô giáo. Ông là con thứ ba trong gia đình với 9 anh chị em. Gia đình Marx sống
tại hai phòng ở tầng trệt và ba phòng ở tầng một

Ăngghen:
Người Đức
28/11/1820 - 5/8/1895
Gia cảnh: Ông là con trai trưởng của một nhà sản xuất sợi dệt giàu có người Đức.Cha ông
là một chủ tư bản lớn, rất sùng đạo, tháo vát về kinh doanh, giao du rộng, nhưng về chính kiến
thì rất bảo thủ. Mẹ ông xuất thân quý tộc là một trí thức kinh tế, nhạy cảm, đôn hậu, hoạt bát,
thích hài hước và yêu văn học nghệ thuật. Ông ngoại của Engels là một giáo sư đại học về ngôn
ngữ học, thường kể cho cháu ngoại mình nghe chuyện về các anh hùng trong các thần thoại Hy
Lạp cổ đại và trong các truyền thuyết dân gian Đức.

Trình bày điều kiện kinh tế - xã hội hình thành chủ nghĩa Mác -Lênin?
Chủ nghĩa Mác ra đời vào những nãm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc cách mạng
công nghiệp đưực thực hiện trứơc tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng công
nghiệp không những đánh dấu bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa
sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã
hội, trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản.
Mâu thuẫn sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa với quan hệ sản xuất mang tính
tư nhân tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 và hàng loạt cuộc
đấu tranh của công nhân chống lại chủ tư bản

3. Cơ sở lý luận, cơ sở Khoa học tự nhiên nào ảnh hưởng đến sự hình thành chủ nghĩa Mác -
Lênin?
Cơ sở lí luận
Với Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Ph.Hêghen và L.Phoibac. Các nhà sáng
lập Chủ nghĩa Mác đã kế thừa những nội dung cơ bản trong phép biện chứng của Hêghen, chủ
nghĩa duy vật của Phoiobac. Đồng thời, các ông cũng khắc phục những hạn chế cơ bản của hai
học thuyết ấy; đó là thế giới quan duy tâm trong triết học Hêghen và phương pháp siêu hình
trong triết học của Phoiobac.Trên cơ sở đó các ông đã sáng lập ra một thế giới quan triết học
mới là: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật
Với kinh tế – chính trị cổ điển Anh, đặc biệt là với các học thuyết của những đại biểu lớn
của nó (A.Xmit và Đ.Ricacdo).C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa những quan điểm hợp lý khoa học
của những học thuyết này. Đó là: Quan điểm duy vật trong nghiên cứu lĩnh vực khoa học kinh tế
chính trị và học thuyết giá trị về lao động. Đồng thời, các ông cũng phê phán và khắc phục tính
chất chưa triệt để trong học thuyết giá trị về lao động và phương pháp siêu hình trong nghiên
cứu của các nhà kinh tế học cổ điển Anh. Trên cơ sở đó các ông đã xây dựng thành công học
thuyết về giá trị lao động và học thuyết giá trị thặng dư.
Với Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở nước Anh và Pháp, đặc biệt là với những biểu lớn
của nó là H.Xanh Ximong, S.Phurie và R.Ooen, C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những tư tưởng
nhân đạo và những sự phê phán hợp lý của các nhà tư tưởng này đối với những hạn chế cảu Chủ
nghĩa tư bản. Đồng thời, các ông cũng khắc phục và vượt qua những hạn chế trong học thuyết
của họ. Đó là tính chất không tưởng trong các học thuyết ấy. Từ đó, các ông xây dựng nên một lý
luận mới – lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội

4. Chủ nghĩa Mác -Lênin gồm bao nhiêu bộ phận cấu thành? kể tên?
+Triết học Mác - Lênin;
+Kinh tế chính trị học Mác - Lênin;
+Chủ nghĩa xã hội khoa học.

5. Lênin là ai? Vai trò của Lênin trong việc phát triển chủ nghĩa Mác - Le6nin như thế nào?
Vơlađimia Ilich Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô
sản Nga, là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Ông là người sáng
lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành pCách mạng tháng Mười
Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh
đạo (7/11/1917). Ông là trong 100 người có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới.

6. Đối tượng và chức năng của chủ nghĩa Mác - Lênin là gì?
Triết học Mác – Lênin xác định đối tượng nghiên cứu là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Chức năng:
Chức năng phương pháp luận
Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát có vai trò chỉ đạo
việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt động t

You might also like