You are on page 1of 47

Chủ đề số 01: Nêu khái niệm triết học Mác – Lênin?

Phân tích tính tất yếu cho sự ra đời của triết học
Mác-Lênin? Vì sao nói sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học? Ý
nghĩa phương pháp luận của vấn đề nghiên cứu?
1, Khái niệm Triết học Mác Lênin:
- Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới và về vị trí, vai trò của con người
trong thế giới ấy, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và
tư duy.
- Triết học Mác – Lênin là khoa học về những quy luật phổ biến chung nhất của sự vận động, phát
triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người; trang bị cho con người thế giới quan duy vật biện chứng và
phương pháp biện chứng duy vật đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới.
2, Phân tích tính tất yếu cho sự ra đời của triết học Mác-Lênin?
-a,Điều kiện khách quan:
Điều kiện kinh tế -xh:
TH Mac-Lenin nói chung và chủ nghĩa Mac ra đời vào những năm 1840 Phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ Nhờ áp dụng những Cuộc CMKH-KT lần thứ nhất I ra 1760 
Mâu thuân trong lòng chủ nghĩa tư bản gay gắt:
+ Về kinh tế: LLSX( mang tính xã hội hóa cao) với QHSX( dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa về TLSX)
+ Về chính trị-XH : GC công nhân>< GC tư sản
-Khi hình thành chủ nghĩa tư bản, GC công nhân xuất hiện ngày càng trưởng thành, lớn mạnh với tư
cách là một lực lượng chính trị xã hội độc lập.  bị áp bức, bóc lột phong trào công nhân nổ ra
mạnh mẽ nhưng lần lượt thất bại, không đạt được mục tiêu đấu tránh Cần lý luận tiên tiến soi
đường, đưa phong trào công nhân thắng lợi, CN Mác ra đời đáp ứng đòi hỏi của phong trào công
nhân, đồng thời phong trào công nhân là cơ sở thực tiễn để Mac và Angghen khái quát thành lý luận.
=> Là sự tất yếu khách quan, là sự đòi hỏi bức thiết, cấp thiết của phong trào công nhân lúc bấy giờ
Nguồn gốc lý luận
-Triết học cổ điển đức:
+ 1,Kế thừa phép biện chứng của Hegghen (trên cơ sở phê phán tính chất duy tâm thần bí trong triết
học hêghen mác ăngghen đã kế thừa hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của hêghen)
+ 2,Kế thừa chủ nghĩa duy vật của nhà triết học L.Phoiobac ( trên cơ sở phê phán tính chất siêu hình
không triệt để của triết học duy vật phoiobac để xây dựng nên triết học duy vật biện chứng)
 Tìm ra chủ nghĩa duy vật lịch sử ( phát kiến lớn thứ nhất của chủ nghĩa Mac)
-Kinh tế chính trị cổ điển anh:
+ Kế thừa tư tưởng kinh tế của axmit và ricacdo đã giúp mác và ăngghen( có chọn lọc và phê phán)
 Xây dựng lên KT chính trị Mac ( phát kiến lớn thứ II: học thuyết giá trị thặng dư)
-Chủ nghĩa xh không tưởng: + Kế thừa tư tưởng XHCN của Xanhximong và Phurie, Ô-oen( mặt tích
cực, loại bỏ mặt tiêu cực, hạn chế của chủ nghĩa xh không tưởng trước Mac)
 Xây dựng CNXH khoa học ( phát hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân)
Tiền đề khoa học tự nhiên
-Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của lomonoxop và may ơ chứng minh sự chuyển hóa
và bảo toàn năng lượng và các hình thức vận động của vật chất
-Thuyết tiến hóa cảu đácuyn chứng minh quy luật pt của thế giới sự sống
-Học thuyết tế bào chứng minh tính thống nhất vật chất của thế giới hưu sinh
Angghen nói :Ba phát minh có tính chất vạch thời đại: mở ra thời đại của chủ nghĩa DV và KH.
Ba phát minh này chứng minh cho thế giới thống nhất ở tính VẬT CHẤT, TỒN TẠI KHÁCH
QUAN , TỒN TẠI TRONG TÍNH BIỆN CHỨNG
b,Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học mác
• Vai trò của Mác, ĂngGhen:
+ Tinh thần yêu thương con người của các nhà kinh điển Macxit : quần chúng nhân dân lao
động cụ thể là giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản.
+ Năng lực hoạt động, tổng kết thực tiễn, đặc biệt là kế thừa di sản tư tưởng lý luận khoa học
của nhân loại bấy giờ.
+ Phẩm chất, trí tuệ uyên bác, tinh thần tự học, đức tính khiêm tốn, dùng cả cuộc đời đấu tranh
để tìm ra lực lượng, con đường giải phóng cho quần chúng nhân dân lao động.
 CN Mac nói chung - TH Mac nói riêng là hệ tư tưởng, lý tưởng là xây dựng thành công
chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới của giai cấp công nhân.
3, Vì sao nói sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học?
- Trước khi triết học Mac ra đời, thế giới quan khoa học và phương pháp luận biến chứng khoa học
luôn tách rời nhau. Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại cũng có một số nhà từ tưởng có sự thống nhất
giữa thế giới quan khoa học và phương pháp luận hiện chứng khoa học. Tuy nhiên, sự thống nhất này
còn ở trình độ thấp. Hơn nữa, cả thế giới quan khoa học, cả phương pháp luận biện chứng khoa học đều
còn ở trình độ thô sơ. Trong triết học Mác chủ nghĩa duy vật thống nhất hữu cơ với phép biện chứng.
Đồng thời, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đều được C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển lên một
trình độ mới về chất hơn hẳn so với trước đó.
- Sự ra đời chủ nghĩa duy vật lịch sử, một bộ phận của triết học Mác chính là thành tựu vĩ đại nhất của
tư tưởng khoa học. Với việc xây dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử của mình, C. Mác và Ph.Angghen đã
làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và triệt để, biểu hiện sự mở rộng học thuyết này từ chỗ nhận
thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người
- Với sự ra đời triết học Mác, vai trò và vị trí của triết học trong hệ thống tri thức khoa học đã có sự
biến đổi. Đối với triết học trước kia chủ yếu Đóng vai trò giải thích thế giới thì triết học Mac ra đời
không chỉ giải thích thế giới mà chủ yếu là công cụ cải tạo thế giới. Triết học Mác trở thành công cụ
nhận thức thế giới và cải tạo thế giới bằng thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng
lao động. Triết học là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, là “vũ khí lý luận” của giai cấp này
trong công cuộc cải tạo xã hội, giải phóng bản thân và giải phóng loài người nói chung. Tương tự, giai
cấp công nhân chính là vũ khí vật chất, là lực lượng vật chất quan trọng của triết học Mác, nhờ đó, triết
học Mặc thể hiện được vai trò cải tạo thế giới của mình.
- Ngoài ra, triết học Mác cũng trở thành thế giới quan và phương pháp luận chung cần thiết cho sự
phát triển của các khoa học cụ thể. Đồng thời, sự ra đời triết học Mác cũng chấm dứt quan niệm của triết
học cũ coi triết học là “khoa học của các khoa học”, đừng trên mọi khoa học. Trái lại, triết học Mác
khẳng định về vai trò của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đối với sự phát triển của bản thân triết
học; trong đó, tùy vào sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đòi hỏi triết học cũng phải
biến đổi theo, phải thay đổi hình thức cho phù hợp.
4, Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề nghiên cứu:
- Triết học đặt ra những câu hỏi quan trọng
- Triết học giúp ích cho tư duy phản biện và lý trí
- Triết học là tiền đề, cơ sở giúp bạn thực hiện các nghiên cứu tốt hơn
- Triết học dạy bạn cách thuyết phục
- Triết học dạy bạn giải quyết vấn đề
- Triết học có thể được áp dụng cho mọi ngành học
- Triết học dạy bạn tư duy và lý luận phê bình
- Triết học có thể thúc đẩy sự thay đổi và tiến bộ
Câu 2: Triết học là gì ? Phân tích vai trò cuả triết học trong đời sống xã hội , trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn của con người ? Sự vận dụng triết học trong cuộc sống của bản thân sinh viên?
Khái niệm Triết học?
- Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới và về vị trí, vai trò của con người
trong thế giới ấy, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và
tư duy.
Vai trò của triết học trong đời sống xã hội ?
Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện qua chức năng của triết học. Triết học có nhiều
chức năng như: Chức năng nhận thức, chức năng đánh giá, chức năng giáo dục…. Nhưng quan trọng nhất
là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.
Thế giới quan là? toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vai trò của con người trong thế giới. Thế
giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Tồn tại
trong thế giới dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình.
Thế giới quan đóng vai trò là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người.
Từ thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức, quan sát, nhìn nhận mọi vấn đề trong thế
giới xung quanh. Từ đó giúp con người định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình.
Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như
một quán trình tự giác dựa trên sự tổng kế kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại.
Phương pháp luận? là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các
phương pháp. Đây là hệ thống những quan điểm chung nhất đóng vai trò xây dựng, lựa chọn vận dụng
các phương pháp.
+Giúp chúng ta trang bị TGQ-PLL khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức và cải tạo
thế giới( hoạt động thực tiễn)
+ Là cơ sở của thế giới quan, PPL khoa học và cách mạng để chúng ta có thể phân tích xu hướng phát
triển của XH trong điều kiện CMKH và công nghệ hiện đại.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người:
– Triết học Mác – Lênin là triết học do Mác và Ăngghen xây dựng vào giữa thế kỷ XIX trên cơ sở kế
thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại, đồng thời được Lênin
phát triển, hoàn thiện vào đầu thế kỷ XX.
– Trong triết học Mác – Lênin, thế giới quan và phương pháp luận thống nhất chặt chẽ với nhau. Thế giới
quan trong triết học Mác – Lênin là thế giới quan duy vật biện chứng. Phương pháp luận trong triết học
Mác – Lênin là phương pháp luận biện chứng duy vật.
– Với tư cách là cơ sở thế giới quan và cơ sở phương pháp luận phổ biến, triết học Mác – Lênin có mối
quan hệ hữu cơ với các bộ môn khoa học cụ thể. Nó vừa là kết quả của sự tổng kết, khái quát các thành
tựu của khoa học cụ thể lại vừa là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận phổ biến đúng đắn cho sự
phát triển của các khoa học cụ thể.
– Trong thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, thế giới
cũng có sự thay đổi vô cùng sâu sắc.
Đối với sinh viên nói chung và bản thân e là sv nói riêng thì:
+Thứ nhất, Triết học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận, nhân
sinh quan, hệ thống giá trị văn hóa nhân văn cho sinh viên, nó như “la bàn” giúp họ định hướng tính tích
cực xã hội và chính trị của mình vào mục đích xây dựng, sáng tạo.
+Thứ hai, thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người, là thấu kính
mà qua đó con người có thể xác định mục đích, ý nghĩa cuộc sống và ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách
thức đạt mục đích đó: Triết học đem lại cho sinh viên tri thức về các mối quan hệ xã hội, về bản chất,
chức năng của nhà nước và của pháp luật, về mục đích tồn tại của con người, về cái thiện và cái ác, về
mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước và xã hội, về tự do và trách nhiệm.
=> Vì vậy, triết học có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên.
Giáo dục triết học Mác - Lênin còn góp phần xây dựng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên,
xây dựng trong họ những quan niệm đúng đắn về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. Cụ thể
là, triết học Mác - Lênin giúp sinh viên hiểu được mục đích cao nhất của con người là xây dựng một xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh; trong đó, mọi người đều có một cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh
thần. Đó là một xã hội mà "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất
cả mọi người". Giáo dục triết học Mác - Lênin góp phần xây dựng lý tưởng cộng sản cho các thế hệ sinh
viên Việt Nam. Lý tưởng giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách sinh viên, vì lý
tưởng là mục đích cao nhất, đẹp nhất, tạo ra nghị lực giúp con người vượt qua mọi thách thức đạt đến
mục tiêu đề ra. Sinh viên khi tiếp nhận những tri thức khoa học Mác - Lênin sẽ tìm kiếm được sức mạnh
từ chính bản thân tri thức ấy để tự mình vươn lên, bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, tin tưởng vào con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội. Có niềm tin, có hoài bão, sinh viên tất có ý chí thực hiện lý tưởng.Giúp sinh viên
có tinh thần đấu tranh với những hành vi lệch chuẩn của một bộ phận sinh viên sống thiếu trách nhiệm,
mất phương hướng, lòng tin, lý tưởng sa đà vào cuộc sống hưởng thụ, thực dụng chỉ nghĩ đến lợi ích
riêng mình, vô cảm với lợi ích của đồng loại, của dân tộc.
Do vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tránh cả hai thái cực sai lầm:
+ Xem thường triết học sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể nhất thời,
đi đến chỗ mất phương hướng, thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu chủ động và sáng tạo trong công tác;
+ Tuyệt đối hóa vai trò của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng một cách máy móc những
nguyên lý, những quy luật vào từng trường hợp riêng mà không tính đến tình hình cụ thể trong từng
trường hợp riêng và kết quả là dễ bị vấp váp, thất bại.
Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng để phòng và chống chủ nghĩa chủ
quan, tránh phương pháp tư duy siêu hình, đó vừa là kết quả vừa là mục đích trực tiếp của việc nghiên
cứu lí luận của TH.
Chủ đề 3: Nội dung vấn đề cơ bản của triết học? Vì sao gọi vấn đề trên là vấn đề cơ bản của triết học ?Ý
nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân?
- Khái niệm về vấn đề cơ bản của triết học
-Theo Ăng-ghen, “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề
quan hệ giữa tư duy với tồn tại”.
=> Lý do nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định được cơ sở, tiền đề để giải
quyết những vấn đề của triết học khác. Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng trong lịch sử
phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.
_ Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt nhằm trả lời hai câu trả lời lớn:
Mặt thứ nhất - Bản thể luận: Trả lời cho câu hỏi giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau?
Và cái nào quyết định cái nào?
Ta có thể giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học dựa trên 3 cách sau:
1.Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức: lập trường của CN nhất nguyên DV
2.Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất :lập trường của CN nhất nguyên DT ----
Hai cách giải quyết đầu tiên tuy có đối lập nhau về nội dung, tuy nhiên điểm chung của hai cách giải
quyết này đều thừa nhận một trong hai nguyên thể (ý thức hoặc vật chất) là nguồn gốc của thế giới. Cách
giải quyết một và hai thuộc về triết học nhất nguyên.
3.Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau Cách thứ ba thừa nhận ý thức
và vật chất tồn tại độc lập với nhau, cả hai nguyên thể (ý thức và vật chất) đều là nguồn gốc của thế giới.
Cách giải thích này thuộc về triết học nhị nguyên.
 Giải quyết mặt thứ nhất thực chất là giải quyết cuộc đấu tranh của 2 trường phái TH lớn CNDV><
CNDT  nguồn gốc động lực vận động phát triển củaTH.
Mặt thứ hai - Nhận thức luận: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Gồm: + Khả tri luận: Thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
Đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy vật đều cho rằng con người có khả năng
nhận thức được thế giới hay là con người có khả năng nhận thức bản chất của sự vật, hiện tượng.
+ Bất khả tri luận: Phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
Con người chỉ nhận thức được hình thức, hiện tượng bên ngoài chứ không phải bản chất, hiện tượng của
thế giới.
+ Hoài nghi luận: Có ý nghĩa, đóng vai trò lớn trong cuộc đấu tranh chống lại hệ tư tưởng và uy
quyền của giáo hội, Thực chất là Hoài nghi được nâng lên thành một nguên tắc trong việc xem xét về mọi
tri thức con người đạt được, và con người không thế đạt đến chân lí khách quan.
_ Vì sao gọi vấn đề trên là vấn đề cơ bản của triết học?
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được gọi là vấn đề cơ bản của triết học vì:
. Mọi trào lưu triết học đều xoay quanh giải quyết vấn đề này
. Giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học, giải quyết mọi vấn đề khác trong phạm vi và đối tượng
nghiên cứu triết học.
_ Ý nghĩa của vấn đề này trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân:
-Ý nghĩa PPL: + Chính nhờ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học mà từ đó hình thành nên các
trường phái triết học khác nhau.
+ Cuộc chiến giữa trường phái duy tâm và trường phái duy vật từ lúc bắt đầu cho đến nay vẫn luôn là
cuộc chiến gây go, sôi động nhất.
+ Nghiên cứu thấu đáo các vấn đề cơ bản để từ đó giải thích được hiện tượng mê tín dị đoan mà tìm ra
giải pháp khắc phục.
- Đối với bản thân:
+ Trang bị được cho bản thân những nguyên tắc PPL chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
+Trang bị cho bản thân hiểu biết những hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ để
nhận thức khoa học
+Giúp bản thân phát triển tư duy khoa học,đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật
+ Tuy nhiên triết học không phải là “ đơn thuốc vạn năng” => để đem lại hiệu quả trong nhận thức và
hành động cùng với tri thức triết học, bản thân phải nâng cao tri thức KH cụ thể và kinh nghiệm hoạt
động thực tiễn xã hội,
+ Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bản thân em rút ra cần tránh cả hai thái cực sai
lầm:
- Nếu xem thường triết học sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể
nhất thời, đi đến chỗ mất phương hướng, thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu chủ động và sáng tạo trong
công tác;
- Còn tuyệt đối hóa vai trò của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng một cách máy móc
những nguyên lý, những quy luật vào từng trường hợp riêng mà không tính đến tình hình cụ thể trong
từng trường hợp riêng và kết quả là dễ bị vấp váp, thất bại.
-Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng để phòng và chống chủ nghĩa chủ
quan, tránh phương pháp tư duy siêu hình, đó vừa là kết quả vừa là mục đích trực tiếp của việc nghiên
cứu lí luận triết học .
Chủ đề 4: Quan niệm của ăngghen về vận động? Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của vật
chất? Là thuộc tính cố hữu của vật chất? Rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu này. Cho ví dụ minh hoạ?
-Quan niệm của ăngghen về vận động: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức là tức được hiểu là
một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự
thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”
Ví dụ: +Mặt trăng quay quanh trái đất, trái đất quay quanh mặt trời.
+ Em đang thi triết, ngoài trời đang mưa, con chim đang bay, thầy đang hỏi em...máy bay đang
bay,...
_Vận động là phương thức tồn tại của vật chất , là thuộc tính cố hữu của vật chất vì:
Bản chất của vận động:
+ vận động là phương thức tồn tại của vật chất, điều đó có nghĩa là vật chất tồn tại phải bằng cách vận
động và thông qua vận động biểu hiện sự tồn tại của mình.
Vd: máy bay đang bay, tàu hỏa đag chạy, con cá đang bơi.... các phân tử oxi,nito,hidro chuyển động trong
không khí bởi vì máy bay, tàu hỏa... phải vận động như bay, chạy,bơi mới biểu hiện là nó tồn tại được.
+ vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất. Vận động gắn liền với vật chất, ở đâu có vận động thì ở
đó có vật chất. Chỉ khi nào vật chất mất đi thì vận động mới mất đi. Nhưng vật chất không tự nhiên sinh
ra không tự nhiên mất đi, vì vậy vận động cũng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi mà tồn tại
vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, điều này đã được định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng chứng minh.
Vd: Các phân tử cacbon,oxi,.. cấu tạo nên viên phấn, nếu chúng không vận động để tác động lên nhau
sinh ra liên kết phân tử thì chúng kh thể tồn tại thành hình viên phấn, hoặc hình dạng khác có thể là đá
vôi...
Dòng nước thì có sự vận động liên kết của các phân tử hidro và oxi, nếu không vận động thì trong
nước sẽ không có khí oxi để nuôi sống sinh vật như: cá, tôm, tép, tảo, sinh vật phù du..
+ nguồn gốc của sự vận động nằm trong chính bản thân của sự vật, là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập,
vì vậy vận động là tự thân và tuyệt đối.
+ hình thức của vận động như là:
Cơ học: (vd)sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian
Vật lí: (vd)sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện.
Hóa học: (vd)quá trình hóa hợp và phân giải các chất
Sinh học: (vd) sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường
Xã hội: (vd) sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử
Ở các hình thức vận động này tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau nhưng bao giờ cũng bộc lộ qua
một hình thức vận động đặc trưng.
Trong đó, đứng im của sự vật:
+ đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong tư thế cân bằng, ổn định khi vận
động chưa làm thay đổi căn bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật.
+ đứng im chỉ là tương đối, chỉ xảy ra trong một hình thức vận động chứ không phải tất cả các hình
thức vận động trong cùng một lúc, chỉ xảy ra trong một quan hệ xác định nào đó chứ không phải tất cả
các quan hệ trong cùng một lúc.
+ đứng im là tạm thời vì nó chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định và ngay trong khoảng
thời gian đó nó đã nảy sinh những nhân tố mới để phá vỡ đứng im đó.
Ví dụ: +Cây cối đứng im so với mặt đường còn vận động theo sự vận động của trái đất quay quanh mặt
trời.
+ Tàu điện vận động so với cảnh vật ngoài tàu điện, đứng im so với tàu điện chạy song song cùng vận
tốc.
+Con chim vận động so với người đi đường nhưng lại đứng yên so với máy bay điều khiển từ xa cùng
vận tốc
+Xe ô tô đứng im là trong quan hệ với bãi đỗ xe của trường Đh Mở, còn so với mặt trời thì nó vận động
theo sự vận động của trái đất.
_Rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu này:
+ Nhận thức mọi sự vật hiện tượng trên thế giới phải nhận thức trong quá trình/trạng thái vận động. Vận
động phải tự thân, không trông chờ, ý lại, phụ thuộc thụ động, xa rời thực tiễn, duy ý chí, giáo điều...
Vd:
+Mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc=> giúp chúng ta đề phòng và khắc phục những sai lầm trong nghiên
cứu khoa học xã hội
+ Nằm bên trong sự vật => liên hệ bản thân: năng động sáng tạo thế nào?
Vd: Cơ thể con người vận động từ thấp đến cao, từ trẻ tới già.
Bộ óc con người vận động sáng tạo: từ suy nghĩ đơn giản đến sáng tạo phức tạp ( khi học môn
triết trong sách vở và bài giảng, hiểu vận dụng thực tế )
Chủ đề 5:Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về ý thức. Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng về nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu trong cuộc sống?
* Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về ý thức (quan điểm của CNDV biện chứng):
-Ý thức là hình thức phản ánh của một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao đó là óc người, là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan.
– Ý thức là sự phản ánh mang tính năng động và sáng tạo của hiện thực khách quan vào óc người.
VD: Trong tự nhiên:Con người từ tối cổ, đi bằng bốn chi đến tinh khôn, đi bằng hai chi như hôm nay
thông qua lao động sáng tạo..--> có ý thức trong quá trình này.
Trong xã hội: Ý thức chấp hành an toàn giao thông, ý thức “ lời chào cao hơn mâm cỗ’’ trong
cuộc sống xh...ý thức ‘tôn sư trọng đạo”, “kính già yêu trẻ”
Trong tư duy: ý thức tìm tòi, học hỏi phát huy cái cũ, tiếp thu cái mới của học sinh sv nói
chung và bản thân e nói riêng..
&---Khi di chuyển vào bộ óc con người thì đc con người cải biến theo hoạt động thực tiễn
VD: Khi Covid học Online nhận thức con người các nhà KH sáng tạo, phổ biến các sản phẩm như
ứng dụng Team, Meet...
 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Sự hình thành ý thức ở người dựa trên cơ sở kết hợp hai
nguồn gốc, bao gồm nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
Về nguồn gốc tự nhiên-. Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất đặc biệt là “óc người”, ý thức
là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. Con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài
của thế giới vật chất. Như vậy, bộ não người và sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người chính
là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Về nguồn gốc xã hội: Lao động và ngôn ngữ là nguồn gốc xã hội của ý thức. Lao động cùng
ngôn ngữ là nguồn gốc xã hội hình thành ý thức, có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện
chứng với nhau, là cơ sở, tiền đề cho nhau tồn tại, phát triển, luôn giữ vai trò quyết định đối
với sự ra đời phát triển của ý thức.
Bản chất của ý thức:
* Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm: cho rằng ý thức là một thực thể độc lập, là thực tại duy nhất và sinh
ra vật chất, phủ nhận ý thức là kết quả của sự phản ánh thế giới khách quan.
* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình: cho rằng ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan, tuy
nhiên, đó chỉ là sự phản ánh thụ động giản đơn, máy móc.
* Quan điểm của CNDV biện chứng về bản chất của ý thức
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là hình ảnh của thế giới khách quan được di
chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi thông qua lăng kính chủ quan của con người (do
tác động của yếu tố tâm lý, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng, tri thức, kinh nghiệm...).
- Tính chất năng động, sáng tạo của phản ánh ý thức
- Ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội
=> Từ kết quả nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của ý thức cho thấy, ý thức là hình thức phản ánh cao
nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử.
Kết cấu
- Theo các lớp cấu trúc (chiều ngang) của ý thức thì kết cấu ý thức bao gồm:
+ Tri thức - Nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất của ý thức
+ Tình cảm
+ Ý chí, niềm tin, thái độ
- Theo cấp độ (chiều dọc) của ý thức thì kết cấu ý thức bao gồm:
+ Tự ý thức - Nhân tố quan trọng đánh dấu trình độ phát triển của ý thức.
+ Tiềm thức
+ Vô thức.
- Vấn đề trí tuệ nhân tạo - sản phẩm của sự phát triển khoa học công nghệ. Bản chất của trí tuệ nhân tạo là
một quá trình vật lý được con người lập trình phỏng theo một số thao tác tư duy của con người. Trí tuệ
nhân tạo thể hiện tính sáng tạo của ý thức.
Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu trong cuộc sống?
Từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất của ý thức, ta có thể rút ra ý
nghĩa phương pháp luận sau:
+Phát triển ý thức phải toàn diện, đồng bộ, trên cơ sở tri thức phải chú ý đến các thành tố khác, tránh tuyệt
đối hóa hoặc tách rời các thành tố với nhau.
+Do ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc người, nên trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn, ta phải bắt đầu từ thế giới khách quan.
+Ta cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí. Tức là chống lại thói quen dùng quan điểm, suy nghĩ thiếu
cơ sở của mình để gán cho các đối tượng vật chất.
+Cần xóa bỏ thói quan liêu, dùng mong muốn chủ quan của cá nhân mình để áp đặt thành chỉ tiêu cho cơ
quan, tổ chức, dù với động cơ trong sáng.
+Do ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới khách quan, ta cần phát huy hết sức tính tự
giác, chủ động của con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
+Cần kiên quyết chống lại tư duy giáo điều, cứng nhắc, lý thuyết suông… về sự vật, hiện tượng.
+Ta cần phát huy hết sức trí tuệ, sự nhạy bén của con người trong học tập, lao động. Luôn nỗ lực bài trừ
thói quen thụ động, ỷ lại, bình quân chủ nghĩa.
Chủ đề 6.Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vật chất. Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
-b. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng :Định nghĩa vật chất của Lê-nin: Vật chất là một phạm
trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
(VD: Bánh mì, bàn học chỉ là vật thể... trong vật chất)
+ Các phương tiện giao thông như xe máy, xe ô tô, tàu hỏa, tàu điện ngầm…
+ Các vật dụng trong gia đình như: Bàn ghế, điều hòa, giường tủ…
+ Các vật phục vụ cho công việc của con người như: máy tính, điện thoại, máy in…
-Ý thức là sự phản ánh mang tính năng động và sáng tạo của hiện thực khách quan vào óc người
-Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ này biểu hiện cụ
thể là vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song, ý
thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn
của con người.
Vai trò của vật chất đối với ý thức:
- Vật chất quyết định ý thức
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện trên khía cạnh sau:
+ Vất chất quyết định nguồn gốc của ý thức
+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức
+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức
+ Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
VD: Khi nhìn vào cái bàn, ghế, bút, thì ý thức sẽ hình thành như là cái bàn thì hình chữ nhật,tròn, vuông,
mấy người ngồi vừa, ghế dài hay ghế đơn, màu sắc, bút mực bút bi, bút chì,...
Hoặc khi nhìn vào màn hình máy tính thì đag thấy được thầy, cô, lúc khác thì thấy được đag chơi game..
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Thứ nhất, ý thức tác động trở lại thế giới vật chất, thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật
chất.
Thứ hai, Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại ngày nay
VD: +Muốn đi học nhưng hoàn cảnh gia đình không cho phép thì có thể đi vay vốn nhà nước,..
+ Muốn khởi nghiệp nhưng kh có đủ tiền thì cũng có thể vay vốn nhà nước... vì nhà nước đã có
những chính sách giúp đỡ người dân...
+ Đi học cũng là một hoạt động sản xuất của cải vật chất nhưng gián tiếp.
-Ý nghĩa phương pháp luận:
Mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người chỉ có thể đúng đắn, thành công và có hiệu quả tối
ưu khi và chỉ khi thực hiện đồng thời việc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan với phát
huy tính năng động chủ quan.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có
thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan, mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động
theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tình thần của con người,
của xã hội.
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát
huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy.
Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhận thức và thực
tiễn đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí.
Chủ đề 7: Phân tích cở sơ lý luận của quan điểm toàn diện trong phép biện chứng duy vật? Ý nghĩa
phương pháp luận của quan điểm này? Lấy ví dụ minh họa và vận dụng trong thực tiễn?
-Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
-Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên tắc
phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật.
* Quan điểm duy vật biện chứng
-Trong phép biện chứng, mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa
các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
- Mối liên hệ phổ biến: khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối tượng vật chất,
mà được mở rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh
ra chúng.
Quan điểm toàn diện là quan điểm được phản ánh trong phương pháp luận triết học, là quan điểm khi
nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc thì cần phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ gián
tiếp đến trung gian có liên quan đến sự vật.
-Tính chất của các mối liên hệ:
+ Tính khách quan.
Vd; xem xét sự tác động bên ngoài tới quan điểm đó...--> lý do mà cục tẩy ra đời, vì cần xóa bút chì.
+ Tính phổ biến
Vd: mọi thứ đều ph đc xem xét trong nhiều mqh liên quan, kh xét riêng rẽ thứ nào...
+ Tính đa dạng phong phú
Vd: khi học tham khảo đc vô số nguồn, từ tiếng anh đến tiếng việt...
mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những
điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có tính chất và vai trò khác nhau.
-Ý nghĩa phương pháp luận- nội dung của quan điểm toàn diện
Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động giữa sự
vật đó với các sự vật khác.
Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái cơ bản nhất của sự vật,
hiện tượng.
Từ việc rút ra MLH bản chất của sự vật, ta lại đặt MLH bản chất đó trong tổng thể các MLH của sự vật
xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện.
-Ví dụ:
+Khi quan sát, nghiên cứu một sự vật sự việc phải xem xét một cách toàn diện, không duy ý chí, chủ
quan. Khi nghiên cứu về môn triết học Mac-Lenin không chỉ đọc tài liệu/nghe giảng một nguồn mà phải
tham khảo tích cực nhiều khía cạnh, triết học trong từng lĩnh vực và tìm tòi cách ứng dụng vào thực
tiễn....
+Một cá nhân để đạt được kết quả tốt trong học tập cần nhiều yếu tố khách và chủ quan: không chỉ do
thiên phú mà còn phải nỗ lực nâng cao trí tuệ của bản thân, phải học hỏi mọi nguồn kiến thức từ sách vở,
giảng viên, cuộc sống.. kiến thức cần đc bồi đắp về lý thuyết và thực hành để toàn diện, liên tục cập nhật,
trau dồi... không để mai mọt, nhất là hành vi” chữ thầy trả thầy”.
-Vận dụng nguyên tắc toàn diện
+ Vào công cuộc đổi mới ở nước ta, trong công cuộc đổi mới Đảng Cộng Sản Việt Nam không chỉ chú ý
đến mối quan hệ bên trong mà còn cả mối quan hệ giữa sự vật này với sự vật khác. Hơn 20 năm đổi mới,
Đảng đã sử dụng đồng bộ các phương tiện, biện pháp nhằm đem lại hiệu quả đổi mới cao nhất. Không chỉ
cần sử dụng tài nguyên của đất nước mà còn cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nước ngoài. Vừa tận dụng
yếu tố chủ quan, vừa tận dụng yếu tố khách quan.
+ Vào bản thân : Muốn thi tốt môn triết học thì phải tập trung vào học ngay từ đầu, vào sách vở, vào bài
giảng và biết vận dụng biến cái có sẵn thành cái của mình, không chỉ cần cắm cúi học thuộc mà còn phải
lấy được ví dụ ứng dụng thực tế, phải soạn bài, tham khảo thêm nhiều nguồn: website, bạn bè, thầy cô,
sách vở...
Chủ đề 8: Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lennin về phát triển? Phân tích nội dung nguyên lý về sự phát
triển trong phép biện chứng duy vật? Ý nghĩa PPL của việc nghiên cứu nguyên lý này?
Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lennin về phát triển
+Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện của sự vật
+Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh có phức tạp thậm chí có những bước thụt lùi,
xoắn ốc.
Vd: Ví dụ như Sự phát triển của các giống loài từ bậc thấp lên đến bậc cao; Sự thay thế lẫn nhau của các
hình thức tổ chức xã hội loài người: Từ hình thức tổ chức xã hội Thị tộc, bộ lạc so khai đến những tổ
chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức xã hội là Bộ tộc, dân tộc. Quá trình thay thế của các tổ chức xã
hội được diễn ra với mức độ ngày càng cao hơn.
Phân biệt tiến hóa và tiến bộ:
+Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra từ từ; là sự biến đổi hình thức của tồn tại từ đơn giản đến
phức tạp –VD: Covid 19 tiến hóa phức tạp các chủng loại..
+Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn –VD: NNVN tiến bộ trong luật Hôn nhân và gia đình khi thay đổi từ Cấm thành Không thừa
nhận hôn nhân đồng giới.
2.Nguyên lý về sự phát triển:
-Tính chất của phát triển:
+ Tính khách quan
– Tính khách quan nguồn gốc của sự phát triển do các QL khách quan chi phối mà cơ bản nhất là QL
mâu thuẫn
Ví dụ: Hạt đậu nảy mầm khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người nhưng nó
vẫn phát triển.
+ Tính phổ biến
Sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật, hiện tượng, mọi quá trình và giai đoạn của chúng
và kết quả là cái mới xuất hiện
+ Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi trường
Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu thay đổi họ sẽ khó chịu
nhưng dần họ quen và thích nghi.
+ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức độ ngày càng cao
trong sự nghiệp giải phóng con người.
Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước.
+ Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn với tự nhiên và xã hội.
Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.
+ Tính kế thừa trong sự phát triển
Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ít nhiều những bộ phận,
đặc điểm, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ; đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu
của cái cũ.
Đó là quá trình phủ định biện chứng. Là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Quá trình
này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy trôn ốc.
Vd: Trong phong tục tập quán của người Hmong thì việc tảo hôn, bắt vợ và thiết yến( làm cỗ)là lệ làng,
cho đến bây giờ, pháp luật nghiêm cấm tảo hôn, bắt vợ nhưng thiết yến thì vẫn được duy trì và phát triển,
tức kế thừa tích cực và bài trừ cái tiêu cực
Khi tốt nghiệp c3 lên đại học, giữ những tri thức đã được học và bài trừ thói hư tật xấu của bản thân
như ỷ lại phụ huynh, đề cương sẵn có, pp học tập thiếu tính tự giác nghiên cứu...
+Tính đa đạng, phong phú nhiều vẻ
Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không hoàn toàn giống nhau, ở những không gian và thời gian
khác nhau; chịu sự tác động của nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể .
+ Tính phức tạp của sự phát triển
-Nguồn gốc của sự phát triển: nằm bên trong sự vật hiện tượng, do mâu thuẫn bên trong sự vật hiện tượng
quy định
3.Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên tắc phương pháp luận phát triển
-Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển.
-Nhận thức sự phát triển là một quá trình vận động, được trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
- Chủ động sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo đk để nó phát triển,khắc phục tư
tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến
-Kế thừa yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạp đối tượng mới .
Chủ đề 9:Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về cái riêng, cái chung, cái đơn nhất? Phân tích mối quan
hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung. Rút ra ý nghĩa PPL về việc nghiên cứu vấn đề này?
*Quan điểm của chủ nghĩa Mác- lênin về cái chung, cái riêng và cái đơn nhất
-Cái riêng: là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định. (Cái riêng được hiểu như là một
chỉnh thể độc lập với cái khác).
Ví dụ: Cái chăn bông treo ngoài ban công và cái chăn bông để trên giường là cái riêng,...
Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật,
một hiện tượng, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: quang hợp: lấy khí Co2 và thoát khí O2 là cái chung của đa số loài thực vật
Cái chăn bông thì dày, ấm, nhiều bông...
-Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chi các mặt, các đặc điểm vốn có ở một sự vật, hiện tượng
mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác
Ví dụ: Đỉnh núi Everest cao nhất thế giới với độ cao 8.850 mét. Độ cao 8.850 mét của Everest là cái đơn
nhất vì không có một đỉnh núi nào khác có độ cao này.
Núi Phú Sĩ chỉ có duy nhất ở Nhật Bản, CT HCM là vị lãnh tụ có duy nhất một dòng máu là người
Vietnam...
VD: Ví dụ, mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hội khiến cho con người
khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tất cả mọi người với tư cách người; nhưng mặt khác, ở mỗi
con người lại có những thuộc tính không lặp lại ở nhau như: cấu tạo gen, nhân cách, năng lực,... cụ thể
khác nhau.
*Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
Cái chung không tồn tại trừu tượng bên ngoài những cái riêng; trái lại, cái chung chỉ tồn tại trong mỗi
cái riêng, biểu hiện thông qua mỗi cái riêng.
Ví dụ, trên cơ sở khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp có thể rút ra kết luận về
tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc lập
tuyệt đối tách rời cái chung.
Ví dụ, không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại không tuân theo các quy tắc
chung của thị trường (ví dụ quy tắc cạnh tranh...). Nếu doanh nghiệp nào đó bất chấp các nguyên tắc
chung đó thì nó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng.
Ví dụ, khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải quyết mỗi vấn đề riêng cần
phải xét đến những điểu kiện lịch sử, cụ thể tạo nên cái đơn nhất (đặc thù) của nó. Cần tránh thái độ
chung chung, trừu tượng khi giải quyết mỗi vấn đề riêng.
Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điểu kiện xác định của
quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Ví dụ, một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân rộng sáng kiến đó áp dụng
trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thông qua các tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến sáng
kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung...
• Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng
riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng vì cái
chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình.
• Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái
chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng.
• Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất" có thể biến thành
"cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có
thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở thành "cái chung" và
"cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất".
*Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một thuộc tính chung của một
số cái riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem lại cho cái chung một
hình thức riêng biệt.
Thứ hai, nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn nhất thì khi sử dụng
một kinh nghiệm nào đó trong điều kiện khác không nên sử dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên
rút ra những mặt chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định đó.
Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái đơn nhất” có thể
biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt động
thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái
chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất.
Chủ đề số 10: Quan điểm của chủ nghãi Mac-Lenin về nguyên nhân và kết quả? Phân tích mối quan hệ
biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả? Rút ra ý nghĩa PPL của việc nghiên cứu vấn đề này?
*Quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
Kết quả là một phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
* Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng
xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện; tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nào về mặt thời gian
cũng là mối liên hệ nhân quả.
- Mối quan hệ nhân quả có tính phức tạp trong đó:
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả.
Vd: Khi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì : tai nạn nhẹ, nặng, công an bắt nộp phạt,
làm biên bản thu giữ xe....
+ Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra; Nếu những nguyên nhân tác động cùng chiều có thể
hình thành kết quả nhanh chóng, còn nếu nguyên nhân tác động ngược chiều thì có thể hạn chế hoặc triệt
tiêu việc hình thành kết quả.
Vd: Học triết hời hợt, không học triết, học chay, học vẹt không ứng dụng bản chất vào thực tiễn đều
gây ra hậu quả là không hiểu hết được môn triết, rơi vào lạc lõng, duy ý chí, thiếu khách quan,. điểm kém
- Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân diễn ra theo hai hướng: Thúc đẩy hoạt động của
nguyên nhân (hướng tích cực) hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực).
Vd: Tiêu cực: NN: học triết hời hợt Kq: điểm kém, thầy cô hỏi kh biết trả lời bản chất,..  việc học
triết thấy khó khăn, khó hiểu, gây chán nản và tác động đến các môn khác sẽ thiếu cơ sở, thiếu bản chất
và thiếu PPl chung nhất để hiểu về môn học ấy.
Tích cực: học triết học một cách đầy đủ, ứng dụng và liên hệ kh để xa rời thực tiễn kq: được điểm cao
trong kì thi  thích học các môn lý luận chính trị, phát triển động lực thích tìm tòi, nghiên cứu, ham học
hơn...
- Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau. Một sự vật hiện tượng nào đó trong mối liên hệ
này là nguyên nhân, nhưng trong mối liên hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Chuỗi nhân quả là vô cùng
không có bắt đầu và không kết thúc.
* Ý nghĩa phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
- Phải bắt đầu từ việc đi tìm những nguyên nhân xuất hiện sự vật, hiện tượng đồng thời muốn loại bỏ sự
vật, hiện tượng thì phải loại bỏ nguyên nhân đã sinh ra nó.
- Cần phải khảo sát và phân loại các nguyên nhân, chỉ ra được đâu là nguyên nhân chính, chủ yếu, cơ bản
để có những biện pháp giải quyết đúng đắn.
- Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm
đạt mục đích đã đề ra.
- Nguyên nhân, kết quả có thể thay thế vai trò cho nhau, do đó cần có quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận
thức và giải quyết mối quan hệ nhân quả.
Câu 11. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nội dung và hình thức? Phân tích mối quan hệ biện
chứng giữa nội dung và hình thức. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này?
* Việc nhận thức nội dung và hình thức về sự vật, hiện tượng và sự hình thành các khái niệm về chúng
được thực hiện trong quá trình nhận thức từ những mối liên hệ nhân qủa này sang mối liên hệ nhân quả
khác, từ những đặc tính này sang đặc tính khác của sự vật, hiện tượng ấy.
- Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng.
Vd:Nội dung của chiếc xe hơi là có 04 bánh cao su, chứa được 4 – 8 người, sử dụng nhiên liệu là xăng
hoặc dầu, tốc độ chạy từ 20 – 160 km/giờ.
- Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng ấy; là hệ
thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và
không chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng.
Vd:Hình thức của chiếc xe hơi là các bộ phận được làm từ thép, nhựa, cao su…, động cơ được bố trí ở
phần trước của xe, có nút đề khởi động động cơ, có ghế lái xe và ghế ngồi đệm mút…
*Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
- Nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Không có
một hình thức nào lại không chứa đựng nội dung cũng như không có một nội dung nào lại không tồn tại
trong một hình thức nhất định.
Ví dụ, nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, về nội dung, là chuyên chính của
đa số, nhưng có thể có nhiều hình thức thể hiện như công xã Pari, nhà nước xô viết hay nhà nước dân chủ
nhân dân. Ngược lại, cùng một hình thức văn nghệ dân tộc nhưng trong chế độ cũ nó mang nội dung tư
tưởng lạc hậu, thậm chí phản động, còn dưới chủ nghĩa xã hội, nó mang nội dung tư tưởng tiến bộ cách
mạng.
- Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Do
đó, nội dung thay đổi thì trước sau hình thức cũng thay đổi theo cho phù hợp với nội dung.
Ví dụ, trong mỗi phương thức sản xuất, thì lực lượng sản xuất là nội dung, và quan hệ sản xuất là hình
thức. Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, nó luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi của lực
lượng sản xuất đến một mức độ nào đó sẽ mâu thuẫn sâu sắc với quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất do
biến đổi chậm hơn, và lúc này trở nên lạc hậu hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trở
thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để giải phóng và phát triển hơn nữa lực lượng sản
xuất, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất cu, thay vào đó là quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng
sản xuất. Như vậy, sự biến đổi của nội dung quy định sự biến đổi hình thức.
- Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung diễn ra theo hai hướng: nếu phù hợp với nội dung thì
hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển và ngược lại.
Ví dụ, trong các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp đối kháng, lúc đầu quan hệ sản xuất phù hợp với
lực lượng sản xuất, là hình thức phát triển của nó. Nhưng do lực lượng sản xuất phát triển đến một mức
độ nhất định thì quan hệ sản xuất trở thành lạc hậu không còn phù hợp với lực lượng sản xuất và bắt đầu
kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Mối quan hệ nội dung và hình thức có tính phức tạp, không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau, theo
đó: Một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện; Một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác
nhau.
Ví dụ, trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa
tác phẩm là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc trang trí màu sắc, kiểu
chữ, hình ảnh trên bìa của một tác phẩm như thế nào lại là nội dung công việc của người họa sỹ trình bày,
vẽ bìa.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Không được tách rời, tuyệt đối hoá hoặc nội dung hoặc hình thức.
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải căn cứ vào nội dung.
- Phải tạo ra sự phù hợp nội dung và hình thức để thúc đẩy sự vật phát triển.
- Phải biết vận dụng các hình thức khác nhau sao cho phù hợp với nội dung
Câu 12. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tất nhiên và ngẫu nhiên? Rút ra ý nghĩa phương pháp
luận của việc nghiên cứu vấn đề này?
*Khi phản ánh hiện thực khách quan, con người nhận thức được tính không một nghĩa, không ngang giá
trị của các mối liên hệ khác nhau vốn có ở sự vật, hiện tượng nên phân loại chúng thành các mối liên hệ
nhất định phải xảy ra như thế (tất nhiên), và nhóm mối liên hệ có thể xảy ra, có thể không xảy ra, xảy ra
thế này hay xảy ra thế khác (ngẫu nhiên).
-Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy
định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
Ví dụ:+ Đã là con người, ai cũng phải sinh ra, lớn lên và chết đi. Điều này không thể khác được.
+ Khi quả trứng gà bị rơi từ độ cao 10 mét thì nó chắc chắn sẽ vỡ. Việc bị vỡ trong trường hợp này là tất
nhiên vì nó không thể khác được.
-Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định
nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.
Ví dụ:+ Thời điểm anh Nguyễn Văn A sinh ra hay chết đi trong cuộc sống là hoàn toàn ngẫu nhiên. Có
thể là năm 2019 hoặc 2017 hoặc 2020. Các thời điểm này có thể khác đi do những nguyên nhân bên
ngoài.
+ Việc quả trứng gà bị rơi là ngẫu nhiên. Nó có thể bị rơi hoặc không.
* Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự
vật. Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên làm cho sự phát triển
của sự vật diễn ra nhanh hay chậm.
- Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều không tồn tại một cách biệt lập thuần tuý mà chúng tại trong sự thống
nhất hữu cơ với nhau, sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ:
+ Cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên.
+ Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời bổ sung cho cái tất nhiên.
+ Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng không nằm yên ở trạng thái
cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể
chuyển hoá thành ngẫu thiên và ngược lại.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, phát hiện ra mối liên hệ tất nhiên của
sự vật, hiện tượng.
- Muốn nhận thức được cái tất nhiên thì phải thông qua nhiều cái ngẫu nhiên.
- Cần tính đến sự can thiệp của cái ngẫu nhiên để từ đó có những phương án dự phòng trường hợp các
sự cố ngẫu nhiên bất ngờ.
- Cần tạo ra những điều kiện để chuyển hóa giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên với nhau sao cho phù hợp
với những mục đích nhất định.
Câu 13: Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lenin về bản chất và hiện tượng? Phân tích mối quan hệ biện
chứng giữa bản chất và hiện tượng? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này?
-Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn
định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng
tương ứng của đối tượng.
Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống. Nếu ai đó không có
bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa.
Bản chất của quang hợp là quá trình hấp thụ khí C02 và thoát khí O2 ở cây cối.
-Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương
đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức của bản chất đối tượng.
Ví dụ: Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ là hiện tượng, là vẻ bề ngoài.
-Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan,
không phụ thuộc vào ý thức con người. Giữa bản chất và hiện tượng có quan hệ biện chứng, chúng vừa
thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau, nhưng lại mâu thuẫn đối lập nhau.
* Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
- Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan và nằm trong quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó,
bản chất luôn được bộc lộ qua hiện tượng còn hiện tượng nào cũng là biểu hiện của bản chất ở mức độ
nhất định; không có bản chất nào tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng, đồng thời cũng không có hiện
tượng nào hoàn toàn không biểu hiện bản chất.
- Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bản chất nào thì có hiện tượng đó, khi bản chất
thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo.
Vd: Bản chất của TH là môn nghiên cứu KH chung nhất thì hiện tượng của nó là sẽ đc in thành sách, đc
giảng dạy ở giảng đường phục vụ mục đích nghiên cứu KH...
Bản chất của em là con người thì e có 4 chi, hai chi trc cử động linh hoạt như cầm, nắm.. hai chi sau có
thể đứng được, đi, chạy, nhảy...
- Bản chất và hiện tượng thống nhất và mâu thuẫn với nhau, được thể hiện:
+ Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, còn hiện tượng
phản ánh cái riêng, cái cá biệt.
+ Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau tuỳ theo sự thay đổi của điều kiện
và hoàn cảnh.
+ Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi
+ Bản chất không được biểu hiện hoàn toàn ở một hiện tượng mà biểu hiện ở rất nhiều hiện tượng khác
nhau. Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản chất. Hiện
tượng biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi xuyên tạc bản chất.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức được bản chất của sự vật. Trong
thực tiễn phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định, phương thức hoạt động cải tạo sự vật, không
được dựa vào hiện tượng.
- Muốn nhận thức được bản chất của sự vật, phải xuất phát từ những sự vật hiện tượng, quá trình thực tế.
Phải phân tích tổng hợp sự biến đổi của nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng điển hình mới làm
rõ dược bản chất của sự vật.
- Khi bản chất thay đổi thì đòi hỏi cũng phải thay đổi các phương pháp sao cho phù hợp.
Câu 14: Quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin về bị trí, vai trò của quy luật lượng- chất? Nội dung quy
luật chuyển hóa từ sự biến đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa phương
pháp luận của quy luật này?
-Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự
thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó
mà không phải là sự vật, hiện tượng khác.
Đặc điểm cơ bản của chất
. Chất là những quy định vốn có - mang tính khách quan
. Chất có tính ổn định tương đối, khó thay đổi
. Chất được bộc lộ, biểu hiện thông qua những thuộc tính cơ bản
. Chất còn được biểu hiện thông qua kết cấu của sự vật
Ví dụ: Khi ta nói đến muối ăn là nói đến chất của muối (NaCl) và thuộc tính của muối là: Thể kết tinh,
tan trong nước, có vị mặn…
Khi ta nói đến Đường ăn là nói đến chất của Đường (C6H12O6) và thuộc tính của đường là: Thể kết tinh,
màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt…
-Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, số
lượng, trình độ, nhịp độ... của quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Đặc điểm cơ bản của lượng: có tính khách quan; tính đa dạng - có nhiều loại lượng khác nhau và mang
tính động, dễ thay đổi và thay đổi nhanh hơn so với chất
Ví dụ: Khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong một phân tử nước là H20 nghĩa là gồm hai nguyên
tử hiđrô và một nguyên tử ôxi.
Có những lượng ta có thể đo đếm được chính xác như trọng lượng của cơ thể hay chiều cao của một con
người…Có những lượng phải bằng khái quát, trừu tượng chúng ta mới nhận thức được như lượng tri thức
hiểu biết của một lớp học cao hay thấp….
Lưu ý: sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối
-Vị trí & vai trò: chỉ ra cách thức chung nhất vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, khi cho thấy
sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng
nhất định.
- Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại:
+ Từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất
Chất và lượng cùng thống nhất trong một sự vật, hiện tượng, chất mang tính ổn định do đó lượng thay đổi
trước so với chất.
Không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đều làm thay đổi ngay về chất mà lượng phải thay đổi
đến một giới hạn nhất định mới làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
Quá trình thay đổi về lượng để dẫn đến thay đổi về chất có tính quy luật và được biểu hiện thông qua các
khái niệm, độ, điểm nút và bước nhảy.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó mọi sự thay đối về lượng chưa làm thay
đổi căn bản chất, sự vật, hiện tượng vẫn là nó chưa biến thành cái khác.
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn trong đó đã có sự tích lũy đủ về lượng, tạo điều
kiện làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng do quá trình
tích lũy đủ về lượng trước đó tạo ra.
Bước nhảy đóng vai trò quyết định làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; không thực hiện bước
nhảy không làm thay đổi chất của sự vật. Kết quả của bước nhảy là sự vật, hiện tượng cũ mất đi và sự vật,
hiện tượng mới ra đời thay thế.
Các hình thức bước nhảy: Căn cứ theo quy mô, bước nhảy bao gồm: bước nhảy toàn bộ và bước nhảy bộ
phận (cục bộ). Căn cứ theo nhịp độ (nhịp điệu), bước nhảy bao gồm: bước nhảy đột biến và bước nhảy
dần dần
+ Khi chất mới ra đời lại quy định lượng mới tương ứng phù hợp về số lượng các yếu tố cấu thành, quy
mô, tốc độ, nhiệp điệu của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Khái quát nội dung quy luật: mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và
lượng, những sự thay đổi dần về lượng trong giới hạn độ thì chất chưa thay đổi, lượng thay đổi đạt đến
điểm nút, sẽ diễn ra bước nhảy làm thay đổi về chất của sự vật. Chất mới ra đời tiếp tục tác động đến sự
thay đổi của lượng mới. Quá trình đó diễn ra liên tục tạo thành phương thức phổ biến của quá trình vận
động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Cần chú tích lũy về lượng để làm thay đổi về chất, không được nóng vội hay bảo thủ.
+ Phải thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy đủ về lượng, đồng thời trong quá trình thực hiện bước nhảy
cần phải có tinh thần cách mạng.
+ Vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy sao cho phù hợp để làm thay đổi về chất của sự vật, hiện
tượng.
+ Cần lựa chọn phương thức phù hợp từng loại kết cấu sự vật để tác động thay đổi sự vật, hiện tượng
Kết luận: Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại
chỉ rõ cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Chủ đề 15: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vị trí, vai trò của quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập. Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập? Ý nghĩa
phương pháp luận của quy luật này?
- Khái niệm và tính chất của mâu thuẫn biện chứng
+ Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa
đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là các mặt đối lập, các bộ phận, các thuộc tính… có khuynh
hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự
nhiên, xã hội và tư duy.
- Tính chất của mâu thuẫn biện chứng
+ Tính khách quan
+ Tính phổ biến
+ Tính phong phú, đa dạng - sự vật, hiện tượng tồn tại nhiều loại mâu thuẫn khác nhau trong quá trình
tồn tại, như: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài; mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ
bản; mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu; mâu thuẫn đối kháng vả mâu thuẫn không đối kháng.
*Vị trí,vai trò của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là một trong ba
quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật
trong triết học Mác - Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực
của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết
mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.
*Phân tích nội dung quy luật:
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhau tạo nên trạng thái
ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
+ Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niện dùng để chỉ liên hệ giữa chúng và được thể hiện ở việc:
Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, không có mặt
này thì không có mặt kia.
Vd:Không có CM của xh phong kiến- kh có nhà nước tư sản xuất hiện
Cây cối kh nảy mầm( tức mâu thuẫn với hạt giống) thì sẽ kh có cây lớn và hạt giống để duy trì đời
tiếp theo
Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang
hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.
Vd: LLSX và QHSX trong xh chiếm hữu nô lệ mâu thuẫn dẫn đến LLSX phong kiến hình thành nhưng
QHSX chiếm nô vẫn còn, chưa mất đi.
Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu
tố giống nhau
Vd: LLSX pk- QHSX chiếm hữu nô lệ đối lập nhau nhưng LLSX pk-LLSX chiễm hữu nô lệ vẫn là
những ng tham gia lao đọng sản xuất và bị đàn áp bóc lột..
+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ
định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau, thống nhất, đồng nhất
giữa chúng trong một mâu thuẫn.
Kết quả của đấu tranh giữa các mặt đối lập là làm cho sự vật, hiện tượng vận động, phát triển, cái cũ mất
đi, cái mới ra đời. Sự ra đời của cái mới được thể hiện theo hai khuynh hướng, hoặc cái cũ mất đi hoàn
toàn và cái mới ra đời thay thế nó, hoặc cái cũ không mất đi hoàn toàn mà chuyển sang trạng thái mới cao
hơn về chất.
- Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập trong mâu thuẫn, theo đó thống nhất các mặt
đối lập có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện còn đấu tranh có tính tuyệt đối, phá vỡ sự ổn định tương
đối của sự vật, hiện tượng dẫn đến sự chuyển hóa về chất của chúng.
- Vai trò của mâu thuẫn đối sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, đặc biệt thông qua đấu tranh
của các mặt đối lập đã tạo ra động lực và là nguyên nhân cuối cùng làm cho sự vật, hiện tượng vận động,
phát triển; làm cho sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là tự thân, là cái vốn có.
- Các loại mâu thuẫn:
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải phát hiện ra mâu thuẫn, xuất phát từ mâu thuẫn.
+ Phân tích mâu thuẫn cần gắn với tình hình cụ thể, sự vật khác nhau, thì mâu thuẫn cũng khác nhau, cho
nên cách giải quyết mâu thuẫn cũng khác nhau, tránh rập khuôn, máy móc.
+ Muốn thay đổi bản chất sự vật thì phải giải quyết mâu thuẫn theo hướng đấu tranh giữa các mặt đối lập,
chống tư tưởng cải lương, điều hoà mâu thuẫn.
Chủ đề 16. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về phủ định biện chứng, Phân tích nội dung quy luật
phủ định của phủ định. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này?
*Vị trí,vai trò: chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Khái niệm
Phủ định là sự thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác trong quá trình tồn tại và phát
triển của chúng.
Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển.
- Tính chất của phủ định biện chứng:
+ Tính khách quan
+ Tính phổ biến
+ Tính kế thừa
(+ Tính nối tiếp, sản sinh)
*Phân tích nội dung quy luật:
+ Phủ định của phủ định phản ánh sự phát triển của sự vật, hiện tượng, trong đó sự phát triển là có tính
chu kỳ
Chu kỳ của sự phát triển là sự vật, hiện tượng từ điểm xuất phát ban đầu trải qua một số lần phủ định
dường như lặp lại trạng thái ban đầu nhưng cao hơn về chất.
Mỗi chu kỳ phủ định của phủ định là một vòng khâu, trong quá trình phát triển vô tận của sự vật, hiện
tượng.
+ Phủ định của phủ định phản ánh khuynh hướng phát triển theo đường "xoáy ốc", thể hiện được các tính
chất: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên và tính phức tạp của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng.
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Nhận thức được và đúng khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, từ đó chống lại những ảo
tưởng về sự phát triển trong hiện thực.
+ Cần tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động nhận thức và hành động của con người nhằm góp
phần thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của sự vật.
+ Có tinh thần ủng hộ cái mới, cái tiến bộ, biết kế thừa có chọn lọc những nhân tố tích cực, hợp lý của cái
cũ.
Chủ đề 17: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thực tiễn. Phân tích vai trò của thực tiễn đối với quá
trình nhận thức của con người? Ý nghĩa phương pháp luận?
- Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thực tiễn:
+ Khái niệm thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất - cảm tính, có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội
của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
* Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
+ Nhận thức ngay từ đầu đã xuất phát từ thực tiễn, từ nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
+ Thông qua thực tiễn, thế giới khách quan bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính của nó, qua đó cung cấp
những tài liệu, thông tin cho quá trình nhận thức.
+ Từ đòi hỏi của thực tiễn mà con người đã chế tạo ra các công cụ, phương tiện, máy móc mới hỗ trợ con
người trong quá trình nhận thức.
- Thực tiễn là động lực của nhận thức: Thực tiễn và sự biến đổi của nó luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và
phương hướng phát triển cho nhận thức.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức. Nghĩa là nhận thức để áp dụng vào thực tiễn, soi đường, dẫn dắt,
chỉ đạo thực tiễn chứ không phải để trang trí, hay phục vụ những ý tưởng viển vông.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý
+ Bản chất của tri thức là kết quả của sự phản ánh thế giới hiện thực, do đó có thể phản ánh đúng hoặc
không đúng hiện thực khách quan. Muốn khẳng định tính đúng đắn của tri thức, cần phải thông qua thực
tiễn, nhờ thực tiễn kiểm nghiệm, bổ sung, điều chỉnh, phát triển và hoàn thiện tri thức.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn của tri thức đó là vì thực tiễn cao hơn nhận thức (lý
luận), nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp trong việc khẳng
định cái đúng, bác bỏ cái sai.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính chất tuyệt đối, vừa có tính chất tương đối.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Hình thành nguyên tắc thực tiễn trong nhận thức với yêu cầu:
+ Xem xét sự vật phải gắn với và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn.
+ Coi trọng và thường xuyên tổng kết thực tiễn, đúc rút, bổ sung lý luận.
+ Học đi đôi với hành.
- Chống bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí.
Chủ đề 18 :Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của nhận thức. Trình bày quá trình nhận
thức của con người? Phân tích mối quan hệ biện chứng của quá trình nhận thức? Ý nghĩa của vấn đề
nghiên cứu?
*Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của nhận thức
-Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên
cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.
Vd: trên bước đường thành công kh có dấu chân của kẻ lười biếng...
Nguồn gốc, bản chất của nhận thức được thể hiện trên các phương diện sau:
+ Là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người.
+ Là quá trình biện chứng có vận động và phát triển từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều hơn, từ
biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn.
+ Là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trên cơ sở hoạt động
thực tiễn của con người.
Các giai đoạn của quá trình nhận thức
 Giai đoạn 1 : Nhận thức cảm tính
Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan của
con người được diễn ra dưới ba hình thức cảm giác, tri giác và biểu tượng.
+ Cảm giác là hình thức đầu tiên trong nhận thức được nảy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể
lên các giác quan của con người, đem lại những thông tin trực tiếp, giản đơn nhất về một thuộc tính riêng
lẻ của sự vật, hiện tượng.
+ Tri giác là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật, hiện tượng đồng thời lên nhiều giác quan của
con người, đem lại hình ảnh về sự vật, hiện tượng trọn vẹn hơn cảm giác.
+ Biểu tượng là hình thức cao nhất, phức tạp nhất của nhận thức cảm tính, là hình ảnh về sự vât, hiện
tượng được tái tạo, lưu giữ trong não người nhờ trí nhớ, khi đối tượng khách thể không còn tác động trực
tiếp vào giác quan chủ thể.
- Đặc điểm giai đoạn nhận thức cảm tính
+ Là sự phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.
+ Là sự phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, chưa phân biệt và chỉ ra được cái bản
chất với cái không bản chất; chưa đem lại những hiểu biết sâu sắc, khái quát trong tính chỉnh thể về sự
vật, hiện tượng.
Vd: Đường ngọt, muối mặn, ghế màu vàng, ....
* Giai đoạn 2:Nhận thức lý tính
Đây là giai đoạn cao trong quá trình nhận thức, trên cơ sở những tài liệu do giai đoạn cảm tính đem lại.
Thông qua tư duy trừu tượng, chủ thể phản ánh sự vật một cách gián tiếp, khái quát, bản chất, đầy đủ hơn
và thể hiện ở ba hình thức khái niệm, phán đoán, suy lý.
+ Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián tiếp một hoặc một số
thuộc tính chung bản chất của sự vật và được biểu hiện ra bên ngoài bằng ngôn ngữ dưới dạng các khái
niệm, phạm trù.
+ Phán đoán là hình thức liên kết các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế
giới trong ý thức con người để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối
tượng.
+ Suy lý là hình thức của tư duy trừu tượng, trong đó các phán đoán được liên kết lại với nhau theo quy
tắc để rút ra tri thức mới. Đây là hình thức cao nhất trong quá trình nhận thức của con người.
Vd: Democrituѕ từng nói: ѕông ᴠật chất do những nguуên tử nhỏ nhất tạo thành. Platon nói: ᴠật chất có
hình tam giác. Georg Wilhelm Friedrich Hegel nói: ᴠật chất là những ᴠật tự tại. Các Mác nói: ᴠật chất là
ѕự tổng hòa của các hiện tượng…
- Đặc điểm giai đoạn nhận thức lý tính
+ Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.
+ Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
* Sự thống nhất giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng
+ Trực quan sinh động là điểm mở đầu của một vòng khâu nhận thức, không có trực quan sinh động thì
không có tư duy trừu tượng.
+ Tư duy trừu tượng là điểm kết thúc một vòng khâu nhận thức đem lại tri thức về bản chất của sự vật, từ
đó mở ra một vòng khâu nhận thức mới cao hơn về chất.
+ Thực tiễn có vai trò vừa là cơ sở, vừa là khâu kết thúc, đồng thời kiểm tra tính chân thực, đúng đắn của
nhận thức.
-Nhận thức trở về thực tiễn
Giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng của sự kết thúc lại Quá trình nhận thức của con người đi từ nhận
thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Nhận thức trở về thực tiễn được hiểu là tri thức được kiểm nghiệm là
đúng hay sai.
Biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính tuy có khác nhau về tính chất, trình độ nhưng chúng có sự liên
hệ tác động biện chứng qua lại và thống nhất hữu cơ với nhau.
Nhận thức cảm tính là sự tích lũy về lượng các tri thức kinh nghiệm, là cơ sở tất yếu của nhận thức lý
tính. Nhận thức lý tính là sự phát triển tất yếu của nhận thức cảm tính, là sự nhẩy vọt về chất của quá
trình nhận thức.
Ý nghĩa:
Từ sự nghiên cứu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta cần luôn luôn quán triệt quan điểm
thực tiễn trong nhận thức và hành động. Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, phải coi trọng công tác
tổng kết thực tiễn.
Việc nghiên cứu lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Học đi đôi với hành, lý thuyết đi liền với thực hành.
Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới chủ quan, duy ý chí, giáo điều máy móc, quan lieu. Ngược lại, nếu tuyệt
đối hóa vai trò củ thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.
Câu 19 : Quan điểm của chủ nghĩa Mac-lênin về chân lý . Phân tích tính chất và tiêu chuẩn của chân lý và
ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu ?
1.Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về chân lý :
-Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan mà con người phản ánh và thực tiễn kiểm nghiệm
và phải được hiểu như một quá trình bởi lẽ bản thân sự vật có quá trình vận động biến đổi phát triển và
nhận thức về nó cũng phải đc vận động , biến đổi phát triển cho nên nhận thúc chân lý cũng phải là 1 quá
trình.
Vd : galileo và copẻnicus với thuyết ‘’Nhật Tâm’’
Đưa ra thuyết ‘’Nhật tâm’’ ngược với địa tâm : cho rằng mặt trời là trung tâm của vũ trụ , các hành tình
quay xung quanh mặt trời , trái đất quay xung quanh trục của nó , trước đó mô hình địa tâm cho rằng trái
đất là trung tâm của vũ trụ và mặt trời và các hành tinh khác quay xung quanh trái đất Được coi là tiêu
biểu , tiêu chuẩn thời hy lạp cổ đại , được các nhà triết học hy lạp đồng thuận cho rằng mặt trời , trăng ,
ngôi sao quan sát đc bằng mắt thường đều quay quanh trái đất
2.Các tính chất của chân lý
Mọi chân lý đều có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể.
2.1.Tính khách quan :
Chân lý là tri thức chứ ko phải bản thân hiện thực khách quan nhưng tri thức đó phải phản ánh đúng
hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng cho nên theo nghĩa đúng thì chân lý bao giờ
cũng là khách quan vì nội dung phản ánh của nó là khách quan là phù hợp với khách thể của nhận thức
Lênin nhấn mạnh ‘’ từng thừa nhận lý khách quan, tức là chân lý không phụ thuộc vào con người và loài
người” chỉ phụ thuộc vào thực tại khách quan, không phụ thuộc vào tính đơn giản hay tính chặt chẽ của
lôgíc, không phụ thuộc vào lợi ích hay sự quy ước, v.v.. V.I. Lênin cũng khẳng định “là người duy vật, có
nghĩa là thừa nhận chân lý khách quan”.
2.2.Tính tuyệt đối và tính tương đối
--Tính tương đối của chân lý thể hiện ở chỗ những tri thức của chân lý đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy
đủ , nó mới phản ánh đúng 1 mặt một bộ phận nào đó của hiện thực khách quan trong những điều kiện
giới hạn xác định. Tương đối ở đây là do điều kiện lịch sử chế ước chứ không phải phản ánh sai.
--Tính tuyệt đối của chân lý thể hiện ở chỗ tri thức của chân lý phản ánh đầy đủ thể hiện toàn diễn cái
hiện thực khách quan ở một giai đoạn lịch sử cụ thể xác định . Con người ngày càng tiến gần đến chân lý
tuyệt đối chứ không thể đạt chân lý tuyệt đối một cách trọn vẹn, toàn diện theo nghĩa đen của từ.
--Sự phân biệt giữa tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý cũng chỉ là tương đối. Đường ranh giới
này có thể vượt qua được. Trong hoạt động thực tiễn cần chống cả hai khuynh hướng; hoặc cường điệu,
tuyệt đối hóa tính tuyệt đối, phủ nhận tính tương đối của chân lý; hoặc tuyệt đối hóa tính tương đối từ đó
phủ nhận tính khách quan của chân lý.
2.3. Tính cụ thể
--Khi nhấn mạnh đặc tính này, Lênin đẫ khẳng định: “không có chân lý trừu tượng”, “chân lý luôn luôn
là cụ thể”, bởi lẽ, chân lý là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm.
3.Tiêu chuẩn của chân lý :
-Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý. Chỉ nhờ vào thực tiễn và trên cơ sở thực tiễn ta mới phân
biệt được chân lý và sai lầm.
– Thực tiễn có vai trò như vậy vì nó có ưu điểm của “tính phổ biến” và là hiện thực trực tiếp. Nhờ đó,
thực tiễn có thể “vật chất hóa” được tri thức, biến tri thức thành những khách thể xác định, cảm tính trong
thế giới khách quan.
-Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. Tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu
chuẩn duy nhất. Tương đối vì thực tiễn luôn luôn biến đổi, phát triển, do đó cần có sự bổ sung, phát triển
những tri thức đã có trước đó.
4.Ý nghĩa vấn đề?
-Chân lý là một trong những điều kiện qiên quyết bảo đảm sự thành công và tính hiệu quả của hoạt động
thực tiễn
-Trong hoạt động nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn để đạt đến chân lý , trong hoạt động thực tiễn phải
tự giác vận dụng chân lý để phát triển thực tiễn , nâng cao hiệu quả hoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội
-Việc coi trọng tri tức khoa học và tích cuẹc vận dụng sáng tạo chúng vào trong các hoạt động kinh tế -
xã hội nhằm nâng cao hiệu quả cảu các hoạt động đó về thực chất cũng chính là phát huy vai trò của chân
lý khoa học trong thực tiễn hiện nay
Câu 20 : Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về sản xuất vật chất . Phân tích vai trò của sản xuất vật
chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
*Quan niệm của chủ nghĩa Mac-Lenin về sản xuất vật chất:
- Sản xuất là hoạt động có mục đích của con người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, sản
xuất ra bản thân con người, trong đó, sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định các loại hình sản xuất khác.
- Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các
dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của
con người.
Đặc trưng của sản xuất vật chất: Là hoạt động đặc thù của con người, mang tính mục đích, tính sáng tạo,
tính lịch sử - xã hội.
VD: cấy lúa, may quần áo, dạy học, học bài, ....
* Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội
Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người:
- Sản xuất vật chất là tiền đề trực tiếp tạo ra tư liệu sinh hoạt của con người nhằm duy trì sự tồn tại và
phát triển của con người.
- Sản xuất vật chất là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người (quan hệ xã hội: chính trị, pháp
luật, đạo đức, tôn giáo...)
- Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người.
- Sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tiến bộ xã hội.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Để nhận thức và cải tạo xã hội, phải xuất phát từ đời sống sản xuất, từ nền sản xuất vật chất xã hội. Xét
đến cùng, không thể dùng tinh thần để giải thích đời sống tinh thần.
- Để phát triển xã hội phải bắt đầu từ phát triển đời sống kinh tế - vật chất.
Chủ đề 21: Nêu khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất theo quan niệm của chủ nghĩa Mác –
Lenin ? Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. ? Đảng ta đã
nhận thức vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như thế nào trong thực
tiễn?
Lực lượng ѕản хuất + Quan hệ ѕản хuất => Phương thức ѕản хuất = Cách thức ѕản хuất ᴠật chất.
+ Khái niệm: Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động (với kinh nghiệm, kỹ năng, tri
thức…) và tư liệu sản xuất (mà trước hết là công cụ lao động) tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn
làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
Ví dụ tiêu biểu là công nghệ Internet, trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G, các mạng хã hội Facebook,
Youtube… đã làm thaу đổi to lớn nhiều mắt khâu trong quá trình ѕản хuất của con người. Những công
nghệ hiện đại nàу chính là đặc trưng mang tính thời đại cho lực lượng ѕản хuất hiện naу.
+ Kết cấu bao gồm:
Người lao động: Là người có tri thức, kinh nghiệm, sức khoẻ, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo
nhất định trong quá trình sử dụng tư liệu lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, là nhân tố
giữ vai trò quyết định các yếu tố tạo thành lực lượng sản xuất. Người lao động là chủ thể sáng tạo, đồng
thời là chủ thể tiêu dùng mọi của cải vật chất xã hội.
Tư liệu sản xuất: là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất bao gồm: Đối tượng lao động và Tư
liệu lao động.
Đối tượng lao động: là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con người dùng tư liệu lao động
tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người.
Tư liệu lao động gồm: Công cụ lao động và phương tiện lao động; trong đó công cụ lao động giữ vai trò
quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực
lượng sản xuất, là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi kinh tế xã hội trong lịch sử; là thước đo trình độ
tác động, cải biến tự nhiên của con người và tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau.
Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa người lao động và công cụ lao động, trong
đó, người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định. Ngày nay, khoa học công nghệ đã trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ,
người lao động và công cụ lao động đang được trí tuệ hóa. Các quốc gia đang tiến tới phát triển kinh tế tri
thức.
- Quan hệ sản xuất
+ Khái niệm: Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế- vật chất giữa người với người trong quá
trình sản xuất vật chất.
Ví dụ:Trong quá trình khai thác mỏ than, nếu mỗi người chỉ làm ᴠiệc một cách tách biệt, không có ѕự
phối hợp giữa các công nhân, những người công nhân lại không nghe chỉ đạo của quản lý…, tức là không
tồn tại mối quan hệ giữa những con người ᴠới nhau (“quan hệ ѕản хuất”), thì tập thể đó không thể khai
thác than hiệu quả.
+ Kết cấu của quan hệ sản xuất gồm: Quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối
Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất: quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu, sử dụng
các tư liệu sản xuất xã hội (đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định các quan hệ còn lại).
Quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc tổ chức sản xuất
và phân công lao động.
Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc phân phối sản
phẩm lao động xã hội.
2. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sx và quan hệ sx :
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách
rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã
hội.
*Tác động của lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất là:
+ LLSX quyết định QHSX:
- LLSX là yếu tố động, QHSX là yếu tố tương đối ổn định. QHSX hình thành và phát triển dưới ảnh
hưởng quyết định của LLSX, phụ thuộc vào trình độ phát triển của LLSX.
- Khi trình độ LLSX phát triển đến một mức độ nhất định nào đó sẽ mâu thuẫn với QHSX hiện có, đòi
hỏi phải hình thành một QHSX mới phù hợp với LLSX phát triển.
* Quan hệ sx tác động lại đối với lực lượng sx :
+ QHSX tác động trở lại LLSX:
- Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX sẽ tạo đk cho LLSX phát triên, ngược lại, sẽ
kìm hãm sự phát triển của LLSX.
- QHSX quy định mục đích sx, ảnh hưởng đến thái độ lao động của người sx (LLSX)
3. Đảng ta đã nhận thức và vận dụng mối qua hệ này như thế nào :
Sự phát triển nhận thức của Đảng về mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn
thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
- Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã xác định: Phải từng bước xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm phát triển lực lượng sản xuất, coi đó là tiêu
chuẩn đánh giá việc xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI đã khẳng định phải giải phóng sức sản xuất, đồng thời đưa ra chủ trương điều chỉnh lớn
cơ cấu sản xuất, bố trí lại cơ cấu đầu tư; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; cải tạo xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc bảo đảm phát
triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động.
- Đại hội VII nêu định hướng: "Phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu". Đồng thời xác định:
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở
vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
- Đại hội XI đã chỉ rõ một trong những mối quan hệ lớn phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết
tốt trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là “quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất
và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa"; "Phát triển mạnh mẽ lực lượng
sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011) đã nhấn mạnh mối quan hệ “giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa” là một trong tám mối quan hệ lớn cần nắm vững và giải quyết tốt.
-Đại hội XII tiếp tục xác định “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo
- Sau hơn 30 năm đổi mới, nhất là sau năm 2011 nhận thức của chúng ta về mức độ quan hệ giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ngày càng tăng dần từ “phù hợp” đến “phù hợp từ thấp đến cao” và
đến nay là “phù hợp tiến bộ”.
Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là cơ sở lý luận để Đảng Cộng sản Việt Nam
xây dựng đường lối phát triển kinh tế.
Chủ đề 22: Quan điểm chủ nghĩa Mác – Leenin về hình thái kinh tế - xã hội ? Phân tích quá trình lịch sử
tự nhiên của hình thái kinh tế - xã hội ? Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề nghiên cứu ?
- * Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội trong
từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với trình
độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những
quan hệ sản xuất ấy.
Tính chất lịch sử - tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội được thể hiện ở các nội
dung chủ yếu sau đây:
Một là, Sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội từ tuân theo quy luật khách quan, như
quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật kiến trúc
thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng,…
Hai là, Sự vận động phát triển của xã hội bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến thay đổi
quan hệ sản xuất, làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi. Khi các yếu tố cơ bản của một hình thái kinh tế
- xã hội thay đổi, các yếu tố khác cũng thay đổi theo => hình thái kinh tế - xã hội cũ mất đi, hình thái kinh
tế - xã hội mới xuất hiện.
Ba là, quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các
hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử nhân loại và sự phát triển của lịch sử xã hội loài người có thể đo sự
tác động của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các
quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất
toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế - xã hội: nguyên thủy, nô lệ, phong
kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Như vậy, lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử phát triển của mỗi cộng đồng người nói riêng vừa tuân theo
tính tất yếu của các quy luật xã hội, vừa chịu sự tác động đa dạng của các nhân tố khác nhau, trong đó có
cả nhân tố hoạt động chủ quan của con người. Từ đó lịch sử phát triển của xã hội được biểu hiện ra là lịch
sử thống nhất trong tính đa dạng và đa dạng trong tính thống nhất của nó.
-Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Học thuyết hình thái kinh tế xã hội đã chứng minh: Động lực phát triển của của lịch sử chính là hoạt
động thực tiễn của con người dưới tác động của các quy luật khách quan, chứ không phải là một lực
lượng thần bí nào.
+ Giá trị, ý nghĩa của học thuyết còn thể hiện ở vai trò là cơ sở phương pháp luận của các khoa học xã
hội, là hòn đá tảng cho mọi nghiên của mọi nghiên cứu về xã hội, và do đó là một trong những nền tảng
lý luận của chủ nghĩa xã hội.
+ Đối với Việt Nam, giá trị của học thuyết hình hình thái kinh tế xã hội thể hiện rõ ở thực tiễn xây dựng,
phát triển đất nước.
Chủ đề 23: Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Phân
tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã
hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất
được ý thức xã hội phản ánh. Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự
nhiên và quan hệ giữa con người với con người là những quan hệ cơ bản nhất.
VD: Thời tiền sử, các bộ lạc săn bắt, hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công
cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kỹ thuật chế tác, có nhiều
loại hình ổn định nhằm phục vụ đời sống.
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần của xã
hội. Văn hóa tinh thần của xã hội mang nặng dấu ấn đặc trưng của hình thái kinh tế - xã hội, của các giai
cấp đã tạo ra nó.
VÍ DỤ: Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, nhân đạo nhân nghĩa;
truyền thống hiếu học được truyền từ đời này sang đời khác.
-Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,
Thứ nhất:Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức. Trong lĩnh
vực Xã hội thì quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã
hội, điều đó được thể hiện cụ thể là:
– Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là người ta không thể tìm nguồn gốc tư tưởng
trong đầu óc con người, mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội.
– Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức SX đã thay đổi thì sớm hay
muộn thì ý thức xã hội cũng phải thay đổi theo.
Vd:
Thứ hai: Ý thức xã hội thường lac hậu hơn so với tồn tại xã hội
Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất đi thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội cũ đó sinh ra
vẫn tồn tại dai dẳng.
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội là do những nguyên nhân về:
 Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ,thườngxuyên và trực tiếp của những hoạt động
thực tiễn của con người ,thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và
trở nên lạc hậu.
 Do sức mạnh của thói quen truyền thống ,tập quán cũng như do tính lạc hậu ,bảo thủ của một số hình
thái xã hội.
Thứ ba: Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến
có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội,dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức chỉ đạo
hoạt đông thực tiễn của con người
Thứ tư: Ý thức xã hôi tác động trở lại tồn tại xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã
hội ,mà còn bác bỏ quan niệm duy vật tầm thường hay chủ nghĩa duy vật kinh tế phủ nhận tác dụng tích
cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội.
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ
thể ,vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh.
Ý nghĩa phương pháp luận
- Cần nhận thức cả hai mặt, tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Cần nhận thức được tính quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và vai trò tác động to lớn trở
lại của ý thức xã hội với tồn tại xã hội. Chống các biểu hiện coi thường, tuyệt đối hoá hoặc tách rời giữa
hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, phải đổi mới toàn diện các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội,
trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, kết hợp với từng bước đổi mới chính trị, văn hoá ; nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Kiên trì đấu tranh cải tạo tàn dư tư tưởng cũ lạc hậu, kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở
thành nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.
Chủ đề 24:Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Phân
tích tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội? Ý nghĩa của vấn đề nghiên
cứu?
•Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã
hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất
được ý thức xã hội phản ánh. Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự
nhiên và quan hệ giữa con người với con người là những quan hệ cơ bản nhất.
VD: Thời tiền sử, các bộ lạc săn bắt, hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công
cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kỹ thuật chế tác, có nhiều
loại hình ổn định nhằm phục vụ đời sống.
•Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần của xã
hội. Văn hóa tinh thần của xã hội mang nặng dấu ấn đặc trưng của hình thái kinh tế - xã hội, của các giai
cấp đã tạo ra nó.
VÍ DỤ: Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, nhân đạo nhân nghĩa;
truyền thống hiếu học được truyền từ đời này sang đời khác.
Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội:
* Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội.
- Lịch sử xã hội loài người cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, song ý thức xã hội do xã hội đó sản
sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại. Có mấy nguyên nhân sau đây:
Một là, do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người nên tồn tại xã hội
diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội.
Hai là, do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả tính bảo thủ của hình thái ý thức xã
hội. Hơn nữa, những điều kiện tồn tại xã hội mới cũng chưa đủ để làm cho những thói quen, tập quán và
truyền thống cũ hoàn toàn mất đi.
Ba là, ý thức xã hội mang tính giai cấp, tính dân tộc, ít nhiều đều ảnh hưởng đến lợi ích của các nhóm xã
hội nên thường được cố gắng bảo tồn, duy trì.
Vì vậy, muốn xây dựng xã hội mới thì nhất định phải từng bước xóa bỏ được những tàn dư, những tư
tưởng và ý thức xã hội cũ song song với việc bồi đắp, xây dựng và phát triển ý thức xã hội mới.
* Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Triết học Mác - Lênin thừa nhận rằng, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội nhưng cũng có thể
vượt trước tồn tại xã hội. Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người có thể vượt trước tồn
tại xã hội hiện thời dự báo tương lai.
Ví dụ như: Ngay từ khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn còn đang ở trong thời kỳ phát triển tự do
cạnh tranh thì Các Mác đã đưa ra dự báo rằng quan hệ sản xuất đó nhất định sẽ bị một quan hệ sản xuất
tiến bộ hơn thay thế trong thời gian tới.
* Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
Tiến trình phát triển đời sống tinh thần của xã hội loài người cho thấy rằng, các quan điểm lý luận, các tư
tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào những tiền đề đã có từ các giai đoạn lịch sử trước đó. Ví
dụ: Triết học Mác ra đời trên cơ sở kế thừa những thành tựu triết học trước đó và khoa học đương thời.
Ví dụ như: Chủ nghĩa Mác đã kế thừa được những tinh hoa tư tưởng của loài người mà trực tiếp chính là
nền triết học Đức, kinh tế học cổ điển của Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp.
* Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.
Ý thức xã hội tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất phản ánh sự tồn tại xã hội nhưng nó biểu hiện thông
qua nhiều hình thái ý thức xã hội khác nhau. Nên giữa các hình thái đó có sự tác động qua lại lẫn nhau
trong sự phát triển của chúng.
VD:Chẳng hạn như ở thời cổ đại Tây Âu thì triết học và nghệ thuật đóng vai trò rất đặc biệt. Thời Trung
Cổ ở Tây Âu thì tôn giáo có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến triết học, nghệ thuật và pháp quyền… Ngày nay
thì hệ tư tưởng của chính trị và khoa học đang tác động mạnh đến các lĩnh vực của đời sống tinh thần xã
hội.
* Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội chịu sự tác động trở lại của ý thức xã hội là một biểu hiện khác của tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội. Sự tác động trở lại diễn ra theo hai chiều hướng là thúc đẩy hoặc kìm hãm: Nếu ý thức
xã hội tiến bộ, khoa học sẽ tác động thúc đẩy xã hội phát triển còn ý thức xã hội lạc hậu, phản động sẽ
kìm hãm sự phát triển của xã hội.
VD:Chẳng hạn như hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội của các nước Tây Âu vào thế kỷ
XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản đã trở thành vũ khí về mặt tư tưởng cho giai cấp vô sản đứng lên đấu
tranh để xoá bỏ xã hội tư bản.
*Ý nghĩa phương pháp luận
- Cần nhận thức cả hai mặt, tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Cần nhận thức được tính quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và vai trò tác động to lớn trở
lại của ý thức xã hội với tồn tại xã hội. Chống các biểu hiện coi thường, tuyệt đối hoá hoặc tách rời giữa
hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, phải đổi mới toàn diện các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội,
trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, kết hợp với từng bước đổi mới chính trị, văn hoá ; nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Kiên trì đấu tranh cải tạo tàn dư tư tưởng cũ lạc hậu, kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở
thành nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.
Vấn đề 25: Nêu khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác ?
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc hạ tầng ? vận dụng của đảng ta
* Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
- Cơ sở hạ tầng: Là toàn bộ những quan hệ sản xuất của xã hội trong sự vận động hiện
thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
Cấu trúc: Quan hệ sản xuất thống trị. Quan hệ sản xuất tàn dư. Quan hệ sản xuất mầm mống.
- Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm tư tưởng về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo
đức, tôn giáo, nghệ thuật,...cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội,
các đoàn thể xã hội,...được hình thành trên những cơ sở hạ tầng nhất định.
VD:
Cấu trúc: +Các hình thái tư tưởng xã hội: chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết
học…
+Các thiết chế xã hội tương ứng: (như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể và tổ chức
xã hội khác). Trong đó, bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối
kháng giai cấp là nhà nước - công cụ quyền lực chính trị đặc biệt của giai cấp thống trị
- Các yếu tố của kiến trúc thượng tầng có quy luật vận động riêng nhưng chúng đều tác động qua lại lẫn
nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng, song chúng lại có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng. Có
những yếu tố như chính trị, pháp luật, có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng nhưng có những yếu tố như
triết học, tôn giáo nghệ thuật...chỉ quan hệ gián tiếp với cơ sở hạ tầng.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, kiến trúc thượng tầng cũng mang tính chất đối kháng.
Ví dụ:
Trong hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa, có quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (qhsx thống trị),
quan hệ sản xuất phong kiến (qh sx tàn dư) và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (qhsx mầm mống).
b. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.
- Nội dung quy luật:
- Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, đó là quy luật phổ biến của mỗi hình thái kinh tế – xã
hội:
+ Cơ sở hạ tầng là cơ sở sản sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng. Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến
trúc thượng tầng như thế ấy.
VD: CSHT của xhpk- KTTT nhà nước của xhpk
+ Nếu cơ sở hạ tầng có sự thay đổi thì sớm muộn kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
VD: CSHT xh tư sản KTTT phải từ xhpk xh tư sản
+ Vì sao quyết định:
› Từ quan hệ vật chất quyết định quan hệ tinh thần
› Từ tính tất yếu kinh tế xét đến cùng quyết định tính tất yếu chính trị - xã hội
+ Nội dung quyết định:
› Quyết định sự ra đời của kiến trúc thượng tầng.
› Quyết định cơ cấu kiến trúc thượng tầng.
› Quyết định tính chất của kiến trúc thượng tầng.
› Quyết định sự vận động phát triển của kiến trúc thượng tầng.
- Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối và có vai trò tác động trở lại lên cơ sở hạ tầng.
+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng thể hiện trước hết ở chức năng chính trị - xã hội của nó
+ Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan
trọng.
TÍCH CỰC: Sự tác động của kiến trúc thượng tầng nếu phù hợp, cùng chiều với cơ sở hạ tầng thì sự tác
động đó thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
TIÊU CỰC: Còn trong trường hợp ngược chiều (làm trái quy luật), sự tác động của kiến trúc thượng tầng
lên cơ sở hạ tầng sẽ là tiêu cực, cản trở sự phát triển xã hội.
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cơ bản của xã hội, tác động biện chứng, trong đó cơ sở
hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng còn kiến trúc thượng tầng tác động trở lại to lớn.
+ Vì sao tác động trở lại.
› Do tính độc lập tương đối của KTTT, tính năng động, sáng tạo của ý thức, tinh thần.
› Do vai trò sức mạnh vật chất của bộ máy tổ chức - thể chế.
+ Nội dung tác động trở lại
› Củng cố, hoàn thiện và bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh ra nó, thực chất là bảo vệ lợi ích kinh
tế của giai cấp thống trị.
› Ngăn chặn cơ sở hạ tầng mới, xoá bỏ tàn dư cơ sở hạ tầng cũ.
› Định hướng, tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế.
+ Phương thức tác động trở lại.
› Tác động theo hai chiều: nếu cùng chiều với quy luật kinh tế thì thúc đẩy xã hội phát
triển, hoặc nguợc lại.
› Kiến trúc thượng tầng chính trị có vai trò lớn nhất do phản ánh trực tiếp cơ sở hạ tầng,
là biểu hiện tập trung của kinh tế.
- Đặc điểm tác động của quy luật dưới chủ nghĩa xã hội.
+ Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng không hình thành tự phát.
+ Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa dần dần loại trừ đối kháng xã
hội.
+ Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng xã hội chủ nghĩa phải được tiến hành từng bước với những hình thức, quy mô thích hợp.
-Sự vận dụng của Đảng
- Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này trong quá trình xây dựng CHXH ở nước ta hiện nay.
Nước ta đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau: từ xã hội cộng sản nguyên thủy tiến lên xã
hội chiếm hữu nô lệ, đến xã hội phong kiến rồi tiến hóa lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và
đỉnh cao nhất trong quá trình tiến hóa này là chủ nghĩa cộng sản. Nước ta đang trong giai đoạn xây dựng
CNXH theo hướng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do đó mối quan hệ
biện chứng giữa CSHT và KTTT là 1 quá trình đấu tranh lâu dài giữa cái mới và cái cũ. CNXH đang
trong quá trình xây dựng nên là cái mới còn rất non yếu, muốn xóa bỏ hết tàng dư của xã hội cũ - đại diện
cho cái cũ rất khó bởi nó đã tồn tại lâu dài. Tuy nhiên con đường đi lên CNXH ở nước ta diễn ra theo các
quy luật khách quan của thời đại chứ không phải do ý muốn chủ quan của con người quyết định nên nó là
cái mới nhưng hợp quy luật nên ngày càng phát triển và ngược lại cái cũ không hợp quy luật sẽ ngày càng
yếu đi.
- Đảng ta đã ra sức xây dựng CNXH trong đó phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng
quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Quá trình xây dựng này đòi
hỏi chúng ta phải xây dựng các quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo...,các thể
chế xã hội tương ứng như Nhà nước, đảng phái, giáo hội cho phù hợp với sự phát triển của phương thức
sản xuất mà Đảng đã đề ra để góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Vấn đề 26: Nêu khái niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp theo quan điểm của chủ nghĩa Mác? Phân tích
khái niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp theo quan điẻm của chủ nghĩa Mác Lênin ?Ý nghĩa của vấn đề
nghiên cứu ?
a. Nêu khái niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin
* Định nghĩa giai cấp
“Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một
hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những
quan hệ này được luật pháp quy định và thừa nhận), đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ
trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội
ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm
đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã
hội nhất định”.
* Định nghĩa đấu tranh giai cấp
Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại một bộ phận nhân dân khác, cuộc
đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền bị áp bức và lao động chống lại bọn có đặc quyền, đặc lợi,
bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản
chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản.
Phân tích khái niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp theo quan điẻm của chủ nghĩa Mác Lênin ?
- Khái niệm giai cấp dùng để chỉ những tập đoàn người hết sức đông đảo trong một xã hội, những tập
đoàn này phân biệt với nhau bởi địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.
- Giai cấp có 4 đặc trưng cơ bản:
+ Là những tập đoàn người to lớn khác nhau về sở hữu TLSX. Đây là đặc trưng quan trọng nhất.
+ Khác nhau về cách thức quản lí và phân công lao động.
+ Khác nhau về thu nhập của cải xã hội.
+ Khác nhau về địa vị xã hội. Điều này dẫn đến việc tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động tập đoàn
khác.
- Nguồn gốc giai cấp.
+ Nguyên nhân sâu xa: Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Nguyên nhân trực tiếp: Xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
+ Con đường hình thành giai cấp: Quyền lực; chiến tranh – tù binh; Tự do trao đổi – phân
hóa,,,
Thời kỳ nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất chưa phát triển, năng suất lao động rất thấp, sản
phẩm làm ra chưa có dư thừa, sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chưa ra đời, xã hội chưa có sự
phân chia thành giai cấp. Khi sản xuất phát triển, của cải làm ra đã có dư thừa, những người đứng đầu
trong các thị tộc, bộ tộc đã chiếm đoạt của cải dư thừa làm của riêng, chế độ tư hữu ra đời, xã hội có sự
phân chia thành giai cấp.
+ Điều kiện hình thành giai cấp: Chiến tranh, thủ đoạn cướp bóc bạo lực...
- Kết cấu giai cấp:
Là tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn lịchsử nhất định.
+ Giai cấp cơ bản.
+ Giai cấp không cơ bản.
+ Tầng lớp và nhóm xã hội.
b. Đấu tranh giai cấp
- Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp
+ Tính tất yếu:
› Đấu tranh giai cấp là tất yếu do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hòa được giữa các giai cấp.
› Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to lớn có lợi ích căn bản đối lập nhau trong
một phương thức sản xuất xã hội nhất định.
+ Thực chất:
Là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột nhằm lật
đổ ách thống trị của chúng.
̶> Đấu tranh giai cấp là “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống
bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm
thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.
- Vai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp:
+ Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp, quan trọng của lịch sử.
+Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời cải tạo cả bản thân giai
cấp cách mạng. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp không chỉ thể hiện ở thời
kỳ nổ ra các cuộc cách mạng xã hội, mà còn thể hiện cả trong thời kỳ chưa diễn ra cách mạng xã hội.
Ý nghĩa pp luận :
-Là cơ sở khoa học để nhận thức đúng vấn đề đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay.
- Cơ sở giáo dục cho thế hệ trẻ nâng cao nhận thức chính trị xác định vai trò trách nhiệm trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phê phán các quan điểm sai trái mơ hồ mất cảnh giác về đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay.
Chủ đề 27. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về dân tộc. Phân tích các đặc trưng cơ bản của dân tộc
Việt Nam? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?
Khái niệm dân tộc được sử dụng theo hai nghĩa:
+ Theo nghĩa rộng, khái niệm dân tộc dùng để chỉ những cộng đồng người có bốn đặc trưng: cồng đồng
về ngôn ngữ; cộng đồng về lãnh thổ; cộng đồng về kinh tế; cộng đồng về văn hóa, về tâm lý, tính cách.
+ Theo nghĩa hẹp, khái niệm dân tộc dùng để chỉ các tộc người: tức là dùng để chỉ các cộng đồng người
có chung một số đặc điểm nào đó về kinh tế, tập quán sinh hoạt văn hoá... Ví dụ: dân tộc Kinh, Thái, Tày,
Nùng..
Các đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam
- Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất (54 dân tộc). Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số, còn lại là
dân tộc ít người phân bố rải rác trên địa bàn cả nước.
- Tính cố kết dân tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống của dân
tộc VN trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng đất nước.
- Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở Việt Nam. Các dân tộc không có lãnh thổ riêng, không có nền
kinh tế riêng. Và sự thống nhất giữa các dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng
được củng cố.
- Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên trình độ phát
triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc còn chênh lệch, khác biệt. Đây là một đặc trưng cần hết sức quan
tâm nhằm thực hiện bình đẳng, đoàn kết dân tộc ở nước ta.
- Cùng với nền văn hóa cộng đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc VN có đời sống văn hóa
mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú thêm nên văn hóa của cộng đồng.
Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề dân tộc đã được V.I.Lênin chỉ ra rằng: Trong các cuộc cách mạng việc giải quyết đúng đắn quan
hệ giữa dân tộc và giai cấp, hai xu hướng khách quan trong sự phát triển dân tộc; đấu tranh chống chủ
nghĩa dân tộc cực đoan và cần thực hiện tốt cương lĩnh về vấn đề dân tộc đó là việc làm của những người
cộng sản trong thực hiện các cuộc cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp cách mạng Việt Nam, đã vận dụng lý luận của Lênin một cách sáng tạo trong vấn đề dân tộc và
giải phóng dân tộc và từ tư tưởng chiến lược - đại đoàn kết dân tộc trong các cuộc cách mạng. Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đúng vị trí và tầm quan trọng của vấn đề dân tộc ở nước ta, chỉ ra
những nội dung cần vận dụng trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế: “Bình đẳng, tôn trọng, đoàn
kết, giúp nhau cùng phát triển” giữa các dân tộc.
Chủ đề 28. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước. Phân tích đặc trưng, bản chất của Nhà
nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin? Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn
hiện nay
*Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền
lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm
duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
· Bản chất:
Ø Về bản chất, nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ
trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác
Ø Nhà nước là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Không có nhà nước đứng trên hoặc đứng ngoài
giai cấp.
Ø Nhà nước dù có tồn tại dưới hình thức nào thì cũng phản ánh và mang bản chất giai cấp. Để phân biệt
nhà nước với các tổ chức xã hội khác cần phải nhận biết các đặc trưng của nhà nước.
· Đặc trưng:
V.I. Lênin nhắc lại quan điểm của Ph. Ăngghen rằng, nhà nước thường có ba đặc trưng cơ bản:
Một là, nhà nước quản lý cư dân trên một vùng lãnh thổ nhất định: “so với tổ chức huyết tộc trước kia (thị
tộc hay bộ tộc) thì đặc trưng thứ nhất của nhà nước là ở chỗ nó phân chia thần dân trong quốc gia theo sự
phân chia lãnh thổ”
Hai là, nhà nước có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi
thành viên.
Ba là, nhà nước có hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy chính quyền. V.I. Lênin cho rằng, “muốn duy trì
quyền lực xã hội đặc biệt, đặt lên trên xã hội, thì phải có thuế và quốc trái”
· Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
Ø Để hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam
chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của bộ máy nhà nước theo hướng tinh giản bộ máy; “Xây dựng nhà nước kiến tạo, chính phủ liêm
chính, hành động, phục vụ; nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch” .
Xây dựng và từng bước tiến tới hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là góp phần thực hiện
mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ø Nhà nc VN cũng mang đầy đủ cơ sở của đặc trưng bản chất về nhà nc của chủ nghĩa V.I.Lenin.
- Thứ nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Thứ hai, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trực tiếp tố chức và quản li hầu hết các mặt
quan trọng của đời sống xã hội.
- Thứ ba, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ, một công cụ thực hiện
dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Thứ tư, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng
sinh sống trên đất nước Việt Nam.
- Thứ năm, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và
của dân tộc Việt Nam.
- Thứ sáu, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của thời Id quá độ lên chủ nghĩa
xã hội.
Chủ đề 29: Cách mạng xã hội là gì? Phân tích vai trò của nó trong sự phát triển của xã hội? Ý nghĩa của
vấn đề cần nghiên cứu.
Khái niệm cách mạng xã hội:
Cách mạng xã hội được hiểu theo cả hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
+Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội được hiểu là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất
trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế – xã hội
lỗi thời lên một hình thái kinh tế – xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn.
VD: cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789, lật đỏ chế độ phong kiến và kết thúc vào năm 1870,
khi hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa xã hội hoàn toàn .
+Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời và thiết lập một chế độ
chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng.
VD: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta lật đổ chính quyên thực dân phong kiến, xác
lập chính quyền công - nông mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vai trò của cách mạng xã hội trong sự phát triển của xã hội:
- Cách mạng xã hội góp phần vào quá tình thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến
bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, mới thay thế được hình thái kinh tế – xã hội cũ bằng hình thái
kinh tế – xã hội mới cao hơn.
- Cách mạng xã hội là phương thức dẫn đến sự thay đổi các hình thái kinh tế – xã hội xét cho cùng về mặt
kinh tế, là giải quyết sự xung đột giữa lực lượng sản xuất đang phát triển với quan hệ sản xuất cũ đã lạc
hậu và lỗi thời.
- Về chính trị cách mạng xã hội giải quyết sự xung đột giữa kiến trúc thượng tầng cũ đã lỗi thời với cơ sở
kinh tế mới đã được hình thành.
- Cách mạng xã hội là bước chuyển vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế – chính trị – văn hoá – tư
tưởng.
- Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, thực hiện mục đích cao cả là giải
phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khác. Đó cũng là sự giải phóng con người nói chung khỏi
sự bóc lột, áp bức và bất công.
Ý nghĩa của vấn đề cần nghiên cứu:
Mục tiêu của các mạng xã hội là giành chính quyền bằng cách đập tan( xóa bỏ) chính quyền lỗi thời, phản
động, cản trở sự phát triển của xã hội, thiết lập một trật tự xã hội tiến bộ hơn- với phương pháp cách
mạng cụ thể.
Trong xh có giai cấp, giai cấp thống trị không bao giờ tự nguyện từ bỏ địa vị của mình dù nó đã lạc hậu,
lỗi thời Đấu tranh bằng con đường bạo lực cách mạng.
Ngày nay, các quốc gia dùng chính sách phát triển kinh tế-xh, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học-công
nghệ... và dù không diễn ra các cuộc CM như xh điển hình thì vẫn thay đổi toàn bộ xã hội.
Cách mạng xã hội diễn ra dưới hình thức chuyển hóa, thay đổi dần dần từng yếu tố, bộ phận, lĩnh vực của
đời sống xã hội,xã hội sau phát triển tiến bộ hơn xã hội trước. Đặc biệt là VN hướng tới: dân giàu, nước
mạnh, dân chủ công bằng, văn minh.
Chủ đề 30: Nêu khái niệm quần chúng nhân dân? Phân tích vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch
sử? Ý nghĩa của vấn đề này trong việc quán triệt bài học “ Lấy dân làm gốc’’ .
 Khái niệm quần chúng nhân dân:
- Quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng
lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái
nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.
Quần chúng nhân dân phải kết hợp với lãnh tụ, vĩ nhân mới có đường lối lãnh đạo, chính sách phát
triển,... ( thật sự thiếu sót nếu k có sự kết hợp của 3 lực lượng này)
Lãnh tụ là gì? Lãnh tụ là một khái niệm được dùng để chỉ những cá nhân có tài năng kiệt xuất
và có ảnh hưởng lớn đến lịch sử của một cộng đồng, một dân tộc hoặc cả thế giời trong một
giai đoạn lịch sử nhất định.
VD: Anlexander Đại Đế, Hưng đạo Vương Trần quốc Tuấn, Thành Cát Tư Hãn, Chủ tịch HCM, ...
Vĩ nhân là người có tài đức lớn lao, vượt hẳn mọi người, có sự nghiệp, công lao
đặc biệt trong xã hội. Khái niệm vĩ nhân thường được dùng để chỉ những cá nhân
kiệt xuất trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, nghệ thuật…
của xã hội.
Ví dụ. I. Niutơn, Anbe Anhxtanh,… là những vĩ nhân trên các lĩnh vực hoạt động
nghiên cứu khoa học vật lý,…
Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử:
Thứ nhất, quần chúng nhân dân giữ vai trò quyết định trong sản xuất ra của cải vật chất, đảm bảo cho xã
hội tồn tại, phát triển.
Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ
sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết,
mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng được thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo
quần chúng nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa học kỹ
thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
VD: Quần chúng nd là lực lượng đông đảo và là nguồn lđ dồi dào: phải có quần chúng nd mới có các cty,
công xưởng... để sx sản phẩm vì qcnd tham gia ld sx trực tiếp.
Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội
Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng
minh rằng không có một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã hội nào có thể thành công nếu nó không
xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Nguyên nhân của mọi cuộc cách
mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, nghĩa là
bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng nhân dân. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể
của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã
hội.
Vd: quần chúng nd lầm than, đau khổ trong các xh chiếm nô,pk, tư sản CMXHCN
Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần.
Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học, đồng
thời, áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa
học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức… của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc
đẩy sự phát triển nền văn hóa tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại.
Tóm lại, từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động tinh thần, từ lĩnh vực kinh tế đến chính trị, quần
chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện lịch sử mà vai
trò chủ thể của quần chúng nhân dân cũng biểu hiện khác nhau.
VD: Đền Hùng, Chùa Một Cột, Tuồng chèo, Trống đồng Đông Sơn
Ý nghĩa của vấn đề trong việc quán triệt bài học “ Lấy dân làm gốc”.
Phương châm “Lấy dân làm gốc” với chủ trương để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra…”, một lần nữa khẳng định, vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân Việt Nam.
- Vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân Việt Nam có đặc điểm riêng. Là một dân tộc nhỏ bé
luôn phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm mạnh hơn gấp bội, dân tộc Việt Nam cần phải tập hợp,
đoàn kết lại để có sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Do vậy, ngay cả dưới chế
độ xã hội có sự đối kháng giai cấp, vai trò của quần chúng nhân dân cũng luôn được đề cao. Chính bản
thân giai cấp thống trị cũng hiểu rằng: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân
thì sống, ngược lòng dân thì chết” (Nguyễn Trãi; cũng “chỉ sợ lòng dân không theo” (Hồ Nguyên Trừng)
… Có thể nói, lịch sử Việt Nam là lịch sử quần chúng nhân dân, của toàn dân tộc dựng nước và giữ nước.
- Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, một lần nữa, Đảng ta khẳng định rằng: Cách mạng là sự nghiệp
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân lao động làm chủ. Đồng thời, Đảng ta đặt ra nhiệm
vụ: Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo hướng nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân; Phát
huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát huy nhân tố
con người. Phương châm “Lấy dân làm gốc” với chủ trương để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra…”, một lần nữa khẳng định, vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân Việt Nam.
Thấm nhuần bài học “Lấy dân làm gốc” để thấy rằng, tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hoá cá nhân người
lãnh đạo sẽ dẫn đến tuyệt đối hoá cá nhân kiệt xuất, tuyệt đối hoá vai trò người lãnh đạo mà xem nhẹ vai
trò của tập thể lãnh đạo và của quần chúng nhân dân. Căn bệnh trên dẫn đến hạn chế hoặc tước bỏ quyền
làm chủ của nhân dân, làm cho nhân dân thiếu tin tưởng vào chính bản thân họ, dẫn đến thái độ phục tùng
mù quáng, tiêu cực, tức không phát huy được tính năng động, sáng tạo chủ quan của mình.

You might also like