You are on page 1of 3

Thực chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng trong Triết học do Mác và Ăngghen

thực hiện
1. Điều kiện ra đời: 
+ Về điều kiện kinh tế - xã hội: Sự củng cố và phát triển của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp chủ nghĩa tư bản
phát triển ở Tây Âu nhất là Anh, một phần là Đức. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản
trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị- xã hội độc lập. Thực tiễn
cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu cho sự ra đời triết học Mác
+ Tiền đề lý luận: Học thuyết Mác ra đời trên cơ sở kế thừa toàn bộ những tư
tưởng trong lịch sử nhân loại, nhưng cơ bản nhất, trực tiếp nhất đó là: Triết học cổ
điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hê-ghen và Phoiơbắc, là nguồn
gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác.
+ Tiền đề về khoa học tự nhiên: Các phát minh lớn của thời kỳ này là: Định
luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Mayer. Thuyết tế bào
của Svan và Slayden. Học thuyết tiến hóa của Darwin. Chính các thành tựu khoa
học đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình
thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính
biện chứng của sự vận động và phát triển của nó. 
Sự ra đời của triết học Mác không những là một tất yếu lịch sử mà còn tạo ra
một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại.
2. Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực
hiện.
a) Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng:
Trong lịch sử triết học trước Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
tách rời nhau. Các nhà triết học duy vật dù đã thể hiện những tư tưởng biện chứng,
nhưng họ vẫn bị sự chi phối của phương pháp tư duy siêu hình. Tư tưởng biện
chứng đã đạt được những thành tựu lớn lao trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt là
trong triết học Heghen, nhưng nó lại phát triển trong hệ thống triết học duy tâm,
thần bí.
Triết học Mác ra đời đã thống nhất thế giới quan duy vật với phương pháp
luận biện chứng. Kế thừa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học cổ
điển Đức, Mác đã xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với tính cách là
khoa học về sự phát triển của thế giới tự nhiên, lịch sử xã hội loài người và tư duy.
Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học của Mác và Ăng ghen là cơ
sở để hình thành nên hệ thống triết học vĩ đại nhất trong lịch sử.
b) Phát minh ra chủ nghĩa duy vật lịch sử: là biểu hiện vĩ đại nhất cuộc
cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện
Chủ nghĩa duy vật trước Mác đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát
triển của xã hội, của khoa học và triết học. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật trước Mác
là chủ nghĩa duy vật chưa triệt để, nghĩa là mới duy vật trong giải thích tự nhiên,
nhưng còn duy tâm trong giải thích lĩnh vực lịch sử, xã hội, tinh thần.
Triết học của Mác đã giải thích không chỉ thế giới tự nhiên mà cả lĩnh vực
lịch sử, xã hội, tư tưởng. Do vậy, lần đầu tiên trong lịch sử triết học của nhân loại,
với quan điểm duy vật lịch sử, triết học Mác đã chấm dứt toàn bộ cái nhìn duy tâm,
phiến diện về xã hội. Xã hội, lịch sử, tư tưởng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại
đã được giải thích một cách khách quan, khoa học. Chính vì vậy, Lênin đã khẳng
định, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu khoa học vĩ đại nhất của khoa
học, cũng vì vậy, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng là biểu hiện vĩ đại nhất
trong lịch sử triết học do Mác và Ăngghen thực hiện.
c) Thống nhất giữa lý luận và thực tiển:
Triết học trước Mác nhìn chung chỉ mới giải thích thế giới mà chưa đề ra
được con đường, biện pháp đúng đắn để cải tạo thế giới. Cũng có các đại biểu triết
học muốn cải tạo thế giới nhưng lại muốn nhờ vào các lực lượng siêu nhiên, thần
bí, hoặc ý thức, tinh thần. Chưa một đại biểu nào hiểu được vai trò của thực tiễn
đối với hoạt động cải tạo thế giới.
Triết học Mác không chỉ giải thích thế giới mà quan trọng hơn là còn đề ra
con đường, biện pháp, cách thức để cải tạo thế giới. Đặc biệt, triết học Mác chỉ ra
rằng con người muốn cải tạo thế giới phải bằng và thông qua hoạt động thực tiễn.
Có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử triết học, triết học Mác đã gắn bó mật thiết với
hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người; còn hoạt động thực tiễn cải tạo
thế giới của con người là cơ sở, động lực, mục đích của triết học Mác.
d) Thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng:
Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm tính cách mạng. Tính khoa
học càng sâu sắc, càng phản ánh đúng quy luật của sự phát triển thế giới thì tính
cách mạng càng cao, càng triệt để
Triết học Mác biểu hiện tính cách mạng ở trong bản chất khoa học của học
thuyết, trong mục đích cải tạo thế giới, trong vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai
cấp vô sản. Triết học Mác đã chứng minh, bằng sức mạnh của phương pháp biện
chứng, sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chế độ xã hội chủ nghĩa là một tất yếu
lịch sử. Triết học Mác là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản, còn giai cấp vô sản là
vũ khí vật chất của triết học Mác trong cuộc đấu tranh vì xã hội tương lai.
e) Xác định đúng đắn mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể:
Triết học trước Mác coi “triết học là  khoa học của mọi khoa học” triết học
Mác ra đời đã chấm dứt quan điểm đó, đồng thời, xác định đúng đối tượng của triết
học là nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì
vậy, không những không tách rời, mà trái lại, triết học Mác càng có mối liên hệ
thống nhất và độc lập với các khoa học chuyên ngành. Sự phát triển của các lĩnh
vực khoa học khác nhau trong việc nghiên cứu thế giới tự nhiên và xã hội đặt cơ sở
cho những khái quát mang tính phổ biến của triết học.
Sự phát triển của khoa học hiện đại ngày nay càng minh chứng cho mối liên hệ
thống nhất giữa khoa học với triết học Mác trên con đường nhận thức và cải tạo thế
giới.
       3. Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong Triết học do Mác và Ăngghen thực
hiện.
-  Với cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện đã làm
cho triết học thay đổi vị trí, vai trò, chức năng trong mối quan hệ với thực tiễn cải
tạo thế giới của con người, cũng như trong mối quan hệ với các khoa học cụ thể
khác. Triết học Mác đã trở thành thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, đã
tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào từ trình độ tự phát lên tự giác.
-  Thay đổi căn bản đối tượng của triết học và mối quan hệ giữa triết học với
các khoa học cụ  thể.
-  Nhờ sự khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
mà triết học Mác lại trở thành thế giới quan, phương pháp luận chung, cần thiết
cho sự phát triển tiếp tục của các khoa học
-  Triết học Mác là cơ sở lý luận khoa học cho chiến lược và sách lược cách
mạng của giai cấp vô sản, là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống lại hệ tư tưởng tư
sản, chủ nghĩa xét lại, cơ hội, giáo điều...
Như vậy, có thể thấy, lịch sử triết học Mác đã chứng minh toàn bộ quan
điểm của Mác và Ăngghen là kết quả nghiên cứu trung thực của nhiều năm; tính
chân lý và cách mạng của nó không có gì đáng nghi ngờ. Triết học Mác, ngay từ
khi mới ra đời, đã biểu hiện ra không phải là những điều cứng nhắc, mà là kim chỉ
nam cho hành động. Đó là một học thuyết sinh động, luôn luôn phát triển một cách
sáng tạo trong mối liên hệ hữu cơ với thực tiễn và các khoa học khác.

You might also like