You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TẬP LỚN


Đề tài: Triết học Mác - Lênin là gì? Nêu đối
tượng và chức năng cơ bản của Triết học Mác
- Lênin?
Lớp: I.Triết học Mác - Lê-nin_1.2(15FS).1_LT,

2021-2022
Giảng viên: ThS. Đồng Thị Tuyền
Nhóm:8

0
Mục lục
1. MỞ ĐẦU............................................................................................3
1.1. Nguồn gốc hình thành triết học.............................................3
1.1.1. Nguồn gốc nhận thức........................................................3
1.1.2. Nguồn gốc xã hội..............................................................3
1.2. Nguồn gốc hình thành triết học Mác Lê-nin........................4
1.2.1. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác Lê-nin.................................4
1.2.2. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác Lê-nin.................................4
2. NỘI DUNG........................................................................................5
2.1. Triết học Mác Lê-nin là gì?....................................................5
2.2. Đối tượng của triết học Mác Lê-nin......................................6
2.3. Chức năng cơ bản của triết học Mác Lê-nin........................9
2.3.1. Chức năng thế giới quan...................................................9
2.3.2. Chức năng phương pháp luận...........................................11
3. KẾT LUẬN........................................................................................13

1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Nguồn gốc hình thành triết học
Triết học ra đời khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công
nguyên tại các trung tâm văn minh lớn của nhân loại thời Cổ đại (Phương
Đông: Ấn Độ và Trung Hoa, phương Tây: Hy Lạp).
Ta có thể phân chia nguồn gốc của triết học thành nguồn gốc nhận thức
và nguồn gốc xã hội.
1.1.1. Nguồn gốc nhận thức
Nguồn gốc nhận thức là nói đến sự hình thành, phát triển của tư duy
trừu tượng, của năng lực khái quát trong nhận thức của con người.
Đến một giai đoạn, khi kho tàng tích lũy tri thức của con người có được một
vốn hiểu biết nhất định, thì từ đó các cơ sở, các tri thức cụ thể, riêng lẻ về thế
giới phải được tổng hợp, trừu tượng, khái quát hóa, … thành những khái
niệm, phạm trù, … đủ bao quát để giải thích thế giới, rút được cái chung từ
muôn vàn điều riêng lẻ khác. Triết học ra đời đã đáp ứng được nhu cầu đó của
nhận thức.
1.1.2. Nguồn gốc xã hội

Triết học chỉ ra đời khi xã hội loài người đã đạt đến một trình độ tương
đối cao của sản xuất xã hội, phân công lao động xã hội hình thành, của cải
tương đối dư thừa, tư hữu hóa tư liệu sản xuất được luật định, giai cấp phân
hóa, nhà nước ra đời. Trong xã hội như vậy, tầng lớp tri thức, nền giáo dục và
nhà trường hình thành và phát triển, các nhà thông thái giờ đã có đủ điều kiện
và năng lực tư duy để tổng hợp, trừu tượng, khái quát hóa những tri thức, hiện
tượng ở thời đại đó lại. Từ đó triết học ra đời. Và vì chế độ sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất, của trật tự giai cấp, bộ máy nhà nước nên có thể nói triết học
mang tính giai cấp sâu sắc.

2
1.2. Nguồn gốc hình thành triết học Mác Lê-nin
1.2.1. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi mà chủ
nghĩa tư bản ở châu Âu đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã tạo ra những điều
kiện kinh tế - chính trị - xã hội thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
Đặc biệt, sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và cuộc đấu tranh
mạnh mẽ của giai cấp này là một trong những điều kiện chính trị - xã hội
quan trọng nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
1.2.2. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác Lê-nin
Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời trên cơ sở những tri thức tiên tiến nhất
của thời đại về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và những thành tựu về lý
luận trong triết học, kinh tế chính trị và tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Kế thừa,
tiếp lthu và phát triển những thành tựu trí tuệ của nhân loại, C. Mác, Ph.
Ăngghen, V.I. Lênin đã sáng tạo ra học thuyết khoa học và cách mạng cho
giai cấp vô sản, đó là chủ nghĩa xã hội khoa học

3
2. NỘI DUNG
Triết học Mác là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản trong nhận thức
và cải tạo thế giới. Đó là học thuyết về sự phát triển luôn đòi hỏi được bổ
sung, phát triển không ngừng. V.I. Lênin nhấn mạnh: “Chúng ta không hề coi
lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm;
trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà
những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu
họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”. V.I. Lênin và những
người cộng sản đã kế tục trung thành, bảo vệ và phát triển sáng tạo cả ba bộ
phận của chủ nghĩa Mác, đáp ứng đòi hỏi khách quan của thời đại mới.
2.1. Triết học Mác Lê-nin là gì?
Triết học Mác – Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự
nhiên, xã hội và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách
mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến
bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Triết học Mác - Lênin là triết học duy vật biện chứng theo nghĩa rộng.
Đó là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng cả về tự nhiên, xã hội và tư
duy; là sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Trong triết học Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng thống nhất hữu cơ với nhau. Với tư cách là chủ nghĩa duy vật, triết học
Mác - Lênin là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch
sử triết học - chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với tư cách là phép biện chứng,
triết học Mác - Lênin là hình thức cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử
triết học - phép biện chứng duy vật

Hệ thống triết học Mác-Lênin là phép biện chứng duy vật về các khái
niệm tự nhiên, xã hội và tư duy - thế giới. Nó trình bày phương pháp nghề

4
nghiệp về tính hợp lý khoa học và sự tiến bộ của giai cấp công nhân và quần
chúng nhân dân trong nhận thức và tái tạo thế giới. Sự thống nhất giữa lý luận
khoa học biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử biện chứng là hệ
thống đặc trưng cơ bản quan trọng. Trong triết học này, học thuyết biện
chứng là trình độ phát triển cao nhất của học thuyết duy vật trong lịch sử.
Phương pháp lịch sử biện chứng là trình độ phát triển cao nhất của các
phương pháp của lịch sử: tiến hóa, cách mạng, xây dựng là hình thức cụ thể
của nó.

Triết học Mác – Lênin trở thành thế giới quan, phương pháp luận khoa
học của lực lượng vật chất – xã hội năng động và cách mạng nhất tiêu biểu
cho thời đại ngày nay là giai cấp công nhân để nhận thức và cải tạo xã hội.
Đồng thời triết học Mác – Lênin cũng là thế giới quan và phương pháp luận
của nhân dân lao động, cách mạng và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận
thức và cải tạo xã hội.

Trong thời đại ngày nay, triết học Mác – Lênin là một trong những
thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng triết học nhân loại, đang là hình thức phát
triển cao nhất của các hình thức triết học trong lịch sử. Triết học Mác – Lênin
là học thuyết về sự phát triển thế giới, đã và đang phát triển giữa dòng văn
minh nhân loại.
Triết học Mác - Lênin đã trở thành thế giới quan, phương pháp tư duy
khoa học và hành động cách mạng của lực lượng tích cực nhất - giai cấp xã
hội. Triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin đang ở trình độ phát triển cao trong
thế giới ngày nay, là phương pháp luận để hiểu và thay đổi hệ thống xã hội.
2.2. Đối tượng của triết học Mác Lê-nin
Với tư cách là hình thái tổng hợp và phát triển của tư tưởng
triết học cũ, đối tượng nghiên cứu của triết học Mác Lê-nin chắc chắn

5
vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt so với các hệ thống triết học
khác trong lịch sử.
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, mặc dù mỗi hệ thống triết
học vẫn thường xác định cho mình một đối tượng nghiên cứu riêng, nhưng để
thực hiện chức năng (là hạt nhân lý luận của thế giới quan và cơ sở phương
pháp luận chung nhất) của mình, trước hết mọi hệ thống triết học đều phải
nghiên cứu và giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo một lập
trường nhất định là duy vật hoặc duy tâm.
Chính vì những cơ sở và chức năng nói trên, mọi hệ thống triết
học trong lịch sử đều phải tập trung nghiên cứu những vấn đề chung nhất của
tự nhiên, xã hội và con người. Như: nghiên cứu về các lĩnh vực tự nhiên, xã
hội, về mối quan hệ giữa chúng, về quan hệ giữa người với người, quan hệ
trong một cộng đồng, một quốc gia hay toàn thế giới nói chung, về sự ảnh
hưởng của tư duy con người ảnh hưởng đến thế giới xung quanh theo những
nhân sinh quan khác nhau, cả tích cực hay tiêu cực.
Sau khi kế thừa và phát triển, triết học Mác - Lênin đã khắc phục
những hạn chế và đoạn tuyệt với những quan niệm sai lầm của các hệ thống
triết học khác. Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin là giải quyết
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và
nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã
hội và tư duy. Do giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học trên lập
trường duy vật biện chứng nên triết học Mác - Lênin chỉ ra các quy luật vận
động, phát triển chung nhất của thế giới cả trong tự nhiên, lịch sử xã hội và tư
duy. Triết học Mác - Lênin đồng thời giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Cả thế giới khách quan, quá
trình nhận thức và tư duy của con người đều tuân theo những quy luật biện
chứng. Các quy luật biện chứng của thế giới về nội dung là khách quan nhưng

6
về hình thức phản ánh là chủ quan. Biện chứng chủ quan là sự phản ánh của
biện chứng khách quan.
Vd: Trong tự nhiên có môi trường biển, đối với mỗi cá nhân sẽ có cách
nhìn nhận, tư duy khác nhau về nó, đây là hình thức phản ánh chủ quan, như
đối với nhà thơ, nhà văn thì biển sẽ có hình thái văn vẻ hơn, thơ mộng hơn so
với một người kĩ sư nhìn nhận biển một cách bình thường, hay khác đối với
một người ngư dân dựa vào biển để kiếm kế sinh nhai. Còn về mặt nội dung
chủ quan thì biển dù thế nào vẫn thế, bản chất của nó là một vùng nước mặn.
Vượt qua những hạn chế lịch sử của các hệ thống triết học khác, triết học Mác
-Lênin xác định đối tượng nghiên cứu của mình bao gồm không chỉ những
quy luật phổ biến của tự nhiên nói chung, mà còn bao gồm cả những quy luật
phổ biến của bộ phận tự nhiên đã và đang được nhân hóa - tức là các quy luật
phổ biến của lịch sử xã hội. Do đó, đối tượng của triết học Mác - Lênin bao
gồm cả vấn đề con người. Triết học Mác - Lênin xuất phát từ con người, từ
thực tiễn, chỉ ra những quy luật của sự vận động, phát triển của xã hội và của
tư duy con người. Mục đích của triết học Mác - Lênin là nâng cao hiệu quả
của quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm phục vụ lợi ích của con
người.

Với triết học Mác - Lênin thì đối tượng của triết học và đối tượng của
các khoa học cụ thể đã được phân biệt rõ ràng. Các khoa học cụ thể nghiên
cứu những quy luật trong các lĩnh vực riêng biệt về tự nhiên, xã hội hoặc tư
duy. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động trong cả ba
lĩnh vực này.

Triết học Mác - Lênin có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khoa
học cụ thể. Các khoa học cụ thể cung cấp những dữ liệu, đặt ra những vấn đề
khoa học mới, làm tiền đề, cơ sở cho sự phát triển triết học. Các khoa học cụ

7
thể tuy có đối tượng và chức năng riêng của mình nhưng đều phải dựa vào
một thế giới quan và phương pháp luận triết học nhất định. Quan hệ giữa quy
luật của triết học và quy luật của khoa học cụ thể là quan hệ giữa cái chung và
cái riêng. Sự kết hợp giữa hai loại khoa học, hai loại tri thức nói trên là tất
yếu. Bất cứ một khoa học cụ thể nào, dù tự giác hay tự phát đều phải dựa vào
một cơ sở triết học nhất định. Triết học Mác - Lênin là sự khái quát cao những
kết quả của khoa học cụ thể, vạch ra những quy luật chung nhất của tự nhiên,
xã hội và tư duy; do đó, trở thành cơ sở thế giới quan, phương pháp luận cho
các khoa học cụ thể.

2.3. Chức năng cơ bản của triết học Mác Lê-nin

Cũng như mọi khoa học, triết học Mác - Lênin cùng một lúc thực hiện
nhiều chức năng khác nhau, đó là chức năng thế giới quan và chức năng
phương pháp luận, chức năng nhận thức và giáo dục, chức năng dự báo và
phê phán... Tuy nhiên, chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp
luận là hai chức năng cơ bản của triết học Mác - Lênin.

2.3.1. Chức năng thế giới quan

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của
con người trong thế giới đó. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan.
Triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân
thế giới quan cộng sản.
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng định
hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực. Đây chính là
“cặp kính” triết học để con người xem xét, nhận thức thế giới, xét đoán mọi
sự vật, hiện tượng và xem xét chính mình. Nó giúp con người có cơ sở khoa
học đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục
đích, ý nghĩa của cuộc sống.

8
Thế giới quan duy vật biện chứng còn giúp con người hình thành quan
điểm khoa học định hướng mọi hoạt động, từ đó xác định thái độ và cả cách
thức hoạt động của mình. Trên một ý nghĩa nhất định, thế giới quan cũng
đóng vai trò của phương pháp luận. Giữa thế giới quan và phương pháp luận
trong triết học Mác - Lênin có sự thống nhất hữu cơ. Thế giới quan duy vật
biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người. Thế giới quan
đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực. Trình độ phát
triển về thế giới quan là tiêu chí quan trọng của sự trưởng thành cá nhân cũng
như một cộng đồng xã hội nhất định
Các khoa học đều góp phần giúp con người hình thành thế giới quan
đúng đắn; trong đó, thế giới quan triết học là hạt nhân lý luận của thế giới
quan, làm cho thế giới quan của con người phát triển như một quá trình tự
giác. Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò là cơ sở khoa học để đấu
tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học. Với bản
chất khoa học và cách mạng, thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân của
hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách mạng, là cơ
sở lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản cách mạng, phản khoa
học.

Để làm rõ các nội dung của vấn đề thế giới quan bài viết xin đưa ra ví
dụ về thế giới quan theo từng loại thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn
giáo và thế giới quan triết học.

+ Đối với thế giới quan huyền thoại thì dân tộc Việt Nam có truyền
thuyết Lạc Long Quân- Âu Cơ để giải thích về nguồn gốc của dân tộc với 100
anh em, 50 theo cha lên núi và 50 theo mẹ xuống biển hay truyền thuyết Sơn
Tinh- Thủy Tinh giải thích hiện tượng mưa lũ của nước ta….

9
+ Thế giới quan tôn giáo giải thích dựa trên cơ sở thừa nhận sự sáng tạo
của một loại năng lực thần bí, siêu nhiên. Theo Kinh thánh, Thiên Chúa là
đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ
ngơi. Ông Adam và bà Eva không nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái của “cây
biết điều thiện điều ác” (trái cấm) nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa
đàng. Hai người này truyền tội lỗi (gọi là tội tổ tông, nguyên tội) cho con
cháu là loài người. Bởi loài người mang tội, Thiên Chúa đã giáng sinh làm
người và chịu khổ hình để loài người được hòa giải với Thiên Chúa.

+ Thế giới quan triết học được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận,
phạm trù, quy luật. Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời
cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về
bán kính, khối lượng và mật độ của vật chất. Trái Đất còn được biết tên với
các tên gọi “hành tinh xanh”, là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có
con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có
sự sống.

2.3.2. Chức năng phương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc có
vai trò chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu. Phương pháp luận cũng có nghĩa
là lý luận về hệ thống phương pháp. Triết học Mác - Lênin thực hiện chức
năng phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động
thực tiễn.

Vai trò phương pháp luận duy vật biện chứng được thể hiện trước hết là
phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Phương pháp luận duy
vật biện chứng trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương
pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.

10
Triết học Mác - Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái niệm,
phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển
tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.

Tuy nhiên, triết học Mác - Lênin không phải là “đơn thuốc vạn năng”
có thể giải quyết được mọi vấn đề. Để đem lại hiệu quả trong nhận thức và
hành động, cùng với tri thức triết học, con người cần phải có tri thức khoa
học cụ thể và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn xã hội. Trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn không được xem thường hoặc tuyệt đối hóa phương pháp
luận triết học. Nếu xem thường phương pháp luận triết học sẽ sa vào tình
trạng mò mẫm, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động, sáng tạo trong công
tác. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của phương pháp luận triết học sẽ sa
vào chủ nghĩa giáo điều và dễ bị vấp váp, thất bại. Bồi dưỡng phương pháp
luận duy vật biện chứng giúp mỗi người tránh được những sai lầm do chủ
quan, duy ý chí và phương pháp tư duy siêu hình gây ra.

Như vậy, ta có thể tóm gọn lại ý nghĩa của phương pháp luận là giúp
con người suy nghĩ, nhận thức một cách hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu
của mình với những vốn tri thức về cả mặt triết học hay khoa học và những
kinh nghiệm thực tiễn được đúc rút ra từ quá khứ hay qua nhiều lần suy đoán,
thử nghiệm. Ta có thể lấy một số ví dụ liên hệ đến thực tế rất tiêu biểu như:

+Phương pháp luận toán học, xuất phát từ việc nghiên cứu các lý thuyết
toán học, kết hợp với các suy đoán, thí nghiệm thực tế để đề xuất được những
nguyên tắc chung chỉ đạo quá trình xác định và áp dụng các phương pháp
toán học...

+Phương pháp luận kinh tế học có nhiệm vụ nghiên cứu các lý thuyết
kinh tế, để rút ra những quan điểm, nguyên tắc cơ bản như: quan điểm về hiệu
quả; quan điểm về tiến bộ xã hội; quan điểm về phát triển bền vững v.v. làm

11
cơ sở cho việc xác định các phương pháp kinh tế cụ thể như: phương pháp
điều tra chọn mẫu; phương pháp phân tích các hoạt động kinh tế, phương
pháp thống kê …Việc lựa chọn một phương pháp kinh tế cụ thể nào đó phải
xuất phát từ các nguyên tắc phương pháp luận chung đó.

3. KẾT LUẬN

Như vậy, từ những phân tích ở trên chúng ta có thể tóm lại những nội
dung chính như sau:

Về khái niệm: Triết học Mác-Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện
chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa
học cách mạng của giai cấp công nhân dân lao động để nhận thức và cải tạo
thế giới.

Về nội dung: Triết học Mác- Lênin với 3 nội dung cốt lõi là chủ nghĩa
duy vật biện chứng; phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử là
thế giới quan và phương pháp luận được gắn kết và thống nhất hữu cơ với
nhau là do triết học Mác-Lênin hoàn toàn có khả năng nhận thức đúng đắn cả
thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Triết học Mác- Lênin đã trang
bị thế quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa
học để Đảng ta xây dựng chủ trương, đường lối, chương trình, kế hoạch hành
động và biến chúng thành hiện thực, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Những
bài học quý giá của thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua với
thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, của 2 cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, những thành tựu của 35 năm đổi mới
đất nước vừa qua là những bằng chứng sinh động thể hiện rõ vai trò, sức
mạnh của vận dụng sáng tạo Triết học Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam.

12
Về đối tượng: triết học Mác - Lênin nghiên cứu, giải quyết mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu
những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy. Với triết học Mác - Lênin thì đối tượng của triết học và đối tượng của
các khoa học cụ thể đã được phân biệt rõ ràng, nó cũng có mối quan hệ gắn
bó chặt chẽ với các khoa học cụ thể. Mối quan hệ giữa quy luật của triết học
và quy luật của khoa học cụ thể chính là quan hệ giữa cái chung và cái riêng.

Về chức năng: Tương tự như mọi khoa học, triết học Mác - Lênin cùng
lúc thực hiện nhiều chức năng khác nhau, đó là chức năng thế giới quan và
chức năng phương pháp luận, chức năng nhận thức và giáo dục, chức năng dự
báo và phê phán.... Nhưng hai chức năng cơ bản và tiêu biểu nhất của triết
học Mác – Lênin là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.

Thông qua bài phân tích chúng ta cũng rút ra được những bài học:

Triết học Mác – Lênin là thế giới qua, phương pháp luận khoa học và
cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn.

Triết học Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa
học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện
cuộc các mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triên mạnh mẽ.

Triết học Mác – Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Từ đó đòi hỏi chúng ta phải bảo vệ, phát triển triết học Mác – Lênin để
phát huy tác dụng và sức sống của nó đối với thời đại và đất nước.

Còn đối với cá nhân chúng tôi, những người đang học về ngành kỹ sư
tự động hóa thì triết học Mác Lê-nin giúp mỗi chúng tôi có một cách suy nghĩ

13
logic, chính xác hơn trong cách xử lí các vấn đề từ học tập đến cuộc sống cá
nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Văn Đức, Trần Văn Phòng, Nguyễn Tài Đông, và những
người khác. - 2021 - Giáo trình Triết học Mác - Lênin : Dành cho bậc đại
học hệ không chuyên lý luận chính trị - Chính trị Quốc gia Sự thật
(https://dlib.phenikaa-uni.edu.vn/handle/PNK/3024 )
2. Ban tuyên giáo tỉnh ủy- 2021- NHỮNG NỘI DUNG CỐT LÕI
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ
GIẢI PHÁP, TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA
ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ
ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI (Tài liệu kèm theo Kế hoạch số 46-
KH/BTGTU, ngày 08-6-2021)- Ban tuyên giáo tỉnh ủy.
(https://giongrieng.kiengiang.gov.vn/Lists/TinTuc/Attachments/1469/Tai
%20lieu%20cua%20Chu%20nghia%20MAC-LENIN%20-TT%20HCM
%20(1).pdf )
3. GS.TS. Phạm Văn Đức, GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, và những
người khác.- 2019- Giáo trình Triết học Mác – Lênin; Trình độ: Đại Học;
Đối tượng: Khối các ngành lý luận chính trị. - Chính trị Quốc gia Sự thật
(https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBDH/Attachments/2730/GT
%20h%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Tri%E1%BA%BFt
%20h%E1%BB%8Dc%20MLN%20(C)%20Tr%20%C4%91%E1%BA
%A7u%20-Tr56.pdf )

14
15

You might also like