You are on page 1of 6

Câu hỏi 3 : Triết học Mác- Lê nin là gì ?

Nêu đối tượng và chức năng cơ bản


của triết học Mác-Lê nin?

Mở đầu
 Nguồn gốc triết học ( t12 GT1)
- Là 1 loại hình thức đặc thù của con người
- Ra đời ở phương Đông – phương Tây( TK VIII-VI TCN)
 Nguồn gốc Mác Lê-nin ( t48 GT1)
- Là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và khoa học
của nhân loại
- Là kết quả của sự thống nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan của C.Mác và Ph. Ăngghen
- Ba nguồn gốc: ĐK kinh tế- xã hội
Nguồn gốc lý luận
Tiền đề KHTN
Nội dung
 Khái niệm : là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và
tư duy thế giới quan và phương pháp lực khoa học, cách mạng của gia cấp
công nhân, nhân dân lao động và lực lượng xã tiến bộ trong nhận thức và cải
tạo thế giới.(t95 GT1)
 Đối tượng:
- Là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy
vật…tự nhiên, xã hội và tư duy (t97 GT1)
- Với triết học Mác Lê-nin thì đối tượng của triết học … phân biệt rõ rang.
(t98 GT1)
- Triết học Mác Lê-nin có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khoa học
cụ thể( t98 GT1)
- Đối tượng của triết học Mác bao gồm cả vấn đề con người vì…tư duy
con người.( t98 GT1)
 Chức năng (t99 GT1)
- Chức năng thế giới quan
- +Định hướng cho hoạt động nhận thứcvà hoạt động thực tiễn của con
người. Trong triết học có 2 thế giới quan cơ bản đối lập nhau là thế giới
quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Cùng với thế giới quan triết học
còn có chức năng phương pháp luật.
+ triết học Mác Lê-nin đem lại TGQ duy vật biện chứng là hạt nhân thế
giới quan cộng sản
+ có vai trò đặc biệt quan trọng định hướng cho con người nhận thức
đúng với thế giới thực
+ giúp con người có cơ sở khoa học đi sâu nhận thức bản chất
+ giúp con người hình thành qan điểm khoa học định hướng mọi hoạt
động
+ nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người
- Chức năng phương pháp luận ( t101 GT1)
+ là hệ thống những quan hệ, quan điểm…nhằm đạt kết quả tối ưu.
+ là phương pháp của toàn bộ nhân loại
+ trang bị cho con người hệ thống các khái niệm ,phạm trù, quy luật…
giúp con người phát triển tư duy khoa học
Kết luận
- Rút ra được khái niệm chức năng đối tượng nguồn gốc của triết học mác
lênin
- Liên hệ: xác định được về đại thể con đường cần đi có được phương
hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết vấn đề. Như vậy, xuất từ lập
trường quan điểm của triết học Mác - Lênin, con người có thể có được
những cách giải quyết đúng đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Điều
này thể hiện giá trị định hướng - một biểu hiện cụ thể chức năng phương
pháp luận của triết học Mác - Lênin trong giải quyết những vấn đề cụ thể
của cuộc sống. Chẳng hạn, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Đổi
mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành
động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”, “Đổi mới tư duy,
hoạt động giáo dục và đào tạo còn chậm, chưa quyết liệt; một số nhiệm
vụ, giải pháp đổi mới còn thiếu hệ thống, chưa ổn định; đào tạo chưa gắn
kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị
trường lao động. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”.
Câu hỏi 4 : Phânn tích vai trò của Triết học Mác – Lênin trong đời sống xã
hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt nam hiện nay ?
Nguồn gốc :
. Triết học Mác-Lênin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX, là kết quả tất yếu của
sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và khoa học của nhân loại, trong sự phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội, mà trực tiếp là thực tiễn đấu tranh giai cấp của
giai cấp vô sản với giai cấp tư sản . Sự ra đời của triết học Mác-Lênin là một cuộc
cách mạng vĩ đại trong lịch sự triết học Triết học duy tâm khách quan của Hêghen
là đỉnh cao của triết học cổ điển Đức. Ông là người đã trình bày một cách có hệ
thống tư tưởng biện chứng duy tâm; đã triển khai những quy luật và các phạm trù
của phép biện chứng xuất phát từ “ý niệm tuyệt đối”. C.Mác và Ph.Ăngghen đã
triệt để phê phán tính chất duy tâm, thần bí trong triết học Hêghen, nhưng đồng
thời cũng đánh giá cao tư tưởng biện chứng của ông. Đó là tư tưởng kế thừa những
hạt nhân hợp lý của lịch sử triết học, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của
tất cả các hệ thống triết học, trong đó có triết học Mác. Đồng thời, xuất phát từ
những giá trị được kế thừa biện chứng trong kinh tế chính trị học Anh (đại biểu là
A.Xmít và Đ.Ricácđô), chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh (đại biểu là
Xanh Ximông, S.Phuriê, R.Ôoen), C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định nền tảng
vật chất của sự phát triển lịch sử xã hội, sáng tạo nên quan điểm duy vật về lịch sử
và dự báo về chủ nghĩa xã hội hiện thực trong tương lai.
( Trang 50→95-GTTH Mác-Lênin 1)

Khái niệm:

. Triết học Mác-Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã
hội, tư duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và
cải tạo thế giới xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công; giải phóng giai cấp, giải phóng xã
hội, xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn đó là xã hội xã hội chủ nghĩa và xã
hội cộng sản chủ nghĩa. Những cống hiến vĩ đại của C.Mác trong lĩnh vực triết học
đó là tạo nên sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng; sáng
tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; làm cho triết học trở thành thế giới quan, phương
pháp luận khoa học và cách mạng để giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao
động trên toàn thế giới. Trong lịch sử triết học duy vật trước C.Mác đã chứa đựng
không ít những hạt nhân hợp lý. Nhưng do sự hạn chế của điều kiện lịch sử xã hội,
trình độ phát triển của khoa học cho nên tính siêu hình, duy vật về tự nhiên, duy
tâm về xã hội là nhược điểm lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác. Trong
khi đó, phép biện chứng lại bị nhốt trong cái vỏ duy tâm thần bí của triết học cổ
điển Đức, đặc biệt là hệ thống triết học duy tâm, bảo thủ, phản động của
G.V.Ph.Hêghen. Để xây dựng một thế giới quan, phương pháp luận triết học thực
sự khoa học và cách mạng, đem lại cho loài người một công cụ nhận thức vĩ đại,
C.Mác đã tiến hành cải tạo chủ nghĩa duy vật L.Phoiơbắc, phép biện chứng duy
tâm của Hêghen. Công lao của C.Mác trong cải tạo chủ nghĩa duy vật đã được
V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong khi nghiên cứu sâu và phát triển chủ nghĩa duy
vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy
từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người”. Đặc trưng của
phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng
thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng
khác.
(Trang 95→104- GTTH Mác-Lênin 1)

Vai trò của triết học Mác -Leenin trong đời sống xã hội :

. Triết học Mác-Lênin là thế giới quan phương pháp luận khoa học và cách mạng
cho con người trong nhận thức và thực tiễn được thể hiện qua chức năng của triết
học. Triết học có nhiều chức năng như: Chức năng nhận thức, chức năn đánh giá,
chức năng giáo dục…. Nhưng quan trọng nhất kà chức năng thế giới quan và chức
năng phương pháp luận. Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và
về vai trò của con người trong thế giới. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Tồn tại trong thế giới dù
muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân
mình. Thế giới quan đóng vai trò là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động
sống của con người. Từ thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận
thức, quan sát, nhìn nhận mọi vấn đề trong thế giới xung quanh. Từ đó giúp con
người định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình. Triết học ra
đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát
triển như một quán trình tự giác dựa trên sự tổng kế kinh nghiệm thực tiễn và tri
thức do các khoa học đưa lại. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ
thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các
phương pháp. Đây là hệ thống những quan điểm chung nhất đóng vai trò xây dựng,
lựa chọn vận dụng các phương pháp. Phương pháp luận chia thành nhiều cấp độ:
phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung
nhất (phương pháp luận triết học). Tuy không phải là một ngành khoa học độc lập
nhưng phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu được trong bất kỳ một
ngành khoa học nào.Phương pháp luận triết học đóng vai trò chỉ đạo, định hướng
trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn và vận dụng các phương pháp hợp lý, có hiệu
quả tối đa để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.
(Trang 104→112-GTTH Mác-Lênin 1 )

. Triết học Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách
mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện phát triển mạnh mẽ ….
(Trang 112→114-GTTH Mác-Lênin 1 )
. Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác-Lê nin thể hiện đặc
biệt rõ với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, đó là đổi mới tư duy nhất là tư duy lí
luận. Nếu không có đổi mới tư duy lý luận thì sẽ không có sự nghiệp đổi mới Thế
giới khách quan khoa học được đánh giá là kim chỉ nam giúp con người đến với
các hoạt động tích cực theo sự phát triển của xã hội. Thế giới khách quan khoa học
đóng vai trò quan trọng đối với mỗi con người, cộng đồng và xã hội nói chung.
Thế giới quan đúng đắn sẽ hướng con người hoạt động theo những tư duy phát
triển, góp phần vào sự tiến bộ của xã hội. Đây cũng chính là cơ sở cho sự hình
thành tư tưởng về mặt nhân cách, chính trị, hành vi và đạo đức. Vai trò của thế giới
quan trong cuộc sống được thể hiện qua việc xác định được các mối liên kết chung
giữa thế giới và con người đã giúp chúng ta tạo nên những định hướng về lý tưởng
sống thông qua các mục tiêu và định hướng phương pháp hoạt động cụ thể. Vai trò
của thế giới quan trong cuộc sống được thể hiện qua tri thức chung về thế giới, bản
chất của con người, niềm tin, tình cảm trong thế giới quan mà chúng ta nhận thức
được sẽ sâu sắc hơn thông qua các hoạt động thực tiễn đang diễn ra. (Trích trang
112-115-Giáo trình triết học Mác-Lênin)
KẾT LUẬN :
. Triết học Mác-Lênin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX, là kết quả tất yếu của
sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và khoa học của nhân loại, trong sự phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội, mà trực tiếp là thực tiễn đấu tranh giai cấp của
giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
. Triết học Mác-Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã
hội, tư duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và các thế giới
. Triết học Mác-Lênin là thế giới quan phương pháp luận khoa học và cách mạng
cho con người trong nhận thức và thực tiễn
. Triết học Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách
mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện phát triển mạnh mẽ
. Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác-Lê nin thể hiện đặc
biệt rõ với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, đó là đổi mới tư duy nhất là tư duy lí
luận.

You might also like