You are on page 1of 5

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Giảng viên : Nguyễn Thị Thúy Thanh


Chương 1: Nhập môn CNXHKH
I. Sự ra đời của CNXHKH
1. Hoàn cảnh lịch sử CNXHKH
a. Điều kiện kinh tế xã hội
* Kinh tế:
- Năm 40 của thế kỉ 19, cuộc cách mạng công nghiệp đã được hoàn thành ở nước Anh và
chuyển sang nước Pháp, nước Đức và làm xuất hiện một lực lượng sản xuất mới , đó là nền
đại công nghiệp và nền đại công nghiệp phát triển làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa có bước phát triển vượt bậc và làm cho lực lượng sản xuất ngày càng có tính xã hội hóa
cao.
- Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất mang tính chất tư
nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
* Xã hội:
- Trong xã hội xuất hiện giai cấp mới: công nhân hiện đại và trở thành lực lượng chính trị độc
lập xã hội
- Mẫu thuẫn về mặt kinh tế giữu lực luwngj sản xuất và quan hệ sản xuất , biểu hiện về mặt xã
hội là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Mẫu thuẫn này ngày càng gay gắt và nó dẫn đến
những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và những cuộc đấu tranh tiêu biểu của gia cấp
công nhân:
1. Phong trào Hiến chương- Anh
2. Khởi nghĩa Leon-Pháp
3. Khởi nghĩa Xilizi-Đức
 Cuối cùng không dành được thắng lợi vì còn mang tính tự pháp và thiếu một lí luận khoa
học cách mạng soi đường. Vì vậy, học thuyết Mac ra đời để đáp ứng phong trào đấu tranh của
công nhân thế kỉ 19.
b. Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận
*KHTN:
- Cuối thể kỷ 18, đầu thế kỉ 19 nhân loại đạt rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH-TN, tạo
nền tảng cho sự phát triển tư duy lý luận. Trong KH-TN, có thể kể tới những phát minh có ý
nghĩa vạch thời đại đó là : học thuyết tiến hóa, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng,
học thuyết tế bào.Những phát minh này là tiền đề khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy nghĩa duy vật lịch sử, là cơ sở phương pháp luận cho các nhà
sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị xã hội đương
thời
*Tiền đề tư tưởng lý luận:
- Ở thế kỷ 19, nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH-XH; trong đó phải kể
đến
+ Triết học cổ điển Đức : giúp Mac- Anghen hình thành thế giới quan duy vật biện chừng,
+Kinh tế chính trị cổ điển của nước Anh: giúp M-A nghiên cứu chính trị trong xã hội tư bản
+Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán ở thế kỉ 19:cơ sở lý luận trực tiếp giúp M-A xây
dựng chủ nghĩa xã hội khoa học.
Những tiền đề này là cơ sở lý luận giúp Mac-Anghen xây dựng học thuyết của mình.
2. Vai trò của C.Mac mà Ph.Ănghen
a. Sự chuyển biến lập trường Triết học và Chính trị
- C.Mac(1818-1883); Anghen(1820-1895) , cả hai ông đều sinh trưởng ở Đức – nơi có nền
Triết học phát triển rực rỡ . Bằng trí tuệ uyên bác và sự dấn thân trong phong trào công nhân
M và A đã tiếp thu các giá trị của nền triết học cổ điển của kinh tế chính trị học cổ điển và
kho tàng tri thức của nhân loại để các ông trở thành những nhà khoa học thiên tài, những nhà
cách mạng vĩ đại nhất thời đại.
- Khi mới bước vào hoạt động khoa học, cả M và A còn đứng trên quan điểm duy tâm và là
những thành viên tích cực của CLB Heghen trẻ, xong với nhãn quan khoa học sáng suốt.Song
với nhãn quan khoa học sáng suốt, Mac- Awnghen đã sớm nhận thấy những mặt tích cực và
hạn chế trong triết học cổ điển Đức, đã kế thừa cái “hạt nhân” hợp lý của phép biện chứng để
xây dựng nên lý thuyết mới về chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Với Mac, cuối 1843, đầu 1844, ông đã viết tác phẩm phê phán Triết học pháp quyền của
Heghen. Thông qua tác phẩm này đã thể hiện rõ sự chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sàn
thế giới quan duy vật, từ lập trương dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa
- Với Anghen, năm 1843, ông viết một số tác phẩn như “ Tình cảnh nuwocs Anh”; “Lược
khảo khoa Kinh tế chính trị . Thông qua tác phẩm này đã thể hiện rõ sự chuyển biến từ thế
giới quan duy tâm sàn thế giới quan duy vật, từ lập trương dân chủ cách mạng sang lập trường
cộng sản chủ nghĩa.
b. 3 phát kiến vĩ đại của Mac và Anghen
-Chủ nghĩa duy vật lịch sử là phát kiến thứ nhất của Mac- Anghen – đó là sự khẳng định về
mặt Triết học, sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội thì tất yếu như
nhau
- Học thuyết về giá trị thặng dư đã vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản; khẳng
định về phương diện kinh tế sự diệt vong CNTB và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội
- Học thuyết về sự mệnh lịch sử toàn thế giới vủa giai cấp công nhân; phát kiến này khắc phục
một cách để những hạn chế có tính lịch sử của CNXH không tưởng và luận chứng về phương
diện chính trị xã hội
c.Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa XH-
KH
- T2/1848, được sự ủy nhiệm của những người cộng sản và công nhân quốc tế, M&A đã viết
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” tuyên bố trước toàn thế giới.
- Tuyên ngôn ĐCS là tác phẩm kinh điển chủ yếu của CNXHKH, đánh dấu sự hình thành cơ
bản lý luận của chủ nghĩa Mác bao gồm 3 bộ phận hợp thành: Triết học, Kinh tế chính trị và
chủ nghĩa xã hội khoa học
- Tuyên ngôn ĐCS được coi là cưng lĩnh chính trị, là kim chỉ nam hành động của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế.
II. Các giai đoạn phát triển chủ yếu của CNXHKH
1.MA tiếp tục phát triển CNXHKH
a. 1848-1871:
- Đây là thời kỳ diễn ra những cuộc cách mạng tư sản ở các nước Tây Âu (1848-1852), Quốc
tế Cộng sản I được thành lập năm 1864, Tác phẩm Tue Bản của Mác được xuất bản 1867.
- Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm cách mạng của giai cấp công nhân, MA tiếp tục phát triển
thêm nhiều nội dung mới CNXHKH: tư tưởng về xóa bỏ nhà nước tư sản, thiết lập chuyên
chính vô sản, bổ sung tư tưởng về cách mạng không ngừng, xây dựng khối liên minh công
nông.
b. 1871-1895
- Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm công xã Paris, MA tiếp tục phát triển toàn diện CNXHKH
và thừa nhận công xã Paris là hình thái nhà nước đầu tiên của giai cấp công nhân.
- Thời kỳ này MA luận chúng sự ra đời phát triển của xã hội khoa học, các ông cũng đã nêu ra
nhưng nhiệm vụ nghiên cứu của CNXHKH.
Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
I. Quan niệm của chủ nghĩa Mac-Lenin và sức mạnh lịch sử của giai cấp công nhân
1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân
a. Khái niệm giai cấp công nhân
* Phương diện kinh tế -xã hội
- Giai cấp công nhân vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của nền sản xuất của nền sản xuất đại
công nghiệp
- Giai cấp công nhân là những người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành những công
cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, ngày càng có tính xã hội hóa cao
-M-A khẳng định :” Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại
công nghiệp còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”
* Chính trị-xã hội:
- Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất phải làm
thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư.Đặc điểm này khiến cho
giai cấp công nhân có mâu thuẫn với giai cấp tư sản.
- Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội hình thành và phát triển cùng với quá trình phát
triển của nền công nghiệp hiện đại; họ lao động băng phương thức công nghiệp ngày càng
hiện đại gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là địa biểu cho phương thức sản xuất
mang tính xã hội hóa ngày càng cao, họ là người làm thuê do không có tư liệu sản xuất buộc
phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư.Vì vậy, lợi ích cơ
bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản, đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định
chế độ tư bản chủ nghĩa xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên
toàn thế giới.
b.Đặc điểm của giai cấp công nhân
- Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân:lao động bằng phương thức công nghiệp với
đặctrưng công cụ lao động là máy móc.
-Giai cấp công nhân vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của nền đại công nghiệp, họ đại diện cho
lực lượng sản xuất tiên tiến
- Nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã rèn luyện cho giai cấp
công nhân những cái phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần hợp tác trong
lao động.
2.Nội dung SMCD của giai cấp công nhân
*Nội dung tổng quát
Thông qua chính đảng Tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức lãnh đạo nhân dân lao động
đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp
công nhân, nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng thành
công xã hội cộng sản văn minh

You might also like