You are on page 1of 3

CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Câu 1: Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu môn học đối
với sinh viên

- Chủ nghĩa xã hội khoa học được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học là
chủ nghĩa Mác- Leenin, luận giải từ các giác độ triết học, kinh tế học chính trị và chính trị - xã hội về
sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản. Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ
nghĩa Mác- Leenin. V.I.Leenin, khi viết tác phẩm “Ba nguồn gốc và ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa
Mác” đã khẳng định: “Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài
người đã tạo ra hồi thế kỉ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội
Pháp”

*Hoàn cảnh lịch sử ra đời của CNXHKH: Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời của chủ
nghĩa xã hội khoa học

- Tiền đề kinh tế - xã hội:


+ Do sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, xuất hiện những mâu thuẫn trong
lòng chủ nghĩa tư bản: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dựa trên sự chiếm
hữu tư nhân tư liệu sản xuất
+ Về xã hội: mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản diễn ra ngày càng gay gắt, nhiều cuộc
đấu tranh của công nhân nổ ra tiêu biểu:

* Cuộc khởi nghĩa Lyon tại Pháp (1831,1834)

* Phong trào Hiến chương ở Anh (1836-1848)

* Cuộc khởi nghĩa Silêdi ở Đức (1844)

Nhận xét:

+ Lần đầu tiên giai cấp công nhân đã xuất hiện như một lực lượng chính trị độc lập với những yêu
sách kinh tế, chính trị riêng của mình và đã bắt đầu chĩa mũi nhọn của cuộc đấu tranh vào kẻ thù
chính là giai cấp tư sản

+ Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đòi hỏi một cách bức thiết phải có
một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam cho hành động cách
mạng

- Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận


+ Tiền đề khoa học tự nhiên:
* Học thuyết tế bào
* Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
* Học thuyết tiến hóa
 Những phát minh khoa học tự nhiên là tiền đề khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở phương pháp luận cho các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội
khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị - xã hội đương thời
- Tiền đề tư tưởng lý luận:
* Triết học cổ điển Đức: Hê – ghen (1770- 1831) và Lút-vich Phoi-ơ-bắc (1724-1804)
* Kinh tế chính trị cổ điển Anh: A.Smith và D.Ricardo
* Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX: H.Xanhximong (1760 - 1825); S.Phurie
(1772 – 1837) và R.Owen (1771 – 1858)
 Ba thành tựu trên trở thành 3 nguồn gốc lý luận trực tiếp của chủ nghĩa Mác. Sự ra đời của chủ
nghĩa Mác là hiện tượng hợp quy luật; nó là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội đương thời và
của tri thức nhân loại

* Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu môn học đối với sinh viên

- Việc học tập, nghiên cứu môn học chủ nghĩa xã hội khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên, thể
hiện ở những điểm sau:

1) Hiểu biết về lịch sử, lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội

+ Môn học chủ nghĩa xã hội khoa học giúp sinh viên hiểu được lịch sử ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội,
những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam. Từ đó, sinh viên có thể có cái
nhìn tổng quan và sâu sắc về chủ nghĩa xã hội, giúp định hướng cho quá trình học tập, nghiên cứu và hoạt
động thực tiễn của bản thân.

2) Rèn luyện tư duy lý luận, phân tích, tổng hợp

+ Môn học chủ nghĩa xã hội khoa học sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, giúp
sinh viên rèn luyện tư duy lý luận, phân tích, tổng hợp, tư duy hệ thống, tư duy khoa học, góp phần nâng
cao trình độ học vấn và năng lực chuyên môn.

3) Tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+ Học tập, nghiên cứu môn học chủ nghĩa xã hội khoa học giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về mục
tiêu, lý tưởng của cách mạng, từ đó có ý thức trách nhiệm, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

CHƯƠNG 2: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Câu 1: Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.Trong thời đại ngày nay, việc thực hiện sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân biểu hiện ở những hoạt động nào.

- Nội dụng sứ mệnh lịch sử của giai cấ cppng nhân chính là những nhiệm vụ mà giai cấp công nhân cần phải
thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong.

- GCCN có sứ mệnh lịch sử là: xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột ngưới, giải phóng
GCCN, nhân dân lao đông và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng
thành công xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản văn minh trên phạm vi toàn thế giới

- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được thực hiện trên 2 giai đoạn

+ GĐ1: GCCN thông qua chính Đảng cảu mình tiến hành một cuộc đấu tranh giành chính quyền về tay mình,
thiết lập chuyên chính vô sản

+ GDD2: GCCN liêm minh với nhân dân lao động để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và chủ
nghĩa cộng sản

 Hai GĐ trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó GĐ2 là quan trọng để giai cấp công nhân
hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

- Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN được thể hiện toàn diện, cụ thể trên các lĩnh vực chủ yếu của đời sống
xã hội:
a. Nội dụng kinh tế:

Xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân của tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu ề tư liệu sản xuất, nâng
cao năng suất lao động, đáp ứng với như cầu ngày càng phát triển của xã hội

b. Nội dung chính trị-xã hội

+ Về chính trị: GCCN đập tan nhà nước tư sản thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản, thực hiện và đảm bảo
quyền lực thuộc về nhân dân.

+ Về xã hội: GCCN xóa bỏ giai cấp bóc lột, tiến tới xóa bỏ giai cấp nói chung tạo ra sự bình đẳng trong cống
hiến và hưởng thụ

c. Về văn hóa-tư tưởng

- GCCN thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa tư tưởng bao gồm cải tạo cái cũ, cái lỗi thời lạc hậu, xây dựng
cái mới, cái tiến bộ, phát triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

 Nội dung sứ mệnh lịch sử cửa giai cấp CN bao gồm 4 sự nghiệp giải phóng đó là giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc, người lao động và con người

You might also like