You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Câu 1: Khái niệm CNXHKH là gì? Đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa của môn
học?
a) Khái niệm CNXHKH
- CNXHKH đc hiểu theo 2 nghĩa:
+ Rộng: chính là chủ nghĩa Mác Lênin, luận giải từ các giác độ triết học, kinh tế
chính trị học và chính trị xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
+ Hẹp: là 1 trong 3 bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác Lênin.
* Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
- Điều kiện kinh tế xã hội: những năm 40 của tk XIX
+ Cuộc CM công nghiệp phát triển mạnh mẽ, phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa có bước phát triển vượt bậc.
+ Giai cấp vô sản hiện đại được hình thành bước lên vũ đài đấu tranh chống lại
GCTS với tư cách là một lực lược xã hội độc lập ( mâu thuẫn giữa GCVS với
GCTS).
- Tiền đề KHTN và tư tưởng lí luận
+ Tiền đề khoa học tự nhiên:
 Học thuyết tiến hóa Đác Uyn
 Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
 Học tuyết tế bào

- Tiền đề tư tưởng lí luận:


 Triết học cổ điển Đức
 Kinh tế chính trị hoc cổ điển Anh
 Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp

b) Đối tượng nghiên cứu của CNXHKH


- Ph.Ăngghen khẳng định mọi khoa học, đều có đối tượng nghiên cứu riêng là
những quy luật, tính quy luật thuộc khách thể nghiên cứu của nó.
- Với tư cách là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa
xã hội khoa học đã:
+ Nghiên cứu những qui luật, tính qui luật chính trị- xã hội của quá trình phát sinh,
hình thành và phát triển của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa.
+ trực tiếp nghiên cứu, luận chứng những nguyên tắc cơ bản, điều kiện, con đường
và hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động nhằm hiện thực hóa sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
c) Ý nghĩa của môn CNXHKH
* Về mặt lý luận
- Nghiên cứu, học tập và phát triển CNXHKH có ý nghĩa quan trọng:
+ trang bị những nhận thức chính trị - xã hội và phương pháp luận khoa học về quá
trình tất yếu lịch sử dẫn đến sự hình thành, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa, giải phóng xã hội, giải phóng con người...
+ góp phần định hướng chính trị - xã hội cho hoạt động thực tiễn của Đảng Cộng
sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa,
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
+ giúp chúng ta có căn cứ nhận thức khoa học để luôn cảnh giác và đấu tranh
chống lại những nhận thức sai lệch, những tuyên truyền chống phá của CNĐQ và
bọn phản động đối với Đảng, Nhà nước; chống chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại xu
thế và lợi ích của nhân dân, dân tộc và nhân loại tiến bộ.
* Về mặt thực tiễn
- Góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống mọi biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, dao
động, thoái hoá, biến chất trong đảng và cả xã hội.
- giáo dục lý luận chính trị - xã hội một cách cơ bản khoa học, củng cố niềm tin
thật sự đối với chủ nghĩa xã hội... cho cán bộ, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên
và nhân dân.
- góp phần quan trọng việc giáo dục niềm tin khoa học cho nhân dân vào mục tiêu,
lý tưởng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 2: Tại sao nói: Mác và Angghen đã biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng
thành khoa học?
* Vai trò của Mác Và Angghen
- Những điều kiện kinh tế xã hội vã những tiền đề KHTN và tư tưởng lí luận chỉ là
điều kiện cần, song điều đủ để học thuyết khoa học, cách mạng và sáng tạo ra đời
là vai trò của 2 ông.
+ C.Mác là người sáng lập ra CNXHKH, chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa
duy vật biện chứng và kinh tế chính trị khoa học. ông là lãnh tụ, là người thấy của
gia cấp vô sản thế giới.
+ Ăngghen là nhà bác học, lãnh tụ và người thầy của giai cấp công nhân hiện
đại, đã cùng C.Mác sáng lập ra học thuyết macxit.
- Sự biến chuyển lập trường triết học sang lập trường chính trị:
+ Chịu ảnh hưởng của quan điểm triết học của Hêghen và Phoiobac. Nhưng với
nhãn quan khoa học uyên bác, các ông đã sớm nhận thấy mặt hạn chế và tích cực
trong triết học của Hêghen và Phoiobac.
 Hêghen: mang quan điểm duy tâm nhưng chứa đựng “cái hạt nhân” hợp
lí của phép biện chứng.
 Phoiobac: mang nặng quan điểm siêu hình nhưng lại thấm nhuần quan
niệm duy vật.

+ Chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật từ lập
trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa.
* Ba phát kiến vĩ đại
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử :
+ Khẳng định về mặt triết học sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng
lợi của chủ nghĩa xã hội đều tất yếu như nhau.
+ Luận giải tất yếu chế độ TBCN sẽ được thay thế bằng CSCN
- Học thuyết giá trị thặng dư: Khẳng định về sự diệt vong không tránh khỏi của
CNTB và sự ra đời tất yếu của CNXH.
- Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân:
+ Những hạn chế có tính lịch sử của CNXH không tưởng phê phán đã đc
khắc phục một cách triệt để;
+ đồng thời luận chứng và khẳng định về phương diện chính trị xã hội sự
diệt vong không tránh khỏi của CNTB và sự thắng lợi tất yếu của CNXH.
 Đây là phạm trù cơ bản nhất
* Tuyên ngôn của DCS đánh dấu sự ra đời của của chủ nghĩa xã hội khoa
học: ra đời 2/1848
- Là tác phẩm kinh điển của CNXHKH, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội
khoa học.
- Là cương lĩnh chính trị, kim chỉ nam hành động của toàn bộ phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế
- Là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh
chống CNTB
- Nêu và phân tích một cách có hệ thống lịch sử và logic hoàn chỉnh những vấn đề
cơ bản nhất xúc tích đầy đủ và chặt chẽ nhất những luận điểm của CNXHKH
* Mác và Ăngghen biến cnxh từ không tưởng thành khoa học
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời từ đầu thế kỉ XIX, đây là tiền đề lí luận trực
tiếp có rất nhiều ý nghĩa đối với sự ra đời của chủ nghĩa Mác Lênin nhưng nó chỉ
là không tưởng.
- Mác và Ăngghen đã biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học vì các
ông đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng như:
+ không phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của loài người
+ không chỉ ra đc những biện pháp hiện thức cách mạng
+ không phát hiện được gia cấp tiên phong
Cùng với 3 phát kiến vĩ đại của mình là “ chủ nghĩa duy vật lịch sử” “học thuyết
giá trị thặng dư” và “ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân” các ông đã khắc
phục được những hạn chế này.

You might also like