You are on page 1of 3

CHỦ NGHĨA KHOA HỌC – XÃ HỘI RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO ?

- Chủ nghĩa khoa học – xã hội :


o Nghĩa rộng: Chủ nghĩa Mác – Lênin
o Nghĩa hẹp: một trong ba bộ phận của Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Điều kiện ra đời của CN khoa học – xã hội
+ Điều kiện cần:
 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Năm 1640, chủ nghĩa tư bản đầu tiên ( Anh) ra đời, làm xuất hiện các mâu thuẫn
đối kháng, bản chất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà biểu hiện ra
ngoài xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản. Trong cuộc đấu tranh giải
quyết mâu thuẫn, giai cấp vô sản hay giai cấp công nhân không thể giành thắng đợi
được nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vũ khí lý luận cách mạng dẫn đường. Từ đó
C.Mác và Ph.Ăngghen đã tổng kết, xây dựng một lý luận mới, tiến bộ => Chủ
nghĩa khoa học – xã hội ra đời
 Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận
- Tiền đề khoa học tự nhiên:
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
+ Thuyết tiến hóa
+ Thuyết tế bào
=> Tiền đề khoa học cho sự ra đời của CN duy vật biện chứng và CN duy vật lịch
sử => cơ sở phương pháp luận cho các nhà sáng lập CN khoa học – xã hội
- Tư tưởng lý luận
+ Triết học cổ điển Đức ( Heghen, Phoiobac)
+ Kinh tế chính trị cổ điển tư sản Anh ( A.Smith, D. Ricardo)
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
* Giá trị:
o Phê phán các xã hội dựa trên chế độ tư hữu, chế độ quân chủ chuyên chế và
đặc biệt là chế độ tư bản chủ nghĩa
o Phản ánh những ước mơ, khát vọng của những giai cấp lao động về một xã
hội công bằng, bình đẳng, bác ái.
o Bằng việc phác họa ra mô hình xã hội tương lai tốt đẹp, đưa ra những chủ
trương và nguyên tắc của xã hội mới mà sau này các nhà sáng lập chủ nghĩa
xã hội khoa học đã kế thừa một cách có chọn lọc và chứng minh chúng trên
cơ sở khoa học
* Hạn chế: những nguyện vọng, chủ trương và nguyên tắc của xã hội mới không
thể trở thành hiện thực
=> Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp đã có những giá trị nhất
định. Tuy nhiên, những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán còn
không ít những hạn chế. Chính vì những hạn chế ấy, mà CNXH không tưởng phê
phán chỉ dừng lại ở một mức độ học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng – phê
phán. Song vượt lên tất cả, những giá trị khoa học, cống hiến của các nhà tư tưởng
đã tạo ra tiền đề tư tưởng – lý luận, để C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa những hạt
nhân hợp lý, lọc bỏ những bất hợp lý, xây dựng và phát triển CNXHKH
* Nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp - S. Phurie
- Cho rằng chủ nghĩa tư bản chính là “bức tranh lộn ngược”
- Học thuyết tiêu biểu: Lý luận về bốn thứ vận động và những vận mệnh phổ biến
(1808), Luận văn về hiệp hội gia đình và nông nghiệp (1822), Thế giới công
nghiệp và hiệp hội mới(1829)
=> Học thuyết của Fourier còn nhiều mâu thuẫn. Xã hội mới mà ông vạch ra còn
mang tính chất bảo thủ về quyền tư hữu về tư liệu sản xuất và tình trạng phân chia
giai cấp. Ông chống lại phương pháp đấu tranh cách mạng, mơ hồ về bản chất của
giai cấp vô sản. Vì thế, học thuyết xã hội của ông mang tính chất không tưởng. Tuy
nhiên, mục tiêu mà ông đặt ra phản ánh nhu cầu về sự phát triển xã hội. Một số
đường nét của xã hội tương lai đã được phác thảo
+ Điều kiện đủ: Vai trò của C.Mác + Ph.Ăngghen
 Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị
- Thoạt đầu, khi bước vào hoạt động khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen là 2 thành
viên tích cực của câu lạc bộ Heghen trẻ và chịu ảnh hưởng của quan điểm triết học
Heghen và Phôibac – duy tâm
- C.Mác, thông qua tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của
Heghen – Lời nói đầu”. Ph.Ănghen, tác phẩn “Tình cảnh nước Anh”, “Lược khảo
khoa học kinh tế - chính trị”=> thể hiện rõ sự chuyển biến từ TGQ duy tâm sang
duy vật, lập trường dân chủ cách mạng sang cộng sản chủ nghĩa
 Ba phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Học thuyết về giá trị thăng dư
- Học thuyết về sự mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân=> giai cấp có
sứ mệnh thủ tiêu CNTB, xây dựng thành công CNXH và CNCS. Với phát kiến thứ
ba, những hạn chế có tính lịch sử của CNXH không tưởng – phê phán đã được
khắc phục một cách triệt để, đồng thời đã luận chứng và khẳng định về phương
diện chính trị - xã hội sự diệt vong không thể tránh khỏi của CNTB và sự thắng lợi
tất yếu của CNXH
 Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đánh dấu sự ra đời của CNXHKH
- Được sự ủy nhiệm của những người cộng sản và công nhân quốc tế, tác phẩm
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo được công bố
trước toàn thế giới
- Đó là cương lĩnh chính trị, là kim chỉ nam hành động của toàn bộ phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế
- Chính Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã nêu và phân tích một cách có hệ thống
lịch sử và logic hoàn chỉnh về những vấn đề cơ bản nhất, đầy đủ, xúc tích và chặt
chẽ nhất thâu toam hầu như toàn bộ những luận điểm của CNXHKH

You might also like