You are on page 1of 7

BÀI 7: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT

I. NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin:

- Pháp luật là yếu tố thuộc tính kiến trúc thượng tầng và pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và
phát triển khi xã hội đạt đến một trình độ nhất đinh.

- Về phương diện khách quan: những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là
những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.

- Về phương diện chủ quan (yếu tố tự thân): pháp luật chỉ có thể hình thành bằng 2 con
đường nhà nước theo 2 cách: do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận các quy phạm xã
hội đang tồn tại.

II. BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT

1. Khái niệm

Bản chất của pháp luật là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên
trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của pháp luật.

Tìm cái tất yếu cơ sở động lực để phát triển pháp luật.

2. Nội dung bản chất của pháp luật

Tính giai cấp của pháp luật:

- Pháp luật trước hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. (Quy định chế độ chính trị trong
Hiến pháp)

- Nội dung pháp luật được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị.

- Mục đích pháp luật nhằm các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự nhất định phù
hợp với lợi ích của giai cấp thống trị: điều chỉnh làm sao theo hướng nào đó để phục vụ
cho giai cấp cầm quyền.

Tính xã hội của pháp luật:

- Pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội (Quyền
của phụ nữ và trẻ em).

- Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các mối quan hệ (VD: quan hệ vợ chồng).
- Pháp luật là phương tiện, mô hình hóa hình thức xử sự của con người. (Khi tham gia
giao thông phải đổi mũ bảo hiểm – mô hình hành vi)

- Pháp luật có khả năng hạn chế, loại bỏ các quan hệ xã hội tiêu cực, thức đầu các quan
hệ xã hội tích cực. (Phòng chống sử dụng ma túy, cấm cưỡng ép kết hôn).

*Khi nào cần dùng mô hình: dùng mô hình để mô phỏng các vật thật trong thực tế có rất
nhiều cách thức xử sự khác nhau nhưng pháp luật đưa ra một mô hình và trở thành quy
định chung, trở thành căn cứ bảo vệ quyền lợi của chính mình.

*Nếu không sử dụng pháp luật thì sẽ không được công nhận không đảm bảo được quyền lợi
chung.

Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật:

- Tương tác qua lại.

Định nghĩa: (TBG/16)

Các mối liên hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác:

● Pháp luật – Kinh tế:

Các điều kiện kinh tế, quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời
của pháp luật mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp
luật.

Sự tác động trở lại của pháp luật đến với kinh tế theo hai hướng: tích cực, tiêu cực.

Cho ví dụ chứng minh tác động của pháp luật đối với ngành kinh tế một cách tích cực hoặc tiêu
cực: 2013 thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần; 1980 thừa nhận 2 thành phần kinh tế là tập
thể và nhà nước.

● Pháp luật – Chính trị:

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức:

- Chính trị là nội dung vì nội dung, tính chất của các quan hệ chính trị, giai cấp trong xã hội
quyết định nội dung của pháp luật.

- Pháp luật là hinh thức, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Pháp luật thiết lập tác phong
ứng xử văn minh cho hành vi chính trị, chính trị hoạt động trong khuôn khổ và trên cơ
sở các quy định của pháp luật.
● Pháp luật – Nhà nước:

Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để quản lý xã hội.

Quyền lực nhà nước chỉ có thể triển khai và có hiệu lực trên cơ sở của pháp luật.

Pháp luật tạo ra quyền lực hay quyền lực tạo ra pháp luật?

● Pháp luật – Các quy phạm xã hội khác:

Quan hệ tương hỗ: hỗ trợ nhau để cùng điều chỉnh những quy định xã hội.

Quan hệ đối lập: mâu thuẫn trong việc tác động đến các quan hệ xã hội.

Quan hệ song song: cùng tồn tại song song.

III. CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT

● Quy phạm phổ biến

Tính quy phạm:

- Khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi.

- Sự bắt buộc phải tuân theo.

Tính phổ biến:

- Tác động tới mọi chủ thể, không gian, thời gian.

- Mang tính quy luật, điều chỉnh những quan hệ phổ biến (lặp đi lặp lại).

Thuộc tính này xuất phát từ nguyên nhân:

- Pháp luật điều chỉnh quan hệ phổ biến, điển hình và mang tính quy luật.

- Pháp luật là nhu cầu và thể hiện ý chí chung của xã hội.

- Công bằng, công lý là những giá trị phổ biến của pháp luật.

Các quy phạm xã hội khác có tính quy phạm không?

Các quy phạm xã hội khác có phổ biến không?

● Xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là:


- Khả năng xác định cao về hình thức biểu hiện.

- Chỉ có thể hiểu theo một nghĩa, một cách nhất định.

Biểu hiện:

- Dạng tồn tại, ngôn ngữ, hình thức cấu trúc.

- Quy trình, thủ tục thẩm quyền ban hành.

Lý do:

- Là khuôn mẫu hành vi của những chủ thể khác nhau nên đảm bảo thực hiện chính xác
theo yêu cầu.

- Hạn chế sự lạm dụng quyền lực của người có quyền.

Câu 1: Chỉ có Pháp luật được thể hiện dưới hình thức văn bản?

Câu 2: Việt Nam chỉ có một hình thức pháp luật duy nhất là văn bản quy phạm pháp luật?

● Được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước

Tính được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước: việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật là
quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước.

Pháp luật được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước vì:

- Pháp luật là công cụ quản lý xã hội của nhà nước.

- Thể hiện ý chí, quyền lực của nhân dân.

Hỏi: Nhà nước đảm bảo cho pháp luật và các quy phạm xã hội khác được thực hiện trong thực
tế?

IV. CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT

Chức năng của pháp luật là những phương diện hoạt động chủ yếu của pháp luật, thể hiện vai
trò và giá trị xã hội của pháp luật.

Chức năng chính:

- Chức năng điều chỉnh.

- Chức năng giáo dục.

- Chức năng bảo vệ.


● Chức năng điều chỉnh

Điều chỉnh pháp luật là quá trình tác động có tính tổ chức bằng hình thức các quy phạm pháp
luật lên hành vi của chủ thể trong các quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích đã đề ra.

Có 3 cách:

- Cho phép: được thực hiện những hành vi trong phạm vi nhất định.

- Bắt buộc: buộc phải thực hiện những hành vi nhất định.

- Cấm đoán: không được thực hiện những hành vi nhất định.

Pháp luật điều chỉnh xã hội theo hai hướng:

- Pháp luật ghi nhận, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội tích cực phát triển.

- Pháp luật có thể hạn chế, loại bỏ những quan hệ xã hội tiêu cực.

● Chức năng giáo dục (tác động lên ý thức con người)

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.

Sự tác động của pháp luật lên ý thức của các chủ thể trong xã hội thông qua việc ban hành,
tuyên truyền, phổ biến và giáo dục.

Hiệu quả của chức năng giáo dục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của chức năng điều
chỉnh.

● Chức năng bảo vệ

Pháp luật bảo vệ trật tự các quan hệ xã hội trước các hành vi vi phạm.

V. HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT

1. Cách thức và giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí của giai cấp mình và xã hội, là
phương thức tồn tại

Hình thức pháp luật là biểu hiện bên ngoài của pháp luật, là yếu tố chứa đựng nội dung của
pháp luật.

2. Khái niệm nguồn của pháp luật


Nguồn của pháp luật là những hình thức chính thức thể hiện các quy tắc bắt buộc chung được
nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý để áp dụng vào việc giải quyết các sự việc trong thực tiễn
pháp lý và là phương thức tồn tại trên thực tế của quy phạm pháp luật.

Nguồn của pháp luật hay hình thức bên ngoài của pháp luật bao gồm 3 hình thức cơ bản sau:

- Tập quán pháp.

- Tiền lệ pháp.

- Văn bản quy phạm pháp luật.

● Tập quán pháp

Là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi
ích của giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành pháp luật.

Là hình thức pháp luật cổ xưa nhất và là hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô và pháp luật
phong kiến.

Ở Việt Nam, về lý thuyết không thừa nhận hình thức tập quán pháp nhưng trên thực tế vẫn tồn
tại và ngay trong một số văn bản pháp luật cũng có những điều khoản quy định.

● Tiền lệ pháp

Là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử đã có
hiệu lực pháp lý khi giải quyết các vụ việc cụ thể (trong trường hợp pháp luật không quy định
hoặc quy định không rõ làm căn cứ pháp lý) để áp dụng các vụ việc tương tự xảy ra sau này.

Nghị quyết 04/2019/NQ HĐTP (18/06/2019) về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ
(Điều 1, 2, 8).

● Văn bản quy phạm pháp luật

Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục trình tự luật định, trong
đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.

Văn bản quy phạm pháp luật xuất hiện từ khi có nhà nước chiếm hữu nô lệ nhưng nó trở nên
phổ biến trong pháp luật tư sản và pháp luật XHCN. Đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất
trong lịch sử được nhiều quốc gia sử dụng.
Đặc điểm:

- Do nhà nước ban hành.

- CHứ những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung.

- Được nhà nước đảm bảo thực hiện.

- Được áp dụng nhiều lần.

You might also like