You are on page 1of 12

1. So sánh pháp luật với các quy tắc tập quán.

1.1. Định nghĩa pháp luật, phong tục tập quán.


- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung, do nhà
nướcban hành (hay thừa nhận), thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị, được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, là
công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản theo ý chí và
lợi ích của giai cấp thống trị. (VD: Hiến pháp 2013; Bộ luật Hình sự 2015; Bộ
luật Dân sự 2017;…)
- Phong tục tập quán là những thói quen trong ứng xử của cộng đồng hay
những quy tắc xử sự chung được hình thành một cách tự phát trong một cộng
đồng dân cư, được lưu truyền chủ yếu theo cách truyền miệng, được bảo đảm
thực hiện bằngthói quen, bằng sức thuyết phục của chúng, bằng dư luận xã hội
và bằng cả biện pháp cưỡng chế phi nhà nước. (VD: cúng ông Công ông Táo,
Tết nguyên đán, Thanh minh,…)
1.2. Điểm giống nhau
– Pháp luật và tập quán đều là những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội để
hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có các đặc
điếm của các quy phạm xã hội.
+ đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người
trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều
phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu ra
+ đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giáhành vi của con người. Căn cứ
vào các quy định của pháp luật, của tập quán, có thể xác định được hành vi nào là
hợp pháp, hành vi nào là hợp tập quán; hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào
là trái tập quán
+ đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ
thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.
+ đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, bởi vì chúng được ban
hành không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể,một trường hợp cụ thể
mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là mọitrường hợp, khi điều kiện
hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra
- Căn cứ vào pháp luật, tập quán, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì,
khôngđược làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn
cảnh nhất định.
- Cả pháp luật và tập quán đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằmthiết
lập và giữ gìn trật tự xã hội
1.3. Điểm khác nhau
2. Nêu các tiền đề kinh tế, tiền đề xã hội cho sự xuất hiện pháp luật
2.1. Tiền đề kinh tế
- Phát triển kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về quyền và trách
nhiệm pháp lý cũng tăng lên  cần pháp luật
- Sự phân chia lao động: Khi xã hội phân công các vai trò và chia sẻ nguồn lực,
sự phân chia lao động dẫn đến sự xuất hiện của các lớp xã hội khác nhau 
cần hệ thống pháp luật để duy trì trật tự và công bằng trong xã hội.
- Thị trường và hội nhập kinh tế: Sự mở cửa thị trường và quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế có thể yêu cầu việc điều chỉnh và thích ứng các quy định
pháp luật để đảm bảo công bằng và bảo vệ lợi ích của tất cả các bên tham
gia  tạo ra những điều luật để đảm bảo tính công bằng

2.2. Tiền đề xã hội


- Mâu thuẫn xã hội: Trong một xã hội, có thể tồn tại các mâu thuẫn và xung
đột giữa các nhóm và cá nhân  phải có pháp luật để giải quyết xung đột
và bảo vệ quyền lợi của mọi người trong xã hội.
- Sự ổn định xã hội: Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật
tự và ổn định trong xã hội. Nó thiết lập các quy tắc và trình tự để xử lý vi
phạm và giải quyết tranh chấp, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền
vững của một xã hội.
- Hệ thống chính trị và cơ cấu quyền lực: Cơ cấu chính trị và hệ thống quyền
lực trong một xã hội có thể tác động đến sự hình thành pháp luật. Một hệ
thống chính trị ổn định và đáng tin cậy thường là một tiền đề quan trọng
cho việc phát triển pháp luật.

3. Phân tích các yếu tố của quan hệ pháp luật


3.1. Quan hệ PL là: hình thức pháp lý của quan hệ xã hội xuất hiện dưới sự
tác động của các quy phạm pháp luật. Trong đó, các bên tham gia quan
hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của quy phạm
pháp luật, quyền và nghĩa vụ đó được pháp luật ghi nhận và nhà nước
bảo đảm thực hiện = các biện pháp tổ chức cướng chế nhà nước.
3.2. Các yếu tố của quan hệ PL và phân tích
A, chủ thể: Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia quan hệ pháp luật,
nói cách khác, đó là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật trên cơ sở những
quyền và nghĩa vụ do nhà nước quy định trong pháp luật.
Những người có ý thức và ý chí nhất định sẽ có đủ tư cách để tham gia
quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với người. Trong
quan hệ pháp luật có sự tham gia của con người hoặc tổ chức của con người. Chủ
thể pháp luật có những phẩm chất riêng biệt nhà nước trao cho là năng lực chủ
thể.
- Năng lực chủ thể gồm: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
+ Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận, có
thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
+ Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận bằng
hành vi của mình thực hiện một cách độc lập các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp
lý, độc lập tham gia các quan hệ xã hội.

Đây còn là khả năng của chủ thể có thể tự bản thân mình thực hiện các
hành vi pháp lý do nhà nước quy định, tự mình tham gia vào các quan hệ xã hội.
Muốn tham gia vào các quan hệ, con người phải có ý thức và ý chí nhất định.
- Phân loại chủ thể: chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức là
pháp nhân hoặc nhà nước.
+ Năng lực chủ thể của cá nhân :
Cá nhân là chủ thể phổ biến của quan hệ pháp luật.
Năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh kể từ khi cá nhân đó sinh ra và
chấm dứt khi cá nhân chết.
Trong một số lĩnh vực, năng lực pháp luật được mở rộng dần từng bước
phụ thuộc vào sự phát triển thể lực và trí lực của cá nhân.
Năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi cá nhân đã đạt đến độ tuổi nhất định và
đạt được những điều kiện nhất định. Phần lớn pháp luật các nước đều lấy độ tuổi
18 tuổi tròn và tiêu chuẩn lý trí làm điều kiện công nhận năng lực hành vi cho chủ
thể của đa số các nhóm quan hệ pháp luật. Trên cơ sở đó pháp luật Việt Nam cũng
quy định độ tuổi để xác định năng lực hành vi đầy đủ của cá nhân là từ đủ mười
tám tuổi trở lên.
+ Năng lực chủ thể của tổ chức :(tổ chức là pháp nhân)
Pháp nhân là chủ thể tương đối phổ biến của quan hệ pháp luật.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện cùng một lúc,
vào thời điểm tổ chức được thành lập và được ghi nhận trong điều lệ, quy chế
hoặc văn bản của nhà nước, năng lực hành vi của tổ chức thực hiện thông qua
người đứng đầu cơ quan hoặc người đại diện

Pháp nhân:( Điều 74 - Bộ luật Dân sự 2015) một tổ chức là pháp nhân khi tổ
chức thỏa mãn những điều kiện sau:
Được thành lập hợp pháp. Được thành lập hợp pháp là do cơ quan có thẩm
quyền thành lập (thường là các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp), đăng ký
kinh doanh (đối với các doanh nghiệp) hoặc công nhận (đối với các hội, quỹ từ
thiện); Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ trong đó có sự phân
công, phân nhiệm rõ ràng giữa các thành viên của pháp nhân. Tuỳ theo chức năng,
nhiệm vụ, mục đích hoạt động và số lượng thành viên pháp nhân lựa chọn mô
hình tổ chức phù hợp; Có tài sản độc lập với tài sản của cá nhân, tổ chức khác và
tự chịu trách nhiệm về tài sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách
độc lập. Pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện hợp
pháp (gồm người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền).

+ Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật vì nhà nước chỉ tham
gia vào một số quan hệ pháp luật đặc thù.
B. Nội dung
Nội dung của quan hệ pháp luật XHCN bao gồm quyền và nghĩa vụ chủ thể:
- quyền chủ thể: Quyền chủ thể là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được
tiến hành. Nói cách khác, quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách
thức nhất định được pháp luật cho phép. Quyền chủ thể có những đặc điểm như
sau:
+ Khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho
phép. Pháp luật quy định cá nhân có quyền ký kết hợp đồng, khiếu nại, tự do ngôn
luận.
+ Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các hành động cản trở nó
thực hiện các quyền và nghĩa vụ hoặc yêu cầu tôn trọng các nghĩa vụ tương ứng
phát sinh từ quyền và nghĩa vụ này.
+ Khả năng các chủ thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo
vệ lợi ích của
mình.

- Các thuộc tính kể trên của quyền chủ thể là thống nhất không thể tách rời.

- Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể: Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà nhà nước
bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể
khác.
Nghĩa vụ pháp lý có những đặc điểm sau:

+ Chủ thể cần phải tiến hành những hành vi bắt buộc nhất định. Những
hành vi này được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động.
+ Việc thực hiện những hành vi bắt buộc nhằm đáp ứng quyền chủ thể của
chủ thể bên kia.
+ Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện những hành vi bắt
buộc.
Quyền và nghĩa vụ chủ thể là hai hiện tượng pháp lý không thể thiếu trong
một quan hệ pháp luật cụ thể. Trong quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ chủ
thể luôn thống nhất, phù hợp với nhau. Nội dung, số lượng và các biện pháp bảo
đảm thực hiện chúng đều do nhà nước quy định hoặc do các bên xác lập trên cơ
sở các quy định đó.
C. Khách thể
Khách thể quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích
xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân
mà vì chúng các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật, nghĩa là, vì chúng mà
họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình.
Khách thể của quan hệ pháp luật cần được phân biệt với đối tượng điều
chỉnh của pháp luật là những quan hệ xã hội mà pháp luật tác động tới.
VD: Về quan hệ pháp luật dân sự.
Tháng 01/2020 A giao kết hợp đồng vay tiền B, trong thời hạn 5 tháng với số tiền
là 100 triệu đồng và hợp đồng này có công chứng.
1/ Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự: A và B
2/ Nội dung quan hệ pháp luật dân sự:
+ A có quyền nhận được số tiền vay 100 triệu từ B để sử dụng và A có nghĩa vụ
thanh toán đúng hạn, trả lãi suất (nếu có).
+ B có quyền nhận đủ số tiền cho vay theo đúng thời hạn và có nghĩa vụ giao số
tiền vay cho A.
3/ Khách thể quan hệ pháp luật dân sự: 100 triệu tiền vay và lãi (nếu có).

4. Trình bày các hình thức thực hiện pháp luật. So sánh giữa áp dụng
PL với các hình thức thực hiện PL khác.
4.1. Hình thức thực hiện PL
Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý
đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:

- Tuân thủ pháp luật Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp
luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động
mà pháp luật cấm. Ở hình thức thực hiện này đòi hỏi chủ thể thực hiện nghĩa vụ
một cách thụ động, thực hiện các quy phạm pháp luật dưới dạng không hành
động.
- Thi hành pháp luật Thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp
luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng
hành động tích cực. Khác với tuân thủ pháp luật, trong hình thức thi hành pháp
luật đòi hỏi chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý dưới dạng hành động tích
cực.
- Sử dụng pháp luật Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp
luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện
những hành vi mà pháp luật cho phép). Hình thức này khác với các hình thức trên
ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp
luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.
- Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà
nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ
chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự
mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát
sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn đòi hỏi phải có sự tham gia của
các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền.

- Các trường hợp áp dụng pháp luật :


+ Khi những quan hệ pháp luật với những quyền và nghĩa vụ cụ thể không
mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.
+ Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên
tham gia vào quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.
+ Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước do các chế tài pháp
luật quy định đối với những chủ thể có hành vi vi phạm.
+ Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia
để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó hoặc nhà nước
xác nhận tồn tại hay không tồn tại một số vụ việc, sự kiện thực tế. VD: Toà án
tuyên bố mất tích, tuyên bố chết đối với một người; tuyên bố không công nhận vợ
chồng đối với nam nữ sống chung với nhau không có đăng ký kết hôn hoặc đăng
ký kết hôn tại cơ quan không có thẩm quyền.

- Đặc điểm của áp dụng pháp luật :

+ Áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người
có thẩm quyền tiến hành. Tuỳ theo từng loại quan hệ phát sinh được pháp luật
quy định thẩm quyền của cơ quan nhà nước nào.
+ là hoạt động được thực hiện theo thủ tục do pháp luật quy định chặt chẽ.
Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động áp dụng pháp luật các thủ tục được
pháp luật quy định cụ thể và chặt chẽ, nếu cơ quan có thẩm quyền thực hiện sai,
tuỳ tiện bị xác định vi phạm thủ tục
+ là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội. Áp dụng
pháp luật áp dụng không phải cho những chủ thể trừu tượng, chung chung mà
cho các chủ thể cụ thể thông qua các quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
+ là hoạt động có tính sáng tạo. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung
không thể chỉ ra từng trường hợp cụ thể, do vậy khi áp dụng pháp luật, các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ
việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để từ đó lựa chọn quy phạm, ra văn
bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành.

 Như vậy, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện
quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, nhà chức trách, hoặc các tổ chức xã hội khi được
nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào
các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

- Các giai đoạn của quá trình ADPL:

GD1: Phân tích đánh giá đúng, chính xác các tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự
việc thực tế đã xảy ra;
GD2: Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng rõ nội dung, ý
nghĩa của QPPL đối với trường hợp cần áp dụng’

GD3: Ra văn bản áp dụng pháp luật;


GD4: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.

Áp dụng pháp luật tương tự:

+ Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: là giải quyết một vụ việc thực tế
cụ thể nào đó chưa có QPPL trực tiếp điều chỉnh trên cơ sở QPPL điều chỉnh một
trường hợp khác có nội dung gần giống như vậy
+ Áp dụng tương tự pháp luật: là giải quyết một vụ việc thực tế nào đó chưa
có QPPL trực tiếp điều chỉnh trên cơ sở những nguyên tắc chung và ý thức pháp
luật (dựa vào sự công bằng và lẽ phải mà giải quyết)
4.2. So sánh giữa áp dụng PL với các hình thức thực hiện PL khác.
Thực hiện pháp luật Áp dụng pháp luật
Định nghĩa Thực hiện pháp luật là - Áp dụng pháp luật là một hình
quá trình hoạt động có thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà
mục đích, định hướng nước thông qua các cơ quan nhà nước
nhằm thực hiện hóa nội
dung các quy định pháp có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ
luật bằng hành vi hợp chức cho các chủ thể pháp luật thực
pháp của các chủ thể. hiện những quy định của pháp luật,
hoặc tự mình căn cứ vào những quy
định của pháp luật để tạo ra các quyết
định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ
hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật
cụ thể.

Đặc điểm - Thực hiện pháp luật - Áp dụng pháp luật là hoạt dộng mang
quá trình bằng hành vi: hành vi là tính quyền lực Nhà nước: vì pháp luật là
thực hiện phương thức tồn tại của do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực
con người, được hình hiện.
thành trên cơ sở nhận - Áp dụng pháp luật chỉ được tiến hành
thức và được biểu hiện bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức
bằng hành động hoặc hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy
không hành động trên định của pháp luật
thực tế. Coi thực hiện - Áp dụng pháp luật thể hiện ý chí Nhà
pháp luật bằng hành vi nước: quá trình nay có thể mang tính
vì như vậy mới có cơ sở đơn phương ý chí Nhà nước hoặc cũng
để gắn với chế độ trách có thể Nhà nước thừa nhận ý chí của các
nhiệm, trách nhiệm chủ thể có liên quan.
pháp lý của chủ thể. - Áp dụng pháp luật có điều kiện, quy
- Thực hiện pháp luật trình, thủ tục được pháp luật quy định
phải đảm bảo các yêu chặt chẽ: tùy vào từng lĩnh vực mà trình
cầu theo quy định pháp tự, thủ tục được xác lập cho phù hợp.
luật: là thực hiện các Các quy trình có thể là đầy đủ hoặc rút
quyền, nghĩa vụ pháp lý gọn theo quy định của pháp luật.
được pháp luật quy - Áp dụng pháp luật là hoạt động điều
định đối với chủ thể. chỉnh cá biệt.
Việc thực hiện pháp - Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi
luật trên từng lĩnh vực tính sáng tạo cao của các chủ thể có
của đời sống pháp lý là thẩm quyền: là quá trình thực hiện pháp
khác nhau. luật được hình thành trên cơ sở nhận
- Thực hiện pháp luật là thức. Các chủ thể có thẩm quyền phân
hoạt động có mục đích tích đánh giá các tình huống có thể xảy
cụ thể: là phạm trù ra.
mang tính cơ quan và
tùy thuộc từng lĩnh vực,
hình thức thực hiện
pháp luật mà mục đích
không giống nhau, có
tính rõ ràng đảm bảo
thực hiện pháp luật có
tác dụng lâu dài.
- Thực hiện pháp luật
thông qua quan hệ
pháp luật: là sản phẩm
cảu việc thực hiện pháp
luật và ngược lại quan
hệ pháp luật là môi
trường, điều kiện cần
thiết cho quá trình thực
hiện pháp luật.
- Quá trình thực hiện
pháp luật được đảm
bảo bằng các biện pháp
của nhà nước: vì pháp
luật là sản phẩm của
Nhà nước tạo nên.
Trong xã hội, pháp luật
thể hiện ý chí số đông
nhân dân lao động.
Các hình - Tuân thủ pháp luật: Trường - Khi quyền, nghĩa vụ pháp lý
thức thực nội dung là các chủ thể hợp của chủ thể không mặc nhiên
hiện đã thực hiện các hành vi cần áp phát sinh.
hợp pháp đúng theo dụng - Khi có tranh chấp về quyền,
yêu cầu của pháp luật pháp nghĩa vụ pháp lý mà các bên
của pháp luật. luật liên quan không thể giải quyết
- Thi hành pháp luật: được.
các chủ thể thực hiện - Khi Nhà nước cần áp dụng
nghĩa vụ pháp lý được một biện pháp bắt buộc nằm
pháp luật đòi hỏi thực đảm bảo an toàn cho xã hội,
hiện. ngăn chặn hành vi trái pháp
- Sử dụng pháp luật: các luật xảy có thể gây nguy hiểm
chủ thể thực hiện cho xã hội hoặc cần khen
quyền pháp lý của mình thưởng về một thành tích.
theo quy định của pháp - Khi cần xác định một hành vi,
luật. một kết quả hoạt động hoặc
- Áp dụng pháp luật: các một mối quan hệ xã hội nào đó
chủ thể có thẩm quyền là hợp hoặc bất hợp pháp.
đưa ra các quyết định - Khi cần thực hiện quan hệ đối
cá biệt để giải quyết các ngoại với các quốc gia, dân tộc
sự kiện pháp lý cụ thể khác trên một số lĩnh vực các
trong đời sống pháp lý. bên quan tâm.
Các - GD1: Phân tích đánh giá đúng,
giai chính xác các tình tiết, hoàn
đoạn cảnh, điều kiện của sự việc
áp
thực tế đã xảy ra;
dụng
luật - GD2: Lựa chọn quy phạm
pháp luật phù hợp và phân tích
làm sáng rõ nội dung, ý nghĩa
của QPPL đối với trường hợp
cần áp dụng’
- GD3: Ra văn bản áp dụng
pháp luật;
- GD4: Tổ chức thực hiện văn
bản áp dụng pháp luật.

You might also like