You are on page 1of 4

Họ và tên: Phan Thị Kim Liên

Lớp: 20CNATM02

BÀI TẬP CÁ NHÂN PHẦN QUAN HỆ PHÁP LUẬT (CHƯƠNG 3)

Câu 1: Liệt kê các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật. Cho ví dụ
về 1 quan hệ pháp luật và phân tích ví dụ đó.
- Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật gồm: chủ thể của quan hệ pháp
luật, khách thể của quan hệ pháp luật và nội dung của quan hệ pháp luật.
- Ví dụ về quan hệ pháp luật dân sự:
Tháng 09/2020 A giao kết hợp đồng vay tiền B, trong thời hạn 6 tháng
với số tiền là 200 triệu đồng và hợp đồng này có công chứng.
 Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự: A và B
 Nội dung quan hệ pháp luật dân sự:
+ A có quyền nhận được số tiền vay 200 triệu từ B để sử dụng
và A có nghĩa vụ thanh toán đúng hạn, trả lãi suất (nếu có).
+ B có quyền nhận đủ số tiền cho vay theo đúng thời hạn và có
nghĩa vụ giao số tiền vay cho A.
 Khách thể quan hệ pháp luật dân sự: 200 triệu tiền vay và lãi (nếu
có).

Câu 2: Chủ thể của quan hệ pháp luật gồm những đối tượng nào?
- Chủ thể trong quan hệ pháp luật có thể là cá nhân (công dân của quốc
gia,..) , tổ chức phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi phù hợp để
tham gia vào các quan hệ đó và thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp
cũng như nghĩa vụ pháp lý theo quy định.
Câu 3: Liệt kê các điều kiện của pháp nhân?
Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có
tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều kiện sau:
“a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên
quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Câu 4: Trường đại học ngoại ngữ là 1 tổ chức có tư cách pháp nhân.
Nhận định này đúng hay sai? Giải thích?
- ĐÚNG. Vì Trường Đại học Ngoại ngữ đáp ứng đủ 4 điều kiện tư cách
pháp nhân:
1. Trường được thành lập hợp pháp, có con dấu riêng (theo quy định
của pháp luật Việt Nam).
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
3. Trường có tài sản riêng (Tài sản thuộc sở hữu của Trường và tài sản
do Nhà nước giao cho Trường quản lý) và Trường tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản độc lập đó.
4. Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập,
hưởng quyền và gánh chịu nghĩa vụ pháp lý theo quy định Pháp luât.
Câu 5: Mọi cá nhân đều có thể tham gia vào mọi quan hệ pháp luật?
Nhận định này đúng hay sai? Giải thích?
- SAI. Vì cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật phải có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi. Đồng thời, người nước ngoài, người không
quốc tịch cư trú tại Việt Nam không được tham gia vào một số quan hệ
pháp luật liên quan trực tiếp đến lợi ích, an ninh quốc gia : không thể
tham gia vào quan hệ pháp luât về tuyển dụng, bổ nhiệm các ngành,
chức danh, công chức tại Việt Nam, hay không thể tham gia vào quan hệ
pháp luật về bầu cử tại Việt Nam.
Câu 6: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện
khi nào? Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất
hiện khi nào?
- Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi cá nhân sinh ra, được mở
rộng dần trong một số lĩnh vực và chấm dứt khi cá nhân chết.
- Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi công dân đạt đến độ tuổi do
pháp luật quy định và có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành
vi.
- Năng lực pháp luật của tổ chức xuất hiện khi tổ chức đó được thành
lập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định hoặc được Nhà nước thừa
nhận và chấm dứt khi tổ chức đó giải thể, phá sản hoặc sáp nhập vào
một tổ chức khác.
- Năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện cùng với năng lực pháp luật
vào thời điểm có quyết định thành lập hoặc thừa nhận tổ chức đó của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu năng lực pháp luật nói chung xuất
hiện từ khi con người mới sinh ra thì năng lực hành vi xuất hiện khi con
người đạt tới độ tuổi nhất định.

Câu 7: Như thế nào là không có năng lực hành vi dân sự, năng lực
hành vi dân sự chưa đầy đủ, năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hạn chế
năng lực hành vi, mất năng lực hành vi?
- Không có năng lực hành vi dân sự: là những cá nhân chưa đủ 6 tuổi.
Tất cả các chủ thể này không thể bằng hành vi của mình để xác lập, thực
hiện các giao dịch dân sự nên các giao dịch dân sự của những cá nhân
này sẽ do người đại diện theo pháp luật của họ xác lập, thực hiện.
- Năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ: là cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa
đủ 18 tuổi. Họ không thể tự mình thực hiện tất cả các giao dịch dân sự,
tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, không
thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi
dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Hạn chế năng lực hành vi: người nghiện ma túy, nghiện các chất kích
thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình có thể bị Tòa án ra quyết
định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan...
Mọi giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự đều phải thông qua người đại diện do Tòa án quyết
định, trừ các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày

- Mất năng lực hành vi dân sự: là người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi. Trong đó, để
công nhận là mất năng lực hành vi dân sự thì phải có quyết định tuyên
bố là người mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án.

Câu 8: Năng lực hành vi lao động của cá nhân xuất hiện khi nào?
- Năng lực hành vi lao động xuất hiện khi cá nhân đủ 15 tuổi trở lên và
đạt một số điều kiện về khả năng lao động, khả năng nhận thức, điều
khiển hành vi hoặc một một số điều kiện khác theo quy định của pháp
luật để làm những công việc mà pháp luật cho phép và có giao kết hợp
đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người
sử dụng lao động và không làm những công việc mà pháp luật cấm.
Câu 9: Năng lực hành vi chịu trách nhiệm hình sự xuất hiện khi nào?
- Năng lực hành vi chịu trách nhiệm hình sự có từ khi cá nhân đạt đủ14
tuổi trở lên có đủ khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành
vi của mình và điều khiển được hành vi theo đòi hỏi của xã hội và còn
mở rộng dần trong một số trường hợp.

You might also like