You are on page 1of 27

MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1
Chương 6. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Vi phạm pháp Trách nhiệm


luật pháp lý
1. Vi phạm pháp luật

1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật


Vi phạm pháp luật là hành vi trái
pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện,
xâm hại đến các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.

3
1.2. Đặc điểm của vi phạm pháp luật

 Phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội;


 Hành vi trái pháp luật xâm hại tới các
quan hệ xã hội được pháp luật xác lập
và bảo vệ
 Vi phạm pháp luật phải là hành vi có
lỗi
 Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật phải có năng lực trách
nhiệm pháp lý. 4
1.3. Các yếu tố cầu thành vi phạm pháp luật

 Phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội;


 Hành vi trái pháp luật xâm hại tới các
quan hệ xã hội được pháp luật xác lập
và bảo vệ
 Vi phạm pháp luật phải là hành vi có
lỗi
 Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật phải có năng lực trách
nhiệm pháp lý. 5
1.2. Đặc điểm quan hệ pháp luật

 Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của


quan hệ xã hội. Quan hệ pháp luật là các quan
hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều
chỉnh.
 Quan hệ pháp luật mang tính ý chí.
 Quan hệ pháp luật có cơ cấu chủ thể xác
định.
 Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham
gia quan hệ đó có quyền, nghĩa vụ pháp lý và
được Nhà nước đảm bảo thực hiện
6
1.2. Đặc điểm quan hệ pháp luật (tiếp theo)
Ví dụ 2: Anh Nguyễn Văn A vay tài sản (tiền) chị
Nguyễn Thị B
- Quan hệ xã hội- về dân sự
- Ý chí các bên là vay tiền
- Ý chí nhà nước (điều chỉnh) thể hiện trong QPPL
là tư cách chủ thể -các bên, khách thể-vay tiền;
quyền và nghĩa vụ các bên (giao tiền-trả tiền, đúng,
đủ...) tham gia quan hệ này phải tuân thủ.
- Thời điểm, điều kiện KT_CT_XH… ví dụ: theo
BLDS 2005 có quy định về lãi suất 150% mức lãi
suất cơ bản của NHNN-BLDS 2015 thì lãi suất do
các bên thỏa thuận không vượt quá 20%/năm,
không thỏa thuận thì áp dụng 10% 7
1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật (tiếp theo)

Ví dụ 2: Anh Nguyễn Văn A kết hôn chị Nguyễn Thị B


- Quan hệ xã hội- về hôn nhân gia đình
- Ý chí các bên là kết hôn- thành vợ chồng,
- Ý chí nhà nước (điều chỉnh) thể hiện trong QPPL là
tư cách chủ thể -các bên, khách thể thành vợ chồng;
quyền và nghĩa vụ các bên (tình nghĩa vợ chồng)
tham gia quan hệ này phải tuân thủ.
- Thời điểm, điều kiện KT_CT_XH… ví dụ: theo
Luật HNGD 1959, 1987 công nhận hôn nhân thực tế
(có thể có nhiều vợ, chồng)- Luật HNGD 2014, chỉ
công nhận 1 vợ 1 chồng.

8
2. Thành phần của quan hệ pháp luật

Chủ thể Khách Nội dung


của quan thể của của quan
hệ pháp quan hệ hệ pháp
luật pháp luật luật

9
2.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật

Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá


nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi tham gia
vào các quan hệ pháp luật, có quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định

10
Cá nhân

Năng lực pháp luật của cá nhân có những đặc điểm


sau:
 Năng lực pháp luật của cá nhân gắn liền với mỗi cá
nhân, có từ lúc cá nhân đó sinh ra và chỉ chấm dứt khi
cá nhân đó chết hoặc bị coi như đã chết. Pháp luật
không phải là thuộc tính tự nhiên của cá nhân mà là
phạm trù xã hội, phụ thộc vào ý chí của nhà nước.
 Năng lực pháp luật của cá nhân có thể bị hạn chế trong
một số trường hợp nhất định do pháp luật quy định
như hình phạt bổ sung là cấm cư trú trong luật hình sự.

11
Cá nhân (tiếp theo)

Năng lực hành vi của cá nhân có những đặc điểm sau:


 Để có năng lực hành vi hoặc có đủ năng lực hành vi cá
nhân phải đạt đến độ tuổi nhất định tùy từng lĩnh vực do
pháp luật quy định. Ví dụ: Trong lĩnh vực luật dân sự, cá
nhân có năng lực hành vi khi cá nhân đó đủ 6 tuổi, còn
năng lực hành vi đầy đủ khi cá nhân đó đủ 18 tuổi.
 Để có năng lực hành vi, cá nhân phải có phả năng nhận
thức và điều khiển hành vi của mình. Những người bị mất
trí hoặc mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức thì coi
là người mất năng lực hành vi.
 Yếu tố gắn liền với năng lực hành vi là cá nhân phải có khả
năng thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về
hành vi của mình.
12
Tổ chức

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi


của tổ chức xuất hiện đồng thời cùng một lúc
khi tổ chức đó được thành lập hợp pháp và
mất đi khi tổ chức đó bị chấm dứt hoạt động
(giải thể, phá sản...)
Tổ chức gồm có: TC có tư cách pháp nhân
và TC không có tư cách pháp nhân

13
Tổ chức (tiếp theo)
Điều 74. Pháp nhân của BLDS 2015
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các
điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có
liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật
này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc
lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân,
trừ trường hợp luật có quy định khác.
14
Cơ quan nhà nước
Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà
nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được
thành lập và có thẩm quyền (đại diện tham gia quan hệ dân
sự) theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và
chức năng của Nhà nước.
BLDS 2015-Điều 97. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương
trong quan hệ dân sự
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà
nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân
sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật
này.
15
2.2 Khách thể của quan hệ pháp luật

Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích vật


chất hoặc tinh thần mà các chủ thể pháp luật
mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ
pháp luật.
Ví dụ: Anh A thuê anh B vẽ bức chân dung, thù
lao 500k.
Khách thể về vật chất của A là bức tranh, tinh
thần là cảm xúc về về bức tranh, B đạt được vật
chất là 500k, quyền tác giả đối với bức tranh.
16
2.2 Khách thể của quan hệ pháp luật (tiếp theo)
Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là:
• Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, nhà ở,
phương tiện đi lại, vật dụng hàng ngày hoặc các
loại tài sản khác…;
• Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng
hoá, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người già,
trẻ em; bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực
nhà nước; phục vụ hành khách trên tàu hỏa, máy
bay; hướng dẫn người du lịch, tham quan…;
• Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền
phát minh sáng chế, danh dự, nhân phẩm, học vị,
học hàm…
17
2.3 Nội dung của quan hệ pháp luật

Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng


thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp
lý của các bên chủ thể tham gia quan
hệ pháp luật.

18
2.3 Nội dung của quan hệ pháp luật (tiếp theo)

Quyền chủ thể


Quyền chủ thể là khả năng hành động mà pháp luật bảo
đảm cho cá nhân, tổ chức được tiến hành nhằm thỏa mãn
quyền lợi của họ.
Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua các khả
năng sau:
• Thực hiện một số hành vi trong khuôn khổ pháp luật
quy định để thỏa mãn nhu cầu của mình;
• Yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế không
thực hiện những hành vi nhất định: Yêu cầu cơ quan
nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
mình.
19
2.3 Nội dung của quan hệ pháp luật (tiếp theo)

Nghĩa vụ pháp lý
Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc do pháp
luật quy định mà một bên phải thực hiện nhằm
đáp ứng việc thực hiện quyền chủ thể của bên
kia.
Nghĩa vụ pháp lý bao hàm các yếu tố sau:
• Chủ thể nghĩa vụ phải hành động hoặc kiềm
chế không hành động;
• Chủ thể nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý
trong trường hợp không thực hiện hoặc thực
hiện không;
20
3. Các yếu tố làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quan hệ pháp luật

Quy
phạm Năng lực Sự kiện
pháp chủ thể pháp lý
luật

21
3. Các yếu tố làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật
(tiếp theo)

3.1. Khái niệm về sự kiện pháp lý


QPPL là yếu tố tiền đề, vì không có QPPL tác động thì
QHXH không trở thành QHPL, nhưng khả năng hiện
thực hoá QHPL trong đời sống pháp lý lại thuộc về yêu
tố năng lực chủ thể. Bởi vì, NLCT là điều kiện để cá
nhân, tổ chức có thể thực hiện. quyển chủ thể và nghĩa
vụ pháp lý. Nhưng ngay cả khi có đủ hai yếu tổ này thì
quan hệ pháp luật mới chỉ ở dạng mô hình.
Ví dụ: Quy phạm pháp luật về kết hôn vẫn tổn tại trong
Luật HN&GĐ, nhưng nếu cá nhân đủ điểu kiện kết hôn
lại không muốn kết hôn thì không hình thành quan hệ
pháp luật hôn nhân.
22
3.1. Khái niệm về sự kiện pháp lý (tiếp theo)

Trong trường hợp này, QHPL hôn nhân chỉ hình thành
khi cá nhân làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy đăng ký
kết hôn. Việc công dân thực hiện thủ tục đăng ký kết
hôn, việc cấp giấy đăng ký kết hôn là những sự kiện
diễn ra trong thực tế theo quy định của pháp luật,
đã làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa các chủ
thể cụ thể. Đây được gọi là sự kiện pháp lý.
Như vậy, SKPL đóng vai trò cẩu nối giữa QHPL mô
hình và QHPL luật cụ thể hình thành trong đời sống
pháp luật.
23
3.1. Khái niệm về sự kiện pháp lý (tiếp theo)

Sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn


cảnh, tình huống được dự kiến trong quy
phạm pháp luật gắn với việc phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật cụ
thể khi chúng diễn ra trong thực tế đời
sống.

24
3.2. Đặc điểm sự kiện pháp lý

– Xảy ra trên thực tế dưới dạng hành vi hoặc


những sự kiện nằm ngoài ý chí của con người (sự
biến) nhưng để lại hậu quả thực tiễn với các chủ
thể tham gia quan hệ đó.
– Được đề cập trong phần giả định của các QPPL
và khi nó xảy ra thì sẽ làm cho quy tắc xử sự nêu
trong phần quy định của quy phạm phát sinh hiệu
lực.
– Khi sự kiện đó xảy ra thì sẽ gây ra những hậu
quả pháp lý nhất định, tức là làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
25
3.3. Phân loại sự kiện pháp lý

 Căn cứ vào vào mối liên hệ giữa sự kiện thực tế


xảy ra với ý chí của thể tham gia quan hệ pháp
luật: Sự biến và hành vi
 Căn cứ vào hậu quả pháp lý: Sự kiện pháp lý
làm phát sinh quan hệ pháp luật; Sự kiện pháp
lý làm thay đổi quan hệ pháp luật; Sự kiện pháp
lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật.
 Căn cứ vào số lượng sự kiện thực tế tạo thành
sự kiện pháp lý: Sự kiện pháp lý đơn nhất và
sự kiện pháp lý phức hợp.
26
3.3. Phân loại sự kiện pháp lý

 Căn cứ vào vào mối liên hệ giữa sự kiện


thực tế xảy ra với ý chí của thể tham gia
quan hệ pháp luật: Sự biến và hành vi
 Căn cứ vào hậu quả pháp lý: SKPL làm
phát sinh QHPL; SKPL làm thay đổi
QHPL; SKPL làm chấm dứt QHPL.
 Căn cứ vào số lượng sự kiện thực tế tạo
thành SKPL: Sự kiện pháp lý đơn nhất và
sự kiện pháp lý phức hợp.
27

You might also like