You are on page 1of 26

CHƯƠNG 5:

QUAN HỆ PHÁP
LUẬT
• 5.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP
LUẬT 
• 5.2 PHÂN LOẠI CÁC QUAN HỆ PHÁP LUẬT
• 5.3 THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT
• 5.4 SỰ KIỆN PHÁP LÝ
5.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT  

• Khái niệm quan hệ pháp luật


QHPL là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội, xuất hiện
trên cơ sở điều chỉnh của các quy phạm pháp luật và các sự
kiện pháp lý tương ứng, trong đó các bên tham gia có các
quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, được nhà nước đảm bảo
và bảo vệ.
THẢO LUẬN

Quan hệ nào là QHXH


1. Công dân A (nam, 20 tuổi) yêu công dân B (nữ, 17 tuổi).
2. Bà L (65 tuổi) ra chợ mua thịt từ quầy bán thịt.
3. Anh C (25 tuổi) đi thi bằng lái xe gắn máy.
4. A (10 tuổi) tặng B (15 tuổi) 1 cây vàng.
Đặc điểm quan hệ pháp luật:
• Phải là quan hệ xã hội.
• Là quan hệ xã hội có ý chí .
• Là quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật .
• Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ
pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện.
 
5.2 PHÂN LO Ạ I CÁC QUAN H Ệ PHÁP LU ẬT
Căn cứ vào tiêu Quan hệ pháp luật tương ứng với các ngành luật Quan hệ pháp luật dân
chí phân chia các sự
Quan hệ pháp luật
ngành luật điều hình sự
chỉnh Quan hệ pháp luật
hành chính…..
Căn cứ vào Quan hệ pháp luật công: những quan hệ mà ít nhất 1 Quan hệ pháp luật
hình sự
tính chất của bên chủ thể mang quyền lực nhà nước như quan hệ Quan hệ pháp luật
chủ thể giữa cơ quan nhà nước với cá nhân hay quan hệ giữa hành chính…..
cơ quan nhà nước với nhau

Quan hệ pháp luật tư: quan hệ pháp luật giữa các cá Quan hệ hợp đồng
Quan hệ vợ chồng…..
nhân, tổ chức với nhau trong mối quan hệ bình đẳng
Căn cứ vào Quan hệ pháp luật nội dung chứa đựng những nội
nội dung dung cần điều chỉnh bằng pháp luật
Quan hệ pháp luật hình thức phát sinh trong quá trình Quan hệ pháp luật tố
tụng dân sự
các chủ thể giải quyết các nội dung pháp lý theo Quan hệ pháp luật tố
những trình tự, thủ tục luật định tụng hình sự….
5.3 THÀNH PH Ầ N C ỦA QUAN H Ệ PHÁP LU ẬT

Quan hệ pháp luật được hình thành bởi


ba yếu tố:
•chủ thể
•khách thể
•nội dung
• 5.3.1 Chủ thể quan hệ pháp luật
Chủ thể quan hệ pháp luật chính là các bên tham gia
vào quan hệ pháp luật… có thể là cá nhân hoặc tổ chức
đáp ứng điều kiện do luật quy định.
• Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật, các
cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện do
nhà nước quy định- gọi là năng lực chủ thể.
•  năng lực
chủ thể

năng lực năng lực


pháp luật hành vi.
Tóm lại:
• Năng lực pháp luật là điều kiện cần (cần phải có/ bắt buộc
có).
• Năng lực hành vi là điều kiện đủ (đủ và thiếu).
CHỦ THỂ LÀ:

• Cá nhân • Tổ chức

Pháp nhân

Người
Người Công
nước
không dânquốc
có ngoàitịch

TC không
Nhà nước phải pháp
nhân
• 5.3.2 Khách thể quan hệ pháp luật
Khách thể là những yếu tố làm cho các bên chủ thể có mối
quan hệ pháp luật với nhau (vai trò).

Biểu hiện của khách thể là những hành vi hoặc dạng tồn tại
của vật chất hoặc tinh thần và phải được luật xác định.
• 5.3.3 Nội dung quan hệ pháp luật
Các chủ thể được làm gì, không được làm gì, phải làm thế
nào… nói cách khác, chủ thể phải thực hiện theo cách cư xử
được nêu trong phần quy đinh của quy phạm pháp luật được
gọi là quyền và nghĩa vụ pháp lý.

Tổng hợp tất cả các quyền và nghĩa vụ pháp lý chính là nội


dung của quan hệ pháp luật.
5.4 S Ự KI Ệ N PHÁP LÝ
Khái niệm:
Để phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp
luật cụ thể, bên cạnh quy phạm pháp luật điều chỉnh,
cần thêm hai điều kiện nữa là:
•Năng lực chủ thể
•Sự kiện thực tế phù hợp với bộ phận giả định trong
một quy phạm pháp luật nào đó.
• Tóm lại, sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh, tình
huống của đời sống thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của
chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh thay
đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.
• 5.4.2 Phận loại
Dựa vào yếu tố ý chí, theo đó, sự kiện pháp lý được chia
thành sự biến và hành vi.
Sự biến Những sự kiện phát sinh không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của con người
nhưng lại làm phát sinh, thay đổi, chấm
dứt một quan hệ pháp luật đã được pháp
luật dự liệu trước
Hành vi : Hành vi hợp pháp:
Những xử sự của con Hành vi phù hợp với quy định
người, phát sinh phụ thuộc của pháp luật, không trái với đạo
vào ý chí , mong muốn của
đức xã hội.
con người.
Có thể được thực hiện dưới Hành vi bất hợp pháp:
dạng hành động (cách xử Hành vi trái với quy định của
sự chủ động) hoặc không pháp luật , nguyên tắc chung
hành động (cách xử sự bị của pháp luật và đạo đức xã hội
động).
Vai trò sự kiện pháp lý:
•Là cầu nối giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp
luật.
•Ảnh hưởng đến việc xác định loại quan hệ pháp luật.
•Ảnh hưởng đến nội dung, tính chất quan hệ pháp luật.
•Có liên quan mật thiết với phần giả định của quy phạm
pháp luật.
Mỗi nhóm sáng tác một câu chuyện có độ dài dưới 200 chữ với yêu cầu:
• Có 2 quan hệ pháp luật (1 QHPL Dân sự, 1 QHPL Hình sự).
• Phân tích 2 quan hệ pháp luật theo cấu trúc:
 QHPL gì? Loại QHPL?
 Sự kiện pháp lý?
 Chủ thể: Năng lực PL – năng lực HV
 Quyền và nghĩa vụ PL của chủ thể
 Khách thể của QHPL.

You might also like