You are on page 1of 3

Kỹ năng ứng xử trong giao tiếp

1. Thực trạng về kỹ năng ứng xử trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay
- (Đưa ví dụ về tiktoker Nờ Ô Nô, drama partner speaking)
- Xã hội ngày càng phát triển, hành vi ứng xử của con người có sự giao thoa mạnh
mẽ. Cùng với đó là sự bùng nổ của công nghệ khiến giới trẻ có cơ hội tiếp thu
nguồn văn hóa đa chiều để biết cách ứng xử tiến bộ, hợp tình, hợp lý hơn.
- Mặt khác, ứng xử văn hóa cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nếp sống gấp,
sống nhanh của một số bộ phận giới trẻ. :
 Cách ứng xử trước một tình huống giao tiếp trở nên nóng vội hơn, xích mích
với bạn bè cũng đăng lên mạng xã hội nói xấu, chửi bậy; do buồn chuyện gia
đình không kiềm chế được cảm xúc cũng đăng lên nói nhau; hay đòi nợ,
chuyện tình yêu đôi lứa, bóc phốt nhau,….
 Mạng xã hội giúp con người liên lạc tiện lợi hơn nhưng cũng khiến giới trẻ ít
giao tiếp trực tiếp với nhau hơn, ít hơn những cơ hội rèn luyện cách ứng xử đời
thường. Những câu chào hỏi là một điều cơ bản mở đầu cuộc giao tiếp cũng từ
đó mà dần mất đi, một nét đẹp rất đỗi bình dị nay lại thường bị lãng quên hoặc
bỏ qua.
 Ngôn ngữ được giới trẻ hiện nay sử dụng cũng biến hoá hàng ngày, những câu
nói trendy xuất phát từ mạng xã hội xuất hiện và biến mất theo chu kì hàng tuần
hoặc hàng tháng. Điều đó khiến cuộc giao tiếp của các bạn trẻ trở nên thú vị
hơn nhưng bên cạnh đó cũng đem đến tiêu cực. Những em bé từ tiểu học đã học
được những câu nói tục, một bộ phận giới trẻ quen với việc gọi người lớn tuổi
là ông già, bà già (Tiktoker Nờ Ô Nô: “Hello bà già nghèo khổ giữa đêm đông
lạnh giá”), dùng ngôn từ để công kích lẫn nhau.
2. Kỹ năng ứng xử trong giao tiếp là gì?
- Từ xa xưa giao tiếp ứng xử đã được ông cha ta xem là thước đo để đánh giá nhân
cách, đạo đức con người: “Vàng thì thử lửa, thử than; chuông kêu thử tiếng, người
ngoan thử lời”.
- Trong giao tiếp, cách ứng xử của mỗi người sẽ quyết định đến hiệu quả và kết
quả của nội dung, thông tin truyền đạt bởi lẽ giao tiếp chịu ảnh hưởng bởi các yếu
tố xung quanh, các ý tưởng và cảm nhận của người nghe lẫn người nói.
- Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói trong quan hệ giao tiếp giữa người với người.
Ứng xử là từ ghép của hai từ ứng và xử. Trong đó, “ứng” mang nghĩa là ứng phó,
ứng biến. Còn “xử” mang nghĩa là xử lý, xử thế, xử sự,…
- Như vậy, khái niệm giao tiếp ứng xử được hiểu là sự phản ứng của cá nhân, tổ
chức, nhóm,… với một tình huống cụ thể, nhất định biểu hiện qua tác phong ăn
nói, đi đứng, chào hỏi.
- Khi tiếp xúc với những người ăn nói nhẹ nhàng, ứng xử tinh tế thì mọi người
thường có xu hướng dễ bắt chuyện và giao tiếp cởi mở hơn. 
3. Vì sao kỹ năng ứng xử trong giao tiếp lại cần thiết với giới trẻ hiện nay?
- Dù là bất cứ ai thì kỹ năng giao tiếp và ứng xử là điều cần thiết giúp bạn sinh tồn dễ
dàng hơn. Chính vì thế khi mà còn nhỏ, học sinh nên được học các kỹ năng mềm đó để có
thể trở thành một công dân tốt và phát triển toàn diện về mọi mặt.

- Ai cũng phải đều cần tới giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Bởi giao tiếp và ứng xử là
nhu cầu cơ bản của con người, cho dù là một đứa trẻ chưa biết nói nhưng đã biết cất tiếng
khóc, tiếng cười để giao tiếp.

- Nếu học sinh không học các kỹ năng giao tiếp, ứng xử thì sẽ không thể hòa nhập với thế
giới, con người sẽ như thế nào, xã hội sẽ ra sao.

- Mỗi một cá thể dù là nhỏ bé nhưng đều có sự ràng buộc, liên kết chặt chẽ với nhau để
tồn tại và phát triển trong học tập, công việc và cuộc sống.

- Khi trẻ học được kỹ năng giao tiếp và ứng xử, bé sẽ biết cách giao tiếp, kết nối bạn bè,
người thân xung quanh.

- Trong quá trình học tập, bé sẽ xây dựng được các mối quan hệ bạn bè, thầy cô thân thiết.
Học hỏi được từ bạn bè, mọi người xung quanh các tính cách tốt đẹp, các ứng xử với mọi
người.

- Bên cạnh đó, các phụ huynh bố mẹ cần trang bị cho con em mình kỹ năng giao tiếp để
có thể thấu hiểu con, chia sẻ và đồng cảm với con. Học sinh cần kỹ năng giao tiếp để
truyền đạt mong muốn của mình với cha mẹ, bạn bè, người thân, mọi người xung quanh
để hiểu nhau hơn, hỗ trợ nhau phát triển tốt hơn.

- Ngoài ra kỹ năng giao tiếp và ứng xử còn là cầu nối của thành công giúp con ngày càng
giỏi hơn, trang bị kỹ năng kiến thức cần thiết để con có nền tảng vững chắc làm bước đệm
cho tương lai giúp gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống về sau. 

4. Hình thành và phát triển kỹ năng ứng xử trong giao tiếp:

- Ứng xử trong giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với giới trẻ và trẻ em hiện
nay. Để hình thành được kỹ năng này thì ta phải học và xem nó như một thói quen không
thể thiếu trong giao tiếp và thói quen này phải được hình thành từ nhỏ cũng như từ những
cuộc gặp gỡ ngoài xã hội. Các cách để hình thành và phát triển kỹ năng ứng xử theo nhóm
đề xuất như sau:

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi: Cảm ơn và xin lỗi là việc đơn giản nhất ta có thể hình
thành thói quen trong quá trình giao tiếp. Cha mẹ phải luôn nhắc nhở con thói quen cảm
ơn khi được sự giúp đỡ từ người khác và xin lỗi khi mình làm sai. Cảm ơn giúp người đối
diện cảm thấy sự giúp đõ của họ được biết ơn cũng như lời xin lỗi giúp mình nhận ra lỗi
sai của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ
sau này.
Chào hỏi khi gặp mọi người: Đây là một trong những kỹ năng mà con trẻ cần phải học
ngay từ nhỏ bởi lời chào có vai trò quan trọng trong việc trò chuyện với mọi người. Lời
chào sẽ thể hiện được sự chân thành, tôn trọng mọi người khi nói chuyện.

Hãy nhìn thẳng khi nói chuyện với mọi người: Việc giao tiếp sẽ trở lên thoải mái và dễ
dàng hơn khi tham gia nói chuyện với ai đó hãy nhìn thẳng vào mắt họ. Điều này sẽ giúp
trẻ là người giao tiếp văn minh và thông minh khi ứng xử. Việc truyền đạt ngôn ngữ khi
nói chuyện nhìn thẳng vào mắt sẽ giúp ta thể hiện được ngôn ngữ hình thể qua ánh mắt,
thể hiện được sự chân thành, cởi mở trong cuộc trò chuyện. Đây là phép lịch sự tối thiểu
trong giao tiếp hiện nay.

Lễ phép và lịch sự khi trả lời người lớn tuổi hơn mình: Khi gặp người lớn tuổi hơn
mình phải biết cách xưng hô cho đúng mực. Khi nói chuyện hay trao đổi thông tin với
người lớn tuổi hơn mình như thầy cô, anh chị, cô bác thì phải dùng thành ngữ thưa gửi để
thể hiện sự tôn trọng của mình với người lớn tuổi. Đặc biệt khi không vừa ý hay không
thích ta hãy lễ phép từ chối không nên gật đầu hay lắc với mọi người hơn tuổi. Hãy giao
tiếp bằng ngôn ngữ để truyền tải thông điệp của mình và thể hiện sự tôn trọng của bạn với
mọi người xung quanh. ( đề cập lại ví dụ của nờ ô nô)

Giữ trật tự ở nơi công cộng: Ở các nơi công cộng như ngoài đường đông người, trường
học,.. ta không nên nói to, nói trống không. Bởi khi làm vậy chúng ta sẽ gây ảnh hưởng
tới mọi người xung quanh, gây mất trật tự nơi công cộng.

You might also like