You are on page 1of 20

CÂU 1: GIAO TIẾP THỰC HIỆN NHỮNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN NÀO? CHO VÍ DỤ MINH HỌA.

1. Chức năng truyền thông tin

Chức năng này có cả ở người và động vật. Ở động vật, chức năng thông báo thể hiện ở điệu bộ, nét
mặt, âm thanh (phi ngôn ngữ). Còn ở người, với sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ 2, chức năng
thông tin, thông báo được phát huy tối đa, nó có thể truyền đi bất cứ thông tin nào. Trong hoạt động
chung, người này giao tiếp với người kia để thông báo cho nhau những thông tin giúp cho hoạt động
được thực hiện một cách có hiệu quả.

Ví dụ: Cô giáo bị ốm nên gọi điện cho lớp trưởng để thông báo cho lớp nghỉ học hôm nay.

2.Chức năng nhận thức

Giao tiếp là công cụ quan trọng giúp con người nhận thức về thế giới và về bàn thân. Giao tiếp giúp
cho khả năng nhận thức của con người ngày càng mở rộng, làm cho vốn hiểu biết, tri thức của con
người ngày càng phong phú.

Ví dụ: Em không biết bài toán này thì qua giao tiếp với một bạn trong lớp bạn chỉ cho em thì nhận
thức tăng lên 1 xíu, em không biết đọc từ tiếng anh này mà qua giao tiếp với một bạn trong lớp bạn
chỉ cho em cách đọc thì em biết thêm 1 từ.

Khi một đứa trẻ được sinh ra, nhờ có giao tiếp tạo điều kiện để đứa trẻ phát triển tâm lý, nhân
cách.

3.Chức năng phối hợp hành động

Trong một tổ chức thường có nhiều bộ phận, với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Để tổ chức
hoạt động một cách thống nhất, đồng bộ thì các bộ phận, thành viên trong tổ chức cần phải giao tiếp
với nhau để phối hợp hành động cho có hiệu quả. Thông qua giao tiếp, con người hiểu được những
yêu cầu, mong đợi của người khác, hiểu được mục đích chung của nhóm, trên cơ sở đó phối hợp với
nhau cùng hoạt động, nhằm đạt được mục đích chung.

Ví dụ: Khi được giao bài tập nhóm thì cả nhóm cùng trao đổi, nêu lên ý kiến để hoàn thành mục tiêu
chung

4. Chức năng điều khiển hành vi

Qua giao tiếp, con người có thể nhận biết về thế giới, về người khác và về bản thân; biết được cái
hay cái dở của bản thân cũng như những yêu cầu đòi hỏi của người khác, của xã hội. Trên cơ sở đó,
con người tự điều khiển, điều chỉnh bản thân cho phù hợp hơn. Chức năng điều khiển, điều chỉnh
hành vi trong giao tiếp thể hiện khả năng thích nghi lẫn nhau, khả năng nhận thức và đánh giá lẫn
nhau của các chủ thể giao tiếp. Mặt khác, nó còn thể hiện vai trò tích cực của các chủ thể trong giao
tiếp.

Ví dụ: Em lười học nhưng sau khi được thầy cô và bạn bè đưa ra lời khuyên thì em đã tích cực, tự
giác hơn trong việc học

5. Chức năng tạo lập quan hệ

Đối với con người, sự cô đơn, bị cô lập đối với những người xung quanh là một trong những điều
đáng sợ nhất. Giao tiếp giúp cho con người tạo ra những mối quan hệ với người khác.

Ví dụ: Giao tiếp giúp cho việc tìm và làm quen được với các bạn mới
6. Chức năng cân bằng cảm xúc

Mỗi chúng ta, đôi khi, có những cảm xúc cần được chia sẻ. Sung sướng hay đau khổ, vui hay buồn,
hy vọng hay thất vọng đều muốn được chia sẻ cùng người khác. Chỉ có trong giao tiếp, chúng ta mới
tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình.

Ví dụ: Khi bạn buồn, nhờ giao tiếp nếu như bạn chia sẻ với bố mẹ, anh chị hay bạn bè thì sẽ giúp nỗi
buồn được vơi đi và ngược lại niềm vui thì sẽ được tăng lên

7. Chức năng hình thành và phát triển nhân cách

Trong giao tiếp, con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội, tâm hồn của con người trở nên phong
phú, tri thức sâu sắc, tình cảm và thế giới quan được hình thành và phát triển. Thông qua giao tiếp,
những tiêu chuẩn đạo đức (tinh thần trác nhiệm, tính nguyên tắc, lòng vị tha...) không chỉ được thể
hiện mà còn được hình thành. Cũng thông qua giao tiếp, con người được nhìn nhận, đánh giá, từ đó
có thể tự điều khiển, điều chỉnh để tự hoàn thiện mình.

Ví dụ: Qua giao tiếp của các bạn trong lớp thì em phát triển về mặt nhận thức, thái độ, hành vi.

+ Nhận thức: thông tin mới, hiểu biết mới, kinh nghiệm mới.( em không biết bài toán này thì qua
giao tiếp với một bạn trong lớp bản chỉ cho em thì nhận thức tăng lên 1 xíu, em không biết đọc từ
tiếng anh này mà qua giao tiếp với một bạn trong lớp bản chỉ cho em cách đọc thì em biết thêm 1 từ.
Cứ như vậy số lượng tri thức, thông tin nó sẽ tăng lên như vậy khối NHẬN THỨC sẽ được phát triển
ra, to ra , mở rộng ra)

+Thái độ: trước khi giao tiếp với mấy bạn thì thái độ của em đối với việc học là vô cùng thờ ơ và bàng
quan nhưng mà em thấy các bạn ai cũng tập trung vô chuyện học hết và các bạn nói với em là :”nếu
không học thì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều về tương lai về sau” và em nhận ra điều đó

+ Từ nhận thức và thái độ thay đổi thì chính là HÀNH VI thay đổi: tích cực, tự giác hơn trong việc học,
tự học, tự tìm kiếm thông tin, tự tìm kiếm tài liệu và kết quả học tập được tăng lên. Cả cái khối hành
vi cũng được mở rộng ra

CÂU 2: CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP CÓ THỂ PHÂN CHIA GIAO TIẾP THÀNH NHỮNG LOẠI
NÀO? TRÌNH BÀY KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG LOẠI ĐÓ.

Dựa vào phương tiện giao tiếp: có 2 loại:

+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Giao tiếp ngôn ngữ xuất hiện như là một dạng hoạt động xác lập và vận
hành quan hệ người – người bằng các tín hiệu từ ngữ. Các tín hiệu này là các tín hiệu chung cho một
cộng đồng cùng nói một thứ tiếng và mỗi tín hiệu (một từ chẳng hạn) gắn với vật thể hay một hiện
tượng, phản ánh một nội dung nhất định. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật
giao tiếp cần sử dụng hệ thống ngôn ngữ chung và tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực chung. Các
tín hiệu ngôn ngữ này được con người sử dụng dưới dạng tiếng nói và chữ viết để giao tiếp với nhau.
Bằng ngôn ngữ, con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như: thông báo tin tức,
diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật, ...

Đây là phương tiện giao tiếp chủ yếu và quan trọng nhất của con người; là phương tiện giao tiếp
chính, giúp con người tạo nên xã hội loài người thông qua việc thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ
giữa người với người; giúp bản thân mỗi người không ngừng phát triển về tư duy, tâm lý, phẩm
chất , tính cách,…; có vai trò bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa.
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ: Ngoài giao tiếp bằng ngôn ngữ, người ta còn dùng các loại tín hiệu phi
ngôn ngữ để giao tiếp với nhau. Giao tiếp phi ngôn ngữ giữa con người là sự giao tiếp bằng cách gửi
và nhận những tín hiệu phi ngôn ngữ. Nó bao gồm việc sử dụng tất cả những thao tác của từng bộ
phận trên cơ thể như cử chỉ, hành vi, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, giọng điệu, dáng đứng,
cách ăn mặc, khoảng cách, đồ vật,…

Giao tiếp bằng phi ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn, chiếm tới 2/3 trong giao tiếp. Phi ngôn ngữ
luôn tồn tại dù chúng ta có nói hay không nói, phi ngôn ngữ xóa bỏ mọi rào cản về tiếng nói và ngôn
ngữ trên thế giới. Phi ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu giúp miêu tả và truyền tải thông điệp, giúp cho
mỗi người trở nên tinh tế hơn, biết tự kiềm chế cảm xúc, tự ý thức và điều khiển được ngôn ngữ cơ
thể, đồng thời nó còn giúp nâng cao giá trị của con người thông qua cách nói cuốn hút.

CÂU 3: DỰA VÀO KHOẢNG CÁCH CÓ THỂ PHÂN CHIA GIAO TIẾP THÀNH NHỮNG LOẠI NÀO? NÊU
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỖI LOẠI ĐÓ.

Dựa vào khoảng cách: có 2 loại

+ Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp giữa cá nhân khi họ mặt đối mặt với nhau để trực tiếp giao
tiếp.

+ Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện thông qua phương tiện trung gian khác như
điện thoại, email, thư tín, Fax,chat,...

* Ưu điểm của giao tiếp trực tiếp:

Giao tiếp trực tiếp kết hợp được phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ nên cuộc giao
tiếp diễn ra sinh động, cuốn hút. Các chủ thể tìm thấy sự thích thú, hưng phấn trong giao tiếp và sẽ
tăng thêm nhu cầu được giao tiếp.

Giao tiếp trực tiếp với hình thức mặt đối mặt giúp cho các đối tượng giao tiếp tri giác nhau một cách
đầy đủ. Giao tiếp trực tiếp sẽ giúp các chủ thể hiểu biết nhau sâu sắc hơn, làm tăng độ tin tưởng lẫn
nhau và do đó quan hệ giữa các chủ thể thêm mạnh mẽ sâu sắc, giao tiếp sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

- Giúp cho vấn đề mà các bên trao đổi được rõ ràng, cụ thể hơn

- Thông tin phản hồi nhanh

- Ra quyết định nhanh hơn, vấn đề được giải quyết nhanh và triệt để

- Giúp cho việc nhận biết đối phương được rõ ràng cụ thể hơn

- Giúp cho các chủ thể giao tiếp có thể thể hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ một cách rõ ràng hơn

- Làm cho mối quan hệ giữa các bên giao tiếp ngày càng gắn bó, bền chặt v

* Nhược điểm của giao tiếp trực tiếp:

Giao tiếp trực tiếp phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời gian, không gian và con người nên số lượng mối
quan hệ bị hạn chế nhiều so với số lượng của mối quan hệ trong giao tiếp gián tiếp.

Các chủ thể trong giao tiếp trực tiếp lại dễ dàng bị mất liên lạc nếu như khoảng cách giữa họ quá xa
và thời gian xa nhau của họ qua dài hoặc những thông tin cấp thiết cũng sẽ khó đến với họ kịp thời.
Giao tiếp trực tiếp sẽ làm cho các chủ thể gặp khó khăn khi phải đề cập đến những vấn đề tế nhị
trong cuộc sống.

Giao tiếp trực tiếp còn dễ làm khoét sâu mối bất hòa khi có sự khác biệt trong cuộc sống như trong
một gia đình, thể hộ ông bà, cha mẹ trong quan niệm, trong thói quen, trong nếp sống do tuổi tác,
trình độ sẽ có khoảng cách rất xa đối với thể hệ cháu, con. Nếu các chủ thế này tranh luận với nhau
thì khoảng cách giữa họ càng sẽ bị đào sâu hơn nữa.

- Tốn thời gian để tổ chức không gian, địa điểm giao tiếp, tốn chi phí đi lại

- Dễ nảy sinh xung đột, mâu thuẫn giữa các bên giao tiếp nếu các bên giao tiếp có sự khác biệt lớn
về quan điểm, tính cách, thái độ…

+ Khi sử dụng hình thức giao tiếp trực tiếp cần chú ý một số điểm đặc trưng sau:

- Tổ chức không gian, địa điểm giao tiếp thích hợp

- Chú ý hình ảnh bên ngoài

- Quan tâm ngôn ngữ cơ thể của bản thân và của đối tác

*Ưu điểm của giao tiếp gián tiếp:

Nhờ vào sự tiến bộ ngày càng mạnh mẽ của các phương tiện kỹ thuật đặc biệt là kỹ thuật truyền tin,
con người giao tiếp với nhau rất dễ dàng bất chấp mọi khoảng cách địa lý. Nhờ đó, mối quan hệ của
con người trở nên rộng rãi. Con người có thể dễ dàng thiết lập mối quan hệ với nhiều người ở nhiều
nơi trên thế giới trong khi họ vẫn ở cố định tại một địa điểm trên địa cầu (hay cả một nơi nào đó
trong vũ trụ). Giao tiếp vẫn được tiến hành sôi nổi giữa các chủ thể (hai người hoặc nhiều hơn) thách
thức mọi khoảng cách địa lý

Với các phương tiện kỹ thuật truyền tin hiện đại, người ta có thể gửi thông tin cho nhau một cách
nhanh chóng. Chỉ cần một vài giây khởi động, những thông tin có thể truyền đi cả quãng đường nửa
vòng trái đất một cách chính xác, đầy đủ.

Liên lạc giữa các chủ thể trong giao tiếp thật dễ dàng, tiện lợi. Ngay cả những thông tin mang tính
nghi lễ trang nghiêm, người ta vẫn có thể thực hiện trên bàn ăn, trên giường ngủ... Người ta có thể
gửi cho nhau những bức điện chia buồn thống thiết, bị thương ngay trong một buổi party đầy ắp
những trò vui, những tiếng cười.

*Nhược điểm của giao tiếp gián tiếp:

Giao tiếp gian tiếp phụ thuộc hoàn toàn vào các phương tiện kỹ thuật nên khi không có phương tiện
kỹ thuật hoặc các phương tiện nảy bị hỏng hóc, người ta không thể thực hiện được giao tiếp.

Do giao tiếp diễn ra trong trạng thái mặt không đối mặt (dù các chủ thể vẫn có thể nhìn thấy nhau),
thiếu những yếu tố mà cuộc giao tiếp trực tiếp vốn có (thế mạnh của các phương tiện giao tiếp phi
ngôn ngữ, của môi trường) nên sự gần gũi giữa các chủ thể, sự sinh động trong không khí giao tiếp
cũng bị hạn chế rất nhiều.
Trong giao tiếp gián tiếp, các chủ thể có nhiều điều kiện giấu mình, lại thêm mỗi liên lạc giữa các chủ
thể rất lỏng léo nên độ tin cậy, sâu đậm giữa các chủ thể cũng rất yếu ớt, mong manh. Nhiều đối
tượng xấu đã lợi dụng phương thức giao tiếp giản tiếp để lừa gạt bao nhiêu con người cả tin, lợi
dụng tình cảm lẫn tiền bạc, để lại những vết thương lòng khó xóa nhòa trong lòng các nạn nhân, ảnh
hưởng đến niềm tin vào cuộc sống xã hội.

Giao tiếp gián tiếp dù có nhiều ưu điểm, nhưng nếu lạm dụng, con người dễ tự cách ly ra khỏi cộng
đồng, dễ rơi vào trạng thái cô độc, trầm uất.

CÂU 4: TRÌNH BÀY MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIỆC ĐẶT CÂU HỎI TRONG GIAO TIẾP?

* Mục đích của việc đặt câu hỏi là:


- Xác định được vấn đề và xác định được nguyên nhân tại sao

- Thu thập những thông tin cần thiết là ở đâu, khi nào, đối tượng là ai

- Tìm ra phương pháp giải quyết

* Nguyên tắc cơ bản của việc đặt câu hỏi:

1. Xác định rõ mục đích khi đặt câu hỏi

2. Tìm hiểu thông tin về đối tượng giao tiếp và xác định mối quan hệ với đối tượng giao tiếp

3. Hãy lấy những câu hỏi bắt buộc phải hỏi làm trọng tâm

4. Đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu

5. Kiên trì chờ và lắng nghe câu trả lời

6. Đừng hỏi các câu hỏi đóng, hãy hỏi những câu hỏi mở

7. Không được định kiến trước

8. Hỏi bằng ngôn ngữ của người nghe

9. Đào sâu vấn đề bằng các câu hỏi tiếp theo

10. Chỉ hỏi một vấn đề tại một thời điểm

11. Chấp nhận các phương pháp thay thế

12. Không chấp nhận vòng vo

13. Không chấp nhận câu trả lời gián tiếp

14. Kiểm tra việc chú ý lắng nghe

CÂU 5: TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CÓ SỰ THAM GIA CỦA NHỮNG NHÂN TỐ GIAO TIẾP NÀO?’

Trong hoạt động giao tiếp có sự tham gia của những nhân tố giao tiếp:

1. Từ chủ thể giao tiếp (các bên tham gia vào cuộc giao tiếp)
2. Từ nội dung giao tiếp ( hệ thống các thông điệp bao gồm những thông điệp phản hồi)
3. Từ phương tiện giao tiếp
4. Từ mục đích giao tiếp
5. Từ bối cảnh giao tiếp

CÂU 6: HÃY TRÌNH BÀY VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN? KHI GIAO
TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ NÓI BẠN CÓ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ NÀO ?

1. VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN:

* Vai trò của giao tiếp đối với xã hội:

Nếu không có giao tiếp thì sẽ không có xã hội loài người. Chính giao tiếp là hoạt động giúp bầy người
nguyên thủy hoạt động dựa trên bản năng của mỗi cá nhân thành công xã nguyên thủy được tổ
chức, hoạt động trên sự phân công, phối hợp giữa các thành viên. Xã hội là một tập hợp người có
mối quan hệ qua với nhau. Vì vậy, nếu không còn giao tiếp, một xã hội dù phát triển cũng không còn
là xã hội nữa. Không còn giao tiếp, mọi mối quan hệ xã hội đều dứt gãy. Các cá thể dù có tồn tại song
không có mối liên hệ với nhau thì sẽ không thành xã hội. Mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với
con người trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát triển.

* Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân:

Theo các nhà ngôn ngữ học, vai trò của giao tiếp đối với con người là vô cùng quan trọng, vì những lí
do sau:

- Nếu không có giao tiếp, một đứa trẻ được sinh ra với một cơ thể con người sinh học hoàn thiện
nhất cũng không thể là con người. Minh chứng là câu chuyện về 2 em bé Ấn Độ được tìm thấy trong
hang sói.

- Nếu không có giao tiếp, một con người trưởng thành cũng sẽ dần không còn là người. Minh chứng
là câu chuyện về Alexander Selkrik (nguyên mẫu của nhận vật Robinson Cruxo) bị lạc trên hoang đảo.
Theo các nhà tâm li học, vai trò của giao tiếp được biểu hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

- Giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách cả nhân phát triển bình thường.

Về bản chất, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nhờ có giao tiếp mà mỗi con người có
thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng, phản ánh các mối quan hệ xã hội,
kinh nghiệm xã hội và chuyển chúng thành tài sản riêng của mình. Những trường hợp trẻ em bị thất
lạc vào trong rừng, sống với động vật đã cho thấy rằng, mặc dù những đứa trẻ này vẫn có hình hài
của con người nhưng tâm lí và hành vi của các em không phải là của con người.

- Trong giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức được hình
thành và phát triển.

Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn mực đạo
đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội, tức là những nguyên tắc ứng xử, chúng ta biết được cái
gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì không đẹp, cái gì nên làm, cái gì cần làm, cái gì không được làm và
từ đó thể hiện thái độ, hành động cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ
phép hay hỗn láo, ý thức nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác, ... chủ yếu được hình
thành, phát triển trong giao tiếp. Người xưa nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà" cũng vì bà và mẹ
hay chiều con, chiều cháu, thường làm thay những việc mà đúng ra chúng phải làm và có thể làm
được, đáp ứng một cách thiếu nguyên tắc những đòi hỏi của chúng dẫn đến việc chúng không nhận
thức được giới hạn cần phải dừng lại trong các yêu cầu, đòi hỏi của mình; từ đó sẽ có những hành vi,
đòi hỏi vượt giới hạn cho phép, tức là "hư".
- Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu của con người.

Những nhu cầu của con người như: nhu cầu thông tin, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu được
những người xung quanh quan tâm, chú ý, nhu cầu được hòa nhập vào những nhóm xã hội nhất
định, ... chỉ được thỏa mãn trong giao tiếp. Chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào nếu tự giam mình dù
chỉ một ngày trong phòng, không gặp gỡ, tiếp xúc với ai, không liên hệ với ai qua điện thoại, không
đọc, không xem ti vi? Chắc chắn đó sẽ là một ngày dài nặng nề. Đó là vì nhu cầu giao tiếp của chúng
ta không được thỏa mãn.

Theo các nhà tâm lí học phát triển, trong cuộc đời của mỗi con người, nhu cầu giao tiếp xuất hiện rất
sớm. Ngay từ khi được sinh ra, đứa trẻ đã có những nhu cầu được thương yêu, nhu cầu được an
toàn. Khoảng 2 -3 tháng tuổi, đứa trẻ đã biết trò chuyện" với người lớn. Những thiếu hụt trong giao
tiếp với người lớn ở giai đoạn ấu thơ sẽ để lại những dấu ấn tiêu cực trong tâm lí, nhân cách của con
người trưởng thành sau này.

2. KHI GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ NÓI BẠN CÓ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ:

* Ưu điểm:

-Giọng nói dễ nghe,âm lượng nói đủ nghe, tốc độ nói vừa phải, phát âm tạm chấp nhận được

*Nhược điểm:

-Lối nói thẳng thắng nên đôi lúc sẽ gây mất lòng

-Nói quá nhiều

-Thường xuyên sử dụng từ địa phương

CÂU 7: NÊU NHỮNG TRỞ NGẠI VÀ HẠN CHẾ CỦA BẢN THÂN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP? SAU
KHI HỌC XONG HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẠN CÓ ĐỀ XUẤT GÌ ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG TRỞ
NGẠI VÀ HẠN CHẾ TRÊN?

** NHỮNG TRỞ NGẠI VÀ HẠN CHẾ CỦA BẢN THÂN:

-Rụt rè, bối rối khi bắt chuyện với người mới quen nên không biết nói gì dẫn đến khó hòa nhập, thích
nghi.

-Khi không biết nói gì thì em có ánh mắt, nét mặt dễ gây hiểu lầm là khó gần làm cho đối phương
cảm thấy không thoải mái và gây ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ.

-Khi giao tiếp hay sử dụng từ địa phương dễ gây khó hiểu cho đối phương dẫn đến việc khó có thể
truyền đạt hết nội dung muốn giao tiếp.

-Khi tức giận hay bất đồng quan điểm em hay nói những lời khó nghe.

**CÁCH KHẮC PHỤC:

- Đi chợ nhiều, sẵn sàng làm quen với những người bạn mới

- Thường xuyên nghe thời sự để có được phát âm chuẩn hơn.


- Chuẩn bị kỹ càng nội dung trước khi có một bài thuyết trình, một cuộc gặp gỡ mới hoặc những cuộc
gặp gỡ bất ngờ thì cũng chuẩn bị những câu hỏi cơ bản để giao tiếp.

- Lắng nghe tích cực khi giao tiếp (lắng nghe ở đây không chỉ dừng lại ở việc nghe, mà còn phải thấu
hiểu và tạo điều kiện để đối phương - người đang cùng mình trò chuyện có cơ hội chia sẻ hết những
vướng bận trong lòng)

- Chú ý quan sát phi ngôn ngữ của đối phương để có gì thì điều chỉnh lại hành vi của mình.

-Sẵn sàng phản hồi và đặt câu hỏi ( thường xuyên đặt câu hỏi mở, và phải biết luân phiên câu hỏi
đóng mở sao cho hợp lý với quá trình giao tiếp).

-Tập thói quen kiểm soát cảm xúc nóng nảy bằng cách hít thở sâu để bình tĩnh lại, khi tức giận thì cố
gắng suy nghĩ kĩ trước khi nói,…

CÂU 8: TRÌNH BÀY NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN CHÚ Ý KHI THỰC HIỆN VIỆC KHEN NGỢI, VIỆC PHÊ
BÌNH?

**THỰC HÀNH VẬN DỤNG TRONG MỘT TÌNH HUỐNG CỤ THỂ: NÓI LỜI KHEN CHÊ PHÊ BÌNH AI ĐÓ.

* Những nguyên tắc cần chú ý khi thực hiện việc khen ngợi, việc phê bình:
1. Việc khen ngợi:

-Khen ưu điểm: Cần chú ý quan sát những điểm mạnh của người khác để đưa ra những lời khen phù
hợp với tình hình thực tế.

- Khen dùng thời điểm: Phải khen ngợi người khác ngay khi họ vừa làm được điều gì đó. Hãy khen
ngay khi họ làm được một việc tốt. Nếu để lỡ cơ hội, cho dù chúng ta có đưa ra lời khen sau đó thì
lời khen ấy cũng sẽ mất giá trị.

- Khen đúng mức độ và chân thành: Lời khen đưa ra phải đúng với năng lực thật của người được
khen, không nên nói quá. Nếu không, người đối diện sẽ thấy bạn thiếu chân thành.

-Khen phải cụ thể: Khi khen một ai đó tốt đẹp, bạn phải nói thêm được rằng họ tốt đẹp ở điểm nào.
Nếu không, lời khen của bạn dễ bị coi là sáo rỗng, chung chung.

- Lời khen phải phù hợp đổi tượng: Khi khen ai đó, phải hiểu rõ về đối tượng được khen. Qua đó, ta
mới biết cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp.

2. Việc phê bình:

- Mở đầu bằng cách tìm ra những điểm bạn yêu thích hay đánh giá mà bạn chuẩn bị phê bình: Nghệ
thuật phê bình trong giao tiếp là hãy biết khen trước khi biết phê bình. Hãy tìm những điểm tốt mà
người đó đạt được trước khi “buông lời phê của chính mình. Hãy suy nghĩ thật kĩ vì sao người đối
diện lại có sai lầm đó. Liệu điều đó là hiển nhiên, vì người ta không thấy được, hay chỉ là một sơ suất
nhỏ mà người ta mắc phải. Nếu người bị phê bình chưa thấy được khuyết điểm của mình thì hãy mở
lời khen trước. Khen cho những hành động từ quá khứ cho đến thành quả hiện tại và kèm theo
những lời khen đó bằng: “Tuy nhiên, theo tôi thì anh vẫn sẽ có thể tốt hơn vì ... lý do này và lý do
kia...”. Hãy đặt cảm xúc của mình vào người bị phế bình, lúc đó người phê bình sẽ có những lời nói
hợp lý.

Ví dụ: Một buổi sáng, giám đốc bộ phận bán hàng gặp thư kí và nói: “Báo cáo hôm qua cô làm rất tốt,
tôi thích nó”. Người thư kí nghe vậy rất ngạc nhiên. Lúc này, giám đốc mới bình thản tiếp lời: “Nhưng
nếu không có lỗi chính tả thì sẽ càng hoàn hảo hơn, sau này khi đánh máy hãy lưu ý hơn”. Cách góp ý
khéo léo của vị giám đốc đã được cô nhân viên vui vẻ tiếp nhận, lòng tự trọng của đối phương cũng
không bị tổn thương.

-Góp ý, phê bình đúng trọng tâm: Tập trung vào những điều người đó nói hoặc làm chứ không phải
phê bình chung chung nhân cách của họ. Chỉ khi bạn đưa ra những lời góp ý có lý thì người được góp
ý mới có khả năng tiếp thu chúng.

- Tránh những phát ngôn nặng lời, xúc phạm:

Ví dụ. Trên xe buýt có rất đông người. Khi xe dừng ở một trạm, một phụ nữ mang thai bước lên, cô
đứng rất khó khăn. Lúc này, một bà già quyết định nhường chỗ cho cô. Cô gái ngồi xuống và quên
không nói lời cảm ơn bà. Lúc này, bà lão làm ra dáng vẻ như đang lắng nghe và hỏi cô gái đang mang
thai: “Cháu vừa nói gì, tại bà nghe không rõ, cháu nói lại đi”. Cô gái ngẩng đầu lên và trả lời: “Cháu có
nói gì đâu ạ.”. Bà lão cười và đáp: “Bà cứ tưởng cháu nói cảm ơn bà”. Trên xe có tiếng cười. Cô gái
đỏ mặt và nói nhỏ: “Cảm ơn bà”. Bà lão trả lời to: “Không có gì, đó là điều nên làm”. Trong ví dụ này,
bà lão đã khéo léo dùng lời nói chỉ ra lỗi sai nhưng vẫn giữ thể diện cho đối phương, mặc dù người
được góp ý có đôi chút khó chịu, nhưng cách làm này tốt hơn nhiều so với việc phê bình thẳng thắn.

- Tạo cho người nghe sự tin tưởng sau khi nhận được lời góp ý, phê bình: Kết luận lời phê bình bằng
cách nhấn mạnh rằng bạn rất tin tưởng họ, đây là một cách giao tiếp ứng xử thông minh. Đây vừa là
một kết luận mang tính tôn trọng, lại vừa là cách tốt nhất để đảm bảo rằng họ sẽ thật sự để tâm tới
lời nhận xét của bạn.

**NÓI LỜI KHEN HOẶC PHÊ BÌNH AI ĐÓ

Khi em gái thi được điểm cao tất cả các môn thì sẽ khen : em làm tốt lắm

Khi em gái thi được điểm cao môn toán nhưng lại thấp văn thì sẽ phê bình như sau: toán em làm tốt
lắm nhưng sẽ càng tuyệt vời hơn nếu văn cũng cao.

CÂU 9: TRÌNH BÀY CÁC BƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN VÀ THUYẾT PHỤC.

-Bước 1: Tạo bầu không khí bình đẳng: là làm cho đối phương, người đối thoại cảm thấy thoải mái,
nhẹ nhàng, được tôn trọng, không có cảm giác bị soi mói, bị chất vấn để họ dễ dàng trò chuyện và
trao đổi vấn đề với ta.

-Bước 2: Lắng nghe để hiểu người đối thoại (tâm lý của họ, nguyên nhân làm họ lo ngại, bận tâm, từ
chối).

-Bước 3: Bày tỏ sự thông cảm.

+ Đặt mình vào vị trí của người đối thoại.

+ Tán thưởng, động viên, an ủi người đối thoại.

+ Cử chỉ nhã nhặn, hành vi ôn hòa, lời nói phải dịu dàng,...

-Bước 4: Giải quyết vấn đề:

+ Cần phải giải quyết những băn khoăn, bận tâm trong lòng của cả hai bên cùng quan tâm.

+ Trong khi giải quyết vấn đề, cần phải luôn giữ sự bình tĩnh trong tranh luận, thảo luận để đi tới
giải quyết vấn đề,...
+ Nắm vững nghệ thuật: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

VẬN DỤNG KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: BỐ MẸ BẠN MUỐN BẠN SAU
KHI RA TRƯỜNG SẼ XIN CHO BẠN CÔNG VIỆC ỔN ĐỊNH VÀO NHÀ NƯỚC. BẠN MUỐN LÀM CÔNG
TY TƯ NHÂN THEO SỞ THÍCH CỦA MÌNH. HÃY THUYẾT PHỤC BỐ MẸ ĐỂ HỌ ĐỒNG Ý VỚI QUAN
ĐIỂM CỦA BẠN.

-Cùng ngồi lại với nhau để cùng trao đổi, tâm sự, giãi bày hết nỗi lòng của nhau.

-Lắng nghe bố mẹ một cách chân thành để hiểu lí do mà bố mẹ làm như vậy và ngược lại cũng mong
bố mẹ cũng sẽ lắng nghe để hiểu mình.

-Sau khi lắng nghe thì bày tỏ sự thông cảm và đặt bản thân vào vị trí của bố mẹ:

Bố mẹ là thế hệ đi trước nên có nhiều hiểu biết về cuộc sống. Bố mẹ nào cũng quan tâm đến tương
lai của con cái. Họ luôn mong muốn con mình có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Chính vì vậy mà bố mẹ
muốn xin cho con một công việc trong nhà nước để cho con có cuộc sống ổn định.

Do đó, khi nghe con muốn làm công ty tư nhân thì bố mẹ sẽ đưa ra nhiều câu hỏi như: “Con có chắc
sẽ xin được công việc con mong muốn khi tốt nghiêp?”, “ Con có biết rủi ro khi làm cho công ty tư
nhân không?”, “ Sao không chọn công việc nhà nước cho ổn định?”, “ Làm công ty tư nhân sau này
có nhận được lương hưu không?”,…

-Trong khi thuyết phục với bố mẹ cần phải luôn bình tĩnh, hãy cho bố mẹ thấy việc chọn làm công ty
tư nhân là một lựa chọn nghiêm túc chứ không phải là một quyết định hời hợt nào đó. Đồng thời lời
nói phải nhẹ nhàng, bộc lộ được sự chân thành, cử chỉ nhã nhặn, không nên nóng nảy, bốc đồng. Bởi
vì lời nói mà xuất phát từ trái tim thì sẽ dễ chạm được tới trái tim.

Phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng để chứng tỏ em rất thích làm công ty tư nhân và
em đã tìm hiểu rất kĩ công việc này về những ưu điểm cũng như những rủi ro của nó và cảm thấy bản
thân mình có đủ năng lực và công việc đó giúp mang lại nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Ngoài
ra, em sẽ cho bố mẹ thấy em đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng chấp nhận rủi ro để bản thân học hỏi và rút
kinh nghiệm còn hơn là làm một công việc mà em không thể đặt hết tâm huyết vào nó.

**Ưu điểm:

-Mức lương khi làm cho công ty tư nhân khá cao.

-Có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc, nâng cao kỹ năng cá nhân.

-Có thể tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh, tăng thu nhập ngoài cho chính mình.

-Môi trường làm việc năng động, thoải mái.

**Nhược điểm:

-Đòi hỏi áp lực công việc lớn, nỗ lực từng ngày và tìm kiếm cơ hội nếu không muốn bị hết hợp đồng.

-Phải cạnh tranh nhiều.

-Thời gian làm việc không cố định, có thể tăng ca và họp đột xuất.

-Không có lương hưu.


CÂU 10: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI ĐẶT CÂU HỎI

Những sai lầm khi đặt câu hỏi

- Thuyết trình thay vì đặt câu hỏi: thay vì đặt câu hỏi ngắn gọn, súc tích thì bạn lại vòng vo, đi sâu vào
vấn đề như chính bạn đang trả lời luôn cho câu hỏi, làm lãng phí thời gian, làm cho người được hỏi
không xác định được câu trả lời chính xác nhất. - Hỏi để hạ phẩm giá của người đó là trường hợp bạn
biết chắc câu hỏi đó làm đối tác không thể trả lời được do khác chuyên môn hoặc câu hỏi quá tế nhị
ảnh hưởng đến cuộc sống hay danh dự của họ.

- Hỏi để khai thác thông tin, yếu điểm của đối thủ, từ đó áp đặt, xoáy sâu vào những thông tin bất lợi
đó. Điều này sẽ rất gây mất thiện cảm đối với người được hỏi. Không tập trung lắng nghe câu trả lời
vì bạn nghĩ chắc rằng bạn đã biết, điều này giống như bạn đang khinh thường đối tác vậy. -

- Hỏi những câu hỏi không phù hợp với đối tượng, không phù hợp với không gian thời gian.

CÂU 12: TRÌNH BÀY CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BÀI THUYẾT TRÌNH? KHÓ KHĂN LỚN NHẤT CỦA BẠN
KHI THỰC HIỆN BÀI THUYẾT TRÌNH LÀ GÌ? BẠN ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN ĐÓ

+ HÃY VẬN DỤNG CÁCH ĐẶT CÂU HỎI ĐỂ MỞ ĐẦU CHO BÀI THUYẾT TRÌNH:

1. VẤN ĐỀ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG HIỆN NÀY


2. VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN
3. VẤN ĐỀ KINH ,TẾ THỜI KỲ HẬU COVID

** Các bước thực hiện bài thuyết trình là:

+ Chuẩn bị thuyết trình

+ Thuyết trình

+ Sau thuyết trình

** Khó khăn lớn nhất của em khi thực hiện bài thuyết trình đó là sự lo lắng, hồi hộp, thiếu tự tin

** Em đã làm những phương pháp sau để vượt qua trở ngại này là:

-Hít thở sâu

-Di chuyển đi qua đi lại và uống vài ngụm nước

-Diễn tập trước: để giúp việc thuyết trình trở nên quen thuộc hơn, giúp có tự tin hơn

-Chuẩn bị nội dung kĩ lưỡng

-Nghĩ đến những điều vui vẻ

NẾU CÔ HỎI THÊM ĐÂY LÀ CÁCH THỨC KIỂM SOÁT CẢM XÚC NÀO THÌ LÀ : cải tạo hoàn cảnh gây nên
cảm xúc tiêu cực

Khi việt nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Nhiều ngành sản xuất đã bắt đầu quay trở lại. Vậy
làm thế nào để kinh tế có thể phục hồi như trước? Làm thế nào để giữ được mục tiêu tăng trưởng
của năm nay?
CÂU 13: CÁC CÁCH ĐỂ GIẢI TỎA CĂNG THẲNG TRƯỚC KHI THUYẾT TRÌNH? NẾU BẠN ĐANG
THUYẾT TRÌNH NẾU CÓ NGƯỜI CỨ DƠ TAY HOẶC PHẢN BIỆN PHẦN THUYẾT TRÌNH CỦA BẠN THÌ
BẠN SẼ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

** Cách để giải tỏa căng thẳng trước khi thuyết trình là:

- Hít thở sâu: để làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp, lặp lại nhiều lần sẽ khiến tim đập chậm lại và
trở nên thư thái hơn.

- Di chuyển đi qua đi lại và uống vài ngụm nước: giúp bình tĩnh hơn.

- Diễn tập trước: giúp cho việc thuyết trình trở nên quen thuộc hơn.

- Chuẩn bị nội dung kĩ lưỡng.

- Nghĩ đến những điều vui vẻ.

-Nghe nhạc: trong trường hợp này thì một số bản nhạc nhẹ , êm dịu hoặc các âm thanh tự nhiên sẽ
có ích cho việc bình tĩnh, thư giãn, tăng sự tập trung, giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng.

** Nếu đang thuyết trình nếu có người cứ dơ tay hoặc phản biện phần thuyết trình của em thì em sẽ
xử lý như sau: “ Cảm ơn các bạn(bạn) đã đặt câu hỏi cho tôi. Tôi xin được ghi nhận ý kiến của bạn.
Tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn sau khi đã hoàn thành xong bài thuyết trình. Và để cho bài thuyết trình
đúng theo tiến trình, theo kịp trình tự thời gian thì tôi xin phép được tiếp tục”

CÂU 14: TRÌNH BÀY CẤU TRÚC CỦA MỘT THƯ TÍN? KHI VIẾT THƯ TÍN CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

**CẤU TRÚC THÔNG THƯỜNG CỦA MỘT BỨC THƯ THƯỜNG CÓ NHỮNG PHẦN SAU:

- Tiêu đề: thông thường các công ty dùng giấy in sẵn tiêu đề của công ty để gửi thư. Tiêu đề bao
gồm logo, tên công ty, địa chỉ, điện thoại, fax, email,... (CẦN)

- Địa chi trả lời thư: nếu giấy viết thư không có tiêu đề thì phải để địa chỉ của người gửi. Địa chỉ này
phải để trên phần ngày tháng nhưng không để tên người gửi, vì tên và chức vụ sẽ được ghi ở phần
cuối thư. (RẤT CẦN)

- Ngày tháng năm: phải ghi rõ ngày, tháng, năm. Không nên chỉ ghi bằng số, vì sẽ không trang trọng
và dễ bị nhầm lẫn giữa hai cách viết theo kiểu Anh và Mỹ. (RẤT CẦN)

- Địa chỉ người nhận: địa chỉ người nhận trên thư cũng là địa chỉ ngoài phong bì. Địa chỉ trên thư này
làm cho việc lưu hồ sơ được thuận tiện hơn. Ngoài ra, khi dùng bao thư có cửa sổ thì không phải ghi
lại địa chỉ ngoài phong bì. (RẤT CẦN)

- Dòng lưu ý: chỉ áp dụng khi gửi thư cho toàn thể công ty hoặc một tổ chức mà địa chỉ trên thư
không có tên người nhận. (CÓ HOẶC KHÔNG)

- Lời chào mở đầu: lời chào mở đầu phải phù hợp với người nhận, nếu là người nhận cụ thể thì phải
nêu đầy đủ cả chức danh và tên ở phần địa chỉ phía trên. (NHẤT ĐỊNH PHẢI CÓ)

- Dòng chủ đề: chủ đề của thư được nêu ngay sau phần chào hỏi, điều này giúp cho người đọc thấy
được ngay vấn đề cần giải quyết hoặc thư sẽ được chuyển ngay đến người đang quan tâm. (PHẢI
CÓ)
- Phần chính của thư: gồm 3 phần: (1) đoạn mở đầu, (2) đoạn chính, và (3) can. đoạn kết. Đoạn chính
có thể có nhiều hơn 1 đoạn tùy theo từng trường hợp cụ thể. (CẦN)

- Lời chào kết thúc: là lời chào lịch sự, thể hiện sự tôn trọng. Chữ đầu của lời cần chào kết thúc nên
thẳng hàng với chữ đầu của dòng ngày tháng. (CẦN)

- Tên cơ quan: đặt ở dòng tiếp theo lời chào kết thúc thư khi người gửi đại diện cho tổ chức.(KHÔNG
CẦN THIẾT, nếu viết ở tư cách CÁ NHÂN thì cần)

- Chữ ký, tên và chức danh người gửi: nên ghi rõ tên và chức danh người gửi tên sau khi đã ký tên.
(CHỈ CẦN TRONG 1 SỐ TRƯỜNG HỢP, nhưng TÊN PHẢI CÓ)

- Chữ tắt tham khảo: chỉ chú thích khi có dùng từ viết tắt. (KHÔNG CẦN)

- Nơi nhận khác (bản sao) và tài liệu đính kèm: nêu nơi nhận bản sao và tài liệu đính kèm, giúp giảm
nhẹ công việc hành chính, văn phòng, vì thông tin nhận được rõ ràng hơn.(KHÔNG CẦN)

- Tái bút: sử dụng khi vấn đề nêu ra không liên quan đến nội dung chính của thư hoặc những phát
sinh sau khi hoàn tất thư. Nên sử dụng phần này khi thật sự cần thiết.(KHÔNG CẦN)

** KHI VIẾT THƯ TÍN CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU SAU:

1. Đi thẳng vào vấn đề, phải viết rõ ràng, chính xác, nhất quán, thận trọng, lịch sự, ngắn gọn và đầy
đủ.

2. Phải ghi rõ, chính xác về ngày, tháng, năm. Không ghi bằng số vì sẽ không trang trọng và dễ bị
nhầm lẫn giữa hai cách viết theo kiểu Anh và Mỹ.

3. Dòng tiêu đề ngắn gọn,rõ ràng, đầy đủ nội dung.

4. Chú ý cách xưng hô. Phải chọn từ xưng hô đúng, phù hợp với độ tuổi, địa vị, giới tính,… của người
nhận thư tín, thể hiện sự tôn trọng.

5. Đảm bảo thư tín đủ 3 phần: (1) đoạn mở đầu, (2) đoạn chính và (3) đoạn kết. Đoạn chính có thể có
nhiều hơn 1 đoạn tùy theo từng trường hợp cụ thể.

6. Địa chỉ email phải nghiêm túc.

CÂU 15: VAI TRÒ CỦA PHI NGÔN NGỮ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP? KHI QUAN SÁT BIỂU HIỆN
PHI NGÔN NGỮ CỦA ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP BẠN CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

* VAI TRÒ CỦA PHI NGÔN NGỮ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP:

- Trong xã hội hiện đại, phi ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn. Nó giúp cho mỗi người trở nên tinh
tế hơn, biết tự kiềm chế cảm xúc, tự ý thức và điều khiển được ngôn ngữ cơ thể. Giúp chúng ta hiểu
rõ đối tác mà ta đang tiếp cận để đưa ra những định hướng đúng đắn.

- Giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm 2/3 trong giao tiếp. Giao tiếp phi ngôn ngữ có thể miêu tả một thông
điệp với cả giọng điệu và kí hiệu cơ thể và cử chỉ chính xác. Ký hiệu cơ thể bao gồm những đặc trưng
vật lý, cử chỉ và kí hiệu có ý thức hay vô thức, cũng như sự giao thoa của không gian cá nhân.

- Giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ trở thành điểm mạnh với ấn tượng đầu tiên trong những trường hợp
thông thường, giống như thu hút đối tượng hay trong phỏng vấn xin việc làm: thời gian tạo ra ấn
tượng trung bình là 4 giây đầu tiên khi tiếp xúc.
- Tỷ lệ giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ là 7/93 - tức là sức ảnh hưởng của phi ngôn ngữ tới người
nghe gấp 13.285 (93/7) lần ngôn ngữ. Chức năng của giao tiếp phi ngôn ngữ là giúp cho thông điệp
được truyền tải nhanh chóng, dễ dàng, giúp người tham gia giao tiếp hiểu rõ hơn về cảm xúc của
người đối diện nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

-Phi ngôn ngữ có một chức năng đặc biệt quan trọng đó là chức năng điều tiết.

-Phi ngôn ngữ được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống. Từ khi chữ viết chưa ra đời thì phi ngôn ngữ
đã được sử dụng. Phi ngôn ngữ xóa bỏ mọi rào cản về tiếng nói và ngôn ngữ trên thế giới. Mọi lời
nói được hỗ trợ thể hiện bởi phi ngôn ngữ đều đạt được tính thẩm mĩ và sự biểu cảm tối đa. Phi
ngôn ngữ còn là một công cụ giúp nâng cao giá trị bản thân mỗi con người thông qua cách nói cuốn
hút. Tóm lại, giao tiếp phi ôn ngữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người.

** KHI QUAN SÁT BIỂU HIỆN PHI NGÔN NGỮ CỦA ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP CẦN LƯU Ý:

-Quan sát thật kỹ để tránh việc nhầm lẫn khi giải mã thông điệp phi ngôn ngữ.

-Có hiểu biết cụ thể, rõ rang và đầy đủ về một số biểu hiện phi ngôn ngữ thường gặp để giải mã.

-Lưu ý phi ngôn ngữ còn phụ thuộc vào yếu tố văn hóa nên cần xem xét các biểu hiện phi ngôn ngữ
đó trong mối liên hệ với nền văn hóa của đối tượng giao tiếp.

Ví dụ: Ngón cái giương lên thường được hiểu là “làm tốt đấy”, “đồng ý”, hoặc “mọi chuyện ổn cả”.
Nhưng ở một số quốc gia thì giương ngón tay cái còn có cách hiểu khác như:

+Ở Mỹ: Ký hiệu bắt nguồn từ văn hóa quốc gia này, có nghĩa là "tốt". Ngoài ra nó còn được dùng
dành cho người muốn đi nhờ xe.

+Ở Iraq, Iran: Cử chỉ rất thô tục, không khác gì chửi vào mặt.

-Căn cứ vào nhiều biểu hiện để có thể giải mã thông điệp và ý nghĩa phi ngôn ngữ một cách chính
xác, không vội vàng quy kết.

*** BIỂU HIỆN PHI NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI NÓI DỐI:

-Ngập ngừng trước khi trả lời: Nếu như lời nói dối không được chuẩn bị trước
-Hắng giọng, thay đổi tông giọng: Đây là phản ứng khi họ căng thẳng, hắng giọng để gây ra cảm giác
cần làm sạch cổ họng sau những lời nói dối.

-Liếm và cắn môi: Do căng thẳng

-Ngả vai ra sau và đưa cằm lên cao hơn bình thường: Để làm cho lời nói của mình có trọng lượng
hơn thực tế.

-Mở to mắt và cố gắng nhìn thẳng mắt đối phương. Hoặc không nhìn vào mắt người nghe.

-Hạn chế cử động.

-Chỉ ngón tay trỏ vào bạn: Vì muốn đánh lạc hướng suy nghĩ của người khác, làm họ tưởng rằng họ
đã sai.

-Nghiêng đầu: Để người nghe chú ý đến cử chỉ này, giúp người nói dối kéo dài thời gian đưa ra câu
trả lời.

-Kéo cổ áo và chạm tay vào cổ: Cho thấy họ cảm thấy không thoải mái và muốn được tự do.

-Che các bộ phận dễ bị tổn thương của mình: Cho thấy họ đang lo lắng.

-Giữ chặt đồ vật: Giúp cảm thấy an toàn.

-Chỉnh sửa vẻ bề ngoài: Hành vi này thường thấy ở phụ nữ. Họ sẽ nghịch tóc nếu họ cảm thấy không
thoải mái. Điều này giúp họ cảm thấy an toàn và tự tin hơn về lời nói dối của mình.

-Hơi quay lưng lại với người nghe: Họ đang cố che giấu với đối phương điều gì đó khiến họ cảm thấy
không thoải mái.

CÂU 16: TRÌNH BÀY CÁCH KIỂM SOÁT CỦA BẢN THÂN TRONG TRƯỜNG HỢP: LO LẮNG, SỢ HÃI,
HỒI HỘP KHI THUYẾT TRÌNH HOẶC PHÁT BIỂU TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG

+ Kiểm soát bằng nhận thức:

- Nghĩ rằng họ làm được thì mình cũng làm được

- Nếu lần này không ổn thì sẽ rút kinh nghiệm cho lần sau

+ Cải tạo hoàn cảnh gây nên cảm xúc:

- Tự diễn tập, quay camera : sau đó xem lại

- Chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung

- Di chuyển đi qua đi lại

- Uống thêm vài ngụm nước

CÂU 17: TRÌNH BÀY CÁC CỬ CHỈ CỦA TAY VÀ THÔNG ĐIỆP, Ý NGHĨA CỦA NÓ? NÊU MỘT SỐ CỬ CHỈ
TAY THƯỜNG GẶP TRONG GIAO TIẾP.

-Một số cử chỉ tay thường gặp trong giao tiếp:

+ Ngón cái giương lên thường được hiểu là “làm tốt đấy”, “đồng ý”, hoặc “mọi chuyện ổn cả”.
+ Lắc tay – lòng bàn tay úp xuống, ngón tay trải đều và lắc qua lắc lại mang nghĩa “tàm tạm” hoặc
“có thể”.

+ Hai ngón tay tạo thành hình chữ V mang hàm ý chiến thắng, cũng được sử dụng như một dấu hiệu
của hòa bình.

+ Nhún vai, đặc biệt khi lòng bàn tay ngửa lên, ngụ ý đối phương không biết, không hiểu, hoặc
không quan tâm.

+ Bàn tay khum nơi lỗ tai, ngụ ý "Tôi không thể nghe những gì anh nói”.

+ Vỗ trán là cách nói "Ồ không, tôi quên khuấy đi mất!” hoặc "Tôi thật ngốc làm sao!”.

+ Ngón cái chỉ xuống mang nghĩa "ý kiến tồi" hoặc "không”.

-Tay và cử chỉ xoa dịu: Để xoa dịu bản thân, người ta thường cọ nhẹ hai chân với nhau. Họ kéo cổ áo,
khoanh tay và xoa hai tay vào nhau, hoặc tự ôm lấy bờ vai mình. Cũng có khi họ đặt bàn tay này vào
lòng bàn tay kia và nhẹ nhàng mát-xa các ngón tay. Cách này không chỉ giúp xoa dịu mà còn tạo nên
một sự tự vệ cho cơ thể.

-Nắm chặt tay: Khi ai đó nói dối hoặc cảnh giác, họ sẽ ít sử dụng cử chỉ tay. Nếu đang ngồi, họ sẽ giữ
tay trong lòng. Nếu đang đứng họ có thể sẽ để xuôi tay, bỏ tay vào túi quần, nắm chặt vật gì đó hoặc
siết chặt nắm tay. Tất cả những cử chỉ này chứa đựng thông điệp rằng: "Tôi đang cất giữ những điều
bí mật và không có ý định tiết lộ chúng".

-Tay với điệu bộ kém tự tin: Nắm chặt tay hoặc đan các ngón tay với nhau thể hiện sự thiếu tự tin.
Treo ngón cái vào túi quần hoặc giấu những ngón tay ấy cũng cho thấy sự thiếu tự tin (ngón cái chỉ
luôn nằm ở vị trí trung lập, vì thế khi ngón cái giơ lên hoặc bị che mất có thể là dấu hiệu quan trọng
cho biết điều gì đó). Bàn tay này cầm các ngón của bàn tay kia cũng cho thấy sự thiếu thoải mái và
mất tự tin của đối phương.

-Tay với điệu bộ tự tin cao độ: Khi một người nào đó đang có tư thể tay hình "thập chuông" (đầu các
ngón tay chạm vào nhau, ngón trò giưởng lên, hai lòng bàn tay hở nhẹ các ngón trải đều), điều đó
nghĩa là họ đang cảm thấy tự tin và thoải mái nói về đề tài minh am hiểu

-Tay và điệu bộ không tán đồng: Các cử chỉ thường gặp thể hiện thái độ do dự hoặc không tán đồng
đó là sờ mũi, day mắt, sờ tai. Những cử chỉ này ngụ ý rằng "Tôi thấy không ổn lắm", "Việc ấy nghe có
vẻ không phải vậy", hoặc "Tôi không đồng tình với cách giải quyết đó". Gõ ngón tay trên bàn là dấu
hiệu thiếu kiên nhẫn. Chống cằm, các đầu ngón tay ôm vào má thường cho biết đối phương đang
bình phẩm người nói hoặc đề tài đang nói. Cuối cùng là động tác nhặt các bụi vải dính trên quần áo,
cho dù là cố ý hay vô tình, thường truyền tải thông điệp: "Tôi không đồng ý, nhưng tôi sẽ không
tranh luận về chuyện đó".

-Cử chỉ buồn chán: Khi người nghe bắt đầu lấy tay đỡ đầu của mình thì hành động đó cho thấy rằng
họ đang cảm thấy buồn chán. Cử chỉ này diễn ra càng lâu bao nhiêu càng cho biết thái độ chán nản
của đối phương nhiều bấy nhiêu.

-Cử chỉ giận dữ: Nắm chặt tay sau lưng thường biểu hiện sự giận dữ hoặc thất vọng.

-Chỉ tay bằng ngón trỏ: Chỉ và lắc ngón tay trỏ thường là điệu bộ của phụ huynh khi la rầy con trẻ.
Các chính trị gia và nhà quản lý cũng sử dụng cử chỉ này trong các cuộc họp, đàm phán, hoặc phỏng
vấn nhằm nhấn mạnh hoặc tỏ uy thế của mình. Tuy nhiên, thay vì là một dấu hiệu của sự uy quyền,
cái chỉ tay hung hãn (một hoặc bốn ngón tay) sẽ khiến chủ thể trông như mất tự chủ và đang cố uy
hiếp người khác.

-Chắp tay sau lưng thường thể hiện sức mạnh, sự quyền uy và tự tin. Còn chắp tay sau lưng với việc
di chuyển qua lại thể hiện sự lo lắng, chờ đợi hoặc suy nghĩ một vấn đề nào đó.

TRONG GIAO TIẾP, BẠN NÊN SỬ DỤNG BÀN TAY ÚP HAY NGỬA? TẠI SAO?

Nên sử dụng bàn tay ngửa.

Bởi vì: Lòng bàn tay ngửa khi giao tiếp bày tỏ sự tích cực, cởi mở, mong đợi, thu thập ý kiến, ngược
lại bàn tay úp xuống có hàm ý định kiến, luôn đè nén, dồn ép người nghe.

GIẢI MÃ MỘT SỐ KIỂU BẮT TAY

- Bắt tay bằng cả hai tay là để cố chứng tỏ sự nhiệt thành, niềm tin tưởng hoặc tình cảm sâu đậm của
người chủ động bắt tay đối với người nhận.

Mối thân tình mà người chủ động bắt tay muốn chuyển tải có liên quan đến khoảng cách từ bàn tay
trái của họ đến bàn tay phải của người kia. Vì động tác này thể hiện ý định muốn ôm lấy người đó
nên vị trí của bàn tay trái được xem như thước đo độ thân mật. Bàn tay trái của người chủ động bắt
tay đặt lên cánh tay của người nhận càng cao thì mức độ thân mật mà họ đang cố chứng tỏ càng
nhiều. Họ muốn thể hiện mối quan hệ gần gũi với người nhận đồng thời ra sức kiểm soát cử động
của người này.

Trừ phi giữa hai người có quan hệ gần gũi hoặc người chủ động bắt tay có lý do chính đáng để sử
dụng kiểu bắt tay bằng hai tay, nếu không, người nhận có thể sẽ cảm thấy nghi ngờ dụng ý người chủ
động bắt tay. Tóm lại, nếu bạn không có quan hệ riêng tư với đối phương thì đừng dùng kiểu bắt tay
này. Và nếu người nào đó không thân thiết với bạn lại bắt tay bạn bằng hai tay thì hãy tìm hiểu xem
ý đồ của họ là gì.

+Nắm cổ tay: Xuất hiện như lời chào thường dùng cho thương nhân, trong chính trị, thể hiện sự tin
tưởng, thân mật đối phương. Và chỉ được chấp nhận khi người đối diện cảm thấy gần gũi với người
chủ động bắt tay.

+Nắm cùi chỏ: Điệu bộ nắm cùi chỏ diễn tả tình trạng thân mật, tin tưởng và nắm quyền kiểm soát
nhiều hơn điệu bộ nắm cổ tay.

+Giữ chặt bắp tay: Điệu bộ giữ chặt bắp tay thể hiện tình trạng thân mật hơn, thậm chí là hai người
có thể sẽ ôm nhau.

+Nắm vai: Điệu bộ nắm vai diễn tả tình trạng thân mật, tin tưởng và nắm quyền kiểm soát nhiều hơn
điệu bộ giữ chặt cánh tay.

→Mức độ tin tưởng, thân mật tăng dần từ nắm cổ tay đến nắm vai.

-Bắt tay “cá chết”:

Nếu cái bắt tay được miêu tả là yếu ớt, thiếu khí lực như một con cá chết thì điều đó thể hiện sư
thiếu cam kết, sự thờ ơ và thậm chí là yếu đuối của người đối diện. Nó thể hiện thông điệp rằng đối
phương có thể dễ dàng bị phục tùng bởi người khác.
Tuy nhiên, ở một số nền văn hóa như ở các nước châu Phi, một cái bắt tay mềm mại là một cách lịch
sự để chào hỏi ai đó trong khi một người kiên quyết có thể bị coi là xúc phạm.

-Bắt tay “bó cà rốt”:

Khi người này bắt tay bạn, họ kẹp tay bạn giữa các ngón tay của họ một cách tiêu cực. Đối phương
ngầm ám chỉ rằng :"Tôi không hứng thú với chuyện này" và thậm chí sẽ không bận tâm đến việc thể
hiện mục đích và tính cách của họ.

Nó cũng tiết lộ rằng người này dễ dàng bị bắt nạt bởi người xung quanh. Tuy nhiên, điều này cũng có
nghĩa là người đó đơn giản không thích tiếp xúc thân thể.

Khi họ nắm bàn tay bạn giữa các ngón tay còn cho thấy sự thụ động. Người đó đang muốn nói rằng,
tôi không thể thờ ơ được và không ngại thể hiện mình.

CÂU 18: CÁC TƯ THẾ NGỒI VÀ THÔNG ĐIỆP, Ý NGHĨA CỦA NÓ

Khi ngồi phải có tư thế đúng đắn, thoải mái, tự nhiên. Trong quan hệ giao tiếp chính thức, dù ngồi
trên ghế thường hay trên ghế nệm, tốt nhất không nên ngồi hết chỗ, không nghiêng về một bên,
lưng và đầu phải thẳng để thể hiện tinh thần cao, sẵn sàng tiếp chuyện, tuy nhiên đừng để người đối
diện cảm thấy tư thế của bạn là cứng nhắc. Nếu ngồi lâu cảm thấy mệt bạn có thể tựa lưng, nhưng
không được duỗi chân ra theo kiểu nửa nằm, nửa ngồi. Khi ngồi, chúng ta nên để tay lên tay vịn của
ghế hoặc của đùi hoặc lên bàn, nếu có bàn phía trước; hai chân nên khép lại hoặc có thể để hở ra
một chút, nam giới có thể bắt chéo chân nhưng không nên chếch chân quá cao, không rung chân; nữ
giới có thể gác bàn chân lên nhau nhưng không được duỗi thẳng ra phía trước. Trước khi ngồi, chúng
ta nên kiểm tra ghế có bị bẩn hoặc có vật dụng gì ở dưới không; khi bắt đầu ngồi xuống, cần phải nhẹ
nhàng, chắc chắn, nếu là nữ giới mặc váy hay áo dài cần lưu ý đừng để váy hoặc áo dài bị gấp hay bị
nhàu. Nếu người đối diện là một người lớn tuổi thì bạn nên chọn chỗ ngồi thấp hơn một chút, không
nên quá thoải mái hoặc bắt chéo chân khi ngồi. Còn nếu là người ngang hàng thì chúng ta có thể
chọn chỗ ngồi thoải mái, tự nhiên.

Một số kiểu ngồi thường gặp trong giao tiếp:

-Ngồi tư thế ngoắc chân: Tư thế bắt chéo chân hoặc ngoắc hai chân vào nhau là tư thế chân này vắt
qua chân kia ở phần dưới bắp chân hoặc mắt cá chân. Điều này thể hiện sự bảo thủ, nghi ngại hoặc
lo lắng về vấn đề nào đó trong quá trình giao tiếp.

-Ngồi tư thế chân mở và đóng: Nếu tư thế bắt chéo chân thể hiện thái độ bảo thủ, nghi ngại thì
ngược lại, tư thế chân mở hoặc không bắt chéo biểu lộ thái độ cởi mở hoặc có ưu thế. Khi cảm thấy
thoải mái, người ta có khuynh hướng dang rộng chân hơn. Tư thế ngồi dang rộng chân ở nơi công
cộng thường là kiểu ngồi của đàn ông, biểu lộ mức độ thoải mái và tự tin cao. Tuy nhiên, ngay cả phụ
nữ cũng ngồi ở tư thế này khi họ cảm thấy an toàn hoặc không bị để ý.

-Ngồi tư thế bắt chéo chân: Có nhiều lý do khiến một người ngồi bắt chéo chân. Thông thường đây là
tư thế ngồi thoải mái nhất. Ngồi bắt chéo chân, các ngón chân thả lỏng là tư thế ngồi ưa thích của cả
hai giới, nhưng đàn ông thường ngồi ở tư thế này nhiều hơn phụ nữ. Tư thế này là dấu hiệu không
lời biểu hiện sự thoải mái, dễ chịu. Bắt chân chữ ngũ là tư thế ngồi ưa thích của đàn ông, chiếm khá
nhiều không gian. Tư thế này toát lên vẻ tự tin và vị thế của chủ thể trong nhóm. Tư thế ngồi bắt
chéo chân (thường đi cùng với cử chỉ khoanh tay) được nhiều doanh nhân có tính tranh đua sử
dụng. Đây cũng là tư thế phòng thủ mà nhiều người thể hiện khi phải nghe một việc hay một người
mà họ không đồng tình nói, hoặc khi cảm thấy bị đe dọa.
CÂU 19: CÁC CỬ CHỈ CỦA ĐẦU VÀ THÔNG ĐIỆP, Ý NGHĨA CỦA NÓ

-Nghiêng đầu: Nghiêng đầu là dấu hiệu thể hiện sự thích nghi và bị cuốn hút vào câu chuyện của đối
phương. Điệu bộ này thường xuất hiện ở nữ giới. Nghiêng đầu có thể là tín hiệu tích cực, nhưng
cũng có thể là dấu hiệu của sự tiêu cực với tâm lý quy phục.

-Quay đầu: Khi một người phải nói ra hoặc phải nghe những điều mình cảm thấy không thoải mái, họ
thường quay đầu né tránh người đang trò chuyện với mình. Đây là một nỗ lực nhằm tạo khoảng cách
với đối phương. Hãy quan sát hành động thình lình giật đầu ra sau hoặc từ từ di chuyển thận trọng
ra sau. Cả hai đều là dấu hiệu thể hiện sự khó chịu.

-Cúi đầu: Trong công việc, cúi đầu thường là dấu hiệu cho biết địa vị và mối quan hệ giữa các cá nhân
với nhau. Cử chỉ cúi đầu thường thể hiện sự phục tùng, kính trọng hoặc có thể là một cách chào hỏi.
Nhiều trường hợp, cúi đầu thể hiện sự bất an, sự tránh né, lo lắng, e thẹn, ngượng ngùng, thiếu tự
tin trong quá trình giao tiếp.

-Ngẩng cao đầu: Thường thể hiện sự tự tin. Đôi khi, trong giao tiếp, nếu ngẩng cao đầu kết hợp với
mắt nhìn lên, thở dài thể hiện đang suy nghĩ hoặc mệt mỏi, chán ngán.

-Gật đầu: Nếu lắc đầu mang nghĩa "Không" hoặc "Tôi không đồng ý” thì gật đầu được xem là dấu
hiệu tán thành, thông cảm hoặc chấp thuận. Gật đầu một cách chậm rãi thường thể hiện sự quan
tâm, thích thú của người đó đối với những gì đối phương đang nói. Ngược lại, gật đầu nhanh thể
hiện sự thiếu kiên nhẫn của người nghe hoặc có thể là dấu hiệu cho biết người đó đang muốn lên
tiếng.

CÂU 20: BẠN SẼ TẠO ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU NHƯ THẾ NÀO TRONG TÌNH HUỐNG: THAM DỰ
PHỎNG VẤN XIN VIỆC HAY ĐẾN CƠ SỞ THỰC TẬP THỰC TẾ TRONG NGÀY ĐẦU TIÊN?

1. Đúng giờ (Có nghĩa là phải có mặt sớm hơn một xí).

2. Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc hẹn:

+Hồ sơ (CV đã gửi trước)

+Mang theo các tài liệu liên quan (Thường là mang theo 1 cuốn sổ và bút để lưu lại công việc)

+Chuẩn bị trang phục ( Quần áo, tóc, trang sức, trang điểm,...)

3. Luôn mỉm cười

4. Bình tĩnh, tự tin

5. Lịch sự, nhã nhặn, ân cần, chu đáo (Điện thoại luôn ở chế độ im lặng. Trong buổi phỏng vấn hay
gặp lần đầu tiên không nên nghe điện thoại, chỉ trừ trường hợp thật sự cần thiết và phải nói lời xin
lỗi, chỉ nghe vài giây để từ chối cuộc gọi)

6. Biết lắng nghe, chăm chú vào nội dung trao đổi của đối phương (kèm cử chỉ đầu)

7. Hài hước, hóm hỉnh ( Chỉ dành cho những người có khiếu hài hước)

8. Ngôn từ dễ hiểu, không dùng từ địa phương, tiếng lóng


9. Thể hiện bản thân phải phù hợp.

You might also like