You are on page 1of 16

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KĨ NĂNG GIAO TIẾP

Câu 1. Theo anh (chị) giao tiếp thực hiện những chức năng cơ bản nào?
 Có 7 chức năng cơ bản
- Chức năng truyền thông tin:
+ Có cả ở người và động vật
+ Động vật-phi ngôn ngữ
+ Con người có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai, chức năng
được phát huy tối đa. Trong hoạt động chung, người này giao tiếp với
người kia để thông báo cho nhau những thông tin giúp cho hoạt động
được thực hiện một cách có hiệu quả.
- Chức năng nhận thức:
+ công cụ giúp con người nhận thức về thế giới và về bản thân
+ khả năng nhận thức của con người ngày càng mở rộng, làm cho vốn
hiểu biết, tri thức của con người ngày càng phong phú.
- Chức năng phối hợp hành động
+ Để tổ chức hoạt động một cách thống nhất, đồng bộ thì các bộ phận,
thành viên trong tổ chức cần phải giao tiếp với nhau để phối hợp hành
động cho hiệu quả
+ Hiểu được những yêu cầu, mong đợi của người khác ; hiểu được
mục đích chung của nhóm, trên cơ sở đó phối hợp hành động nhằm đạt
được mục đích chung.
- Chức năng điều khiển hành vi:
+ Nhận biết về thế giới, về người khác, về bản thân, thấy được cái hay
cái dở của bản thân cũng như những yêu cầu của người khác của xã
hội, trên cơ sở đó con người tự điều khiển, điều chỉnh bản thân cho
phù hợp hơn.
+ Thể hiện khả năng thích nghi lẫn nhau, khả năng nhận thức và đánh
giá lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp, mặt khác còn thể hiện vai trò
tích cực của các chủ thể trong giao tiếp( nẩy sinh, hình thành và phát
triển tâm lí người)
- Chức năng tạo lập mối quan hệ: tạo ra mối quan hệ với người khác,
giúp con người không bị cô đơn bủa vây hoặc bị cô lập
- Chức năng cân bằng cảm xúc: chỉ trong giao tiếp chúng ta mới tìm
được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình.
- Chức năng hình thành và phát triển nhân cách:
+ Trong giao tiếp, con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội, tâm
hồn của con người trở nên phong phú, tri thức sâu sắc, tình cảm và thế
giới quan được hình thành và phát triển
+ Tiêu chuẩn đạo đức (lòng vị tha, tinh thần trách nhiệm..) không chỉ
được thể hiện mà còn được hình thành và phát triển
+ Con người đánh giá, nhìn nhận được và có thể tự điều khiển hành vi
để tự hoàn thiện mình
Câu 2. Dựa vào phương tiện giao tiếp, có thể phân loại giao tiếp thành những
loại nào? Trình bày khái quát từng loại giao tiếp trên.
- Dựa vào phương tiện giao tiếp, có thể chia thành hai loại
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ : con người sử dụng tiếng nói và chữ viết,
phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Có thể truyền đi bất cứ
một loại thông tin nào như thông báo tin tức, diễn tả tình cảm, ám chỉ..
Ví dụ: em đang dùng tiếng nói của mình để trả lời câu hỏi mà thầy cô
đã đặt ra
+ Giao tiếp bằng phi ngôn ngữ: hành vi, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ
cười
Ví dụ: Gặp nhau ở ngoài đường, có thể gật đầu mỉm cười thay cho lời
chào
Câu 3. Dựa vào khoảng cách, có thể phân loại giao tiếp thành những loại nào?
Ưu và nhược điểm của từng loại giao tiếp trên.
- Dựa vào khoảng cách, có thể chia giao tiếp ra làm hai loại:
+ Giao tiếp trực tiếp: đối mặt trực tiếp với nhau để giao tiếp ( ví dụ
như hai bạn học sinh nói chuyện trong lớp)
+ Giao tiếp gián tiếp : thông qua phương tiện trung gian khác như điện
thoại, email… ( hai người bạn nhắn tin với nhau thông qua message
trên điện thoại)

Câu 4. Anh chị hãy trình bày những mục đích và nguyên tắc cơ bản khi đặt câu
hỏi trong hoạt động giao tiếp.
- Mục đích của việc đặt câu hỏi:
+ Câu hỏi để thu nhập thông tin : Chuyến đi mùa hè của bạn tới Quy
Nhơn có gì vui không ?
+ Câu hỏi để tạo không khí tiếp xúc: Chào chị, lâu quá không gặp chị
nhỉ ? Dạo này chị thế nào, công việc và sức khỏe vẫn ổn cả chứ?
+ Câu hỏi để kích thích và định hướng tư duy: Tại sao khi đun nước, ta
không nên đổ nước thật đầy ấm ?
+ Câu hỏi để đề nghị: Này tớ bảo, ở đường Ngô Mây có tiệm đồ ăn
mới mở đấy, có muốn đi ăn thử không ?
+ Câu hỏi để giảm tốc độ người nói: bạn có nhắc tới vấn đề ABC trước
đó nhưng mình vẫn chưa năm rõ, bạn có thể nói lại được chứ?
+ Câu hỏi để kết thúc vấn đề : Như vậy là bài thuyết trình của chúng
em đến đây là kết thúc, các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào nữa
không ?
- Nguyên tắc cơ bản khi đặt câu hỏi:
+ Xác định rõ ràng mục đích khi đặt câu hỏi. Một câu hỏi mơ hồ khiến
người trả lời khó khăn trong việc giải đáp và làm chúng ta mất đi cơ
hội tìm kiếm được thông tin mong muốn
+ Tìm hiểu thông tin về đối tượng giao tiếp và xác định mối quan hệ
với đối tượng giao tiếp. Xác định rõ mối quan hệ thì chúng ta mới tìm
được đtnx cũng như phong cách nói chuyện phù hợp
+ Lấy những câu hỏi bắt buộc làm trọng tâm, sau đó là những câu cần
hỏi, nếu còn thời gian mới đến các câu nên hỏi( mang tính chất tìm
hiểu thêm)
+ Đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu.
+ Kiên trì chờ và lắng nghe câu trả lời
+ Hỏi các câu hỏi mở : Tại sao mẹ lại không cho con ăn cá viên chiên?
+ Không được định kiến trước. Thay vì hỏi vì sao em lại làm như vậy
thì hỏi là em có thể cho tôi biết lí do em làm như vậy không
+ Hỏi bằng ngôn ngữ của người nghe
+ Đào sâu vấn đề bằng các câu hỏi tiếp theo. Hỏi thêm câu hỏi mở để
đào sâu vấn đề cần tìm kiếm thông tin
+ Chỉ hỏi một vấn đề tại một thời điểm
+ Chấp nhận các phương pháp thay thế
+ Không chấp nhận vòng vo
+ Không chấp nhận câu trả lời gián tiếp
+ kiểm tra việc chú ý lắng nghe

Câu 5. Trong hoạt động giao tiếp, có sự tham gia của các nhân tố giao tiếp nào?
Nhân tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- Trong hoạt động giao tiếp, có sự tham gia của chủ thể giao tiếp, nội
dung giao tiếp, phương tiện giao tiếp, mục đích giao tiếp, bối cảnh
giao tiếp.
- Trong đó chủ thể giao tiếp là nhân tố quan trọng nhất, vì hoạt động
giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin giữa con
người với con người trong xã hội. Nếu không có chủ thể giao tiếp thì
không có hoạt động giao tiếp.

Câu 6. Anh chị hãy trình bày vai trò của giao tiếp đối với xã hội và đối với cá nhân.
Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, anh (chị) có những ưu điểm và nhược điểm nào?
 Vai trò của giao tiếp đối với xã hội: Nếu không có giao tiếp thì sẽ không có xã
hội loài người. Xã hội là một tập hợp người có mối quan hệ qua lại với nhau.
Vì vậy nếu không còn giao tiếp, xã hội dù phát triển đến đâu cũng không còn
là xã hội nữa, mọi mối quan hệ đều đứt gãy và con người không có mối liên
hệ khi không còn giao tiếp. Bên cạnh đó, mối quan hệ chặt chẽ giữa con
người với con người trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát triển.
 Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân
- Vai trò của giao tiếp đối với con người là vô cùng quan trọng bởi
+ Là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân phát triển bình thường. Ví dụ
như hai em bé ở Ấn Độ thất lạc vào rừng và sống với đàn sói, mặc dù
chúng vẫn có hình hài của con người nhưng tâm lí và hành vi của các bé
không phải là con người.
+ Phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức được hình
thành và phát triển
+ Giao tiếp thỏa mãn nhu cầu của con người
 Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nói
- Ưu:
+ Dễ hiểu, dễ biểu hiện tính biểu cảm và cảm xúc
+ Tính tự nhiên cao
+ có thể lược bỏ một số yếu tố trong câu và biện pháp bỏ lửng

- Nhược:
+ Đòi hỏi có phản ứng ngay tức khắc, cần phải nghe hiểu trả lời ngay
+ Chịu tác động trực tiếp của đối tượng giao tiếp và các yếu tố ngoại cảnh

Câu 7. Anh chị hãy nêu những hạn chế, trở ngại cơ bản trong giao tiếp (đến từ
các yếu tố trong quá trình giao tiếp).
Từ thực tiễn của bản thân, anh/chị có những đề xuất gì để khắc phục những
hạn chế, trở ngại đã nêu.
 Hạn chế, trở ngại cơ bản
- Từ chủ thể giao tiếp: Trang phục, ngôn ngữ, tâm lí, thói quen…
- Từ nội dung giao tiếp: thiếu sự chuẩn bị nội dung hoặc chuẩn bị không
kĩ lưỡng…
- Từ phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ- chưa biết cách
bộc lộ suy nghĩ và ý muốn của bản thân, sử dụng phi ngôn ngữ còn
hạn chế
- Từ mục đích giao tiếp: không xác định được mục đích giao tiếp
- Từ bối cảnh giao tiếp: trời quá nóng/quá lạnh/ môi trường xunh quanh
quá ồn ào…
 Đề xuất khắc phục: Xác định rõ ai là người tham gia vào quá trình giao tiếp
(là bạn bè, thầy cô, cấp trên, cấp dưới, đối tác…), nội dung giao tiếp cần
được chuẩn bị kĩ càng và đầy đủ, có thể tìm hiểu thêm một số nội dung có
liên quan phòng khi có thể trao đổi thêm đặc biệt trong các cuộc họp cũng
như thuyết trình về vấn đề nào đó, đảm bảo sử dụng ngôn ngữ chung, nói
to tròn vành rõ chữ, từ đối tượng giao tiếp mà chọn đại từ nhân xưng, cử
chỉ và lời lẽ phù hợp, xác định rõ ràng mục đích giao tiếp ( xin việc hoặc
kí được hợp đồng cho công ty), từ mục đích giao tiếp mà lựa chọn thực
hiện quá trình giao tiếp trong bối cảnh phù hợp ( ví dụ như để kí hợp đồng
thì có thể lựa chọn văn phòng hoặc tại nơi nào đó trang trọng, kín đáo và
lịch sự hoặc có thể lựa chọn nhà hàng phòng kín để tăng thêm mức độ
thân mật cho cuộc giao tiếp)
Câu 8. Trình bày các nguyên tắc cần chú ý khi thực hiện kỹ năng khen ngợi/phê
bình.
Thực hành vận dụng trong một tình huống cụ thể: Hãy nói lời khen ngợi/
phê bình với ai đó.
 Nguyên tắc cần chú ý khi thực hiện kỹ năng khen ngợi
- Khen ưu điểm
- Khen đúng thời điểm
- Khen đúng mức độ và khen chân thành
- Khen phải cụ thể
- Lời khen phải phù hợp với đối tượng
VD: Cậu tuyệt thật đấy. Lần này bài tập cô giao về nhà vừa nhiều lại
khó nhưng cậu vẫn có thể hoàn thành đúng và đầy đủ.
 Nguyên tắc cần chú ý khi thực hiện kỹ năng phê bình
- Đối với người phê bình
+ Mở đầu bằng cách tìm ra những điểm bạn yêu thích hoặc đánh giá
cao ở người mà bạn chuẩn bị phê bình.
+ Góp ý, phê bình đúng trọng tâm
+ Tránh những phát ngôn nặng lời, xúc phạm
+ Tạo cho người nghe sự tin tưởng sau khi nhận được lời góp ý, phê
bình
VD: Bài báo cáo của bạn rất rõ ràng và đầy đủ, tôi đánh giá rất cao.
Tuy nhiên nếu bạn nộp báo cáo đúng hạn sẽ tốt hơn rất nhiều, khi nộp
trễ không những làm chậm tiến độ của những bộ phận khác mà còn
khiến thành tích của bạn bị ảnh hưởng. Hy vọng lần sau bạn sẽ không
mắc phải lỗi này nữa
- Đối với người bị phê bình
+ Suy nghĩ vì lợi ích chung
+ Hãy kiềm chế ý muốn quên đi lời phê bình đó
+ Thừa nhận bạn đã có thể mắc sai lầm
+ Hãy nhớ rằng những lời phê phán mang tính cá nhân cũng sẽ khiến
người đưa ra lời phê phán cảm thấy khó chịu

Câu 9. Trình bày các bước để thực hiện kỹ năng đàm phán, thuyết phục.
Hãy thử đặt ra các bước thực hiện kỹ năng đàm phán, thuyết phục khi bạn
gặp tình huống sau: Sau khi tốt nghiệp, các bạn muốn tự do tìm hiểu một đối
tượng khác giới trước khi quyết định hôn nhân nhưng gia đình lại muốn bạn lựa
chọn một đối tượng mà gia đình đã quen biết từ trước.
- Bước 1: Tạo bầu không khí bình đẳng
- Bước 2: Lắng nghe để hiểu người đối thoại ( tâm lý và nguyên nhân
làm họ lo ngại, bận tâm, từ chối)
- Bước 3: Bày tỏ sự thông cảm bằng cách đặt mình vào vị trí của người
đối thoại, tán thưởng và động viên an ủi người đối thoại, cử chỉ nhã
nhặn, ôn hòa, lời nói phải dịu dàng
- Bước 4: Giải quyết vấn đề: cần giải quyết băn khoăn, bận tâm trong
lòng của cả hai bên cùng quan tâm, trong khi giải quyết vấn đề luôn
giữ bình tĩnh, nắm vững nghệ thuật “biết người biết ta, trăm trận trăm
thắng”
 Xử lí tình huống: Sau khi tốt nghiệp, các bạn muốn tự do tìm hiểu một đối
tượng khác giới trước khi quyết định hôn nhân nhưng gia đình lại muốn
bạn lựa chọn một đối tượng mà gia đình đã quen biết từ trước.
- Theo quan sát của bản thân, em thấy những câu chuyện này thường
được đề cập khi cả nhà quây quần bến nhau, ví dụ như ở bữa cơm
chẳng hạn. Em sẽ chọn lắng nghe toàn bộ ý kiến cũng như suy nghĩ
của bố mẹ trước khi đưa ra quan điểm của mình.
- Đặt bản thân vào vị trí của bố mẹ để hiểu được mong muốn của bố mẹ
xuất phát từ tình thương yêu của bố mẹ dành cho mình. Con đồng ý
một phần với quan điểm mà bố mẹ cho rằng tìm hiểu người mà đã
quen biết từ trước thì khả năng đi đến hôn nhân và có một cuộc hôn
nhân hạnh phúc sẽ cao hơn, và ai cũng muốn con cái mình được hạnh
phúc. Vì hai gia đình đã quen biết nhau từ trước và bố mẹ cũng đã
chứng kiến cũng như biết đươc phần nào tính cách cũng như gia cảnh
của người bạn nam kia cho nên bố mẹ sẽ yên tâm nhiều hơn việc con
dẫn một người nào lạ mặt về ra mắt bố mẹ.
- “Con hiểu là bố mẹ thương con, muốn con được hạnh phúc, muốn có
người thay bố mẹ chở che cho con những ngày về sau, nhưng mà con
muốn tự mình quyết định cuộc đời của con, trong đó có cả người bạn
đời của con . Bạn nam kia tuy tốt tính hiền lành, bọn con cũng có giao
lưu tiếp xúc với nhau vài lần nhưng mà con không có cảm giác yêu
đương với bạn đó. Bên cạnh đó, những gì bố mẹ thấy từ trước tới giờ
là phần bên ngoài bạn ấy thể hiện ra nhưng đâu biết được tính cách
thực sự của họ như thế nào. Và nếu giả sử như con với bạn có trải qua
giai đoạn tìm hiểu, yêu đương trước khi quyết định về chung một nhà
nhưng vì lí do nào đó mà không đến được với nhau thì cũng ảnh hưởng
ít nhiều tới quan hệ bạn bè giữa hai gia đình mẹ ạ. Con muốn được tự
do tìm hiểu người bạn khác, một phần để có nhiều trải nghiệm để hoàn
thiện thêm bản thân, suy nghĩ chín chắn hơn”
- Và cuối cùng, giải quyết vấn đề, kết thúc đàm phán bằng cách giải
quyết băn khoăn, những bận tâm trong lòng bố mẹ về mình “ Con biết
là con đã tới tuổi cập kê, giờ chẳng khác nào quả bom nổ chậm trong
nhà, nhưng con muốn có nhiều trải nghiệm trong tình yêu hơn chứ
không phải tìm hiểu một người nào đó rồi yêu rồi cưới, với con như
thế là quá vội vàng. Hơn nữa con muốn dành nhiều thời gian hơn cho
bố mẹ, lỡ mai mốt lấy chồng con không có nhiều thời gian ở với bố mẹ
nữa thì sao. Bố mẹ yên tâm rằng con sẽ tìm hiểu thật kĩ càng trước khi
dẫn về ra mắt bố mẹ cũng như quyết định tiến tới hôn nhân, bố mẹ
không tin vào con gái bố mẹ sao?”

Câu 10. Anh chị hãy nêu ví dụ về các loại câu hỏi được phân loại theo mục
đích.
+ Câu hỏi để thu nhập thông tin : Chuyến đi mùa hè của bạn tới Quy
Nhơn có gì vui không ?
+ Câu hỏi để tạo không khí tiếp xúc: Chào chị, lâu quá không gặp chị
nhỉ ? Dạo này chị thế nào, công việc và sức khỏe vẫn ổn cả chứ?
+ Câu hỏi để kích thích và định hướng tư duy:
+ Câu hỏi để đề nghị: Này tớ bảo, ở đường Ngô Mây có tiệm đồ ăn
mới mở đấy, có muốn đi ăn thử không ?
+ Câu hỏi để giảm tốc độ người nói: bạn có nhắc tới vấn đề ABC trước
đó nhưng mình vẫn chưa năm rõ, bạn có thể nói lại được chứ?
+ Câu hỏi để kết thúc vấn đề : Như vậy là bài thuyết trình của chúng
em đến đây là kết thúc, các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào nữa
không ?
Câu 11. Nêu mục đích và nguyên tắc khi đặt câu hỏi? (câu hỏi số 4)
Hãy đặt ví dụ cho câu hỏi được phân loại theo cách đặt câu hỏi, câu hỏi
được phân loại theo cách trả lời.

Câu 12. Trình bày các bước để thực hiện bài thuyết trình. Khó khăn lớn nhất
của bạn khi thực hiện thuyết trình là gì? Bạn đã làm gì để khắc phục khó khăn
đó?
Hãy thử nêu phần mở đầu hoặc kết thúc cho một bài thuyết trình về các chủ
đề sau:
- Nạn bạo lực học đường ở các trường học hiện nay.
- Sinh viên và vấn đề đi làm thêm.
- Sinh viên và vấn đề sống thử.
 Có 3 bước thực hiện bài thuyết trình
- Chuẩn bị thuyết trình
+ Xác định mục đích thuyết trình
+ Tìm hiểu đối tượng ( người nghe)
+ Tìm đề tài và tím kiếm thông tin liên quan
+ Xác định năng lực của bản thân
+ Xây dựng bài thuyết trình
+ Chuẩn bị địa điểm và công cụ hỗ trợ thuyết trình
+ Lập kế hoạch đặt câu hỏi phát vấn, phản vấn và dự kiến câu trả lời
+ Chuẩn bị tâm lí và sức khỏe
- Thuyết trình
- Sau thuyết trình
 Khó khăn lớn nhất của em khi thuyết trình là tâm lí sợ sai và ngại ngùng
khi đứng trước nhiều người. Em đã khắc phục bằng cách chuẩn bị bài
thuyết trình thật kĩ, tập luyện trước gương thật nhiều trước khi thuyết
trình, khi em tự tin về nội dung thuyết trình thì sự tự tin của bản thân sẽ át
đi tâm lí sợ sai và dường như có thể làm em quên đi việc có nhiều người
đang hiện diện.
 Phần mở đầu và kết thúc cho vấn nạn bạo lực học đường
- Mở đầu: Tháng 4 năm 2023, trên khắp báo đài đưa tin một nữ sinh trường
chuyên Đại học Vinh tự vẫn khiến bao người xót xa, tìm hiểu sâu vào vấn
đề càng khiến người dân phẫn nộ hơn khi cô bé ấy sợ đi học, sợ đến
trường dù em là một đứa trẻ học giỏi, ngoan ngoãn nhưng lại chọn cho
mình một cách giải thoát tàn nhẫn với chính bản thân mình là tự sát vì bạo
lực học đường. Đáng buồn thay, sự việc đau lòng trên không phải là
chuyện hiếm gặp, bạo lực học đường đã xảy ra từ nhiều năm nay là một
vấn đề nóng hổi, đáng báo động trong giáo dục nói riêng và xã hội nói
chung. Và không để các bạn chờ lâu, chúng ta hãy cùng bắt đầu thảo luận
thêm về vấn đề bạo lực học đường qua bài thuyết trình của nhóm chúng
mình, mình là Thảo, là người sẽ thay mặt các bạn trong nhóm cùng thảo
luận cũng như là người đi cùng các bạn xuyên suốt phần thuyết trình sau
đây.
- Kết thúc: Bài thuyết trình của chúng mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn các
bạn đã lắng nghe cũng như hăng hái thảo luận cùng mình về những vấn đề
xoay quanh bạo lực học đường. Hy vọng rằng sau bài thuyết trình này các
bạn có thể rút ra cho mình được những kinh nghiệm, những bải học cho
bản thân và có thể truyền tải những kiến thức này lại cho em/ cháu/ bạn bè
của mình. Một lần nữa xin cảm ơn các bạn.
 Phần mở đầu và kết thúc cho sinh viên và vấn đề làm thêm
- Mở đầu: Ắt hẳn hơn phân nửa các bạn đang ngồi ở đây đã và đang hoặc sẽ
có ý định đi làm thêm. Chúng ta đều là những chú chim nhỏ bắt đầu
chuyến hành trình của riêng mình, bắt đầu rời xa vòng tay gia đình để làm
quen với xã hội, để tự lập hơn. Suốt 12 năm học, các bạn sẽ có những
khoản phát sinh có kế hoạch như tiền quỹ lớp hay tiền mua đồ dùng học
tập bla bla.., tuy nhiên lúc đó hầu hết sẽ được bố mẹ đưa một khoản tiền
đúng bằng giá trị mà các bạn cần, các bạn cũng chưa có quá nhiều lo toan
về vấn đề chi tiêu cá nhân, vì chỉ cần xin bố mẹ. Thế nhưng, khi bắt đầu
đến một nơi xa lạ để đi học, các bạn sẽ phải tự mình chi trả dựa trên
khoản tiền cố định hàng tháng bố mẹ đưa cho, có những khoản phát sinh
không nằm trong kế hoạch, hay những lần đi chơi quá vui của các bạn dẫn
tới ngân sách dễ dàng thâm hụt, hết tiền trước khi đến ngày bố mẹ gửi
tiền, có lẽ đó chính là lí do chủ yếu khiến các bạn có suy nghĩ đi làm thêm
sau những giờ học trên giảng đường. Vậy việc đi làm thêm ở sinh viên có
những mặt lợi, hại như thế nào và đang diễn ra như thế nào, xin mời các
bạn cùng mình bước vào bài thuyết trình sau đây.
 Phần mở đầu và kết thúc cho sinh viên và vấn đề sống thử
Câu 13. Các cách để giải tỏa căng thẳng trước khi thuyết trình?
Nếu bạn đang thuyết trình mà có người cứ giơ tay xin hỏi ngang hoặc phản
biện phần thuyết trình của bạn, bạn xử lý như thế nào?
- Các cách giải tỏa căng thẳng trước khi thuyết trình
+ Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng về bài thuyết trình
+ Chia sẻ sự lo lắng với người khác
+ Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể là cách giúp cải thiện tốt về tinh thần, nó
giúp bạn cân bằng nhịp thở, ổn định nhịp đập của tim, gia tăng sự tập
trung và tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn, nhờ đó xua tan được sự
căng thẳng, lo lắng
+ Tự trấn an bản thân bằng cách liên tục nói rằng “hãy bình tĩnh, mọi
chuyện sẽ ổn”
+ Trong một vài cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, khi mỉm cười và nghĩ
đến những điều tốt đẹp sẽ giúp cho cơ thể giải phóng tốt hàm lượng
hormone endorphin (với tác dụng giảm đau tự nhiên cho cơ thể) và
hormone serotonin (chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác thoải mái và
hạnh phúc). Nhờ đó mà tinh thần được nâng đỡ, các cơ được thả lỏng và
thoải mái hơn rất nhiều.
+ Uống nước và ăn uống đầy đủ
- Trong trường hợp này em sẽ dừng lại bài thuyết trình để trả lời cho câu hỏi
của bạn một cách hoàn chỉnh. Sau khi trả lời xong em sẽ xin lỗi trước vì
có lẽ trước khi thuyết trình em quên thông báo cho các bạn rằng sẽ đặt câu
hỏi hay nhận xét ở cuối bài và đề nghị các bạn để em tiếp tục bài thuyết
trình

Câu 14. Trình bày các kỹ thuật thực hiện bài thuyết trình.
Hãy đặt một mở đầu theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp trong trường hợp
thuyết trình về một vấn đề nào đó (Bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề sống thử
trong giới trẻ hiện nay/ Người trẻ và việc sử dụng mạng xã hội).
 Kỹ thuật thực hiện bài thuyết trình
- Khi mở đầu có thể sử dụng hai kỹ thuật dẫn nhập cơ bản là dẫn trực tiếp và
dẫn gián tiếp. Dẫn trực tiếp là đi thẳng vào vấn đề, dẫn gián tiếp là vào đề
thông qua các kỹ thuật khác nhau như đặt câu hỏi hay kể một câu chuyện
- Trong phần triển khai nội dung cần nêu bật các ý chính, thực hiện thao tác
phân tích chứng minh và dẫn chứng chụ thể cho vấn đề thuyết trình. Cần
tránh: không lấy trường hợp cá biệt để khái quát thành phổ biến, lặp ý,
mâu thuẫn ý tưởng… Cần thể hiện tự nhiên các yếu tố liên quan đến ngôn
ngữ cơ thể như ánh mắt nét mặt. Khi giao lưu với người nghe, đặt câu hỏi
hợp lí, phù hợp với đối tượng, thực hiện nội udng với một tâm thế bình
tĩnh, nhiệt tình, tự chủ.
- Khi kết thúc, cần có phần tóm tắt nội dung bài thuyết trình, hệ thống hóa
các thông tin cơ bản, đưa ra những lời khuyến cáo hay khuyến khích đến
người nghe và nói lời cảm ơn thực sự trang trọng để kết thúc trọn vẹn bài
thuyết trình.

Câu 15. Vai trò của phi ngôn ngữ trong giao tiếp? Khi quan sát các biểu hiện
phi ngôn ngữ của đối tượng giao tiếp cần lưu ý những điều gì?
- Vai trò của phi ngôn ngữ trong giao tiếp:
+ Giúp mỗi người trở nên tinh tế hơn, biết tự kìm chế cảm xúc, tự ý thức
và điều khiển được ngôn ngữ cơ thể
+ Nhận biết được người đối diện, nhận ra chính mình và học cách kiểm
soát bản thân trong giao tiếp tốt hơn
- Khi quan sát biểu hiện phi ngôn ngữ của đối tượng giao tiếp cần lưu ý đến:
+ Nhìn vào người đối thoại
+ Không nhìn chăm chú vào người khác
+ Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt hoặc không
thèm để ý
+ Không đảo mắt liên tục hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng trộm
+ Không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác
Câu 16. Hãy trình bày cách kiểm soát cảm xúc của cá nhân trong trường hợp
bạn cảm thấy sợ hãi, hồi hộp hay lo lắng khi bạn thuyết trình hoặc phát biểu
trước đám đông.
- Kiểm soát cảm xúc bằng nhận thức
+ Thay đổi suy nghĩ: nghĩ về những chuyện khác, những chuyện tích cực,
suy nghĩ sự việc theo hướng tích cực
+ thay đổi thái độ và chấp nhận thực tế
+ Tạo ra cảm xúc bằng điểm tựa tâm lý
Câu 17. Các cử chỉ của tay và thông điệp/ý nghĩa của nó? Nêu một số cử chỉ tay
thường gặp trong giao tiếp. Trong giao tiếp, nên sử dụng bàn tay ngửa hay bàn
tay úp? Giải thích vì sao? Trang 44-45
- Úp lòng bàn tay thể hiện sự thống trị cao độ cùng tham vọng kiểm soát vấn đề.
Nếu như bạn là người làm lãnh đạo, chủ đầu tư hay những người thuộc “cửa
trên”, thế tay này có thể giúp bạn kìm hãm người đối diện. Thế nhưng, đa
phần trong các cuộc đối thoại thông thường, lấn áp người khác thường dẫn
tới các cuộc hội thoại vô vị, kém thoải mái.
- Thế tay với lòng bàn tay ngửa lên trên cho thấy sự thật thà, cởi mở từ bạn. Tạo
thế này này có thể cho người đối diện thấy bạn muốn mở lòng mình, nói
chuyện thật lòng và thậm chí là có phần trung thành
Câu 18. Các tư thế ngồi và thông điệp/ý nghĩa của nó? Theo anh chị, tư thế ngồi
bình thường là tư thế như thế nào?
Trang 43
Câu 19. Các cử chỉ của đầu và thông điệp/ý nghĩa của nó ? trang 43 44

Câu 20. Bạn sẽ tạo ấn tượng ban đầu như thế nào trong những tình huống: tham
dự phỏng vấn xin việc; ngày đầu tiên đến cơ sở thực tập/thực tế; trong buổi hẹn
hò đầu tiên?
- Theo em, vào lần đầu tiên người ta sẽ chú ý rất nhiều tới trang phục cũng
như cách ứng xử của bản thân trong cuộc hẹn đó.
- Về trang phục, phụ thuộc vào mức độ trang trọng của cuộc hẹn mà lựa
chọn trang phục phù hợp, ví dụ như tham gia phỏng vấn hoặc ngày đầu
thwucj tập phải lựa chọn trang phục có màu nhã nhặn, nhưng trong buổi
hẹn hò đầu tiên em có thể lựa chọn cho mình bộ trang phục có màu sắc
tươi như màu hồng chẳng hạn. Tuy nhiên phải đảm bảo được yếu tố lịch
sự, tôn trọng, không ăn mặc quá hớ hênh, nhạy cảm.

You might also like