You are on page 1of 25

1.

Kỹ năng lắng nghe


1.1. KHÁI NIỆM
- Nghe: Nghe, theo nghĩa đen, là nhận được tiếng bằng tai, là
sự cảm nhận được bằng tai ý người nói.
- Lắng nghe: là hoạt động tâm lý có hướng đích, có ý thức
thể hiện sự tập trung, chú ý cao độ để nghe được hết, được
rõ từng âm thanh, tiếng động, cảm xúc trong lời nói của đối
tượng giao tiếp.
1.2. VAI TRÒ
- Thu thập thông tin
- Xây dựng mối quan hệ
1.3. RÀO CẢN TRONG LẮNG NGHE

Thói quen xấu trong lắng nghe:


- Giả bộ chú ý
- Hay cắt ngang
- Đoán trước thông điệp
- Nghe một cách máy móc
- Buông trôi sự chú ý
1.4. Lắng nghe hiệu quả
1.4.1. Mức độ lắng nghe

Lờ đi: Thực sự không nghe gì cả

Giả vờ nghe: Biểu hiện có nghe nhưng thực chất là không nghe
Nghe chọn lọc: Chỉ tiếp nhận một phần thông tin có chủ ý

Nghe chăm chú: Tập trung các giác quan để tiếp nhận thông tin

Nghe thấu cảm: Là mức độ nghe cao nhất, người nghe cần đặt
mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác để hiểu được ý của
người nói.

1.4.2. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả


Tập trung: Tập trung các giác quan, toàn tâm toàn ý để lắng
nghe đối tác

Tham dự: Hòa mình trong cuộc giao tiếp thông qua cử chỉ, qua
nét mặt, ngôn ngữ đệm (vâng, dạ, thế ạ…)

Hiểu: Nhắc lại những từ chính, từ quan trọng mà đối tác trình
bày để đảm bảo hiểu đúng thông tin

Ghi nhớ: Chọn lọc và ghi chép nhanh, ngắn gọn thông tin quan
trọng
Hồi đáp: Đưa ra câu hỏi, trao đổi ý kiến, tương tác với đối tượng
giao tiếp

Phát triển: Đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề, phát triển thêm các
ý kiến khác mà đối tác chưa đề cập đến, giúp hai bên định hướng
cuộc nói chuyện đi đúng hướng mong muốn.

1.5. MỘT SỐ CHÚ Ý ĐỂ LẮNG NGHE HIỆU QUẢ


- Về nhận thức:
+ Xác định rõ mục đích khi tham gia giao tiếp
+ Luôn đặt mình vào vị trí của người nói
- Về thái độ:
+ Chủ động tạo ra hứng thú để nghe
+ Tạo cho đối tượng giao tiếp hào hứng nói
- Về hành động:
+ Ghi chép, tóm tắt cẩn thận thông tin thu thập được
+ Không ngắt lời người đang nói, biết xen vào giữa lời
người nói các từ: dạ, vâng ạ, em hiểu...
+ Biết đặt câu hỏi khai thác thông tin
+ Không tỏ ra nóng vội trong giao tiếp.
- Các yếu tố phi ngôn ngữ
+ Tư thế
+ Ánh mắt
+ Nét mặt, nụ cười
- Tư thế:
+ Khi ngồi: Ngồi thẳng lưng và hơi hướng về phía trước
một chút
+ Khi đứng: Không đứng quá gần, giữ khoảng cách vừa
phải để tránh gây khó chịu, hơi hướng người về phía
trước
- Ánh mắt:
+ Hướng cái nhìn, sự tập trung tới đối tượng mà mình
lắng nghe
+ Tránh sự mất tập trung, nhìn đi hướng khác
- Nét mặt, nụ cười
+ Cười mỉm, biểu lộ sự hưởng ứng, theo dõi khi lắng
nghe
+ Nét mặt phải luôn vui vẻ, thể hiện sự tôn trọng với
người đang giao tiếp
+ Nét mặt vui vẻ, biểu lộ sự thích thú, tập trung khi lắng
nghe

2. Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại


2.1. Khái niệm: Là quá trình sử dụng điện thoại làm
phương tiện giao tiếp nhằm trao đổi và tiếp nhận
thông tin giữa chủ thể này với chủ thể khác để thực
hiện mục đích đề ra.
2.2. Đặc điểm:
- Là quá trình giao tiếp gián tiếp
- Trao đổi và tiếp nhận thông tin
- Mang tính bất ngờ
- Có thể bị gián đoạn bất cứ lúc nào
- Phương tiện giao tiếp là giọng nói
2.3. Vai trò
- Tiết kiệm về thời gian của các bên liên quan
- Truyền đạt thông tin nhanh chóng, kịp thời
- Tiết kiệm chi phí
2.4. Kĩ năng
- Chuẩn bị trước khi nhận cuộc gọi

3s đầu của một cuộc + Tư thế thoải mái. Chuẩn bị nhịp thở, giọng n
tiếp xúc sẽ quyết định + Nghe điện thoại ở nơi thích hợp
sự thành bại của cuộc + Giấy, bút, văn bản (nếu có)
đối thoại

- Khi nhận cuộc gọi


+ Nhấc máy ở hồi chuông thứ 3, xưng tên/ phòng ban/
doanh nghiệp
+ Hỏi tên nếu người gọi không xưng danh
+ Giọng nói, nhịp thở nhẹ nhàng, vui vẻ
- Trong quá trình nhận cuộc gọi
+ Lắng nghe chủ động
+ Thái độ tích cực
+ Đảm bảo được mục đích giao tiếp
- Kết thúc cuộc đàm thoại
+ Cảm ơn anh/ chị...rất vui được...
+ Cảm ơn anh/ chị...đã cho biết...
+ Cảm ơn về những chia sẻ của anh/chị...
+ Mong có dịp được nói chuyện với anh/chị...
- Chú ý để nhận cuộc gọi hiệu quả
+ Thái độ
+ Giọng nói
2.5. Kĩ năng gọi điện thoại
2.5.1. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI GỌI
- Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nội dung cần đàm thoại.
- Chọn thời gian gọi phù hợp.
- Chuẩn bị nhịp thở, giọng nói.
- Giấy bút, văn bản (nếu có)
2.5.2. TRONG KHI GỌI ĐIỆN THOẠI
- Nói lời chào/giới thiệu tên/tên đơn vị/xin phép được nói
chuyện
- Lịch sự, khéo léo xác nhận tên, chức vụ người cần gặp
- Hỏi thăm thân tình về gia đình, công việc, sức khỏe
- Nhanh chóng ghi lại thông tin quan trọng.
- Trao đổi về nội dung cuộc gọi một cách rõ ràng, cụ thể
- Chú ý đến cảm xúc và suy nghĩ của người nghe
2.5.3. KẾT THÚC CUỘC ĐÀM THOẠI
- Nhắc lại nội dung chính đã thống nhất
- Đưa ra lời hẹn cụ thể cho lần trao đổi tiếp theo
- Cảm ơn trước khi kết thúc đàm thoại
- Chào tạm biệt một cách thân thiện, lịch sự
2.5.4. CHÚ Ý ĐỂ CUỘC GỌI HIỆU QUẢ
- Thời điểm
- Thái độ
- Giọng nói
- Tránh những thói quen không tốt
2.6. KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIN NHẮN QUA ĐIỆN THOẠI
- Ngôn ngữ trong sáng, lịch sự
- Nội dung thông điệp rõ ràng, đầy đủ, ngắn gọn
- Cách xưng hô phù hợp, lễ phép với người lớn tuổi
- Chú ý thời gian gửi tin, đối tượng nhận tin
- Chú ý lỗi chính tả, lỗi câu
- Đọc lại tin trước khi gửi
- Trả lời tin nhắn sớm nhất có thể

3. Kỹ năng làm việc nhóm


3.1. TỔNG QUAN VỀ NHÓM
3.1.1. KHÁI NIỆM NHÓM: Nhóm là một tập hợp từ
2 người trở lên, ảnh hưởng và tác động lên nhau,
cùng chia sẻ những đặc điểm tương đồng, cùng
những mục tiêu và quy chuẩn.
3.1.2. PHÂN LOẠI NHÓM
3.1.3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

3.1.4. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI LÀM VIỆC


NHÓM
A. Nguyên tắc liên kết: Xây dựng mối liên kết bền vững
bằng cách xử lý những mắt xích yếu nhất, với những đặc
điểm:
- Không bắt kịp tốc độ của những thành viên khác
- Không phát triển trong lĩnh vực họ đảm nhận
- Không có tầm nhìn xa
- Không thể khắc phục được những điểm yếu cá nhân
- Không thể làm gì khác ngoài phần việc của họ
- Không tự xây dựng và thực hiện được những triển
vọng trong lĩnh vực của họ
B. Nguyên tắc phù hợp: Phát huy hết khả năng của các thành
viên thông qua việc bố trí, sắp xếp đúng người – đúng việc,
bằng cách:
- Đối với người lãnh đạo: hiểu rõ về nhóm, hiểu rõ tình
hình nhóm, hiểu rõ các thành viên trong nhóm
- Đối với các cá nhân: tự tin, hiểu rõ chính mình, có
niềm tin vào lãnh đạo, có tầm nhìn, khả năng tự học
hỏi
C. Nguyên tắc ảnh hưởng: Xác định thành viên có sức ảnh
hưởng giúp tạo bầu không khí tích cực trong nhóm, với
những đặc trưng sau:
- Trực giác nhạy bén
- Cởi mở
- Say mê
- Tài năng
- Sáng tạo
- Khởi xướng, khích động
- Tinh thần trách nhiệm
- Khoan dung
- Có sức thuyết phục
3.1.5. TẦM QUAN TRỌNG CỦA LÀM VIỆC
NHÓM
- Đối với tổ chức:
+ Tăng năng suất, hiệu quả công việc, giảm chi phí
+ Tập hợp, phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân
+ Gia tăng sự cam kết, tinh thần trách nhiệm và sự hài
lòng trong công việc của mỗi cá nhân
- Đối với cá nhân:
+ Hoàn thiện hơn nhờ quá trình tương tác với nhóm
+ Vượt qua khó khăn và hạn chế khi làm việc độc lập
3.1.6. NHÓM LÀM VIỆC HIỆU QUẢ
- Có mục tiêu chung và mục tiêu được truyền thông đầy đủ
tới tất cả các thành viên
- Các thành viên phải có sự tương tác hiệu quả
- Nhóm phải có hoạt động dựa trên quy tắc
- Vai trò trách nhiệm rõ ràng của các thành viên

3.2. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM


3.2.1. Phân công nhiệm vụ
- Thái độ: là những biểu đạt có tính đánh giá (tích cực hay
tiêu cực) liên quan đến các vật thể, con người và các sự kiện
- Kiến thức: là hiểu biết về một vấn đề nào đó về phương
diện lý thuyết hoặc thực hành
- Kinh nghiệm: là tổng quan khái niệm bao gồm tri thức, kỹ
năng về vấn đề nào đó có được thông qua quá trình tương
tác trực tiếp hoặc quan sát
- Kỹ năng: là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện
thuần thục 1 hoặc 1 chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết
(kiến thức, kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi
3.2.2. Truyền thông trong nhóm
- Sử dụng kênh truyền thông nào?
+ Chính thức hoặc Không chính thức?
+ Trực tiếp hoặc Gián tiếp?
+ Cá nhân hoặc Nhóm?
- Biểu hiện của nhóm giao tiếp hiệu quả:
+ Các thành viên nắm rõ được những thông tin cơ bản
của nhau (tên, số điện thoại, email, vị trí, vai trò)
+ Thường xuyên tương tác bằng nhiều hình thức (trực
tiếp, gián tiếp, chính thức, không chính thức...)
+ Các thành viên có sự ảnh hưởng nhất định đến nhau
+ Các cá nhân tự xác định và được xác định bởi người
khác là thành viên của nhóm
+ Có người lãnh đạo, người lãnh đạo thể hiện được vai
trò của mình trong nhóm
3.2.3. Điều hành nhóm
a. 6 phong cách điều hành nhóm
b. 3 công cụ điều hành nhóm:
- Kỹ thuật động não
+ Càng nhiều ý tưởng càng tốt
+ Môi trường tạo ý tưởng
+ Kỹ thuật này coi trọng số lượng các ý tưởng hơn chất
lượng, không phê phán, bình luận, chấp nhận mọi ý
tưởng có thể lạ lùng, trái chiều.
- Bản đồ tư duy
+ Tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não
+ Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để
phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ
- Kỹ thuật tư duy 6 chiếc mũ
+ Mũ trắng: khách quan, dữ kiện
+ Mũ đỏ: trực giác và cảm xúc
+ Mũ đen: tiêu cực, cẩn trọng, e dè
+ Mũ vàng: tích cực, lợi ích, cơ hội
+ Mũ xanh lá cây: sáng tạo, cởi mở
+ Mũ xanh dương: chủ tọa, kiểm soát, điều chỉnh
3.2.4. Thảo luận và ra quyết định
- Ra quyết định từ trên xuống
+ Người lãnh đạo tự quyết định hoàn toàn, sau đó thông
báo với các thành viên trong nhóm
+ Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, thuận lợi đối với những
quyết định tiêu chuẩn
+ Nhược điểm: Các thành viên ít quyết tâm, dễ bất mãn
- Ra quyết định theo kiểu thiểu số
+ Người lãnh đạo cùng với 1 hoặc một vài thành viên
khác ra quyết định mà không cần tham khảo ý kiến
của những thành viên khác
+ Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, thảo luận cởi mở, phát
triển nhiều ý tưởng giữa các thành viên trong nhóm
thiểu số
+ Nhược điểm: Các thành viên ít quyết tâm, xung đột
vẫn duy trì, thiếu sự tương tác
- Ra quyết định theo nguyên tắc đa số
+ Có sự tham gia của mọi thành viên của nhóm trong
quá trình ra quyết định bằng cách cho phép mỗi thành
viên có một lá phiếu bình đẳng
+ Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, cho phép kết thúc cuộc
thảo luận
+ Nhược điểm: Thiểu số bị cô lập, quyết tâm trong
nhóm không cao
- Ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận
+ Việc ra quyết định có sự tham gia của các viên, không
thể đạt được cho tới khi toàn bộ nhân viên đồng ý
+ Ưu điểm: Kích thích sáng tạo, sự quyết tâm của các
thành viên, phát huy mọi khả năng của các thành viên
+ Nhược điểm: Tốn thời gian, thành viên phải có kỹ
năng làm việc theo nhóm cao
3.2.5. Giải quyết xung đột
a. Khái niệm: Xung đột là sự bất đồng xảy ra giữa các cá
nhân với cá nhân trong nhóm, giữa các nhóm trong một tổ
chức do khác biệt về nhu cầu, giá trị, mục đích hay cạnh
tranh về quyền lợi, tài nguyên, quyền lực hay bất đồng về
vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm.
b. Phân loại
c. Các cách giải quyết xung đột
- Cá mập: cứng rắn, áp đảo
- Con rùa: né tránh
- Gấu bông: nhường nhịn, xoa dịu
- Con chồn: thỏa hiệp
- Chim cú: hợp tác

- Nhất trí nội dung mâu thuẫn


- Trao đổi đề xuất, cảm nghĩ
- Tìm hiểu hoàn cảnh của đối tác
- Tiến tới một sự thoả thuận khôn ngoan
3.2.6. Đánh giá kết quả: Xây dựng tiêu chí đánh giá
rõ ràng, cụ thể:
- Đánh giá hoạt động nhóm theo các tiêu chí:
+ Thông tin
+ Phương pháp
+ Mối quan hệ
- Đánh giá các thành viên -> có hình thức khen thưởng,
kỷ luật phù hợp
3.2.7. CẢI THIỆN BẢN THÂN TRONG NHÓM
LÀM VIỆC
- Lắng nghe
- Hiểu
- Cảm thông
- Chia sẻ
- Chấp nhận nhau

4. Kỹ năng phỏng vấn


4.1. Khái niệm phỏng vấn tuyển dụng
- Phỏng vấn là một cuộc hỏi - đáp có mục đích, nhằm thu
thập thông tin về một chủ đề được quan tâm.
- Tuyển dụng (Recruitment) là quá trình tìm kiếm, lựa chọn
đúng người có khả năng thỏa mãn được yêu cầu công việc
và bổ sung cho lực lượng lao động của tổ chức.
- Phỏng vấn tuyển dụng là một cuộc hỏi - đáp có mục đích,
nhằm thu thập thông tin liên quan đến ứng viên tuyển dụng
(candidate). Thông quá đó người phỏng vấn (interviewer)
có thể đánh giá và lựa chọn được ứng viên thích hợp với
nhu cầu của tổ chức.
4.2. Vai trò của phỏng vấn tuyển dụng
- Về phía tổ chức tuyển dụng
+ Chọn được ứng viên phù hợp.
+ Nâng cao chất lượng nhân sự
- Về phía ứng viên:
+ Cơ hội lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
+ Có thêm thông tin về tổ chức
4.3. Các dạng phỏng vấn
- Phỏng vấn sàng lọc (screening interview): loại bỏ những
ứng viên không thích hợp
- Phỏng vấn chọn lựa (Hiring interview): chọn lựa những
ứng viên đủ tiêu chuẩn
- Phỏng vấn xác nhận (Confirmation interview): xác nhận
lại sự lựa chọn ứng viên.
4.4. Các chủ thể tham gia phỏng vấn
4.4.1. Người phỏng vấn (Interviewer)
- Khái niệm: là người đại diện tổ chức đặt câu hỏi cho ứng
viên nhằm mục đích thu thập thông tin để đánh giá ứng viên
- Những kỹ năng cơ bản của người phỏng vấn:
+ Kỹ năng đặt câu hỏi
+ Kỹ năng lắng nghe
+ Kỹ năng quan sát
+ Kỹ năng ghi chép, ghi nhớ
+ Kỹ năng gợi mở, khuyến khích
4.4.2. Ứng viên (Candidate)
- Khái niệm: là người ứng tuyển vào một vị trí công việc
trong tổ chức. Ứng viên là người nhận và trả lời những câu
hỏi của người phỏng vấn.
- Những kỹ năng cơ bản của ứng viên:
+ Kỹ năng lắng nghe
+ Kỹ năng trả lời câu hỏi
+ Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
+ Kỹ năng quan sát
+ Kỹ năng phân tích, suy luận và phán đoán
+ Kỹ năng đặt câu hỏi
4.5. Tiến trình phỏng vấn tuyển dụng
4.5.1. Trước khi phỏng vấn
- Đối với người phỏng vấn cần phải chú ý:
+ Tìm hiểu đối tượng tham gia phỏng vấn (ứng viên)
+ Chuẩn bị tài liệu phỏng vấn (hồ sơ, danh sách ...)
+ Chuẩn bị địa điểm phỏng vấn (bàn ghế, trang thiết
bị ...)
+ Chuẩn bị về trang phục, hình thức
- Đối với ứng viên cần phải chú ý:
+ Tìm hiểu về tổ chức/ nhà tuyển dụng
+ Tìm hiểu về vị trí dự tuyển
+ Chuẩn bị tài liệu cần thiết (bằng cấp, lý lịch, danh
thiếp)
+ Chú ý đến trang phục, câu hỏi, hình thức khi đi PV
+ Chú ý đến thời gian, địa điểm PV, phương tiện đi
lại ...
+ Những lưu ý khác
4.5.2. Trong khi phỏng vấn: Mở đầu - Phần chính -
Kết thúc
- Người phỏng vấn cần chú ý:
+ Xác định mục đích
+ Ghi chép tóm tắt thông tin trung thực
+ Lắng nghe và quan sát ứng viên
+ Thể hiện được hình ảnh của công ty
- Ứng viên cần chú ý:
+ Giữ thái độ thân thiện, nhã nhặn
+ Thể hiện bản thân hợp lí
+ Tập trung lắng nghe, suy nghĩ cẩn thận trước khi trả
lời câu hỏi
+ Chú ý giao tiếp phi ngôn ngữ
+ Giữ vững tâm lý, bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc
4.5.3. Sau khi phỏng vấn
- Đối với người phỏng vấn :
+ Không nên từ chối bằng cách giữ im lặng.
+ Sử dụng email để thông báo kết quả với những người
không được chọn thay bằng gọi điện thoại
+ Gửi email với nội dung rõ ràng
+ Thông báo danh sách các nhân viên được tuyển dụng
- Đối với ứng viên:
+ Viết thư cảm ơn
● Cần thể hiện sự trang trọng, ngôn từ súc tích, cô đọng
● Không nên viết lan man, dài dòng
● Chú ý viết về những điều bạn lĩnh hội được về vị trí tuyển
dụng cũng như xu hướng phát triển của công ty để cả hai
phía đều có cơ hội gặp lại.
+ Đánh giá lại cuộc phỏng vấn
● Viết ra giấy những điều bạn tâm đắc nhất khi trả lời
● Chỉ ra những câu trả lời bạn cho là chưa thật thuyết phục
● Suy nghĩ về phương án trả lời khác để rút kinh nghiệm cho
lần sau.
+ Kiên nhẫn chờ đợi và ổn định tinh thần
+ Trực tiếp liên lạc hỏi thăm kết quả
+ Đối đầu với sự thất bại
4.6. Một số lưu ý trong giao tiếp
- Văn hóa chào hỏi
- Cách thức bắt tay
- Giới thiệu và tự giới thiệu
- Cách thức sử dụng danh thiếp
- Cách thức phê bình và góp ý
- Giao tiếp nơi công cộng
- Cách thức tham dự tiệc
- Cách thức tham dự hội họp.

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

1. Khái niệm thuyết trình: Thuyết trình là quá trình truyền


đạt những thông điệp đã được xác định trước một cách có
hệ thống cho một nhóm người nghe
2. Vai trò của thuyết trình
- Trình bày: đưa ra vấn đề
- Thuyết phục: hướng người nghe theo những mục đích của
mình.
3. Các bước của thuyết trình
3.1. Chuẩn bị TT
- Đánh giá đúng bản thân
- Tìm hiểu người nghe
- Xác định mục đích, mục tiêu bài thuyết trình
- Xây dựng nội dung bài thuyết trình
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong thuyết trình
- Thuyết trình thử
3.1.1. ĐÁNH GIÁ ĐÚNG BẢN THÂN
- Xác định các ưu điểm của mình và tập trung phát huy tối đa
- Xác định các nhược điểm và né tránh, khỏa lấp, hạn chế
3.1.2. TÌM HIỂU NGƯỜI NGHE
- Tìm hiểu về:
+ Quy mô
+ Tuổi trung bình
+ Giới tính
+ Định kiến
+ Trình độ
+ Nghề nghiệp
+ Mục đích
+ Sở thích
- Lưu ý: phải lấy người nghe làm trung tâm
3.1.3. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU BÀI
THUYẾT TRÌNH
- Cung cấp thông tin?
- Thuyết phục?
- Giải trí? Tạo không khí?
- Mang đến sự thay đổi?
3.1.4. XÂY DỰNG NỘI DUNG BÀI THUYẾT
TRÌNH
- Xác định chủ đề
- Thu thập thông tin
- Chuẩn bị nội dung bài thuyết trình
- Soạn thảo nội dung: Vận dụng quy tắc ABC
+ Analyse (Phân tích)
+ Brainstorm (Động não)
+ Choose (Lựa chọn)
- Sắp xếp logic nội dung:
+ Theo thứ tự thời gian
+ Từ tổng thể tới cụ thể hoặc ngược lại
+ Từ điều đã biết đến cái chưa biết hoặc ngược lại
+ Từ điều đã được chấp nhận tới mâu thuẫn hoặc ngược
lại
+ Quan hệ nhân – quả
+ Từ vấn đề tới giải pháp
3.1.5. SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ
- Slide
+ Màu sắc
+ Chữ
+ Hiệu ứng trong powerpoint
+ Hình ảnh minh hoạ
- Trang thiết bị hỗ trợ khác

MỘT SỐ LỖI THIẾT KẾ SLIDES

- Màu sắc quá lòe loẹt


- Quá nhiều chữ
- Màu nền và chữ không nổi bật
- Quá nhiều hiệu ứng
- Quá nhiều hình ảnh, biểu tượng
- Chữ quá to hoặc quá nhỏ
3.1.6. THUYẾT TRÌNH THỬ
- Ngôn ngữ
- Phi ngôn ngữ
- Phối hợp trình chiếu slide với nội dung và thời gian thuyết
trình
3.2. Tiến hành TT
3.2.1. PHẦN MỞ ĐẦU
- Chào hỏi
- Giới thiệu một cách khái quát về nội dung
- Chỉ ra nội dung chính được đề cập đến
- Nói rõ thời gian thuyết trình

CÁCH THỨC MỞ ĐẦU HẤP DẪN

- Dẫn nhập trực tiếp


- Dẫn nhập theo lối tương phản
- Dẫn nhập từ từ theo lối kể chuyện
- Dẫn nhập bằng cách đặt câu hỏi
- Dẫn nhập bằng cách trích dẫn
- Dẫn nhập bằng cách gây sốc
3.2.2. PHẦN KHAI TRIỂN
- Nội dung
- Phương pháp
- Thời gian
3.2.3. PHẦN KẾT THÚC
- Tóm tắt điểm chính
- Khơi gợi ý tưởng mới
- Giải đáp thắc mắc.

CÁCH THỨC KẾT THÚC

- Tôi xin dừng bài nói hôm nay tại đây;


- Tôi vừa nói về...;
- Trên đây là tất cả nội dung bài thuyết trình hôm nay;
- Chúng ta vừa bàn tới... tóm lại; tôi...
- Do đó., tôi hy vọng bài thuyết trình của tôi hôm nay sẽ
giúp bạn hiểu rõ hơn những biện pháp chúng tôi áp
dụng/ hiểu rõ hơn những nội dung tôi đề cập trong
phần đầu ...;
- Các bạn có thể thấy như những gì tôi đã nói ở phần
đầu...
3.3. Kết thúc TT
- Cảm ơn
- Bày tỏ nguyện vọng nhận được câu hỏi/góp ý
- Thống kê đánh giá của người tham gia
- Cung cấp tài liệu hay tặng vật
- Giữ liên lạc với những người tham gia.
4. Những lỗi cơ bản khi thuyết trình
- Lỗi ngôn ngữ
- Lỗi phi ngôn ngữ
- Các lỗi khác
5. Kỹ năng phát biểu và báo cáo miệng

You might also like