You are on page 1of 11

CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG THÀNH LẬP NHÓM LÀM VIỆC

1. Mô tả vai trò chủ chốt và những phẩm chất cần có của cá nhân đóng vai trò chủ
chốt trong nhóm làm việc. Cho ví dụ minh họa về những phẩm chất của anh/chị với
vị trí được phân công trong nhóm.
Vai trò Đặc điểm những phẩm chất cần có
Trưởng nhóm - Có khả năng nhận định về năng lực, kỹ năng của cá nhân
Tìm các thành viên mới trong nhóm và xử lý thông tin hai chiều
và xây dựng tinh thần - Biết tạo cảm hứng, duy trì tốt các mối quan hệ nội bộ của
làm việc theo nhóm nhóm
- Biết tìm cách khắc phục những yếu kém
Người điều phối - Hiểu các công việc của nhóm có sự liên hệ với nhau như thế
Tập hợp các công việc nào
của nhóm lại thành một - Có ý thức tốt về sự ưu tiên
tổng thể trong một kế - Khả năng nắm vững ngay một số công việc
hoạch thống nhất - Khả năng duy trì tốt các mối quan hệ nội bộ
- Khả năng ngăn chặn những rắc rối tiềm ẩn
Người giám sát - Chặt chẽ và đôi khi tỏ ra nghiêm khắc trong việc áp dụng
Bảo đảm tìm kiếm và những tiêu chuẩn khắt khe đối với nhóm
duy trì các tiêu chuẩn - Đánh giá về kết quả thực hiện và thiếu sót trong công việc
cao của người khác
- Không vội vã đánh giá vấn đề theo hình thức
Người phát kiến - Nhiệt tình, linh hoạt để đưa ra ý tưởng mới
Duy trì và phát huy khả - Thích thú và sẵn sàng đón nhận ý kiến của người khác
năng sáng tạo của nhóm - Xem khó khăn là cơ hội để thành công
- Không bao giờ bỏ qua những gợi ý khả thi
Người phản biện - Không bao giờ hài lòng với các giải pháp không mang lại
Bảo vệ và phân tích hiệu hiệu quả tối ưu
quả dài hạn của nhóm - Chuyên gia phân tích giải pháp để tìm những yếu kém, hạn
chế trong các giải pháp đó
- Xây dựng biện pháp sửa chữa tốt nhất
Người ngoại giao - Có khiếu ngoại giao và khả năng đánh giá về nhu cầu của
Theo dõi, điều chỉnh và ngkhác
tạo các mối quan hệ bên - Có tính cách tự tin và quyết đoán
ngoài của nhóm - Nắm bức tranh tổng thể công việc của nhóm
- Thận trọng khi xử lý thông tin bí mật
Người thực hiện - Lập bảng theo dõi tiến độ công việc
Bảo đảm động lực và - Thư ký, thủ quỹ của nhóm để thực hiện tiến độ công việc
vận hành hiệu quả các - Đánh giá và khắc phục các nguy cơ gây chậm trễ tiến độ
hoạt động của nhóm - Có tinh thần dám nghĩ dám làm
- Có khả năng tập hợp sự ủng hộ
- Những phẩm chất cần có của cá nhân đóng vai trò chủ chốt trong nhóm làm việc
 Trưởng nhóm
+ Tự tin
+ Đồng cảm với người khác
+ Gương mẫu
+ Có tầm nhìn
+ Có trách nhiệm
+ Có khả năng lãnh đạo
+ Tận tâm, tận tụy và quyết tâm
+ Công bằng và không thiện vị
+ Tôn trọng
 Người điều phối
+ Kỹ năng điều phối
+ Có trách nhiệm
+ Khả năng hướng dẫn
+ Kỹ năng quản lý thời gian
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Kỹ năng làm việc nhóm
+ Khả năng tiếp cận với công nghệ mới
 Người giám sát
+ Nhanh nhẹn và quyết đoán
+ Kỹ năng điều hành
+ Kỹ năng xử lý tình huống
+ Kỹ năng giám sát
+ Giao tiếp một cách thường xuyên
+ Đối xử tôn trọng
+ Quản lý thời gian
 Người phát kiến
+ Nhạy bén
+ Tư duy cao
+ Nhanh nhẹn và quyết đoán
+ Lắng nghe
+ Tôn trọng
 Người phản biện
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Nhanh nhẹn, nhạy bén
+ Giao tiếp tốt
+ Trình độ diễn đạt chính xác, thuyết phục
 Người ngoại giao
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Cởi mở
+ Kỹ năng lắng nghe
+ Nhạy bén
+ Tinh tế
+ Trình độ diễn đạt chính xác, thuyết phục
+ Chủ động linh hoạt
+ Tự tin và quyết đoán
+ Tôn trọng
 Người thực hiện
+ Có trách nhiệm
+
2. Anh/chị hãy trình bày kỹ năng điều hành và tổ chức cuộc họp?
- Kỹ năng điều hành và tổ chức là những hoạt động điều hòa phối hợp giữa các cá nhân,
tổ chức, đơn vị trong một tập thể để hướng đến thực hiện nhiệm vụ chung của cả nhóm
hoặc giải quyết một hoạt động cụ thể.
- Kỹ năng điều hành cuộc họp quan trọng vì nó giúp chúng ta xác định mục tiêu và các
nhiệm vụ cần đạt được. Từ đó, bạn sẽ có thể xác định được phương hướng và các công
việc cần làm để chuẩn bị kĩ lưỡng cho cuộc họp. Điều này giúp cho buổi họp diễn ra
đúng hướng, tiết kiệm thời gian .
- Để điều hành và tổ chức một cuộc họp diễn ra thành công ta cần:
 Xác định mục tiêu cụ thể cho cuộc họp
 Chuẩn bị chu đáo chương trình cuộc họp
 Gửi tiến trình cuộc họp cho những người tham gia
 Chọn địa điểm và thời gian phù hợp
 Cử thư ký cuộc họp
 Phát huy vai trò của người chủ trì
 Khuyến khích các thành viên đóng góp ý kiến
 Lắng nghe và tổng hợp ý kiến
 Tóm tắt và tổng hợp cuộc họp
 Trình bày nội dung khi bắt đầu cuộc họp
 Làm tốt vai trò của một người điều hành cuộc họp
 Nêu rõ vấn đề cần thảo luận
3. Anh/chị hãy trình bày kỹ năng thuyết phục?
- Kỹ năng thuyết phục chính là dùng lời nói để làm cho người khác đồng ý, hành động
theo ý mình muốn
- Kỹ năng thuyết phục quan trọng vì: Điều này bao gồm cả khả năng phát biểu thành
thục, khéo léo và thẳng thắn lẫn khả năng tích cực lắng nghe với tư tưởng cởi mở. Các
thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo
vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Khả năng thuyết phục rất
quan trọng trong trường hợp có những ý kiến khác nhau khi giải quyết vấn đề của nhóm.
Sức thuyết phục không chỉ ở ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi mà còn cả ở sự chân thành, thân
thiện
- Nguyên tắc của thuyết phục là phải đến với nhau dùng sự chân thành và tôn trọng.
Không có sự chân thành và tôn trọng, mọi kỹ thuật, phương pháp đều vô nghĩa.
- Để thuyết phục đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần phải đặt ra những câu hỏi để việc
chuẩn bị của bạn đúng trọng tâm:
 Who? Đối tượng bạn thuyết phục là ai? bạn hiểu họ đến đâu và họ biết gì về bạn?
 What? Bạn sẽ thuyết phục họ về vấn đề gì?
 Why? Tại sao lại là họ? tại sao lại quan trọng?
 Where? Bạn chọn nơi nào để tiến hành?
 When? Thời điểm nào là thích hợp nhất?
 How? Bạn sẽ thuyết phục họ bằng cách nào?
4. Anh/chị hãy trình bày kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột?
- Các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn khi làm việc nhóm
 Thiếu sự gắn kết.
 Giao tiếp không hiệu quả
 Không có sự đồng nhất.
 Cá nhân hóa công việc
- Xung đột, mâu thuẫn trong nhóm: Quá trình tương tác nhóm có thể xảy ra những thời
điểm khó khăn và tạo ra tính phức tạp của vấn đề, có những mâu thuẫn giữa các thành
viên phát sinh xảy ra như giao tiếp, sự tranh luận hoặc có sự cạnh tranh trong nhóm.
- Các dấu hiệu của mâu thuẫn
 Khi có sự khác biệt về giá trị
 Cạnh tranh quyền lợi
 Khi không xác định rõ vai trò của bản thân, của người khác.
- Tiêu cực
 Mâu thuẫn có nghĩa là cãi cọ, tranh luận và đánh nhau.
 Mâu thuẫn được hiểu như là những khác biệt có tính thù địch và bất mãn giữa hai
hoặc nhiều bên.
 Mâu thuẫn được coi là sự bất bình thường, thiếu xây dựng, làm hỏng các mối quan
hệ, phá vỡ sự cân bằng.
 Một nhóm luôn có mâu thuẫn mà không có cách giải quyết mâu thuẫn là một nhóm
“bệnh hoạn”, làm cho các thành viên cảm thấy không an toàn và thù địch lẫn nhau.
- Tích cực
 Mâu thuẫn để đạt đến một thế cân bằng trong hệ thống.
 Mâu thuẫn thường được coi là một nhân tố cần thiết cho sự phát triển.
 Tính thường xuyên xuất hiện của mâu thuẫn là con người có những sự khác biệt, và
mỗi cá nhân là một cá thể duy nhất.
 Không có mâu thuẫn thì không có sáng tạo, động lực…
 Một nhóm mà không có sự mâu thuẫn là một nhóm chết..
- Cách giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong nhóm
 Hầu hết những mâu thuẫn có thể được kiểm soát bằng những phương pháp khác
nhau để kiểm soát những vấn đề khó khăn. Đối với những vấn đề lớn hoặc mâu
thuẫn lớn cần dành thời gian giải quyết nhiều hơn.
 Những mâu thuẫn và khó khăn không xuất hiện ngay lập tức, để giải quyết vấn đề
cốt lõi cần thời gian và sự thương thuyết nhiều hơn. Kỹ năng điều hành của người
điều phối nhóm là rất quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn, người điều phối
viên cần phải có nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau để giải quyết mâu thuẫn
- Các bước giải quyết mâu thuẫn
 Xác định vấn đề từ phía có mâu thuẫn.
 Xác định vấn đề từ các phía khác
 Đặt ra các giải pháp khác nhau
 Chọn những giải pháp và thực hiện
 Hãy lắng nghe những thành viên trong nhóm
 Tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại xảy ra xung đột khi làm việc nhóm
 Đưa ra những lựa chọn xử lý
 Từ bỏ cái tôi cá nhân vì mục tiêu chung
 Đoàn kết tập thể với nhau vì mục tiêu chung
 Hãy lắng nghe những thành viên trong nhóm
 Tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại xảy ra xung đột khi làm việc nhóm
 Đưa ra những lựa chọn xử lý
 Từ bỏ cái tôi cá nhân vì mục tiêu chung
 Đoàn kết tập thể với nhau vì mục tiêu chung
5. Làm sao để công việc của nhóm đạt hiệu quả cao nhất?
- LẮNG NGHE NGƯỜI KHÁCTỔ CHỨC
- PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
- THUYẾT PHỤC, TRÌNH BÀY
- TÔN TRỌNG VÀ GIÚP ĐỠ LẪN NHAU
- CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG VIỆC CỦA MÌNH
- KHEN NGỢI, ỦNG HỘ NHỮNG CỐ GẮNG, NỖ LỰC CỦA CÁC THÀNH
VIÊN
- HÃY LUÔN ĐÚNG GIỜ
6. Các thành viên phải có kỹ năng làm việc nhóm như thế nào?
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng lắng nghe
- Khả năng tư duy phản biện
- Khả năng thuyết phục
- Tinh thân hợp tác
- Tính trách nhiệm và kỷ luật
- Tư duy tích cực, khả năng khen ngợi, động viên
- Luôn có trách nhiệm với công việc được giao
- Khuyến khích và phát triển bản thân
- Sự đồng thuận và ngay thẳng
7. Hãy kể tên những kỹ năng cần thiết để việc thành lập nhóm hiệu quả và cho biết kĩ
năng nào là quan trọng nhất vì sao?
- Kỹ năng giao tiếp
- Giải quyết xung đột
- Quản lý thời gian
- Ra quyết định
- Giải quyết vấn đề
- Tôn trọng các thành viên khác
- Tư duy phản biện
- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch
- Thuyết phục và tạo ảnh hưởng
- Khả năng tạo dựng niềm tin
- Đồng cảm
- Theo e kĩ năng giao tiếp là quan trọng nhất vì: Kỹ năng giao tiếp ứng xử sẽ giúp bạn
đạt được thành công trong công việc và cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Thông qua
việc giao tiếp, trao đổi với người khác, bạn sẽ thể hiện được quan điểm, chính kiến
của mình, đồng thời tạo được cái tôi riêng, làm cho bản thân trở nên khác biệt với số
đông
8. Tại sao phải xác định mục tiêu ? Việc xác định mục tiêu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho
bạn, phải kể đến như:
- Giúp bạn định hướng và tập trung hơn trong việc tìm tòi về kiến thức, tổ chức thời gian
và tài nguyên một cách tối ưu nhất để đạt được những điều mà mình mong muốn.
- Có thêm động lực và tự tin hơn trong các quyết định của mình.
- Hiểu được các hành động, công việc của mình cần phải làm để đạt được mục tiêu trước
đó đã đặt ra.
- Loại bỏ được các công việc không mang lại lợi ích thật sự, tập trung vào các công việc có
giá trị, mang tính mấu chốt cao.
- Nhận diện được những thành công hay thất bại, từ đó sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm
trong công việc, tiến bộ hơn.
9. Khi phân công nhiệm vụ ta cần lưu ý những gì?
- Đảm bảo phân chia đúng việc cho đúng người, đúng năng lực và thời điểm.
- Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.
- Luôn đề cao tính công bằng và hợp lý.
- Luôn giám sát tiến độ.
- Yêu cầu thành viên phản hồi và báo cáo công việc
- TRUYỀN ĐẠT RÕ RÀNG THỜI GIAN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
- ĐẶT KỲ VỌNG RÕ RÀNG VỀ CÔNG VIỆC

10.Trình bày đặc điểm và nội dung cần làm của các giai đoạn trong cuộc họp(trước,
trong, sau).
a, Chuẩn bị trước cuộc họp:
 Đầu tiên cần xác định mục đích, tính chất và nội dung của cuộc họp là gì: Xác định nội
dung chương trình cuộc họp; thời gian cần thiết để thực hiện các nội dung chương trình
cuộc họp; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người; cần có lịch trình và chương trình
cụ thể để chuẩn bị nội dung thật chu đáo… Cụ thể, cần xác định rõ:
o Tên của cuộc họp
o Thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp
o Thành phần tham dự cuộc họp
o Nội dung của cuộc họp
o Phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cuộc họp: máy chiếu, màn chiếu, bàn ghế, hệ thống âm
thanh, hệ thống ánh sang, hệ thống quạt, điều hòa,…
o Các chương trình khác: văn nghệ trước cuộc họp, chiêu đãi ăn uống, tham quan,…
 Chuẩn bị phòng họp: bảo đảm có đủ số lượng bàn ghế cần thiết, ánh sáng, âm thanh cần
phải chuẩn, sử dụng thêm bục phát biểu, máy chiếu, bảng viết, cờ hoa nếu cần thiết
 Chuẩn bị tài liệu: in ấn, photo các tài liệu cần thiết cho cuộc họp. Chuẩn bị thêm slide
powerpoin nếu cần thiết.
 Gửi thư mời: Thư mời cần phải có đầy đủ các thông tin bao gồm: tên, chức vụ người
được mời, nội dung, thời gian và điểm họp, thành phần tham dự cuộc họp và giấy tờ cần
phải mang đến cuộc họp. Lưu ý, giấy mời cần phải gửi trước ngày diễn ra cuộc họp ít
nhất 3 ngày (trừ các cuộc họp đột xuất), kèm theo giấy mời là các tài liệu, văn bản, nội
dung, yêu cầu và những gợi ý liên quan đến cuộc họp
 Chuẩn bị biên bản cho cuộc họp
 Xác định số lượng và thành phần tham dự cuộc họp:
o Tùy theo mục đích, tính chất, nội dung của cuộc họp mà người chủ trì cuộc họp
cần phải cân nhắc kỹ số lượng người đến tham dự và thành phần tham dự gồm
những ai để cuộc họp diễn ra phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả nhất
o Về phía quản lý đơn vị được mời họp phải xác định người cử đi phải là người có
đủ năng lực, đủ thẩm quyền, trách nhiệm, trình độ và yêu cầu mà cuộc họp đề ra
o Trong trường hợp người được mời họ không thể tới tham dự thì có thể ủy quyền
cho cấp dưới có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu cuộc họp đi thay
o Cần phải lập danh sách khách mời cụ thể để gửi giấy mời, giấy triệu tập. Có một
vài cuộc họp yêu cầu người được mời phải trả lời là có đến hay không.
b, Trong khi tiến hành cuộc họp
 Tiếp đón khách mời, phát tài liệu
 Khai mạc, triển khai, phát biểu và thảo luận. Lưu ý, với các cuộc họp có nghi thức nhà
nước thì cần có nghi thức chào cờ
 Giới thiệu chủ tọa cuộc họp, thư ký và các đại biểu tham dự
 Trình bày báo cáo, tham luận, đề án,…
 Bắt đầu tiến hành thảo luận các vấn đề đặt ra. Lưu ý, việc tiến hành phát biểu và thảo
luận cần ngắn gọn, thời gian tối đa khoảng 15 phút.
 Cuộc họp có thể giải lao, ăn nhẹ vào khoảng thời gian giữa các báo cáo
 Biên bản cuộc họp được trình bày ngay sau cuộc họp hoặc cũng có thể sau một thời gian
nhất định
 Bế mạc cuộc họp: tổng kết, đưa ra quyết định, phương hướng giải quyết
c, Sau khi cuộc họp diễn ra:
 Tổng hợp nội dung cuộc họp, hoàn thiện các văn kiện
 Lập hồ sơ cuộc họp
 Quyết toán chi phí cho cuộc họp
 Triển khai nội dung công việc được thông qua tại cuộc họp

11.Khi nào thì chung ta nên lẩn tránh xung đột?


- Gặp vấn đề không quan trọng
- Vấn đề rắc rối
- Khi cần làm cho đối tác bình tĩnh lại
- Khi cần thu thập thêm thông tin
- cảm thấy chưa chắc chắn đúng
- Vấn đề quan trọng đối với họ hơn
- Cần giữ hòa khí cho công việc sau quan trọng hơn
- Khi tiếp tục đấu tranh sẽ có hại cho bạn
12.Tại sao trong một nhóm số thành viên thường bị lẻ?
- Số lượng thành viên trong nhóm nên là số lẻ, điều đó và thuận lợi cho việc ra quyết
định và chia cặp nhỏ để làm việc, vì các cuộc biểu quyết trên nguyên tắc đa số sẽ
không bao giờ cho ra tỉ số hòa, từ đó sẽ giúp hoạt động trong nhóm một cách hiệu quả
và dễ dàng hơn không bị ràng buộc bởi các vấn đề khác.
13.Có những hình thức họp nhóm nào?Hãy cho biết ưu và nhược điểm của từng hình
thức đó.
Có hai hình thức họp nhóm đó là : họp gián tiếp và họp trực tiếp
 Ưu điểm của hình thức họp gián tiếp:
- Tính tiện lợi cho mọi người
- Linh hoạt địa điểm, thời gian họp
- Tiết kiệm nhiều chi phí
- Giúp buổi họp không bị nhàm chán
- Tăng cường tính tương tác
- Tạo không gian họp thoải mái
- Lưu trữ tài liệu học tập dễ dàng
 Nhược điểm của hình thức họp gián tiếp
- Khó khăn trong việc truyền đạt thông tin đến mọi người
- Sự cố kĩ thuật
- Không biết lắng nghe
- Các thành viên thụ động, ỷ lại
- Khó khăn trong giao tiếp
- Khó khăn trong tương tác
 Ưu điểm của hình thức họp trực tiếp
- Dễ giao tiếp giữa các thành viên
- Phân công nhiệm vụ và trao đổi thông tin một cách dễ dàng hơn
- Hiểu được điểm mạnh của từng thành viên từ đó phân chia nhiệm vụ một cách hợp
lí.
- Tăng tương tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau
 Nhược điểm của hình thức họp trực tiếp
- Thời gian không được linh hoạt
- Tốn kém nhiều chi phí
- Tốn nhiều thời gian và công sức phải bỏ ra
- Mọi người sẽ bị lơ là và không tập chung và mục tiêu chính của nhóm
- Khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm để họp
14. Nguyên tắc tổ chức cuộc họp hiệu quả.
- Luôn có người điều hành
- Linh hoạt trong mọi hoạt động của nhóm
- Tuân thủ lịch trình
- Nội dung vừa đủ
- Đúc kết và xác định cuộc họp sau
- Thời gian là yếu tố quan trọng
- Chuẩn bị tốt chương trình
- Thông báo nội dung trước
- Mời đùng người và đầy đủ thành viên
15.Người lãnh đạo thường gặp khó khăn gì khi tổ chức cuộc họp?
- Những người dự nhấp nhổm muốn về
- Khó theo kế hoạch đã đề ra
- Không kiểm soát được tình hình 
- Tình trạng “mỗi người một ý ”
- Khó trình bày quan điểm của các nhân
- Chưa nắm rõ được thông tin của các thành viên trong nhóm
- Không được sự ủng hộ từ các thành viên
- Áp lực
- Phải giải quyết nhiều công việc cùng một lúc
16.Nguyên tắc thành lập nhóm
 Nguyên tắc số lượng thành viên
- Tùy vào mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất công việc mà số lượng các thành viên trong nhóm có
thể khác nhau,
- Số lượng thành viên trong nhóm chỉ nên vừa đủ để thực hiện công việc. Nếu quá ít người thì
công việc sẽ bị chậm lại và nhóm có thể sẽ thiếu các kỹ năng cần thiết. Ngược lại, khi có quá
nhiều người, tiến trình cũng sẽ chậm lại vì mọi người phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức
để giao tiếp và điều hành.
- Sự tận tâm của cá nhân đối với nhóm và mục tiêu của nhóm thường có xu hướng giảm khi
nhóm bổ sung quá nhiều người. Thông thường, số lượng thành viên:
 Nhóm nhỏ có từ 3 - 5 thành viên
 Nhóm vừa có từ 5 - 11 thành viên;
 Nhóm lớn có từ 11 - 25 thành viên
 Bổ sung thành viên trong nhóm khi
- Công việc của nhóm nhiều mà số lượng thành viên quá ít, không đảm bảo thời gian để các
thành viên hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu;
- Các thành viên trong nhóm thiếu các kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ,
mục tiêu của nhóm.
 Loại bớt thành viên trong nhóm khi:
- Thành viên đó không tận tâm vì mục tiêu chung của nhóm, đã được nhóm góp ý, nhắc nhở
nhưng không sửa đổi:
- Thành viên đó có tính cá nhân, ích kỷ cao, không thể hợp tác. thỏa hiệp được với các thành
viên khác trong nhóm; thườn rối, làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của nhóm.
- Mối liên kết giữa các thành viên trong nhóm sẽ bị suy yếu khi | có quá nhiều người gia nhập
hoặc rời khỏi nhóm. Do đó, cần h mức thấp nhất sự thay đổi các thành viên trong nhóm;
- Không bổ sung thành viên mới khi nhóm đã ổn định
17.Hãy cho biết các đặc điểm và những phẩm chất cần có khi lựa chọn thành viên
nhóm?
- Tâm huyết, kiến thức, kinh nghiệm với mục tiêu chung.
- Có sự khác biệt về: Kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, năng khiếu
 Nhóm cần tập hợp được những người có tâm huyết, kiến thức và kinh nghiệm về
lĩnh vực liên quan đến mục tiêu nhóm đang hướng tới,
 Thành viên trong nhóm phải vững vàng về chuyên môn, hiệu biết về nhiều lĩnh
vực, biết vận dụng sáng tạo nhiều phương pháp liên ngành và được trang bị những
kỹ năng cần thiết,
- Việc lựa chọn ai là thành viên trong nhóm phải căn cứ vào mục | tiêu, nhiệm vụ mà nhóm
sẽ thực hiện. Các thành viên làm việc vì một mục tiêu chung và chắc chắn mỗi người đều
hiểu rõ đích mà họ hướng tới là gì.
- Truyền đạt những điều chưa hài lòng và những mối quan tâm liên quan đến nhóm với
trưởng nhóm và các thành viên khác.
- Hỗ trợ trưởng nhóm và tất cả các thành viên khác.
- Hỗ trợ mọi người khi họ cần giúp đỡ và sẵn sàng yêu cầu giúp đỡ khi cần.
- Có trách nhiệm với công việc được giao. Không chỉ có trách nhiệm với công việc được
giao mà bản thân mình cần có trách nhiệm với công việc của cả nhóm. ...
- Sự tin tưởng.
- Tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.
- Vô tư, ngay thẳng trong "teamwork"
- Kỹ năng thuyết phục.
- Trao tặng lời khen ngợi
- Thích ứng nhanh, không bè phái
- Luôn luôn đúng giờ,vô tư ngay thẳng.
- Khuyến khích và phát triển năng lực các nhân

You might also like